Theo những kết quả đã được báo cáo ở phần trước, các tác giả đưa ra những đề nghị sau.
Thứ nhất, chính phủ nên bảo đảm rằng chi tiêu đầu tư và chi tiêu duy trì được quản lí một
cách đúng đắn để làm tăng quy mô sản xuất của quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, chính phủ nên tăng mức đầu tư vào giao thông và thông tin liên lạc, vì điều này
sẽ giúp giảm bớt chi phí hoạt động của doanh nghiệp cũng như tăng khả năng sinh lời của
các công ty. Thứ ba, chính phủ nên khuyến khích nền giáo dục và chăm sóc sức khỏe qua
việc tăng cường các quỹ đóng góp, cũng như bảo đảm rằng những nguồn lực được quản lí
một cách đúng đắn và được sử dụng cho sự phát triển giáo dục và các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe. Cuối cùng, chính phủ nên tăng các quỹ cho các cơ quan chống hối lộ hay tham
nhũng như Cục điều tra vi phạm về Kinh tế và tài chính (EFCC) và Cục chống tham
nhũng Độc lập (ICPC) nhằm bắt giữ và xử phạt những người đã dùng sai mục đích hoặc
biển thủ những quỹ của cộng đồng.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở nigeria, 1970 – 2008: phương pháp phân tích từng phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG
ĐỀ TÀI
CHI TIÊU CHÍNH PHỦ VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở NIGERIA, 1970 – 2008: PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH TỪNG PHẦN
GVHD : PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
NTH : NHÓM 8
LỚP : CAO HỌC TCDN N2, K21
THÁNG 9/2012
Tài chính công
- 2 -
Tóm tắt
Bài nghiên cứu nhận thấy tăng chi tiêu chính phủ không có có ý nghĩa rõ ràng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng khi mà Nigeria vẫn bị xếp vào nhóm các nước nghèo nhất thế giới.
Trong một nghiên cứu thực nghiệm tác động của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng
kinh tế, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích riêng lẻ. Kết quả cho thấy chi đầu tư
xây dựng cơ bản (TCAP), chi thường xuyên (TREC) và chi cho giáo dục (EDU) của
chính phủ có tác động nghịch biến đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, chính phủ tăng chi
tiêu cho lĩnh vực giao thông và truyền thông (TRACO) và y tế (HEA) lại thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Những nhà nghiên cứu có những kiến nghị sau. Thứ nhất, chính phủ nên
tăng chi đầu tư và chi thường xuyên, bao gồm chi cho giáo dục, cũng như phải đảm bảo
chắc rằng nguồn vốn được dành để phát triển những lĩnh vực này được quản lý chặt chẽ,
đúng đắn. Thứ hai, chính phủ nên tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải và
truyền thông, nhằm tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh doanh. Thứ ba, chính phủ nên
tăng chi tiêu cho phát triển y tế vì sẽ nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Sau cùng, chính phủ nên khuyến khích và tăng nguồn tài trợ cho những cơ quan
chống tham nhũng để giải quyết tình trạng tham nhũng cao trong các cơ quan hành chính
công.
1. Giới thiệu
Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục tạo ra hàng loạt
cuộc tranh luận giữa những nhà nghiên cứu. Chính phủ thực hiện hai chức năng – Bảo vệ
an ninh và cung ứng những hàng hóa công nhất.[1]; [2] Chức năng bảo vệ bao gồm xây
dựng những quy định pháp luật và thực thi những quyền sở hữu. Điều này giúp giảm
thiểu tội phạm, bảo vệ cuộc sống, tài sản và quốc gia khỏi sự xâm lược bên ngoài. Theo
quy định, những hàng hóa công mà chính phủ cung cấp là quốc phòng, giao thông, giáo
dục, y tế và năng lượng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tăng chỉ tiêu chính phủ cho
những cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, chính
phủ chi tiêu cho y tế, giáo dục sẽ nâng cao năng suất lao động và tăng sản lượng quốc gia.
Tương tự, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, năng lượng, …, sẽ làm
Tài chính công
- 3 -
giảm chi phí sản xuất, tăng sự đầu tư khu vực tư nhân và lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ
đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Đồng quan điểm, những nhà nghiên cứu: [2],
[1], [3], và [4] kết luận rằng tăng chi tiêu chính phủ góp phần tích cực vào tăng trưởng
kinh tế.
Tuy nhiên, có một vài nhà nghiên cứu không đồng tình với khẳng định này và tăng chi
tiêu chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thay vào đó họ lại cho rằng chi tiêu chính phủ
càng cao có thể làm suy giảm hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Ví dụ, để tìm cách tài trợ
cho việc tăng chi tiêu, chính phủ có thể tăng thuế và/hoặc đi vay. Thuế thu nhập càng cao
không khuyến khích cá nhân làm v iệc nhiều hơn hoặc thậm chí không khuyến khích cá
nhân tìm kiếm việc làm. Điều này sẽ làm giảm thu nhập và giảm tổng cầu của toàn quốc
gia. Tương tự, thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao có khuynh hướng tăng chỉ chí sản
xuất và giảm đầu tư cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu chính phủ tăng
vay nợ (đặc biệt từ những ngân hàng) để tài trợ cho việc chi tiêu, chính phủ sẽ lấn át khu
vực tư nhân, theo đó sẽ giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Hơn nữa, với nổ lực có được sự
ủng hộ của dân chúng và đảm bảo quyền lực, các chính trị gia và các quan chức chính phủ
đôi khi phải tăng chi tiêu và đầu tư vào những dự án không hiệu quả hay những hàng hóa
mà lẽ ra khu vực tư nhân có thể sản xuất hiệu quả hơn. Vì vậy, đôi khi chính phủ phân
phối không hợp lý sai nguồn lực và ngăn cản sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia.
Trong thực tế, những nghiên cứu được thực hiện bởi [5], [6], [7], và [8] cho rằng chính
phủ chi tiêu nhiều có tác động nghịch biến đến tăng trưởng kinh tế.
Tại Nigeria, chi tiêu chính phủ tiếp tục tăng cao nhờ vào nguồn thu khổng lồ từ việc sản
xuất và bán dầu thô, và nhu cầu gia tăng đối với các hàng hóa công như đường sá, truyền
thông, năng lượng, giáo dục và y tế. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhu cầu cung cấp
an ninh bên trong và bên ngoài cho người dân và đất nước. Các số liệu thống kê sẵn có
cho thấy tổng chi ngân sách (đầu tư và thường xuyên) đã tiếp tục tăng lên trong ba thập
kỷ qua.Ví dụ, tổng chi thường xuyên của chính phủ tăng từ 3, 819.20 triệu Naira năm
1977 đến 4, 805.20 triệu Naira vào năm 1980 và xa hơn nữa là 36, 219.60 triệu Naira vào
Tài chính công
- 4 -
năm 1990. Chi thường xuyên là 461, 600.00 triệu Naira và 1, 589,270.00 triệu Naira trong
năm 2000 và 2007, tương ứng (xem phụ lục 1).
Tương tự, chi tiêu thường xuyên ở các thành phần của chính phủ cho thấy chi tiêu về
quốc phòng, an ninh nội địa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, xây dựng, vận tải và thông tin
liên lạc tăng trong khoảng thời gian được xem xét (xem phụ lục 1)
Hơn nữa, chi tiêu đầu tư của chính phủ tăng từ 5, 004,60 triệu Naira vào năm 1977 đến
10, 163,40 triệu Naira vào năm 1980 và tiếp tục 24, 048,60 triệu Naira vào năm 1990. Giá
trị chi đầu tư đạt 239, 450,90 triệu Naira 759, 323,00 triệu Naira trong năm 2000 và 2007,
tương ứng (xem phụ lục 2). Thêm vào đó, các thành phần khác nhau của chi đầu tư (gồm
chi quốc phòng, nông nghiệp, giao thông vận tải và truyền thông, giáo dục và y tế) cũng
cho thấy một xu hướng tăng từ năm 1977 và 2007 (xem phụ lục 2).
Tuy nhiên, tăng chi ngân sách chưa chuyển thành sự tăng trưởng và phát triển một cách
có ý nghĩa. Và Nigeria vẫn bị xếp vào một trong số các nước nghèo nhất thế giới. Ngoài
ra, nhiều người dân Nigeria sống trong cảnh nghèo đói, với hơn 50% dân số sống dựa vào
thu nhập ít hơn 2 USD mỗi ngày. Đi đôi với điều này, là cơ sở hạ tầng xuống cấp (đặc
biệt là đường giao thông và nguồn cung cấp điện) đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngành
công nghiệp, kèm theo mức thất nghiệp cao. Hơn nữa, các chỉ số kinh tế vĩ mô như cán
cân thanh toán, hạn ngạch nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái và tiết kiệm quốc gia
cho thấy Nigeria đã không có chuyển biến tốt trong vài năm gần đây[9].
Với những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này nhằm kiểm tra tác động của chi tiêu chính phủ
về tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Bài viết này được trình bày như sau. Phần 1 là phần giới
thiệu, phần 2 bao gồm cơ sở lý luận và khung lý thuyết. Phần 3 bao gồm các phương pháp
và mô hình định lượng, phần 4 gốm thảo luận về kết quả. Phần 5 là cho các khuyến nghị
và kết luận.
2. Cơ sở lý luận và khung lý thuyết
Phần này đề cập những lý luận và khung lý thuyết phù hợp về mối liên hệ giữa chi tiêu
chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình Keynesian, sự tăng trưởng trong chi tiêu
Tài chính công
- 5 -
chính phủ (vào cơ sở hạ tầng) sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao. Trái với quan điểm này,
Mô hình phát triển theo trường phái Tân Cổ Điển tranh luận rằng chính sách tài chính của
chính phủ không có bất kỳ ảnh hưởng nào lên sự tăng trưởng sản lượng quốc gia. Tuy
nhiên, chính sách can thiệp về tài chính chính phủ được cho rằng đã cải thiện sự thất bại
điều mà do bởi sự thiếu hiệu quả của thị trường. Nghiên cứu ban đầu của [10] đã mở ra
một vấn đề mới về nghiên cứu tầm ảnh hưởng của chính sách tài chính (chi tiêu chính
phủ) lên tăng trưởng kinh tế. Cùng quan điểm này, [11], [12] và [13] nhấn mạnh rằng hoạt
động của chính phủ ảnh hưởng lên xu hướng tăng trưởng kinh tế. Tương tự như vậy, [14]
đã chỉ ra rằng trong những mô hình tăng trưởng nội sinh, chính sách tài chính rất quan
trọng trong việc dự đoán sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nổ lực xem xét tầm ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ lên sự
tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, [15] khi xem xét tầm ảnh hưởng chi tiêu dùng chính phủ lên
tăng trưởng kinh tế với mẫu là 96 quốc gia, đã phát hiện một sự ảnh hưởng tiêu cực của
chi tiêu chính phủ lên sự tăng trưởng của sản lượng thực. [16] dùng kiểm tra thuyết nhân
quả Granger nghiên cứu mối liên hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Thái
Lan. Kết quả cho thấy rằng chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế không đồng liên kết.
Tuy nhiên, những kết quả chỉ ra một mối quan hệ chỉ theo một chiều, có sự liên hệ từ chi
tiêu của chính phủ đến tăng trưởng. Sau cùng, những kết quả mô tả một ảnh hưởng tích
cực đáng kể của chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh tế. [17] điều tra về những mối
liên hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế của nhóm 30 quốc gia OECD suốt
những năm 1970-2005. Những kết quả hồi quy chỉ ra sự tồn tại một mối quan hệ dài hạn
giữa chi tiêu chính phủ và phát triển kinh tế. Thêm vào đó, những nhà nghiên cứu quan
sát những kết quả đơn nhất từ chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng của 16 trong 30 quốc
gia, phù hợp theo giả thiết của Keynesian. Tuy nhiên, kết quả từ tăng trưởng kinh tế đi
đến chi tiêu chính phủ thì 10 trong số 30 quốc gia, phù hợp với định luật của Wagner. Sau
cùng, những nghiên cứu đã tìm thấy sự tồn tại mối quan tác động qua lại giữa chi tiêu
chính phủ và tăng trưởng kinh tế cho một nhóm bốn quốc gia.
Tài chính công
- 6 -
Trong nghiên cứu, [8] nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng
kinh tế cho một mẫu các cường quốc trong giai đoạn 1970-95, sử dụng những phương
pháp định lượng khác nhau. Những nhà nghiên cứu đưa ra những kết quả có ý nghĩa cũng
như cả những vấn đề định lượng.Tại Ấn Độ, [3] xem xét ảnh hưởng của chi tiêu cho phát
triển của chính phủ vào tăng trưởng kinh tế suốt giai đoạn 1950-2007. Những nhà nghiên
cứu khám phá ra một ảnh hưởng tích cực đáng kể của chi tiêu chính phủ và tăng trưởng
kinh tế. Họ cũng đề cập đến việc tồn tại của sự đồng liên kết giữa những biến. [2] chỉ ra
rằng chi tiêu chính phủ có mối quan hệ cùng chiều với phát triển kinh tế tại Ả Rập Saudi.
Trong đó, [18] nghiên cứu về mối liên hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế
cho nhóm 115 nước suốt giai đoạn 1950-1980. Nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu chéo, dữ
liệu chuỗi thời gian trong phân tích, và khẳng định một sự ảnh hưởng cùng chiều của chi
tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Trong một nghiên cứu dữ liệu chéo về 71 quốc gia , [4] sử dụng một mô hình định lượng
để xem xét chi tiêu chính phủ và năng lực điều hành của chính phủ,. Những kết quả chỉ ra
rằng cả quy mô và năng lực điều hành của chính phủ phủ đều góp phần tạo nên tăng
trưởng kinh tế. [19] áp dụng phương pháp đồng liên kết đa biến và phương pháp phân tích
phương sai để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh
tế tại Ai Cập, Israel và Syria. Trong mô hình 2 biến, tác giả quan sát mối quan hệ hai
chiều và nghịch trong dài hạn giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa,
kiểm định nhân quả trong khung lý thuyết 3 biến (bao gồm cả phần chi thường xuyên của
chính phủ trong GDP, chi quân sự và chi phát triển kinh tế) được mô tả là chi quân sự ảnh
hưởng ngược chiều lên sự phát triển kinh tế trong toàn quốc gia. Thêm vào đó, chi thường
xuyên (cho dân sự) của chính phủ có ảnh hưởng tích cực vào tăng trưởng kinh tế cả ở
Israel và Ai Cập.
[20] xem xét mối quan hệ nhân quả giữa GDP và chi tiêu công cho dữ liệu ở Mỹ suốt giai
đoạn 1947-2002. Kết quả chỉ ra là tổng chi tiêu của chính phủ là nguyên nhân của tăng
trưởng GDP. Ngược lại, tăng trưởng GDP không là nguyên nhân tăng chi tiêu chính phủ.
Mặt khác, kết quả chỉ ra rằng chi tiêu công sẽ làm tăng sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Tài chính công
- 7 -
Các tác giả kết luận rằng theo đánh giá từ kiểm định nhân quả thì giả thiết Keynesian có
ảnh hưởng hơn là luật Wagber của Mỹ. [21] áp dụng kiểm định nhân quả 3 biến để kiểm
định mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, sử dụng bộ dữ liệu của
Hy Lạp, Anh và Ireland. Các tác giả tìm thấy rằng có quan hệ nhân quả trong quy mô của
chính phủ dẫn đến tăng trưởng kinh tế trong tất cả các nước được nghiên cứu. Kết quả
đúng cho Ireland và Anh cả trong dài hạn và ngắn hạn. Kết quả cũng chỉ ra rằng nguyên
nhân tăng trưởng kinh tế là từ chi tiêu công của Hy Lạp, Anh (có xét đến yếu tố lạm phát
trong mô hình).
[22] sử dụng dữ liệu bảng để tìm ra ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh
tế. Các tác giả áp dụng kỹ thuật GMM, và khám phá rằng những quốc gia mà có chi tiêu
chính phủ lớn có khuynh hướng tăng trưởng cao hơn, nhưng sự ảnh hưởng này khác nhau
giữa các quốc gia. Tại Ả Rập Saudi, [1] phân tích mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và
tăng trưởng kinh tế. Tác giả báo cáo rằng quy mô chính phủ rất quan trọng trong việc thực
thi kinh tế. Tác giả khuyên rằng chính phủ nên tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, xã hội và
các hoạt động kinh tế. Thêm vào đó, chính phủ nên khuyến khích và hỗ trợ khu vực tư để
đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.[23] Nghiên cứu các tác động khác nhau dưới các hình
thức khác nhau của chi tiêu đến tăng trưởng kinh tế cho 1 mẫu của 58 quốc gia. Các kết
quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng chi tiêu chính phủ về giáo dục và quốc phòng có ảnh
hưởng cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế, trong khi chi tiêu cho phúc lợi xã hội có tác
động ngược chiều không đáng kể vào tăng trưởng kinh tế.
[24]. sử dụng phương pháp phân tích riêng lẻ để điều tra tác động của chi tiêu công về
tăng trưởng kinh tế của 30 nước đang phát triển trong những thập niên 70 và 80. Tác giả
xác nhận rằng chi đầu tư của chính phủ trong GDP có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng
kinh tế, nhưng chi thường xuyên của chính phủ trong GDP được xem như không đáng kể
trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế. Ở cấp độ khu vực, đầu tư và chi cho giáo dục
của chính phủ chỉ là các yếu tố duy nhất có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt là khi ngân sách hạn hẹp và tính cả tác động các biến bị bỏ qua.
Tài chính công
- 8 -
[25].Xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế bằng cách đề
xuất một mô hình mới cho New Zealand. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng chi tiêu
chính phủ cao hơn không ảnh hưởng đến tiêu thụ, nhưng thay vào đó tăng đầu tư tư nhân
lại làm tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh.
[26] Nhiều tranh luận cho rằng chi tiêu của chính phủ Mỹ đã tăng quá nhiều trong vài
năm qua đã ảnh hưởng ngược chiều đến sự phát triển kinh tế. Tác giả đề nghị , chính phủ
nên cắt giảm chi tiêu , đặc biệt là các dự án, chương trình mà đem lại lợi ích thấp nhất
hoặc có chi phí cao nhất.
[27] Ở Thụy Điển, kiểm tra ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến sự phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1960-2001, tác giả nhấn mạnh rằng, việc chính phủ chi tiêu quá nhiều có
thể làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế.
[28] Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự cấu thành của chi tiêu chính phủ và tăng trưởng
kinh tế cho 1 nhóm nước đang phát triển. Các kết quả hồi quy cho thấy rằng chi đầu tư có
mối liên hệ ngược chiều đáng kể đối với tốc độ tăng trưởng của GDP/ người. Tuy nhiên
kết quả cho thấy rằng chi thường xuyên có liên quan cùng chiều đến GDP/ người.
Ở Nigeria, nhiều tác giả cũng đã cố gắng để kiểm tra mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ
và tăng trưởng kinh tế. [29] Ví dụ, xem xét mối quan hệ giữa khu vực quốc phòng của
Nigeria và phát triển kinh tế, và báo cáo tác động cùng chiều của chi tiêu quốc phòng vào
tăng trưởng kinh tế.
[30] Thực tế nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở
Nigeria. Kết quả định lượng chỉ ra rằng chi tiêu đầu tư thực tế của chính phủ có một ảnh
hưởng tích cực đáng kể trên sản lượng quốc gia.Tuy nhiên, kết quả cho thấy rằng chi
thường xuyên thực của chính phủ chỉ ảnh hưởng ít đến tăng trưởng.
[31] Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ dài hạn giữa chi tiêu chính phủ và
tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, tác giả thấy rằng chi thường xuyên ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng nhiều hơn chi đầu tư.
Tài chính công
- 9 -
[32] Dùng phương pháp phần tích riêng lẻ để xác định các thành phần của chi tiêu chính
phủ - thúc đẩy sự tăng trưởng và những yếu tố không thúc đẩy sự tăng trưởng ( bao gồm
vốn / đầu tư , chi thường xuyên, hành chính, dịch vụ kinh tế - xã hội và cộng đồng, giao
thông vận tải). Tác giả kết luận rằng, không có mối liên hệ quan trọng giữa hầu hết các
yếu tố của chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria.
Nghiên cứu này là 1 sự cải tiến so với các nghiên cứu khác về tăng trưởng kinh tế và về
mối quan hệ của chi tiêu chính phủ ở Nigeria vì hai lý do. Thứ 1, xem xét chi tiêu chính
phủ về quốc phòng như 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế . Những
nghiên cứu gần đây như [32] không bao gồm yếu tố ( chi tiêu quốc phòng) trong mô hình
tăng trưởng. Thứ 2, thời gian nghiên cứu kéo dài đến năm 2007.
3. Phương pháp
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đồng liên kết và sửa lổi sai để phân tích mối quan
hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Khuôn mẫu lý thuyết của nghiên cứu
này dựa trên học thuyết keynes và mô hình tăng trưởng nội sinh. Mô hình keynes cho
rằng chi tiêu chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, các mô hình tăng trưởng nội
sinh cho rằng chính phủ không đóng bất kỳ vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng,
các tác giả như [10], [11], [12] nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách (hoạt động) của
chính phủ trong việc tăng trưởng kinh tế. .Hơn nữa, một số tác giả tập trung vào các thành
phần của chi tiêu hiệu quả hoặc không hiệu quả của chính phủ [33], trong khi những
người khác cho rằng kết cấu chi tiêu của chính phủ có thể gây ảnh hưởng nhiều hơn so
với mức độ chi tiêu của chính phủ [34]. Từ thảo luận ở trên, chúng ta thấy rằng mức độ
chi tiêu của chính phủ và kết cấu chi tiêu chính phủ là các yếu tố quyết định quan trọng
của sự tăng trưởng. Do đó, mô hình của chúng tôi thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GRY) như là một hàm của các mức chi tiêu khác nhau và các thành phần chi tiêu của
chính phủ bao gồm tổng chi tiêu vốn (TCAP), tổng số chi thường xuyên (TREC), chi tiêu
cho quốc phòng (DEF), nông nghiệp (AGR), giao thông vận tải, truyền thông (TRACO),
giáo dục (EDU) và sức khỏe (HEA). Hơn nữa, chúng tôi thêm vào mô hình biến lạm phát
Tài chính công
- 10 -
(IFN) và cán cân tài khóa tổng thể (FISBA), vì các biến này có thể có tác động lâu dài đến
tăng trưởng kinh tế. Như vậy, mô hình tăng trưởng có dạng cụ thể như sau :
GRY = βo + β1TREC + β2TCAP + β3DEF + β4AGR + β5EDU + β6HEA + β7TRACO +
β8FISBA + β9IFN + U…..………………………………………… (1)
Các biến được đo lường như sau. Tăng trưởng kinh tế là những thay đổi trong GDP thực
tế. Trong đó, GDP thực tế được tính bằng cách chia GDP theo giá thị trường hiện cho chỉ
số giá tiêu dùng (CPI). TREC được tính bằng cách lấy tổng số chi thường xuyên chi phí
chia cho chỉ số giá tiêu dùng. TCAP được được tính bằng cách lấy tổng chi phí đầu tư
chia cho chỉ số giá tiêu dùng. DEF được tính bằng cách lấy chi ngân sách cho quốc
phòng chia cho chỉ số giá tiêu dùng. AGR được được tính bằng cách lấy chi tiêu của
chính phủ cho nông nghiệp chia CPI. HEA được được tính bằng cách lấy chi tiêu chính
phủ về y tế chia cho chỉ số giá tiêu dùng. EDU được được tính bằng cách lấy chính phủ
chi tiêu cho giáo dục chia cho chỉ số giá tiêu dùng. TRACO được được tính bằng cách lấy
chi tiêu chính phủ về vận tải và truyền thông chia cho chỉ số giá tiêu dùng. FISBA là cán
cân tài khóa tổng thể, trong khi IFN là tỷ lệ lạm phát. U là sai số. Các khoản mục chi tiêu
khác nhau [9] là các khoản thanh toán cho các giao dịch trong vòng một năm (trong
trường hợp chi thường xuyên), và các khoản thanh toán cho các tài sản phi tài chính được
sử dụng trong quá trình sản xuất cho nhiều hơn một năm (trongtrường hợp của chi thường
xuyên). Vì vậy, chúng tôi giả định các khoản mục chi tiêu là chi phí thực tế. trước ước
lượng mô hình tăng trưởng ở trên, các kiểm định kinh tế lượng tiêu chuẩn như kiểm định
tính dừng và kiểm định đồng liên kết được thực hiện để tránh việc tạo ra các kết quả hồi
quy giả. Kết quả kiểm định tính dừng (nghiệm đơn vị) được hiển thị trong bảng dưới
đây:
Bảng 1: Kết quả kiểm định tính dừng ( nghiệm đơn vị ).
Biến Thống kê ADF Giá trị tới hạn Trình tự liên kết
GRY -5.784369
(0.0000)
1% = -2.647120
5% = -1.952910
10% = -1.610011
Dừng ở các mức
Tài chính công
- 11 -
TREC -7.734957
(0.0000)
1% = -2.647120
5% = -1.952910
10% = -1.610011
Dừng ở sự khác
biệt đầu tiên
TCAP -8.620840
(0.0000)
1% = -2.647120
5% = -1.952910
10% = -1.610011
Dừng ở sự khác
biệt đầu tiên
DEF -2.083667
(0.0376)
5% = -1.952473
10% = -1.610211
Dừng ở các mức
AGR -5.991573
(0.0000)
1% = -2.650145
5% = -1.953381
10% = -1.609798
Dừng ở sự khác
biệt đầu tiên
TRACO -4.461950
(0.0001)
1% = -2.644302
5% = -1.952473
10% = -1.610211
Dừng ở các mức
EDU -7.621234
(0.0000)
1% = -2.647120
5% = -1.952910
10% = -1.610011
Dừng ở sự khác
biệt đầu tiên
HEA -6.270276
(0.0000)
1% = -2.647120
5% = -1.952910
10% = -1.610011
Dừng ở sự khác
biệt đầu tiên
FISBA -5.582961
(0.0000)
1% = -2.647120
5% = -1.952910
10% = -1.610011
Dừng ở sự khác
biệt đầu tiên
IFN -5.249600
(0.0000)
1% = -2.650145
5% = -1.953381
10% = -1.609798
Dừng ở sự khác
biệt đầu tiên
ECM -6.442021
(0.0000)
1% = -2.647120
5% = -1.952910
Dừng ở các mức
Tài chính công
- 12 -
10% = -1.610011
Các kết quả kiểm định tính dừng (nghiệm đơn vị ) cho thấy rằng TREC, TCAP, AGR,
EDU, HEA, FISBA, và IFN dừng tại sự khác biệt đầu tiên, trong khi GRY, DEF, và
TRACO dừng ở các mức. Hơn nữa, biến sửa lổi ECM dừng ở các mức ngụ ý rằng các
biến là đồng liên kết. Cuối cùng, chúng tôi ước lượng hàm tăng trưởng ở trên. Các kết quả
hồi quy được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2: Kết quả hồi quy.
Biến phụ thuộc: GRY
Phương pháp: Bình phương bé nhất
Ngày: 03/22/10 giờ: 18:21
Mẫu (hiệu chỉnh): 1979 2007
Số quan sát: 29 sau khi điều chỉnh điểm cuối
Tài chính công
- 13 -
4. Thảo luận
Các kết quả ước lượng cho thấy rằng các biến giải thích cùng chiếm khoảng 58,9% thay
đổi trong tăng trưởng kinh tế. Thống kê Durbin Watson (1.96) thể hiện rằng không có mối
tương quan tự động. Các kết quả ước lượng cho thấy các biến như -tổng chi tiêu vốn
(TCAP), tổng số chi tiêu thường xuyên (TREC), chi tiêu cho vận tải và truyền thông
(TRACO), giáo dục (EDU), và sức khỏe (HEA), lạm phát (IFN) và cân bằng tổng thể tài
chính (FISBA) có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích những thay đổi trong tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, chi tiêu về quốc phòng (DEF) và nông nghiệp (AGR) là không đáng
kể trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, sự gia tăng 1 % trong tổng vốn chi tiêu
trong hai năm trước làm tăng trưởng kinh tế giảm 0,004%. Tương tự như vậy, tăng 1%
trong tổng chi thường xuyên trong một năm dẫn đến giảm 0,005 % trong tăng trưởng kinh
tế. Những phát hiện này phù hợp với báo cáo [5], [6], [7], [8] rằng chi tiêu chính phủ có
Tài chính công
- 14 -
thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tác động tiêu cực của tổng vốn đầu tư và chi
thường xuyên không thể không liên quan đến việc quản lý yếu kém và làm lệch lạc của
các quỹ công từ các quan chức chính phủ và các chính trị gia. Hơn nữa, 1% gia tăng
trong chi tiêu của chính phủ về vận tải và thông tin liên lạc trong kết quả 1 năm trước dẫn
đến tăng trong tăng trưởng kinh tế khoảng 0,035%. Vì vậy, chi tiêu chính phủ cao hơn về
vận tải và truyền thông tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phấn đấu
thông qua đó để giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, ước lượng còn chỉ ra rằng 1% gia
tăng trong chi tiêu của chính phủ về giáo dục trong 1 năm trước đó gây ra tăng trưởng
kinh tế giảm khoảng 0,07%. Điều này cũng không gây ngạc nhiên bởi vì các quỹ cho sự
phát triển giáo dục đã không được sử dụng hợp lý và trong hầu hết các trường hợp là bị
tham ô, Dẫn đến thúc đẩy các cuộc đấu tranh không ngừng của Hội Giảng Viên các
Trường Đại Học (ASUU) và Liên hiệp Giáo viên Quốc gia (NUT). Hơn nữa, kết quả ước
lượng cho thấy rằng 1% gia tăng trong chi tiêu về y tế trong một năm trước đó dẫn đến
khoảng 0,06 % gia tăng trong tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, sự gia tăng trong chi tiêu của
chính phủ về y tế nâng cao tình trạng sức khỏe và năng suất của người dân, qua đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Các kết quả hồi quy cũng cho thấy rằng bất kỳ sự gia tăng lạm
phát và cân bằng tổng thể tài chính dẫn đến kết quả làm giảm tăng trưởng kinh tế. Cuối
cùng, Phương pháp sửa lỗi sai được công nhận là có ý nghĩa và đã định ra một cách chính
xác, ngụ ý rằng tồn tại một trạng thái cân bằng hay mối quan hệ lâu dài giữa các biến.
5. Kết luận
Theo những kết quả đã được báo cáo ở phần trước, các tác giả đưa ra những đề nghị sau.
Thứ nhất, chính phủ nên bảo đảm rằng chi tiêu đầu tư và chi tiêu duy trì được quản lí một
cách đúng đắn để làm tăng quy mô sản xuất của quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, chính phủ nên tăng mức đầu tư vào giao thông và thông tin liên lạc, vì điều này
sẽ giúp giảm bớt chi phí hoạt động của doanh nghiệp cũng như tăng khả năng sinh lời của
các công ty. Thứ ba, chính phủ nên khuyến khích nền giáo dục và chăm sóc sức khỏe qua
việc tăng cường các quỹ đóng góp, cũng như bảo đảm rằng những nguồn lực được quản lí
Tài chính công
- 15 -
một cách đúng đắn và được sử dụng cho sự phát triển giáo dục và các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe. Cuối cùng, chính phủ nên tăng các quỹ cho các cơ quan chống hối lộ hay tham
nhũng như Cục điều tra vi phạm về Kinh tế và tài chính (EFCC) và Cục chống tham
nhũng Độc lập (ICPC) nhằm bắt giữ và xử phạt những người đã dùng sai mục đích hoặc
biển thủ những quỹ của cộng đồng.
6. Các quan điểm mâu thuẫn
Các tác giả tuyên bố rằng họ không có quan điểm mâu thuẫn nào.
7. Những đóng góp của các tác giả
AN đã chuẩn bị cho phần giới thiệu, mô hình ước lượng và quyết định, giải thích kết quả
và đề xuất chính sách cho những kết quả đã tìm được, bao gồm những đề xuất và kết luận.
AU đã chuẩn bị cho phần cơ sở lý luận, khung lí thuyết và đã hỗ trợ cho việc phát thảo
bản viết tay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nigeria_5422.pdf