Đề tài Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành bao bì nhựa Việt Nam 2007 - 2010

Các cụm từ viết tắt Tóm tắt Lời cảm ơn Giới thiệu 1.1 Cơ sở 1.2 Các nguyên tắc phân tích 1.2.1 Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành 1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược 1.2.3 Áp dụng chuỗi giá trị vào hoạt động đánh giá năng lực cạnh tranh 2 Tầm nhìn 3 Đánh giá thực trạng ngành 3.1 Sự phân khúc của ngành 3.1.1 Đóng gói mềm 3.1.2 Đóng gói cứng 3.1.3 Phân khúc theo nhóm thị trường-sản phẩm 3.2 Hoạt động xuất khẩu 3.2.1 Xuất khẩu nhựa 3.2.2 Xuất khẩu bao bì nhựa 3.2.3 Thị trường xuất khẩu theo nước 3.2.3.1 Các nền kinh tế phát triển 3.2.3.2 Các nền kinh tế đang nổi của ASEAN 3.2.3.3 Các nền kinh tế chuyển đổi 3.3 Cạnh tranh 3.3.1 Các đối thủ cạnh tranh 3.3.2 Vị thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam 3.3.2.1 Sản phẩm và quy trình sản xuất 3.3.2.2 Cạnh tranh trên cơ sở chi phí 3.3.2.3 Cạnh tranh về khác biệt sản phẩm 3.3.2.4 Những mối liên kết ngược – xuôi và các ngành phụ trợ 3.3.2.5 Sự hiển thị của các nhà xuất khẩu Việt Nam trên các trang web mua bán 3.3.3 Tiếp cận thị trường xuất khẩu 3.4 Chuỗi giá trị hiện tại của ngành 3.5 Chính sách và chiến lược hỗ trợ của nhà nước đối với ngành 3.5.1 Các chính sách phát triển chiến lược 3.5.2 Các chính sách khác của nhà nước - thuế 3.6 Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành 3.6.1 Hỗ trợ xúc tiến thương mại 3.6.2 Dịch vụ thông tin thương mại 3.6.3 Tài chính thương mại 3.6.4 Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu 3.6.5 Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác 4 Phân tích SWOT 4.1 Phân tích SWOT tổng thể ngành 4.2 Phân tích SWOT theo phân ngành 4.2.1 Màng mỏng và túi PE 4.2.2 Túi và bao bì dệt 4.2.3 Nhựa cán mỏng 4.2.4 Màng “BOPP” 4.2.5 Ép đùn các tấm nhựa và thùng chứa theo định dạng 4.2.6 Các sản phẩm khuôn 4.2.7 Các sản phẩm khuôn thổi HDPE 4.2.8 Chai PET 4.2.9 Tuyp đóng gói mềm 5 Các giải pháp chiến lược 5.1 Chuỗi giá trị tương lai của ngành 5.2 Chiến lược ưu tiên cho phát triển trong tương lai 6 Phụ lục 1: Hồ sơ ngành nhựa Việt Nam 7 Phụ lục 2: 8 Phụ lục 3: 8.1 Thị trường EU 8.2 Thị trường Hoa Kỳ 9 Phụ lục 4: Các trang web tham khảo 9.1 Các trang web thương mại toàn cầu 9.2 Các trang web ngành nhựa Hình 1 Mô hình chuỗi giá trị ngành Hình 2 Ví dụ về chuỗi giá trị hiện tại của ngành bao bì nhựa Hình 3 Chuỗi giá trị tương lai về phân khúc đối với ép đùn màng mỏng PE Biểu đồ 1 xuất khẩu nhựa theo nước 1H-2006 Biểu đồ 2 Quy mô thị trường bao bì dẻo – đánh giá năm 2006 Biểu đồ 3 Quy mô thị trường bao bì cứng – đánh giá năm 2006 Biểu đồ 4 Xuất khẩu nhựa sang các nước Châu Âu -1H-2006 Biểu đồ 5 Số lượng sản phẩm bao bì loại vừa và mềm (FIBC) và túi PP dệt mà các nhà sản xuất đăng ký trên trang mua bán “alibaba” Bảng 1 Phân khúc về thị trường-sản phẩm bao bì nhựa Bảng 2 Sản phẩm nhựa xuất khẩu theo nước Bảng 3 Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2005 -2006 Bảng 4 Phân tích SWOT về ngành Bảng 5 Những sáng kiến mang tính chiến lược

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành bao bì nhựa Việt Nam 2007 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây Ban Nha và Pháp VPA 19/4 - 8/5/2005 Đức Tây Ban Nha Pháp 3 Triển lãm thương mại ngành Nhựa Quốc tế tại Việt Nam VPA 1/8 - 5/8/2005 Thành phố Hồ Chí Minh 4 Khảo sát thị trường Ba Lan VPA 19/5 - 26/5/2005 Ba Lan 5 Khảo sát thị trường Trung Quốc VPA 20/6 - 27/6/2005 Trung Quốc 6 "IPF 2005" Hội chợ thương mại quốc tế tại Chiba, Nhật Bản. VPA 23/9 -30/9/2005 Nhật Bản 7 Xây dựng Bản tin về Xuất Nhập khẩu Nhựa của Việt Nam VPA 2005 Thành phố Hồ Chí Minh 8 Sưu tập tạp chí ngành nhựa VPA 2005 Thành phố Hồ Chí Minh 9 Đào tạo về nâng cao năng lực và kỹ năng xuất khẩu cho doanh nghiệp nhựa VPA 6 & 10/2005 Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hỗ trợ phát triển thương mại của nhà nước dưới dạng hỗ trợ một phần tài chính đối với: Mua thông tin về thị trường và sản phẩm cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam; Tư vấn sản phẩm xuất khẩu/nâng cao chất lượng dịch vụ; Tổ chức và tham gia các hội chợ và triển lãm thương mại; Khảo sát thị trường xuất khẩu; Các hoạt động xúc tiến thương mại khuyến khích xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam; Xây dựng thương hiệu Việt Nam ở các thị trường nước ngoài; và Thiết lập các trung tâm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Dịch vụ thông tin thương mại Dịch vụ thông tin thương mại gồm các báo cáo sản phẩm, thị trường và nguyên liệu, dữ liệu hiện có tại các Tổ chức xúc tiến thương mại như Cục xúc tiến thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và các trung tâm xúc tiến thương mại lớn trong nước. Các đơn vị này thương cung cấp miễn phí hoặc với mức phí rất thấp. ECVN - Cổng thương mại điện tử Việt Nam (The Vietnam E-Commerce Portal – ) được xây dựng theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 266/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2003, cổng này hướng tới mục tiêu phục vụ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam va do Bộ Thương mại điều hành. ECVNhỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với phương thức kinh doanh tiềm năng là thương mại điện tử (e-commerce) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của họ trong quá trình hội nhập quốc tế. ECVN giúp các doanh nghiệp mua và bán trực tuyến sản phẩm của họ theo phương thức hiệu quả và thuận lợi với quy mô lớn, đó là phương thức B2B- Business to Business (nghĩa là Doanh nghiệp – Doanh nghiệp), tạo ra sự đóng góp đáng kể vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Trong ba năm đầu tiên (2005-2007), ECVN cung cấp dịch vụ miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này. ECVN có ba nhiệm vụ chính là hỗ trợ các doanh nghiệp mua bán sản phẩm trực tuyến, cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại trực tuyến và cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với xuất nhập khẩu. Nguồn thông tin thương mại khác là sản phẩm của nghiên cứu và dịch vụ tư vấn do các công ty tư vấn cung cấp trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp và nguồn này hoàn toàn miễn phí. Nhựa và các sản phẩm nhựa đã được lựa chọn là một trong 10 ngành lớn mà công ty Nghiên cứu & Phát triển Ngoại thương North Ltd (http://) hỗ trợ về cơ hội kinh doanh và thông tin thương mại. Tài chính thương mại Quỹ hỗ trợ Phát triển, hiện nay là Ngân hàng Phát triển của Việt Nam là một thể chế tài chính của nhà nước có nhiệm vụ hỗ trợ các điều kiện kinh doanh thuận lợi và các dịch vụ hỗ trợ (như đảm bảo tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm rủi ro xuất khẩu) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp ở Việt Nam gồm có tài chính dành cho xuất khẩu và nhập khẩu; phát hành Thư tín dụng (LC), xác nhận và thông báo, bảo lãnh, đàm phán và thu thập chứng từ (collection bills); D/A (Nhờ thu trả chậm) và D/P (Nhờ thu trả ngay). Một phần ba thanh toán kinh doanh trên thị trường do ngân hàng của nhà nước – Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đảm nhiệm điều hành . Trước kia, trọng tâm thường tập trung vào các công ty lớn là những công ty đi đầu trong lĩnh vực hoạt động, có hệ thống quản lý đảm bảo và cơ chế rõ ràng. Tâm điểm này dường như không được phù hợp lắm khi áp dụng trong ngành nhựa, là ngành mà phần lớn các doanh nghiệp là nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này thường gặp khó khăn khi sử dụng các dịch vụ về bảo đảm tín dụng và tài trợ thương mại. Một số ngân hàng thương mại gần đây đã bắt đầu cung cấp những khoản vay cho các doanh nghiệp trên cơ sở xem xét hoạt động tài chính của họ thay vì yêu cầu ký quỹ với điều kiện doanh nghiệp đó đưa ra được tài liệu quyết toán rõ ràng và cụ thể. Một hình thức tài chính thương mại khác do các ngân hàng thương mại khuyến khích thực hiện là dịch vụ bao thanh toán, các ngân hàng sẽ giúp các nhà xuất khẩu được thanh toán sớm hơn trên cơ sở hối phiếu ngân hàng và giấy nợ họ nhận từ nhà nhập khẩu. Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu Nâng cao chất lượng và sự sẵn sàng của hoạt động quản lý chất lượng cùng những dịch vụ kinh doanh khác hiện đang được đặt ưu tiên ở Việt Nam. Kết quả từ cuộc khảo sát được thực hiễn giữa MPDF và GTZ năm 2003 GTZ-MPDF Vietnam 2003, Quality Management services Analysis cho thấy không hề có sự giới hạn nào của nhà nước trong hoạt động phát triển thị trường Dịch vụ quản lý chất lượng (QMS) cũng như Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu. Dịch vụ quản lý chất lượng phổ biến nhất là thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và đạt được chứng chỉ ISO 9000. Các sản phẩm về Quản lý chất lượng khác như các công cụ Quản lý chất lượng tổng thể (TQM), Quản lý chất lượng (QM) và hệ thống 6 Sigma hiện vẫn chưa thực sự phổ biến với người sử dụng hoặc nhà cung cấp. Nguyên nhân chính của hiện trạng này là do nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích lâu dài do những nhân tố này mang lại cho doanh nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ về quản lý chất lượng tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu về dịch vụ cho người sử dụng và thể hiện sự nhiệt tình của mình trong công việc (làm cho người sử dụng có cảm giác là yếu tố này cũng quan trọng không kém những kỹ năng mang tính kỹ thuật). Khảo sát DN cho thấy cần thiết lập một trung tâm chia sẻ kinh nghiệm để mọi người có thể tiếp cận và học hỏi về Quản lý chất lượng; thành lập một hội chuyên môn chuyên đánh giá về các lĩnh vực chuyên ngành; hỗ trợ các nhà cung cấp nâng cao kỹ năng về kỹ thuật/tư vấn; giảm thiểu những trợ cấp của nhà nước và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp độc lập hoạt động; đa dạng hoá nhu cầu đối với các dịch vụ quản lý chất lượng khác; và nâng cao nhận thức về Quản lý chất lượng để người sử dụng có đủ thông tin cần thiết khi tiến hành lựa chọn những nhà cung cấp, dịch vụ và công cụ sẵn có. Tổng Cục đo lường chất lượng là một cơ quan nhà nước duy nhất cung cấp thông tin về tiêu chuẩn chất lượng về các thị trường xuất khẩu và tư vấn cũng như cấp chứng nhận về quản lý chất lượng dịch vụ hoặc các tiêu chuẩn ISO liên quan cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác Việt Nam đang thực hiện Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia. Theo đó các hiệp hội ngành hàng sẽ được hưởng hỗ trợ tài chính một phần để trang trải chi phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại và marketing. Chương trình này do Bộ Thương mại và Bộ Tài chính quản lý và Cục Xúc tiến Thương mại thực hiện. Thêm vào đó, Cục Xúc tiến Thương mại cũng đang thực hiện một chương trình chiến lược về thương hiệu quốc gia với mục địch xúc tiến xuất khẩu. Theo chương trình này, các nhà xuất khẩu sẽ được hưởng các hoạt động hỗ trợ như đào tạo và các hoạt động hỗ trợ khác trong việc marketing và quảng bá thương hiệu sản phẩm của họ. Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) và Hiệp hội nhựa khu vực phía Nam (VSPA) là hai hiệp hội ngành hàng nhựa lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2006, VPA có 263 thành viên và là thành viên của Liên đoàn ngành nhựa ASEAN (AFPI) và Diễn đàn nhựa Châu Á (AFP). VSPA có thành viên là các nhà sản xuất nhựa ở miền Nam Việt Nam, trong đó các công ty thuộc lĩnh vực tư nhân chiếm 80%. Các hiệp hội này cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại cho ngành nhựa thông qua nhiều hoạt động trong nước và trên thị trường quốc tế. VPA có mối quan hệ tốt với các công ty trong ngành, tuy nhiên hiệp hội này là hiệp hội chung của cả ngành nhựa, không chỉ riêng ngành bao bì nhựa. Hiện nay, nhiều công ty sản xuất bao bì nhựa hoạt động với công nghệ khác nhau và phục vụ các thị trường bao bì và phi bao bì khác nhau. Dưới đây là một số hoạt động chính của VPA: Kết nối các khách hàng quốc tế và nhà cung cấp với các công ty bao bì nhựa Việt Nam; Cung cấp thông tin về giá cả nguyên vật liệu, sản xuất và công nghệ tái chế; Dự báo các thị trường xuất khẩu thông qua phân tích thị trường và nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành; Gần đây, Hiệp hội còn tổ chức các khoá đào tạo từ nâng cao kỹ năng cơ bản và các kỹ năng quản lý đến các khóa đào tạo kỹ năng hoạt động cụ thể; Tổ chức các cuộc khảo sát thị trường quốc tế và triển lãm thương mại; Tổ chức các hội thảo chuyên đề về ngành, các khóa tập huấn do giảng viên quốc tế thực hiện; và Đề xuất về các chính sách phát triển của chính phủ cho ngành Nguyễn Đăng Cường, VPA, 2006 Cục xúc tiến thương mại (Vietrade) cũng thực hiện một chương trình chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia nhằm mục tiêu nâng cao xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu có thể được lợi từ chương trình này thông qua các khóa đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật về marketing và thiết kế nhãn hiệu sản phẩm. Nhiều công ty tư nhân có vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty kinh doanh có thể kết nối các nhà cung cấp nhỏ với các thị trường lớn. Thậm chí bản thân các doanh nghiệp nhỏ có thể hoạt động dưới hình thức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ khác hoặc hoạt động theo nhóm. Hệ thống tự phát này cũng được đánh giá cao ở Việt Nam. Tóm lại, mặc dù đã có mạng lưới hỗ trợ thương mại và các chính sách của nhà nước, vẫn cần phải phát triển hơn nữa để hỗ trợ sâu hơn và ưu tiên hơn, một mặt nhằm tối ưu hóa các đầu tư của nhà nước và mặt khác giúp đỡ các ngành chủ lực trong bức tranh toàn cảnh xuất khẩu của nền kinh tế, trong đó ngành xuất khẩu bao bì nhựa là một ví dụ. 4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) Phân tích SWOT tổng thể ngành Phân tích SWOT được thực hiện cho các phân ngành và tổng thể ngành. Bảng 4 dưới đây phân tích SWOT tổng thể ngành, sau đó là phân tích theo các phân ngành. Ngành bao bì nhựa có một vài điểm mạnh có thể phát huy có hiệu quả hơn nữa trong phạm vi năng lực sản xuất cho một số thị trường sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng túi và bao bì dệt. Một vài điểm mạnh khác thuộc về kỹ năng lao động trong việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, như đan lát và in ấn. Mặt khác, ngành này cũng có nhiều điểm yếu cần phải vượt qua, như quy mô sản xuất còn nhỏ, thiếu sức mua nguyên vật liệu, năng suất lao động thấp và thiếu chuyên môn xuất khẩu và quản lý. Ngành cũng có nhiều cơ hội, đặc biệt là khả năng đáp ứng thị hiếu của khách hàng ở các nước phát triển về các sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường nội địa và tiềm năng xuất khẩu sang các nước láng giềng và trong thời gian trước mắt có thể tận dụng lợi thế từ việc Hoa Kỳ áp dụng thuế chống phá giá với các đối thủ cạnh tranh ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không được quản lý phù hợp, một số cơ hội sẽ trở thành hiểm họa tiềm tàng cho ngành, như vấn đề về môi trường của rác thải túi nhựa và các đạo luật chống phá giá trên các thị trường chính ở các nước phát triển. Những nhận định dưới đây được tập hợp thông qua phỏng vấn và tọa đàm với các đại diện của ngành. Những nhận định này mang tính phổ quát trung bình của ngành. Một số nhà sản xuất có thể mạnh hơn và đã khắc phục được một số điểm yếu liệt kê dưới đây. Bảng 1: Phân tích SWOT cho Ngành Điểm mạnh Điểm yếu Lực lượng lao động có tri thức, cần cù, có tiềm năng và khả năng nâng cao các kỹ năng; Có năng lực trong in ấn các sản phẩm phục vụ thị trường ngách có chất lượng và có kỹ năng đan lát; Có năng lực sản xuất ở một vài tiểu ngành mà các đối thủ cạnh tranh nước láng giềng không có, như các sản phẩm thổi HDPE và màng “BOPP”; Có khả năng thực hiện nhanh các đơn hàng nhỏ; Có kỹ thuật tinh xảo trong sản xuất túi và túi dệt. Có chứng nhận ISO với các công ty lớn; Nguồn nguyên liệu nhựa đáp ứng được nhu cầu. Quy mô ngành nhỏ do hầu hết các công ty hoạt động trong ngành là công ty nhỏ, do đó, không đạt khối lượng tối ưu để có thể duy trì chi phí sản xuất thấp và bền vững; Thiếu khả năng thực hiện các đơn hàng lớn; Các hoạt động rời rạc và nhỏ lẻ; Năng suất lao động thấp nếu so sánh với các nước phát triển và các nước trong khu vực ASEAN; Thiếu năng lực kỹ thuật và quản lý hiệu quả; thiếu chuyên môn xuất khẩu và bán hàng ở mức độ công ty; Hiệu quả hoạt động thấp do không thực hiện hiệu quả các quy trình quản lý chất lượng; Không có các tổ chức chứng nhận chất lượng; Thiếu các thiết bị sản xuất hiện đại để có các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; Tỷ lệ sản nguyên liệu thô trong sản phẩm tương đối cao; Khả năng thương lượng giá nguyên liệu nhựa còn yếu do chỉ có các đơn hàng nhỏ lẻ. Không có nguồn cung nguyên liệu nhựa trong nước; Chưa có một ngành nguyên liệu nhựa tổng hợp trong nước; Chưa có sự phát triển tương xứng các sản phẩm có khả năng phân huỷ sinh học để đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường; Việc hợp lý hóa các điều kiện hậu cần hỗ trợ xuất khẩu còn kém, đặc biệt là chưa lường hết được các chi phí vận chuyển phát sinh trong giao dịch. Cơ hội Thách thức Có tiềm năng trở thành nguồn cung ứng sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ do nước này áp dụng thuế chống bán phá giá đối với túi nhựa từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia; Có khả năng phát triển các sản phẩm nhựa ứng dụng trong nông nghiệp (có yêu cầu thấp hơn về môi trường ở thị trường Hoa Kỳ hơn ở EU); Thị hiếu đối với loại túi mua hàng dùng nhiều lần tăng lên so với loại túi dùng một lần; Nhu cầu nội địa của các công ty xuất khẩu thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may và điện tử tăng lên; Tiềm năng xuất khẩu sang các nước láng giềng là những nước chậm phát triển ngành bao bì nhựa. Sự dao động về giá cả của nguyên liệu nhựa trên thế giới; Sự quan tâm về môi trường đối với rác thải từ túi nhựa ở các nước phát triển tăng lên; Đưa ra những yêu cầu về môi trường hoặc cấm sử dụng loại túi mua hàng dùng một lần; Tăng các rào cản về môi trường phi thương mại; Chuyển sang các loại nguyên liệu từ polyme sinh học; Các đạo luật chống bán phá giá. Phân tích SWOT theo nhóm ngành Túi và màng mỏng PE Điểm mạnh Khả năng cạnh tranh của các công ty Việt Nam sản xuất túi và màng mỏng PE được đánh giá là còn khiêm tốn. Họ có lợi thế ngắn hạn về lao động, có năng lực trong in ấn, nhu cầu trong nước tăng và đã thiết lập được cái mối quan hệ ban đầu cũng như tạo được hình ảnh với khách hàng quốc tế. Lợi thế lao động chủ yếu thuộc về ngành sản xuất túi do lao động chân tay thay thế máy móc tự động. Lợi thế này cũng được áp dụng cho các thay đổi trong sản xuất và khi máy móc tạm nghỉ hoặc quá công suất. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ để cạnh tranh lại với các nước phát triển, không thể cạnh tranh với các nước ASEAN và Trung Quốc. Năng lực in ấn: Một số nhà sản xuất Việt Nam đã thể hiện khả năng có thể sản xuất ra loại túi in đẹp đồng thời cũng có khả năng thực hiện được và thực hiện nhanh các đơn hàng nhỏ. Đây sẽ là một lợi thế cho các nhà sản xuất của Việt Nam nếu so sánh với nhà sản xuất Trung Quốc. Sự phát triển nhanh của nhu cầu trong nước cũng hỗ trợ xuất khẩu. Ví dụ, cung ứng bao bì nhựa cho các công ty xuất khẩu thực phẩm, thiết bị điện tử và hàng may mặc tăng lên sẽ giúp đẩy nhanh sự phát triển của ngành sản xuất. Các công ty cũng đã tạo dựng được mối quan hệ với các khách hàng quốc tế và mối quan hệ này ngày càng được củng cố. Hơn nữa, Việt Nam đã tạo dựng được hình ảnh của mình ở các nước phát triển và đây là cơ sở tạo thuận lợi cho quá trình xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam cũng có khả năng giảm độ dày của màng mỏng thông qua việc lựa chọn tối ưu nguyên liệu nhựa. Nguồn cung ứng nguyên liệu cho Việt Nam được coi là đáp ứng nhu cầu. Năng suất có liên quan đến quy mô vận hành, càng vận hành lâu thì tác động của việc khởi động càng thấp. Độ dài của các lần vận hành có thể bị giới hạn. Năng suất cũng liên quan đến kích cỡ máy móc và số lượng các trục lăn tham gia sản xuất trong một đơn vị thời gian và có liên quan trực tiếp đến số lượng công nhân cần thiết để điều khiển một máy. Trong ngành sản xuất màng mỏng, việc làm sạch máy móc cũng là một yếu tố quan trọng để tránh tình trạng bong bóng xì hơi. Trừ một vài ngoại lệ, máy móc chủ yếu được nhập từ Đông Nam Á. Nguyên liệu nhựa thường được đóng trong các container một tấn, túi 25 kg mà không đựng trong các silo như đang thịnh hành ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Chi phí lao động thấp là yếu tố cho phép cách thức cung ứng nguyên liệu theo số lượng nhỏ như vậy. Vì vậy, năng suất sản xuất màng mỏng cho ngành nói chung được coi là thấp nếu đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế. Có một số ngoại lệ là các công ty thuộc sở hữu nước ngoài có phân xưởng sản xuất ở nước ngoài để tham chiếu, ví dụ ở Đức. Điểm yếu Một trong số rất nhiều điểm yếu mà các công ty Việt Nam phải vượt qua là cung cấp nguyên liệu, điều hành hoạt động, chất lượng lao động và các vấn đề hậu cần. Cung cấp nguyên liệu: Cho đến nay, hầu hết các công ty chưa đạt được khối lượng tới hạn để có thể có điều kiện thương lượng tốt nhất về giá nhựa. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nhựa nhập khẩu cũng tạo ra rủi ro về biến động giá cả lớn cho dù tình huống này đã được cải thiện nhờ các mối quan hệ giữa các nhà cung cấp nhựa và các công ty sản xuất bao bì nhựa. Các công ty sản xuất bao bì nhựa không có đủ năng lực để kiểm tra các loại nhựa mới. Kiến thức về sự phát triển của ngành nhựa vẫn còn khiêm tốn. Việc theo dõi tình hình phát triển nguyên liệu nhựa phân huỷ sinh học cũng còn hạn chế. Việc đảm bảo thực hiện các chứng chỉ hoạt động trên cơ sở các quy tắc thông thường của Châu Âu thường rất quan trọng. Ngành nguyên liệu nhựa tổng hợp gần như chưa xuất hiện ở Việt Nam. Ngành này chính là một ưu thế cho lĩnh vực nhựa tổng hợp vì nó có thể bổ sung thêm những thuộc tính đặc trưng cho các chủng loại nguyên liệu nhựa. Hiệu quả hoạt động: Khảo sát các phân xưởng sản xuất đã cho thấy nhu cầu về việc hợp lý hoá các qui trình sản xuất ở cấp độ phân xưởng. Tương tự, việc thực hiện các quy trình kiếm soát chất lượng cũng không theo hệ thống. Vì thế tạo ra một vài rủi ro về việc vận hành không phù hợp. Chất lượng lao động: Hầu hết các công ty đều nhận thức được rằng cần đào tạo bài bản và hiệu quả hơn về kỹ năng quản lý và chuyên môn, đặc biệt hiện còn thiếu các năng lực về quản lý bán hàng xuất khẩu ở cấp độ công ty. Hậu cần: Có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu hợp lý trong chuỗi hậu cần xuất khẩu, bao gồm các chi phí “ngầm” phát sinh trong quá trình giao dịch. Cơ hội Các nước đang phát triển có thể cạnh tranh với các nước phát triển về bao bì bán lẻ nhựa PE nhờ có giá rẻ và có thể vận chuyển theo đường biển. Trên thực tế, một số công ty sản xuất bao bì ở các nước phát triển đã chuyển hoạt động sản xuất của họ sang các nước đang phát triển nhằm tận dụng chi phí lao động rẻ. Thuế chống bán phá giá: Hoa Kỳ sử dụng khoảng 100 tỷ túi mua hàng PE mỗi năm. Hiện nay nước này đang áp thuế chống phá giá từ 84 đến 130% đối với bao bì nhựa nhập từ Trung Quốc, 35 đến 123% với bao bì nhập từ Thái Lan và 82 đến 102% với bao bì nhập từ Malaysia nhằm thu lại 300 triệu USD mỗi năm để bù lại nguồn thất thoát từ các mặt hàng túi mua hàng bán dưới giá trị nhập từ các nước này do các công ty sản xuất tại Hoa Kỳ khiếu nại. Các mức thuế chống bán phá giá này đã buộc các nhà nhập khẩu mua các loại túi nhựa từ các thị trường khác trong đó có Việt Nam. Ngay sau khi biết về các quyết định áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã thông báo cho Hiệp hội Nhựa Việt Nam về nhu cầu của các công ty Hoa Kỳ đối với các sản phẩm nhựa nhập khẩu, đặc biệt là túi nhựa nhằm tăng doanh thu cho các nhà sản xuất nhựa của Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là cơ hội trong ngắn hạn doViệt Nam cũng có thể có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá. Một cơ hội khác nữa là các quy định bảo vệ môi trường mới đối với các sản phẩm làm từ nhựa ở các nước phát triển ngày càng nhiều. Gần đây chính phủ Nam Phi đã cấm sử dụng túi 15 micron và yêu cầu sử dụng loại túi sử dụng nhiều lần dày 30 micron. Các chuyên gia phân tích ngành nhựa hy vọng ngành sẽ tăng kim ngạch nhập khẩu các nguyên liệu nhựa thô nhằm sản xuất ra sản phẩm phù hợp với các quy định mới này. Hoa Kỳ là một nước nhập khẩu nhựa lớn sử dụng cho nông nghiệp. Hoa Kỳ ít quan tâm đến các vấn đề môi trường hơn Châu Âu. Thách thức Trong số các thách thức lớn nhất mà các công ty sản xuất bao bì nhựa ở Việt Nam đang phải đối mặt chính là là xu hướng bảo vệ môi trường và các biện pháp chống bán phá giá ở các nước phát triển. Các loại túi mua hàng mỏng dùng một lần đang chịu sự phản đối lớn từ các tổ chức bảo vệ môi trường. Ở một vài nước các nhà phân phối đã tự nguyện không nhập khẩu và ở một vài nước khác đã có quy định pháp lý cấm mặt hàng này. Xu hướng này có thể sẽ còn tiếp tục và đây chính là mối quan ngại của cả các nước phát triển và kém phát triển hơn. Các sản phẩm túi đựng rác cũng đang dần chuyển sang loại túi nhựa sinh học. Có rất nhiều lý do lý giải cho hiện tượng này, không chỉ đơn thuần là vấn đề bảo vệ môi trường mà còn nhằm mục tiêu tạo ra rào cản xâm nhập thị trường đối với các nhà sản xuất có chi phí thấp, đặc biệt là các nhà sản xuất ở Đông Nam Á. Những nhà sản xuất này có thể tận dụng polyolefin để có thể cạnh tranh về chi phí. Màng mỏng phủ cũng được chuyển sang dùng nhựa sinh học và sẽ phải trải qua các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng về mức độ phân huỷ trong các điều kiện thực tế. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải vượt qua các cuộc kiểm tra này. Các biện pháp chống bán phá giá áp dụng cho các nhà sản xuất Châu Á khác cũng sẽ có thể được áp dụng với Việt Nam. Túi và bao bì dệt Phân khúc thị trường này bao gồm các sản phẩm sau: Hàng tiêu dùng (chủ yếu là các loại túi mua hàng sử dụng nhiều lần) Hàng công nghiệp Các loại túi 25 kg Túi Leno & Rachel FIBC (túi container) Các mặt hàng dùng trong nông nghiệp, xây dựng và vải bạt Điểm mạnh Năng lực sản xuất tiên tiến của các công ty Việt Nam được thể hiện trong phân đoạn thị trường này. Các dây chuyền LOHIA STARLINGER có thể cung cấp những sản phẩm kéo căng và ép đùn cũng như sản phẩm dệt – chính là những sản phẩm có thể giúp các đơn vị sản xuất tăng cường sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh mạnh khác. Nguồn gốc về máy móc khá đồng nhất làm cho việc kiểm soát hoạt động và bảo dưỡng dễ dàng hơn trên phạm vi toàn quốc. Mặc dù Việt Nam có thể tận dụng các thế mạnh sản xuất nhưng song song với thế mạnh này, cần phải nâng cao hơn nữa năng lực xử lý đơn hàng, khả năng thiết kế sản phẩm, kiểm tra, kiểm soát và theo dõi. Ngoài ra, Việt Nam cũng kết hợp được chi phí lao động rẻ và lao động lành nghề trong sản xuất và ráp nối các phần sản phẩm thông qua công nghệ về may/khâu. Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh khác ở Châu Á có thể cũng có lợi thế tương tự, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam có thể đáp ứng tốt hơn và nhanh hơn các đơn hàng vừa và nhỏ so với các nhà sản xuất lớn ở Trung Quốc. Cần phải có sự quảng bá hữu hiệu cho lợi thế này. Hiện nay chứng nhận ISO đã và đang được thực hiện. Giám sát chất lượng sản phẩm theo đúng quy trình của các sản phẩm dệt là một điều kiện tiên quyết để xác định được các nhà cung cấp có chất lượng. Điểm yếu Ngoài các điểm yếu được xác định đã được trình bày trong các nhóm ngành trước, phân khúc thị trường này cũng có một vài bất lợi, cụ thể như sau: Chưa đạt được khối lượng tối thiểu khi mua nguyên liệu PP. Nên có sự thống nhất cụ thể để có thể mua được được khối lượng lớn với giá rẻ; Thiếu chứng nhận trong nước đối với loại bao bì mềm cỡ vừa ( FIBC) chính là một cản trở lớn trong việc tạo dựng nhận thức rộng rãi và đúng đắn về các năng lực của các nhà sản xuất Việt Nam; Chưa có sự quảng bá về các công ty Việt Nam trên các trang web thương mại khác nhau. Nhiều công ty Ấn Độ và Trung Quốc đã rất năng động khi biết cách kết nối các trang web của họ với các website này. Cơ hội Xu hướng sắp tới là thay thế các loại túi mua hàng dùng một lần bằng các loại túi có thể tái sử dụng, chắc chắn và được trang trí đẹp. Cơ hội này hoàn toàn phù hợp với năng lực sản xuất của các công ty sản xuất bao bì nhựa của Việt Nam. Việc này cũng đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực của lĩnh vực in ấn để đáp ứng nhanh các yêu cầu. Thách thức Rủi ro vẫn nằm ở những sản phẩm hàng hoá thông thường, nơi các nhà sản xuất Châu Á khác vẫn tiếp tục tăng cường thế mạnh, đặc biệt là Trung Quốc. Bao bì nhựa tráng màng (lamination) Điểm mạnh Sự hiện diện của HUHTAMAKI, nhà sản xuất hàng đầu thế giới là một điểm mạnh của phân đoạn thị trường này. Sự phát triển của thị trường thực phẩm trong nước và kênh phân phối và kênh bán lẻ hiện đại sẽ tạo thêm động lực phát triển ngành bao bì, từ đó tác động đến đoạn thị trường này. Nhiều công ty sản xuất sẵn sàng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm. Các thiết bị đa lớp cũng đã được lắp đặt. Chất lượng in ấn tổng thể được coi là một lợi thế để đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu như Nhật Bản và Châu Âu. Điểm yếu Rất ít nhà sản xuất mặt hàng này hoạt động ở Việt Nam. Họ không có nhiều kinh nghiệm và ít hoạt động xuất khẩu trong phân đoạn thị trường này. Cơ hội Vì lý do địa lý và cũng do thiếu các công ty sản xuất, các nước láng giềng sẽ có xu hướng trở thành các đơn vị xuất khẩu trung gian. Xét về các điều kiện này thì thị trường Nhật Bản cũng có thể trở thành một đơn vị xuất khẩu trung gian. Các công ty đóng gói thực phẩm quốc tế có thể hỗ trợ các công ty sản xuất ở Việt Nam thiết lập các điều kiện cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Thách thức Chưa xác định được các thách thức, nhưng vẫn có vô số các quy định có liên quan đến thực phẩm ở Châu Á. Vì vậy cần phải đáp ứng các yêu cầu về đóng gói thực phẩm. Màng “BOPP” Điểm mạnh Chưa xác định được điểm mạnh, trừ việc gần về mặt địa lý với các nước láng giềng giáp biên giới và các nhà xưởng trong nước thuộc về các công ty mẹ Đài Loan. Điểm yếu Chỉ có một công ty sản xuất dựa trên kinh nghiệm củaĐài Loan. Quy mô sản xuất còn ở mức khá khiêm tốn. Cơ hội Các nước trung gian giáp biên giới với Việt Nam có thể trở thành các đơn vị xuất khẩu do gần về mặt địa lý và họ thiếu các đơn vị sản xuất. Mối quan hệ với công ty mẹ ở Đài Loan có thể đảm bảo về khâu dây chuyền sản xuất tương xứng với năng lực kinh doanh xuất khẩu hiện tại, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của nhu cầu trong nước. Trên cơ sở mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng với các sản phẩm BOPP, thị trường Bắc Mỹ có thể trở thành thị trường mục tiêu của nhiều nhà sản xuất có khả năng đương đầu với những rủi ro của Trung Quốc. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này nhưng có thể chậm hơn khi năng lực sản xuất đã được củng cố hơn và khi thị trường trong nước đã được ngành sản xuất đáp ứng đầy đủ. Thách thức Ngành sản xuất màng BOPP của Trung Quốc gần như đã tăng trưởng gấp đôi về quy mô và đáng chú ý là các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ ngày càng năng động hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn còn chưa đáp ứng đầy đủ về quy mô theo các tiêu chuẩn quốc tế, thiếu kỹ năng và các mối liên kết trong xuất khẩu. Ước tính, cần phải có 2 triệu tấn năng lực sản xuất để đáp ứng được nhu cầu 1,2 triệu tấn ở Trung Quốc. Ép đùn các tấm nhựa và thùng chứa theo định dạng Điểm mạnh Có một công ty sản xuất có đủ năng lực và đầu tư vào một dây chuyền hiện đại về ép đùn của ngành. Điểm yếu Thiếu mối quan hệ với các nhà cung cấp máy móc FFS và không theo kịp sự phát triển của ngành thực phẩm, đặc biệt là ngành sản xuất sữa chua và các món tráng miệng, cũng như các sản phẩm cần có khay đựng. Cơ hội Các cuộn nhựa tấm cứng có thể chuyên chở trong các container lớn, tuy nhiên giá trị gia tăng của các tấm này còn ở mức thấp. Có thể mở các đại lý xuất khẩu tại các nước láng giềng trung gian do gần về mặt địa lý. Mặt khác, nhu cầu nội địa hạn chế có thể sẽ bắt buộc thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu. Thách thức Chưa xác định được thách thức. Các sản phẩm ép phun Điểm mạnh Chi phí thấp do chi phí lao động rẻ, đây là yếu tố cần thiết để tạo ra một số bộ phận sản phẩm ép phun đơn giản cho hàng tiêu dùng. Một công ty đã lắp đặt máy tạo khuôn lớn và có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm ép phun của các bộ phận lớn như pallet. Điểm yếu Sản xuất sản phẩm ép phun với tốc độ cao vẫn chưa đạt được điều kiện tối ưu, trừ một vài nhà sản xuất nắp và nút đóng. Các khuôn mẫu cho sản phẩm ép phun phức tạp vẫn phải nhập khẩu. Thiếu sự phối hợp và chia sẻ giữa các nhà sản xuất sản phẩm ép phun nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức. Cơ hội Các thị trường láng giềng có nhu cầu nhiều về các cấu phần của sản phẩm ép phun lớn Thách thức Chưa xác định được thách thức. Các sản phẩm thổi đúc HDPE Điểm mạnh Tạo mạng lưới với các công ty liên quan trong nước nhằm cung cấp sản phẩm chứa nhỏ với nhãn mác và bao bì co giãn có chất lượng in ấn cao.. Điểm yếu Đoạn thị trường này tương đối nhỏ. Cơ hội Các thị trường xuất khẩu tiềm năng ở các nước láng giềng thiếu năng lực sản xuất. Cung cấp các thùng đựng nhỏ có in nhãn hoặc trang trí để phục vụ việc kiểm định OEM trong nước. Trên cơ sở vận hành thuận lợi, trang trí sản phẩm hấp dẫn/in ấn nhãn mác đáng tin cậy và chi phí thấp, sẽ còn khá nhiều cơ hội cung ứng sản phẩm cho các thị trường khác ở Đông Nam Á. Thách thức Chưa xác định được thách thức. Chai PET Điểm mạnh FORMOSA PLASTICS hiện nay cung cấp khoảng 40 đến 50% trong khoảng 40,000 đến 50,000 tấn cho thị trường Việt Nam từ các nhà cung cấp trong nước. Một số nhà sản xuất đang sử dụng những thiết bị tiên tiến của Đức Điểm yếu Thuế nhập khẩu áp dụng cho các nhà nhập khẩu nhựa PET là 5%. Tuy nhiên khả năng hoàn thuế vẫn có thể thực hiện được. Cơ hội Mức tăng trưởng của sức tiệu thụ chai PET ở Việt Nam dẫn đến các hoạt động mở rộng sản xuất đồng thời tạo năng lực sẵn sàng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc kinh doanh xuất khẩu vẫn chỉ là ngắn hạn do giá trị gia tăng thấp. Không có máy ép phun và các loại khuôn không được sản xuất ở Việt Nam. Nhựa PET chỉ được sản xuất một phần trong nước và không có lợi thế về chi phí. Thách thức Chưa xác định được thác thứch trực tiếp. Khối lượng sản xuất tới hạn có thể trở thành một vấn đề nếu so sánh các nhà sản xuất trong nước với các công ty có nhiều công xưởng như VISYPACK. Bao bì dạng ống mềm (tuýp). Điểm mạnh Phân ngành này có sự đa dạng về sản phẩm, đáp ứng tất cả nhu cầu của các nhà đóng gói và đã đạt được các chứng nhận. Một công ty sản xuất có trình độ thế giới đã đầu tư vào một dây chuyền sản xuất tiên tiến và năng lực in ấn 8 màu. Phân ngành này sử dụng tốt các công cụ quảng bá, bao gồm cả việc tạo thuận lợi cung cấp thông tin cho xuất khẩu như khối lượng trên mỗi loại sản phẩm và trên một container 20 feet. Phân ngành này cũng theo dõi các thông tin về khách hàng và có khả năng đáp ứng các đơn hàng và thị trường quy mô nhỏ. Điểm yếu Chưa xác định được điểm yếu. Cơ hội Có thể mở các đại lý xuất khẩu tại các nước láng giềng trung gian do gần về mặt địa lý. Mối quan hệ với các nhà đóng gói mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm sẽ đảm bảo khả năng phát triển bền vững ở các thị trường phát triển, củng cố các thương vụ xuất khẩu thành công sang Đức và Hà Lan. Ngoài ra thị trường sản phẩm này cũng đang tăng trưởng ở một số thị trường Châu Á mới nổi. Có khả năng củng cố thêm ở các thị trường phát triển do áp lực các công ty mỹ phẩm muốn tạo thêm lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí đóng gói. Thách thức Chưa xác định được thách thức. Các công ty hoạt động trong ngành này cần thu thập thông tin về các quy định pháp lý đối với bao gói thực phẩm bằng polyme trên toàn thế giới. Các lựa chọn chiến lược Các lựa chọn chiến lược được xác định dựa trên cơ sở nghiên cứu khả năng phát triển của ngành và vị trí hiện tại của ngành. Tuy nhiên, không phải tất cả các phân ngành đều có năng lực xuất khẩu tương xứng. Vì thế, các nguồn lực và sự hỗ trợ nên được tập trung cho các phân nhóm ngành có triển vọng và năng lực xuất khẩu nhất, trong trung hạn. Màng PE, túi dệt và các sản phẩm ép phun cho thấy tiềm năng cạnh tranh xuất khẩu khá lớn, vì thế đối với các phân ngành này cần tập trung trong chiến lược xuất khẩu ngành để phát triển hơn nữa nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh bền vững. Màng PE : Mặc dù ngành này có khả năng cạnh tranh xuất khẩu tương đối hạn chế, nhưng ngành có khả năng đáp ứng được sự tăng trưởng cao của các ngành trong nước thông qua đáp ứng nhu cầu về bao bì xuất khẩu của các nhà sản xuất hàng hoá trong nước. Ngành này cũng có thể tập trung vào một vài phân khúc thị trường nhỏ với tỉ suất lợi nhuận thấp để để đạt được vị thế xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành này cần nâng cấp các toàn bộ hoạt động để có thể thực sự cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu. Bao bì dệt: Nhóm ngành này được xác định là có những lợi thế cạnh tranh tiềm năng về năng lực cung cấp, các lựa chọn gia tăng giá trị, lao động thủ công và nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng. Nhóm ngành bao bì dệt của Việt Nam sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến. Bên cạnh đó, thị trường bao bì dệt ước tính đạt 80.000 tấn, xếp thứ hai trong phân đoạn thị trường bao bì mềm, có thể đạt được khối lượng tới hạn tiềm năng. Về mặt giá trị gia tăng, bao bì dệt được dùng để may túi trọng lượng nặng và đa chức năng cho cả trong tiêu dùng và trong công nghiệp. Ví dụ, các loại túi mua hàng bền chắc, có quai xách, nhiều ngăn, bên cạnh in ấn trang trí và đa lớp vật liệu. Một lợi thế cạnh tranh khác là phân đoạn thị trường này cần lao động tinh xảo và có khả năng dệt may lành nghề - là những yếu tố mà nhân công của Việt Nam có thể đáp ứng tốt và trội hơn so với nhân công của các đối thủ cạnh tranh lớn khác ở Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Bao bì mềm cỡ vừa (FIBC): Một sản phẩm mục tiêu tiềm năng là loại túi container– FIBC. Phân đoạn ngành này có các lợi thế cạnh tranh kể trên. Cơ quan sáng chế Hoa Kỳ gần đây đã công nhận FIBC có các đặc tính giảm hiệu quả tĩnh điện. Do đó FIBC có thể sẽ hướng tới nhiều phân đoạn thị trường có các nhu cầu khác nhauVăn phòng thương hiệu và sáng chế Hoa Kỳ . Quan trọng hơn, các nhà cung cấp FIBC của Việt Nam đã có những thành công nhất định ở thị trường EU. Một nguồn tin từ ErtuğYAŞAR cho thấy năm 2003 Việt Nam chiếm 11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu FIBC của các nước EU, xếp thứ ba sau Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ (tham khảo Phụ lục 3 để biết thêm chi tiết). Như vậy cần quan sát kỹ hơn sự phát triển này trên phạm vi toàn thế giới để xem xét liệu phân đoạn thị trường ngành này có nên được ưu tiên xuất khẩu hay không. Chúng tôi tin rằng Hiệp hội nhựa Việt Nam và các nhà hoạch định chính sách của Bộ Công nghiệp đang đứng ở một ví trí thuận lợi để có thể theo dõi và phản ánh sự phát triển này trong chiến lược xuất khẩu ngành, đặc biệt là các tiêu chuẩn chất lượng, các chứng nhận cần thiết của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với các phân đoạn thị trường FIBC khác nhau. Đồng thời, Hiệp hội cũng cần thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu FIBC hàng đầu về sự phát triển này. Có thể tham khảo thêm thông tin về FIBC trong Phụ lục 3. Sản phẩm ép phun: Tiềm năng xuất khẩu của mặt hàng khuôn chất lượng cao đòi hỏi cần có sự phát triển năng lực thiết kế khuôn một một cách phù hợp để có thể cạnh tranh trong xuất khẩu. Chuỗi giá trị tương lai của ngành Biểu 3 đưa ra ví dụ về chuỗi giá trị tương lai của phân đoạn thị trường màng PE, nhằm đưa ra các đề xuất chiến lược, được thể hiện trong bảng dưới đây. Biểu 1: Chuỗi giá trị tương lai của phân đoạn thị trường màng PE Kiến thức công nghệ Các nhà cung cấp máy móc Nhà cung cấp nguyên liệu nhựa thô Các công ty công nghiệp Thị trường chính thứ 1 – VD: Túi đựng rác Nhà nhập khẩu/ phân phối / Nhãn chứng nhận Người bán lẻ Người tiêu dùng Người xử lý/ tái chế – Nhà nhập khẩu/ bán lẻ Các quy tắc đã được thông qua Nhà cung cấp công cụ Masterbatch suppliers Màng nhựa Các nhà chuyên chở quốc tế In ấn, phủ màng Nhà cung cấp mực in Nhà xuất khẩu trong nước Các nhà cung cấp dịch vụ thương mại Các nhà cung cấp lao động Bảo dưỡng, dệt, dán nhãn Các cơ quan chứng nhận chất lượng Nhà phân phối ở thị trường được lựa chọn Các nhà chuyên chở quốc tế Thành phần tự nhiên của chuỗi giá trị Tăng cường liên lạc Nâng cao kỹ năng làm việc của người lao động và năng suất giảm tỷ lệ chuyển đổi nguyên liệu Hình thành các hoạt động nhóm: mua hàng, đào tạo… Người tiêu dùng Người xử lý/ tái chế Nhà nhập khẩu/ bán buôn Thị trường chính thứ 2 – VD: Túi mua hàng Thị trường chính thứ 3 – VD: FIBC Người xử lý/ tái chế Những ưu tiên chiến lược cho việc phát triển trong tương lai Những ưu tiên mang tính chiến lược dưới đây đã được xác định nhờ việc phân tích vị trí của ngành và xu thế phát triển trong 3 đến 5 năm tới. Mỗi chiến lược ưu tiên đều kèm theo các sáng kiến, các tổ chức có trách nhiệm chính và đề xuất về nguồn lực thực hiện. Hầu hết trách nhiệm thuộc về Bộ Thương mại với đơn vị phụ trách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại và Hiệp hội Nhựa Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Hiệp hội nhựa đang trong tình trạng thiếu nhân lực và thiếu các nguồn lực tài chính. Bên cạnh các nhiệm vụ truyền thống, Hiệp hội cần tìm kiếm/ phân bổ một vài nguồn lực để tạo ra năng lực cung cấp một vài dịch vụ cho các doanh nghiệp thành viên như các dịch vụ cung cấp thông tin thị trường/ ngành hàng và dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh. Cần có một nhóm công tác để kiểm soát việc thực hiện chiến lược vì chiến lược này cần có sự liên quan gắn kết của nhiều đơn vị, bao gồm các hiệp hội ngành hàng, các bộ ngành, các trường đại học, các nhà tài trợ quốc tế và các doanh nghiệp. Bảng 5 dưới đây đưa ra các sáng kiến chiến lược, danh mục các đơn vị/ tổ chức có trách nhiệm và các nguồn lực chủ yếu cần thiết nhưng không xếp theo thứ tự ưu tiên. Trên thực tế, có một số sáng kiến khó nhận biết hơn các sáng kiến khác. Chúng tôi cho rằng, nếu những sáng kiến chủ yếu này không được thực hiện thì khó có thể đạt được mục tiêu về chiến lược xuất khẩu ngành. Bảng 2: Các sáng kiến chiến lược Sáng kiến Các tổ chức có trách nhiệm thực hiện Nguồn lực tài chính Tăng cường liên lạc với người mua hàng quốc tế ở các thị trường mục tiêu: Đặt địa chỉ liên lạc và quảng bá trên các trang web thương mại, ngoài cổng thương mại điện tử của Bộ Thương mại; Tăng cường các mối quan hệ hiện có với các nhà phân phối và nhà nhập khẩu ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU; Thiết lập các mối quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và phân phối của các sản phẩm bao bì nhựa chủ yếu ở các thị trường mục tiêu, bắt đầu bằng việc xuất khẩu FIBC sang Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản; Tiếp tục tập trung xuất khẩu các sản phẩm bao bì mềm như các loại túi mua hàng có in ấn và bền chắc, FIBC và màng mỏng sử dụng trong nông nghiệp… Đây là những phân ngành có các lợi thế cạnh tranh so sánh. Tăng cường tham gia vào các sự kiện công nghiệp quốc tế, đặc biệt là những sự kiện có liên quan đến những lợi thế của các nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Ví dụ, triển lãm “Túi bán lẻ 2006” tại Đức hoặc hội thảo FIBC. Tăng cung ứng bao bì nhựa cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Thiết lập mối quan hệ thường xuyên với các nhà xuất khẩu thực phẩm, hàng dệt may, hàng điện tử và đồ thủ công mỹ nghệ trong nước thông qua các tổ chức hỗ trợ thương mại năng động và các hiệp hội ngành hàng, nhằm tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đối với mặt hàng bao bì nhựa. Quảng bá hình ảnh cạnh tranh quốc gia về ngành: Khởi động chương trình “Made in Vietnam” yêu cầu tất cả các sản phẩm bao bì nhựa có xuất xứ từ Việt Nam phải in dòng chữ “Made in Vietnam” trên sản phẩm. Chương trình này nhằm hai mục tiêu; thứ nhất nhằm quảng bá hình ảnh các sản phẩm Việt Nam đáng tin cậy tới các nhà nhập khẩu. Chương trình này cho phép truy nguyên sản phẩm xuất khẩu theo các hiệp định của WTO. Thứ hai, các nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam sẽ có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm của họ, vì thế liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm. Chương trình này sẽ có lợi cho các nhà sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu của Việt Nam trong dài hạn, mặc dù có thể ban đầu họ sẽ gặp những khó khăn từ phía người mua hàng. Từ quan điểm ủng hộ thực hiện chương trình này, chúng tôi tin rằng chương trình này cần được thể chế hoá để nó có sức mạnh quốc gia. Thêm vào đó, chương trình này cần có sự song hành của một hệ thống kiểm soát nghiêm túc và hiệu quả về chất lượng của những sản phẩm được gắn nhãn “Made in Vietnam”, nhằm bảo vệ hình ảnh nói chung của những sản phẩm “Made in Vietnam”. 5.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Thiết lập cơ quan quản lý và chứng nhận chất lượng quốc gia đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của các thị trường mục tiêu như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ, đặc biệt là các quy định bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm bao bì nhựa; Xây dựng năng lực kiểm định sản phẩm quốc gia để có thể thực hiện các kiểm định sản phẩm bao bì nhựa theo các tiêu chuẩn quốc tế ở các thị trường mục tiêu. (Ghi chú: Tuy nhiên, sáng kiến này có thể cần một khoảng thời gian dài hơn 3 đến 5 năm để thực hiện. Hiện tại là thời điểm cần thiết lập các năng lực này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của xuất khẩu ngành.) Phát triển hình ảnh sản phẩm giá trị gia tăng để xuất khẩu: Tạo đòn bẩy phát triển nhiều mặt hàng giá trị gia tăng của các đoạn thị trường mục tiêu: màng PE, bao bì dệt và các sản phẩm ép phun Tạo đòn bẩy phát triển nhiều sản phẩm giá trị gia tăng thông qua các lợi thế của ngành như in ấn, năng lực dệt có tay nghề cao, bắt đầu với FIBC; Ban đầu thiết lập năng lực sản xuất các loại túi mua hàng và túi đựng rác phân huỷ sinh học để cung cấp cho thị trường Châu Âu. Thực tế, các hoạt động này cần thiết phải có sự phát triển hơn nữa cho dù trong ngắn hạn các nguồn lực về kiểm định và giám sát chưa thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu; Phát triển sản phẩm túi đựng rác bền chắc có thể gấp gọn cũng như các lớp lót cho thùng đựng. Nâng cao năng suất bắt kịp với các đối thủ cạnh tranh ASEAN: Thương lượng được mức giá mua nguyên liệu thô tối ưu thông qua việc mua hàng theo nhóm; Giảm tỷ lệ chuyển đổi nguyên liệu thô thông qua việc tận dụng các nguyên liệu kết hợp; các nguyên liệu tái chế và sử dụng tối ứumáy móc; Thực hiện dây chuyền sản xuất hợp lý; Thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng và kiểm soát sản xuất; Giảm các chi phí vận chuyển thông qua việc hợp lý hoá các quy trình hậu cần của ngành như giao thông, thuế và các chi phí quản lý; Sử dụng thiết bị công nghệ phù hợp thông qua việc tham khảo các tổ chức tư vấn công nghệ và tiếp cận các thông tin công nghệ. Tăng cường năng lực quản lý và nâng cao năng lực lao động có kỹ năng: Tạo ra các năng lực đào tạo cụ thể cho ngành bao bì nhựa thông qua thiết lập một trung tâm đào tạo kỹ thuật chuyên về các kỹ năng mang tính kỹ thuật, in ấn, thiết kế sản phẩm và các khoá đào tạo chuyên sâu do các trường đại học, các trường dạy nghề và các nhà cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực tư nhân thực hiện. Tạo đòn bẩy phát triển các dịch vụ đào tạo cho đội ngũ điều hành và quản lý, đặc biệt là các nhân viên marketing và kinh doanh từ các chương trình của chính phủ tài trợ, các trường đại học và các nhà cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực tư nhân. Tăng cường mối quan hệ trong ngành giữa các bên liên quan: Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các hiệp hội ngành hàng nhằm tạo ra nhiều lợi ích hơn và coi trọng hơn tiếng nói của các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hiệu quả cho ngành. VPA cần phải nâng cao năng lực nhân lực hiện nay và tăng nguồn tài chính để có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình và cung cấp dịch vụ tốt. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của hiệp hội cho các nhà xuất khẩu bao bì nhựa cần tập trung hơn. Các hoạt động hỗ trợ cần nhắm tới mục tiêu xuất khẩu bền vững các sản phẩm bao bì nhựa. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhóm, có thể bắt đầu bằng việc mua nguyên liệu theo nhóm lớn và đào tạo lao động có kỹ năng; Tăng cường mối quan hệ giữa ngành với các tổ chức hỗ trợ của chính phủ, trong đó VPA là một đầu mối liên hệ. Thiết lập kênh thông tin đảm bảo và chính xác về ngành cả ở trong nước và quốc tế: Thiết lập các dịch vụ thông tin thị trường tập hợp các thông tin về tình hình thị trường, xu hướng thị trường, tình hình cạnh tranh và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh ở Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ; Thiết lập và duy trì một cơ sở dữ liệu tự động về ngành, thu thập các thông tin có liên quan về các nhà sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam, đảm bảo tính bảo mật thông tin; Thường xuyên cập nhật và cung cấp các thông tin về ngành hàng và thị trường, các bài phân tích, dự đoán cho các đơn vị sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu. Tăng cường các dịch vụ phát triển kinh doanh cho ngành bao bì nhựa xuất khẩu: Tăng cường hoạt động tìm hiểu thông tin thị trường, năng lực tư vấn quản lý và kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các đơn vị sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu. Các thông tin thị trường chung cần được đi kèm với các cuộc khảo sát sâu rộng về các thị trường mục tiêu, bao gồm cả thông tin về các đối thủ cạnh tranh và những tiến triển mới nhất của nhu cầu và công nghệ. Hiệp hội Nhựa và Cục Xúc tiến Thương mại có thể là đầu mối tập hợp nhu cầu của loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên cơ chế thị trường cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ phát triển kinh doanh này. Đảm bảo thực hiện chiến lược với tinh thần hợp tác và đạt hiệu quả: Thiết lập một nhóm công tác liên bộ, bao gồm các đại diện của Bộ thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động Thương binh xã hội, Bộ Tài chính, Hiệp hội Nhựa và Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để giám sát việc thực hiện chiến lược này trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm. Bộ Thương mại (MOT), VPA Hiệp hội Nhựa, các nhà sản xuất bao bì nhựa Bộ Thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (STAMEQ), Bộ Công nghiệp (MOI) Tổng Cục Tiêu chuẩn và đo lường chất lượng, Bộ Công nghiệp Các đơn vị sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu, kết hợp với các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học ở Việt Nam Các đơn vị sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu, Hiệp hội Nhựa Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội -MOLISA (Cục đào tạo hướng nghiệp), Hiệp hội Nhựa Hiệp hội Nhựa, Cục Xúc tiến Thương mại Hiệp hội Nhựa, Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Thương mại (Cục Xúc tiến thương mại) và Hiệp hội Nhựa Bộ Công nghiệp Nguồn tài chính từ Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia, phí thành viên của Hiệp hội nhựa. Phí thành viên Hiệp hội Nhựa Nguồn tài chính từ Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia, Các nguồn tài trợ quốc tế, các chính sách của chính phủ Nguồn tài chính của chính phủ, các nguồn tài trợ quốc tế Nguồn tài chính nghiên cứu và phát triển của chính phủ, các nguồn tài trợ quốc tế, các công ty sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu Các đơn vị sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu; các nguồn tài trợ quốc tế (ví dụ Chương trình nâng cao năng lực các nhà xưởng của ILO - ) Nguồn tài chính đào tạo hướng nghiệp của chính phủ, các nguồn tài trợ quốc tế, chương trình đào tạo dạy nghề của Bộ Công nghiệp dành cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ – Chương trình 143 () Phí dịch vụ và phí thành viên hiệp hội, các chính sách của chính phủ giành cho các hiệp hội ngành hàng Cục Xúc tiến Thương mại/ dự án VIE 61/94, các nguồn tài trợ quốc tế, và phí thành viên phục vụ việc thường xuyên cập nhật và quảng bá thông tin Nhà xuất khẩu/ nhà phân phối, phí thành viên Hiệp hội Nhựa Các chính sách của chính phủ Phụ lục 1: Hồ sơ ngành nhựa Việt Nam (Nguồn: Cơ sở dữ liệu về hồ sơ công ty -VPA 2004) Phụ lục 2: PACKit-Mô hình nguyên liệu bao bì-Nhựa, Trung tâm Thương mại Quốc tế-UNCTAD/WTO, cập nhật năm 2005 Bao bì xuất khẩu – Trung tâm Thương mại Quốc tế Phụ lục 3: Sự phát triển FIBC và các thị trường Thị trường EU (Nguồn: Hội thảo FIBC Thế giới lần thứ 4. Amsterdam, Hà Lan -19/11/2004) Các nhà cung cấp, nhập khẩu FIBC của EU, 1996-2003 Thổ Nhĩ Kỳ Tổng 115,037 tấn Tổng 115,037 tấn Phần Lan Bun-ga-ri Ấn Độ Thái Lan Việt Nam In-đô-nê-xia Trung quốc Các nhà cung cấp FIBC cho EU Nguồn : ErtuğYAŞAR Tổng NK: 149,044 Pháp Italia Hà Lan Anh Đan Mạch Tây Ban Nha Úc Đức Thuỵ Điển Nguồn : ErtuğYAŞAR Nhập khẩu FIBC của EU, 1996-2003 Nguồn : ErtuğYAŞAR Thị trường Hoa Kỳ (Nguồn: William Atkinson. Purchasing 13/7/2006) Sức mua các loại bao bì lớn vẫn mạnh. Theo nghiên cứu của Freedonia, nhu cầu của Hoa Kỳ đối với bao bì lớn loại mềm vẫn có thể sẽ tăng 3,4% mỗi năm lên mức 7 tỷ USD vào năm 2009. Những tiến triển theo chiều hướng tốt sẽ đem lại lợi ích cho ngành sản xuất và hoạt động bán lẻ. Mức tăng trưởng cao nhất có thể sẽ thuộc về mặt hàng màng mỏng và FIBC. Kim ngạch nhập khẩu FIBC sẽ tăng đáng kể trong năm 2009 trong khi xuất khẩu tiếp tục giảm do hầu hết các cơ sở sản xuất sản phẩm này đã được chuyển ra nước ngoài. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với bao bì lớn loại mềm Nhu cầu đối với bao bì lớn loại mềm (triệu USD) Mặt hàng 1999 2004 2009 2014 Nhu cầu chung $4.829 $5.930 $7.010 $8.450 Các bao tải vận chuyển 2.295 2.330 2.550 2.800 Màng mỏng 1.140 1.805 2.385 3.110 Băng dính 618 745 805 975 Tấm lót trống/ hộp/thùng 481 675 805 995 FIBC 85 255 335 430 Mặt hàng khác 110 120 130 140 Nguồn: Nhóm Freedonia Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với bao bì lớn, bền chắc Nhu cầu đối với bao bì lớn, bền chắc (đơn vị: triệu USD) Mặt hàng 1999 2004 2009 2014 Nhu cầu chung $4. 060 $4.995 $5.995 $7.210 Trống 1.285 1.390 1.475 1.565 Thùng 930 1.250 1.520 1.870 Container đựng nguyên liệu 740 990 1.295 1.680 Các loại hộp lớn 710 815 935 1.065 RIBCs 395 550 770 1.030 Nguồn: Nhóm Freedonia Phụ lục 4: Các trang web tham khảo Các trang web thương mại toàn cầu Các trang web ngành nhựa Hiệp hội nhựa Sài Gòn, Việt Nam Thông tin ngành nhựa, mục thông tin ngành bao bì Sách hướng dẫn về nhựa sinh học có thể phân huỷ Cổng thông tin ngành bao bì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược xuất khẩu ngành Ngành bao bì nhựa Việt Nam 2007-2010.doc
Luận văn liên quan