Đề tài Chiến lược xuất khẩu rau quả của Việt Nam – thực trạng và giải pháp (nghiên cứu điển hình tại tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam – Vegetexco)

Để tất cả cán bộ của Tổng công ty có thể tiếp cận được tình hình thị trường thế giới, rất cần có sự hỗ trợ của Tổng công ty để họ được cập nhật thông tin. Đó là điều kiện để họ có thể có được những quyết định sắc bén trong kinh doanh. Như vậy, Tổng công ty tuỳ thuộc vào điều kiện của mình có thể cung cấp cho đội ngũ cán bộ các loại báo chí, thông tin thị trường, thậm chí thời gian và phương tiện để truy cập vào mạng thông tin toàn cầu internet. Có như thế mới cải thiện được tình trạng thiếu thông tin, mới nâng cao được trình độ nhận thức cũng như tay nghề của cán bộ trong Tổng công ty.

pdf98 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược xuất khẩu rau quả của Việt Nam – thực trạng và giải pháp (nghiên cứu điển hình tại tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam – Vegetexco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, về phương diện này, thị trường rau quả khá khác biệt so với nhiều loại nông sản khác. Một mặt xuất khẩu rau quả chế biến ít rủi ro hơn so với rau quả tươi do sản phẩm có thể để được lâu hơn, ít hư hỏng và chi phí vận chuyển cũng thấp hơn vì không yêu cầu cao về bảo quản lạnh. Thêm vào đó, rau quả chế biến cũng có thể dễ dàng xuất khẩu tới các thị trường ở xa nguồn cung cấp sản phẩm. Rau quả chế biến cũng tiện dụng cho người tiêu dùng. Một ưu điểm nữa là công đoạn chế biến các loại rau quả nói chung không quá phức tạp và không đòi hỏi chi phí quá cao, hầu như chỉ cần thái nhỏ và qua sấy khô, muối, đóng hộp hoặc hấp chín rồi đóng thành gói, đưa qua đông lạnh là có thể xuất khẩu được. Tuy nhiên, các nước đang phát triển khó có thể cạnh tranh với các nước phát triển về xuất khẩu rau quả chế biến. Theo Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), việc xuất khẩu rau quả chế biến (đóng hộp, sấy khô, đông lạnh) sang các nước phát triển gặp phải một số khó khăn như sau: - Thuế suất nhập khẩu ở các nước phát triển thường cao hơn đối với sản phẩm chế biến so với sản phẩm tươi. - Tính lợi thế về quy mô của ngành công nghiệp chế biến rau quả là rất đáng kể. Để có thể cạnh tranh được đối với những mặt hàng này thì buộc phải đàu tư vào Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 68 - những nhà máy có qui mô lớn, vùng nguyên liệu tập trung và cơ sở hạ tầng thích hợp. - Thị trường các sản phẩm chế biến như rau quả đóng hộp đã tương đối bão hòa ở các nước phát triển do người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm tươi có giá trị dinh dưỡng cao. - Mặt khác, trừ cây dứa và một số ít cây khác đặc biệt trồng chủ yếu để chế biến (như lạc tiên), thì hầu hết các loại rau quả là để ăn tươi mới đúng giá trị của nó. Nhìn chung các loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao hơn khi tiêu dùng ở dạng tươi với điều kiện phảI đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Do vậy, rau quả tươi thường có đơn giá cao hơn so với ở dạng chế biến. Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng ở các nước hiện nay là gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm rau quả tươi. 1.2 Sự phát triển của thị trường thực phẩm hữu cơ Theo nghiên cứu về thị trường rau quả hữu cơ của FAO, tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ tăng lên ở phần lớn các nước. Khối lượng rau quả hữu cơ tăng trung bình từ từ 20 -30% trong khoảng 5 năm trở lại đây. Những nước tiêu thụ rau quả hữu cơ cao nhất là Anh và Italia. Nghiên cứu ở nhiều nước phát triển cũng cho thấy tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ đang ngày càng tăng. Hiện nay, chủ yếu rau quả hữu cơ có nguồn gốc trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước láng giềng. Đặc biệt tại Nhật Bản Và Hoa Kỳ, người tiêu dùng có xu hướng chỉ tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ trong nước. Vì vậy, để xuất khẩu vào các thị trường này các nước cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động marketing nhằm thay đổi quan điểm của người tiêu dùng. Những nhu cầu này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà nhập khẩu, các nàh xuất khẩu,các nhà bán buôn, các nhà bán lẻ. Do đó, các nhà xuất khẩu có thể sử dụng các nhãn chất lượng để giúp người tiêu dùng làm quen với các loại rau quả hữu cơ nhập khẩu. Nhu cầu rau quả hữu cơ của các nước phát triển ngày càng tăng lên mở ra các cơ hội phát triển xuất khẩu rau quả của các nước đang phát triển. Chính phủ nhiều nước đã thực hiện các chương trình trợ giúp nông dân để chuyển sang sản Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 69 - xuất sản phẩm hữu cơ. Dự báo sản xuát rau quả hữu cơ của các nước đang phát triển sẽ tăng lên trong vài năm tới. 1.3 Xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ Theo Hiệp định Nông nghiệp trong khuôn khổ WTO và các thảo thuận đa phương, song phương khác, thuế nhập khẩu đối với quả tươi cũng như quả chế biến đã giảm đi đáng kể, nhưng thay vào đó, nhiều rào cản nhập khẩu mới được các nước nhập khẩu áp dụng thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn VSATTP... Theo báo cáo thống kê của FAO thì có đến trên 80% thương vụ xuất khẩu rau quả tươi trên thế giới gặp khó khăn do những nguyên nhân liên quan đến rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu. Các Hiệp định tự do thương mại khu vực đang phát triển nhanh chóng với các thoả thuận ưu đãi song phương cũng đang tạo ra những rào cản đối với xuất khẩu của các nước không tham gia các hoạt động này, tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng và rào cản khó vượt qua đối với nhiều nước đang phát triển. 2. Triển vọng thị trƣờng rau quả thế giới 2.1 Thị trường rau Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA - Nguồn: Đề án phát triển rau, quả hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư... tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2005 – 2020, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA, nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22 – 23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ tăng khoảng 22 – 23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7 – 8%. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000 – 2004. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 70 - Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8% năm. Các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada... vẫn là khu vực nhập khẩu rau chủ yếu nhưng về phía cung, vai trò của các nước đang phát triển, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu trong việc cung cấp các loại rau tươi trái vụ. 2.2 Thị trường quả nhiệt đới Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo với tốc độ tăng trưởng 8%. Nhập khẩu toàn cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn năm 2010, trong đó 87% (3,8 triệu tấn) là nhu cầu nhập khẩu của các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70% tổng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu. EU vẫn là khu vực nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới với Pháp là thị trường tiêu thụ chính và Hà Lan là thị trường trung chuyển lớn nhất Châu Âu. Ngoài Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông cũng là những thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn. Dứa vẫn là loại quả nhiệt đới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn dự báo nhưng tốc độ giao dịch xoài đang có xu hướng tăng nhanh hơn. Nhập khẩu dứa sẽ tăng 6% trong giai đoạn dự báo, chiếm 42% tổng lượng giao dịch quả nhiệt đới thế giới so với 50% của năm 1998/2000. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu dứa tươi lớn nhất, chiếm 46% tổng lượng nhập khẩu dứa thế giới. Nhập khẩu xoài dự báo sẽ đạt 1,5 triệu tấn trong năm 2010, trong đó nhập khẩu của EU dự báo đạt 514 000 tấn, tăng 15,7%. Mặc dù Pháp, Anh và Hà Lan vẫn là những nước nhập khẩu chính nhưng nhập khẩu của Tây Ban Nha có xu hướng tăng mạnh, đưa nước này trở thành nước nhập khẩu quan trọng trong những năm tới. Nhập khẩu xoài của Hoa Kỳ dự báo cũng sẽ tăng khoảng 7%, đạt 450 000 tấn vào năm 2010. Nhập khẩu quả bơ dự báo sẽ đạt 712 000 tấn vào năm 2010, tăng 8% trong giai đoạn dự báo. Tỷ trọng của các nước phát triển trong tổng nhập khẩu đạt khoảng 86%, giảm nhẹ so với năm 1998/2000. Nhập khẩu của các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng 14%, chủ yếu là nhập khẩu vào các nước Mỹ Latinh và Caribê. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 71 - Hoa Kỳ và Pháp vẫn là những nước nhập khẩu quả bơ lớn nhất thế giới, chiếm 29% và 19% tổng lượng nhập khẩu quả bơ toàn cầu năm 2010. Sản xuất quả bơ của Hoa Kỳ sẽ chỉ tăng 2% trong giai đoạn dự báo, không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu vào nước này dự báo sẽ tăng tới 11%, lên 205 000 tấn vào năm 2010. Nhập khẩu đu đủ dự báo sẽ tăng 8,3%, đạt 336 000 tấn vào năm 2010. Các nước đang phát triển chiếm tới 29,5% tổng lượng nhập khẩu, tương đương với 99.000 tấn, trong đó, châu Á - Thái Bình Dương chiếm 87% nhập khẩu của các nước đang phát triển. Hoa Kỳ vẫn là nước nhập khẩu đu đủ lớn nhất thế giới với lượng nhập khẩu đạt 161.000 tấn, chiếm 48% tổng nhập khẩu đu đủ toàn cầu năm 2010. 2.3 Thị trưòng quả có múi Sản xuất tăng nhanh trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm đã gây sức ép lên giá cả các loại quả có múi tươi cũng như chế biến, làm giảm các diện tích trồng mới trong thời gian qua. Vì vậy, tốc độ tăng sản lưọng vẫn sẽ ở mức thấp trong thời gian tới. Sao Paolo của Braxin và Florida của Hoa Kỳ vẫn là những khu vực cung cấp quả có múi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sản lượng quýt của Tây Ban Nha và sản xuất cam quýt của Trung Quốc dự báo cũng sẽ tăng nhanh trong khi sản xuất của các nước Mỹ Latinh dự báo cũng sẽ tiếp tục tăng nhưng ở mức độ chậm hơn. Sản xuất và tiêu thụ quả có múi ở châu Á cũng có triển vọng tăng lên, tuy nhiên, nhu cầu chủ yếu được đáp ứng từ nguồn cung cấp nội địa, tỷ trọng tham gia vào thị trường thế giới vẫn sẽ khá hạn chế. Tại châu Phi, sản xuất quả có múi chủ yếu chỉ được phát triển tại các nứơc ven Địa Trung Hải và Nam Phi. 2.4 Chuối Nhập khẩu chuối toàn cầu dự báo sẽ đạt 14,3 triệu tấn năm 2010, thấp hơn 4% so với tổng lượng xuất khẩu chuối do những hao hụt trong quá trình vận chuyển. Nhập khẩu chuối vào các nước đang phát triển và đang chuyển đổi sẽ tăng mạnh Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 72 - hơn ở các nước phát triển, đưa tỷ trọng cảu các nước này trong tổng lượng nhập khẩu toàn cầu từ 25% hiện nay lên gần 50% vào năm 2010. Nhập khẩu chuối của các nước phát triển dự báo sẽ tăng 1-2%/năm trong những năm tới. Nhập khẩu của Hoa Kỳ và Canada dự báo sẽ đạt 4,6 triệu tấn vào năm 2010 so với mức 4,3 triệu tấn của năm 2003, nhưng tỷ trọng của hai nước này trong tổng lượng nhập khẩu giảm từ 30% xuống còn 32% trong cùng giai đoạn. Nhập khẩu chuối vào Nhật Bản dự báo sẽ tăng khoảng 0,7%/năm, lên 1,1 triệu tấn vào năm 2010, chủ yếu là nhập khẩu từ Philippin. Lộ trình bãi bỏ hạn chế đối với nhập khẩu chuối của EU vào năm 2006 là yếu tố quan trọng đối với triển vọng thị trường chuối thế giới. Dự báo, cùng với chính sách mở cửa thị trường, nhập khẩu chuối của EU năm 2010 sẽ đạt khoảng 3,9 triệu tấn, tăng 25% so với thập kỷ trước. Nhập khẩu chuối vào các nước đang phát triển sẽ tăng mạnh trong giai đoạn dự báo, trong đó các nước Đông Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất – 5,8%/năm . Việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO sẽ khuyến khích nhập khẩu chuối vào thị trường này. Dự báo, nhập khẩu chuối của các nước Đông Á sẽ đạt 1,3 triệu tấn vào Năm 2010. Nhập khẩu vào các nước Trung và Đông Âu dự báo sẽ tăng 20%, lên 900.000 tấn và nhập khẩu vào khu vực Đông Âu dự báo sẽ đạt 700.000 tấn vào năm 2010 nhờ giá giảm và những cải thiện trong hệ thống phân phối chuối của các nước này. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN 1. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu tại Tổng công ty * Nâng cao nhận thức của tất cả các bậc quản lý trong doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược kinh doanh xuất khẩu nói riêng. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi nó quyết định toàn bộ quá trình hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp. Mỗi cán bộ quản lý, đặc biệt các nhà quản lý cấp cao cần xác Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 73 - định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu đối với hiệu quả hoạt động xuất khẩu và sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó có sự quan tâm thích đáng tới công tác này. Bên cạnh đó, các nàh lãnh đạo cũng cần nắm vững các nội dung và cách thức xây dựng chiến lược, tránh tình trạng xây dựng chiến lược theo thói quen, làm giảm hiệu quả và gây lãng phí các nguồn lực. * Định hướng đúng chiến lược kinh doanh xuất khẩu. Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích những cơ hội và thách thức trên thị trường, nắm vững những điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, những điều kiện cụ thể về tiềm lực của Tổng công ty và xu hướng vận động được dự báo của thị trường trong tiến trình hội nhập quốc tế. Vì vậy để định hướng đúng chiến lược, việc phân tích môi trường cần phải được thực hiện nghiêm túc, chính xác. Chỉ có định hướng kinh doanh xuất khẩu một cách đúng đắn và phù hợp thì mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. * Lựa chọn chiến lược kinh doanh xuất khẩu chính xác. Việc lựa chọn các phương án chiến lược là một vấn đề quan trọng và quyết định chính đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Điểm quan trọng khi lựa chọn chiến lược xuất khẩu là chiến lược được lựa chọn phải phù hợp với các điều kiện của môi trường trong và ngoài nước, ngoài ra chiến lược cần bám sát các chức năng, nhiệm vụ, chính sách và khả năng trình độ mọi mặt của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn 2001 – 2010, giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam, Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có cơ hội chuẩn bị và trang bị cho mình các điều kiện, phương tiện cần thiết tạo thế và lực đủ sức bước vào cạnh tranh thực sự trong hội nhập khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn này, Tổng công ty thực sự bắt đầu thoát khỏi sự bao bọc của Nhà nước, tự mình cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tiềm lực vốn và quy mô kinh doanh có hạn, thị trường xuất khẩu chưa nhiều, khách hàng không ổn định, hàng hoá còn nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã, chất lượng thấp... Tuy có nhiều hạn chế như vậy, song Tổng công ty lại phải cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trong và Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 74 - ngoài nước để tồn tại và đứng vững. Bởi vậy, áp dụng chiến lược cạnh tranh xuất khẩu là phù hợp đối với điều kiện của Tổng công ty hiện tại. Chiến lược cạnh tranh xuất khẩu bao gồm cả 3 loại chiến lược cạnh tranh cơ bản: dẫn đầu về chi phí, khác biệt hoá sản phẩm và trọng tâm hoá. Đối với Tổng công ty Rau quả, nông sản, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là chiến lược cốt lõi nhất trên cơ sở phát huy những lợi thế của mình, tạo nên giá trị riêng cho sản phẩm, từ đó mới tạo được chỗ đứng vững chắc của sản phẩm cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. * Cần tuân thủ đầy đủ các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu. Tránh tình trạng khi xây dựng chiến lược xuất khẩu là đưa ra mục tiêu và một số biện pháp như hiện nay, mà cần phải tuân thủ đầy đủ các bước. Trong mỗi giai đoạn cụ thể, Tổng công ty cần tuân thủ triệt để các bước sau trong xây dựng chiến lược xuất khẩu cho mình: - Nghiên cứu thị trường trong nước, tìm ra mặt hàng xuất khẩu có lợi nhất - Nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm ra thị trường tiềm năng cho hàng hoá của mình - Nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh - Xác định vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường cạnh tranh - Nghiên cứu điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp - Xác định nhân tố tiềm năng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp - Lựa chọn chiến lược tối ưu - Phân bổ nguồn lực thực hiện chiến lược - Kiểm tra và đánh giá chiến lược xuất khẩu thông qua toàn bộ qua trình * Áp dụng phương pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp. Lựa chọn phương pháp xây dựng chiến lược phù hợp đảm bảo khả năng thực thi của chiến lược trong thực tiễn. Hiện nay, trên thế giới phổ biến có hai phương pháp xây dựng. Một là do người đứng đầu đưa ra những ý tưởng, định hướng chiến lược và Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 75 - bộ phận chức năng giúp việc cho người đứng đầu sẽ thực hiện và áp dụng cho toàn doanh nghiệp. Thứ hai là người đứng đầu đưa ra một khoảng thời gian và triển khai tới từng cá nhân, mỗi người tính toán và xác định kế hoạch chiến lược của phần việc của mình ở doanh nghiệp trong suốt khaỏng thời gian đó. Phương pháp này tạo sự hứng thú trong việc thực kế hoạch chiến lược và như vậy tính khả thi của chiến lược sẽ cao hơn. Với điều kiện hiện tại của Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nên áp dụng kết hợp cả hai phương thức này vừa tạo sự thống nhất, đồng thời cũng khuyến khích mỗi cá nhân sáng tạo trong công việc, nâng cao năng suất làm việc. * Nhà quản lý cần hình thành nên một thói quen, phương pháp chiến lược xuất khẩu một cách thường xuyên và khoa học. Thói quen này trước hết phải xuất phát từ quan điểm của cá nhân nhà lãnh đạo về tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu đối với sự phát triển của mình. Việc xây dựng chiến lược xuất khẩu một cách thường xuyên đảm bảo cho sự phát triển liên tục của doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp phát triển ổn định trong thời gian dài, đồng thời thích ứng kịp thời với những biến đổi trong môi trường kinh doanh, hạn chế tác động của những biến đổi này đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh công tác hoạch định và xây dựng chiến lược, công tác kiểm tra, giám sát chiến lược cũng cần được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc để điều chỉnh kịp thời những hạn chế, đảm bảo quá trình thực hiện chiến lược diễn ra đúng hướng, nâng cao hiệu quả của chiến lược. 2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2010 tại Tổng công ty Để thực hiện các mục tiêu như đã đề ra, chiến lược xuất khẩu của Tổng công ty cần khắc phục những hạn chế như đã phân tích ở phần II của khoá luận này. Người viết dưới đây xin được đưa ra một số kiến nghị cụ thể về hướng khắc phục như sau: 2.1 Hoàn thiện chiến lược mặt hàng xuất khẩu 2.1.1 Cải thiện nguồn hàng xuất khẩu Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 76 - Thứ nhất, rà soát và hoàn thiện lại công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung. Cần xác định quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đồng bộ với mạng lưới các nhà máy chế biến. Dựa vào lợi thế của từng địa phương, từng vùng, cần rà soát lại để bố trí đủ diện tích trồng rau quả, nhất là đối với các vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện quy hoạch “động”, gắn quy hoạch với chuyển đổi cơ cấu cây trồng; kết hợp thâm canh tăng vụ, nhất là các vùng trồng rau, nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Trách nhiệm quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá trước hết thuộc về các địa phương, nhưng TCT phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cùng với các đơn vị thành viên chủ động xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh lớn, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu các nhà máy chế biến. Thực tế cho thấy, vấn đề nguyên liệu cho nhà máy không chỉ là trách nhiệm của một phía, mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, từ người nông dân, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật… cũng như giữa các ngành Nông nghiệp, Kế hoạch, Tài chính, Khoa học công nghệ, Thương mại, Giao thông… Tập trung phát triển các loại nguyên liệu rau quả tại vùng nguyên liệu ở tất cả các đơn vị chế biến, phấn đấu cung cấp trên 60% nhu cầu nguyên liệu cho các dây chuyền chế biến rau quả. Trọng tâm quy hoạch vùng sản xuất hướng vào những loại rau quả có lợi thế. Trước mắt, cần quy hoạch bổ sung kịp thời vùng nguyên liệu trồng dứa, cà chua, đáp ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, với mong muốn tối thiểu là dứa đạt 60%, cà chua đạt 40-50% công suất thiết kế. Tiếp tục triển khai thực hiện quyết định 80/2002-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản qua hợp đồng cho nông dân. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của các đơn vị thành viên, các đơn vị cần phối hợp với các địa phương, với người trồng nguyên liệu để có cơ chế đầu tư và giá thu mua thích hợp, nhằm khuyến khích người trồng trọt yên tâm sản xuất, tạo niềm tin và sự hợp tác lâu dài trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và của người trồng nguyên liệu thông qua các hợp đồng kinh tế. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 77 - Thứ hai, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và đưa vào vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để khắc phục và hạn chế tính mùa vụ của nguyên liệu rau quả. Thực hiện biện pháp này sẽ cho phép hạn chế tính thời vụ trong khâu chế biến, qua đó góp phần cải thiện hệ số sử dụng công suất thực tế còn rất thấp của các nhà máy chế biến hiện nay. Thứ ba, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao chất lượng rau quả xuất khẩu. Các hộ nông dân ở các cùng trồng rau quả tập trung, trong quá trình phát triển sản xuất đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về chăm sóc vườn cây, bảo vệ cây trồng chống sâu bệnh... Tuy nhiên, những kiến thức thâm canh tổng hợp theo qui trình kỹ thuật tiên tiến, đôi khi chưa được các hộ tiếp thu và áp dụng, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Rau quả nước ta chưa đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm "sạch", còn tình trạng tưới tiêu, bón phân không đúng qui định, tạo nên nhiều độc tố tồn đọng trong rau quả. Để đảm bảo chất lượng, cần áp dụng các biện pháp thâm canh đối với từng loại rau quả: - Đối với rau, để đảm bảo chất lượng rau sạch, vùng trồng rau sạch cần được quy hoạch cụ thể về đất đai, thuỷ lợi, có nguồn nước sạch không bị nhiễm các chất thải độc hại. - Đối với quả, cần thực hiện các biện pháp thâm canh như thực hiện đúng mật độ trồng, thực hiện đúng chế độ bón phân, đặc biệt là phân hữu cơ, thực hiện phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM); thực hiện công nghệ nông nghiệp sạch; mở rộng diện tích tưới nước cho cây ăn quả. Thứ tư, đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch. Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, cần đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch (bảo quản và chế biến). Ngành chế biến rau quả đã hình thành và phát triển trên 30 năm. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các nhà máy chế biến đã ở trong tình trạng lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu. Để nâng cao sức cạnh tranh của rau quả trên thị trường thế giới, cần triển khai việc đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có và xây dựng mới theo hướng: Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 78 - - Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng qui mô tương xứng với nhu cầu chế biến. - Xây dựng một số nhà máy chế biến đặt tại vùng nguyên liệu đã được qui hoạch (ví dụ: xây dựng nhà máy chế biến quả đặt tại vùng quả Lục Ngạn - Hà Bắc, nhà máy chế biến rau quả vùng chuyên canh rau Vạn Đông...). Tuỳ qui mô chế biến lớn hay nhỏ mà ứng dụng công nghệ chế biến từ thủ công tới hiện đại cho phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến (bảo quản lạnh và lạnh đông, đóng hộp, sấy khô, muối chua, muối mặn...). Nơi chế biến có thể tại gia đình nông hộ, tại nơi sản xuất, tại các vùng chuyên canh rau quả hay tại các xí nghiệp chế biến rau quả. Cần chú ý khi xây dựng nhà máy chế biến rau quả đặt tại vùng nguyên liệu, nên tính đến khả năng chế biến các sản phẩm khác thời vụ để tận dụng công suất máy. - Làm tốt công tác bảo quản rau quả: Đối với rau quả, trong tương lai nhu cầu xuất khẩu tươi chiếm tỉ trọng lớn. Do vậy việc đầu tư cho công nghệ bảo quản tươi là rất quan trọng. Những giải pháp đặt ra đối với vấn đề này là kết hợp xử lý bảo quản tại vùng nguyên liệu, tại cơ sở chế biến gần vùng nguyên liệu, tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, tại các kho cảng bến bãi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại rau quả để vừa giữ được chất lượng rau quả, vừa giảm tỉ lệ hư hao, hạ giá thành sản phẩm. Cần áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm cổ truyền về bảo quản rau quả kết hợp với từng bước áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại (như xử lý hoá học, lý học, sinh học) vào bảo quản rau quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong khi thời gian cung cấp rau quả cho thị trường xuất khẩu đòi hỏi kéo dài. 2.1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống Bên cạnh việc không ngừng đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, Tổng công ty cần đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh cho những sản phẩm truyền thống đã được khách hàng biết đến từ lâu nhằm tạo dựng vị thế vững chắc của sản phẩm Tổng công ty trên thị trường. Có thể nêu ra đây một số biện pháp cụ thể nhưu sau: * Nâng cao chất lượng sản phẩm Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 79 - Đối với rau quả - một mặt hàng rất dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản tốt, nhất là rau quả tươi. Riêng rau quả chế biến thì chất lượng của nó phụ thuộc vào việc quản lý theo các tiêu chuẩn chất lượng. Đối với Tổng công ty Rau quả Nông sản - là một Tổng công ty thực hiện đồng thời cả ba khâu của quá trình sản xuất, từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào - đến chế biến - và kinh doanh; tức là hoạt động sản xuất mang tính khép kín (nông nghiệp – công nghiệp chế biến – kinh doanh xuất nhập khẩu ). Do đó, muốn có sản phẩm có chất lượng tốt đòi hỏi phải làm tốt ngay từ khâu sản xuất nông nghiệp, phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chu trình sản xuất tươi, bảo quản lâu, vận chuyển xa và tuổi thọ tiêu thụ kéo dài, sử dụng công nghệ chế biến hiện đại để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Tóm lại, để có sản phẩm chất lượng cao, Tổng công ty nên thực hiện tốt các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng như ISO, HACCP, đặc biệt nên áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng toàn diện TQM – Total Quality Manegment. Tiêu chuẩn này yêu cầu Tổng công ty phải làm đúng mọi việc ngay từ khâu đầu tiên, tức là khâu nghiên cứu để tìm ra giống tốt, khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào, khâu sản xuất và chế biến cho đến khâu tiêu thụ, phân phối sản phẩm. áp dụng TQM, Tổng công ty sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí do giảm được các chi phí về sai hỏng, chi phí về giải quyết khiếu nại… Mặt khác, giữ vững được uy tín sản phẩm của Tổng công ty góp phần làm tăng khả năng tiêu thụ, giữ vững và mở rộng thị trường, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty. * Đổi mới mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm Bao bì của sản phẩm là một nhân tố góp phần bảo vệ an toàn về số lượng, chất lượng cho sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động của nhân viên bán hàng. Mặt khác bao bì cũng là một hình thức quảng cáo hết sức hiệu quả. Trước đây, bao bì của Tổng công ty cũng chưa được chú ý nhiều, chủ yếu nhập từ nước ngoài về với giá thành rất cao, làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm, dẫn tới giá thành sản phẩm cao. Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, để cạnh tranh được với các đối thủ khác thì tất cả các khâu cần được chú trọng, kể cả bao bì. Bao bì, mẫu mã của Tổng công ty tạo ra đẹp mắt sẽ tạo được sự chú ý Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 80 - của bạn hàng nước ngoài và lòng tin của họ, hỗ trợ rất nhiều cho công tác tiêu thụ hàng hoá. Vì thế, Tổng công ty nên đa dạng hoá hình thức mẫu mã, loại hình kích thước cũng như chất lượng bao bì tuỳ theo chất lượng sản phẩm. Đó là những yếu tố rất cần thiết trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với bao bì bên ngoài: trước đây, Tổng công ty thường dùng thùng carton thì bây giờ có thể sử dụng thêm các chất liệu khác như thùng xốp, và kích thước có thể thay đổi theo từng mặt hàng. Đối với sản phẩm đồ hộp Tổng công ty thường dùng lọ thuỷ tinh, sắt thì bây giờ có thể dùng thêm hộp nhựa, như thế vừa rẻ hơn lại vừa tiện lợi… Đối với sản phẩm đông lạnh và gia vị Tổng công ty cần cải tiến bao bì túi nhỏ dễ sử dụng, mẫu mã phải hấp dẫn. Ví dụ, sản phẩm chuối sấy trước đây Tổng công ty sử dụng túi 5kg, 2kg, 1kg thì bây giờ nên có túi nhỏ hơn như 500 gr, 200 gr… vì người tiêu dùng, nhất là những người tiêu dùng lần đầu thường có tâm lý mua những túi nhỏ để thử nghiệm. Như vậy, trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thì đổi mới mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm là việc làm không thể không quan tâm. * Sử dụng nhãn hiệu Hiện tại, Tổng công ty thường sử dụng nhãn hiệu của nhà phân phối – nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng, việc sử dụng nhãn hiệu của Tổng công ty – VEGETEXCO sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Tổng công ty. Nó không những tạo nên uy tín của Tổng công ty trên thị trường, mà một mặt nào đó nó còn là tem đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Với những sản phẩm trên bao bì in nhãn hiệu của Tổng công ty, địa chỉ và các thông tin liên quan… đòi hỏi Tổng công ty phải có trách nhiệm cao hơn với sản phẩm. Tuy nhiên nếu chất lượng của một loại sản phẩm nào đó không đảm bảo, thì việc in nhãn hiệu của mình lên sản phẩm có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của các dòng sản phẩm khác, các dòng sản Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 81 - phẩm tiếp theo của Tổng công ty. Do đó, trước mắt, Tổng công ty nên cân nhắc và xem xét những sản phẩm nào có thế mạnh thì nên gắn nhãn hiệu VEGETEXCO. Làm như thế vừa phát huy được thế mạnh của mình, vừa tận dụng được ảnh hưởng, uy tín của các nhà phân phối trong việc tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Hoàn thiện chiến lƣợc thị trƣờng xuất khẩu 2.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường Như đã đề cập ở trên, công tác nghiên cứu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng chiến lược xuất khẩu cho doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên năng động, các yếu tố của thị trường biến đổi không ngừng, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Vì vậy, muốn xây dựng một chiến lược xuất khẩu phù hợp, việc nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường là vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết. Theo kinh nghiệm của một số nước kinh doanh thành đạt trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Tổ chức này có nhiệm vụ: - Thu thập thông tin về cung, cầu, giá cả, thị hiếu tiêu thụ, dung lượng, khả năng cạnh tranh đối với từng nhóm hàng, mặt hàng. - Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: số lượng, chất lượng, giá cả, thị hiếu. - Cung cấp thông tin đã xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo, làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. - Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể... tới người sản xuất, giúp họ định hướng sản xuất lâu dài, ổn định, có căn cứ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Cung cấp thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội trợ, triển lãm quốc tế. Giúp họ hiểu rõ về sản phẩm Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 82 - Hiện nay, có rất nhiều cách mà thông qua đó Tổng công ty có thể có được những thông tin cần thiết về thị trường: * Nguồn ghi chép nội bộ. Đây là nguồn cung cấp thông tin về thị trường hết sức chính xác, hơn nữa chi phí ít, lại đơn giản. Tuy nhiên nguồn ghi chép nội bộ chưa cho phép Tổng công ty có cái nhìn bao quát tổng thể thị trường khu vực và thế giới. Tổng công ty có thể thu thập thông tin từ các báo cáo về đơn đặt hàng, tình hình tiêu thụ, giá cả, mức dự trữ… * Nguồn qua sách báo, ấn phẩm. Đây là một trong những nguồn mà từ trước tới nay VEGETEXCO rất hay sử dụng để thu thập thông tin. Thông qua những sách báo chuyên ngành, tạp chí, các báo cáo của Chính phủ, Bộ Thương Mại, đặc biệt qua mạng Internet Tổng công ty có thể có những thông tin mới nhất hàng ngày. Tổng công ty cũng cần tham gia hội chợ triển lãm trong nước và các nước trong khu vực nhằm giới thiệu mặt hàng kinh doanh và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới cho mình. * Tổng công ty nên đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh ở những thị trường nước ngoài trọng điểm. Các đại diện này ngoài việc giúp Tổng công ty trong giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng tại khu vực đó, còn cung cấp thông tin chính xác cho công tác nghiên cứu thị trường. Song để công tác nghiên cứu thị trường đạt kết quả, việc thu thập thông tin chính xác, tránh lãng phí, doanh nghiệp luôn phải xem xét mục tiêu trong khi tiến hành nghiên cứu và thu thập thông tin. 2.2.2. Hoàn thiện kênh phân phối Trong chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công là việc lựa chọn kênh phân phối. Một sản phẩm dù có chất lượng cao có giá thấp hơn và các điều kiện mua bán tương đương so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh cũng khó có thể thâm nhập vào một thị trường nếu không có kênh phân phối phù hợp. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 83 - Hiện tại, Tổng công ty đang sử dụng hai kênh bán hàng chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu qua trung gian. Xuất khẩu trực tiếp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với thị trường, từ đó nắm bắt được những thay đổi của thị trường, thị hiếu, nhu cầu để từ đó thích ứng được các hoạt động marketing cho phù hợp. Tuy nhiên, xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi đầu tư nguồn lực lớn đặc biệt là nguồn nhân lực và nguồn tài chính, trong khi các đơn vị thành viên vẫn trong tình trạng thiếu vốn và phải đi vay lãi ngân hàng; trình độ của cán bộ nhân viên còn hạn chế chưa thực sự ngang tầm với đòi hỏi của thị trường. Xuất khẩu qua trung gian và gián tiếp tiêu thụ hàng hoá ra thị trường nước ngoài là kênh phân phối được dùng phổ biến hơn cả tại các doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức xuất khẩu này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các nguồn lực trong phân phối mà vẫn đạt được mục tiêu tăng khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức phân phối này, doanh nghiệp thường phải xuất khẩu dưới thương hiệu của đối tác phân phối, khi đó doanh nghiệp chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận mà không đạt được mục tiêu nâng cao hình ảnh, giá trị thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Tổng công ty cần có biện pháp kết hợp hai hình thức phân phối này một cách thích hợp nhằm đạt được cả hai mục tiêu thị phần và giá trị thương hiệu. Muốn vậy, cần nghiên cứu kỹ thị trường xuất khẩu, đặc biệt là hệ thống phân phối của thị trường để tìm ra phương thức phân phối thích hợp nhất. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng cần cân đối các nguồn lực của mình, tiếp tục sử dụng kênh trung gian ở một mức độ phù hợp để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tiến tới dần chuyển sang kênh trực tiếp nhằm đạt mục tiêu cao nhất trong xuất khẩu. Trong hoạt động phân phối, dù sử dụng kênh phân phối nào, công ty cũng cần kiểm soát quá trình tiêu thụ cho tới người tiêu dùng cuối cùng thì mới có thể hoàn thiện và đảm bảo chiến lược xuất khẩu của mình có tính cạnh tranh hơn. 2.2.3. Hoàn thiện công tác xúc tiến xuất khẩu Để thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trên thị trường nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt ngày nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 84 - tiềm lực vốn đủ để xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Trong điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, Tổng công ty cần làm tốt những công việc sau: * Đầu tư cho hoạt động tiếp thị, thường xuyên cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài tham gia hội thảo, triển lãm ... thông qua đó học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt được nhu cầu thực tế, tìm kiếm bạn hàng trong kinh doanh xuất nhập khẩu. * Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở một số thị trường chính để xúc tiến kí kết các hợp đồng, đồng thời tổ chức tiêu thụ sản phẩm. * Tăng cường các biện pháp giao tiếp, khuyếch trương như quảng cáo sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm quốc tế, hội nghị khách hàng nhằm tăng lượng thông tin về rau quả Việt Nam tới khách hàng. Tổ chức các hoạt động chào hàng như cử nhân viên chào hàng đến tận nơi tiêu thụ (khách sạn, nhà hàng lớn) để tăng lượng rau quả xuất khẩu tại chỗ. Có thể chào hàng thông qua sách, báo, tạp chí cung cấp các thông tin cho khách hàng. Đồng thời, tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng như thay đổi hình thức làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn, khuyến khích mua hàng và giới thiệu sản phẩm... * Đầu tư thiết kế và quản trị Website của Tổng công ty trở thành một công cụ xúc tiến thương mại điện thực sự đắc lực. Cần cải tiến hình ảnh, cấu trúc, thông tin, cùng các tiện ích kỹ thuật khác của trang web giúp khách hàng có được công cụ dễ dàng và hiệu quả nhất để tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ của Tổng công ty. Bên cạnh đó, cần tiến hành quảng bá cho trang web thông qua việc đăng ký tại các cổng thương mại điện tử của ngành và của chính phủ, tạo đường link từ các trang web quen thuộc tới trang của Tổng công ty nhằm giúp khách hàng biết đến và truy cập . Cần có chuyên viên kỹ thuật thực hiện công việc quản trị cho trang tin, tránh tình trạng xây xong để đấy, vừa không mang lại hiệu quả vừa gây lãng phí nguồn lực. * Tổng công ty cần thống nhất với các đơn vị thành viên khi thực hiện xuất khẩu phải lấy thương hiệu chung của Tổng công ty hiện nay. Khi đó, bất cứ sản phẩm nào của các đơn vị thành viên đều phải in thương hiệu của Tổng công ty và Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 85 - chỉ cần ghi tên đơn vị sản xuất cũng như các tiêu chí liên quan bằng chữ. Ngoài ra, bất cứ sản phẩm nào của các đơn vị thành viên đều phải ghi địa chỉ trang web của Tổng công ty vào nhãn mác của sản phẩm. làm được điều này, Tổng công ty sẽ tạo được một lợi thế mới khi thực hiện chiến lược xuất khẩu. 2.2.4 Hoàn thiện chính sách giá Các khu vực thị trường khác nhau có các phản ứng khác nhau với từng mức giá. Chính vì lý do đó mà Tổng công ty cần có một chính sách giá hoàn thiện và đầy đủ để có thể phù hợp với các thị trường khác nhau của mình. Tổng công ty cần phân các khu vực thị trường ra làm hai loại: * Những thị trường nhạy cảm về giá * Những thị trường ít nhạy cảm về giá Phân loại như trên chỉ là tương đối bởi giá vẫn là một trong những yếu tố quyết định đến sức tiêu thụ của bất cứ hàng hoá nào. Không thể nói có khu vực thị trường không nhạy cảm về giá (điều này chỉ xảy ra với một số ít mặt hàng ở một số rất ít đối tượng khách hàng). Tuy nhiên, phân loại như trên để dễ có chính sách phù hợp và có thể tạm chấp nhận được. Đối với khu vực thị trường nhạy cảm về giá (các nước phát triển như Châu Phi, Mỹ Latinh, một số nước Đông Âu, Nam Á, Trung Quốc, và một phần ở các nước phát triển...) thì giá bán cần đảm bảo thấp đến mức có thể. Đối với các thị trường này, cần thực hiện triệt để chiến lược chi phí thấp. Theo đó những chi phí tốn kém như quảng cao rầm rộ, tiếp thị mạnh mẽ có thể xem xét để cắt giảm đến mức thấp nhất có thể, công cụ cạnh tranh lúc này tập trung chủ yếu là cạnh tranh về giá. Trong từng khu vực cũng cần có những biểu giá so sánh với các đối thủ cạnh tranh để có thể điều chỉnh kịp thời với mức biến động giá của thị trường. Tuy nhiên, chi phí thấp không có nghĩa là chất lượng sản phẩm vì thế không cần đảm bảo, chất lượng là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu trong tất cả mọi khu vực thị trường. Đối với các khu vực thị trường ít nhạy cảm về giá như ở một bộ phận thị trường các nước phát triển, không nên tập trung mạnh vào việc giảm chi phí mà nên Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 86 - tập trung vào đẩy mạnh công tác tiếp thị, xúc tiến bán hàng. Cụ thể như một số thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản..., việc khó khăn nhất không phải là hạ giá thành mà là phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, Tổng công ty cần có những chi phí hợp lý trong khâu sản xuất để đáp ứng các yêu cầu này. Nếu đạt các yêu cầu thì việc xuất sang các thị trường trên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chính sách giá áp dụng cho khu vực thị trường này sẽ được áp dụng linh hoạt tuỳ theo từng thị trường cụ thể. 2.3. Giải pháp phát triển các nguồn lực thực hiện chiến lược xuất khẩu 2.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực Hầu hết các giải pháp được nêu ra có được thực hiện hiệu quả hay không, về cơ bản đều phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn. Ngay cả với hoàn cảnh môi trường chính sách, môi trường pháp lý cởi mở thuận lợi, thì việc khai thác triệt để những thuận lợi đó, biến những thuận lợi đó thành sức sản xuất cụ thể, là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Trong phần đầu của khoá luận này đã trình bày và phân tích những lợi thế cơ bản của sản xuất và xuất khẩu rau quả nước ta, lợi thế cơ bản nhất là lợi thế về điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, tài nguyên thiên nhiên không có gì là vô hạn, và một vấn đề đặt ra đó là xu hướng giảm sút nhanh chóng các lợi thế về điều kiện tự nhiên. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, những lợi thế về điều kiện tự nhiên sẽ mất dần, dù ta có khai thác hay không. Ngành rau quả là một ngành kinh tế kỹ thuật nên cán bộ sau khi ra trường muốn làm tốt công việc trong ngành cần được đào tạo thêm về chuyên ngành rau quả. Mặt khác, với các sinh viên mới ra trường, thường mới chỉ được trang bị hệ thống kiến thức kinh tế và kinh doanh cơ bản. Song thực tế kinh doanh lại muôn hình vạn trạng, do vậy Tổng công ty cần dành thời gian thoả đáng để đào tạo bổ sung những cán bộ trẻ được đào tạo chính quy và được tuyển dụng vào doanh nghiệp. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 87 - Trong tình hình chung của nước ta, đội ngũ cán bộ đương chức có ít nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, đa phần lại được đào tạo theo hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Những kiến thức về kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường thường chưa được bổ sung, hoặc nếu có thì cũng chắp vá, không hệ thống. Tình trạng đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, Tổng công ty phải tạo điều kiện cho số cán bộ này được đi đào tạo lại tại các trường lớp cơ bản. Để tất cả cán bộ của Tổng công ty có thể tiếp cận được tình hình thị trường thế giới, rất cần có sự hỗ trợ của Tổng công ty để họ được cập nhật thông tin. Đó là điều kiện để họ có thể có được những quyết định sắc bén trong kinh doanh. Như vậy, Tổng công ty tuỳ thuộc vào điều kiện của mình có thể cung cấp cho đội ngũ cán bộ các loại báo chí, thông tin thị trường, thậm chí thời gian và phương tiện để truy cập vào mạng thông tin toàn cầu internet. Có như thế mới cải thiện được tình trạng thiếu thông tin, mới nâng cao được trình độ nhận thức cũng như tay nghề của cán bộ trong Tổng công ty. Tóm lại, đào tạo đội ngũ cán bộ là công việc thường xuyên, lâu dài của Tổng công ty. Tuy nhiên, làm được như vậy sẽ phải tốn một khoản chi phí đầu tư. Và để tránh tình trạng cán bộ sau khi được đào tạo sẽ chuyển sang một doanh nghiệp khác (đặc biệt là với các sinh viên mới ra trường), do vậy, cũng rất cần có cơ chế thích hợp để ràng buộc các cán bộ đã đựơc Tổng công ty đào tạo phải làm việc cho doanh nghiệp trong một thời hạn tối thiểu nào đó. Trong trường hợp cán bộ không thực hiện đúng cam kết, họ sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Đó là cách đặt vấn đề hợp lý để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên: Doanh nghiệp và người lao động có trình độ chuyên môn. 2.3.2. Giải pháp về vốn và tài chính Yêu cầu về vốn để thực hiện chiến lược xuất khẩu là rất lớn. Để đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh xuất khẩu rau quả, cần phải có các giải quyết về tài chính. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 88 - Để có đủ vốn kinh doanh, Tổng công ty cũng nên áp dụng một số biện pháp sau: * Tăng cường huy động vốn tự có của Tổng công ty, tăng nguồn vốn lưu động * Huy động vốn trong cán bộ công nhân viên toàn Tổng công ty với lãi suất hợp lý không những đáp ứng nhu cầu về vốn cần thiết mà còn tạo ra sự gắn bó trách nhiệm của cán bộ với Tổng công ty. * Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá tại Tổng công ty, thực hiện lộ trình đưa cổ phiếu các đơn vị lên niêm yết tại thị trường chứng khoán nhằm huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước. * Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức trong nước, của chính phủ và các tổ chức nước ngoài khác. * Vay vốn tín dụng của Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn vay vốn của các tổ chức tín dụng khác như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân. * Thu hút đầu tư nước ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 89 - KẾT LUẬN Xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế Thế giới đang mở ra vô số cơ hội đồng thời cũng đặt ra muôn vàn thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành rau quả nói riêng. Là một ngành sản xuất truyền thống, có nhiều lợi thế so sánh so với các nước trong khu vực, song trong thời gian qua sự phát triển của ngành rau quả Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của đất nước. Chính vì lý do đó, việc xây dựng chiến lược xuất khẩu trong điều kiện mới qua đó xác định hướng đi đúng đắn và tổ chức các nguồn lực nhằm phát huy cao nhất mọi lợi thế, tạo bước đột phá trong xuất khẩu đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Thông qua việc đi sâu phân tích ví dụ điển hình tại Tổng công ty Rau quả nông sản, một doanh nghiệp đầu mối trong xuất nhập khẩu rau quả cảu nước ta, Khoá luận đã chỉ ra những vấn đề cơ bản trong công tác nghiên cứu và triển khai xây dựng chiến lược xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam, đồng thời trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Tổng công ty cũng như của toàn ngành rau quả Việt Nam trong giai đoạn mới. Khoá luận này được hoàn thành bởi những kiến thức được tích luỹ trong suốt hơn bốn năm học, niềm say mê và tinh thần trách nhiệm của một sinh viên năm cuối Trường Đại học Ngoại thương. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, tài liệu thu thập và khả năng nghiên cứu, Khoá luận không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 90 - Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo ThS. Bùi Liên Hà và các cán bộ, nhân viên Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu – Tổng công ty Rau quả, nông sản đã giúp đỡ em hoàn thành Khoá luận này. *** **** **** *** Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 91 - DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN Hình 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổng công ty Rau quả, nông sản Bảng 1: Các sản phẩm Rau quả xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Tổng công ty giai đoạn 2003 - 2006 Bảng 3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả của Vegetexco trong những năm gần đây Bảng 4: Tình hình xuất khẩu vào một số thị trường chính của Tổng công ty giai đoạn 2003 - 2006 Bảng 5: Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín Bảng 6: Một số chỉ tiêu tài chính của Côgn ty mẹ Bảng 7: Mục tiêu xuất khẩu vào một số thị trường chính của Tổng công ty Rau quả, nông sản giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 8: Mục tiêu xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Tổng công ty Rau quả, nông sản giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 9: Bố trí sản xuất rau quả cho xuất khẩu tươi Bảng 10: Các thị trường mục tiêu và các sản phẩm chủ lực Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 92 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. PGS.TS. Nguyễn Thành Độ và TS. Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội – 2002 2. PGS.TS. Lê Văn Tâm, Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê - 2000 3. Nguyễn Cảnh Chắt, Chiến lược kinh doanh (Tài liệu biên dịch), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2006 4. Stephen P. Robbins, Mary Coulter..., Quản trị học, người dịch: TS. Ngô Quý Nhâm, Đại học Ngoại thương Hà Nội. 5. Luận án Tiến sĩ: Chiến lược kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam , Nguyễn Văn Hồng, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội 6. Viện nghiên cứu Thương mại – Bộ Thương mại, Thị trường xuất khẩu rau quả - Nhà xuất bản Thống kê - 2006 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010. 8. Bộ Thương mại, Đề án phát triển xuất khẩu rau, quả đến 2010 9. Báo Đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam, báo Tin tức và sự kiện năm 2006, 2007 10. Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn, Tạp chí Hội nhập và phát triển, số 17, 21,23,25/2007. 11. Tổng công ty Rau quả Việt Nam, Dự án phát triển của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến năm 2000 và 2010. 12. Tổng công ty Rau quả Nông sản, Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động 1988- 2002. Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT Khoá luận tốt nghiệp - 93 - 13. Tổng công ty Rau quả Nông sản, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2003-2006. Tiếng Anh: 14. Athur. A. Thompson & A. J. Strickland, Strategic Management, Richard. D. Irwind Publisher, USA – 1994 15. Philip Kotler, Marketing Management, Prentice Hall Publisher, USA – 2002 16. Carl Long and Mary Vicker – Kosh, Organization dynamics margazine, Summer 1995 17. H.D.Evans, Comparative advantage and growth, Harvester Wheatsheaf-1989 Website: 18. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam : 19. Bộ Thương mại: 20. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 21. Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn: 22. Thông tấn xã Việt Nam: 23. Website tìm kiếm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3756_9137.pdf
Luận văn liên quan