Vấn đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp luôn
luôn là một trong những vấn đề rất nhạy cảm trong quản lý tài chính của các
doanh nghiệp vì nó động chạm trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể tham gia
phân chia kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế trê n
TTCK thế giới cho thấy chính sách chi trả cổ tức của công ty có ảnh hưởng
lớn đến giá cổ phiếu cũng như sự tăng trưởng của công ty niê m yết. Trong khi
đó, với TTCK Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ và một số công ty niê m
yết cũng như nhiều nhà đầu tư chưa hiểu hết tầm quan trọng của nó. Kinh
nghiệm quản trị các CTCP trên thế giới cho thấy, chính sách cổ tức phải có
tính ổn định, không thay đổi thất thường và phải đặc biệt thận trọng trước khi
quyết định thay đổi một chính sách cổ tức này bằng chính sách cổ tức khác
86 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho những khó
khăn sắp tới. Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp đang nhận thức rất rõ. Vì
vậy, trả cổ tức bằng tiền mặt khiến cho doanh nghiệp càng thêm khó khăn khi
đi tìm thêm nguồn vốn. Một nguyên nhân nữa là đối với các doanh nghiệp
vẫn đang thực sự “ăn nên làm ra (dù có thể không bằng năm trƣớc) nhƣng giá
cổ phiếu đang bị giảm mạnh, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, tuy hơi khó khăn
nhƣng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên: doanh nghiệp và cổ đông. Trả cổ tức
bằng cổ phiếu vẫn giúp doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ, tăng vốn
điều lệ để mở rộng thêm các hạn mức cho vay hay huy động vốn (đối với
51
ngành ngân hàng),…. Sâu xa hơn, việc trả cổ tức này sẽ gia tăng giá trị cho cổ
đông trong tƣơng lai, vẫn dựa trên hiệu quả kinh doanh của chính doanh
nghiệp.
2.2. Đánh giá tình hình chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên Trung
tâm giao dịch chứng khoán HOSE
2.2.1. Kết quả đạt đƣợc
Qua việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên Trung tâm giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, một điểm chung dễ nhận thấy là
hầu hết các công ty đều cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định qua các năm.
Việc duy trì một mức cổ tức ổn định đã đem lại lợi ích cho cả công ty và cổ
đông. Về phía các cổ đông, việc duy trì một chính sách cổ tức ổn định là một
dấu hiệu lạc quan cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả do đó dòng
thu nhập của họ trong tƣơng lai cũng đƣợc ổn định. Về phía công ty, việc duy
trì một chính sách cổ tức ổn định tạo điều kiện cho công ty có những định
hƣớng, chiến lƣợc phát triển lâu dài, có mục tiêu, chính sách cụ thể, ít bị tác
động bởi những biến động đột ngột của môi trƣờng xung quanh. Bên cạnh đó,
chiến lƣợc ổn định cổ tức cũng giúp cho thành phần cổ đông của công ty ổn
định hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công ty. Nhìn chung, chính
sách cổ tức của các công ty niêm yết đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định
sau:
2.2.1.1. Duy trì một chính sách cổ tức ổn định là một trong những yếu tố quan
trọng làm cho hình ảnh của công ty đẹp hơn trong mắt các nhà đầu tƣ
Trong những năm qua, ngoài một số công ty niêm yết có chiến lƣợc chi
trả cổ tức bằng cổ phiếu thì hầu hết các công ty khác đều duy trì một mức cổ
tức tiền mặt ổn định. Chính sách cổ tức ổn định đƣợc thực hiện nhằm mục
đích giúp doanh nghiệp duy trì vị thế của mình trong ngành bằng cách gia
tăng hiệu quả hoạt động và làm hài lòng các cổ đông với khoản cổ tức nhận
52
đƣợc hàng năm. Các nhà đầu tƣ mua cổ phần của những công ty này bởi vì
đây là những cổ phiếu có rủi ro thấp, đồng thời họ cũng đƣợc thoả mãn nhu
cầu về thu nhập hiện tại với thu nhập ổn định từ cổ tức. Bên cạnh đó, với mức
cổ tức ổn định, giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giữ đƣợc ở vị trí cao do các nhà
đầu tƣ có khuynh hƣớng đánh giá cao hơn số cổ tức mà họ chắc chắn nhận
đƣợc. Với tỷ lệ chi trả cổ tức cao, luôn quan tâm đến hình ảnh của mình trên
thị trƣờng, CTCP Cơ điện lạnh (REE), CTCP sản xuất kinh doanh và xuất
nhập khẩu Bình Thạnh Gilimex (GIL) có mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt
cao, cổ phiếu của chúng luôn đƣợc giao dịch với giá khá cao trên thị trƣờng.
Bên cạnh đó, với thu nhập từ cổ tức cao, các cổ đông dễ dàng tìm kiếm cơ hội
để tái đầu tƣ thu nhập từ cổ tức, và họ có thể đầu tƣ vào chính công ty mình
hoặc đa dạng hoá danh mục đầu tƣ vào các loại chứng khoán hay hình thức
đầu tƣ khác.
2.2.1.2. Các công ty niêm yết đã có những phản ứng linh hoạt với tình hình
thị trƣờng
Trong tình hình TTCK từ cuối năm 2007 suy giảm trong thời gian dài
với cƣờng độ mạnh khiến cho DN gặp nhiều khó khăn trong việc đƣa ra các
phƣơng án huy động vốn, nhiều công ty đã nắm bắt đƣợc tình hình thị trƣờng
tài chính nên đã đƣa ra những phƣơng án linh hoạt, để vừa có vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh mà vẫn làm thoả mãn yêu cầu của các nhà đầu tƣ.
Nếu nhƣ năm 2006, khi TTCK vẫn trong cơn sốt của sự lên giá, nhà
đầu tƣ cá nhân mua cổ phiếu chủ yếu quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận từ
chênh lệch giá nhiều hơn là hƣởng cổ tức, do vậy phƣơng án chia cổ tức bằng
cổ phiếu đƣợc các nhà đầu tƣ đón nhận nồng nhiệt, thì từ cuối năm 2007, thị
trƣờng đi xuống nên cổ đông của hầu hết các doanh nghiệp đều không mặn
mà với phƣơng án trả cổ tức bằng cổ phiếu. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp
đã chọn phƣơng án 50/50. Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ dầu khí (mã chứng
53
khoán PVD) đã quyết định chia cổ tức năm 2007 bằng một phần tiền mặt và
một phần cổ phiếu. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 124,27 tỷ đồng, PVD đã
đƣa ra phƣơng án chia một phần cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ,
nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất-kinh doanh cũng nhƣ đầu tƣ của Tổng
công ty. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện nay với giải pháp
thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, PVD đã chia cổ tức năm 2007 vừa
bằng tiền mặt, vừa bằng cổ phiếu để có lợi cho cả DN và nhà đầu tƣ. Đối với
cổ đông, số lƣợng phát hành cổ phần hợp lý và phát hành cho cổ đông hiện
hữu đƣa vào TTCK sẽ không ảnh hƣởng nhiều đến thị giá cổ phiếu. Đối với
tổng công ty, trong tình hình tài chính khó khăn nhƣ hiện nay với chi phí vốn
tăng cao, việc giữ lại một phần dòng tiền từ lợi nhuận dùng để chia cổ tức
thông qua việc phát hành cổ phiếu để bổ sung vào nguồn vốn đầu tƣ đƣợc
xem là phƣơng án hiệu quả, giảm nhu cầu vay vốn và tăng lợi nhuận cho
Tổng công ty.
Tuy nhiên, cũng có những DN dự báo trƣớc tình hình nên đã thay đổi
kế hoạch trả cổ tức bằng tiền thay vì trả bằng cổ phiếu để tránh làm loãng giá
cổ phiếu. CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk- mã chứng khoán VNM) đã thông
qua việc chi cổ tức năm 2007 là 29% bằng cả tiền mặt và cổ phiếu.
2.2.2. Hạn chế
Do hình thức CTCP vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam và thực sự cũng
chƣa phát huy đƣợc hết thế mạnh của nó, do đó việc đƣa ra chính sách cổ tức
tại một số CTCP chƣa thực sự hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất cho các
doanh nghiệp. Qua việc chi trả cổ tức của các doanh nghiệp một điều dễ nhận
thấy là hầu hết các doanh nghiệp vẫn chƣa chủ động xây dựng đƣợc một
chính sách cổ tức để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Bản thân việc chia cổ tức có nghĩa là các cổ đông ngồi lại bàn bạc và
xác định lợi nhuận sẽ đƣợc phân chia nhƣ thế nào. Vấn đề quan trọng là phân
54
chia lợi nhuận phải phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển của từng
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần vốn đầu tƣ, đặc biệt là trong trƣờng hợp
các doanh nghiệp mới, đang phát triển, thì nên tăng phần lợi nhuận giữ lại và
chia cổ tức ít đi; khi doanh nghiệp đã ổn định thì nâng mức cổ tức lên cao,
thậm chí là rất cao. Phần lớn các CTCP ở Việt Nam đều gặp khó khăn trong
việc đƣa ra các quyết định chính sách cổ tức. Ngoài những công ty niêm yết
có chính sách chi trả cổ tức rõ ràng nhƣ REE, SACOM,… đã tạo đƣợc sự tin
tƣởng nhất định và định hƣớng rõ ràng cho công chúng đầu tƣ, thì tại một số
công ty khác, việc chi trả cổ tức của họ lại theo xu thế chung, ý thức cũng nhƣ
khả năng thực hiện chiến lƣợc quản lý tài chính và xây dựng chính sách chi
trả cổ tức còn nhiều hạn chế, mức chi trả cổ tức thƣờng theo xu thế bình quân
của thị trƣờng qua các năm. Vì vậy, các công ty chỉ chú ý đến tỷ lệ chi trả, tuy
nhiên với tỷ lệ chi trả đó thì mức lợi nhuận cổ tức phải thanh toán thƣờng rất
cao trong tổng số lợi nhuận sau thuế mà công ty thu đƣợc. Tuy nhiên với
chiến lƣợc phát triển dài hạn, lợi nhuận trả cổ tức cao, phần thu nhập để lại
sau thuế sẽ giảm đi đáng kể, nếu công ty có nhu cầu tái đầu tƣ, mở rộng sản
xuất, kinh doanh để tăng trƣởng thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.2.2.1. Việc chi trả cổ tức của các công ty thƣờng không đƣợc xây dựng trên
cơ cấu vốn của doanh nghiệp và nhu cầu vốn đầu tƣ
Một nghịch lý đối với các CTCP ở Việt Nam là phải thoả mãn nhu cầu
cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tƣ phát triển. Nguồn vốn của một doanh
nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Hầu hết các doanh nghiệp hiện
nâng vốn thông qua việc nâng vốn vay, thƣờng bằng cách vay ngân hàng
(việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp là rất hiếm). Đây là một cách thức
không an toàn, thậm chí có thể biến doanh nghiệp thành “con nợ”, doanh
nghiệp sẽ phải chịu áp lực lãi suất rất lớn.
55
Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đều chƣa xây dựng đƣợc
một cấu trúc vốn tối ƣu cho doanh nghiệp mình, họ không biết xây dựng cấu
trúc vốn của doanh nghiệp nhƣ thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân
hàng bao nhiêu để có thể tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, các
quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp không dựa trên một cấu trúc vốn
hợp lý. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp niêm yết thƣờng có xu hƣớng muốn duy trì mức cổ tức cao để tạo lòng
tin cho nhà đầu tƣ mặc dù lẽ ra họ cần thực hiện tái đầu tƣ, mở rộng để đẩy
mạnh quá trình tích luỹ vốn, nhằm gia tăng giá trị của mình. Với xu hƣớng lên
giá cổ phiếu chung của thị trƣờng hiện tại, mức chia cổ tức không hoàn toàn
dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp, ví dụ
nhƣ các NHTMCP có mức chia cổ tức trên 50% đều dựa vào các khoản thặng
dƣ do giá bán cổ phiếu chênh lệch với mệnh giá cho các cổ đông chiến lƣợc
trong và ngoài nƣớc, hoặc cho chính các cổ đông hiện hữu. Điều này lại càng
khiến cho giá cổ phiếu của Ngân hàng gia tăng giá trị với mức cổ tức khá hấp
dẫn. Tuy nhiên, đến lúc cơ cấu vốn ổn định tại mức quy định của NHNN hoặc
tại mức mà năng lực của chính các ngân hàng cho phép thì việc duy trì đƣợc
mức cổ tức cao và ổn định là một thách thức lớn đối với hoạt động kinh
doanh.
2.2.2.2. Các CTCP phần lớn đều chịu sức ép từ mức chi trả cổ tức cao
Đa số các CTCP hoạt động hiệu quả đều có chính sách trả cổ tức bằng
tiền mặt ở mức cao trong những năm qua, phổ biến từ 12%-30%/vốn điều lệ
và chiếm khoảng 30%-80% của lợi nhuận sau thuế. Trong điều kiện TTCK
hiện nay thì việc duy trì tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao cũng có
nhiều hạn chế. Hầu hết các công ty niêm yết ở Việt Nam đều đang trong giai
đoạn phát triển, nền cần tập trung vốn để đầu tƣ cho các dự án đem lại hiệu
quả kinh tế hơn là cố gắng duy trì một tỷ lệ trả cổ tức ổn định để chiều lòng
56
các nhà đầu tƣ. Với mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao nhƣ vậy, vốn
tích luỹ của các công ty sẽ bị giảm do phải dùng lƣợng tiền mặt để phân phối
cho các cổ đông. Điều này rất mạo hiểm và mức cổ tức đó có thể sẽ là gánh
nặng, khiến nhiều doanh nghiệp không còn nguồn vốn cần thiết để tái đầu tƣ,
phát triển hoạt động kinh doanh, do đó tốc độ đầu tƣ vào các dự án cũng bị
ảnh hƣởng. Hơn nữa, việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao, làm tổng số
tiền thanh toán cổ tức càng lớn đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô
lớn, cũng có thể làm tăng các khoản vay ngân hàng và nhƣ vậy tổng số tiền lãi
vay cũng tăng lên, làm giảm lợi nhuận sau thuế.
Không thể phủ nhận sự kỳ vọng của cổ đông vào mức cổ tức cao là
hoàn toàn hợp lý, song cổ tức cao không đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp cao. Nhƣ vậy, doanh nghiệp nào không chi trả cổ tức không
có nghĩa là doanh nghiệp đó không có khả năng tạo ra lợi nhuận hoặc đang
làm ăn thua lỗ. Hầu hết các nhà đầu tƣ khi rót vốn vào một CTCP thông qua
mua cổ phần hoặc mua cổ phiếu trên TTCK đều nhìn vào mức cổ tức mà công
ty đó trả. Đó là tâm lý dễ hiểu của những cổ đông đầu tƣ ngắn hạn, coi việc
mua cổ phần tƣơng tự nhƣ gửi tiền tiết kiệm. Tâm lý này thể hiện rõ nhất
trong ĐHCĐ của công ty, nơi các cổ đông đặt ra mục tiêu với HĐQT. Do vậy,
hầu hết các công ty đều cố gắng duy trì một mức cổ tức cao và ổn định để
chiều lòng các nhà đầu tƣ. Đây thực sự là sức ép rất lớn cho ban quản trị
doanh nghiệp.
2.2.2.3. Việc chi trả cổ tức cao ở mức cao đƣợc các công ty sử dụng nhƣ là
một công cụ để đánh bóng hình ảnh của công ty mình
Cổ tức là phần chia lợi nhuận cho các cổ đông, sau khi trừ đi các nghĩa
vụ với nhà nƣớc và trích lập các quỹ theo quy định trong điều lệ công ty. Mức
cổ tức cao nhƣ vậy dễ đồng nghĩa với mức lợi nhuận cao. Một doanh nghiệp
trả cổ tức cao cũng đƣợc coi là một doanh nghiệp “ăn nên làm ra” và HĐQT
57
có năng lực. Đối với doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTCK, mức cổ tức
cũng là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua bán của nhà đầu tƣ mới,
ngoài các đánh giá về tiềm năng tăng, giảm giá cổ phiếu. Đối với các nhà đầu
tƣ này, nắm giữ cổ phiếu trong khi chƣa có cơ hội bán ra để hƣởng chênh lệch
giá thì việc hƣởng cổ tức hoàn toàn giống nhƣ gửi tiết kiệm. Mức cổ tức càng
cao thì nhà đầu tƣ càng có lợi. Một cổ phiếu có mức cổ tức không cao thƣờng
đƣợc đánh giá thấp và có tính thanh khoản kém. Chính cách đánh giá này đã
biến chính sách cổ tức ở không ít doanh nghiệp trở thành công cụ để đánh
bóng hình ảnh. Ở đây có sự mâu thuẫn trong việc theo đuổi quyền lợi giữa đôi
bên: doanh nghiệp và cổ đông. Mâu thuẫn này xuất phát từ sự khác biệt trong
chính mục tiêu đầu tƣ giữa các cổ đông lớn (gắn liền lợi ích của doanh nghiệp
với lợi ích của chính mình trong dài hạn) và cổ đông nhỏ (cổ đông tạm thời,
mang tính chất đầu tƣ ngắn hạn) của cùng một công ty, và sâu xa hơn đó là sự
hạn chế trong trình độ phân tích đánh giá của các nhà đầu tƣ. Nhiều nhà đầu
tƣ chỉ quan tâm đến các thông tin về chi trả cổ tức hơn là các thông tin về tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, rất nhiều các công ty nhận thức rõ
đƣợc điều này, họ thƣờng đƣa ra các mức cổ tức hấp dẫn nhằm tạo cảm giác
“hoạt động hiệu quả”, tạo tâm lý an toàn trong ngƣời lao động. Tuy nhiên, với
một mức trả cổ tức cao nhƣ vậy, cổ đông đƣợc hƣởng lợi nhƣng cơ hội tăng
trƣởng của doanh nghiệp là rất thấp, thậm chí còn để lại gánh nặng nợ nần.
Hiện nay cũng chƣa có tiền lệ hay quy định nào xử lý các HĐQT sử dụng cổ
tức nhƣ một cách thức để xoa dịu cổ đông khi công ty kinh doanh kém hiệu
quả.
2.3. Nguyên nhân
Chính sách cổ tức đƣợc coi là một trong những quyết định chủ yếu
trong quản trị tài chính của CTCP bởi điều này ảnh hƣởng rất lớn đến sự sống
còn của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đang gặp
58
phải khó khăn trong việc đƣa ra các quyết định chính sách cổ tức. Hiện nay,
Nhà nƣớc chƣa có một hệ thống các quy định hƣớng dẫn về lợi nhuận sau
thuế và chi trả cổ tức đối với CTCP, chính sách cổ tức chỉ đƣợc quy định
trong Luật Doanh nghiệp, trong khi đó, đôi khi lại can thiệp quá sâu vào
quyền quản trị kinh doanh của công ty. Hầu hết các CTCP ở Việt Nam vẫn
chỉ áp dụng phƣơng thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt, làm hạn chế khả năng
tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tƣ mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bên
cạnh đó chính sách cổ tức tại không ít doanh nghiệp bị chi phối bởi quyền lợi
cục bộ của một nhóm cổ đông, chƣa thực sự gắn kết và tạo đòn bẩy cho sự
phát triển bền vững của công ty. Thậm chí, ở một số công ty khi đã đƣa ra
điều lệ về chi trả cổ tức rồi nhƣng vẫn không thực hiện nghiêm túc, thiếu quản
lý của cơ quan nhà nƣớc nên dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật.
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
2.3.1.1. Cổ đông – chủ sở hữu công ty chƣa quan tâm đến lợi ích lâu dài
Một vấn đề đáng cảnh báo là phần lớn các cổ đông – chủ sở hữu công
ty đều có tầm nhìn ngắn hạn, họ thƣờng chỉ quan tâm đến lợi ích trƣớc mắt là
tỷ lệ chia cổ tức, mà ít chú ý và phân tích kỹ đến lợi ích lâu dài là chiến lƣợc
phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là một điểm yếu trong đầu tƣ
của phần lớn các cổ đông.
Trong thời gian qua, nhà đầu tƣ Việt Nam có vẻ quan tâm đến các
thông tin về trả cổ tức hơn là các thông tin về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Cổ tức cao luôn làm nức lòng cổ đông, đó cũng luôn là tin
“hot” trên các trang mạng và trên các bản công bố thông tin của các công ty
niêm yết. Tại ĐHCĐ của CTCP Phân đạm và Hoá chất Dầu khí, cả hội trƣờng
1.000 ghế chật kín ngƣời, nhƣng đến phần biểu quyết về phƣơng hƣớng hoạt
động sản xuất kinh doanh sắp tới, chỉ còn khoảng 200 là phiếu tham gia biểu
quyết. Các câu hỏi của cổ đông công ty này cũng phần lớn tập trung vào các
59
vấn đề nhƣ tỷ lệ phân phối lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh năm vừa
qua, làm thế nào nâng cao giá trị của cổ phiếu trên sàn… rất ít câu hỏi đƣợc
cổ đông đƣa ra về chiến lƣợc về chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, đặc biết ít có
ý kiến góp ý HĐQT trong công tác điều hành. ở một số ĐHCĐ khác chẳng có
cổ đông nào phát biểu hoặc có thì chỉ hỏi xoay quanh những vấn đề nhỏ.
2.3.1.2. Trình độ phân tích, đánh giá các quyết định chính sách cổ tức của cổ
đông còn hạn chế
Một thực tế thấy rõ từ các ĐHCĐ là trình độ phân tích đánh giá tình
hình của cổ đông còn rất hạn chế. Tại ĐHCĐ của Công ty cổ phần cao su
Thống nhất, chỉ có vài câu hỏi đƣợc đƣa ra nhƣng lại là những câu hỏi làm
HĐQT chán nản: Số tiền thặng dƣ sau khi đấu giá đi về đâu, số tiền thuế đƣợc
giữ lại tại sao không tính vào lợi nhuận?... Những câu hỏi loại này chỉ cần cổ
đông đọc kỹ trong báo cáo hoặc tham dự đầy đủ các ĐHCĐ là hiểu rõ ngay.
Khi TTCK và thị trƣờng tài chính chƣa rộng mở, phần lớn cổ đông
chƣa hiểu đƣợc vai trò của mình khi cầm là phiếu trên tay. Một số cổ đông
mua cổ phiếu không vì mục đích đầu tƣ dài hạn mà để đầu cơ, nhƣng vì
không bán đƣợc cổ phiếu nên phải làm “cổ đông bất đắc dĩ”. Vì vậy, cần có
nhiều thời gian để cổ đông thật sự ý thức đƣợc vai trò và nâng cao hiểu biết
để phát huy trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng chiến lƣợc phát triển
của công ty. Bản thân các công ty cũng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
chính sách cổ tức và đƣa ra các mức cổ tức cao nhằm thoả mãn nhu cầu của
các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên không phải lúc nào cổ tức cao cũng là điều tốt. Cổ
tức là một trong những chính sách quan trọng của bất kỳ công ty cổ phần đại
chúng nào trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Lãnh đạo doanh nghiệp luôn
cân nhắc thận trọng về chính sách này vì nó phải đáp ứng đồng thời các mục
tiêu: làm hài lòng cổ đông qua việc trả cổ tức định kỳ, đảm bảo luôn có tái
đầu tƣ để phát triển doanh nghiệp. Mức trả cổ tức phải ổn định để dự phòng
60
cho cả những năm kinh doanh không nhƣ mong đợi (vì một khi đã trả cổ tức
cao trong một hay vài năm trƣớc, doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì một mức
cổ tức ổn định để làm yên lòng các nhà đầu tƣ). Trong các mục tiêu trên, mục
tiêu thứ hai là quan trọng nhất. Bản thân doanh nghiệp, hay nói cách khác là
ban lãnh đạo doanh nghiệp- hơn ai hết hiểu rõ những lợi thế và khó khăn của
mình. Họ biết lúc nào công ty cần vốn và cần giữ lại lợi nhuận để bổ sung cho
nguồn vốn của mình, cũng nhƣ lúc nào mới bắt đầu tăng thêm cổ tức cho cổ
đông.
2.3.1.3. Các cổ đông còn thiếu thông tin trên TTCK
Một trong những yêu cầu quan trọng để TTCK hoạt động có hiệu quả,
bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ là thị trƣờng phải minh bạch. Tuy
nhiên, trên TTCK Việt Nam hiện nay, thông tin không đầy đủ và minh bạch
tạo ra những cơ hội thiếu công bằng trên thị trƣờng, giữa lãnh đạo công ty và
cổ đông, giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Phần lớn các nhà đầu tƣ chƣa có
nhiều thông tin về chính bản thân công ty cũng nhƣ tiềm năng phát triển của
những công ty này trong tƣơng lai, điều này gây khó khăn trong việc tạo ra
tính thanh khoản cho cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng và công ty cũng gặp
khó khăn trong việc huy động vốn cổ phần để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Hầu hết các công ty chỉ tạo đƣợc hình ảnh đẹp của mình đối với bộ phận nhỏ
các nhà đầu tƣ quan tâm tới mức chi trả cổ tức tiền mặt hấp dẫn hoặc công ty
đó có thuộc ngành có cơ hội tiềm năng phát triển. Chính vì vậy, thông qua các
thông tin hạn hẹp đó, giá cổ phiếu xác định khó có thể phù hợp với giá trị
thực của công ty, hay rất khó cho việc xác định công ty đang ở vị trí nào trong
chu kỳ phát triển. Cho nên, bản thân về phía các CTCP cũng cần có những nỗ
lực hơn nữa để tiếp cận với TTCK, một sân chơi không thể thiếu đối với các
CTCP
2.3.1.4. Hoạt động quản trị tài chính công ty yếu kém
61
Phần lớn các CTCP ở Việt Nam thƣờng gặp khó khăn, bất cập trong
việc quản trị công ty, đặc biệt là việc đƣa ra các quyết định tài chính. Ở Việt
Nam, hình thức CTCP mới phát triển xuất phát từ chủ trƣơng đa dạng hoá các
thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, nên so với bề dày phát triển của
hình thức này ở nhiều nƣớc phát triển và đang phát triển trên thế giới thì vấn
đề quản trị CTCP vẫn còn khá mới mẻ. Phần lớn các doanh nghiệp đều chƣa
đƣa ra đƣợc một quyết định quản trị phù hợp với tình hình cụ thể của công ty
mình. Điều này là do, việc ra quyết định quản trị trong các CTCP đặc biệt là
các CTCP sau cổ phần hoá còn chịu ảnh hƣởng của cấp trên hoặc một số các
cổ đông lớn mà chƣa thực sự đƣợc thông qua bởi HĐQT và ĐHCĐ, dẫn đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn kém.
Các quyết định về chính sách cổ tức là những quyết định sau một quá
trình kinh doanh nhất định (thực hiện hàng năm), phân bổ kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty, làm tiền đề cho chu kỳ phát triển tiếp theo của bản
thân công ty cũng nhƣ cho các chu kỳ đầu tƣ mới, đóng góp vào sự phát triển
của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của bản thân công ty
thì khi thực hiện các quyết định phân chia lợi nhuận, nhiều công ty cổ phần
vẫn gặp nhiều vƣớng mắc mà bản thân công ty vẫn chƣa tự quyết định đƣợc
hoặc chƣa thực sự tự chủ khi ra các quyết định cho dù các quyết định đó có
lợi cho bản thân công ty. Chúng ta chỉ coi chính sách cổ tức nhƣ là một bộ
phận của chính sách quản lý tài chính của bản thân công ty mà chƣa nhìn
nhận những ảnh hƣởng, tác động của nó tới hoạt động chung của nền kinh tế.
Do đó, cũng có trƣờng hợp công ty tuy không đạt đƣợc mức lợi nhuận đủ để
duy trì mức trả cổ tức nhƣ mong muốn song cũng vẫn tìm kiếm các nguồn
khác để bù vào đó. Làm nhƣ vậy, họ đã đặt lên cao hơn một yếu tố khác - sự
ƣa thích cổ tức của nhà đầu tƣ.
2.3.1.5. Trình độ của đội ngũ quản lý còn yếu kém
62
Phần lớn các doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam đều có “xuất xứ” từ
DNNN sau cổ phần hoá. Trong quản lý các DNNN, ngƣời quản trị không có
lợi ích vật chất gắn với kết quả kinh doanh, họ chỉ là ngƣời đƣợc nhà nƣớc cử
ra để quản lý và kinh doanh vốn của Nhà nƣớc nên mọi quyết định trong
doanh nghiệp đều tuân thủ quy trình hành chính. Các quy trình quản lý và ra
quyết định của DNNN phải qua nhiều thang nấc, qua nhiều khâu, cơ quan phê
duyệt và bản thân ngƣời quản trị doanh nghiệp còn có nhiều cơ hội để tƣ lợi
cá nhân. Sau cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp vẫn dùng mô hình quản lý cũ,
con ngƣời cũ. Chuyển từ DNNN sang, nhiều CTCP vẫn điều hành giống hệt
nhƣ công ty nhà nƣớc, mọi quyết định vẫn nằm trong tay giám đốc, trình độ,
năng lực cán bộ lãnh đạo CTCP hầu hết vẫn không thay đổi. Do vậy, các nhà
quản lý gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản trị công ty. Sau cổ phần hoá,
với năng lực và trình độ quản lý còn hạn chế, chính sách cổ tức là một khái
niệm còn khá mới lạ với họ, hầu hết các nhà quản trị đều chƣa nhận thức đƣợc
hết tầm quan trọng cũng nhƣ những tác động của chính sách cổ tức tới sự phát
triển của các công ty, do vậy chính sách cổ tức mà công ty đƣa ra chƣa thực
sự phù hợp với tình hình cụ thể của công ty.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
2.3.2.1. Thiếu khung pháp lý cho việc thực hiện chi trả cổ tức
Nhìn chung các CTCP và công ty niêm yết ở Việt Nam còn gặp nhiều
vƣớng mắc trong việc đƣa ra các quyết định chính sách cổ tức có lợi cho bản
thân công ty. Đó là do hiện nay chƣa có các chế độ, văn bản pháp quy chuẩn
hƣớng dẫn thực hiện, Luật Doanh nghiệp mới chỉ quy định các CTCP chỉ
đƣợc chia cổ tức khi có lãi. Chính sách cổ tức đƣợc quy định trong điều lệ
hoạt động của công ty và do HĐQT quyết định, do đó, hầu hết các doanh
nghiệp chƣa đƣa ra đƣợc một mức chi trả cổ tức cũng nhƣ hình thức chi trả cổ
tức hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp.
63
Đặc biệt trong chế độ hạch toán kế toán, cơ chế tài chính, do các chuẩn
mực kế toán của Việt Nam chƣa rõ ràng và chƣa phù hợp với bản chất các
khoản hạch toán, cụ thể là tiêu thức phân bổ lợi nhuận chƣa thống nhất với
chuẩn mực quốc tế nên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định
và phân bổ hợp lý kết quả kinh doanh. Việc chi trả cổ tức đƣợc xác định trên
cơ sở lợi nhuận sau khi công ty đã thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nƣớc. Theo chế độ kế toán của Việt Nam, các chi phí khen thƣởng, trích
quỹ phúc lợi,… đƣợc hạch toán vào lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, các chi phí
này nên tách biệt với lợi nhuận do đối với các CTCP thì lợi nhuận thu đƣợc là
kết quả đầu tƣ của cổ đông chứ không phải phần thu nhập chung của ngƣời
lao động và các nhà đầu tƣ. Đây cũng là một điểm bất cập mà các nhà quản lý
và hoạch định chính sách trong CTCP quan tâm.
2.3.2.2. Diễn biến của TTCK và tâm lý của các cổ đông
TTCK Việt Nam mới đi vào hoạt động đƣợc 8 năm, trong suốt thời
gian qua thị trƣờng đã đã có nhiều biến động phức tạp với các giai đoạn thăng
trầm từ lúc phát triển quá nóng tới giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, quy mô của
TTCK hiện nay còn quá nhỏ bé về cả cung và cầu, số lƣợng các công ty niêm
yết có khả năng tài chính tốt còn khiêm tốn, khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng đặc biệt là thị trƣờng nƣớc ngoài về sản phẩm của các công ty còn hạn
chế. Cơ chế quản trị của công ty, chế độ kế toán kiểm toán còn nhiều điểm
chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ chứng
khoán còn mang nặng tính đầu cơ ngắn hạn, thiếu phân tích và dự đoán trên
TTCK Việt Nam, đặc biệt là các thông tin trên thị trƣờng thiếu minh bạch nên
có những ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trƣờng. Chính những
yếu tố không hoàn hảo đó của thị trƣờng đã có những tác động không nhỏ đến
hoạt động và quá trình ra quyết định của các công ty niêm yết. Quá trình ra
quyết định trong đó có các quyết định liên quan đến chính sách chi trả cổ tức
64
của các công ty đều chạy theo xu thế chung của thị trƣờng, phụ thuộc vào tâm
lý của các nhà đầu tƣ. Khi mà thị trƣờng bùng nổ, các cổ đông đều mong
muốn đƣợc nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì phần lớn các công ty đều thực hiện
chính sách chi trả cổ tức để đáp ứng nhu cầu của các cổ đông; đến khi TTCK
đi xuống, cổ đông thích cổ tức bằng tiền mặt thì chính sách cổ tức của công ty
cũng thay đổi. Nhƣ vậy, việc chạy theo tâm lý của các cổ đông khiến cho
chính sách cổ tức của công ty không ổn định; việc xây dựng chính sách cổ tức
không dựa trên điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Trong ngắn hạn,
chính sách cổ tức của công ty có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhà đầu
tƣ, tuy nhiên về lâu dài, việc duy trì chính sách cổ tức nhƣ vậy sẽ có ảnh
hƣởng tới việc tích luỹ đầu tƣ của doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng đến sự phát
triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Chính vì thế, chính sách cổ tức của
các CTCP hiện nay chƣa thực sự hiệu quả và đem lại lợi ích cao nhất cho
công ty cũng nhƣ cho cổ đông của công ty.
65
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ
TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
3.1. Dự báo sự phát triển của các công ty niêm yết
TTCK Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động đƣợc 8 năm. Trong
suốt thời gian hoạt động, TTCK đã đạt đƣợc những thành tựu và khẳng định
bƣớc phát triển hết sức quan trọng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế, cũng nhƣ với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc. Tính đến
nay, TTCK Việt Nam đã có những bƣớc tăng trƣởng mạnh về cả quy mô lẫn
chất lƣợng, vƣợt xa những dự đoán của các nhà quản lý vĩ mô cũng nhƣ
những kế hoạch đề ra cho năm 2010 về giá trị vốn hoá TTCK (15%). Hội
nhập kinh tế quốc tế tiếp tục mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có
TTCK nhiều cơ hội. Cụ thể: Hội nhập WTO trong lĩnh vực tài chính sẽ tạo
điều kiện mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam; cùng với đó,
việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ giúp giảm chi phí nguyên vật
liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm và
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nƣớc. Khi sức ép của hội nhập
khiến hàng rào bảo hộ giảm dần đã buộc các doanh nghiệp và các ngành sản
xuất trong nƣớc phải điều chỉnh, cơ cấu lại để có thể củng cố khả năng cạnh
tranh và đứng vững trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ tại các thị trƣờng
nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, với các biện pháp khuyến khích tự do hoá đầu tƣ
vào thƣơng mại sẽ góp phần tăng cƣờng thu hút vốn nƣớc ngoài vào Việt
Nam, tạo tiền đề và động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
Những hiệu ứng tích cực của việc gia nhập WTO đối với sự tăng trƣởng kinh
tế sẽ tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho ngành dịch vụ tài chính. Đối với
TTCK, nguồn cung hàng hoá rất lớn với việc tiến hành cổ phần hoá và niêm
yết các tập đoàn, công ty nhà nƣớc và các NHTMNN trong năm 2007 sẽ tạo
66
một diện mạo mới cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Sự cạnh tranh và
mở rộng TTCK sẽ có ảnh hƣởng to lớn lên nền tảng văn hoá và quản trị của
các định chế tài chính theo hƣớng minh bạch hơn, đáng tin cậy hơn, đặc biệt
là khi các tổ chức này niêm yết trên TTCK.
“Báo cáo hoạt động TTCK năm 2007, giải pháp phát triển TTCK năm
2008” của UBCKNN, đã đƣa ra một số dự báo TTCK đến năm 2010 nhƣ sau:
Thứ nhất, quy mô TTCK sẽ tăng mạnh trong 4 năm tới với dự báo giá
thị trƣờng cổ phiếu niêm yết có khă năng đạt từ 60-70% GDP năm 2010
Thứ hai, về tổ chức trung gian tài chính trên TTCK:
- Quy mô vốn của các công ty chứng khoán tăng mạnh (bình quân
khoảng 500 tỷ đông/ công ty) và có sự phân hoá rõ rệt giữa nhóm công ty
chứng khoán lớn và công ty chứng khoán quy mô nhỏ.
- Các công ty quản lý quỹ sẽ triển khai nghiệp vụ để tăng khả năng huy
động vốn giữa trong và ngoài nƣớc.
Thứ ba, số lƣợng nhà đầu tƣ có khả năng tăng gấp 2-3 lần hiện nay (đạt
khoảng trên 500 nghìn tài khoản) và có sự gia tăng nhanh nhà đầu tƣ chuyên
nghiệp, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể chiếm tới 5% trong tổng số các nhà đầu
tƣ.
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ở
Việt Nam
3.2.1. Về phía các công ty
Nhìn chung, mỗi một công ty khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng,
hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh và chịu tác động bởi những nhân
tố khác nhau. Trong hoàn cảnh, điều kiện kinh doanh cụ thể, các công ty có
chiến lƣợc và quan điểm kinh doanh riêng của mình. Vì vậy, không thể xây
67
dựng một chính sách cổ tức hay một công thức chuẩn mực chung cho tất cả
các công ty ở mọi thời điểm.
Mục tiêu chính của các công ty là đảm bảo đƣợc nguồn vốn đầu tƣ dồi
dào để phục vụ nhu cầu đầu tƣ mở rộng sản xuất-kinh doanh khi công ty có
nhu cầu, sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho
công ty; bên cạnh đó cũng phải đảm bảo đƣợc một nguồn thu nhập ổn định
cho các cổ đông. Thông qua việc thực hiện chính sách cổ tức, hình ảnh của
công ty sẽ thể hiện qua lợi nhuận và cổ tức mà công ty trả cho cổ đông hàng
năm. Do vậy, chính sách cổ tức của công ty nhƣ là một công cụ đắc lực và
hiệu quả để các nhà đầu tƣ đánh giá tình hình hoạt động cũng nhƣ triển vọng
tăng trƣởng trong tƣơng lai của công ty.
Chính sách cổ tức trên thực tế có tác động đến giá trị công ty và giá cổ
phiếu. Do đó, quyết định chính sách cổ tức là một trong những quyết định
quan trọng của ban quản lý công ty. Việc đƣa ra chính sách cổ tức nhƣ thế
nào là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công ty. Về phía các nhà đầu
tƣ, họ luôn có quan điểm khác nhau về một chính sách cổ tức của công ty.
Làm thế nào để duy trì và ổn định một chính sách trong một thời gian cụ thể
mà thoả mãn đƣợc yêu cầu của tất cả các nhà đầu tƣ luôn là điều khó khăn đối
với công ty. Trong một chừng mực nào đó, chính sách cổ tức của một công ty
không nên thay đổi thƣờng xuyên, cần tập trung vào những vấn đề mà cổ
đông lớn hiện tại quan tâm và hƣớng tới các nhóm nhà đầu tƣ tiềm năng luôn
sẵn sàng đầu tƣ vào công ty. Nhìn chung, chính sách cổ tức của các công ty
niêm yết hiện nay phải dựa trên một cơ cấu vốn hợp lý, vừa đảm bảo một mức
cổ tức ổn định nhằm thoả mãn nhu cầu của các nhà đầu tƣ đồng thời cũng
đảm bảo một tỷ lệ tích luỹ giành cho tái đầu tƣ tạo sự tăng trƣởng ổn định của
công ty trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, để chính sách cổ tức của công ty thực sự
hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất cho công ty và các cổ đông, các công ty
68
cũng phải tăng cƣờng giáo dục, nâng cao nhận thức về quản trị doanh nghiệp
cho những nhà quản lý trong công ty.
3.2.1.1. Chính sách cổ tức phải dựa trên một cơ cấu vốn hợp lý
Với sự phát triển nhanh chóng của TTCK trong những năm gần đây, số
lƣợng các công ty cổ phần tham gia niêm yết trên TTCK liên tục tăng cùng
với những khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu vốn và chính sách cổ tức của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải đƣa ra một
chính sách cổ tức vừa đảm bảo đủ nguồn lực đầu tƣ phát triển lại vừa tạo
đƣợc hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ.
Trong hoạt động kinh doanh, mỗi loại vốn có những đặc điểm khác nhau.
Công ty sử dụng vốn vay phải trả lãi vay cổ định, không phụ thuộc vào kết
quả kinh doanh, nhƣng công ty phải chịu sức ép về hoàn trả lợi gốc và lãi vay
đúng hạn; làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ. Trong khi đó, việc
sử dụng vốn chủ sở hữu công ty không phải đáo hạn vốn gốc, giảm khả năng
rủi ro về nợ. Do đó, công ty cần xem xét đặc điểm của từng loại vốn và từng
giai đoạn kinh doanh để lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, trên cơ sở đó đƣa ra
quyết định chính sách cổ tức cho công ty mình.
3.2.1.2. Chính sách cổ tức phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh
nghiệp
Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 1, chính sách cổ tức của mỗi công ty
cũng phụ thuộc vào việc công ty đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của
mình. Khi ở những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống, mỗi công ty lại có
những đặc điểm khác biệt về các yếu tố nhƣ mức độ tăng trƣởng, tỷ lệ đầu tƣ,
tỷ lệ sinh lời, do vậy, chính sách cổ tức của công ty trong từng giai đoạn cũng
khác nhau. Các công ty với tiềm năng và cơ hội đầu tƣ đã đạt tới điểm bão
69
hoà, năng lực cạnh tranh còn hạn chế thƣờng thực hiện chính sách cổ tức với
tỷ lệ chi trả tiền mặt cao mà phần lợi nhuận để lại có tỷ lệ thấp. Với những
công ty mà cơ hội tăng trƣởng của công ty cũng nhƣ tăng trƣởng về cổ tức
trong tƣơng lai hầu nhƣ không nhiều thƣờng cố gắng duy trì một tỷ lệ chi trả
cổ tức tiền mặt cao. Tuy vậy, đối với những công ty đã đạt tới tốc độ tăng
trƣởng chín muồi thì hình thức chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao cũng là
hợp lý, công ty vẫn có thể tiếp tục duy trì vị thế của mình trong kinh doanh.
Còn với những công ty đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu vốn đầu tƣ
cao thì nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất - kinh doanh. Do
vậy, với những công ty này thì hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là hợp
lý.
Các CTCP ở Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và đang trong giai đoạn
phát triển nên nhu cầu vốn đầu tƣ để mở rộng sản xuất, kinh doanh là rất lớn.
Do vậy, quyết định chính sách cổ tức nhƣ thế nào có ảnh hƣởng rất lớn đến
khả năng tăng trƣởng của công ty trong tƣơng lai. Trong điều kiện nền kinh tế
khó khăn nhƣ hiện nay, việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ khiến doanh nghiệp
gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi tìm nguồn vốn; do đó, với những công ty
này thì hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm
vốn để tái đầu tƣ, nhờ đó gia tăng giá trị cho cổ đông trong tƣơng lai dựa trên
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện TTCK hiện
nay, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể gặp phải sự phản đối của cổ đông, do
vậy lãnh đạo công ty cũng cần minh bạch và công khai nhiều thông tin hơn
cho các cổ đông để họ tin tƣởng vào tƣơng lai của doanh nghiệp cũng nhƣ giá
cổ phiếu.
3.2.1.3. Duy trì một mức cổ tức ổn định hàng năm
Nhƣ đã trình bày trong phần 1.2.3.1 chƣơng 1, chính sách duy trì mức
trả cổ tức ổn định cho phép công ty trả một số tiền cố định trên mỗi cổ phiếu
70
trong một khoảng thời gian dài và rất ít khi thay đổi nó cho dù thuận lợi của
công ty trong năm có thể tăng lên; hoặc khi thuận lợi của công ty bị giảm
xuống, nếu xét thấy hiện tƣợng này chỉ mang tính chất tạm thời thì công ty
vẫn duy trì mức trả cổ tức nhƣ các năm trƣớc đó. Với mỗi giá trị tuyệt đối
nhận đƣợc trên một cổ phiếu sẽ cho nhà đầu tƣ biết đƣợc tỷ lệ phần trăm thu
nhập hiện tại của mình bằng số cổ tức đƣợc nhận/giá cổ phiếu tại thời điểm
ngƣời đầu tƣ mua.
Với các nhà đầu tƣ dài hạn, họ thƣờng xem xét mức trả cổ tức của công
ty để tính toán nguồn thu nhập của họ trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc duy trì một mức trả cổ tức ổn định sẽ đảm bảo một mức thu nhập kỳ
vọng tối thiểu và ít tác động lên giá trị của cổ phiếu. Với những nhà đầu tƣ cá
nhân, vốn xem cổ tức là khoản tiền sử dụng cho chi tiêu hàng ngày thì những
cổ phiếu có mức trả cổ tức đƣợc duy trì ổn định sẽ mang lại một khoản thu
nhập cố định hàng năm và luôn hấp dẫn họ, đặc biệt là những nhà đầu tƣ
trung thành của công ty.
Do vậy, rất cần có một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán, tránh gây
ra những thay đổi đột ngột trong chính sách cổ tức nếu chƣa cân nhắc kỹ
lƣỡng tác hại của những thay đổi đột ngột này trong dài hạn đối với công ty.
Ở đây, một chính sách cổ tức an toàn không đồng nghĩa với một chính sách cổ
tức thấp. Chính sách cổ tức thấp đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ
lại, nếu tỷ lệ lợi nhuận giữ lại lớn sẽ gây ra sự lãng phí do giữ tiền mặt quá
nhiều và khiến cho nhà đầu tƣ suy diễn là công ty có ít cơ hội đầu tƣ. Tất cả
những điều này có ảnh hƣởng không tốt lên giá trị cổ phiếu của công ty.
3.2.1.4. Theo đuổi một tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu
Chính sách cổ tức “tối ƣu” của một công ty là nhằm tối đa hoá giá trị
cho các cổ đông – chủ sở hữu công ty. Do đó, chính sách cổ tức của công ty
phải đảm bảo một tỷ lệ chia cổ tức hợp lý sao cho vừa thoả mãn đƣợc nhu cầu
71
có một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông vừa đảm bảo một tỷ lệ
lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu đầu tƣ bình thƣờng nhằm
duy trì sự tăng trƣởng bền vững của công ty. Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển
của công ty và những dự báo về thu nhập, yêu cầu về huy động vốn cho
những năm tiếp theo, công ty sẽ xây dựng một tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu
cho các năm, đƣợc xác định là số lƣợng cổ tức chi trả trên tổng thu nhập hàng
năm. Ƣu điểm của việc duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu là:
+ Công ty luôn chủ động đƣợc khả năng tích luỹ vốn cần thiết cho các
dự án đầu tƣ mới mà vẫn đảm bảo mức chi trả cổ tức hợp lý và ổn định.
+ Các nhà đầu tƣ dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ chi trả cổ tức tăng lên có
nghĩa là lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng lên tƣơng ứng.
3.2.1.5. Tăng cƣờng giáo dục, nâng cao nhận thức về quản trị doanh nghiệp
cho các nhà quản lý
Quyết định chính sách cổ tức của công ty là một trong ba quyết định
chủ yếu của vấn đề quản trị tài chính công ty. Quyết định chính sách cổ tức
liên quan đến việc lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận giữ lại sau thuế để
chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tƣ; quyết định xem công ty nên theo đuổi
chính sách cổ tức nhƣ thế nào và liệu chính sách cổ tức đó có tác động gì đến
giá trị công ty hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng hay không. Phần
lớn các CTCP ở Việt Nam đều hình thành từ việc cổ phần hoá các DNNN, đội
ngũ quản lý công ty cũng là những nhà quản lý trong các DNNN trƣớc kia, do
vậy vấn đề quản trị CTCP còn khá mới mẻ với họ. Thực tế, hầu hết các CTCP
ở Việt Nam đều chƣa có nhận thức đúng đắn về vai trò của quản trị tài chính
đối với sự phát triển của công ty, do vậy chính sách cổ tức mà mỗi công ty
đƣa ra chƣa thực phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và tối đa hoá giá trị
tài sản cho các chủ sở hữu công ty.
72
Do vậy, để chính sách cổ tức thực sự phát huy hiệu quả, đem lại lợi ích
cho công ty và cho các cổ đông thì vai trò của các nhà quản trị là rất quan
trọng. Những nhà quản trị đóng vai trò là ngƣời đƣa ra các quyết định tài
chính trong công ty, trong đó có quyết định về chính sách cổ tức. Trong quyết
định chính sách cổ tức, các nhà quản trị tài chính phải thiết lập đƣợc một
chính sách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa đảm bảo đƣợc quyền lợi của chủ
doanh nghiệp và cổ đông, vừa bảo đảm đƣợc lợi ích hợp pháp, hợp lý cho
ngƣời lao động; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn
quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ
vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có mức độ tăng trƣởng cao và bền vững. Do đó, cần phải tăng cƣờng
công tác đào tạo, nâng cao nhận thức cho các nhà quản trị của công ty về vai
trò của quản trị doanh nghiệp, ý nghĩa và tầm quan trọng chính sách cổ tức.
Để có thể đƣa ra đƣợc một chính sách cổ tức hiệu quả, phù hợp với điều kiện
của doanh nghiệp, bên cạnh những kiến thức và khả năng về quản trị tài
chính, các nhà quản trị cũng phải nắm bắt đƣợc tình hình thị trƣờng, tâm lý
nhà đầu tƣ cũng nhƣ những cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai của doanh nghiệp, từ
đó chính sách cổ tức phải vừa làm thoả mãn yêu cầu của cổ đông, vừa đảm
bảo sự phát triển bền vững cho công ty.
3.2.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý
3.2.2.1. Ban hành quy định hƣớng dẫn việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và
giao dịch cổ phiếu quỹ của các công ty
TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động đƣợc 8 năm, nhƣng các quy định,
quyết định hiện hành đều chƣa có những quy định hƣớng dẫn về việc trả cổ
tức bằng cổ phiếu của công ty niêm yết; điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới
hoạt động sản xuất, kinh doanh và việc huy động vốn của các công ty trên thị
trƣờng. Bên cạnh đó, do chƣa có quy định cụ thể về việc mua, bán lại cổ
73
phiếu của công ty niêm yết nên nhiều công ty đã lợi dụng việc mua, bán lại cổ
phiếu quỹ của chính mình nhƣ là một hình thức đầu tƣ tài chính hay “làm giá”
các cổ phiếu trên thị trƣờng. Vì vậy, cần sớm ban hành các quy định cụ thể
tạo thuận lợi cho hoạt động của các công ty niêm yết và việc quản lý, giám sát
của cơ quan quản lý thị trƣờng cũng nhƣ nâng cao tính minh bạch và công
bằng của thị trƣờng.
Hình thức bằng văn bản của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và mua, bán
lại cổ phiếu quỹ của công ty niêm yết cần xây dựng những điều khoản chung
trong luật hay trong nghị định về chứng khoán và TTCK và đƣợc quy định chi
tiết dƣới dạng quy chế và thông tƣ hƣớng dẫn.
3.2.2.2. Quản lý việc chi trả cổ tức, chế độ báo cáo và công bố thông tin
Có thể thấy rằng, giá cả của các cổ phiếu trên thị trƣờng có sự thay đổi
ngay lập tức khi công ty công bố việc trả cổ tức. Một sự tăng trƣởng về cổ tức
có thể làm tăng giá các cổ phiếu trên thị trƣờng và, ngƣợc lại, giá các cổ phiếu
có thể suy giảm khi cổ tức của công ty giảm. Do vậy, nhà nƣớc cần phải có
những biện pháp quản lý việc chi trả cổ tức của các công ty để đảm bảo sự
phát triển ổn định của thị trƣờng.
Việc công bố thông tin về lợi nhuận, mức chi trả cổ tức, chính sách cổ
tức của công ty có ý nghĩa quan trọng đến công chúng đầu tƣ. Nó thể hiện đầy
đủ tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng của công ty, cũng nhƣ quyền lợi
của cổ đông trong công tác. Do vậy, các công ty có trách nhiệm, nghĩa vụ
tuân thủ các quy định, quy trình chi trả cổ tức cho cổ đông và công bố thông
tin đầy đủ, chính xác ra công chúng. Có thể nói trên TTCK Việt Nam, việc
thực hiện nghĩa vụ về công bố thông tin còn chƣa nghiêm túc và theo đúng
quy định của pháp luật. Ngoại trừ một số công ty chứng khoán và công ty đại
chúng niêm yết, hầu hết các công ty chƣa thực hiện công bố thông tin theo
đúng quy định tại thông tƣ số 38/TT-BTC nhƣ: chậm công bố thông tin báo
74
cáo tài chính năm, báo cáo thƣờng niên, công bố thông tin bất thƣờng, các
thông tin về quyết định chi trả cổ tức của công ty. Mặt khác, việc công bố
thông tin ở một số doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức, các báo cáo của
HĐQT còn sơ sài, chất lƣợng kém, thông tin đƣa ra chỉ vừa đủ cho yêu cầu về
số nội dung cần có. Phần lớn, các doanh nghiệp chƣa thực hiện trang thông tin
điện tử để công bố thông tin, một số công ty đã thành lập trang thông tin điện
tử nhƣng không cập nhật thƣờng xuyên các thông tin phải công bố. Điều này
gây khó khăn cho nhà quản lý và các nhà đầu tƣ trong việc nắm bắt tình hình
hoạt động cũng nhƣ các khả năng tăng trƣởng của công ty trong tƣơng lai. Do
vậy, cần phải có sự quản lý của nhà nƣớc để đảm bảo các thông tin công bố
phải đầy đủ, chính xác, minh bạch, công khai. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc phải
thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động công bố thông tin và có những
biện pháp xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm.
3.2.2.3. Tuyên truyền phổ cập kiến thức cho ngƣời đầu tƣ
Hầu hết các công ty coi việc thực hiện chính sách cổ tức nhƣ một bộ
phận chính sách để “làm đẹp” và quảng bá cho hình ảnh của công ty, đáp ứng
các yếu tố về tâm lý nhất thời của công chúng đầu tƣ. Nhƣ các cuộc điều tra
cho thấy, do thông tin công bố về công ty còn hạn hẹp, khó tiếp cận, nên việc
phân tích, đánh giá giá trị công ty, xác định vị thế của công ty trong chu kỳ
phát triển cũng nhƣ xác định giá trị cổ phiếu trên thị trƣờng gặp nhiều khó
khăn. Một chính sách bất kỳ của công ty, cũng nhƣ chính sách cổ tức của các
công ty, mới chỉ đƣợc một nhóm nhỏ các nhà đầu tƣ quan tâm. Phần lớn các
cổ đông đều chỉ quan tâm đến việc công ty chi trả cổ tức với tỷ lệ bao nhiêu,
không xem xét đến việc công ty tích luỹ tái đầu tƣ bao nhiêu, sử dụng vốn đầu
tƣ các dự án khả thi nhƣ thế nào để tạo ra khả năng phát triển của công ty cho
các năm tiếp theo. Tâm lý này hiện này gây nhiều khó khăn, lúng túng cho
ban lãnh đạo và cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty.
75
Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các công ty niêm yết với Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nƣớc trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng
khoán và thị trƣờng chứng khoán nói chung, những lợi ích thiết thực mà công
ty mang lại cho cổ đông khi công ty đƣa ra chính sách cổ tức nhằm tăng
cƣờng nguồn vốn tích luỹ, đầu tƣ mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh,
tạo nên sự phát triển ổn định và bền vững của công ty trong tƣơng lai.
76
KẾT LUẬN
Vấn đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp luôn
luôn là một trong những vấn đề rất nhạy cảm trong quản lý tài chính của các
doanh nghiệp vì nó động chạm trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể tham gia
phân chia kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế trên
TTCK thế giới cho thấy chính sách chi trả cổ tức của công ty có ảnh hƣởng
lớn đến giá cổ phiếu cũng nhƣ sự tăng trƣởng của công ty niêm yết. Trong khi
đó, với TTCK Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ và một số công ty niêm
yết cũng nhƣ nhiều nhà đầu tƣ chƣa hiểu hết tầm quan trọng của nó. Kinh
nghiệm quản trị các CTCP trên thế giới cho thấy, chính sách cổ tức phải có
tính ổn định, không thay đổi thất thƣờng và phải đặc biệt thận trọng trƣớc khi
quyết định thay đổi một chính sách cổ tức này bằng chính sách cổ tức khác.
Trong phạm vi bản Khoá luận tốt nghiệp này, em đã đề cập và giải
quyết đƣợc những điểm chủ yếu sau:
- Khái quát những vấn đề cơ bản về cổ tức, chính sách cổ tức, ý nghĩa và
tầm quan trọng của chính sách cổ tức, xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến
chính sách cổ tức, đƣa ra những luận cứ để lựa chọn một chính sách cổ tức tối
ƣu. Đồng thời bản Khóa luận cũng làm rõ những ảnh hƣởng của chính sách cổ
tức đối với lợi ích của các cổ đông cũng nhƣ sự phát triển của CTCP.
- Phân tích tình hình chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên Trung
tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ rõ những kết quả đạt
đƣợc và những mặt hạn chế; đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế
trong hoạt động chi trả cổ tức của các công ty niêm yết.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế,
bản Khoá luận cũng làm rõ bản chất của cổ tức và chính sách cổ tức để có thể
77
quản lý tốt việc chi trả cổ tức ở các công ty niêm yết ở Việt Nam và đƣa ra
một số giải pháp để hoàn thiện chính sách cổ tức của các CTCP.
Tuy nhiên, do lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ, thời gian và kiến thức
của sinh viên thực hiện còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy các Cô để
bài Khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hoàng Anh,
các thầy các cô trong trƣờng cũng nhƣ các cô chú tại thƣ viện trƣờng Đại Học
Ngoại Thƣơng,… đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản Khoá luận này.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt.
1. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
2. Luật chứng khoán năm 2006
3. PGS. TS. Lƣu Thị Hƣơng, PGS. TS. Vũ Duy Hào, 2006, Quản trị tài
chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính
4. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2006, Tài chính Công ty. Lý thuyết và thực hành
quản lý ứng dụng cho các công ty Việt Nam, NXB Thống kê
5. TS. Đào Lê Minh, 2004, Chính sách cổ tức và tác động của nó tới Công
ty – Những gợi ý cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Hải Sản, 2003, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê.
7. PGS, TS. Trần Ngọc Thơ, 2003, Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, NXB
Thống Kê.
8. ThS. Nguyễn Kim Thu, 2006, Chính sách cổ tức hợp lý – một bài toán
chƣa có lời giải?
9. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Báo cáo hoạt động TTCK năm 2007,
giải pháp phát triển TTCK năm 2008.
II. Tài liệu tiếng Anh.
1. Richard A. Brealey, Stewart C. Myers, Alan J. Marcus, Fundamentals of
Corporate Finance, third edition.
2. Ross Westerfield Jordan, Fundamentals of Corporate Finance, alternate
edition.
79
III. Các trang web:
1.
n.html
2.
24.html
3.
4.
phat-trien-phuong-phap-va-ky-nang-kiem.html
5.
6.
4548
7.
8.
9.
10.
trong_cty_co_phan-4081.php
11.
4548
12.
13.
8803eafc565a3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4223_8897.pdf