Đề tài Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Tuy quy mô còn nhỏ bé, vai trò tác động vào nền kinh tế chưa lớn. Tiếp tục lựa chọn hàng hoá có chất lượng cho thị trường chứng khoán, cần có sự phối hợp đồng bộ với công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và cải tiến cơ chế quản lý công ty. Phát triển các công ty chứng khoán nhất là các công ty chứng khoán liên doanh, công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài.

doc30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
010 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Chủ  trương mở cửa và hội nhập kinh tế đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới  được thực hiện ngay khi bắt đầu quá trình đổi mới. Việc Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là bước tiến quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta xác định hoàn thiện chính sách quản lý doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng trong quá trình đổi mới.    Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  X [1, tr.78,79] xác định tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp là một trong bốn chức năng cơ bản, quan trọng trong quản lý Nhà nước về kinh tế. Môi trường pháp luật thông thoáng, ổn định, minh bạch; khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát độc quyền; cải cách thủ tục hành chính, chống quan liêu nhũng nhiễu,..chính là môi trường lý tưởng cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tốt.     Chính sách tài chính nói chung và chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng là những chính sách cực kỳ quan trọng có tác động tới môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển đúng hướng. Thực tiễn cho thấy, trong những năm đổi mới, chính sách tài chính góp phần tạo lập môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, công tác điều hành vĩ mô của Nhà nước còn thiếu đồng bộ, hiệu quả của chính sách tài chính trong thực tiễn chưa cao, phương thức điều tiết của Nhà nước còn mang tính chất xử lý tình thế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã tạo việc làm cho trên 1,7 triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp do tác động lan tỏa của các dự án đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động trong một số lĩnh vực như lắp ráp ô tô - xe máy, điện tử, may mặc, giầy da, chế biến nông sản… có nhu cầu sử dụng số lượng lớn lao động, góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam.  Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho người lao động, khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2000-2010 bình quân khoảng 19,2%, khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,6%/năm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới góp phần làm tăng trưởng đáng kể năng lực các ngành công nghiệp của Việt Nam. Mặt khác, sự cạnh tranh trên nhiều mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước đã thúc đẩy tính cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng được nâng lên đáng kể. Thông qua đây, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến, điện tử.... vì đây là những lĩnh vực mà sự phát triển của chúng ta còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, khu vực đầu tư nước ngoài còn góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn và du lịch, các dịch vụ tư vấn pháp lý....tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài cũng có những mặt hạn chế như vốn đầu tư nước ngoài tăng thấp trong thời gian gần đây và phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, điện, nước, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng,... chiếm tỷ lệ còn thấp và chậm được cải thiện; nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tỷ lệ nhập khẩu cao, nhưng không chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu, làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Có những doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá, kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam. Có những dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường,...Những vấn đề nêu trên đều có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống dân cư cũng như xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Do có vai trò quan trọng như vậy nên chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và thiết yếu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tác động của việc hoạch định và hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.     - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc ban hành chính sách tài chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt là các nước có môi trường đầu tư giống Việt Nam, từ đó rút ra những bài học vận dụng cho Việt Nam.    - Khảo sát quá trình hình thành và xây dựng chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về tác động của các chính sách đó tới môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.    - Đề xuất được những quan điểm mang tính định hướng và những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời kỳ hội nhập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích trên những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách tài chính đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở tầm vĩ mô, không nghiên cứu cụ thể từng doanh nghiệp.     Về thời gian, luận án tập trung vào những chính sách tài chính ở Việt Nam đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới cho tới nay và đặc biệt tập trung thực tiễn các năm từ 2000-2011 và xây dựng mô hình quản lý Nhà nước về chính sách tài chính cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tiếp theo.   4. Phương pháp nghiên cứu. Trên quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta, luận án sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây trong nghiên cứu: - Duy vật biện chứng,duy vật lịch sử. - Khảo sát, điều tra xã hội học.  - Phương pháp so sánh,phân tích,tổng hợp, thống kê. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm, phi thực nghiệm. - Phương pháp chuyên gia. Ngoài ra luận án có sử dụng kết quả đã nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp của luận án. - Luận án đóng góp vào lý luận quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và hệ thống doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. - Đưa ra khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chỉ rõ được những tác động của chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chính sách tài chính trong việc huy động các nguồn vốn nước ngoài, từ đó đóng góp về lý luận quản lý tài chính công trong quản lý Nhà nước về kinh tế đối ngoại.   - Mô tả, phân tích, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện các quy định của pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm rõ thực trạng hạn chế, tồn tại.  - Tập hợp, đưa ra một số kinh nghiệm tiêu biểu về hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước có môi trường đầu tư giống Việt nam.   - Phân tích thực trạng tác động của các chính sách tài chính đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI trong thời gian qua. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách về vốn, thuế, giá, và các khoản thu khác đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  6.Tổng quan tình hình nghiên cứu. 6.1. Trên thế giới. Từ một đất nước có nền kinh tế kém phát triển ở khu vực Tây Âu, chỉ được biết đến nhờ việc xuất khẩu nhân công và tình trạng nghèo đói, Ai-len đã có tên trong danh sách một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới từ năm 2000. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là nhờ việc mở rộng nhanh chóng việc xuất khẩu từ Ai-len. Phần lớn nguồn đầu tư từ nước ngoài được thực hiện bởi những tập đoàn đa quốc gia lớn, mong muốn đưa Ai-len trở thành cơ sở để từ đó xuất khẩu đến những nước còn lại trong khu vực Châu Âu. Một tình trạng thực tế là hai phần ba những nhà xuất khẩu hàng đầu ở Ai-len là công ty con của những công ty đa quốc gia nước ngoài. Trước tiên Ai-len hưởng lợi nhờ vào yếu tố địa thế. Là thành viên của liên minh Châu Âu EU, các công ty đặt trụ sở tại Ai-len cũng được hưởng quyền lợi ưu đãi của thị trường EU. Chính phủ với những chính sách thân thiện với doanh nghiệp nước ngoài và yếu tố mấu chốt cho sự thành công đó là Ai-len đã thực hiện một chiến lược công nghiệp hoá dựa vào FDI để đẩy mạnh xuất khẩu. Ai-len đã kết hợp việc phá vỡ rào cản thuế quan, các khoản trợ cấp toàn bộ với sự thuận lợi về địa thế nhằm thu hút nhiều công ty đa quốc gia đến Ai-len. Các nhà đầu tư kỹ thuật cao cũng đã bị thu hút bởi những chính sách của chính phủ Ai-len, đó là tất cả thu nhập có được từ sản phẩm được sản xuất ra ở Ai-len được miễn thuế. Điều này đã khuyến khích các công ty đa quốc gia thành lập những trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Ai-len. Tại hầu hết các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách kinh tế đều muốn đạt được các mục tiêu dưới đây: Mở cửa nền kinh tế trước những dòng vốn ngoại. Sự lưu động của các dòng vốn cho phép công dân của một nước đa dạng hóa tài sản của họ bằng cách đầu tư ra nước ngoài. Điều đó cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đem nguồn lực và kinh nghiệm của họ tới một quốc gia khác. Sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ để ổn định nền kinh tế. Ngân hàng trung ương khi đó có thể tăng cung tiền và giảm lãi suất một khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, và ngược lại, giảm cung tiền và tăng lãi suất khi kinh tế tăng trưởng nóng. Duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái biến động, nhất là khi do tác động của giới đầu cơ, có thể sẽ dẫn tới hàng loạt những bất ổn kinh tế trên diện rộng.Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các quốc gia không thể cùng lúc đạt được cả ba mục tiêu. Ở Mỹ, chính phủ nước này đã lựa chọn hai mục tiêu đầu. Bất kỳ người Mỹ nào cũng có thể dễ dàng đầu tư ra nước ngoài, bằng cách đơn giản là góp vốn vào một quỹ tương hỗ quốc tế. Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng tự do trong việc mua cổ phiếu và chứng khoán trên các sàn giao dịch của Mỹ. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ nhằm nỗ lực duy trì việc làm và ổn định giá cả. Tuy nhiên, kết quả của quyết định này là sự biến động của tỷ giá USD trên thị trường ngoại hối. Trung Quốc có một cách lựa chọn khác. Ngân hàng trung ương nước này thiết lập chính sách tiền tệ và duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu này, Trung Quốc phải kiểm soát các dòng vốn quốc tế, bao gồm cả việc công dân Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài. Nếu không có những quy định về kiểm soát dòng vốn, tiền có thể tự do chảy ra, chảy vào Trung Quốc, buộc lãi suất ở nước này phải phù hợp với mức lãi suất do các ngân hàng trung ương khác thiết lập. Phần lớn các nước châu Âu lại có cách lựa chọn khác cả Mỹ và Trung Quốc. Bằng cách sử dụng đồng Euro để thay thế các đồng tiền Franc Pháp, Mark Đức, Lira Italia, Drachma Hy Lạp…, những quốc gia này đã xóa bỏ được sự biến động tỷ giá giữa các đồng tiền nội khối. Ngoài ra, các dòng vốn cũng tự do di chuyển giữa các quốc gia. Tuy nhiên sự lựa chọn này thì sự độc lập trong chính sách tiền tệ quốc gia không còn. 6.2. Trong nước. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Nhà nước đã có rất nhiều thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô như: hoàn thiện hệ thống pháp lý, quản lý thị trường, mở rộng quy mô thị trường, cắt giảm hàng rào thuế quan...nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước có thể thu hút vốn đầu tư, hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Tuy nhiên các biện pháp này của Nhà nước cũng chỉ hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp liên tục thu hút được vốn đầu tư nước ngoài trong khi một số lại không thể. Vấn đề then chốt là doanh nghiệp phải tự vận động, nỗ lực trong việc thể hiện mình chính là đối tượng mà nhà đầu tư đang tìm kiếm. Chứng minh kết quả sản xuất kinh doanh tốt trong hiện tại, kế hoạch phát triển bền vững trong tương lai, hoạt động và quản lý chuyên nghiệp, đặc biệt đàm phán thuận mua vừa bán chính là lời giải cho các doanh nghiệp trong bài toán thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Một cách chung nhất để quản lý các hoạt động đầu tư, ngoài các bộ luật khác chúng ta có Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Trên thực tiễn cho tới nay không có đủ các công trình nghiên cứu đáp ứng cho các yêu cầu đòi hỏi mà thực tiễn đặt ra khi áp dụng các bộ luật này. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách tài chính, cũng như các chính sách tài chính với một số loại hình doanh nghiệp và các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nói chung các công trình nghiên cứu trước mới chỉ giải quyết theo hướng của các tác giả mà chưa có hướng giải quyết theo hướng của đề tài này. Có thể thấy các nhóm nghiên cứu như sau: Nhóm thứ nhất: nghiên cứu chủ yếu về quản lý Nhà nước đối với cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Các tác phẩm chính ở nhóm này như: - Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường”, tác giả Võ Khắc Thưởng năm 1999. - “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp Nhà nước”, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Đăng Quế năm 2003. - Hoàn thiện cơ chế tài chính thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, tác giả Nguyễn Quốc Tú, năm 2006. Các tác giả chủ yếu tập trung về cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với cơ chế tài chính của các loại hình doanh nghiệp, thực trạng quản lý Nhà nước đối với tài chính của các loại hình doanh nghiệp, văn bản quản lý Nhà nước, các chính sách về quản lý tài chính, thực hiện thanh tra, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với tài chính các loại hình doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng. Nhóm thứ hai: nghiên cứu chủ yếu đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. - Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thu Hằng, năm 2003. - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá của tác giả Nguyễn Đình Cẩn năm 2005. - Quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại trong ASEAN của tác giả Nguyễn Thị Chiến năm 2006. - “Quản lý Nhà nước đối với FDI”, của tác giả Nguyễn Thùy Thương, năm 2006. - “Hoµn thiÖn qu¶n lý Nhµ n­íc ®èi víi ho¹t ®éng ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trªn ®Þa bµn tØnh Hµ T©y ®Õn n¨m 2010”, cña NguyÔn ThÞ Thu Hµ, 2006. - Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của tác giả Bùi Đăng Phú năm 2007. - “ §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi víi t¨ng tr­ëng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ ViÖt Nam ”, cña §ỗ Thu H­¬ng, năm 2007. - “Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ qu¶n lý Nhµ n­íc trong thu hót vèn ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trªn ®Þa bµn tØnh H­ng Yªn”, cña t¸c gi¶ TrÇn Ngäc Th¹ch, năm 2010. - Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả GS.TS. Võ Thanh Thu; TS. Ngô Thị Ngọc Huyền - NXB Thống kê. Chủ yếu các tác giả nghiên cứu và giải quyết các chính sách về thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp để thu hút đầu tư trực tiếp, từ việc ban hành và thực hiện các chính sách quản lý Nhà nước trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Nhóm thứ ba: chủ yếu nghiên cứu về quản lý Nhà nước về chính sách tài chính đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Quản lý Nhà nước về tài chính đối với các dự án không hoàn lại do Bộ y tế quản lý của tác giả Nguyễn Trí Dũng năm 2006.      - Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút FDI tại Việt Nam sau khi ra nhập WTO. - Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn tác giả PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ - NXB đại học quốc gia Hà Nội. Các tác giả chủ yếu tập trung về cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với các chính sách tài chính như : vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, chính sách thuế, giá và các khoản thu khác….của các doanh nghiệp FDI, thực trạng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, văn bản quản lý Nhà nước, các chính sách về quản lý tài chính. Nhóm thứ tư: chủ yếu nghiên cứu về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các tác phẩm chủ yếu: - Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, tác giả Nguyễn Đức Linh, năm 2007. - Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, năm 2008. - Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, năm 2008. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước- Tác giả TS. Trần Tiến Cường - Viện nghiên cứu quản lý trung ương . Từ các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy: Những đề tài nghiên cứu khoa học trên chủ yếu nghiên cứu về quản lý Nhà nước nói chung và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa nghiên cứu chuyên sâu về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các công trình nghiên cứu mới tập trung vào giải pháp đổi mới thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có rất ít tài liệu tập trung vào giải pháp cụ thể về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về vốn, thuế, giá, các khoản thu khác…..hoặc nếu có nghiên cứu mới chỉ chú ý đến một số nội dung nhất định. Một số nghiên cứu đã xem xét vấn đề chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài song chủ yếu tiếp cận dưới giác độ của qui định pháp luật mà chưa đi sâu phân tích các chính sách tài chính trên thực tế. Ở đây tác giả chuẩn bị đi sâu nghiên cứu và giải quyết các hướng đi cụ thể sau: - Huy động các nguồn vốn cho doanh nghiệp đó là các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước. - Hoàn thiện các chính sách tài chính cụ thể như: chính sách thuế, chính sách tín dụng, cơ chế tài chính…. - Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của các tổ chức tài chính quốc tế. - Chính sách huy động sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn FDI vào thị trường chứng khoán. Từ bức tranh chung như vậy, hy vọng luận án sẽ góp một phần vào tiến trình chung, hướng tới một sự quản lý Nhà nước hoàn thiện hơn về mặt cơ chế, tổ chức bộ máy, tài chính công, cán bộ công chức ….đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI . 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài   Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Ở Điều 3 của Luật đầu tư Việt Nam được Quốc hội thông qua 11/2005: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. 1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.    1.1.2.1. Những mặt tích cực: FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như ODA hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài… Các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như của ODA. Thực hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro thì các đối tác nước ngoài sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tại. FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới… cho nước tiếp nhận đầu tư . Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này. FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển cao. 1.1.2.2. Một số hạn chế: Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài, tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc. Đôi khi doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước. Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế-xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng. 1.2.  TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.    1.2.1. Chính sách tài chính.    1.2.1.1. Khái niệm chính sách tài chính.   Chính sách tài chính là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp mà Nhà  nước ban hành để huy động, phân phối, quản lý  và sử dụng các nguồn vốn và  thu nhập của xã hội. 1.2.1.2. Mục tiêu của chính sách tài chính.  * Mục tiêu tổng quát. Mục tiêu tổng quát của chính sách tài chính bao gồm việc tăng cường tiềm lực tài chính của đất nước; trong đó, đặc biệt là tăng cường tiềm lực của ngân sách Nhà nước và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Quá trình đó đồng thời phải đạt mục tiêu về vốn, giải quyết nhu cầu về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế quốc dân.. * Mục tiêu cụ thể: Hình thành một cơ chế, hệ thống tài chính; Hình thành và đảm bảo các cân đối chủ yếu; Thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất; Khai thác triệt để mọi nguồn vốn, kỹ thuật, lao động, thị trường cho sự phát triển kinh tế - xã hội; Mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với nước ngoài, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế; Khai thác, nuôi dưỡng, tạo lập và phát triển các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; Ổn định thị trường, giá cả, ổn định giá trị đồng tiền làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng các quỹ tiền tệ và các hoạt động sản xuất - kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, giữ vững trật tự, kỷ cương về kinh tế, tài chính, xã hội; Thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước. 1.2.2. Tác động của chính sách tài chính tới hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  1.2.2.1 Chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu Chính phủ và thuế khóa. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của Chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của Chính phủ có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu của chính sách tài khóa: Tăng trưởng kinh tế- Ổn định kinh tế- Phân phối công bằng . 1.2.2.2 Chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là các biện pháp mà Nhà nước áp dụng thông qua Ngân hàng trung ương để tác động đến chi phí vay tín dụng, điều kiện vay tín dụng và lượng cung ứng tiền tệ. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Chính sách tiền tệ gồm có 6 công cụ: Công cụ tái cấp vốn; Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Công cụ nghiệp vụ thị trường mở; Công cụ lãi suất tín dụng; Công cụ hạn mức tín dụng; Tỷ giá hối đoái. Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. 1.2.3. Các chính sách tài chính cơ bản có tác động tới hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.    1.2.3.1. Chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  Nguồn vốn ngân hàng có vai trò gần như không thể thay thế đối với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, và thành công lớn nhất của chính sách tiền tệ chính là ở chỗ duy trì được nguồn cung ứng tín dụng ổn định với lãi suất phù hợp. Chính sách định hướng tín dụng của ngân hàng Nhà nước, với các mức lãi suất khác nhau được áp dụng một cách chọn lọc, sẽ buộc các ngân hàng thương mại và cả các doanh nghiệp hướng các hoạt động tín dụng, sản xuất kinh doanh của mình theo định hướng đó. Đó là phương thức điều chỉnh vừa phù hợp với cơ chế thị trường, vừa phù hợp với mục tiêu lợi ích chung của toàn nền kinh tế. 1.2.3.2. Chính sách thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.   Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.Thông qua pháp luật thuế, Nhà nước có  tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý và có hiệu qủa các nguồn lực của đất nước trong việc điều chỉnh cung - cầu và cơ cấu kinh tế. Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân.  1.2.3.3. Chính sách huy động sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn.    Thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. 1.2.3.4. Chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.   Ngày 22 tháng 9 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2006/NÐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư,Chính phủ quy định chi tiết Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ và ưu đãi khi đầu tư trong nước : Thời hạn và giá thuê đất; Chính sách về thuế;  Hỗ trợ công trình hạ tầng kỹ thuật; Lao động; Chính sách về vốn….. Các doanh nghiệp đầu tư trong nước sẽ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước như Quỹ hỗ trợ đầu tư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ và các Quỹ bảo lãnh tín dụng khác.  1.2.3.5. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp.    - Quản lý vốn và tài sản . - Quản lý doanh thu và chi phí . - Phân phối thu nhập . 1.3. KINH NGHIỆM BAN HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NUỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP. * Thứ nhất, phát hành trái phiếu Nhà nước và vay nợ. * Thứ hai, hạn chế phát hành tiền và xoá bỏ bao cấp. * Thứ ba, chính sách thu hút vốn đầu tư. * Thứ tư, chính sách tỷ giá hối đoái. * Thứ năm, chính sách bảo hộ hàng xuất khẩu CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ  VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI  2.1. CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI .    2.1.1. Chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.    Từ cuối những năm 1990 chính sách tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và khối lượng tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp đã ngày một tăng đáp ứng được nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế. Tín dụng ngân hàng cần được mở rộng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả với phương châm không để các dự án đầu tư có hiệu quả cao bị thiếu vốn. Tăng cường cho vay trung và dài hạn. Giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi. 2.1.2. Chính sách thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.    Thuế là nguồn thu chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu vào các mục tiêu kinh tế - xã hội và chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Các chính sách thuế đã có tác động vô cùng lớn đối với doanh nghiệp. Chúng giúp các doanh nghiệp chú ý đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, sản xuất trong nước được chú trọng, xuất khẩu được đẩy mạnh, nền kinh tế được sắp xếp, cơ cấu lại hoàn chỉnh hơn. Trong các luật thuế, thì thuế thu nhập doanh nghiệp có ý nghĩa điều tiết rất nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. So sánh với các nước trong khu vực, mức thuế 25% là cao hơn các nước trong khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư thuận lợi hơn. * Thuế đã góp phần khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. *Thuế đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế. 2.1.3. Chính sách huy động sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn.  Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của sản xuất kinh doanh. Vốn luôn là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, do đó khả năng tiếp cận vốn có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán là kênh thu hút nguồn vốn trung và dài hạn, phù hợp với chu kỳ dài của việc thu hồi vốn đầu tư, hơn hẳn so với kênh thu hút qua tiền gửi ngân hàng thường chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành và đi vào hoạt động được vài năm nhưng đã thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ dừng lại ở bước đầu tạo dựng và phát triển, chưa trở thành kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp, mức độ vốn hoá còn thấp. 2.1.4. Chính sách huy động đầu tư nước ngoài.    Nhờ chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài mà  nguồn vốn cùng với công nghệ hiện đại, công tác quản lý tiên tiến đã đổ vào Việt Nam, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nền kinh tế nước ta. Nhưng sự khuyến khích này mới chỉ làm thay đổi khu vực thành phố, thị xã, còn vùng sâu, vùng xa, vùng không thuận lợi thì nguồn đầu tư này còn hạn chế. Khuyến khích những dự án đầu tư vào các lĩnh vực thủy sản, công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch và đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn . 2.1.5. Chính sách phân phối của doanh nghiệp .   Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp là quá trình phân bổ phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi những khoản thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Theo thông tư 64/1999 TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì được phân phối theo trình tự: - Bù lỗ khoản lỗ của các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. - Nộp tiền thu sử dụng với ngân sách Nhà nước . - Trả các khoản tiền bị phạt. - Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng chưa được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. - Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ 5 khoản trên được dùng vào các khoản: quỹ dự phòng tài chính; quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng; chia lãi cổ phần; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi… * Phân phối tiền lương: căn cứ vào kết quả kinh doanh, năng suất lao động, kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp thủ trưởng đơn vị chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động. 2.1.6. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.    Chính sách hỗ trợ về tài chính . Các chính sách tài trợ, khuyến khích, ưu đãi . Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cũng là một kênh hỗ trợ quan trọng của Chính phủ. Tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi các nước khảo sát, tìm kiếm đối tác. 2.1.7. Chính sách khuyến khích xuất khẩu.  Quá trình chuyển đổi nền kinh tế, đã diễn ra quá trình chuyển  đổi từ định hướng thay thế nhập khẩu sang định hướng xuất khẩu. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã thúc đẩy xuất khẩu dưới nhiều hình thức:bù lãi suất dự trữ hàng hoá xuất khẩu, cấp bù lỗ khi cần thiết, thưởng tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chính sách xuất nhập khẩu hiện hành chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia. Trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó xin được hạn ngạch xuất khẩu, thường các doanh nghiệp này phải xuất nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp Nhà nước gây tổn thất cả về thời gian và tiền của. 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.     2.2.1. Chính sách thuế còn thiếu minh bạch và chưa hợp lý. - Sự thiếu minh bạch, một phương thức quản lý khép kín, “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong lĩnh vực thuế đã tồn tại nhiều năm nay. Vừa ban hành cơ chế thuế, tổ chức thu thuế, thanh tra thuế và xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. - Sử dụng thuế làm công cụ để phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội làm mất tính trung lập của thuế. - Hệ thống chính sách thuế còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tính tương thích với các nền kinh tế thị trường khác trong khu vực. -Chính sách thuế chưa thực sự bình đẳng. 2.2.2. Thị trường tài chính tín dụng và các dịch vụ tài chính chưa  đồng bộ. Khả năng tài chính bản thân doanh nghiệp hạn chế, nhất là đối với doanh nghiệp mới thành lập. Trong khi đó nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn. Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì không cần thế chấp, nguồn vốn thì chủ yếu là ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn rất hạn hẹp nên nhiều trường hợp doanh nghiệp có dự án mang tính khả thi, nhưng các tổ chức tín dụng phải từ chối nhu cầu vay của doanh nghiệp. Các hoạt động dịch vụ tài chính ở nước ta chưa phát triển kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Dịch vụ tài chính ở nước ta hiện nay chiếm tỷ trọng nhỏ. Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính là một quá trình hết sức nhạy cảm, đi liền với các ảnh hưởng tiêu cực và tích cực. Do đó cần phải đánh giá cụ thể kết quả và những tồn tại của dịch vụ tài chính tiền tệ chủ yếu như tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán và dịch vụ kế toán. 2.2.3. Chính sách tài chính doanh nghiệp còn chậm đổi mới.   - Những tồn tại về chính sách phân phối của doanh nghiệp. Chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng tích luỹ vốn,  cơ  chế phân phối lợi nhuận sau thuế hiện hành chưa gắn chặt giữa quyền lợi của doanh nghiệp và tập thể lao động trong doanh nghiệp. Chưa khuyến khích nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách, theo cơ chế phân phối lợi nhận hiện hành hầu như mới chỉ giải quyết nguồn thu hiện tại cho ngân sách chứ chưa có chiến lược lâu dài . - Những tồn tại trong cơ chế và chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp : Chính sách tài chính cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích chưa được tách bạch rõ ràng. Quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với doanh nghiệp và quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản chưa phân định rõ ràng. Chưa thực sự giao quyền chủ động cho doanh nghiệp. Trách nhiệm của người quản lý và điều hành doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể. 2.2.4. Thiếu định hướng chiến lược và giải pháp hỗ trợ đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.    Chưa có chính sách và cơ chế quản lý thích ứng với quy mô doanh nghiệp. Thiếu một cơ quan giúp Chính phủ quản lý thống nhất chính sách chương trình hỗ trợ đối với doanh nghiệp . CHƯƠNG 3  ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.      3.1. BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 3.1.1. Thuận lợi .   Nhờ nguyên tắc bình đẳng và những quy định chính sách, thể chế thương mại có thể dự báo, các nhà tài chính an tâm hơn trong các quyết định đầu tư. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút FDI vào phát triển nhiều lĩnh vực. Cùng với đầu tư nước ngoài, hội nhập cũng là cơ hội tiếp cận với những thành quả cách mạng khoa học và công nghệ thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, cơ hội này giúp doanh nghiệp không chỉ là tiếp nhận công nghệ mà còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý hiện đại. 3.1.2. Thách thức.    Trong quá trình hội nhập, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Thách thức đối với doanh nghiệp thể hiện trên cả phương diện vĩ mô của chính sách quốc gia và trong tầm vi mô giới hạn bởi năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu hiểu biết về hội nhập, chưa có những kiến thức và thông tin cần thiết về thị trường, pháp luật và thông lệ quốc tế trong buôn bán thương mại. Chưa tập trung khai thác, phát triển mạnh các ngành và lĩnh vực có lợi thế, đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực nên hiệu quả thấp. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực cạnh tranh thấp. 3.1.3. Một số cam kết về chính sách tài chính trong quá trình hội nhập.  Về quyền kinh doanh (quyền xuất nhập khẩu hàng hóa). Về thuế tiêu thụ đặc biệt . Về tỷ lệ cổ phần thông qua quyền quyết định của Luật doanh nghiệp. Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu. Về cam kết thực hiện minh bạch hóa. Về  đa phương. Cam kết về thuế nhập khẩu. Về hạn ngạch thuế quan. Cam kết về mở của thị trường dịch vụ. 3.2. CÁC ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH.   3.2.1. Củng cố và phát triển nền tài chính quốc gia.   Kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải tự lo liệu các hoạt động kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm, nên tài chính vừa là phương tiện vừa là mục đích của các hành vi kinh tế. Chuyển đổi hệ thống tài chính từ nền tài chính đơn nhất (Nhà nước) sang nền tài chính nhiều thành phần, chuyển cơ chế giao nộp sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính sẽ cho phép khai thác tốt tiềm năng, khai thông các kênh tạo vốn và huy động vốn bằng nhiều hình thức. 3.2.2.Chính sách tài chính phải đảm bảo tính nhất quán và ổn định trong một thời gian dài tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.   Một nền kinh tế tăng trưởng liên tục, bền vững thì Nhà nước phải thi hành các chính sách kinh tế có hiệu quả. Trong đó, chính sách tài chính đối vớidoanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính sách tài chính, nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó quan trọng nhất là bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, các doanh nghiệp và tạo ra một sân chơi bình đẳng, lành mạnh. Chính sách tài chính phải được coi là một bộ phận quan trọng, quyết  định trong chính sách tài chính quốc gia nói chung; nó là nền tảng để hoạch định và thực hiện các chính sách khác; như chính sách tiêu dùng, chính sách tích luỹ, chính sách đối ngoại,v.v...  3.2.3. Xác lập quyền về tài chính cho các doanh nghiệp.    Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn, tăng quy mô đầu tư phát triển, nhanh chóng đổi mới công nghệ, sản xuất hàng hoá chất lượng cao đủ khả năng đứng vững trên thị trường. Nhà nước chỉ nên đảm bảo đủ vốn pháp định cho doanh nghiệp Nhà nước và khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường để phát triển sản xuất kinh doanh.  Đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì hoạt động cơ bản là chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo pháp luật. Nhà nước cần xóa bỏ tất cả các lợi thế đối với doanh nghiệp Nhà nước so với các thành phần kinh tế khác, ban hành cơ sở pháp lý cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chống độc quyền . 3.2.4. Chính sách ưu đãi phải hợp lý và đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp.     Chính sách tài chính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có được lợi thế thì dễ ỉ lại, không chủ động phát triển sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất hàng hoá chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường, gia tăng lợi nhuận. Vai trò động viên công bằng qua từng chính sách thuế đã được nâng lên, các chính sách xã hội, ưu đãi thuế tuy chưa mất hẳn nhưng đã hạn chế nhiều, chỉ còn tập trung vào một số vùng, khu vực kinh tế kém phát triển, dịch vụ công cộng lạc hậu, như vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc những doanh nghiệp mới thành lập, nhằm bù đắp những thiệt thòi, khó khăn so với mặt bằng chung của môi trường kinh doanh. 3.2.5. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của các doanh nghiệp.   Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của các doanh nghiệp mang tính chất định hướng vĩ mô bằng những văn bản pháp lý và những chủ trương sát thực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi trong một hành lang thông thoáng đúng pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện một số chính sách pháp luật đối với doanh nghiệp: * Thị trường cạnh tranh. * Tín dụng đầu tư. * Phát triển các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ. * Chính sách phát triển thông tin công nghệ. * Phát triển nguồn nhân lực.  *Ban hành luật điều tra độc quyền, duy trì cạnh tranh lành mạnh. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.  3.3.1. Chính sách huy động và sử dụng vốn.   Chiến lược huy động vốn, một mặt cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và đầu tư, mặt khác phải tạo ra nhiều cơ hội, hình thức đầu tư phù hợp. Đẩy mạnh quá trình thị trường hoá các tiềm lực tài chính trong nước, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. * Đối với nguồn vốn trong nước: Phát triển thị trường vốn ngắn hạn bằng các giải pháp tích cực. Vấn đề huy động vốn qua hệ thống ngân hàng, cần phải xử lý hài hoà lợi ích kinh tế của 3 chủ thể: Người gửi - Ngân hàng - Người đi vay. * Đối với nguồn vốn nước ngoài: Cần khẳng định thu hút vốn FDI là một chiến lược lâu dài, nhất quán, thực sự coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Từng bước triển khai huy động vốn nước ngoài thông qua gián tiếp bằng phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. * Môi trường đầu tư: Cần phải cải cách thủ tục hành chính hoàn thiện cơ chế pháp luật, đồng thời cần áp dụng thống nhất chế độ thuế. Giải phóng triệt để sức sản xuất trên tinh thần mọi người dân có vốn đều tự do, dễ dàng đầu tư sản xuất kinh doanh. Cần điều chỉnh chính sách bảo hộ bằng hàng rào thuế quan có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện để vừa giúp đỡ, vừa thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh. 3.3.2. Chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.    Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và mức lạm phát phù hợp trên nguyên tắc khung cơ bản của Nhà nước và quản lý biên độ giao động, tạo ra sự linh hoạt cho các ngân hàng trên thị trường. Điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với các yêu cầu hợp tác quốc tế, quan hệ cung cầu trên thị trường. Tăng cường dự trữ ngoại tệ đảm bảo vững chắc cho khả năng thanh toán quốc tế và sự can thiệp có hiệu quả của ngân hàng Nhà nước trong mọi tình huống. 3.3.3. Về cơ chế, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.      Cần phá vỡ cái vòng tròn khép kín trong công tác quản lý thuế hiện nay. Nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ quản lý thuế nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự tiếp xúc trực diện của cán bộ công chức thuế với các doanh nghiệp. Xây dựng một đội ngũ công chức thuế giỏi chuyên môn, tận tâm phục vụ nhân dân, có văn hoá trong ứng xử, giao tiếp là biện pháp có vị trí quyết định. Sửa đổi, bổ sung đối với một số sắc thuế :Thuế  giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Về miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế  thu nhập doanh nghiệp; Thuế xuất nhập khẩu.  3.3.4. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.    Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX đã vạch rõ: “Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán và dịch vụ kế toán kiểm toán tư vấn tài chính đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các quy chuẩn quốc tế”. Cụ thể vào từng lĩnh vực dịch vụ tài chính tiền tệ bao gồm “dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, thị trường chứng khoán, kế toán, kiểm toán”.  3.3.5.Huy động và điều tiết sự tham gia của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Tuy quy mô còn nhỏ bé, vai trò tác động vào nền kinh tế chưa lớn. Tiếp tục lựa chọn hàng hoá có chất lượng cho thị trường chứng khoán, cần có sự phối hợp đồng bộ với công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và cải tiến cơ chế quản lý công ty. Phát triển các công ty chứng khoán nhất là các công ty chứng khoán liên doanh, công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài.  3.3.6. Tạo môi trường pháp lý tốt về kế toán, kiểm toán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. * Các yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính công:việc hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán phải phù hợp với yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế, hệ thống kế toán, chứng từ đơn giản thuận tiện cho việc ghi chép và theo dõi kiểm tra, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế. * Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát tài chính: tiếp tục xây dựng các chuẩn mực, chế độ kế toán cho các loại hình doanh nghiệp mới, tiếp tục hoàn chỉnh kế toán công: hệ thống kế toán các quỹ ngân sách Nhà nước, kế toán kho bạc Nhà nước và kế toán ở các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. * Thiết lập hệ thống và phương tiện kiểm soát tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ. Kiểm soát đối với doanh nghiệp. Tổ chức lại hệ thống thanh tra, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ, tăng quy mô vốn đầu tư phát triển, nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm từng bước nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đầu tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 59/2005/QH11 Ngày 29 tháng 11 năm 2005. 2. Luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 60/2005/QH11 Ngày 29 tháng 11 năm 2005. 3. Những vấn đề cơ bản về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (2000); Bộ kế hoạch và đầu tư. 4. Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (2001); Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 5. Kinh tế học vi mô (2008); PGS-TS Nguyễn Văn Dần; Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 6. Kinh tế học vĩ mô (2008); PGS-TS Nguyễn Văn Dần; Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 7. Liên doanh quản lý liên doanh (2002); Bettina Buchel – Gillbert Probst - Christiane Prange – Charles Clemens Ruling; Nhà xuất bản trẻ. 8. Nghị định 13/NQ-CP ngày 07/04/2009 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 9. Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước- Pháp luật điều chỉnh và mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế (08/2005); T.S Trần Tiến Cường Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương; Nhà xuất bản Thống kê. 10. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 năm đầu thế kỷ 21 (12/2008); Bộ kế hoạch và đầu tư – Tổng cục thống kê; Nhà xuất bản thống kê. 11. Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài (10/2008). GS.TS. Võ Thanh Thu, TS.Ngô Thị Ngọc Huyền; Nhà xuất bản Thống kê. 12. Phân cấp QLNN. TS. Võ Kim Sơn. 13. QLNN đối với khu công nghiệp và khu chế xuất ThS. Đặng Nguyên Bình. 14. Cục đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm Đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và Hướng tới, Nhà xuất bản Tri thức. 15. Hollander, A (1984), Foreign Location Decision by US Transnational Firms: An Empirical Study, Managerial and Economics. 5 March 1984. 16. Kindleberger (1979), The Theory of Direct Investment, InternationalEconomics, Chapter 15, Fifth Edition, Richard D. Irwin Inc., Homewood, Illinois, USA. 17. Nguyen, Hai, 1998. Foreign Investment Faces New Challenges.Vietnam Business Vol 8, No 20, October 1998. 18. Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế - Số 225. 19. Nguyen Ngoc Anh and Nguyen Thang (2007), Foreign directinvestment in Vietnam: An overview and analysis the determinants ofspatial distribution across provinces, MPRA Paper No. 1921. 20. OECD, 1978. Investing in Developing Countries. OECD Fourth Edition, Paris. 21. Phan Trọng Thanh (2009), Nhìn lại 20 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà Nước - số 164.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_tien_si__3882.doc
Luận văn liên quan