CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT THỎA THUẬN VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1. Chính sách lãi suất thỏa thuận giai đoạn 6/2002 – 2/2010
2.1.1. Cơ chế điều chỉnh
Dấu mốc đầu tiên của cơ chế này là Quyết định số 546/2002/QĐ- ngày 30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của TCTD đối với khách hàng. Đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự mở đầu trong việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế đối với hoạt động tín dụng và lãi suất cơ bản công bố của NHNN dần dần sẽ mang tính chất tham khảo đối với các tổ chức tín dụng trong việc xác định lãi suất từng thời kỳ.
Sang đầu năm 2003, cơ chế điều hành lãi suất tiếp tục được điều chỉnh, theo đó lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò là lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở là công cụ điều hành thường xuyên của NHNN. Lãi suất cho vay qua đêm được áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ, lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHNN đóng vai trò làm phương tiện thường xuyên điều tiết lãi suất liên ngân hàng.
Với sự ra đời của luật dân sự 2005 thì lãi suất thỏa thuận giữa 2 bên vẫn bị giới hạn bởi lãi suất cơ bản và “trần lãi suất”. Theo quy định của BLDS 2005, lãi suất vay trong các hợp đồng vay tài sản, bao gồm cả các hợp đồng tín dụng do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Đến ngày 17/05/2008, NHNN thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VNĐ. Lãi suất cơ bản được trả lại vai trò kim chỉ nam của thị trường khi lãi suất cho vay không được quá 150% lãi suất cơ bản (theo quy định của Bộ Luật Dân Sự). Cơ chế cho vay huy động vốn dựa trên trần lãi suất của NHNN cũng như lãi suất thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng bị hủy bỏ.
Thông tư số 01/2009/TT-NHNN có hiệu lực ngày 1/2/2009 hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
2.1.2. Thực trạng áp dụng
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2006, NHNN đều công bố mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm. Như vậy, mức lãi suất vay trong các hợp đồng tín dụng cũng sẽ không được phép vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản trên tức khoảng 12,375% / năm.
Điều đáng chú ý trong hoạt động của thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung lúc này là diễn biến của cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Những dấu hiệu của lãi suất quá cao, tín dụng “nóng” được thể hiện ở 3 mặt:
Thứ nhất: khối lượng tiền lưu thông và dư nợ tín dụng tăng cao;
Thứ hai: lãi suất huy động vốn và cho vay vốn liên tục tăng;
Thứ ba: kinh doanh tiền tệ luôn sôi động
Và chỉ sau vài ngày chạy đua, lãi suất huy động của các NHTM (lên đến 15%-16%/năm) đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%/năm) và lãi suất tái chiết khấu (11%/năm) mà NHNN cũng vừa nâng lên, đã tạo ra một làn sóng chuyển tiền từ ngân hàng lãi suất thấp sang ngân hàng lãi suất cao, mà đi kèm với đó là áp lực lạm phát. Lãi suất huy động liên tục tăng dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo tỷ lệ thuận khiến hệ thống tài chính – ngân hàng mất an toàn, các doanh nghiệp đều phải cân nhắc lại cơ cấu vốn của mình cũng như các dự định sản xuất. Cùng với đó là dấu hiệu của những tác động của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ diễn ra vào tháng 8/2007 ngày càng rõ nét.
Mặc dù lãi suất cao có thể giúp kiềm đà tăng của tỷ giá, nhưng nó lại tác động đến CPI, và đây lại là yếu tố làm tăng tỷ giá.
Như vậy, chưa thể phát huy hiệu quả của cơ chế lãi suất thỏa thuận bởi ở Việt Nam các yếu tố nền tảng của cơ chế này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành cho phù hợp với tình hình hiện tại.
2.2. Chính sách lãi suất thỏa thuận từ năm 2010
2.2.1. Cơ chế
Là một trong những chính sách quan trọng, lãi suất không chỉ tác động đến quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, Việt nam cũng phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán liên tục bị sụt giảm nghiêm trọng buộc NHNN phải thực hiện theo cơ chế trần lãi suất. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, cơ chế này đã bộc lộ quá nhiều hạn chế khi giới hạn khả năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Do đó các chuyên gia, các lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra nhiều ý kiến muốn quay trở lại lãi suất thỏa thuận.
Sau một thời gian nghiên cứu, ngày 26/2/2010 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay VNĐ trung dài hạn, và có hiệu lực ngay. Theo đó, lãi suất cho vay kỳ hạn trung và dài hạn của các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển của các tổ chức tín dụng nói chung sẽ được thỏa thuận với các khách hàng trên cơ sở cung cầu thị trường và sự đánh giá mực độ tín nhiệm khác hàng của tổ chức tín dụng. Các khoản cho vay phục vụ trực tiếp đời sống của cá nhân tiếp tục được thỏa thuận lãi suất tất cả các kỳ hạn ngắn trung và dài. Thông tư cũng quy định việc lãi suất cho vay, hạn mức cho vay phải đảm bảo phù hợp các tỷ lệ an toàn vốn và điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa là tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn như trước đây.
Nhận thấy sự hoạt động có hiệu quả hơn của hệ thống ngân hàng sau sự ra đời của Thông tư 07, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục soạn thảo và công bố Thông tư số 12/2010/TT-NHNN vào ngày 14/4/2010 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay khách hàng bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận. Thông tư này chính thức mở cửa thỏa thuận lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, từ thời điểm đó, lãi suất tất cả các khoản vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dự án, đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân không kể kỳ hạn đều sẽ được thỏa thuận trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, điều kiện hoạt động của ngân hàng và biến động của lãi suất huy động. Thông tư 12 ra đời cho phép các ngân hàng chủ động hơn trong việc đề ra kế hoạch kinh doanh, cho vay cho phù hợp nhất với khả năng hoạt động của bản thân ngân hàng. Giống như Thông tư 07, lãi suất cho vay phải tuân thủ các cơ sở pháp lý của các văn bản hiện hành.
Không giống như lãi suất cho vay, lãi suất huy động vẫn bị giới hạn bởi trần lãi suất được quy định trong từng thời kỳ.
2.2.2. Thực trạng áp dụng
Trong năm 2009 và đầu năm 2010, lãi suất cho vay trên thị trường chịu chi phối bởi giới hạn 150% lãi suất cơ bản. Đầu năm 2009, khi lãi suất cơ bản là 7% thì trần lãi suất là 10,5%. Khi đó, lãi suất cho vay trên thị trường là 8%. Sau đó, ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản lên 8%, trần lãi suất lên 12%, các khoản cho vay edần dần tăng lãi suất và chạm trần 12% vào tháng 12/2009. Cũng trong thời điểm này, lãi suất cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng đã được thỏa thuận tăng từ mức phổ biến 14-16%/năm như trước đây lên mức 15-17%/năm. Trong khoảng thời gian này, lãi suất huy động bị giới hạn trần là 10,5%. Lãi suất cho vay liên tục có xu hướng tăng và muốn đội trần vượt lên. Trước sự ra đời của thông tư 07, các ngân hàng rất e ngại trong việc cho vay trung dài hạn vì các khoản vay này được thực hiện trong thời gian dài, tức chi phí đầu vào cao hơn, mà lãi suất cũng không thể cao hơn lãi suất các khoản vay ngắn hạn, cao nhất chỉ bằng 150% lãi suất cơ bản.
Do hạn chế về lãi suất đầu ra, nên các ngân hàng hoặc cộng thêm các loại phí để nâng lãi suất của các món vay trung dài hạn hoặc là hạn chế cho vay. Thậm chí, một số ngân hàng còn chia nhỏ các khoản vay dài hạn thành nhiều khoản ngắn hạn để cho vay. Việc chia nhỏ này còn có thể giúp các ngân hàng không vi phạm quy định chỉ được lấy 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Thực tế nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng rất hạn chế do lãi suất huy động kỳ hạn dài không hấp dẫn so với các kỳ hạn ngắn nên người gửi tiền chỉ thích chọn các kỳ hạn ngắn.
Thông tư 07 ra đời cho phép các ngân hàng có thể đưa lãi suất cho vay lên cao hơn mức lãi suất trần, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng cũng như vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư, mở rộng sản suất. Ngoài các khoản vay trung dài hạn vừa được chấp thuận cho thực hiện lãi suất thỏa thuận, hiện các ngân hàng còn có thể áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay, cũng như cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Chỉ vài ngày sau khi thông tư 07 được ban hành, lãi suất cho vay đã được các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên mức phổ biến 15-17%, với các ngân hàng quốc doanh, mặt bằng lãi suất thấp hơn, khoảng 15-16%. Cá biệt, một số ngân hàng cổ phần nhỏ đã tăng lãi suất cho vay lên đến 18-20%/năm.
Một điều đáng chú ý trong giai đoạn này chính là việc lãi suất cho vay tăng cao không ngừng nhưng lãi suất huy động thì không thể tăng được, có nghĩa là mở rộng đầu ra nhưng lại đang hạn chế đầu vào. Bảng sau đây thể hiện lãi suất trong mấy tháng đầu năm 2010.
Bảng 2.3: Lãi suất huy động và cho vay 4 tháng đầu năm 2010
Lãi huy động Không kỳ hạn 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng
NHTMNN 2,4-3,0 8,0-9,0 10-10,2 10-10,3 10,4-10,49 10,4-10,49
NHTMCP 2,4-4,2 10-10,49 10,3-10,499 10,3-10,499 10,4-10,499 10,4-10,499
Lãi cho vay Ngắn hạn Trung và dài hạn
NHTMNN 12 12-14
NHTMCP 12 15-17
Thời điểm này, do bị khống chế bởi mức trần 10,5%, biểu lãi suất huy động của các ngân hàng khá giống nhau, dao động trong khoảng 10,498-10,499% và đều nhau chằn chặn ở mọi kỳ hạn. Lãi suất thấp khó lòng cạnh tranh với các kênh hút vốn khác, đã vậy cơ cấu lãi suất đều nhau cũng không thể khuyến khích khách hàng gửi tiền trung và dài hạn. Như vậy, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn để cho vay trung và dài. Ngân hàng nào cũng muốn cởi trói cho đầu vào để tiện đường hút vốn cho vay. Có chuyên gia đã nhận xét: "Mở rộng lãi suất cho vay mà vẫn bít lãi suất đầu vào làm sao ngân hàng xoay sở cho nổi, chả khác nào cảnh nước lên mà thuyền chưa nổi. Vấn đề của ngân hàng lúc này không chỉ là cho vay với lãi suất bao nhiêu mà lấy đâu vốn để cho vay". Lãi suất đầu vào không tăng, tiền sẽ trôi nổi bên ngoài lưu thông gây ra lạm phát, trong khi ngân hàng không có vốn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Trong thông tư 07, ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cơ chế thỏa thuận chỉ áp dụng với tín dụng trung dài hạn. Chiếm tới 60-70% trong cơ cấu tín dụng toàn ngành là vay ngắn hạn. Với vay trung và dài hạn, do không có đủ nguồn đầu vào tương ứng, phần lớn các ngân hàng đều phải tận dụng vốn ngắn hạn để cho vay. Theo quy định, ngân hàng chỉ được phép dùng không quá 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Để đảm bảo hoạt động, thực tế, khoảng 90% ngân hàng đã cho vay chạm hoặc vượt tỷ lệ cho phép. Có ý kiến thì cho rằng nên ''dỡ trần lãi suất huy động 10,5% và mở rộng cơ chế thỏa thuận đối với cả vay ngắn hạn'' để giải quyết bài toán trên.
Thông tư 12 ra đời đã phần nào giải quyết bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng được phép cho vay ngắn hạn với lãi suất thỏa thuận nên có thể mở rộng cho vay ngắn hạn. Nhìn chung, lãi suất cho vay trung bình ngày càng tăng. Cuối năm 2010, lãi suất cho vay bình quân rơi vào khoảng 15-16%. Đến tháng 6/2011, theo công bố tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong tháng 5/2011 của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,3%/năm (tăng 3%/năm so với cuối năm 2010). Trong đó, lãi suất cho vay của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 17,3%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18,5%/năm); nhóm ngân hàng thương mại cổ phần 19,7%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm). Thực tế, lãi suất cho vay cao hơn rất nhiều. Cuối năm 2010, nhiều doanh nghiệp khi đi vay phải chịu mức lãi suất trên 20%, thậm chí là 22 đến 23%. Hiện nay, trong năm 2011, theo một số nguồn tin thì có ngân hàng cho vay với lãi suất lên đến 25-27%. Dưới đây là bảng thống kê lãi suất 4 tháng đầu năm 2011.
Bảng 2.4: Lãi suất cho vay 4 tháng đầu năm 2011
Lãi suất Ngắn hạn Trung và dài hạn
NHTMNN 16-16,5 (14-14,5) 17-18 (15-16)
NHTMCP 17-17,5 (14,5-15) 17-18 (16-17)
(Trong ngoặc là lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu.)
Biểu đồ 2.5: Mức độ tăng trưởng tín dụng năm 2010.
Từ biểu đồ trên ta thấy, từ tháng 2/2010, tức là thời điểm thông tư 07 ra đời, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng lên, nhất là sau thời điểm tháng 4/2010 thì mức tăng ổn định hơn.
Một nhược điểm của chính sách này là việc các ngân hàng đẩy lãi suất quá cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong lúc các ngân hàng kỳ vọng vào cơ chế mới thì nhiều doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn đang phải đau đầu tính toán, cân đối bài toán thu, chi. Lãi suất càng cao, gánh nặng trả nợ của các doanh nghiệp, cá nhân ngày càng lớn, trong khi đó, khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Điều này dẫn tới tình trạng doanh nghiệp vay không được mà không vay cũng không xong. Vay thì chi phí quá lớn, không vay thì không có nguồn đầu tư.
Lãi suất cho vay tăng đều đặn đã buộc Nhà nước phải vào cuộc. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã định hướng cho các ngân hàng thương mại phải giảm bớt tốc độ tăng của lãi suất, một số giai đoạn là hạ lãi suất cho vay thấp xuống. Từ đầu tháng 7/2010, nhiều ngân hàng đã công bố áp chính sách lãi suất cho vay bằng VND chỉ từ 12,5% - 13,5%/năm. Tuy nhiên ưu đãi này chủ yếu dành cho ba nhóm đối tượng: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Trên thực tế, lãi suất cho vay với phần lớn khách hàng vay vốn, cá cả nhân và doanh nghiệp, vẫn có từ 14% - 16%/năm, cá biệt trên 16%/năm. Như vậy, các ngân hàng đã làm thế nào để thực hiện chính sách lãi suất thỏa thuận theo chỉ đạo của Nhà nước? Một số ngân hàng như Techcombank, Nam A Bank đã đưa ra một số chương trình lãi suất cho vay ưu đãi với một số nhóm khách hàng nhất định với lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay bình thường. Tuy nhiên, việc này còn diễn ra tương đối cục bộ tại một số ngân hàng và quy mô còn nhỏ hẹp.
Một câu hỏi đặt là tại sao lãi suất cho vay lại cao đến vậy trong khi theo quy định thì lãi suất huy động chỉ được nhỏ hơn 150% lãi suất cơ bản, có nghĩa là cao nhất hiện nay chỉ là 14%, hay trước đây là khoảng 11, 12%. Câu trả lời nằm ở chính sách lãi suất thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách lãi suất thỏa thuận chính là đã trao quyền tự quyết định lãi suất cho các ngân hàng. Lãi suất huy động cố định ở mức tương đối thấp nên khó lòng thu hút được vốn. Các ngân hàng đã đưa biện pháp lách luật bằng cách khuyến mãi thêm cho khách hàng, do đó đưa mức lãi suất thực lên đến 16,17%. Tuy nhiên, đây chi là mức lãi suất ngầm định. Để bù đắp cho chi phí huy động đó, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay lên gần 20% nhằm đảm bảo lợi nhuận. Ví dụ tiêu biểu cho việc này chính là vụ việc lãi suất huy động tăng đột biến vượt mức trần 14% trong tháng 12/2010. Trong hai ngày 7 và 8 tháng 12/2010), lãi suất huy động bằng VND trên thị trường tiền tệ tăng đột biến lên mức 17-18%/năm. Nguyên nhân của tình hình lãi suất huy động "phi mã" là do Techcombank thực hiện lãi suất huy động vốn 17%/năm thông qua sản phẩm tiết kiệm “03 ngày vàng”. Tuy ngay sau đó, NHNN đã có công văn số 9577/NHNN-CSTT yêu cầu Techcombank phải kịp thời rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn VND, song việc tăng lãi suất đột biến của Techcombank cũng làm xuất hiện tâm lý lo ngại trên thị trường tiền tệ.
Sự tác động của chính sách lãi suất thỏa thuận đến lạm phát:
Biểu đồ 2.6: tương quan lạm phát và lãi suất
Theo đánh giá, khi áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận có thể dẫn tới lạm phát tăng nhanh.
Thứ nhất, một trong những mục tiêu áp dụng lãi suất thỏa thuận là tiếp cận quy luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiều khi giá, đặc biệt là lãi suất cho vay, sẽ không được hình thành theo quy luật đó, bởi lẽ với mong muốn duy trì lãi suất huy động ở mức không làm tăng lạm phát, cung vốn cho thị trường tín dụng sẽ bị hạn chế. Chính yếu tố này tác động đến việc tăng lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại, vì cầu vượt cung.
Thứ hai, việc kỳ vọng tìm một lãi suất hợp lý trên cơ sở cung - cầu vốn và thúc đẩy cho vay góp phần tăng trưởng kinh tế cũng không phải là vấn đề dễ dàng. Lý do là nền kinh tế của chúng ta là “nền kinh tế tín dụng”, trong cơ cấu vốn hoạt động của doanh nghiệp thì vốn vay chiếm tỷ trọng không nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Khi hoạt động kinh doanh có điều kiện phát triển, cung vốn trên thị trường thiếu, lãi suất tăng thì doanh nghiệp cũng vẫn phải vay vốn.
Như vậy, lãi suất cho vay theo thỏa thuận cũng khó bề khống chế ở mức hợp lý theo kỳ vọng trong mục tiêu cân bằng kinh tế vĩ mô mà trọng tâm là kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế này đã diễn ra trong năm 2008, khi lãi suất huy động trên thị trường được đẩy lên thì lãi suất cho vay ở một số ngân hàng đã vượt ngưỡng 20%.
Thứ ba, qua một thời gian ngắn áp dụng lãi suất thỏa thuận, điều không bình thường đã phát sinh là lãi suất nhiều ngân hàng cho vay đã vượt xa tốc độ lạm phát trong nền kinh tế, làm cho lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có mức chênh lệch khá lớn.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách tỷ giá 2007 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2: CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT THỎA THUẬN VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1. Chính sách lãi suất thỏa thuận giai đoạn 6/2002 – 2/2010
2.1.1. Cơ chế điều chỉnh
Dấu mốc đầu tiên của cơ chế này là Quyết định số 546/2002/QĐ- ngày 30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của TCTD đối với khách hàng. Đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự mở đầu trong việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế đối với hoạt động tín dụng và lãi suất cơ bản công bố của NHNN dần dần sẽ mang tính chất tham khảo đối với các tổ chức tín dụng trong việc xác định lãi suất từng thời kỳ.
Sang đầu năm 2003, cơ chế điều hành lãi suất tiếp tục được điều chỉnh, theo đó lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò là lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở là công cụ điều hành thường xuyên của NHNN. Lãi suất cho vay qua đêm được áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ, lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHNN đóng vai trò làm phương tiện thường xuyên điều tiết lãi suất liên ngân hàng.
Với sự ra đời của luật dân sự 2005 thì lãi suất thỏa thuận giữa 2 bên vẫn bị giới hạn bởi lãi suất cơ bản và “trần lãi suất”. Theo quy định của BLDS 2005, lãi suất vay trong các hợp đồng vay tài sản, bao gồm cả các hợp đồng tín dụng do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Đến ngày 17/05/2008, NHNN thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VNĐ. Lãi suất cơ bản được trả lại vai trò kim chỉ nam của thị trường khi lãi suất cho vay không được quá 150% lãi suất cơ bản (theo quy định của Bộ Luật Dân Sự). Cơ chế cho vay huy động vốn dựa trên trần lãi suất của NHNN cũng như lãi suất thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng bị hủy bỏ.
Thông tư số 01/2009/TT-NHNN có hiệu lực ngày 1/2/2009 hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của các Ngân hàng thương mại đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, đi kèm theo đó là cơ chế thống kê, theo dõi và thanh tra, giám sát nhằm hạn chế rủi ro. Thông tư được ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
2.1.2. Thực trạng áp dụng
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2006, NHNN đều công bố mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm. Như vậy, mức lãi suất vay trong các hợp đồng tín dụng cũng sẽ không được phép vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản trên tức khoảng 12,375% / năm.
Điều đáng chú ý trong hoạt động của thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung lúc này là diễn biến của cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Những dấu hiệu của lãi suất quá cao, tín dụng “nóng” được thể hiện ở 3 mặt:
Thứ nhất: khối lượng tiền lưu thông và dư nợ tín dụng tăng cao;
Thứ hai: lãi suất huy động vốn và cho vay vốn liên tục tăng;
Thứ ba: kinh doanh tiền tệ luôn sôi động
Và chỉ sau vài ngày chạy đua, lãi suất huy động của các NHTM (lên đến 15%-16%/năm) đã cao hơn khá nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của NHNN (13%/năm) và lãi suất tái chiết khấu (11%/năm) mà NHNN cũng vừa nâng lên, đã tạo ra một làn sóng chuyển tiền từ ngân hàng lãi suất thấp sang ngân hàng lãi suất cao, mà đi kèm với đó là áp lực lạm phát. Lãi suất huy động liên tục tăng dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo tỷ lệ thuận khiến hệ thống tài chính – ngân hàng mất an toàn, các doanh nghiệp đều phải cân nhắc lại cơ cấu vốn của mình cũng như các dự định sản xuất. Cùng với đó là dấu hiệu của những tác động của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ diễn ra vào tháng 8/2007 ngày càng rõ nét.
Mặc dù lãi suất cao có thể giúp kiềm đà tăng của tỷ giá, nhưng nó lại tác động đến CPI, và đây lại là yếu tố làm tăng tỷ giá.
Như vậy, chưa thể phát huy hiệu quả của cơ chế lãi suất thỏa thuận bởi ở Việt Nam các yếu tố nền tảng của cơ chế này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành cho phù hợp với tình hình hiện tại.
2.2. Chính sách lãi suất thỏa thuận từ năm 2010
2.2.1. Cơ chế
Là một trong những chính sách quan trọng, lãi suất không chỉ tác động đến quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là công cụ phân phối có hiệu quả nhằm khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực của nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, Việt nam cũng phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán liên tục bị sụt giảm nghiêm trọng buộc NHNN phải thực hiện theo cơ chế trần lãi suất. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, cơ chế này đã bộc lộ quá nhiều hạn chế khi giới hạn khả năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Do đó các chuyên gia, các lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra nhiều ý kiến muốn quay trở lại lãi suất thỏa thuận.
Sau một thời gian nghiên cứu, ngày 26/2/2010 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay VNĐ trung dài hạn, và có hiệu lực ngay. Theo đó, lãi suất cho vay kỳ hạn trung và dài hạn của các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển của các tổ chức tín dụng nói chung sẽ được thỏa thuận với các khách hàng trên cơ sở cung cầu thị trường và sự đánh giá mực độ tín nhiệm khác hàng của tổ chức tín dụng. Các khoản cho vay phục vụ trực tiếp đời sống của cá nhân tiếp tục được thỏa thuận lãi suất tất cả các kỳ hạn ngắn trung và dài. Thông tư cũng quy định việc lãi suất cho vay, hạn mức cho vay phải đảm bảo phù hợp các tỷ lệ an toàn vốn và điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa là tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn như trước đây.
Nhận thấy sự hoạt động có hiệu quả hơn của hệ thống ngân hàng sau sự ra đời của Thông tư 07, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục soạn thảo và công bố Thông tư số 12/2010/TT-NHNN vào ngày 14/4/2010 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay khách hàng bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận. Thông tư này chính thức mở cửa thỏa thuận lãi suất cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, từ thời điểm đó, lãi suất tất cả các khoản vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dự án, đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân không kể kỳ hạn đều sẽ được thỏa thuận trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, điều kiện hoạt động của ngân hàng và biến động của lãi suất huy động. Thông tư 12 ra đời cho phép các ngân hàng chủ động hơn trong việc đề ra kế hoạch kinh doanh, cho vay cho phù hợp nhất với khả năng hoạt động của bản thân ngân hàng. Giống như Thông tư 07, lãi suất cho vay phải tuân thủ các cơ sở pháp lý của các văn bản hiện hành.
Không giống như lãi suất cho vay, lãi suất huy động vẫn bị giới hạn bởi trần lãi suất được quy định trong từng thời kỳ.
2.2.2. Thực trạng áp dụng
Trong năm 2009 và đầu năm 2010, lãi suất cho vay trên thị trường chịu chi phối bởi giới hạn 150% lãi suất cơ bản. Đầu năm 2009, khi lãi suất cơ bản là 7% thì trần lãi suất là 10,5%. Khi đó, lãi suất cho vay trên thị trường là 8%. Sau đó, ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản lên 8%, trần lãi suất lên 12%, các khoản cho vay edần dần tăng lãi suất và chạm trần 12% vào tháng 12/2009. Cũng trong thời điểm này, lãi suất cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng đã được thỏa thuận tăng từ mức phổ biến 14-16%/năm như trước đây lên mức 15-17%/năm. Trong khoảng thời gian này, lãi suất huy động bị giới hạn trần là 10,5%. Lãi suất cho vay liên tục có xu hướng tăng và muốn đội trần vượt lên. Trước sự ra đời của thông tư 07, các ngân hàng rất e ngại trong việc cho vay trung dài hạn vì các khoản vay này được thực hiện trong thời gian dài, tức chi phí đầu vào cao hơn, mà lãi suất cũng không thể cao hơn lãi suất các khoản vay ngắn hạn, cao nhất chỉ bằng 150% lãi suất cơ bản.
Do hạn chế về lãi suất đầu ra, nên các ngân hàng hoặc cộng thêm các loại phí để nâng lãi suất của các món vay trung dài hạn hoặc là hạn chế cho vay. Thậm chí, một số ngân hàng còn chia nhỏ các khoản vay dài hạn thành nhiều khoản ngắn hạn để cho vay. Việc chia nhỏ này còn có thể giúp các ngân hàng không vi phạm quy định chỉ được lấy 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Thực tế nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng rất hạn chế do lãi suất huy động kỳ hạn dài không hấp dẫn so với các kỳ hạn ngắn nên người gửi tiền chỉ thích chọn các kỳ hạn ngắn.
Thông tư 07 ra đời cho phép các ngân hàng có thể đưa lãi suất cho vay lên cao hơn mức lãi suất trần, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng cũng như vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp phục vụ mục đích đầu tư, mở rộng sản suất. Ngoài các khoản vay trung dài hạn vừa được chấp thuận cho thực hiện lãi suất thỏa thuận, hiện các ngân hàng còn có thể áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay, cũng như cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Chỉ vài ngày sau khi thông tư 07 được ban hành, lãi suất cho vay đã được các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên mức phổ biến 15-17%, với các ngân hàng quốc doanh, mặt bằng lãi suất thấp hơn, khoảng 15-16%. Cá biệt, một số ngân hàng cổ phần nhỏ đã tăng lãi suất cho vay lên đến 18-20%/năm.
Một điều đáng chú ý trong giai đoạn này chính là việc lãi suất cho vay tăng cao không ngừng nhưng lãi suất huy động thì không thể tăng được, có nghĩa là mở rộng đầu ra nhưng lại đang hạn chế đầu vào. Bảng sau đây thể hiện lãi suất trong mấy tháng đầu năm 2010.
Bảng 2.3: Lãi suất huy động và cho vay 4 tháng đầu năm 2010
Lãi huy động
Không kỳ hạn
1 tháng
3 tháng
6 tháng
12 tháng
Trên 12 tháng
NHTMNN
2,4-3,0
8,0-9,0
10-10,2
10-10,3
10,4-10,49
10,4-10,49
NHTMCP
2,4-4,2
10-10,49
10,3-10,499
10,3-10,499
10,4-10,499
10,4-10,499
Lãi cho vay
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
NHTMNN
12
12-14
NHTMCP
12
15-17
Thời điểm này, do bị khống chế bởi mức trần 10,5%, biểu lãi suất huy động của các ngân hàng khá giống nhau, dao động trong khoảng 10,498-10,499% và đều nhau chằn chặn ở mọi kỳ hạn. Lãi suất thấp khó lòng cạnh tranh với các kênh hút vốn khác, đã vậy cơ cấu lãi suất đều nhau cũng không thể khuyến khích khách hàng gửi tiền trung và dài hạn. Như vậy, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn để cho vay trung và dài. Ngân hàng nào cũng muốn cởi trói cho đầu vào để tiện đường hút vốn cho vay. Có chuyên gia đã nhận xét: "Mở rộng lãi suất cho vay mà vẫn bít lãi suất đầu vào làm sao ngân hàng xoay sở cho nổi, chả khác nào cảnh nước lên mà thuyền chưa nổi. Vấn đề của ngân hàng lúc này không chỉ là cho vay với lãi suất bao nhiêu mà lấy đâu vốn để cho vay". Lãi suất đầu vào không tăng, tiền sẽ trôi nổi bên ngoài lưu thông gây ra lạm phát, trong khi ngân hàng không có vốn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Trong thông tư 07, ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cơ chế thỏa thuận chỉ áp dụng với tín dụng trung dài hạn. Chiếm tới 60-70% trong cơ cấu tín dụng toàn ngành là vay ngắn hạn. Với vay trung và dài hạn, do không có đủ nguồn đầu vào tương ứng, phần lớn các ngân hàng đều phải tận dụng vốn ngắn hạn để cho vay. Theo quy định, ngân hàng chỉ được phép dùng không quá 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Để đảm bảo hoạt động, thực tế, khoảng 90% ngân hàng đã cho vay chạm hoặc vượt tỷ lệ cho phép. Có ý kiến thì cho rằng nên ''dỡ trần lãi suất huy động 10,5% và mở rộng cơ chế thỏa thuận đối với cả vay ngắn hạn'' để giải quyết bài toán trên.
Thông tư 12 ra đời đã phần nào giải quyết bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng được phép cho vay ngắn hạn với lãi suất thỏa thuận nên có thể mở rộng cho vay ngắn hạn. Nhìn chung, lãi suất cho vay trung bình ngày càng tăng. Cuối năm 2010, lãi suất cho vay bình quân rơi vào khoảng 15-16%. Đến tháng 6/2011, theo công bố tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong tháng 5/2011 của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,3%/năm (tăng 3%/năm so với cuối năm 2010). Trong đó, lãi suất cho vay của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 17,3%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16,6%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18,5%/năm); nhóm ngân hàng thương mại cổ phần 19,7%/năm (cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 18,7%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác khoảng 19,2%/năm). Thực tế, lãi suất cho vay cao hơn rất nhiều. Cuối năm 2010, nhiều doanh nghiệp khi đi vay phải chịu mức lãi suất trên 20%, thậm chí là 22 đến 23%. Hiện nay, trong năm 2011, theo một số nguồn tin thì có ngân hàng cho vay với lãi suất lên đến 25-27%. Dưới đây là bảng thống kê lãi suất 4 tháng đầu năm 2011.
Bảng 2.4: Lãi suất cho vay 4 tháng đầu năm 2011
Lãi suất
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
NHTMNN
16-16,5 (14-14,5)
17-18 (15-16)
NHTMCP
17-17,5 (14,5-15)
17-18 (16-17)
(Trong ngoặc là lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu.)
Biểu đồ 2.5: Mức độ tăng trưởng tín dụng năm 2010.
Từ biểu đồ trên ta thấy, từ tháng 2/2010, tức là thời điểm thông tư 07 ra đời, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng lên, nhất là sau thời điểm tháng 4/2010 thì mức tăng ổn định hơn.
Một nhược điểm của chính sách này là việc các ngân hàng đẩy lãi suất quá cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong lúc các ngân hàng kỳ vọng vào cơ chế mới thì nhiều doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn đang phải đau đầu tính toán, cân đối bài toán thu, chi. Lãi suất càng cao, gánh nặng trả nợ của các doanh nghiệp, cá nhân ngày càng lớn, trong khi đó, khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Điều này dẫn tới tình trạng doanh nghiệp vay không được mà không vay cũng không xong. Vay thì chi phí quá lớn, không vay thì không có nguồn đầu tư.
Lãi suất cho vay tăng đều đặn đã buộc Nhà nước phải vào cuộc. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã định hướng cho các ngân hàng thương mại phải giảm bớt tốc độ tăng của lãi suất, một số giai đoạn là hạ lãi suất cho vay thấp xuống. Từ đầu tháng 7/2010, nhiều ngân hàng đã công bố áp chính sách lãi suất cho vay bằng VND chỉ từ 12,5% - 13,5%/năm. Tuy nhiên ưu đãi này chủ yếu dành cho ba nhóm đối tượng: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Trên thực tế, lãi suất cho vay với phần lớn khách hàng vay vốn, cá cả nhân và doanh nghiệp, vẫn có từ 14% - 16%/năm, cá biệt trên 16%/năm. Như vậy, các ngân hàng đã làm thế nào để thực hiện chính sách lãi suất thỏa thuận theo chỉ đạo của Nhà nước? Một số ngân hàng như Techcombank, Nam A Bank… đã đưa ra một số chương trình lãi suất cho vay ưu đãi với một số nhóm khách hàng nhất định với lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay bình thường. Tuy nhiên, việc này còn diễn ra tương đối cục bộ tại một số ngân hàng và quy mô còn nhỏ hẹp.
Một câu hỏi đặt là tại sao lãi suất cho vay lại cao đến vậy trong khi theo quy định thì lãi suất huy động chỉ được nhỏ hơn 150% lãi suất cơ bản, có nghĩa là cao nhất hiện nay chỉ là 14%, hay trước đây là khoảng 11, 12%. Câu trả lời nằm ở chính sách lãi suất thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách lãi suất thỏa thuận chính là đã trao quyền tự quyết định lãi suất cho các ngân hàng. Lãi suất huy động cố định ở mức tương đối thấp nên khó lòng thu hút được vốn. Các ngân hàng đã đưa biện pháp lách luật bằng cách khuyến mãi thêm cho khách hàng, do đó đưa mức lãi suất thực lên đến 16,17%. Tuy nhiên, đây chi là mức lãi suất ngầm định. Để bù đắp cho chi phí huy động đó, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay lên gần 20% nhằm đảm bảo lợi nhuận. Ví dụ tiêu biểu cho việc này chính là vụ việc lãi suất huy động tăng đột biến vượt mức trần 14% trong tháng 12/2010. Trong hai ngày 7 và 8 tháng 12/2010), lãi suất huy động bằng VND trên thị trường tiền tệ tăng đột biến lên mức 17-18%/năm. Nguyên nhân của tình hình lãi suất huy động "phi mã" là do Techcombank thực hiện lãi suất huy động vốn 17%/năm thông qua sản phẩm tiết kiệm “03 ngày vàng”. Tuy ngay sau đó, NHNN đã có công văn số 9577/NHNN-CSTT yêu cầu Techcombank phải kịp thời rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn VND, song việc tăng lãi suất đột biến của Techcombank cũng làm xuất hiện tâm lý lo ngại trên thị trường tiền tệ.
Sự tác động của chính sách lãi suất thỏa thuận đến lạm phát:
Biểu đồ 2.6: tương quan lạm phát và lãi suất
Theo đánh giá, khi áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận có thể dẫn tới lạm phát tăng nhanh.
Thứ nhất, một trong những mục tiêu áp dụng lãi suất thỏa thuận là tiếp cận quy luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiều khi giá, đặc biệt là lãi suất cho vay, sẽ không được hình thành theo quy luật đó, bởi lẽ với mong muốn duy trì lãi suất huy động ở mức không làm tăng lạm phát, cung vốn cho thị trường tín dụng sẽ bị hạn chế. Chính yếu tố này tác động đến việc tăng lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại, vì cầu vượt cung.
Thứ hai, việc kỳ vọng tìm một lãi suất hợp lý trên cơ sở cung - cầu vốn và thúc đẩy cho vay góp phần tăng trưởng kinh tế cũng không phải là vấn đề dễ dàng. Lý do là nền kinh tế của chúng ta là “nền kinh tế tín dụng”, trong cơ cấu vốn hoạt động của doanh nghiệp thì vốn vay chiếm tỷ trọng không nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Khi hoạt động kinh doanh có điều kiện phát triển, cung vốn trên thị trường thiếu, lãi suất tăng thì doanh nghiệp cũng vẫn phải vay vốn.
Như vậy, lãi suất cho vay theo thỏa thuận cũng khó bề khống chế ở mức hợp lý theo kỳ vọng trong mục tiêu cân bằng kinh tế vĩ mô mà trọng tâm là kiềm chế lạm phát, đảm bảo tăng trưởng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế này đã diễn ra trong năm 2008, khi lãi suất huy động trên thị trường được đẩy lên thì lãi suất cho vay ở một số ngân hàng đã vượt ngưỡng 20%.
Thứ ba, qua một thời gian ngắn áp dụng lãi suất thỏa thuận, điều không bình thường đã phát sinh là lãi suất nhiều ngân hàng cho vay đã vượt xa tốc độ lạm phát trong nền kinh tế, làm cho lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực có mức chênh lệch khá lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách tỷ giá 2007 - 2010.docx