Đề tài chương trình giáo dục dân số môi trường giành cho sinh viên - Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt

Đề tài: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT A. Phần mở đầu: Nước là nguồn cội của sự sống, ở đâu có nước thì ở đó có sự sống Tài nguyên nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, cùng với sự gia tăng tất yếu các nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì lượng nước ô nhiễm sinh ra từ quá trình sản xuất và đời sống xả vào nguồn nước cũng ngày càng nhiều, làm cho nhiều nguồn nước, nhiều dòng sông đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt Vấn đề về nước, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt hiện nay trở thành vấn đề bức thiết, tình trạng thiếu nước ngày càng trở nên trầm trọng. Lượng nước ngầm trong đất cũng cạn kiệt dần, gây nên những khó khăn lớn cho con người. Nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Hơn thế nữa, con người hằng ngày phải đối mặt với những thực trạng: thiếu nước sạch, nước bị ô nhiễm và những căn bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện đề tài này nhằm nêu lên thực trạng thiếu nước, ô nhiễm nước và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của con người và sinh vật để thấy được trách nhiệm nặng nề trong việc bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Trách nhiệm này cũng đặt trên vai thế hệ học sinh, sinh viên – chủ nhân của đất nước trong tương lai.Từ đó nâng cao ý thức cho sinh viên trong việc bảo vệ môi trường cũng chính là giữ gìn nguồn nước sạch để cung cấp cho chính mình và hơn nữa cảnh báo các loại bệnh liên quan đến môi trường nước giúp sinh viên có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc tích cực phòng chống có hiệu quả. Cùng với việc hướng dẫn cho sinh viên thực hiện đề tài thực nghiệm, khảo sát ngoài thiên nhiên sẽ giúp cho sinh viên hòa nhập với thế giới, quan tâm đến môi trường sống, đặc biệt là môi trường nước ở địa phương được khảo sát, chú trọng đến hoạt động toàn diện hơn nhằm giúp cho sinh viên không chỉ có hiểu biết mà còn có hành vi và thói quen ứng xử hợp lí với thiên nhiên và cộng đồng xung quanh. B. Phần nội dung I. Đối tượng Sinh viên năm hai khoa Giáo dục - Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, cơ sở Linh Trung – Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. II. Mục tiêu Mục tiêu chính của đề tài là “ Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt”. .

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài chương trình giáo dục dân số môi trường giành cho sinh viên - Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT A. Phần mở đầu: Nước là nguồn cội của sự sống, ở đâu có nước thì ở đó có sự sống… Tài nguyên nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, cùng với sự gia tăng tất yếu các nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì lượng nước ô nhiễm sinh ra từ quá trình sản xuất và đời sống xả vào nguồn nước cũng ngày càng nhiều, làm cho nhiều nguồn nước, nhiều dòng sông đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt… Vấn đề về nước, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt hiện nay trở thành vấn đề bức thiết, tình trạng thiếu nước ngày càng trở nên trầm trọng. Lượng nước ngầm trong đất cũng cạn kiệt dần, gây nên những khó khăn lớn cho con người. Nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Hơn thế nữa, con người hằng ngày phải đối mặt với những thực trạng: thiếu nước sạch, nước bị ô nhiễm và những căn bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện đề tài này nhằm nêu lên thực trạng thiếu nước, ô nhiễm nước và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của con người và sinh vật để thấy được trách nhiệm nặng nề trong việc bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Trách nhiệm này cũng đặt trên vai thế hệ học sinh, sinh viên – chủ nhân của đất nước trong tương lai.Từ đó nâng cao ý thức cho sinh viên trong việc bảo vệ môi trường cũng chính là giữ gìn nguồn nước sạch để cung cấp cho chính mình và hơn nữa cảnh báo các loại bệnh liên quan đến môi trường nước giúp sinh viên có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc tích cực phòng chống có hiệu quả. Cùng với việc hướng dẫn cho sinh viên thực hiện đề tài thực nghiệm, khảo sát ngoài thiên nhiên sẽ giúp cho sinh viên hòa nhập với thế giới, quan tâm đến môi trường sống, đặc biệt là môi trường nước ở địa phương được khảo sát, chú trọng đến hoạt động toàn diện hơn nhằm giúp cho sinh viên không chỉ có hiểu biết mà còn có hành vi và thói quen ứng xử hợp lí với thiên nhiên và cộng đồng xung quanh. B. Phần nội dung I. Đối tượng Sinh viên năm hai khoa Giáo dục - Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, cơ sở Linh Trung – Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. II. Mục tiêu Mục tiêu chính của đề tài là “ Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt”. III. Triển khai nội dung 3.1. Kiến thức + Trang bị, cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về tài nguyên nước và những vấn đề có liên quan đến nước. + Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cách thức điều tra nghiên cứu sơ bộ về chất lượng nước tại một dòng sông hay suối trong khu vực Thủ Đức hay địa phương sinh viên đang sống có nghi vấn ô nhiễm. 1. Tài nguyên nước 1.1. Khái niệm về nước 1.2. Sự phân bố nước trên trái đất 1.3. Vòng tuần hoàn của nước 1.4. Vai trò của nước đối với đời sống sinh vật và con người 2. Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt 2.1. Thực trạng 2.1.1. Thiếu nước sinh hoạt 2.1.2. Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm 2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt 2.2.1. Ô nhiễm do con người 2.2.2. Ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên 3. Nước và vấn đề sức khỏe Một số bệnh liên quan đến thiếu nước sạch: + Bệnh đường ruột + Các bệnh do côn trùng có liên quan đến nước 4. Làm gì để bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước 5. Một số kĩ năng giúp xác định mức độ ô nhiễm của nguồn nước ( xem thêm phần phụ lục) 3.2. Nhận thức - Phát triển sự hiểu biết cho sinh viên về tầm quan trọng và vai trò của nước trong đời sống con người và sinh vật. - Giúp sinh viên nhận thức được tình trạng ô nhiễm và thiếu nước sinh hoạt trong khu vực Thủ Đức hiện nay nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. - Giúp sinh viên suy nghĩ và thu được những hiểu biết thông qua hoạt động khảo sát, nghiên cứu và thực nghiệm của mỗi người. - Giúp sinh viên nhận thức được mối quan hệ giữa thiên nhiên và môi trường hoạt động của con người từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước hợp lí. 3.3. Thái độ, hành vi - Giúp sinh viên cảm nhận và cảm xúc sâu sắc về thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay. - Phát triển tinh thần hứng thú hướng về cách học thông qua hoạt động thực nghiệm ngoài thiên nhiên trong việc khảo sát nguồn nước tại địa phương. - Tạo hứng thú cho sinh viên về đề tài và thiết lập sự lôi cuốn sâu xa vào đề tài, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Thái độ và hành vi được biểu hiện qua việc: + Thay đổi thói quen sử dụng nước lãng phí + Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người dân xung quanh và người dân địa phương trong khu vực khảo sát tham gia bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nước. 3.4. Kĩ năng - Trang bị cho sinh viên những kĩ năng và thao tác thực hành khi sử dụng và bảo vệ nước. - Phát triển các kĩ năng về thu thập dữ liệu, ghi nhận và hóa giải thông tin. - Phát triển các kĩ năng làm việc kiểu hợp tác nhóm. - Nhạy bén trong việc giải quyết các trường hợp, sự cố có liên quan đến nước và kĩ năng xử lí tình huống, hình thành thói quen vượt khó. 3.5. Tham gia - Đặt sinh viên ở vị trí trung tâm: đối mặt trực tiếp với thực trạng vấn đề từ đó tiếp nhận à tư duy à giải quyết à quyết định lựa chọn hành vi chuẩn mực. - Sinh viên tự đánh giá được đặc điểm nguồn nước sinh hoạt mình đang sống và nguồn nước sinh hoạt nơi mình khảo sát thông qua hoạt động thực nghiệm. - Thay đổi thái độ, hành vi, tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào bảo vệ nguồn nước do trường lớp hoặc địa phương tổ chức. IV. Hình thức chuyển tải Dự kiến chương trình diễn ra trong 2 buổi Thành phần tham gia: sinh viên năm 2 khoa Giáo Dục, mời thêm giáo viên hướng dẫn, giáo viên của Khoa và đại diện nhà trường * Buổi 1 (3 giờ/buổi ) - Tổ chức buổi tọa đàm, trao đổi trực tiếp với sinh viên về đề tài nguồn nước sinh hoạt và những vấn đề liên quan đến nguồn nước sinh hoạt. - Chiếu những đoạn phim ngắn hay những hình ảnh liên quan đến đề tài. Đặc biệt là những hình ảnh được chụp nơi quen thuộc trong khu vực làng Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh để sinh viên có thể dễ dàng nhận ra. Những hình ảnh này thể hiện các đặc trưng về vấn đề ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. - Trong quá trình chuyển tải, đưa ra những câu hỏi hay những vần đề thiết thực để sinh viên có thể nói lên ý kiến của mình; có thể yêu cầu sinh viên phân nhóm để các nhóm có thể thảo luận về những vấn đề có liên quan sau đó các nhóm lên trình bày quan điểm của mình. - Tổ chức những phần thi ngắn như cho các nhóm sưu tập các câu ca dao, tục ngữ về nước xem nhóm nào sưu tập được nhiều hơn. - Trước khi kết thúc buổi tọa đàm, hướng dẫn sinh viên về những công việc của việc kiểm tra chất lượng nước sơ bộ của một dòng sông, suối có cư dân sinh sống gần đó trong khu vực Thủ Đức hay tại địa phương nơi sinh viên sinh sống. - Kết hợp với Đoàn trường và địa phương, tổ chức các phong trào như “Ngày chủ nhật xanh”; các phong trào tình nguyện có liên quan đến việc bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước như tổ chức những buổi dọn dẹp vệ sinh thu gom rác thải ở các khu vực dân cư; khai khoáng các kênh mương và các con sông, suối ở khu vực làng Đại học Thủ Đức. Vận động nhân dân bỏ rác đúng nơi qui định, phát động phong trào vệ sinh với khẩu hiệu “không xả rác”, nhất là vận động nhân dân địa phương không xả rác xuống kênh mương và sông suối. - Thiết lập tổ chức nhóm ngoại khóa “Nhà môi trường trẻ tuổi”, sinh hoạt dưới hình thức câu lạc bộ. Trang bị kiến thức và kĩ năng cho sinh viên để sinh viên có thể là những thuyết trình viên, kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các buổi tọa đàm về những vấn đề môi trường, đặc biệt là các chương trình liên quan đến nguồn nước để nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân.. * Buổi 2 (cách buổi 1 khoảng 1 tháng sau khi các nhóm hoàn tất phần nghiên cứu sơ bộ): - Các nhóm lần lượt báo cáo và trình bày kết quả khảo sát sơ bộ của mình. Trình bày và giải thích những kết quả thu lượm được dựa vào việc vận dụng các kiến thức đã học và sử dụng những phương pháp khoa học tương ứng để nhận dạng, rà soát lại đặc điểm, chất lượng nguồn nước địa phương nơi nhóm tiến hành khảo sát. - Nhờ Giáo viên hướng dẫn môn học Giáo dục dân số môi trường và Thầy cô trong Khoa đánh giá kết quả khảo sát. Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nguồn nước tại các con sông ở địa phương mà sinh viên khảo sát có nguy cơ ô nhiễm, tiến hành lập đề tài nghiên cứu khoa học (xin kinh phí nhà trường để lấy mẫu thử nghiệm nước, xét nghiệm chỉ tiêu lí hóa cơ bản tại cơ quan y tế). Sau khi tiến hành nghiên cứu chi tiết, nếu kết quả khảo sát cho thấy dòng sông hay suối có nguy cơ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực này, Sinh viên đưa ra bước quyết định đề cập giải quyết vấn đề bằng cách mời chính quyền địa phương, nhà trường, khoa và sinh viên cùng tham gia. Nhằm: + Thông báo cho dân cư và chính quyền địa phương về vấn đề nước sông bị ô nhiễm bởi phân người. Tiến hành việc đó bằng cách viết bài đăng báo và trình bày trực tiếp với cơ quan chính quyền. Mục đích là phổ biến những điều thu lượm được qua việc khảo sát nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ và khuyến khích hành động. + Vạch ra các giải pháp để cải thiện chất lượng nước sông. Kết hợp với chính quyền địa phương, các nhà nghiên cứu khoa học trong trường và những người lãnh đạo các đoàn thể thanh niên để cùng thực hiện. V. Lượng giá 5.1. Lượng giá kiến thức - Cho sinh viên tự lượng giá bằng một trò chơi nhỏ. Đặt một chiếc ghế giữa lớp (hoặc hội trường), nếu sinh viên tiếp thu đề tài được trên 80% thì đứng cách ghế 0.5m; nếu sinh viên tiếp thu được từ 50% - 80% thì đứng cách ghế 1m; nếu sinh viên tiếp thu dưới 50% thì đứng cách ghế 1.5m. Bắt đầu từ những sinh viên đứng gần ghế nhất và hỏi đại diện (2 hoặc 3 sinh viên) có thể cho biết tại sao lại đứng ở vị trí này và đề nghị sinh viên có thể nói ngắn gọn những kiến thức mình tiếp thu được qua buổi tọa đàm để các bạn khác cùng nắm vấn đề. Những sinh viên ở những vị trí tiếp theo cũng được hỏi tương tự và có thể cho biết nguyên nhân và đóng góp những ý kiến cho đề tài. Qua phần trò chơi này, có thể nắm được bao nhiêu % sinh viên tiếp thu và qua đó có thể củng cố kiến thức một lần nữa cho sinh viên. - Tiến hành kiểm tra trực tiếp bằng cách đặt ra những câu hỏi, những vấn đề để sinh viên nêu ý kiến và giải quyết tình huống. Từ đó biết được mức độ nhận thức của họ về nội dung chuyển tải và giúp điều chỉnh phương pháp giáo dục và cách thức chuyển tải nội dung cho phù hợp. - Sau phần thuyết trình, đặt ra những câu hỏi trắc nghiệm có nội dung sát với đề tài để có thể biết được mức độ tiếp thu của sinh viên. - Thông qua các trò chơi hay phần thi ngắn như sưu tập các câu ca dao, tục ngữ về nước để lượng giá về kiến thức của sinh viên về nước như thế nào. - Thông qua phần báo cáo của sinh viên, biết được khả năng của sinh viên trong việc vận dụng kiến thức vào hoàn cảnh cụ thể: + Biết cách sử dụng các kĩ thuật: điều tra xã hội cho việc tìm hiểu và kĩ thuật thử chất lượng nước. Biết phân tích những số liệu thu thập được. + Thu thập, trình bày và thông báo những kết quả khảo sát 5.2. Lượng giá hành vi - Thiết kế những khuôn mặt với 3 trạng thái khác nhau, ví dụ: - Qua phần trình bày, việc nêu những câu hỏi, những tình huống và những trò chơi có liên quan đến đề tài giúp đánh giá được mức độ hiểu biết, cảm nhận, mức độ quan tâm và sự tham gia tích cực hay thụ động của sinh viên trong việc nêu ý kiến và lựa chọn những hành vi chuẩn mực trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. - Thông qua các phong trào như “Ngày chủ nhật xanh”, các phong trào tình nguyện liên quan đến việc bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước … biết được ý thức, thái độ và mức độ tham gia tích cực của sinh viên. - Thông qua phần báo cáo kết quả khảo sát sơ bộ, thấy được thái độ tích cực trong việc thực hiện đề tài khảo sát, nghiên cứu. Thấy được những điều sinh viên thực hiện và vận dụng kiến thức vào hoàn cảnh cụ thể đã đạt chưa? Từ đó có phương pháp điều chỉnh và hỗ trợ thích hợp. C. Phần kết luận: Qua đề tài, sinh viên có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức, kĩ năng và thao tác trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước một cách hợp lí. Giúp sinh viên có ý thức hơn trong việc giữ gìn, tiết kiệm nguồn nước ở mọi lúc mọi nơi. Sinh viên là người đi đầu trong các phong trào nhằm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng. Qua phần nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm, sinh viên có thể phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, xử lí số liệu, giải quyết vấn đề…có liên quan đến bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, góp thêm một tiếng nói cho cộng động dân cư và chính quyền địa phương nơi sinh viên thực hiện đề tài về vấn đề nước sinh hoạt tại khu vực để có biện pháp hành động thích hợp. PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt Rác mắc võng ở Suối Cái – Thủ Đức.TP.HCM Một đoạn suối cái nổi bọt trắng xóa Bể nước thường thấy ở khu nhà trọ sinh viên ở Thủ Đức Cống thoát nước ven đường không đảm bảo tiêu chuẩn Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường 2. Một số thao tác sơ bộ giúp xác định mức độ ô nhiễm của nguồn nước Quá trình tiến hành và vận dụng cho một nhóm nghiên cứu 2.1. Tổ chức và xác định kế hoạch hành động Một nhóm sinh viên từ 5-7 người điều tra nghiên cứu về chất lượng nước tại một dòng suối hoặc sông trong khu vực Thủ Đức hay tại địa phương sinh viên sống đang có nghi vấn ô nhiễm. Một cặp trong nhóm đi hỏi các thành viên trong cộng đồng địa phương về chất lượng nước. Nhằm mục đích là nắm được những kiến thức của địa phương hoặc của dân bản địa về những điều kiện hiện nay và những vấn đề khả dĩ có thể làm được để phác ra một tổng quan lịch sử bởi vì những người cư trú lâu năm cung cấp được những nguồn tin tốt nhất về sự thay đổi của dòng suối qua thời gian. Sử dụng phương pháp phỏng vấn vì dùng bảng câu hỏi thường không thích hợp với lớp người già, những người có thể là không biết chữ. Sinh viên sẽ học tập được những kỹ năng về phỏng vấn (chẳng hạn làm cách nào bày tỏ sự tôn trọng và quan hệ thân mật, làm thế nào để đặt câu hỏi đơn giản, rõ ràng, và làm cách nào để ghi lại và thuyết minh dữ liệu). Trong lúc đó một cặp khác tiến hành kiểm tra về chất lượng của dòng suối và khu vực dự trữ nước thông qua quan sát sử dụng một bảng có những đề mục bao gồm những biểu hiện vật lý và những khía cạnh như những nguy hại đối với sức khỏe.Khi làm như vậy sẽ biết được những nhân tố có ảnh hưởng tới chất lượng của nước sông, kể cả những khu vực dự trữ, và học được những kỹ năng quan sát và ghi chép. Một cặp thứ ba tiến hành việc thử nghiệm về mặt vật lý chất lượng của nước sông qua các khúc sông khác nhau. Những sinh viên này sẽ học được cách thức sử dụng những kỹ thuật đơn giản cần thiết. Việc giới thiệu những kỹ thuật và những nguyên tắc sử dụng được tiến hành trong một phòng thí nghiệm đơn giản, với sự hướng dẫn của một người chỉ dẫn về thiết bị thử nghiệm. Sau đó toàn bộ sinh viên này tập hợp và so sánh những điều họ đã thu lượm được, trình bày và giải thích những kết quả trong phần báo cáo. Sử dụng nhiều loại số liệu khác nhau để xây dựng nên một bức tranh mô tả về chất lượng của dòng sông. Có thể có những kết luận là có sự ô nhiễm về phân người, phân động vật hay rác thải trong dòng suối và điều đó nguy hại cho sức khỏe của học sinh chơi đùa trong dòng sông đó cũng như nguy hiểm đối với những hộ dân sử dụng nước để tắm giặt, uống hay những sinh hoạt khác. 2.2. Kiểm tra chất lượng nước Mô tả vị trí thử nghiệm. Bờ sông (khuyên tròn vào những từ thích hợp). Bùn Mùn Cát Sỏi Cuội Đá Bê tông 2. Độ sâu của nước (khuyên vào các độ sâu thích hợp). 0-10cm 10-25cm 25-50cm trên 50cm 3. Bề rộng của sông:………………mét. 4. Tốc dòng chảy (ghi nhận sự di chuyển của một vật trôi quãng 5m rồi khuyên vào số thời gian thích ứng dưới đây). 5 giây-10 giây 10-15 giây 15 giây ( Tốc độ chảy rất nhanh) (Tốc độ chảy chậm) Những nhận xét khác Rác (chất dẻo. giấy, bìa, can nhựa) 2. Chất thải và phân súc vật (bùn nhớt màu xám đục hay màu lục). 3. Nước thải gia đình (bọt xà phòng) 4. Chất thải máy (dầu, bọt, cặn dầu) 5. Đất bị xói mòn (sình) 6. Những nhận xét khác Minh giải những quan sát Thảo luận về những điều nhận xét và đặt ra câu hỏi: Nước sông có phù hợp cho con người và súc vật dùng hay không? Bờ sông và những cây cối trên bờ có còn nguyên vẹn hay không để đặt trạm kiểm tra nước lũ và xói lở? Dòng sông có bị ô nhiễm và suy thoái không? Sử dụng những kết quả để phán đoán về điều kiện của dòng sông và ghi chất lượng thích ứng với thang biểu đồ sau: 0% 20% 40% 60% 80% Toàn bộ dòng sông bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng Bị ô nhiễm và suy thoái rõ rệt Bị ô nhiễm nhưng có thể tự làm sạch duy trì Gia cố thêm đôi chút Không bị ô nhiễm và nuôi dưỡng được cây cối, súc vật 2.3. Kiểm tra bảo vệ nơi trữ nước Nơi trữ nước hay thềm nước là vùng đất mà nước chảy qua, từ đó nước mưa chảy vào đầm lầy hay sông suối. Bảo vệ tốt thềm nước là việc chủ chốt để chúng ta có thể sản xuất lương thực cải thiện chất lượng cuộc sống. Những nguyên nhân trong nhiều trường hợp khác nhau đã phá hoại các vùng đầm lầy và thảm thực vật ven sông thường giữ vai trò nước và làm sạch nước cũng như cả việc kiểm soát lũ lụt. Hãy dùng bảng kiểm tra dưới đây để khảo sát lưu vực sông tại vị trí thử nghiệm của bạn. Ghi những nhận xét của bạn vào các dòng để trống 1.Những ai sống ở đó? (toàn bộ các dạng cư trú) 2.Họ làm gì? (sử dụng đất đai như thế nào) 3.Khoảng cách từ bờ sông tới nơi hoạt động của họ 4.Tình trạng thảm thực vật trên sông 5.Việc sử dụng đất đã làm thay đổi thực vật như thế nào? (toàn bộ về sự nghiệp thay đổi của môi sinh tự nhiên)………………………………………………… 6.Có vùng đầm lầy hay vùng nước ngầm nào bị vẩn đục hay bị ô nhiễm không? 7.Những nhận xét khác Minh giải những quan sát Để minh giải các quan sát và xét mức độ bảo vệ thềm nước cho thích hợp hãy thảo luận: 1.Phải chăng thềm nước đã thay đổi hay bị suy thoái do lịch sử? 2.Khu đầm lầy có lọc và cho nước sạch quanh năm không? 3.Liệu thảm thực vật ven sông có khả năng bảo vệ tránh được lũ lụt không? 4.Có sự ô nhiễm nào làm suy thoái tiềm năng của nước, về cả mặt nuôi dưỡng động vật và đáp ứng nhu cầu của con người? Sử dụng những kết quả thử nghiệm để xét về tình trạng của thềm nước rồi ghi mức độ thích hợp về sự bảo vệ thềm nước trên thước đo mức độ sau đây: 0% 20% 40% 60% 80% Toàn bộ thềm nước bị biến đổi nghiêm trọng và suy thoái nặng Suy thoái nghiêm trọng xác định được Thềm nước bị biến đổi nhưng dòng sông vẫn có thể làm sạch và tự duy trì Có một vài vấn đề được đặt ra Thảm thực vật ven sông không bị tác động và thềm nước được bảo vệ 4. Kiểm tra nguy hại về sức khỏe NƯỚC CÓ AN TOÀN ĐỂ UỐNG KHÔNG? Ghi chú về an toàn: Không được uống nước sông trong lúc làm việc dã ngoại. Quan sát một cốc nước sông và ghi nhận: Về màu sắc Về mùi vị ( ngửi) Nước sông có thích hợp cho người và súc vật sử dụng hay không? ( đánh dấu khuyên vòng vào ý kiến của bạn). Hoàn toàn không Có thể không Liệu có vẻ được không Điều gì khiến cho bạn nghĩ thế? QUAN SÁT VỀ NHỮNG NGUY HẠI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Ghi những quan sát của bạn: Sử dụng những quan sát của bạn để ghi mức độ nguy hại cho sức khỏe vào biểu đồ sau đây: 0% 20% 40% 60% 80% Ô nhiễm nghiêm trọng nguy hại cho sức khỏe Ô nhiễm nặng có hại cho sức khỏe Sông bị ô nhiễm tương đối có hại cho sức khỏe Không hại mấy cho sức khỏe Không thiệt hại cho sức khỏe; ít hại ( Nguồn: Hoàng Đức Nhuận (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường, NXB giáo dục, 1999 ) MỤC LỤC A. Phần mở đầu 1 B. Phần nội dung 2 I. Đối tượng 2 II. Mục tiêu 2 III. Triển khai nội dung 2 3.1. Kiến thức 2 3.2. Nhận thức 3 3.3. Thái độ, hành vi 3 3.4. Kĩ năng 3 3.5. Tham gia 3 IV. Hình thức chuyển tải 4 V. Lượng giá 5 5.1. Lượng giá kiến thức 5 5.2. Lượng giá hành vi 6 C. Kết luận 6 Phụ lục 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài- chương trình giáo dục dân số môi trường giành cho sinh viên- Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.doc