Đề tài Cơ sở lí luận của việc xây dựng mục tiêu giáo dục nhà trường phổ thông Việt Nam

Giáo dục bằng cách “Hình thành hệ thống giá trị”. Về nguyên tắc, Hệ thống giáo dục thiết lập giá trị do Makiguchi đề xướng là coi trọng tính “phổ thông và hài hòa”. Coi trọng những giá trị “vĩnh cửu” và cải thiện. Ông cho rằng mục đích cuộc sống là mưu cầu hạnh phúc, và mục tiêu giáo dục phải phù hợp với mục đích chung đó. Như vậy mục tiêu giáo dục là hình thành ở các em một hệ thống giá trị nhằm tạo điều kiện để các em đạt được hạnh phúc lớn nhất co cá nhân và xã hội. Makiguchi cho rằng hạnh phúc không phải là cái gi do người khác ban phát cho mà là cái ra đạt được bằng cố gắng của bản thân. Theo quan điểm giáo dục, ông hệ thống hóa và đề xuất 3 giá trị “thiện, ích, mĩ”, xem đó là nhưng giá trị cơ bản của nhân cách cần hình thành trong mỗi con người. “Mĩ” là giá trị đóng góp vào hạnh phúc của mỗi con người thông qua cảm xúc; “Ích” là giá trị hướng về kinh tế, về những thu nhập vật chất, là một trong những nhân tố quan trọng trong hạnh phúc con người. Nhưng phải ngăn ngừa việc theo đuổi lợi ích mà ảnh hưởng đến lợi của người khác.

pdf122 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở lí luận của việc xây dựng mục tiêu giáo dục nhà trường phổ thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣ duy cũ đã không thực hiện tốt mục đích và chức năng xã hội vốn có của nó, và càng tỏ ra bất cập với thực trạng và nhu cầu của xã hội mới; do đó cần phải đƣợc thay thế bằng nền giáo dục mới với những đặc trƣng mới phải hợp với các tƣ duy mới. Nền giáo dục đó có nhiệm vụ võ trang cho cả dân tộc và các thế hệ con ngƣời VN đử ý chí nghị lực, năng lực để đối phó với những thách thức mới, thích nghi và hòa nhập đƣợc với cuộc sống xã hội mới. Nói cách khác nền giáo dục phải đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, và do đó phải hƣớng vào việc xây dựng mẫu hình con ngƣời với những chuẩn mực nhân cách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - kĩ thuật và phát triển xã hội trong điều kiện mới của thời đại và của đất nƣớc. 2.2. Nhiệm vụ đó đƣợc đặt ra cho cả giáo dục – đào tạo phổ thông. Đồng chí Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã chỉ rõ “Phải tiến hành công việc này đối với những ngƣời lao động, những ngƣời đang học ở bậc đại học và trung học chuyên nghiệp cũng nhƣ đối với các học sinh phổ thông. Nhƣng quả thực, đó không phải là quá trình đơn giản. Vấn đề cần đặt ra là phải xác định cho đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo phổ thông trong quá trình giáo dục - đào tạo con ngƣời. Trƣớc hết cần khẳng định rằng mặc dầu các đối tƣợng giáo dục – đào tạo phổ thông chỉ là những con ngƣời ở lứa tuổi vị thành niên, nhƣng chính những con ngƣời vị thành niên ngày nay sẽ là những con ngƣời lao động mới, ngƣời công dân mới của nền sản xuất và của xã hội Việt Nam ngày mai. Do đó, giáo dục – đào tạo phổ thông có một vai trò và vị trí nhất định trong cả quá trình giáo dục đào tạo con ngƣời, có những đặc trƣng riêng về chức năng, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo. Chính những đặc trƣng đó là ranh giới phân biệt giáo dục – đào tạo phổ thông với giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp. Trong hội nghị BCH TW IV đã đặt ra phƣơng hƣớng “liên kết giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp”(NCGD 2/1993.Tr3). Đó là một phƣơng hƣớng đúng đắn, thể hiện cách tƣ duy mới về giáo dục – đào tạo phổ thông và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại: “Phải xóa bỏ sự phân biệt cứng nhắc giữa các ngành giáo dục (phổ thông, khoa học - kỹ thuật và công nghiệp). Ngay từ cấp sơ học, giáo dục phải mang đặc tính kết hợp lí thuyết, công nghệ thực hành và thủ công” (chiến lƣợc giáo dục 21 điểm của UNESCO – Phụ san” Ngƣời đƣa tin UNESCO số 1/1991 – Chuyên san “Giáo dục và đào tạo thƣờng xuyên” 1/92 tr.45) chính vì vậy mà ngoài chức năng giáo dục – đào tạo 97 phát triển con ngƣời, giáo dục – đào tạo phổ thông còn có cả chức năng chuẩn bị cho con ngƣời đi vào sản xuất và đời sống. Nhƣng, điều đó không có nghĩa là đồng nhất giáo dục – đào tạo phổ thông với giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp. Giữa giáo dục – đào tạo phổ thông và giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp không thể có cái ranh giới tuyệt đối, cứng nhắc theo kiểu tƣ duy cũ, nhƣng vẫn còn có cái ranh giới tƣơng đối. Sự khác biệt về đặc điểm của đối tƣợng giáo dục – đào tạo quy định sự khác biệt về vai trò của các chức năng xã hội của giáo dục – đào tạo phổ thông và giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp. Nếu nhƣ chức năng xã hội chủ yếu của giáo dục – đào tạo phổ thông là giáo dục – đào tạo – phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời, thì chức năng xã hội chủ yếu của giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp là giáo dục – đào tạo lao động, chuẩn bị cho con ngƣời trực tiếp đi vào sản xuất, chức năng chuẩn bị cho con ngƣời đi vào sản xuất và cuộc sống của giáo dục phổ thông, theo quan điểm đúng đắn nhất, tiên tiến nhất, xuất phát từ cách tƣ duy mới nhất về giáo dục – đào tạo phổ thông, không thể có vai trò ngang hàng với chức năng giáo dục – đào tạo – phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời, do đó chỉ đƣợc coi là chức năng mở rộng của giáo dục – đào tạo phổ thông. - Hơn nữa, do có sự khác nhau về đối tƣợng, vai trò vị trí giáo dục – đào tạo phổ thông và giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp nên yêu cầu và cách thực hiện chức năng chuẩn bị cho học sinh đi vào sản xuất và cuộc sống ở hai ngành giáo dục – đào tạo này không thể nhƣ nhau. Giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp chuẩn bị cho con ngƣời trực tiếp đi vào sản xuất và cuộc sống theo một nghề nghiệp và chuyên môn cụ thể, tức là thực hiện việc đào tạo đội ngũ những ngƣời lao động – nghề nghiệp trực tiếp tham giao vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục – đào tạo phổ thông không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ những ngƣời lao động nghề nghiệp theo các ngành, nghề chuyên môn cụ thể mà chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cần thiết cho việc thích ứng với những biến động trong kỹ thuật – công nghệ sản xuất, trong tổ chức sản xuất và phân công lao động xã hội và những biến động trong cuộc sống xã hội dƣới ảnh hƣởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hòa nhập đƣợc cuộc sống xã hội với những đặc trƣng mới và những xu thế phát triển mới. Chính vì 98 vậy, chức năng chuẩn bị cho học sinh phổ thông đi vào sản xuất và cuộc sống có liên quan chặt chẽ và đƣợc thực hiện trên cơ sở của việc thực hiện tốt chức năng giáo dục – đào tạo – phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh. Vậy làm thế nào để thực hiện đúng các chức năng của giáo dục – đào tạo phổ thông theo hƣớng “liên kết giáo dục – đào tạo phổ thông với giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp ?” Cách giải quyết vấn đề đó không thể giản đơn bằng cách tổ chức giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp (gọi tắt là dạy nghề) song song với việc tổ chức giáo dục văn hóa – khoa học nhƣ hiện nay. Đó không phải là cách thực hiện đúng đắn các chức năng, đặc trƣng của giáo dục – đào tạo phổ thông theo cách tƣ duy mới về giáo dục – đào tạo phổ thông. Cách giải quyết đó, trƣớc hết thể hiện rõ sự lầm lẫn và đồng nhất chức năng chuẩn bị cho học sinh đi vào sản xuất và công cuộc của giáo dục – đào tạo phổ thông với chức năng đào tạo lao động nghề nghiệp của giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp, đồng thời cũng không phải là cách giải quyết đúng đắn chức năng giáo dục – đào tạo phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh phổ thông. Ở đây, giữa giáo dục – đào tạo văn hóa – khoa học và giáo dục – đào tạo kỹ thuật – nghề nghiệp cũng chƣa thể hiện rõ mối quan hệ “liên kết”. Đó mới chỉ là các quá trình đƣợc tiến hành đồng thời. Trong thực tế, sự kết hợp giữa giáo dục – đào tạo văn hóa – khoa học và giáo dục – đào tạo kỹ thuật – nghề nghiệp ở các trƣờng phổ thông đã và đang diễn ra theo các cách khác nhau: - Sự kết hợp đó chỉ mới thể hiện trong kế hoạch dạy học (kết hợp vĩ mô), chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ trong nội dung, chƣơng trình, hình thức tổ chức, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy văn hóa – khoa học, kỹ thuật phổ thông, kỹ thuật nghề nghiệp và lao động (kết hợp vi mô). Hơn nữa, ngay cả sự kết hợp vĩ mô đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên cũng chỉ là hình thức, về cơ bản vẫn nghiêng về việc thực hiện các yêu cầu giáo dục – đào tạo văn hóa – khoa học. Ngƣợc lại, sự kết hợp đó ở một số trƣờng thuộc một số địa phƣơng có xu hƣớng nghiêng về việc thực hiện yêu cầu giáo dục – đào tạo kỹ thuật 99 nghề nghiệp (dạy nghề hẹp với yêu cầu đủ trình độ nghề nghiệp để có thể tiếp cận đƣợc với lao động nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, coi nhẹ yêu cầu về trình độ học vấn phổ thông và kỹ thuật tổng hợp, xuất hiện ý định giảm yêu cầu giáo dục – đào tạo văn hóa – khoa học xuống đến mức tối thiểu, tăng giờ, tăng buổi dạy và lao động kỹ thuật – nghề nghiệp, xây dựng một số loại trƣờng phổ thông mang đậm màu sắc của trƣờng dạy nghề và trung học chuyên nghiệp). Các cách giải quyết nhƣ trên phản ánh các xu hƣớng liên kết giáo dục – đào tạo phổ thông với giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp, đồng thời thể hiện rõ những quan điểm không chuẩn xác về mẫu hình nhân cách cần hình thành ở học sinh phổ thông: “ Vừa dạy văn hóa – khoa học, vừa dạy kỹ thuật – nghề nghiệp” phải chăng là cách đúng đắn để gắn giáo dục – đào tạo phổ thông với giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp? Ở đây không có gì là “gắn kết” cả, về thực chất chỉ là đem chức năng đào tạo lao động – nghề nghiệp của giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp vào thực hiện ở nhà trƣờng phổ thông để thay thế cho chức năng chuẩn bị cho con ngƣời đi vào sản xuất và cuộc sống của giáo dục – đào tạo phổ thông. Điều đó có nghĩa là đồng nhất cách thực hiện chức năng chuẩn bị cho con ngƣời đi vào sản xuất và cuộc sống của giáo dục – đào tạo phổ thông với cách thực hiện chức năng đào tạo lao động – nghề nghiệp của giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp. Phù hợp với xu hƣớng này, mẫu hình nhân cách cần hình thành ở học sinh phổ thông là con ngƣời vừa có trình độ văn hóa - khoa học, vừa có trình độ kỹ thuật – nghề nghiệp. Phải chăng đó là mẫu hình nhân cách phù hợp với đối tƣợng, vai trò, vị trí, chức năng theo cách tƣ duy mới về giáo dục – đào tạo phổ thông. Giảm thấp tỷ trọng giáo dục – đào tạo – phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời cùng với việc giảm thấp tỷ trọng giáo dục – đào tạo văn hóa – khoa học, tăng tỷ trọng giáo dục – đào tạo kỹ thuật – chuyên nghiệp, phải chăng đó là ý định chuyên nghiệp hóa sớm giáo dục – đào tạo phổ thông. Đồng thời, phải chăng đó là sự thiển cận – chỉ chú ý đến yêu cầu trƣớc mắt mặc dầu là rất cấp bách (100 học sinh vào lớp 1, sau 5 năm chỉ có 55 học sinh học hết lớp 5, 70% học sinh học hết THCS không học tiếp PTTH, học sinh tốt nghiệp PTTH chỉ có 16.5% học tiếp cao đẳng và đại học, 23.1% học trung học chuyên nghiệp, 37.5% học trƣờng nghề - theo số liệu của Vụ kế hoạch tài vụ, Bộ giáo dục và đào tạo năm 1990), không nhìn thấy yêu cầu lâu dài của công cuộc phát triển KT-XH của đất nƣớc, và cũng không quan tâm đúng mức đến yêu cầu phát triển lâu dài của con ngƣời. Con ngƣời có trình độ kỹ 100 thuật nghề nghiệp dù ở mức độ cao, nhƣng chỉ có trình độ văn hóa – khoa học ở mức tối thiểu. Kết quả của cách tổ chức giáo dục – đào tạo theo hƣớng chuyên nghiệp hóa sớm giáo dục – đào tạo phổ thông – hiển nhiên không thể coi là mẫu hình lý tƣởng mà nhà trƣờng phổ thông cần phải đào tạo. Vấn đề “liên kết giáo dục – đào tạo phổ thông với giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp” cần đƣợc giải quyết trên cơ sở thực hiện đúng đắn nguyên tắc sau: - Tôn trọng đặc trƣng riêng về đối tƣợng, vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo phổ thông, và - Bảo đảm sự thống nhất giáo dục – đào tạo phổ thông với giáo dục - đào tạo chuyên nghiệp Theo nguyên tắc trên, giáo dục – đào tạo phổ thông cần hƣớng vào việc hình thành và phát triển đúng hƣớng các chức năng sinh lý, tâm lý cá thể và các chức năng xã hội của cá nhân theo mẫu hình nhân cách phù hợp với đặc điểm xu thế phát triển và yêu cầu mới của xã hội Việt Nam và đặc điểm của đối tƣợng giáo dục – đào tạo là thanh thiếu niên. Điều đó có nghĩa là giáo dục – đào tạo phổ thông cần quan tâm đặc biệt đến việc thực hiện yêu cầu giáo dục – đào tạo – phát triển con ngƣời với tƣ cách là một cá thể, đồng thời phải đảm bảo sự thống nhất giữa yêu cầu giáo dục – phát triển con ngƣời với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bằng cách thực hiện tốt yêu cầu giáo dục – phát triển con ngƣời và trên cơ sở đó chuẩn bị tích cực cho học sinh những năng lực và phẩm chất cần thiết để tiếp thu học vấn nghề nghiệp và đi vào lao động nghề nghiệp không phải trong hiện tại mà trong tƣơng lai. Với yêu cầu trên, việc tổ chức dạy văn hóa – khoa học và kỹ thuật – nghề nghiệp nhƣ hiện nay không phải là cách giải quyết đúng đắn nhất. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, cách giải quyết tốt nhất là tổ chức giáo dục – phát triển toàn diện con ngƣời, bảo đảm cho con ngƣời đƣợc phát triển hài hòa cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tình cảm, có tinh thần và bản sắc dân tộc có ý chí đƣa đất nƣớc đi lên ngang tầm thời đại, xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, có ý thức đầy đủ về nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. 2) Cung cấp cho học sinh một hệ thống những hiểu biết chung cơ bản 101 về thiên nhiên, xã hội con ngƣời về kỹ thuật, kinh tế và sản xuất 3) Hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản áp dụng khoa học – kỹ thuật vào việc giải quyết những vấn đề thông dụng nhất trong sản xuất và đời sống. 4) Hình thành tính linh hoạt, sáng tạo, năng lực hợp tác, hòa nhập với cuộc sống mới, năng lực thích ứng với những biến động trong kỹ thuật và sản xuất, năng lực tự nâng cao trình độ của bản thân. 5) Hình thành năng lực hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và lối sống mới, năng lực định hƣớng và giá trị đứng đắn. 6) Hình thành năng lực tự định hƣớng nghề nghiệp Đó chính là cách thực hiện đúng đắn đồng thời cả chức năng giáo dục – đào tạo – phát triển và hoàn thiện con ngƣời và chức năng chuẩn bị cho con ngƣời đi vào sản xuất và cuộc sống theo hƣớng “ liên kết giáo dục – đào tạo phổ thông với giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp” bảo đảm hình thành đƣợc một mẫu hình nhân cách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội trong giai đoạn mới của nƣớc ta và phù hợp với đặc trƣng riêng của giáo dục – đào tạo phổ thông. 2.3. Trên đây là những định hƣớng cơ bản cho việc xác định các chuẩn mực nhân cách cần hình thành ở những học sinh tốt nghiệp trƣờng phổ thông, các chuẩn mực nhân cách cần hình thành ở mỗi cấp học phổ thông cần đƣợc xác định trên cơ sở tính đến đặc điểm về đối tƣợng, vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo của mỗi cấp học và thực trạng phát triển giáo dục – đào tạo sau mỗi cấp học. Do đó, ở mỗi cấp học đều phải quan tâm đồng thời đến việc chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học tập ở các cấp cao hơn và một bộ phận khác sẽ học tiếp ở các trƣờng chuyên nghiệp sơ, trung cấp hoặc đi thẳng vào sản xuất và đời sống. Điều đó đƣợc đặt ra ngay ở cấp tiểu học mặc dầu đó là cấp học phổ cập (hiệu suất đào tạo tiểu học chỉ đạt xấp xỉ 55 - 60%, 30 - 40% học sinh học hết lớp 5 không học tiếp THCS): nhƣng cần đƣợc đặt ra nghiêm túc hơn ở cấp trung học cơ sở (70% học sinh tốt nghiệp THCS không học tiếp PTTH) và ở cấp PTTH (16.5% học sinh tốt nghiệp PTTH sẽ học tiếp cao đẳng và đại học, 23.1% học trung cấp chuyên nghiệp, 37.5% học trƣờng đào tạo nghề). Do đó: 102 - Tiểu học là bậc học nền tảng. Ở cấp học này cần hình thành những cơ sở ban đầu quan trọng nhất, cần thiết nhất cho quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời, góp phần xây dựng nền móng vững chắc cho quá trình đào tạo ngƣời lao động, ngƣời công dân mới. Vì vậy, cần trang bị cho học sinh tiểu học học vấn phổ thông theo trình độ phổ cập để có điều kiện thích ứng dần dần với cuộc sống của một xã hội đang phát triển và có thể học tiếp lên THCS, tạo lập sự bình đẳng về cơ hội tiếp nhận học vấn cao hơn, đồng thời phải chăm lo việc phát triển, bồi dƣỡng mọi tài năng của trẻ em. - Ở cấp trung học cơ sở cần hình thành những phẩm chất nhân cách có vai trò đặt cơ sở và định hƣớng đúng đắn cho nhân cách của ngƣời công dân, ngƣời lao động mới phát triển hài hòa thể lực, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thế giới quan khoa học, có học vấn phổ thông tƣơng đối hoàn chỉnh, có kỹ năng lao động phục vụ sinh hoạt gia đình, kỹ năng sử dụng công cụ phổ biến để làm một số công việc đơn giản, thông dụng trong sản xuất, có hiểu biết về kinh tế-kỹ thuật và ngành nghề sản xuất ở địa phƣơng..có hiểu biết về chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng) - Cấp học PTTH là cấp học cuối cùng của nhà trƣờng phổ thông. Ở cấp học này cần hƣớng vào việc hoàn thiện nhân cách, cung cấp học vấn phổ thông hoàn chỉnh, hình thành kỹ năng lao động kỹ thuật chung cho các ngành nghề phổ biến, thông dụng..hình thành năng lực thích ứng với những biến động trong kỹ thuật và sản xuất, năng lực tự định hƣớng nghề nghiệp, hình thành ý thức và trách nhiệm công dân ý chí đƣa đất nƣớc đi lên, hình thành ý chí vƣơn lên nắm đỉnh cao khoa học – kỹ thuật và năng lực tự nâng cao trình độ của bản thân. Tất cả những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên chính là những định hƣớng cơ bản cho việc xác định các chuẩn mực nhân cách cần hình thành ở mỗi cấp học phổ thông./. 103 PHƢƠNG DIỆN VĂN HÓA TRONG MỤC TIÊU GIÁO DỤC Mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng phổ thông đƣợc nhìn nhận theo nhiều góc độ và phƣơng diện khác nhau, chẳng hạn từ phƣơng diện xã hội, kinh tế, văn hóa v.v Đó là những cách tiếp cận cần thiết giúp ta hiểu tính toàn diện của nhân cách đƣợc đào tạo. Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến phƣơng diện văn hóa trong mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng phổ thông. Trong vòng mấy chục năm gần đây, nhiều nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát triển quan tâm đến khoa học phát triển. Họ chú ý đến các giải pháp phát triển xã hội bằng cách ƣu tiên cho những chƣơng trình kinh tế nhƣ thu hút vốn đầu tƣ, tiết kiệm thu nhập quốc dân, tăng cƣờng xuất khẩu v.v và từ đó một loạt chiến lƣợc bắt nguồn từ kinh tế ra đời “chiến lƣợc công nghiệp hóa”, “chiến lƣợc cách mạng xanh”, “chiến lƣợc phân phối lại” v.v Rõ ràng giải pháp ƣu tiên cho kinh tế đối với sự phát triển xã hội đƣợc nhiều nhà chính trị, nhiều nhà khoa học và chiến lƣợc quan tâm sâu sắc. Tuy nhiên, thƣớc đo duy nhất của sự pháp triển xã hội không chỉ là phát triển kinh tế, mặc dù kinh tế là cơ sở nền tảng của một xã hội. Thực tế đã chứng kiến sự khủng hoảng trong phát triển của một số nƣớc khi chỉ chú ý đến kinh tế, đến kĩ thuật, và trong khi kinh tế tăng trƣởng nhanh thì một loạt hệ giá trị thay đổi đột ngột, cơ cấu các hệ giá trị nền tảng trong quan hệ giữa ngƣời và ngƣời bị suy giảm sâu sắc. Nhƣ vậy lịch sử loài ngƣời đã từng chứng kiến cin ngƣời bị hy sinh lần thứ nhất cho quyền lực, thì lần này, lần thứ hai – co ngƣời lại hi sinh cho kinh tế. Mọi sự phát triển lâu bền đều phải dựa vào nền tảng của văn hóa, bởi vì văn hóa là trình độ phát triển của các quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời. Ông tổng giám đốc UNESCO viết: “văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền nhau. Hễ nƣớc nào tự đặt cho mình mục tiêu kinh tế tách rời môi trƣờng văn hóa thì nhất định sẽ xẩy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa” (1). Thực tiễn một số nƣớc đang phát triển đã chứng tỏ rằng khi đi theo con đƣờng “mở cửa”, do chƣa tạo đƣợc cơ chế điều chỉnh đủ mạnh bƣớc đầu thu 104 nhập bình quân đầu ngƣời tăng rõ rệt, nhƣng sau đó chững lại, không những không qua đƣợc ngƣỡng phát triển cần thiết mà còn bị phụ thuộc vào nƣớc ngoài, quan hệ đạo đức bị phá vỡ , chủ nghĩa thực dụng gia tăng, các chuẩn mực và giá trị xã hội rối loạn, thảm họa ô nhiễm môi trƣờng xuất hiện. Rõ ràng phát triển và văn hóa không thể tách rời nhau. Đây cũng là phƣơng thức đào tạo và pháy triển nhân cách – mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng phổ thông. Vậy văn hóa là gì và đối với hoàn cảnh của chúng ta đƣa yếu tố văn hóa vào mục tiêu giáo dục cần phải chú ý những điều kiện nào? Văn hóa là trình độ Ngƣời của sự phát triển xã hội. Văn hóa là sự phát triển của chân, thiện, mĩ trong các quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời, văn hóa chứa đựng một năng lƣợng sống tràn đầy tiềm năng, giá trị, động cơ, nhu cầu của sự phát triển của con ngƣời. Các năng lƣợng này tiềm ẩn trong từng con ngƣời và trong qua hệ giữa con ngƣời và con ngƣời. Bản chất của văn hóa là trình độ Ngƣời của các quan hệ xã hội. Nó là một cơ chế ngoài sinh học, không chỉ chứa đựng một năng lƣợng giải phóng sức sản xuất rất lớn mà còn mang bản chất của sự điều chỉnh các hành vi làm ổn định và phát triển xã hội. Với quan điểm này ta có thể nói đến nhân cách văn hóa với tƣ cách vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, vừa là mục tiêu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế thị trƣờng, nhân cách văn hóa (mục tiêu giáo dục) là nhân cách phát triển có định hƣớng bởi một hệ thống chính hƣớng tới chủ nghĩa xã hội. Hệ thống chính trị này bảo đảm cho mỗi nhân cách văn hóa điều hòa đƣợc lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Ngƣời ta biết rằng mỗi trình độ phát triển của xã hội có những chuẩn mực và hệ chuẩn mực chi phối nó. Đó là những chuẩn mực về đạo đức, pháp luật và thẩm mỹ. Ba hệ chuẩn mực này định hƣớng và chi phối hành vi nhân cách. Hành vi có thể xem là hình thức hiện thực hóa nhân cách. Tùy theo hành vi tƣơng hợp đến mức nào với sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội mà nó có những giá trị ở mức độ khác nhau. Hành vi đƣợc định hƣớng bởi hệ chuẩn mực pháp luật quy định cái phải làm cái không chấp nhận đƣợc; trong khi đó, hệ chuẩn mực đạo đức định hƣớng hành vi đối với cái nên làm và không nên làm; còn hệ chuẩn mực thẩm mỹ lại định hƣớng hành vi vào cái đẹp, vào năng lực thụ cảm, thị hiếu và hoạt động sáng tạo. Trong cơ chế thị trƣờng, nhân cách văn hóa phải có sự biến đổi về chất, trong đó những định chuẩn sống và làm việc theo pháp luật là định hƣớng quan trọng nhất; hệ chuẩn đạo đức là hệ chuẩn phổ quát nhất xác lập điều kiện tối 105 đa cho mỗi nhân cách trong xã hội làm thành tƣ chất của mỗi con ngƣời; hệ chuẩn thẩm mỹ đảm bảo sự hài hòa giữa các định chuẩn của xã hội với thiên hƣớng năng lực, thị hiếu thụ cảm và sáng tạo của cá nhân. Nhƣ vậy, nhân cách văn hóa chính là một thành phần cơ bản của mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng phổ thông XHCN. Trong những năm học ở nhà trƣờng, nhân cách đó phải đƣợc dần dần hình thành trong từng học sinh. Điều đó đƣợc thể hiện trong lối sống hàng ngày của học sinh trong trƣờng cũng nhƣ gia đình và ngoài xã hội. Lối sống văn hóa của học sinh – biểu hiện nhân cách văn hóa – bao hàm trong nhiều lĩnh vực hoạt động, trong mọi quan hệ giao tiếp, thể hiện trong 4 hoạt động cơ bản: học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày và hoạt động chính trị - xã hội. Trọng tâm của việc xây dựng lối sống văn hóa trong học sinh là tạo ra những mối quan hệ lành mạnh tốt đẹp giữa ngƣời với ngƣời; giữa học sinh với thầy giáo, giữa học sinh với nhau, giữa học sinh và những ngƣời xung quanh (ông bà, cha mẹ, ngƣời lớn, trẻ em). Trong nhà trƣờng, lối sống văn hóa phải theo định hƣớng xhcn mà trƣớc là dựa trên nền tảng thế giới quan của chù nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, giúp học sinh ứng xử trong một loạt cái có thể chấp nhận và không chấp nhận, những lựa chọn đúng sai; cái chân, thiện, mỹ; cái đẹp, cái xấu, cái ác, cái hợp lý và không hợp lýTrong việc giáo dục, đặc biệt là trong việc dạy các cơ sở khoa học (tự nhiên, xã hội, con ngƣời) việc giáo dục thế giới quan đúng đắn trên đây là ƣu thế và là trọng trách của nhà trƣờng. Nhƣ vậy thế giới quan là nền tảng cơ bản của lối sống văn hóa theo định hƣớng XHCN cần hình thành ở học sinh. Điều này càng trở nên quan trọng và có tính chất quyết định đến chiều hƣớng phát triển và chất lƣợng nhân cách, bởi hiện nay đang có nhiều hệ chuẩn mực chi phối hƣớng phát triển của lối sống xã hội, trong đó có học sinh. Có những hệ chuẩn tìm kiếm sự “thăng bằng tối đa” về sinh lý, nó ít chú ý đến tƣ duy trí tuệ, đến các giá trị văn hóa, đến dân tộc, giai cấp; có hệ chuẩn lại là con đẻ của chủ nghĩa hiện sinh, hỗ trợ cho lối sống theo đuổi tiêu dùng vật chất; cũng có hệ chuẩn đƣa con ngƣời vào sự cô đơn, trốn tránh mọi quan hệ xã hội, tìm kiếm nhân cách trong thế giới thần bí Không thể nào đƣa ra các chuẩn mực sống mà bỏ qua bản chất xã hội của con ngƣời. Điều đó không có nghĩa là làm mất cái cá nhân mà ngƣợc lại, trong xã hội vẫn tồn tại cái cá nhân trong con ngƣời, đúng nhƣ Mác nói: “Thay cho xã hội tƣ bản cũxuất hiện một liên hợp trong đó có sự phát triển tự do của mỗi ngƣời là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi ngƣời” (2). Xây dựng lối sống văn hóa theo định hƣớng XHCN cho học sinh là quá trình nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và trau dồi kỹ năng ứng xử 106 của học sinh trƣớc một loạt tình huống trong đời sống học đƣờng, gia đình và xã hội. Chúng ta đang cùng một lúc giải quyết việc nâng cao mức sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân lao động. Tuy ta không duy ý chí coi nhẹ mức sống vật chất, coi trọng tinh thần trong sự phát triển xã hội, song ta cũng biết rằng cơ chế thị trƣờng hiện nay đã đẩy mạnh việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, nhƣng nó lại làm băng hoại nhiều giá trị tinh thần. Cần nhìn nhận một thực tế: những sách báo, phim ảnh có nội dung xấu xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở các đô thị làm ảnh hƣởng không ít đến đời sống tinh thần của học sinh. Đó là những phần văn hóa đang thách thức nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Làm thế nào để học sinh thấy cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn của văn hóa lành mạnh; đồng thời có khả năng tự phê phán, bóc trần sự xấu xa của văn hóa độc hại? Đây là nhiệm vụ không chỉ của nhà trƣờng, mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Kế thừa và phát triển truyền thống là nhiệm vụ của thế hệ trẻ mà ngày nay đang ngồi trên ghế nhà trƣờng. Do đó trong thời gian học tập ở trƣờng phổ thông, học sinh phải đƣợc tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kể cả truyền thống xóm làng, họ tộc. Đây là yếu tố văn hóa, một nét nhân cách trong mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng phổ thông. Mặt khác phải chú ý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Càng tiếp thu tốt truyền thống dân tộc bao nhiêu, càng có điều kiện đi vào cái hiện đại bấy nhiêu. Trên thế giới có nhiều bài học giúp ta suy ngẫm, chẳng hạn Nhật Bản có thời đề cao khẩu hiệu: “Học kỹ thuật phƣơng Tây bằng tinh thần Nhật Bản”. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc dân tộc và hiện đại. Và đó là nguyên nhân làm cho Nhật Bản mau chóng trở thành cƣờng quốc kinh tế và kỹ thuật. Lối sống có văn hóa cũng thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính dân tộc và tính quốc tế. Trong lối sống, sự giao tiếp, trao đổi, học tập lẫn nhau giữa các địa phƣơng, các dân tộc trong một nƣớc và nói rộng ra là giữa các nƣớc với nhau là điều diễn ra thƣờng xuyên, nhất là trong thời đại hiện nay khi phƣơng tiện giao thông và những tiến bộ khoa học kỹ thuật về truyền tin đã có những thành tựu lớn lao. Những tiến bộ đó làm cho con ngƣời nhanh chóng nắm bắt đƣợc những lƣợng thông tin, những sự kiện nóng hổi diễn ra ở khắp các miền trên thế giới, nó rút ngắn đƣợc khoảng cách không gian mà trƣớc đây phải mất nhiều thời gian mới tiếp cận đƣợc. Bằng phim ảnh, vô tuyến truyền hình, con ngƣời của dân tộc này có thể hiểu đƣợc sinh hoạt, phong tục tập quán của dân tộc khác ở một xứ sở xa xôi hàng vạn dặm. Điều này làm cho lối sống và văn hóa các dân tộc ngày càng phong 107 phú, đa dạng. Tuy nhiên cần bồi dƣỡng cho học sinh có khả năng tự chọn lọc cái đúng, cái đẹp, cái hợp lý và biết loại trừ cái không đúng, cái xấu, cái phi lý trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Do chính sách mở cửa, cùng với những nhân tố tích cực, có nhiều nhân tố tiêu cực tràn vào đất nƣớc ta, do đó thanh niên học sinh phải đối mặt với vô vàn giá trị, phân giá trị lẫn lộn khó phân biệt. Đó là môi trƣờng thử thách, qua đó học sinh đƣợc rèn luyện và hình thành lối sống văn hóa lành mạnh. Sống có văn hóa sẽ tạo nên nhân cách văn hóa ở học sinh. Do đó với ƣu thế của mình, nhà trƣờng cần tìm mọi cách thích hợp đƣa văn hóa lành mạnh vào học sinh, tạo những tình huống đƣa học sinh vào hoạt động để rèn luyện, thử thách và trƣởng thành. Cần thấy rằng một lúc học sinh bị giằng xé bởi văn hóa lành mạnh và văn hóa độc hại. Đây là một quá trình rất khó kiểm soát. Vì vậy cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc hình thành lối sống văn hóa cho học sinh. Sự hủy hoại môi trƣờng sinh thái, sự băng hoại lối sống, tính phi nhân trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, tình trạng không tôn trọng, đánh đập thầy giáo. v..vđã xuất hiện ở nƣớc ta, nhất là ở các vùng đô thị. Còn ở các nƣớc phƣơng Tây, đặc biệt là ở Mỹ ngƣời ta đã nói đến sự khủng hoảng trong lối sống, trong văn hóa với thanh niên, bình luận về hành động của, Ma Veigh - ngƣời đánh bom tòa nhà 9 tầng làm 160 ngƣời chết và hàng trăm ngƣời bị thƣơng ngày 19-4-95 ở Oklahoma (Mỹ) cựu cảnh sát trƣởng thành phố New York coi đó là “phản ứng của những ngƣời da trắng giận dữ đối với một nền văn hóa đang phát triển rất nhanh ở nƣớc Mỹ: nền văn hóa của ma túy, tội ác và những khu nhà ổ chuột nền văn hóa hƣởng thụ đã tạo nên những con ngƣời vị kỷ và đẩy những con ngƣời không thích nghi đƣợc với nó ra rìa hoặc đi đến phản ứng tuyệt vọng” (3). Nhƣ vậy lối sống văn hóa đồng nghĩa với lối sống văn minh. Văn minh trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hàng ngày và trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giữa con ngƣời với thế giới xung quanh. Đƣơng nhiên ta không đồng nhất trình độ học vấn với lối sống văn hóa. Đây là hai khái niệm tuy có quan hệ với nhau, song khác nhau về nội hàm. Con ngƣời có thể có học vấn cao, song lại không văn minh. Sự hủy diệt đồng loại bằng thành tựu khoa học hủy diệt môi sinh vì lợi ích kinh tế nhất thời sự bùng nổ dân số . v..v là bằng chứng cho thấy không phải lúc nào cũng có sự đồng hành giữa học vấn và văn minh. Rõ ràng việc trang bị cho học sinh vốn tri thức chỉ là bƣớc đầu. Học vấn là tiền đề giúp học sinh hình thành yếu tố văn hóa trong lối sống. Song làm thế nào để học vấn và văn hóa thống nhất, cái nọ thúc đẩy cái kia? Đây quả là nhiệm vụ phức tạp và nặng nề của nhà 108 trƣờng phổ thông. Nhiệm vụ này đƣợc thực hiện có kế hoạch, bền bỉ ngay từ ngày đầu học sinh cắp sách đến trƣờng bằng nhiều hình thức vừa thỏa mãn yêu cầu sƣ phạm vừa thỏa mãn yêu cầu văn hóa trong sự kết hợp hài hòa giữa hiểu biết, kỹ năng, thói quen, nền nếp. Việc thực hiện nhiệm vụ trên đây trở thành nghệ thuật, có hiệu quả cao khi học sinh tự giác sống có văn hóa, coi đó là nhu cầu tất yếu của sự phát triển bản thân và xã hội. Cuối cùng, nhà trƣờng với tƣ cách là thiết chế xã hội có chức năng đào tạo con ngƣời, đào tạo nhân cách mà lại là nhân cách có văn hóa thì bản thân nhà trƣờng với đội ngũ sƣ phạm phải là một tấm gƣơng về văn hóa. Văn hóa trong cảnh quan trƣờng lớp, văn hóa trong ứng xử giao tiếp, văn hóa trong mọi hoạt động giáo dục trở thành một điều kiện quan trọng và không thể thiếu trong việc hình thành yếu tố văn hóa trong nhân cách học sinh. 6 – 1995 --------------------------- (1) .Ngƣời đƣa tin UNESCO tháng 11 – 1983 (2) Mac-Angghen: Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980 tr 569 (3). Tập san “Tuổi trẻ chủ nhật” số 19 – 1995 109 SUY NGHĨ VỀ MỘT VÀI QUAN ĐIỂM “MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA MAKIGUCHI” Makiguchi là một nhà giáo dục Nhật Bản, là một ngƣời theo chủ nghĩa nhân đạo và hòa bình, đã bị nhà cầm quyền Nhật bắt năm 1944 và đã chết trong ngục sau 17 tháng bị cầm tù. Những tƣ tƣởng giáo dục của Makiguchi đã đƣợc viết từ năm 1913 và những năm sau đó và đƣợc giáo sƣ D.M. Bethel (Mỹ) biên tập và giới thiệu trong cuốn “ Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” (Education for Creative), do đại học tiểu bang Mỹ xuất bản năm 1990. Trong quá trình tìm kiếm mục đích giáo dục cho nhà trƣờng Việt Nam trong điều kiện đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc và chuẩn bị cho thế hệ trẻ Việt Nam bƣớc vào thế kỷ XXI, tập thể cán bộ nghiên cứu đề tài B3 đã nhiều lần trao đổi những tƣ tƣởng của Makiguchi về mục đích giáo dục đƣợc phản ánh trong cuốn “ Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”, mong tìm kiếm đƣợc ở đây những bài học bổ ích. Bài viết này phản ánh một phần suy nghĩ của tác giả khi tìm hiểu quan điểm của Makiguchi về mục đích giáo dục. I. Giới thiệu tóm tắt những tƣ tƣởng cơ bản của Makiguchi về mục đích của giáo dục 1.1.Xác định mục đích của giáo dục: - Xác định mục đích của giáo dục không phải là nhiệm vụ của các học giả và triết gia. Để xác định mục đích giáo dục phải nhận thức đƣợc cái đƣợc xem là mục đích của cuộc đời. Mục đích của giáo dục phải trùng với mục đích của ngƣời học. Mỗi ngƣời không có những mục đích tiền định. Tuy nhiên có một cái gì bẩm sinh hƣớng dẫn đời sống của từng ngƣời. Trong quá trình phát triển, ở mỗi đứa trẻ đang nhào lặn một cái gì đó vô thức về mục đích có xu thế thúc đẩy đứa trẻ hƣớng tới một lối sống nào đó. Các nhân tố bẩm sinh này không thể tri giác đƣợc bằng sự quan sát khách quan, nhƣng ngƣời ta cảm nhận đƣợc điều đó một cách mơ hồ trong quá trình tiếp xúc với đứa trẻ. 110 Vì sự phức tạp của quá trình trƣởng thành một nhân cách nên phần lớn những triết lý về cuộc sống đều né tránh những vấn đề chính mà thƣờng dựa vào tiền lệ, nghĩa là dựa vào quan điểm của các bậc tiền bối mà không cần kiểm chứng vì lòng sùng kính họ. Nhƣng các bậc tiền bối này lại hình thành các tƣ tƣởng của mình bằng trực giác hoặc bằng những tiền đề còn xa xôi hơn. Một tƣ tƣởng đƣợc hình thành từ những nhu cầu và đòi hỏi của một xã hội trong quá khứ thƣờng không phù hợp với xã hội ta ngày nay. Vì vậy, vĩnh cửu hóa những tƣ tƣởng lỗi thời về mục đích giáo dục là sai lầm. Đó là nguyên nhân đƣa đến những vấn đề trầm trọng hiện nay. Mục đích không rõ thì phƣơng pháp hay bao nhiêu cũng không đạt kết quả. Vậy phải có mục đích rõ ràng, đó là những vấn đề trọng tâm Để làm điều đó (xác định mục tiêu) cần phải căn cứ vào: + Yêu cầu của xã hội đối với thế hệ trẻ + Do sự phát triển của bản thân đứa trẻ Quốc gia hay xã hội là một tập hợp những cá nhân. Nơi nào cá nhân có thể lớn lên và phát huy trọn vẹn, nơi đó sẽ có sự phồn vinh, sung túc và toàn xã hội sẽ lành mạnh. Một cộng đồng xã hội có thịnh vƣợng khi các thành viên liên kết với nhau bằng những quy ƣớc chung về giá trị và sẽ bị phân rã khi có sự khác biệt về những quy ƣớc này. Ai cũng thấy giáo dục là quan trọng. Chính quyền đã giành lấy trách nhiệm giáo dục từ gia đình và làng xã. Tuy nhiên, hầu nhƣ cha mẹ các em không bao giờ tự hỏi là hệ thống giáo dục sẽ dẫn con họ đến đâu? Có phải họ ủng hộ hệ thống giáo dục vì ý thức đƣợc rõ ràng mục đích giáo dục không? Hầu nhƣ đa số gia đình gửi con em đến trƣờng không hề mảy may suy nghĩ, không thèm quan tâm đến mục đích cuối cùng của giáo dục. Đôi khi họ cũng tỏ sự bất bình, nhƣng thƣờng là sự phản ứng thụ động. 111 1.2. Hạnh phúc: Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội. Mọi ngƣời cho con đi học là để chúng đƣợc hạnh phúc Những quan điểm thực dụng chỉ nghĩ đến lợi ích sau khi chúng đã lớn. Bởi vậy, đa số giáo viên vốn chỉ nghĩ đến nhu cầu của ngƣời lớn và thƣờng có xu hƣớng nhét vào đầu học sinh những kiến thức mà trẻ em không hề thấy là quan trọng và có ý nghĩa đối với cuộc sống trẻ thơ của chúng. Vì vậy các em không hiểu học để làm gì và không ham học. Mục đích giáo dục là làm sao cho học sinh trở thành những tế bào có trách nhiệm, lành mạnh trong cơ thể xã hội, làm sao cho học sinh đóng góp vào hạnh phúc chung của xã hội, đồng thời cũng tìm ra ý nghĩa, mục đích và hạnh phúc của chính mình. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cá nhân chỉ hạnh phúc khi thỏa mãn nhu cầu sau một quá trình lao động gian khổ, khi chia sẻ nỗi gian lao và những thành công của ngƣời khác và của cộng đồng. Hạnh phúc và của cải Sự giàu sang và cách sử dụng của cải ảnh hƣởng tới hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý là có thể thừa hƣởng tài sản nhƣng không thể thừa hƣởng đƣợc hạnh phúc. Con ngƣời ít khi có đƣợc những giây lát thƣ thái để cố nghiệm xem cái gì có giá trị, thế nào là hạnh phúc và cái gì mang lại hạnh phúc cho mình. Ngƣời giàu tiếp tục tích của nhƣng càng tích lũy ngƣời ta càng thấy thiếu. Ngƣời ta muốn truyền lại hạnh phúc cho con cái bằng cách để lại của cải cho chúng nhƣng rồi những thói ti tiện, bỉ ổi mà họ đã phải có để tích lũy tiền của sẽ đƣợc truyền lại cho những đứa con cực kì bất hạnh. Khi nhìn thấy sự trống rỗng của việc theo đuổi vật chất thuần túy ngƣời ta sẽ ý thức đƣợc niềm vui sƣớng trong việc san sẻ với ngƣời khác, sự bình an trong tâm hồn. Những ngƣời nhƣ thế sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản vì đã nhìn thấy đƣợc những giá trị cốt yếu và trƣờng cửu của cuộc sống. 112 Hạnh phúc và đạo đức Ngạn ngữ cổ Nhật Bản có câu “Vận may không từ trên trời rơi xuống, không từ dƣới đất chui lên, càng không bỗng dƣng từ xa lại” – Vận may chỉ đến qua việc tu dƣỡng đạo đức. Chân phúc sẽ đến cho ai biết khiêm tốn, biết hi sinh cho cộng đồng và biết giữ Ngũ thƣờng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Ngƣợc lại, bất hạnh cũng không tự nhiên ập đến. Tai họa sẽ đến nếu đảo ngƣợc trật tự tự nhiên bằng cách sống ích kỷ và bất cần kẻ khác, bất chính, bất hiếu, bỏ bê bổn phận Cuộc sống chỉ trọn vẹn khi hạnh phúc và đạo đức trùng nhau. Trƣớc hết, tƣ tƣởng này phải thể hiện ở việc giải quyết tình trạng bất công xã hội: việc chiếm hữu tƣ nhân vô hạn độ sự phân phối bất bình đẳng và ngày càng tệ hơn. Hạnh phúc và sức khỏe Sức khỏe là nền tảng sinh lí của hạnh phúc. Một ngƣời giàu sang, danh vọng hay thông thái nhƣng sức khỏe hay tinh thần lại yếu kém thì làm sao hƣởng đƣợc những cái đó. Sức khỏe là điều kiện kiên quyết và là biểu tƣợng của sự sung sƣớng. Hạnh phúc phụ thuộc vào sức khỏe nhƣng sức khỏe lại phụ thuộc vào hoạt động tích cực. Vì vậy các em thiếu niên cần đƣợc hƣớng dẫn để định hƣớng các năng lực của mình vào những hoạt động hữu ích, hƣớng tới một cuộc sống sáng tạo ra giá trị. II. Một vài suy nghĩ Những quan điểm của Mukiguchi về hạnh phúc là hết sức sâu sắc. Tuy nhiên có những vấn đề cần trao đổi thêm để làm rõ và phát triển chúng 1) Thế nào là hạnh phúc? Phải chăng hạnh phúc là sung sƣớng, là sự thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần, là những khoái cảm có đƣợc 113 con ngƣời rất quý giá. 2) Nội dung của nó phải chăng là: Về vật chất: + Tứ khoái + Sự sung túc, thịnh vƣợng, giàu sang, nhiều tiền. Về tinh thần: + Đƣợc học hành + Đƣợc thƣơng yêu + Đƣợc kính trọng, yêu mến + Đƣợc thƣởng thức cái đẹp + Đƣợc giao lƣu, du lịch + Đƣợc lao động + Đƣợc cống hiến, hy sinh vì cộng đồng + Đƣợc tự do + Đƣợc thống trị ngƣời khác, đƣợc thể hiện quyền hành. 3) Điều kiện để có hạnh phúc: + Điều kiện vật chất: mặt vật chất của hạnh phúc + Điều kiện tinh thần: mặt tâm lý đạo đức + Điều kiện sức khỏe: mặt sinh lý của hạnh phúc Trong ba điều kiện này thì hai điều kiện đầu: vật chất và tinh thần thƣờng không đồng nhất. Hiện nay những ngƣời muốn giàu có đã làm những điều thất đức, chiếm đoạt của cải hoặc quyền lơi của ngƣời khác mà không phải dựa vào trí tuệ, năng lực sáng tạo và sự nỗ lực của bản thân. Vấn đề là làm thế nào làm giàu cho bản thân và góp phần làm giàu cho xã hội mà không vi phạm đạo đức, pháp luật. Cái đó phải cần đến giáo dục. 4) Điều đáng lƣu ý là Makiguchi luôn luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội và tìm kiếm con đƣờng làm cho hai phạm trù này không đối lập nhau nhƣ thƣờng xảy ra trong thực tế, và là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội hiện nay. Muốn thế phải giáo dục, phát triển trong mọi cá nhân – ý thức xã hội, làm sao cho trẻ em trở thành những tế bào có trách nhiệm của xã hội. 5) Nói rằng hạnh phúc là mục đích của giáo dục là không sai. Tuy nhiên đó không phải chỉ là mục đích của giáo dục mà còn là mục đích của nhiều ngành khác nữa nhƣ y tế, văn hóa, kinh tế, nghĩa là của toàn xã hội. 114 Vì vậy, nó không mang tính đặc thù của ngành giáo dục. Mục đích giáo dục phải đƣợc xác định cụ thể hơn, để có thể điều hành, kiểm tra có hiệu quả một hệ thống bao gồm hoạt động của hàng triệu con ngƣời. 5/1995. 115 TÌM KIẾM NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ VĂN HÓA – ĐẠO ĐỨC Trƣớc đây chúng ta vẫn cho rằng sự tăng trƣởng kinh tế quyết định sự phát triển văn hóa, đạo đức Nhƣng ngày nay, thế giới đang chứng kiến sự tăng trƣởng kinh tế, nhƣng kèm theo đó là sự suy thoái về văn hóa-đạo đức. Điều đó thể hiện rõ nhất trong thái độ con ngƣời đối với thiên nhiên, với loài ngƣời. Vậy vấn đề này đang đƣợc giải quyết ra sao trên thế giới, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm của Nhật Bản để rút ra những bài học với lòng mong muốn tìm kiếm con đƣơng giải quyết vấn đề này ở VN có hiệu quả. 1. Về tƣ tƣởng. Công dân Nhật đã đƣợc giáo dục những tƣ tƣởng sau: - Những hoạt động kinh tế của các công ti, các doanh nghiệp là phục vụ những ý tƣởng đạo đức cao cả. Các hoạt động kinh tế không chỉ vì lợi ích cá nhân, mà phải góp phần vào phúc lợi của công đồng, quốc gia và toàn nhân loại. Ngƣời tham gia hoạt động kinh tế phải có tinh thần trách nhiệm cao. - Những hoạt động kinh tế phải đƣợc tiến hành trên tinh thần thƣơng yêu tận tụy, cần cù, cẩn thận và thực tiễn lí tƣởng thịnh vƣợng chung. - Những hoạt động kinh tế phải góp phần phát triển và tự khẳng định của cá nhân. - Những hoạt động kinh tế và tƣ tƣởng phải liên kết với nhau, góp phần phát triển hài hòa một cuộc sống trên trái đất. Toàn thể vũ trụ là bản lề sống đang phát triển và tăng trƣởng không ngừng. Đó là những tƣ tƣởng cơ bản mà ngƣời Nhật đã tiến hành giáo dục cho tòan dân trong một thời gian lâu dài. 2. Về văn hóa. Nhƣ mội ngƣời đều biết, từ những năm 70 cùa thế kỉ chúng ta, Nhật Bản đã vƣơn lên, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong một thời ngắn, về nhiều mặt; nền kinh tế Nhật Bản đã vƣợt lên trên nhiều nƣớc Tây Âu. Đó là một hiện tƣợng kì diệu, làm thế giới kinh ngạc, trong những năm gần đây, sự 116 tăng trƣởng kinh tế của Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), Đài Loan, Singapore của những “con Rồng” châu Á đã làm cho nhiều nƣớc phải ngạc nhiên. Nhiều nhà xã hội học đã cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của hiện tƣợng này là yếu tố văn hóa truyền thống của các nƣớc châu Á: nền văn hóa phƣơng Đông đƣợc phản ánh tập trung trong Phật giáo, Nho giáo Đặc điểm của nền văn hóa truyền thống Nhật Bản có những nét lƣu ý sau: - Ngƣời nông dân cũng nhƣ ngƣời Nhật Bản nói chung rất cần cù, giản dị; - Theo Yolchi Kawada, “hài hòa” là một nguyên tắc cơ bản của cộng đồng. Hài hòa ở đây dƣờng nhƣ thay thế cho chữ “Nhân” – một trong những Ngũ thƣờng của đạo Khổng và trở thành nguyên tắc đầu tiên trong cộng đồng. Khi con ngƣời đã yêu thƣơng nhau, tin cậy lẫn nhau thì thông cảm, chan hòa với nhau trong quan hệ; - Hộ gia đình trở thành tế bào cơ bản của xã hội, trong lịch sử, hộ gia đình trong các làng của nông thôn Nhật Bản là một hệ thống bảo thủ và khép kín. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chủ yếu dựa trên tình thƣơng nhƣng không bình đẳng. Phát triển tren tinh thần này, các nhà doanh nghiệp Nhật Bản đã xây dựng công ti thành “một cơ chế hài hòa” dựa trên tình thƣơng nhƣ một hộ gia đình, tình thƣơng này đƣợc thể hiện nhƣ một tình bạn chân thành và đồng cảm. Họ cố gắng tạo ra trong công ti mối quan hệ ngƣời – ngƣời nhƣ những ngƣời bạn tốt và đồng cảnh ngộ, làm nảy sinh sự bình đẳng trong mối quan hệ chủ và thợ. 3. Về đạo đức trong kinh tế. Theo các nhà triết học và sƣ phạm Nhật Bản thì đạo Phật, đặc biệt là đạo Phật Đại thừa, mà ngƣời ta cho rằng đƣợc truyền từ bán đảo Triều Tiên vào Nhật Bản năm 552, có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của ngƣời Nhật. Tiếp thu đạo Phật Đại thừa, thái tử Sotoku (574 622) đã dần xây dựng Nhật Bản trở thành một nƣớc phong kiến tập quyền và hình thành trong nếp nghĩ, tƣ tƣởng Nhật tinh thần hài hòa, hợp tác, vị tha và quan điểm thực tiễn trong hoạt động cũng nhƣ trong cơ cấu xã hội. Về làm giàu, Thái tử Sutoku quan niệm rằng: làm giàu theo đúng luật lệ đã qui định là làm trong sạch cuộc sống của mình. Bởi vì đó là kết quả của sự lao động cần cù và sáng tạo, của sự cống hiến cá nhân cho xã hội; đồng thời cũng phản ánh lòng vị tha của họ với cộng đồng. Ngƣời Nhật đánh giá cao cách suy nghĩ, coi đó là một đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển nƣớc Nhật nói chung và hình thành nƣớc Nhật hiện đại. 117 Khi dạy con về sự cần thiết phải tích lũy tiền của, bố của Leonard de Vinci cũng đã nói “ngƣời nào không có gì thì ngƣời ấy cũng chẳng ra gì” Tô Tần là một thuyết khách nổi tiếng thời Chiến quốc lúc hàn vì rất nghèo khổ, khi đã trở nên vinh hiển cũng than rằng: “Tình đời xem ấm lạnh, giá ngƣời thành thấp cao, ta ngày nay mới biết sự giàu sang là cần phải có lắm” (Đông Chu Liệt quốc Hà Nội 1988 .T7, tr 214). Nhƣ vậy, ở phƣơng Đông cũng nhƣ ở phƣơng Tây ngƣời ta đều cho rằng sự làm giàu lành mạnh là cần thiết cho xã hội. Khi bàn về đạo đức trong công việc, các học giả Phật giáo Nhật cho rằng: cần cố gắng trong công việc của mình và hay tìm thấy giá trị trong những hoạt động đó, đầu là nghề nông, công thƣơng hay binh. Họ khuyên mọi ngƣời hãy từ bỏ những ham muốn ích ki và kiềm chế sự hƣởng thụ giàu sang. Đạo Phật cho rằng giàu có là sự phúc báo và của cải là những thực thể đƣợc tiếp nhận trong sự tin cậy, chúng ta không sở hữu bất cứ cái gì trên thế gian, mọi thứ đều đến với chúng ta qua luật “nhân duyên” và vì thế họ chỉ thuộc về ta trong giai đoạn hiện tại. Nhìn chung, ngƣời Nhật đã có tìm hiểu những gì là tuyệt đối, là vĩnh cửu, những gì là tôn giáo và thông thƣờng trong sự tồn tại của con ngƣời. Họ coi công việc là một giai đoạn quan trọng để tự hoàn thiện và xác định bản thân. Hoạt động của các công ty, của các ngành chuyên môn phải gắn liền với những gì là vĩnh cửu hài hòa. Đạo Phật cũng cho rằng vũ trụ là thống nhất và là một bản thể sống mạnh mẽ và có tính chất thiện. Vì thế ngƣời ta cho rằng đạo đức của các công ti cũng nhƣ của từng cá nhân phải đƣợc hình thành trên cái thiện và xem đó nhƣ là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động con ngƣời. Hiện nay, ở Nhật ngƣời ta cũng đang than phiền về sự mất đi những nguyên tắc này. Các công ti cũng nhƣ các cá nhân đang bị trói buộc vào những quy luật kinh tế đơn thuần, theo nhu cầu của thị trƣờng và không ngừng tăng lên những nhu cầu về hiệu quả, lòng ham muôn và sự khoái lạc. Nếu ham mê tìm kiếm những thú vui nhàn nhã và thỏa mãn những lạc thú hiện tại và nhất thời thì sẽ mất đi “cái thiện” và động lực lành mạnh trong học tập và là nền tảng phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc có thể bị phá hủy. Trong một công ti, một tập thể saen xuất cũng vậy, khi say sƣa lợi nhuận gạt bỏ các nguyên tắc khác rất cần thiết cho cuộc sống của cộng đồng thì sự tồn tại của công ty cũng sẽ bị phá hủy. 118 Vậy phải làm thế nào để xã hội phát triển, thịnh vƣợng mà vẫn duy trì và phát triển đƣợc truyền thống văn hóa, đạo đức, làm thế nào để đạt đƣợc cả hạnh phúc tinh thần và vật chất? Ông Makiguchi đã góp phần giải quyết vấn đề này bằng cách đổi mới hệ thống giáo dục. 4. Giáo dục bằng cách “Hình thành hệ thống giá trị”. Về nguyên tắc, Hệ thống giáo dục thiết lập giá trị do Makiguchi đề xƣớng là coi trọng tính “phổ thông và hài hòa”. Coi trọng những giá trị “vĩnh cửu” và cải thiện. Ông cho rằng mục đích cuộc sống là mƣu cầu hạnh phúc, và mục tiêu giáo dục phải phù hợp với mục đích chung đó. Nhƣ vậy mục tiêu giáo dục là hình thành ở các em một hệ thống giá trị nhằm tạo điều kiện để các em đạt đƣợc hạnh phúc lớn nhất co cá nhân và xã hội. Makiguchi cho rằng hạnh phúc không phải là cái gi do ngƣời khác ban phát cho mà là cái ra đạt đƣợc bằng cố gắng của bản thân. Theo quan điểm giáo dục, ông hệ thống hóa và đề xuất 3 giá trị “thiện, ích, mĩ”, xem đó là nhƣng giá trị cơ bản của nhân cách cần hình thành trong mỗi con ngƣời. “Mĩ” là giá trị đóng góp vào hạnh phúc của mỗi con ngƣời thông qua cảm xúc; “Ích” là giá trị hƣớng về kinh tế, về những thu nhập vật chất, là một trong những nhân tố quan trọng trong hạnh phúc con ngƣời. Nhƣng phải ngăn ngừa việc theo đuổi lợi ích mà ảnh hƣởng đến lợi của ngƣời khác. Vì nhiều ngƣời quan tâm đến lợi ích riêng tƣ mà quên mất lợi ích chung, nên theo Makiguchi, mục đích giáo dục là làm cho mỗi cá nhân hiểu đƣợc rằng cộng đồng đã nuôi dƣỡng nó và hƣớng họ đem khả năng sáng tạo của mình để phục vụ bản thân và cộng đồng. Makiguchi cho rằng “Thiện” là cao nhất trong thang giá trị của ông. “Thiện phái kiểm soát”Ích”, vì nếu con ngƣời chỉ theo đuổi giá trị “Ích” thì sẽ trở nên vị kỉ và tham lam. Ý nghĩa quan trọng nhất của giá trị “Thiện” là thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Để vƣợt qua đƣợc các khủng hoảng của các nền văn minh và không bị dòng chảy của nền văn minh vật chất cuốn hút, phải gắn liền bản thân nhằm tạo ra giá trị cá nhân. Makiguchi cũng cho rằng giáo dục phải làm cho nhân cách phát triển toàn diện và hƣớng tới những vấn đề sau: 119 - Hƣớng cuộc sống tinh thần theo sự điều khiển của lí trí. ông cho rằng con ngƣời phải có khả năng kiềm chế và kiểm soát những tình cảm của mình bằng sức mạnh ý chí. Theo quan điểm Phật giáo có nghĩa là kiểm soát những ham muốn trần tục nhƣ đam mê, dục vọng bằng những đức tính “thiện” nhƣ lƣơng tâm, lòng từ bi và lòng thƣơng yêu. - Hƣớng đến cuộc sống tự chủ. Điều này liên quan đến hình thành bản sắc riêng của cá nhân. Đó là phẩm chất cần thiết kế để sản sinh ra lòng dũng cảm va trí sáng tạo. Tuy nhiên, phát triển bản sắc cá nhân phải gắn liền với việc ngăn ngừa tính vi trí, chủ nghĩa cá nhân và giáo dục tinh thần tập thể, đóng góp vào sự phát triển cộng đồng xã hội. - Hƣớng tới cá nhân hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Một cá nhân chỉ có thể sống yên vui hạnh phúc trong một cộng đồng thịnh vƣợng, phát triển. Điều có chỉ có đƣợc khi mỗi thành viên của cộng đồng có ý thức xây dựng nó, đoàn kết, tập hợp nhau lại trong một mục đích chung. Vì vậy tổ chức cho các thành viên tham gia các lễ hội, hoạt động cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục các thành viên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. - Cống hiến những giá trị cho thiên nhiên. Ngƣời ta cói khả năng tạo ra những giá trị làm cho con ngƣời và thiên nhiên sống trong môi trƣờng hài hòa; thiên nhiên phong phú và cuộc sống con ngƣời cũng đa dạng, phong phú hơn. Ngày nay, tƣ tƣởng này càng trở nên cần thiết khi môi trƣờng tự nhiên và sự cân bằng sinh thái đang bị phá hoại nghiêm trọng đến nỗi đe dọa cả sự tồn tại của loài ngƣời. - Những cuộc sống tối tự do có kiểm soát. Con ngƣời phải sống theo pháp luật đƣợc cộng đồng quy định. Đó là những quy luật đƣợc cộng đồng thừa nhận. Theo Phật giáo thì những quy luật này nhìn chung mang tính “Thiện”. Đó là những mục tiêu cần thiết cho hiện tại và tƣơng lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_co_so_li_luan_cua_viec_xay_dung_muc_tieu_giao_duc_nha_truong_pho_thong_viet_nam_2598.pdf
Luận văn liên quan