Đề tài Công tác tổ chức kế toán bán hàng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bảo Lâm

LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN tiếp tục được xây dựng đồng bộ và có hiệu quả hơn. Để có thể đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước cần phải làm tốt vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội mở đường hướng dẫn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, doanh nghiệp nhà nước được xem như bộ xương sống của nền kinh tế quốc dân. Công ty CP – XNK Bảo Lâm là một doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần hoá với chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư tiêu thụ các sản phẩm trong và ngoài nước. Từ khi thành lập đến nay Công ty CP – XNK Bảo Lâm không ngừng phát triển mạnh mẽ và luôn hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu đề ra. Nhờ vậy mà đơn vị đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hiện nay.

doc82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức kế toán bán hàng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bảo Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu hàng hoá với khách nước ngoài. Phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng mua bán, điều khoản thanh toán trong hợp đồng, thư tín dụng của bên mua để ghi sổ kế toán . Công ty sử dụng phương thức chứng từ thanh toán( L/C - Letter of Credit). Phương thức xuất khẩu thường áp dụng trong điều kiện giao hàng giá FOB . Ví dụ : Trong tháng 12/2005 công ty đã xuất khẩu một mặt hàng gạo 5% tấm sang Trung Quốc. Công ty trực tiếp tiến hành xuất khẩu mặt hàng gạo 5% tấm cho công ty Kunming Yibo Foreign Exhibition & Trade Co.LTD. Doanh thu của hàng xuất khẩu được tính theo tỷ giá thực tế tại thời điểm tờ khai hải quan. Cuối niên độ kế toán thì tiến hành xử lý chênh lệch tỷ giá. Sau khi hoàn thành thủ tục bàn giao hàng, kế toán căn cứ tờ khai hàng hoá xuất khẩu tiến hành lập hoá đơn GTGT về hàng hoá xuất khẩu, xác định công nợ phải thu của lô hàng xuất khẩu(theo tỉ giá tờ khai hải quan là: 15.747, với nguyên tệ : 768.947.43 USD ) Nợ TK 131(ct: công ty Kunming) 12.108615.180 Có TK 5111 12.108.615.180 Vì gạo là mặt hàng được nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên thuế suất thuế XNK bằng 0, thuế xuất khẩu cũng bằng 0. Do đó, công ty không phải nộp thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này. Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán lập phiếu thu số 280 ngày 20/12/2005, số tiền : 12.108.615.190 VNĐ ,và cuối tháng xử lý chênh lệch: Nợ TK 112 : 12.053.250.965 Nợ TK 413 : 55.364.215 Có TK 131(ct:Công ty Kunming) :12.108.615.180 Đồng thời ghi đơn Nợ TK 007 : 768.947, 43 USD Công ty còn căn cứ vào từng phương thức bán hàng để tiến hành hạch toán kế toán. 2.2.2.1.1.Kế toán theo phương thức bán buôn trực tiếp qua kho Ở công ty cổ phần Bảo Lâm, mọi nghiệp vụ bán buôn hàng hoá đều được thực hiện thông qua các hợp đồng được ký kết giữa công ty với khách hàng. Khi khách hàng đến mua hàng, trên cơ sở hợp đồng đã ký và lệnh duyệt hàng gồm giá bán, số lượng hàng bán ra do Giám đốc ký duyệt, phòng kế toán viết hoá đơn GTGT theo đúng số lượng chủng loại trong hợp đồng. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------o0o------ HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số 01/02/HA- HTX ngày 2/12/2005 Căn cứ pháp lệnh HĐKT ngày 25/09/1989 HĐ nhà nước Căn cứ nghị định số 17/HĐBT ngày 10/01/1990 của HĐBT quy định chi tiết thi hành pháp lệnh HĐKT. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và khả năng hàng hoá của hai bên Hôm nay ngày 2/12/2005 hai bên gồm: Bên A: Công ty CP - XNK Bảo Lâm Địa chỉ: Khối 1 - TT Long Biên- Huyện Long Biên - TP Hà nội ĐT : 04.8832438 . Fax : 04.8832728. TK số :421101- 000045 tại ngân hàng NN và phát triển nông thôn ĐA Do bà : Nguyễn Thị Tiêu. Chức vụ : Giám đốc công ty làm đại diện MST : 0101328911. Bên B: Cty CP SX TM Hồng Anh Địa chỉ : Xã Nam Hông - Huyện Long Biên ĐT : 04.8810636 TK số: Do ông: Nguyễn Văn Phúc. Chức vụ : Giám đốc công ty làm đại diện MST: Hai bên cùng thoả thuận và ký hợp đồng với những điều khoản sau: Điều 1: Bên A bán cho bên B : STT Tên hàng ĐVT SL Đơn giá(VNĐ) (đã có thuế GTGT) Tổng tiền 1 UREA Hà Bắc Kg 141.000 4130 582.330.000 Cộng 141.000 582.330.000 Điều 2: Chất lượng hàng hoá: Điều 3: Phương thức giao nhận và thanh toán: Điều 4: Địa điểm, thời gian giao nhận, vận chuyển và bốc dỡ hàng: Đại diện bên A Đại diện bên B (ký tên, đóng dấu) ( ký tên, đóng dấu) Hoá đơn GTGT được ghi theo đúng hướng dẫn của Bộ tài chính về cách ghi chép hoá đơn chứng từ. HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT - 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG GY/2005 Liên 1: Lưu 0098313 ngày 14 tháng 12 năm 2005 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần XNK Bảo Lâm Địa chỉ : P. Long Biên - Long Biên - Hà Nội Số tài khoản: MST : 0101328911 Điện thoại: Họ tên người mua hàng : Hoàng Trọng Nam Tên đơn vị: Cty CP SX TM Hồng Anh Địa chỉ : Xã Nam Hồng - Huyện Long Biên - Hà Nội Số tài khoản : Hình thức thanh toán : CK. MS : 5600127938 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số Lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1. URE Trung Quốc ( Kho ga Long Biên) Kg 141.000 4130/1.05 554.600.000 Cộng tiền hàng: 554.600.000 Thuế suất GTGT : 5% Tiền thuế GTGT 27.730.000 Tổng cộng tiền thanh toán 582.330.000 Số tiền viết bằng chữ: (Năm trăm tám mươi hai triệu ba trăm ba mươi ngàn đồng chẵn). Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên đặt giắy than để viết. Liên 1: Lưu tại quyển gốc để lại công ty. Liên 2: Giao cho khách hàng. Liên 3 : Dùng để hạch toán kế toán. Kế toán sau khi phân loại, tập hợp các hoá đơn bán hàng lập bảng kê sau đó căn cứ vào đó để lập chứng từ ghi sổ, rồi từ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 5111. Bảng số 1: BẢNG KÊ DOANH THU BÁN HÀNG THÁNG 12/ 2005. STT Nội dung Ghi nợ các tài khoản Ghi có các tài khoản TK Số tiền 3331 TK doanh thu Số TK I. Doanh thu hàng hoá 111.145.436.080 5.292.641.861 105.852.794.219 Tiền mặt 111 404.960.000 19.283.810 385.676.190 5111 Tiền hàng phải thu 131 110.703.971.080 5.271.619.718 105.432.351.362 5111 Tiền hàng thiếu 3388 36.505.000 1.738.333 34.766.667 5111 II. Doanh thu bán cây 131 3.260.000 155.240 3.104.760 5111 Tổng cộng 111.148.696.080 5.292.797.101 105.855.898.979 Rồi từ bảng kê này, kế toán sẽ ghi vào các chứng từ ghi sổ. Mẫu chứng từ ghi sổ và cách ghi như sau: Số chứng từ ghi sổ được đánh số thứ tự. Cột 1: ghi danh mục các hàng hoá tiêu thụ mà công ty kinh doanh. Cột 2: Ghi số hiệu tài khoản theo định khoản trong bảng kê cột 3: Ghi số tiền đã tổng hợp được trong bảng kê theo trật tự như trong chứng từ ghi sổ ở dưới. Bảng số 2: Doanh nghiệp: Cty CP XNk Bảo Lâm Mẫu số: S01 - SKT/DNN Ban hành theo quyết định số 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài Chính CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 33/12 ngày tháng 12 năm 2005 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 1) Doanh thu hàng hoá 131 110.703.971.080 111 404.960.000 3388 36.505.000 3331 5.292.641.861 5111 105.852.794.219 2) Doanh thu tiêu thụ cây 131 3.260.000 3331 155.240 5111 3.104.760 3) Kết chuyển doanh thu - Hàng hóa 5111 105.852.794.219 - Cây 5111 3.104.760 911 105.855.898.979 Cộng Kèm theo Chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập ( Ký họ tên) ( Ký họ tên) Chứng từ ghi sổ được công ty lập vào cuối tháng bằng cách từ bảng kê doanh thu ghi vào chứng từ ghi sổ theo từng danh mục hàng hoá. Tuy nhiên trong tháng nếu các nghiệp vụ bán hàng phát sinh ít thì kế toán tập hợp chứng từ gốc cùng loại để trực tiếp ghi vào chứng từ ghi sổ. Các chứng từ ghi sổ này là cơ sở để kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Sổ cái được lập như ở dưới : Bảng số 3: Bộ (Sở) : Đơn vị : Công ty CP XNK Bảo Lâm Phòng tài vụ SỔ CÁI Tháng 12/2005 Tên tài khoản : Doanh thu hàng hoá . Số hiệu : TK 5111 SCT Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Ghi chú Nợ Có Tháng 12 33/12 DTBH do khách hàng nợ 131 105.432.351.362 DTBH thu bằng THươNG MạI 111 385.676.190 Tiền hàng thiếu 3388 34.766.667 33/12 Doanh thu tiêu thụ cây 131 3.104.760 33/12 Kết chuyển doanh thu xác định kết quả BH 911 105.855.898.979 Tổng phát sinh 105.855.898.979 105.855.898.979 Ngày .....Tháng ......Năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Để theo dõi cụ thể từng nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán mở sổ chi tiết bán hàng. Sổ này được mở cho từng loại hàng hoá dịch vụ đã bán được khách hàng thanh toán tiền ngay hay chấp nhận thanh toán. Sổ này mở cho cả năm, mỗi tháng được ghi trên một vài trang sổ liên tiếp. Cách ghi sổ như sau: Cột 1: Ghi ngày tháng kế toán ghi sổ. Cột 2,3: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ. Cột 4: Ghi nội dung nghiệp vụcủa kinh tế phát sinh. Cột 5: Ghi loại hàng hoá bán ra Cột 6: Ghi tài khoản đối ứng Cột 7, 8, 9: Ghi số lượng, đơn giá và số tiền của khối lượng hàng hoá đã bán ra Cột 10: Ghi số khoản phải giảm trừ vào doanh thu( nếu có) như: Chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán..... Cột 11: Ghi số thuế GTGT của hàng bán ra Cuối tháng, kế toán tính tổng cộng doanh thu tiêu thụ, số lượng tiêu thụ của từng mặt hàng bán ra. 2.2.2.1.2.Kế toán doanh thu bán hàng theo phương pháp bán lẻ thu tiền trực tiếp Hiện nay công ty Bảo Lâm có khoảng 45 điểm bán lẻ trong toàn huyện Long Biên. Đối với phương thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách. Nhân viên bán hàng không lập chứng từ cho từng nghiệp vụ bán hàng. Định kỳ 10 ngày nhân viên bán hàng kiểm tiền làm giấy nộp tiền, lập báo cáo nhập - xuất - tồn kho và đem về công ty nộp cho phòng kế toán làm căn cứ để hạch toán. Việc theo dõi tiêu thụ được kế toán ở công ty thực hiện trên sổ chi tiết tiêu thụ cho từng mặt hàng trên cơ sở báo cáo bán hàng do các đơn vị bán lẻ chuyển về. Bảng số 4: Công ty CPXNK Bảo Lâm BÁO CÁO BÁN HÀNG - Kho Vân Nội - Từ 10/12 đến hết 20/12 S T T Tên hàng ĐV Tồn kho đầu kỳ Lượng nhập trong kỳ tổng lượng gồm cả tồn Bán trong kỳ Lượng xuất khác Tồn cuối tháng Số Lượng ĐG(đã có thuế) Thành tiền 1. Đạm Hà Bắc kg 1.500 12.000 13.500 950 4.130 3.923.500 7.500 12.550 2. Đạm Kuwait kg 1.020 0 1.020 100 4.200 420.000 0 920 3. Lân Lâm Thao kg 3.350 5.000 8.350 800 4.300 3.440.000 2.200 5.350 4. Kali CIS kg 16.100 0 16.100 900 3.400 3.060.000 5.800 9.400 5. Đạm qua ta kg 2.050 0 2.050 2.050 4.200 8.610.000 0 0 6. Phân NPK kg 0 0 0 0 1.588 0 0 0 7. Đạm hai lá kg 0 2.500 2.500 0 3.934 0 0 2.500 Tổng cộng 19.453.500 2.2.2.2.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và các khoản phải thu của khách hàng 2.2.2.2.1.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Là một công ty hoạt động rất mạnh và có uy tín cao đối với các bạn hàng, công ty Bảo Lâm rất chú trọng tới chất lượng hàng hóa cho nên công ty đã thực hiện rất tốt công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản cho đến khâu tiêu thụ hàng hoá. Do đó ở công ty này, hàng bán bị trả lại hầu như không xảy ra. Trong một số trường hợp hãn hữu thì công ty trực tiếp thương lượng với khách hàng để tránh tình trạng hàng nhập lại kho. Đối với trường hợp giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại, kế toán không theo dõi trên TK 532, TK 521 mà trong trường hợp hàng kém chất lượng hoặc khách hàng mua với khối lượng lớn, giám đốc công ty trực tiếp duyệt giá bán và giá bán này được ghi luôn trên hoá GTGT theo giá đã duyệt của giám đốc. Công ty đã áp dụng các mức giá vô cùng linh hoạt tuỳ theo từng trường hợp áp dụng. Do vậy mà công ty ngày càng thu hút được nhiều khách hàng cả trong và ngoài nước và đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá. Từ đó mà lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể. 2.2.2.2.2.Kế toán các khoản phải thu Để khuyến khích hàng hoá của mình tiêu thụ nhanh, Công ty Bảo Lâm cũng như bao công ty khách hiện nay đều áp dụng chính sách bán chịu hàng hoá.Chính sách này công ty chỉ áp dụng cho các khách hàng thường xuyên và quen biết với công ty. Các công ty này thường có uy tín về khả năng thanh toán các khoản nợ. Chứng từ và tài khoản sử dụng: Để phản ánh tình hình công nợ, kế toán sử dụng các chứng từ sổ sách sau: Phiếu xác nhận nợ của các khách hàng Sổ chi tiết phải thu của khách hàng Bảng cân đối TK 131 - Phải thu của khách hàng Sổ cái TK 131 Tài khoản sử dụng là tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của khoản phải thu của khách hàng. Khi hạch toán các khoản phải thu của khách hàng, kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu, theo từng khoản nợ và từng lần thanh toán. Sổ chi tiết được mở cho từng đối tượng, mỗi một sổ theo dõi từ 5 - 7 đối tượng, mỗi đối tượng sử dụng một vài trang sổ liên tiếp. Việc mở sổ này giúp cho kế toán có thể quản lý chặt chẽ và theo dõi thường xuyên các khoản phải thu của khách hàng tránh tình trạng gian lận. Đồng thời với những khách hàng có giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì kế toán luôn tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ, trong một số trường hợp thì yêu cầu khách hàng xác nhận nợ bằng văn bản.. Mẫu sổ chi tiết TK 131 như sau: Bảng số 5: SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA Tên tài khoản: TK 131 Đối tượng : Bà Trần Thị Mai - Dịch vụ Vân Trì NT Chứng từ Diễn giải Thời hạn chiết khấu TK ĐƯ SPS Số dư Ngày tháng đã thanh toán Số NT Nợ Có Nợ Có Số dư 1/12/2005 17.869.000 Tháng 12/2005 19 26744 Nhận Lân lâm thao và đạm Hà Bắc 6.460.000 271 Nộp tiền hàng 12.640.000 28 27168 Nhận Lân lâm thao 6.660.000 Lãi 1%/tháng 1.126.000 Cộng PS T12 13.120.000 13.766.000 C2 16.577.000 Cuối mỗi tháng, kế toán công ty tiến hành tổng hợp chi tiết công nợ dưới dạng "bảng cân đối TK 131". Bảng này sẽ phản ánh chi tiết từng khoản nợ của khách hàng với công ty. Bảng số 6: Bảng số 7: Bộ (Sở) : Đơn vị : Công ty CP XNK Bảo Lâm Phòng tài vụ SỔ CÁI Tháng 12/2005 Tên tài khoản : Phải thu của khách hàng. Số hiệu : TK 131 SCT Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Ghi chú Nợ Có Tháng 12 92.489.767.304 6/12 Thu tiền gửi NHNoĐA 112.11 55.375.282.145 6/12 Chi tiền gửi NHNoĐA 112.11 400.000.000 7/12 Thu tiền gửi VND NHCT ĐA 112.12 20.060.000.000 7/12 Chi tiền gửi VND NHCT ĐA 112.12 8.048.355 8/12 Thu tiền gửi USD - TCT Lương thực miền nam 112.21 18.946.570.792 9/12 Thu tiền gửi USD - NHNo Nam Sài gòn 112.28 11.826.389.000 11/12 Thu tiền Gửi VND Sở GD HN 112.14 5.600.000.000 1/12 Hạch toán bù trừ công nợ với các đvị 331 3.147.489.500 1/12 nt 131 7.512.799.316 12/12 nt 331 6.443.148.631 33/12 Doanh thu bán hàng hoá trong tháng 333,511 110.703.971.080 33/12 Doanh thu tiêu thụ cây 333,511 3.260.000 26/12 Thu tiền mặt trong tháng 111 94.910.000 33/12 Hạch toán trả tiền hàng thiếu cho Secpentin tổng hợp 131 825.600 26/12 Thu tiền mặt trong tháng 111 21.550.498.466 35/12 Tiền lãi phải trả cho DV, KH ứng trước tiền hàng 635 42.166.800 35/12 Tiền lãi phải thu của DV, KH chậm trả tiền hàng 515 407.766.600 Cộng phát sinh trong tháng 12 119.036.670.951 143.086.455.334 C2 68.439.982.921 Ngày .....Tháng ......Năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Các khoản công nợ trong công ty luôn được phân loại để the dõi nhưng công ty không lập dự phòng các khoản nợ khó đòi. 2.2.2.3. Kế toán thuế GTGT của hàng bán ra ở công ty cổ phần XNK Bảo Lâm Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưư thông đến tiêu dùng. Công ty Bảo Lâm thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Theo phương pháp này, trong quá trình tiêu thụ hàng hóa công ty phải sử dụng hoá đơn GTGT, trong đó ghi rõ và đầy đủ giá bán chưa thuế, phụ thu, phí tính ngoài giá bán( nếu có), thuế GTGT và tổng giá thanh toán đã có thuế. Số thuế GTGT mà công ty phải nộp được xác định theo công thức : Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT), số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu . Khi hạch toán thuế GTGT đối với thuế đầu vào được khấu trừ, công ty sử dụng TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, đối với thuế GTGT đầu ra, công ty sử dụng TK 3331- Thuế GTGT phải nộp. Mức thuế suất đối với các loại hàng hoá của công ty bán ra trong nước chủ yếu là 5%, hàng hoá xuất khẩu là 0%, riêng đối với cây môi trường không chịu thuế GTGT. Kế toán công ty sử dụng "Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra" Mẫu số 02/GTGT để theo dõi số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá được tiêu thụphát sinh trong tháng và " Tờ khai thuế GTGT" mẫu số : 01/GTGT , " Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào" mẫu số: 03/GTGT để kê khai thuế GTGT phát sinh trong tháng, số thuế được khấu trừ, số thuế đã nộp và số thuế còn phải nộp trong tháng. Tờ khai thuế GTGT được lập hàng tháng theo qui định của cơ quan thuế. Căn cứ để lập tờ khai thuế là bảng kê chứng từ, hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào và bán ra, sổ chi tiết bán hàng và các tài liệu có liên quan khác. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra và tờ khai thuế GTGT làm căn cứ để công ty nộp và quyết toán thuế GTGT với Nhà nước. Bảng số 8: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Kỳ kê khai : tháng 12 năm 2005 Mã số thuế: 0101328911. Đơn vị tiền : Đồng Việt Nam Tên cơ sở kinh doanh: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bảo Lâm Địa chỉ : Khối 1 thị trấn Long Biên - Hà Nội . Điện thoại: 048832356. Fax : 048832728. STT Chỉ tiêu kê khai Giá trị HH (chưa có thuế GTGT) Thuế GTGT A Không có hoạt động mua bán phát sinh trong kỳ( Đánh dấu x) B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang C Kê khai thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà Nước I. Hàng Hoá dịch vụ ( HHDV) mua vào 1 HHDV mua vào trong kỳ 120.837.361.059 6.155.232.405 a HHDV mua vào trong nước 27.254.408.323 1.476.085.136 b HHDV nhập khẩu 93.582.952.736 4.679.147.269 2 Điều chỉnh thuế GTGT đã được khấu trừ các kỳ trước a Điều chỉnh tăng B Điều chỉnh giảm 3 Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào 6.155.232.405 4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này 6.155.232.405 II Hàng hoá dịch vụ bán ra 1 HHDV bán ra trong kỳ 105.855.898.797 5.292.797.101 1.1 HHDV bán ra không chịu thuế GTGT - - 1.2 HHDV bán ra chịu thuế GTGT 105.855.898.797 5.292.797.101 a HHDV xuất khẩu : 0% - b Hàng hoá dịch vụ bán ra thuế xuất 5% 105.725.248.522 5.279.732.073 c Hàng hoá dịch vụ bán ra thuế xuất 10% 130.650.275 13.065.028 2. Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước a Điều chỉnh tăng b Điều chỉnh giảm 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra 105.855.898.797 5.292.797.101 III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 1. Thuế GTGT phải nộp trong kỳ 2. Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này 845.128.034 2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này 2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau 845.128.034 Xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai. Hà nội ngày 31 tháng 12 năm 2005 Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh Ký tên đóng dấu ( ghi rõ họ tên và chức vụ) Bảng số 9 : BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA ( Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng) Tháng 12 năm 2005 Tên cơ sở : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bảo Lâm MST : 010138911 Địa chỉ : Khối 1 – Thị trấn Long Biên – TP Hà Nội Loại thuế suất 5% Hoá đơn chứng từ bán Tên người mua MST người mua Mặt hàng Doanh số bán chưa thuế GTGT Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu HĐ Số HĐ N- T phát hành GC/ 2005B 11201 1/12 Cty THHH Sơn Lâm kaly 42.075.143 5% 2.102.857 GC/2005B 11202 1/12 Ông Tính Vĩnh Phúc URE 200.538.095 5% 10.026.905 ..... ..... ..... .... ... Cộng 105.725.248.522 5.279.732.073 Long Biên, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, họ tên) Bảng số 10: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO ( Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng) Tháng 12 năm 2005 Tên cơ sở : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bảo Lâm MST : 010138911 Địa chỉ : Khối 1 – Thị trấn Long Biên – TP Hà Nội Loại thuế suất 5% Hoá đơn chứng từ mua Tên người bán MST người bán Mặt hàng Doanh số bán chưa thuế GTGT Thuế suất Thuế GTGT Ghi chú Ký hiệu HĐ Số HĐ N- T phát hành GC/ 2005B 11223 1/12 Cty TNHH Mai Hà Đạm 830.000.000 5% 41.500.000 GC/2005B 11025 1/12 Cty Supe HC lâm thao Lân 1.054.000.000 5% 52.700.000 ..... ..... ..... .... ... Cộng 120.837.361.059 6.155.232.405 Long Biên, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Người lập Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, họ tên) 2.2.2.4.Kế toán giá vốn bán hàng Ở công ty Bảo Lâm, kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Việc xác định trị giá hàng xuất bán được thực hiện vào cuối tháng. Trong tháng mọi ghi chép kế toán về tình hình xuất kho hàng hoá chỉ được thể hiện ở chỉ tiêu số lượng. Hàng hoá hiện có ở công ty Bảo Lâm bao giờ cũng phản ánh trong sổ kế toán và trong báo cáo kế toán theo trị giá vốn thực tế - Tức là đúng với số tiền mà công ty bỏ ra về những hàng hoá đó. Và công ty Bảo Lâm là công ty thương mại nên trị giá vốn của hàng hoá được thể hiện ở các giai đoạn trong quá trình vận động của hàng hoá. (1) Trị giá vốn hàng mua nhập kho = trị giá mua ghi trên hoá đơn (chưa có thuế GTGT) + chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu( nếu có). Hàng hoá mua về sẽ làm thủ tục kiểm nhận nhập kho hoặc chuyển bán thẳng. Nếu hàng hoá được nhập kho thì thủ kho và bộ phận mua hàng phải kiểm nhận hàng hoá nhập kho theo đúng thủ tục quy định về kiểm nhận hàng hoá. Chứng từ về nghiệp vụ kiểm nhận hàng hoá là Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập và thủ kho sẽ ghi số lượng thực nhập vào phiếu. Đơn vị: Cty CP - XNK Bảo Lâm Mẫu số 01 - VT Địa chỉ: Khối 1 TT Long Biên - HN QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ Tài Chính Số : 238 PHIẾU NHẬP KHO Nợ :Tk 156 : 20.476.190 Ngày 11 tháng 12 năm 2005 Nợ : TK 133 : 1.023.810 Có :TK 331 : 21.500.000 Họ tên người giao hàng: Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao Theo 3 HĐ Số.........Ngày.......tháng..........năm........của........ Nhập tại kho : Vân Nội STT Tên,nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư( sản phẩm, hàng hoá) Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Lân Lâm thao kg 5.000 4.300 21.500.000 Cộng 5.000 4.300 21.500.000 Nhập, ngày.......tháng.....năm...... Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) ( ký, họ tên) Sau khi nhập kho xong thủ kho cùng người nhập ký vào phiếu. Phiếu nhập kho lập thành 2 liên - Thủ kho giữ liên 2 để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu. (2) Trị giá Trị giá mua thực tế của hàng vốn hàng = hoá xuất kho để bán( kể cả + Chi phí mua hàng xuất bán thuế nhập khẩu) Khi xuất bán hàng hoá, thủ kho căn cứ vào chứng từ xuất kho nhận được( sau khi đã kiểm tra tính tính hợp lý, hợp pháp chứng từ) ghi vào số thực xuất vào chứng từ và thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn để ghi vào cột tồn trên thẻ kho.Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ xuất đã phân loại theo từng vật tư cho phòng kế toán để ghi sổ. Mẫu phiếu xuất kho như sau: Đơn vị: Cty CP - XNK Bảo Lâm Mẫu số 01 - VT Địa chỉ: Khối 1 TT Long Biên - HN QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ Tài Chính Số : 238 PHIẾU XUẤT KHO Nợ : Ngày 11 tháng 12 năm 2005 Có : Họ tên người nhận hàng:Cty CP SXTM hồng Anh. Địa chỉ : Long Biên – Hà Nội Lý do xuất kho : bán hàng Xuất tại kho : Kho ga Long Biên STT Tên,nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư( sản phẩm, hàng hoá) Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 URE Trung Quốc kg 141.000 Cộng 141.000 Xuất, ngày.......tháng.....năm...... Phụ Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị ( ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên) Kế toán khi nhận được chứng từ nhập xuất của thủ kho gửi lên, kiểm tra lại sau đó ghi vào sổ kế toán chi tiết hàng hoá . Đến cuối tháng, kế toán xác định trị giá vốn của hàng xuất bán. Trị giá vốn thực tế hàng xuất bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí mua hàng. Chi phí mua hàng được tập hợp vào TK 1562 – Chi phí mua hàng và chi phí này được phân bổ cho hàng hóa xuất bán. Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2005, kế toán tính giá vốn như sau: Trị giá thực tế + Trị giá thực tế Đơn giá hàng tồn đầu kỳ hàng nhập trong kỳ bình quân gia quyền = (Mặt hàng DAP) Số lượng hàng tồn + Số lượng hàng nhập đầu kỳ kho trong kỳ Đơn giá 1.680.142.867 + 7.259.186.000 bình quân = = 4.770 (đ/kg) gia quyền 355.228 + 1.516.500 Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho = Số lượng xuất bán x Đơn giá bình quân = 1.621.650 x 4770 = 7.735.270.500 Trong đó chi phí mua hàng tập hợp được là: Chi phí thu mua phân bổ + Chi phí thu mua trị giá Chi phí thu mua cho hàng đầu kỳ phát sinh trong kỳ mua thực phân bổ cho = x của hàng hàng xuất kho Trị giá mua thực tế + Trị giá mua thực tế xuất kho của hàng tồn đầu kỳ của hàng nhập trong kỳ 3.250.364 + 11.462.822 = x 7.735.270.500 1.680.142.867 + 7.259.186.000 = 12.731.434 Trị giá vốn hàng = Trị giá mua thực tế của + Chi phí xuất bán hàng hoá xuất kho để bán mua hàng = 7.735.270.500 + 12.731.434 = 7.748.001.934 (Đồng) Căn cứ vào đó, kế toán lập bảng kê nhập xuất tồn và báo cáo chi tiết tài khoản 156. Bảng số 11: Báo cáo chi tiết TK 156 : Cuối kỳ, kế toán cũng lập chứng từ ghi sổ : Bảng số 12: Doanh nghiệp: Cty CP XNk Bảo Lâm Mẫu số: S01 - SKT/DNN Ban hành theo quyết định số 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài Chính CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 30/12 ngày tháng 12 năm 2005 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 1) Giá vốn của hàng hoá xuất bán 632 98.179.344.025 156 98.179.344.025 2)Giá vốn của cây 632 1.425.620 156 1.425.620 3)Kết chuyển giá vốn hàng bán 911 98.180.769.645 - Hàng hoá 632 98.179.344.025 - Cây 632 1.425.620 Cộng Kèm theo Chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập ( Ký họ tên) ( Ký họ tên) Rồi từ chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái tài khoản 632. Bảng số 13: Bộ (Sở) : Đơn vị : Công ty CP XNK Bảo Lâm Phòng tài vụ SỔ CÁI Tháng 12/2005 Tên tài khoản :Giá vốn hàng bán. Số hiệu : TK 632 SCT Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Ghi chú Nợ Có Tháng 12 30/12 Giá vốn hàng xuất bán 156 98.179.344.025 30/12 Kết chuyển giá vốn để xđkq 911 98.179.344.025 30/12 Xuất cây bán theo giá vốn 156 1.425.620 30/12 Kết chuyển giá vốn để xđkq 911 1.425.620 Tổng số phát sinh 98.180.769.645 98.180.769.645 Ngày .....Tháng ......Năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 2.2.2.5. Kế toán chi phí bán hàng Nội dung chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng thực chất là những khoản chi phí liên quan đến tiêu thụ hàng hoá ở công ty như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dịch vụ đồ dùng cho bán hàng, chi phí vận chuyển, bảo quản... Do đặc điểm kinh doanh thương mại nên chi phí bán hàng ở công ty Bảo Lâm phát sinh rất lớn. Tuy nhiên, chi phí bán hàng ở công ty không phân bổ cho hàng bán ra mà toàn bộ chi phí bán hàng được tính toàn bộ cho hàng bán ra trong kỳ. Điều này làm cho kết quả kinh doanh giảm đi trong kỳ và khó đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Chứng từ ban đầu : Phiếu chi tiền mặt, chứng từ vận chuyển, hoá đơn thanh toán các dịch vụ mua ngoài, bảng tính và thanh toán lương và BHXH, bảng trích khấu hao......và các chứng từ liên quan khác. Tài khoản sử dụng: Kế toán công ty sử dụng TK 641 – Chi phí bán hàng để tập hợp chi phi phát sinh trong tháng và được kết chuyển sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. TK 641 không được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2. Phương pháp ghi sổ : Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái tài khoản 641 theo định khoản: Nợ TK 641 – chi phí bán hàng Có Tk có liên quan Căn cứ vào các chứng từ gốc như các phiếu chi tiền mặt, bảng trích khấu hao... kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ như sau: Bảng số 14: Doanh nghiệp: Cty CP XNk Bảo Lâm Mẫu số: S01 - SKT/DNN Ban hành theo quyết định số 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài Chính CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 28/12 ngày tháng 12 năm 2005 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 1)Trả tiền cước vận chuyển 641 2.020.543.800 111 2.020.543.800 2) Trả tiền thuê kho 641 108.057.600 111 108.057.600 3) Chi mua đồ dùngcho văn phòng 641 18.527.000 111 18.527.000 4)Trả tiền công nhân bán hàng 641 252.246.000 334 252.246.000 5)Chi phí khấu hao thiết bị bán hàng 641 152.348.753 214 152.348.753 ....... Kết chuyển chi phí bán hàng để xđkq 911 3.246.517.816 641 3.246.517.816 Cộng Kèm theo chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập ( Ký họ tên) ( Ký họ tên) Bảng số 15: Bộ (Sở) : Đơn vị : Công ty CP XNK Bảo Lâm Phòng tài vụ SỔ CÁI Tháng 12/2005 Tên tài khoản :Chi phí bán hàng. Số hiệu : TK 641 SCT Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Ghi chú Nợ Có Tháng 12 28/12 11 1)Trả tiền cước vận chuyển 111 2.020.543.800 28/12 2) Trả tiền thuê kho 111 108.057.600 28/12 3) Chi mua đồ dùngcho văn phòng 111 18.527.000 .......... Kết chuyển chi phí để xđkq 911 3.246.517.816 Tổng số phát sinh 3.246.517.816 3.246.517.816 Ngày .....Tháng ......Năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 2.2.2.6.Chi phí quản lý doanh nghiệp Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến việc quản lý và phục vụ chung cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Chứng từ ban đầu: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản cụ thể khác nhau và nó liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi các khoản chi phí phát sinh tuỳ theo từng nội dung chi phí, nếu là chi phí tiền lưong bảo hiểm xã hội của bộ phận quản lý thì chứng từ gốc sẽ là bảng chấm công, bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội, nếu là chi phí khấu hao TSCĐ thì chứng từ gốc là bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, nếu là chi phí mua đồ dùng dụng cụ cho quản lý thì chứng từ gốc là hoá đơn bán hàng do người bán lập .....và các chứng từ có liên quan khác. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 642 để tập hợp và kết chuyển các chi phí liên quan đến hoạt động và công tác quản lý công ty. Kế toán cũng không theo dõi chi tiết trên tài khoản cấp 2 của TK 642. Phương pháp ghi sổ: Khi nhận được các chứng từ gốc, căn cứ vào đó kế toán lập phiếu chi tiền mặt. Đơn vị : Cty CPXNK Bảo Lâm Mẫu số 01- TT Địa chỉ :Khối 1- TT Long Biên ( QĐ số 1141 - TC/ QĐ/CĐKT Ngày 1/1/1995 của BTC ) PHIẾU CHI Quyển số : 2 Ngày 10 tháng 12 năm 2005 Số: 3388 Nợ : TK 642 Có : TK 111 Họ tên người nộp tiền : Bà Nguyễn Thị Thắm Địa chỉ : Phòng hành chính công ty Lý do nộp : Mua văn phòng phẩm Số tiền: 450.000đ (viết bằng chữ)(Bốn trăm năm mươi ngàn đồng ) Kèm theo.......01......................Chứng từ gốc...................................... Đã nhận đủ số tiền( viết bằng chữ)................................................. Ngày 10 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền (ký tên, đóng dấu) (Ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ( vàng bạc, đá quỹ):................................................ + Số tiền quy đổi:............................................................................... Cuối tháng căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản. Bảng số 16: Doanh nghiệp: Cty CP XNk Bảo Lâm Mẫu số: S01 - SKT/DNN Ban hành theo quyết định số 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài Chính CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : 29/12 ngày tháng 12 năm 2005 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 1)Mua văn phòng phẩm 642 20.852.000 111 1.852.000 2) Chi tiếp khách, hội họp 642 102.754.000 111 32.754.000 3) Chi phí khấu hao thiết bị quản lý 642 108.527.248 214 108.527.248 ....... Kết chuyển chi phí QLDN để xđkq 911 1.652.264.141 642 1.652.264.141 Cộng Kèm theo Chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập ( Ký họ tên) ( Ký họ tên) Bảng số 17: Bộ (Sở) : Đơn vị : Công ty CP XNK Bảo Lâm Phòng tài vụ SỔ CÁI Tháng 12/2005 Tên tài khoản :Chi phí quản lý doanh nghiệp. Số hiệu : TK 642 SCT Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Ghi chú Nợ Có Tháng 12 29/12 11 1) Chi mua văn phòng phẩm 111 20.852.000 29/12 2) Chi tiếp khách, hội họp 111 102.754.000 29/12 3) 111 .......... Kết chuyển chi phí để xđkq 911 1.652.264.141 Tổng số phát sinh 1.652.264.141 1.652.264.141 Ngày .....Tháng ......Năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 2.2.2.7. Kế toán xác định kết quả bán hàng Kết quả = Doanh thu - Giá vốn - Chi phí - Chi phí quản lý bán hàng thuần hàng bán bán hàng doanh nghiệp Trong đó: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ DT Kết quả bán hàng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trong kỳ của công ty. Tài khoản sử dụng: + TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh + TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Trình tự hạch toán : Căn cứ vào số liệu trên các chứng từ ghi sổ kế toán xác định kết quả bán hàng theo các định khoản sau: Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 33/12 , kế toán kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 , ghi: Nợ TK 511 : 105.855.898.979 Có TK 911 : 105.855.898.979 (2) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 30/12, kế toán kết chuyển giá vốn của hàng hoá, ghi: Nợ TK 911 : 99.180.769.645 Có TK 632 : 98.180.769.645 (3) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 28/12, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 911 : 3.246.517.816 Có TK 641 : 3.246.517.816 (4) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 29/12, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 911: 1.652.264.141 Có TK 642 : 1.652.264.141 (5) Xác định kết quả kinh doanh theo công thức ở trên thì: Kết quả kinh doanh = 105.855.898.979 - 98.180.769.645 - 3.246.517.816 - 1.652.264.141 = 2.776.347.377 (đồng) Khoản lãi này được kết chuyển: Nợ TK 911 : 2.776.347.377 Có TK 421 2.776.347.377 Sau đó, kế toán sẽ ghi vào sổ cái TK 911 Bảng số 18: Bộ (Sở) : Đơn vị : Công ty CP XNK Bảo Lâm Phòng tài vụ SỔ CÁI Tháng 12/2005 Tên tài khoản :Xác định kết quả kinh doanh. Số hiệu : TK 911 SCT Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Ghi chú Nợ Có Tháng 12/2005 33/12 Kết chuyển doanh thu bán hàng 511 105.855.898.979 30/12 Kết chuyển giá vốn hàng bán 632 99.180.769.645 28/12 Kết chuyển chi phí bán hàng 641 3.246.517.816 29/12 Kết chuyển CPQLDN 642 1.652.264.141 38/12 Kết chuyển lãi 421 2.776.347.377 Tổng số phát sinh 105.855.898.979 105.855.898.797 Ngày .....Tháng ......Năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Ở công ty Bảo Lâm, lãi lỗ được hạch toán vào cuối tháng nhưng cuối quý, dựa vào sổ sách đã lập kế toán tổng hợp lập báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/ 2005 . Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XNK BảO LÂM 3.1. Nhận xét chung tình hình kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty 3.1.1.Ưu điểm Cùng với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường, tăng trưởng nhanh, bền vững và lợi nhuận là mục tiêu lớn nhất của bất cứ công ty, doanh nghiệp nào. Để đạt được mục tiêu này,b an lãnh đạo công ty CP -XNK Bảo Lâm nói chung và bộ phận kế toán nói riêng đã phải nỗ lực cố gắng không biết mệt mỏi để hoàn thiện và gia tăng thị phần của công ty trên thị trường. Sự nỗ lực và cố gắng này được thể hiện trên từng bước đi của công ty. Từ lúc hình thành, công ty chỉ là một trạm vật tư nông nghiệp nhỏ bé với vốn đầu tư ban đầu rất thấp khoảng vài triệu đồng và chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp vật tư nông nghiệp cho bà con nông dân, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh chưa cao, chưa đồng bộ, đặc biệt là tổ chức công tác kế toán còn rất nhiều hạn chế. Nhưng hiện nay, công ty không chỉ đứng vững trên thị trường mà còn lớn mạnh hơn trước rất nhiều, vốn đầu tư khoảng trên 60 tỷ đồng, qui mô hoạt động rộng khắp từ bắc vào nam. Cùng với sự phát triển này thì bộ máy kế toán cũng ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với sự thay đổi của công ty.Hiện nay, bộ máy kế toán của công ty đã được sắp xếp lại trên cơ sở gọn nhẹ và khoa học. Công ty lựa chọn những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm. Thế nên bộ máy kế toán đã góp phần không nhỏ vào thành công ngày nay của công ty. Trong bộ máy kế toán, bộ phận kế toán liên quan trực tiếp đến vấn đề cung cấp thông tin về doanh thu, lợi nhuận đó chính là kế toán bán hàng và xác định kết quả. Vì tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công ty, bộ phận kế toán bán hàng và xác định kết quả đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời đảm bảo được các yêu cầu và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán. Công ty đã áp dung tương đối tốt luật kế toán và các quyết định ban hành mới của Bộ Tài Chính. Công ty cũng luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế về công tác kế toán của công ty, đi sâu vào nghiên cứu kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng , tôi xin có một số nhận xét sau: Về hình thức tổ chức công tác kế toán: Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh doanh của công ty và thực tế đã cho thấy mô hình này hoạt động hiệu quả. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kiểm tra, giám sát và phản ánh chính xác, đầy đủ, trung thực và khách quan. Kế toán đã áp dụng tương đối tốt hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ và sổ sách kế toán theo đúng Quyết định 1141 - TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài Chính. Đồng thời, việc lập và tổ chức luân chuyển chứng từ nói chung là hợp lý, khoa học. Mọi thông tin đều thông suốt và không bị chồng chéo. Về phương pháp ghi sổ : Hiện nay kế toán công ty ghi sổ theo phương pháp thủ công với hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức chứng từ ghi sổ răt phù hợp với kế toán thủ công. Nó vừa đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù vậy nhưng công ty vẫn đang nghiên cứu việc ứng dụng tin học vào hạch toán kế toán. Về kế toán tiêu thụ: Hàng hoá của công ty rất phong phú và thường xuyên được bán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy công ty đã trang bị cho kế toán bán hàng một máy vi tính riêng nhằm đẩy nhanh quá trình bán hàng cũng như việc ghi sổ, vào sổ nhanh gọn và chính xác hơn. Việc kế toán sử dụng các loại sổ tương đối phù hợp và hiệu quả giúp cho kế toán có thể theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty. Kế toán các khoản thanh toán với khách hàng: Công ty đã sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán phù hợp với từng khách hàng, giúp việc bán hàng được nhanh chóng. Do đó,đối với những khách hàng thường xuyên hoặc bạn hàng lâu năm thì công ty có thể bán chịu cho họ.Trong công ty, các khoản bán chịu này được kế toán theo dõi khoa học và rất chi tiết thuận lợi cho việc đòi nợ của công ty. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ: Kết quả tiêu thụ hàng hóa được kế toán tính đơn giản, dễ hiểu. Đội ngũ cán bộ kế toán giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc . Những ưu điểm trên đã giúp cho công ty hàng năm tiêu thu một khối lượng hàng hoá và làm cho tốc độ chu chuyển vốn diễn ra nhanh hơn. Đó là một yếu tố rất quan trọng đối với công ty thương mại này. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm kể trên, tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả vẫn còn có những bất cập mà công ty nên nghiên cứu, khắc phục để hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn yêu cầu trong công tác quản lý. Một số điểm bán hàngcòn nhỏ lẻ , công ty chưa có hình thức bán hàng đại lý. Mặc dù công ty có sử dụng nhiều phương thức bán hàng khác, song phần lớn là phương thức bán chịu( chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu) nên khó đảm bảo nguồn thu và vốn của công ty bị ứ đọng. Công ty không tính riêng lãi cho từng mặt hàng Về chứng từ ghi sổ: công ty thường lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng nên dẫn đến khối lượng công việc bị dồn lại nhiềuvào cuối tháng, dễ gây nhầm lẫn thiếu sót. Về các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, công ty không mở tài khoản riêng để theo dõi nên khó xác định các khoản này phát sinh là bao nhiêu để có kế hoạch cho kỳ tới. Công ty chưa thực hiện trích lập các khoản dự phòng như dự phòng khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho...Như vậy công ty đã bỏ qua nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Việc ứng dụng tin học ở bộ phận kế toán còn rất hạn chế nên nó ảnh hưởng đến việc xử lý và cung cấp thông tin kế toán, làm giảm hiệu quả công việc. 3.2.Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty CP - XNK Bảo Lâm Với những kiến thức đã học trong nhà trường và qua thời gian thực tập tại công ty Bảo Lâm, tôi xin đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty này. 3.2.1.Công ty nên mở rộng thêm mạng lưới đại lý bán hàng Với phương châm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá của mình, công ty cần phải tạo ra hệ thống các cơ sở để cung cấp hàng hoá tới tay khách hàng một cách thuận tiện nhất. Hiện nay công ty mới chỉ có hình thức bán hàng tại công ty hoặc bán buôn, bán lẻ qua các kho của công ty đặt tại các địa điểm khác nhau và một số cửa hàng kinh doanh nhưng công ty chưa có hình thức bán đại lý. Trong khi đó khối lượng kinh doanh hàng hoá của công ty là rất lớn, để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì công ty nên mở rộng phương thức tiêu thụ mà cụ thể là công ty nên mở thêm một số đại lý bán hàng ở những khu vực thích hợp. Công ty có thể thăm dò thị trường mở thêm đại lý ở các tỉnh thành phố ở cả miền bắc, trung và miền nam. Công ty sẽ giảm được chi phí thuê kho bãi mà lai có điều kiện đưa hàng hoá của mình tới tay khách hàng một cách nhanh nhất. Thực hiện được điều này không chỉ giúp công ty nâng cao khả năng tiêu thụ, tránh tình trạng hàng tồn kho nhiều mà còn giúp công ty mở rộng thị trường tăng thêm thị phần trong nước. Phương pháp kế toán trong trường hợp bán hàng qua đại lý như sau: Mỗi đại lý được mở một sổ kho riêng. Ví dụ như trong tháng 12/2005 theo sổ theo dõi kế toán, đại lý X đầu kỳ còn tồn 1 lượng Lân Lâm thao là 100.000 kg, trong tháng đại lý nhận thêm từ công ty Bảo Lâm là: 300.000 Kg lân nữa đồng thời trong tháng đó đại lý đã bán được 250.000 kg lân theo bảng kê bán hàng từ các đại lý gửi lên khi đó kế toán phản ánh sổ kho như sau(Đây là đại lý bán đúng giá qui định tại công ty): SỔ KHO Tên đại lý : X Tên hàng hóa : Lân lâm thao Đơn vị tính : Kg Chứng từ Diễn giải Số lượng Ngày tháng Số phiếu Đã thanh toán Xuất Tồn 1/12/2005 31/12/2005 0323 Tồn đầu tháng 12 Tháng 12 Giao lân cho đại lý Báo cáo bán hàng tháng 12 Tồn cuối tháng 250.000 300.000 100.000 150.000 BẢNG KÊ BÁN HÀNG Tên đại lý : X Tháng 12/2005 STT Chủng loại SL tồn đầu tháng (Đvt: kg) Sl nhập trong tháng (kg) Bán hàng trong tháng Tồn cuối tháng (Kg) Số lượng (Kg) Đơn giá (Có thuế VAT)(đồng/Kg) Thành tiền (Đvt: đồng 1. 2. Lân lâm thao Kaly CIS ..... 100.000 200.000 ...... 300.000 150.000 ...... 250.000 100.000 ...... 4.300 3.451 1.075.000.000 345.100.000 150.000 250.000 Cộng ..... ..... ..... Khi đại lý thông báo số lượng hàng hoá trong bảng kê bán hàng, kế toán mới viết hoá đơn theo số lượng chủng loại, đơn giá.. của hàng hoá ghi trong bảng kê.Tiếp theo kế toán phản ánh doanh thu và giá vốn hàng hoá. Ngoài ra để theo dõi chi tiết hơn kế toán có thể lập sổ chi tiết thanh toán với đại lý. Trình tự hạch toán như sau: Tại công ty Bảo Lâm: Phản ánh trị giá thực tế xuất kho hàng gửi đại lý, kế toán ghi: Nợ TK 157 - Trị giá hàng xuất kho Có TK 156 - Trị giá hàng xuất kho Như ví dụ trên với giá vốn của hàng xuất kho này là : 2.160 x 300.000 = 648.000.000 Kế toán định khoản : Nợ TK 157 : 648.000.000 Có TK 156 : 648.000.000 (2)Căn cứ vào bảng kê bán hàng của hàng hoá bán qua đại lý trong tháng, công ty lập hoá đơn GTGT phản anh doanh thu của hàng hoá đã tiêu thụ để giao cho đơn vị đại lý và xác định khoản hoa hồng phải trả, kế toán ghi sổ : Nợ TK 641 - hoa hồng cho đại lý Nợ TK 111,112,131 : Số tiền nhận dược sau khi trừ hoa hồng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng qua đại lý Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra Nếu công ty Bảo Lâm trả hoa hồng đại lý là 4% trên doanh thu hàng bán ra thì số tiền hoa hồng mà đại lý được hưởng là: 4% x 1.075.000.000 = 43.000.000 Kế toán định khoản : Nợ TK 641 : 43.000.000 Nợ TK 111 : 1.032.000.000 Có TK 511 1.023.809.524 Có Tk 33311 51.190.476 Phản ánh trị giá vốn của hàng ký gửi thực tế đã bán được: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 - hàng gửi bán. Khi kết chuyển trị giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: 540.000.000 Có TK 157: 540.000.000 3.2.2.Công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc doanh nghiệp tính trước vào chi phí của doanh nghiệpmột khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng. Hiện nay công ty Bảo Lâm không trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi. Điều này không phù hợp với một doanh nghiệp thương mại như công ty Bảo Lâm với phương thức thanh toán tiền hàng hàng chủ yếu là thanh toán chậm. Thực tế : như quý IV năm 2005 , tổng doanh thu 423.525.494.921 đ trong đó tổng doanh thu bán chịu 273.399.075.246 đ. Như vậy tổng doanh thu bán chịu chiếm 65% tổng doanh thu. Tình trạng này có thể gây ra thất thoát vốn, doanh nghiệp khó bảo toàn vốn ảnh hưởng đến kêt quả kinh doanh của công ty. Để đề phòng tổn thất và hạn chế đến mức tối thiểu những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ hạch toán thì cuối mỗi kỳ kế toán năm, kế toán nên lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi. Căn cứ vào việc phân loại nợ và việc xác định các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Khi trích lập dự phòng kế toán ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. Sang niên độ kế toán tiếp theo, nếu số dự phòng pahỉ thu khó đòi năm đó lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí , ghi: Nợ TK 642. Có TK 139 Nếu số dự phoàng phải thu khó đòi cần trích lập năm đó nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi: Nợ TK 139 Có TK 642 (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi) Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ phải thi khó đòi, ghi: Nợ TK 139 Có TK 131 Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 - " Nợ khó đòi đã xử lý" Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 711 - Thu nhập khác. Đồng thời ghi vào bên Có TK 004. Công ty CP - XNK Bảo Lâm là một công ty kinh doanh lớn lượng hàng hoá bán ra mà cụ thể là bán chịu cũng tương đối lớn. vì vậy công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi giúp công ty hoạt động được ổn định hơn trong thời buổi kinh doanh khó khăn như hiện nay. Và việc trích lập dự phòng bao nhiêu thì công ty nên căn cứ vào doanh thu bán chịu trong năm là bao nhiêu để có mức trích lập phù hợp. Để kinh doanh hiệu quả hơn công ty cũng nên thu hệp hình thức bán hàng trả chậm. 3.2.3.Lập chứng từ ghi sổ Hiện nay công ty thường lập chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi tháng. Do đó công việc dồn vào cuối tháng là rất lớn dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Đồng thời việc ghi như vậy không khoa học gây mất nhiều thời gian. Để tránh tình trạng này, Kế toán nên định kỳ 10 ngày lập chứng từ ghi sổ. Việc lập chứng từ ghi sổ này có khác so chứng từ ghi sổ mà công ty đã lập. Mẫu như sau: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số : Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Cộng Mỗi loại chứng từ ghi sổ ghi Nợ hoặc ghi Có 1 TK còn đối ứng với các tai khoản khác. Như vậy, công ty có bao nhiêu TK thì có bấy nhiêu loại chứng từ ghi sổ trong kỳ. Tuy nhiều chứng từ ghi sổ nhưng công việc được dàn đều ra sẽ đảm bảo ghi sổ hiệu quả hơn và công tác quản lý cũng dễ dàng hơn. 3.2.4. Công ty nên hạch toán riêng các khoản chiết khấu và giảm giá hàng bán Hiện nay công ty không hạch toán riêng các khoản làm giảm doanh thu như : chiết khấu , giảm giá hàng bán mà công ty giảm giá ngay trên hoá đơn GTGT. Nên công ty không nắm được các khoản này làm giảm đi bao nhiêu doanh thu trong kỳ, từ đó không đề ra các biện pháp hạn chế các khuyết điểm trên. Vì vậy công ty nên hạch toán riêng các khoản này để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cho công ty. 3.2.5.Công ty nên áp dụng kế toán máy trong hạch toán kế toán Hiện nay hầu hết các công ty đều áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán. Nó giúp cho công việc kế toán nhanh chóng, thuận lợi và chính xác hơn đặc biệt trong việc tính toán kết quả bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. KẾT LUẬN Trong cơ chế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với điều kiện cạnh tranh gay gắt, Công ty CP – XNK Bảo Lâm đã từng bước đi lên và phát triển ổ định.Hoát động kinh doanh của Công ty luôn có lãi do vậy đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước đồng thời nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Để dạt được kết quả này ngoài những nhân tố khách quan còn phải kể đến sự nỗ lực của toàn thể công ty trong đó có phần đóng góp đáng kể của phòng kế toán. Để đạt được mục tiêu của mình thì cần phải có sự sắp xếp hợp lý giữa các bộ phận trong công ty tránh hiện tượng chồng chéo gây phức tạp, mất thời gian. Trên đây là sự tổ hợp của em về cơ cấu tổ chức cũng như tình hình hoạt động tổ chức kế toán của công ty. mặ dù em đã rất cố gắng nhưng chắc chẵn em sẽ không mắc khỏi những thiếu sót. Mong cô góp ý để bài làm của em được tốt hơn và hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác tổ chức kế toán bán hàng tại công ty CP xuất nhập khẩu Bảo Lâm.doc
Luận văn liên quan