Đề tài Đa dạng sinh học vườn quốc gia Cát Bà

- Qua quá trình điều tra và khảo sát ảnh hưởng của sinh vật tới môi trường đất, nước,không khí chúng ta nhận ra rằng vai trò của những loài côn trùng, chim ,thú,ếch nhái,bò sát và các loài thực vật có vai trò rất quan trọng trong chuỗi thức ăn tạo ra lưới thức ăn và từ đó tạo nên hệ sinh thái. Chúng có rất nhiều ảnh hưởng tích cực như : phân hủy các chất hữu cơ, xác chết làm cho môi trường đất trong sạch và tạo ra mùn cho đất. Các loài thực vật tạo nên một khu vực xanh làm trong lành không khí và là nơi ở của các loài động vật, chim thú. Bên cạnh đó vẫn còn một số ảnh hưởng tiêu cực do các sinh vật gây ra

doc24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6661 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đa dạng sinh học vườn quốc gia Cát Bà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận Đề Tài: Đa dạng sinh học vườn quốc gia Cát Bà MỤC LỤC PHẦN I.MỞ ĐẦU -ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Vị trí địa lý 2.2 Khí hậu thuỷ văn 2.3 Địa hình, địa thế 2.4 Địa chất đất đai PHÂN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở khoa học 3.2 Phương pháp thu thập số liệu 3.3 phương pháp tiến hành xử lý dữ liệu PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Đa dạng về thành phần loài trong Vườn quốc gia Cát Bà và khu vực nghiên cứu 4.2 Vai trò và ý nghĩa của sinh vật đối với môi trường 4.3 Tính đa dạng sinh học theo các dạng sinh cảnh 4.4 Ảnh hưởng của công tác QLTNR tới sinh vật. 4.5 ảnh hưởng của du lịch tới sinh vật và môi trường PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN 5.2 KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÍ TNSV PHẦN VI. PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I: MỞ ĐẦU Đối với mỗi sinh viên thì việc tiếp xúc với thực địa sau khi đã học xong lý thuyết các môn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với những môn chuyên ngành, việc thực tập không chỉ giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã học, nắm vững chuyên môn mà còn giúp cho sinh viên tiếp xúc với thực tế làm việc sau này . Tài nguyên sinh vật là môn khoa học chuyên ngành, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành khoa học môi trường nói riêng và sinh viên một số ngành khác trong trường như quản lí tài nguyên rừng , lâm nghiệp xã hội. Nghiên cứu môn học này không chỉ để hiểu được thế nào là đa dạng sinh học mà còn giúp chúng ta đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học, thực trạng suy thoái cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay như thế nào. Đồng thời môn học này còn giúp chúng ta làm quen, tiếp cận với công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học để xem xét diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời gian ở một khu vực cụ thể nào đó. Vì vậy để bổ sung kiến thức lý thuyết đã học đồng thời tập làm quen với công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học, được sự đồng ý của nhà trường, khoa QLTNR&MT, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn thế nhã và các thầy cô, chúng em đã được tiến hành thực tập 1 tuần ở Vườn quốc gia Cát Bà. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Nguyễn thế nhã, cùng toàn bộ thầy cô trong đoàn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn, để bản báo cáo hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.! Sinh viên thực hiện Đỗ Văn Đông ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề suy thoái đa dạng sinh học đang trở nên ngày càng nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy thoái đa dạng sinh học là sự tuyệt chủng loài do môi trường sống bị tổn hại. Tốc độ tuyệt chủng các loài đang ở mức báo động. Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhất nước ta, là nơi tập trung nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có tầm quan trọng trong khu vực.Nên cần phải có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về tính đa dạng sinh học của khu vực này để có được những giải pháp bảo tồn hợp lý và tốt nhất. Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng. Trong cuộc sống hàng ngày Bò sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp con người tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho nông - lâm nghiệp và tiêu diệt những vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc. Nhiều loài Bò sát, Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhân dân ta như: các loài Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái,...Nhiều loài còn là nguyên liệu để bào chế các loại thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người. Trong các phòng thí nghiệm phòng thực hành Bò sát, Ếch nhái còn được dùng làm tiêu bản và một đối tượng nghiên cứu. Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài đã trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy chúng em đã được tiến hành thực tập 1 tuần tại Vườn quốc gia Cát Bà để bước đầu điều tra đánh giá tính đa dạng sinh học tại khu vực này. * Đối tượng nghiên cứu Vì thời gian và nguồn nhân lực có hạn nên chúng em chỉ tập trung nghiên cứu về nhóm bò sát- ếch nhái và nhóm côn trùng cùng với một số hệ động thực vật của vươn quốc gia Cát Bà. *MỤC TIÊU: - Đánh giá được thành phần loài của khu vực, xác định được mật độ, sự phân bố của các loài theo sinh cảnh và đai cao. - Đánh giá được tính đa dạng sinh học (đa dạng về loài, đa dạng về quần xã) của thành phần bò sát ếch nhái tại khu vực nghiên cứu và ở Vườn quốc gia - Xác định được giá trị tài nguyên, giá trị bảo tồn của các loài bò sát ếch,côn trùng ,chim,thú tại khu vực Vườn quốc gia - Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sự phát triển bền vững. - Nắm được điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia. - Nắm được phương án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. - Nắm được những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các giải pháp bảo tồn ĐDSH tại Vườn quốc gia (bảo tồn nội vi, bảo tồn ngoại vi, bảo tồn bằng pháp chế, bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng,...). * Nội dung - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Vườn quốc gia và các sinh cảnh khu vực khảo sát. - Đánh giá tính đa dạng sinh học của VQG và khu vực khảo sát. - Đánh giá tính đa dạng sinh học theo sinh cảnh ở khu vực khảo sát - Giám sát các nhóm loài Côn trùng tại khu vực khảo sát. - Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý, quy hoạch bảo tồn tại Vườn quốc gia * Địa điểm toạ độ địa lý: 200 43' 50" đến 200 51' 29" vĩ độ bắc và 1060 58' 20" đến 1070 10' 05" kinh độ đông - Vườn quốc gia rất đa dạng về hệ động thực vật và các hệ sinh thái vì vậy chúng em được điều tra theo 3 tuyến là:tuyến đi Ao ếch,tuyên đi động trung trang,tuyến điều tra đỉnh kim giao PHẦN II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Vị trí địa lý VQG Cát Bà thành lập năm 1986 nằm trong quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng cách Hải Phòng 50km, cách Hà Nội 150km và tiếp giáp Vịnh Hạ Long ở phía Bắc Vườn Quốc gia Cát Bà có toạ độ địa lý: 200 43' 50" đến 200 51' 29" vĩ độ bắc và 1060 58' 20" đến 1070 10' 05" kinh độ đông. Diện tích 16.196,8 ha trong đó 10.931,7ha là đồi núi và đảo; phần đảo là 5.265,1ha => VQG Cát Bà là VQG đầu tiên có khu hệ sinh thái rừng và biển. Vườn được chia thành 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4.914,6ha; phân khu phục hồi sinh thái 11.094ha ; phân khu hành chính dịch vụ 91.3ha Chức năng , nhiệm vụ chính là: bảo tồn, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Khí hậu thuỷ văn: Vườn Quốc gia Cát Bà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu ven biển.- Nhiệt độ bình quân năm: 200C.Tổng lượng mưa bình quân năm: 1700 - 1800mm.Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.- Độ ẩm bình quân năm: 85%, tháng 4 ẩm nhất và tháng 1 khô nhất.- Lượng bốc hơi bình quân là 700mm/năm.- Gió mùa đông bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau gió đông nam từ tháng 4 đến tháng 8, mỗi năm có trung bình 2 - 3 cơn bão. Địa hình, địa thế: Vườn quốc gia Cát Bà có độ cao phổ biến là 100m, những đỉnh cao trên 200m rất hiếm, cao nhất là đỉnh 331m nằm trên dãy núi Hang dê và núi Cao Vọng (322m).Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn chung Cát Bà có các kiểu địa hình chính như sau: - Địa hình núi đá vôi - Địa hình đồi đá phiến - Địa hình thung lũng giữa núi - Cánh đồng Karst - Thung lũng đá vôi - Kiểu địa hình bồi tích ven biển Địa chất đất đai: Đặc điểm chung của vùng núi đá vôi Cát Bà là vùng cacxtơ có mức độ phong hoá mạnh, ở đây có những thung lũng rộng, nơi tập trung khu dân cư.Dòng chảy trên mặt rất ít, chảy ngầm là chính, xen kẽ các dãy núi đá vôi, có các núi đá mẹ chủ yếu là mác ma axít, trên nền các loại đá mẹ đã hình thành các loại đất ở vùng Cát Bà Sinh vật chính : + Hệ sinh thái (HST) khác nhau: HST rừng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng ngập nước trên núi cao, HST rừng ngập mặn vùng duyên hải, HST vùng biển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà Dơi .. + Tài nguyên động thực vật: Thực vật : bước đầu xác định được 1.561 loài thực vật bậc cao thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Trong đó theo thống kê có đến 58 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2002), Sách đỏ thế giới (IUCN, 2004) có 29 loài, nhóm cây làm thuốc 661 loài và có 1 loài mới ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam và khoa học trong những năm đầu thế kỷ XXI, đó là Tuế hạ long (Cycas tropophylla K.D.Hill& PhanK.Loc ). Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở Vườn quốc gia Cát Bà theo kết quả nghiên cứu ban đầu đã thống kê được 279 loài bao gồm :53 loài thú, 160 loài chim; 45 loài bò sát và 21 loài lưỡng cư, trong đó có 22 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới. Đặc biệt Vooc CatBa, loài linh trưởng đặc hữu và quý hiếm và nguy cấp, chỉ có thể thấy trên quần đảo Cát Bà với số lượng khoảng 70 cá thể. PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở khoa học - Tham khảo một số tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, phương pháp ô tiêu chuẩn và kết hợp với phương pháp điều tra nhanh để đánh giá diễn biến đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để đánh giá, phân chia các sinh cảnh và diễn biến đa dạng sinh học của khu vực nghiên cúu. - Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của VQG. 3.2 Phương pháp thu thập số liệu 1. Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng công tác quản lý, quy hoạch bảo tồn tại Vườn quốc gia - Tham khảo từ các nguồn tài liệu (thư viện, internet, trung tâm du khácht,...). - Tham dự các báo cáo chuyên đề. - Phỏng vấn cán bộ Vườn quốc gia 2. Chuẩn bị khu vực khảo sát thực địa - Lựa chọn khu vực khảo sát trên bản đồ và ngoài thực địa. - Phân chia khu vực đã lựa chọn thành một số dạng sinh cảnh chính - Lập một số tuyến-điểm điều tra, giám sát trong khu vực. 3. Điều tra theo tuyến Đối với nhóm thực vật ta tiến hành điều tra theo tuyến dạng băng với chiều rộng của tuyến là 5m, chiều dài tuyến là 1500m, sau khi tiến hành điều tra xác định các loài cũng như số lượng các loài xuất hiện trên tuyến điều tra ta ghi kết quả vào mẫu biểu 01 Mẫu 01: PHIẾU ĐIỀU THỰC VẬT (điều tra cây gỗ) Người điều tra:.............................ngày điều tra.................................. MST điều tra:....................................KV điều tra:............................................ Tt điểm đt Loài Số lượng(cá thể) Sinh cảnh/tọa độ Ghi chú về dấu hiệu nhận biết hoặc mã số mẫu vật 3.3 phương pháp tiến hành xử lý dữ liệu 1. Biên tập các bản đồ chuyên đề (sinh cảnh, tuyến- điểm khảo sát, điểm ghi nhận các loài động vật) của Vườn quốc gia và khu vực khảo sát. - Tham khảo bản đồ giấy (tỉ lệ 1: 25.000) và bản đồ số của Vườn quốc gia - Lựa chọn lớp thông tin để biên tập các bản đồ chuyên đề (Scan trên giấy bóng mờ) - Phóng to (giảm tỉ lệ) các bản đồ chuyên đề thể hiện khu vực khảo sát 2. Lập danh lục các nhóm sinh vật điều tra thấy (thú, chim, Bò sát-Ếch nhái,)của Vườn quốc gia: theo biêủ mẫu số 03: Tt điểm đt Thời gian(giờ phút) loài Số lượng (cá thể/dấu) Sinh cảnh/tọa độ Dấu hiệu nhận biết - Căn cứ vào hệ thống phân loại trong bản danh lục của các nhóm sinh vật trên toàn quốc. Đối với nhóm chim thú, bò sát-ếch nhái ta căn cứ vào hệ thống phân loại của Nguyễn Văn Sáng và cộng sự năm 2005 - Căn cứ vào 4 nguồn thông tin: Tham khảo tài liệu, Phỏng vấn, Phân tích mẫu vật, Khảo sát thực tế - Căn cứ vào Sách Đỏ Việt Nam- 2007, Nghị định 32/2006-CP, Sách Đỏ thế giới, và công ước CITES để xác định giá trị bảo tồn cho các loài trong khu vực nghiên cứu. 2.1 lập bảng điều tra côn trùng với biểu sô 04 PHIẾU ĐIỀU TRA CÔN TRÙNG Số hiệu tuyến điều tra:....................................................... Ngày điều tra:........................người điều tra............................. Tt điểm đt Loài côn trùng Số lượng cá thể Tóm tắt đặc điểm nơi thu được mẫu Mã số mẫu vật 3. Thống kê sự phân bố của các quần thể loài theo sinh cảnh và tính các chỉ số đa dạng sinh học Trên mỗi dạng sinh cảnh khác nhau ta tiến hành điều tra, quan sát để xác định thành phần và số lượng các cá thể xuất hiện trong mỗi sinh cảnh, từ đó thống kê được sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh khác nhau. - Chỉ thống kê các loài quan sát thấy ngoài thực địa (điều tra theo tuyến- điểm, điều tra ô tiêu chuẩn và bẫy bắt) Kết quả điều tra được thống kê vao mẫu biểu - Tính các chỉ số đa dạng * Đa dạng về loài trong mỗi sinh cảnh ( tính chỉ số đa dạng Margalef - d). Chỉ số đa dạng Margalef được sử dụng để đánh giá tính đa dạng loài trong mỗi sinh cảnh do ông Margalef xây dựng năm 1958.Trong các dạng sinh cảnh khác nhau nếu sinh cảnh nào có chỉ số đa dạng d càng lớn thì chứng tỏ tính đa dạng về loài của sinh cảnh ấy càng cao. Như vậy chỉ số đa dạng Margalef có thể dùng để so sánh tính đa dạng về loài giữa các sinh cảnh khác nhau trong khu vực. Công thức xác định được tính như sau: S: Tổng số loài ghi nhận được trong sinh cảnh N: Tổng số cá thể ghi nhận được trong sinh cảnh * Mô tả quy mô về đa dạng loài (đa dạng alpha, đa dạng bêta, đa dang gamma) trong khu vực khảo sát + Đa dạng alpha: là tổng số loài trong một sinh cảnh hay một quần xã + Đa dạng bêta: là mức độ dao động thành phần loài giữa các sinh cảnh hay quần xã khi môi trường thay đổi + Đa dạng gamma: là tổng số loài tồn tại trong một quy mô địa lý * Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (tính chỉ số đa dạng Simpson-D) Chỉ số đa dạng Simpson được sử dụng để xác định tính đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh do ông Simpson xây dựng năm 1949. Với hai kiểu sinh cảnh khác nhau nếu sinh cảnh nào có chỉ số đa dạng D cao hơn thì sinh cảnh ấy có tính đa dạng về quần xã cao hơn và ngược lại. Như vậy sử dụng chỉ số này ta có thể so sánh được tính đa dạng về quần xã sinh vật giữa các sinh cảnh khác nhau. Công thức xác định chỉ số đa dạng Simpson được tính như sau: Pi: Xác suất “vai trò”của loài i S: T Tổng số loài trong sinh cảnh Pi = ni/N ni: Số lượng cá thể (hay sinh khối/đối với cây gỗ) của loài thứ i N: Tổng số cá thể (hay sinh khối/đối với cây gỗ) của các loài trong sinh cảnh 4. Xác định mật độ một số loài chỉ thị/ (M= Số cá thể/ha). Dựa vào tuyến điều tra, diện tích của tuyến điều tra và số cá thể qua sát được trên tuyến điều tra ta có thể ước lượng được mật độ số cá thể loài trên một đơn vị diên tích. Công thức: N: Tổng số cá thể loài quan sát được. n: Số đơn vị (tuyến/điểm) điều tra S: Diện tích mỗi đơn vị quan sát PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Đa dạng về thành phần loài trong Vườn quốc gia Cát Bà và khu vực nghiên cứu Khi đề cập đến tính đa dạng sinh học thì ta có thể thấy rằng cấp độ đa dạng loài là quan trọng nhất, vì đa dạng về loài là yếu tố quyết định đến đa dạng gen cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến đa dạng hệ sinh thái. * Ở Vườn quốc gia . Thực vật : bước đầu xác định được 1.561 loài thực vật bậc cao thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Trong đó theo thống kê có đến 58 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2002), Sách đỏ thế giới (IUCN, 2004) có 29 loài, nhóm cây làm thuốc 661 loài và có 1 loài mới ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam và khoa học trong những năm đầu thế kỷ XXI, đó là Tuế hạ long (Cycas tropophylla K.D.Hill& PhanK.Loc ). Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở Vườn quốc gia Cát Bà theo kết quả nghiên cứu ban đầu đã thống kê được 279 loài bao gồm :53 loài thú, 160 loài chim; 45 loài bò sát và 21 loài lưỡng cư, trong đó có 22 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới. Đặc biệt Vooc CatBa, loài linh trưởng đặc hữu và quý hiếm và nguy cấp, chỉ có thể thấy trên quần đảo Cát Bà với số lượng khoảng 70 cá thể. * Ở khu vực khảo sát Sau 1 tuần thực tập, chúng em tiến hành điều tra theo 3 tuyến với các dạng sinh cảnh khác nhau và đã ghi nhận được 20 loài côn trùng,17 loài chim ,bò sát và ếch nhái cùng với trên 40 loài thực vật: Kết quả điều tra được thể hiện : Ta có bảng phân loại như sau: TT Tuyến/Điểm điều tra Đặc điểm sinh cảnh Ghi chú 1 Tuyến I: Đỉnh ngự lâm: Những đặc điểm cơ bản của 3 tuyến điều tra. Cổng VQG - Đỉnh Ngự lâm: 2km I01 Rừng cây, tràng cỏ Cách khu nhà sàn 10m (đi về trung tâm vườn) I02 Rừng trồng keo thuần loài Cách khu nhà sàn 10m (đi về trung tâm vườn) I03 Rừng trồng hỗn giao Cách khu nhà sàn 20m (đi về trung tâm vườn) I04 Rừng trồng bản địa thuần loài I05 Rừng phục hồi trên núi đá vôi I06 Rừng phục hồi Chân Đỉnh Kim Giao I07 Rừng trung bình Đường lên Đỉnh Kim Giao I08 Rừng trên núi đá vôi Đỉnh Kim Giao 2 Tuyến II: Cổng VQG-Động Trung Trang hoặc rừng quanh động : 1km II01 Khu vườn cây vải Cách cổng VQG khoảng 100m II02 Rừng hỗn giao cây bản địa Cách cổng vườn VQG khoảng 600m II03 Rừng tái sinh hỗn loài Cách cổng khoảng 700m 3 Tuyến III: Cổng VQG - Ao Ếch: 6km III01 Đỉnh dốc sẻ đôi Cách trạm soát vé 300m III02 Sinh cảnh thung lũng của núi đá vôi Cách đỉnh dốc sẻ đôi 200m III03 Rừng hỗn giao lá rộng thường xanh rụng lá III04 Rừng lá rộng thường xanh Biển chỉ cách Ao Ếch 4km III05 Ngã ba Ao Ếch Biển chỉ cách Ao Ếch 2km III06 Sinh cảnh xung quanh Ao Ếch Cách Ao Ếch 30m III07 Sinh cảnh Ao Ếch Ao Ếch Thành phần sinh vật khu vực điều tra Thành phần sinh vật: động vật, thực vật, côn trùng của khu vực điều tra được thông kê theo bảng sau: TT Tên Việt Nam (loài hoặc họ/bộ) Tên khoa học Địa điểm (ghi tuyến, điểm thu mẫu) Vai trò, ý nghĩa (tra cứu tài liệu chuyên môn) Thực vật 1 Sưa I05 Cây cảnh, rụng lá vào mùa đông 2 Hồng rừng I03 3 Mơ Ameniara vulgaris lam rosa ceae I01. Cây ăn quả và có giá thị thẩm mỹ 4 Mọ I03 5 Kim Giao Nageria fleuryi Hickel I01,I03, I03, II02. Làm mỹ nghệ nhạc cụ. Hạt chứa dầu dùng trong công nghiệp Tán đẹp dùng làm cảnh ... 6 Sấu Dracontanelum duperreanum I01, II02, III02, III04. Cây cho bóng mát, có giá trị thực phẩm và y học 7 Lát Hoa Chuknasia tabularis A.Juss II01. Đóng đồ mộc cao cấp, các đồ dùng quý trong gia đình 8 Mò lá tròn II01. 9 Tèo lông I02, III03. 10 Nhội Bischofia javanice B1 I01, II02. Lá non co thể nấu canh, ăn gỏi cá, dùng làm thuốc chữa bệnh 11 Keo lá tràm Acacia auriculiformis I01, II02, II03. làm cây cảnh, cây lấy bóng râm và trồng để lấy gỗ 12 Giổi găng Paramichelia bainllonii I01. Làm thuốc 13 Lim xẹt Peltophorum tonkinense A.Chev I01, I02, III02, III03. Làm nhà cửa, đóng đồ… 14 Lim xanh Erythrofloeum fordii Oliver I01, II02. Làm nhà cửa, đóng tầu.. Vỏ làm thuốc nhuộm 15 Lau III01. 16 Cỏ xước III01. 17 Cỏ tranh III01. 18 Trám trắng Canarium album BURCERACEAE I01, III03. Chủ yếu dùng để lấy gỗ Quả có thể dùng làm thức ăn và làm thuốc chữa đau đầu, đau họng... 19 Ba bét II03. 20 Mỡ II03. 21 Vàng anh III02, III03. 22 Côm tầng III03, III04 23 Mạnh tèo III02, III03. 24 Lòng mang Pterospermum heterophyllum STERCULIACEAE I01, II03, III01,III03. Dùng để đóng đồ dùng thông dụng trong gia đình Vỏ dùng để làm nguyên liệu giấy, sợi đan lát... 25 Lọng bàng III05, III06. 26 Kè đuôi nhông Markhamia caudafelin BIGNONIACEAE I01. Gỗ có thể dùng trong xây dựng 27 Và nước Salix tetrasprma SALICACEAE I01, III07. Cây làm thuốc chữa bệnh... 28 Re hương Cinamomum iners LAURACEAE I01, II02. Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia đình. Lá, gỗ thân và nhất là gỗ, rễ chứa tinh dầu có giá trị. Hạt chứa nhiều dầu béo. 29 Chò nhai Anogeissus acuminata Guill. et Perr. COMBRETACEAE I01. Cây lấy gỗ 30 Keo dậu Leucaena leucocepnala I01, II03, III01. Cây trồng phục hồi rừng và làm thức ăn cho gia súc, gia cầm 31 Phượng vĩ Delonix regia (Hook.) Raf.* CAESALPINIACEAE I01. Dùng làm cảnh và lấy gỗ 32 Lát khét III06 33 Đa nhộng vàng Ficus chrysocarpa Reiw Moraceae I01, III01, III03 Làm cảnh 34 Chẹo trắng III06 35 Sắn trâu III05 36 Keo tai tượng Acacia mangium Willd I01, II02, II03 Che phủ và cải tạo đất, làm giấy… 37 Gội nếp Amoora gigatea Prerre MELIACEAE II02, III04. Dùng làm nhà cửa, báng súng,đóng đồ mộc,... 38 Dâu da xoan III04. 39 Phay III01. 40 Chẹo tía III04. 41 Muồng ràng ràng II02 Động vật bậc cao ( chim., bò sát , ếch nhái) TT Tên Việt Nam ( loài hoặc họ /bộ ) Tên khoa học Địa điểm (tuyến điểm thu mẫu) Vai trò ý nghĩa (tra cứu tài liệu chuyên môn) 1 Chim đớp ruồi Muscicapa dauurica I01. Ăn một số côn trùng 2 Chim chích I01, I03, II02. Ăn sâu 3 Chim sâu I01, II03. Ăn sâu 4 Chim Chích chòe Copsychus saularis II03. Làm cảnh 5 Chim sẻ II01, II02, III02, III03. 6 Diều hâu II01. 7 Ếch nhái I01, II02, II03. 8 Chim chích chạch má-họ Họa my Macronus kelleyi III06. Làm cảnh 9 Chim chèo bẻo- họ chèo bẻo Dicrurus macrocercus II03. Làm cảnh 10 Ếch cây mép trắng III03. 11 Chuột đồng II01. 13 Quạ III02, III04. 14 Sóc đen Ratufa bicolor III05. Có giá trị thương mại về da và lông , thực phẩm 15 Ô rô III02. 16 Nhái bầu III02. Tiêu diệt côn trùng , sâu hại cây rừng có giá trị thương mại... 17 Chim dẻ quạt III05. Côn trùng TT Tên Việt Nam ( loài hoặc họ hoặc bộ) Tên khoa học Địa điểm Vai trò ,ý nghĩa 1 Bọ xít II01, Hút dịch 2 Cào cào II01, Châu chấu Dissosleira carolina II01, II02, Làm hại cây trồng, ăn lá non phá hoại mùa màng. Ngoài ra chúng còn là nguồn thức ăn cho con người Mối I01, I02, I03, II03, Kiến I01, I02, I03, II01, II02, II03, III02, III03 Dế II01, Tò vò II01, Gián II02, Bướm II01, II02, II03, Sâu róm II02, Chuồn chuồn kim I03 Nhện II02 Sâu cuốn chiếu II02 => Như vậy có thể thấy rằng chỉ trong một thời gian điều tra rất ngắn mà chúng em đã điều tra được khá nhiều loài chim,bò sát,ếch nhái,côn trùng thuộc nhiều họ khác nhau. Chứng tỏ ở khu vực nghiên cứu là điều tra có tính đa dạng về loài là khá cao. Điều đó cũng có nghĩa là sinh cảnh, điều kiện môi trường sống ở khu vực này rất phù hợp cho nhóm động thực vật phát triển. 4.2 Vai trò và ý nghĩa của sinh vật đối với môi trường - Qua quá trình điều tra và khảo sát ảnh hưởng của sinh vật tới môi trường đất, nước,không khí chúng ta nhận ra rằng vai trò của những loài côn trùng, chim ,thú,ếch nhái,bò sát và các loài thực vật có vai trò rất quan trọng trong chuỗi thức ăn tạo ra lưới thức ăn và từ đó tạo nên hệ sinh thái. Chúng có rất nhiều ảnh hưởng tích cực như : phân hủy các chất hữu cơ, xác chết làm cho môi trường đất trong sạch và tạo ra mùn cho đất. Các loài thực vật tạo nên một khu vực xanh làm trong lành không khí và là nơi ở của các loài động vật, chim thú. Bên cạnh đó vẫn còn một số ảnh hưởng tiêu cực do các sinh vật gây ra… 4.3 Tính đa dạng sinh học theo các dạng sinh cảnh Theo kết quả điều tra ở 3 dạng sinh cảnh chính như trên, dựa vào công thức tính chỉ số đa dạng sinh học của Simpson và Margalef ta tính được chỉ số đa dạng ở các sinh cảnh như sau: Dạng sinh cảnh Chỉ số Simpson - D Chỉ số Margalef - d Sinh cảnh 1 0,8512 1,958 Sinh cảnh 2 0,9030 2,589 Sinh cảnh 3 0,8472 1,953 4.4 Ảnh hưởng của công tác QLTNR tới sinh vật. lực lượng cán bộ lớn, làm việc nhiệt tình, hiệu quả, có trách nhiệm. + Người dân sống xung quanh vườn có ý thức bảo vệ rừng. - Khó khăn: + Nhu cầu lương thực thực phẩm, giải trí của con người càng cao đe doạ đến tài nguyên thiên nhiên. + Trình độ chuyên môn của một số cán bộ Vườn còn thấp đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, có một số được chuyển sang từ bộ đội và đã quá già nên không thể đào tạo lại. * Các biện pháp quản lý, bảo tồn: - Thực hiện giao đất khoán cho người dân các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đã bị chặt phá trước đây để phục hồi. - Làm các chương trình nhân nuôi một số loài trong điều kiện nuôi nhốt cũng như bán hoang dã như: Ong, Công,... - Xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm phục vụ người dân. - Xây dựng lực lượng kiểm thành như các đại sứ quán tại địa phương. Có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp cùng quản lý, bảo vê. - Có các nhóm tuyên truyền về công tác bảo tồn tới các trường học. - Phối hợp với Đoàn thanh nhiên các địa phương xây dựng các chương trình tuyên truyền thông qua văn nghệ, kịch,...tới người dân. 4.5 ảnh hưởng của du lịch tới sinh vật và môi trường -với một hệ động thực vật đa dạng và phong phú bậc nhất của việt nam .đây là cơ sơ quan trọng để phát triển nganh du lịch.nhưng đi đôi với sự phát triển này là sự hủy hoại môi trường do nhiều nguyên nhân bởi vậy du có phát triển du lịch như một nganh mũi nhọn thi chúng ta cũng cần bảo vệ sự đa dang sinh học một cách bền vững. -ảnh hưởng tích cực:các loài được chú trọng bảo vệ -ảnh hưởng tiêu cực:làm mất đi môi trường sống tự nhiên của các loài, bị ảnh hưởng nhiều bởi ô nhiễm môi trường PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình điều tra tìm hiểu về nhóm chim ,thú,côn trùng, bò sát ếch nhái em có thể rút ra một số kết luận như sau: Khu vực điều tra có mức độ đa dạng sinh học ơ mức cao. Trong đó: - Lớp côn trùng ghi nhận được 20 loài. - Lớp ếch nhái ghi nhận được 4 loài … - lớp chim ghi nhận được 17 loài - thực vật với trên 40 loài 5.2 Khuyến nghị Qua một tuần thực tập tại VQG Cát Bà, em xin có một vài khuyến nghị như sau: - Trong quá trình thực tập cần mở rộng các tuyến điều tra, đại diện cho nhiều dạng sinh cảnh khác nhau. - Cần phải nghiên cứu kĩ môi trường sống của từng loài, cũng như số lượng các cá thể để có thể lựa chọn được các loài giám sát hợp lý nhất. - Trong công tác bảo tồn ví dụ như các mô hình bảo tồn ngoại vi, đối với các loài cần tìm hiểu thật kĩ sinh thái từng loài để công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao nhất, và trước khi thả về tự nhiên cần phải trải qua giai đoạn nuôi bán tự nhiên đồng thời sau khi thả về tự nhiên cần có những đánh giá theo dõi cụ thể về quá trình sinh trưởng phát triển của chúng ở môi trường tự nhiên. - Các sinh viên trước khi vào rừng phải đọc trước đề cương thực tập để nắm được những công việc cần làm. - Trong quá trình điều tra cần phải trung thực với số liệu, tránh tình trạng khi điều tra mà bịa số liệu. - Cần tăng thời gian thực tập để sinh viên được đi điều tra nhiều hơn ngoài thực địa. - Cần bổ sung và thay mới một số dụng cụ và trang thiết bị phục vụ cho thực tập như: Thước đo độ cao, địa bàn, bẫy chuột,... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách đỏ Việt Nam 2007 2. Sách đỏ thế giới 3. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã.(Công ước cites) 4. Bò sát loại bò sát ếch nhái Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_da_dang_sinh_hoc_1_ban_chinh_0079.doc
Luận văn liên quan