Kỹ năng tìm kiếm lợi ích chung
Xác định lợi ích chung.
Để xác định lợi ích chung cần chú ý: thứ nhất, các lợi ích chung luôn tiềm tàng
trong mọi cuộc đàm phán; thứ hai, hãy nhận biết một cách cụ thể lợi ích chung
trong đàm phán và nhìn về tương lai; thứ ba, chú trọng những lợi ích chung có thể
làm cho đàm phán trôi chảy hơn và có khả năng thành công hơn.
Gắn các lợi ích khác nhau lại với nhau.
Hỏi xem họ thích gì?
Một cách để gắn lợi ích vơi nhau là sáng tạo ra một số phương án bạn chấp nhận
được và hỏi xem phía bên kia thích phương án nào.
Từ cách đàm phán bằng thư, cách viết các thư thương mại đến các kỹ thuật cần
lưu ý trong đàm phán bằng con đường gặp mặt trực tiếp như đã trình bày ở trên,
vận dụng tốt những kỹ thuật này sẽ giúp chúng ta đàm phán đạt kết quả tốt.
45 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6662 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đàm phán trong hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc Afrikann.
Việc sử dụng thông dịch viên hoàn toàn không đơn giản, tuy nhiên nếu như tình thế bắt
buộc phải sử dụng phương án này thì chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
- Nói sơ lược trước với người phiên dịch về chủ đề của buổi đàm phán. Thậm chí
nếu đó là một cuộc đàm phán phức tạp thì chúng ta cần tập dượt lời nói của mình
với người phiên dịch trước khi đàm phán xảy ra.
- Nói ngắn (không lâu hơn 1-2 phút), nói rõ và chậm để tránh tình trạng người
phiên dịch có thể dịch sai. Không dùng tiếng lóng/ tiếng địa phương.
- Cắt nghĩa ý chính theo 2-3 cách khác nhau để chắc chắn rằng người phiên dịch
hiểu rõ nội dung đang được đề cập và cho phép họ ghi chú.
- Không ngắt lời phiên dịch để tránh gây ra hiểu lầm.
- Tránh dùng câu dài, phủ định hai lần nếu như có thể dùng câu khẳng định.
- Diễn đạt rõ ý muốn nói, có thể dùng thêm ngôn ngữ cơ thể nhưng không nên thể
hiện thái quá.
- Khi nói thì nhìn đối tác chứ không nhìn người phiên dịch.
- Viết ra những điểm cần thảo luận để có thể kiểm tra vấn đề kỹ càng hơn.
- Cần có thời gian nghỉ giải lao để người phiên dịch được thư giản.
- Nếu cuộc đàm phán kéo dài suốt ngày thì nên có hai phiên dịch để thay đổi cho
nhau.
- Xác nhận bằng văn bản các điều đã được đồng ý sau khi đàm phán.
- Sau mỗi cuộc họp nên khai thác thêm thông tin từ người phiên dịch vì họ có thể
nghe được nhiều thông tin từ phía đối tác. Đồng thời, chúng ta cần thông cảm nếu
như người phiên dịch có mắc sai lầm.
Ngôn ngữ cơ thể cũng được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc
đàm phán, một loại phi ngôn từ nhưng lại cung cấp thông tin một cách chắc chắn
về những gì mà người ta đang suy nghĩ. Hiểu được ngôn ngữ cơ thể là một việc
khó khăn. Điều tốt nhất khi chúng ta không hiểu gì về ngôn ngữ cơ thể là hãy
| 15 T r a n g
đừng cố tình thể hiện nó theo cách nghĩ của riêng mình. Chẳng hạn, biểu tượng
hình chữ V (ngón tay trỏ và ngón giữa) mình có thể hiểu là số 2 (người Mỹ cũng
nghĩ vậy), nhưng đối với người Anh/ Úc thì nó có nghĩa là “đồ chó chết”. Hoặc
biểu tượng ngón tay cái và ngón trỏ làm thành chữ O thể hiện “Okay” đối với
người phương Tây, nhưng lại mang nghĩa là “Tiền” đối với người Nhật. Vì vậy,
khi bàn về chuyện làm ăn với người Nhật mà chúng ta ra hiệu “Okay” thì họ nghĩ
rằng bạn đang hối lộ họ đấy.
Việc hiểu được ngôn ngữ cơ thể cũng giúp nhà đàm phán bỏ những thói quen
thường ngày của họ mà vô tình cử chỉ ấy mang ý nghĩa không hay cho lắm. Có
nhiều người có thói quen đưa tay sau gáy, hoặc sờ mũi khi đang nói; điều đó chỉ
cho đối tác thấy rằng bạn không hề chắc chắn với những điều mình đang nói hoặc
bạn đang nói dối họ.
Thông tin
Có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để vận dụng thành công kỹ năng
này thì thông tin là một yếu tố quyết định, người nắm thông tin nhanh nhất và chính
xác nhất sẽ luôn là người chiến thắng.
Thông tin cần thu thập để phục vụ cho cuộc đàm phán rất phong phú:
- Thông tin về hàng hóa:
Tìm hiểu kỹ những mặt hàng dự định kinh doanh về tên gọi, giá trị, công
dụng, các tính chất cơ lý hóa... Yêu cầu của thị trường đối với những mặt
hàng đó như: quy cách, phẩm chất, bao bì, cách trang trí bên ngoài, cách
lựa chọn, phân loại…
Nắm vững tình hình sản xuất các mặt hàng đó như: thời vụ, khả năng về
nguyên vật liệu, tay nghề công nhân, công nghệ sản xuất…
Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm để lựa chọn thời điểm và đối tác
kinh doanh thích hợp.
Nghiên cứu giá cả của các công ty cạnh tranh.
Xem xét đến tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng:
Nếu hàng xuất khẩu: tỷ suất chính là tổng chi phí bằng tiền Việt
Nam để thu được một đơn vị ngoại tệ.
| 16 T r a n g
Nếu hàng nhập khẩu: tỷ suất chính là số tiền Việt Nam thu được
khi phải chi một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu.
- Thông tin về thị trường:
Những thông tin cơ bản về đất nước, con người, tình hình chính trị, xã hội:
diện tích, ngôn ngữ, địa lý và khí hậu, các trung tâm công nghiệp và
thương mại chủ yếu, chế độ chính trị, luật pháp, các chính sách kinh tế và
xã hội, thái độ chính trị đối với quốc gia của mình…
Một bài học khá đau đớn đối với một công ty XNK Đà Nẵng là khi xuất khẩu một
lô hàng mây tre đan sang Australia mà không biết quy định về pháp lý là hàng
hoá phải được hun trùng trước khi đưa vào cảng Australia. Kết quả là toàn bộ lô
hàng không được chấp nhận và bị bắt huỷ tại chỗ.
“”
Các thông tin cơ bản của thị trường: đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái
và tính ổn định của chúng, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ: tình hình
nợ nần, tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập quốc dân bình quân đầu người,
các chỉ số về bán buôn, bán lẻ, tập quán tiêu dùng, dung lượng thị
trường…
Cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, bến phà, bến cảng, sân bay, các
phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính…
Nếu chúng ta đàm phán về mặt hàng “trái cây tươi” để xuất khẩu qua
nước đối tác (Mỹ và các nước châu Âu) thì phương tiện vận chuyển tốt
nhất là máy bay chứ không nên vận chuyển bằng đường thủy hoặc bộ.
Chính sách ngoại thương: tìm hiểu xem các nước đó có là thành viên của
tổ chức thương mại nào không: Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, khu
vực mậu dịch tự do AFTA…? Các mối quan hện buôn bán đặc biệt, chính
sách kinh tế nói chung, chính sách ngoại thương nói riêng (các chế độ ưu
đãi đặc biệt, hàng rào thuế quan, hạn ngạch…).
Tìm hiểu hệ thống ngân hàng, tín dụng.
Điều kiện vận tải và giá cước.
| 17 T r a n g
- Thông tin về đối tác:
Thực lực của đối tác: lịch sử của công ty, ảnh hưởng của công ty trong xã
hội, uy tín, tình hình tài chính, mức độ trang bị kỹ thuật, số lượng, chất
lượng, chủng loại sản phẩm, định hướng phát triển trong tương lai…
Nhu cầu và ý định của đối tác: tại sao họ lại muốn hợp tác với ta? Nguyện
vọng hợp tác có chân thành hay không? Họ có nhiều đối tác khác hay
không?
Lực lượng đàm phán của họ: Đoàn đàm phán gồm những ai? Địa vị, sở
thích, tính cách từng người? Ai là người có quyền quyết định trong số đó
để tìm hiểu thật kỹ về người này.
Người Hàn Quốc rất coi trọng “Tôn ti trật tự” nên trưởng nhóm đàm phán
thường phải thuộc Ban lãnh đạo công ty. Hiểu được điều này, chúng ta có thể
sắp xếp trưởng nhóm đàm phán có chức vụ ngang bằng. Người Hàn Quốc
thấy họ được tôn trọng -> không khí đàm phán có thể trở nên nhẹ nhàng và
thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, “biết người” thì cũng cần phải “biết ta”, chúng ta cần nắm vững:
- Thông tin của chính công ty mình. Sẽ trở nên vô nghĩa khi chúng ta tìm hiểu
thông tin của đối tác mà không có sự so sánh nào với chính bản thân mình.
“Biết nhiều không bằng biết điều” hay “Yếu mà còn ra gió”, những câu nói
này rất đúng nếu chúng ta là kẻ yếu thế hơn so với đối tác. Hãy tìm những
điểm mạnh hơn của chúng ta so với đối tác và phát huy điểm mạnh đó tối đa.
- Thông tin về cạnh tranh trong và ngoài nước: quy mô, chiến lược kinh doanh,
tiềm lực, thế mạnh, điểm yếu…
- Dự đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu,
lạm phát, khủng hoảng…
| 18 T r a n g
Các phương pháp chủ yếu để
nghiên cứu thị trường nước ngoài:
- Nghiên cứu tại bàn:
Phương pháp này khá phổ biến, tương đối dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng độ
chính xác không cao vì chỉ dựa vào các tài liệu thu thập được để nghiên cứu. Tuy
nhiên, nếu biết cách tìm nguồn thông tin và khai thác triệt để nguồn thông tin đó
thì phương pháp này cũng khá thành công. Những nguồn cơ bản là:
Nguồn nội bộ: (ngay tại công ty của mình)
Nếu ngay từ đầu công ty lập một tủ sách thương mại một cách khoa học
thì việc tìm thông tin thông qua nguồn này thật sự rất dễ dàng và chính
xác.
Nguồn từ các tổ chức, cơ quan:
Thuộc nguồn này có thể kể đến những nguồn như: thư viện, cơ quan chính
phủ, phòng thương mại, hiệp hội buôn bán, nhà xuất bản, viện nghiên cứu,
ngân hàng, tổ chức của người tiêu dùng…
Nguồn từ internet:
Đầy là nguồn thông tin khổng lồ và quan trọng nằm ngay dưới ngón tay
của người sử dụng. Với sự cải tiến về giao diện cũng như nâng cấp về khả
năng tìm kiếm và ngôn ngữ, những trang tìm kiếm thông tin trên internet
không phải là một công việc khó khăn. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta phải
biết chọn từ khóa cũng, kiên nhẫn thử các từ khóa khác nhau để tìm được
nhiều thông tin và chọn được thông tin chính xác nhất. Đồng thời, có thể
tiến hành kiểm tra chéo thông tin để đảm bảo tính chính xác của nó.
Và những nguồn khác: các tạp chí chuyên đề kinh tế xuất bản định kỳ, các
bản thống kê…
| 19 T r a n g
- Nghiên cứu tại chỗ (thị trường):
Phương pháp này tốn kém và phức tạp hơn hẳn, tuy nhiên kết quả lại rất nhanh
và chính xác. Vấn đề cốt lõi của phương pháp nghiên cứu này là phải chọn được
người có đủ khả năng nghiên cứu.
Trước khi nghiên cứu: Cần chuẩn bị kỹ các thông tin:
Mục tiêu nghiên cứu (What?)
Đối tượng nghiên cứu và địa chỉ của họ (Who?)
Các câu hỏi và các biểu mẫu (How?)
Sắp xếp thời gian và địa điểm cho các cuộc phỏng vấn (When và Where?)
Có nhiều cách để thực hiện việc nghiên cứu này: phỏng vấn cá nhân trực tiếp,
phỏng vấn qua điện thoại, thăm dò qua thư từ, kiểm tra kho hàng, cửa hàng…
Sau các buổi phỏng vấn cần viết báo cáo rồi tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu,
nhận xét và đưa ra dực báo về kết quả.
Một số phương pháp nghiên cứu khác cũng được khuyến cáo như: bán thử, sử
dụng chuyên gia người địa phương, gián điệp kinh tế hoặc cũng có thể kết hợp
các phương pháp trên để đạt kết quả tối ưu.
| 20 T r a n g
Năng lực của người/ đoàn đàm phán
- Chuẩn bị năng lực cho từng chuyên gia đàm phán:
Chuẩn bị về kiến thức: Kiến thức cần được trang bị cho chuyên gia đàm
phán là mối tổng hòa các kiến thức về:
Thương mại
Luật
Ngoại giao
Tâm lý
Ngoại ngữ, đặc biệt là Anh văn
Khả năng sử dụng mạng internet như một công cụ đắc lực phục vụ
cho đàm phán.
Các kiến thức khác: kỹ thuật, văn hóa…
Chuẩn bị về phẩm chất tâm lý: Chuyên gia đàm phán giỏi là người biết
kiểm soát và biểu hiện tâm lý tốt.
Chuẩn bị về kỹ năng đàm phán:
Ở nội dung trước, nhóm đã trình bày về những tiêu chuẩn của một nhà
đàm phán giỏi. Có thể nói ngắn gọn về kỹ năng cần trang bị cho người
đàm phán gồm hai ý:
Khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt: diễn đạt được ý mình muốn nói để
những người trong đoàn đàm phán hiểu rõ ý mình, biết cách dùng
từ chuẩn xác, rõ ràng, trước là sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ sau là thành
thạo các ngoại ngữ thích hợp.
Kỹ năng giao tiếp tốt:
o Kỹ năng lắng nghe: đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng
vì nó giúp cho chúng ta có được rất nhiều thông tin. Một
nhà đàm phán giỏi thường nghe nhiều hơn là nói.
o Kỹ năng đặt câu hỏi: giúp chúng ta làm rõ vấn đề hơn.
o Kỹ năng diễn thuyết: truyền tải chính xác ý mình muốn nói.
o Kỹ năng giao dịch bằng thư từ.
o Kỹ năng xã giao thông thường: chào hỏi, trao nhận danh
thiếp, nhận điện thoại.
| 21 T r a n g
- Tổ chức đoàn đàm phán:
Trong một cuộc đàm phán hợp đồng ngoại thương, đoàn đàm phán cần hội
tụ đủ chuyên gia ở cả ba lĩnh vực: pháp lý, kỹ thuật, thương mại, mà trong
đó chuyên gia thương mại giữ vị trí quan trọng nhất và thường là người
trưởng đoàn đàm phán. Nếu ba loại chuyên gia trên biết phối hợp ăn ý,
nhịp nhàng thì sẽ là tiền đề để đi đến ký kết một hợp đồng chặt chẽ, khả
thi và hiệu quả cao.
Trong trường hợp thiếu một trong ba loại chuyên gia trên thì chúng ta có
thể chọn cách giải quyết là: “Thuê chuyên gia bên ngoài” hoặc “Nghiên
cứu sau” tùy điều kiện của từng thương vụ.
Thời gian và địa điểm đàm phán:
- Thời gian:
Do sự khác biệt về múi giờ nên thời gian cần được sự thỏa thuận giữa hai bên để
thuận tiện cho đôi bên. Không ai có thể đàm phán vào tờ mờ sáng hoặc chập tối
được.
Cách tốt nhất là hai bên lập và thống nhất lịch làm việc cụ thể, lưu ý là có thời
gian dự phòng để tránh tình trạng hết giờ mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Gửi lịch hẹn cho đối tác, thường thì trước 1-2 tuần. Tuy nhiên, cũng có một vài
đối tác muốn nhận lịch làm việc trước 3-4 tuần. Tùy từng trường hợp mà chúng ta
chủ động tiến hành.
- Địa điểm:
Địa điểm đàm phán phải đảm bảo tâm lý thoải mái và phù hợp cho cả hai bên.
Nơi diễn ra đàm phán phải được cách ly âm thanh với không gian bên ngoài.
Không có quá nhiều cửa để thấy những sự việc đang diễn ra bên ngoài. Những
yếu tố đó chỉ làm cho họ không tập trung vào công việc mà thôi. Nên nhớ, 30
phút tập trung chúng ta có thể giải quyết tốt công việc còn hơn 45 phút mà chúng
ta bị mất tập trung.
Địa điểm của buổi đàm phán có thể diễn ra tại nước chủ nhà, nước đối tác hoặc
nước thứ ba.
| 22 T r a n g
b. Những công việc cần chuẩn bị trước một cuộc đàm phán cụ thể:
Theo Jean-M.Hiltrop và Sheila Udall, có 6 bước cần chuẩn bị trước một cuộc đàm phán
cụ thể để tránh rơi vào tình trạng “không biết mình đang nói cái gì nữa”:
Theo đó, nếu phân tích quá trình đàm phán với 5 giai đoạn chi tiết thì bước 1 và 2 ứng với giai
đoạn 1 – chuẩn bị. Bước 3 và 4 ứng với giai đoạn 2 – tiếp xúc. Bước 5 ứng với giai đoạn 3 –
thương lượng. Bước 6 ứng với giai đoạn 4 và 5 – kết thúc, ký hợp đồng và rút kinh nghiệm.
Trên cơ sở chuẩn bị chung đã được đề cập, trước khi tiến hành đàm phán cần tiến hành
kỹ những vấn đề sau:
Thiết lập những mục tiêu cần thương lượng
- Xác định mục tiêu cần đạt được:
Cuộc sống thật ý nghĩa khi chúng ta có mục tiêu để
theo đuổi và phấn đấu vì nó, điều này không ngoại
lệ trong đàm phán. Chính sự khác nhau về “mục
tiêu” là tiền đề của cuộc đàm phán và hiển nhiên
đó là tâm điểm trong suốt quá trình hai bên “mặc
cả” với nhau.
Mục tiêu của đàm phán phải được xác định một
cách khoa học, dựa trên những tiêu chuẩn sau:
Đo lường được (khả năng định lượng)
Có tính khả thi
Rõ ràng
Có tính thách thức
Dự báo được tác động của nó trong tương lai
Nên đề ra hàng loạt mục tiêu để có thể linh hoạt trong đàm phán:
Mục tiêu tối đa: kết quả tốt nhất có thể đạt được.
Mục tiêu tối thiểu: kết quả thấp nhất có thể chấp nhận được
Mục tiêu chính: cái mà chúng ta thực sự muốn hướng đến.
Chuẩn
bị đàm
phán
1
Xây dựng
chiến
lược
2 Khởi động 3
Hiểu
biết lẫn
nhau
4 Thương lượng 5
Kết
thúc 6
| 23 T r a n g
Nếu muốn đạt mục tiêu tối đa, chúng ta cần nổ lực hết sức để thương lượng với
đối tác, nếu chỉ cần mục tiêu tối thiểu thì có thể thỏa thuận cùng đối tác.
Trong trường hợp, mục tiêu tối thiểu của hai bên không cùng nhau thì thỏa thuận
không thể đạt được.
Nếu bên nào chuẩn bị kỹ hơn, thương lượng giỏi hơn, thế mạnh hơn thì sẽ dễ
dàng đạt được thỏa thuận gần với đích mình muốn hơn.
- Xác định giới hạn của sự thỏa thuận:
Khi xác định mục tiêu cần thương lượng, chúng ta phải không những chỉ
xác định những mục tiêu có thể đạt được mà còn phải xác định những thứ
có thể mất đi trong cuộc đàm phán sắp xảy ra. Từ đó, chúng ta tự đặt ra
câu hỏi: “Khi nào chúng ta dừng đàm phán?”.
Đó cũng chính là giới hạn cuối cùng của đàm phán. Giới hạn cuối cùng
này chính là điểm dừng để bảo đảm lợi ích tối thiểu mà chúng ta hoặc đối
tác có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, có thể tránh tình trạng này nếu ngay
từ đầu chúng ta đã thiết lập chuẩn mực BATNA ngay từ đầu.
- Thiết lập giải pháp thay thế tốt nhất khi không đạt được thỏa thuận –
BATNA
Như đã đề cập ở trên, BATNA có thể được xem là chuẩn mực để đo mọi thỏa
thuận được đề nghị, là tiêu chuẩn ngăn chúng ta chấp nhận những điều khoản quá
bất lợi cho mình, đồng thời cũng ngăn chúng ta chấp nhận những phương pháp
thay thế sáng suốt mang lại lợi ích cho chúng ta.
Đánh giá tình thế của đối tác.
- Thăm dò những vấn đề, những mối quan tâm ẩn chứa trong những yêu sách của
đối tác.
- Cần trao đổi nội bộ về những thông tin liên quan đến đối tác trước khi đàm phán
xảy ra.
- Cân nhắc những cơ sở lập luận và lý lẽ mà đối tác có thể sử dụng, trên cơ sở đó
chúng ta sẽ tìm được những biện pháp thích hợp để đối phó.
- Tìm những vấn đề có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.
| 24 T r a n g
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của chính mình.
Quá trình này cần được thực hiện một cách khách quan và toàn diện.
Các vấn đề cần đánh giá:
- Quyền: Trong cuộc đàm phán, mình là chủ hay là khách? Ai là người có quyền
đưa ra quyết định?
- Thế: Kiểm tra lại tiềm lực về tài chính, mối quan hệ, uy tín, ảnh hưởng của bạn
và đối tác -> Ai là người có thế hơn?
- Lực: Kiểm tra lại lực lượng đàm phán của chúng ta: Họ là ai? Năng lực như thế
nào? Họ đã chuẩn bị như thế nào? -> so sánh với bên đối tác nếu như chúng ta có
thông tin.
- Thời gian tiến hành đàm phán có “hướng” về phía mình hay không?
Lập phương án kinh doanh:
- Trên cơ sở những mục tiêu, những đánh giá mà chúng ta đã có được, chúng ta lập
các phương án kinh doanh. Đây chính là cơ sở để chúng ta kiểm soát được mục
tiêu chúng ta đã đề ra và có thể đạt được trong cuộc đàm phán sắp tới.
- Những nội dung cơ bản trong phương án kinh doanh bao gồm: Tình hình hàng
hóa, thị trường và khách hàng, dự đoán xu hướng biến động của thị trường, các
biện pháp hành động cụ thể, sơ bộ đánh giá hiệu quả.
Xây dựng chiến lược đàm phán và tiến hành đàm phán thử:
Những điều lưu ý để xây dựng chiến lược đàm phán:
- Mở đầu cuộc đàm phán như thế nào, với những câu hỏi như thế nào?
- Đối tác có thể hỏi những câu hỏi nào?
- Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi như thế nào?
- Chúng ta có đủ thông tin để trả lời chưa? Nếu chưa có thì lấy từ đâu?
Trong trường hợp đàm phán theo nhóm, chúng ta cần xác định rõ:
- Ai là người dẫn dắt cuộc đàm phán?
- Ai sẽ kiểm tra cơ sở lập luận?
- Ai là người đặt câu hỏi?
- Ai là người trả lời câu hỏi của đối tác?
- Ai là người giữ vai trò làm giảm căng thẳng trong cuộc đàm phán nếu có xảy ra.
| 25 T r a n g
Bên cạnh đó, chúng ta cần xác định phong cách tiếp cận vấn đề cũng như kiểu đàm
phán mà chúng ta sẽ sử dụng.
Phong cách tiếp cận vấn đề Kiểu đàm phán
Giai đoạn chuẩn bị sẽ kết thúc bằng việc đàm phán thử. Càng thực hiện kỹ giai đoạn
này bao nhiêu thì khả năng thành công càng lớn bấy nhiêu.
2. Giai đoạn tiếp xúc
Trong các giai đoạn trước, chúng ta đã tìm hiểu đối tác đàm phán của mình thông qua các
kênh gián tiếp. Giai đoạn tiếp xúc chính là cơ hội để chúng ta tìm hiểu đối tác một cách trực
tiếp.
a. Tạo không khí tiếp xúc
Tùy đối tác mà trước khi bước vào cuộc đàm phán, chúng ta có thể dành ra một ít thời
gian nói về những vấn đề không liên quan gì đến đàm phán khiến đôi bên cảm thấy hứng
thú như: về thời tiết, về thể thao, phim ảnh, tin tức trong ngày, v.v…
b. Tạo niềm tin cho đối tác
Chu đáo, tận tình đối với các công việc của đối tác và cả những quan hệ cá nhân đều
khiến họ tin cậy mình. Nhiều khi chỉ vì một câu nói không đúng chỗ, một động tác không
hợp lễ nghi, một lần sắp đặt không suy tính chu đáo mà ảnh hưởng đến niềm tin của họ
đối với mình. Điều đó cần phải coi trọng hơn đối với những đối tác mà mình mới có quan
hệ làm ăn lần đầu tiên.
c. Thể hiện những thiện chí của chúng ta
- Khi đàm phán với những đối tác mới, việc tỏ rõ thiện chí của mình đối với họ là việc
làm hết sức cần thiết. Để thể hiện thiện chí của mình, có thể lợi dụng những trường
hợp không chính thức nào đó, kể cho họ nghe thí dụ về sự lấy lòng thành đãi người
trong những cuộc giao dịch cùng loại trước đây. Cũng có thể trước khi đàm phán bắt
Dàn xếp Điều khiển
Thỏa hiệp Tránh né
Hợp tác
Thắng-Thua Thua-Thua
Thỏa hiệp Thắng-Thắng
?
| 26 T r a n g
đầu, cần phải sắp xếp một số hoạt động có lợi cho việc xây dựng tình cảm tin cậy
giữa đôi bên, khiến đối tác nhận thấy mình có thiện chí.
- Cần chú ý làm đối tác tin cậy mình là ở hành động chứ không phải ở lời nói. Nên thực
hiện những việc đã hứa, đến đúng thời gian như giao ước vì có khi chỉ cần một lần
thất hứa thì sự tin cậy giữa hai bên cũng giảm bớt khó lòng mà lấy lại.
- Khi đối tác hỏi phải kịp thời trả lời, không kể trả lời khẳng định hay phủ định, nhưng
cần nói cho họ biết. Đối với những việc mà mình không thể làm được, nên thành thật
giải thích thêm để đối tác thông cảm và chấp nhận.
d. Thăm dò đối tác
Cần phải thăm dò lại xem đối tác có đáng tin cậy hay không, có tuân thủ lời hứa hay
không, họ có thành ý hợp tác đến mức nào. Phải đánh giá về kinh nghiệm thương lượng,
tác phong của đối tác, những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Phải thăm dò nguyên tắc mà
đối tác phải tuân theo và trên vấn đề nào có thể nhượng bộ.
Muốn thực hiện việc thăm dò có hiệu quả, bạn có thể quan sát qua hành vi, cử chỉ, lời nói
của họ trên cơ sở thận trọng và tế nhị.
e. Thay đổi kế hoạch nếu cần
- Tiến hành phân tích kỹ lưỡng về những thông tin đó, chính xác hoá những nhận định
ban đầu để thẩm tra lại những vấn đề nào đó mà trước đây chưa rõ.
- Phải thay đổi kế hoạch phù hợp với tình hình mới để tranh thủ quyền chủ động trong
thương lượng, bảo đảm lợi ích của mình, mà cũng là lợi ích của hai bên. Tiếp tục tìm
hiểu, phân tích kỹ để điều chỉnh kịp thời sách lược thương lượng.
- Như vậy, rõ ràng hiểu biết lẫn nhau là cơ sở để đàm phán thành công. Nếu chúng ta
che giấu thông tin của mình thì đối phương cũng e dè cung cấp thông tin của họ.
Những câu hỏi vòng vo, gián tiếp cũng khiến đối tác cảnh giác. Vì vậy việc chia sẻ
phải làm sao để tạo ra sự tin cậy giữa các bên. Lắng nghe và ghi nhận những nhu cầu
của đối tác sẽ thể hiện tinh thần hợp tác của chúng ta. Không chỉ trích hoặc trâm trích
đối tác và thường xuyên tóm tắt lại những thông tin thu thập được.
| 27 T r a n g
3. Giai đoạn đàm phán
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toán bộ quá trình đàm phán, giai đoạn mà hai bên
tiến hành bàn bạc và thỏa thuận những vấn đề cốt lõi của hợp đồng như: hàng hóa, số
lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán....nhằm đi đến
đích cuối cùng là ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
a. Đưa ra đề nghị và lắng nghe đối tác:
Đề nghị luôn là một yếu tố quan trọng của mọi cuộc đàm phán. Đó là con đường mà các
bên đối tác cần phải đi để đạt được thoả thuận. Nếu các bên đều đã có sự chuẩn bị kỹ thì
việc bên nào đưa ra đề nghị trước không quá trọng mà cần chú ý thời điểm đưa ra đề
nghị.
Sẽ trở nên dễ dàng hơn cho cả hai bên nếu như việc trao đổi yêu sách đưa ra đúng thời
điểm, những điều khoản trong yêu sách là khả thi và thể hiện lợi ích cho cả hai bên chứ
không thiệt thòi cho bên nào...
Cần chú ý khi đưa ra yêu sách:
- Đưa ra các yêu cầu một cách hợp lý.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ có căn cứ khoa học.
- Đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ đàm phán.
- Luôn nhớ tới các lợi ích cơ bản.
- Không nên sử dụng cách nói yếu mềm trong đàm phán.
Trong giai đoạn này của cuộc đàm phán, một điều rất quan trọng là bạn phải gợi cho đối
tác tình bày hết ý kiến của họ, lắng nghe trước khi trả lời. Để làm được điều đó cần chú ý:
- Không được ngắt lời đối tác: Việc ngắt lời không có lợi trong đàm phán. Thứ nhất,
điều này rất thô lỗ. Thứ hai bạn có thể cắt ngang những thông tin có ích cho cuộc đàm
Giai đoạn đàm phán
Đưa ra yêu
cầu và lắng
nghe yêu
cầu của
đối tác
Nhận và
đưa ra
nhượng
bộ
Phá vở
những bế
tắc
Tiến tới
thỏa
thuận
| 28 T r a n g
phán của mình. Ngay cả khi đối tác nói những thông tin sai lệch, hãy để cho họ nói
nốt. Nếu như bạn thực sự lắng nghe bạn có thể thu được những thông tin quý giá làm
nền tảng cho những câu hỏi sau của bạn.
- Kết thúc mỗi vấn đề bằng câu hỏi trực tiếp.
- Chỉ nói những điều cần thiết.
- Thường xuyên tóm lượt lại những gì được nói theo cách của mình.
- Tránh bị lạc đề.
- Tránh xa sự sao lãng: Hãy chọn những không gian mà bạn có thể suy nghĩ sáng suốt
và không bị gián đoạn khi đàm phán. Sự gián đoạn có thể làm cho buôỉ đàm phán
diễn tiến một cách không trôi chảy hay thậm chí có thể thất bại. Nhân viên, bạn bè,
trẻ em, thú vật điện thoại … có thể làm bạn sao lãng và khiến mắt bạn rời ra khỏi mục
tiêu chính. Nếu có thể, hãy tạo ra môi trường nghe tốt nhất cho mình.
b. Nhận và đưa ra nhượng bộ:
- Khi cuộc đàm phán đã đi vào giai đoạn giữa thì các vấn đề sẽ trở nên rất rõ ràng. Lúc
này, việc tránh để hai bên chuyển sang tâm lý đối kháng là một điều rất quan trọng, vì
khi đó, bên mua sẽ rất dễ biết được rằng bạn đang tìm ra một phương án để cả hai bên
cùng có lợi hay bạn dùng thái độ cương quyết để cố giữ vững lấy thế thượng phong.
- Nếu như lập trường của cả hai bên "kẻ theo hướng Bắc, người vọng hướng Nam" thì
bạn phải không nên tranh cãi. Tranh cãi chỉ càng khiến cho bên mua cảm thấy lập
trường của mình là đúng. Tốt nhất là khi bắt đầu bạn nên đồng tình với quan điểm của
bên mua, sau đó vận dụng phương pháp: "cảm giác, cảm nhận và phát hiện" (thuật
ngữ tiếng Anh là 3F: "feel, felt and found"). Dùng phương pháp lùi trước tiến sau sẽ
khiến cho bạn xoay chuyển được cục diện tình hình.
Ví dụ, bên mua nhận xét rằng: "Tôi nghe nói về phần vận chuyển hàng hoá công ty
ngài có vấn đề?" Khi nghe xong nhận xét đó bạn không nên vội vàng tranh luận với
họ. Như vậy chỉ khiến cho họ càng nghi ngờ thêm tính khách quan của bạn khi nói về
vấn đề đó. Nếu như bạn dùng một cách diễn đạt khác: "Tôi rất hiểu cảm giác của
bên ngài đối với vấn đề này. Rất nhiều người khi đi mua hàng đều có cảm giác
như thế. Nhưng tôi nghĩ vấn đề các ngài đề cập đến chỉ là vấn đề xảy ra cách đây
mấy năm khi chúng tôi dịch chuyển kho sang vị trí mới. Hiện tại, các công ty lớn
| 29 T r a n g
giống như Công ty General Motors đều tin tưởng công ty chúng tôi, hơn thế chúng tôi
chưa hề để xảy ra bất kỳ vấn đề gì. Sau khi chúng tôi để cho khách hàng kiểm tra một
cách kỹ lưỡng và họ đa số đều phát hiện ra rằng:.
- Nhượng bộ là sự xem xét lại vị thế trước đây của bạn trong đàm phán và thay đổi nó
sao cho thích hợp. Trong đàm phán luôn luôn có nhượng bộ, tuy nhiên các bên luôn
cố gắng hạn chế càng ít càng tốt. Nhượng bộ có điều kiện luôn là một trong những kỹ
thuật được sử dụng để giải quyết vấn đề trong đàm phán.
c. Phá vỡ sự bế tắc:
Trong thực tế đàm phán đôi khi có thể rơi vào bế tắc- tình huống mà các bên đều cảm
thấy không thể nhượng bộ hơn được nữa, cuộc đàm phán dừng lại và có nguy cơ tan vỡ.
Nếu rơi vào tình huống này mà bạn hãy bình tĩnh và tìm cách giải quyết. Tình huống cụ
thể, bạn có thể chọn một trong hai cách sau để phá vở bế tắc.
Đơn phương phá vỡ bế tắc bằng nhiều kỹ thuật khác nhau:
- Tập trung vào phần lợi ích chứ không tập trung vào lập trường.
- Tạo ra các phương án để cùng đạt mục tiêu.
- Đưa ra các tiêu chuẩn khách quan.
- Áp dụng thuật nhu đạo.
- Thay thế cán bộ đàm phán.
- Tập trung vào nhân vật chủ chốt.
- Nắm lấy điểm yếu chủ chốt để tấn côn.
- Lợi dụng mâu thuẫn.
- Dưới búa lượm củi.
Nhờ sự giúp đỡ của bên thứ ba như: trung gian hòa giải, nhờ dàn xếp hoặc phân xử.
d. Tiến tới thỏa thuận:
Cái đích của đàm phán là tiến tới thỏa thuận. Càng tiến tới gần thỏa thuận thì cuộc đàm
phán càng trở nên tinh tế, nên bạn càng phải tập trung, cố gắng, sử dụng những kỹ thuật
thích hợp để tiến tới thỏa thuận một cách tốt nhất.
| 30 T r a n g
4. Giai đoạn kết thúc – Ký kết hợp đồng
Sau khi đàm phán thành công các bên sẽ tiến đến ký kết hợp đồng. Khi soạn thảo, ký kết
hợp đồng cần lưu ý những điểm sau:
- Cần thỏa thuận thống nhất với nhau các điều khoản cần thiết trước khi ký hợp đồng.
- Cần đề cập tới cơ sở pháp lý và mọi vấn đề liên quan, tránh phải dùng tập quán
thương mại địa phương để giải quyết những tranh chấp phát sinh sau này.
- Hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật hiện hành.
- Khi soạn hợp đồng cần trình bày rõ ràng chính xác, tránh dùng các từ mập mờ, có thể
suy luận ra nhiều cách.
- Hợp đồng thường do một bên soạn thảo, trước khi ký kết bên kia cần kiểm tra thật kỹ
lưỡng, đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán.
- Người đứng ra ký hợp đồng phải là người có thẩm quyền.
- Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng phải là ngôn ngữ các bên cùng thông thạo.
5. Giai đoạn rút kinh nghiệm
Đây là giai đoạn kiểm tra lại kết quả của những giai đoạn trước nhằm rút kinh nghiệm
cho những lần đàm phán sau. Sau những cuộc đàm phán quan trọng cần tổ chức họp để
đánh giá ưu điểm, nhược điểm, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nhưng nếu
chỉ dừng lại tại đó thì chưa đủ, mà còn phải theo dõi suốt quá trình tổ chức thực hiện hợp
đồng, ghi nhận lại những vướng mắc, đặc biệt những vướng mắc do hợp đồng gây ra, để
lần sau kịp thời sửa chữa. Các công việc cần làm trong giai đoạn này là:
- Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán.
- Làm thủ thục XNK.
- Chuẩn bị hàng hóa (đối với nhà nhập khẩu).
- Thuê phương tiện vận tải (nếu hợp đồng quy định).
- Làm thủ tục hải quan.
- Giao hàng (xuất khẩu), nhận hàng (nhập khẩu).
- Kiểm tra hàng hóa.
- Hoàn tất thủ tục thanh toán.
- Khiếu nại/ giải quyết khiếu nại (nếu có).
- Thanh lý hợp đồng.
| 31 T r a n g
V. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU
Đàm phán có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ngoài hình thức gặp mặt trực
tiếp còn có các hình thức khác như qua thư từ, fax hoặc điện thoại... Mỗi hình thức đều
có những ưu, nhược điểm riêng. Ví dụ:
Gặp mặt trực tiếp:
Ưu điểm: có thể trực tiếp bàn bạc để hiểu nhau hơn, cùng nhau giải quyết những
điểm chưa hiểu nhau.
Nhược điểm: đi lại tốn kém, dễ lộ bí mật..
Qua thư từ, điện tín:
Ưu điểm: ít tốn kém về việc đi lại, có thể giữ bí mật, có thể cùng một lúc giao
dịch với nhiều bạn hàng khác nhau.
Nhược điểm: tốn thời gian, nhiều khi không hiểu hết ý nhau
Qua điện thoại:
Ưu điểm : nhanh chóng
Nhược điểm: không trình bày được hết ý, tốn kém. Mặt khác, trao đổi qua điện
thoại là trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho những thỏa thuận, quyết
định trong trao đổi
Đàm phán qua mạng:
Với sự bùng nổ của mạng internet, đàm phán qua mạng ngày càng khẳng định vị trí của
mình- một hình thức đàm phán chủ yếu trong thương mại quốc tế, bởi nó có khả năng
khắc phục được những nhược điểm của các phương nêu trên.
Dưới đây là xin giới thiệu hai hình thức chính là: đàm phán bằng thư và đàm phán trực tiếp.
1. Đàm phán bằng thư:
a. Phân loại và cấu trúc của thư đàm phán trong thương mại:
Một trong những cách đàm phán đơn giản và dễ thực hiện là đàm phán thông qua thư từ.
Cuộc đàm phán bằng thư thông thường diễn ra theo trình tự sau: hỏi hàng, chào hàng, báo
giá, hoàn giá, chấp nhận, đặt hàng, xác nhận (ký kết hợp đồng). Các thư từ này được viết
dưới nhiều dạng phong phú, do mỗi dân tộc và mỗi ngôn ngữ thường có một cách thức
| 32 T r a n g
viết thư khác nhau. Sau đây xin giới thiệu về loại thư thương mại phổ biến nhất hiện nay-
thư thương mại viết bằng tiếng Anh.
Cuộc đàm phán bằng thư thương mại (Fax, Email...) thường diễn ra theo trình tự sau: hỏi
hàng, báo giá, hoàn giá, chấp nhận, đặt hàng và cuối cùng là xác nhận. Vì vậy chúng ta sẽ
có các loại thư trong đàm phán thương mại như sau:
Thư hỏi hàng ( The enquiry)
Thư chào hàng, báo giá ( Offer)
Thư hoàn giá( Counter-offer)
Thư chấp nhận ( Acceptance)
Thư đặt hàng ( Order)
Thư xác nhận ( Confirmation)
b. Cấu trúc của một bức thư thương mại:
Letter head (Phần tiêu đề của công ty: Tên, địa chỉ công ty gửi thư)
File reference (Mã số hồ sơ)
Date line (Ngày, tháng)
Inside address (Tên, địa chỉ người nhận)
Salutation (Chào hỏi: gentlemen, Dear Sirs…)
The opening paragraph (Mở đầu thư)
The body of letter ( Nội dung chính của bức thư)
The closing paragraph ( Câu kết của bức thư)
Signature (Ký tên)
Stenographic reference (Ký hiệu riêng)
Enclosure (Phần đính kèm)
Carbon copy notation (Nơi gửi bản sao)
Trong đó nội dung của bức thư có những phần cần đặc biệt quan tâm như sau:
Phần chào hỏi cần thể hiện được phép lịch sự đối với người đọc. Nếu bạn có mối quan hệ
thân thiết với người nhận, hãy sử dụng kiểu chào hỏi thân mật, như: “Tâm thân mến”.
Nếu viêt khác, người nhận sẽ cảm thấy xa lạ. Trong những trường hợp khác, cần phải sử
dụng dạng chào hỏi trang trọng, như: “Kính gửi Ngài Tom”. Với phụ nữ nên dùng danh
| 33 T r a n g
xưng Bà (Ms.) trừ khi họ yêu cầu được gọi khác đi. Nếu người nhận có tước hiệu hay học
hàm, học vị, chẳng hạn như giáo sư, tiến sỹ hay đại tá...thì tước hiệu, học hàm, học vị đó
được viết ở vị trí ưu tiên thay cho danh xưng chung như Ông hoặc Bà.
Phần thân bức thư là nội dung thông điệp của bạn. Một bức thư hiệu quả phải thể hiện
được ý định, mong muốn của người viết. Mở đầu thư thường được trình bày bằng những
câu ngắn gọn, đơn giản, nêu rõ lý do vì sao mình lại viết thư. Phần trọng tâm của bức thư
cần trình bày rõ nhưng mong muốn của minh hoặc phúc đáp nhưng vấn đề đối tác yêu
cầu. Phần cuối thư, phải viết lời chào tạm biệt hoặc đư ra tín hiệu rằng bạn luôn mong
chờ phản hồi từ phía người nhận. Cần lưu ý: khi viết thư, trong mọi trường hợp, hãy cố
gắng thể hiện rõ thiện chí của mình.
Ví dụ: CÁCH VIẾT THƯ HỎI HÀNG
Phần mở đầu:
Trong trường hợp hai bên chưa có quan hệ với nhau trước đó thì trong phần mở
đầu cần trình bày nguyên nhân chọn đối tượng của mình.
Trong trường hợp hai bên có sẵn mối quan hệ từ trước thì có thể bớt phần nghi
thức và trực tiếp đề cập đến chủ đề của mình
Nội dung chính của thư:
Thông báo cho người bán biết mình cần loại hàng gì, yêu cầu người bán gửi
cataloge mẫu hàng …..đồng thời cho biết giá cả, chất lượng hàng hóa, số lượng có
khả năng cung cấp thời hạn giao hàng điều kiện thanh toán và mọi điều kiện cần
thiết khác.
Có thể cho người bán biết, sau lần yêu cầu này sẽ mở ra khả năng phát triển quan
hệ giữa hai bên.
Phần kết:
Mong người bán đáp ứng yêu cầu của mình, mong thư phúc đáp.
Một số ưu điểm cần lưu ý khi hỏi hàng:
Chỉ nên ghi vào thư hỏi hàng điệu kiện “giao hàng càng sớm càng tốt” trong
những điều kiện cần thiết, vì điều đó thể hiện thế yếu của người mua.
| 34 T r a n g
Trong thư hỏi hàng không nên bộc lộ giá mình muốn mua, nhưng để bớt thời gian
hoàn giá, người mua sẽ nêu một số điều kiện mong muốn, để có cơ sở định giá.
Người mua cùng một lúc hỏi nhiều nơi để nhận được chào hàng cạnh tranh, trên
cơ sở đó lựa chọn người bán thích hợp nhất.
Các lưu ý khi viết thư điện tử (Email):
Ngoài những ưu điểm đã trình bày ở trên, e-mail cũng có thể gây cho người sử dụng và
công ty của họ một số phiền toái. Thứ nhất, nhân viên giao dịch đôi khi gửi hoặc nhận
những tin nhắn không cần thiết, gây tổn thời gian. Thứ hai, nhiều e-mail được viết một
cách cẩu thả, người viết chỉ thuần túy viết những gì chợt nảy ra trong đầu, không kịp sắp
xếp, trau truốt ý, thậm chí không kiểm tra lại thư mà đã gửi. Thứ ba, nhiều thông điệp
được gửi đi mang nặng tình cảm riêng tư hoặc người viết vội vã, không giữ bình tĩnh xem
xét dẫn đến ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên. Thứ tư, đôi khi thông điệp được
gửi nhầm địa chỉ, đưa lại hậu quả xấu. Thứ năm, ngay cả nội dung xóa đi có thể khôi
phục lại để sử dụng trong các vụ kiện tụng. Để khắc phục những nhược điểm nêu trên,
khi viết e-mail cần lưu ý các vấn đề sau:
Đưa thông tin chính lên dòng “Subject” để giảm thiểu khả năng bị người nhận bỏ
qua hoặc xóa đi thông điệp quan trọng
Viết ngắn gọn, cố gắng đưa thông tin chính lên trang đầu màn hình.
Mỗi e-mail chỉ nên chứa một thông điệp.
Kiểm tra, chỉnh sửa các lỗi trước khi gửi đi.
Không bao giờ gửi thư trong trạng thái bực bội.
Bước cuối cùng là kiểm tra lại địa chỉ, kiểm tra lại toàn bộ thư trước khi click
“send”. Việc này giúp bạn tránh được khả năng gửi đi bức thư không hoàn hảo.
2. Đàm phán bằng cách gặp mặt trực tiếp
Để đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu, cần nắm chắc nội dung và các kỹ thuật đàm phán
dưới đây:
a. Nội dung đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu:
Tập trung đàm phán các điều khoản sau:
| 35 T r a n g
Commodity (tên hàng)
Quality (chất lượng)
Quantity (số lượng)
Shipment/ delivery (giao hàng)
Price (giá cả)
Payment (thanh toán)
Packing and marking (bao bì, ký mã hiệu)
Warranty (bảo hành)
Penalty (phạt)
Insurance (bảo hiểm)
Force majeure (bất khả kháng)
Claim (khiếu nại)
Arbitration (trọng tài)
General conditions (điều khoản chung)
b. Kỹ thuật đàm phán:
Kỹ thuật khai thác thông tin của đối tác.
Để đảm bảo đàm phán đạt được hiệu quả cao, bạn cần biết rõ ý đồ, kỳ vọng và những
thông tin cần thiết từ phía đối tác. Trên bàn đàm phán, trừ những trường hợp cần thiết,
người ta không sẵn sàng lật ngửa quân bài của họ lên cho ta chọn, vì vậy phải dùng nhiều
cách để thu nhập thông tin. Trong đó lắng nghe và đặt câu hỏi là các cách cơ bản.
Để đạt được mong muốn, cần giải quyết 3 vấn đề: nội dung câu hỏi, hình thức câu hỏi,
thời điểm đưa ra câu hỏi.
Để có thể hỏi đúng chỗ, đúng lúc và đạt được hiệu quả mong muốn, cần:
Lập kế hoạch đặt các câu hỏi một cách kỹ lưỡng, chi tiết
Phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về đối tác
Cách hỏi cụ thể, phạm vi thu hẹp dần
Phải chọn đúng thời điểm để hỏi
Biết khéo léo khai thác và phát triển những điều đối phía đối tác trình bày
Xin phép được hỏi
| 36 T r a n g
Một số điểm cần lưu ý khi đặt câu hỏi:
Không đặt câu hỏi trả lời “có” hoặc “không”, trừ khi đó là điều ta cần.
Đặt câu hỏi yêu cầu trả lời bằng dữ liệu, chứ không phải là giải pháp
Ngữ điệu câu hỏi nên ở dạng trung tính với thái độ hỏi bình tĩnh. Hãy luôn nhớ:
thái độ công kích, chỉ trích hay cay cú, áp đặt không giúp bạn có kết quả mong
muốn.
Nếu ta định lấy thông tin “khó moi”, hãy đặt một loạt các câu hỏi mềm mỏng
trước để định hướng câu trả lời của đối tác, sau đó mới đặt câu hỏi chính.
Nếu đối tác tránh né thông tin bằng cách hứa sẽ quay trở lại vấn đề sau, đừng
quên nhắc họ phải thực hiện lời hứa của mình.
Một số câu hỏi có thể sử dụng như : câu hỏi trực tiếp/ có tính định hướng, câu hỏi không
định hướng, câu hỏi trình bày thông tin, câu hỏi kích thích suy nghĩ, câu hỏi dẫn dắt , câu
hỏi kết luận….
Kỹ thuật trả lời câu hỏi:
Muốn trả lời tốt phải chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng. Trong quá trình chuẩn bị thì lường
trước những câu hỏi đối tác đưa ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Muốn làm điều đó
cần chuẩn bị đầy đủ thông tin, rèn cách ứng phó để có thể đối đáp một cách hiệu quả,
bên cạnh đó tùy từng trường hợp cụ thể cần vận dụng các thủ pháp một cách thích
hợp:
Đầu tư thời gian thích đáng để suy nghĩ
Không đưa ra câu trả lời nếu thiếu câu hỏi
Phát hiện những câu hỏi không cần trả lời
Đưa ra những câu trả lời đáp ứng một phần câu hỏi, chứ không trả lời toàn bộ
câu hỏi, nếu việc đó gây bất lợi cho ta
Tìm cách không trả lời thẳng vào những câu hỏi, bằng cách đưa ra những câu
hỏi lạc đề - câu trả lời cho một câu hỏi nào đó không được hỏi
Hoãn câu trả lời với những lý do chưa đủ tài liệu hoặc không nhớ chính xác,
đầy đủ thông tin cần thiết
| 37 T r a n g
Buộc phía đối tác tự tìm câu trả lời, bằng cách yêu cầu họ làm rõ câu hỏi của
họ
Khi có người cắt ngang, hãy đừng tỏ ra phiền lòng về sự cắt ngang đó.
Kỹ thuật thuyết phục đối tác:
Tính hợp lí trong quan điểm đàm phán của ta là yếu tố quyết định để thuyết phục
đối tác đi đến thỏa thuận. Nghĩa vụ của nhà đàm phán là phải làm cho đối tác tin
rằng họ sẽ đạt được thỏa thuận như họ mong muốn.
Luôn luôn dùng câu ngắn, rõ ràng, khúc thiết để đảm bảo cho người nghe hiểu
được, hiểu đúng, hiểu rõ những gì được trình bà. Người trình bày tốt là người
có khả năng biến điều đó thành điều dễ hiểu
Tốc độ vừa phải để có thể theo dõi, ghi chép
Luôn giữ thế chủ động và sử dụng câu khẳng định khi trình bày các vấn đề.
Nếu ta hành động, biểu hiện, suy nghĩ và trình bày một cách tự tin chắc chắn
vào những điều ta trình bày thì sẽ tác động mạnh đến những đối tác, kiến họ
tin theo, nhờ vậy thuyết phục được họ.
Nắm chắc và nhớ chính xác số liệu chứng minh cho những vấn đề được trình
bà, trình bày đĩnh đạc, dứt khoát sẽ làm cho đối tác nể phục nên dễ thuyết
phục được họ
Nói chuyện với người ra quyết định. Bất kể người người đưa ra câu hỏi là ai,
khi trả lời câu hỏi về hướng ngưởi ra quyết định, bởi vì đó chính là người ta
cần thuyết phục
Không công kích trực tiếp đối phương, kể cả công kích trực tiếp lẫn gián tiếp
Nếu cần thiết, dẫn chứng lập luận của ta bằng sự xác nhận của bên thứ ba
Chỉ cho phép ta có thể giải quyết vấn đề của họ. Nếu tình huống đàm phán
cho phép, ta co thể đặt mình vào vị trí của đối tác, để nêu cách giải quyết vấn
đề, làm được như vậy sẽ có sức thuyết phục rất cao.
Cách trình bày hấp dẫn. Trong mọi trường hợp dù là trình bày quan điểm của
mình hay tranh luận, thuyết phục đối tác, cách trình bày bao giờ cũng giúp ta
đạt được hiệu quả cao.
| 38 T r a n g
Kỹ thuật nâng cao vị thế trong đàm phán:
Làm nổi bật điểm mạnh” Đương nhiên ngài thấy chúng tôi buộc phải nói
chuyện với nhà cung cấp khác”
Giảm thiểu điểm yếu: “chúng tôi cũng muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng
nhưng chúng ta còn nhiều thời gian.”
Người đi trước “các kỹ thuật này trước đây đã được các bạn hàng của ngài áp
dụng”
Kỹ thuật giảm giá trị lý lẽ của đối tác
Khoảng cách tín nhiệm “hình như các ngài không nhất quán với những điều
mà đồng nghiệp hôm trước đã trình bày”.
Đặt câu hỏi về dữ kiện/ nguồn tin
Nghi vấn giả thiết
Nghi vấn kết luận
Tập trung phần thiếu sót
Nhấn mạnh điểm yếu
Đề nghị xem lại
Kỹ thuật nhượng bộ và đòi đối tác nhượng bộ:
Cần biết rõ điểm giới hạn bạn có thể nhượng bộ
Giúp đối tác đưa ra nhượng bộ bằng cách gợi cho họ những lý do hợp lý.
Tránh làm cho họ mất mặt.
Khi đối tác nhượng bộ , hãy nói to nhượng bộ đó lên
Đưa ra nhượng bộ với tính chất thăm dò và sử dụng cách nói giả thiết
Hãy trao đổi thông tin nhượng bộ bằng cách sử dụng cách nói điều kiện
Đưa ra đề nghị cả gói để đạt được mục tiêu của bạn. Hãy tìm cách liên kết các
vấn đề với nhau.
Luôn luôn đánh giá những nhượng bộ của bạn theo quan điểm của đối tác.
Đừng bao giờ đưa ra một nhượng bộ mà không nghĩ đến những hậu quả lâu
dài có thể xảy ra đến với bạn
Tuyên bố lý do trước, sau đó mới đưa ra nhượng bộ
Vững vàng với những lợi ích cơ bản, uyển chuyển với những vị thế đàm phán.
| 39 T r a n g
Kỹ thuật giải quyết những tình huống bế tắc trong đàm phán
Trong đàm phán, đến một giai đoạn nào đó, có thể xảy ra những tình huống bế tắc -
đôi bên đều thấy không nhượng bộ được nữa, cuộc đàm phán rơi vào tình trạng gay
go, co nguy cơ tan vỡ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bế tắc:
Khoảng cách giữa lợi ích mà hai bên đề ra quá lớn
Tranh chấp lập trường
Một bên dùng thế mạnh để ép buộc bên kia
Do không hiểu nhau
Năng lực của cán bộ đàm phán bị hạn chế
Cách giải quyết:
Tập trung vào lợi ích chứ không tập trung vào lập trường
Cần nhận thức được lợi ích xác định lập trường
Đằng sau lập trường bất đồng có thể tồn tại những lợi ích chung
Xác định rõ lợi ích của mình và của đối tác
Trao đổi về lợi ích giữa các bên
Gắn các lợi ích khác nhau lại với nhau
Tạo ra các phương án để đạt được mục đích
Trước hết cần làm sáng tạo ra các phương án
Đánh giá, lựa chọn các phương án để đưa ra đám phán
Thảo luận với đối tác
Hai bên đi đến quyết định lựa chọn phương án tối ưu
Đưa ra những tiêu chuẩn khách quan
Hãy coi cuộc đàm phán là cuộc tìm kiếm chung những tiêu chuẩn khách
quan
Hãy lập luận và lắng nghe những lập luận của đối tác, để xem tiêu chuẩn
nào là khách quan nhất, phù hợp nhất
| 40 T r a n g
Chỉ lùi bước trước nguyên tắc, chứ không lùi bước trước áp lực của đối
tác.
Áp dụng thuật nhu đạo
Không công kích lập trường của đối tác, mà hãy tìm kiếm, phát hiện
những lợi ích đằng sau đó
Đừng bảo vệ ý kiến của bạn, mà hãy đề nhị đối tác góp ý kiến và khuyên
bạn, sau đó sẽ hỏi xem họ làm gì nếu ở vào địa vị của bạn.
Chuyển sự công kích nhằm vào bạn thành cuộc tấn công giải quyết vấn đề.
Hãy đặt câu hỏi và giữ im lặng khi cần thiết.
Thay thế cán bộ đàm phán:
Nói cho đối tác biết nguyên nhân thay đổi
Không tùy tiện thay đổi người, chỉ thay thế khi cần thiết
Không làm mất thể diện nhân viên của mình
Tập chung vào nhân vật chủ chốt:
Trong đàm phán cần tìm ra nhân vật chủ chốt và người còn chưa đồng ý với ý
kiến của bạn, cần tập trung sức lực để thuyết phục những người đó thì mới đạt kết
quả
Nắm lấy điểm yếu chủ chốt để tấn công:
Trong đàm phán cần nắm được bản chất của vấn, nắm lấy chỗ sơ hở của đối
phương, tập trung tấn công vào điểm yếu của họ
Lợi dụng mâu thuẫn:
Lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ đối tác và đấu tranh khéo léo, đẩy trách nhiệm
gỡ tình thế bế tắc cho phía bên kia, từ đó có thể làm cho thế bế tắc tiêu biến mất
Dưới búa lượm củi
Là một sách lược nguy hiểm. Nó chỉ sử dụng khi đàm phán sa vào thế găng, có ý
tuyệt đối hóa điều kiện đàm phán, đem đặt toàn bộ vấn đề lên bàn đàm phán,
chứng minh rằng mình không còn con đường nào khác để thoát lui, hy vọng đối
phương có thể nhượng bộ, nếu không đành chấp nhận kết cục cuộc đàm phán tan
rã.
| 41 T r a n g
Kỹ thuật lắng nghe:
Để đàm phán thành công thì chỉ nói hay, hỏi đúng chưa đủ, mà còn phải biết lắng
nghe. Để nghe một cách chăm chú, hiệu quả, cần:
Nghe một cách hứng thú, tích cực
Khi nghe cần chú ý quan sát cả thái độ và cử chỉ của người nói
Tránh ngắt lời đối tác
Không xao lãng hoặc phân tán tư tưởng
Phải cố gắng ghi chép những gì mình nghe được
Thể hiện cho đối tác biết sự tập trung chú ý và quan tâm của bạn đến điều
họ trình bày
Trong đàm phán cố gắng giữ bình tĩnh, tránh giận dữ trong mọi tình huống
Hãy luôn nhớ không thể đồng thời vừa nghe, vừa nói tốt được.
Kỹ năng tìm hiểu, đánh giá đối tác:
Hãy đặt mình vào địa vị của người khác.
Nhìn nhận vấn đề theo cách nhìn của người khác để tìm hiểu thấu đáo tâm tư,
suy nghĩ và mục đích của họ tạo thành điều có lợi cho mình
Giúp thu hẹp các lĩnh vực xung đột khi đàm phán và tạo ra triển vọng phát
triển những lợi ích mới cho mình.
Lưu ý : hiểu biết quan điểm của người khác không có nghĩa là đã đồng ý với
quan điểm đó
Đừng suy diễn ý định của người khác qua lăng kính sợ hãi của chính mình.
Đừng đổ lỗi cho người khác về khó khăn của mình.
Chê trách sẽ làm cho vấn đề đàm phán và con người rối vào nhau, gây phản
tác dụng.
Nên tách những biểu hiện của vấn đề ra khỏi con người để đàm phán được
thành công.
Thảo luận quan điểm của nhau.
Nếu bạn làm điều đó một cách chân thành và không trách móc người khác về
vấn đề đang tồn tại, thì cuộc thảo luận có thể tạo nên sự hiểu biết cần thiết để
phía bên kia xem những điều bạn nói nghiêm túc và ngược lại.
| 42 T r a n g
Hãy để người khác có phần của họ trong kết quả bằng cách lôi cuốn họ vào việc.
Từng giải pháp nên được thảo luận, cùng nhau xây dựng đóng góp ý tưởng thì
toàn bộ quá trình thương lượng sẽ vững chắc và đạt được hiệu quả cao nhất.
Loại bỏ các hoài nghi vì nghi rằng mình không được tham gia trong quá trình
soạn thảo thỏa thuận đó.
Biết giữ thể diện cho người khác.
Là biết điều hòa thỏa thuận với những nguyên tắc của mình và tạo ra được bằng
chứng là các nhà thương lương đều có tiếng nói của mình trong thỏa thuận.
Kỹ thuật trao đổi thông tin:
Hãy nghe một cách tích cực và cố gắng nắm bắt những điều đối phương nói.
Lắng nghe một cách tích cực để cảm nhận cảm xúc của phía bên kia và thông
điệp mà họ đang truyền tải.
Trình bày quan điểm của đối tác và nhấn vào chỗ mạnh của họ khi nhắc lại
những điều mình hiểu từ cách nói của họ.
Tạo niềm tin cho đối tác rằng những lời họ nói đều được lắng nghe và thấu
hiểu, từ đó dễ dàng giải thích quan điểm của mình, mở rộng cơ hội thành công
của cuộc đàm phán và giảm thiểu tối đa khả năng đối tác nghĩ rằng mình
không hiểu họ.
Nói để người ta hiểu.
Thẳng thắn trao đổi và cùng nhìn nhận vấn đề, tìm ra giải pháp chung cho vấn
đề để hai bên cùng có lợi.
Nói có mục đích.
Không nên đưa ra quá nhiều thông tin cùng một lúc vì có thể gây cản trở trong
quá trình đàm phán.
Trước khi đưa ra một thông tin cần suy nghĩ kỹ về mục đích và ý muốn của
việc đưa ra thông tin đó.
| 43 T r a n g
Kỹ năng tìm kiếm lợi ích chung
Xác định lợi ích chung.
Để xác định lợi ích chung cần chú ý: thứ nhất, các lợi ích chung luôn tiềm tàng
trong mọi cuộc đàm phán; thứ hai, hãy nhận biết một cách cụ thể lợi ích chung
trong đàm phán và nhìn về tương lai; thứ ba, chú trọng những lợi ích chung có thể
làm cho đàm phán trôi chảy hơn và có khả năng thành công hơn.
Gắn các lợi ích khác nhau lại với nhau.
Hỏi xem họ thích gì?
Một cách để gắn lợi ích vơi nhau là sáng tạo ra một số phương án bạn chấp nhận
được và hỏi xem phía bên kia thích phương án nào.
Từ cách đàm phán bằng thư, cách viết các thư thương mại đến các kỹ thuật cần
lưu ý trong đàm phán bằng con đường gặp mặt trực tiếp như đã trình bày ở trên,
vận dụng tốt những kỹ thuật này sẽ giúp chúng ta đàm phán đạt kết quả tốt.
| 44 T r a n g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Kỹ năng đàm phán” ,
2. “ 6 quy tắc vàng trong đàm phán” ,
tien/6-quy-tac-vang-trong-dam-phan.html
3. “ Một số đặc tính kinh doanh của các đối tác quốc tế trong đàm phán”,
tac-quoc-te-trong-dam-phan.html
4. “Đàm phán hợp đồng mua bán quốc tế”,
thuc/kien-thuc-xnk/53559-dam-phan-hop-dong-mua-ban-quoc-te.html
5. “Đàm phán hợp đồng mua bán quốc tế”,
mua-ban-quoc-te.html
6. “Kỹ năng đàm phán ,
phan&user_login=hoangru
7. “ Chiến thắng trong đàm phán thương mại”,
luong/595-chien-thang-trong-dam-phan-thuong-mai-p2.html
8. “ Đàm phán trong kinh doanh thương mại”,
phan-trong-kinh-doanh-thuong-mai-lay-vi-du-dam-phan-voi-nguoi-nhat-97303
9. “Để thành công trong đàm phán”,
360/Kinh-doanh-Quan-ly/De_thanh_cong_trong_dam_phan/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c491c3a0m_phc3a1n_trong_kd_xnk_nhc3b3m_5_53.pdf