DO: hàm lượng DO vào tháng 2,3,5 thể hiện sự ô nhiễm rõ rệt. Nguyên nhân là do thời kỳ này vào mùa khô mực nước giảm thấp dưới mực nước chết đã làm giảm hàm lượng DO trong nước, một phần do nước thải nông nghiệp tiêu thoát một phần vào trong nước sông, nhưng vào mùa mưa thì giá trị DO tại vị trí này lại tăng lên cao.
- COD và BOD5:hàm lượng COD và BOD5 trên đoạn sông này có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ, nhất vào mùa khô khoảng tháng 2, tháng 3 nguyên do là lượng nước giảm khả năng lưu thông, tiêu thoát kém làm cho quá trình phân hủy các chất thải, các thức ăn dư thừa từ các bè cá thiếu dưỡng khí dẫn đến chỉ số BOD5 tăng cao
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước đoạn sông này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
COD (mg/l)
7
5
17
6
9
BOD5 (mg/l)
4
3
8
3
4
N-NH4+ (mg/l
0,07
0,06
0,04
0,03
0,02
N-NO2- (mg/l)
0,010
0,006
0,009
0,007
0,003
N-NO3- (mg/l)
0,20
<0,04
<0,04
0,30
0,18
P-PO43- (mg/l)
0,023
0,006
0,006
0,041
0,061
As (mg/l)
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
0,001
Cd(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Pb (mg/l)
<0,001
0,004
0,001
0,004
0,002
Cr6+ (mg/l)
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Zn (mg/l)
<0,05
0,05
<0,05
<0,05
0,05
Fe (mg/l)
0,62
0,54
1,28
3,72
6,84
Hg(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Chất HĐBM mg/l LOD=0,2
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
Dầu,mỡ tổng (mg/l)
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Phenol (mg/l)
<0,002
<0,002
0,003
<0,002
<0,002
Endrin µg/l LOD=0,2
KPH
KPH
<0,01
<0,01
<0,01
2,4D µg/l(*) LOD=10
KPH
KPH
KPH
<30
<30
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
E.coli (MPN/ 100ml)
<2
<1,8
2,3×101
4,0×101
4,3×101
Coliform (MPN/100ml)
2,3×103
9,3×102
4,3×103
4,3×102
4,6×103
(Nguồn Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai 2009)
Đánh giá kết quả quan trắc
Diễn biến pH,độ đục,TSS
pH trong nước có giá trị dao động từ 7,1-7,3 (TCVN 5942-1995 loại A từ 6-8,5), nằm trong giới hạn cho phép.
Độ đục vào tháng 2,3, có giá trị nhỏ chỉ với 2-8NTU nhưng đến tháng 10 tăng nhanh gấp 10 lần so với những tháng đầu năm 79NTU.
Hàm lượng TSS tháng 3 chỉ có 3mg/l nhưng đến tháng 10 lên đến 79mg/l tăng gấp 26 lần so với tháng 3.Và đang có dấu hiệu ngày càng tăng.
Hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(20mg/l) gần 4 lần, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của loại B(80mg/l)
Diễn biến ô nhiễm chất hữu cơ
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) có giá trị dao động từ 5,5-6,4mg/l, nằm trong giá trị cho phép TCVN 5942-1995 loại A≥6mg/l
Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 3mg/l – 8mg/l, tăng 2 lần so với quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A <4mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.
Hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 5-17 mg/l, (TCVN 5942-1995 loại (A<10mg/l) vượt quy chuẩn cho phép TCVN.
Diễn biến ô nhiễm chất dinh dưỡng
Hàm lượng N-NH4+ dao động từ 0,03-0,0&mg/l, nằm trong quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(0,05mg/l) , có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ.
Hàm lượng N-NO2- dao động trong khoảng 0,041-0,010mg/l nằm trong quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A (0,01mg/l)
Hàm lượng N-NO3- mg/l dao động trong khoảng 0,18mg/l-0,30mg/l.
Hàm lượng nitrat nằm trong quy chuẩn cho phép của cột A theo tiêu chuẩn nước mặt.(10mg/l)
Hàm lượng P-PO43- dao động trong khoảng 0,023-0,061mg/l, nằm trong quy chuẩn cho phép TCVN về chất lượng nước mặt (0,2mg/l).
Mức độ ô nhiễm các kim loại,các chất nguy hại (Cd,As,Hg, 2,4D ,Pb)
Hàm lượng sắt trong mẫu nước ngày càng tăng dần từ tháng 2 chỉ 0,62mg/l nhưng đến tháng 8 là 3,72mg/l, và đến tháng 10 là 6,48mg/l, tăng gần 10 lần so với những tháng đầu năm.
Hàm lượng sắt vượt quy chuẩn cho phép 4-8 lần so với TCVN 5942-1995 loại A (1mg/l)
Hàm lượng kẽm (<0,05mg/l) vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(1mg/l) , B(2mg/l)
Hầu hết các chất thải nguy hại trên đoạn sông này đều nằm trong giá trị cho phép ở cột A TCVN 5942-1995.
Mức độ ô nhiễm dầu, mỡ
Hàm lượng dầu mỡ trong đoạn sông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép TCVN theo tiêu chuẩn nước mặt.
Mức độ ô nhiễm các chủng vi khuẩn gây bệnh
- Hàm lượng coliform đến tháng 10 là 43000MPN/100ml, vượt gần 9 lần so với quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(5000MPN/100ml)
- Hàm lượng E.coli đến tháng 10 là 43NTU/100ml vượt 92 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt (50NTU/100ml)
Nhận xét chung về chất lượng nước sông đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai.
Về pH, độ đục và chất rắn lơ lửng
- Giá trị pH ở đoạn sông này ổn định, không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ các khu công nghiệp.
- Độ đục ngày càng cao cho thấy quá trình lưu thông chất lượng nước ở đoạn này xảy ra thường xuyên, tốc độ dòng chảy không nhỏ nên đã kéo theo lượng phù sa, làm giảm độ trong của nước.
- Hàm lượng TSS vào tháng 10 là cao nhất,tăng hơn 20 lần so với những tháng đầu năm 2009. Điều này chưng tỏ đoạn sông ngày càng bị ô nhiễm TSS do nhận nguồn thải từ các nhà máy,xí nghiệp.
Ô nhiễm chất hữu cơ
- DO: hàm lượng DO vào tháng 2,3,5 thể hiện sự ô nhiễm rõ rệt. Nguyên nhân là do thời kỳ này vào mùa khô mực nước giảm thấp dưới mực nước chết đã làm giảm hàm lượng DO trong nước, một phần do nước thải nông nghiệp tiêu thoát một phần vào trong nước sông, nhưng vào mùa mưa thì giá trị DO tại vị trí này lại tăng lên cao.
- COD và BOD5:nằm lượng COD và BOD5 trên đoạn sông này có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, nhất vào khoảng tháng 5 nguyên do là lượng nước giảm khả năng lưu thông, tiêu thoát kém làm cho quá trình phân hủy các chất thải từ các nhà máy,xí nghiệp, các thức ăn dư thừa từ các bè cá thiếu dưỡng khí dẫn đến chỉ số BOD5 tăng cao.
Chất dinh dưỡng
- NH4+:hàm lượng amoni trong đoạn sông có dấu hiệu ô nhiếm nhẹ .
- N-NO2- và N-NO3- :hàm lượng nitrait và nitrat trong nước đều có hàm lượng thấp nằm trong giới hạn cho phép của chất lượng nước mặt.
- P-PO43-: hàm lượng photphat ở đoạn sông này đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN về chất lượng nước mặt, không có biểu hiện ô nhiễm.
Các kim loại,các chất nguy hại (Cd,As, 2,4D ,Pb)
- Fe: hàm lượng sắt trên đoạn này khá cao,vượt nhiều so với TCVN 4942-1995, do tiếp nhận nguồn nước thải từ các nhà máy.
- Zn và chất thải nguy hại hầu hết là rất nhỏ luôn nằm trong giá trị cho phép TCVN.
Dầu, mỡ tổng
Hàm lượng dầu mỡ trong đoạn sông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép TCVN theo tiêu chuẩn nước mặt
Các chủng vi khuẩn gây bệnh
Hàm lượng E.coli nằm trong giới hạn cho phép của TCVN về chất lượng nước mặt. Còn hàm lượng Coliform khá cao so với tiêu chuẩn,ở đoạn 4 vượt 9 lần so với tiêu chuẩn.
Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Đoạn 5
Bảng 4.5: Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường trên đoạn 5 chảy qua Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
Nhiệt độ( 0C)
29,0
30,0
30,0
29,6
28,2
pH
7,3
7,2
7,4
7,5
7,2
Độ đục (NTU)
2
7
10
33
50
Độ dẫn (µS/cm)
45,9
48,1
50,2
41,7
36,9
DO( mg/l)
5,0
5,5
5,4
5,9
5,4
TSS (mg/l)
4
9
19
19
38
COD (mg/l)
7
9
8
8
10
BOD5 (mg/l)
2
3
5
3
3
N-NH4+ (mg/l)
0,24
0,13
0,13
0,04
0,07
Độ mặn(NaCl 0/00)
<0,008
0,010
0,011
0,010
0,010
N-NO2- (mg/l)
0,007
0,013
0,010
0,008
0,003
N-NO3- (mg/l)
0,17
0,15
0,21
0,32
0,32
P-PO43- (mg/l)
0,021
0,029
0,020
0,032
0,039
As (mg/l)
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
Cd(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Pb (mg/l)
0,002
0,002
0,003
0,002
0,001
Cr6+ (mg/l)
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Zn (mg/l)
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
Fe (mg/l)
0,54
0,48
1,40
2,76
4,56
Hg(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Chất HĐBM mg/l LOD=0,2
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
Dầu,mỡ tổng (mg/l)
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Phenol (mg/l)
<0,002
<0,002
<0,002
<0,002
<0,002
Endrin µg/l (*) LOD=0,2
KPH
KPH
<0,01
<0,01
<0,01
2,4D µg/l(*) LOD=10
KPH
KPH
KPH
<30
<30
E.coli (MPN/ 100ml)
5,0×101
93
KPH
2,3×101
9,3×101
Coliform (MPN/100ml)
9,3×103
2,3×103
9,3×103
4,6×103
9,3×103
(Nguồn Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai 2009).
Đánh giá kết quả quan trắc
Diễn biến pH,độ đục,TSS
pH trong nước có giá trị dao động từ 7,2-7,5 (TCVN 5942-1995 loại A từ 6-8,5), nằm trong quy chuẩn cho phép TCVN.
Độ đục vào tháng 2,3, có giá trị nhỏ chỉ với 2-7NTU nhưng đến tháng 10 tăng nhanh gấp 25 lần so với những tháng đầu năm 50NTU.
Hàm lượng TSS tháng 2 chỉ có 4mg/l nhưng đến tháng 10 lên đến 38mg/l tăng gần 10 lần so với tháng 3.Và đang có dấu hiệu ngày càng tăng.
Hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(20mg/l), nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của loại B(80mg/l)
Diễn biến ô nhiễm chất hữu cơ
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) có giá trị dao động từ 5,0-5,9mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ(TCVN 5942-1995 loại A≥6mg/l0)
Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 2mg/l – 5mg/l, TCVN 5942-1995 loại A <4mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ.
Hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 7-10 mg/l, (TCVN 5942-1995 loại (A<10mg/l) nằm trong quy chuẩn cho phép TCVN.
Diễn biến ô nhiễm chất dinh dưỡng
Hàm lượng N-NH4+ dao động từ 0,04-0,24mg/l, vượt gần 5 lần so với quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(0,05mg/l) , có dấu hiệu ô nhiễm.
Hàm lượng N-NO2- dao động trong khoảng 0,003-0,013mg/l vượt nhẹ so với quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A (0,01mg/l)
Hàm lượng N-NO3- mg/l dao động trong khoảng 0,15mg/l-0,32mg/l.
Hàm lượng nitrat nằm trong quy chuẩn cho phép của cột A theo tiêu chuẩn nước mặt.(10mg/l)
Hàm lượng P-PO43- dao động trong khoảng 0,020-0,039mg/l, nằm trong quy chuẩn cho phép TCVN về chất lượng nước mặt (0,2mg/l).
Mức độ ô nhiễm các kim loại,các chất nguy hại (Cd,As,Hg, 2,4D ,Pb)
Hàm lượng sắt trong mẫu nước ngày càng tăng dần từ tháng 2 chỉ 0,54mg/l nhưng đến tháng 8 là 2,76mg/l, và đến tháng 10 là 4,56mg/l.
Hàm lượng sắt vượt quy chuẩn cho phép 2,7-4,5 lần so với TCVN 5942-1995 loại A (1mg/l)
Hàm lượng kẽm (<0,05mg/l) vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(1mg/l) , B(2mg/l)
Hầu hết các chất thải nguy hại trên đoạn sông này đều nằm trong giá trị cho phép ở cột A TCVN 5942-1995.
Mức độ ô nhiễm dầu, mỡ
Hàm lượng dầu mỡ trong đoạn sông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép TCVN theo tiêu chuẩn nước mặt.
Mức độ ô nhiễm các chủng vi khuẩn gây bệnh
- Hàm lượng coliform đến tháng 10 là 9300MPN/100ml, vượt quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(5000MPN/100ml) gần 2 lần.
- Hàm lượng E.coli đến tháng 10 là 93NTU/100ml vượt 2 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt (50NTU/100ml)
Đoạn 6
Bảng 4.5: Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường trên đoạn 6
chảy qua Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
Nhiệt độ( 0C)
28,1
30,0
30,4
29,6
27,7
pH
7,2
7,2
7,3
7,3
7,2
Độ đục (NTU)
8
8
17
34
61
Độ dẫn (µS/cm)
61,2
55,5
76,6
44,7
38,4
DO( mg/l)
4,3
5,2
4,9
5,0
6,2
TSS (mg/l)
25
27
29
29
59
COD (mg/l)
14
8
9
11
11
BOD5 (mg/l)
5
3
5
4
4
N-NH4+ (mg/l)
0,41
0,22
0,30
0,09
0,02
Độ mặn(NaCl 0/00)
0,010
0,010
0,016
0,011
0,010
N-NO2- (mg/l)
0,021
0,015
0,021
0,010
0,005
N-NO3- (mg/l)
0,25
0,19
0,21
0,29
0,32
P-PO43- (mg/l)
0,068
0,037
0,050
0,048
0,053
As (mg/l)
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
Cd(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Pb (mg/l)
0,001
0,001
0,002
0,004
<0,001
Cr6+ (mg/l)
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Zn (mg/l)
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
Fe (mg/l)
1,84
0,72
1,26
3,32
6,24
Hg(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Chất HĐBM mg/l LOD=0,2
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
Dầu,mỡ tổng (mg/l)
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Phenol (mg/l)
<0,002
<0,002
<0,002
<0,002
<0,002
Endrin µg/l (*) LOD=0,2
KPH
KPH
<0,01
<0,01
<0,01
2,4D µg/l(*) LOD=10
KPH
KPH
KPH
<30
<30
E.coli (MPN/ 100ml)
5,0×102
43
KPH
KPH
9,3×101
Coliform (MPN/100ml)
1,1×104
4,3×103
4,3×103
9,3×103
2,4×103
Nguồn Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai 2009.
Đánh giá kết quả quan trắc
Diễn biến pH,độ đục,TSS
pH trong nước có giá trị dao động từ 7,2-7,3 (TCVN 5942-1995 loại A từ 6-8,5), nằm trong quy chuẩn cho phép.
Độ đục ngày càng tăng dần, tháng 2 và 3 chỉ 8NTU , nhưng đến tháng 10 là 61NTU, tăng gần 8 lần.
Hàm lượng TSS tháng 2 chỉ có 25mg/l nhưng đến tháng 10 lên đến 59mg/l tăng gấp 2 lần so với tháng 2.Và đang có dấu hiệu ngày càng tăng.
Hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(20mg/l), nhưng vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép của loại B(80mg/l
Diễn biến ô nhiễm chất hữu cơ
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) có giá trị dao động từ 4,3-6,2mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ(TCVN 5942-1995 loại A≥6mg/l0)
Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 3mg/l – 5mg/l, TCVN 5942-1995 loại A <4mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ.
Hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 8-14 mg/l, (TCVN 5942-1995 loại (A<10mg/l) vượt quy chuẩn cho phép TCVN 1,4 lần, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ.
Diễn biến ô nhiễm chất dinh dưỡng
Hàm lượng N-NH4+ dao động từ 0,02-0,41mg/l, vượt gần 8 lần so với quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(0,05mg/l) , có dấu hiệu ô nhiễm.
Hàm lượng N-NO2- dao động trong khoảng 0,005-0,021mg/l vượt 2 lần so với quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A (0,01mg/l)
Hàm lượng N-NO3- mg/l dao động trong khoảng 0,15mg/l-0,32mg/l.
Hàm lượng nitrat nằm trong quy chuẩn cho phép của cột A theo tiêu chuẩn nước mặt.(10mg/l)
Hàm lượng P-PO43- dao động trong khoảng 0,19-0,32mg/l, vượt nhẹ so với quy chuẩn cho phép TCVN về chất lượng nước mặt (0,2mg/l).
Mức độ ô nhiễm các kim loại,các chất nguy hại (Cd,As,Hg, 2,4D ,Pb)
Hàm lượng sắt trong mẫu nước ngày càng tăng dần từ tháng 3 chỉ 0,72mg/l nhưng đến tháng 8 là 3,32mg/l, và đến tháng 10 là 6,24mg/l.
Hàm lượng sắt vượt quy chuẩn cho phép 3-6 lần so với TCVN 5942-1995 loại A (1mg/l)
Hàm lượng kẽm (<0,05mg/l) vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(1mg/l) , B(2mg/l)
Hầu hết các chất thải nguy hại trên đoạn sông này đều nằm trong giá trị cho phép ở cột A TCVN 5942-1995.
Mức độ ô nhiễm dầu, mỡ
Hàm lượng dầu mỡ trong đoạn sông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép TCVN theo tiêu chuẩn nước mặt.
Mức độ ô nhiễm các chủng vi khuẩn gây bệnh
- Hàm lượng coliform dao động 2400-11000MPN/100ml, vượt quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(5000MPN/100ml) khoảng 2 lần.
- Hàm lượng E.coli dao động 43-93NTU/100ml vượt 2 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt (50NTU/100ml)
Nhận xét chung về chất lượng nước sông đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
Về pH, độ đục và chất rắn lơ lửng
- Giá trị pH ở đoạn sông này ổn định, không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ các khu công nghiệp.
- Độ đục ngày càng cao cho thấy quá trình lưu thông chất lượng nước ở đoạn này xảy ra thường xuyên, tốc độ dòng chảy không nhỏ nên đã kéo theo lượng phù sa, làm giảm độ trong của nước.
- Hàm lượng TSS ngày càng tăng cao đến tháng 10 ở đoạn 6 lên đến 60mg/l,bắt đầu chuyển từ mùa khô vào mùa mưa. Nguyên nhân là do sự phân hủy xác các thực vật trôi từ thượng nguồn xuống làm cho hàm lượng cặn trong nước tăng cao. Và phần nước là do tiếp nhận nguồn nước thải từ các KCN, vì nơi đây tập trung khá nhiều khu công nghiệp lớn.
Ô nhiễm chất hữu cơ
- DO: hàm lượng DO vào tháng 2,3,5 thể hiện sự ô nhiễm rõ rệt. Nguyên nhân là do nước vào mùa mưa có chất lượng tốt và hình thành nhiều dòng chảy liên tục, còn vào mùa khô lượng nước trong kênh giảm thấp nên mức độ hoạt động của các vi sinh vật, các loài thủy sinh vật trong nước gia tăng dẫn đến giảm lượng oxy hòa tan trong nước.
- COD và BOD5:nằm lượng COD và BOD5 trên đoạn sông này có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhẹ, nhất vào mùa khô khoảng tháng 3, tháng 5 nguyên do là tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và các khu công nghiệp
Chất dinh dưỡng
- NH4+:hàm lượng amoni cao vào tháng 2 và tháng 5, ở đoạn 6 vượt 8 lần so với TCVN về tiêu chuẩn nước mặt nguyên nhân là do nước thải từ các nhà máy xuống được xả thải trực tiếp.
- N-NO2- và N-NO3- :hàm lượng nitrat lun thấp và nằm trong giới hạn cho phépp của TCVN, nhưng hàm lượng nitrit vượt 2 lần so với TCVN nguyên nhân từ các KCN trên địa bàn.
- P-PO43- : đoạn sông này đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm phosphate nhẹ .
Các kim loại,các chất nguy hại (Cd,As, 2,4D ,Pb)
- Fe: hàm lượng sắt trên đoạn này khá cao,vượt 5-6 lần so với TCVN 4942-1995, do tiếp nhận nguồn nước thải từ các KCN trong thành phố.
- Zn và chất thải nguy hại hầu hết là rất nhỏ luôn nằm trong giá trị cho phép TCVN.
Dầu, mỡ tổng
Hàm lượng dầu mỡ trong đoạn sông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép TCVN theo tiêu chuẩn nước mặt
Các chủng vi khuẩn gây bệnh
Hàm lượng E.coli và Coliform đều vượt 2 lần so với TCVN, nguyên nhân là do tiếp nhận nguồn thải tư các nhà máy,xí nghiệp.
Huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Đoạn 7
Bảng 4.7: Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường trên đoạn 7 chảy qua huyện Long Thành,Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
Nhiệt độ( 0C)
28,3
29,8
30,2
27,7
28,0
pH
7,0
7,4
7,0
7,2
7,2
Độ đục (NTU)
8
6
12
26
38
Độ dẫn (µS/cm)
78,1
61,7
62,5
49,1
44,9
DO( mg/l)
4,3
4,4
5,2
5,1
5,1
TSS (mg/l)
7
11
11
11
36
COD (mg/l)
33
32
8
15
18
BOD5 (mg/l)
5
6
4
6
7
N-NH4+ (mg/l)
0,31
0,07
0,17
0,07
0,09
Độ mặn(NaCl 0/00)
0,200
0,020
0,01
0,019
0,011
N-NO2- (mg/l)
0,017
0,013
0,007
0,008
0,010
N-NO3- (mg/l)
0,411
0,25
0,14
0,19
0,20
P-PO43- (mg/l)
0,032
0,016
0,020
0,044
0,054
As (mg/l)
<0,001
<0,001
<0,001
0,001
0,001
Cd(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Pb (mg/l)
0,001
0,002
0,001
0,002
0,003
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
Cr6+ (mg/l)
<0,01
<0,01
KPH
<0,01
<0,01
Zn (mg/l)
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
Fe (mg/l)
0,76
1,00
1,48
2,48
3,48
Hg(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Chất HĐBM mg/l (*)
LOD=0,2
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
Dầu,mỡ tổng (mg/l)
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Phenol (mg/l)
<0,002
<0,002
<0,002
<0,002
<0,002
Endrin µg/l (*) LOD=0,2
KPH
KPH
<0,01
<0,01
<0,01
2,4D µg/l(*) LOD=10
KPH
KPH
KPH
<30
<30
E.coli (MPN/ 100ml)
<2
23
9,3×101
9,3×101
7
Coliform (MPN/100ml)
2,3×103
9,3×103
2,4×103
9,3×103
9,3×103
Đánh giá kết quả quan trắc
Diễn biến pH,độ đục,TSS
pH trong nước có giá trị dao động từ 7,0-7,4 (TCVN 5942-1995 loại A từ 6-8,5), nằm trong quy chuẩn cho phép.
Độ đục ngày càng tăng dần, tháng 2 8NTU, đến tháng 10 38NTU,tăng gần 5 lần.
Hàm lượng TSS tháng 2 chỉ có 7mg/l nhưng đến tháng 10 lên đến 36mg/l tăng gấp 5 lần so với tháng 2.Và đang có dấu hiệu ngày càng tăng.
Hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(20mg/l), nhưng vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép của loại B(80mg/l)
Diễn biến ô nhiễm chất hữu cơ
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) có giá trị dao động từ 4,3-5,1mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm(TCVN 5942-1995 loại A≥6mg/l0)
Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 4mg/l – 7mg/l, TCVN 5942-1995 loại A <4mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.
Hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 8-33 mg/l, (TCVN 5942-1995 loại (A<10mg/l) vượt quy chuẩn cho phép TCVN 3 lần, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.
Diễn biến ô nhiễm chất dinh dưỡng
Hàm lượng N-NH4+ dao động từ 0,07-0,31mg/l, vượt gần 6 lần so với quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(0,05mg/l) , có dấu hiệu ô nhiễm.
Hàm lượng N-NO2- dao động trong khoảng 0,008-0,017mg/l vượt gần 2 lần so với quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A (0,01mg/l)
Hàm lượng N-NO3- mg/l dao động trong khoảng 0,14mg/l-0,411mg/l.
Hàm lượng nitrat nằm trong giới hạn cho phép của cột A theo tiêu chuẩn nước mặt.(10mg/l)
Hàm lượng P-PO43- dao động trong khoảng 0,016-0,054mg/l, nằm trong quy chuẩn cho phép TCVN về chất lượng nước mặt (0,2mg/l).
Mức độ ô nhiễm các kim loại,các chất nguy hại (Cd,As,Hg, 2,4D ,Pb)
Hàm lượng sắt trong mẫu nước ngày càng tăng dần từ tháng 2 chỉ 0,76mg/l nhưng đến tháng 8 là 2,48mg/l, và đến tháng 10 là 3,48mg/l.
Hàm lượng sắt vượt quy chuẩn cho phép 2-3 lần so với TCVN 5942-1995 loại A (1mg/l)
Hàm lượng kẽm (<0,05mg/l) vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(1mg/l) , B(2mg/l)
Hầu hết các chất thải nguy hại trên đoạn sông này đều nằm trong giá trị cho phép ở cột A TCVN 5942-1995 .
Mức độ ô nhiễm dầu, mỡ
Hàm lượng dầu mỡ trong đoạn sông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép TCVN theo tiêu chuẩn nước mặt.
Mức độ ô nhiễm các chủng vi khuẩn gây bệnh
- Hàm lượng coliform dao động 2300-9300MPN/100ml, vượt quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(5000MPN/100ml) khoảng 2 lần.
- Hàm lượng E.coli tháng 10 93NTU/100ml vượt 2 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt (50NTU/100ml)
Đoạn 8
Bảng 4.8: Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường trên đoạn 8 chảy qua huyện Long Thành,Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
Nhiệt độ( 0C)
28,1
29,8
29,5
28,8
29,3
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
pH
7,0
7,0
7,2
7,0
7,1
Độ đục (NTU)
10
45
36
51
52
Độ dẫn (uS/cm)
5770
3000
773
184
41,6
DO( mg/l)
3,9
3,3
3,1
4,4
5,4
TSS (mg/l)
7
268
107
59
62
COD (mg/l)
47
50
19
15
23
BOD5 (mg/l)
6
8
6
6
5
N-NH4+ (mg/l)
0,22
0,03
0,02
0,02
0,02
Độ mặn(NaCl 0/00)
2,28
1,36
0,30
0,066
,012
N-NO2- (mg/l)
0,032
0,004
<0,002
0,004
0,006
N-NO3- (mg/l)
0,98
0,89
0,50
0,38
0,20
P-PO43- (mg/l)
0,26
0,361
0,020
0,060
0,044
As (mg/l)
<0,001
<0,001
<0,001
0,001
0,001
Cd(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Pb (mg/l)
<0,001
0,005
0,002
0,002
0,003
Cr6+ (mg/l)
<0,01
<0,01
KPH
<0,01
<0,01
Zn (mg/l)
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
Fe (mg/l)
1,22
3,40
3,92
4,24
3,84
Hg(mg/l)
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
<0,0005
Chất HĐBM mg/l LOD=0,2
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
Dầu,mỡ tổng (mg/l)
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Phenol (mg/l)
<0,002
<0,002
<0,002
<0,002
<0,002
Endrin ug/l (*)
KPH
KPH
<0,01
<0,01
<0,01
Thông số
Tháng
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 5
Tháng 8
Tháng 10
2,4D ug/l(*) LOD=10
KPH
KPH
KPH
<30
<30
E.coli (MPN/ 100ml)
<2
23
2,8×101
2,3×102
2,3×102
Coliform (MPN/100ml)
2,3×103
9,3×102
4,6×103
4,6×103
2,4×103
(Nguồn Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai)
Đánh giá kết quả quan trắc
Diễn biến pH,độ đục, TSS
pH trong nước có giá trị dao động từ 7,0-7,1 (TCVN 5942-1995 loại A từ 6-8,5), nằm trong giới hạn cho phép.
Độ đục ngày càng tăng dần, tháng 2 10NTU, đến tháng 10 52NTU,tăng gần 5 lần.
Hàm lượng TSS tháng 2 chỉ có 7mg/l nhưng đến tháng 3 lên đến 268mg/l, sau đó giảm đến tháng 10 chỉ còn 62mg/l, giảm gần 4 lần.
Hàm lượng TSS vượt 3 lần quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(20mg/l).
Diễn biến ô nhiễm chất hữu cơ
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) có giá trị dao động từ 3,1-5,4mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm(TCVN 5942-1995 loại A≥6mg/l0)
Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 5mg/l – 8mg/l,vượt 2 lần so với TCVN 5942-1995 loại A <4mg/l, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.
Hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 15-50 mg/l, (TCVN 5942-1995 loại (A<10mg/l) vượt quy chuẩn cho phép TCVN 5 lần, có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.
Diễn biến ô nhiễm chất dinh dưỡng
Hàm lượng N-NH4+ dao động từ 0,02-0,22mg/l, vượt hơn 4 lần so với quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A(0,05mg/l) , có dấu hiệu ô nhiễm.
Hàm lượng N-NO2- dao động trong khoảng 0,002-0,006mg/l nằm trong quy chuẩn cho phép TCVN 5942-1995 loại A (0,01mg/l)
Hàm lượng N-NO3- mg/l dao động trong khoảng 0,20mg/l-0,98mg/l.
Hàm lượng nitrat nằm trong giới hạn cho phép của cột A theo tiêu chuẩn nước mặt.(10mg/l)
Hàm lượng P-PO43- dao động trong khoảng 0,020-0,361mg/l, vượt quá 1,8 lần quy chuẩn cho phép TCVN về chất lượng nước mặt (0,2mg/l).
Mức độ ô nhiễm các kim loại,các chất nguy hại (Cd,As,Hg, 2,4D ,Pb)
Hàm lượng sắt trong mẫu nước ngày càng tăng dần từ tháng 2 chỉ 1,22mg/l nhưng đến tháng 8 là 4,24mg/l, và đến tháng 10 là 3,84mg/l.
Hàm lượng sắt vượt quy chuẩn cho phép 3-4 lần so với TCVN 5942-1995 loại A (1mg/l)
Hàm lượng kẽm (<0,05mg/l) vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(1mg/l) , B(2mg/l)
Hầu hết các chất thải nguy hại trên đoạn sông này đều nằm trong giá trị cho phép ở cột A TCVN 5942-1995.
Mức độ ô nhiễm dầu, mỡ
Hàm lượng dầu mỡ trong đoạn sông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép TCVN theo tiêu chuẩn nước mặt.
Mức độ ô nhiễm các chủng vi khuẩn gây bệnh
- Hàm lượng coliform dao động 930-4600MPN/100ml, nằm trong quy chuẩn cho phép của TCVN 5942-1995 loại A(5000MPN/100ml) .
- Hàm lượng E.coli dao động 2-230NTU/100ml vượt gần 5 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt (50NTU/100ml)
Nhận xét chung về chất lượng nước sông đoạn chảy qua huyện Long Thành,Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
Về pH, độ đục và chất rắn lơ lửng
- Giá trị pH ở đoạn sông này ổn định, không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ các khu công nghiệp.
- Độ đục ngày càng cao cho thấy quá trình lưu thông chất lượng nước ở đoạn này xảy ra thường xuyên, tốc độ dòng chảy không nhỏ nên đã kéo theo lượng phù sa, làm giảm độ trong của nước.
- Hàm lượng TSS ngày càng tăng cao vào tháng 2 và tháng 3, vượt 3 lần so với quy chuẩn cho phép của TCVN về chất lượng nước mặt. Nguyên nhân là do tiếp nhận nguồn nước thải từ các KCN, vì nơi đây tập trung khá nhiều khu công nghiệp lớn như Nhơn Trạch 1, NHơn Trạch 2….
Ô nhiễm chất hữu cơ
- DO: hàm lượng DO vào tháng 2,3,5 thể hiện sự ô nhiễm rõ rệt. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các chất thải nông nghiệp tiêu thoát một phần xuống sông,phần lớn là do ảnh hưởng từ các chất thải từ các KCN trên địa bàn.
- COD và BOD5:nằm lượng COD và BOD5 trên đoạn sông này có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ,cao hơn 2 lần so với TCVN về chất lượng nước mặt.Nguyên nhân là do nước thải từ các khu dân cư và các KCN.
Chất dinh dưỡng
- NH4+:hàm lượng amoni cao nhất vào tháng 2, vượt 4-6 lần so với TCVN về tiêu chuẩn nước mặt nguyên nhân là do nước thải từ các nhà máy xuống được xả thải trực tiếp.
- N-NO2- và N-NO3- :hàm lượng nitrat luôn thấp và nằm trong giới hạn cho phép của TCVN, nhưng hàm lượng nitrit trên đoạn 7 đã vượt 2 lần so với TCVN nguyên nhân từ các KCN trên địa bàn, do chất thải nông nghiệp tiêu thoát một phần xuống sông, và từ chất thải của các bè cá.
- P-PO43- : qua két quả quan trắc cho thấy hàm lượng phosphate vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Nguyên nhân hàm lượng phosphate tăng cao vào mùa khô là do có sự rửa trôi hàm lượng phân bón tồn đọng xuống nguồn nước trong hệ thống, nhưng qua mùa mưa nguồn nước đã pha loãng các chất ô nhiếm nên hàm lượng phosphate giảm xuống.
Các kim loại,các chất nguy hại (Cd,As, 2,4D ,Pb)
- Fe: hàm lượng sắt trên đoạn này khá cao,vượt 3-4 lần so với TCVN 4942-1995.hàm lượng sắt vào mùa mưa cao hơn mùa khô, đó là do nước mưa rửa trôi phen rồi tải theo dòng chảy các suối đầu nguồn đổ về mang lượng sắt cao chưa đủ thời gian kết tủa lắng đọng. Nguyên nhân do hệ thốg phải tiếp nhận nguồn thải từ các nhà máy,KCN,khu công nghiệp nên hàm lượng sắt ao.
- Zn và chất thải nguy hại hầu hết là rất nhỏ luôn nằm trong giá trị cho phép TCVN.
Dầu, mỡ tổng
Hàm lượng dầu mỡ trong đoạn sông này vẫn nằm trong giới hạn cho phép TCVN theo tiêu chuẩn nước mặt
Các chủng vi khuẩn gây bệnh
Hàm lượng E.coli và Coliform đều vượt 2 lần so với TCVN, nguyên nhân là do tiếp nhận nguồn thải tư các nhà máy,xí nghiệp,KCN.
NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH ĐỒNG NAI.
Chất lượng nước sông trên lưu vực sông Đồng Nai diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu. Các chỉ tiêu như vi sinh, amonia, chất hữu cơ,độ đục,nitrit đều tăng nhanh và vượt chuẩn cho phép hàng chục lần.
Theo kết quả quan trắc đoạn sông Đồng Nai ở khu vực thành phố Biên Hoà cho thấy, mức độ ô nhiễm khá nặng bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi khuẩn gây ra, do vậy không đạt yêu cầu cho cấp nước sinh hoạt.
Nguyên nhân là do lưu vực sông hứng chịu hàng triệu mét khối nước thải chứa tải trọng lớn của các chất độc hại phát sinh từ các khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh, nước thải sinh hoạt, y tế, chuồng trại chăn nuôi…
Vì vậy cần có các biện pháp kiểm tra, xử lý các khu công nghiệp gây ô nhiễm nước. Thường xuyên kiểm soát, quy hoạch các điểm xả thải tại các khu dân cư, các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm….để làm giảm bớt lượng chất thải vào lưu vực, giảm bớt ô nhiễm trên đoạn sông.
CHƯƠNG 5 : NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN LÀM THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG NƯỚC.
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT
Khu vực sông có lưu lượng và độ dốc khá lớn nên lượng phù sa bồi lắng rất nhiều, vì vậy hoạt động khai thác cát diễn ra thường xuyên. Hoạt động khai thác cát ít nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sông.
Các tàu thuyền ngày đêm hút cát rồi xả bùn, bợn trả xuống long sông cùng dầu nhớt động cơ thải làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn thê nữa hoạt động khai thác còn làm tăng khả năng khuếch tán của chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước va làm dậy phèn trên sông dẫn đến làm chua nguồn nước gây nguy hiểm cho sinh vật thủy sinh sống trên sông.
Hình 5: Khai thác cát ồ ạt trên sông Đồng Nai tại phường Bửu Long,
TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Hình 6: Sà lan cạp cát thuộc dự án nạo vét lòng sông nhưng lại thả bùn trở ngược xuống sông Đồng Nai (đoạn đầu Hóa An)
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
Là vùng trọng điểm phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày: cà phê, cao su, chè,tiêu, điều,mía và nhiều loại rau màu khác nhau (bắp,mì, đậu nành, đậu phộng…) và hiện tượng phá rừng làm rẫy đã và đang xảy ra ở nhiều vùng mà hầu như vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Nguồn nước trong vùng còn bị tác động bởi nước tưới tiêu mang theo các nguồn dinh dưỡng (N,P) từ phân bón hóa học,hóa chất bảo vệ thực vật gồm các hóa chất phosphor hữu cơ,các hợp chất clo hữu cơ khó phân hủy …các hóa chất bảo vệ thực vật có độc tính cao chỉ với nông độ nhỏ cũng gây tác hại lớn đến tài nguyên thủy sản và sức khỏe con người. Ước tính hàng năm các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu đã sử dụng một lượng phân bón khoảng 922.000 tấn và khoảng 1.957 tấn hóa chất bảo vệ thực vật (kể cả các loại không được phép lưu hành). Đây cũng là tác nhân quan trọng không những gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trong lưu vực mà còn có khả năng tích tụ gây suy thoái đất, tiêu diệt các loại động vật, thực vật.
HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá
Nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của cá nuôi trong bè: dư lượng thức ăn, các hóa chất phòng và trị bệnh cho cá, phân cá, vi trùng, ký sinh trùng trên mình cá, cá chết gây ô nhiễm mùi và ô nhiễm môi trường nước.
Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động làm khô cá ngay trên bè và trên các bãi cá vùng bán ngập, ruột cá và các bộ phận bỏ đi của cá thải vào nguồn nước gây ô nhiễm mùi và môi trường nước.
Ngoài ra việc nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng đến tích lũy các chất dinh dưỡng trong nước, ước lượng khoảng 0,16 kg nitơ tổng và 0,035 kg phosphor tổng trên 1 kg cá thịt.
Hình 7: Nuôi cá bè ở thượng nguồn sông Đồng Nai gây ô nhiễm.
Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sinh hoạt của con người
Nguồn ô nhiễm từ hoạt động sinh sống của người trên bè, bao gồm : lượng chất hữu cơ thải ra từ hoạt động ăn uống, phân (E.Coli và các vi trùng khác), chất tẩy rửa từ hoạt động tắm giặt,… gây ô nhiễm mùi và ô nhiễm môi trường nước mặt.
Như vậy hoạt động sinh hoạt của con người chủ yếu thải ra các chất hữu cơ không bền và dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng (phosphor, nitơ), vi trùng và mùi.
Ước lượng khối lượng tác nhân ô nhiễm trong nước thải của con người : 9g nitơ tổng/người.ngày đêm và 2,5g phốt pho tổng/người.ngày đêm, vậy 1000 người sinh hoạt và sống trên bè cá thì 1 ngày đêm họ đưa vào lòng sông khoảng 9000 g nitơ tổng, 2500 g phốt pho tổng.
Hoạt động nuôi bè đã gây ô nhiễm khá lớn đến nguồn nước ở lưu vực sông dẫn đến chất lượng nước sông cũng bị suy giảm.
HIỆN TƯỢNG XÂM NHẬP MẶN
Một yếu tố không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước chính là độ mặn, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cấp nước sử dụng của sông.
Tình hình nhiễm mặn trên sông hiện vẫn còn ở mức khá cao, dao động trong khoảng 600-700mg/lít (tiêu chuẩn cho phép là 250mg/lít). Hiện tượng xâm nhập mặn thường là vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Tùy thuộc vao năm nắng hạn hay mưa nhiều hoặc ít mà thời gian xâm nhập mặn có thể kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5. Mức độ xâm nhập mặn phụ thuộc vào độ dốc, địa hình mặt cắt, lớp phủ thực vật và lưu lượng của sông.
Hình 8: Nước mặn xâm đã xâm nhập sâu vào thượng nguồn hệ thống sông Đồng Nai do ảnh hưởng của hiện tượng El-nino mùa khô năm 2009-2010.
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
Thành tựu về phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua tương đối toàn diện, tạo ra những bước chuển rõ rệt về kinh tế - xã hội. Từ 1 KCN Biên Hòa 1 hình thành từ những năm 60 của thế kỷ 20 với hơn 60 cơ sở sản xuất-kinh doanh đang hoạt động, đến nay tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 29 KCN, với tổng diện tích 9.076 ha,với 814 dự án. Các KCN này đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư đa dạng về quy mô, công nghệ và sản phẩm. Theo Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai thì nước sạch cung cấp cho các KCN hiện nay là 215.135 m3/ngày.đêm và lưu lượng nước thải 63.7943m3/ngày.đêm.
Các huyện Nhơn Trạch,TP.Biên Hòa tập trung rất nhiều KCN lớn như Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Nhơn TRạch 1, Nhơn Trach 2,…..
Ngoài ra các khu vực thuộc các huyện khác khác có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xả một lượng nước thải xuống sông, rạch không qua xả lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Do đặc điểm kinh tế của từng vùng khác nhau, sự phát triển sản xuất cũng khác nhau nên tính chất nước thải xuống sông cũng khác nhau.
Nuớc thải các KCN nhà máy, xí nghiệp trong khu vực sau khi xử lý thì chảy ra sông Đồng Nai,và thường có một số các đặc tính sau:
Bảng 5.1: Thành phần đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp phổ biến trên lưu vực sông (trước khi xử lý)
Công nghiệp
Chất ô nhiễm chính
Chất ô nhiễm phụ
Chế biến sữa (công ty Vinamilk, công ty Foremost…)
BOD,pH,SS
Tổng P,N,TOC,độ đục,T0
Chế biến đồ hộp, thủy sản,rau quả đông lạnh (nhiều cơ sở)
BOD,COD,pH,SS,TDS
Màu,tổng P,N,T0,TOC
Chế biến nước uống có cồn,bia,rượu (công ty Bia Đồng Nai)
BOD,pH,SS,N,P
TDS,màu,độ đục
Sản xuất đường(công ty Biên Hòa, La Ngà…)
BOD,pH,SS,N,P
TDS,màu,độ đục
Chế biến thịt (Công ty VISAN, các cơ sở khác)
BOD,pH,SS,độ đục
NH4+,TDS,P,màu
Bột ngọt (Công ty Vedan,công ty Ạinomoto…);mì ăn liền (A.One,Vifon…)
BOD,SS,pH,NH4
Độ đục,NO3-,PO43-
Luyện thép (thép Đồng Nai)
Dầu mỡ,pH,NH4+,CN-,Cr,phenol,SS,Fe
Clo,SO42-,T0,Sn,Cr,Zn
Cơ khí (các xí nghiệp sản xuất, sửa chữa ô tô,nhà máy cơ khí)
COD,dầu mỡ,SS,CN-,Cr,Ni.
SS,Zn,Pb,Cd
Công nghiệp
Chất ô nhiễm chính
Chất ô nhiễm phụ
Thuộc da (các XN thuộc da, các cơ sở thuộc da nhỏ)
BOD5,COD,SS,Cr,NH4+,dầu mỡ,phenol,sunfual
N,P,TDS, tổng coliform
Dệt nhuộm
SS,BOD,kim loại nặng,dầu mỡ
Màu,độ đục
Phân hóa học (công ty Long Thành)
pH,độ axit,F,kim loại nặng
Màu,SS,dầu mỡ,N,P
Xi măng (công ty xi măng Hà Tiên 1, các trạm nghiền xi măng)
COD,pH,SS,T0
Crômat,P,Zn,Sunfua, TDS
Đóng, sửa tàu
Dầu mỡ, các kim loại nặng
COD,CN-,SS
Sản xuất phân hóa học
Phân đạm
NH4+, TDS,NO3-, urê
pH, hợp chất hữu cơ
Phân lân và NPK (super phosphate Long Thành…)
TDS,F,pH,P,SS
pH,PO43- , SO42,hợp chất hữu cơ,kẽm, Al,Fe,Hg,N,SO42- , uranium
Hóa chất hữu cơ (công ty hóa chất Vina-Mítui,….)
BOD,COD,pH,TSS,TDS, dầu nổi
Độ đục,clo hữu cơ,kim loại nặng, phenol
Nhiệt điện
Dầu,pH,SS,T0
Cu,Fe,TDS,Zn,Cl2
Giấy (công ty gấy COGIDO)
SS,BOD,COD, phenol,lignin,tanin
pH,Cl-, màu,PAH,TOC
Dệt nhuộm
SS,BOD,COD,kim loại nặng
pH,độ đục,TOC
Theo số liệu điều tra (bảng 5.2) trong năm 2009 toàn lưu vực có khoảng 63.794m3/ngày .đêm từ nước thải công nghiệp.
Bảng 5.2: Nhu cầu sử dụng nước và công suất xử lý nước thải của các nhà máy XLNT tập trung tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
STT
KCN
Nhu cầu sử dụng nước KCN (m3/ngày)
Lưu lượng nước thải
(m3/ngày)
Công suất xử lý (m3/ngày)
Nhóm I (đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung)
1
Biên Hòa 1
108.603
6.088
4400
2
Biên Hòa 2
17.888,84
8.758,78
4000
3
Amata
8.000
2.900
1000
4
Tam Phước
3.500
1.400
1.500
5
Long Thành
10.816
6.758
5.000
6
Gò Dầu
2.607
1.442
500
7
Loteco
7.580
5.200
1500
8
Long Thành
10.816
6.758
5000
9
Nhơn Trạch 1
6.000
2.000
2000
10
Nhơn Trạch 2
11.590
8.000
5000
11
Nhơn Trạch 3 – gđ1
15.775
5.012
Nhơn Trạch 3 – gđ2
531
98
2000
12
Agtex-Long Bình
200
160
300
13
Bàu Xéo
3.200
2.800
14
Xuân Lộc
358
287
15
Nhơn Trạch 5
3.000
2.400
2.400
16
Dệt may Nhơn Trạch
653
522
Nhóm II(chưa có hệ thống XLNT tập trung)
17
Định Quán
60
50
18
Ông Kèo
1.700
880
19
Thạnh Phú
3.500
2.780
20
Hố Nai
4.500
3.500
21
Sông May
5.000
2.780
Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nằm ngoài KCN rất đa dạng về ngành nghề như chế biến bắp, bánh kẹo, lò đường thủ công, gạch ngói…. Nhiều nhà máy trong số đó có nguồn thải rất lớn nhưng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn
- Nhà máy giấy Tân Mai có lưu lượng nước thải gần 10.000m3/ngày, xử lý chưa đạt TCVN nhưng xả thẳng vào sông Đồng Nai.
- Nhà máy đường Trị An công suất 1000 tấn mía/ngày có lượng nước thải rất lớn (1.700m3/giờ). Tuy phần lớn nước thải là nước làm nguội nhưng với lưu lượng lớn xả vào đầu nguồn lưu lượng sông Đồng Nai gây tác hại lớn đến môi trường.
- Các cơ sở chế biến thức ăn gia súc hoặc chăn nuôi gia súc xử chất thải chưa tốt. Các cơ sở này thường gây ô nhiễm (do mùi hôi), ô nhiêxm do ước thải và chất thải rắn.
Hình 9:Nước thải từ KCN Biên Hòa 1
Hình 10: Nước thải từ KCN Nhơn Trạch
NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Nếu tính trung bình mỗi đầu người tiêu dùng 100 lít nước cho sinh hoạt hàng ngày, thì với 2.483.211 người thì Đồng Nai thải vào sông rạch lượng nước thải gần 500.000m3/ngày, một lượng không nhỏ đổ vào sông Đồng Nai. Nước sông nguyên thủy không đủ khả năng làm loãng nước thải nữa vì mức độ ô nhiễm tăng quá khả năng điều tiết tự nhiên của sông (khả năng tới hạn). Tình trạng nhiễm độc nguồn nước sẽ xảy ra từ đây.
HIỆN TƯỢNG PHÁ RỪNG
Rừng vừa là lá phổi của môi trường vừa góp phần điều hòa khí hậu, hơn thế nữa các cánh rừng đầu nguồn còn có thêm vai trò chống xói mòn, giữ nước. Trong vài năm gần đây tình hình lâm tặc cũng như hiện tượng lấn chiếm đất rừng để trồng cây công nghiệp diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến diện tích rừng phòng hộ trên lưu vực sông bị giảm đi nhanh chóng, và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của sự suy kiệt cũng như sự ô nhiễm nguồn nước trên sông.
Rừng mất khả năng giữ nước trong đất giảm, điều này đồng nghĩa với nguồn nước cũng mất đi một nguồn cung cấp đáng kể, khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm không còn nữa, dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm sẽ gia tăng theo thời gian.
Vào mùa mưa, tại các vùng đất mất đi rừng phòng hộ thì hiện tượng xói mòn diễn ra thường xuyên. Hiện tượng này làm cho một lượng đất đá và phèn tiềm tàng trong đất được đưa trực tiếp xuống sông dẫn đến ô nhiêm nguồn nước. Nước trở nên chua hơn, làm cho giá trị pH giảm xuống nhanh chóng; tổng cặn, độ đục, hàm lượng sắt và nhôm trong nước tăng đáng kể.
Tuy rừng đóng một vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay tình hình lấn chiếm rừng phòng hộ vẫn diễn ra mạnh mẽ.Rừng đang ngày đêm bị tàn phá để lấy đất xây nhà, trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy, hơn thế nữa tình trạng lâm tặc ngày đêm hoành hành cũng góp phần làm suy giảm diện tích rừng.
Hình 11: Sạc lở trên sông Đồng Nai
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUNG
Các biện pháp kỹ thuật
Quan trắc và giám sát chất lượng nước sông
Quan trắc và giám sát chất lượng nước sông là một việc làm rất quan trọng. Thời gian, tần suất, vị trí quan trắc phụ thuộc vào từng đố tượng cần quan trắc cụ thể. Đối với hệ thống sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai, qua phân tích diễn biến chất lượng nước mặt theo không gian và thời gian cho thấy sự biến động của các chỉ tiêu khác nhau thường không giống nhau vì vậy tùy thuộc vào từng chỉ tiêu cụ thể cần có kế hoạch quan trắc phù hợp.
- Đối với các chỉ tiêu phospho và kali,qua phân tích cho thấy hàm lượng khá biến động. Hơn thế nữa sự xuất hiện của các yếu tố này báo động nguy cơ phú dưỡng hóa, do đó cần quan trắc mỗi tháng một lần tại các vị trí trên sông.
- Các chỉ tiêu DO,COD,BOD5, nên quan trắc hang tháng. Đây là những chỉ tiêu quan trọng và rõ rang nhất để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước sông nên cần được quan tâm chú ý.
- Các chỉ tiêu TSS,pH,Fe,coliform nên quan trắc 2 tháng một lần. Đây là các chỉ tiêu dễ quan trắc nhưng cũng rất quan trọng để đánh giá chất lượng nước sông.
Khảo sát nguồn thải ở thượng lưu sông
Mặc dù các nhà máy xí nghiệp trên thượng lưu sông không thải trực tiếp nước thải xuống sông nhưng vẫn được thải trong lưu vực. Vì thế, theo các con đường khác nhau chất ô nhiễm vẫn xâm nhập được vào nguồn nước sông. Do đó để ngăn chặn tình trạng này thì cần bắt buộc các đơn vị có chất thải gây ô nhiễm phải xử lý triệt để rước khi đưa ra ngoài môi trường. Riêng các cơ quan, ban ngành bảo vệ môi trường cần thường xuyên kiểm tra sự tuân thủ bảo vệ môi trường của các nhà máy, xí nghiệp đóng trong lưu vực.
Công cụ pháp lý
Để góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực sông, công cụ pháp lý cần phải được phổ biến rộng rãi và áp dụng triệt để.
Đối với việc khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, các cơ quan ban ngành cần áp dụng triệt để luật bảo vệ tài nguyên nước.
Riêng đối với tình hình khai thác khoáng sản thì người tham gia khai thác cũng như người quản lý cần luôn làm theo luật khoáng sản.
Ngoài việc áp dụng triệt để luật và các văn bản quy định về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường cũng góp phần không nhỏ trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Riêng đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên sông thì áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942-1995), tiêu chuẩn nước tahri công nghiệp thải vào lưu vực sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (TCVN 6981-2001)
Công cụ kinh tế
Đối với những hộ tham gia đáng bắt cá trên sông:cấp giấy phép khai thác cho người dân và tiến hành thu thuế. Thuế thu được sẽ phục vụ cho các hoạt động bảo tồn nguồn lợi thủy sản trên sông.
Đối với cá cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải bắt họ tuân theo quy định “người gây ô nhiễm phải trả tiền” với mức chi trả thỏa đáng, nhằm khắc phục ting trạng xả thải nguồn ô nhiễm ra môi trường một cách vô tội vạ.
Biện pháp tuyên truyền và giáo dục cộng đồng
Đây là môt công cụ hỗ trợ quan trọng cho bảo vệ môi trường, tuy nhiên biện pháp này còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí của cư dân sống trong lưu vực còn rất thấp. Do vậy trước mắt cần tập trung phổ biến các kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường nói riêng. Cần lồng ghép việc nâng cao nhận thức của người dân vào các chưng trình hành động của Chính phủ như dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đưa kiến thức về môi trường vào trong trường học. Cần chỉ cho các thế hệ trẻ thấy rõ tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước trên sông.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ.
Nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nước là do sự quản lý của các ban ngành chức năng còn quá lỏng lẻo. Trên thực tế chỉ có những biện pháp bảo vệ môi trường mang tính chất cực đoan thì mới đạt được hiệu quả, vì vậy cần có những tính toán cân nhắc giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài hi đưa ra bất kỳ một giải pháp nào.
Đối với hoạt động khai thác cát
Hoạt động khai thác cát làm xáo trộn mạnh ở khu vực khai thác từ đó làm tăng khả năng khuếch tán các chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước, ngoài ra khai thác cát còn làm dậy sắt trong lòng sông gây nguy hiểm cho sinh vật thủy sinh sống trên sông.
Chúng ta cần có biện pháp quy hoạch cụ thể cho khu vực cụ thể với công suất khai thác cụ thể, đồng thời tiến hành đánh giá dự báo các ảnh hưởng do khai thác cát lên môi trường để từ đó có các chính sách cụ thể cho từng đối tượng khai thác như:
- Sẽ cho triển khai thăm dò khai thác cát trên hệ thống sông Đồng Nai, sông La Ngà và lòng hồ Trị An trên diện tích 439 hécta với trữ lượng khoảng 5,52 triệu m3.
- Đoạn từ cách cầu Hóa An 1km về thượng nguồn đến cách cầu Đồng Nai 1km về hạ nguồn là khu vực cấm khai thác cát. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã công bố khu vực cấm khai thác cát tạm thời hiện nay là, đoạn từ đập thủy điện Trị An xuống hạ nguồn.
Đối với hoạt động trồng trọt
Hoạt động trồng trọt chủ yếu đưa vào nguồn nước các dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Điều này sẽ góp phần vào nguy cơ phú dưỡng hóa, mặt khác ảnh hưởng đến các loài thủy sinh sống trên sông cũng như sức khỏe của những người dân sử dụng nước sinh hoạt lấy trực tiếp từ sông.
Do đó trước khi bón phân, phun thuốc cần phải cày xới kỹ càng; kiểm tra chất lượng của từng loại đất để cung cấp hóa chất cần dùng tránh dư mà cũng tránh thiếu. Nếu điều kiện có thể nên áp dụng, nghiên cứu dùng thử các loại phân sinh học không gây ô nhiễm môi trường, cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên. Ngoài ra có thể chọn lựa các loại cây phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ để giảm lượng hóa chất cần sử dụng.
Đối với hiện tương khai thác rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ lòng sông chống lại hiện tượng xói mòn, giữ gìn nguồn nước vào mùa khô do đó rừng cần được bảo vệ chặt chẽ
Đối với các hộ dân cư sống gần rừng hoặc đang khai phá rừng để trồng cây công nghiệp thu lợi thì cần phải tuyên truyền rộng rãi đến người dân vai trò của rừng cũng như những quy định của nhà nước về bảo vệ rừng, đồng thời các cơ sở quản lý rừng cần phải kêu gọi người dân trong nhiệm vụ bảo vệ rừng va tạo công ăn việc làm cho họ để tránh tình trạng khai phá rừng nhằm mục đích mưu sinh như hiện nay.
Với lâm tặc chỉ còn cách duy nhất là phải dùng biện pháp cứng rắn triệt để như xử phạt thật nặng khi bắt được. Ngoài ra,nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi cho các nhân viên kiểm lâm để họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời phải tăng cường đội nũ bảo vệ rừng đông đúc, được trang bị đầy đủ kỹ năng vừa để chống lại lâm tặc vừa để bảo vệ chin bản thân họ.
KẾT LUẬN
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai với diện tích khá lớn, cung cấp nước tưới, nước cấp cho dân sinh và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai. Vì vậy cần có những biện pháp quản lý hiệu quả trên toàn hệ thống và qui hoạch phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân sống trên lưu vực.
Qua kết quả phân tích đánh giá diễn biến chat lượng nước sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai cho thấy: chất lượng nước mặt ngày càng có diễn biến xấu đi, nguyên nhân là dao:
- Chất thải khu dân cư và các hoạt động của con người như nước thải và rác thải sinh hoạt do con người, gia súc, gia cầm…
- Nước thải từ các nhà máy chế biến và sản xuất chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt tiêu chuẩn.
- Do lan truyền chua tư những diện tích đất phèn trong vùng ra nguồn nước mặt.
- Ô nhiễm từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- Ô nhiễm mặn do thủy triều tác động ở mức độ nghiêm trọng.
- Ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón… từ các khu vực tưới rửa trôi vào nguồn nước trong hệ thống.
Ngoài ra sự biến động về môi trường trong vùng nghiên cứu còn diễn ra hết sức phức tạp trong thời gian tới do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, do đó chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa các vấn đề môi trường ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Và một khi đã nhận biết được tình hình cũng như nhưng nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên hệ thống sông thì chắc chăn rằng các cơ quan ban ngành sẽ có những nhận định rõ ràng trong công tác quản lý và khắc phục tình trạng chất lượng nước đang xuống cấp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong lưu vực.
KIẾN NGHỊ
Để bảo vệ nguồn nước trong hệ thống sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai cần có những biện pháp quản lý hiệu quả trên toàn hệ thống và quy hoạch phát triển kinh tế bề vững cho các hộ dân sống trên lưu vực.
Qua phân tích đánh giá nhận biết được các nguồn gốc của những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên hệ thống. Đa số các nguồn này thuộc loại nguồn phân tán nên quản lý khó khăn hơn, tuy nhiên cũng vì khó khăn mà tất cả cư dân sống trong khu vực và nhà nước phải có sự phối hợp đồng bộ để bảo vệ nguồn nước này một cách tốt hơn. Trước mắt để khắc phục tình trạng này cần phải thực hiện các giải pháp sau:
- Phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương và tổ chức công tác quy hoạch phát triển kinh tế của cư dân dựa vào nguồn lợi từ sông.
- Đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng để quy hoạch khai thác cát phù hợp
- Sử dụng có kế hoạch các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên.
- Đưa ra các biện pháp canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ mất chất dinh dưỡng của đất trồng
- Tăng diện tích che phủ của các khu rừng phòng hộ bằng các biện pháp giao đất giao rừng cho cư dân trong khu vực, kết hợp quản lý chặt chẽ của hính quyền địa phương.
- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở, nhà máy sản xuất đóng trên địa bàn.
Thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng nước theo định kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Hoàng Hưng – 2005 – Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước – NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
GS.TSKH Lê Huy Bá – 2000 – Sinh thái môi trường ứng dụng – NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
Nguyễn Thế Chinh – 2003 – Kinh tế và quản lý môi trường – NXB Thống Kê.
Nguyễn Thanh Sơn – 2005 – Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam – NXB Giáo Dục.
Lê Trình,Lê Quốc Hùng – 2004 – Môi trường lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn – NXB Khoa Học Kỹ Thuật
Đánh giá tác động môi trường dự án hỗ trợ thủy lợi miền Nam – Dự án hỗ trợ tài nguyên nước Việt Nam.
Kết quả quan trắc sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai – Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5924-1995 – chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt – Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường.
www.nea.gov.vn
www.ctu.vn