CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MỞ ĐẦU CHƯƠNG I .
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN
ĐOÀN LẠP VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG VÁNG, KẾT CỨNG BỀ MẶT ĐẤT
1.1. Các tính chất vật lý đất trên đất trồng cam, quýt
1.1.1 Thành phần cơ giới
1.1.2. Tính chất các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau .
1.1.3. Tính bền cấu đoàn lạp
1.1.3.1. Khái niệm .
1.1.3.2. Nguồn gốc phát sinh đoàn lạp đất
1.1.3.3. Ảnh hưởng của đoàn lạp đất lên đất trồng
1.1.3.4. Phân loại đất theo thành phần cơ giới .
1.1.4. Sự kết cứng và đóng ván trên bề mặt đất
1.1.5. Dung trọng .
1.2. Hoá học đất
1.2.1. Độ chua của đất .
1.2.2. Chất hữu cơ .
1.2.2.1. Khái niệm
1.2.2.2. Quá trình chuyển hoá chất hữu cơ trong đất .
1.2.2.3 Ảnh hưởng của chất mùn trên các tiến trình vật lý đất .
1.2.2.4 Ảnh hưởng của chất mùn trên các tiến trình hoá học của đất
1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu .
1.3.1. Vị trí địa lý
1.3.2- Đặc điểm địa chất với vấn đề chất lượng đất đai và khả năng sử dụng đất huyện Lai Vung
1.3.3- Đặc điểm địa hình với vấn đề chất lượng đất đai và khả năng sử dụng đất
1.3.4- Đặc điểm khí hậu
1.3.5. Thuỷ văn
1.3.6. Cảnh quan môi trường
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Phương tiện nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.3. Địa điểm phân tích mẫu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vật lý
2.2.1.1. Tính bền cơ học đất
2.2.1.2. Phương pháp xác định mức độ đóng váng và kết cứng của đất
2.2.1.3. Thành phần cơ giới đất
2.2.1.4. Dung trọng 33
2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hóa học
2.2.2.1. pH
2.2.2.2 Chất hữu cơ
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm canh tác cam, quýt tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp .
3.2. Tính chất đất trồng cam, quýt tại các vị trí nghiên cứu
3.2.1. Tính chất hóa học đất
3.2.1.1. pHH2O
3.2.1.2. pHKCl
3.2.1.3. Chất hữu cơ
3.2.2. Tính chất vật lý đất
3.2.2.1. Thành phần cơ giới đất
3.2.2.2. Đặc điểm của dung trọng đất trồng cam, quýt
3.2.2.3. Đánh giá tính bền cấu trúc đất trồng cam, quýt
3.2.2.4. Đánh giá mức độ đóng váng, kết cứng bề mặt đất trồng cam, quýt
3.3. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và các đặc tính của đất trồng cam, quýt tại vị trí nghiên cứu
3.3.1. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % cấp hạt sét
3.3.2. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % cát và thịt
3.3.3. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % thịt
3.3.4. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và hàm lượng chất hữu cơ
3.3.5. Sự tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và tính thấm của đất
3.3.6. Sự tương quan gữa tính bền đoàn lạp và tính thấm nước của lớp váng (Ks)
3.3.7. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và thời gian tối thiểu làm cho đất bị đóng váng (Tmin)
3.3.8. Sự tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và độ cứng của lớp váng khi khô (RR)
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
4.2. KIẾN NGHỊ .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
56 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá đặc tính vật lý – hóa học đất vườn trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khỏe, lâu tròn mình. Cần nắm được thời vụ ra cành mẹ của cây để có biện pháp bồi dưỡng tích cực, giúp mọc được nhiều cành mang trái hơn trong mùa xuân.
Cành dinh dưỡng:
Là tên chỉ chung tất cả các loại cành trong giai đoạn chưa ra hoa trái, thường mọc ra ở các mùa trong năm.
Cành vượt:
Là loại cành mọc thẳng lên bên trong tán cây, từ những cành chính hay thân. Cành thường mọc ra trong mùa hè phát triển mạnh, dẹp, màu xanh, lá to bóng láng, đôi khi có gai dài. Loại cành này khi phát triển đã sử dụng nhiều chất dinh dưỡng của cây mà không có ích lợi nhiều, chúng lại là nơi sâu bệnh thích tấn công. Do đó khi cây còn non chưa có hoa trái thì có thể giữ lại để tạo khung tán, còn khi cây đã trưởng thành thì nên cắt bỏ.
Nói chung sự phát triển của cành tùy thuộc nhiều vào số trái trong năm. Trong điều kiện tự nhiên, nếu năm nay cây sai trái thì năm sau số trái ra ít đi vì số lượng cành mọc ra không nhiều. Do đó cần phải chú ý bồi dưỡng cho cây ở giai đoạn sau thu hoạch để giúp cây có đủ dinh dưỡng tạo nhiều cành mới.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Phương tiện nghiên cứu
- 20 mẫu đất được lấy tầng mặt canh tác (0-30cm)
- Các dụng cụ lấy mẫu đất: khoan, ring, bao nilong, ….
- Dụng cụ xử lý mẫu: hệ thống sấy mẫu, hệ thống rây, hệ thống ống hút Robinson…
- Phần mềm hỗ trợ: Word, Excel, chương trình thống kê ANOVA,….
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu Đánh giá tính vật lý – hóa học trên vùng đất trồng cam quýt ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp. Đề tài được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2.1.3. Địa điểm phân tích mẫu
Bộ môn Khoa học đất & Quản Lý Đất Đai, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các mẫu đất được lấy ở tầng mặt canh tác (0-30cm) từ những vườn trồng cam, quýt điển hình tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Mẫu đất được làm khô không khí, nghiền và qua rây theo yêu cầu của mỗi chỉ tiêu khác nhau.
2.2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vật lý
2.2.1.1. Tính bền cơ học đất
Tính bền của đất được phân tích theo phương pháp rây khô và rây ướt của Đại học Gent, Bỉ (Verplancke, 2002). Hai nghiệm thức tác động ẩm độ khác nhau trước khi rây ướt được thực hiện:
Phá vỡ tập hợp đất bằng cách không làm ẩm: tập hợp đất được chuyển từ hệ thống rây khô sang hệ thống rây ướt mà không được làm ẩm
Phá vỡ tập hợp đất bằng cách làm ẩm: tập hợp đất được làm ẩm đến ẩm độ thủy dung ngoài đồng theo hệ thống Mariotte, trong đó chiều cao và đường kính giọt nước được thực hiện theo mô hình mưa trong phòng thí nghiệm. Sau đó các mẫu đất được đặt trong tủ ủ 24h (khoảng 20oC và ẩm độ 80%-100%).
Các nghiệm thức được tiến hành trên mỗi loại đất khác nhau và được lập lại 3 lần với mẫu đất đã được xủ lý nhẹ nhàng qua rây 8 mm
Tính bền của tập hợp được biểu diễn bằng đường kính khối lượng trung bình (MWDs và MWDf). Chỉ số tính bền (SI) và tính bền cấu trúc (SQ) sẽ được tính toán.
Đường kính lớn nhất + đường kính nhỏ nhất
2 2
MWD =Σ
Khối lượng ban đầu (+/- 200gram)
Khối lượng đất *
- Chỉ số không bền (Instability index -IS) = MWD dry – MWD wet
1
MWD dry – MWD wet
- Chỉ số bền (Stability index (SI) =
- % của tập hợp >2mm
- Tính bền cấu trúc - Stability Quotient (SQ) = SI* % của tập hợp >2mm
(Structural stability)
2.2.1.2. Phương pháp xác định mức độ đóng váng và kết cứng của đất
Phương pháp được đề nghị bởi Pla (1991). Mẫu đất được qua rây 8 mm, sau đó cho mẫu đất vào một rây lưới, rây có đường kính bằng 10 cm Tập hợp đất được đặt trong một cái phiễu với độ dầy 1 cm. Trên rây có đặt một cái phiểu cao 10cm để tránh nước bị văng ra ngoài. Mẫu đất được tác động bởi các hạt mưa nhân tạo. Năng lượng của các hạt mưa nhân tạo được thiết lập theo năng lượng trung bình của trận mưa tự nhiên là 8.026 erg (8,026*10-4 joule). Lượng nước thấm qua mẫu đất được đo cách nhau 5 phút một lần cho đến khi đạt hằng số. Giá trị hệ số thấm bảo hòa (Ks) được tính toán cho mỗi lần đo cho đến khi Ks đạt giá trị thấp nhất dựa trên lượng nước chảy qua tiết diện đất và gradient thủy lực.
V L
Suy ra: Ks = -
A t DH
Trong đó:
Ks: Hệ số thấm bảo hòa của đất, .
V: Thể tích nước thấm qua đất trong khoảng thời gian t, m3
t: Thời gian, s
L: Chiều sâu của mẩu đất, m (l ring)
DH: Số gia thủy lực, m (H trong - H ngoài)
A: Tiết diện của mẩu đất, m2 (r2*3,14)
Thực hiện tương tự đối với mẫu đất được bảo vệ sự tác động của các hạt mưa bằng tấm lưới chắn (Kcs).
Giá trị chỉ số đóng váng tương đối (RSI) biểu thị mức độ làm giảm tính thấm của đất gây ra bởi đóng váng, được tính toán bằng cách lấy Kcs chia cho Ks. RSI cũng chỉ ra mức độ ảnh hưởng của việc che phủ đất trong việc ngăn chặn sự hình thành lớp váng.
Lớp váng được để khô tự nhiên, sau đó dùng penetrometer đo độ cứng của lớp váng (RR). Mỗi mẫu đất được phân tích lặp lại 3 lần.
2.2.1.3. Thành phần cơ giới đất
Được thực hiện theo phương pháp ống hút Rhobinson và phân loại sa cấu theo USDA.
Hình 2.11: Hệ thống ống hút Robinson
2.2.1.4. Dung trọng
Dung trọng (g/cm3) sử dụng ống ring và được tính trên cơ sở khối lượng đất khô (được sấy khô ở 105oC) trên đơn vị thể tích đất ở điều kiện tự nhiên và không bị xáo trộn.
Hình 2.12: Dụng cụ lấy mẩu không xáo trộn (ring)
Hình 2.13: Cách lấy mẩu
Tính kết qủa
Wov - Wr
rb =
Vr
Trong đó:
rb: Dung trọng khô, (g/cm3 )
Wvo: Khối lượng mẩu đất và ring ngay sau khi sấy khô ở 1050C (g)
Wr: Khối lượng của ring (g)
Vr: Thể tích ban đầu của mẩu đất (cm3)
2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hóa học
2.2.2.1. pH
+ pHH2O: trích bằng nước (1/2,5) và đo bằng pH kế.
+ pHKCl: trích bằng KCl và đo bằng pH kế.
Hình 2.14: Máy đo pH
Hình 2.15: Giấy đo pH
2.2.2.2 Chất hữu cơ
Chất hữu cơ trong đất được xác định theo phương pháp Walkley- Black. Dựa trên nguyên tắc oxy hoá chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 đậm đặc, sau đó chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng FeSO4 0.1N.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm canh tác cam, quýt tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Trong đó huyện Lai Vung có một vị trí và điều kiện rất thuận lợi cho việc canh tác các giống cây có múi như: cam, quýt, bưởi,….
Do hiệu quả của việc canh tác cam, quýt nên trong thời gian gần đây nhiều nông dân trong địa bàn huyện Lai Vung – Đồng Tháp đang tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông, du nhập các giống cây trồng mới có nhiều ưu điểm, khuyến khích nông dân trồng cam, quýt đạt năng suất cao đáp ứng nhu cầu không những trong nước mà còn mang tầm vóc xuất khẩu phù hợp với xu thế mới trong nền kinh tế thị trường.
Hiện Đồng Tháp có trên 20.000 ha cây ăn trái, trong đó Lai Vung là một trong những huyện trọng điểm. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi (ven bờ sông Hậu, tiếp giáp với Cần Thơ và Vĩnh Long) nên Lai Vung rất phù hợp với loại cây có múi như quýt hồng. Loại cây này được trồng nhiều ở các xã Tân Phước, Tân Thành và Long Hậu. (báo kinh tế nông thôn, đăng ngày 3 tháng 6 năm 2009).
Với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, hiện nay năng suất cam, quýt đã tăng lên một cách đáng kể, trung bình tăng 30 - 40%. Nông dân đã tận dụng khai thác được việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thực hiện tốt quy trình GAP nên sản lượng tăng cao, sản lượng thu hoạch năm 2008 đạt 269 tấn/3ha, còn với diện tích 6.500m2 đất canh tác đã mang về lợi nhuận 145 triệu đồng. (báo kinh tế nông thôn, đăng ngày 3 tháng 6 năm 2009).
Bảng 3.3. Hiện trạng trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung năm 2009
TT
Xã/ Thị Trấn
Hiện trạng đất trồng cam, quýt năm 2009 (đơn vị tính ha)
Tổng số
Quýt
Cam
1
TT. Lai Vung
90,04
1,5
0,8
2
Long Hậu
687,00
593,0
31,7
3
Tân Phước
366,00
353,5
8,0
4
Tân Thành
592,73
236,4
69,4
5
Vĩnh Thới
442,00
183,0
56,0
6
Tân Hòa
319,00
18,0
7,0
7
Định Hòa
139,00
4,0
8
Phong Hòa
589,00
10,0
6,0
9
Long Thắng
215,93
0,5
1,5
10
Hòa Long
142,10
15,5
1,5
11
Tân Dương
156,50
2,5
7,6
12
Hòa Thành
182,02
0,8
0,1
Tổng cộng
3.921,32
1.418,8
189,57
(Nguồn: phòng nông nghiệp và PTNT huyện Lai Vung, tháng 10 năm 2009)
3.2. Tính chất đất trồng cam, quýt tại các vị trí nghiên cứu
3.2.1. Tính chất hóa học đất
3.2.1.1. pHH2O
Kết quả phân tích pHH2O được trình bày ở hình 3.16 cho thấy phần lớn các địa điểm nghiên cứu có pH < 6,0 chiếm 75% trong tổng số các vị trí nghiên cứu. Giá trị pH tại hầu hết các vị trí nghên cứu đều đạt mức tối hảo (từ 5,1 đến 6,4) chiếm 95%, ngoại trừ Tân Thành 3 giá trị pH hơi thấp hơn ngưỡng tối hảo (pH = 4,9). Giá trị pH ở các điểm nghiên cứu đều thích hợp cho sự phát triển của cây ăn trái, vi sinh vật đất, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất, độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả sử dụng phân bón cũng nâng cao. Nguyên nhân làm cho giá trị pH ở các vị trí lấy mẫu tăng cao và đạt ngưỡng tối hảo cho cây trồng là do trong quá trình canh tác người dân lên liếp rữa phèn, kết hợp sử dụng vôi trong canh tác cam, quýt.
3.2.1.2. pHKCl
Độ chua tiềm tàng được tính bằng ion H+ và Al3+ tự do và hấp thu trên bề mặt keo đất. Thông thường độ chua này lớn hơn độ chua hiện tại và biểu thị khả năng gây chua tiềm tàng của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004).
Tại các vị trí nghiên cứu giá trị pHKCl được trình bày trong hình 3.17 biến động từ 3,8 đến 5,7, hầu hết các giá trị pHKCl tại vùng nghiên cứu ở mức chua nhiều (3,8 đến 4,5) chiếm 65% trong tổng số các vị trí nghiên cứu và giá trị pHKCl ở các vị trí nghiên cứu còn lại được đánh giá ở mức chua ít có giá trị biến đổi từ (4,6 đến 5,6). Nguyên nhân giá trị pHKCl thấp là do đây là vùng đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thành Lập (1999), đất Đồng bằng sông Cửu Long thường có pH thấp, đất phù sa không phèn thường có pH = 4,0-5,5. Từ kết nghiên cứu này ta thấy có sự khác biệt lớn giữa giá trị pHKCl và pHH2O. Vì vậy, mặt dù độ chua hiện tại của đất ở khu vực nghiên cứu này rất thích hợp cho cây trồng phát triển nhưng trong quá trình canh tác người dân phải luôn chú trọng việc nâng cao pH cho đất bằng cách bón vôi thường xuyên, vì đây là vùng đất có tiềm năng gây chua rất lớn.
Hình 3.16: Biểu đồ giá trị pHH2O tại các vị trí nghiên cứu
Hình 3.17: Biểu đồ giá trị pHKCl tại các vị trí nghiên cứu
3.2.1.3. Chất hữu cơ
Theo Lê Văn Khoa và ctv (2000), chất hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá về độ phì nhiêu của đất, nó ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất như khả năng cung cấp dinh dưỡng, khả năng hấp phụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng.
Kết quả hàm lượng chất hữu cơ (%) được trình bày trong hình 3.3 cho thấy đa số các vùng trồng cam, quýt tại huyện Lai vung đều nghèo hữu cơ (< 2%) chiếm 75% trong tổng số các vị trí nghiên cứu và các vị trí còn lại rất nghèo hữu cơ (<1%). Nguyên nhân hàm lượng chất hữu cơ tại các vị trí nghiên cứu thấp là do quá trình canh tác cây ăn trái nhiều năm nhưng người dân không chú trọng bón phân hữu cơ mà chỉ bón phân vô cơ làm cho đất bị thoái hóa vì trong đất hàm lượng chất hữu cơ cao làm tăng ẩm độ đất, cải thiện cấu trúc đất tăng khả năng đệm của đất (Charles A. Black, 1993). Điều này phù hợp với nhận đinh Brady (2002) việc thâm canh nhiều vụ liên tục trong năm và việc không bón phân hữu cơ làm cho đất ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật. Nếu hàm lượng chất hữu cơ giảm thì nguồn thức ăn cho vi sinh vật cũng giảm từ đó ảnh hưởng đến độ bền đoàn lạp.
Hình 3.18: Biểu đồ chất hữu cơ tại các vị trí nghiên cứu
3.2.2. Tính chất vật lý đất
3.2.2.1. Thành phần cơ giới đất
Kết quả phân tích thành phần cơ giới theo phương pháp ống hút Rhobinson và dựa vào tam giác sa cấu đất phân loại theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thành phần cơ giới của đất trồng cam, quýt tại các vị trí nghiên cứu
Vị trí
nghiên cứu
% Cát
(0.05 - 2mm)
% Thịt
(0.002-0.05 mm)
% Sét
(< 0.002mm)
Phân loại sa cấu (USDA)
Long Hậu 1
7
52
41
Sét pha thịt
Long Hậu 2
6
54
40
Sét pha thịt
Long Hậu 3
8
63
29
Thịt trung bình pha sét
Long Hậu 4
2
66
32
Thịt trung bình pha sét
Tân Phước 1
5
53
42
Sét pha thịt
Tân Phước 2
5
57
38
Thịt trung bình pha sét
Tân Phước 3
8
61
31
Thịt trung bình pha sét
Tân Phước 4
11
57
32
Thịt trung bình pha sét
Tân Thành 1
7
58
35
Thịt trung bình pha sét
Tân Thành 2
4
66
30
Thịt trung bình pha sét
Tân Thành 3
2
69
29
Thịt trung bình pha sét
Tân Thành 4
5
64
31
Thịt trung bình pha sét
Vĩnh Thới 1
10
61
29
Thịt trung bình pha sét
Vĩnh Thới 2
6
60
34
Thịt trung bình pha sét
Vĩnh Thới 3
4
56
40
Sét pha thịt
Vĩnh Thới 4
9
55
36
Thịt trung bình pha sét
Phong Hòa 1
3
62
35
Thịt trung bình pha sét
Phong Hòa 2
7
56
37
Thịt trung bình pha sét
Phong Hòa 3
8
50
42
Sét pha thịt
Phong Hòa 4
7
61
32
Thịt trung bình pha sét
Kết quả phân tích trên cho thấy đa số các loại đất trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung đều có thành phần cấp hạt sét khá cao. Phần trăm sét biến động từ 29% đến 42%. Phần trăm cấp hạt sét cao nhất tại Tân Phước 1 và Phong Hòa 3 (42%). Phần trăm các hạt thịt rất cao đa số đều lớn hơn 50%, và tại Tân Thành 3 chiếm phần trăm cấp hạt thịt cao nhất. Trong nông nghiệp đặc biệt là canh tác cây ăn trái, thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu sự phát sinh đất, loại đất và các quá trình thổ nhưỡng của đất. Nhiều tính chất hoá học, vật lý như khả năng giữ ẩm, khả năng giữ nhiệt và động thái nhiệt, chế độ khí và động thái khí, CEC và khả năng điều tiết chất dinh dưỡng...đều liên quan đến thành phần cơ giới (Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998).
Hầu hết các vị trí nghiên cứu đều có sét cao nên đất ở các khu vực nghiên cứu dễ có nguy cơ suy thoái vật lý đất, mất cấu trúc xảy ra do tiến trình rữa trôi tích tụ sét, đặc biệt là khi canh tác người dân không chú trong che phủ và bảo vệ đất.
3.2.2.2. Đặc điểm của dung trọng đất trồng cam, quýt tại vị trí nghiên cứu
Dung trọng đất là một tính chất vật lý rất quan trọng của đất. Việc xác định dung trọng của đất có thể đánh giá được tình trạng nén dẽ, độ xốp của đất, khả năng phát triển của rễ cây trồng, tính thấm nước của đất… Giá trị của dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng và độ xốp, thành phần hữu cơ, cấu trúc đất. Đất có nhiều tế khổng dẫn đến giá trị dung trọng sẽ thấp hơn so với đất bị nén dẽ. Thông thường nhân tố ảnh hưởng chính đến dung trọng của đất là hàm lượng chất hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật đất.
Kết quả phân tích dung trọng ở các vị trí nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Giá trị dung trọng của đất trồng cam, quýt tại các vị trí nghiên cứu
Vị trí nghiên cứu
Dung trọng (g/cm3)
Long Hậu 1
1.35
Long Hậu 2
1.21
Long Hậu 3
1.13
Long Hậu 4
1.18
Tân Phước 1
1.10
Tân Phước 2
1.17
Tân Phước 3
1.34
Tân Phước 4
1.28
Tân Thành 1
1.22
Tân Thành 2
1.21
Tân Thành 3
1.23
Tân Thành 4
1.34
Vĩnh Thới 1
1.16
Vĩnh Thới 2
1.14
Vĩnh Thới 3
1.26
Vĩnh Thới 4
1.14
Phong Hòa 1
1.12
Phong Hòa 2
1.22
Phong Hòa 3
1.12
Phong Hòa 4
1.23
Kết quả phân tích trên cho thấy đa số các loại đất trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung có giá trị dung trọng thích hợp cho sự phát triển cuả cây ăn trái chiếm 45%; giá trị dung trọng biến đổi từ 1,10 đến 1,18 g/cm3,với giá trị này rất thích hợp cho rễ cây trồng phát triển, sự thoát nước cũng như sự khoáng hóa chất hữu cơ, tạo môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác người dân không chú trọng việc làm đất và bón phân hữu cơ nên ở các vị trí còn lại giá trị dung trọng ở mức khá cao, biến động từ 1,21 đến 1,35 g/cm3, với giá trị dung trọng này đất bị nén dẽ ở tầng mặt. Đặc biệt là tại Long Hậu 1, Tân Phước 3, Tân Thành 4 giá trị dung trọng cao hơn 1,3 g/cm3; đất bị nén dẽ mạnh. Điều này phù hợp với nhận định của Brady (1996), việc canh tác lâu năm đã làm cho dung trọng của đất tăng lên đáng kể. Nguyên nhân làm cho giá trị dung trọng ở khu vực này cao có lẽ do trong quá trình canh tác người dân thường xuyên đi lại trên vườn làm cho đất bị nén dẽ mạnh. Ở những vườn cây ăn trái này đòi hỏi nhà vườn tránh đi lại nhiều trên những vị trí xung quanh gốc cây ăn trái, bên cạnh đó cần kết hợp xới đất, bón phân hữu cơ.
3.2.2.3. Đánh giá tính bền cấu trúc đất trồng cam, quýt
Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất cả về hoá học và lý học (verplancke, 2002). Độ bền đoàn lạp hay tính bền của tập hợp các phần tử đất là đặc tính cấu trúc quan trọng của đất giúp đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của mưa, các lực cơ giới khi cày hoặc hoạt động tưới nước. Trên vườn cây ăn trái độ bền đoàn lạp cao giúp đất ít bị rữa trôi hoặc đóng váng trong quá trình tưới, khả năng thấm và thoát nước tốt giúp giảm ảnh hưởng của bệnh hại (Võ Thị Gương và ctv, 2005).
Kết quả phân tích tính bền cấu trúc ở các vị trí nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tính bền cấu trúc đất
Vị trí nghiên cứu
Tính bền cấu trúc (SQ)
Long Hậu 1
95.0 ab
Long Hậu 2
90.4 bc
Long Hậu 3
48.0 h
Long Hậu 4
57.6 efg
Tân Phước 1
102.5 a
Tân Phước 2
78.0 bc
Tân Phước 3
55.5 efg
Tân Phước 4
50.5 h
Tân Thành 1
68.2 cde
Tân Thành 2
52.3 h
Tân Thành 3
45.0 h
Tân Thành 4
56.0 efg
Vĩnh Thới 1
43.2 h
Vĩnh Thới 2
65.4 cde
Vĩnh Thới 3
93.4 ab
Vĩnh Thới 4
70.0 bcd
Phong Hòa 1
69.5 cde
Phong Hòa 2
77.0 bc
Phong Hòa 3
100.5 a
Phong Hòa 4
56.0 efg
* Các chữ giống nhau không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê 5%
Kết quả phân tích cho thấy tính bền đoàn lạp đất khác nhau giữa các vị trí trồng cam, quýt khác nhau.
Tính bền đạt giá trị > 90 chiếm 25% trong tổng số các vị trí nghiên cứu đất trồng cam, quýt tập trung các vị trí Phong Hòa 3, Vĩnh Thới 3, Tân Phước 1, Long Hậu 1, Long Hậu 2.
Tính bền cấu trúc đạt giá trị ở mức từ > 50 và < 90 chiếm 60% trong tổng số các vị trí trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung. Và tính bền đạt giá trị ở mức thấp <50 chiếm 25% trong các vị trí nghiên cứu.
Tính bền đạt giá trị cao nhất là tại Tân Phước 1 (102,5) điều đó cho thấy đất tại Tân Phước 1 có độ bền đoàn lạp cao nhất. Nguyên nhân là do đất tại Tân Phước 1 có phần trăm cấp hạt sét chiếm tương đối cao (42%), sét là hạt tuy có đường kính nhỏ nhất nhưng lực liên kết giữa các phân tử rất lớn.
Mặt khác, hàm lượng chất hữu cơ cũng đạt ở mức cao nhất (2,68%) so với các vị trí khác trong cùng một huyện nghiên cứu. Theo Trần Kim Tính (2003) thì chất hữu cơ có vai trò như là tác nhân liên kết nên trong đất; hàm lượng hữu cơ cao có tác dụng gắn kết các phân tử đất lại với nhau làm cho đất không bị nén chặt và có cấu trúc tốt. Tuy nhiên, giá trị của hàm lượng chất hữu cơ nói trên chỉ được đánh giá ở mức nghèo đến trung bình theo thang đánh giá của Lê Văn Căn (1998)
Tại Phong Hòa 3 có phần trăm cấp hạt sét bằng với phần trăm cấp hạt sét tại Tân Phước 1 nhưng tính bền chỉ đạt 100,5; thấp hơn tính bền đoàn lạp tại Tân Phước 1. Nguyên nhân là do tại Phong Hòa 3 ta thấy hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn chỉ chiếm 2,59% do đó tuy hàm lượng sét bằng nhau nhưng hàm lượng chất hữu cơ ít hơn từ đó dẫn đến độ bền đoàn lạp của đất thấp hơn. Tuy nhiên, theo kết quả thống kê thì tại 2 vị trí Tân Phước 1 và Phong Hòa 3 không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê 5%.
Các vị trí Long Hậu 1, Vĩnh Thới 3 mặc dù có hàm lượng sét và chất hữu cơ gần như tương đương với các vị trí Tân Phước 1 và Phong Hòa 3 nhưng tính bền đoàn lạp lại thấp hơn. Tại Long Hậu 1 tính bền đoàn lạp chỉ chiếm 95 và tại Vĩnh Thới 3 chỉ chiếm 93,4. Điều này được giải thích là do kỹ thuật làm đất của người dân, nông dân làm đất quá nhuyễn làm cho đoàn lạp trong đất bị ảnh hưởng, độ bền đoàn lạp hay cấu trúc đất phần lớn bị phá vỡ. Măc khác, ta còn thấy rõ tại hai vị trí này có sự khác biệt ý nghĩa về mặt giá trị thống kê.
Riêng đối với đất tại Vĩnh Thới 1 đây là vùng canh tác cam, quýt nhiều năm, nông dân không sử dụng phân hữu cơ nên hàm lượng chất hữu cơ chỉ chiếm 0,69% xếp ở mức rất nghèo nên khả năng liên kết các hạt đất giảm. Thêm vào đó thành phần cơ giới tại vùng đất này có hàm lượng thịt là chủ yếu chiếm 61% trong tổng thành phần ba cấp hạt. Do đó, khi canh tác trên đất thịt trong điều kiện làm đất thì sẽ dễ làm vỡ cấu trúc nên giá trị tính bền đoàn lạp tại vị trí này được đánh giá ở mức thấp nhất so với các vị trí khác trong cùng một huyện nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình canh tác người dân làm đất quá nhuyễn làm phá vỡ đoàn lạp của đất cũng là nguyên nhân làm cho tính bền của đất vùng này thấp. Một số vị trí khác như Long Hậu 3, Tân Phước 3, Tân Phước 4, Tân Thành 3 có hàm lượng chất hữu cơ trong đất nghèo cũng làm cho kết quả tính bền thấp.
Các vị trí còn lại như Long Hậu 4, Tân Phước 2, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Tân Thành 4, Vĩnh Thới 2, Vĩnh Thới 4, Phong Hòa 1, Phong Hòa 2, Phong Hòa 4 cho thấy tính bền tăng lên khi hàm lượng chất hữu cơ tăng lên. Chỉ riêng tại Long Hậu 2 cho thấy hàm lượng chất hữu cơ thấp (1,46) nhưng tính bền tương đối cao (90,4) điều này được giải thích là do sa cấu sét của vị trí này tương đối cao (40%) nên đã làm cho độ bền đoàn lạp tăng lên.
3.2.2.4. Đánh giá mức độ đóng váng, kết cứng bề mặt đất trồng cam, quýt
Mức độ đóng váng bề mặt của đất được đánh giá của mức độ thấm thấp nhất (Ks) và thời gian để có giá trị Ks thấp nhất (Tmin). Mức độ đóng váng liên quan chặt chẽ với độ bền đoàn lạp. Kết quả bảng 3.7 cho thấy tính thấm của lớp váng Ks rất thấp ở hầu hết các vị trí nghiên cứu, biến động 0,87mm/h đến 3,68mm/h. Theo Pla, 1977 thì giá trị Ks < 5mm/h là ngưỡng giới hạn tối thiểu cho đất canh tác nông nghiệp, tuy nhiên tất cả các mẫu đất trồng cam, quýt được nghiên cứu tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp thấp hơn ngưỡng này.
Đất tại Tân Thành 3 có sự mẫn cảm nhất đối với đóng váng. Mức độ thấm của nó < 1,5 mm/h và thời gian để đóng váng rất nhanh (Tmin) chỉ khoảng 15 phút sau khi mưa. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể được giải thích là do hàm lượng thịt và cát của đất này rất cao chiếm 71% trong tổng số phần trăm của ba cấp hạt, điều này làm cho khả năng đóng váng nhanh và mức độ đóng váng cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với những vị trí nghiên cứu khác.
Kết quả còn cho thấy nếu đất tại các vị trí nghiên cứu được che phủ tránh sự tác động trực tiếp của mưa thì mức độ đóng váng của đất được cải thiện đáng kể thể hiện qua giá trị Kcs đều tăng lên so với Ks. Nếu được che phủ thì mức độ thấm (Kcs) của tất cả các mẫu đất từ > 5mm/h trở lên và thời gian đóng váng (T’min) đều từ 40 phút trở lên (bảng 3.7).
Bảng 3.7: Tính thấm, chỉ số đóng váng tương đối và thời gian đóng váng.
Vị trí nghiên cứu
Ks (mm/h)
Kcs (mm/h)
RSI
Tmin (phút)
T'min (phút)
Long Hậu 1
3.30 ab
14.87ab
4.5
30.0
50.0
Long Hậu 2
2.80b
7.46fg
2.7
30.0
50.0
Long Hậu 3
1.10ef
4.25i
3.9
15.0
45.0
Long Hậu 4
2.10c
8.68de
4.1
20.0
60.0
Tân Phước 1
3.40 ab
15.86a
4.7
45.0
60.0
Tân Phước 2
2.75b
12.40c
4.5
30.0
45.0
Tân Phước 3
1.90cd
4,24i
2,2
20.0
40.0
Tân Phước 4
1.31e
5.78h
4.4
20.0
55.0
Tân Thành 1
2.85b
12.73c
4.5
30.0
55.0
Tân Thành 2
2.23bc
8.21ef
3.7
20.0
45.0
Tân Thành 3
0.87gh
4.00ij
4.6
15.0
40.0
Tân Thành 4
2.70b
11.90cd
4.4
20.0
40.0
Vĩnh Thới 1
1.03 fg
3,46k
3,4
15.0
40.0
Vĩnh Thới 2
2.50bc
7,26fg
2,9
25.0
60.0
Vĩnh Thới 3
3.68 a
14.98ab
4.1
35.0
60.0
Vĩnh Thới 4
3.21ab
12,69c
3,9
30.0
55.0
Phong Hòa 1
2.30bc
9.86de
4.3
30.0
50.0
Phong Hòa 2
2.18c
5,43h
2,5
30.0
45.0
Phong Hòa 3
3.78 a
14.48ab
3.8
45.0
60.0
Phong Hòa 4
2.70b
10.10d
3.7
20.0
55.0
* Các chữ giống nhau không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê 5%
Ks:Tính thấm của lớp váng
Kcs: Tính thấm của lớp váng khi đất được che phủ
RSI: Chỉ số đóng váng tương đối
Tmin: Thời gian tối thiểu để hình thành lớp váng
T’min: Thời gian tối thiểu để hình thành lớp váng khi đất được che phủ
Chỉ số đóng váng (RSI) biểu diễn khả năng làm giảm tính thấm nước của đất gây ra bởi lớp váng và mức độ ảnh hưởng của việc che phủ đất trong việc ngăn chặn sự hình thành lớp váng. Qua kết quả của RSI cho phép chúng ta dự đoán những loại đất nào cần thiết phải che phủ để hạn chế tình trạng đóng váng bề mặt và tăng tính thấm nước do mưa. Kết quả phân tích trong bảng 3.7 cho thấy tại các vị trí nghiên cứu chỉ số RSI dao động trong khoảng 2,2 đến 4,7.
Qua đó ta thấy tại Tân Phước 1 giá trị RSI cao nhất nguyên nhân được giải thích là do đất được che phủ và hàm lượng chất hữu cơ tại vị trí này cũng tương đối cao so với các vị trí khác trong nhóm (2,68 3%). Điều này cho ta thấy rằng nếu đất được che phủ sẽ làm tăng tính thấm hay nói cách khác làm giảm mức độ đóng váng lên 4,7 lần.
Tại các vị trí có chỉ số RSI dao động từ 4,1 đến 4,7 như tại Long Hậu 1, Long Hậu 4, Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 4, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Tân Thành 3, Vĩnh Thới 3, Phong Hòa 1. Các vị trí này rất cần được che phủ bề mặt để bảo vệ mặt đất chống lại tác động của hạt mưa, hạn chế đóng váng và chảy tràn bề mặt. Do đó, nên khuyến cáo người dân che phủ đất bằng rơm rạ hay cỏ hoặc sử dụng màng phủ hay lưới chắn trong những vụ canh tác có mưa nhiều.
Ngoài ra, kết quả còn cho thấy thời gia tối thiểu làm cho đất bị đóng váng (Tmin) cao nhất là 45 phút, thấp nhất là 15 phút. Phần lớn các mẫu đất nghiên cứu có Tmin thấp.
Kết quả cho thấy chỉ khoảng 10% mẫu đất có khả năng ít bị đóng váng đối với những trận mưa kéo dài 45 phút tập trung tại Tân Phước 1, Phong Hòa 3; 90% mẫu đất còn lại sẽ bị đóng váng nhanh chóng khi trận mưa kéo dài 40 phút, trong đó hơn 70% sẽ bị đóng váng nhanh chóng trong những trận mưa kéo dài từ 20 phút đến 30 phút tại Long Hậu 1, Long Hậu 2, Long Hậu 4, Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 3, Tân Phước 4, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Tân Thành 4, Vĩnh Thới 2, Vĩnh Thới 4, Phong Hòa 1, Phong Hòa 2, Phong Hòa 4, đặc biệt khoảng 15% mẫu đất đóng váng chỉ trong thời gian từ 10 đến 15 phút sau khi mưa tập trung tại Long Hậu 3, Tân Thành 3, Vĩnh Thới 1. Do đó, nông dân cần chú ý bảo vệ đất canh tác của mình tránh bị đóng váng, vì vào mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long thường xảy ra những cơn mưa to và kéo dài hơn 30 phút.
Độ cứng của lớp váng khi khô (RR) khá cứng ở hầu hết các mẫu đất được nghiên cứu biến động từ 0,39 đến 0,83 Mpa (Bảng 3.8), làm ảnh hưởng lớn đến sự khuyết tán không khí từ bên trên mặt đất xuống vùng rễ cây trồng, nhất là những vị trí nghèo hữu cơ, tính bền đoàn lạp thấp, mức độ đóng váng cao. Kết quả cho thấy 25% vị trí nghiên cứu có hàm lượng chất hữu cơ (%OM) trong đất ≥ 2 % thì RR dao động từ 0,33 đến 0,46 MPa. RR của hầu hết các mẫu đất nghiên cứu tỷ lệ nghịch với tính thấm Ks và với hàm lượng chất hữu cơ, mức độ đóng váng. Mức độ đóng váng càng cao thì độ cứng của lớp váng khi khô càng cứng và hàm lượng chất hữu cơ càng thấp thì lớp váng khô càng cứng. Vì vậy, việc khuyến cáo nông dân cung cấp chất hữu cơ cho đất là rất cần thiết để nâng cao tính bền cấu đoàn lạp, giảm đóng váng và độ cứng của lớp váng trên bề mặt đất.
Bảng 3.8: Độ cứng của lớp váng khô
Vị trí nghiên cứu
RR (Mpa)
Long Hậu 1
0,46
Long Hậu 2
0,75
Long Hậu 3
0,64
Long Hậu 4
0,68
Tân Phước 1
0,42
Tân Phước 2
0,70
Tân Phước 3
0,72
Tân Phước 4
0,70
Tân Thành 1
0,40
Tân Thành 2
0,80
Tân Thành 3
0,81
Tân Thành 4
0,69
Vĩnh Thới 1
0,83
Vĩnh Thới 2
0,56
Vĩnh Thới 3
0,33
Vĩnh Thới 4
0,42
Phong Hòa 1
0,58
Phong Hòa 2
0,55
Phong Hòa 3
0,39
Phong Hòa 4
0,62
* RR: độ cứng của lớp váng sau khi khô
3.3. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và các đặc tính của đất trồng cam, quýt tại vị trí nghiên cứu
3.3.1. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % cấp hạt sét
Hàm lượng sét có vai trò rất quan trọng đối với tính bền đoàn lạp. Các hạt có kích thước càng nhỏ sẽ có tỷ lệ bề mặt tiếp xúc cao. Điều này làm cho khả năng kết dính, khả năng liên kết tốt hơn. Kết quả thống kê sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và phần trăm hàm lượng cấp hạt sét được thể hiện như hình 3.19.
Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % Sét
Qua kết quả thống kê cho thấy giữa tính bền đoàn lạp và hàm lượng sét có mối tương quan chặt theo phương trình đồng biến (y = 4.1799x - 76.55; R2 = 0.9789). Điều này cho thấy hàm lượng sét ảnh hưởng rất lớn đến tính bền của đất, khi hàm lượng sét càng gia tăng thì tính bền đoàn lạp hay cấu trúc của đất càng cao. Hàm lượng sét có vai trò rất quan trọng đối với tính bền đoàn lạp đất, cấp hạt sét có khả năng kết dính và liên kết tốt; do đó, khi đất có hàm lượng sét cao giúp cho các hạt đất liên kết chặc hơn nên tính bền đoàn lạp của đất bền hơn.
3.3.2. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % cát và thịt
Kết quả phân tích sự tương quan giữa phần trăm cấp hạt cát và thịt với tính bền đoàn lạp cho thấy giữa tính bền đoàn lạp và % cát và thịt có mối tương quan chặt nghịch biến (y = -4.1799x + 341.44; R2 = 0.9789) được thể hiện ở hình 3.20
Hình 3.20. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % cát và thịt
Kết quả mối tương quan giữa phần trăm cấp hạt cát và thịt với tính bền đoàn lạp được trình bày ở hình 3.20 cho thấy khi hàm lượng cát và thịt càng tăng thì tính bền đoàn lạp của đất càng giảm.
Điều này cũng cho thấy trong quá trình canh tác nếu đất có hàm lượng cát và thịt nhiều thì lực liên kết giữa các hạt đất càng giảm từ đó làm cho tập hợp đất dễ bị phá vỡ và dẫn đến tính bền của đất kém.
3.3.3. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % thịt
Kết quả phân tích tính bền đoàn lạp và phần trăm cấp hạt thịt ta thấy giữa tính bền đoàn lạp và phần trăm cấp hạt thịt có sự tương quan chặt nghịch biến theo phương trình (y = -3.1256x + 253.26; R2 = 0.6951) được thể hiện trong hình 3.21.
Hình 3.21. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và % Thịt
Kết quả trên cho thấy khi hàm lượng thịt càng cao thì tính bền cấu trúc càng giảm. So với sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và tổng % cát và thịt được thể hiện trong hình 3.20 cho thấy sự tương quan này kém chặt hơn so với phần trăm của cả cát và thịt (y = -4.1799x + 341.44; R2 = 0.9789) vì khi trong đất có thêm hàm lượng cát mà thành phần cấp hạt cát có kích thước lớn nên lực liên kết của các hạt đất giảm vì thế làm cho tính bền cấu trúc giảm.
Điều này phù hợp với nhận định của Trần Kim Tính (2003): khi hàm lượng thịt trong đất tăng cao thì việc canh tác được dễ dàng nhưng lại làm cho tập hợp đất dễ vỡ nên ảnh hưởng cây trồng ở những vụ tiếp theo.
3.3.4. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và hàm lượng chất hữu cơ
Chất hữu cơ có vai trò trong việc cải thiện các tính chất lý, hoá và sinh học đất và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng (Prihar et al, 1985).
Chất hữu cơ giúp duy trì tính bền đoàn lạp đất do nó có tác dụng gắn kết các hạt đất lại với nhau, tạo nên cấu trúc bền vững, làm cải thiện độ xốp của đất, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất, giúp cho cây thu hút dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Kết quả phân tích mối tương quan giữa tính bền đoàn lạp và hàm lượng chất hữu cơ được thể hiện trong hình 3.22.
Hình 3.22. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp
và % chất hữu cơ
Qua phân tích trên thì ta thấy tính bền đoàn lạp và hàm lượng chất hữu cơ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được thể hiện qua sự tương quan thuận với phưong trình tương quan (y = 25.515x + 28.77; R2 = 0.7621). Sự tương quan này cho thấy khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng cao thì tính bền càng tăng nguyên nhân là do chất hữu cơ đóng vai trò như là cầu nối giữa các phần tử hạt đất, là tác nhân gắn kết các hạt đất lại. Điều này phù hợp với nghiên cứu trên đất trồng cây lâu năm của Võ Thị Gương và ctv (2005) khi đưa ra kết luận rằng chỉ số độ bền của đất được cải thiện khi đất được bón phân hữu cơ. Các nghiên cứu trước đây cũng kết luận rằng nấm phát triển trong đất có tác dụng liên kết hạt đất lại thành những đoàn lạp to (macroaggregate), còn vi khuẩn sống trong đất có tác dụng giúp ổn định các kích cỡ hạt sét - thịt trong đất (Tisdall, 1994; Bossuyt et al., 2001).
Ngoài ra, như đã thảo luận ở trên đa số các loại đất trồng cam, quýt tại vị trí nghiên cứu thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là những vùng đất nghèo chất hữu cơ do người dân canh tác ít bón phân hữu cơ. Do đó, tính bền của nhiều vùng trồng cây ăn trái đặc biệt là cây có múi không cao. Vì vậy, việc cung cấp chất hữu cơ là rất cần thiết để nâng cao tính bền đoàn lạp của đất.
3.3.5. Sự tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và tính thấm của đất
Kết quả phân tích mối tương quan giữa tính thấm của lớp váng (Ks) và hàm lượng chất hữu cơ được trình bày ở hình 3.23 cho thấy hàm lượng chất hữu cơ và tính thấm của lớp váng Ks có mối tương quan chặt được thể hiện qua phương trình (y = 0.6533x - 0.0255; R2 = 0.7434). Sự tương quan này cho thấy khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp thì tính bền cấu trúc của đất thấp, do đó mức độ đóng váng cao và tính thấm của lớp váng càng thấp; ngược lại khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng cao thì Ks càng tăng, vì đất có độ bền cao và do đó mức độ đóng váng thấp, từ đó làm tăng tính thấm của đất, hạn chế sự chảy tràn rửa trôi bề mặt.
Đa số các mẫu nghiên cứu đều nghèo chất hữu cơ do tập quán canh tác của người dân chỉ chú ý bón phân vô cơ không có thói quen bón phân hữu cơ. Do đó, tính bền của đất trồng cam, quýt tại vị trí nghiên cứu không cao. Vì vậy, việc cung cấp chất hữu cơ là rất cần thiết và cấp bách để nâng cao tính bền đoàn lạp của đất, cải thiện năng suất cây trồng và giảm ô nhiễm môi trường.
Sự mẫn cảm của đất với mức độ đóng váng chịu ảnh hưởng bởi đặc tính của đất chẳng hạn như hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng thịt + cát. Kết quả này phù hợp với nhận định của Sombroek (1986) cho rằng hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng thịt + cát là chỉ thị tốt để đánh giá mức độ đóng váng của đất.
Hình 3.23. Đồ thị biểu diễn sự quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và tính thấm Ks
3.3.6. Sự tương quan gữa tính bền đoàn lạp và tính thấm nước của lớp váng (Ks)
Khảo sát mối tương quan cho thấy tính bền đoàn lạp có tương quan chặt với tính thấm của lớp váng (hình 3.24). Tương quan thể hiện qua phương trình y = 17.792x + 24.585; R2 = 0.7596. Mối tương quan này cho thấy khi tính bền trong đất càng cao thì tính thấm của lớp váng (Ks) càng tăng, do trong đất có tính bền cao sẽ hạn chế khả năng đóng váng của đất, vì vậy tính thấm nước của đất tốt hơn.
Kết quả cho thấy chỉ có 10% mẫu phân tích có chỉ số tính bền đoàn lạp SQ > 100, các mẫu còn lại dao động từ 43 đến 95 %. Điều này cho thấy người dân canh tác ít bón phân hữu cơ. Tính bền đoàn lạp không cao làm tăng mức độ đóng váng, giảm tính thấm nước của đất dẫn đến mức độ rửa trôi bề mặt cao, gây thất thoát phân bón và dinh dưỡng.
Hình 3.24. Đồ thị biểu diễn sự quan giữa tính bền đoàn lạp (SQ) và tính thấm Ks
3.3.7. Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và thời gian tối thiểu làm cho đất bị đóng váng (Tmin)
Việc xác định thời gian tối thiểu gây cho đất bị đóng váng sau khi mưa là rất cần thiết để xác định mức độ đóng váng của các loại đất trồng cây ăn trái. Từ đó đưa ra những khuyến cáo cần thiết để người dân hạn chế đất bị đóng váng nhất là những vụ canh tác vào mùa mưa, giúp cây trồng sinh trưởng bình thường, duy trì năng suất ổn định. Kết quả phân tích mối tương quan giữa tính bền đoàn lạp và thời gian đóng váng tối thiểu được trình bày trong hình 3.25. Tính tương quan được thể hiện theo phương trình y = 2.0187x + 15.708; R2 = 0.8752. Mối tương quan này cho thấy khi tính bền trong đất càng cao thì thời gian đất bị đóng váng càng lâu, nguyên nhân là do đất có tính bền cao các hạt đất liên kết chặt chẽ và sẽ cần thời gian mưa dài và lượng mưa lớn thì các lức tác động của hạt mưa mới phá vỡ được cấu trúc đất.
Tính bền đoàn lạp kém sẽ dẫn đến việc hình thành lớp váng trên mặt đất sau khi mưa, những lớp váng này dễ bị cứng lại giảm khả năng thấm nước, giảm khả năng khuyết tán oxy không khí từ mặt đất vào vùng rễ cây trồng và đẩy CO2 ra khỏi vùng rễ, gây cản trở sự hô hấp của hệ rễ cây trồng. Chế độ nước, không khí và cả nhiệt độ ở đất có cấu trúc kém bị thay đổi mạnh theo chiều hướng bất lợi cho cây trồng.
Hình 3.25. Đồ thị biểu diễn sự quan giữa tính bền đoàn lạp (SQ) và thời gian tối thiểu làm cho đất bị đóng váng (Tmin)
3.3.8. Sự tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và độ cứng của lớp váng khi khô (RR)
Sự kết cứng của đất tác động trực tiếp đến sự nẩy mầm của hạt giống, sự tăng trưởng của cây trồng, khả năng thoáng khí và thấm nước của đất. Kết quả phân tích cho thấy mối tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và độ cứng của lớp váng khi khô dược trình bày trong hình 3.26 cho thấy hàm lượng chất hữu cơ và độ cứng của lớp váng khi khô (RR) có mối tương quan với nhau được thể hiện qua phương trình tương quan nghịch với y = -3.7903x + 3.8487; R2 = 0.8048. Sự tương quan này cho thấy khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng cao thì độ cứng của lớp váng khi khô (RR) càng nhỏ, nhờ có chất hữu cơ sẽ giúp đất có độ bền càng cao, mức độ đóng váng thấp và nếu có đóng váng thì lớp váng cũng có độ cứng thấp hơn.
Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn Sự tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và độ cứng của lớp váng khi khô (RR)
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích các tính chất vật lý và hóa học trên các vùng đất trồng cam, quýt tại các vị trí nghiên cứu thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho phép ta rút ra kết luận như sau:
* Giá trị pHH2O tại hầu hết các vị trí nghên cứu đều đạt mức tối hảo (từ 5,1 đến 6,4) chiếm 95%, ngoại trừ Tân Thành 3 giá trị pH hơi thấp hơn ngưỡng tối hảo (pH = 4.9). Giá trị pH đạt mức cao nhất tại Vĩnh Thới 1 (pH=6,4). Giá trị pH ở các điểm nghiên cứu đều thích hợp cho sự phát triển của cây ăn trái, vi sinh vật đất, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất, độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả sử dụng phân bón cũng nâng cao.
* Giá trị pHKCl tại các vị trí nghiên cứu biến động từ 3,8 đến 5,7, hầu hết các giá trị pHKCl tại vùng nghiên cứu ở mức chua nhiều (3,8 đến 4,5) chiếm 65% trong tổng số các vị trí nghiên cứu và giá trị pHKCl ở các vị trí nghiên cứu còn lại được đánh giá ở mức chua ít có giá trị biến đổi từ (4,6 đến 5,6). Giá trị pH đạt cao nhất tại Vĩnh Thới 1(pH = 5,7) và đạt giá trị thấp nhất tại Tân Thành 3 (pH = 3,8).
* Hàm lượng chất hữu cơ tại các vị trí nghiên cứu được đánh giá là nghèo. Thấp nhất là ở Vĩnh Thới 1(0,69 %). Hàm lượng chất hữu cơ đạt giá trị ≥ 2 chiếm 25% tại Long Hậu 1, Tân Phước 1, Vĩnh Thới 3, Vĩnh Thới 4, Phong Hòa 3.
* Thành phần cơ giới tại các vị trí canh tác cam, quýt có thành phần thịt cao. Phần trăm cấp hạt thịt biến động rất lớn từ 50% đến 69%. Đạt giá trị cao nhất là tại Tân Thành 3 với 69%. Phần trăm cấp hạt sét đạt giá trị tương đối cao (>40%) chiếm 25% trong tổng số các vị trí nghiên cứu đất trồng cam, quýt.
* Đa số các loại đất trồng cam, quýt tại huyện Lai Vung có giá trị dung trọng thích hợp cho sự phát triển cuả cây ăn trái chiếm 45%; biến đổi từ 1,10 đến 1,18 g/cm3. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác người dân không chú trọng việc làm đất và bón phân hữu cơ nên ở các vị trí còn lại giá trị dung trọng ở mức khá cao, biến động từ 1,21 đến 1,35 g/cm3, đặc biệt là tại Long Hậu 1, Tân Phước 3, Tân Thành 4 giá trị dung trọng cao hơn 1,3 g/cm3.
* Tính bền cấu trúc trên các vùng đất canh tác cam, quýt có sự biến đổi khác nhau đối với các vị trí canh tác khác nhau.Tính bền đạt giá trị cao nhất là tại vị trí lấy mẫu Tân Phước 1 (102,5) và thấp nhất là tại Vĩnh Thới 1 (43,2). Tính bền cấu trúc có giá trị > 90 chiếm khoảng 25% tập trung tại Tân Phước 1, Phong Hòa 3, Long Hậu 1, Long Hậu 2, Vĩnh Thới 3.
* Mức độ đóng váng biến động 0,87mm/h đến 3,68mm/h; tuy nhiên, tất cả các mẫu đất trồng cam, quýt được nghiên cứu tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp thấp hơn ngưỡng < 5mm/h.
Đất tại Tân Thành 3 có sự mẫn cảm nhất đối với đóng váng với Ks < 1,5 mm/h và thời gian để đóng váng rất nhanh (Tmin) chỉ khoảng 15 phút sau khi mưa. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy giá trị Kcs đều tăng lên so với Ks. Nếu được che phủ thì mức độ thấm (Kcs) của tất cả các mẫu đất tăng từ 5mm/h trở lên và thời gian đóng váng (T’min) đều từ 40 phút trở lên.
* Kết quả phân tích chỉ số RSI tại các vị trí nghiên cứu dao động trong khoảng 2,2 đến 4,7. Tại Tân Phước 1 giá trị RSI cao nhất (4,7). Tại các vị trí có chỉ số RSI dao động từ 4,1 đến 5,0 như tại Long Hậu 1, Long Hậu 4, Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 4, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Tân Thành 3, Vĩnh Thới 3, Phong Hòa 1.
* Khoảng 10% mẫu đất có khả năng ít bị đóng váng đối với những trận mưa kéo dài 45 phút tập trung tại Tân Phước 1, Phong Hòa 3; 90% mẫu đất còn lại sẽ bị đóng váng nhanh chóng khi trận mưa kéo dài 40 phút, đặc biệt khoảng 15% mẫu đất đóng váng chỉ trong thời gian từ 10 đến 15 phút sau khi mưa tập trung tại Long Hậu 3, Tân Thành 3, Vĩnh Thới 1.
* Độ cứng của lớp váng khi khô (RR) các mẫu đất được nghiên cứu biến động từ 0,39 đến 0,83 Mpa; 25% vị trí nghiên cứu có hàm lượng chất hữu cơ (%OM) trong đất ≥ 2 % thì RR dao động từ 0,33 đến 0,46 MPa.
* Sự tương quan giữa tính bền đoàn lạp và phần trăm sét có mối tương quan chặt theo phương trình y = 4.1799x - 76.55; R2 = 0.9789; điều này cho thấy khi hàm lượng sét tăng cao thì tính bền đoàn lạp cũng gia tăng.
* Khi trong đất hàm lượng cát và thịt gia tăng thì tính bền đoàn lạp sẽ giảm theo phương trình nghịch biến y = -4.1799x + 341.44; R2 = 0.9789. Sự tương quan này chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng thịt trong đất vì hàm lượng cát trong đất ở các vị trí nghiên cứu không cao.
* Tính bền đoàn lạp còn phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất, thể hiện qua sự tương quan thuận theo phương trình y = 25.515x + 28.77; R2 = 0.7621. Hơn nữa, trong đất nếu có hàm lượng sét cao kết hợp với hàm lượng chất hữu cơ cao và kỷ thuật làm đất phù hợp thì đoàn lạp trong đất sẽ rất bền và tránh được sự đóng váng bề mặt. Do đó, trong canh tác cây ăn trái đặc biệt là cam, quýt rất cần thiết để bổ sung hàm lượng chất hữu cơ vào đất bằng cách bón phân hữu cơ, tăng độ tơi xốp của đất giúp đất thoáng khí tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt nhất, từ đó nâng cao được tính bền của đất.
4.2. KIẾN NGHỊ
* Cần nghiên cứu sự tương quan giữa tính bền cấu trúc và mức độ đóng váng kết cứng bề mặt của đất trồng cây ăn trái trên phạm vi rộng toàn tỉnh.
* Nên thực hiện nghiên cứu trên nhiều vị trí khác để có thể đưa ra một đánh giá chung về tính bền đoàn lạp cho đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
* Trong canh tác thâm canh cần chú ý khuyến cáo nông dân bón phân hữu cơ để đất không bị thoái hóa.
* Khuyến cáo người dân cần tủ rơm rạ trên bề mặt của các gốc để tránh sự kết cứng và đóng váng bề mặt đất.
* Người dân cần kết hợp các biện pháp giữa trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất như bón phân hữu cơ với kỹ thuật làm đất thích hợp cho loại đất của mình để tạo điều kiện cho cây trồng đạt năng suất cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Brady, 1996. The nature anf property of soil. Elevent Edition. Prentice hall.Inc
Bossuyt, H., Denef, K. Six, J., Frey, S.D., Merckx, R., Paustian, K. 2001. Influence of microbial populations and residue quality on aggregate stability. Applied soil ecology 16(2001).
Brady; and P. Hamblin, 1985. Soil structure- Component of the soil- pore system. Advances in Agronomy- volume 38. Sceince and technology Agency for International Development Department of State Washington, DC. Pp 96-106
Bolt G.H , M.G.M. Bruggement, 1978. Soil chemistry- A. Basic Element elever scientific publishing company. Amsterdam - Oxford. NewYork. pp8
Charles A. Black, 1993. Soil fertility Evaluation and Contrrol. Professor Emeritus Deparment of Agronomy low a State University Ames, Lowa. pp 385-386
Cochrane, HR, L.A.G Aylmore, 1994. The effect of plant roots on soil structure. In Proceding of 3rd triennial conference soil, pp94.
Casaman, K.R, A. Dorbermann, P.C. Stacruz, G.C Gines, M.I. Samson, J.P.Descandota, J.M Alcatara, M.A Dizon and D.C OID, 1996. Soil organic matter and the indigennous nitrogen supply of intensived rice system in the tropics. Plant and soil.
Chu Thị Thơm, Phan Thì Tài, Nguyễn Văn Tó, 2006. Độ ẩm đất với cây trồng. NXB Lao động Hà Nội
Dương Minh Viễn, Võ Thị Gương, Nguyễn Minh Đông, 2005. Hiệu quả phân hữu cơ bã bùn mía đến sinh trưởng cây trồng. Tạp chí khoa học đất của Hội khoa học đất Việt Nam số 22.
Daniel Hillel, 1982. Introduction to soil physics. Department of soil plant and soil Science Universityof Massachuselt Amherst, Massachuselt. pp 40
Đỗ Ánh, 2002. Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng. NXB Nông nghiệp Hà Nội. pp 21-25.
Henry D. Foth, 1990. Fundament of soil science. Pp 22-28. Michigan State University.
Henry D. Foth; Boyld G. Ellis, 1997. Soil fertility- second edition. Department of crop and soil sciences Michigan state University East Lansing, Michigan. pp32
Hamblin, A.P, 1985. The influence of soil structure on water movement, crop root growth, and water uptake. Advances in Agronomy 38. pp 95-158.
Hồ Văn Thiệt, 2006. Sự suy thoái đất vườn trồng sầu riêng, chôm chôm tại Huyện Chợ Lách – Bến Tre và giải pháp khắc phục. Luận án thạc sĩ. ĐHCT.
Lê Huy Bá, 2000. Sinh thái môi trường Đất. NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
Lê Văn Khoa, 2003. Sự nén dẽ trong đất trồng lúa thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí khoa học. Bộ Giáo dục Đào tạo. ĐHCT.
Lê Văn Khoa, Nguyễn Văn Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân, 2003. Đất và Môi trường. NXB Giáo Dục.
Lê Văn Khoa, 2004. Sinh thái và Môi trường Đất. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Le Van Khoa, 2003. Physical fertility of typical Mekong Delta soil (Viet Nam) and land suitability assessment for Alternative crop with cultivation. Gent university. pp 16-18
Lê Văn Khoa, 2000. Bài giảng bạc màu và bảo tồn tài nguyên đất đai. ĐHCT. Pp 6-7.
Mai Văn Quyền, Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Đất với cây trồng. Bác sĩ cây trồng quyển III. NXB Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh. pp 13-14
Nguyễn Xuân Cự, 2005. Thành phần và tính chất đặc trưng của Chất hữu cơ trong một số loại đất ở Việt Nam. Tạp chí Hội khoa học đất việt Nam số 21.
Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999. Giáo trình Đất. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Ngô Ngọc Hưng, 2004. Phì Nhiêu Đất đai. Giáo trình Phì nhiêu Đất. Khoa Nông Nghiệp- Sinh Học Ứng Dụng. Đại học Cần Thơ.
Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, 2004. Phân Hữu cơ. Giáo trình Phì nhiêu Đất. Khoa Nông Nghiệp- Sinh Học Ứng Dụng. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Hoàng, 1989. Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của chế độ luân canh tăng vụ lên đặc tính cơ – vật lý đất và năng suất lúa tại hai điểm khảo sát: Nông trại Đại học Cần Thơ và HTX II Long Khánh Cai Lậy – Tiền Giang. LVTN.
Nguyen My Hoa, 2003. Soil potassium dynamics under intensive rice cropping A case study in the Mekong Delta, Viet Nam. P 3-6. Can Tho University
Ngô Thị Hồng Liên, 2006. Biện pháp cải thiện sự suy thoái về hóa học và vật lý đất liếp vườn trồng cam tại tỉnh Cần Thơ. Luận án thạc sĩ. ĐHCT.
Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải, Lê Văn Tiềm, 2000. Chất hữu cơ. Đất Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, Hội khoa học đất Việt Nam
Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978. Nghiên cứu hoá học đất vùng Bắc Việt Nam.
Prihar S.S, B.D. Ghildyal, D.k. Painuli, H.S. Sur, 1985. Soil physics and rice, India. Pp 59-66
Pedro A. Sanchez, 1990. Properties and management of soil in the Tropics. pp 102.
Raunet D.M Coates and Newby, 1996. Consequences of pesticid used on spider communities in mango orchards. In Prceeding of the XIII the International congress of Archnology, geniva. Pp 537-542.
Raymond W. Miller, Duane T. Gardiner, 2001. Soil in our environment.
Stevenson, F.J, 1982. Humus chemistry- Genes is composition reaction John Wiley and son, NewYork.
Sim J.L, J.P Wells and D.L Tackett, 1967. Predicting nitrogen Availability to rice. Comparision methods of determining a vaible nitrogen to rice from fielt and reservoir soil.
Shin- Ichiro Wada, 2000. Soil pollution status in Japan. Soil and Water contamination the Quality of Agricultural Product. Facully of Agricultural, Kyukhu University, Fukuoko 812-8581-Japan. pp1
Trần Kông Tấu, Nguyễn Thị Dần, 2000. Cấu trúc đất. Đất Việt Nam. NXB Nông Nghiệp. Hội khoa học đất Việt Nam.
Trần Kông Tấu, 2005. Vật lý thổ nhưỡng Môi trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Kông Tấu, Nguyễn Văn Phụ, Hoàng Văn Huây, Hoàng Văn Thê, Vân Huy Hải, Trần Khắc Hiệp, 1986. Thổ nhưỡng học. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Trần Kông Tấu, 2006. Tài nguyên đất. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. pp 115-126
Trần Kim Tính, 2003. Giáo trình thổ nhưỡng.. Tủ sách Đại học Cần Thơ, pp 114-119
Tisdall, I.M. and J.M. Oades, 1982. Organic matter and water stable Aggeregation in soil.
Tisdall, J.M. 1994. Possible role of soil microorganisms in aggregation in soils. Plant Soil, pp 115-159.
Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba, Phạm Hồng Cúc, 1999. Giáo trình trồng Rau. Đại học Cần Thơ.
Tran Ba Linh, 2004. Physical Fertility of a soil under intensive Rice Cultivation in the Mekong Delta (Viet Nam) and land Suitability Assessment for Alternative Crop with Rice Cultuvation. Case study at Long Khanh Village- Ghent university- Free University of Brussels, Belgium.
Trần Thành Lập 1999. Phì nhiêu đất. Bài giảng phì nhiêu đất và phân bón. ĐHCT.
Trần Trọng Nghĩa, 2004. Đặc tính lý hóa đất liếp vườn trồng sầu riêng tại Tam Bình; Cai Lậy- Tiền Giang. Pp 4-11. LVTN.
Vaneen, J.A and Kuikman, 1990. Soil structure Aspeet of decomposition of organic mater by micro- organism.
Verberne, L.J.J Hassank, P.D.E Willigen, J.T.R Groot and J.A Vanneen, 1990. Modelling organic mater dynamics in different soil. Nether lands Journal of Agricultural science –38.
Verplancke H, 2002. Soil physics. Lecture note. Gent University, Belgium.
Võ Thị Gương, 2004. Giáo trình các trở ngại của Đất trong sản xuất nông nghiệp. Đại học cần Thơ.
Võ Thị Gương, 2004. Nghiên cứu sự thoái hoá hoá học – vật lý đất trồng cam quýt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ môn Khoa học đất – Quản lý đất đai. Khoa Nông Nghiệp – Sinh Học Ứng Dụng. Đại học Cần Thơ.
Võ Thị Gương, Dương Minh, Nguyễn Khởi Nghĩa, Trần Kim Tính, 2005. Sự suy thoái hoá học và vật lý đất vườn trồng cam ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học đất Việt Nam số 22.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTNCKH thay Thai.doc