Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Kiên Giang

Sử dụng vốn cố định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, vốn cố định có đặc điểm là sử dụng trong dài hạn và chi phí sử dụng được chuyển dần vào hàng hóa. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phải có kế hoạch xây dựng kết cấu tài sản cố định một cách hợp lý. Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ n ên việc xác định rõ cơ cấu TSCĐ sẽ góp phần lớn vàothành công trong kinh doanh của đơn vị.

pdf56 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2007 06-05 07-06 TSCĐ và ĐTDH Tổng tài sản 4.199 30.585 6.887 32.329 9.400 41.127 2.688 1.744 2.513 8.798 Tỷ suất đầu tư TSCĐ 14% 21% 23% 7% 2% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nhìn chunng, TSCĐ và ĐTTCDH tăng nhanh qua các năm tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản. Như vậy, tỷ suất đầu tư TSCĐ cũng tăng qua từng năm, đặc biệt năm 2006 tăng 7% so với năm 2005, nhưng tỷ suất này cao nhất chỉ đạt 23% trong năm 2007. Như vậy, tỷ suất đầu tư TSCĐ của Công ty còn ở mức thấp chưa hợp lý do tổng tài sản của Công y còn tập trung quá nhiều vào vốn lưu động.  Tài sản cố định và đầu tư tài dài hạn Tài sản cố định tăng liên tục qua các năm, Công ty không có TSCĐ hữu hình nên chúng ta đang xem xét TSCĐ hữu hình. Để bắt kịp xu thế hội nhập Công ty đã chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện qua sự tăng lên của nguyên giá TSCĐ. Năm 2006 nguyên giá TSCĐ tăng 1.482 triệu đồng, năm 2007 tiếp tục tăng thêm 3.719 triệu đồng nữa. Và TSCĐ hữu hình này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ của Công ty. Bên cạnh đó, TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy cần phải khai thác hết công suất của nó, và phải luôn nâng cấp, sửa chữa, bảo trì hệ thống máy móc, đặc biệt phải có chính sách sử dụng hợp lý TSCĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cần phải gia tăng phần lợi nhuận do TSCĐ tạo ra đồng thời tránh tình trạng lãng phí xảy ra như khi không sử dụng mà vẫn phải tính khấu hao. Ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 4.7. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản cố định Các khoản ĐTTC DH CP XDCB dở dang CP trả trước dài hạn 4.199 0 393 178 5.681 1.206 766 457 9.400 0 61 582 1.482 1.206 373 279 35,3 100 94,9 156,7 3.719 -1.206 -705 125 65,6 -100 -92 27,4 Tổng cộng tài sản cố định 4.770 8.110 10.043 3.340 70 1.933 23,8 Nguồn:Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Tài sản cố định được đầu tư mạnh trong hai năm 2006 và năm 2007, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn Công ty đã dầu tư vào việc mua sắm TSCĐ, cụ thể như sau: nhà cửa, vật kiến trúc tăng 2.538 triệu đổng, máy móc thiết bị tăng 2.142 triệu đồng, phương tiện vận tải, truền dẫn tăng 411 triệu đồng. Các khoản ĐTTCDH chỉ có trong năm 2006 do Công ty mua cổ phiếu của Công ty Vận Tải Thủy Bộ Kiên Giang với số tiền 1.206 triệu đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (CPXDCB). Do đặc thù ngành kinh doanh và do Công ty được thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất khá ổn định. Vì vậy các khoản CPXDCB của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng TSCĐ. Năm 2007 khoản CPXDCB giảm xuống điều này cho thấy Công ty không có ý định về việc mở rộng quy mô sản suất kinh doanh. Chi phí trả trước dài hạn sẽ là không tốt nếu ở mức quá cao vì như thế vốn Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng. Tuy nhiên trong quan hệ kinh tế không thể tránh khỏi việc này, luôn có sự chiếm dụng vốn giữa các đơn vị. 4.5.2. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định Bảng 4.8: Khả năng tự tài trợ tài sản cố định Đơn vị tính:triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Vốn chủ sở hữu Tài sản cố định 11.630 4.199 13.032 5.681 15.424 9.400 1.402 1.482 12,1 35,3 2.392 3.719 18,4 65,5 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (%) 2,77 2,29 1,64 -0,48 -2,12 -0,65 -0,18 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của Công ty giảm liên tục qua các năm. Tỷ suất tự tài trợ tăng là do vốn chủ sở hữu tăng chậm bên cạnh sự tăng mạnh của tài sản cố định. Vốn chủ sở hữu lớn hơn giá trị tài sản cố định của Công ty rất nhiều, chứng tỏ tài sản cố định của Công ty được đảm bảo hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, công ty có đủ khả năng để tài trợ tài sản cố định. Vì thế, công ty đã dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư cho tài sản cố định và một phần trang trải cho nhu cầu vốn lưu động. Năm 2005, vốn chủ sở hữu tăng 1.402 triệu đồng nhưng tài sản cố định lại tăng nhiều hơn đã làm cho tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định giảm 0,48%. Mặc dù giảm nhưng đây là xu hướng tốt, bởi vì tài sản dài hạn của công ty đang có xu hướng tăng, mặt khác lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm, do các khoản chi phí đầu vào tăng nhanh, cộng với các khoản trích khấu hao tài sản cố định những tháng không hoạt động nên lợi nhuận để lại bị âm năm 2006, đồng thời do phải tập trung nghiên cứu thay thế đầu tư mới tài sản cố định, đầu tư thay thế hệ thống dây chuyền mới làm tăng giá trị tài sản cố định của Công ty. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định của Công ty giảm qua các năm và vốn cố định của Công ty toàn bộ được tài trợ bằng nguồn dài hạn - nguồn vốn chủ sở hữu. Khả năng tài trợ tài sản cố định của Công ty được đánh giá là trung bình. 4.1.2. Tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của Công ty được bổ sung trong từng năm, đăc biệt trong năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 27,2% do được bổ sung từ nguồn nợ vay ngắn hạn và tự bổ sung bằng nguồn chủ sở hữu. Phân tích sự biến động nguồn vốn qua bảng dưới đây. Bảng 4.9. Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 18.955 11.630 19.297 13.032 25.718 15.408 342 1.402 1,8% 12,1% 6.421 2.376 33,3% 18,2% Tổng nguồn vốn 30.585 32.329 41.127 1.744 5,7% 8.798 27,2% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4. . Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007 18955 19297 25718 11630 13032 15408 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Triệu Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bất kỳ luôn được bổ sung và tăng trưởng theo thời gian, nguồn vốn của Công ty cũng thế luôn được bổ sung qua từng năm. Nhất là trong năm 2007, nguồn vốn bổ sung tăng thêm 27,45 so với năm 2006 và đạt 41.127 triệu đồng. Nguồn vốn tăng lên này chủ yếu là do tăng phần nợ phải trả lên 33,3%, bên cạnh đó nguồn chủ sở hữu cũng tăng lên 18,2%. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn, nợ ngắn han tăng chủ yếu là do vay nợ ngắn hạ và phải trả người bán tăng. Vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm các khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu,quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi và lợi nhuận chưa phân phối nhưng trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, và không ngừng tăng trưởng trong cả ba năm. Để hiểu rõ từng phần cấu thành nguồn vốn của Công ty ta xét cụ thể từng phần đó, trước hết là nợ phải trả và sau đó là vốn chủ sở hữu. 4.1.2.1. Nợ phải trả Bảng 4.10. Nợ phải trả (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn 18.955 0 19.297 0 25.632 86 342 0 6.335 86 Tổng 18.955 19.297 25.718 342 6.421 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nợ phải trả chính là các khoản mà Công ty đi chiếm dụng. Các khoản chiếm dụng này tăng trong các năm như vậy Công ty đạt hiệu quả trong việc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nợ ngắn hạn tăng qua các năm, ta thấy rõ nhất trong năm 2007, nợ ngắn hạn tăng 6.421 triệu đồng tương ứng với 25.718 triệu đồng. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chỉ có 86 triệu đồng, đây là khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm chứ không phải là khoản đi vay. Ta sẽ hiểu rõ hơn về các khoản chiếm dụng này khi xem xét bảng chi tiết các khoản chiếm dụng. Bảng 4.11. Các khoản đi chiếm dụng (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Các khoản đi chiếm dụng chia ra: - Vay và nợ ngắn hạn - Phải trả người bán - Người mua trả tiền trước - Thuế và các khoản phải nộp NN - Phải trả người lao động - Chi phí phải trả - Các khoản phải trả, phải nộp khác. 5.640 2.936 766 917 469 3.875 4.351 6.614 3.045 2.313 169 -127 2.984 4.299 7.000 6.494 2.976 60 272 3.238 5.593 974 109 1.547 -748 -596 -891 -52 386 3.449 663 -109 399 254 1.294 Tổng 18.955 19.297 25.718 342 6.421 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Vay và nợ ngắn hạn chiếm phần lớn nhất trong các khoản chiếm dụng của Công ty và tăng trong ba năm. Năm 2005, để áp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã vay 13.580 triệu đồng, đồng thời cũng đã thanh toán 10.340 triệu đồng khoản đi vay thêm lớn hơn nên vay nợ tăng. Tương tự năm 2006, và năm 2007 để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã vay vốn làm tăng khoản nợ ngắn hạn. Phải trả người bán là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các khoản đi chiếm dụng của Công ty, cũng giống như các khoản nợ vay ngắn hạn, phải trả người bán tăng trong ba năm. Đặc biệt trong năm 2007 phải trả người bán tăng 3.449 triệu đồng và tăng 113% so với khoản phải trả người bán trong năm 2006, sở dĩ khoản phải trả người bán tăng nhanh là do trong năm Công ty hoạt động tốt, có chính sách tín dụng đối với khách hàng nên hàng hóa, thành phẩm của Công ty bán ra với số lượng lớn và Công ty mua hàng chịu của nhà cung cấp, Công ty mua chịu 47.108 triệu đồng trong khi mới thanh toán 43.252 triệu đồng. Người mua trả tiền trước có sự biến động lớn trong 2 năm gần đây và tăng lên đáng kể. Do hoạt động có uy tín nên đơn vị có khác khoản trả trước của người mua, chủ yếu ở đây là các khoản trả tước do đơn vị nhận hợp đồng gia công, sửa chữa cho khách hàng. Chi phí phải trả và các khoản phải trả, phải nộp khác cũng khá cao song ít có sự biến động trong cả ba năm chủ yếu chỉ là các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Nhìn chung thì các khoản đi chiếm dụng của Công ty khá lớn, nợ vay và phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn, điều này có thể nói rằng đơn vị có uy tín trên thị trường kinh doanh. 4.1.2.2. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu nhìn chung là tăng qua các năm, chủ yếu là do nguồn tự bổ sung tăng liên tục trong năm 2006 với số vốn là 12.911 triệu đồng tăng 1.854 triệu đồng so với 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn nay lại tiếp tục được bổ sung thêm 2.000 triệu đồng nữa. Bên cạnh đó các quỹ cũng được bổ sung qua các năm. Bảng 4.12. Vốn chủ sở hữu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Vốn đầu tư của chủ sở hữu Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ khen thưởng, phúc lợi Lợi nhuận chưa phân phối 11.057 97 227 93 156 12.911 97 227 (8) (195) 14.911 163 252 36 98 1.854 0 0 -101 -351 2.000 66 25 44 293 Tổng 11.630 13.032 15.424 1.402 2.932 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nhìn vào bảng trên, ta thấy nguồn vốn kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu và liên tục gia tăng về tỷ trọng qua các năm. Năm 2005, nguồn vốn kinh doanh hay vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 94% trong tổng vốn chủ sở hữu. Các quỹ không có sự thay đổi trong các năm, phần thay đổi chủ yếu trong 3 năm là do chủ sở hữu tăng cường vốn đầu tư. 4.2. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty ta xem xét tỷ suất tự tài trợ nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như mức độ tự tài trợ của Công ty là rất tốt. Bảng 4.13. Chỉ tiêu đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Nguồn vốn Vốn chủ sở hữu 30.585 11.630 32.329 13.032 41.217 15.408 1.744 1.402 8.888 2.376 Tỷ suất tự tài trợ (%) 38% 40,3% 37,3% 2,3% -3% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của Công ty khá ổn định qua ba năm và ở mức tương đối. Năm 2007 tỷ suất này lại giảm xuống do Công ty vay ngắn hạn thêm làm tăng tổng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hy vọng trong thời gian phấn đấu tới tỷ suất này sẽ được nâng cao hơn nữa để Công ty có đủ khả năng tự tài trợ nguồn vốn hơn nữa để đủ sức, đủ vốn, chủ động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.3. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích 4.3.1. Nhóm hiệu quả sử dụng vốn  Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) Để đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cần phải kết hợp bản chất của ngành với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Ta hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2005 – 2007) trong bảng dưới đây Bảng 4.14. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần 360 31.822 -198 27.854 439 57.620 -558 -3.968 -155 -12,5 637 29.766 321,7 106,9 ROS (%) 1,13 -0,71 0,76 -1,84 -162,8 1,47 207 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.2. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 1.13 -0.71 0.76 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm % ROS Tỷ số này phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn càng cao. Trong năm 2005, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1,13 đồng lợi nhuận, một con số khiêm tốn nhưng lại tiếp tục bị giảm qua các năm, năm 2006 giảm xuống thấp nhất và thậm chí bị âm, điều này không tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2006, tổng doanh thu thấp hơn so với tổng chi phí chính điều này làm cho lợi nhuận bị âm, kéo theo tỷ suất sinh lợi trên doanh thu âm. Sở dĩ tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu là do Đơn vị phải trích khấu hao TSCĐ và trả chi phí cho người lao động trong 6 tháng cuối năm trong khi 6 tháng này Công ty ngưng hoạt động sản suất để sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện phát triển lâu dài. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị âm, vì thực tế trong năm 2006 Công ty ngưng hoạt động nhưng vẫn trích khấu hao làm chi phí tăng điều này mang tính khách quan nên không đáng lo ngại, thực tế đã chứng minh là đúng khi năm 2007 tỷ suất này tăng lên trở lại, tuy tỷ suất sinh lợi không lớn nhưng lại đạt tỷ lệ thay đổi phần trăm rất cao, tăng 207% so với năm 2006. Nhìn chung, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh lợi nhuận đem về là rất thấp, có năm bị âm. Diều này làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của Công ty là rất thấp.  Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản củ đơn vị. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản qua các năm (2005 – 2007) là cần thiết và được thể hiện thông qua bảng và biểu đồ bên dưới. Bảng 4.15. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Tổng tài sản 360 30.585 -198 32.329 439 41.127 -558 1.744 -155 5,7 637 8.798 321,7 27,2 ROA (%) 1,18 -0,61 1,07 -1,79 -151,7 1,68 275,4 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 1.18 -0.61 1.07 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm % ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty không được cao thậm chí còn bị âm trong năm 2006 (-0,61%). Nguyên nhân là trong năm tình hình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả, có những thời kỳ không sản xuất kinh doanh mà vẫn phải trả lương cho công nhân viên, trích khấu hao tài sản cố định, chính các khoản này đã làm cho phần lợi nhuận của Công ty giảm xuống và bị lỗ trong năm. Nhưng đến năm 2007 tỷ số này đã có chiều hướng tốt, tăng 1,68% so với năm 2006 đây là biểu hiện khả quan trong hoạt động kinh doanh cua đơn vị. Nhìn chung, với đồng vốn bỏ ra đầu tư đều có mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng với một tỷ lệ rất thấp, nhưng tăng lên trong năm 2007, đây là tình trạng biểu hiện tốt, do vậy các nhà quản lý Công ty cần tập trung hơn nữa để phát huy sức mạnh, lợi thế để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.  Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng tốt và được hiện cụ thể thông qua bảng dưới đây. Bảng 4.16. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu 360 11.360 -198 13.032 439 15.408 -558 1.672 -155 14,7 637 2.376 321,7 18,2 ROE (%) 3,17 -1,52 2,85 -1,65 -52 1,33 87,2 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.4. thể hiện tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 3.17 -1.52 2.85 -2 -1 0 1 2 3 4 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm % ROE Ta thấy rõ có sự biến động liên tục trong 3 năm qua. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao nhất là năm 2005, đạt 3,17%, tức là cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì đem lại 3,17 đồng lợi nhuận thuần. Nhưng con số này bị âm trong năm 2006 và chỉ đạt -1,52% giảm xuống 1,65% nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 giảm mạnh, chi phí lớn dẫn tới lợi nhuận ròng bị âm làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong năm đạt kết quả không tốt. Nhưng đến năm 2007 tỷ số này lại tăng lên 1,33% và đạt 2,85%, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư kinh doanh đem lại 2,85 đồng lợi nhuận thuần. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã dần ổn định trở lại, và còn phát triển mạnh hơn nữa, thể hiện qua doanh thu trong năm 2007 tăng 107% so với 2006, làm cho lợi nhuận gộp tăng 221%, lợi nhuận ròng tăng 322%, kéo theo sự tăng trưởng của tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là 87,2%. Nhưng nói chung, mức sinh lợi trên vốn cổ phần của Công ty là chưa cao, cao nhất cững chỉ đạt 3,17% chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư là đạt hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh khả quan hơn trong năm 2007, cần phải duy trì và phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Tóm lại, Công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh đã đem lại hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả đạt được là chưa cao. Mặc dù trong năm 2006 Công ty gặp một số khó khăn lớn khiến cho lợi nhuận giảm. Nhưng đây là khó khăn mang tính nhất thời, Công ty ngưng sản xuất để mua sắm trang bị lại tài sản cố định trong khi vẫn phải trích khấu hao tài sản cố định, điều này làm cho tổng chi phí trong năm cao hơn tổng doanh thu trong năm dẫn tới tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả. Trong năm 2007, doanh nghiệp đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực như ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giảm định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu, để giảm chi phí bán hàng xuống mức thấp nhất. Ngoài ra công ty còn cố gắng tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để hiểu rõ về hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ số tài chính, ta sẽ đi vào phân tích Dupont các chỉ số tài chính để hiểu rõ về tỷ suất sinh ợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và các nhân tố tác động lên ROE để từ đó tìm giải pháp tối ưu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay nói các khác là để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.  Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định Tài sản cố định đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Công ty, góp phần tạo ra lợi nhuận cho Công ty, chính vì thế phải đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tài sản cố định để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng phân tích sau. Bảng 4.17. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ 31.822 5.343 27.854 6.611 57.620 8.663 -3.968 1.268 -12,5 23,7 29.766 2.052 106,9 31 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6 4,2 6,7 -1,8 -30 0,7 16,7 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.6. Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định 6 4.2 6.7 0 2 4 6 8 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Lần Hiệu suất sử dụng TSCĐ Tốc độ luân chuyển tài sản cố định của Công ty được đánh giá ở mức trung bình, mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2006 vì tổng tài sản trong năm được dầu tư tăng lên trong khi doanh thu trong năm lại bị giảm xuống, nhưng tốc độ luân chuyển tài sản cố định năm 2007 được tăng lên. Nguyên nhân là do doanh thu trong năm tăng nhanh đạt 57.620 triệu gấp hơn 2 lần so với năm 2006 (doanh thu tăng 106,9% so với 2006) trong khi tổng tài sản cố định tăng 31% chính điều này làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong năm 2007 cao nhất trong 3 năm  Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Bảng 4.18. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Doanh thu thuần Tài sản lưu động 31.822 21.510 27.854 24.846 57.620 28.065 -3.968 3.336 -12,5 15,5 29.766 3.219 106,9 13 Hiệu suất sử dụng TSLĐ 1,5 1,1 2,1 -0,4 -26,7 1 90,9 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.7. Hiệu suất sử dụng Tài sản lưu động 1.5 1.1 2.1 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Lần Hiệu suất sử dụng TSLĐ Số vòng quay tài sản lưu động của Công ty không được cao, và có sự biến động, năm 2006 giảm xuống do doanh thu trong năm thấp, đạt 1,12 vòng. Tình hình khả quan hơn trong năm 2007, khi doanh thu tăng lên 57.620 triệu đồng làm cho vòng quay của TSLĐ tăng lên đạt 2,05 vòng cao nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đang có chiều hướng tốt hơn, làm giảm mức ứ đọng vốn, ít lãng phí vốn. Năm 2007, tốc độ tăng của doanh thu thuần và của lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (doanh thu thuần tăng 106,9%, lợi nhuận ròng tăng 321% so với năm 2006, trong khi tài sản lưu động chỉ tăng 13%). Chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2007 tốt hơn so với năm 2006. Hy vọng trong thời gian tới tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được duy trì và phát huy tốt hơn nữa mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh. 4.3.2. Nhóm chỉ số thanh toán Bảng 4.19. Khả năng thanh toán của Công ty (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản lưu động Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn 24.708 4.072 18.955 24.985 6.374 19.297 31.145 9.138 25.718 277 2.302 342 1,1 56,5 1,8 6.160 2.764 6.421 24,7 43,4 33,3 Tỷ số t.toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh 1,30 1,09 1,29 0,96 1,21 0,86 -0,01 -0,12 -0,8 -11 -0,08 -0,11 -6,2 -11,5 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.8. Khả năng thanh toán của Công ty năm 2005-2007 1.3 1.29 1.211.09 0.96 0.86 0 0.5 1 1.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lần Năm Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán của Công ty phản ánh nguồn vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán khi các khoản nợ đến hạn. Nhìn chung các chỉ số thanh toán của Công ty có sự biến động trong ba năm 2005, năm 2006 và năm 2007. Các chỉ số này giảm trong ba năm, cao nhất đạt 1,30 lần và thấp nhất đạt 0,86 lần. Chứng tỏ rằng, khi các khoản nợ tới hạn trả thì Công ty có thể bỏ ra ngay 0,86 đồng cho một đồng nợ, tuy không đáp ứng việc trả nợ tức thời, song khi các khoản nợ tới hạn trả thì Công ty có thể đáp ứng nhu cầu trả nợ với 1,30 đồng lưu động cho một đồng nợ. Ta sẽ xem xét khả năng thanh toán trong từng năm cụ thể. Năm 2005, tỷ số thanh toán tạm thời và tỷ số thanh toán nhanh là lớn nhất tương ứng đạt 1,30 và 1,09 lần. Tức là trong năm 2005, Công ty hoàn toàn có thể thanh toán nợ khi tới hạn trả. Năm 2006, có sự biến động, hai tỷ số này đều giảm trong năm, nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn trong năm tăng lên, bên cạnh đó nợ ngắn hạn cũng tăng nhưng với mức không đáng kể. Năm 2007, khả năng thanh toán nợ của Công ty tiếp tục giảm nhưng mức giảm không đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn so với mức tăng của tài sản lưu động. Tình hình này được đánh giá là chưa tốt, bởi vì Công ty chưa có khả năng hoàn toàn chủ động trước các khoản nợ khi tới hạn, khả năng huy động các nguồn tiền đáp ứng cho nhu cầu trả nợ là chưa cao, tuy nhiên do uy tín làm ăn lâu dài và có trách nhiệm công ty vẫn chiếm được lòng tin từ các chủ nợ. Ta có biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán lãi vay như sau. Bảng 4.20. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Lãi vay Lợi nhuận trước thuế 541 500 556 -198 1.351 533 15 -698 2,8 -139,6 795 731 143 369 Khả năng thanh toán lãi vay (lần) 1,92 0,64 1,39 -1,28 -66,7 0,75 117,2 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Trong ba năm, năm 2008 khả năng chi trả lãi vay cao nhất đạt 1,92 lần, trong năm này Công ty hoàn toàn có khả năng chi trả lãi vay. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2006, chỉ đạt 0,64 lần, tức là khả năng chi trả lãi vay là rất thấp, do trong năm Công ty kinh doanh lỗ. Tình hình khả quan hơn trong năm 2007, chi số thanh toán lãi vay tăng lên cao và dạt 1,39 lần, trong năm 2007 Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi vay. Biểu đồ 4.6. Khả năng thanh toán lãi vay 1.3 1.29 1.211.09 0.96 0.86 0 0.5 1 1.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Lần Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh Ngoài hai chỉ số trên, để đo lường khả năng thanh toán người ta còn dùng chỉ tiêu vốn luân chuyển – là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của Công ty. Bảng 4.21. Khả năng thanh toán của Công ty theo vốn luân chuyển (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn 24.708 18.955 24.985 19.297 31.145 25.718 277 342 1,1 1,8 6.160 6.421 24,7 33,3 Vốn luân chuyển 5.753 5.688 5.427 -65 -1,1 -261 -4,6 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Vốn luân chuyên dương trong ba năm, tuy nhiên lại bị giảm qua từng năm. Năm 2006, nợ vay ngắn hạn tăng 1,8% trong khi tài sản lưu động chỉ tăng 1,1% làm cho vốn luân chuyển giảm 1,1 % so với năm 2005. để dáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt doang965 sản xuất kinh doanh, năm 2007 Công ty vay nợ ngắn hạn tăng 33,3% làm giảm vốn luân chuyển xống 4,6% so với năm 2006. Nguồn vốn luân chuyển dương, thấp nhất đạt 5.427 triệu đồng năm 2005, điều này cho thấy Công ty có khà năng chi trả nợ khi tới hạn trả. 4.3.3. Nhóm tỷ số hoạt động Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho cần phải kết với điều kiện kinh doanh và chỉ tiêu chung của ngành. Trước tiên ta sẽ làm phép so sánh biểu hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho trong bảng phân tích sau. Bảng 4.22. Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Doanh thu thuần Các khoản phải thu Hàng tồn kho 31.822 18.582 4.072 27.786 16.780 6.374 57.620 20.388 9.138 -4.036 -1.802 2.302 -12.7 -9.7 56.5 29.834 3.608 2.764 107,4 21,5 43,4 Vòng quay các KPT (lần) Vòng quay HTK (lần) 1,71 7,81 16,56 4,36 2,83 6,31 14,85 -3,45 868,8 -44,2 -13,73 1,95 -82,9 44,7% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của công ty ở mức thấp, biến động lớn trong năm 2006, trong năm này do Công ty ngưng hoạt động vào 6 tháng cuối năm do vậy khoản phải thu của khách hàng giảm xuống làm tăng vòng quay của các khoản phải thu, về mặt lý thuyết thì đây là điều đáng mừng, nhưng đối với tình hình thực tế của Công ty thì đây là một biểu hiện không được tốt vì trong năm Công ty đạt doanh thu rất thấp. Năm 2007 vòng quay của các khoản phải thu giảm mạnh do tình hình kinh doanh quay trở lại như 6 tháng đầu năm 2006, và số vòng quay này đạt cao hơn năm 2005, đây là một biểu hiện tốt đối với tình hình Công ty. Nhưng nhìn chung thì tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu của Công ty còn ở mức thấp, kỳ thu tiền bình quân còn ở mức rất cao, chứng tỏ công tác quản lý các các khoản phải thu hoạt động chưa được tốt, bị đơn vị bạn chiếm dụng vốn. Xem xét khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho của Công ty, ta nhận thấy: Tốc độ luân chuyển ở mức trung bình cao nhất là năm 2005, đạt 7,81 lần, và thấp nhất vào năm 2006 đạt 4,36 lần. Tuy nhiên do đặc thù kinh doanh của ngành không có nhu cầu cao về hàng tồn kho nên tốc độ quay của hàng tồn kho được đánh giá là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, để đánh giá các khoản chuyển đổi này một cách chính xác hơn ta xem xét cụ thể tình hình thực tế doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho trong kỳ ta thấy: doanh thu tăng kéo tho các khoản phải thu tăng, vì phần lớn doanh thu của Công ty là doanh thu bán chịu, hàng tồn kho ở mức thấp do ngành nghề kinh doanh không có nhu cầu cao về hàng tồn kho. Sơ đồ 4.1. Phân tích Dupont so sánh các tỷ số tài chính của 2 năm 2005 và 2006 của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang ROA Giảm 151,7% Giảm 6% Tổng nợ Tổng tài sản 1- Chia Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Giảm 162,8% Vòng quay tài sản Giảm 17,19% ROE Giảm 52% Lãi ròng Giảm 155% Doanh thu Giảm 12,5% Doanh thu Giảm 12,5% Tổng tài sản Tăng 5,7% Nhân Giá vốn hàng bán Giảm 11,9% Thuế thu nhập DN Giảm 100% Lãi vay Tăng 2,7% Chi phí hoạt động Giảm 6,6% TS dài hạn Tăng 25% TS Ngắn hạn Tăng 1,1% Tiền Giảm 10,8% Tài sản ngắn hạn khác Giảm 13,4% Hàng tồn kho Tăng 56,5% Khoản phải thu Giảm 9,7% Chia Chia Doanh thu Giảm 12,5% Trừ Tổng chi phí Giảm 10,4% Sơ dồ phân tích Dupont là một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty, trong đó các chỉ số tài chính đều có sự tương tác lẫn nhau. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chúng ta xem xét chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), Sơ đồ Dupont trên thể hiện phần trăm thay đổi các chỉ số tài chính của năm 2006 so với năm 2005. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao chứng tỏ đồng vốn đầu tư vào Công ty đem lại lợi nhuân cao, sơ dồ Dupont trên cũng chính là sự thể hiện phần trăm thay đổi của suất sinh lợi thể hiện qua hai chỉ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và chỉ số (tổng tài sản / vốn cổ phần). Trên cùng là ROE, ROE này là kết quả của ROA nhân cho (Tổng TS/Vốn cp), vì vậy ROE tăng hay giảm là do 2 yếu tố trên quyết định. Muốn tăng ROE thì phải tăng một trong hai nhân tố ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản/vốn cổ phần, tuy nhiên ROA lại phụ thuộc vào các chỉ số phía dưới, vì vậy để cải thiện ROE thì phải cải thiện những nhân tố cơ bản nhất, là những nhân tố ảnh hưởng lên tất cả các nhân tố khác như: Doanh thu, Tổng chi phí, lãi ròng, …, tài sản lưu động, tài sản cố định. Qua sơ đồ phân tích ta nhân thấy rằng: nhân tố tác động tới tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu chính là lợi nhuận ròng (doanh thu-tổng chi phí) và tài sản của Công ty. ROE giảm mạnh là do lợi nhuận ròng giảm mạnh, nó tác động xấu tới tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, như vậy ta cần phải tăng doanh thu, cắt giảm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong năm 2006: phần lớn Công ty chỉ thu được doanh thu từ hoạt động kinh doanh thép, việc kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác không mang lại hiệu quả nên doanh thu thấp. Doanh thu năm 2006 là 27.786 triệu đồng giảm 12,5% do Công ty ngưng sản xuất kinh doanh vào 6 tháng cuối năm làm cho doanh thu giảm 12,5%, trong khi đó các khoản chi phí khấu hao vẫn được trích trong năm làm lãi ròng giảm 155%, dẫn đến tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị âm và giảm 162,8% so với năm trước. Chính điều này làm cho ROA giảm mạnh kéo theo sự giảm sút của ROE, đây chính là những khó khăn nhất thời mà Công ty cần phải vượt qua. Sơ đồ 4.2. Phân tích Dupont So sánh các tỷ số tài chính của 2 năm 2006 và 2007 của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang ROA Tăng 275,4% Tăng 8% Tổng nợ Tổng tài sản 1- Chia Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Tăng 207% Vòng quay tài sản Tăng 62,61% ROE Tăng 87,2% Lãi ròng Tăng 321,6% Doanh thu Tăng 106,9% Doanh thu Tăng 106,9% Tổng tài sản Tăng 27,4% Nhân Giá vốn hàng bán Tăng 100,6% Thuế thu nhập DN Tăng 128% Lãi vay Tăng 143% Chi phí hoạt động Tăng 155,1% TS dài hạn Tăng 35,9% TS ngắn hạn Tăng 24,7% Tiền Giảm 59,3% Tài sản ngắn hạn khác Tăng 1.213,2% Hàng tồn kho Tăng 43,4% Khoản phải thu Tăng 21,5% Chia Chia Doanh thu Tăng 106,9% Trừ Tổng chi phí Tăng 103,5% Trong năm 2007: Tình hình hoạt động bán hàng của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn doanh thu các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đều tăng. - Doanh thu công trình điện, cầu giao thông nông thôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất góp phần nâng cao tổng doanh thu bán hàng, sự gia tăng này một phần là do sự hoạt động trở lại của phân xưởng bê tông, một phần là do trúng nhiều công trình đấu thầu. Bên cạnh đó, giá trị mỗi công trình lại cao hơn trước do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát (chi phí nguyên vật liệu, tiền lương đều tăng). - Doanh thu bán trụ bê tông tăng với tốc độ cao đó là do sau khi ngưng sản xuất để đầu tư trang thiết bị thì năng suất làm việc của phân xương bê tông được nâng lên làm cho sản phẩm trụ sản xuất ra không những tăng về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất nên sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, giá bán sản phẩm trên thị trường lại cao, doanh thu bán trụ tăng lên góp phần đáng kể trong tổng doanh thu bán hàng. Đây là sản phẩm có tính cạnh tranh cao tại thị trường tỉnh Kiên Giang. Vì phần lớn tại Kiên Giang chưa có hộ kinh doanh hay cơ sở sản xuất nào có đủ khả năng tạo ra. - Doanh thu gia công cơ khí, sơn tỉnh điện gần gấp đôi so với năm trước nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng, phần lớn các dịch vụ công ty thực hiện có mức độ phức tạp cao, số lượng lại không thường xuyên, trong 2 năm hoạt động tỷ trọng của nhóm hàng này tương đối ổn định. - Doanh thu kinh doanh thép, ô tô tăng chậm hơn so với các nhóm hàng khác, sản lượng thép bán ra trong năm ít vì có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh đang cạnh tranh giành thị phần nhưng doanh thu của nhóm hàng này vẫn cao hơn so với năm trước do ô tô mới đưa vào thị trường được tiêu thụ nhiều. Sự gia tăng đột biến của doanh thu trong năm 2007, làm cho lợi nhuận ròng tăng vọt, tăng hơn 300%, một con số khả quan, kéo theo là hàng loạt các chỉ số tăng lên như tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) tăng 207%, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tăng 275% và ROE tăng 87,2%. Như vậy nhân tố quyết định nhất tới tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) chính là doanh thu. Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua chỉ tiêu về suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, chỉ số này của đơn vị chưa được cao trong cả ba năm. Và trước tình hình thực tế của đơn vị, ta nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt trong năm vừa qua, các chỉ tiêu liên quan tới hiệu quả sử dụng vốn đã không ngừng được nâng cao. Hy vọng trong thời gian tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được nâng cao hơn nữa. Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG Trong môi trường canh tranh đầy khốc liệt của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn vốn là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.Việc sử dụng có hiệu quả vốn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý vốn. Trên cơ sở phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang, cùng với việc phân tích Dupont em thấy: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn thể hiện qua tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty cần đặc biệt chú trọng nâng cao chỉ số ROE của Công ty bằng cách: Tăng doanh thu: Nhìn chung bằng những nỗ lực, cố gắng hết mình, Công ty không những đã đưa tổng doanh thu thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra mà còn tăng dần qua các năm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp trong cùng ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên với xu thế mở cửa hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành là không thể tránh khỏi, do đó Công ty cần có những biện pháp đối phó nhất là đối với các đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh thép. Ngoài ra, Công ty cũng cần tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ ô tô đang phát triển, khai thác tốt điểm mạnh của mình trong lĩnh vực sản xuất trụ - sản phẩm chủ lực của Công ty để không ngừng nâng cao doanh số bán ra. Như vậy để tăng doanh thu thì yêu cầu trước tiên là tăng lượng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Giảm chi phí: Tổng chi phí tại công ty qua 2 năm có xu hướng tăng sự gia tăng này chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu mua vào có giá cao nên giá vốn hàng bán cao. Do đó Công ty cần phải có chính sách thu mua và tồn trữ nguyên vật liệu hợp lý để có thể kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán, nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, tổng chi phí tăng còn do sự gia tăng quá lớn trong chi phí lãi vay. Đây cũng nhân tố Công ty cần xem xét kỹ khi quyết định đi vay, làm sao cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất Bên cạnh đó, không nên quá chú trọng vào việc đầu tư tài sản lưu động. Khoản tài sản lưu động dư thừa không tạo ra nhiều lợi nhuận cần phải được cắt giảm một cách hợp lý, cụ thể như sau: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty phải hạch toán đúng giá trị thực tế của vật tư, hàng hóa theo giá cả thị trường. Định kỳ kiểm kê đánh giá lại vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền để xác định vốn lưu động hiện có đồng thời đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý. Tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa cho phép mà không cần tăng thêm vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn. Đặc biệt chú trọng vào công tác tổ chức theo dõi và đôn đúc thu hồi công nợ tránh tình trạng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Ngoài ra, trong thời gian tới Công ty mở rộng quy mô hoạt động, để tăng doanh thu thì nhất thiết các khoản phải thu cũng tăng, mà các khoản phải thu cũng có tác động mạnh đến các chỉ tiêu sinh lợi, do đó: (1)các nhà quản lý của Công ty cần phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó đi đến quyết định có nên cung cấp tín dụng thương mại hay không, (2)hoặc Công ty nên có chính sách tín dụng hấp dẫn hơn dành cho khách hàng như tăng chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán lên để khách hàng sẽ tận dụng khoản ưu đãi này từ đó khoản phải thu của công ty sẽ giảm, (3)bên cạnh đó, xác định số dư các khoản phải thu cũng là một biện pháp hay, vì nó phản ánh cho nhà quản lý thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ Công ty là bao nhiêu. Đồng thời, Công ty cũng cần xem xét đến yếu tố mùa vụ, tức là trong mùa khô các khoản phải thu của Công ty gia tăng do nhu cầu xây dựng nhiều, do vậy để có thêm nhiều khách hàng mới, khách hàng lớn Công ty nên có những quyết định đúng đắn nhằm làm cho các khoản phải thu được sử dụng hiệu quả. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Sử dụng vốn cố định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, vốn cố định có đặc điểm là sử dụng trong dài hạn và chi phí sử dụng được chuyển dần vào hàng hóa. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phải có kế hoạch xây dựng kết cấu tài sản cố định một cách hợp lý. Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nên việc xác định rõ cơ cấu TSCĐ sẽ góp phần lớn vào thành công trong kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, phải sử dụng hợp lý quỹ khấu hao tài sản cố định và có phương án sử dụng hay thanh lý đối với những tài sản cố định hoạt động với công suất thấp, kém hiệu quả. Hiện nay do Công ty tập trung đầu tư mở rộng quy mô nên khoản quỹ khen thưởng bị cắt giảm (do đây là khoản khen thưởng đã thành thông lệ, tức là một năm Công ty sẽ khen thưởng vào giữa và cuối mỗi năm) vì thế Công ty nên có biện pháp nhằm làm cho nguồn quỹ này không bị giảm để kịp thời khích lệ tinh thần của công nhân viên, nghĩa là có đầu tư mở rộng nhưng nhất thiết phải có thưởng, dù ít cũng được. Do vậy việc đầu tư mở rộng là cần thiết, nhưng việc khen thưởng cũng quan trọng không kém cho sự thành công của Công ty. Bởi vậy Công ty nên vay vốn dài hạn hay tiến hành cổ phần hoá là hết sức cần thiết trong giai đoạn này để tài trợ cho việc đầu tư mở rộng quy mô. Ban lãnh đạo nên tạo mối quan hệ thân thiện đối với các nhân viên, phát động phong trào thi đua sản xuất, sáng kiến, cải tiến ký thuật,… Từ đó cũng góp phần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, phát huy tính năng động trong cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó công ty nên để cho các nhân viên nói lên ý kiến, tâm tư và nguyện vọng của họ về chế độ làm việc, nghỉ nghơi, các hình thức về thưởng phạt, tuyển dụng nhân sự, hay những sai sót của ban lãnh đạo,…bằng cách bỏ phiếu kín khoảng 3 tháng thực hiện một lần, hoặc bằng hình thức gửi thư nặc danh. Qua đó, Công ty có thể thu thập được những thông tin hữu ích nhằm cải thiện tình hình hiện tại cũng như giúp cho sự phát triển ổn định lâu dài. PHẦN KẾT LUẬN Cùng với xu thế hội nhập của cả nước trong nền kinh tế thị trường nhiều khó khăn và thử thách. Tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Công ty, và tinh thần làm việc của tất cả các Công Nhân Viên trong Công ty mà Công ty đã vượt qua được những trở ngại trước mắt và vươn lên có chỗ đứng trên thị trường trong cả nước. Công ty luôn đạt doanh thu cao trong năm gần đây, năm 2007 doanh thu của Công ty đạt xấp xỉ 57.620 triệu đồng, cao nhất từ trước tới nay, gần gấp 2 lần doanh thu của năm 2006 và thu về nguồn lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, trong năm 2007 này nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên gần 3.000 triệu đồng chủ yếu là từ nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu. Tuy nhiên, qua phân tích ta cũng nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là chưa cao, cần phải không ngừng khai thác và phát huy sức mạnh, lợi thế về tính đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Trong hoàn cảnh như hiện tại, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì Công ty cần phải tăng doanh thu và đồng thời cắt giảm chi phí một cách hiệu quả và hợp lý hơn nữa để có thể cạnh tranh với các Công ty cùng ngành, và có thể đứng vững trên thị trường. Hy vọng trong thời gian tới đơn vị sẽ sử dụng nguồn vốn ngày càng hiệu quả hơn trước và khi đối mặt với những thách thức, gian nan mới Công ty sẽ vượt qua được và chiến thắng, vững vàng bước vào xu thế hội nhập Quốc Tế. PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán (năm 2005 – 2007) Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN 100 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 24,707,856,065 24,984,756,882 31,145,602,261 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1,974,530,871 1,761,289,325 716,449,195 1. Tiền 111 1,974,530,871 1,761,289,325 716,449,195 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 18,581,949,998 16,780,351,778 20,388,162,742 1. Phải thu khách hàng 131 14,365,289,941 12,929,224,056 16,904,253,879 2. Trả trước cho người bán 132 569,694,717 2,204,772,887 1,799,035,188 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 3,361,198,725 1,133,459,923 1,133,459,923 5. Các khoản phải thu khác 135 285,766,615 512,894,912 551,359,752 IV. Hàng tồn kho 140 4,071,960,196 6,374,380,165 9,138,330,149 1. Hàng hóa tồn kho 141 4,071,960,196 6,374,380,165 9,138,330,149 V. tài sản ngắn hạn khác 150 79,415,000 68,735,614 902,660,175 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 79,415,000 68,735,614 116,795,280 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 785,864,895 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 5,877,057,677 7,344,140,595 9,981,187,759 II. Tài sản cố định 220 4,198,689,091 5,681,328,864 9,399,438,802 1. Tài sản cố định hữu hình 221 3,805,669,849 4,915,081,837 9,282,040,842 Nguyên giá 222 6,215,184,463 7,810,236,004 12,885,658,441 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -2,409,514,614 -2,895,154,167 -3,603,617,499 3. Tài sản cố định vô hình 227 56,333,333 - - Nguyên giá 60,000,000 - - Giá trị hao mòn lũy kế -3,666,667 - - 4. Chi phí dây dựng cơ bản dở dang 230 393,019,242 766,247,027 61,064,527 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - 1,206,000,000 - 3. Đầu tư dài hạn khác 258 - 1,206,000,000 - V. Tài sản dài hạn khác 260 1,678,368,586 456,811,731 581,748,957 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 1,678,368,586 456,811,731 581,748,957 3. Tài sản dài hạn khác 268 1,500,000,000 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 30,584,913,742 32,328,897,477 41,126,790,020 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Bảng cân đối kế toán(tiếp theo) NGUỒN VỐN MÃ SỐ NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 A. NỢ PHẢI TRẢ 300 18,954,706,252 19,297,123,144 25,718,462,385 I. Nợ ngắn hạn 310 18,954,706,252 19,297,123,144 25,632,542,236 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 5,640,082,840 6,614,268,307 7,000,000,000 2. Phải trả người bán 312 2,936,345,835 3,045,168,100 6,494,030,750 3. Người mua trả tiền trước 313 766,132,913 2,313,208,173 2,975,556,850 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 917,249,174 168,009,171 59,706,196 5. Phải trả người lao động 315 468,596,116 -127,045,473 272,181,390 6. chi phí phải trả 316 3,874,877,907 2,984,263,083 3,237,748,124 9. Các khoản p.trả phải nộp ngắn hạn khác 319 4,351,421,467 4,299,251,783 5,593,318,926 II. Nợ dài hạn 330 - - 85,920,149 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - - 85,920,149 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 11,630,207,490 13,031,774,333 15,408,327,635 I. Vốn chủ sở hữu 410 11,537,004,320 13,039,969,333 15,423,898,938 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 11,056,957,933 12,910,726,863 14,910,726,863 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 97,283,124 97,283,124 162,983,600 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 227,304,252 227,304,252 251,637,762 10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 155,459,011 -195,344,906 98,550,713 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 93,203,170 -8,195,000 -15,571,303 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 93,203,170 -8,195,000 -15,571,303 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 30,584,913,742 32,328,897,477 41,126,790,020 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (năm 2005 – 2007) Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 31,821,536,854 27,854,181,539 57,619,710,906 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3 -68,238,369 3. Doanh thu thuần về bàn hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03) 10 31,821,536,854 27,785,943,170 57,619,710,906 4. Giá vốn hàng bán 11 29,433,337,647 26,220,177,703 52,587,294,476 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 2,388,199,207 1,565,765,467 5,032,416,430 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 393,733,266 263,845,356 308,135,549 7. Chi phí tài chính 22 541,445,050 660,952,635 1,532,207,863 _Trong đó: Lãi vay phải trả 23 541,445,050 556,276,111 1,351,508,010 8. Chi phí bán hàng 24 541,239,423 319,193,587 1,140,471,559 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1,255,403,157 1,141,737,813 2,169,488,276 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25) 30 443,844,843 -292,273,212 498,384,281 11. Thu nhập khác 31 83,925,799 223,397,218 403,350,509 12. Chi phí khác 32 27,343,048 129,046,935 368,424,473 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 56,582,751 94,350,283 34,926,036 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 500,427,594 -197,922,929 533,310,317 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 140,119,726 94,630,315 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 360,307,868 -197,922,929 438,680,002 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO o Huỳnh Đức Lộng. 1997. Phân tích hoạt động kinh doanh. TPHCM: NXB thống kê. o Nguyễn Hải Sản. 2003. Quản trị tài chính. TPHCM: NXB thống kê. o Thạc sĩ: Trần Ngọc Thơ. 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. TPHCM: NXB thống kê. o Thạc sĩ: Bùi Văn Dương. 2000. Kế toán doanh nghiệp lập và phân tích báo cáo tài chính. TPHCM: NXB thống kê. o JOSETTE, PYMAR. 2000. Phân tích tài chính doanh nghiệp. TPHCM: NXB thống kê. o Các bài luận văn của các anh chị khóa I, II, III.IV - Trường Đại học An Giang. o Các tài liệu của Công ty cung cấp o Tạp chí khoa học kinh tế. Số 186 – Tháng 4/2006. Phát triển kinh tế. Đại học Kinh Tế TPHCM. Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG.pdf
Luận văn liên quan