PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hệ thống khuyến nông Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Qua 14 năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Khuyến nông là một quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến cho họ những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí trong cộng đồng nông thôn.
Nhìn lại những năm qua từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đặc biệt là sau khi Quyết định 13/CP của Chính phủ được đưa vào thực hiện thì nông nghiệp nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Trước đây, sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân cả nước. Đến nay ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Hàng năm cả nước sản xuất được trên dưới 40 triệu tấn lương thực và một khối lượng rất lớn các nông sản khác. Điều đó đã chứng tỏ sự quan tâm kịp thời và đúng đắn của Đảng, Chính phủ đối với ngành nông nghiệp và trong đó khuyến nông có vai trò quan trọng.
.
90 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông dân. Thất bại này là bài học quý báu cho việc xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông ở Yên Thế trong thời gian tới.
4.2.2.4.2. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ngành chăn nuôi
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi là ngành đang ngày càng được chú trọng ở Yên Thế. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng 17 như sau:
Qua bảng 17 ta thấy, hoạt động xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi trong 3 năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hầu như tất cả các mô hình đều được gia tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng đàn vật nuôi. Bà con nông dân trên địa bàn huyện ngày càng quan tâm đến sản xuất chăn nuôi và KTTB trong chăn nuôi mà khuyến nông đưa vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn.
Yên Thế có đặc điểm của một huyện miền núi, khá thuận lợi cho việc chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản. Tuy nhiên hầu hết đàn bò hiện đang nuôi trong các hộ dân đều là loại bò cóc vàng địa phương. Giống bò này có thể vóc nhỏ, nuôi chậm lớn. Nhận rõ điều này trạm khuyến nông Yên Thế đã phối hợp với TTKNKL tỉnh Bắc Giang thực hiện mô hình cải tạo đàn bò bắt đầu từ năm 2003. Thực hiện mô hình này bằng 2 phương pháp là thụ tinh nhân tạo và cho bò nhảy trực tiếp, cùng với đó là cung ứng và thực hiện nuôi bò đực giống mới tại địa phương. So sánh năm 2004 với năm 2006 thì số lượng bò cải tạo được thụ thai theo 2 phương pháp trên tăng từ 1.198 con lên 1.915 con (tăng 59,85%) và số lượng bò đực giống trong mô hình tăng từ 3 lên 6 con. Kết quả các mô hình được các chủ hộ nuôi bò đánh giá có nhiều khả quan phát triển trong thời gian tới.
Song song với chương trình cải tạo đàn bò là chương trình cải tạo - phát triển đàn lợn theo hướng nạc hoá. Thực hiện chương trình này cũng có 2 phương pháp là nuôi lợn nái nội theo hướng lai kinh tế và nuôi lợn nái ngoại, cùng với đó là chương trình nuôi lợn thịt F1 ngay trong các mô hình. Các mô hình này đã góp phần tích cực vào nâng cao tỷ lệ nạc của đàn lợn đang nuôi trên địa bàn huyện.
Trong 3 năm trở lại đây việc chăn nuôi gà ở Yên Thế thực sự đã đem lại sắc thái mới cho SXNN của huyện. Đáng kể nhất là nuôi gà theo hình thức thả đồi, thả vườn hay bán chăn thả. Sự thành công của việc nuôi gà được thể hiện bằng sự tăng lên của số lượng gà và tăng lên của giá trị sản xuất ngành chăn nuôi này (đã được thể hiện qua bảng 5). Tuy nhiên có một số tồn tai đó là: (1) Các giống gà được nuôi chưa thật đảm bảo về chất lượng con giống; (2) Gà con thường được nhập về từ các huyện bạn; (3) Ý thức vệ sinh phòng dịch của bà con còn chưa cao. Trước thực trạng đó và với mục tiêu từng bước khắc phục những hạn chế nói trên 3 năm qua trạm khuyến nông huyện đã và đang thực hiện song song các chương trình phát triển đàn gà với quy mô ngày càng lớn. Năm 2004 huyện đã đưa 6000 con gà Kabir chất lượng cao vào nuôi thí điểm tại xã Bố Hạ. Tiếp đó là thực hiện các mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi gà bố mẹ rất thành công tại 1 số xã trong huyện vào các năm 2005 và 2006. Qua tham quan trực tiếp và tổng kết các mô hình này cho thấy lợi nhuận thu được là khá cao (tính BQ nuôi 500 con gà sau 4 tháng bán trừ chi phí còn lãi 15 Trđ), từng bước tự túc được giống gà con, công tác vệ sinh phòng dịch tốt và được bà con đánh giá cao.
Trong các mô hình trình diễn về CN-TS cũng phải kể đến sự thành công của các mô hình ương nuôi cá giống và nuôi cá thịt. Ba năm gần đây trạm khuyến nông huyện đã thực hiện xây dựng một số mô hình trình diễn thuỷ sản với các loại cá như: Rô phi đơn tính, Chim trắng, Chép lai… Năm 2004, các mô hình này đã ương nuôi được 250.000 con cá các loại thì đến năm 2006 số lượng ương nuôi được đã tăng lên 260.000 con (đạt 104%). Phần lớn số cá con này được cung ứng cho bà con có nhu cầu về cá giống trên địa bàn huyện. Phần còn lại Trạm đã chỉ đạo các hộ dân nuôi trong các mô hình. Kết quả sau 6 tháng nuôi cá sinh trưởng - phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra, trọng lượng trung bình cá rô phi đạt 300 - 450 g/con, cá chép đạt 400 - 450 g/con. Riêng cá chim trắng do mới được thử nghiệm nuôi nên khối lượng đạt không đồng đều từ 500 - 1000 g/con. Với kết quả này đã được bà con nông dân đánh giá cao, hưởng ứng nhiệt tình, góp phần khích lệ nông dân chuyển đổi diện tích một lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra để tăng cường thụ phấn cho các loại cây trồng và các loại cây khác, tận dụng diện tích vườn bãi rộng, Trạm khuyến nông cũng xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong nội tới các hộ dân. Kết quả của mô hình này là rất khả quan, nguồn mật thu được chất lượng cao cung cấp cho thị trường và tăng thu nhập cho các hộ dân.
Nói tóm lại: thông qua các mô hình trình diễn về chăn nuôi trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật cho đông đảo bà con nông dân các giống vật nuôi cho năng suât và chất lượng cao hơn hẳn các giống cũ. Bằng việc thực hiện các mô hình này hoạt động công tác khuyến nông của trạm đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.
4.2.3. Tác động của khuyến nông đến KQSX nông nghiệp của huyện
4.2.3.1. Tác động về mặt kinh tế
Hoạt động khuyến nông đã có tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu GTSX, cơ cấu mùa vụ, diện tích, năng suât cây trồng và số lượng, chất lượng đàn vật nuôi. Cụ thể các tác động này được thể hiện như sau:
4.2.3.1.1. Biến đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Để đánh giá được sự tác động của khuyến nông đến cơ câu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua chúng tôi tiến hành thu thập và nghiên cứu số liệu thống kê của các năm 1997, 2005 và 2006. Trong đó năm 1997 coi như chưa có tác động của khuyến nông đến sản xuất, 2 năm trở lại đây được xem là những năm khuyến nông có tác động mạnh nhất.
Bảng 18: Biến đổi cơ cấu giá trị trong sản xuất nông nghiệp của Yên Thế
CHỈ TIÊU
1997
2005
2006
GT(trđ)
CC(%)
GT(trđ)
CC(%)
GT(trđ)
CC(%)
Tổng GTSX nông nghiệp
96258
100.00
273635
100.00
282679
100.00
1. Trồng trọt
80894
84.04
172911
63.19
155222
54.91
2. Chăn nuôi - thuỷ sản
7416
7.70
73197
26.75
97750
34.58
3. Lâm nghiệp
7748
8.05
20215
7.39
22064
7.80
4. Dịch vụ nông nghiệp
200
0.21
7312
2.67
7643
2.70
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thế
Qua bảng 18 ta thấy, năm 1997 khi chưa có hoạt đông khuyến nông thì cơ cấu về giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng rất lớn so với các ngành khác (chiếm 84,04%). Đặc biệt khi đó Yên Thế còn có phần diện tích khá lớn là rừng, chủ yếu là các loại cây lấy gỗ. Do quá trình khai thác rất mạnh tay mà năm 1997 GTSX của ngành lâm nghiệp còn cao hơn cả ngành CN-TS. Sau khi được thành lập trạm khuyến nông huyện Yên Thế với nhiều hoạt động tích cực của mình, nhất là mấy năm trở lại đây tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt giảm mạnh, ngược lại các ngành CN-TS và DVNN lại tăng lên đáng kể. Tuy nhiên cũng có thể thấy ngay những bất ổn còn hiện rõ trên những sự gia tăng này đó là: (1) GTSX ngành CN-TS năm 2006 tăng đột biến so với năm trước là nhờ việc chăn nuôi gà ở Yên Thế đã thắng lớn; (2) GTSX ngành DVNN năm 2006 còn chiếm tỷ trọng quá thấp (2,70%). Chính sự thiếu cân đối này đã và đang đặt ra cho chính quyền và nhân dân toàn huyện cần có biện pháp nhằm phát triển đồng bộ ngành CN-TS, đồng thời nâng cao GTSX ngành DVNN trong thời gian tới.
4.2.3.1.2. Biến đổi cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng vật nuôi
Bảng 19 thể hiện tác động của hoạt động khuyến nông đến các yếu tố diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi 2 năm gần đây và so với năm 1997.
Bảng 19: KQSX một số sản phẩm nông nghiệp huyện vài năm gần đây
CHỈ TIÊU
ĐVT
1997
2005
2006
So sánh
05/97
06/05
I. Trồng trọt
1. Cây lúa
+ Diện tích
Ha
7246
6549
6487
90.38
99.05
+ Năng suất
Tạ/ha
37.18
46.18
46.74
124.21
101.21
+ Sản lượng
Tấn
26942
30246
30320
112.26
100.24
2. Cây ngô
+ Dích
Ha
1388
1422
1413
102.45
99.37
+ Năng suất
Tạ/ha
26.21
31.48
31.72
120.11
100.76
+ Sản lượng
Tấn
3638
4477
4482
123.06
100.11
II. Chăn nuôi
1. Tổng đàn trâu
Con
12778
10852
9921
84.93
91.42
2. Tổng đàn bò
Con
2066
4007
5892
193.95
147.04
3. Tổng đàn lợn
Con
40298
60847
71803
150.99
118.01
4. Tổng đàn gia cầm
Con
525000
880000
2263000
167.62
257.16
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thế
Qua bảng 19 ta thấy, diện tích lúa năm 2005 chỉ bằng 90,38% so với năm 1997 nhưng do năng suất cao hơn nên sản lượng năm 2005 vẫn cao hơn năm 1997 là 12,26%. Tiếp đó năm 2006 diện tích lúa tiếp tục giảm nhưng sản lượng vẫn tăng 0,24% do năng suất năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 1,21%. Với cây ngô, năm 2005 diện tích tăng 2,45%, năng suất tăng 20,11% nên sản lượng cũng tăng tới 23,06% so với năm 1997. Tiếp đó năm 2006 cho dù diện tích giảm 0,67% nhưng do năng suất tiếp tục tăng 0,76% nên sản lượng ngô cũng tăng 0,11% so với năm 2005.
Như vậy cho dù diện tích trồng trọt đang có chiều hướng giảm nhưng nhờ có tác động của khuyến nông làm cho năng suất cây trồng cao hơn trước cho nên sản lượng lương thực ở Yên Thế 2 năm gần đây vẫn cao hơn nhiều so với năm 1997 (khi ấy chưa có khuyến nông). Vì vậy đã tạo điều kiện cho việc chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng có hiệu quả hơn.
Trong chăn nuôi, tác động của công tác khuyến nông là rất lớn thể hiện qua bảng 19. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2006 tăng hơn hẳn so với năm 1997: Đàn bò năm 2005 là 4.407 con tăng 93,95% so với năm 1997. Đàn lợn tăng 50,99%; đàn gia cầm tăng 67,62%. Đặc biệt năm 2006 (chỉ sau 1 năm) đàn gia cầm tăng tới 157.16% so với năm 2005.
Cũng có thể thấy rằng đàn trâu hiện nay đã giảm đáng kể về số lượng so với năm 1997 (giảm 22,36%). Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là do hiện nay việc sử dụng máy móc trong làm đất đã trở lên phổ biến, nhu cầu về sức kéo trâu bò không lớn. Vì vậy việc chăn nuôi gia súc đang chuyển dịch theo hướng lấy thịt. Không chỉ thế, chất lượng đàn gia súc gia cầm cũng có bước phát triển đáng kể. Bằng chứng là việc nuôi bò lấy thịt, nuôi lợn theo hướng nạc hoá và nuôi gà bán chăn thả - quy mô bán công nghiệp đã trở nên phổ biến ở Yên Thế.
Có thể nói công tác khuyến nông những năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc làm tăng GTSX nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thế.
Để làm rõ hơn những biến đổi trong hiệu quả SXNN nhờ tác động của khuyến nông chúng tôi tiến hành so sánh theo bảng sau (tính cho năm 2004).
Bảng 20: So sánh hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng
(ĐVT: tạ/ha, 1000đ/ha)
GIỐNG
Tổng
chi
Sản lượng
Tổng thu trừ
chi phí
Tạ
Thành tiền
I. Lúa
1. Nhị ưu 838
2424
58
12600
10176
2. Khang dân 18
1989
52
10400
8411
II. Ngô
1. CP 999
4098
42
10500
6402
2. Ngô địa phương
3536
30
7200
3664
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Thế
Qua bảng 20 ta thấy: cứ sản xuất 1 ha lúa Nhị ưu 838 chi phí cao hơn 435 nghìn đồng nhưng lại cho thu nhập cao hơn 2.200 nghìn đồng so với 1 ha lúa KD18. Tính chung công lao động cho 1 ha lúa là 4.000 nghìn đồng thì 1 ha Nhị ưu 838 lãi cao hơn 1 ha lúa KD18 là 1.765 nghìn đồng. Cứ 1 ha ngô lai CP999 chi phí cao hơn 562 nghìn đồng nhưng lại cho thu nhập cao hơn 3.300 nghìn đồng so với trồng giống ngô địa phương. Tính chung công lao động cho 1 ha ngô là 3.000 nghìn đồng thì 1 ha CP999 lãi cao hơn 1 ha ngô địa phương là 2.738 nghìn đồng. Như vậy trồng lúa Nhị ưu 838, ngô lai CP999 đạt hiệu quả kinh tế cao hơn lúa KD18 và giống ngô địa phương. Đây là hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng cần được phát huy ở Yên Thế.
4.2.3.2. Tác động về mặt xã hội và môi trường
Bên cạnh việc thực hiện chuyển giao KTTB về nông nghiệp tới cho người dân thì khuyến nông còn thực hiện việc truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đề cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân. Khuyến nông đảm nhận việc khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân xanh để bón cho cây trồng, tuyên truyền làm chuồng trại xa nhà, khuyến cáo khai thác và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.
Trong vài năm trở lại đây trạm khuyến nông huyện Yên Thế thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin tuyên truyền, các mô hình trình diễn đã hướng dẫn bà con nông dân biết cách pha chế và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y đúng liều lượng và đúng cách. Đặc biệt năm 2005 trạm đã phối hợp với BQL dự án giảm nghèo huyện, tổ chức WB thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật xây dựng 10 hầm BIOGAS ở 2 xã Phồn Xương, Tam Tiến góp phần xử lý tốt lượng chất thải của các trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn. Nhờ vậy mà hiện nay rất nhiều hầm BIOGAS đã được xây dựng ở các xã từ đó tạo hiệu ứng tích cực khắc phục tình trạng môi trường xuống cấp ở nhiều nơi trong huyện.
4.2.4. Tác động của khuyến nông đến SXNN ở Bố Hạ, Đồng Kỳ và Tân Sỏi
Để đánh giá rõ hơn ảnh hưởng của công tác khuyến nông đến sản xuất nông nghiệp ở các xã và các hộ dân, chúng tôi tiến hành điều tra phân tích kết quả sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi ở 3 xã Bố Hạ, Đồng Kỳ, Tân Sỏi. Tuy 3 xã có nhiều đặc điểm giống nhau để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng điểm khác nhau ở đây là 3 xã có tình hình hoạt động khuyến nông là khác nhau (cụ thể đã thể hiện qua bảng 6). Vì thế những ảnh hưởng của công tác khuyến nông đến tình hình sản xuất ở các xã là khác nhau.
4.2.4.1. Tác động trong trồng trọt
Những tác động của khuyến nông đến diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng trên địa bàn 3 xã được thể hiện qua bảng 21:
Qua bảng 21 cho thấy, hoạt động khuyến nông tác động đến diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng ở cả 3 xã là không rõ rệt. Một số loại cây trồng không những không tăng mà còn giảm về cả 3 chỉ tiêu nói trên. Nguyên nhân của việc này có thể gồm: (1) Trong 3 năm gần đây một số diện tích đất nông nghiệp ở 3 xã này đã được chuyển mục đích sử dụng, làm giảm diện tích gieo trồng các loại cây này; (2) Năng suất lúa, ngô và đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nước tưới. Trong khi đó năm 2006 trên địa bàn huyện đã nhiều lần xảy ra hạn nặng, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng; (3) Năm 2006, tình trạng mất mùa Vải xảy ra không chỉ ở 3 xã này mà trên toàn huyện; (4) Từ đó làm cho sản lượng cây trồng đạt thấp hơn dự kiến.
CÂY
Xã
DT (ha)
NS (tạ/ha)
SL (tấn)
2005
2006
2005
2006
2005
2006
Lúa
Bố Hạ
415.0
403.3
46.6
45.3
1933
1827
Đồng Kỳ
411.1
410.0
49.0
47.8
2016
1958
Tân sỏi
362.2
361.0
46.3
45.3
1678
1635
Ngô
Bố Hạ
72.1
66.2
33.4
32.6
241
216
Đồng Kỳ
129.4
88.8
33.5
30.7
434
273
Tân sỏi
62.3
65.4
31.8
30.7
198
201
Rau xanh
Bố Hạ
49.6
33.4
108.3
127.2
537
425
Đồng Kỳ
48.8
67.6
106.8
130.2
521
880
Tân sỏi
31.6
35.9
123.1
127.9
389
459
Đậu tương
Bố Hạ
11.4
20.0
16.0
14.5
18
29
Đồng Kỳ
12.8
5.8
15.9
15.5
20
9
Tân sỏi
2.9
6.1
15.2
14.8
4
9
Lạc
Bố Hạ
19.3
35.6
16.6
17.1
32
61
Đồng Kỳ
33.0
22.2
17.9
16.2
59
36
Tân sỏi
60.1
57.9
21.0
16.4
126
95
Vải thiều
Bố Hạ
95.5
95.5
15
6
143
48
Đồng Kỳ
206.3
206.3
12
5
248
103
Tân sỏi
149.6
149.6
17
4
254
60
Bảng 21: Tác động của KN đến Diện tích, Năng suất, Sản lượng cây trồng ở 3 xã Bố Hạ, Đồng Kỳ và Tân Sỏi
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thế
Mặc dù với 3 xã này có các hoạt động khuyến nông ngành trồng trọt được triển khai theo các kênh khác nhau, mức độ tập trung cũng khác nhau nhưng bà con nông dân khi tiến hành sản xuất trên mảnh ruộng của mình lại thường áp dụng các kinh nghiệm sản xuất sẵn có. Do vậy khi khuyến nông thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật với các giống cây mới thì nông dân không áp dụng ngay. Cho nên chúng ta chưa thể thấy hết được những tác động của khuyến nông trong trồng trọt ở 3 xã này.
4.2.4.2. Tác động trong chăn nuôi
Ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông trong chăn nuôi là rất khác nhau trên địa bàn 3 xã. Nguyên nhân của những tác động khác nhau này là sự tham gia của các doanh nghiệp vật tư, thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV, các dự án quốc tế và đặc biệt là sự tham gia của người dân vào hoạt động khuyến nông. Trong 3 xã điểm nghiên cứu chúng tôi thấy xã Đồng Kỳ có hoạt động khuyến nông do các doanh nghiệp tổ chức rất thường xuyên và tập trung vào con lợn và con gia cầm. Vì vậy mà hai loại vật nuôi này của Đồng Kỳ năm 2006 tăng rất cao so với năm 2005. Điều này là không có được ở các xã lân cận. Bên cạnh đó xã Tân Sỏi với những CLBKN hoạt động khá hiệu quả cũng làm cho đàn vật nuôi của xã này năm 2006 tăng lên ở mức khá cao so với năm 2005. Trong khi đó xã Bố Hạ chỉ có các chương trình khuyến nông của kênh khuyến nông Nhà nước nên số lượng đàn vật nuôi năm 2006 so với năm 2005 tăng ở mức thấp hơn hai xã kể trên.
Bảng 22: Tác động của KN đến số lượng và sản lượng đàn vật nuôi ở 3 xã
ĐVT: Con
VẬT NUÔI
Xã
Năm 2005
Năm 2006
Trâu
Bố Hạ
472
472
Đồng Kỳ
561
612
Tân sỏi
447
473
Bò
Bố Hạ
169
291
Đồng Kỳ
121
154
Tân sỏi
127
167
Lợn (không kể lợn sữa)
Bố Hạ
3998
3974
Đồng Kỳ
3988
7053
Tân sỏi
3035
4257
Gia cầm
Bố Hạ
41900
88900
Đồng Kỳ
92190
237000
Tân sỏi
36876
95500
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thế
4.2.5. Đánh giá chung về hoạt động khuyến nông ở Yên Thế
4.2.5.1. Đánh giá của cán bộ khuyến nông
Để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động khuyến nông ở Yên Thế chúng tôi đã tiến hành thảo luận với 25 CBKN đang làm việc tại trạm và các xã. Kết quả thảo luận được thể hiện qua bảng 23 như sau:
Bảng 23: Tổng hợp kết quả thảo luận với CBKN
CHỈ TIÊU
Số lượng
CC(%)
Tổng số CBKN
25
100,00
1. Chuyên ngành đào tạo
-
-
- Trồng trọt
8
32,00
- Chăn nuôi - thú y
9
36,00
- Lâm nghiệp
4
16,00
- Kinh tế nông nghiệp
4
16,00
2. Số năm công tác
-
-
- Trên 10 năm
3
12,00
- Từ 5 đến 10 năm
1
4,00
- Từ 1 đến 5 năm
21
84,00
3. Đánh giá về công việc
-
-
- Thú vị
18
72,00
- Bình thường
6
24,00
- Nhàm chán
1
4,00
4. Khả năng gắn bó với công việc
-
-
- Lâu dài
20
80,00
- Làm bán thời gian
4
16,00
- Sắp chuyển công tác
1
4,00
5. Các hình thức tiến hành công việc
-
-
- Sử dụng phương pháp nhóm là chủ yếu
21
84,00
- Sử dụng phương pháp cá nhân là chủ yếu
4
16,00
- Sử dụng phương pháp truyền thông đại chúng
0
-
6. Thu nhập hiện tại
-
-
- Trên 1,2 Trđ
1
4,00
- Từ 0,8 đến 1,2 Trđ
21
84,00
- Phụ cấp 72 nghìn đồng
3
12,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu thảo luận với CBKN
Qua bảng 23 cho thấy, đội ngũ CBKN đang làm việc ở Yên Thế có trình độ chuyên môn khá, đa phần trong số họ là kỹ sư được đào tạo tại các trường nông lâm nghiệp với một chuyên ngành đào tạo nhất định là trồng trọt, chăn nuôi - thú y, lâm nghiệp hoặc kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay ở huyện còn thiếu một CBKN được đào tạo đúng chuyên ngành KN&PTNT và một CBKN phụ trách phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của trạm cũng như của các xã chưa thật đồng bộ.
Mặt khác, dựa vào số năm công tác của lực lượng này thấy rằng có tới 84% số CBKN về huyện công tác trong thời gian từ 1 đến 5 năm trở lại đây. Chỉ có 3 CBKN về huyện công tác được trên 10 năm và 1 người được 8 năm. Cán bộ trẻ tuổi, nhiệt tình, sáng tạo, hăng xay công việc là một ưu thế lớn cho hoạt động của Trạm. Tuy nhiên đội ngũ này cần đi sâu, đi sát vào sản xuất hơn nữa để có thêm kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất, nắm rõ hơn nhu cầu của người dân.
Khi được yêu cầu đánh giá về công việc thì có tới 72% CBKN cho rằng công việc mà họ đang làm là rất thú vị, 24% cho rằng công việc không có gì đặc biệt (bình thường) và chỉ có 4% cho rằng công việc là nhàm chán. Vì vậy khả năng gắn bó với công việc hiện nay của lực lượng CBKN ở Yên Thế là khá cao (80% lâu dài, 16% làm bán thời gian, 4% sắp chuyển công tác).
Còn khi thảo luận về các hình thức tiến hành công việc khuyến nông thì hầu hết họ cho rằng thường thực hiện bằng phương pháp nhóm, chỉ có 16% cho rằng họ thực hiện bằng phương pháp cá nhân. Đặc biệt không ai cho rằng phương pháp truyền thông đại chúng được họ sử dụng chủ yếu. Điều này cho thấy, Việc phối hợp giữa các CBKN đài PTTH là chưa tốt. Hơn nữa kỹ năng tiếp cận cộng đồng và thực hiện khuyến nông theo phương pháp cá nhân vẫn chưa được coi trọng, chưa có cơ chế chính sách khuyến khích CBKN tiếp xúc thực hiện khuyến nông trực tiếp đến hộ dân.
Qua thảo luận và qua thực tế cho thấy, một khó khăn không nhỏ hiện nay mà hầu hết CBKN ở Yên Thế đang gặp phải là điều kiện công tác phải đi lại nhiều, trong khi đó đồng lương lại rất thấp. Trong đội ngũ CBKN ở Yên Thế hiện nay chỉ có 1 người hưởng lương trên 1,2 Trđ; 21 người hưởng lương từ 0,8 đến 1,2 Trđ. Đặc biệt còn có 3 người chỉ được hưởng phụ cấp 72 nghìn đồng/tháng cho dù họ cũng được đào tạo qua các trường lớp về nông nghiệp. Khó khăn của CBKN càng trở lên nặng nề hơn với những người công tác xa nhà, những người CBKN là nữ giới. Điều này đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông.
4.2.5.2. Đánh giá hoạt động khuyến nông của Trạm (kênh KN nhà nước)
Từ khi thành lập, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã thu được những thành công nhất định và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Thành công lớn nhất phải kể đến là trong thời gian ngắn đã xây dựng được hệ thống khuyến nông hoàn chỉnh từ cấp huyện xuống cơ sở. Khuyến nông đã đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của các cấp Đảng, chính quyền và tạo được lòng tin đối với nhân dân trong huyện. Các chương trình khuyến nông trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nông dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện. Thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống được cải thiện, vấn đề môi trường sống, đa dạng sinh học cũng được chú ý hơn.
Bài học kinh nghiệm rút ra sau quá trình hoạt động là rất quý báu bao gồm: (1) Chương trình khuyến nông chỉ đạt kết quả cao, được duy trì và mở rộng khi có sự tham gia của người dân. Trong hoạt động khuyến nông không chỉ thực hiện việc xây dựng mô hình trình diễn mà phải triển khai tổng hợp các hoạt động như tập huấn, tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền; (2) Phải xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông, trong đó đặc biệt chú trọng đến lực lượng khuyến nông cơ sở. Hiện nay lực lượng này không nằm trong biên chế Nhà nước mà thực hiện chế độ hợp đồng dài hạn. Đây là cách làm hay, bộ máy khuyến nông vừa được tăng cường, vừa tránh được sự cồng kềnh trong cơ quan lãnh đạo; (3) Tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền ở địa phương là yếu tố quyết định đến thành công của các hoạt động khuyến nông.
Có những thành công trên đây chúng ta cũng không thể bỏ qua những tồn tại và hạn chế trong công tác khuyến nông ở Yên Thế mắc phải trong thời gian gần đây. Cụ thể được chỉ ra như sau:
(1) Số lượng CBKN của trạm và các xã hiện nay là rất mỏng so với lượng công việc của 21 xã - thị trấn. Họ đều là cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến nông, chưa qua đào tạo đúng chuyên môn và phương pháp khuyến nông. Họ lại phải phụ trách tất cả các mảng về: trồng trọt, CN, lâm nghiệp, TS… nên trong hoạt động còn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công việc.
(2) Hoạt động khuyến nông mới chỉ chú trọng đến mặt kỹ thuật sản xuất, chưa có nhiều hoạt động trong tổ chức thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản, dịch vụ nông nghiệp. Do đó hiệu quả hoạt động khuyến nông mang lại là chưa cao.
(3) Kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc chuyển giao KTTB vào sản xuất. Chế độ đãi ngộ, lương cho khuyến nông viên cơ sở chưa thật thoả đáng. Vì vậy CBKN chưa thật sự yên tâm công tác, một số xã CBKN hoạt động kém hiệu quả.
(4) Trong khi thực hiện chuyển giao KTTB thông qua các mô hình trình diễn, các buổi tập huấn, hội thảo thì trạm còn thiếu sự quan tâm đến nhu cầu của người dân. Đa phần vẫn là thực hiện sự chuyển giao theo hướng từ trên xuống. Mặt khác còn duy trì chế độ “Thầy trả tiền cho Trò đi học” nhiều khi không sát với yêu cầu của sản xuất. Vì vậy nhiều người đi học chỉ là lấy lệ, không quan tâm đến kiến thức mạng lại từ buổi học. Trong khi đó kinh phí cho xây dựng mẫu vật, bản đồ, tiêu bản phục vụ trực tiếp cho tập huấn hầu như không có. Vì thế chất lượng các buổi học chưa cao.
4.2.5.3. Đánh giá chương trình khuyến nông của các kênh khác
Qua nghiên cứu cho thấy, hoạt động khuyến nông ở Yên Thế ngoài vai trò chủ đạo của chương trình khuyến nông Nhà nước ra còn có 3 chương trình khuyến nông khác đó là khuyến nông của các dự án quốc tế (Đồng Kỳ, Hương Vĩ, Phồn Xương, Tân Sỏi, Đồng Lạc); khuyến nông do cộng đồng tiến hành (Tân Sỏi, An Thượng); và khuyến nông do các doanh nghiệp tiến hành (Đồng Kỳ, Đồng Hưu). Các chương trình khuyến nông này hoạt động không liên tục và có tính thời điểm nên đem lại những ưu và nhược điểm như sau:
Chương trình khuyến nông của các dự án quốc tế (WB, PLAN) có ưu điểm là: (1) Gắn sự tham gia của nhân dân vào toàn bộ quá trình chuyển giao KTTB; (2) Đưa được nhiều KTTB tới nông dân, tập trung dứt điểm, có quy mô và kết quả cụ thể; (3) Hướng mạnh vào xoá đói giảm nghèo, tập trung vào xây dựng tính bền vững trong cộng đồng. Tuy nhiên các chương trình khuyến nông này cũng bộc lộ một số hạn chế: (1) Các chương trình này thường yêu cầu nguồn kinh phí lớn; (2) Thực hiện các chương trình không thường xuyên, chỉ làm khi có dự án, phạm vi hẹp hơn, triển khai theo một nguyên tắc cứng nhắc.
Chương trình khuyến nông của các doanh nghiệp (Hope, Anvest, Việt Thắng, Con heo vàng…) có ưu điểm là: (1) Kỹ thuật được chuyển giao mang tính trọng tâm chuyên ngành; (2) Tập trung vào sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh; (3) Kỹ thuật đã được khẳng định và đúc rút ở nhiều nơi nên phương thức chuyển giao phù hợp - linh hoạt. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động các chương trình khuyến nông của các doanh nghiệp cũng bộc lộ một số hạn chế: (1) Nếu doanh nghiệp không gắn kết với nông dân thì cả doanh nghiệp và nông dân cùng gặp khó khăn; (2) Tình trạng nông dân nợ đọng vốn của doanh nghiệp sau khi kết thúc chương trình dễ xảy ra.
Trên địa bàn xã Tân Sỏi có tới 6 CLBKN nên hoạt động khuyến nông do cộng đồng thực hiện đang có những đóng góp tích cực cho tình hình phát triển nông nghiệp của xã. Hệ thống khuyến nông do cộng đồng (CLBKN) tiến hành có một số ưu điểm là: (1) Cần ít vốn, phù hợp với trình độ, điều kiện và nhu cầu của nông dân; (2) Xã hội hoá được công tác khuyến nông, phối hợp với các đoàn thể làm công tác khuyến nông; (3) Phát huy tốt sự tham gia của dân trong xác định nhu cầu, kỹ thuật chuyển giao, tổ chức chuyển giao, đóng góp nguồn lực; (4) Trách nhiệm của CBKN gắn với kết quả chuyển giao. Tuy nhiên, khuyến nông cộng đồng cũng có một số điểm cần hoàn thiện: (1) Hiện nay chưa có cơ chế chính sách thống nhất cho khuyến nông viên cơ sở, nhất là khuyến nông viên của cộng đồng; (2) CBKN cộng đồng thường ít được đào tạo một cách chính thống. Đôi khi họ là những nông dân do dân bầu ra, nên thiếu kiến thức và kỹ năng trong chuyển giao (Đỗ Kim Chung, 2005(7)).
Tóm lại, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thế có tác động lớn đến kết quả SXNN. Tuy nhiên các hoạt động lại chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Hầu hết các hoạt động khuyến nông chỉ quan tâm đến kỹ thuật mà chưa có sự lồng ghép các hoạt động khác như: dịch vụ đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra, thông tin thị trường… chưa xác định rõ ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông đối với người nông dân để từ đó có kế hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông. Vì vậy trong những năm tới trạm khuyến nông và BQL dự án - chương trình khuyến nông của các kênh khác cần hoàn thiện hệ thống tổ chức cũng như hoàn thiện về nội dung hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bà con nông dân.
4.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
4.3.1. Định hướng
4.3.1.1. Định hướng chung
Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển nền KTXH của toàn huyện nói chung thì công tác khuyến nông ở Yên Thế phải được triển khai dựa trên những đinh hướng chung như sau:
*) Phát huy những thắng lợi đã có trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thời gian qua, trong những năm tới trạm khuyến nông huyện cần bám sát hơn nữa vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế của UBND huyên và nhiệm vụ mà TTKNKL tỉnh giao cho.
*) Nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ và có chọn lọc các KTTB để chuyển giao tới nông dân, giúp nông dân triển khai ra diện rộng.
*) Ngoài việc thực hiện chuyển giao KTTB cho nông dân ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm sinh thì trạm còn phải đẩy mạnh các hoạt động khác như xoá đói giảm nghèo, tương trợ giúp đỡ nông dân gặp khó khăn. Bên cạnh đó cần tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường, chuyển giao kỹ thuật chế biến, tìm kiếm đầu ra cho nông sản hàng hoá.
4.3.1.2. Định hướng cụ thể
(1) Tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm mà TTKNQG, TTKNKL tỉnh đã thông qua nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững. Kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện tốt việc phát triển nông nghiệp nông thôn.
(2) Xác định các biện pháp hữu hiệu để thực hiện xã hội hoá công tác khuyến nông, để huy động mọi tổ chức KTXH, mọi cấp, mọi ngành tham gia hoạt động khuyến nông để thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân dân.
(3) Đánh giá, phân loại đội ngũ CBKN cơ sở, tăng cường vai trò của khuyến nông cơ sở từ đó thúc đẩy hoạt động khuyến nông phát triển mạnh mẽ.
(4) Thành lập và đưa vào hoạt động trung tâm tư vấn dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cụm Mỏ Trạng, tập trung cho các xã vùng sâu vùng xa.
(5) Kết hợp với đài PTTH huyện thực hiện chuyên mục “nhà nông cần biết” cho 12 tháng trong năm, chương trình khuyến cáo trước các mùa vụ.
(6) Tiếp tục tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thông qua các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị đầu bờ.
+) Đẩy mạnh diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao, ngô lai và các loại cây rau màu khác để tăng năng suât cây trồng, tăng giá trị kinh tế trên 1 ha canh tác.
+) Đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc - gia cầm, xây dựng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”, cải tạo đàn bò địa phương, nạc hoá đàn lợn.
+) Khảo sát và thực hiện nghiêm túc chương trình khôi phục vùng Cam Bố Hạ, lấy lại thương hiệu “Cam Bố Hạ” về cho Yên Thế.
+) Tiếp tục phát triển cây chè ở vùng Nông Trường và các xã phụ cận. Tiến tới khôi phục cây chè trên diện tích cây Vải thiều cho hiệu quả kém.
+) Chăm lo hướng dẫn nông dân xây dựng và phát triển kinh tế trang trại, phát triển hơn nữa các mô hình VAC và VACR trên địa bàn huyện.
4.3.2. Giải pháp
4.3.2.1. Giải pháp chung
Để thực hiện được các định hướng nêu trên và để khuyến nông thực sự trở thành người bạn tin cậy của nhà nông, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
(1) Đội ngũ CBKN của trạm cần được nâng cao hơn nữa về năng lực, chuyên môn, đặc biệt là nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng và phương pháp khuyến nông. Muốn vậy trạm phải thường xuyên mở lớp tập huấn đào tạo cho CBKN, mời các chuyên gia giỏi về giảng dạy và chọn lựa địa điểm - thời gian tập huấn thuận lợi để nâng cao chất lượng học tập.
(2) Hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên…) để tổ chức tốt các đợt tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn thành công. Hệ thống tổ chức khuyến nông huyện cần đảm bảo trao đổi thông tin theo cả 2 chiều.
(3) Trạm cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành điều tra khảo sát nông nghiệp nông thôn để phát hiện những khó khăn, trở ngại của nông thôn, nhu cầu của nông dân để triển khai các chương trình cho phù hợp và hiệu quả.
(4) Xây dựng chế độ lương - phụ cấp tốt hơn cho CBKN giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc. Các cơ quan chức năng cần có chính sách hợp lý, có chế độ đãi ngộ tốt hơn cho CBKN. Ngoài khoản phụ cấp của huyện thì các xã phải có phần kinh phí cho khuyến nông, góp phần nâng cao thu nhập cho họ.
(5) Cần tạo điều kiện tốt nhất cho CBKN được phép cung ứng dịch vụ đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân.
(6) Trạm khuyến nông cần phải phối hợp với ngân hàng, quỹ tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, đầu tư cho sản xuất theo hướng áp dụng các KTTB mà CBKN đã hướng dẫn. Do hiệu quả SXNN chưa cao, khả năng tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất thấp. Vì vậy nhiều khi các chương trình khuyến nông được triển khai nhưng nông dân không áp dụng do thiếu vốn.
(7) Trạm khuyến nông cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các kênh khuyến nông khác (Dự án quốc tế, doanh nghiệp, …) để thực hiện việc huyển giao KTTB vào sản xuất của nông dân sao cho có hiệu quả cao nhất, đồng bộ nhất. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc đối lập giữa các kênh khuyến nông.
(8) Trạm khuyến nông cần tích cực vận động nông dân tham gia thành lập và đưa các CLBKN vào hoạt động. Vì số lượng CLBKN ở Yên Thế chưa nhiều, hoạt động lại cầm chừng, sinh hoạt không liên tục. Trong khi CLBKN là một hình thức để tạo ra môi trường xúc tác cho nông dân tiếp cận khuyến nông, thoả mãn nhu cầu, mong muốn của họ về hiểu biết, cập nhật các kinh nghiệm và thông tin KHKT áp dụng trong sản xuất. Là diễn đàn để mọi người thể hiện chính kiến của mình, để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn, người biết nhiều hướng dẫn cho người biết ít. Từ đó áp dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả sản xuất và xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. CLBKN còn là nơi cung cấp dịch vụ - vật tư nông nghiệp và là đầu mối tiêu thụ nông sản cho nông dân.
(9) UBND các xã cần tạo điều kiện và yêu cầu CBKN của xã mình tham gia vào các cuộc họp giao ban, họp ra quyết định. Để từ đó CBKN sẽ có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về tình hình phát triển KTXH của xã, nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy tinh thần trách nhiệm với công việc.
4.3.2.2. Giải pháp cụ thể
Trên cơ sở kết quả các cuộc nghiên cứu cùng tham gia với người nông dân ở Yên Thế chúng tôi đã thu được các bảng phân tích về những thuận lợi khó khăn của địa phương. Các nhu cầu về khuyến nông được chính người nông dân đề xuất. Từ đó chúng tôi tổng hợp thành bảng phân tích SWOT, ở đó có cả những giải pháp cụ thể cho hai ngành sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi của Yên Thế như sau:
Hộp 6: Phân tích SWOT ngành trồng trọt (Lúa, Ngô, Vải thiều, Rau đậu)
SWOT
Hiện tại
Giải pháp
Điểm mạnh
(S)
- Thuỷ lợi tôt
- Lao động dồi dào
- Tận dụng sản phẩm phụ chăn nuôi
- Truyền thống canh tác
- Tu bổ hệ thống kênh mương
- Đào tạo nâng cao tay nghề LĐ
- Chuyển giao kỹ thuật bón phân
- Đưa thêm kỹ thuật canh tác mới
Điểm yếu
(W)
- Sâu bệnh nhiều
- Ruộng đất mạnh mún
- Thiếu kiến thức về thị trường
- Năng suất thấp, thiếu vốn
- Tập huấn phòng trừ sâu bệnh
- Thực hiện dồn điền đổi thửa
- Tạo mối quan hệ 4 nhà
- Chon giống, cho vay vốn
Cơ hội
(O)
- Chỉ đạo sát sao của chính quyền
- Tư vấn kỹ thuật của khuyến nông
- Hỗ trợ của các công ty, dự án
- Bám sát định hướng lãnh đạo
- Tăng cường mạng lưới KN cơ sở
- Tận dụng giúp đỡ, tư vấn tài trợ
Thách thức
(T)
- Giá vật tư đầu vào tăng cao
- Giá nông sản bấp bênh
- Thị trường đầu ra thiếu ổn định
- Bình ổn giá cả vật tư đầu vào
- Phát triển thị trường, giao thông
- Xây dựng các HTX thu mua
Hộp 7: Phân tích SWOT ngành chăn nuôi (Bò, Gà)
SWOT
Hiện tại
Giải pháp
Điểm mạnh
(S)
- Khí hậu thuận lợi
- Diện tích đồi bãi rộng
- Dân nắm được kỹ thuật chăn nuôi
- Giống, thức ăn phong phú
- Mở rộng các mô hình chăn nuôi
- Quy hoạch cụ thể khu chăn nuôi
- Chuyển giao kỹ thuật mới
- Phát triển gà bố mẹ, bò sinh sản
Điểm yếu
(W)
- Dễ xảy ra dịch bệnh
- Giá thức ăn hỗn hợp tăng cao
- Chất lượng giống chưa đảm bảo
- Chưa có thương hiệu cho sản phẩm
- Thiếu vốn
- Tập huấn kỹ thuật phòng trừ
- Phát triển hệ thống đại lý cấp 1
- Chọn giống, lai tạo giống
- Xây dựng thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”. Thực hiện cho vay vốn
Cơ hội
(O)
- Chất lượng thịt ngon
- Thị trường TAGS, thuốc thú y tốt
- CBKN, cán bộ thú y nhiệt tình
- Bảo vệ chất lượng, thương hiệu
- Cấp chứng chỉ chất lượng
- Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Thách thức
(T)
- Chưa có hệ thống kiểm dịch thú y
- Thị trường đầu ra thiếu ổn định
- Khó thẩm định chất lượng TACN
- Lập trạm kiểm dịch cấp huyện
- Quảng bá sản phẩm
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá
4.3.2.3. Giải pháp lập kế hoạch khuyến nông
Trên cơ sở phân tích đánh giá các hoạt động mà Trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã thực hiện được trong thời gian qua chúng tôi thấy rằng: (1) Các chương trình khuyến nông được thực hiện chưa theo một kế hoạch cụ thể; (2) Kỹ năng lập kế hoạch của các CBKN còn nhiều hạn chế; (3) Năng suất lúa của Yên Thế còn thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đề xuất một giải pháp về lập kế hoạch khuyến nông cho Trạm gồm các bước sau:
4.3.2.2.1. Bước 1: Phân tích tình hình
Là bước điều tra tìm hiểu hiện trạng của địa phương mình hoạt động (bao gồm: các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội), xác định tình hình thực tế, các khiếm khuyết tồn tại, khó khăn…Cụ thể gồm ba hoạt động sau:
* Thu thập thông tin tài liệu về điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất của địa phương, về hệ thống nông nghiệp, về tài nguyên và tiềm năng sản xuất…(Các thông tin này thường lấy từ các tài liệu có sẵn, các đợt kiểm tra).
* Phân tích đánh giá tình hình: mục đích là tìm ra các nguyên nhân của các sự kiện, vấn đề, phân tích, phỏng vấn, phỏng đoán.
* Nhận biết, phát hiện vấn đề, tiềm năng: CBKN phải có quyết định xác định các vấn đề tồn tại mà nông dân đang quan tâm, chỉ ra những tiềm năng của họ để giúp họ cải tiến hoặc thay đổi các điều kiện sản xuất cũ.
Đây là giai đoạn mà CBKN phải vận dụng cả kiến thức kỹ thuật lẫn sự hiểu biết về nghiên cứu phát triển nông thôn để có những quyết định đúng. Nhận biết vấn đề và tiềm năng là cơ sở để tìm ra các giải pháp tích cực, có hiệu quả nhằm cải tiến và thay đổi nhanh chóng hiện trang cũ.
Tất nhiên, CBKN không cần thiết phải phân tích toàn bộ điều kiện tình hình của mỗi nông hộ hay cộng đồng hoặc của từng năm mà chỉ xem xét lại các thông tin cơ bản cần thiết cho các hoạt động khuyến nông. Đặc biệt phải phân tích kỹ thành phần có thể tham gia trên các phương diện: (1) Đặc điểm của nhóm, tổ chức; (2) Mối quan tâm và cách nhìn; (3) Mặt mạnh và yếu; (4) Ý nghĩa nếu để cho họ tham gia vào khuyến nông.
Một khó khăn có thể có nhiều nguyên nhân, khó khăn này là nguyên nhân của khó khăn kia. Chẳng hạn khó khăn “Năng suất lúa thấp” do một số nguyên nhân được trình bày trong hộp 8 - dưới dạng “Cây vấn đề” như sau:
Hộp 8: Cây vấn đề
Năng suất lúa thấp
Giống lúa cũ
Sâu bệnh hại lúa nhiều
Thiếu nước tưới
Sử dụng giống dễ bĩ nhiễm
Tổ chức phòng trừ không đồng loạt
Không biết cách phòng trừ
Không nhận biết được sâu bệnh
Không tổ chức chiến dịch phòng trừ
Nhiều trà lúa trên một cánh đồng
Dân không áp dụng được kiến thức tập huấn
Dân không được tập huấn
Không hỗ trợ áp dụng sau tập huấn
Không nắm chắc kiến thức
Nội dung tập huấn không sát
4.3.2.2.2. Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Việc vạch ra các mục tiêu của chương trình khuyến nông phụ thuộc vào sự nghiên cứu tỷ mỷ các nhu cầu của người dân. Có nhiều loại mục tiêu, từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể. Việc xác định rõ và chính xác mục tiêu (mục đích) của công việc ngay từ đầu là điều hết sức quan trọng và đảm bảo cho sự thành công của công việc. Và tất nhiên nếu đặt mục tiêu không chính xác, cụ thể thì sẽ dẫn đến khó thực hiện được chương trình, thậm chí gây lãng phí không cần thiết. Vì thế, khi xác định các mục tiêu của chương trình khuyến nông cần cụ thể hoá dưới dạng các con số, chỉ tiêu cụ thể để dễ đánh giá hơn và nên tránh các khái niệm chung chung, trừu tượng.
Với những khó khăn về năng suất lúa thấp được chỉ ra như phần trên, chúng tôi xin đưa ra một số mục tiêu cho các chương trình - kế hoạch khuyến nông ở Yên Thế trong thời gian tới dưới dạng “cây mục tiêu” như sau:
Hộp 10: Cây mục tiêu
Năng suất lúa cao hơn
Giống lúa mới
Thiệt hại do sâu bậnh giảm
Đủ nước tưới
Sử dụng giống chống chịu tốt
Tổ chức phòng trừ đồng loạt
Nhận biết được sâu bệnh
Biết cách phòng trừ
Dân được tập huấn
Dân áp dụng được kiến thức tập huấn
Ít trà lúa trên một cánh đồng
Tổ chức chiến dịch phòng trừ
Hỗ trợ sau tập huấn
Nắm tốt kiến thức
Nội dung tập huấn sát
4.3.2.2.3. Bước 3: Tìm các giải pháp
Bước này nhằm tìm ra các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức để có thể giải quyết, khắc phục các vấn đề và khai thác tiềm năng sẵn có, cải tiến hoặc thay đổi các phương thức sử dụng tiềm năng không hợp lý của nông dân.
4.3.2.2.4. Bước 4: Lựa chọn các giải pháp
Nhằm thực hiện đúng mục tiêu chương trình và được nông dân chấp nhận. Các giải pháp phải được thử nghiệm tại ruộng, phải phù hợp với chính sách Quốc gia, phù hợp với nguồn lực của nông dân và được cơ quan khuyến nông hỗ trợ.
Căn cứ để chọn giải pháp tốt nhất: (1) Tính khả thi: có đủ nguồn lực để thực hiện, khả năng đạt được mục tiêu, dân chấp nhận, có đủ điều kiện chính trị xã hội để thực hiện; (2) Tính hiệu quả; (3) Tính chính xác và kịp thời.
4.3.2.2.5. Bước 5: Xác định các mục tiêu ưu tiên
Do hoạt động khuyến nông ở địa phương thường bị giới hạn về thời gian và nguồn lực nên CBKN cần phải sắp xếp sự ưu tiên của các mục tiêu để đạt hiệu quả cao. Với mỗi mục tiêu, CBKN có thể lập các dự án thực thi cụ thể để cùng với lãnh đạo địa phương và nông dân để thực hiện và hoàn thành chương trình theo đúng yêu cầu về thời gian và nguồn lực có thể huy động.
4.3.2.2.6. Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện
Cần được đề ra khá chi tiết cụ thể theo nội dung công việc, thời gian, nhân sự và tài chính. Cần chú ý có dự báo về các khó khăn đột xuất để dễ dàng khắc phục. Đề xuất lịch trình làm việc (riêng cho CBKN và cho nông dân). Trong bước này phải xây dựng được bảng tóm tắt kế hoạch khuyến nông. Bảng tóm tắt chứa đựng các thông tin sau đây: (1) Mục đích: vì sao chương trình được tiến hành; (2) Kết quả mong đợi: dự định đạt được kết quả gì; (3) Phương pháp hoạt động: làm thế nào để chương trình đạt được kết quả đó; (4) Nhân tố ảnh hưởng: nhân tố bên ngoài nào là quan trọng cho sự thành công của chương trình; (5) Chỉ tiêu đánh giá: các chỉ tiêu nào được dùng để đánh giá sự thành công của chương trình; (6) Nguồn số liệu: chúng ta có thể lấy số liệu ở đâu để đánh giá sự thành công; (7) Kinh phí: chương trình cần được chi phí bao nhiêu, kế hoạch phân bổ như thế nào.
4.3.2.2.7. Bước 7: Tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến nông
Trong bước này bao gồm các công việc phải làm như sau: (1) Thành lập ban chỉ đạo; (2) Xác định các thành phần tham gia; (3) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan; (4) Xây dựng cơ chế hoạt động, tiêu chuẩn đánh giá; (5) Tổ chức cung cấp nguồn lực: Phân công nhân lực phù hợp với công việc, cung cấp vật tư thiết bị; (6) Chỉ đạo thực hiện; (7) Kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được; (8) Nếu đạt yêu cầu và phù hợp thì nhân rộng, chuyển giao kịp thời cho nông dân.
4.3.2.2.8. Bước 8: Đánh giá chung chương trình
Cuối các giai đoạn của chương trình cần có sự đánh giá tổng hợp về kết quả công việc, nguyên nhân và các biện pháp giải quyết. Việc đánh giá phải dựa vào mục tiêu và các bước thực hiện chương trình. CBKN chú ý theo dõi, giám sát và đánh giá thường xuyên cụ thể. Đánh giá khuyến nông phải được thực hiện trên 3 phương diện: Đánh giá kỹ thuật, đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường, trước mắt và lâu dài), sự tiếp thu kỹ thuật của nông dân.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Công tác khuyến nông, nhất là chuyển giao KTTB tới nông dân ở huyện Yên Thế có vị trí hết sức quan trọng cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Từ khi thành lập đến nay, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào thành tích trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời những kết quả đạt được đã tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Trạm sau này.
Bên cạnh việc tổ chức hệ thống khuyến nông từ huyện xuống cơ sở, để công tác khuyến nông đi vào thực tế sản xuất của nông dân, trong phương hướng hoạt động đơn vị, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã chú trọng đến xây dựng các mô hình trình diễn, mở các lớp tập huấn… Hàng năm trạm phối hợp với TTKNKL tỉnh Bắc Giang và các ngành chức năng tổ chức hàng trăm lớp tập huấn với hàng ngàn lượt người tham gia về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp. Trạm phối hợp với đài PTTH huyện, đài truyền thanh các xã tuyên truyền, khuyến cáo các KTTB, các mô hình sản xuất hiệu quả cao, các kinh nghiệm sản xuất giỏi tới bà con nông dân. Đồng thời trạm còn phối kết hợp với TTKNKL tỉnh, các Viện, trường đào tạo mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ CBKN trạm và cơ sở.
Các hoạt động của trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã thiết thực mang lại hiệu quả trong các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp nông thôn.
Về kinh tế, hoạt động khuyến nông đã tác động tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng KTTB vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, sản lượng nông sản. Cơ cấu GTSXNN của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Những hộ nông dân tham gia vào các chương trình, các hoạt động của khuyến nông, tích cực đầu tư áp dụng KTTB thì có kết quả sản xuất và cho thu nhập cao hơn so với các hộ không áp dụng các KTTB.
Về xã hội và môi trường, khuyến nông có vai trò lớn trong chuyển giao KTTB, nâng cao nhận thức cho người nông dân, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người nông dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, khuyến nông đã chú trọng đến vấn đề môi trường, CBKN đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng hầm BIOGAS, làm cho môi trường được trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến nông của trạm còn một số hạn chế sau: Mạng lưới CBKN của huyện còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Trình độ CBKN còn thiếu đồng bộ, tất cả chỉ mới được đào tạo 1 chuyên ngành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Nội dung và các thông tin được truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các nội dung mang tính chất kỹ thuật. Chưa có khuyến nông thị trường, khuyến nông chế biến nông sản, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế.
Với thực trạng đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để hoàn thiện hơn nữa từ hệ thống tổ chức đến nội dung hoạt động và đội ngũ CBKN. Đòi hỏi trạm và cán bộ làm công tác khuyến nông nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Có vậy tài khuyến nông mới xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân trên bước đường phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
5.2. KIẾN NGHỊ
Qua khảo sát đánh giá tình hình thực hiện công tác khuyến nông ở huyện Yên Thế. Để tạo điều kiện cho công tác khuyến nông đảm bảo hoàn thành các chức năng nhiệm vụ theo tinh thần Nghị định 13/CP của Chính phủ góp phần đưa nông nghiệp huyện nhà phát triển hơn nữa trong thời gian tới, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
5.2.1. Đới cấp Nhà nước và Chính phủ
Cần hoàn thiện hệ thống chính sách đối với công tác khuyến nông. Đặc biệt là chế độ đãi ngộ cho CBKN tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc với mức lương cao hơn, xứng đáng với những đóng góp của họ. Cần tăng cường và áp dụng hợp lý các chính sách tài chính để hỗ trợ, giúp đỡ nông dân (đặc biệt là những người nghèo) phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và xây dựng nông thôn mới.
5.2.2. Đối với cấp tỉnh
Đề nghị UBND tỉnh và TTKNKL tỉnh Bắc Giang cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động khuyến nông của Trạm. Tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nông cấp huyện cũng như cơ sở để đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn. Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBKN các trạm, cho khuyến nông viên cơ sở. Phối hợp nhiều hơn nữa với các cơ quan nghiên cứu, các viện, các trường, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp để tiếp nhận nhiều hơn các KTTB. Đồng thời tiến hành điều tra, khảo sát để nắm chắc nhu cầu của các hộ nông dân, đánh giá đúng hiện trạng sản xuất ở địa phương. Từ đó xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông “theo nhu cầu” chuyển xuống cho cấp huyện. Phát hiện những mô hình nông dân sản xuất giỏi, khuyến khích để họ phát triển. Thiết lập kênh thông tin hai chiều trong các chương trình dự án khuyến nông. Tăng cường tổ chức cho CBKN của các huyện đi tham quan các mô hình điển hình trong và ngoài tỉnh để từ đó xây dựng mô hình tại địa phương mình cho tốt hơn.
5.2.3. Đối với cấp huyện
Hàng năm huyện cần trích thêm kinh phí sự nghiệp cấp cho hoạt động khuyến nông. Đồng thời cần có biện pháp giám sát tốt hơn đối với các mô hình khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư. Huyện cần có biện pháp hợp lý hỗ trợ đầu vào cho nông dân và hình thành bộ phận thu mua hoặc tìm đầu ra cho các nông sản hàng hoá để nông dân có điều kiện bán sản phẩm và yên tâm đầu tư thâm canh. Đồng thời huyện cần cấp thêm kinh phí cho trạm mua một số dụng cụ phục vụ hoạt động hội họp tại chỗ hoặc công tác chuyên môn. Nếu có điều kiện thì cần nâng cấp mở rộng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật của trạm hơn nữa.
5.2.4. Đối với Trạm
Cần lựa chọn và xây dựng các chương trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của mỗi xã, thị trấn. Đổi mới phương thức truyền đạt của CBKN cho phù hợp với trình độ của người nông dân. Xây dựng mạng lưới khuyến nông xuống tận thôn, xóm. Tăng cường hướng dẫn xây dựng, sinh hoạt và giám sát các CLBKN sao cho có hiệu quả nhất.
5.2.5. Đối với cơ sở
Đề nghị các cấp lãnh đạo ở xã phải quan tâm hơn nữa tới việc đưa KH - KTTB về cho bà con nông dân. Các xã cần phải hỗ trợ thêm kinh phí để khuyến nông tổ chức hội họp, in ấn tài liệu, tham quan xây dựng mô hình trình diễn phục vụ cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở mình. Mỗi xã, CBKN phải tổ chức được ít nhất 1 mô hình khuyến nông tiêu biểu trong năm. Muốn vậy các xã phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác khuyến nông, lắng nghe ý kiến của người dân và của CBKN để có định hướng đúng cho công tác khuyến nông tại địa phương mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang.doc