Đề tài Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương

MỤC LỤC Giới thiệu 4 CHƯƠNG 1 - CÁC QUI ĐỊNH TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI KHU VỰC VÀ ĐA PHƯƠNG VỀ NÔNG NGHIỆP 6 I. ATFA 6 II. WTO 7 1. AoA 8 2. Hiệp định SPS và Hiệp định TBT 13 3. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước (STEs) 16 4. Sở hữu trí tuệ trong Thương mại Nông nghệp 17 CHƯƠNG 2 - CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG MÂU THUẪN TIỀM ẨN VỚI CÁC NGHĨA VỤ THỰC HIỆN 20 I. Tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam 20 II. Thuế quan trong nông nghiệp 21 III. Các biện pháp phi thuế quan 25 IV. Hỗ trợ trong nước 28 V. Hỗ trợ xuất khẩu 30 4. Doanh nghiệp thương mại nhà nước 32 VI. Những qui định về kiểm dịch 34 VII. Các qui định về sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp 37 CHƯƠNG 3 – KHÓ KHĂN MÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG GIA NHẬP GẶP PHẢI 38 CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 50 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AMS Tổng khối lượng hỗ trợ gộp AOA Hiệp định Nông nghiệp ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung Codex Ủy ban An toàn thực phẩm DCs Các nước đang phát triển DSU Cơ quan giải quyết tranh chấp FAO Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GEL Danh mục loại trừ hoàn toàn (trong khuôn khổ CEPT) GOV Chính phủ Việt Nam GSO Tổng cục Thống kê HS Danh mục Hài hòa hàng hóa IL Danh mục cắt giảm ngay (trong khuôn khổ CEPT) IOE Văn phòng dịch tễ quốc tế IP Sở hữu trí tuệ IPPC Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế IPRs Quyền sở hữu trí tuệ LDCs Các nước kém phát triển MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn MFN Đối xử tối huệ quốc MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư NT Đãi ngộ quốc gia NTBs Các rào cản phi thuế QRs Hạn chế định lượng SCM Các biện pháp trợ cấp và đối kháng SL Danh mục nhạy cảm (trong khuôn khổ CEPT) SPS Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch SSG Tự vệ đặc biệt STEs Doanh nghiệp thương mại Nhà nước S&DT Đối xử đặc biệt và khác biệt TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TEL Danh mục loại trừ tạm thời (trong khuôn khổ CEPT) TRIMs Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIPs Các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ UAPs Các nông sản chưa qua chế biến (trong khuôn khổ CEPT) WIPO Tổ chức về quyền sở hữu trí tuệ thế giới WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới WTO Agreement Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới

doc69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhập phải trải qua, khi mà các đợt đàm phán dao động từ 3-10 năm, và không tính đến những giai đoạn dài hơn một số nước đã trải qua mà vẫn chưa hoàn thành được quá trình gia nhập. Trung Quốc hoàn thành quá trình gia nhập là một thành tích lớn nhưng đã phải mất 15 năm để hoàn thành. Algeria đã bắt đầu từ năm 1987 và Nepal từ năm 1989. Việt Nam là quốc gia đang phát triển ở mức độ thấp. Nhưng nhờ tốc độ tăng trường GDP cao trong những thập kỷ qua, đất nước được nhiều thành viên WTO xem là có tiềm năng cạnh tranh về nông nghiệp trên thị trường thế giới. Với 80 triệu người tiêu dùng, Việt Nam cũng cho các nước thấy đây là một thị trường khá lớn. Như vậy, các nước thành viên sẽ cố gắng thu được lợi ích tối đa từ việc gia nhập WTO của Việt Nam. Kết quả là, nó đã làm phức tạp hơn quá trình Việt Nam được chấp thuận gia nhập hệ thống WTO. Vào lúc này cũng có thêm nhiều khó khăn cho các nước đang gia nhập bởi vì Vòng Doha đã đang được thúc đẩy trong khi vào cùng thời điểm đó, thực tế nhiều thành viên lớn của WTO đã dành hầu hết thời gian và nguồn nhân lực cho các phiên đàm phán về tự do thương mại song phương cũng như các hiệp định thương mại khu vực. Như vậy, những nước đang gia nhập chịu một áp lực lớn về cạnh tranh trong việc thu hút sự chú ý từ các thành viên quan tâm của các nhóm công tác, đặc biệt những thành viên có vai trò chi phối. Điều này tự nhiên sẽ dẫn đến sự trì hoãn thời gian cho phiên đàm phán của những nước đang gia nhập. Tóm lại, kinh nghiệm từ những nước đang gia nhập đã cho thấy rằng sự bất bình đẳng có thể nảy sinh trong quá trình gia nhập. Bất kể sự bình đẳng về pháp luật của các quốc gia, những nước đang gia nhập phải chịu gánh nặng do những thành viên WTO giàu hơn, lớn hơn và nhiều quyền lực hơn đặt ra. Việc gia nhập WTO hiện nay tạo ra những tiêu chuẩn “kép”. Nhiều nước phát triển vẫn duy trì bảo hộ thương mại trong nông nghiệp ở mức cao mà chưa chắc là hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc chung WTO. Hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ở những nước phát triển bóp méo các điều kiện thị trường thế giới, và chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nước lớn sẽ nhanh chóng xoá bỏ chúng. Mặt khác, những nước xin gia nhập cũng không nên quá bận tâm về sự bất bình đẳng và cần tham gia các phiên đàm phán với quan điểm thực dụng nếu họ tin chắc rằng gia nhập WTO là điều tốt cho sự phát triển đất nước của họ. CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ khuyẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong hệ thống luật pháp của mình khi đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường và trên con đường trở thành một nhà nước pháp quyền. Trong quá trình này, hàng nghìn văn bản qui phạm pháp luật đã được ban hành mới hoặc sửa đổi. Trong tất cả những văn bản pháp luật ban hành mới trong những năm gần đây, luôn có một điều khoản qui định rằng nếu có bất kỳ sự mâu thuẫn giữa các qui định trong nước và qui định quốc tế ghi trong công ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên, thì luật quốc tế sẽ luôn được ưu tiên áp dụng trước. Điều này được cộng đồng quốc tế tán thành nhưng dù sao họ sẽ mong rằng thiện ý này được thể hiện như những cam kết mang tính pháp lý trong các văn bản luật của đất nước. Khi muốn gia nhập WTO, Việt Nam đã được các thành viên WTO yêu cầu rà soát lại tất cả những qui định và luật lệ hiện hành để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các hiệp định của tổ chức này. Về lĩnh vực nông nghiệp, điều này có nghĩa là các chính sách nông nghiệp cần phù hợp với các qui định của các Hiệp định của WTO, cụ thể là GATT, Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định về Áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại cũng như các Hiệp định phần nào có liên quan về sở hữu trí tuệ, đầu tư. Nếu Việt Nam có thể trở thành thành viên WTO vào cuối năm 2005 theo mục tiêu ban đầu của mình thì thời gian còn lại là rất ngắn, và vì vậy một điều rất cần thiết là đất nước phải nắm được chính sách nông nghiệp nào cần được thay đổi và hành động pháp lý nào cần được thực hiện. Khi so sánh với các qui định của WTO, một số chính sách nông nghiệp hiện hành có thể không phù hợp với các cam kết Việt Nam cần phải thực hiện khi tham gia các hiệp định thương mại đa phương và do vậy nên chuẩn bị sửa đổi những chính sách. Những mẫu thuẫn chủ yếu tập trung vào các chính sách quản lý các hoạt động cung cấp, phân phối nông sản, và thương mại hàng nông sản chính, bao gồm những nỗ lực bình ổn giá, hỗ trợ xuất khẩu nông sản, và phần nào về các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho chính phủ sẽ là tìm ra những chính sách phù hợp WTO thay thế để đáp ứng mục tiêu đặt ra của mình về ổn định giá cả và thị trường nông sản, tăng thu nhập cho nông dân, đảm bảo việc cung cấp ổn định và giá cả hợp lý cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng cuối cùng, và duy trì ổn định tình hình chính trị và xã hội. Các biện pháp hỗ trợ thu nhập hay giá cả được lựa chọn một cách kỹ lưỡng cũng như các chương trình bảo hiểm hàng hoá có thể cũng được xem là hỗ trợ người nông dân khi phải đối mặt với sự biến đổi về giá. Chính phủ cũng nên tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua việc cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, cải tiến công nghiệp mới, cải thiện cơ sở hạ tầng và giao thông nông thôn-thành thị và nâng cao hơn nữa chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ khác, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, có một nhu cầu lớn về truyền bá thông tin và nâng cao nhận thức trong tất cả đối tác liên quan đến ngành nông nghiệp, đặc biệt là cho những người làm việc tại cấp cơ sở về WTO và tác động của WTO đến ngành nông nghiệp. Các chính sách thương mại nông nghiệp Thuế quan Các mức thuế quan cụ thể áp dụng cho hàng nông sản nhập khẩu sẽ là đối tượng đưa ra đàm phán giữa Việt Nam và các thành viên quan tâm của WTO thông qua những phiên đàm phán song phương về mở cửa thị trường. Để hoàn thành được những phiên đàm phán này, Việt Nam sẽ phải có những sửa đổi một số điểm trong Quyết định 110/2003/QĐ-BTC về Biểu Thuế nhập khẩu ưu đãi để thực hiện những nhân nhượng của đất nước về cắt giảm và ràng buộc mức thuế đối với hàng nông sản nhập khẩu. Việt Nam nên cung cấp thông tin rõ ràng về mức thuế ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu, trong đó có hàng nông sản. Đôi khi, các doanh nghiệp bị nhầm lẫn về mức thuế hiện tại và những thay đổi về mức thuế thậm chí đến mức vào bất kỳ thời điểm nào, họ có thể không chắc chắn về mức thuế hiện đang áp dụng do sự thay đổi thường xuyên. Kết quả là, Việt Nam nên làm cho Biểu thuế quan của mình có thể dễ dự đoán hơn. Các thủ tục tiến hành định giá hiện hành của Việt Nam hầu như là dựa vào hệ thống giá tham chiếu nhưng Việt Nam phải loại bỏ dần hệ thống này. Cho đến nay, theo Thông tư 118-2003-TT-BTC, định giá dựa vào Hiệp định Định giá Hải quan WTO (CVA) áp dụng cho những hàng hoá có xuất xứ từ các nước ASEAN và Mỹ. Việt Nam cần mở rộng việc áp dụng này cho những hàng hoá từ các quốc gia khác cũng như để đáp ứng các qui định của WTO. Theo luật hiện hành, nhân viên hải quan áp dụng giá tham chiếu nếu giá trị khai báo thấp hơn 70% giá tham chiếu. Cách tính này có thể chấp nhận được nếu được thực hiện theo cách minh bạch và có thể dự báo được. Nhìn chung, việc thực hiện theo hướng minh bạch hơn luôn được kêu gọi (gồm các thủ tục được ban hành trước khi có những qui định về phân loại thuế), sử dụng hiệu quả hơn các công cụ đánh giá rủi ro, và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng để hỗ trợ ngành hải quan với những nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng chảy thương mại. Các biện pháp phi thuế Các biện pháp phi thuế thường tạo sự hấp dẫn cho các chính phủ bởi vì chúng tạo ra ấn tượng là có thể kiểm soát tức thì về đầu ra, trong trường hợp này như là dòng chảy hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng thường có một số tác động không dự đoán trước được, thiếu minh bạch, không ổn định và tạo ra mức độ bảo hộ cao cho ngành sản xuất được hưởng bảo hộ. Trong khi điều này có thể làm lợi những nhà sản xuất trong ngành hàng này, thì nó còn có nghĩa là không hạn chế về chi phí mà nền kinh tế có thể phải gánh chịu do việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Từ quan điểm của các nhà kinh tế, đối với lợi ích cho đất nước nói chung, hàng rào phi thuế nên được dỡ bỏ và được thay thế bằng thuế quan để làm cho việc bảo hộ được rõ ràng hơn. Để đáp ứng những qui định của WTO, Việt Nam phải dỡ bỏ tất cả những rào cản phi thuế áp dụng với hàng nông sản. Theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ hết hiệu lực vào năm 2005, Việt Nam nên dỡ bỏ những hạn chế đối với mặt hàng đường và thuốc lá, đó là những hạn chế định lượng nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu không tự động đối với đường, và cấm nhập khẩu đối với thuốc lá. Khi không còn bất kỳ hàng rào phi thuế nào, để bảo hộ những nhà sản xuất trong nước từ dòng chảy bất ngờ của hàng nhập khẩu vào thị trường trong nước, Việt Nam nên cải tiến những qui định của mình về các biện pháp chống phá giá, các biện pháp tự vệ cũng như biện pháp đối kháng. Hiện tại, các qui định và thủ tục về các biện pháp thương mại thông qua các biện pháp tự vệ chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 về Tự vệ đối với nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày 25/5/2002 và Nghị định 150/2003/NĐ-CP ban hành những hướng dẫn chi tiết để thực hiện Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 về Tự vệ đối với nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. Pháp lệnh 42 cho phép Việt Nam áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những tổn thất nghiêm trọng khi có sự gia tăng bất thương hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam “vượt trên những mức nhất định”. Về các Biện pháp Chống phá giá, Quốc hội gần đây mới thông qua Pháp lệnh chống bán phá giá áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Pháp lệnh này nhằm mục đích hạn chế tác động bất lợi đến các ngành sản xuất trong nước gây ra bởi phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Những Pháp lệnh về các biện pháp tự vệ, chống phá giá và Pháp lệnh mới về các biện pháp đối kháng đang đệ trình sẽ tạo thành bước tiến tiếp theo của khuôn khổ luật pháp Việt Nam để điều tiết hoạt động nhập khẩu với sự lường trước về mở cửa thị trường Việt Nam theo điều khoản về gia nhập WTO. Điều mà Việt Nam cần phải làm từ bây giờ là tập trung vào việc làm thế nào thực hiện có hiệu quả những Pháp lệnh này vì những loại biện pháp này hoàn toàn mới đối với khuôn khổ luật pháp của đất nước. Yếu tố quan trọng cho vấn đề này là nâng cao năng lực cả về con người và cơ sở hạ tầng để giải quyết được những tranh chấp về các biện pháp thương mại. Hỗ trợ trong nước Về khía cạnh hỗ trợ trong nước, động cơ chính là khuyến khích sự thay đổi về chính sách nhằm hạn chế việc sử dụng những biện pháp bóp méo thương mại và sản xuất đến mức độ tối thiểu. Về bản chất, Việt Nam có thể cam kết giảm dần các loại hỗ trợ trong nước và các biện pháp hỗ trợ khác làm bóp méo hoạt động sản xuất và thương mại, trong khi đất nước vẫn có thể tự do duy trì hoặc tăng các biện pháp hỗ trợ mà có không gây ảnh hưởng bóp méo hay ở mức độ rất ít, chẳng hạn như đào tạo hay nghiên cứu nông nghiệp bởi chính phủ. Nếu những dạng hỗ trợ sản xuất trực tiếp cho ngành nông nghiệp bị khống chế và trong vài trường hợp có giảm, Việt Nam sẽ cần phải tăng các loại hình hỗ trợ thay thế cho người nông dân, bao gồm tăng mức cung cấp nguồn lực để cải tiến kỹ thuật cho cho giống cây trồng và giống vật nuôi, các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn, thông tin thị trường kịp thời, và các chương trình phát triển nông thôn nhằm mục tiêu xoá nghèo. Theo cách này, nông dân Việt Nam sẽ hy vọng có thể giảm được chi phí, tăng năng suất, và nâng cao tính cạnh tranh của mình. Vì vậy, những thay đổi chính trong hỗ trợ của chính phủ cho nông dân cần phải được chuyển từ hỗ trợ gắn với sản xuất sang hỗ trợ thu nhập mục tiêu để hỗ trợ tài chính trực tiếp cho những người nông dân gặp khó khăn. Phần lớn những chương trình của chính phủ đáp ứng các tiêu chí “Hộp Xanh” của WTO sẽ ngày càng quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam. Để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và tính cạnh tranh ngành nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam nên tăng đầu tư vào nông nghiệp với những hỗ trợ thuộc hộp xanh, như xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, đào tạo, cải thiện hệ thống thuỷ lợi. Vốn đầu tư chi cho các dịch vụ khuyến nông cho người nông dân, chuyển giao công nghệ cũng cần phải được tăng lên. Những loại hỗ trợ này là nền tảng vững chắc cho tăng sản xuất, năng suất và tính cạnh tranh. Cân nhắc những diến biến trong Vòng Doha, Việt Nam có thể cần xác định lại các biện pháp hỗ trợ của mình thuộc các chính sách hộp xanh lam. Việt Nam có thể duy trì những chương trình mà theo cách khác chính là thuộc hộp hổ phách bằng cách có những điều chỉnh phù hợp để các chương trình này sẽ mang tính ‘xanh lá cây’ hơn dựa vào những điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển: loại hỗ trợ hợp với hạng mục phát triển là những biện pháp hỗ trợ, bất kể là trực tiếp hay gián tiếp, được tạo ra để khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn và là một phần gắn liền trong các chương trình phát triển của những nước đang phát triển. Chúng bao gồm các khoản trợ cấp đầu tư mà thông thường là dành sẵn cho nông nghiệp ở những nước đang phát triển là thành viên WTO và trợ cấp đầu vào nông nghiệp thường là dành cho những người sản xuất có thu nhập thấp hay nghèo nguồn lực ở những nước thành viên đang phát triển. Hỗ trợ dưới dạng hộp Hổ phách một mặt bị hạn chế bởi các qui định WTO, và mặt khác cũng không có tác dụng làm tăng khả năng cạnh tranh cho ngành nông nghiệp. Vì vậy, những loại hỗ trợ này nên bị hạn chế và làm rõ ràng ở mức tối đa. Mặc dù vậy, là một nước đang phát triển, nhiều khả năng Việt Nam ít nhất vẫn có thể áp dụng những biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp hổ phách trong phạm vi mức tối thiểu 10%. Trên thực tế, giới hạn đối với khả năng hỗ trợ của Chính phủ trong nhiều trường hợp không phải vì khống chế của Hiệp định Nông nghiệp mà chính là hạn chế về ngân sách của Chính phủ vì thực tế mức tối thiểu 10% của giá trị sản xuất của một ngành là tương đối lớn trong khi ngân sách của Chính phủ dành cho nông nghiệp cũng không có nhiều. Ví dụ đối với ngành hàng lúa gạo của Việt Nam thì tổng giá trị sản xuất của ngành là khoảng 70 nghìn tỷ đồng. Do vậy, nếu Chính phủ muốn hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất của nông dân trồng lúa thì hoàn toàn có thể thực hiện được trong phạm vi 10% của tổng giá trị sản xuất, tức là khoảng 7 nghìn tỷ đồng, mà hòan toàn không vi phạm các hạn chế của Hiệp định Nông nghiệp. Trong khi đó, toàn bộ ngân sách hàng năm của Nhà nước dành cho ngành nông nghiệp cũng chỉ khoảng trên dưới 7 nghìn tỷ đồng. Trợ cấp xuất khẩu Trong lĩnh vực trợ cấp xuất khẩu, Việt Nam phải thay đổi các chính sách khuyến khích xuất khẩu hiện hành của mình để hạn chế việc áp dụng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp. Theo kinh nghiệm của những nước mới gia nhập gần đây nhất, rất có thể Việt Nam sẽ phải đồng ý xoá bỏ tất cả trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập WTO. Một điểm đáng lưu ý là trong tháng 7/2004 tại Geneva, các nước thành viên đã đồng ý Khuôn khổ Đàm phán cho Vòng Doha, trong đó sẽ có những qui định cụ thể hơn về tín dụng xuất khẩu. Như vậy, Việt Nam cần phải sẵn sàng cho qui định chặt chẽ hơn về trợ cấp xuất khẩu trong qui định của WTO. Theo qui định hiện hành của WTO, không có qui định hạn chế nào về xúc tiến xuất khẩu hay bảo hiểm xuất khẩu. Việt Nam có thể sửa đổi các chính sách xúc tiến xuất khẩu hiện hành để hỗ trợ các nhà xuất khẩu về xúc tiến xuất khẩu và bảo hiểm xuất khẩu, chi phí tiếp thị, bao bì,… Chính phủ cũng có thể hỗ trợ các nhà xuất khẩu thông qua hỗ trợ cho các đợt hội chợ và triển lãm thương mại, nghiên cứu thị trường. Một trong những cách hiệu quả nhất để cung cấp loại hỗ trợ này là thông qua các Hiệp hội ngành hàng, chẳng hạn như Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, v.v. Hơn nữa, Việt Nam nên thay thế trợ cấp xuất khẩu trực tiếp bằng các loại hỗ trợ khác của Chính phủ, là những hỗ trợ hữu ích nhất làm tăng tính cạnh tranh cho ngành nông nghiệp. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng trợ cấp nông nghiệp trực tiếp không thực sự thích hợp cho một quốc gia trong chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng. Ngược lại, nó có thể dẫn đến tình trạng nhà xuất khẩu trở nên quá phụ thuộc vào hỗ trợ Chính phủ như vậy họ không thể đứng được bằng đôi chân của chính mình. Ngoài ra, nếu Việt Nam sử dụng biện pháp trợ cấp trực tiếp cho một loại hàng hoá cụ thể, thì Chính phủ của nước nhập khẩu theo như qui định WTO có quyền áp dụng các biện pháp đối kháng để hạn chế tác động của trợ cấp gây ra nếu nó làm nguy hại đến ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Do vậy, loại hỗ trợ tài chính này của chính phủ sẽ không giúp được nhiều cho các nhà xuất khẩu. Người ta cho rằng với ngân sách hạn hẹp thì tốt nhất nên chi cho các biện pháp trợ giúp và hỗ trợ gián tiếp như đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, và cải cách hoạt động, tiêu chuẩn, …. Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và Biện pháp SPS Đối với các vấn đề về TBT, Việt Nam hiện đang tiến hành để đảm bảo rằng tất cả những qui định mới về kỹ thuật, các tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá tính phù hợp tuân thủ theo thông lệ quốc tế. Khi đất nước đã thiết lập được điểm hỏi đáp theo yêu cầu của Hiệp định WTO về TBT, tất cả những việc mà Việt Nam phải làm bây giờ là đưa nó đi vào hoạt động trôi chảy để làm tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho các chủ thể nước ngoài trở nên quen thuộc với các qui định kỹ thuật của Việt Nam. Là một lĩnh vực quan trọng được qui định trong Hiệp định WTO về Áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật. Như đã đề cập đến ở chương trước, Việt Nam rất có thể phải cam kết áp dụng Hiệp định SPS ngay lập tức kể từ khi gia nhập WTO. Hiệp định SPS thiết lập các qui định và thủ tục liên quan đến việc hình thành và áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, tức là các biện pháp được đưa ra để bảo vệ chống lại những nguy cơ liên quan đến sâu hại, bệnh dịch do động, thực vật gây ra, liên quan đến các chất phụ gia, chất nhiễm bẩn, độc tố và sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm. Các nguyên tắc và thủ tục trong Hiệp định SPS đòi hỏi các biện pháp kiểm dịch động, thực vật giải quyết được những vấn đề về đời sống con người, thực vật và động vật một cách chính đáng, không có sự phân biệt đối xử tuỳ tiện và vô căn cứ giữa các sản phẩm nông nghiệp của các thành viên WTO, và không tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế. Hiệp định SPS qui định rằng các biện pháp được nói đến phải dựa trên những nguyên tắc khoa học và được tiến hành thông qua các thủ tục đánh giá rủi ro, trong khi vào thời điểm đó việc duy trì cho mỗi nước thành viên quyền lựa chọn mức độ bảo vệ được cho là thích hợp trước những rủi ro về sệ sinh động-thực vật. Việt Nam nên cải thiện tính minh bạch trong các qui định SPS. Ngoài ra, Việt Nam nên làm theo những thủ tục và tiêu chuẩn chung. Hiện tại, có ý kiến phàn nàn rằng một số nhân viên kiểm dịch đôi khi yêu cầu những thông tin đặc thù về hàng hoá nhập khẩu mà không một nước nhập khẩu nào khác yêu cầu. Nếu đúng như vậy, những yêu cầu đặc thù này có thể làm tăng chi phí kinh doanh và tạo ra rào cản đáng kể trong việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam nên đẩy nhanh công việc rà soát các tiêu chuẩn và qui định hiện nay của mình liên quan đến kiểm dịch. Hiện tại, để bổ sung cho các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành, Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã làm theo các tiêu chuẩn quốc tế như Bảng chú giải các thuật ngữ Kiểm dịch thực vật, Những nguyên tắc Kiểm dịch Thực vật liên quan đến Thương mại Quốc tế, và Những hướng dẫn Phân tích Rủi ro Sâu bệnh. Cục Thú y cũng đã rà soát lại các tiêu chuẩn và qui định đã ban hành, đồng thời có kế hoạch xây dựng các qui định, quy trình, tiêu chuẩn mới phù hợp với tiêu chuẩn của OIE, CODEX. Ngoài ra, Việt Nam nên đưa Điểm Hỏi đáp của mình vào hoạt động ngay khi gia nhập WTO. Điểm hỏi đáp SPS nên là tổ đặc trách quốc gia có trách nhiệm nhận các câu hỏi và đưa ra các thông báo về các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động, thực vật. Điều đáng chú ý là một khuôn khổ SPS mạnh cũng rất quan trọng với Việt Nam, không chỉ vì khía cạnh xuất khẩu mang tính cạnh tranh đòi hỏi thiết lập và duy trì những yêu cầu về chất lượng và vệ sinh động, thực vật cho các sản phẩm của Việt Nam, mà còn như một cách cải thiện điều kiện sức khoẻ trong đất nước, đến một mức độ mà những tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất sau đó sẽ được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Có thể cách tiếp cận thích hợp nhất cho Việt Nam là đề nghị được nhận trợ giúp tài chính và kỹ thuật đã được nói tới trong Hiệp định SPS (Điều 29 và 30) và tiếp cận Ngân hàng ADB, Ngân hàng Thế giới và FAO để có được sự hỗ trợ làm tăng cường năng lực Việt Nam trong xây dựng và cải thiện hệ thống kiểm tra chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn và sức khoẻ của chính Việt Nam. Những hệ thống này nên tập trung vào những nhu cầu của chính nó để cải thiện các điều kiện trong nước vế sức khoẻ và vệ sinh động, thực vật. Quyền sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp Ở Việt Nam, sở hữu trí tuệ và những vi phạm về dân sự hiện chịu sự điều chỉnh theo các điều khoản của Luật Dân sự của đất nước và những qui định thực hiện có liên quan. Luật Hình sự của Việt Nam điều chỉnh các hành vi vi phạm hình sự về các quyền sở hữu trí tuệ. Để thực hiện được những nghĩa vụ quốc tế của mình, chính phủ hiện đang đánh giá chế độ sở hữu thương mại của mình. Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Công ước Quốc tế về Bảo vệ các giống cây trồng (UPOV). Tuy nhiên, ngoài các kế hoạch hành động cho sự gia nhập các hiệp định sở hữu trí tuệ khác nhau, chính phủ nên xây dựng một luật riêng về sở hữu trí tuệ, tách ra khỏi Luật Dân sự hiện đang điều chỉnh vấn đề bảo vệ, sự vi phạm và biện pháp về sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp Thương mại nhà nước Trong hiệp định gia nhập WTO của mình, Việt Nam có thể phải đồng ý với các qui định về xuất khẩu và nhập khẩu được thực hiện qua các doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam cần cam kết cung cấp đầy đủ thông tin về cơ chế định giá của các doanh nghiệp thương mại nhà nước và để đảm bảo thủ tục thu mua của họ rõ ràng và đầy đủ theo đúng các qui định WTO. Điều này có thể làm giảm khả năng chính phủ sử dụng các doanh nghiệp thương mại nhà nước như là một công cụ chính sách để hỗ trợ sản xuất trong nước. Nói tóm lại, những cam kết của Việt Nam đối với hiệp định thương mại song phương và đa phương có thể tạo ra một số thách thức lớn cho những nhà hoạch định chính sách khi họ phải đương đầu giải quyết mâu thuẫn giữa những cam kết của mình với thế giới và những chính sách nông nghiệp trong nước. Những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam sẽ cần phải vượt ra khỏi khuynh hướng lựa chọn chính sách theo truyền thống trước đây của mình và phải tìm kiếm những cách thức mới, sáng tạo để đảm bảo thu nhập ổn định cho người nông dân, cung cấp cho người tiêu dùng các loại thực phẩm chất lượng cao, và tạo cho vùng nông thôn rộng lớn của Việt Nam những cơ hội kinh tế tốt hơn và như vậy phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực theo xu hướng lợi thế cạnh tranh của chính họ. Sẽ là rất khó cho Việt Nam khi thực hiện những thay đổi về chính sách trong nước. Tuy nhiên, kể từ những năm 80 Việt Nam đã rất thành công trong việc chuyển đổi từ hệ thống nông nghiệp tập thể gặp nhiều khó khăn sang hệ thống thị trường hiện hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi ngoạn mục này là một thành công xét trên hầu hết bất kỳ giác độ nào – và tạo ra sự lạc quan cho bước chuyển đổi tiếp theo nhằm đưa ngành nông nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn. Bảng các Khuyến nghị Pháp lý trong ngành Nông nghiệp nhằm đáp ứng các qui định của WTO Các qui định của WTO Luật pháp Việt Nam với những mâu thuẫn tiềm ẩn Kết luận và khuyến nghị Hiệp định Nông nghiệp Tiếp cận thị trường Điều 4 về Tiếp cận Thị trường: "Các thành viên sẽ không được duy trì, viện đến, hoặc áp dụng lại bất kỳ biện pháp thuộc loại đã được yêu cầu chuyển sang thuế quan thông thường". Những biện pháp này bao gồm "hạn chế số lượng nhập khẩu, các loại thu đối với hàng nhập khẩu, giá nhập khẩu tối thiểu, cấp phép nhập khẩu tuỳ ý, các biện pháp phi quan thuế được duy trì thông qua doanh nghiệp thương mại nhà nước, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, và các biện pháp cửa khẩu tương tự khác với thuế quan thông thường." Quyết định 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/4/2001 về quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2005: - Điều 1, Khoản 1 "Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 (Phụ lục số 01)": Phụ lục 01, Phần II mục Hàng hoá cấm nhập khẩu gồm thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác; - Điều 2 qui định về hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại: Khoản 1. "Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (Phụ lục 02)": cấp phép nhập khẩu tuỳ ý cho dầu thực vật tinh chế thời hạn áp dụng đến ngày 31/12/2001; giấy phép nhập khẩu tuỳ ý cho đường thô, đường tinh luyện cho toàn bộ thời kỳ 2001-2005; - Điều 3 hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành: Khoản 1 "Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành và nguyên tắc áp dụng Danh mục này trong từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành (Phụ lục 03". Phần I của Phụ lục 03 về danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ NN&PTNT gồm: giống cây trồng, giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Với những hàng hoá này, Bộ NN ban hành danh mục hàng hoá tự do nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu. Thông tư 62/2001/TT-BNN của Bộ NN ngày 05/6/2001 về việc thực hiện Quyết định 46/2001/QĐ-TTg cho những hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ NN. Thông tư ban hành danh mục cụ thể gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu tự do không cần giấy phép nhập khẩu. Với những loại giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục này, phải được khảo nghiệm trước khi có thể được nhập khẩu vào Việt Nam. - Điều 6 về xuất khẩu gạo: Khoản 1 "Bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo... và và chỉ định các doanh nghiệp xuất khẩu gạo"; Khoản 4 "Để đảm bảo lợi ích nông dân, ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước, giảm bớt khó khăn đối với hoạt động sản xuất, lưu thông lúa gạo khi thị trường trong,ngoài nước có biến động, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định những biện pháp cần thiết can thiệp có hiệu quả vào thị trường gạo xuất khẩu"; Đến năm 2006, Việt Nam sẽ phải công bố cơ chế quản lý mới về quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu để thay thế cho Quyết định 46/2001/QĐ-TTg, trong đó nên tập trung vào các vấn đề: - tuyên bố rõ ràng rằng Việt Nam sẽ không tái áp dụng các rào cản phi thuế cho bất kỳ một hàng hoá nông sản nào; - bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá; - bãi bỏ giấy phép nhập khẩu tuỳ ý đối với đường, nhưng Việt Nam nên thương lượng giai đoạn chuyển đổi cho đến khi bãi bỏ hoàn toàn; - qui định rõ ràng Việt Nam chỉ can thiệp vào thị trường gạo vì lý do an ninh lương thực, không vì mục đích khác như bình ổn thị trường hay bình ổn giá; - tăng tính minh bạch cho các thủ tục nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi vào đất nước. Điều 4 về Tiếp cận Thị trường: "Nhân nhượng tiếp cận thị trường trong các Danh mục là các cam kết ràng buộc và cắt giảm thuế quan, và các cam kết tiếp cận thị trường khác…" Quyết định 110/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về lịch trình thuế quan MFN: - Thuế đỉnh (40%, 50%, 100%); - leo thang thuế; - sự khác biệt về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá điếu sản xuất từ lá thuốc lá trồng trong nước (45%) và thuốc lá điều được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu (65%); Thông tư 04/2003/TT-BTM và Thông tư 09/2003/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn áp dụng hạn ngạch thuế quan cho các mặt hàng thuốc lá nguyên liệu, muối, bông, sữa nguyên liệu cô đặc, sữa nguyên liệu chưa cô đặc, ngô hạt, và trứng gia cầm. - Các cam kết cụ thể về mức ràng buộc thuế quan áp dụng cho mọi sản phẩm nông nghiệp là do các cuộc đàm phán song phương với các bên có mối quan tâm. - xoá bỏ chệnh lệch mức thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm thuốc lá điếu dựa vào nguồn gốc nguyên liệu lá thuốc lá; - Các thủ tục chi tiết và rõ ràng về hoạt động của hệ thống hạn ngạch thuế quan dựa trên nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và MFN; Tiếp cận thị trường Điều 5 về Tự về đặc biệt: 1. …bất kỳ một Thành viên có thể viện tới các quy định tại các đoạn 4 và 5 dưới đây đối với việc nhập khẩu một nông sản mà các biện pháp được dẫn chiếu tới tại đoạn 2 Điều 4 của Hiệp định này đã được chuyển thành thuế quan thông thường và nông sản đó được đánh dấu trong Danh mục bằng ký hiệu "SSG" tức là nông sản đó là đối tượng nhân nhượng mà các quy định của Điều này có thể được viện tới, nếu: (a) lượng nhập khẩu sản phẩm đó trong bất kỳ một năm vào lãnh thổ hải quan của Thành viên dành nhân nhượng vượt quá mức lẫy...; (b) giá theo đó nông sản đó có thể nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của Thành viên dành nhân nhượng, được xác định trên cơ sở giá nhập khẩu c.i.f của chuyến hàng liên quan tính bằng đồng tiền nội địa của Thành viên đó, giảm xuống dưới mức giá lẫy..." Đoạn 4 và 5 của Điều 5 qui định về thuế bổ sung có thể được áp dụng. Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 về Tự vệ trong hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và Nghị định 150/2003/NĐ-CP cho phép Việt Nam áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại nghiêm trọng trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá quá mức vào Việt Nam. Do Pháp lệnh được soạn thảo dựa theo những nguyên tắc của WTO về các biện pháp tự vệ nên không có mâu thuẫn giữa qui định của Việt Nam với qui định của WTO. Nhưng nếu Việt Nam muốn được áp dụng SSG cho những mặt hàng nông sản nhất định, như đường, thì phải phụ thuộc vào sự đàm phán giữa Việt Nam và các đối tác đàm phán của mình. Hỗ trợ trong nước Hỗ trợ hộp Xanh lá cây được nêu trong Phụ lục 2 được miễn trừ khỏi các cam kết cắt giảm. Chúng "không có, hoặc tác động tối thiểu bóp méo thương mại hoặc ảnh hưởng đến sản xuất", gồm 13 loại chương trình dịch vụ của chính phủ: dịch vụ chung (nghiên cứu, kiểm soát dịch bệnh và côn trùng, đào tạo, tư vấn và mở rộng, kiểm tra, xúc tiến và tiếp thị, hạ tầng cơ sở), dự trữ công vì mục đích an ninh lương thực, viện trợ lương thực nội địa, thanh toán trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp thu nhập bóc tách, sự tham gia tài chính của chính phủ trong các chương trình bảo hiểm thu nhập và mạng lưới đảm bảo thu nhập, thanh toán bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra, trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ hồi hưu cho người sản xuất, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình giải phóng nguồn lực, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua trợ cấp đầu tư, thanh toán trong các chương trình môi trường, thanh toán trong các chương trình hỗ trợ vùng. - Việc phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện: Trên 90% chi tiêu chính phủ cho ngành nông nghiệp thuộc các chính sách Hộp Xanh lá cây. Không có mâu thuẫn giữa các biện pháp hỗ trợ hiện hành của Việt Nam thuộc lĩnh vực hộp Xanh lá cây với các qui định của WTO. Hỗ trợ hộp xanh lam được qui định trong Điều 6 cũng được miễn khỏi tính toán Tổng AMS hiện tại: Đoạn 2 qui định "các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, dù là gián tiếp hay trực tiếp, nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn là một phần gắn liền trong chương trình phát triển của những nước đang phát triển, do đó trợ cấp đầu tư là những trợ cấp nông nghiệp nói chung thường có tại các nước đang phát triển và trợ cấp đầu vào của nông nghiệp là những trợ cấp thường được cấp cho những người có thu nhập thấp và thiếu nguồn lực tại các thành viên đang phát triển sẽ được miễn trừ khỏi các cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước đáng lẽ phải được áp dụng các biện pháp như vậy, và những hỗ trợ trong nước dành cho người sản xuất tại các thành viên đang phát triển nhằm khuyến khích việc từ bỏ trồng cây thuốc phiện." Đoạn 5 cũng đề cập "các khoản thanh toán trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuấtsẽ không phải là đối tượng cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước nếu: (i) các khoản thanh toán như thế dựa trên khu vực và sản lượng nhất định; hoặc(ii) các khoản thanh toán như thế bằng hoặc thấp hơn 85% mức sản lượng cơ sở; hoặc (iii) các khoản thanh toán cho chăn nuôi gia súc được chi trả theo số đầu gia súc cố định.” - Phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện: như khoản vay ưu đãi cho các dự án về nông nghiệp, trợ cấp đầu vào cơ bản cho dân tộc thiểu số. Trên 7% chi tiêu chính phủ cho ngành nông nghiệp thuộc chính sách Hộp Xanh lam. Không có mâu thuẫn giữa các biện pháp hỗ trợ hiện hành của Việt Nam thuộc lĩnh vực hộp Xanh lam với các qui định WTO. Như nhiều nước đang phát triển khác, cho đến nay Việt Nam không có bất kỳ một thanh toán trực tiếp nào cho các chương trình hạn chế sản xuất. Hỗ trợ trong nước Các qui định về hỗ trợ trong nước được qui định trong Điều 1, Điều 6, Điều 7 và Phụ lục 2, Phụ lục 3 và Phụ lục 4 của Hiệp định. Hỗ trợ chính phủ thuộc Hộp Hổ phách được qui định trong Điều 6 như sau: 1. Cam kết về giảm hỗ trợ trong nước của mỗi Thành viên có trong Phần IV của Danh mục của thành viên đó sẽ áp dụng với tất cả các biện pháp hỗ trợ trong nước dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp, trừ các biện pháp hỗ trợ trong nước không phải là đối tượng phải giảm theo các tiêu chuẩn qui định tại Điều này và tại Phụ lục 2 của Hiệp định này. Các cam kết này được thể hiện bằng Tổng lượng trợ cấp tính gộp và Mức cam kết ràng buộc hàng năm và cuối cùng. 3. Một thành viên sẽ được coi là tuân thủ cam kết về cắt giảm hỗ trợ trong nước vào bất kỳ năm nào nếu hỗ trợ trong nước dành cho người sản xuất trong năm đó được thể hiện bằng Tổng AMS Thường xuyên không vượt quá mức cam kết ràng buộc cuối cùng và hàng năm tương ứng đã được ghi đã được ghi cụ thể tại Phần IV trong Danh mục của Thành viên đó." Theo Đoạn 4 của Điều 6, một thành viên sẽ không bị yêu cầu đưa vào tính toán Tổng AMS Thường xuyên và không bị yêu cầu cắt giảm nếu trợ cấp đó không vượt quá 5% trị giá tổng sản lượng nông nghiệp của Thành viên đó. Đối với các thành viên đang phát triển, tỷ lệ phần trăm tối thiểu tại đoạn này là 10%. - Ước tính dưới 2% ngân sách chính phủ dành cho ngành nông nghiệp rơi vào hộp Hổ phách; - Quyết định 28/2004/QĐ-TTg cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nhà máy đường, gồm xoá nợ ngân sách nhà nước từ các nghĩa vụ nộp thuế VAT, cơ cấu lại các khoản vay hiện tại bằng việc bù lỗ do có sự thay đổi về lãi suất, bù lỗ do những biến động về tỷ giá, ... Hiện không có số liệu đáng tin cậy nào về chính phủ phải chi bao nhiêu để thực hiện Quyết định này. Mức cam kết AMS tổng cho hàng nông sản là đối tượng của các phiên đàm phán song phương giữa Việt Nam và các bên quan tâm. Nhưng kinh nghiệm từ các nước mới gia nhập cho thấy nhưng nước đang gia nhập hầu như có thể cam kết AMS tổng chỉ ở mức cắt giảm tối thiểu, tức là họ không thể hỗ trợ trên 10% giá trị sản xuất cho những mặt hàng nhất định như với những nước đang phát triển (Trung Quốc cam kết ở mức 8.5%). Dầu sao, thậm chí với trường hợp Việt Nam phải cam kết chỉ hỗ trợ trong mức cắt giảm tối thiểu, 10% là hoàn toàn thích hợp cho Việt Nam thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho nông dân của mình thông qua sự can thiệp giá, vấn đề duy nhất là sự hạn chế của ngân sách chính phủ. Trợ cấp xuất khẩu Điều 8: "Mối thành viên sẽ không dành trợ cấp xuất khẩu trái với Hiệp định này và trái với các cam kết như đã được ghi cụ thể trong Danh mục của Thành viên đó." Điều 9 mô tả các loại trợ cấp xuất khẩu alf đối tượng cam kết cắt giảm theo Hiệp định này. Đoạn 4 của Điều 9 cũng qui định rằng "Trong giai đoạn thực hiện, các thành viên đang phát triển sẽ không bị yêu cầu thực hiện các cam kết đối với các loại trợ cấp xuất khẩu nêu tại tiểu đoạn (d) và (e) của đoạn 1", đó là: "(d) trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu nông sản... gồm chi phí vận chuyển, nâng phẩm cấp và các chi phí chế biến khác, và chi phí vận tải quốc tế và cước phí; (e) Phí vận tải nội địa và cước phí của các chuyến hàng xuất khẩu, do chính phủ cung cấp hoặc uỷ quyền, với điều kiện thuận lợi hơn so với các chuyến hàng nộ địa." - Quyết định 02/2002/QĐ-BTM của Bộ Thương mại ngày 02/02/2002 về thưởng xuất khẩu. Theo Quyết định này, có 5 tiêu chí để xét thưởng xuất khẩu là sản phẩm mới, thị trường mới; mức tăng hàng năm về doanh thu xuất khẩu của một doanh nghiệp; những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao được quốc tế công nhận; sản phẩm sử dụng trên 60% nguyên liệu thô địa phương; và doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu trên 50 triệu USD. - Quyết định số 65/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/6/2001 về thưởng xuất khẩu cho 04 mặt hàng nông sản là gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả hộp năm 2001. Điều 1 qui định rằng “Mức thưởng căn cứ vào doanh thu xuất khẩu của 4 mặt hàng: gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả hộp năm 2001 như sau: 180 đồng/USD cho gạo xuất khẩu; 220 đồng/USD cho cà phê; 280 đồng/USD cho lợn sữa xuất khẩu; 400 đồng/USD cho rau hộp xuất khẩu; 500 đồng/USD cho quả hộp xuất khẩu”. Ngoài ra, với mặt hàng gạo, Chính phủ cũng hỗ trợ lãi suất cho hoạt động dự trữ gạo xuất khẩu và bù lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo năm 2000. Với cà phê, Chính phủ bù lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê năm 1999 và 2000. - Quyền áp dụng và lượng trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản sẽ được quyết định thông qua việc đàm phán song phương giữa Việt Nam và các bên có mối quan tâm của WTO. Nhưng kinh nghiệm từ các nước mới gia nhập cho thấy Việt Nam có thể phải cam kết không hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp cho hàng nông sản. - Việt Nam có thể dành hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu thông qua các khoản tín dụng xuất khẩu ít nhất cho đến khi phải tuân thủ theo các cam kết của Vòng Doha hiện tại. Hiệp định SPS Điều XX của GATT 1994 nói rằng "không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp: (b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người, động vật và thực vật." Điều 2 của Hiệp định SPS nói rằng " Các thành viên có quyền sử dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật, thực vật với điều kiện các biện pháp đó không trái với các điều khoản của Hiệp định này. Các thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp vệ sinh động-thực vật nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật và dựa trên các nguyên tắc khoa học và không được duy trì thiếu căn cứ khoa học xác đáng… Các thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh động-thực vật của họ không phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc vô căn cứ giữa các Thành viên khi có các điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau... Các biện pháp vệ sinh động-thực vật phải được áp dụng mà được áp dụng mà không tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế." ĐIều 3 qui định về tính hài hoà "Các thành viên sẽ lấy các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế, nếu có... Các biện pháp vệ sinh động-thực vật tuân thủ các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế sẽ được cho là cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người , động vật, thực vật, và được coi là phù hợp với các điều khoản liên quan của Hiệp định này và của GATT 1994." - Các qui định SPS về bảo vệ thực vật được qui định trong Pháp lệnh về Bảo về và Kiểm dịch thực vật ban hành tháng 7/2001 và Nghị định 58/2002/NĐ-CP: Công tác kiểm dịch thực vật gồm: kiểm tra hàng hoá là thực vật xuất khẩu và nhập khẩu; ban hành giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho xuất khẩu hàng hoá, tiến hành các thủ tục kiểm dịch trong nước và nhập cảnh. Tất cả những biện pháp kiểm dịch hiện nay của Việt Nam dựa theo hoặc thấp hơn tiêu chuẩn trong Công ước Quốc tế về Bảo vệ thực vật; - Các thủ tục và chính sách về kiểm dịch động vật được qui định trong Pháp lệnh 18/2004/PL-UBTVQH11. Các tiêu chuẩn kiểm dịch động vật hiện hành của Việt Nam được dựa theo hoặc thấp hơn những tiêu chuẩn và khuyến nghị của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Uỷ ban An toàn thực phẩm (Codex); - Những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm được qui định trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành tháng 7/2003: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; - Về tính tương đương, Việt Nam đã ký một số hiệp định với các quốc gia khác về thú y và bảo hộ cây trồng. - Điểm hỏi đáp: Bộ NN&PTNT hiện như là một điểm hỏi đáp cho các thông tin về yêu cầu kiểm dịch động, thực vật. Do các biện pháp kiểm dịch động-thực vật hiện nay của Việt Nam dựa theo hoặc thấp hơn các tiêu chuẩn, khuyến nghị hay hướng dẫn của các tổ chức quốc tế liên quan, vì vậy không có mâu thuẫn giữa các qui định kiểm dịch của Việt Nam với hiệp định SPS về mức độ bảo hộ kiểm dịch động-thực vật; - Nên sớm ban hành một Nghị định thực hiện Pháp lệnh 18/2004/PL-UBTVQH11 về thú y. Điều 3 cũng cho phép "Các thành viên có thể áp dụng hay duy trì các biện pháp vệ sinh động-thực vật cao hơn mức độ bảo vệ động-thực vật, nếu có chứng minh khoa học..." Điều 4 về tính tương đương nói rằng "Các thành viên sẽ chấp nhận các biện pháp vệ sinh động-thực vật tương đương của các Thành viên khác, ngay cả nếu có các biện pháp này khác với các biện pháp của họ..., nếu Thành viên xuất khẩu chứng minh được một cách khách quan cho Thành viên nhập khẩu là các biện pháp đó tương ứng với mức bảo vệ động-thực vật của Thành viên nhập khẩu." Về Đối xử đặc biệt và khác biệt, Điều 10 qui định rằng "để đảm bảo cho các Thành viên đang phát triển có thể tuân thủ các điều khoản của Hiệp định này, Uỷ ban được phép , khi có yêu cầu, dành cho các nước đó những ngoại lệ trong thời gian nhất định cụ thể đối với toàn bộ hay một phần nghĩa vụ theo Hiệp định này, có tính đến nhu cầu tài chính, thương mại và phát triển của các nước đó." Về tính minh bạch, Phụ lục B nói rằng "Mỗi Thành viên đảm bảo có một Điểm hỏi đáp chịu trách nhiệm trả lời mọi câu hỏi hợp lý từ các Thành viên có quan tâm." Về thủ tục thông báo, Phụ lục B nói rằng khi soạn thảo một qui định vệ sinh động-thực vật dự kiến đưa ra, nếu nội dung của qui định này có thể tác động quan trọng đến thương mại các Thành viên khác, cá Thành viên sẽ thông báo cho các Thành viên khác và dành thời gian hợp lý cho các Thành viên có nhận xét. Hiệp định TBT - Giám sát việc xây dựng các qui định kỹ thuật; - Công bố các qui định kỹ thuật; - Thành lập điểm Hỏi đáp; - Nếu các qui định kỹ thuật ảnh hưởng đến thương mại quốc tế: thông báo lên WTO và dành cơ hội cho các thành viên WTO có ý kiến nhận xét cho các qui định kỹ thuật dự kiến đề xuất. - Theo Quyết định số 346/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam đang tiến hành các bước để đảm bảo rằng tất cả các qui địnhm trình tự đánh giá tính phù hợp, và các tiêu chuẩn mới là hoàn toàn tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế. - không mâu thuẫn Hiệp định TRIPS Điều 22: "Nhằm thực hiện Hiệp định này, chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn xác định về hàng hoá có nguồn gốc từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hoặc địa phương thuộc lãnh thổ đó, nếu chất lượng, uy tín hoặc đặc tính khác của hàng hoá này chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định." Bên trong hệ thống quốc gia của mình, các nước thành viên phải bảo vệ GI như đã được định rõ trong định nghĩa để ngăn ngừa "việc sử dụng bất kỳ phương tiện để gọi tên hoặc giới thiệu hàng hoá mà chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng hàng hoá có nguồn gốc từ một khu vực địa lý khác với xuất xứ thực với cách thức khiến công chúng hiểu nhầm về xuất xứ địa lý của hàng hoá đó." Theo Điều 23, "Các thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý để các bên quan tâm ngăn ngừa việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý của rượu cho các loại rượu không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lý của rượu mạnh cho cho những loại rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó ". Về các loại giống cây trồng, Điều 27 qui định rằng Các thành viên phải quy định việc bảo hộ giống cây trồng cho các chủng vi sinh; quy trình phi sinh và vi sinh để tạo ra các loại động vật và thực vật. Điều này cũng nói rằng "Các thành viên phải quy định việc bảo hộ giống cây trồng thông qua văn bằng sáng chế hoặc hệ thống di truyền riêng thực tế hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống này dưới mọi hình thức." -Nghị định số 54/2000/NĐ-CP qui định về chỉ dẫn địa lý, rượu và rượu mạnh. Nghị định qui định tự động xác lập đối với các quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý không cần phải đăng ký nếu các điều kiện qui định được đáp ứng đầy đủ. Theo Nghị định này, việc đăng ký một tên thương mại trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, gồm cả tên gọi xuất xứ, là bị cấm. - Theo Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11, Chương IV với 16 Điều từ Điều 20 đến Điều 35 qui định các vấn đề về bảo hộ giống cây trồng mới. Điều 21 qui định những điều kiện để một giống cây trồng được bảo hộ. Một giống cây trồng mới cần “có tính khác biệt, tính ổn định,tính đồng nhất và tính mới về mặt thương mại” thì được bảo hộ. Theo điều 22, “một tổ chức hay cá nhân tạo ra một giống cây trồng mới, chủ hợp đồng thuê cá nhân tạo ra giống cây trồng mới có quyền đăng ký với Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới về quyền tác giả.” Tác giả giống cây trồng mới được bảo hộ bằng hệ thống Văn bằng bảo hộ Giống cây trồng mới, có hiệu lực trong 20 năm kể từ ngày hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơ hợp lệ (25 năm với cây thân gỗ và nho). Không có mâu thuẫn giữa qui định hiện hành của Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến ngành nông nghiệp với Hiệp định TRIPS. Doanh nghiệp thương mại nhà nước -Điều XVII của GATT thừa nhận STEs là những doanh nghiệp pháp lý như bất kỳ doanh nghiệp thuộc loại hình khác, nhưng yêu cầu “ trong hoạt động mua hoặc bán thông qua xuất khẩu, nhập khẩu, những doanh nghiệp này sẽ tuân thủ các nguyên tắc chung của không phân biệt đối xử đã nêu trong Hiệp định về các biện pháp của Chính phủ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp tư nhân tiến hành” và “những doanh nghiệp này phải tiến hành mua hoặc bán chỉ căn cứ vào các tiêu chí thương mại, và phải dành cho các doanh nghiệp của các bên ký kết khác khả năng thích hợp tham gia vào các hoạt động mua bán này”. Ngoài ra, Điều XVII cũng yêu cầu các nước thành viên phải thông báo cho các thành viên khác “những sản phẩm được nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ lãnh thổ của mình” do STEs tiến hành nhưng thông báo này không có nghĩa là họ phải “tiết lộ các thông tin không phổ biến mà nếu được tiết lộ sẽ gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật hay trái với lợi ích công hoặc tổn hại đến quyền lợi thương mại chính đáng của những doanh nghiệp nhất định” - Luật Thương mại qui định: "Nhà nước có đặc quyền thực hiện các hoạt động thương mại ở những lĩnh vực và khu vực nhất định với những loại hàng hoá và dịch vụ cụ thể được qui định trong danh mục do Chính phủ công bố." - Quyết định 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/4/2001, Điều 6, Khoản 2 "Đối với những hợp đồng xuất khẩu sang một số thị trường nhất định có sự thoả thuận của Chính phủ ta với Chính phủ các nước (hợp đồng Chính phủ), Bộ Thương mại sau khi trao đổi với Hiệp hội Lương thực VIệt Nam sẽ chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch, ký kết hợp đồng". - Không có mâu thuẫn ró ràng giữa luật pháp hiện hành của Việt Nam với các qui định của WTO. Tuy nhiên, trong thực tế STEs đôi khi có thể được hưởng đối xử ưu đãi hơn từ phía các cơ quan của chính phủ, như được quyền xuất khẩu gạo theo hợp đồng Chính phủ với Chính phủ. - Việt Nam vẫn có thể giữ lại STEs của mình như mong muốn của đất nước nhưng không thể sử dụng STEs như một công cụ chính sách để hỗ trợ nông dân hoặc để ổn định giá nông sản trong nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Center For Trade Policy Studies/CATO Institute. June 2000. “WTO Report Card III: Globalization and Developing Countries”. Eugenio Diaz-Bonilla, Sherman Robinson, Marcelle Thomas, Yukitsugu Yanoma. January 2002. “WTO, Agriculture, and Developing Countries: A Survey of Issues”, International Food Policy Research Institute, Washington, D. C. Fox, Phillips. Vietnam Trade Policy Regime. December 2004. U. S. Vietnam Trade Council. Hanoi. Government of Vietnam. 2001. Five Year Plan for Socio-economic Development from 2001-2005. Government of Vietnam. 2004. Vietnam Public Expenditure Review Agricultural Sector, Ministry of Agriculture and Rural Development, Government of Viet Nam. Hunter Colby, Xinshen Diao, Francis Tuan. February 2001. “China’s WTO Accession: Conflicts with Domestic Agricultural Policy and Institutions”, International Food Policy Research Institute, Washington D. C International Trade Strategies Pty Ltd. July 2004. A Background Paper for the Strategic Plan of Action on Asean Cooperation in Food, Agriculture and Forestry (2005-2009). REPSF Project. Draft Report. Ministry of Agriculture and Rural Development. 2000. “Ten Years Development Strategy from 2001 to 2010”, Hanoi. Mylene Kherallah and Francesco Goletti. 2000. “Vietnam – Public Expenditure Review: Input on The Agricultural and Rural Sectors”, International Food Policy Research Institute Oxfam GB and Oxfam HK. September 2001. “Rice for The Poor and Trade Liberalization in Vietnam”, Hanoi. Rural Industries Research and Development Corporation. 1999. Intellectual Property in Agriculture. South Centre. July 1999. WTO Sanitary and Phytosanitary Agreement: Issues For Development Countries. United States Department of Agriculture. December 1998. “Agriculture In the WTO – Situation and Outlook Series”, Washington D. C. Viet Dinh. 2004. Joining The Club: The Dynamics of Accession to The World Trade Organization. World Trade Organization. October 2002. “Agriculture Negotiations: The Issues, And Where We Are Now”. World Trade Organization. The Results of The Uruguay Round of Multilateral Trade Negotiations.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp việt nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương.doc
Luận văn liên quan