“Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải
Tân, thành phố Hải Dương” nhằm mục đích tạo quỹ đất, nhà ở thương mại dịch vụ, văn
phòng cho thuê để phục vụ nhu cầu kinh doanh buôn bán người dân. H ình thành một khu
thương mại rộng lớn với các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội và hấp dẫn, thu hút
nhiều đối tượng đến sinh sống và kinh doanh buôn bán tại đây. Thúc đẩy sự phát triển của
toàn khu vực xung quanh. Đây là dự án có tính khả thi và hiệu quả xã hội cao, phù hợp với
chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước Việt Nam nói chung và của tỉnh
Hải Dương nói riêng. Sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp cho ngân sách của địa
phương và Nhà nước một khoản thu đáng kể thông qua các khoản thuế.
122 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án chợ Hải Tân-Thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước thải. Dây chuyền công nghệ áp dụng cho trạm xử lý nước thải
như sau:
Nước thải chứa dầu
Nước thải từ các
khu chức năng
Dầu xử lý theo
quy định
Xử lý theo quy định
Máy thổi khí
Cụm thiết bị xử lý
sinh học
Bể lắng
Bể chứa bùn thải
Nước đã xử lý đạt QCVN
14:2008/BTNMT
Giá trị Cmax đạt loại A
Bể tách dầu
Song chắn rác
Bể lọc
Bể điều hòa –
yếm khí
Oxy hóa
Máy tạo ozôn
Bơm
Bơm Bơm
Bơm
Tuần
hoàn
bùn
88
Thuyết minh quy trình công nghệ
Bước 1: Tách dầu mỡ và váng nổi
Nước thải từ khu nhà bếp có chứa nhiều dầu mỡ và váng nổi. Toàn bộ lượng dầu
mỡ này sẽ được tách bỏ triệt để ra khỏi dòng nước thải nhờ thiết bị chuyên dụng trước khi
đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Bước 2: Xử lý sơ bộ
Nước thải phát sinh từ các khu chức năng trong chợ sẽ theo các rãnh thoát nước
chảy vào bể gom nước thải (trước khi vào bể gom, nước thải được dẫn qua song chắn rác
thô nhiều lớp để tách các loại rác thô như nilon, giẻ, đất đá… ra khỏi dòng thải). Song
chắn rác được bố trí sao cho thể tách được toàn bộ rác có kích thước lớn hơn 10mm.
Nước thải từ bể gom sẽ được bơm sang bể phân hủy yếm khí nhờ hệ thống bơm đặt
dưới đáy bể. Các bơm này được điều khiển hoạt động tự động theo mức nước trong bể
thông qua các giá trị mức nước đo được bởi thiết bị đo mức và các giá trị cài đặt bởi
người vận hành, trong bể đặt 02 bơm làm việc luân phiên.
Bước 3: Xử lý sinh học
Trong bể yếm khí diễn ra quá trình xử lý sinh học nhờ các vi sinh vật kỵ khí sẽ
phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản hơn.
Quá trình đảo trộn liên tục của thiết bị khuấy trộn cơ khí lắp đặt trong bể sẽ làm tăng hiệu
suất xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó nước thải sẽ chảy qua hố thu và
được bơm lên hệ thống thiết bị xử lý sinh học.
Quá trình phân hủy kỵ khí sẽ tạo ra bùn và khí Biogas. Bùn thải định kỳ sẽ được
bơm về bể phân hủy và chứa bùn, khí Biogas sẽ được thu qua ống thu khí và thoát ra
ngoài. Trong thiết bị xử lý sinh học nước thải tiếp tục được xử lý các chất ô nhiễm (BOD,
COD, N, P…) nhờ các vi sinh vật hiếu khí và được cấp khí trong suốt quá trình xử lý
nhằm cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho quá trình khuấy trộn tăng khả năng tiếp xúc
giữa vi sinh vật và chất ô nhiễm. Để tăng hiệu quả xử lý trong thiết bị sinh học có bố trí
thêm các lớp đệm sinh học. Các lớp đệm này là nơi bám dính và phát triển của vi sinh vật
khử N&P.
Trong thiết bị xử lý sinh học được lắp đặt hệ thống phân phối khí dạng chìm để
cung cấp oxy cho quá trình hoạt động của vi sinh vật, mặt khác khuấy trộn nước thải và vi
89
sinh vật để tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và chất ô nhiễm tạo điều kiện tốt cho
quá trình xử lý.
Không khí được cung cấp nhờ các máy thổi khí và hệ thống đường phân phối khí
đặt dưới đáy bể. Nước sau thiết bị xử lý sinh học được dẫn qua bể lắng thứ cấp. Tại đây
bùn sẽ được lắng xuống theo các vách dốc trong bể, nước trong nổi lên trên theo máng dẫn ra
ngoài. Lượng bùn lắng một phần được bơm hồi lưu lại thiết bị xử lý sinh học để duy trì lượng
bùn (vi sinh vật) trong bể, một phần được bơm về bể chứa bùn thải. Váng nổi trong bể thứ
cấp được hệ thống bơm airlift bơm về thiết bị xử lý sinh học để tiếp tục xử lý.
Nước thải sau khi qua bể lắng thứ cấp sẽ được chuyển sang bể lọc. Nước thải sau khi
được lọc xong sẽ được chuyển sang bể oxy hóa
Bước 4: Oxy hóa
Sau bể lọc nước thải được cung cấp khí ozôn bằng máy tạo ozôn. Quá trình oxy
hóa này nhằm loại bỏ hết các vi khuẩn gây bệnh, các chất dinh dưỡng như N, P có trong
nước thải trước khi thoát ra ngoài môi trường. Nước thải ra khỏi bể oxy hóa đã đạt tiêu
chuẩn để thải ra ngoài môi trường QCVN 14:2008/BTNMT với giá trị Cmax mức A.
Bước 5: Xử lý bùn
Bùn thừa từ quá trình xử lý sinh học được bơm vào bể phân hủy và làm đặc nhờ hệ
thống bơm Airlift. Đây là một trong những ưu điểm đặc trưng của hệ thống này
Bùn tiếp tục được phân hủy bởi hệ thống cấp khí dưới đáy bể để làm giảm dung
tích của bùn trước khi thải bỏ.
Bùn sau khi phân hủy được làm đặc đến nồng độ nhất định và định kỳ được thải bỏ
và thuê Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hải Dương hút và xử lý theo
đúng quy định. Lượng nước trong của quá trình xử lý bùn được đưa quay về bể yếm khí.
Quá trình xử lý nước thải tại dự án là quá trình xử lý sinh học. Chính vì vậy để xử
lý nước thải đạt loại A chủ đầu tư sẽ vận hành hệ thống liên tục và theo đúng thiết kế
được đưa ra
Sơ đồ mặt bằng bố trí trạm xử lý nước thải được đính kèm sau trang 89.
Bảng 46: Danh sách các hạng mục xây dựng – TXLNT chợ Hải Tân
T
T Hạng mục
Số
lượng
Chiều
Cao
(m)
Chiều cao
bảo vệ
(m)
Diện
Tích
(m2)
Dài
(m)
Rộng
(m)
Cao
(m)
1
Bể gom/tách rác
(BTCT)
01 4,6 0,6 4 4 1,0 4,6
2
Bể yếm khí
(BTCT)
01 4,6 0,6 34 11,5 1,9‐4 4,6
3
Thiết bị xử lý sinh học
(CT3 sơn Epoxy)
01 4,2 0,4 24,0 8,0 3,0 4,2
4 Bể lắng thứ cấp
(CT3 sơn Epoxy)
01 4,2 0,4 6 3 2 4,2
90
5
Bể nén bùn
(BTCT)
01 4,6 0,4 4,3 5,3 0‐1,6 4,6
6 Bể oxy hóa 01 2,5 0,4 3 3 1,0 2,5
90
Bảng 47: Danh sách thiết bị lắp đặt cho TXLNTchợ Hải Tân
TT
VẬT TƯ VÀ
THIẾT BỊ
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT XUẤT XỨ
ĐƠN
VỊ
KL
ĐƠN GIÁ
(VND)
THÀNH
TIỀN
(VND)
A. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHÍNH
1. Thiết bị nhập ngoại
1
Bơm nước thải bể
gom & điều hoà
Model: CN651 Công suất 0,2m3/phút
H = 10mH2O P =1,5kW
Shinmaywa
Nhật Bản
Cái 2 34,500,000 69,000,000
2
Bơm nước thải
bể yếm khí
Model: CN651 Công suất 0,2m3/phút
H = 10mH2O P =1,5kW
Shinmaywa
Nhật Bản
Cái 2 34,500,000 69,000,000
3
Bơm bùn bể
yếm khí
Model: CN651 Công suất 0,2m3/phút
H = 10mH2O P =1,5kW
Shinmaywa
Nhật Bản
Cái 1 34,500,000 34,500,000
4
Thiết bị khuấy trộn
bể yếm khí
Công suất 1200vòng/phút P =0,8kW
Shinmaywa
Nhật Bản
Cái 1 63,750,000 63,750,000
5
Hệ thông phân phối
khí cho thiết bị xử
lý sinh học
Vật liệu: PVC và Inox; đầu phân phối
khí dạng ống, loại bọt khí mịn
Đài Loan
Hệ
thống
1 36,750,000 36,750,000
6 Máy thổi khí
Model: BE65, Công suất 3,61m3/phút,
H = 5mH2O
Allet ‐
Nhật Bản
Máy 2 96,250,000 192,500,000
7 Thiết bị khử trùng
Tiêu diệt vi sinh vật bằng Ozôn.
Công suất 10g O3/h nước thải
Đài Loan/
Việt Nam
Máy 1 110,000,000 110,000,000
8
Thiết bị tách dầu mỡ
& váng nổi
Tách dầu mỡ và váng nổi tại khu vực
nhà bếp của khu nhà ăn.
Việt Nam TB 1 73,000,000 73,000,000
91
Cộng G1 648.500.000
2. Thiết bị mua trong nước
9 Song chắn rác
Kích thước: Dài x Rộng x Cao:
0.7m x 0.7m x1.0m. Khe hở 6mm
Việt Nam Cái 1 6,000,000 6,000,000
10 Xe gom rác Việt Nam Cái 1 4,500,000 4,500,000
11
Thiết bị xử lý
sinh học
Kích thước: Dài x Rộng x Cao: 8.0m x
3m x4.5m. Vật liệu: Thép CT3, sơn
phủ epoxy.Đệm sinh học bằng nhựa
tổng hợp. Công suất xử lý của thiết bị:
150 m3/ngày
Việt Nam Cái 1 736,000,000 736,000,000
12
Hệ thông phân phối
khí bể điều hoà
Vật liệu: PVC và Inox; đầu phân phối
khí dạng ống, loại bọt khí thô
Đài Loan/
Việt Nam
HT 1 11,000,000 11,000,000
13
Bơm bùn tuần hoàn
bể xử lý sinh học
Kiểu bơm Airlift
công suất 5‐10m3/h, H = 5m
Việt Nam HT 1 15,000,000 15,000,000
14
Hệ thống đường
ống dẫn khí (phần
không ngập nước)
Lắp đặt theo thiết kế.
Vật liệu đường ống: Inox SUS 201
Vật liệu
Inox
HT 1 35,000,000 35,000,000
15
Hệ thống đường
ống công nghệ dẫn
nước, bùn nội bộ
khu xử lý
Lắp đặt theo thiết kế.
Vật liệu đường ống: Inox SUS201/PVC
.
Vật liệu
Inox/ PVC
HT 1 41,000,000 41,000,000
16
Hệ thống đường
ống dẫn khí dưới
Lắp đặt theo thiết kế.
Vật liệu đường ống: PVC
Việt Nam HT 1 13,000,000 13,000,000
92
đáy bể (phần ngập
dưới nước)
17
Giá đỡ đường ống
công nghệ
Lắp đặt theo thiết kế.
Vật liệu: Inox SUS 201.
Vật liệu
Inox
HT 1 7,500,000 7,500,000
18
Hệ thống đường
ống hóa chất
Lắp đặt theo thiết kế.
Vật liệu đường ống: PVC
Việt Nam HT 1 1,600,000 1,600,000
Cộng G2 870.6000.000
B. THIẾT BỊ ĐIỆN ‐ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
19
Van điều khiển khí
nén tự động cho các
bơm vận chuyến
bằng khí nén
‐ Điều khiển tự động ON/OFF.
‐ Vật liệu thép không rỉ. G7 Cái 4 13,125,000 52,500,000
20
Hệ thống điều khiển
Logo
Đã nhiệt đới hoá phù hợp với điều kiện
Việt Nam, khả năng mở rộng tốt, có
chức năng hiển thị và dự phòng cho các
sự cố, tốc độ xử lý cao, giao diện người
máy, chuẩn đoán và bảo vệ hệ thống;
Hoạt động với chế độ dự phòng nóng
kép (Dual Redundant )
Nhật Bản/
Hàn Quốc
TB 1 62,500,000 62,500,000
21
Thiết bị đo mức
theo phương pháp
áp suất cho bể Gom
Đo theo phương pháp áp suất, đo được
nhiều mức, chính xác cao, nhiệt đới hoá
Khoảng đo: 0,15‐7,5m;
Độ chính xác: 0,25%
Châu Á TB 1 14,000,000 14,000,000
93
22
Tủ điện điều khiển
& các phụ kiện đi
theo tủ
Chế tạo theo thiết kế
Hàn Quốc TB 1 45,000,000 45,000,000
Cộng G3 174.000.000
Tổng giá G1+G2+G3 1.693.100.000
94
Biện pháp giảm thiểu nước mưa chảy tràn
Hình 6: Sơ đồ thu gom, xử lý nước mưa
Thuyết minh quy trình:
Hệ thống thoát nước mưa của dự án được bố trí như hình vẽ ở trên. Nước mưa thuộc
loại khá sạch do đó chỉ áp dụng biện pháp thu gom và cho lắng cặn đối với nước mưa
chảy tràn đã đáp ứng đủ yêu cầu trước khi thải vào hệ thống thu gom nước mưa khu vực.
3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn từ chợ chính và chợ dân sinh
- Rác từ các quầy buôn bán hàng tươi sống (thường hữu cơ dễ phân hủy) phát sinh
từ quá trình giết mổ gia súc gia cầm và tôm, cua, cá...: như lông, da, phân, nội tạng không
sử dụng ...được chứa trong các thùng chứa có nắp. Chất thải này được xử lý bằng cách
trộn vôi bột để khử trùng và hạn chế mùi phát sinh trước khi được đưa ra ngoài. Đối với
các chất thải là gia cầm chết do nhiễm bệnh phải được xử lý tiêu hủy theo quy định của bộ
Y tế, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Rác từ các hộ buôn bán và nhà hàng ăn uống sẽ được thu gom và tập trung tại
khu vực chứa rác tạm thời của chợ, lượng rác cao điểm từ các hộ buôn bán là khoảng 10h
sáng và 5-6 h chiều. Thành phần chủ yếu là thực phẩm dư thừa nên cần được chuyển đi
sau khi đã tập trung tại bãi chứa.
- Rác từ khu vực các quầy sạp, kiot chủ yếu là giấy, nylon, kim loại được thu gom
2 lần/ngày và chuyển về nơi tập trung rác của Dự án, loại rác này được vận chuyển đi 1
lần vào buổi tối hoặc và giờ sáng sớm của hôm sau.
- Các loại rác thải từ sinh hoạt của khách hàng sẽ được thu gom và vận chuyển đi
tương tự rác từ các quầy sạp.
Chất thải rắn từ các hộ gia đình:
Chất thải rắn từ hộ gia đình bao gồm chất thải sinh hoạt. Loại chất thải rắn này nên
sử dụng bao nylon làm dụng cụ chứa rác, bao nylon có thể có dung tích 5, 10, 15 lít tùy
Hệ thống thu
gom rác Rác
Rác
Hệ thống thoát nước
của dự án
Nước mưa trên
mái
Lưới chắn rác
Nước mưa chảy
tràn trên bề mặt
Hệ thống thu
gom nước mưa
Hố ga, lắng cạn
Hệ thống thu
gom rác
Formatted: Font: Times New Roman, 10.5 pt
95
theo lượng rác phát sinh của từng hộ gia đình. Rác thải trong ngày đổ vào bao nylon, đến
giờ thu gom (5-7 giờ sáng hay 4-6 giờ chiều tùy theo quy định của địa phương) các hộ gia
đình đem các bao rác để trước nhà hay bên lề đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
công nhân vệ sinh thu gom rác.
Chất thải rắn từ khu trung tâm thương mại
Thành phần rác sinh hoạt chủ yếu là rác văn phòng (giấy, báo, kim kẹp, bao bì,
nhựa, nylon...) và một phần rác sinh hoạt (bao gói thực phầm, thực phẩm thừa...). Rác thải
từ khu vực văn phòng, khu dịch vụ giải khát... sẽ được chứa trong các thùng rác chuyên
dùng có nắp đậy, được bố trí tại các nơi quy định. Bộ phận vệ sinh của khu văn phòng sẽ
liên tục thu gom rác tại từng khu vực nhằm tránh tình trạng ứ đọng rác thải và tập trung về
khu chứa rác của dự án Cuối mỗi ngày có đơn vị thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh
chuyển đi nơi khác xử lý.
Chất thải rắn từ khu vực công cộng:
Ở các khu vực công cộng như bãi đỗ xe, đường giao thông… trang bị các thùng rác
cục bộ, tùy theo lượng người và lượng rác thải có thể bố trí các thùng rác chuyên dụng, thùng
rác phải đúng qui định, có nắp đậy để tránh gây vung vãi rác, thuận tiện cho việc bỏ rác vào
cũng như lấy rác đi, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom hàng ngày.
Phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn phát sinh
Một cách tổng quát, hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn bao gồm các khâu như
hình dưới đây:
Hình 7: Sơ đồ thu gom, xử lý chất thải rắn
Để quản lý các hoạt động của chợ, dự án sẽ thành lập ban quản lý chợ bao gồm các tổ
có chức năng nhiệm vụ riêng. Trong bộ máy của ban quản lý chợ có tổ vệ sinh môi trường.
Tổ vệ sinh môi trường này bao gồm 10 người, có nhiệm vụ quét dọn, thu gom rác thải trong
khu vực dự án. Rác thải sẽ được thu gom và vận chuyển tới nơi xử lý 1 ngày/lần. Quy
CTR sinh hoạt
Rác thải được phân loại và lưu
trữ tại nguồn theo quy định.
Thu gom với 2 loại rác
khác nhau, vận chuyển
Nguồn phát sinh
Phân loại tại nguồn
Thu gom – vận chuyển
Bãi rác
96
định thu gom và phân loại rác ngay tại nguồn, với 02 loại rác chủ yếu là rác vô cơ và rác
hữu cơ. Thùng phân loại rác sẽ có hai màu khác nhau với những ghi chú khác nhau để
việc phân loại rác dễ dàng.
+ Đối với nhà chia lô: nhân dân thu gom rác trong nhà và để trước nhà vào thời
gian quy định để tổ vệ sinh môi trường thuận tiện thu gom.
+ Các hộ kinh doanh có trách nhiệm đổ rác vào các thùng đựng rác được trang bị
trong dự án, và phân loại rác tại nguồn.
+ Riêng đối với khu trung tâm thương mại sẽ thành lập tổ thu rác tại đây, thu gom
rác vào cuối mỗi buổi làm tại từng tầng làm việc
Cuối mỗi buổi tổ vệ sinh môi trường sẽ thu gom rác, chuyển đến nơi thu gom quy
định. Rác sau khi phân loại sẽ được tập kết ở hai nơi khác nhau. Đối với vị trí tập trung
rác được bố trí tại nơi có độ thông thoáng tốt, tránh tích tụ mùi hôi thối lâu ngày, các
thùng đựng rác đều có nắp đậy. Thường xuyên phun các loại thuốc chống ruồi muỗi với
liều lượng thích hợp để ngăn chặn không cho chúng phát triển.
4. Khống chế ô nhiễm nhiệt
Mục đích của việc khống chế ô nhiễm nhiệt là làm mát không khí, làm sạch bụi và
một số khí độc trong không khí… để tạo môi trường làm việc theo đúng tiêu chuẩn.
Hệ thống thông gió cơ khí sẽ được thiết kế theo các quy định trong TCVN 5687:
1992 “Thông gió điều tiết không khí, sưởi ấm - tiêu chuẩn thiết kế”. Hệ thống thông gió
đảm bảo thường xuyên cung cấp nguồn khí trong sạch, môi trường không khí bên trong
luôn thông thoáng với bên ngoài, thoả mãn yêu cầu điều kiện vi khí hậu của công trình.
Ngoài ra còn bố trí các quạt thải một cách hợp lý để tránh hiện tượng không khí từ các
khu vệ sinh lan truyền vào hành lang và các khu kinh doanh.
Khu vực các ngành hàng tươi sống, dịch vụ ăn uống, … có nhiều mùi, hơi, khói sẽ
áp dụng biện pháp hút thổi không khí cưỡng bức để tăng cường lưu chuyển không khí,
tránh khói, mùi lan toả ra các khu vực khác trong dự án.
Ngoài ra, chủ dự án sẽ trồng cây xanh bao bọc xung quanh khu vực dự án, nhằm hấp
thụ bức xạ mặt trời, điều hoà các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và khí thải.
5. Khống chế ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn trong dự án phát sinh chủ yếu từ hoạt động mua bán, vận chuyển hàng
hóa. Tuy nhiên, mức độ ồn từ hoạt động mua bán là một đặc trưng của dự án, không thể
khống chế được và rất khó xác định cụ thể. Tuy nhiên do các khu vực kinh doanh, buôn
bán được bố trí hợp lý trong quy hoạch mặt bằng tổng thể nên mức độ ồn này có thể chấp
nhận được.
97
6. Biện pháp giảm thiểu sự cố môi trường
a. Biện pháp giảm thiểu cháy nổ
Để phòng chống các sự cố cháy nổ ban quản lý dự án sẽ lắp đặt các hệ thống như sau:
- Lắp đặt hệ thống các đèn báo hiệu, chuông báo cháy, bình cứu hoả theo đúng tiêu
chuẩn quy phạm (TCVN 2622 - 1995) tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ.
- Kiểm tra định kỳ mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy,...)
và có các biện pháp thay thế kịp thời.
Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống phòng cháy chữa cháy, bao gồm hệ thống phòng cháy
chữa cháy trong nhà. Hệ thống phòng cháy chữa cháy thiết kế theo các quy định, tiêu
chuẩn hiện hành bao gồm:
- TCVN 2622 : 1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình.
- TCVN 5760 : 1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt.
- TCVN 5040 : 1990 - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy.
- TCVN 5738 : 2001 - Hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu kỹ thuật.
Hệ thống báo cháy
Toàn bộ các tầng của công trình đều được lắp đặt thiết bị kiểm tra, báo cháy tự động
trong từng tầng. Hệ thống báo cháy tự động sử dụng các đầu dò khói & dò nhiệt để phát
hiện các sự cố hoả hoạn đang xảy ra. Các tầng nhà, sân thượng ... thì sử dụng đầu dò khói,
Gần các tủ PCCC được gắn thêm những nút nhấn bằng tay khẩn cấp.
Hệ thống chữa cháy
Lắp đặt các họng cứu hỏa cho toàn công trình. Hệ thống cấp nước cho dự án dự kiến
là hệ thống cấp nước sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, các trụ cứu hỏa được bố trí ở ngã
3, ngã 4 đường và dọc theo các tuyến đường với khoảng cách trung bình 100-100m/trụ.
Khi có cháy xảy ra, xe cứu hỏa sẽ hút nước từ các trụ này để tiến hành cứu hỏa, áp lực tự
do nhỏ nhất trên mạng khi cứu hỏa là 10m.
Với quy mô của dự án khoảng 1878 dân, nhà xây hỗn hợp, các loại tầng không phụ
thuộc vào bậc chịu lửa, theo bảng 12- Tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy TCVN
2622:1995 sẽ có 2 đám cháy xảy ra, lưu lượng nước tính toán cho 2 đám cháy là 15l/s.
Với thời gian chữa cháy là 3h thì lưu lượng nước cần thiết chữa cháy là:
Qcc= 15×3×3,6×2=324m3.
Tại các nút mạng lưới bố trí van khóa để có thể sửa chữa mạng lưới khi cần thiết.
Phương án phòng chống cháy, nổ:
- Bộ phận phòng cháy chữa cháy trong ban quản lý chợ phải thường xuyên nhắc
nhở, tập huấn về công tác PCCC - chữa cháy và thoát nạn (có sự hướng dẫn của Công an
PCCC) cho mọi đối tượng trong Dự án.
98
- Quản lý việc sử dụng các thiết bị điện trong các khu kinh doanh và các kiốt đúng
kỹ thuật. Tránh sử dụng điện quá tải làm ảnh hưởng hệ thống điện toàn công trình.
- Có thể tiết kiệm điện bằng cách sử dụng pin mặt trời, đèn compart thay đèn dây tóc
như vậy tránh được hiện tượng quá tải dẫn đến cháy chập điện.
- Các bảng tiêu lệnh PCCC phải được gắn ở những nơi có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị, giám sát các thông số kỹ thuật và
kiểm tra hệ thống quạt tăng áp, hút khí, cấp không khí tươi ở các buồng thang thoát nạn.
- Thiết kế hệ thống chống sét đúng theo quy định của nhà nước.
- Kiểm tra dây dẫn điện tránh sự quá tải trên đường dây.
- Định kỳ kiểm tra các thiết bị chữa cháy và báo cháy, các thiết bị và dây dẫn chống
sét công trình để đảm bảo khi có sự cố xảy ra thì vẫn hoạt động tốt.
- Không mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất, vật liệu, dụng cụ dễ cháy
nổ trong phạm vi chợ; không được lập bàn thờ, thắp hương (nhang), xông trầm; đốt nến,
hóa vàng mã, đốt các loại giấy tờ, chất liệu khác
- Khu vực được phép sử dụng bếp đun nấu (như ở nơi bán hàng ăn), sử dụng bàn là
(như cửa hàng may mặc, giặt là) trong phạm vi chợ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về
PCCC và an toàn điện; bếp đun phải đảm bảo không khói, không gây ô nhiễm môi
trường; khi nghỉ kinh doanh mọi bếp đun nấu phải dập tắt lửa hoàn toàn, phải ngắt bàn là,
bếp điện khỏi nguồn điện...
- Không treo hàng, bày hàng vào hành lang an toàn, hệ thống dây điện, thiết bị điện,
đường cản lửa (dưới đất, trên không), lấn chiếm đường đi lại, đường thoát nạn, cửa ra
vào, cửa thoát nạn.
- Phải chấp hành các quy định an toàn về điện.
- Mỗi hộ kinh doanh thường xuyên, cố định trong chợ phải tự trang bị từ 1 đến 2
bình cứu hỏa đúng tiêu chuẩn cho phép để bảo đảm chữa cháy tại chỗ kịp thời; khi hết
hạn sử dụng hoặc không còn tác dụng chữa cháy phải thay bình cứu hỏa mới
b. Hệ thống chống sét
+ Chống sét cho các hạng mục công trình
Hệ thống chống sét dùng kết hợp dây kim thu sét. Dây thu sét đặt cách bề mặt 8cm
và được cố định bằng các chân bật, khoảng cách giữa các chân bật là 1 m.
Hệ thống tiếp địa dùng kết hợp dây – cọc tiếp địa được chôn sâu 0,8 m lấp bằng đất mịn
đầm kĩ. Cọc tiếp địa L63x63x6x2500, điện trở tiếp địa đảm bảo điều kiện Rtđcs< 10 Ω.
Tất cả các liên kết trong hệ thống chống sét phải được thực hiện bằng hàn điện
theo quy phạm. Các bộ phận ngoài trời được sơn chống gỉ 2 lớp. Các bộ phận ngầm trong
đất tuyệt đối không sơn.
99
+ Chống sét cho hệ thống điện
Để đảm bảo chống sét lan truyền theo đường dây vào trạm biến thế, hệ thống
đường dây được bảo vệ chống sét 10 KV theo quy phạm.
Bảo vệ chống quá điện áp khí quyển cho trục hạ thế và các phụ tải dùng chống sét
hạ thế GZ – 500 đặt tại trạm. Các tủ điện đều được nối trung tính nguồn và nối đất an
toàn, các phụ tải đặc biệt cần bảo vệ cắt sét được thiết kế riêng.
c. Hệ thống thoát hiểm
Lối thoát hiểm và thang thoát hiểm tuân thủ theo các quy định trong tiêu chuẩn
phòng cháy chữa cháy TCVN 2622:1995 và TCVN 6161:1996, đồng thời đảm bảo các
yêu cầu về khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát hiểm hoặc cầu thang thoát.
- Tất cả các phòng làm việc, khu kinh doanh, kho hàng, ... đều có cửa chính thông
với hành lang và lối đi chính.
- Hệ thống cửa chính, cửa phụ của khu chợ chính cần được kiểm tra định kỳ để đảm
bảo hoạt động được tốt khi có sự cố xảy ra.
d. Biện pháp khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố
Trường hợp mất điện lưới: Khi điện lưới mất, lập tức máy phát điện dự phòng
của khu chợ sẽ tự động hoạt động, các thiết bị công nghệ phục vụ quá trình xử lý sẽ vận
hành bình thường.
Trường hợp các bơm nước thải trong bể gom, bể yếm khí xử lý không hoạt động:
Trong các bể này được lắp 02 bơm nước thải (làm việc luân phiên). Vì vậy khi 01 trong
số các bơm trong 02 bể trên xảy ra sự cố thì bơm còn lại vẫn hoạt động bình thường để
đáp ứng yêu cầu công nghệ. Bơm gặp sự cố sẽ đưa đi bảo hành, sửa chữa.
Hệ thống cấp khí gặp sự cố: Việc cấp khí cho hệ thống được thực hiện bởi 02 máy
thổi khí (làm việc luân phiên), khi một máy cấp khí gặp sự cố phải ngừng hoạt động thì còn
lại sẽ lại việc bình thường trong thời gian máy kia đưa đi sửa chữa. Hệ thống đường ống
dẫn khí được cung cấp cho các hạng mục : thiết bị xử lý sinh học hiếu khí, bể chứa và phân
huỷ bùn và bơm vận chuyển bùn, váng nổi từ bể lắng thứ cấp, vận chuyển nước trong từ bể
chứa bùn … lượng khí sử dụng cho các hạng mục đều được khống chế bởi các van, trong
trường hợp một trong các hạng mục gắp sự cố về đường cấp khí cần phải sửa chữa thì có
thể khóa van trong khi các hạng mục khác vẫn hoạt động bình thường.
Trường hợp toàn bộ hệ thống XLNT bị sự cố: Trong bể gom có bố trí đường bơm
bypass xả sự cố, khi hệ thống XLNT gặp sự cố cần dừng hoạt động để sửa chữa thì nước
thải sẽ tạm thời được bơm thoát ra Hệ thống thoát nước chung. Sau khi sự cố được khắc
phục, nước thải sẽ tiếp tục được bơm vào hệ thống để xử lý theo quy trình công nghệ.
100
7. Biện pháp giảm thiểu an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh
- Mọi người hoạt động, đi lại trong phạm vi chợ phải giữ gìn vệ sinh chung, không
phóng uế, vứt (xả) rác, đổ nước, chất thải, xác động vật chết, hàng hóa kém phẩm chất,
thức ăn ôi thiu bừa bãi trong phạm vi chợ.
- Các hộ kinh doanh không đưa đồ vật bẩn, động vật vào trong chợ, trừ những loại
nhốt trong lồng để kinh doanh. Không chứa chấp, lưu giữ trong phạm vi chợ những đồ vật
gây ô nhiễm, mất vệ sinh, là mầm bệnh...
- Từng điểm kinh doanh tự trang bị dụng cụ đựng rác riêng; hàng ngày trước khi
nghỉ bán hàng hay dọn hàng về phải quét dọn sạch sẽ điểm kinh doanh; việc đổ rác, chất
thải, đi vệ sinh cá nhân (đại tiểu tiện) phải đúng nơi quy định
- Tham gia tổng vệ sinh chung theo lịch do đơn vị quản lý - khai thác chợ quy định
- Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm dịch khi nhập thực phẩm, rau quả theo mỗi lô hàng.
- Khu vực chế biến thức ăn được bố trí xa nơi tập kết rác. Các hố ga trong khu vực
này được đóng kín để tránh trường hợp ruồi muỗi đậu vào thức ăn, gây bệnh và lây bệnh
cho người dân trong khu vực.
- Các điểm kinh doanh hàng thực phẩm, ăn uống phải bảo đảm luôn sạch sẽ, thực
hiện đúng các quy định của Nhà nước về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm: phải có
thiết bị, tủ kính che đậy thức ăn, thiết bị chuyên dùng để bảo quản thức ăn và dụng cụ
đựng rác, chất thải có nắp đậy kín; phải đổ rác, chất thải hàng ngày; dùng nước sạch để
đun nấu, ngâm rửa thực phẩm và đồ dùng; dụng cụ phải sạch sẽ và thường xuyên làm vệ
sinh; dùng bao gói sạch để gói, đựng hàng cho khách; làm vệ sinh sạch sẽ nơi bày hàng
trước và sau bán hàng...
- Nghiêm cấm người kinh doanh (kể cả người giúp việc) hoạt động kinh doanh khi
tự phát hiện hoặc bị phát hiện đang bị mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của
ngành y tế.
- Đối với thực phẩm bị nhiễm dịch phải được tiêu hủy theo quy định của Bộ y tế,
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
8. Biện pháp đảm bảo an ninh trật tự khu vực của dự án
- Chủ dự án sẽ tiến hành thành lập ban tổ chức quản lý chợ phù hợp với quy định
hiện hành và quy định rõ chức năng nhiệm vụ để từ đó là tổ chức đầu mối giải quyết các
vấn đề an toàn giao thống, an toàn xã hội, vệ sinh dịch bệnh, an ninh trật tự …
Đồng thời thường xuyên phối kết hợp với các tổ chức chính quyền địa phương, các
tổ chức xã hội, y tế, công an, thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông … để đảm bảo an
ninh trật tự, vệ sinh … khu vực chợ và những khu vực xung quanh.
- Ban quản lý chợ thường xuyên kiểm tra và không để tình trạng cờ bạc, lô đề, hụi,
101
cá cược, huy động vốn để lừa đảo bạn hàng, trộm cắp; bói toán mê tín dị đoan dưới bất cứ
hình thức nào xảy ra, nghiêm cấm kinh doanh, phổ biến các loại văn hóa phẩm phản
động, đồi trụy.
- Người dân trong khu vực dự án không tự ý tổ chức các trò chơi không lành mạnh;
không uống rượu, bia say, gây gỗ đánh nhau hay có hành vi, cử chỉ thô bạo làm mất an
ninh, trật tự trong phạm vi chợ. Trường hợp gây tranh chấp không tự hòa giải được phải
báo ngay cho người có trách nhiệm của ban quản lý chợ.
- Người đang mắc bệnh truyền nhiễm mà không áp dụng các biện pháp chống lây
lan, người đang say rượu, bia, người đang mắc bệnh tâm thần không được vào chợ.
- Các lực lượng vào làm dịch vụ trong chợ phải được phép và tuân thủ theo quy
định của ban quản lý chợ.
- Lực lượng bảo vệ chợ trong ca trực có trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng hóa gửi
lại chợ như đã nhận bàn giao với thương nhân và hợp đồng đã ký.
- Liên hệ chặt chẽ với công an khu vực để phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh
trật tự tại khu vực Dự án.
9. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho khu vực
- Mọi người ra vào chợ phải theo đúng cửa và trong thời gian quy định; phải dừng,
đậu, gửi xe đạp, xe máy và các phương tiện chuyên chở, đi lại khác đúng nơi quy định
- Không tự ý họp chợ ngay ngoài phạm vi chợ và trước cổng, trên trục đường ra
vào chợ làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến hoạt động trong phạm vi chợ.
- Đối với các phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa khi ra vào chợ, xếp dỡ
(lên xuống) hàng trong chợ đều phải tuân theo sự hướng dẫn, sắp xếp của ban quản lý chợ
để tránh ảnh hưởng tới tình hình an toàn giao thông của khu vực. Không được bốc xếp
hàng hoá cồng kềnh có khối lượng và kích thước lớn ra vào khu vực chợ; Không được
làm bạt, ô, dù che mưa che nắng; biển quảng cáo bán hàng lấn chiếm vỉa hè lòng đường
gây mất an toàn giao thông và cản trở tầm nhìn của các phương tiện tham gia giao thông
qua lại khu vực chợ.
102
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
I. Chương trình quản lý môi trường
Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án là cung cấp các hướng dẫn
để dự án có thể được đảm bảo về mặt môi trường. Kế hoạch quản lý môi trường tuân thủ
theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam, bao gồm:
+ Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai
đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất
cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo
cáo ĐTM.
+ Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với
các đơn vị trúng thầu xây dựng và vận hành.
+ Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu sự cố môi trường xảy ra.
Để đạt được các mục tiêu trên, kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng bao gồm
các nội dung sau:
1. Tổ chức quản lý về môi trường:
Để đảm bảo việc hoạt động của dự án gắn liền với bảo vệ môi trường, ngoài việc
xây dựng các công trình xử lý giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường, Công ty chú trọng
các công tác thực hành quản lý công tác bảo vệ môi trường. Công ty thành lập một tổ
quản lý môi trường, đảm bảo cho việc quản lý và thực thi công tác bảo vệ môi trường
không tách rời công việc buôn bán kinh doanh. Các thành viên của tổ quản lý môi trường
chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường và phản ánh tình
hình diễn biến trong công tác bảo vệ môi trường cho cấp trên.
2. Chương trình quản lý môi trường:
Hợp tác chặt chẽ với cơ quan chuyên trách về môi trường của thành phố và tỉnh để
quản lý và thu dọn chất thải không làm ô nhiễm môi trường của khu vực phường Hải Tân.
a. Trong quá trình thi công xây dựng
Như đã trình bày trong Chương 3, trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án,
mọi hoạt động phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng hay ăn ở của công nhân đều
có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không chấp hành đúng theo biện pháp đề ra.
Chính vì vậy, một số biện pháp sau được thực hiện nhằm bảo vệ môi trường trong giai
đoạn thi công:
- Giải thích rõ về các biện pháp bảo vệ môi trường với đối tác thực hiện hợp đồng
xây dựng như che phủ nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển, tưới nước làm ẩm
103
đường, sử dụng các phương tiện thi công tiên tiến, không chuyên chở nguyên vật liệu quá
tải trọng quy định, điều tiết và phân luồng xe hợp lý, thu gom và xử lý chất thải rắn phát
sinh đúng quy định, xây dựng hệ thống thoát nước tạm thời.
- Quy định và thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây
dựng với đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng thi công các công trình của dự án;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại công trường xây
dựng như giám sát việc nhà thầu khi xây dựng kết nối ống thoát nước bên trong khu vực
đã xây dựng với hệ thống thoát nước bên ngoài mà công ty đã lắp đặt sẵn phải đúng quy
định. Quản lý các sinh hoạt của công nhân tránh làm ảnh hưởng đến môi trường nước,
chất thải rắn sinh hoạt, và xây dựng thu gom thải bỏ đúng nơi quy định. Quản lý nhắc nhở
các hoạt động xây dựng tránh gây như gây tiếng ồn, bụi,…
- Thực hiện phạt hợp đồng hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng khi đối tác vi phạm
các điều lệ đã được quy định.
- Đề ra chương trình giám sát môi trường.
b. Trong quá trình dự án đi vào hoạt động
- Thành lập ban quản lý chợ bao gồm 07 tổ với chức năng khác nhau. (Như đã trình
bày tại chương 1)
- Trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, tiên tiến để xử lý các chất thải phát sinh
trong quá trình hoạt động của dự án. Danh mục các công trình xử lý chất thải:
+ Hệ thống xử lý nước thải phát sinh trong quá trình dự án đi vào hoạt động
+ Hệ thống thu gom chất thải rắn.
+ Hệ thống cây xanh.
- Thu gom và vận chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định, xả nước thải
vào hệ thống thu gom nước thải.
- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các hộ kinh doanh, người
dân nhằm thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
Ngoài các giải pháp kỹ thuật và công nghệ có tính chất quyết định nhằm làm giảm
nhẹ các tác động cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ được đề xuất góp
phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường sinh thái được đưa ra như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn và
hướng dẫn cho các hộ kinh doanh, người dân thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi
trường.
104
- Đôn đốc vấn đề an toàn phòng chống cháy nổ.
- Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng.
- Định kỳ tiến hành giám sát chất lượng môi trường.
Bảng 48: Danh mục công trình xử lý và quản lý môi trường và dự toán kinh phí
STT Hạng mục công trình Quy mô
Kinh phí
dự kiến
(VNĐ)
Kinh phí
vận hành
(VNĐ/tháng)
1 Hệ thống xử lý nước thải 150 m3/ngày 1.639.100.000 15.000.000
2 Hệ thống thu gom rác thải 2,45 tấn/ngày 500.000.000 10.000.000
3 Hệ thống cây xanh - 100.000.000 2.000.000
4 Quạt thông gió - 50.000.000 -
5 Chi phí quan trắc môi trường - - 20.000.000
II. Chương trình giám sát môi trường
Chương trình giám sát chất lượng môi trường là một trong những phần quan trọng
trong đánh giá tác động môi trường. Giám sát chất lượng môi trường được hiểu như là
một quá trình “đo đạc, ghi nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên,
liên tục các thông số chất lượng môi trường”. Thông qua các diễn biến về chất lượng môi
trường sẽ giúp xác định lại những dự đoán trong ĐTM của dự án và đó cũng là cơ sở cho
các nhà quản lý môi trường thành lập những chính sách và quy định phù hợp nhằm ngăn
chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công tác giám sát chất lượng môi trường sẽ
được thực hiện dưới sự giám sát của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương. Chương
trình giám sát được thực hiện trong cả hai giai đoạn:
- Giai đoạn xây dựng
- Giai đoạn hoạt động
1. Giai đoạn xây dựng dự án
Trong giai đoạn xây dựng dự án cần giám sát các hoạt động sau:
- Thường xuyên theo dõi các dòng chảy tại khu vực Dự án và khu vực xung quanh dự
án để bảo vệ dòng chảy, nếu có sự cố tắc nghẽn phải tìm giải pháp khơi thông dòng chảy.
- Trong quá trình san lấp phải theo dõi, giám sát thường xuyên không để xe cộ
hoặc đất cát làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân địa phương.
- Kiểm soát ô nhiễm các yếu tố (vi khí hậu, tiếng ồn, CO, CO2, SO2, NO2, bụi, hơi
xăng dầu...).
105
- Kiểm soát các máy đóng cọc, máy đầm và khống chế giờ làm việc, không làm
việc vào ban đêm gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư và các dự án xung quanh.
2. Giai đoạn hoạt động
a. Môi trường khu vực dự án
a. Môi trường không khí:
- Vị trí giám sát: 5vị trí.
+ 1 điểm tại khu chợ chính, kí hiệu K1.
+ 1 điểm tại khu vực giữa chợ dân sinh, kí hiệu K2.
+ 1 điểm tại khu vực xử lý nước thải, kí hiệu K3.
+ 1 điểm tại bãi đỗ xe, kí hiệu K4.
+ 1 điểm tại khu phố thương mại, kí hiệu K5.
- Tần suất giám sát: 3 tháng 1 lần trong giờ hoạt động của dự án.
- Các chỉ tiêu giám sát:
+ Các chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn.
+ Bụi, các khí : CO, SO2, NO2, H2S.
- Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5949 - 1998 và tiêu chuẩn Bộ Y tế về môi trường lao động
(Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT).
Giám sát nước thải chung:
- Vị trí giám sát: 02 vị trí
- 01 mẫu nước thải trước xử lý: Nt1(tại bể gom)
- 01 mẫu nước thải sau xử lý: Nt2 (tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải)
- Tần số thu mẫu: 3 tháng 1 lần trong giờ hoạt động của dự án.
- Thông số giám sát: pH; BOD, TSS, TDS, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ ĐTV,
Phốtphát, Coliform.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT với giá trị Cmax mức A.
b. Môi trường xung quanh
Môi trường không khí
- Vị trí giám sát: 03 vị trí
+ 1 điểm giáp bến xe Hải Tân, kí hiệu K1.
+ 1 điểm giáp trường Hải Tân, kí hiệu K2.
+ 1 điểm tại khu dân cư đường Yết Kiêu, kí hiệu K3.
- Tần suất giám sát: 6 tháng 1 lần
- Các chỉ tiêu giám sát:
+ Các chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn.
106
+ Bụi, các khí : CO, SO2, NO2, H2S.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT; TCVN
5949 – 1998
Giám sát nước mặt:
- Vị trí giám sát: Nm: Mẫu nước tại Cống Đọ (nơi tiếp nhận nước thải của Dự án).
- Tần số thu mẫu: 6 tháng/lần
- Thông số giám sát: pH, NO2, NO3, NH4, SS, BOD5, COD, dầu mỡ, coliform...
- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT.
Giám sát chất lượng nước ngầm:
- Vị trí giám sát: 01 vị trí
- Tần suất giám sát: 6 tháng 1lần
- Các thông số quan trắc chính: pH, TSS, As, tổng Fe, Mn, độ cứng, Clorua, Pb, ,
NH3, Nitrat-N, dầu mỡ, Coliform.
- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
QCVN 09:2008/BTNMT.
Sơ đồ giám sát môi trường không khí, nước được đính kèm sau trang 107
107
CHƯƠNG 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 điều 20 của Luật bảo vệ môi trường và theo Nghị
định 80/2006/NĐ-CP, Thông tư 05/2008/TT-BTNMT chủ dự án đã gửi văn bản tới UBND
cấp phường, UBMTTQ cấp phường nơi thực hiện dự án thông báo về những nội dung cơ bản
của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu các tác
động dự kiến sẽ áp dụng và đề nghị các cơ quan, tổ chức này cho ý kiến phản hồi bằng văn
bản. Sau đây là các ý kiến của tổ chức trên về “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương”
I. Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân phường Hải Tân
Đại diện cho UBND phường Hải Tân, Ông Lê Đức Nam - Chủ tịch UBND phường
có ý kiến như sau:
1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội:
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các nội dung dự báo, đánh giá các tác động môi
trường của dự án đã được trình bày trong công văn nêu trên của chủ dự án.
2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi
trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:
Các giải pháp, biện pháp giảm thiểu đã được nêu trong thông báo có tính khả thi và
phù hợp với điều kiện của địa phương, do đó chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những giải
pháp, biện pháp giảm thiểu đã được nêu trong báo cáo.
3. Kiến nghị đối với chủ dự án:
- Chủ dự án phải thành lập ban quản lý dự án thực hiện chính sách đền bù cho các hộ
dân có đất canh tác nằm trong khu vực của dự án hợp lý, đúng tiến độ và đúng pháp luật
- Trong quá trình san lấp và xây dựng phải sử dụng đúng diện tích đất và tuân thủ
các hạng mục công trình theo đúng bản vẽ quy hoạch chi tiết được duyệt.
- Công ty phải hoàn thành các công trình xử lý chất thải trước khi đi vào hoạt động.
- Công ty phải quan trắc kiểm soát chất lượng môi trường định kỳ theo yêu cầu của
Sở Tài nguyên - Môi trường Hải Dương.
(Mẫu tham vấn ý kiến cộng đồng được đính kèm phần phụ lục).
II. Ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phường Hải Tân
Đại diện cho UBMTTQ phường Hải Tân, Bà Đoàn Thị Xoan - Chủ tịch MTTQ
phường có ý kiến như sau:
108
1. Ý kiến về các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội:
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các nội dung dự báo, đánh giá các tác động môi
trường của dự án đã được trình bày trong công văn nêu trên của chủ dự án.
2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi
trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:
Các biện pháp, giải pháp giảm thiểu đã được nêu trong thông báo hoàn toàn có tính
khả thi và phù hợp với điều kiện của phường. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với
những giải pháp, biện pháp giảm thiểu đã được nêu trong thông báo.
3. Kiến nghị đối với chủ dự án:
- Cần phải tuân thủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường đã đề
cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt là các biện pháp thu gom và xử
lý rác thải trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Nước thải từ quá trình hoạt động của
dự án phải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
- Thực hiện việc đóng thuế đầy đủ và tích cực tham gia vào hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
(Mẫu tham vấn ý kiến cộng đồng được đính kèm phần phụ lục).
III. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân
cấp phường và Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp phường
Sau khi nhận được ý kiến của UBND, UBMTTQ phường Hải Tân, thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương, Chủ Dự án có ý kiến như sau:
Tiếp nhận ý kiến đóng góp và sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường
khi Dự án đi vào hoạt động như trong nội dụng bản báo cáo ĐTM của Dự án đã nêu
(chương 4).
IV. Ý kiến tham vấn của các hộ kinh doanh và nhân dân khu vực
Công ty đã tiến hành phối hợp với đơn vị tư vấn lập phiếu tham vấn ý kiến rộng rãi
của nhân dân, của các hộ kinh doanh trong khu vực dự án (khu dân cư đường Yết Kiêu,
đường Lê Thanh Nghị, trong khu chợ cũ); thành phần nhân dân tham vấn ý kiến gồm có
hộ kinh doanh buôn bán trong chợ Hải Tân cũ, giáo viên,... tổng cộng có gần 50 hộ (Phiếu
tham vấn được đính kèm phần phụ lục).
109
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
I. Kết luận:
“Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải
Tân, thành phố Hải Dương” nhằm mục đích tạo quỹ đất, nhà ở thương mại dịch vụ, văn
phòng cho thuê để phục vụ nhu cầu kinh doanh buôn bán người dân. Hình thành một khu
thương mại rộng lớn với các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội và hấp dẫn, thu hút
nhiều đối tượng đến sinh sống và kinh doanh buôn bán tại đây. Thúc đẩy sự phát triển của
toàn khu vực xung quanh. Đây là dự án có tính khả thi và hiệu quả xã hội cao, phù hợp với
chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước Việt Nam nói chung và của tỉnh
Hải Dương nói riêng. Sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp cho ngân sách của địa
phương và Nhà nước một khoản thu đáng kể thông qua các khoản thuế.
Tuy nhiên trong quá trình dự án đi vào hoạt động có phát sinh một số chất thải có
khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu như không có biện pháp xử lý, giảm thiểu:
+ Ô nhiễm không khí do quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
+ Ô nhiễm tiếng ồn do các máy móc, quá trình buôn bán trao đổi hàng hóa.
+ Ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công cộng và nước thải
kinh doanh.
+ Chất thải rắn sinh ra do quá trình sinh hoạt của người dân, hoạt động buôn bán
trao đổi hàng hóa.
Dự án đã quan tâm đầu tư lắp đặt các thiết bị và công trình xử lý chất thải cụ thể
như sau:
+ Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa.
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công cộng và nước thải
kinh doanh.
+ Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.
+ Đã có kế hoạch thuê các đơn vị chức năng thu gom, xử lý chất thải rắn
+ Đã xây dựng phương án phòng chống cháy nổ.
Trong báo cáo ĐTM của dự án đã nhận dạng được các loại chất thải phát sinh,
đồng thời cũng đánh giá được hầu hết các tác động của chất thải đến môi trường và đã
đưa ra được các biện pháp, giảm thiểu và xử lý. Các biện pháp đưa ra có tính khả thi cao
và đối với quy mô của dự án có thể thực hiện được.
Chủ dự án sẽ thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, nhằm đảm bảo môi trường trong sạch trong quá trình hoạt động. Đồng thời sẽ
hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải trước khi Dự án đi vào hoạt
110
động chính thức, đảm bảo chất lượng môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép.
II. Kiến nghị:
Thông qua việc lập báo cáo ĐTM “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng
khu chợ Hải Tân thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Tân” của Công ty TNHH một
thành viên Tây Bắc Hải Dương, kính đề nghị các cơ quan chức năng có các chương trình
hướng dẫn đầy đủ, kịp thời cho chúng tôi các công việc có liên quan đến công tác bảo vệ
môi trường, tạo điều kiện cho dự án sớm đi vào hoạt động và thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường.
Công ty TNHH một thành viên Tây Bắckính đề nghị UBND tỉnh Hải Dương, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương và Hội đồng thẩm định ĐTM xem xét và cấp quyết
định phê duyệt bản báo cáo ĐTM “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu chợ
Hải Tân thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương” của Công ty TNHH một thành
viên Tây Bắc Hải Dương để dự án sớm được triển khai.
III. Cam kết:
Dựa vào những tác động môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án
và các điều khoản trong Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị định, Thông tư, quyết định,
pháp lệnh về bảo vệ môi trường, Công ty TNHH một thành viên Tây Bắccam kết thực
hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong
chương 5; thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục III chương 6 của báo
cáo ĐTM; Tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai
đoạn của dự án, cụ thể như sau:
1. Cam kết trong giai đoạn xây dựng cơ bản:
+ Trong quá trình đầu tư xây dựng chủ dự án sẽ tuân thủ đúng các bước quy định
của Nghị định 12/CP của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng. Đồng thời tiếp tục
nghiên cứu để bố trí phù hợp diện tích xây dựng và vị trí để xe và đường giao thông từ
trung tâm thương mại sang chợ chính cho phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của chợ.
+ Tuân thủ các quy định về thiết kế, các quy định trong xây dựng cơ bản và vận
chuyển vật liệu.
+ Thu gom và xử lý kịp thời các chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng. Đất
đá thải, đất san nền và các loại vật liệu xây dựng khác sẽ được tập kết đúng nơi quy định
và có biện pháp thích hợp.
+ Thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm vật tư, vật liệu và tài nguyên.
+ Thực hiện đúng nội quy về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Ứng cứu
kịp thời các sự cố, rủi ro và phòng tránh thiên tai.
+ Xây dựng đủ và đúng quy cách các công trình bảo vệ môi trường trước khi Dự
111
án đi vào hoạt động.
+ Khi thực hiện xây dựng tuân thủ đúng các qui định hiện hành và quyết định phê
duyệt Dự án của UBND tỉnh Hải Dương.
2. Cam kết trong giai đoạn hoạt động của dự án:
+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý các loại chất thải:
- Xử lý bụi và khí thải: nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi và khí
thải như đã đề xuất trong chương 4; hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động chính
thức; Trồng cây xanh có diện tích chiếm từ 10 - 15% tổng diện tích đất quy hoạch, đảm
bảo xử lý mùi hôi của chợ...
- Đối với tài nguyên nước: Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, bảo vệ nguồn nước;
nước thải sinh hoạt, nước thải trong các công trình công cộng và nước thải kinh doanh được
đảm bảo xử lý bằng hệ thống như trong báo cáo (trình bày ở Chương IV) trước khi dự án đi
vào hoạt động sau đó mới xả ra hệ thống thoát nước chung.
- Cam kết nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án (bao gồm nước thải khu dân
cư, nước thải khu trung tâm thương mại và nước thải phát sinh từ các hoạt động của chợ
chính và chợ dân sinh): được thu gom xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT với giá trị Cmax
mức A.
- Xử lý chất thải rắn:
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt: trang bị các thùng chứa rác; và bố trí công nhân
vệ sinh môi trường thu gom rác thải hàng ngày; giám sát hoạt động của đơn vị xử lý CTR
được thuê.
+ Đối với chất thải rắn nguy hại: thu gom vào các thùng chứa riêng; xử lý theo
đúng quy định.
- Các cam kết khác
+ Cam kết đền bù khi sự cố môi trường gây thiệt hại
+ Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và các sự cố, rủi ro môi trường khác.
+ Đảm bảo môi trường kinh doanh cho các hộ tiểu thương để ổn định tình hình khu
vực và phát triển thương mại theo hướng hiện đại.
+ Cam kết quản lý hoạt động của dự án theo đúng quy định của pháp luật (xử lý
chất thải đạt hiệu quả, và vận hành liên tục)
+Thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
+ Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trong việc
kiểm tra, giám sát môi trường theo các quy định hiện hành.
+ Cam kết thực hiện chương trình giám sát môi trường chất thải (đối với môi
112
trường khu vực dự án 3 tháng/ lần; đối với môi trường khu vực xung quanh 6 tháng/lần)
3. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường:
Thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động
của dự án theo nội dung trong báo cáo ĐTM, cam kết tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn
Việt Nam về môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
+ Đối với nước thải: Công ty cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà trong
báo cáo đã tính toán và đề ra nhằm đảm bảo nước thải ra môi trường đạt QCVN 14
:2008/BTNMT mức A
+ Đối với nước mưa: Xây dựng hệ thống thu gom, lắng cặn trước khi thải ra môi trường.
+ Đối với ô nhiễm không khí, chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp giảm
thiểu đã nêu trong báo cáo đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998, QCVN
05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT, tiêu chuẩn Bộ Y tế về môi trường lao động
(Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT).
+ Đối với các loại chất thải rắn, Chủ dự án cam kết sẽ thu gom, lưu giữ và xử lý
theo đúng quy định.
+ Đối với chất thải nguy hại: Chủ dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận
chuyển và xử lý được quy định theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006
và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Cam kết tuân thủ Quyết định số 35/2002-QĐ-BKHCN-MT ngày 25/6/2002 của Bộ
KHCNMT về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.
+ Cam kết tuân thủ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
+ Cam kết tuân thủ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
+ Cam kết thực hiện các quy định, quyết định, thông tư khác được nêu trong báo cáo
+ Cam kết đền bù trong trường hợp các sự cố rủi ro môi trường xảy ra cháy nổ
dịch bệnh.
+ Hàng năm trích kinh phí để thực hiện chương trình giám sát môi trường. Số liệu
giám sát sẽ được cập nhật đầy đủ để báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý.
+ Cam kết tuân thủ các điều khoản theo quyết định phê chuẩn trong báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90172ba_1_383.pdf