Đề tài Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN 1 1.1 Khái quát về dự án 1 1.2 Loại dự án 1 1.3 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư 1 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 1 2.1 Các văn bản luật của Việt Nam để lập báo cáo ĐTM 1 2.2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng dự án 2 2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM 3 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 5 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 6 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 7 1.1 TÊN DỰ ÁN 7 1.2 CHỦ DỰ ÁN 7 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA L‎Í CỦA DỰ ÁN 7 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 7 1.4.1 Hình thức đầu tư, quy mô đầu tư và giới hạn của dự án 7 1.4.2 Chương trình đầu tư – Khối lượng đầu tư 9 1.4.3 Quy mô về phương án quy hoạch phát triển dự án 10 1.4.4 Tổ chức quản lý và nhu cầu lao động 22 1.4.5 Vốn đầu tư 25 1.4.6 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liêu, hóa chất, điện, nước sử dụng 25 1.4.7. Đầu tư thiết bị xe máy 27 1.4.8 Kế hoạch khai hoang 28 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 29 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 29 2.1.1 Vị trí địa lý 29 2.1.2 Đặc điểm địa hình 29 2.1.3 Đặc điểm địa chất 29 2.1.4 Đặc điểm thời tiết khí hậu: 31 2.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn 34 2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 35 2.2.1 Tài nguyên đất 35 2.2.2 Tài nguyên nước 36 2.2.3 Tài nguyên rừng 37 2.2.4 Cảnh quan môi trường 37 2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 38 2.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn 38 2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt 39 2.3.3 Hiện trạng chất lượng nước ngầm 40 2.3.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 41 2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN 42 2.4.1 Điều kiện kinh tế 43 2.4.2 Điều kiện văn hoá xã hội 45 2.4.3 Đánh giá chung 46 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 48 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 48 3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 48 3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 60 3.1.3 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 62 3.1.4 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su 63 3.1.5 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác 70 3.1.5.4 Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái trong khu vực 80 3.1.6 Đánh giá tác động dự án đến sức khỏe cộng đồng 84 3.1.7 Đánh giá tác động dự án đến việc cải thiện môi trường, kinh tế, xã hội, cảnh quan và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư. 84 3.1.8 Đánh giá mức độ phù hợp về mặt môi trường và kinh tế xã hội của dự án 85 3.1.9 Phân tích tổng hợp trường hợp có và không có dự án 86 3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 88 3.2.1 Các phương pháp đánh giá 88 3.2.2 Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá 88 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 90 4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 90 4.1.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su. 90 4.1.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chăm sóc và khai thác 99 4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 107 4.2.1 Biện pháp an toàn lao động 107 4.2.2 Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng 107 4.2.3 Hệ thống chống sét 108 4.2.4 Chống sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu 109 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 111 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 111 5.1.1 Quản lý môi trường trong quá trình chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su 111 5.1.2 Quản lý môi trường trong quá trình chăm sóc và khai thác 112 5.1.3 Danh mục các công trình xử lý môi trường 113 5.1.4 Tiến độ thực hiện các công trình xử lý môi trường 113 5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 114 5.2.1 Giám sát chất thải 114 5.2.2 Giám sát môi trường xung quanh 114 5.2.3 Giám sát khác 115 CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 117 6.1 Ý KIẾN UBND CẤP XÃ 117 6.2 Ý KIẾN CỦA UBMTTQ CẤP XÃ 118 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 119 1. KẾT LUẬN 119 1.1 Về lợi ích của dự án 119 1.2 Khó khăn và tác động tiêu cực 119 2. KIẾN NGHỊ 120 3. CAM KẾT 120 3.1 Cam kết thực hiện các luật pháp, các quy định về bảo vệ môi trường 120 3.2 Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 121

doc130 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4184 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU XUẤT XỨ DỰ ÁN 1.1 Khái quát về dự án Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương chuyển đổi diện tích rừng sản suất là rừng tự nhiên nghèo kiệt kém hiệu quả sang trồng cây cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nhằm phát triển kinh tế trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Và để đảm bảo đúng tiến độ trong 5 năm tới phải trồng được 90 – 100 ngàn ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên, theo quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, phấn đấu đạt từ 500 – 700 nghìn ha cao su và thông báo số 125/TB-VPCP ngày 14 tháng 08 năm 2006 của văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ Tướng Chính phủ tại hội nghị phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên: quyết định giao tổng Công ty cao su Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm việc cụ thể với 5 Tỉnh để trong 5 năm tới phát triển được khoảng 90 – 100 nghìn ha cao su tại Tây Nguyên. Quy hoạch chuyển diện tích đất từ dự án trồng cây nguyên liệu kém hiệu quả, diện tích đất giảm từ cây cà phê và giao cho các tổ chức, cá nhân và các lâm trường có đất rừng nghèo kiệt để trồng cây cao su nhằm tạo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn. Để thực hiện tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào luật Đất đai, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; Căn cứ Nghị định số 181 /2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai và hồ sơ xin thuê đất của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 572/SNN-NL, ngày 18/06/2007 về việc đề nghị bàn giao nguyên trạng hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp cho Công ty cao su Đồng Phú, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đồng ý bàn giao cho Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tiểu khu 826, 854, 839, và 840 với tổng diện tích 4.213 ha tại công văn số 1361/UBND-NL ngày 27/06/2007. Trong đó diện tích xin chuyển đổi đất rừng sang trồng cao su là 962,9 ha + Trồng cao su đứng: 2.897,7 ha (dự kiến thực trồng 2.700ha) +Trồng rừng nguyên liệu (keo lai): 122,4 ha (dự kiến thực trồng 110 ha) +Sản xuất kinh doanh và QLBV rừng tự nhiên: 1.082,4 ha 1.2 Loại dự án Dự án Trồng cao su, trồng rừng và Quản lý bảo vệ rừng Đồng Phú – Đăk Nông là dự án đầu tư mới 1.3 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 2.1 Các văn bản luật của Việt Nam để lập báo cáo ĐTM Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH được Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 18/09/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư số 127/2008/TT-BNN, ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp; Thông tư số 10/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ban hành tại Quyết định số Số: 13/2006/QĐ-BTNMT, ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định  báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tiêu chuẩn và Quy chuẩn quốc gia về môi trường. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937, 5938 – 2005) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT) Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp (TCVN 5945 – 2005) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008/BTNMT) Các hồ sơ kỹ thuật Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực xã EaPo, Đăk Win, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Dự án Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông Phương án quy hoạch trồng cao su tiểu khu 826, 854 huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông. Phương án quy hoạch trồng cao su tiểu khu 839, 840 huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông. Báo cáo kết quả phúc tra hiện trạng rừng và đất rừng khu vực xây dựng dự án trồng Cao su của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tại các tiểu khu 826, 854, 839 và 840 huyện Cư Jut tỉnh Đăk Nông do Trung tâm Quy hoạch Khảo sát Thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông thực hiện năm 2008 2.2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng dự án Luật khuyến khích Đầu tư trong nước được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 1994. Luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội ban hành ngày 26-11-2003, có hiệu lực thi hành ngày 1-7-2004 Luật Đất đai năm 2003. Luật Đa dạng sinh học năm 2008 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 khóa XI ngày 03/12/2004. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. Quyết định số 186/2006/QĐ-CP ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng. Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của UBND tỉnh Đăk Nông quy định về giá cây cối, hoa màu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Quyết định số 617/QĐ-CSVN, ngày 14/07/2006 của Tổng Công ty Cao su Việt Nam về việc phê duyệt phương án triển khai phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Công văn số 1361/UBND-NL, ngày 27/06/2006 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc bàn giao nguyên trạng rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông quản lý. Thông báo số 29/TB-UBND, ngày 13/07/2007 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc kết luận tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh Đăk Nông với Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam về việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Cư Jút. Biên bản tạm giao rừng và đất rừng tại thực địa ngày 20/07/2007 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục Lâm nghiệp, UBND huyện Cư Jút, Hạt Kiểm lâm huyện Cư Jút và Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông 2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM 2.3.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được thực hiện trên cơ sở các nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu sau đây: Luật Bảo vệ môi trường 2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, ngày 18/09/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực xã EaPô, Đăk Win, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Báo cáo số 31/BC-UBND, ngày 30/8/2008 của UBND xã Đăk Wil báo cáo về kết quả thực hiện công tác 9 tháng đầu năm 2009 và phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm. Báo cáo số 48/BC-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND xã EaPô về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009 Thông tư số 127/2008/TT-BNN, ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp; Thông tư số 10/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp; Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 Công ước về đa dạng sinh học, 1992. Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2006 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh tập I, NXB Nông nghiệp, 2001 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn đánh giá tác động trồng rừng công nghiệp, 2006 Bùi Trang Việt, Sinh lý thực vật đại cương dinh dưỡng, Đại học Khoa học Tự nhiên, 1998 Đinh xuân Thắng, Ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia, 2003 Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005 Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Hệ thống đánh giá đất Lâm nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, 2005 Hội khoa học đất, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2000 Lê Trung Tuân, Hà Lương Thuần, Nguyễn Xuân Kiều, Công nghệ thu trữ phục vụ tưới cây ăn quả và chống xói mòn trên đất dốc, Viện khoa học thủy lợi, 2004 Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn, Kỹ thuật canh tác Nông Lâm kết hợp ở Việt Nam, NXBNN, 2005. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, Đất đồi núi Việt Nam - Thoái hoá và phục hồi, NXBNN, 1999. Nguyễn Văn Phước, Xử l‎ý nước thải bằng phương pháp sinh học, 2008 Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-Bể tự hoại cải tiến, 2007 Tổng công ty cao su Việt nam, Qui trình kỹ thuật cây cao su, 2004 Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB xây dựng, 2002 Phạm Hoàng Hộ, Hiển hoa bí tử,Trung tâm học liệu Sài gòn, 1968 Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO- UNESCO , 1998. 2.3.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập Số liệu đo đạc và phân tích môi trường không khí, môi trường nước ngầm và nước mặt khu vực dự án khi thực hiện dự án. Dự án Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông. Phương án quy hoạch trồng và chăm sóc cây cao su của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông. Báo cáo kết quả xác minh hiện trạng rừng và đất rừng khu vực xây dựng dự án trồng Cao su của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tại tiểu khu 826, 839, 840 và 854 – Lâm trường Cư Jút, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông do Trung tâm Quy hoạch Khảo sát Thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông thực hiện năm 2008. Bản đồ khu đất hiện trạng đất và đất rừng khu vực dự án: tiểu khu 826, 839, 840 và 854 do Trung tâm Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông biên tập. Bản đồ quy hoạch trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng của dự án: tiểu khu 826, 839, 840 và 854 do Trung tâm Khảo sát thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông biên tập. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp: Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, độ ồn tại khu vực dự án Phương pháp đánh giá nhanh: phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình khai thác dự án theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập. Phương pháp so sánh: Các tiêu chuẩn được sử dụng và so sánh trong báo cáo là: TCVN 5937 – 2005: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh; TCVN 5949 – 1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép; TCVN 5949 – 1995: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư; TCVN 7209 – 2002: Chất lượng đất – Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất; TCVN 7373 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng số trong đất Việt Nam; TCVN 7374 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Photpho trong đất Việt Nam; TCVN 7375 – 2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Kali tổng số trong đất Việt Nam; QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất; TCVS 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002. Phương pháp dự báo: trên cơ sở nghiên cứu khảo sát các nguy cơ, các tác động tiềm tàng do hoạt động của dự án đối với môi trường. Phương pháp liệt kê mô tả và có đánh giá mức tác động: nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của Dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy rừng, xói mòn đất, vệ sinh môi trường trong khu vực. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Báo cáo ĐTM của dự án "Đầu tư trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông" do Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông là chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông. Cơ quan tư vấn: TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường Đăk Nông Địa chỉ liên lạc : Đường D2, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Điện thoại & Fax: (0501) 3544949 Đại diện: Ông LÊ TRỌNG YÊN – Chức danh: Giám đốc Danh sách người trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM: TT  Họ và tên  Học hàm, học vị  Nơi công tác   1  Phạm Văn Luyện  Thạc sĩ Lâm nghiệp  Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú-Đăk Nông   2  Lưu Minh Tuyến  Kỹ sư trồng trọt  Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú-Đăk Nông   3  Lê Trọng Yên  Thạc sĩ Lâm nghiệp  TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường   4  Trịnh Xuân Trường  Kỹ sư Quản lý đất đai  TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường   5  Nguyễn Văn Hợp  Kỹ sư Quản lý đất đai  TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường   6  Trần Ngọc Anh  Kỹ sư Công nghệ Môi trường  TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường   7  Nguyễn Sỹ Huân  Cử nhân Khoa học Môi trường  TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường   8  Nguyễn Đức Lưu  Cử nhân Khoa học môi trường  TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường   9  Hồ Thống  Cử nhân Quản lý môi trường  TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường   10  Kiều Hoa Mỹ  KTV  TT Đo đạc và Tư vấn Tài nguyên Môi trường   10  Nguyễn Xuân Tâm  Th.S Y học lao động  Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây nguyên   11  Phạm Thị Thúy Hoa  CN ngành Hóa lý  Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên   CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG 1.2 CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY CỔ PHẨN CAO SU ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG Trụ sở giao dịch : xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông Chủ tịch HĐQT : PHẠM VĂN LUYỆN Tổng Giám đốc : LƯU MINH TUYẾN Điện thoại : 0918 035 111; 0919257213 1.3 VỊ TRÍ ĐỊA L‎Í CỦA DỰ ÁN Vùng dự kiến phát triển cao su nằm trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các tiểu khu 826, 839, 840, và 854 của Lâm trường Cư Jút, ở xã Ea Pô và xã Đăk Win của huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích là 4.213 ha, được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông phát triển cao su đại điền theo tinh thần công văn số 1361/UB-NL ngày 27/06/2007 V/v bàn giao nguyên trạng rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông quản lý. Vùng dự kiến phát triển cao su Đồng phú giáp ranh: Phía Đông giáp sông Serepok – Đăk Lăk Phía Tây giáp Công ty KDTH Đăk Win – Đăk Nông Phía Nam giáp xã Đăk Đrông Phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk Vùng dự án được nối với Quốc lộ 14 là lộ nhựa liên xã với chiều dài 30km qua các xã Nam Dong, Ea Pô và Đăk Win, từ đó có các đường cấp phối và đường đất tỏa về chân rừng của các tiểu khu. Giới hạn tọa độ địa lí: Vùng dự án trồng cao su của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông được giới hạn bởi tọa độ địa lý như sau: 12036’ – 12050’ Vĩ tuyến Bắc 107048’ – 107056’ Kinh độ Đông (Sơ đồ vị trí khu vực dự án xem trang sau) 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1 Hình thức đầu tư, quy mô đầu tư và giới hạn của dự án 1.4.1.1 Hình thức đầu tư Chu kỳ kinh tế của 1ha cao su là 27 năm (thời gian kiến thiết cơ bản là 7 năm, thời gian khai thác là 20 năm). Đối với vườn cây thì theo tiến trồng mới, cụ thể từ khi bắt đầu trồng mới năm 2008 đến kết thúc thời kỳ khai thác năm 2036 là 28 năm, cộng thêm 2 năm thanh lý vườn cây, tổng cộng thời gian hoạt động của dự án là 30 năm kể từ ngày dự án phát triển cây cao su của Công ty chính thức được phê duyệt và nếu cần có thể gia hạn thời gian hoạt động theo quy định của Nhà nước. Đầu tư mới toàn bộ từ các khâu khai hoang, trồng mới, chăm sóc, và khai thác 2.700 ha cao su đứng bằng các biện pháp thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng mới các công trình cần thiết cho sản xuất và đời sống. 1.4.1.2 Quy mô đầu tư a) Quy mô diện tích: 4.213 ha; Trong đó: Đất trồng cao su: Quy hoạch trồng cao su 2.897,7 ha. Diện tích cao su đứng đạt 2.700 ha. Đất có rừng chuyển đổi quy hạch trồng cao su: 962,9 ha Đất không có rừng Quy hoạch trồng cao su: 1.934,8 ha Đất trồng keo lai: Quy hoạch 122,4 ha, dự kiến trồng 110 ha. Đất khoanh nuôi và QLBVR: 1.082,4 ha Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: 26,7 ha (Trong đó đường giao thông: 17,8 ha; nhà, xưởng, kho bãi: 8,9 ha) Đất khác (sình lầy, khe suối…): 83,8 ha b) Ngành sản xuất chính: Phát triển cao su Diện tích cao su định hình: 2.700 ha Năng suất bình quân trong suốt quá trình KD (20 năm): 2 tấn/ha Sản lượng bình quân trong 1 năm (quy khô): 5.400 tấn/năm Tổng sản lượng suốt chu kỳ kinh doanh (quy khô): 108.000 tấn Trong đó Mủ nước (4 nước = 1 khô): 85% 319.600 tấn mủ nước = 91.800 tấn mủ khô Mủ tạp: (2 tạp = 1 khô): 15% 28.200 tấn mủ nước = 16.200 tấn mủ khô Sản lượng bình quân năm trong 10 năm cao điểm (năm 2022 – 2031): 5.841 tấn c) Ngành sản xuất phụ: Sản phẩm tận thu Gỗ cao su: 135.000m3 (50m3/ha) Củi: 270.000 ster (100ster/ha) Dầu hạt (trong 15 năm): 270 tấn (0,01 tấn/ha) 1.4.2.3 Mục tiêu của dự án Góp phần thực hiện chiến lược phát triển của ngành cao su Việt Nam. Trên cơ sở đó mục tiêu của công ty phấn đấu đầu tư trồng mới theo phương thức nông – lâm kết hợp; Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi trọc, cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng cao su có năng suất cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn, nhất là đồng bào tại chỗ, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao độ che phủ rừng, tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy. Tạo nhiều sản phẩm đa dạng từ sản phẩm cao su, đáp ứng một phần nhiên liệu cho ngành cao su và nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế. Tạo sự cân bằng sinh thái giữa sản xuất nông lâm nghiệp với các ngành khác. Góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tăng nguồn đóng góp vào ngân sách nhà nước, tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn. Quản lí bảo vệ được đất và tài nguyên thiên nhiên của nhà nước. 1.4.2 Chương trình đầu tư – Khối lượng đầu tư Căn cứ vào thổ nhưỡng, địa hình và yêu cầu về sinh lý sinh thái cây cao su cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật về xây dựng cơ bản cũng như đảm bảo về bảo vệ môi trường, nguồn nước và giảm xói mòn. Đồng thời căn cứ và năng lực đầu tư vốn, khả năng quản lý của Công ty hiện nay... Phương án sử dụng đất phát triển trên cao su tại 4 tiểu khu như sau: Diện tích đất tự nhiên: 4.312 ha. Đất trồng cao su: Quy hoạch trồng cao su 2.897,7 ha. Diện tích cao su đứng đạt 2.700 ha. Đất trồng keo lai: Quy hoạch 122,4 ha, dự kiến trồng 110 ha. Đất khoanh nuôi và QLBVR: 1.082,4 ha Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: 26,7 ha (Trong đó đường giao thông: 17,8 ha; nhà, xưởng, kho bãi: 8,9 ha) Đất khác (sình lầy, khe suối…): 83,8 ha 1.4.2.1 Quy mô đầu tư và biện pháp thực hiện Căn cứ theo kết quả khảo sát thổ nhưỡng và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/50.000 của huyện Cư Jút và dựa trên các tiêu chuẩn phân hạng đất ban hành năm 2004 của ngành Cao su Việt Nam, nhận định sơ bộ đất trồng cao su của các vùng dự án chủ yếu là đất hạng IIb và hạng III. Như vậy, hầu hết đất trong khu vực khảo sát đều thích hợp cho việc trồng cao su. Tuy nhiên, công ty cần thực hiện công tác phân hạng đất cụ thể theo các tiêu chuẩn quy định trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 để làm cơ sở tiến hành trồng mới hàng năm, từ đó đầu tư chăm sóc vườn cây có hiệu quả hơn. Dự kiến trồng mới quy mô đông đặc 2.700ha cao su 1.4.2.2 Đền bù giải tỏa Nằm trên diện tích đất quy hoạch của dự án có 576,7 ha đất nương rẫy 1.072,0 ha điều + (cây khác) do người dân xâm canh. Số diện tích đất này sẽ được chuyển sang trồng cao su. Tổng diện tích đã thực hiện đền bù: 732,4ha/461 hộ. Diện tích còn lại: 916,3 ha/300 hộ. Đối với diện tích đã đền bù: Chủ đầu tư sẽ báo cáo chi tiết về công tác đền bù trong năm 2007 – 2008 kèm theo dự án. Theo tinh thần kết luận Cuộc họp thẩm định Dự án trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông ngày 25/11/2008, Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông đã làm tờ trình số 06/TTr-ĐP-Đ ngày 01/12/2008 về việc cam kết thực hiện tốt công tác đền bù cho diện tích đất xâm canh còn lại trên vùng dự án và UBND huyện Cư Jut có Công văn số 1139/UBND-TNMT, ngày 08/12/2008 về việc nhận định Phương án bồi thường hỗ trợ của công ty đã thực hiện là phù hợp và đề nghị công ty tiếp tục thực hiện theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo thuận lợi cho các hộ có đất bị thu hồi ổn định cuộc sống. Đồng thời, để sớm thẩm định dự án và phấn đấu đưa dự án đi vào hoạt động kịp thời vụ, UBND tỉnh Đăk Nông đã có công văn số 3051/UBND-NL, ngày 23/12/2008 về việc thẩm định dự án đầu tư của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú Đăk Nông. Công ty phải thực hiện tốt việc phối hợp với địa phương xây dựng phương án đền bù cho diện tích xâm canh còn lại. Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đăk Nông ngày 24/10/2007 về giá bồi thường cây cối, hoa màu áp dụng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Trên cơ sở đó Chủ đầu tư sẽ kết hợp với chính quyền địa phương tính toán đền bù, di dời hợp lý cho người dân, đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với người dân năm trong quy hoạch của Dự án đã được phê duyệt. Dự kiến giá đền bù, di dời tạm tính khoảng 22 triệu đồng/ha. Ngoài ra Chủ đầu tư có trách nhiệm tuyển dụng người dân thuộc diện đền bù giải tỏa vào làm việc trong các nông trường của Công ty và đào tạo tay nghề trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su. 1.4.3 Quy mô về phương án quy hoạch phát triển dự án 1.4.3.1 Giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su Nhằm giúp tăng cường hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cho việc sử dụng và khai thác tiềm năng tại vùng dự án, một số giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su trong những năm đầu tiên được đề xuất phục vụ trong vùng dự án. Chuẩn bị đất trồng Tùy theo điều kiện thực trạng từng vùng mà xác định phương pháp khai hoang, phục hoang cho phù hợp và tiết kiệm. Những vùng đất tương đối bằng phẳng, đất còn rừng, đất đã qua sản xuất nông nghiệp có nhiều gốc cây to hoặc có từng mảng cây rừng tái sinh thì dùng máy ủi gạt sạch gốc rễ và cây nhỏ trên vùng, dùng máy cày 3-5 chảo để cày phá làm sâu 25-30 cm, sau đó dùng cày 7 chảo làm thục đất. Nhặt sạch rễ trên lô, đảm bảo đất trồng cao su phải sạch cỏ dại. Ngoài ra một số diện tích có thể khai hoang bằng thủ công, dùng cưa hoặc rìu chặt toàn bộ những cây lớn, rựa chặt những cây nhỏ, sau đó dọn sạch cây, cành cây, cỏ và cây bụi trên khu đất quy hoạch trồng cao su. Dùng cuốc san những ụ đất thường thấy là những ụ mối cho tương đối bằng phẳng. b) Thiết kế hàng trồng và chuẩn bị hố trồng - Thiết kế hàng trồng: + Ở khu vực có địa hình dốc ít hơn hoặc bằng 8%, thiết kế lô 25ha cho cao su, lô chủ yếu dạng vuông hoặc chữ nhật, trồng theo hướng Bắc – Nam. + Ở khu vực có địa hình dốc lớn hơn 8%, thiết kế lô trong khoảng từ 10 – 25ha, hình dáng tùy theo địa hình cụ thể, trồng theo đường đồng mức chủ đạo. - Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng đảm bảo kích thước: dài 60 cm, rộng 60 cm và sâu 60 cm (60cm x 60cm x 60cm). Khi đào để riêng lớp đất mặt khoảng 30cm ở một bên về phía trên đất dốc của miệng hố và lớp đất đáy để ở dưới dốc. Bón lót mỗi hố 10 kg phân hữu cơ và 200 gram phân lân nung chảy. c) Thiết kế đường vận chuyển mủ Đường lô: rộng 4m, cây cao su trồng cách tim đường 4m Đường liên lô: rộng 6m, cây cao su trồng cách tim đường 5m. Căn cứ vào tình hình địa hình cụ thể tại các tiểu khu để tập trung thiết kế đường lô và liên lô: Ở những vị trí có địa hình phức tạp và dốc lớn thì không thiết kế đường khép lô mà thiết kế đường liên lô theo đường đồng mức nhắm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc và khai thác. Bảng 1.1: Bảng nhu cầu khối lượng xây dựng vườn cây Hạng mục  ĐVT  Nhu cầu   Tiến độ trồng mới  ha  2.700   Đường liên lô  km  54   Đường lô  km  54   Vườn ươm  ha  15   Cống D800 dài 7m  Cái  10   Hệ thống mương  km  5   Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư d) Trồng mới và chăm sóc vườn cây (1) Trồng mới Giống cao su Cư Jút – Đăk Nông thuộc khu vực Tây Nguyên có độ cao nhỏ hơn 600m so với mực nước biển. Đặc điểm khí hậu mùa khô kéo dài, gây thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa có mưa giầm ngập úng dẫn đến các bệnh chính cho cây cao su như: phấn trắng, rụng lá mùa mưa, héo đen đầu lá. Theo Viện nghiên cứu cao su Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010 đối với khu vực trên nên sử dụng các giống như: PB260, Rrim600, RRiV3 với tỷ lệ 50 – 55% hoặc không quá 20% diện tích cho mỗi giống. Đây là các giống có thành tích ổn định, ít rủi ro. Và các giống ở như: RRiC121, PB312, RRiV1, RRiV2, RRiV4, LH83/732, LH83/85, LH83/87 với tỷ lệ 40% diện tích vườn cây hoặc không quá 10% diện tích mỗi giống; đây là giống mới có năng suất vượt trội nhưng còn hạn chế về quy mô hoặc thời gian khảo nghiệm. Đặc điểm một số giống chính: PB260: Sinh trưởng (1,5m); Bình quân vành cao 2,12 cm/năm; Năng suất: 803 kg/ha (năm 1), 1.577 kg/ha (bq 5 năm); Bệnh nấm hồng: tỷ lệ bình quân 13%; Bệnh khô miệng cạo: 1,99%; Bệnh phấn trắng nhiễm nhẹ: cấp 1; Ưu điểm: Năng suất, sản lượng khá cao, đặc biệt cao đầu mùa, đáp ứng kỹ thuật khá. RRiV3: Sinh trưởng (1,5m); Bình quân vành cao 1,68 cm/năm; Năng suất: 855 kg/ha (năm 1), 1.496 kg/ha (bq 5 năm); Bệnh nấm hồng nhiễm tỷ lệ cao: tỷ lệ bình quân 26,30%; Bệnh khô miệng cạo: thấp 1,67%; Bệnh phấn trắng nhiễm nặng: cấp 3; Ưu điểm: Năng suất, sản lượng khá cao, đáp ứng kỹ thuật khá. RRim 600: Sinh trưởng (1,5m); Bình quân vành cao 1,86 cm/năm; Năng suất: 825 kg/ha (năm 1), 1.546 kg/ha (bq 5 năm); Bệnh nấm hồng nhiễm tỷ lệ cao: tỷ lệ bình quân 22,50%; Bệnh khô miệng cạo: thấp 1,80%; Bệnh phấn trắng nhiễm nhẹ: cấp 1; Ưu điểm: Năng suất, sản lượng khá cao, kháng gió tốt, đáp ứng kỹ thuật khá. Thời vụ trồng Thời vụ trồng cao su có thể thực hiện khi thời tiết thuận lợi và đất đạt đổ ẩm cần thiết, nên tận dụng những cơn mưa đầu mùa để cây phát triển tốt. Trồng stum từ 1 tháng 6 đến 15 tháng 7. Trồng bầu từ 15 tháng 5 đến 31 tháng 8 Sau khi trồng 20 ngày, phải kiểm tra tiến hành trồng dặm những cây cần thiết và cây có mắt ghép chết, trồng dặm từ năm thứ nhất và hoàn chỉnh định hình vườn cây trong năm thứ 2, trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn cây. Số lượng cây giống trồng dặm so với số lượng cây trồng mới năm thứ nhất là 15% (trồng bầu) và 25% (trồng stum). Do những năm đầu chưa cung cấp được giống tại chỗ nên chủ yếu là trồng bằng stum để giảm khối lượng chuyên chở, khi đã sản xuất được giống tại chỗ nên trồng bằng bầu sẽ đạt tỷ lệ sống cao hơn. Phương pháp trồng Năm 2008, 2009 và 2010 trồng stum và stum bầu 2 – 3 tầng lá ổn định cho trồng dặm nhằm đảm bảo cây có tỷ lệ sống, độ đồng đều cao. Tuy vậy, Công ty cấn tranh thủ trồng vào lúc thời tiết thuận lợi để đạt hiệu quả, cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng và khâu bảo quản, vận chuyển cây giống tới địa điểm trồng. Mật độ trồng Đối với cây cao su, như đã nêu trên, đất dự kiến phát triển cao su của Công ty chủ yếu ở hạng IIb và hạng III, vì vậy áp dụng mật độ 555 cây/ha (6 x 3m) và 512 cây/ha (6,5 x 3m). (2) Chăm sóc Làm cỏ trên hàng Làm sạch cỏ trên hàng cao su, cách mỗi bên gốc cao su 1 – 1,5m theo hướng dẫn của quy trình kỹ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Cao su, không được kéo đất ra khỏi gốc cao su. Có thể sử dụng thuốc xịt cỏ từ năm chăm sóc thứ 2 trở đi. Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, ở nơi có tranh tre và lồ ô phải diệt sạch ngay từ đầu bằng các biện pháp canh tác, hóa chất, cơ giới... Làm cỏ giữa hàng Phát dọn cỏ và chồi giữa hai hàng cao su để tạo một thảm cỏ cao từ 5 – 10cm. Cuối năm thứ 1 và thứ 2 cần tủ gốc để tăng khả năng giữ ẩm (tủ cách gốc 10cm, bán kính tủ gốc 1m, dày 10cm) Hạn chế cày đất giữa hàng từ năm thứ 2 trở đi, tuyệt đối không cày ở đất có độ dốc hơn 8%, trên đất bằng chỉ cày giữa hàng khi cần làm đất trồng xen (3) Bón phân Công tác bón phân rất quan trọng, cần được quan tâm và áp dụng đúng quy trình. Phân hữu cơ: Bón lót phân cho năm trồng mới 10kg/gốc. Phân vô cơ: Được bón làm nhiều đợt, năm thứ nhất 3 đợt, các năm sau 2 đợt. Bón phân khi cây đã được làm sạch cỏ và đất đủ độ ẩm cẩn thiết, không bón phân vào lúc có lượng mưa tập trung. Lượng phân bón thay đổi thùy theo hạng đất, mật độ trồng và tuổi cây. Định mức phân bón được quy định như sau: Bảng 1.2 Bón phân vườn cây cao su (ĐVT: Kg/ha) Giai đoạn  URE  APATIT  KCL   Giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB)      Năm 1  50  150  15   Năm 2  120  360  30   Năm 3 – năm 7  150  450  40   Giai đoạn khai thác      Năm 1 – năm 20  212  515  163   Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư (4) Phòng trừ sâu bệnh Công tác bảo vệ thực vật phải được quan tâm để có kế hoạch phun thuốc phòng bệnh và điều trị kịp thời ngày khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Các bệnh thường gặp ở cây cao su như sau: Bệnh phấn trắng Do nấm Oidium heveae, bệnh thường xuất hiện khi cây thay lá già ra lá non, ở mọi vườn cây. Bệnh rất dễ lây lan. Trên vườn ươm, nhân, Kiến thiết cơ bản 1 – 5 tuổi: sử dụng Kumulus 0,3% hoặc Sumicight 0,2% hoặc bột lưu huỳnh 9 – 12 kg/ha. Phun lên lá non, 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Đối với cây đang khai thác mủ: Tăng cường lượng phân bòn vào cuối mùa mưa. Bệnh héo đen đuôi lá Do nấm Colletotrichum Gloeosporioides. Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa ẩm, xuất hiện trên cây cao su KTCB. Phòng trị bằng dung dịch Bordeaux 1% hoặc Oxy Clorure đồng 40% hoạt chất pha nồng độ 0,5% hoặc bằng Daconil 0,2%, Sumicight 0,15% chỉ phun trên tán lá non, 7 – 10 ngày/lần. Bệnh đóm mắt chim Do nấm Helminthisporium heveae. Thường xuất hiện trên cây con khi thời tiết thay đổi bất thường, hoặc ở vùng đất trũng, xấu. Phòng trị bằng dung dịch Bordeaux 1% hoặc bằng Daconil, Dithane M – 45 0,3%. Bệnh nấm hồng Do nấm Corticium salmaonicolor. Bệnh nặng ở cùng có mưa nhiều và ẩm. Thường xuất hiện ở vườn cây 3 – 8 tuổi. Phun trị bằng Validacin 5L nồng độ 1,2% (hoặc V3L nồng độ 2%). Ở vườn cây KTCB, có thể quét dung dịch Bordeaux đặc có tỷ lệ 1 phèn + 4 vôi + 20 nước hoặc phun Bordeaux 2%. Cây cành bị bệnh nặng vào màu khô phải cưa cắt, đem ra bìa lô đốt bỏ. Bệnh loét sọc mặt cạo Do nấm Phutophthora sp. Xuất hiện ở vườn cây khai thác vào mùa mưa và ẩm. Phòng trị bằng Ridomil MZ – 72 nồng độ 2% quét hoặc phun lên miệng cạo, sau đó thoa Petrolatum bảo vệ mặt cạo. Khi mới phát hiện bệnh, phải thoa thuốc phòng trị ngay. Ở khu vực thường nhiễm bệnh và ở những cây có miệng cạo thấp, phải thoa thuốc phòng bệnh. Các cây bệnh nặng phải nghỉ cạo. Các bệnh khác và các côn trùng có hại Cũng cần được chú ý để phòng trị kịp thời khi phát tán. (5) Khai thác Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở miệng cạo khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1m và đạt từ 50cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1m cách mặt đất đạt từ 6mm trở lên, thời gian khai thác là 20 năm, áp dụng theo đúng quy trình của Ngành cao su ban hành. Những trường hợp khác với quy định phải có ý kiến của Ngành cao su mới được thực hiện. Do đất trong vùng dự án chủ yếu là hạng IIb và hạng III năng suất bình quân suốt chu kỳ 2 tấn/ha (6) Bảo vệ vườn cây Đối với vườn cây cao su, Công ty sẽ có nội quy nghiêm ngặt về phòng chống cháy, bảo vệ vườn cây. Tổ chức đội phòng cháy chữa cháy, đặt các chòi canh và đội tuần tra vườn cây, thường xuyên trực gác, tuần phòng. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy cho các lô cao su, bảo vệ vườn cây không bị trâu bò phá hoại, không bị mất cắp mủ. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, cần dọn sạch cỏ, lá khô, mủ rơi vãi để tránh bén lửa vào lô cao su. (7) Trồng xen trong lô cao su Trong ba năm đầu kiến thiết cơ bản, khuyến khích trồng xen các cây họ đậu, cây lương thực (trừ khoai mì) giữa các hàng cao su để che phủ đất, tăng độ đạm trong đất, hạn chế cỏ dại phát triển và tạo thêm thu nhập cho công nhân. (8) Vườn ươm, vườn nhân Điều kiện: Thiết lập vườn ươm và vườn nhân ở nơi đất tốt, thành phần cơ giới nhẹ, bằng phẳng, không ngập úng, gần nguồn nước, có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển cây giống tới nơi trồng mới. Vườn ươm cần được thiết kế và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật của Ngành Cao su Việt Nam, với mật độ 100.000 bầu/ha cho vườn ươm bầu, bảo đảm cho trồng tối thiểu 110 ha đại trà và 80.000 cây/ha cho vườn ươm stum, bảo đảm cho tối thiểu 70 – 100 ha trồng đại trà. Nhu cầu vườn ươm, vườn nhân: có thể tận dụng các hồ, đập nước có sẵn tại địa phương để xây dựng vườn ươm với diện tích 15ha cho cao su. Diện tích vườn ươm tại vùng dự án trong năm đầu và các năm sau chỉ làm chức năng tập kết các cây con được cung cấp từ Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú để bảo dưỡng phục vụ vườn trồng. Bình quân 1 ha vườn ươm có thể trồng 90 – 100ha đại trà. Tất cả các khâu canh tác cần tuân thủ theo Quy trình kỹ thuật cây cao su do Tổng Công ty cao su (nay là Tập công nghiệp cao su) ban hành ngày 01/07/2004 cho phù hợp với vùng Tây Nguyên. 1.4.3.2 Trồng rừng nguyên liệu keo lai Sau khi khai hoang theo đúng phương án khai hoang đã được duyệt, Công ty tiến hành trồng mới rừng nguyên liệu keo lai theo đúng tiến độ và đúng chi tiết địa danh (vị trí) của hạng mục trồng rừng đã thể hiện trong bảng quy hoạch dự án với các giải pháp kỹ thuật như sau: a) Trồng mới Trước khi trồng, đất phải được khai hoang, dọn sạch và san mặt cho bằng phẳng. Thời vụ trồng Tốt nhất là sau khi bắt đầu mùa mưa từ nửa tháng đến 1 tháng và kết thúc trong vòng 6 – 8 tuần cho cây có đủ thời gian phát triển bộ rễ để chống chịu qua mùa khô khắt nghiệt của Tây Nguyên. Phương pháp trồng Trồng bằng cây con có bầu (keo lai dâm hom), trồng dặm 20 ngày đối với những cây bị chết; trồng dặm từ năm thứ nhất và hoàn chỉnh định hình vườn cây trong năm thứ hai; trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn. Số lượng cây giống trồng dặm so với số lượng cây trồng mới năm thứ nhất là 10%. Mật độ trồng Mật độ 1.666 cây/ha (khoảng cách 2m x 3m), hố trồng 30 x 30 x 30cm. Nếu có điều kiện bòn cho mỗi hố 500g phân hữu cơ. Giống keo lai Hiện nay với giống keo lai giữa keo tai tượng và keo lá tràm theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, loại keo lai này có khả năng sinh khối lớn hơn keo lá tràm và keo tai tượng cụ thể như sau: Về khối lượng thể tích: So với keo tai tượng thì keo lai có khối lượng thể tích lớn hơn 13,2% - 33,5%, trọng lực thể tích của nó lại lớn hơn keo tai tượng. Còn so với keo lá tràm thì khối lượng thể tích của keo lai tuy kém 15,9%, song thể tích lại lớn hơn rất nhiều nên khối lượng gỗ của nó vẫn lớn hơn. Về sinh trưởng: Keo lai sinh trưởng nhanh hơn keo tai tượng 1,5 – 1,6 lần về chiều cao và 1,64 – 1,98 lần về đường kính Keo lai sinh trưởng nhanh hơn keo lá tràm 1,73 lần về chiều cao và 1,50 lần về đường kính. Những số liệu trên chứng minh rằng keo lai là một giống có hiệu quả kinh tế rất lớn. Chúng ta cần đưa giống keo lai này vào sản xuất có thể tăng năng suất rừng trồng lên một cách đáng kể so với các giống keo lâu nay vẫn được trồng. b) Chăm sóc Năm 1 Trồng dặm: sau trồng 1 – 1,5 tháng, khi cây đã bén rễ tiến hành trồng dặm những cây chết, kết hợp làm cỏ hoặc xịt thuốc diệt cỏ. Từ cuối mùa mưa đến đầu tháng 10 xịt thuốc diệt cỏ hoặc làm cỏ giữa hàng kết hợp bón phân đợt 2. Cần vun xới gốc cho cây 2 lần/năm để làm cho đất thông thoáng giúp cho rễ cây dễ phát triển. Vào mùa khô cày các đường băng rộng 4 – 4,2m ở các khu cách ly với vườn cây để chống cháy. Năm 2 Chăm sóc 2 lần vào đầu tháng 7 và cuối mùa mưa từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, gồm các khâu theo thứ tự: cắt tỉa cành thấp dưới thân 2m, phát cỏ, bón phân (phân vi sinh hoặc phân NPK) liều lượng 78,4 kg/ha.lần. Năm 3, 4 Cũng như năm 2 nhưng không bón phân vì cây đã lớn đủ sức hút chất dinh dưỡng trong đất. Năm 5, 6 Chú ý đến khâu chống cháy, còn các khâu khác không cần thực hiện nữa. c) Bón phân Phân vô cơ (NPK): Bón phân cho năm trồng mới 0,47kg/gốc. Bón tiếp cho năm thứ 2 và năm thứ 3. Bón phân khi cây đã được làm sạch cỏ và đất đủ độ ẩm cần thiết, không bón phân vào lúc có lượng mưa tập trung. Lượng phân bón thay đổi tùy theo hạng đất, mật độ trồng và tuổi cây. Bảng 1.3: Bón phân cho vườn cây keo lai (kg/ha) Năm chăm sóc  Ure  Lân  Kali  Cộng   Năm 1  20  48,4  10  78,4   Năm 2  20  48,4  10  78,4   Năm 3  20  48,4  10  78,4   Nguồn: Báo cáo Dự án đầu tư d) Phòng trừ sâu bệnh Cây keo lai ít gặp vấn đề nghiêm trọng về sâu bệnh. Do phát triển nhanh nên thân xốp dễ ngã đổ khi có gió to. Tuy nhiên, tại vùng trồng tốc độ gió không cao và hiếm khi có gió lốc xuất hiện, nên ít xảy ra vấn đề ngã đổ. e) Khai thác Keo lai khi đạt chu kỳ 6 năm thì bắt đầu có thể khai thác, dự kiến năng suất bình quân 130m3/ha chu kỳ. f) Bảo vệ vườn cây Đối với vườn cây rừng nguyên liệu, công ty sẽ có nội quy nghiêm ngặt về phòng chống cháy, bảo vệ vườn cây. Tổ chức đội phòng cháy chữa cháy, đặt các chòi canh và đội tuần tra vườn cây, thường xuyên trực gác, tuần phòng. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy cho lô rừng nguyên liệu, bảo vệ vườn cây không bị trâu bò phá hoại, không bị xâm hại rừng nguyên liệu. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau dọn sạch cỏ, lá khô để tránh bén lửa vào các lô rừng. g) Trồng xen trong lô rừng nguyên liệu Trong 03 năm đầu KTCB, khuyến khích trồng xen các cây họ đầu, cây lương thực (trừ khoai mì) giữa các hàng keo lai để phủ đất, tăng độ đạm trong đất, hạn chế cỏ dại phát triển và tạo thêm thu nhập cho công nhân. 1.4.3.3 Công tác Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) tự nhiên (Giai đoạn 2008 – 2012) Quản lý bảo vệ rừng Sau khi được thuê đất, Công ty sẽ xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng, Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) theo giai đoạn 5 năm trình Chi cục Kiểm lâm phê duyệt để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Chi tiết cụ thể sẽ được trình bày trong phương án. Trước mắt để diện tích rừng được thuê phải được QLBV tốt, Công ty tự tổ chức lực lượng của mình để bảo vệ, phối kết hợp với lực lượng kiểm lâm địa phương, chính quyền sở tại ngăn chặn các hành vi phá rừng trong khu vực. Về lâu dài thành lập tổ lực lượng QLBVR tập trung chuyên trách. Tổ chức hội nghị tuyên truyền cho các thôn, buôn trong vùng dự án về tầm quan trọng của rừng, tác dụng nhiều mặt của rừng đối với đời sống để người dân tham gia QLBVR. Kế hoạch 2 lần/năm. Tờ rơi áp phích 100 tờ, ký cam kết cùng với phòng chống cháy rừng. Thường xuyên tuần tra, canh gác diện tích rừng trong vùng dự án. Xây dựng các bảng biểu hướng dẫn QLBVR, PCCR tại các đường vào rừng, nơi người dân thường xuyên qua lại. Kết hợp với chính quyền địa phương, ký khế ước QLBVR, phối với các cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những đối tượng vi phạm luật Bảo về và Phát triển rừng. Lập hồ sơ quản lý, xây dựng và tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Đóng cột mốc ranh giới: Mục đích xác định ranh giới khu vực ngoài thực địa, đồng thời còn thể hiện là căn cứ pháp lý về chủ quyền pháp lý và sử dụng tài nguyên, đất đai của chủ thể đã được phân cấp, việc đóng các cột mốc phải được các bên liên quan thừa nhận. Cột mốc ranh giới làm bằng bê tông cốt thép, quy cách cột mốc và định mức được quy định trong Quyết định số 3013/1997/QĐ-BNN-PTNT ngày 20/11/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy chế xác định ranh giới các loại rừng. Số lượng: 56 cột Xây dựng bảng nội quy: Bảng nội quy bảo vệ rừng và động vật hoang dã được xây dựng tại các trạm QLBVR, các trục đường chính, các ngả đường nơi có nhiều người đi qua, khu vực dễ cháy. Quy cách: Theo quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 05/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Bảng được xây dựng bằng gạch, trát gờ chỉ xung quanh, kích thước 2m x 3m x 2,5 m. Số lượng: 4 bảng Xây dựng bảng báo, biển báo khu vực quy hoạch: Chỉ dẫn khu vực quy hoạch QLBVR cho nhân dân, các tổ chức xã hội nhận biết, nhằm tránh các hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và đất rừng. Quy cách: Theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 05/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Bảng hình chữ nhật được làm bằng tole, kích thước 0,8m x 1,2m gắn trên 2 cột sắt hình chữ V dài 3 m. Số lượng: 1 1 bảng Xây dựng bảng cấm trong khu vực quy hoạch: Để người dân xung quanh biết được khu vực QLBV, không được săn bắt động vật rừng, phá hoại rừng, tránh các ảnh hưởng xấu đến rừng. Quy cách: Theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 05/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Bảng hình tam giác được làm bằng tole, kích thước 0,5m x 0,5m x 0,5m gắn trên một cột sắt hình chữ V dài 3m. Số lượng: 28 bảng Phòng chống cháy rừng Theo phương án Phòng cháy, chữa cháy được phê duyệt Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị QLBVR Xây dựng nhà trạm QLBVR Số lượng: 7 nhà Nhà cấp IV, kích thước 50m2 Địa bàn cầm tay: 08 cái Máy định vị: 02 cái Xe máy QLBVR: 08 chiếc Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị QLBVR Chủ rừng chịu trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện phương án QLBVR. Để công tác quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả, công ty thành lập bộ phận chuyên trách QLBVR. Đội QLBVR chuyên trách gồm 14 thành viên, mỗi trạm 02 thành viên, thường xuyên tuần tra canh gác, phát hiện và ngăn chặn các vụ phá rừng trong khu vực quản lý. Thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình diễn biến tài nguyên rừng theo định kỳ quy định, đề xuất các giải pháp hợp lý trình Ban Giám đốc xem xét, giải quyết. Ngoài ra, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến luật QLBVR, định kỳ tổ chức họp dân ở các thôn buôn để nâng cao nhận thức của người dân trong vùng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với rừng. Tổ chức thực hiện: Giám đốc Công ty CP Cao su Đồng Phú – Đăk Nông theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, điều hành đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác QLBVR, ngăn chặn mọi hình thức phá rừng làm nương rẫy và lấn chiếm đất rừng trái phép, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cấp có thẩm quyền về thiệt hại tài nguyên rừng và đất rừng xảy ra trên diện tích Công ty đang quản lý. Phó Giám đốc với chức năng, tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực QLBVR, thay mặt Giám đốc điều hành và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực QLBVR khi Giám đốc ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cấp có thẩm quyền về thiệt hại về tài nguyên rừng và đất rừng xảy ra trên diện tích Công ty đang quản lý. Các phòng ban chức năng với nhiệm vụ được phân công tham mưu cho Ban giám đốc về công tác QLBVR, thanh quyết toán các khoản chi phí theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với địa phương thực hiện tốt công tác QLBVR. Chỉ đạo đội QLBVR thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có chế độ khen thưởng thích đáng khi thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 1.4.3.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng a) Kiến trúc Xây dựng mới các công trình hạ tầng phù hợp để phục vụ cho nhu cầu quản lý, sản xuất và đời sống Khối hành chính: xây mới nhà làm việc Công ty và văn phòng 2 nông trường trực thuộc. Dự kiến khu nhà điều hành Công ty đặt tại tiểu khu 840. Khối kho tàng, garage: xây dựng mới kho các loại và garage tại trung tâm nông trường, các độ trực thuộc. Khối sản xuất chế biến: Xây dựng nhà máy chế biến mủ tờ. Khối QLBVR: Xây 7 trạm QLBVR kết hợp các chốt bảo vệ vườn cây. Hình thức xây dựng (1) Văn phòng công ty Nằm tại xã Ea Pô và gần vườn cây để tạo thuận lợi trong việc quản lý và điều hành. Tại đây xây dựng mới nhà làm việc của Công ty cùng một số công trình phúc lợi công cộng. Các hạng mục công trình xây dựng bao gồm: Khối hành chính, kho tàng, garage xe. Khối y tế. Khối nhà khách, nhà tập thể (2) Các Nông trường riêng lẽ: Hình thành 02 khu theo sự phân bố các vùng dự án nhằm tạo thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất. Các hạng mục công trình xây dựng bao gồm: Nhà làm việc của Nông trường (150m2/nông trường) Nhà ở công nhân Lán trại để mủ (kết hợp nhà bảo vệ lô) 30m2 lán/100ha Trạm QLBVR 50m2/trạm (kết hợp nhà bảo vệ lô) (3) Nhà chế biến mủ tờ RSS (Chỉ giới thiệu về quy mô hạng mục công trình, ĐTM này không bao gồm quá trình xây dựng và hoạt động của nhà chế biến mủ mà sẽ được thực hiện trong ĐTM nhà chế biến mủ tờ RSS riêng khác) Nhà sản xuất + nhà kho: 6.000 m2 Các công trình phụ trợ: 1.040 m2 Cấp công trình Khối hành chính cấp III: Gồm nhà làm việc công ty Khối nông trường cấp IV. Khối y tế cấp IV: Xây dựng một trạm xá mới. Khối nhà ở, kho xưởng, garage xe cấp IV (Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình được đính kèm trong phần phụ lục 4 – sơ đồ số12: Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình) Bảng 1.4 Các hạng mục xây dựng cơ bản TT  Hạng mục XDCB  Nhu cầu  2008  2009  2010 – 2015   I  Cao su       1  Nhà làm việc VP công ty  200 m2   200    2  Nhà làm việc nông trường  300 m2  150   150   3  Nhà khách, tập thể  400 m2  100  200  100   4  Trạm xá  200 m2  50  100  50   5  Nhà kho  600 m2  200  400    6  Nhà để xe + bảo vệ  240 m2  60  120  60   7  Lán để mủ  780 m2    780   8  Nhà máy chế biến RSS  2.800 m2    7.040   II  QL bảo vệ rừng       1  Trạm QLBVR (7 trạm, C4)  350 m2  100  150  100   2  Cột mốc ranh giới  56 cột  56     3  Bảng nội quy  4 cái  4     4  Bảng, biển báo KVQH  11 cái  11     5  Bảng cấm KVQH  28 cái  28     Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư (Tuy nhiên do chưa có thiết kế chi tiết nên chúng tôi chỉ xác định vị trí trên sơ đồ) b) Vật kiến trúc Giếng khoan: phục vụ cho đội sản xuất và điểm dân cư. Xây một tháp nước, bể nước, tường rào cho trung tâm nông trường, điểm dân cư. Khối lượng: Tháp nước 10m3: 1 tháp (12 triệu đồng/tháp) Bể chứa 50m3: 3 cái (3 triệu đồng/m3) Giếng khoan: 3 cái c) Giao thông Để đáp ứng nhu cầu lưu thông phục vụ sản xuất và đi lại công ty càn phải đầu tư làm mới và nâng cấp một số tuyến đường trong vùng. Tráng nhựa mặt bằng: Cần tráng nhựa mặt bằng để đảm bảo mỹ quan và vệ sinh cho trung tâm công ty. Diện tích cần đầu tư là: 1.000m2. Làm mới: khoảng 17,8km các đường trục, dựa trên đường mòn hiện hữu, đường đồng mức, phải làm mới để nối liền 4 tiểu khu tạo điều kiện phục vụ cho sản xuất và chăm sóc. Tiến độ đầu tư dựa vào diện tích vườn cây đưa vào trồng mới và khai thác từng năm. Cống: Trong quá trình thi công xây dựng đường giao thông cần bố trí các loại cống để đảm bảo thoát nước dễ dàng. Tổng số cống cần đầu tư là 10 cái, tiến độ đầu tư theo tuyến đường giao thông. Khi dự án được phê duyệt, Công ty phải phối hợp với đơn vị chuyên ngành khảo sát thiết kế chi tiết các tuyến giao thông nội vùng để trình các cơ quan chức năng của tỉnh phê duyệt và làm cơ sở để thực hiện. Bảng 1.5 Khối lượng đầu tư các hạng mục giao thông TT  Hạng mục  ĐVT  2008  2009  Cộng   1  Tráng nhựa MB VP công ty  m2  1.000  -  1.000   2  Đường cấp phối: làm mới  Km   17,8  17,8   3  Cống D800 dài 7m 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông.doc