MỤC LỤC
1. Xuất xứ của dự án 1
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường (ĐTM) 1
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 3
4. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM 3
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 5
1.1.Tên dự án 5
1.2. Chủ dự án 5
1.3. Vị trí địa lý của dự án 5
1.4. Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật 5
1.5. Hình thức đầu tư và quản lý dự án 8
1.6. Nội dung của dự án 8
1.7. Dự toán tổng mức đầu tư xây dựng 14
Bảng 1.1: Tổng hợp tổng mức đầu tư toàn dự án 15
Tiến độ thực hiện dự án 15
Quý II /2011: Công tác chuẩn bị mặt bằng và xây dựng cơ bản. 15
Quý II /2013: Đưa dự án đi vào hoạt động. 15
CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 16
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường. 16
2.1.1. Điều kiện địa hình và địa chất công trình 16
2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 16
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 17
2.1.3.1. Môi trường không khí 17
Bảng 2.1: Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án 18
2.1.3.2. Môi trường nước dưới đất 18
Bảng 2.2: Chất lượng môi trường nước dưới đất khu vực thực hiện Dự án 19
2.2. Điều kiện KT- XH phường Trường Thi 19
2.2.1. Điều kiện kinh tế 19
2.2.2. Điều kiện xã hội 20
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 21
3.1.2. Giai đoạn GPMB và thi công xây dựng 21
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 21
Bảng 3.1 - Nguồn gây tác động và các thành phần gây ô nhiễm 21
3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 22
3.1.2.3. Đối tượng và quy mô bị tác động 22
Bảng 3.2 - Đối tượng và quy mô bị tác động giai đoạn xây dựng cơ bản 22
3.1.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường 23
3.1.2.4.1 Tác động đến môi trường không khí. 23
Bảng 3.3 - Dự toán khối lượng nguyên vật liệu 24
Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông 24
Bảng 3.5: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển bùn thải, đất đá và nguyên vật liệu xây dựng 24
Bảng 3.6: Kết quả tính toán và dự báo độ ồn cho khu vực dự án 24
3.1.2.4.2. Tác động đến môi trường nước 24
Bảng 3.7- Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày 24
Bảng 3.8- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 24
Bảng 3.9 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 24
3.1.2.4.3. Tác động đến môi trường đất 24
3.1.2.4.4. Tác động do chất thải rắn 24
3.1.2.4.5. Các tác động đến kinh tế - xã hội của dự án 24
3.1.3. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24
3.1.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 24
3.1.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 24
3.1.3.3. Đối tượng và quy mô bị tác động 24
Bảng 3.10: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24
3.1.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường 24
3.1.3.4.1 Tác động đến môi trường không khí 24
Bảng 3.11: Mức ồn của các loại xe cơ giới 24
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT Hà Nội 1997 24
3.1.3.4.2 Tác động đến môi trường nước 24
Bảng 3.12 - Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày 24
Bảng 3.13- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 24
3.1.3.4.3. Tác động do chất thải rắn 24
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 24
3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá 24
3.2.2. Về độ tin cậy của các đánh giá 24
CHƯƠNG IV BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 24
4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 24
4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng 24
4.1.1.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải 24
4.1.1.2. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 24
a. Đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn 24
b. Đối với nguồn ô nhiễm do rung động 24
c. Đối với nguồn ô nhiễm môi trường đất 24
e. Đối với các tác động tới kinh tế - xã hội 24
4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24
4.1.2.1. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động liên quan tới chất thải 24
a. Xử lý ô nhiễm môi trường không khí 24
b. Đối với nguồn ô nhiễm nước thải 24
Hình 4.1: Sơ đồ thu gom và xử lý nước mưa 24
Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom theo phương án trên và được xử lý bằng công nghệ hợp khối theo mô hình sau: 24
Hình 4.3: Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải tập trung 24
Hệ thống xử lý nước thải này được đặt tại ngay dưới tầng hầm của chung cư (chi tiết xem trong bản vẽ hệ thống thoát nước khu vực dự án) và được ban quản lý dự án quản lý sau khi hệ thống đi vào hoạt động. 24
* Bể tự hoại cải tiến (BASTAF) 24
* Tính toán thể tích của bể BASTAF: 24
Hình 4.3: Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu 24
Hình 4.4: Cấu tạo của Container hợp khối 24
4.1.2.2. Xử lý các loại chất thải rắn 24
4.1.2.3. Đề xuất các biện pháp đối với nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 24
a. Đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn 24
b. Đối với các tác động tới kinh tế - xã hội 24
4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 24
4.2.1. Sự cố môi trường trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng 24
4.2.2. Sự cố môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24
CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 24
5.1. Chương trình quản lý môi trường 24
Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường 24
5.2. Chương trình giám sát môi trường 24
5.2.1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 24
5.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt dộng 24
5.2.3. Dự toán kinh phí giám sát môi trường 24
Bảng 5.2: Dự toán kinh phí thực hiện Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 24
Bảng 5.3: Dự toán kinh phí thực hiện Quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 24
6.1. Thực hiện tham vấn ý kiến cộng đồng 24
6.2. Tham vấn ý kiến cộng đồng phường Trường Thi- TP.Vinh 24
6.2.1. Ý kiến của UBND phường Trường Thi 24
6.2.2. Ý kiến của UBMTTQ phường Trường Thi 24
6.3. Ý kiến tiếp thu của Chủ dự án 24
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 24
83 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khu nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Më ®Çu
1. Xuất xứ của dự án
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa và phát triển khoa học của tỉnh Nghệ An. Trong những năm gần đây thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung đã có được những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, nhịp độ đô thị hóa tăng nhanh, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao đáng kể, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu phục vụ đời sống của các tầng lớp nhân dân tăng cao, đặc biệt là đối với cán bộ công nhân viên của Nhà hát Dân ca Nghệ An. Với chính sách phát triển đô thị và nhà ở của tỉnh Nghệ An đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng ngày càng nhiều dự án khu chung cư, đô thị mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở, phát triển các loại hình dịch vụ của người dân ngày một tăng và nắm bắt được chính sách khuyến khích phát triển đô thị mới của tỉnh Công ty Cổ phần phát triển đô thị Vinh tiến hành thực hiện dự án xây dựng “Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An”.
Tuy nhiên, khi Khu nhà ở dịch vụ tổng hợp được xây dựng và đi vào hoạt động, bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội tất yếu cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề về môi trường.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của chính phủ; thông tư 05/2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty Cổ phần phát triển đô thị Vinh đã phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng “Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An” thuộc khối 15 phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường (ĐTM)
2.1. Cơ sở pháp lý
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An được lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành sau đây:
- Luật bảo vệ Môi trường năm 2005;
Luật tài nguyên nước năm 1998;
Luật đất đai năm 2003;
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ Môi trường;
Nghị định Số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại;
Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn : QCVN 26 : 2010/BTNMT
Quyết định 04/2008/QĐ- BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, ban hành kèm theo quyết định số 47/1999/QĐ-BXD, ngày 21 tháng 12 năm 1999;
TCVN 4513: 1988- Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 4474: 1987- Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5760: 1994- Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;
TCVN 2622: 1995- Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế;
TCVN 6160: 1996- Phòng cháy chữa cháy Nhà cao tầng, Yêu cầu thiết kế;
TCXDVN 33: 2006- Cấp nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 51- 1984- Thoát nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
Quyết định số 399/QĐ.UBND-CNXD ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An;
2.2. Căn cứ kỹ thuật
Thuyết minh Dự án Đầu tư, Thiết kế cơ sở xây dựng Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An;
Số liệu điều tra thu thập về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội khu vực Dự án do Công ty Cổ Phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường thực hiện;
Kết quả nghiên cứu, khảo sát, đo đạc và phân tích hiện trạng môi trường nền khu vực Dự án do Cơ quan tư vấn và Trung tâm KĐATTP-MT Đại học Vinh thực hiện tháng 02/2011.
Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của UBND phường Trường Thi;
- Các tài liệu, số liệu có liên quan phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Phương pháp thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;
Phương pháp nghiên cứu và khảo sát, đo đạc ngoài hiện trường;
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;
Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm nhằm ước tính thải lượng các chất ô nhiễm do đốt nhiên liệu;
Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu với các quy chuẩn môi trường Việt Nam;
Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp tham vấn cộng đồng.
4. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An do Công ty Cổ phần phát triển đô thị Vinh và Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường phối hợp thực hiện.
Ngoài ra, Chủ đầu tư Dự án còn nhận được sự giúp đỡ của các Cơ quan sau:
UBND phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
UBMTTQ phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Tên và và địa chỉ liên hệ của cơ quan tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Địa chỉ : Số 10, đường Đặng Dung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại : 0383.563963;
Đại diện : Ông Phạm Văn Ngân; Chức vụ: Giám đốc.
Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM bao gồm:
1. Ông Phạm Văn Ngân, Kỹ sư hóa, Giám đốc;
2. Ông Nguyễn Ngọc Tú, Kỹ sư Công nghệ môi trường, cán bộ kỹ thuật;
3. Bà Lê Thị Oanh, Cử nhân môi trường, cán bộ kỹ thuật;
4. Ông Nguyễn Hoàng Long, Cử nhân môi trường, cán bộ kỹ thuật;
5. Ông Trương Văn Dũng, Kỹ sư môi trường, cán bộ kỹ thuật;
6. Ông Nguyễn Đăng Khoa, Giám đốc Công ty CP phát triển đô thị Vinh.
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.Tên dự án
"DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở CHUNG CƯ TẠI KHU TẬP THỂ NHÀ HÁT DÂN CA NGHỆ AN"
1.2. Chủ dự án
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VINH
Địa chỉ trụ sở: Tầng 17 C1, phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0383.586587;
Đại diện: Ông: Nguyễn Đăng Khoa; Chức vụ: Giám đốc.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Khu đất quy hoạch xây dựng Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An thuộc khối 15 phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có vị trí phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc giáp: Đường quy hoạch 12m và khu dân cư;
- Phía Nam giáp: Khu dân cư;
- Phía Đông giáp: Khu dân cư;
- Phía Tây giáp: Đường quy hoạch 12m.
Ranh giới khu đất giới hạn bởi các điểm: A, B, C, … M, N, A. Tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch: 1.46,49 m2. (Kèm theo quyết định 399/QĐ.UBND-CNXD ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An).
Khu vực dự án cách hộ dân gần nhất là 5m về phía Đông và phía Nam, cách khu dân cư gần nhất 15m về phía Tây và phía Bắc của khu đất..
1.4. Hiện trạng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật
1.4.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích khu vực quy hoạch xây dựng là 1.467,49 m2. Khu đất là đất ở bị để trống, chưa xây dựng nhà ở, khu đất thuộc quyền quản lý của Trung tâm bảo tồn phát huy di sản dân ca xứ nghệ.
1.4.2. Hiện trạng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật
* Hiện trạng giao thông:
Xung quanh Khu đất xây dựng Dự án đã có hệ thống các tuyến đường giao thông nội khối do dân đóng góp xây dựng chạy qua, hiện tại các tuyến đường này vẫn hoạt động tốt, bên cạnh đó còn có tuyến đường quy hoạch chưa xây dựng rộng 12m nằm ở phía Bắc và phía Tây khu vực Dự án.
Có hai tuyến đường đi từ đường Phong Đình Cảng và đường An Dương Vương vào thuộc khối 15 phường Trường Thi, thành phố Vinh đã được bê tông hóa tuy nhiên tính kiên cố, chịu lực kém khi có các xe chở vật liệu với trọng tải lớn đi qua tuyến đường này có khả năng bị sụn lún và dễ bị hư hỏng.
* Hiện trạng cấp điện:
Hiện tại khu vực thực hiện dự án đã có một trạm cung cấp điện của phường thuộc mạng điện chiếu sáng của thành phố Vinh chạy qua. Dự kiến dự án sẽ đầu tư xây dựng trạm biến áp riêng, cụ thể được trình bày ở giải pháp cấp điện phần nội dung của dự án.
* Hiện trạng cấp nước:
Hiện tại xung quanh khu vực dự án đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt. Nguồn cấp nước cho dự án được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố Vinh.
* Hiện trạng thoát nước:
Tại khu vực dự án đã có hệ thống mương thoát nước được bê tông hóa. Tuy nhiên hệ thống mương thoát này rất nhỏ và hẹp không đáp ứng được nhu cầu thoát nước của khu vực.
Hướng thoát nước chủ yếu chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra hệ thống thoát nước chung của thành phố trên hai trục đường chính là đường Phong Đình Cảng và đường An Dương Vương.
Mương thoát nước phía tây đường Phong Đình Cảng chưa thông nên dễ bị ngập nước khi trời mưa lớn.
* Hiện trạng hạ tầng văn hóa, xã hội:
Trong khu đất quy hoạch xây dựng nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An không có các công trình văn hóa, xã hội như: Trường học, Trạm Y tế, khu di tích lịch sử,… các công trình kể trên cách dự án trên 100m.
* Hiện trạng dân cư, nhà ở
Khu vực nghiên cứu thực hiện dự án không có nhà cửa của nhân dân sinh sống.
* Hiện trạng dân cư, nhà ở xung quanh
Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là nhà ở của các cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Các nhà ở xung quanh khu vực dự án chủ yếu là nhà 2 tầng được xây dựng trước năm 1995 nên tính chất kiên cố kém dễ bị cứt nẻ, sụn lún khi bị những chấn động lớn. Vì vậy, trong quá trình hoạt động xây dựng dự án chủ đầu tư nên chủ ý đến vấn đề này.
* Thông tin liên lạc:
Về mạng lưới thông tin liên lạc, Bưu điện tỉnh Nghệ An đã đầu tư xây tuyến cáp ngầm điện thoại dọc các tuyến đường xung quanh khu vực Dự án (đường Phong Đình Cảng và đường An Dương Vương). Mạng cáp ngầm trong khu vực Dự án sẽ được kết nối dễ dàng vào mạng lưới hiện có.
* Địa chất
Xung quanh khu vực dự án trước đây nền địa chất có 4 ao hồ lớn và ruộng nước vì vậy khả năng ảnh hưởng khi xây dựng chung cư cao tầng đối với các hộ dân cư xung quanh là khá lớn.
Đánh giá vị trí lựa chọn:
Trên cơ sở vị trí dự án, phân tích và đánh giá các mặt về hiện trạng cảnh quan môi trường, văn hoá, xã hội, hạ tầng kiến trúc, hạ tầng xã hội của khu vực, dẫn đến sẽ có những mặt thuận lợi cũng như khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
Dự án có nhiều thuận lợi trong triển khai thực hiện, bao gồm:
- Lưới điện quốc gia và mạng cấp nước thành phố hiện có trong khu vực lân cận có khả năng cung cấp điện cho khu vực Dự án.
- Mạng điện thoại có thể dễ dàng kết nối với mạng hiện có trong khu vực lân cận.
- Hạ tầng kỹ thuật các khu vực xung quanh đã được phát triển.
- Khu vực này chưa có hiện tượng ô nhiễm môi trường nền.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, Dự án gặp một số khó khăn như:
- Hạ tầng kỹ thuật trong khu đất quy hoạch hầu hết chưa có, nên trong quá trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cấp nước và thoát nước.
- Hệ thống thoát nước của khu vực chưa đáp ứng được nhu cầu thoát nước của toàn khu vực khi dự án đi vào hoạt động. Do vậy, chủ đầu tư cần cải tạo, xây dựng lại hệ thống thoát nước này trước khi thực hiện dự án.
- Hệ thống các tuyến đường đi vào khu vực dự án có khả năng chịu lực và tính kiến cố kém. Do đó, trong quá trình xây dựng chủ dự án phải có biện pháp cải tạo, xây dựng khi có sự cố xảy ra.
- Khu vực xây dựng Dự án gần với đường giao thông, …đang hoạt động với mật độ dân cư qua lại đông. Do đó, trong giai đoạn thi công cần phải đề phòng để tránh gây ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và có thể gây tắc nghẽn giao thông cục bộ. Vì vậy, công tác xây dựng phải được tập trung triển khai nhanh, có biện pháp bảo vệ vệ sinh môi trường và an toàn lao động tốt để tránh không ảnh hưởng đến môi trường sống và hoạt động tại khu vực thực hiện dự án.
1.5. Hình thức đầu tư và quản lý dự án
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới;
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
1.6. Nội dung của dự án
1.6.1. Quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ Quyết định số 399/QĐ.UBND-CNXD ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh Nghệ An, phạm vi quy hoạch chi tiết: 1.467,49 m2 (Xem quyết định phê duyệt và bản vẽ QH01/01 kèm theo), khu đất được quy hoạch sử dụng như sau:
Tổng diện tích quy hoạch là: 1.467,49 m2.
Tổng diện tích xây dựng công trình là 749,01 m2.
Mật độ xây dựng là 51,04%
Trong đó các công trình được quy hoạch như sau:
+ Công trình số 1: - Khối chung cư (gồm 1 tầng hầm, 12 tầng lầu), diện tích xây dựng 749,01 m2;
+ Công trình số 2: Sân đường và cây xanh;
+ Công trình số 3: Trạm biến áp.
1.6.2. Các giải pháp kỹ thuật
1.6.2.1. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng.
Mặt bằng bố trí hạng mục công trình được căn cứ vào bản vẽ QH 01/01 tổng mặt bằng Quy hoạch chi tiết xây dựng công trình đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 399/QĐ.UBND-CNXD ngày 15/02/2011 về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng “Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An”.
1.6.2.2. Giải pháp thiết kế kiến trúc, kết cấu cảnh quan nhà ở chung cư 12 tầng
* Giải pháp kiến trúc:
Gồm 1 nhà chung cư cao 12 tầng
- Tổng diện tích ô đất 1.467,49 m2
- Mật độ xây dựng 51,04%
- Số lượng nhà : 1
- Tổng diện tích xây dựng : 749,01 m2
- Tổng diện tích sàn : 8.877,6 m2 (kể cả sàn tầng hầm)
- Tổng số căn hộ : 114 căn hộ
Kiến trúc khu chung cư như sau: Nhà cao 12 tầng, 1 tầng hầm, chiều cao toàn nhà tính từ cốt ±0,000 (nền tầng 1) đến điểm cao nhất của công trình là 43,69m. Giao thông theo phương đứng gồm: 03 thang máy đặt tại trung tâm tháp 12 tầng của nhà; 02 cầu thang bộ thoát hiểm.
- Tầng hầm: Diện tích 747,5 m2, chiều sâu tầng 2,1m, chức năng chính là để xe, ngoài ra còn có 2 phòng kỹ thuật, một phòng kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải, 01 phòng bảo vệ, 01 phòng kho, 01 phòng đặt máy bơm và 1 phòng chứa rác.
- Tầng 1: Diện tích sàn 739,1 m2, nền tầng 1 được giật cấp, cao trình nền tại khu vực ( từ trục 1*-2xA-F) là ±0,00; Cao trình nền tại khu vực ( từ trục 2x3+4xA-F), là -0,8m, chiều cao tầng ( Tính từ cốt ±0,00) là 3,3m; được bố trí 4 căn hộ , ngoài ra còn có thêm một số chức năng như; 02 khu đại sảnh, 01 sảnh cầu thang, 02 phòng kỹ thuật, 01 khu WC chung và 01 phòng thu rác
Tầng 2-12: Tổng diện tích sàn 8.130,1m2, các tầng bố trí giống nhau về diện tích và công năng sử dụng, chiều cao các tầng 3,3 m. Mặt bằng tầng điển hình có diện tích 739,1 m2/tầng, chức năng chính là bố trí các căn hộ, ngoài ra còn có thêm một số chức năng như: các lối giao thông từ cầu thang đến các căn hộ, 02 phòng kỹ thuật và 01 ô đổ rác. Mỗi tầng gồm 10 căn hộ ( 02 Căn loại A+ 02 căn loại B + 01 căn loại C + 01 căn Loại D).
* Giải pháp kết cấu:
- Phần móng: Căn cứ vào quy mô, tính chất, tải trọng công trình và điều kiện địa chất công trình, thiết kế sử dụng phương án móng cọc ép.
- Phần thân: Căn cứ vào tính chất sử dụng, quy mô và tải trọng của công trình, chúng tôi sử dụng phương án kết cấu phần thân là hệ kết cấu bao gồm lõi cứng kết hợp với hệ cột và sàn BTCT.
- Sàn được bố trí thêm hệ thống dầm chính và phụ nhằm tăng thêm độ cứng trong mặt phẳng sàn và giảm được chiều dày sàn. Đây cũng là giải pháp khá kinh tế do chiều dày sàn giảm, dẫn đến giảm tải trọng xuống móng.
Theo tính toán của chúng tôi, các kích thước cấu kiện cơ bản được lựa chọn như:
Hệ sàn dầm sử dụng chiều dày 150mm.
Hệ lõi thang máy có chiều dày 220mm.
Hệ dầm có tiết diện 220x400mm, 220x600mm, 300x600mm, 500 x 600mm.
Cột BTCT M300 có các kích thước 800mm x 800mm.
Tường bao che xây gạch M75, vữa xi măng M50.
Mái của công trình sử dụng mái bằng BTCT với cấu tạo mái bằng đầy đủ, tiên tiến chống thấm và chống nóng tốt.
Thép sàn trải mái dự kiến đặt 2 lớp để ngoài có tác dụng chịu lực trên còn có tác dụng hóa cứng chống co ngót giãn nở vì nhiệt khi sử dụng công trình với điều kiện mái lộ thiên chịu ảnh hưởng bức xạ trực tiếp của ánh nắng mặt trời và mưa gió.
* Giải pháp hoàn thiện: Nền lát gạch Ceramic, nền khu WC lát gạch chống trơn, tường khu WC ốp gạch Ceramic. Trát tường, trần VXM, lăn sơn; cửa đi bằng panô kính, kính thủy tinh và nhôm kính, cửa sổ nhôm kính.
1.6.3. Giải pháp cấp nước
- Nước cấp cho quá trình xây dựng cơ bản được lấy từ nguồn nước dưới đất trong khu vực xây dựng. Do đó, chủ đầu tư phải đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường để được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất phục vụ cho quá trình xây dựng trong giai đoạn này.
- Nguồn cấp nước khi dự án đi vào hoạt động:
* Sơ đồ nguyên lý cấp nước:
Nguồn cấp nước sạch cho Dự án được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố Vinh tại trục đường ống cấp nước đường Phong Đình Cảng, điểm đấu nối xin cấp phép đấu nối với Công ty 1 thành viên TNHH cấp nước Nghệ An. Nước được dẫn vào bể chứa ngầm của tòa nhà sau đó được bơm lên mái bằng máy bơm cao áp. Sau đó, nước được phân phối bằng các ống nhựa HDPE đường kính D50 - D100 tới các khu vực trong Dự án. Hệ thống đường ống cấp nước cứu hỏa thiết kế đi chung với mạng cấp nước sinh hoạt, cách nhau 100 ÷ 150m bố trí một họng cứu hỏa trên vỉa hè. Ống cấp nước được bố trí trên vỉa hè, cách mép chỉ giới đường đỏ 0,5m. Độ sâu chôn ống cấp nước từ 0,6÷ 1m. trước khi đặt ống rải lớp lót dày 0,15m, sau khi đặt ống xong đắp đất đầm kỹ với hệ số K= 0,90.
* Nhu cầu sử dụng nước của Dự án được tính toán như sau:
* Các thành phần sử dụng nước
+ Nước cấp cho khối các hộ chung cư, tổng số người sử dụng: Tổng số căn hộ là 114 căn hộ, ước tính mỗi căn hộ có 4 người. Vì vậy, tổng số dân cư trong các căn hộ là 456 người.
+ Nước cấp cho khối quản lý khu nhà: tổng số người sử dụng: 4 người;
→ Tổng số người sử dụng nước là: 460 người.
+ Nước cấp cho tưới cây
+ Nước cấp cho cứu hỏa;
+ Nước cấp cho dự phòng.
* Các chỉ tiêu tính toán:
+ Nước cấp SH cho nhà chung cư : 150 lít/người/ngày;
+ Nước cấp cho quản lý khu nhà : 30 lít/người/ngày;
+ Nước cấp cho cây xanh : 15 m3/ha/ngày;
+ Nước cấp cho cứu hỏa : 15 lít/giây;
+ Nước cấp cho dự phòng : 28% tổng lượng nước/ngày.
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
+ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
+ Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình. Ban hành kèm theo quyết định số 47/1999/QĐ-BXD, ngày 21 tháng 12 năm 1999.
+ Cấp nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế, TCVN 4513: 1988.
+ Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế, TCVN 4474: 1987.
+ Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng, TCVN 5760: 1994.
+ Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế, TCVN 2622: 1995.
+ Phòng cháy chữa cháy Nhà cao tầng, Yêu cầu thiết kế, TCVN 6160: 1996.
+ Cấp nước : Mạng lưới bên ngoài và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế, TCXDVN 33- 2006.
+ Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế, TCXD 51- 1984.
* Các số liệu tính toán nhu cầu sử dụng:
+ Nước cấp cho các căn hộ nhà chung cư 12 tầng:
Q1 = (150 lít/người/ngày x 456 người)/1000 = 68,4 m3/ngày;
+ Nước cấp cho khối quán lý khu nhà:
Q2 = (30 lít/người/ngày x 4 người)/1000 = 0,12 m3/ngày;
+ Nước cấp cho cây xanh:
Q3 = (15 m3/ha/ngày x 0,05ha) = 0,75m3/ngày;
+ Nước cho dự phòng:
Qdp = 28% x (Q1 + Q2 + Q3) = 19,396 m3/ngày;
+ Tổng lượng nước trung bình cần dùng trong 1 ngày:
Qtb = (Q1 + Q2 + Q3 ) + Qdp = 88,666 m3/ngày;
+ Cấp nước cho cứu hoả (tính cho 3 giờ cháy liên tiếp):
Qcc = 15 x 3 x 3600 = 108 m3
1.6.4. Quy hoạch thoát nước
+ Thoát nước mưa:
Nước mưa được thu gom theo hệ thống sênô ngoài vào ống thoát từ trên mái xuống mặt đất, cùng với nước mặt được thu gom vào mương nội bộ quanh nhà rồi dẫn ra cống thoát nước của thành phố trên đường Phong Đình Cảng.
+ Thoát nước thải:
Nước thải được thu gom bằng các hệ thống ống đứng vào bể lắng và bể tự hoại cải tiến (BASTAF) sau đó qua hệ thống xử lý tập trung bằng nguyên lý hợp khối (Conterner) để xử lý đạt quy chuẩn (QCVN 14:2008/BTNMT) trước khi cho thoát ra mạng thoát nước ngoài nhà, qua cống ngầm đổ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố trên đường Phong Đình Cảng.
1.6.5. Quy hoạch mạng lưới cấp điện
Nguồn cung cấp điện: Sử dụng nguồn điện có thể từ hai nguồn: lưới điện quốc gia và điện máy phát dự phòng để dự phòng khi mất điện lưới Quốc gia, phải có một máy phát điện dự phòng khỏang 300KVA để cung cấp điện cho chiếu sáng, vận hành thang máy và chiếu sáng công cộng khi mất điện lưới.
Tổng công suất của trạm biến áp là 1200 KVA cung cấp điện cho toàn bộ cao ốc. Cụ thể được tính toán như sau:
Cung cấp điện sinh hoạt:
Công suất tiêu thụ của mỗi hộ là 9 KVA, với tổng số hộ là 114 căn, do đó công suất dự kiến cho sinh họat là: 114 hộ x 9 KVA = 1026 KVA, với hệ số sử dụng là 0,9, công suất tính tóan là 1026KVA x 0,9 = 923,4 KVA .
Công suất điện tiêu thụ cho thang máy, bơm nước, chiếu sáng chung được tính bằng 15% lượng điện sinh họat : 923,4KVA x 15 % = 138,51KVA
Cung cấp điện chiếu sáng công cộng:
Chiếu sáng công cộng dùng đèn cao áp SODIUM 250 W. Tổng số đèn là 04 bộ, công suất là 250 W x 4 = 1000 W = 1 KW. Hệ số công suất (cos() là 0,6, công suất tòan phần là: 1KW / (0,6 x 0,75) = 2,3 KVA .
Các trụ đèn được bố trí ở các góc sân trước của công trình.
Dây cáp điện cho các đèn chiếu sáng công cộng là lọai ruột đồng bọc nhựa: Cu/ XLPE /PVC 6,0 mm2-2C luồn trong ống nhựa HDPE chôn ngầm dưới đất.
Cung cấp điện cho dịch vụ công cộng : 5 KVA
Xác định công suất trạm biến áp:
Công suất dự kiến là: (923,4+138,51+2,3 +5) KVA = 1.069,21 KVA
Tính cả lượng điện tổn hao công suất 5%, tổng công suất của các máy biến áp là: 1.069,21 KVA x 1,05 = 1.112,67 KVA tính tròn 1.113KVA.
Nguồn: Thuyết minh dự án
1.6.6. Giải pháp điện chiếu sáng và chống sét
* Giải pháp cấp điện: Nguồn cung cấp cho các căn hộ được lấy từ các tụ điện hạ áp đặt tại các cụm dân cư của phần hạ tầng kỹ thuật (trong tủ có abtomat tổng, abtomat nhánh và các công tơ cho các căn hộ).
Chiếu sáng tự nhiên kết hợp với đèn Neon và đèn lốp, theo hệ thống dây dẫn đi ngầm.
Hệ thống điện trong công trình sẽ được bảo vệ theo nguyên lý chọn lọc và phân cấp từng tầng bằng các áp tô mát 3 cực và 1 cực.
Toàn bộ cáp và dây dẫn trong công trình sẽ dùng loại lõi đồng có cách điện XLPE và PVC có độ chịu nhiệt cao, cấp điện áp 0,6/1KV. Các cáp và dây dẫn nêu trên sẽ được luồn trong các ống nhựa, máng nhựa cứng PVC chống cháy kẹp sát tường, trần đến các căn hộ.
Riêng đối với các cáp đường trục theo phương thẳng đứng sẽ đặt trong các máng cáp bằng tôn được cố định dọc theo hộp kỹ thuật được xây dựng sẵn trong các phòng kỹ thuật điện.
* Hệ thống chống sét: Thiết kế theo tiêu chuẩn chống sét hiện hành. Cọc tiếp địa bằng hệ thống cọc thép L63 x 63 x 6 dài 2,5m, thanh tiếp địa dùng loại thép tròn ф14 liên kết các cọc tiếp với nhau bằng liên kết hàn. Kim thu sét bằng thép tròn ф16, đầu mạ đồng vuốt nhọn, dây dẫn thu sét và tiếp địa bằng thép tròn ф10. Thiết kế, bố trí hệ thống đảm bảo điện trở tiếp đất ≤ 10(.
Hệ thống chống sét được thiết kế đồng bộ dùng hệ thống kim thu sét dọc theo mái và dây dẫn ra hệ thống tiếp địa cho cả công trình.
1.6.7. Giải pháp phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho dự án được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam, tham khảo tiêu chuẩn của một số quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam và cao hơn, tính chất hiện đại, có tính đến khả năng mở rộng cho tương lai, phải đảm bảo độ an toàn về phòng cháy chữa cháy rất cao cho công trình.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải phát hiện nhanh đám cháy khi mới xuất hiện và chưa phát triển thành đám cháy lớn.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải có khả năng chữa cháy cho tất cả các vị trí trong công trình, có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi đám cháy đã phát triển thành đám cháy lớn.
- Thời gian chữa cháy phải đủ lớn, ít nhất là bằng tiêu chuẩn Việt Nam.
- Hệ thống phải có tính chất tự động hoặc bán tự động, sử dụng phải đơn giản, dễ bảo quản, bão dưỡng.
- Bậc chịu lửa của công trình là cao (bậc I).
- Số vòi phun hoạt động đồng thời là 2 vòi, lưu lượng mỗi vòi là 2,5 l/s.
- Dùng bình bọt chữa cháy.
- Vật liệu xây dựng bố trí trong công trình là những vật liệu khó cháy và chống cháy.
- Tất cả các thiết bị điện và thiết bị mạng vi tính đều được chọn theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và không gây cháy.
- Theo tính toán: lượng nước chữa cháy được tính cho 3 giờ đảm bảo chữa cháy cục bộ trong thời gian cho phép.
- Về tổng mặt bằng: Hệ thống giao thông nội bộ được bố trí hoàn chỉnh liên hệ trực tiếp cổng chính, theo mạng đường quy hoạch của thành phố.
- Phía ngoài công trình gần cổng chính còn bố trí một cột nước cứu hỏa thuận tiện cho xe cứu hỏa tiếp nước tại chỗ.
- Bố trí các bình chữa cháy xách tay đặt trong các căn hộ, kết hợp với các trụ nước chữa cháy ngoài nhà.
- Hệ thống báo cháy tự động được đặt tại trung tâm tòa nhà bao gồm:
+ Tự báo cháy trung tâm
+ Bảng tín hiệu các vùng
+ Đầu báo khói, đầu báo nhiệt và nút báo cháy khẩn cấp.
+ Ngoài ra công trình còn được lắp đặt các thiết bị báo cháy bằng âm thanh và thiết bị liên lạc với cơ quan phòng cháy chữa cháy.
1.7. Dự toán tổng mức đầu tư xây dựng
Theo Dự án đầu tư, chi phí xây dựng kiến trúc, hạ tầng và tổng chi phí đầu tư xây dựng "Nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An" được thể hiện ở Bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp tổng mức đầu tư toàn dự án
Đơn vị tính: đồng
TT
Nội dung chi phí
Giá sau thuế
1
Chi phí xây dựng
48.012.800.000
2
Chi phí thiết bị
4.125.000.000
4
Chi phí tư vấn
2.986.450.408
5
Chi phí khác
6.568.060.000
6
Chi phí dự phòng
6.169.231.041
Tổng mức đầu tư
67.861.541.448
Làm tròn
67.862.000.000
(Sáu mươi bảy tỷ, tám trăm sáu mươi hai triệu đồng)
Nguồn: Dự toán đầu tư xây dựng
* Nguồn vốn của dự án:
Dự kiến dự án sẽ được huy động từ các nguồn vốn sau:
- Vốn tự có của doanh nghiệp;
- Vốn vay ngân hàng;
- Vốn huy động khác.
1.8. Tiến độ thực hiện dự án.
Thời gian thực hiện dự án dự kiến 2 năm (2011 - 2013)
Quý II /2011: Công tác chuẩn bị mặt bằng và xây dựng cơ bản.
Quý II /2013: Đưa dự án đi vào hoạt động.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường.
2.1.1. Điều kiện địa hình và địa chất công trình
* Địa hình, địa mạo
Dự án xây dựng Nhà ở chung cư tại Khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An thuộc khối 15 - phường Trường Thi - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An có địa hình khá bằng phẳng.
* Địa chất công trình
Lớp 1: Đất san lấp chủ yếu là đỏ dăm lẫn cỏt sạn sỏi. Bề dày của lớp từ 0,4 – 0,6 m.
Lớp 2: Cát hạt nhỏ màu xám vàng, xám nâu, chặt vừa với chiều dày từ 5,3 m – 5,8 m
Lớp 3: Cát hạt mịn màu xám xanh, xám đen, lẫn vỏ sò, cát bão hòa nớc chặt vừa. Chiều dày của lớp từ 3,3m – 4,5 m.
Lớp 4: Cát hạt mịn màu xám sáng, xám xanh, cát bão hòa nớc trạng thái chặt vừa. Bề dày của lớp từ 5,0 m – 6,8 m
Lớp 5: Sét màu xám nâu, nâu đỏ, xám xanh, xám đen trạng thái dẻo mềm. Lớp có diện tích phân bố rộng khắp khu vực xây dựng với chiều dày từ 4,7 – 5,7 m.
Lớp 6: Sét màu xám vàng, xám trắng, xám ghi. Trạng thái dẻo cứng. Lớp có diện tích phân bố rộng khắp khu vực xây dựng với chiều dày từ 6,0 – 7,0 m.
Lớp 7: Sét màu xám xanh, xám đen, xám tro. Trạng thái dẻo mềm. Lớp có diện tích phân bố rộng khắp khu vực xây dựng với chiều dày từ 6,7 – 7,5 m.
Lớp 8: Sét pha màu xám xanh, xám trắng, xám xi măng trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Lớp có diện tích phân bố rộng khắp khu vực xây dựng với chiều dày từ 2,5m – 3,6 m.
Lớp 9: Cát pha màu xám trắng, xám sáng, xám trắng, trạng thái dẻo. Lớp có diện tích phân bố rộng khắp khu vực xây dựng với chiều dày từ 2,5 m – 4,0 m.
Lớp 10: Cát hạt trung lẫn nhiều sỏi sạn màu xám vàng, vàng đậm, bão hòa nớc, chặt. Lớp có diện tích phân bố rộng khắp khu vực xây dựng với chiều dày từ 2,5 m – 6,2 m.
Lớp 11: Cát hạt thô lẫn sỏi sạn màu xám vàng, xám trắng, bão hòa nước chặt đến rất chặt. Lớp có diện tích phân bố rộng khắp khu vực xây dựng với chiều dày từ 6,8m – 10,0 m.
(Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Vinh)
2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn
* Đặc điểm khí tượng:
Khu vực dự án có chung chế độ khí hậu của thành phố Vinh. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có giông bão, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường có những đợt rét, gió mùa Đông Bắc và mưa phùn.
Nhiệt độ trung bình năm : 240C
Nhiệt độ cao nhất : 42,10C
Nhiệt độ thấp nhất : 40C
Biên độ ngày của nhiệt độ : 6,10C
Độ ẩm trung bình : 85- 90%.
Tốc độ gió trung bình năm : 2- 5m/s;
Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ/năm. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Kalo/ha.năm, lượng mưa trung bình ngày cao nhất trong năm của thành phố Vinh là 124mm/ngày. Có 2 mùa gió rõ rệt: Gió Tây - Nam: Khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9; gió Đông - Bắc: Kèm mưa phùn lạnh, ẩm ướt từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; tốc độ gió trung bình: 1,5m/s 2,5m/s; tốc độ gió cao nhất 34m/s. Bão thường xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, cấp gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 10 và lên tới cấp 12.
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ).
* Đặc điểm thủy văn và địa chất thủy văn:
- Đặc điểm Thủy văn:
Nước mặt: ở đây không có sông suối, chỉ có nước mưa chảy tràn khi mưa.
Nước dưới đất phụ thuộc vào nước mặt, nước nước dưới đất có hai lớp:
+ Lớp trên nằm trong tầng cát, độ sâu từ 0,5- 1,9m, không có áp lực.
+ Lớp thứ hai nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha và thường có độ mặn cao.
- Địa chất thủy văn:
Trong khu vực xây dựng nước mặt chỉ xuất hiện sau những trận mưa và nước ngấm xuống đất cho nên bề mặt luôn khô ráo.
Nước dưới đất trong khu vực tập trung trong các lớp cát, cát lẫn sỏi sạn với trữ lượng khá lớn.
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Việc xác định hiện trạng các thành phần môi trường nền khu vực thực hiện Dự án là hết sức cần thiết đối với công tác đánh giá tác động môi trường. Đó là những dữ liệu quan trọng nhằm tính toán thiết kế các công trình xử lý ô nhiễm đồng thời làm cơ sở đánh giá mức độ tác động tới môi trường của Dự án khi đi vào hoạt động.
Để đánh giá chất lượng môi trường nền khu vực thực hiện Dự án, Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Trung tâm Kiểm định An toàn Thực phẩm - Môi trường, trường Đại học Vinh tiến hành lấy mẫu, phân tích đánh giá. Kết quả như sau:
2.1.3.1. Môi trường không khí
Tại thời điểm lấy mẫu trong khu vực dự án không có hoạt động làm phát sinh khí thải, bụi.
Kết quả đo đạc môi trường không khí khu vực Dự án được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.1: Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án
TT
Thông số
Thiết bị
phân tích
Đơn vị
Kết quả
QCVN 05: 2009/BTNMT
(TB 1 giờ)
K1
K2
1
Nhiệt độ
Testo 615
0C
28,2
27,8
-
2
Độ ẩm
Testo 615
%
74
73,2
-
3
Bụi lơ lửng (TSP)
Destrack
mg/m3
0,021
0,023
0,3
4
NO
GasTec, Hấp thụ, đo quang
mg/m3
0,013
0,011
0,2
5
CO
GasTec, Hấp thụ, đo quang
mg/m3
2,09
2,03
30
6
SO2
GasTec, Hấp thụ, đo quang
mg/m3
0,019
0,017
0,35
7
Tiếng ồn
Cirius
dBA
45,1
46,3
70
(QCVN26:2010/BTNMT)
(Nguồn: Trung tâm KĐATTP-MT, trường Đại học vinh, 3/2011)
Ghi chú: Vị trí các điểm lấy mẫu (Sơ đồ vị trí lấy mẫu: Xem phần phụ lục).
+ K1 - Mẫu không khí lấy tại vị trí phía Tây Nam trong khu vực dự án. Có tọa độ: X:0599939; Y: 2065271.
+ K2 - Mẫu không khí lấy tại vị trí phía Đông Bắc trong khu vực dự án. Có tọa độ: X:0599931; Y: 2065246.
Các mẫu khí được lấy nơi thoáng đãng, không bị che chắn. Tại thời điểm lấy mẫu trời nắng nhẹ, se lạnh.
Nhật xét: Qua kết quả đo đạc cho thấy nồng độ bụi, các loại khí và giá trị chỉ tiêu tiếng ồn đều thấp hơn ngưỡng quy định trong QCVN 05: 2009/BTNMT và QCVN 26: 2010/BTNMT.
2.1.3.2. Môi trường nước dưới đất
Để có cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường nước dưới đất của khu vực khi dự án đi vào hoạt động, Trung tâm KĐATTP-MT, trường Đại học Vinh cũng đã lấy các mẫu nước dưới đất (nước giếng khoan) và phân tích một số thông số đặc trưng sau:
Bảng 2.2: Chất lượng môi trường nước dưới đất khu vực thực hiện Dự án
TT
Thông số
Thiết bị
phân tích
Đơn vị
Kết quả
QCVN 09: 2008/BTNMT
N1
N2
1
pH
pH Metter
-
6,85
6,76
5,5 ( 8,5
2
Độ cứng (CaCO3)
Chuẩn độ
mg /l
189
191
500
3
NO2-
Jenway 3600
mg/l
0,032
0,034
1,0
4
Amoni
Jenway 3600
mg /l
0,037
0,038
0,1
5
SO42-
Jenway 3600
mg /l
48
46
400
6
Cl-
Chuẩn độ
mg /l
57
58
250
7
Fe
UV-Aglient 8453
mg/l
0,37
0,36
5
8
Mn
UV-Aglient 8453
mg /l
0,24
0,23
5
9
Cu
VA Computrace
mg/l
0,021
0,020
1,0
10
Coliform
Máy đếm khuẩn
MPN/100ml
1
1
3
(Nguồn: Trung tâm KĐATTP-MT, trường Đại học vinh, 3/2011)
Ghi chú: Vị trí điểm lấy mẫu: (Sơ đồ vị trí lấy mẫu: Xem phần phụ lục).
+ N1 - Mẫu nước dưới đất lấy tại giếng khoan sâu 6,5m ngoài khu vực dự án, tại nhà bà Tạ Hồng Thu, khối 15 , phường Trường Thi, thành phố Vinh. Có tọa độ: X:0599940; Y: 2065279.
+ N2 - Mẫu nước nước dưới đất lấy tại giếng khoan sâu 6m ngoài khu vực dự án, tại nhà bà Chu Thị Diệu Quỳnh, khối 15, phường Trường Thi, thành phố Vinh. Có tọa độ: X:0599908; Y: 2065225.
Nhận xét: Giá trị của tất cả các chỉ tiêu đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất QCVN 09:2008/BTMT.
Do tại khu vực dự án không có nước mặt nên chúng tôi không tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước mặt.
2.2. Điều kiện KT- XH phường Trường Thi
Năm 2010 là năm có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Trường Thi lần thứ 7; Năm thực hiện chủ đề “Kỷ cương, tăng tốc” trên địa bàn thành phố Vinh. Ngay từ đầu năm UBND phường đã bám sát các chỉ tiêu nhiệm vụ Nghị quyết UBND phường, tổ chức phát động thi đua đến tận khối phố, các đơn vị trực thuộc, phát huy những thuận lợi và khắc phục khó khăn tồn tại, khai thác tốt các nguồn lực, thực hiện hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu kế hoạch được giao. Kết quả đạt được như sau:
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Toàn phường có 170 doanh nghiệp tăng 60,3% so với năm 2009 (tăng 64 doanh nghiệp), 1816 cơ sở SXKD dịch vụ trên các lĩnh vực tăng 5,8% so với năm 2008 (tăng 101 cơ sở);
Số hộ nghèo còn 38 hộ, chiếm tỷ lệ 1,09%; giảm 0,26% so với năm 2009;
2.2.2. Điều kiện xã hội
Về văn hóa: Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 89,3% (kế hoạch đề ra là 92÷ 95%); 17/17 khối đạt dân cư tiên tiến, hiện nay toàn Phường có 35 Ngõ phố được công nhận ngõ phố văn minh;
Về thể dục, thể thao: Tham gia đầy đủ các hội thi tại Thành phố tổ chức. Đại hội TDTT Phường lần thứ 6 với 100% khối phố tham gia. Tham gia Đại hội TDTT Thành phố Vinh kết quả xếp thứ 8 toàn đoàn.
Về giáo dục: Kết thúc năm học 2009÷ 2010 toàn Phường có 14 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, thành; 559 học sinh giỏi trường, 973 em đạt học sinh tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt 98,2%.
Về y tế và dân số: Phường Trường Thi đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, công tác y tế học đường, tổ chức khám và điều trị cho 11.619 lượt người đạt 136% kế hoạch. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của phường 0,95% tăng 0,15% so với Nghị quyết Hội đồng Nhân dân.
* Quốc phòng an ninh:
Tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự toàn xã hội ngày càng được giữ vững và ổn định. Những vấn đề bức xúc cơ bản được giải quyết, đơn thư, khiếu nại tố cáo vượt cấp giảm so với năm trước.
2.3. Các tác động đến kinh tế - xã hội của dự án
a. Tác động tích cực
- Khu nhà ở chung cư được xây dựng sẽ góp phần giải quyết được vấn đề về nhà ở của cán bộ công nhân viên Nhà hát dân ca Nghệ An, người dân trong phường trường thi nói riêng và cả tỉnh Nghệ An nói chung.
- Khu nhà ở chung cư được xây dựng sẽ tô đẹp thêm diện mạo, cảnh quan của phường Trường Thi và cả thành phố Vinh.
- Tăng thêm nguồn thuế hàng năm cho địa phương.
b. Tác động tiêu cực
- Làm tăng dân số cơ học, gây nên những xáo trộn nhất định về mặt xã hội. Bên cạnh những lối sống tốt sẽ xuất hiện những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh tật tự trong khu vực. Do đó, cần có sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa chủ dự án và chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh tật tự và môi trường sống lành mạnh cho các hộ dân, khách du lịch.
Tuy nhiên, so sánh giữa lợi ích và thiệt hại có thể thấy rằng lợi ích mà dự án đem lại là thiết thực và có ý nghĩa. Những tác động tiêu cực trên có thể kiểm soát và khắc phục được.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở cao tầng tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An, khối 15 phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An doTrung tâm bảo tồn phát huy di sản dân ca xứ nghệ và Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Vinh phối hợp thực hiện, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Vinh nên tác động trong việc đền bù giải phóng mặt bằng là không đáng kể. Giai đoạn GPMB và thi công xây dựng; giai đoạn dự án đi vào hoạt động mỗi giai đoạn sẽ có những tác động nhất định đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực.
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.1.1. Giai đoạn GPMB và thi công xây dựng
3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Trong quá trình xây dựng cơ bản việc: bóc lớp bùn đất, thi công đào tầng hầm, vận chuyển nguyên vật liệu thi công, xây dựng Dự án sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tới môi trường. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1 – Nguồn gây tác động và các thành phần gây ô nhiễm
TT
Nguồn gây ô nhiễm
Các loại chất thải phát sinh
Thành phần của các chất gây ô nhiễm
1
- Bóc lớp bùn đất (hữu cơ).
- Hoạt động vận chuyển, bốc nguyên vật liệu thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Hoạt động máy móc thi công: Máy san gạt đất, máy lu,…
Khí thải, bụi
- Tạo ra các loại khí thải: SOx, COx, NOx, VOC, CnHm,…
- Bụi
2
Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân xây dựng hạ tầng Dự án.
Nước thải
- Nước thải chứa chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lững, VSV gây bệnh…
3
Nước mưa chảy tràn.
- Chứa nhiều cặn lơ lững (đất, cát…)
4
Nước rửa xe, máy móc, dụng cụ xây dựng.
- Chứa đất, cát, dầu mỡ…
5
Phát sinh từ quá trình xây dựng.
Chất thải rắn
- Đất, bùn thải, rơi vãi vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi, xi măng…), dẻ lau dính dầu mỡ,…
Gạch, đá, sành sứ, đất, ván gỗ,…
6
Sinh hoạt của cán bộ và công nhân xây dựng
- Thực phẩm thừa, giấy loại, túi bóng,…
3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Trong quá trình xây dựng cơ bản, thi công xây dựng Dự án ngoài các tác động có liên quan đến chất thải nêu trên còn có các tác động không mong muốn sau:
- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của phương tiện tham gia giao thông và máy móc thi công công trình;
- Độ rung lớn do hoạt động thi công xây dựng các công trình;
- Tác động đến đời sống kinh tế xã hội người dân xung quanh khu vực dự án do sự tăng dân số cơ học;
- Tăng nguy cơ về tai nạn giao thông do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công công trình;
Tăng nguy cơ về tai nạn lao động do sự bất cẩn của công nhân trong quá trình thi công xây dưng công trình.
3.1.1.3. Đối tượng và quy mô bị tác động
Bảng 3.2 – Đối tượng và quy mô bị tác động giai đoạn xây dựng cơ bản
TT
Đối tượng bị tác động
Quy mô bị tác động
I. Tác động đến môi trường tự nhiên
1
Môi trường không khí
- Bán kính ảnh hưởng khoảng 500m từ tâm khu đất Dự án.
- Tác động tạm thời, gián đoạn, thời gian tác động khoảng 2 năm.
2
Tiếng ồn
- Bán kính ảnh hưởng khoảng 50- 100m từ tâm khu đất dự án
- Tác động tạm thời, gián đoạn, thời gian tác động khoảng 2 năm.
3
Độ rung
- Ảnh hưởng tới hạ tầng kỹ thuật và hoạt động sinh hoạt của các hộ dân xung quanh dự án.
- Tác động tạm thời, gián đoạn, thời gian tác động khoảng 2 năm.
4
Môi trường nước
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước dưới đất quanh khu vực dự án nhất là những ngày mưa to, gây ngập úng.
- Tác động tạm thời, gián đoạn, thời gian tác động khoảng 2 năm.
5
Môi trường đất
- Ảnh hưởng tới tính chất, kết cấu của đất do hoạt động xây dựng và sinh hoạt của công nhân.
6
Cảnh quan
- Ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực do chất thải sinh ra trong quá trình xây dựng cơ bản
- Tác động tạm thời, gián đoạn, thời gian tác động khoảng 2 năm.
II. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
7
Công nhân làm việc tại công trường
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của 100 công nhân tham gia thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại công trường.
- Tác động tạm thời, gián đoạn, thời gian tác động khoảng 2 năm.
8
Người dân sống xung quanh khu vực dự án và người dân tham gia giao thông qua khu vực thực hiện dự án
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tham gia giao thông và sinh sống quanh các tuyến đường vận chuyển đất cát san nền và nguyên vật liệu xây dựng.
- Tác động tạm thời, gián đoạn, thời gian tác động khoảng 2 năm.
3.1.1.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường
3.1.1.4.1 Tác động đến môi trường không khí.
a. Ô nhiễm do bụi
Tác nhân ô nhiễm chính trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng là bụi. Bụi phát sinh từ hoạt động bóc lớp bùn đất, thi công đào tầng hầm, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng dự án… sẽ gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại khu vực Dự án, các công trình, hộ dân xung quanh và dọc tuyến đường vận chuyển.
Khi vận chuyển do rung động và gió, bụi từ đất cát ở trên xe và đất cát trên đường sẽ cuốn theo gió làm phát sinh bụi. Tùy theo điều kiện chất lượng đường, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu mà bụi phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày trời nắng, phạm vi phát tán có thể lên đến 200m nếu gặp những ngày có gió lớn.
Khối lượng bụi được tính toán cụ thể như sau:
Theo Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An, Diện tích của khu đất xây dựng là 1.467,49m2 thì khối lượng đất cần được vận chuyển đi đổ thải là: Q = 1.467,49 m2 x 0,3m = 440,247 m3 tương đương với 440,247 x 1,3 = 572,321 tấn = M1 (khối lượng riêng của đất là 1,3 tấn/m3).
Khối lượng đất thải do đào tầng hầm (diện tích xây dựng tầng hầm 618m2, chiều sâu tầng hầm 2,1m) là: M2 = 747,5 m2 x 2,1m = 1.569,75 m3 = 1.569,75 x 1,3 = 2.040,675 tấn (1,3 tấn/m3 tỷ trọng của đất đào).
Tổng khối lượng đất cần vận chuyển đi do bóc lớp hữu cơ và đào tầng hầm là:
M= M1 + M2 = 572,321 + 2.040,675 = 2.613 (tấn)
Lượng đất này là tương đối lớn, dự kiến này sẽ được vận chuyển đổ thải tại bãi thải xây dựng của thành phố tại phường Vinh Tân, cự ly vận chuyển đổ bùn đất ước tính là 5km.
Số lượt xe cần vận chuyển đất đi đổ thải (do Dự án nằm trong Thành phố nên lựa chọn xe có trọng tải 8 tấn):
N1 = 2.613/8 = 327 lượt xe
Quy ước, cứ 2 xe không tải bằng 1 xe có tải. Vậy tổng số lượt xe sử dụng để vận chuyển đất đá đi đổ thải do bóc lớp hữu cơ và đào tầng hầm là: 327 + 327/2 = 491 lượt xe
Tải lượng bụi (L = 0,35kg/km/lượt xe) được tính toán dựa theo công thức (*) như sau:
(Nguồn: Kỹ thuật xử lý ô nhiễm khí và bụi, Viện KH&CNMT- ĐHBKHN)
Trong đó: L: Tải lượng bụi (kg/km/lượt xe);
K: Kích thước hạt (0,2);
s : Lượng đất trên đường (8,9%);
S : Tốc độ trung bình của xe (20 km/h);
W: Trọng lượng có tải của xe (8 tấn);
w: Số bánh xe (6 bánh).
Mức độ khuyếch tán bụi từ hoạt động san lấp mặt bằng, căn cứ trên tải lượng các chất ô nhiễm (E):
E = k 0,0016 (U/2,2)1,4/(M/2)1,3, kg/tấn.
(Nguồn: Kỹ thuật xử lý ô nhiễm khí và bụi, Viện KH&CNMT- ĐHBKHN)
Trong đó:
E : Hệ số ô nhiễm, kg bụi/tấn đất;
k : Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35;
U: Tốc độ gió trung bình 2,9 m/s;
M: Độ ẩm trung bình của vật liệu, khoảng 20%.
Vậy: E = 0,35= 0,01645 kg bụi/tấn đất.
+ Tính toán khối lượng bụi phát sinh từ việc đào và đắp đất của dự án theo công thức sau:
W = E x Q x d x l
Trong đó:
W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg);
E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất);
Q: Lượng đất đào đắp (m3);
d: Tỷ trọng đất đào đắp (d = 1,3 tấn/m3).
l: Chiều dài quãng đường vận chuyển (l = 5km)
Vậy tổng lượng bụi phát sinh trong suốt quá trình san lấp là:
W = 0,01645 x (440,247+ 1.569,75) x 1,3 * 5 = 215(kg).
Lượng bụi phát sinh trong một ngày:
W1ngày =W/(t*n) = 215/(3x26) = 2,76 (kg/ngày)
Với:
t: thời gian đào, đắp: t = 3 tháng;
n: số ngày làm việc trong 1 tháng: n = 26 ngày;
Qua số liệu tính toán cho thấy, lượng bụi phát sinh trong quá trình đào đắp và vận chuyển đổ thải là vừa phải. Mặt khác, lượng bụi này sẽ giảm hơn nữa vì chất lượng đường giao thông quanh khu vực vận chuyển khá tốt và đơn vị thi công, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như che bạt, tưới ẩm đường, vệ sinh mặt bằng,…
b. Ô nhiễm bụi từ vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng:
Bụi sinh ra do gió cuốn đất, cát từ do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng gây ô nhiễm không khí trong và xung quanh khu vực Dự án. Ảnh hưởng của hoạt động này là rất lớn. Đặc biệt là khi khu vực có tốc độ gió lớn và thời tiết nắng nóng.
Theo hồ sơ dự toán, thiết kế cơ sở (Công ty CP phát triển đô thị Vinh, tháng 02/2011), khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho công trình ước tính như bảng sau:
Bảng 3.3 - Dự toán khối lượng nguyên vật liệu
TT
Thành phần hao phí
Đơn vị
Khối lượng
Trọng lượng riêng (Tấn/m3)
Trọng lượng (Tấn)
1
Đá 1x 2
m3
9.320
1.600
14.912
2
Đá 2 x 4
m3
860
1.550
1.333
3
Đá 4 x 6
m3
8.215
1.550
12.733,25
4
Đá hộc
m3
150,8
1.500
225,000
5
Gạch chỉ các loại
Viên
962.324
0.0023
2,213,3452
6
Cát vàng
m3
9.570
1.450
13,876,5
7
Cát mịn
m3
6.324
1.380
8.727,12
8
Gỗ nẹp, gỗ giằng chống
m3
980,5
1.000
980,5
9
Gỗ ván khuôn
Kg
1.035,8
0.770
797,566
10
Thép các loại
Kg
90.650,8
0.001
90,6508
11
Xi măng
Kg
921.425,5
0.001
921,.4255
12
Xi măng trắng
Kg
30.652,9
0.001
30,6529
13
Gạch Ceramic
m2
25.689,6
0.003
77,0688
14
Sơn các loại
Kg
24.684,2
0.001
24,6842
15
Tôn làm sóng
m2
3.985,6
0.008
31,8848
Tổng
56.974,6482
(Nguồn: Hồ sơ dự toán - Công ty CP Phát triển đô thị Vinh)
Sử dụng xe ô tô có trọng tải 8 tấn, như vậy số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng dự án là 10.683 lượt xe (tính cả đi lẫn về).
Tùy theo chất lượng đường sá, phương thức vận chuyển đất cát, bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió.
Tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển (Theo WHO, 1993) như sau:
Trong đó: L : Tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm);
K : Kích thước hạt (0,2);
s : Lượng đất trên đường (8,9%);
S : Tốc độ trung bình của xe (20 km/h);
W : Trọng lượng có tải của xe (8 tấn);
w : Số bánh xe (6 bánh);
P : Số ngày hoạt động trong năm, P = 288 ngày.
Từ công thức (*) thay số tính toán ta được L = 0,00058 kg/km/lượt xe/năm. Vậy, tải lượng ô nhiễm bụi do vận chuyển trong suốt quá trình xây dựng là 0,00058 kg/km/lượt xe/năm x 10.683 lượt xe x 5km = 30,89 kg bụi /năm = 0.107 kg bụi/ngày.
(Vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình xây dựng được lấy từ các nơi khác nhau, ước tính trung bình quãng đường cần vận chuyển là 5 km).
Qua kết quả tính toán trên cho thấy lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng là vừa phải, song vẫn có tác động đáng kể đến môi trường và người dân xung quanh khu vực dự án. Tuy nhiên, tác động này chỉ diễn ra chủ yếu trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng. Do đó, các tác động chỉ mang tính chất tạm thời, không tác động lâu dài và sẽ giảm tối đa khi kết thúc thời gian thi công xây dựng Dự án. Mặt khác, đơn vị thi công, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được trình bày tại chương 4 của báo cáo.
b. Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông
Theo các kết quả tính toán ở trên, trong 24 tháng xây dựng hạ tầng kỹ thuật Dự án sẽ có khoảng 11.174 lượt xe bao gồm tham gia vận chuyển bùn thải (bóc lớp hữu cơ), và nguyên vật liệu xây dựng phục vụ thi công công trình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khu nhà ở chung cư tại khu tập thể Nhà hát Dân ca Nghệ An (83trang).doc