MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ . 6
1.1. Tổng quan chung về môi trường kinh doanh 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh 7
1.1.2.1. Yếu tố kinh tế 7
1.1.2.2. Yếu tố thể chế . 8
1.1.2.3. Yếu tố văn hóa – xã hội 9
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh 9
1.1.4. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh . 10
1.1.4.1. Sự phát triển kinh tế thị trường trong nước . 10
1.1.4.2. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế . 11
1.1.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ 12
1.2. Tổng quan chung về môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện
từ . 12
1.2.1.Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử . 12
1.2.1.1. Khái niệm . 12
1.2.1.2. Đặc điểm 13
1.2.2. Tổng quan về môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện tử . 15
1.2.2.1. Khái niệm . 15
1.2.2.2. Vai trò của môi trường kinh doanh với ngành công nghiệp điện tử 16
1.3. Kinh nghiệm một số nước nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh
cho ngành công nghiệp điện tử và bài học cho Việt Nam 17
1.3.1. Thái lan . 17
1.3.1.1. Khái quát ngành công nghiệp điện tử Thái Lan 18
1.3.1.2. Những chính sách nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh mà Thái
Lan đang sử dụng 19
1.3.2. Trung Quốc 20
1.3.2.1. Khái quát ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc . 20
1.3.2.2. Những chính sách nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh mà Trung
Quốc đang sử dụng . 21
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 22
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM . 24
2.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 24
2.1.1.1. Khái quát quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử thế giới 24
2.1.1.2. Khái quát quá trình phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam . 25
2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 28
2.1.2.1. Hoạt động sản xuất và lắp ráp 28
2.1.2.2. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu . 31
2.2. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp
điện tử ở Việt Nam 34
2.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam theo tiêu
chuẩn xếp hạng của World Bank 34
2.2.1.1. Thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam . 35
2.2.1.2. Đánh giá những cải thiện về môi trường kinh doanh Việt Nam 41
2.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện
tử qua mô hình cạnh tranh 5 nguồn lực của Michael Porter . 43
2.2.2.1. Những vấn đề về nguồn cung của ngành CNĐT 43
2.2.2.2. Những vấn đề về nguồn tiêu thụ của ngành CNĐT . 46
2.2.2.3. Nguy cơ từ những công ty sắp gia nhập 47
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế 48
2.2.2.5.Cạnh tranh nội bộ ngành 49
2.3. Đánh giá môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam . 51
2.3.1. Những thành tựu đạt được 51
2.3.2. Những khó khăn còn hạn chế . 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 55
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển . 55
3.1.1. Quan điểm phát triển . 55
3.1.2. Mục tiêu phát triển . 56
3.1.3. Định hướng phát triển . 56
3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường kinh
doanh của ngành công nghiệp điện tử . 58
3.2.1. Đối với Chính phủ 58
3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 58
3.2.1.2. Hoàn thiện các chính sách thuế . 59
3.2.1.3. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng 60
3.2.1.4. Thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả . 60
3.2.1.5. Giải pháp nâng cao trình độ khoa học công nghệ . 62
3.2.1.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 62
3.2.1.7. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ . 63
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện tử 65
3.2.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển 65
3.2.2.2. Xác định thị trường mục tiêu . 66
3.2.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực . 67
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 70
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào năm 2009, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử của Việt Nam
đang đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu
mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo cam kết WTO) và cam kết mở cửa
thị trường bán lẻ, phân phối. Theo đó, sẽ bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế nhập
khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng cam kết chung quy định, giảm mức thuế nhập khẩu bình quân của sản phẩm
công nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5-7 năm; cắt giảm ngay đối với các
mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm nhiều loại máy
móc, thiết bị điện, điện tử. Những yếu tố trên sẽ tác động tích cực, thúc đẩy doanh
nghiệp trong nước huy động mọi nguồn lực, thay đổi công nghệ và tăng sức cạnh
tranh.
Vào ngày 7/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QD
– TTg ban hành Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam nhằm mục tiêu trở
thành nước công nghiệp vào năm 2020. Một trong những ngành sản xuất công
nghiệp sẽ chiếm vị trí then chốt đó là công nghiệp điện tử. Tuy nhiên đến thời điểm
năm 2010, những đóng góp của ngành công nghiệp điện tử vẫn còn rất nhiều hạn
chế, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Theo một thống kê từ Bộ Công
Thương trong tổng số doanh thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang
lại, xuất khẩu đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về
các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài1 . Còn các sản phẩm điện tử của
Việt Nam dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng lại rất thấp và chỉ
đứng ở giai đoạn đầu (gia công, lắp ráp sản phẩm) trong chuỗi giá trị sản xuất toàn
cầu.
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3307 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam
7. LATS kinh tế của Hoàng Thị Hoan (2005) – Nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
8. LATS khoa học kinh tế của Ngô Kim Thanh (2005) – Biện pháp chủ yếu
nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp
nhà nước sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam.
9. Nguyễn Đình Tài (2003), những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp dân doanh và một số giải pháp, trình bày tại Hội
thảo “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và
giải pháp” – CIEM năm 2003
10. Nguyễn Đình Cung (2008), Thực hiện luật đầu tư và luật doanh nghiệp từ
góc độ cải cách thể chế”, Tạp chí quản lý kinh tế, số 18 (3+4/2008),
71
71
11. MPI (2008), Báo Cáo Thường Niên Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam
2008
12. Porter, Michael (2008), Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam, Hồ Chí
Minh - Việt Nam 1.12.2008
13. VCCI (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp
nhỏ, NXB chính trị quốc gia 6-2008
Tài liệu tiếng Anh
1. Business Monitor International, Vietnam Consumer Electronics and
Electronics Industry Market Q1/2010
2. Hisami Mitarai (2005) – Issues in the ASEAN Electronic and Electronics
Industry and Implications for VietNam
3. Sector Overview - The Electronic Industry In Thailand - Royal Danish
Embassy, Bangkok - 23/06/2006
4. Robin Wood (2000): Managing Complexity: How Businesses Can Adapt and
Prosper in the Connected Economy, Economist Books
5. Jauch, L. R and W.F. Glueck (1988), Strategic Management and Business
Policy, 3rd ed., NY: McGraw-Hill
6. D. W. A. Dummer, Electronics Inventions and Discoveries (1983);
7. Andersen, T.B. and Rand, J. (2006). Does e-Government Reduce Corruption,
University of Copenhagen, Department of Economics Working Paper,
Mimeo.
8. Rand, J. and Finn Tarp (2007), Characteristics of the Vietnamese Business
Environment: Evidence from a SME Survey in 2005, A Study Prepared
under Component 5 – Business Sector Research of the Danida Funded
Business Sector Programme Supporat (BSPS)
9. Tenev, Stoyan, Amanda Carlier, , Omar Chaudry, and Nguyen Quynh Trang
(2003), Informality and the Playing Field in Vietnam‟s Business Sector,
World Bank and IFC,Washington, D.C.
Một số trang web tham khảo
72
72
1.
2.
3.
4.
5.
den.aspx
6.
7.
8.
con--tren-giay/20093/129868.laodong
9.
84/Default.aspx
10.
d=&parent=83&sid=96&iid=1810
11.
12.
13.
14.
15.
73
73
THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ
___________
Số: 75/2007/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020
______
THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
A. QUAN ĐIỂM
1. Phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan
trọng của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp
điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất
linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu
tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia.
3. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới là:
chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm
sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin
học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa.
4. Yếu tố quan trọng trong phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam là phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.
B. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
74
74
Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, có khả năng
cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
2. Mục tiêu đến năm 2010
Doanh số sản xuất đạt từ 4 đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 đến 5 tỷ
USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20% đến
30%/năm.
3. Tầm nhìn đến năm 2020
a) Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất khẩu.
b) Tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật
viên có trình độ quốc tế.
c) Năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường,
không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.
d) Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong
nước và xuất khẩu.
đ) Các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng.
II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm
a) Nhóm sản phẩm định hướng phát triển bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại
vi; thông tin - viễn thông; điện tử y tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động
hóa; sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ.
b) Tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập
trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ
cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.
c) Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi
thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như:
chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục
vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.
2. Định hướng thị trường
Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng
được thị trường trong nước, tiếp cận thị trường khu vực và thế giới theo định hướng
xuất khẩu. Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao
và có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
3. Định hướng nguồn nhân lực
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp điện tử. Tập trung đào tạo
nguồn nhân lực theo hướng:
75
75
a) Các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu
cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực
và thế giới;
b) Các kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến,
ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công nghệ mới;
c) Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng
sản phẩm;
d) Các nhà quản lý cấp trung gian giỏi, quản lý có hiệu quả các quá trình sản xuất.
4. Định hướng nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm và công nghệ
Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm điện tử dân dụng, chuyên dùng, phụ tùng linh
kiện đơn giản, có mức độ phức tạp vừa phải, mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của
thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm
công nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ
thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
Phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp để
tận dụng năng lực, trang thiết bị và kết quả nghiên cứu. Khuyến khích đưa kết quả
nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh và hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới.
Tập trung đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ các
công ty nước ngoài sáng tạo ra công nghệ nguồn, không qua trung gian với mục tiêu
lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu.
5. Định hướng phát triển công nghiệp điện tử theo vùng
Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp điện tử ở các khu công nghiệp và khu chế
xuất tại các vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội các
vùng này đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Chính phủ.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
a) Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp ngành công nghiệp điện tử.
b) Hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng tạo điều kiện và tính đến lợi ích cho
cả các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành
mạnh, bình đẳng.
c) Thực hiện đúng cam kết trong các thoả thuận quốc tế (AFTA/CEPT, WTO…).
d) Đẩy mạnh cải cách thủ tụchành chính; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
ngành công nghiệp điện tử; minh bạch hoá cơ chế chính sách; tiếp tục hoàn thiện cơ
sở pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư.
76
76
đ) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: cung cấp nguồn điện ổn định và đảm bảo mạng
thông tin, mạng lưới giao thông thuận tiện; xây dựng các khu công nghệ thông tin
tập trung.
2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư
a) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp
điện tử; đặc biệt là thu hút nguồn vốnđầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập
đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam.
b) Huy động tối đacác nguồn vốn trong nước đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử.
c) Ưu tiên đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo
nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại công nghiệp điện tử. Ưu
tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công
nghiệp điện tử.
3. Nhóm giải pháp về sản phẩm trọng điểm
Trong từng thời kỳ, Chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đồng bộ với các cơ chế khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu
vào sản xuất kinh doanh, quy định về tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển tối thiểu
cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới. Doanh
nghiệp đủ điều kiện tham gia phát triển sản phẩm trọng điểm được hưởng các hỗ trợ
ưu đãi đầu tư thông qua việc xem xét ưu đãi hỗ trợ đầu tư từ vốn ngân sách nhà
nước cho công đoạn nghiên cứu - phát triển, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các
chương trình xúc tiến thương mại, các hỗ trợ đầu tư sản xuất tại khu công nghệ
thông tin tập trung. Kinh phí hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm trọng điểm nêu trên
được trích từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho chương trình phát triển sản phẩm
công nghệ thông tin trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Nhóm giải pháp về thị trường
a) Thị trường trong nước:
- Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện: các doanh
nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt
được giá trị gia tăng cao.
- Đối với nhóm sản phẩm điện tử dân dụng: áp dụng các biện pháp để nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường
trong nước.
b) Thị trường xuất khẩu: tạo ra sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, có
chất lượng và giá cả cạnh tranh. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến
thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia, tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài để có thông tin,
77
77
thị trường, đối tác. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm
thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá
sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
5. Nhóm giải pháp về công nghệ
a) Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ vào các lĩnh
vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ cao.
b) Đầu tư có trọng điểm cho các công nghệ chiến lược, sản phẩm trọng điểm trên cơ
sở tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ; cung cấp tín dụng và bảo
lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới.
c) Xây dựng cơ chế thích hợp để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học.
Xây dựng hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản phẩm điện tử theo tiêu chuẩn
quốc tế. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xây
dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hướng dẫn đăng ký sở hữu công nghiệp và đăng
ký nhãn hàng.
6. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
a) Cải tiến mạnh mẽ phương pháp đào tạo và chương trình giảng dạy tại các khoa
điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật.
Đẩy mạnh đào tạođội ngũ các nhà quản lý,đội ngũ kỹ thuật viên và thợ lành nghề.
Tiếp thu có chọn lọc chương trình, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công
nghiệp điện tử từ nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các tổ chức và cơ sở đào tạo có
uy tín của thế giới và khu vực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
b) Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp -viện,
trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo
yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó cơ sở đào tạo đặt dưới sự quản lý của doanh
nghiệp hoặc khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập
trung.
c) Giải quyết thoả đáng mối liên quan giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ; giữa đào
tạo và đào tạo lại. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện
tử tự tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.
7. Nhóm giải pháp về công nghiệp phụ trợ
a) Nâng cao năng lực các ngành gia công thiết yếu như: đột dập chi tiết kim loại,
đúc, mạ, chế tạo khuôn mẫu trong khuôn khổ chương trình phát triển công nghiệp
phụ trợ quốc gia.
b) Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành cơ khí, nhựa, đúc
thành các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho công nghiệp phụ trợ với mức độ
chuyên môn hoá cao.
78
78
IV. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
1. Dự án Xây dựng khu tổ hợp công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông do
Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp trong
lĩnh vực công nghiệp điện tử thực hiện.
2. Dự án Tái cơ cấu sản xuất sản phẩm điện tử do Hiệp hội các doanh nghiệp điện
tử Việt Nam chủ trì thực hiện.
3. Dự án Xây dựng Trung tâm thông tin về công nghiệp điện tử do Bộ Bưu chính,
Viễn thông chủ trì thực hiện.
4. Dự án Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử do Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện.
Điều 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương
1. Bộ Bưu chính, Viễn thông:
a) Chủ trì công bố và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp điện tử;
xây dựng, ban hành danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; quản
lý hiệu quả phần nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào các dự án phát triển sản
phẩm trọng điểm;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các chính sách tạo điều kiện thu hút đầu tư
vào phát triển công nghiệp điện tử; xây dựng, ban hành các quy chuẩn chất lượng,
kỹ thuật cho các sản phẩm công nghiệp điện tử. Kết hợp với các địa phương, đặc
biệt những vùng kinh tế được Kế hoạch phát triển theo vùng, miền tạo nên cơ chế,
chính sách định hướng cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất tập trung, thực hiện
theo đúng định hướng phát triển của Kế hoạch tổng thể;
c) Là đầu mối kết nối thị trường cho các doanh nghiệp trong nước, cung cấp thông
tin về xu hướng công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phân tích, dự báo và đưa ra những
số liệu thống kê tổng hợp theo quốc gia, vùng, ngành giúp các doanh nghiệp chủ
động trong việc sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường, nghiên cứu phát triển
công nghệ.
2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các
chương trình, chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ tương xứng với sự phát
triển của công nghiệp điện tử.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Bưu chính,
Viễn thông xây dựng các chính sách xúc tiến đầu tư, tăng cường khả năng thu hút
đầu tư vào phát triển công nghiệp điện tử; cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển tập
trung của Nhà nước cho các chương trình phát triển công nghiệp điện tử theo từng
thời kỳ.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất,
sửa đổi, bổ sung ban hành các chính sách thuế, nguồn vốn tạo điều kiện thuận lợi
79
79
cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư sản xuất; nghiên cứu ban hành các
chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển công nghiệp điện tử phù hợp với yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Bộ Thương mạichủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông và các Bộ, ngành
liên quan tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, chương trình, dự án nhằm đẩy
mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho ngành
công nghiệp điện tử. Ưu tiên công nghiệp điện tử trong Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, ban hành các chính sách khuyến
khích hoạt động nghiên cứu phát triển, nhập khẩu công nghệ, thương mại hoá kết
quả khoa học và công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, đổi mới công
nghệ; phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật, chất
lượng, các quy định về chuyển giao công nghệ đặc thù trong lĩnh vực công nghiệp
điện tử.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạochủ trì xây dựng chính sách đào tạo, nội dung đào tạo;
phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
bao gồm: chuyên gia, kỹ sư, lao động tay nghề sẵn sàng cho Kế hoạch phát triển
công nghiệp điện tử.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộichủ trì xây dựng các chính sách về đào tạo
lao động tay nghề, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao
động đối với người lao động; quan hệ giữa người lao động và sử dụng lao động
trong ngành công nghiệp điện tử.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt
động xúc tiến đầu tư, sử dụng tiềm lực tái đầu tư vào xây dựng, cải tạo cơ sở hạ
tầng, cải cách thủ tục hành chính, liên kết vùng miền, phát huy lợi thế về địa lý,
kinh tế, nhân lực để thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung tại địa phương.
10. Các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp
Các Hiệp hội là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà
nước. Các Hiệp hội ngành hàng phải thực sự nhanh chóng phản hồi những ý kiến
của doanh nghiệp, những vướng mắc về các thủ tục hành chính, yêu cầu cơ quan
quản lý nhà nước tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp cùng tháo gỡ những trở ngại;
mặt khác phải giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin từ cơ quan quản lý
nhà nước về các chỉ tiêu thống kê, thông tin về thị trường, sản phẩm.
Các doanh nghiệp tích cực tham gia vào chương trình đổi mới cơ cấu doanh nghiệp,
cải tiến phương thức làm việc phù hợp với tính chuyên nghiệp của các tập đoàn
kinh tế quốc tế, các công ty đa quốc gia. Chú trọng hình thức tái đầu tư cho hoạt
80
80
động nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm mới, phát triển sản phẩm công
nghiệp trọng điểm. Khi tham gia vào các chương trình này, doanh nghiệp được
hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước
- UBTƯ Mặt trận Tổ quốc VN;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ
tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b). A.
THỦ TƢỚNG
Nguyễn Tấn Dũng đã ký
81
81
THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ
__________
Số: 160/2008/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Chiến lược tổng thể và
chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp
các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến năm 2020
__________
THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công
nghiệp trong nước phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến
năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Các biện pháp bảo hộ sản xuất phải hợp lý, có điều kiện và có lộ trình cắt
giảm phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) và các cam kết khác của Việt Nam.
2. Các biện pháp bảo hộ của Nhà nước phải hướng tới thúc đẩy và tạo lập lợi
thế cạnh tranh cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn nói riêng
và cho ngành công nghiệp Việt Nam nói chung trên thị trường trong nước và quốc
tế.
3. Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện thống nhất bình đẳng đối với mọi
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
4. Gắn bảo hộ sản xuất trong nước với việc tiếp tục điều chỉnh chức năng quản lý
của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
II. MỤC TIÊU
1. Tạo điều kiện trợ giúp các nhà sản xuất trong nước từng bước nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và từng bước mở rộng thị trường ngoài
nước.
82
82
2. Tạo điều kiện huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào việc khai
thác tiềm năng và lợi thế nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
3. Góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế trên cơ sở tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống người lao động, đáp ứng
nhu cầu hàng hoá của nền kinh tế.
4. Bảo hộ sản xuất trong nước không chỉ hướng tới những mục tiêu kinh tế và
bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất, mà còn hướng tới những mục tiêu xã hội và bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường nội địa.
III. CHIẾN LƢỢC BẢO HỘ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRONG
NƢỚC PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ, QUY ĐỊNH CỦA WTO
Trên cơ sở các cam kết quốc tế và quy định của WTO, tận dụng các biện pháp
thuế và phi thuế nhằm trợ giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong nước thuộc mọi
thành phần kinh tế, mà trước mắt là tập trung cho các ngành công nghiệp ưu tiên,
ngành công nghiệp mũi nhọn, nhằm tạo lập và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường nội địa và từng bước mở rộng thị trường ngoài nước. Bảo hộ phải hướng đến
từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của
ngành và sản phẩm công nghiệp. Ngược lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ
góp phần bảo hộ sản xuất công nghiệp.
IV. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRONG
NƢỚC PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ, QUY ĐỊNH CỦA WTO
1. Nhóm chính sách liên quan đến các biện pháp thuế và phi thuế
a) Chính sách liên quan đến thuế
Tiếp tục bảo hộ thông qua các chính sách thuế phù hợp với các quy định của
WTO và cam kết quốc tế của Việt Nam. Áp dụng linh hoạt các phương pháp tính
thuế, sử dụng có hiệu quả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nhằm bảo vệ
sản xuất trong nước.
b) Chính sách liên quan đến các biện pháp phi thuế
- Thực hiện các chính sách hiện hành về đầu tư; bảo vệ thương mại tạm thời;
tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp; hàng rào kỹ thuật, an
toàn vệ sinh dịch tễ…;
- Cải cách chính sách và các quy định liên quan đến thủ tục hải quan. Tiếp tục
quản lý chặt chẽ dịch vụ phân phối các mặt hàng có tác động quan trọng đến kinh tế
- xã hội (như xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo,
đường và kim loại quý, phân bón, xi măng…);
- Áp dụng các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn các
hoạt động gian lận thương mại, vi phạm bản quyền trên cơ sở các quy định của
83
83
WTO và cam kết quốc tế của Việt Nam.
2. Nhóm chính sách liên quan đến nâng cao khả năng cạnh tranh
a) Chính sách về đầu tư
- Ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là tại các địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, vùng nông thôn, miền núi, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh góp phần thu hẹp khoảng
cách giữa các vùng.
- Kết hợp đồng thời giữa đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường,
công nghệ tiêu tốn ít tài nguyên vật chất, tạo nên sản phẩm có chất lượng và giá cả
cạnh tranh.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiếp tục phát huy mọi nguồn lực trong nước, thu
hút nguồn lực bên ngoài, kết hợp có hiệu quả với các nguồn lực bên trong để thực
hiện đầu tư.
b) Chính sách về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển các ngành, các sản phẩm sản xuất dựa trên lợi thế cạnh
tranh động của nền kinh tế; đồng thời bảo đảm sản xuất, đáp ứng nhu cầu những sản
phẩm thiết yếu nhằm góp phần giữ ổn định kinh tế - xã hội và tăng trưởng xuất
khẩu.
- Thực hiện các chính sách bảo hộ trên cơ sở phân loại hệ thống các mặt hàng
công nghiệp thành các nhóm hàng theo những tiêu chí nhất định và xác định rõ các
nhóm hàng hoá được bảo hộ để lựa chọn.
- Phát triển sản xuất kinh doanh những sản phẩm có lợi thế, hoàn thiện dịch vụ
công nghiệp, thực hiện mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh là biện pháp bảo vệ
hữu hiệu nhất đối với sản xuất trong nước.
c) Chính sách về thị trường
- Từng bước giảm dần tiến đến xoá bỏ sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả
hàng hoá (trừ một số mặt hàng chiến lược, thiết yếu) trên cơ sở tôn trọng các quy luật
thị trường của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phù hợp
với các cam kết quốc tế, quy định của WTO.
- Phát triển đồng bộ hệ thống thị trường (như thị trường hàng hoá và dịch vụ,
thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động và thị trường khoa
học - công nghệ) và quản lý có hiệu quả sự vận hành của các loại thị trường.
d) Chính sách về huy động vốn
- Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần và đa dạng hoá các loại hình tổ chức kinh doanh nhằm huy động tốt nhất các
84
84
nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế nói chung và công
nghiệp nói riêng.
- Phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị
trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. Mở rộng và nâng cao chất
lượng hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Huy động mọi nguồn
vốn cho đầu tư phát triển. Hiện đại hoá và đa dạng hoá các hoạt động của thị trường
tiền tệ. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
đ) Chính sách về khoa học - công nghệ
- Nâng cao năng lực của các cơ quan khoa học và công nghệ về mọi mặt nhằm
từng bước nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm, dịch vụ
công nghiệp trọng điểm; đồng thời tạo mối liên kết hữu cơ giữa cơ quan nghiên cứu
với các doanh nghiệp nhằm chuyển giao các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sản
xuất kinh doanh.
- Đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ
tạo cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học - công
nghệ vào đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ
quản lý tiên tiến trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
công nghiệp.
- Coi trọng việc nghiên cứu và phát triển công nghệ nội sinh; đồng thời kết
hợp với ưu tiên ứng dụng các công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến trong khu vực
và trên thế giới trong các lĩnh vực hoạt động của ngành công nghiệp. Tăng cường
nhận thức của doanh nghiệp và cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác tiêu
chuẩn hoá và sở hữu trí tuệ.
e) Chính sách về môi trường
- Ưu tiên công tác xây dựng các tiêu chuẩn tiên tiến về môi trường trong sản
xuất và tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi
trường công nghiệp hài hòa với tiêu chuẩn của các nước công nghiệp phát triển;
đồng thời tăng cường đầu tư các phương tiện, trang thiết bị để thực hiện việc kiểm
soát thực hiện.
- Xây dựng lộ trình đổi mới các công nghệ lạc hậu và ứng dụng công nghệ mới
tiên tiến, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong các ngành sản xuất.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng ngành công nghiệp môi trường.
g) Chính sách về nguồn nhân lực
- Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, từ
đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đến đại học, đạt chuẩn khu vực và
quốc tế. Chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ và
chất lượng cao.
85
85
- Kết hợp đầu tư của Nhà nước với việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo
dục để huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho phát
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; coi trọng hình thức đào tạo tại chỗ của các
doanh nghiệp, phát triển hình thức đào tạo ngoài nước để tiếp cận nhanh với kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến.
- Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài trong một số ngành, lĩnh
vực ưu tiên, áp dụng thí điểm, có đánh giá tổng kết, điều chỉnh chính sách phù hợp
với từng địa bàn.
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp liên quan đến thuế và phi thuế
a) Nhóm giải pháp liên quan đến thuế
- Trong điều kiện cho phép và phù hợp với các quy định của WTO và cam kết
của Việt Nam về lộ trình giảm thuế suất nhập khẩu, tiếp tục bảo hộ bằng thuế đối
với một số loại ngành hàng cần được hỗ trợ. Việc điều chỉnh mức thuế suất đối với
một mặt hàng phải có thời gian chuyển đổi và được công bố rộng rãi trước khi áp
dụng.
- Thực hiện cam kết tuân thủ hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan
của WTO. Bãi bỏ các khoản phụ thu đối với hàng nhập khẩu.
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp tính thuế, chủ yếu áp dụng thuế phần
trăm để đảm bảo tính minh bạch, hạn chế áp dụng thuế tuyệt đối. Nếu một dòng
thuế nhập khẩu được chuyển đổi sang thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp, phải đảm bảo có
mục đích rõ ràng, và mức thuế suất mới không vượt quá mức Việt Nam đã cam kết.
- Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả thuế chống bán phá giá và thuế đối
kháng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước tránh khỏi những cạnh tranh không bình
đẳng của hàng nhập khẩu. Quá trình áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế đối
kháng dựa trên cơ sở quy định của WTO và cam kết của Việt Nam.
b) Nhóm giải pháp liên quan đến phi thuế
- Duy trì các chính sách đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư đang thực hiện mà
không trái với quy định của WTO như các hình thức ưu đãi gián tiếp, ưu đãi các dự
án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, nông
thôn, đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn...
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư dưới các hình thức
như hỗ trợ nghiên cứu phát triển, giáo dục đào tạo, đầu tư cải tiến trang thiết bị đang
sử dụng để đáp ứng các quy định mới về môi trường...
- Nghiên cứu sử dụng các biện pháp phi thuế như bảo vệ thương mại tạm thời
(như tự vệ, trợ cấp, các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá).
- Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống
86
86
trợ cấp để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ
thuật và tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với Hiệp định về hàng rào
kỹ thuật trong thương mại (TBT) và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh an toàn
thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) để bảo vệ thị trường nội địa và người
tiêu dùng.
- Thực hiện các chính sách về an toàn vệ sinh dịch tễ trên cơ sở các tiêu chuẩn
quốc tế, phù hợp với quy định của WTO nhằm bảo vệ kinh tế nông nghiệp và sức
khỏe người tiêu dùng. Thực hiện hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy định về kiểm
dịch động, thực vật với tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc tế.
- Duy trì hạn ngạch và chế độ cấp phép nhập khẩu đối với những sản phẩm
được phép, theo cam kết và phù hợp quy định của WTO, những mặt hàng ảnh
hưởng đến an ninh, quốc phòng, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, sức
khỏe con người, truyền thống văn hóa… và phải đảm bảo nguyên tắc không phân
biệt đối xử.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách về cạnh tranh và giảm độc quyền để tăng
cường mở cửa và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho phát triển. Ngăn ngừa
các hoạt động kinh tế có thể tạo ra rào cản cho sự phát triển thị trường và cạnh
tranh, làm giảm đầu tư và cơ hội tham gia thị trường của doanh nghiệp.
- Thực hiện nghiêm túc Luật Hải quan. Cải cách thủ tục hải quan, đảm bảo
minh mạch và chuẩn hóa theo quy định quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động thương
mại và đầu tư thông suốt.
- Mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo lộ trình cam kết. Tiếp tục quản lý
chặt chẽ hoạt động phân phối các mặt hàng có tác động quan trọng đến kinh tế - xã
hội như xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và
kim loại quý, phân bón, xi măng.
- Nghiên cứu áp dụng các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm ngăn
chặn các hoạt động gian lận thương mại, vi phạm bản quyền trên cơ sở các quy định
của WTO và cam kết của Việt Nam. Việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thông qua
thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động
thương mại hợp pháp, và phải gắn với thời hạn bảo hộ theo quy định của WTO.
2. Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao khả năng cạnh tranh
a) Giải pháp về đầu tư
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chủ yếu là hệ thống đường xá,
cảng biển, sân bay, được xác định tại các vùng đã và sẽ có dung lượng lưu thông
hàng hoá lớn, những vùng có tác động lan toả mạnh tới các vùng khác.
Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng, trước hết là năng lượng điện. Đẩy
nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện có lợi ích tổng hợp (sản xuất điện, chống
87
87
lũ, cấp nước, du lịch); phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện khí; phát triển mạnh
nhiệt điện than; phát triển các nguồn điện gió và mặt trời thân thiện với môi trường;
chuẩn bị kỹ để triển khai xây dựng điện hạt nhân đầu tiên trong thời gian gần. Áp
dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức nhằm sử dụng hợp lý và
tiết kiệm điện, giảm tổn thất điện năng.
- Điều chỉnh chiến lược và chính sách đầu tư phát triển các ngành (nhóm sản
phẩm) công nghiệp trên cơ sở ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên,
công nghiệp mũi nhọn. Theo đó:
+ Tập trung phát triển các sản phẩm trong nước có lợi thế cạnh tranh cả trên
thị trường nội địa và thị trường quốc tế từ khai thác các lợi thế so sánh của đất nước
và của từng vùng lãnh thổ về nhân lực, tài nguyên và truyền thống nghề nghiệp.
+ Phát triển có chọn lọc một số sản phẩm có tiềm lực cải thiện lợi thế cạnh
tranh, trong đó có các ngành công nghệ cao, với sự trợ giúp của Nhà nước trong
khuôn khổ các cam kết quốc tế và quy định của WTO.
+ Tập trung đầu tư phát triển một số sản phẩm (bộ phận, chi tiết sản phẩm) để
tham gia vào “chuỗi giá trị toàn cầu” trên cơ sở thiết lập quan hệ với các đối tác
thích hợp, chủ yếu là các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) có mạng sản xuất và phân
phối toàn cầu.
- Khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải (nhất là đối với nguồn vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước) và đầu tư mang tính tình thế, thiếu chiến lược dài hạn bảo
đảm khả năng phát triển bền vững. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các ngành, các lĩnh vực cần nhiều vốn, có công nghệ cao, thân thiện với môi
trường, tiêu hao ít tài nguyên.
b) Giải pháp về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp
- Khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng
4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp
ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020
và một số chính sách khuyến khích phát triển.
- Nghiên cứu, phân loại các mặt hàng công nghiệp thành các nhóm hàng theo
những tiêu chí nhất định, như: hàng hoá thông thường, hàng hoá có tác động quan
trọng đến kinh tế - xã hội; hàng hoá của các ngành truyền thống, hàng hoá của các
ngành công nghiệp “non trẻ”; theo khả năng cạnh tranh… để có những biện pháp và
mức độ bảo hộ phù hợp.
- Tăng cường thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và công
nghiệp nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảo đảm sản xuất, đáp
ứng nhu cầu những sản phẩm thiết yếu nhằm góp phần giữ ổn định nền kinh tế - xã
hội và tăng trưởng xuất khẩu.
88
88
Chú trọng đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ công nghiệp và dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh công nghiệp, bao gồm dịch vụ hậu cần kinh doanh (logistique), dịch
vụ tư vấn kinh doanh và tư vấn pháp luật; dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ bảo
hiểm; các dịch vụ xúc tiến thương mại; dịch vụ đào tạo nhân lực theo yêu cầu của
các doanh nghiệp.
c) Giải pháp về thị trường
- Giải pháp về xoá bỏ sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả
+ Trong dài hạn, chuyển dần sang giá thị trường đối với những mặt hàng hiện
còn áp dụng cơ chế Nhà nước định giá. Từng bước xoá bỏ mọi hình thức bao cấp,
trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá và dịch
vụ theo lộ trình đã cam kết với WTO.
+ Hoàn thiện chính sách về giá, về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền phù hợp
với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Hỗ trợ và khuyến khích các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp xây dựng lộ
trình về giá sản phẩm quan trọng, có sản lượng lớn, nhằm tạo môi trường cạnh tranh
về giá, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và hài hoà các lợi ích.
- Giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh
+ Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư và xúc tiến
thương mại; cung cấp thông tin thị trường để hoạch định chiến lược kinh doanh
thích hợp.
+ Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách, các quy định pháp lý liên quan
đến ký kết và thực hiện hợp đồng, giám sát, điều tiết thị trường và xúc tiến thương
mại, đầu tư, giải quyết tranh chấp phù hợp với cam kết quốc tế.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ liên
kết bảo đảm nguyên liệu, chế biến, phân phối sản phẩm trên thị trường.
+ Tăng cường đầu tư về vốn, cơ sở vật chất và nhân lực cho hoạt động nghiên cứu
triển khai (R-D); phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ; gắn kết hoạt động
giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên
cứu ứng dụng và cải tiến đào tạo nguồn nhân lực (cả nhân lực quản lý) có chất
lượng cao.
+ Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc hợp tác, thống nhất hành
động giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Giải pháp về tạo lập đồng bộ hệ thống thị trường
+ Phát triển đồng bộ hệ thống thị trường nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiếp cận nhanh chóng và thuận lợi với các nguồn lực; tận dụng chi tiêu của
Nhà nước để kích thích sản xuất và tiêu dùng.
89
89
+ Từng bước xoá bỏ tình trạng độc quyền, khuyến khích và bảo hộ cạnh tranh
bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
+ Nhà nước có kế hoạch chi tiêu hợp lý nhằm kích thích sản xuất và tiêu dùng.
+ Kết hợp bảo hộ của Nhà nước với khuyến khích và bảo hộ cạnh tranh bình
đẳng giữa các doanh nghiệp tạo điều kiện cải thiện khả năng cạnh tranh để vươn
dần ra thị trường nước ngoài.
+ Nghiên cứu ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
d) Giải pháp về huy động vốn
- Giải pháp về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính
sách ưu đãi đối với những sản phẩm và địa bàn đầu tư - kinh doanh thuộc diện được
phép bảo hộ nhằm bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế.
+ Nhà nước thực hiện vai trò định hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các
nhà đầu tư lựa chọn cơ hội kinh doanh và loại hình tổ chức kinh doanh thích hợp
với điều kiện của mình.
+ Xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng, có sức cạnh
tranh cao, có thương hiệu uy tín, trong đó chủ lực là một số tập đoàn kinh tế lớn.
- Giải pháp về xây dựng và phát triển thị trường tài chính
+ Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước; kết hợp chặt
chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; tăng cường công tác quản lý và
thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường vốn.
+ Đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo đảm cho các ngân
hàng thương mại thực sự là những đơn vị kinh tế tự chủ, không có sự phân biệt đối
xử về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Đảm bảo các điều kiện và môi trường
để các ngân hàng thương mại và sàn giao dịch chứng khoán hoạt động theo nguyên lý
thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
+ Hoàn thiện cơ chế hoạt động tín dụng theo nguyên lý thị trường; hoàn thiện
các quy định về thủ tục giao dịch tín dụng theo hướng thuận tiện nhất.
+ Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo
tính hiệu quả, thực hiện đúng mục đích cổ phần hóa.
+ Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân tiếp cận
mọi nguồn vốn. Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa từ các
nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế. Tạo cơ chế
hình thành các nguồn vốn hỗ trợ ban đầu cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị
trường.
90
90
đ) Giải pháp về khoa học - công nghệ
- Giải pháp về nâng cao năng lực của các cơ quan khoa học - công nghệ
+ Tạo điều kiện để các cơ quan khoa học - công nghệ tăng cường tính tự chủ,
tự hạch toán, gắn kết hoạt động với doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới công nghệ.
+ Nhà nước tăng đầu tư ngân sách cho các chương trình, đề tài có tác động
tích cực đến khai thác các nguồn lực trong nước, nâng cao năng lực sản xuất và khả
năng cạnh tranh của các loại hàng hoá. Xây dựng cơ chế ràng buộc trách nhiệm của
các tổ chức và cá nhân thực hiện các chương trình, dự án nhằm bảo đảm hiệu quả
công tác nghiên cứu.
+ Lập Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh
vực khoa học - công nghệ.
- Giải pháp về xây dựng và phát triển thị trường khoa học - công nghệ
+ Có chính sách hỗ trợ ban đầu cho các cơ sở nghiên cứu ứng dụng tham gia
thị trường khoa học - công nghệ; hình thành thị trường công nghệ rộng khắp và
thông suốt trong cả nước.
+ Có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ và
chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, phát triển các loại hình chợ công nghệ, hội
chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ; hình thành các trung tâm giao dịch công nghệ tại các vùng kinh
tế lớn.
- Giải pháp về nghiên cứu - phát triển công nghệ và sở hữu trí tuệ
+ Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học - công
nghệ vào đầu tư, kinh doanh đi đôi với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
+ Khuyến khích phát triển các dịch vụ thiết kế, đo lường, đánh giá, thẩm định,
giám sát chất lượng, thông tin, môi giới, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý về
sở hữu trí tuệ.
+ Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật với các loại hàng hoá xuất phát
từ lợi ích của người tiêu dùng và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ trong các sản phẩm, dịch vụ
công nghiệp trọng điểm; đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến vào
hoạt động của các doanh nghiệp.
+ Trợ giúp doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản trị chất lượng hiện đại;
tăng cường kiểm soát việc chấp hành các tiêu chuẩn chất lượng.
+ Hoàn thiện cơ chế thẩm định công nghệ, thiết bị nhập khẩu nhằm đảm bảo
tính hiện đại và hiệu quả trong quá trình ứng dụng vào Việt Nam.
+ Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ bản quyền và sở hữu trí tuệ.
e) Nhóm giải pháp về môi trường
91
91
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn tiên tiến về môi trường phù hợp với điều
kiện Việt Nam và từng bước theo tiêu chuẩn của các nước công nghiệp phát triển;
xử lý nghiêm khắc những vi phạm tiêu chuẩn đã ban hành.
- Có cơ chế tài chính trợ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ môi
trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Từng bước xây dựng ngành công nghiệp môi trường thành một ngành công
nghiệp mạnh đảm bảo cung cấp các công nghệ và thiết bị xử lý môi trường trong
sản xuất công nghiệp và phục vụ dân sinh.
g) Giải pháp về nguồn nhân lực
- Từng bước thực hiện chương trình cải cách hệ thống giáo dục quốc gia theo
yêu cầu bảo đảm tính hệ thống và liên thông, đạt chuẩn khu vực và quốc tế; gắn đào
tạo với nhu cầu sử dụng, nhất là đào tạo nghề.
- Tăng dần các khoản đầu tư của Nhà nước kết hợp với thực hiện chủ trương
xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào
tạo.
- Tăng cường đào tạo nghề (cả hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công
nhân) để đảm bảo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề
của người lao động; khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiệp tham gia dạy
nghề.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; phát triển hình thức
đào tạo ngoài nước để tiếp cận nhanh với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành:
a) Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố chiến lược sau khi được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc triển khai và kiểm tra việc thực
hiện Quyết định này; theo dõi, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều
chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế.
b) Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai cụ thể
hoá các giải pháp, chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công
nghiệp, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và giải quyết tranh chấp phù hợp
với cam kết quốc tế.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính
sách về đầu tư; các giải pháp, chính sách phi thuế liên quan đến đầu tư, ưu đãi đầu
tư.
92
92
d) Bộ Tài chính chủ trì triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách liên
quan đến thuế; cải cách chính sách và các quy định liên quan đến thủ tục hải quan;
huy động vốn và phát triển thị trường tài chính.
đ) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai cụ thể hoá các giải pháp,
chính sách liên quan đến phát triển khoa học công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ; hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai cụ thể hoá các giải
pháp, chính sách liên quan đến các biện pháp kiểm dịch động thực vật.
g) Bộ Y tế chủ trì triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách liên quan đến
các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý dược phẩm.
h) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách
liên quan đến cải cách giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
i) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì triển khai cụ thể hoá các giải pháp,
chính sách liên quan đến xây dựng các tiêu chuẩn tiên tiến về môi trường trong sản
xuất và tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp; phát triển ngành công nghiệp môi
trường.
k) Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức trách được giao, có trách nhiệm
phối hợp với các Bộ chủ trì triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nhằm
đảm bảo thực hiện thành công chiến lược.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quán triệt tinh
thần của chiến lược và phổ biến cho các đơn vị, doanh nghiệp; đồng thời có kế
hoạch triển khai xây dựng và thực hiện các chính sách và giải pháp của chiến lược
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
3. Chế độ báo cáo:
- Trước ngày 20 tháng 11 hàng năm, các Bộ, ngành và địa phương báo cáo về
Bộ Công Thương tình hình triển khai, kết quả thực hiện trong năm về các giải pháp,
chính sách của Chiến lược để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức sơ kết, đánh
giá tình hình thực hiện Chiến lược lần thứ nhất vào năm 2010; sơ kết giữa kỳ vào
năm 2015 và tổng kết vào năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf