Đề tài Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Có thể nhận thấy đầu tư vào lĩnh vực khai mỏ, dệt may – da giầy và dịch vụ cơ bản đã, đang và sẽ là xu hướng chủ đạo mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các nước ASEAN cũng như vào Việt Nam. Mặc dù hiện tại Trung Quốc chưa phải là đối tác trọng điểm của Việt Nam trong việc thu hút vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, tuy nhiên có thể thấy Trung Quốc có thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản mà Việt Nam đang rất cần phát triển. Bên cạnh đó lĩnh vực dệt may, da giầy là ngành Việt Nam có lợi thế và có tiềm lực xuất khẩu lớn, giải quyết được vấn đề việc là m cho người lao động có trình độ phổ thông, đồng thời lĩnh vực khai mỏ giúp phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa. Do đó, khai thác được thế mạnh vốn có của Trung Quốc sẽ góp phần giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội của mình.

pdf114 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoảng 19% tổng vốn đầu tƣ của toàn xã hội (Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, 2007). Từ đó có thể thấy FDI của Trung Quốc chiếm 0,16% tổng vốn đầu tƣ cho phát triển của Việt Nam. Lƣợng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tuy chƣa nhiều nhƣng với số dự án và giá trị các dự án ngày càng tăng, Trung Quốc hứa hẹn ngày càng đóng góp thêm nhiều vào vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế của Việt Nam. - FDI từ Trung Quốc góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống ngƣời dân Việt Nam: Theo thống kê, hiện có khoảng 53.000 ngƣời lao động Việt Nam có việc làm nhờ có các dự án FDI của Trung Quốc, chiếm 6,1% tổng số việc làm đƣợc tạo ra trong khu vực FDI (Trịnh Thị Hậu, 2007). Do các ngành Trung Quốc đầu tƣ vào nƣớc ta chủ yếu là ngành khai thác chế biến khoáng sản, ngành dệt may... là những ngành cần nhiều lao động và trình độ lao động không đòi hỏi quá cao nên những dự án nhƣ vậy sẽ mang lại việc làm cho những lao động phổ thông, đặc biệt là ngƣời dân ở vùng sâu vùng xa 78 nơi tổ chức khai khoáng. Nhờ vậy, ngƣời dân lao động đã có thêm thu nhập và đời sống đƣợc cải thiện. - FDI của Trung Quốc trợ giúp quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam: Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp (chiếm đến 66,48% tổng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam), từ đó giúp Việt Nam có đƣợc một số nhà xƣởng máy móc thiết bị để sản xuất đƣợc một số loại hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu ngƣời dân. Bên cạnh đó, những KCN, KCX, các nhà máy hiện đại đƣợc hình thành dựa trên hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp Trung Quốc vào lĩnh vực dịch vụ xây dựng đã thay thế cơ sở hạ tầng lạc hậu tạo nên nguồn lực tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. 2.2. Những điểm hạn chế Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực nhƣng FDI của Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đó là lƣợng FDI đăng ký và thực hiện vẫn còn nhỏ, cơ cấu đầu tƣ chƣa hợp lý và chƣa có tác động tích cực lên công nghệ các ngành sản xuất của Việt Nam. - Kết quả thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam còn khiêm tốn, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng quan hệ kinh tế Việt - Trung: quan hệ Việt – Trung đƣợc cả hai nƣớc coi trọng phát triển theo phƣơng châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài và hƣớng tới tƣơng lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 15,85 tỷ USD, Trung Quốc là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (Website hợp tác Kinh tế Thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc). Tuy nhiên FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chƣa đƣợc nhƣ mong đợi. Tính đến 22/3/2008, lƣợng vốn đăng ký FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ chiếm 2,1% lƣợng FDI cả nƣớc. Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt 13,74% còn thấp so với mức thực hiện chung là 33,4% (Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, 2008), chứng tỏ tốc độ triển khai dự án của các nhà 79 đầu tƣ Trung Quốc còn chậm. Quy mô các dự án còn nhỏ, bình quân lƣợng vốn cho mỗi dự án chỉ vào khoảng 2,84 triệu USD, thấp hơn so với quy mô dự án bình quân vào Việt Nam là 8,87 triệu USD (Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, 2008). Số các dự án có vốn đầu tƣ ban đầu 9-10 triệu USD rất ít, đa phần là các dự án có vốn đăng ký trên dƣới 1 triệu USD. Thời gian hoạt động của các dự án là 10-15 năm, thậm chí có dự án chỉ kéo dài 5-7 năm nhằm nhanh chóng thu hồi vốn (ASEAN Secretariat, 2006). - Cơ cấu FDI chƣa hợp lý: Cơ cấu vốn đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam hiện tập trung vào các ngành công nghiệp nhƣng chủ yếu chỉ là gia công, lắp ráp, khai khoáng. Số dự án đầu tƣ vào dịch vụ còn ít, các dự án nông lâm nghiệp tuy nhiều nhƣng quy mô nhỏ. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản đƣợc Trung Quốc quan tâm đầu tƣ nhƣng mới chỉ dừng lại ở sơ chế, đem lại ít giá trị gia tăng khiến Việt Nam không có lợi khi xuất các loại khoáng sản này. Bên cạnh đó, ngành này sẽ gây tác động tiêu cực về tài nguyên môi trƣờng cho nƣớc ta nếu không có biện pháp quản lý thích hợp. - FDI của Trung Quốc chƣa có tác dụng nâng cao trình độ công nghệ của các ngành sản xuất ở Việt Nam: Thông thƣờng các dự án FDI sẽ mang đến cho nƣớc nhận đầu tƣ những lợi ích về chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý công ty, nhƣng do các nhà đầu tƣ Trung Quốc đầu tƣ sang Việt Nam là cá nhân hoặc doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ nên năng lực công nghệ còn hạn chế. Trình độ kỹ thuật và công nghệ phía Trung Quốc sử dụng trong các dự án đầu tƣ sang Việt Nam chỉ ở mức độ trung bình, do đó khó có thể chuyển giao kỹ thuật hiện đại cho các ngành sản xuất của Việt Nam. Những hạn chế trên đây một phần là do những nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp Trung Quốc nhƣ: bản thân nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế, trình độ công nghệ không cao... Tuy vậy, những nguyên nhân chính vẫn là từ phía Việt Nam. Hệ thống luật pháp, chính sách của nƣớc ta về đầu tƣ hiện đang trong quá trình hoàn 80 thiện nên chƣa thực sự đầy đủ, nhiều khi còn thiếu nhất quán, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng. Thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tƣ phức tạp và mất rất nhiều thời gian. Môi trƣờng đầu tƣ mặc dù có nhiều thuận lợi hơn trƣớc nhƣng so với các nƣớc thì vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chi phí kinh doanh... Chỉ bằng cách nhanh chóng khắc phục những hạn chế đó mới có thể giúp Việt Nam đứng vững trong cuộc cạnh tranh khá khốc liệt trong khối các nƣớc ASEAN nhằm thu hút FDI của các nƣớc nói chung và từ Trung Quốc nói riêng. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc của các nƣớc khu vực ASEAN giai đoạn 1999-2006 đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng kể. Có đƣợc thành công này là do các nƣớc đã giữ vững đƣợc ổn định kinh tế, chính trị, thiết lập đƣợc hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động FDI vừa hoàn chỉnh, thông thoáng vừa đồng bộ, minh bạch, xây dựng đƣợc cơ sở hạ tầng tiên tiến hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao, đồng thời Chính phủ các nƣớc đã làm tốt công tác “Nhà nƣớc dịch vụ” hỗ trợ tích cực cho hoạt động FDI. Những kinh nghiệm này là bài học quý báu mà Việt Nam có thể học tập nhằm tăng cƣờng thu hút hơn nữa đầu tƣ trực tiếp nói chung và đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc nói riêng trong thời gian tới. 1. Giữ vững ổn định kinh tế, chính trị là điều kiện tiên quyết thu hút FDI Ổn định về kinh tế chính trị xã hội là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro cho dòng vốn FDI. Kinh tế chính trị bất ổn sẽ khiến các kế hoạch về đầu tƣ, kế hoạch hoạt động, sử dụng vốn, các dự tính về lợi nhuận của nhà đầu tƣ bị phá sản. Do đó, một môi trƣờng kinh tế chính trị bất ổn sẽ khiến các nhà đầu tƣ không yên tâm làm ăn, các nhà đầu tƣ tiềm năng từ bỏ dự định đầu tƣ. Bất kỳ sự bất ổn về chính trị, xung đột khu vực, nội chiến hay biến động kinh tế đột ngột nào đều là những nhân tố tiêu cực góp phần “đẩy lùi” đầu 81 tƣ nƣớc ngoài. Đặc biệt đối với các nhà đầu tƣ nhỏ và vừa, năng lực tài chính có hạn thì ổn định kinh tế chính trị lại càng mang ý nghĩa quan trọng. Thực tế đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào khu vực ASEAN giai đoạn vừa qua một lần nữa chứng minh tầm quan trọng của việc ổn định kinh tế – chính trị. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 cùng các khó khăn nội bộ của một số nƣớc ASEAN đã có tác động tiêu cực và lâu dài đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc vào các nƣớc này. Philippin là một ví dụ điển hình. Trƣớc năm 1997, nƣớc này là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của dòng FDI từ Trung Quốc trong khu vực ASEAN. Vị thế trên đã bị thay đổi hoàn toàn sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 xảy ra. Khi đó, nền kinh tế Philippin lâm vào khó khăn do những ảnh hƣởng trầm trọng từ cuộc khủng hoảng, cộng thêm những bất ổn liên tiếp về chính trị trong nƣớc. Nhà nƣớc không có biện pháp xử lý kịp thời khiến đồng peso của Philippin sụt giá nghiêm trọng, lạm phát trong nƣớc dâng cao, gây khó khăn cho việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ năng lực chống đỡ, làm ăn thua lỗ đã bị phá sản hàng loạt, ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh môi trƣờng đầu tƣ của Philippin trong con mắt các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hậu quả là cho đến nay các doanh nghiệp Trung Quốc hầu nhƣ không còn quan tâm đến việc đầu tƣ vào Philippin. Nhiều nƣớc khác trong khu vực ASEAN nhƣ Indonesia, Myanma, Thái Lan với môi trƣờng chính trị không ổn định, thƣờng xuyên xảy ra các vụ bạo động, khủng bố cũng phải gánh chịu những tác động tiêu cực đến việc thu hút FDI của Trung Quốc tƣơng tự nhƣ Philippin. Bất ổn chính trị dẫn đến chỉ một vài nhà đầu tƣ Trung Quốc đƣợc Nhà nƣớc bảo hiểm cho rủi ro chính trị mới dám đầu tƣ nhƣ trƣờng hợp của Indonesia và Myanma. Thái Lan mặc dù môi trƣờng đầu tƣ rất thông thoáng, có nhiều chính sách hấp dẫn cùng nhiều yếu tố thuận lợi khác (cơ sở hạ tầng khá hiện đại, nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ cao...) nhƣng đối với các nhà đầu tƣ Trung Quốc đặc biệt là các nhà 82 đầu tƣ vừa và nhỏ thì nhƣ thế là chƣa đủ. Rủi ro bất ổn chính trị nếu xảy ra sẽ là tổn thất quá lớn mà các nhà đầu tƣ vừa và nhỏ khó có thể gánh chịu. Ngoài ra, trong một môi trƣờng bất ổn, nhà đầu tƣ không lƣờng trƣớc đƣợc các tình huống có thể xảy ra, vấn đề quản trị và lập kế hoạch gặp khó khăn dẫn đến mức độ sinh lời không chắc chắn. Hậu quả là lƣợng vốn FDI của Trung Quốc đổ vào Thái Lan giai đoạn 1999-2006 còn rất hạn chế. Trong khi đó, mặc dù cũng chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính nhƣng với các biện pháp kịp thời, hiệu quả, Chính phủ Singapore đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, giữ chân đƣợc các nhà đầu tƣ Trung Quốc tiếp tục bỏ vốn đầu tƣ vào Singapore. Từ tháng 7 năm 1997, Cục Tiền tệ Singapore (MAS) đã thi hành một số chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế (nhƣ cho phép đôla Singapore lên xuống trong phạm vi rộng hơn so với đôla Mỹ) đã giúp nƣớc này thoát khỏi sức ép lạm phát. Giữa năm 1998, Chính phủ Singapore đã phát hành thêm 2 tỷ đôla Singapore và sang tháng 11 năm 1998, Chính phủ tiếp tục trích ngân sách ra 10,5 tỷ đôla Singapore nhằm mục đích giảm chi phí kinh doanh, giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Tuanvietnam.net, 2008). Đến năm 1999, Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng đã đem lại các kết quả khả quan. Việc kết hợp các biện pháp tài khóa và tiền tệ phù hợp đã đƣa nền kinh tế Singapore phục hồi nhanh chóng. Việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô đã đem lại niềm tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào Singapore nên các nhà đầu tƣ Trung Quốc luôn coi Singapore là một điểm đến hấp dẫn cho luồng vốn đầu tƣ. Nhƣ vậy, môi trƣờng kinh tế, chính trị ổn định của nƣớc nhận đầu tƣ là nhân tố tiên quyết trong quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ Trung Quốc. Nhà nƣớc ta giai đoạn vừa qua đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ ổn định kinh tế – chính trị – xã hội, góp phần quan trọng trong việc thu hút đƣợc một lƣợng vốn FDI khá lớn và ổn định từ Trung Quốc. Trong thời gian tới, Việt Nam 83 cần tiếp tục nâng cao bài học giữ vững ổn định chính trị – xã hội, đồng thời tăng cƣờng hơn nữa ổn định kinh tế vĩ mô để thu hút vốn FDI một cách hiệu quả từ các doanh nghiệp Trung Quốc. 2. Bài học trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách về FDI Để tăng cƣờng thu hút đƣợc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các chính sách về đầu tƣ cần phải thông thoáng với nhiều ƣu đãi hơn đồng thời luật liên quan đến đầu tƣ cần phải đồng bộ, minh bạch. Luật đầu tƣ mà các nƣớc trong ASEAN đƣa ra ngày càng tự do hơn, thông thoáng hơn cùng với ngày càng nhiều ƣu đãi hấp dẫn cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Những điều chỉnh này đã mang lại những tác động tích cực đối với dòng vốn FDI của Trung Quốc vào các nƣớc khu vực ASEAN giai đoạn vừa qua. Việt Nam với sự ra đời của Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp 2005 cùng các nghị định hƣớng dẫn đƣợc ban hành đã tạo một môi trƣờng pháp lý thông thoáng tƣơng đối cạnh tranh với các nƣớc ASEAN. Tuy nhiên, để hệ thống pháp luật, chính sách về FDI thực sự thông thoáng và hiệu quả, chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc khác trong khu vực ở những khía cạnh sau đây : Về vấn đề cấp phép đầu tƣ, nhà đầu tƣ tại Singapore không phải trải qua bất kỳ thủ tục kiểm tra phiền hà nào. Ủy ban phát triển kinh tế EDB của Singapore xét duyệt các dự án chỉ nhằm mục đích đảm bảo dự án đáp ứng đủ điều kiện để hƣởng các chế độ khuyến khích, ƣu đãi. Trong khi đó, Luật Đầu tƣ 2005 của Việt Nam vẫn duy trì tiền kiểm nặng nề, kiểm tra ngay từ khi đăng ký đầu tƣ với khá nhiều thủ tục rƣờm rà: dự án đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới 300 tỷ phải đăng ký, trên 300 tỷ phải thẩm tra để cấp phép đầu tƣ (Điều 46,47, Luật Đầu tƣ 2005). Tiền kiểm nặng nề sẽ gia tăng chi phí cho cả nhà đầu tƣ lẫn cơ quan quản lý Nhà nƣớc, khiến cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung cũng nhƣ nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng do dự trong việc quyết định đầu tƣ vào Việt Nam 84 Về chính sách ƣu đãi: Trong cạnh tranh thu hút FDI của Trung Quốc trong ngành công nghiệp đặc biệt là lĩnh vực dệt may, da giầy, Campuchia có nhiều ƣu đãi hơn ta: doanh nghiệp nƣớc ngoài có quyền thuê đất từ 70-90 năm, đƣợc miễn thuế thu nhập (20%) với thời hạn 8 năm. Trong khi đó, luật của nƣớc ta quy định thời hạn hoạt động của dự án không quá 50 năm, tối đa là 70 năm đối với một số dự án đặc biệt (Điều 36, Luật Đầu tƣ 2005). Điều này đã hạn chế việc làm ăn lâu dài của nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ lớn, những ngƣời chấp nhận thua lỗ trong thời gian đầu và chỉ thu lợi nhuận sau khi có vị trí vững chắc trên thị trƣờng. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở nƣớc ta là 28% và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ƣu đãi miễn trong thời hạn từ 2-4 năm, kém ƣu đãi hơn nhiều so với tại Campuchia. Với những ƣu đãi cạnh tranh nhƣ vậy, Campuchia đã thực sự thu hút đƣợc các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may, da giầy, lƣợng vốn của các nhà đầu tƣ Trung Quốc đổ vào ngành này của Campuchia cao hơn nhiều so với vào Việt Nam. Một vấn đề khác cần quan tâm là các chính sách ƣu đãi có đem lại ƣu thế cho các nƣớc hay không còn tùy thuộc vào sự đồng bộ, minh bạch của các nguồn luật cùng các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Chỉ khi các nƣớc xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và rõ ràng, minh bạch thì nhà đầu tƣ nói chung cũng nhƣ nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng mới có thể dễ dàng nắm bắt và tin tƣởng bỏ vốn đầu tƣ. Singapore đã ban hành một hệ thống hoàn chỉnh các luật liên quan đến đầu tƣ nhƣ Luật mở rộng kinh tế 1967, Luật công ty 1967, Luật thuế thu nhập 1967, Luật khuyến khích mở rộng kinh tế 1971... (Bộ Thƣơng mại, 2000). Các luật này đều có nội dung rõ ràng và thống nhất với nhau, giúp cho các nhà đầu tƣ trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc dễ dàng tìm hiểu các điều kiện và các ƣu đãi khi tiến hành đầu tƣ tại Singapore. Việt Nam cần quan tâm hơn nữa về vấn đề đồng bộ và minh bạch của luật để tăng cƣờng thu hút FDI nói chung cũng nhƣ FDI của Trung Quốc nói 85 riêng. Mặc dù chúng ta đã rất nỗ lực trong việc gia tăng mức độ hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc bằng cách ban hành một loạt các luật mới liên quan đến đầu tƣ vào năm 2005 nhƣ Luật đầu tƣ, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đấu thầu, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng... cùng nhiều nghị định hƣớng dẫn thi hành luật nhƣng đến nay vẫn còn nhiều tồn tại. Theo Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tƣ 2005, các luật liên quan đến đầu tƣ (Luật đầu tƣ, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật môi trƣờng, Luật xây dựng...) đều còn vƣớng mắc nhiều vấn đề nhƣ các quy định chồng chéo giữa các luật, nhiều quy định không rõ ràng thậm chí còn có các quy định trái ngƣợc, mâu thuẫn nhau... (Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tƣ 2005, 2008). Những bất cập này gây ra hậu quả là các địa phƣơng nhận thức và hiểu khác nhau về quy định của luật, lúng túng trong việc lựa chọn luật áp dụng, từ đó dẫn tới việc áp dụng luật không thống nhất giữa các địa phƣơng. Điều này đã làm giảm tính hiệu quả trong công tác thi hành luật và gây tâm lý lo ngại cho nhà đầu tƣ trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc. Một ví dụ điển hình nhƣ nhà đầu tƣ Trung Quốc khi đầu tƣ vào các lĩnh vực thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện (tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, khai thác tài nguyên, dịch vụ giải trí...), các điều kiện cụ thể của các dự án đầu tƣ vẫn chƣa có văn bản quy định rõ ràng hoặc quy định hƣớng dẫn áp dụng theo các luật chuyên ngành, gây khó khăn cho cơ quan quản lý đầu tƣ ở các địa phƣơng cũng nhƣ cho nhà đầu tƣ Trung Quốc trƣớc khi quyết định đầu tƣ. Ngoài ra, các lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tƣ theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc ta là thành viên. Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn hoặc hƣớng dẫn, áp dụng không thống nhất về thực hiện các cam kết nói trên đặc biệt là đối với lĩnh vực dịch vụ, gây cản trở cho việc thực hiện. Cụ thể nhƣ trong lĩnh vực dịch vụ, đối với các dự án đăng ký thực hiện nhiều mục 86 tiêu khác nhau nhƣng mức độ cam kết mở cửa khác nhau, do chƣa có văn bản hƣớng dẫn rõ ràng đã khiến các cơ quan quản lý không tìm ra đƣợc biện pháp xử lý, gây tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tƣ. Đặc biệt là đối với trƣờng hợp các nhà đầu tƣ Trung Quốc mua cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hình ngành nghề khác nhau, tỷ lệ mua cổ phần trong một số lĩnh vực, ngành nghề cũng chƣa có văn bản nào quy định rõ là bao nhiêu. Ngoài ra, nhiều vấn đề khác nhƣ trình tự, thủ tục mở chi nhánh, thanh lý, giải thể, chế độ báo cáo thống kê... chƣa đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ, hoặc chƣa đƣợc sửa đổi phù hợp... Những tồn tại này đã làm giảm tính hiệu quả khi thi hành các Luật, chính sách, khiến cho hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn qua còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân nằm ngay trong nội dung của các văn bản pháp luật có liên quan, do đó cần phát hiện những bất hợp lý, kém rõ ràng, chồng chéo, trùng lặp và không tƣơng thích để có biện pháp giải quyết triệt để, tạo một khung pháp lý đồng bộ và minh bạch, giúp các nhà đầu tƣ nói chung cũng nhƣ nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng dễ dàng tìm hiểu và đƣa ra quyết định đầu tƣ cuối cùng. Nhƣ vậy, để có thể thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI dồi dào từ Trung Quốc, thời gian tới nƣớc ta cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực: xây dựng đƣợc một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhƣng đơn giản, tăng cƣờng hơn nữa các ƣu đãi hợp lý dành cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đồng thời hạn chế tối đa các thủ tục hành chính rƣờm rà, làm cho hệ thống luật và chính sách liên quan đến hoạt động FDI của Việt Nam thực sự cạnh tranh với các hệ thống luật và chính sách của các nƣớc trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. 3. Bài học trong công tác tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, trong đó Nhà nƣớc thân thiện, đóng vai trò là ngƣời hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ Để tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, một nƣớc cần tạo dựng đƣợc một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi trong đó Nhà nƣớc đóng vai trò 87 hỗ trợ, tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ. Nhà đầu tƣ khi tiến hành đầu tƣ vào một nƣớc phải giải quyết rất nhiều vấn đề từ khâu đăng ký đầu tƣ đến khâu thực hiện dự án và cuối cùng là chấm dứt hoạt động. Các hoạt động này đều ít nhiều liên quan đến chức năng quản lý của Nhà nƣớc. Rõ ràng nếu Nhà nƣớc nào có các hoạt động hỗ trợ tích cực, tạo dựng đƣợc các yếu tố thuận giúp cho nhà đầu tƣ dễ dàng xử lý các vấn đề trên thì nƣớc đó sẽ có nhiều cơ hội thu hút đầu tƣ hơn. Các hoạt động hỗ trợ của Nhà nƣớc bao gồm các hoạt động xúc tiến đầu tƣ (giới thiệu hình ảnh đất nƣớc, môi trƣờng đầu tƣ, cơ hội đầu tƣ), các hoạt động hỗ trợ đầu tƣ, các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tƣ, thủ tục hành chính... Nhiều nƣớc trong khu vực đã có hoạt động xúc tiến đầu tƣ rất hiệu quả đồng thời tạo ra đƣợc một môi trƣờng thông thoáng với thủ tục đơn giản đã thu hút các nhà đầu tƣ nói chung cũng nhƣ nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng lựa chọn là nơi bỏ vốn đầu tƣ. Điển hình nhƣ Singapore. Chính phủ Singapore đã thực hiện rất tốt chức năng “Nhà nƣớc dịch vụ” đối với nhà đầu tƣ thông qua việc cung cấp đầy đủ thông tin đầu tƣ với các hoạt động xúc tiến đầu tƣ có hiệu quả, hƣớng dẫn và tạo điều kiện để nhà đầu tƣ thực hiện dự án một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Ủy ban phát triển kinh tế EDB trực thuộc Bộ Thƣơng mại và Công nghiệp Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp FDI do chuyên môn hóa vào hoạt động xúc tiến đầu tƣ, phối kết hợp đồng bộ với các ban ngành khác nhƣ cơ quan một cửa, tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp nƣớc ngoài đến xin tƣ vấn và hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật. EDB mở văn phòng tại các nƣớc trên thế giới trong đó có Trung Quốc nhằm giới thiệu cơ hội đầu tƣ và trợ giúp các đối tác nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào Singapore. Ngoài ra, EDB còn cung cấp hàng loạt các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp FDI nhƣ mở trang web đăng ký thành lập công ty (the Registry of Company) cung cấp đầy đủ thông tin và mẫu đơn cần thiết tải dễ dàng từ Internet, hỗ trợ 80% kinh phí hoạt động cho các quỹ phát triển 88 nguồn nhân lực nội bộ doanh nghiệp bằng việc lập Quỹ phát triển kỹ năng với nhiều chƣơng trình đào tạo đa dạng (chƣơng trình đào tạo công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, đào tạo cán bộ...), hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển... (Bộ Thƣơng mại, 2000). Các hoạt động xúc tiến đầu tƣ tiến hành thuận lợi và có hiệu quả là nhờ Chính phủ Singapore luôn dành một khoản kinh phí không nhỏ cho hoạt động này. Ví dụ nhƣ năm 1999, Singapore chi 45 triệu đôla Singapore tƣơng ứng với 14% ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ (Bộ Thƣơng mại, 2000). Các nhà đầu tƣ sau khi đặt trụ sở tại Singapore còn nhận đƣợc trợ giúp tích cực từ Tổ chức kinh doanh quốc tế IE Singapore. Nhằm khuyến khích hợp tác kinh doanh quốc tế, IE Singapore đã hình thành các chƣơng trình trợ giúp đa dạng, thiết lập các mối quan hệ chiến lƣợc với Chính phủ và các tổ chức kinh doanh khác thông qua mạng lƣới đa dạng của họ, và thƣờng xuyên tổ chức các sự kiện thích hợp cho cộng đồng kinh doanh ở Singapore, từ đó giúp nhà đầu tƣ tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên đất Singapore. Singapore đƣợc Ngân hàng thế giới (WB) xếp hạng là nƣớc có môi trƣờng kinh doanh tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng trong nhiều năm trở lại đây. Nhà đầu tƣ chỉ phải trải qua rất ít bƣớc thủ tục, tốn ít thời gian cũng nhƣ chi phí trong trong quá trình hoạt động kinh doanh từ khâu khởi sự doanh nghiệp, giải quyết giấy phép, thuê mƣớn nhân công, nộp thuế cho đến khâu đóng cửa doanh nghiệp. Nhà đầu tƣ tại Singapore luôn hài lòng với các biện pháp hỗ trợ mà Nhà nƣớc cung cấp. Chính việc cung cấp các biện pháp hỗ trợ hết sức hiệu quả của Chính phủ Singapore đã lôi kéo các nhà đầu tƣ nói chung cũng nhƣ các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc nói riêng lựa chọn Singapore là địa điểm đầu tƣ. Nhà nƣớc ta có thể học hỏi kinh nghiệm này từ Chính phủ Singapore để tạo đƣợc một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, góp phần thu hút hơn nữa các nhà đầu tƣ Trung Quốc đến Việt Nam. 89 4. Bài học về việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để chủ động tiếp nhận đầu tƣ. Một môi trƣờng kinh tế thuận lợi với cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ cao của nƣớc nhận đầu tƣ là một điều kiện quan trọng tạo thuận lợi để nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể triển khai và thực hiện dự án. Nắm bắt đƣợc điều này, nhiều nƣớc trong ASEAN đã rất nỗ lực phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực để tăng cƣờng thu hút FDI của Trung Quốc và đã đạt đƣợc thành công nhất định. Những nỗ lực tạo dựng các yếu tố môi trƣờng kinh tế thuận lợi cho lĩnh vực dịch vụ cơ bản của Singapore và cho lĩnh vực khai thác tài nguyên của Indonesia thời gian qua là hai điển hình cho Việt Nam học tập. Singapore có định hƣớng thu hút FDI vào các lĩnh vực dịch vụ cơ bản nhƣ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm), giao nhận vận tải đặc biệt là vận tải biển, bất động sản (xây dựng văn phòng, hạ tầng khu công nghiệp), xuất nhập khẩu... nên rất chú trọng xây dựng nâng cấp các cơ sở vật chất cần thiết cho phát triển các ngành dịch vụ này nhƣ cơ sở hạ tầng giao thông (hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng không, đƣờng biển, hệ thống cầu cảng, kho bãi...), mạng lƣới viễn thông... Trong lĩnh vực vận tải biển, để tận dụng tối đa vị trí địa lý chiến lƣợc là trạm trung chuyển hàng hóa thuận lợi trên con đƣờng biển nối giữa ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, Singapore rất tích cực phát triển hệ thống cầu cảng đặc biệt là cảng nƣớc sâu, bến bãi, gia tăng năng lực xếp dỡ hàng hóa... Hạ tầng cảng biển thuận lợi giúp gia tăng hiệu suất hoạt động (thông qua việc tăng quy mô, giảm thời gian bốc xếp...) của dịch vụ vận tải biển, nhờ đó thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ lớn trong đó có các TNCs của Trung Quốc đầu tƣ vào dịch vụ này. Trong lĩnh vực tài chính, giao dịch chủ yếu thực hiện thông qua mạng lƣới viễn thông nên việc Singapore có hệ thống viễn thông hiện đại trong 90 nƣớc và quốc tế đã giúp giảm chi phí cũng nhƣ thời gian giao dịch của nhà đầu tƣ với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, ngay bản thân các thể chế tài chính của Singapore có năng lực lớn mạnh đã tạo một môi trƣờng cạnh tranh cũng nhƣ hợp tác có hiệu quả cho các doanh nghiệp FDI... Trong lĩnh vực bất động sản (xây dựng văn phòng, KCN...), vấn đề giải phóng mặt bằng đƣợc Singapore xử lý rất nhanh chóng, kịp thời bàn giao đúng tiến độ cho nhà đầu tƣ. Việc làm này giúp các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tiết kiệm thời gian cũng nhƣ chi phí, tăng hiệu quả hoạt động. Sau những nỗ lực trên, cơ sở hạ tầng của Singapore đƣợc đánh giá là tốt nhất khu vực Đông Nam Á với các sân bay quốc tế, cảng container, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống giao thông luôn thông suốt... tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mở cửa cũng nhƣ cung cấp dịch vụ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại nƣớc này. Cơ sở hạ tầng phát triển đã góp phần thu hút nhiều nhà đầu tƣ Trung Quốc đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ của Singapore giai đoạn vừa qua. Nhân tố thứ hai mà Singapore đã làm rất tốt là việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ cơ bản. Singapore đã thành lập các trƣờng đào tạo suốt đời (school of lifelong learning), xây dựng một kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh và đồng bộ cho sinh viên, chú trọng giảng dạy các môn kinh tế (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao nhận và vận tải, xuất nhập khẩu...). Bằng đại học kinh tế của nhiều trƣờng tại Singapore đƣợc công nhận trên phạm vi quốc tế. Mỗi năm Chính phủ Singapore đều dành một phần đáng kể trong ngân sách cho phát triển giáo dục đào tạo. Chính phủ còn cử các cán bộ ra nƣớc ngoài đào tạo cùng nhiều chính sách khuyến khích ngƣời dân ra nƣớc ngoài học tập, trở về nƣớc phục vụ phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực có trình độ của Singapore 91 đáp ứng đƣợc nhu cầu về lao động trong các lĩnh vực dịch vụ cơ bản của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Kết quả của các nỗ lực trên là hàng loạt các TNCs lớn của Trung Quốc đã đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ cơ bản của Singapore, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cho đất nƣớc Singapore. Các tập đoàn lớn của Trung Quốc thuộc danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới (Top Fortune Global 500) nhƣ công ty vận tải biển Trung Quốc COSCO, các ngân hàng lớn thuộc sở hữu Nhà nƣớc nhƣ ngân hàng Trung Uơng Trung Quốc Bank of China, ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc Agricultural Bank of China, ngân hàng công thƣơng Trung Quốc Industrial and Commercial Bank of China, ngân hàng xây dựng Trung Quốc China Construction Bank... đều đã mở chi nhánh tại Singapore và hoạt động rất có hiệu quả, không chỉ thu lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp mà còn đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế nói chung cũng nhƣ hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của Singapore (Wu, 2002). Một bài học kinh nghiệm khác là nỗ lực nâng cấp cơ sở hạ tầng của Indonesia để thu hút FDI của Trung Quốc vào ngành khai mỏ. Có thể thấy, do chƣa có đủ năng lực để khai thác dầu khí, Indonesia rất chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực dầu khí nhƣ xây dựng các đƣờng ống dẫn dầu mỏ, khí gas từ các mỏ của nhà đầu tƣ đang khai thác đến các thành phố, tạo thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm cho các nhà đầu tƣ. Với các điều kiện thuận lợi mà Indonesia cung cấp, nhiều TNCs của Trung Quốc nhƣ Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC, Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC đã đầu tƣ và khai thác các mỏ dầu tại Indonesia, gia tăng sản lƣợng dầu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu xuất khẩu của Indonesia. 92 Nhƣ vậy, một điều kiện quan trọng để có thể thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ Trung Quốc nói chung và các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ cơ bản và khai mỏ nói riêng là tạo lập một cơ sở hạ tầng thuận lợi với một nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà đầu tƣ. Sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO (2007), Việt Nam đã cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đây là một hƣớng đi đúng đắn cho phát triển kinh tế của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của nƣớc ta tăng trƣởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Mức độ phát triển của sản xuất, xuất nhập khẩu đã vƣợt xa khả năng đáp ứng của các ngành dịch vụ trong nƣớc. Để cải tiến và phát triển thƣơng mại hàng hóa thì phát triển dịch vụ cơ bản mang tính hỗ trợ nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, giao nhận vận tải... là việc làm cấp thiết hiện nay. Việt Nam hoàn toàn có cơ hội thu hút FDI của Trung Quốc đặc biệt là các TNCs vào các lĩnh vực dịch vụ này. Hiện nay chúng ta đã đáp ứng đƣợc “điều kiện cần” để thu hút đƣợc sự chú ý của nhà đầu tƣ trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản, đó là dung lƣợng thị trƣờng ngày càng mở rộng với hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu tăng trƣởng nhanh. Hơn nữa, Việt Nam sở hữu một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để có thể phát triển thành một trạm trung chuyển hàng hóa nhƣ Singapore. Nhu cầu liên kết và giao thƣơng giữa các nƣớc, các khu vực ngày càng phát triển là một cơ hội to lớn để Việt Nam phát triển các lĩnh vực dịch vụ cơ bản đặc biệt là dịch vụ vận tải biển. Để có thể tận dụng triệt để lợi thế này, Việt Nam cần tạo một môi trƣờng đầu tƣ với các điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi đảm bảo cho việc triển khai và thực hiện dự án của nhà đầu tƣ Trung Quốc. Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhƣ than, quặng sắt, thiếc... Mặc dù khai thác khoáng sản không phải là lĩnh vực mà Việt Nam ƣu tiên đầu tƣ nhƣng do năng lực trong nƣớc chƣa đủ để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này nên việc thu hút các dự án có quy mô hợp lý là cần 93 thiết. Tuy nhiên, các vùng tập trung nhiều khoáng sản thƣờng là các vùng sâu, vùng xa nên hạ tầng còn yếu kém. Để tăng cƣờng thu hút FDI của Trung Quốc vào khai khoáng, Việt Nam cần nâng cao chất lƣợng hệ thống giao thông tại các vùng này. III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM 1. Giữ vững ổn định chính trị, lành mạnh hóa môi trƣờng kinh tế vĩ mô Trong những năm vừa qua, nƣớc ta dƣới sự lãnh đạo thống nhất và xuyên suốt của một Đảng - Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng đƣợc sự đồng lòng ủng hộ nhất trí của toàn dân nên nền chính trị của nƣớc ta rất ổn định, đƣợc dƣ luận thế giới đánh giá cao. Trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều biến động thì sự ổn định chính trị của nƣớc ta là một lợi thế so sánh cần đƣợc tăng cƣờng. Để chính trị luôn đƣợc giữ vững, Đảng cầm quyền phải phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo đối với sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, đảm bảo tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, hạn chế bớt chênh lệch giữa ngƣời giàu ngƣời nghèo, giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng kinh tế. Bên cạnh chính trị ổn định, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vĩ mô theo hƣớng tích cực cũng là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của FDI. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô thuận lợi cho đầu tƣ bao hàm sự lành mạnh về giá cả hàng hoá nguyên vật liệu, về giá trị đồng tiền và tỉ giá hối đoái, về hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trƣờng vốn, cơ chế tổ chức quản lý nền kinh tế. Hai công cụ quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập và ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Hiện nay, Việt Nam đang là nƣớc có tỷ lệ lạm phát cao nhất Đông Á. Lạm phát cao tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh gia tăng gây khó khăn cho hoạt động của 94 các doanh nghiệp FDI. Nhanh chóng hạn chế lạm phát, ổn định kinh tế phải là mục tiêu ƣu tiên hàng đầu của Việt Nam để đảm bảo một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nói chung cũng nhƣ nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng. Để làm đƣợc điều này, Nhà nƣớc cần kết hợp một cách hợp lý, có hiệu quả hai công cụ vĩ mô quan trọng là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. 2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách đối với FDI Về vấn đề thông thoáng của luật: Chính phủ cần tiếp tục cải tiến quá trình kiểm tra, thẩm định dự án, rút ngắn thời hạn kiểm tra, từng bƣớc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” theo hƣớng đơn giản hóa các thủ tục, mở rộng diện đăng ký trong cấp phép đầu tƣ và tăng cƣờng hậu kiểm làm cho hoạt động đầu tƣ ngày càng có chất lƣợng. Về các chính sách ƣu đãi: Với đặc thù chế độ sở hữu đất đai thuộc Nhà nƣớc, việc cho phép nhà đầu tƣ tự quyết định thời hạn đầu tƣ là không thể, tuy nhiên Nhà nƣớc cần giảm bớt hạn chế liên quan đến thời hạn đầu tƣ bằng cách kéo dài thời gian sao cho hợp lý vừa tính đến lợi ích của Nhà nƣớc vừa tính đến lợi ích lâu dài của nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét một cách toàn diện đƣợc và mất khi cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (đang ở mức 28%) và kéo dài thời gian ƣu đãi miễn giảm thuế. Đồng thời, Chính phủ cũng cần chú trọng thu hút đầu tƣ bằng các biện pháp khác nhƣ tạo các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh (xúc tiến đầu tƣ có hiệu quả, thủ tục hành chính đơn giản), tạo các yếu tố môi trƣờng kinh tế thuận lợi (cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao…). Về tỷ lệ mua cổ phần: Chính phủ nên xem xét soạn riêng một nghị định hƣớng dẫn về mua bán, sáp nhập có liên quan đến yếu tố nƣớc ngoài, trong đó hƣớng dẫn cụ thể doanh nghiệp nƣớc ngoài mua cổ phần doanh nghiệp trong nƣớc. 95 Về vấn đề đồng bộ của luật: trƣớc mắt, để tiếp tục đẩy mạnh việc thi hành Luật đầu tƣ và Luật doanh nghiệp 2005 và các nghị định hƣớng dẫn, các Bộ, ngành, UBND các cấp cần nhanh chóng bãi bỏ những quy định không cần thiết, bổ sung, sửa đổi các quy định khác có liên quan theo hƣớng rõ ràng, đầy đủ; Chính phủ cần ban hành ngay danh mục các điều kiện đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ trong lĩnh vực đầu tƣ có điều kiện quy định tại Điều 29, Luật đầu tƣ 2005, đồng thời rà soát việc triển khai thực hiện các cam kết về mở cửa thị trƣờng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo đúng các cam kết của WTO, công khai các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành có liên quan về điều kiện đầu tƣ hoặc hành nghề của doanh nghiệp nói chung để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cam kết của Nhà nƣớc. Tuy nhiên để giải quyết triệt để vấn đề không đồng bộ giữa các luật thì Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần phối hợp với các Bộ có liên quan nghiên cứu, soạn thảo, ban hành nghị định sửa đổi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP trong đó tập hợp và giải quyết tập trung tất cả các vấn đề liên quan đến đầu tƣ. 3. Nhóm giải pháp hỗ trợ nhà đầu tƣ Trung Quốc Về công tác xúc tiến đầu tƣ: Để tăng hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tƣ, Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp sau: - Thành lập một cơ quan cấp quốc gia chuyên môn hóa vào hoạt động xúc tiến đầu tƣ (hiện nay hoạt động này thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ). - Thiết lập các trung tâm chuyên xúc tiến đầu tƣ tại một số địa bàn trọng điểm ở Trung Quốc để chủ động tiếp cận, vận động, xúc tiến trực tiếp đối với các nhà đầu tƣ có tiềm năng nhất là các TNCs của Trung Quốc (hiện nay chỉ có Đại sứ quán của Việt Nam tại Trung Quốc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại nƣớc này). - Đổi mới phƣơng thức xúc tiến đầu tƣ, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tƣ theo các dự án và đối tác trọng điểm. 96 - Tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ đồng thời vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến đầu tƣ. - Thiết lập hệ thống quản lý thông tin để các cơ quan có liên quan có thể trao đổi, sử dụng và hỗ trợ nhau trong công tác xúc tiến đầu tƣ. - Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tƣ thông qua các hoạt động đối ngoại, sử dụng tổng hợp các phƣơng tiện kêu gọi đầu tƣ thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ Internet, hội thảo, hội chợ... Kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nƣớc với hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại Trung Quốc, tận dụng hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN đƣợc tổ chức hàng năm để vận động giới thiệu tới các nhà đầu tƣ Trung Quốc hình ảnh một đất nƣớc Việt Nam với một môi trƣờng đầu tƣ thực sự hấp dẫn. - Tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tƣ phải đƣợc cập nhật, phản ánh kịp thời các thay đổi của môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc, đƣợc thể hiện dƣới nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Trung. Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tƣ không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu môi trƣờng đầu tƣ, cơ hội đầu tƣ mà cần mở rộng ra các hoạt động hỗ trợ cho đầu tƣ và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tƣ nhƣ : - Tổ chức thƣờng xuyên các hội thảo, hội chợ để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp FDI nói chung và doanh nghiệp FDI của Trung Quốc nói riêng tìm kiếm đối tác. - Thiết lập quỹ hỗ trợ cho các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực nội bộ các doanh nghiệp FDI. - Thành lập các tổ chức tƣ vấn đầu tƣ chuyên ngành ở một số địa phƣơng để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ triển khai dự án khi đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ nhƣ dịch vụ về đất đai, dịch vụ quản lý xây dựng... 97 - Khuyến khích các công ty tƣ nhân có năng lực đứng ra kinh doanh cung cấp dịch vụ tƣ vấn để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của nhà đầu tƣ. Để đảm bảo kinh phí thực hiện các giải pháp trên cần tiếp tục tăng nguồn kinh phí hàng năm của Quỹ xúc tiến đầu tƣ. Về thủ tục hành chính: Để thực hiện hiệu quả công tác phân cấp quản lý Nhà nƣớc, từ đó đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cần : - Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm cho từng cơ quan có liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Văn hóa thông tin...). - Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ tại địa phƣơng phối hợp đồng bộ, tập trung giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tƣ theo đúng tinh thần của cơ chế một cửa liên thông. - Cần phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ với các cơ sở quản lý đầu tƣ tại địa phƣơng do năng lực tại địa phƣơng vẫn còn yếu, chƣa thực hiện có hiệu quả việc phân cấp quản lý đầu tƣ. - Qui định rõ ràng, công khai các thủ tục, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết liên quan đến đầu tƣ tại các Bộ, ngành, địa phƣơng. - Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý đầu tƣ, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trƣờng hợp sách nhiễu, cửa quyền, vô trách nhiệm gây phiền hà cho nhà đầu tƣ. 4. Nhóm giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Để tăng cƣờng thu hút FDI của Trung Quốc, Việt Nam cần giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại liên quan đến cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Về cơ sở hạ tầng: Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng cách rà soát lại toàn bộ các công trình đã và đang thực hiện, sẵn sàng phá đi, làm lại các công trình không đảm bảo chất lƣợng. Các công trình mới chuẩn bị đƣợc xây dựng phải đƣợc tính toán thật kỹ lƣỡng, quy hoạch xây dựng phải đồng bộ và hợp lý. Do Ngân sách Nhà nƣớc chƣa thể đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng, Nhà nƣớc 98 cần huy động và sử dụng một cách hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc đặc biệt là nguồn vốn tƣ nhân và nguồn vốn FDI. Các dự án kêu gọi đầu tƣ cần ƣu tiên tập trung vào các công trình trọng điểm nhƣ các khu cảng nƣớc sâu, sân bay quốc tế, các tuyến đƣờng giao thông huyết mạch, mạng lƣới công nghệ thông tin hiện đại... Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, vấn đề xây dựng khu cảng cần kết hợp cả đầu tƣ mở rộng và xây dựng mới hệ thống cảng biển nƣớc sâu với định hƣớng đáp ứng nhu cầu của tàu container dung tích lớn, bên cạnh đó cần phát triển các yếu tố phụ trợ đi kèm để gia tăng năng lực cảng biển nhƣ năng lực quản trị, thiết bị hiện đại và nhân lực chuyên môn. Bộ Giao thông vận tải xem xét cử ra một ban chuyên trách trong việc lập quy hoạch tổng thể và xây dựng, phát triển cảng biển với mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả khi mốc 2009 mở cửa cho lĩnh vực vận tải biển đang đến gần. Trong lĩnh vực tài chính, cần phát triển mạng lƣới viễn thông một cách đồng bộ, áp dụng công nghệ cao đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dịch vụ (nhƣ Internet băng thông rộng, đƣờng truyền tốc độ cao, fax, điện thoại công nghệ cao...), đảm bảo chất lƣợng, dung lƣợng và thời gian kết nối. Thêm vào đó, Chính phủ cần có các chính sách ƣu đãi cho đầu tƣ trong lĩnh vực bƣu chính viễn thông để tăng cƣờng thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thế mạnh về công nghệ, nhân lực đầu tƣ vào ngành này; đồng thời chú trọng phát triển mạng lƣới liên lạc của các thể chế tài chính trong nƣớc đảm bảo các giao dịch đƣợc thực hiện thông suốt, nhanh gọn. Ngoài ra, bản thân các thể chế tài chính trong nƣớc cũng cần tăng cƣờng năng lực hoạt động để trở thành các đối tác tiềm năng tạo một môi trƣờng cạnh tranh và hợp tác hiệu quả, thu hút các ngân hàng lớn của Trung Quốc bỏ vốn đầu tƣ. Trong lĩnh vực bất động sản (xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, xây dựng văn phòng...), vấn đề giải quyết mặt bằng đất đai cho nhà đầu tƣ cần đƣợc chú trọng hàng đầu. Nhà nƣớc cần nâng cao chất lƣợng các quy hoạch sử dụng 99 đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch đầu tƣ phát triển bất động sản một cách công khai, minh bạch; đồng thời tiếp tục cải cách hơn nữa các thủ tục liên quan đến đất đai, đặc biệt là thủ tục giao đất cho thuê đất đối với các nhà đầu tƣ tạo thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, điều chỉnh một số nội dung trong quy định về giải phóng mặt bằng, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đặc biệt là thời hạn công bố công khai phƣơng án. UBND các địa phƣơng cần kiên quyết tổ chức cƣỡng chế thực hiện giải phóng mặt bằng các trƣờng hợp đã đền bù theo đúng chính sách và quy định của Nhà nƣớc nhƣng vẫn không chấp hành. Trong lĩnh vực khai mỏ, do khoáng sản tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, Nhà nƣớc cần kết hợp nhiều biện pháp để phát triển hệ thống giao thông tại các vùng này nhƣ tạo nhiều ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, ký các hợp đồng BOT, BTO, BT với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông tại các vùng xa xôi, hẻo lánh. Về nguồn nhân lực, có thể thấy khi đầu tƣ vào Việt Nam, nhu cầu chủ yếu của nhà đầu tƣ Trung Quốc về nguồn nhân lực có trình độ là trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, bảo hiểm), giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu. Do đó, cần tăng cƣờng công tác đào tạo sinh viên tại các trƣờng đại học có liên quan nhƣ Đại học Ngoại thƣơng, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính... Ngoài ra, một số trƣờng chƣa chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên cần nhanh chóng có chƣơng trình giảng dạy ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung) hiệu quả để có thể cung nguồn nhân lực vừa giỏi trình độ chuyên môn vừa biết ngoại ngữ để giao tiếp thuận lợi với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mà ở đây là nhà đầu tƣ Trung Quốc. Ngành giáo dục cần tăng cƣờng hợp tác đào tạo với các trƣờng quốc tế, khuyến khích sinh viên đi du học để tiếp cận các kiến thức hữu ích, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản. Nhà 100 nƣớc cần có chính sách đãi ngộ ngƣời tài để tận dụng tối đa nguồn nghiên cứu sinh, sinh viên du học ở nƣớc ngoài có trình độ cao về phục vụ đất nƣớc. KẾT LUẬN Có thể nhận thấy đầu tƣ vào lĩnh vực khai mỏ, dệt may – da giầy và dịch vụ cơ bản đã, đang và sẽ là xu hƣớng chủ đạo mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ vào các nƣớc ASEAN cũng nhƣ vào Việt Nam. Mặc dù hiện tại Trung Quốc chƣa phải là đối tác trọng điểm của Việt Nam trong việc thu hút vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, tuy nhiên có thể thấy Trung Quốc có thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản mà Việt Nam đang rất cần phát triển. Bên cạnh đó lĩnh vực dệt may, da giầy là ngành Việt Nam có lợi thế và có tiềm lực xuất khẩu lớn, giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho ngƣời lao động có trình độ phổ thông, đồng thời lĩnh vực khai mỏ giúp phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa. Do đó, khai thác đƣợc thế mạnh vốn có của Trung Quốc sẽ góp phần giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình. Kinh nghiệm của các nƣớc ASEAN trong việc thu hút FDI của Trung Quốc, đặc biệt là của Singapore trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản, của Indonesia trong lĩnh vực khai mỏ, của Campuchia trong lĩnh vực dệt may – da giầy cho thấy để tăng cƣờng thu hút FDI của Trung Quốc, Việt Nam cần giải quyết tốt một số vấn đề sau. Đó là giữ vững ổn định kinh tế, chính trị; hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hƣớng thông thoáng và đồng bộ; Nhà nƣớc phải đóng vai trò là ngƣời hỗ trợ cho các hoạt động của nhà đầu tƣ đồng thời phải tăng cƣờng cải thiện chất lƣợng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Trong khuôn khổ một bài khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do hạn chế về tầm nhìn cũng nhƣ hiểu biết, những nhận định và phân tích của 101 em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và độc giả để luận văn đƣợc hoàn thiện và có tính hữu dụng. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thƣơng mại (2000), Những điều cần biết về thị trường Singapore, NXB Lao động, Hà Nội. 2. Cục đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2007), Báo cáo đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2006, Hà Nội. 3. Cục đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2007), Hai mươi năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988-2007). 4. Cục đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2008), Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quý I năm 2008. 5. Cục đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2007), Tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007, dự báo năm 2008. 6. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư mới, Hà Nội. 7. Trịnh Thị Hậu (2007), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp. 8. Kiêm Hƣơng (2008), Chính sách khai thác tài nguyên châu Phi của Trung Quốc, Kinh tế quốc tế số 006-TTX, Thông tấn xã Việt Nam. 9. PGS.TS. Tăng Văn Khiên (2004), Phân tích biến động chỉ tiêu GDP thời kỳ 1991-2003 và dự đoán đến năm 2010, Tổng cục thống kê 10. Thông tấn xã Việt Nam (2008), Tài liệu tham khảo đặc biệt số 075-TTX. 11. Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ 2005 (2008), Báo cáo rà soát đánh giá các nội dung không tương thích giữa Luật Đầu tư và các luật khác có liên quan và kiến nghị bổ sung sửa đổi. 12. Viện kinh tế và chính trị thế giới (2004), Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước ASEAN-5, Trung Quốc và Việt Nam những năm gần đây. 103 13. ASEAN Secretariat (2006), Statistics of foreign direct investment in ASEAN, eighth edition, 2006. 14. ASEAN Secretariat (2007), Statistics of foreign direct investment in ASEAN, ninth edition, 2007. 15. Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ Ltd. (2006), Economic review – outward investment by China Gathering Stream under the Go Global Stretagy. 16. Central Intelligence Agency (2007), The World Factbook. 17. China Ministry of Commerce (2006), 2006 statistical bulletin of China’s outward foreign direct investment. 18. Deutsche Bank (2006), Global champion in waiting perspectives on China’s overseas direct investment. 19. Eurasia Group (2006), China’s overseas investments in oil and gas production 20. Imad A.Moosa (2002), Foreign Direct Investment: Theory, Evidence and Practice, Palgrave. 21. Leonard K. Cheng, Zihui Ma (2007), China’s Outward FDI: Past and Future. 22. Randall Morck, Bernard Yeung, Minyuan Zhao (2007), Perspectives on China’s Outward Foreign Direct Investment. 23. Ren Yi (2006), Motivation of Chinese investment in Vietnam, Science press, 2006. 24. Poncet, Sandra (2007), Inward and Outward Foreign Direct Investment in China. 25. WWF (2007), Re-think Chinese Outward Investment Flows. 26. Wu, Friedrich (2005), Coporate China Goes Global 27. Wu, Friedrich (2002), China’s rising investment in Southeast Asia: How ASEAN and Singapore can benefit? 104 28. Các website: - Vietnamnet (2005), - Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam (2005), - Doanh nghiệp 24h (2007), - Thông tấn xã Việt Nam (2004), - Vneconomy (2006), 75024585c9443 - Tạp chí Cộng Sản (2007), 136 - Website hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc (2008), &col_no=553 - Tuầnvietnam.net (2008), =3429 - Chinaeconomicreview (2006), 105 PHỤ LỤC BẢNG PHÂN NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN 106 107

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4066_2966.pdf
Luận văn liên quan