Đề tài Dạy học môn kỹ thuật điện lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác

MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2- Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4- Giả thuyết khoa học 5- Nhiệm vụ nghiên cứu 6- Phương pháp nghiên cứu 7 – Những đóng góp của đề tài 8. Cấu trúc nội dung luận văn nội dung Chương I cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Bài lên lớp/ bài giảng 1.1.2. Chất lượng dạy học 1.1.3. Dạy học tích cực 1.1.4. Dạy học tương tác 1.1.5. Dạy học tích cực và tương tác 1.2. Cơ sở sinh lý học thần kinh của định hướng dạy học tích cực và tương tác [ 13 ] 1.2.1. Cấu tạo và tính năng động của bộ máy học 1.2.2. Cơ sở sinh lý thần kinh của định hướng dạy học tích cực và tương tác 1.3. Cơ sở tâm lý học của định hướng dạy học tích cực và tương tác 1.3.1. Thuyết liên tưởng 1.3.2. Thuyết hoạt động 2. Thực trạng dạy học môn kỹ thuật công nghiệp ở trường THPT 2.1. Đội ngũ giáo viên 2.2. Học sinh 2.3. Cấu trúc bài giảng theo quan điểm truyền thống 2.4. Chương trình, phân phối chương trình và sách giáo viên Kỹ thuật điện 12 2.5. Sách giáo khoa Kỹ thuật điện 12 2.6. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học 2.7. Quan điểm thái độ của các cấp quản lý. Kết luận chương 1: Chương 2 Thiết kế bài giảng kỹ thuật điện lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác 1. Phân tích chương trình 1.1. Nội dung và phân phối chương trình 1.2. Đặc điểm nội dung và khả năng áp dụng dạy học tích cực và tương tác 1.2.1. Các khái niệm vật lý, kỹ thuật 1.2.2. Nguyên lý làm việc. 1.2.3. Kiến thức về cấu tạo máy điện. 1.2.4. Vận hành, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa. 2. Quy trình thiết kế. 2.1. Các nguyên tắc chung. 2.1.1. Đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học 2.1.2. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của học sinh 2.1.3. Huy động được càng nhiều càng tốt các giác quan của người học trong quá trình nhận thức. 2.1.4. Đảm bảo tính khả thi. 2.2. Quy trình thiết kế bài giảng theo định hướng dạy học tích cực và tương tác. 2.2.1. Quy trình thiết kế: 2.2.2. Nội dung các bước 3. Thiết kế bài giảng Kỹ Thuật Điện lớp 12 theo định hướng dạy học Tích cực và Tương Tác. 3.1. Mạch điện 3 pha. 3.2. Máy điện xoay chiều ba pha – Máy biến áp ba pha. (1tiết) 3.3. Nhận xét Kết luận chương 2: Chương 3 : Thực nghiệm đánh giá 1. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp 1.1. Mục đích 1.2. Nhiệm vụ 1.3. Phương pháp 2. Nội dung thực hiện theo phương pháp chuyên gia 3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm sư phạm 4. Kết quả 4.1. Kết quả nhận được qua phương pháp chuyên gia 4.1.1. Đánh giá định tính 4.1.2. Đánh giá định lượng (tổng hợp theo nội dung phiếu điều tra) 4.2. Kết quả nhận được qua phương pháp thực nghiệm sư phạm 4.2.1. Đánh giá định tính (thông qua dự giờ) 4.2.2. Đánh giá định lượng Kết luận và một số kiến nghị 1. Kết luận 2- Một số kiến nghị

doc100 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dạy học môn kỹ thuật điện lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều 1 pha? Hoạt động 1.2: Đặt vấn đề vào bài mới. Giáo viên (GV): Trình bày những ưu điểm của dòng điện 3 pha so với dòng điện 1 pha: Truyền tải điện năng đi xa đơn giản và kinh tế hơn dòng điện 1 pha. Động cơ điện 3 pha có cấu tạo đơn giản, vận hành thuận lợi, giá thành rẻ, công suất cao... Vậy để tạo dòng điện 3 pha ta làm thế nào ? Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm chung về mạch điện 3 pha Hoạt động 2.1.1. Tìm hiểu khái niệm mạch điện 3 pha. GV: Thực tế các em thấy mạch điện 3 pha bao gồm những thành phần nào ? HS: Thảo luận, trả lời. GV: (Kết luận) - Mạch điện 3 pha gồm: nguồn điện 3 pha, đường dây truyền tải và phụ tải 3 pha - Để tạo ra dòng điện 3 pha ta dùng máy phát điện 3 pha Hoạt động 2.1.2. Tìm hiểu cấu tạo máy phát điện 3 pha. GV: GV dùng mô hình máy 3 pha và tranh vẽ phóng to về sơ đồ cấu tạo máy phát diện 3 pha (Dùng tranh vẽ sẵn của Tổng công ty CSVC và TBTH) để giới thiệu về máy phát 3 pha và đặt câu hỏi: - 3 cuộn dây stato có đặc điểm gì ? Hình 1.7a: Sơ đồ nguyên lý mát phát điện 3 pha. HS: Thảo luận, trả lời. GV: (Kết luận) + Stato đặt 3 cuộn dây AX,BY,CZ giống hệt nhau và đặt lệch nhau một góc 2/3 trong không gian, mỗi dây quấn ứng với 1 pha. + Rôto: Nam châm điện. Hoạt động 2.1.3. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động máy phát điện 3 pha GV: Liên hệ kiến thức Vật lý lớp 11 khi quay nam châm điện với tốc độ không đổi, điều gì sẽ xảy ra ? HS: Trả lời... GV: (Bổ sung): Khi rôto quay, làm cho trên mỗi cuộn dây stato xuất hiện suất điện động (sđđ) cảm ứng có dạng hình sin, cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau một góc 2/3. Hình 1.7b: Đồ thị tức thời của điện áp các pha GV: - Vậy vì sao rôto phải quay đều ? - Tại sao ba dòng điện xoay chiều lại có cùng tần số, cùng biên độ ? - Vì sao ba dòng điện xoay chiều lệch pha nhau 2/3 ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và cho học sinh quan sát hình 1.7 (SGK) * KL: Hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều một pha bằng nhau về tần số nhưng lệch pha nhau 2 /3 gọi là dòng điện xoay chiều 3 pha. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu cách nối hình sao. Hoạt động 2.2.1. Cách nối. GV: Cho học sinh quan sát hình 1.8.SGK và hỏi thế nào là cách mắc hình sao? Hình 1.8: Sơ đồ nối nguồn hình sao có dây trung tính HS: Trả lời. GV: - 3 Điểm cuối X,Y,Z của 3 pha nối với nhau tạo thành điểm trung tính O. - 3 điểm đầu A,B,C của 3 pha được nối với các dây dẫn điện đến nơi tiêu thụ điện, các đây dẫn đó gọi là dây pha (dây nóng) - Dây nối từ điểm trung tính nguồn tới nơi tiêu thụ điện gọi là dây trung tính (dây nguội). GV: - Trong cách mắc hình sao hãy chứng tỏ Ith = 0 ? - Trong thực tế Ith ¹ 0. Tại sao vậy ? Hoạt động 2.2.2. Tìm hiểu các quan hệ giữa đại lượng dây và pha ở cách mắc hình sao. * Quan hệ giữa dòng điện dây và dòng điện pha. GV: Em hiểu thế nào là dòng điện dây, dòng điện pha ? HS:..... GV: - Dòng điện chạy trong các dây pha gọi là dòng điện dây. Ký hiệu: Id - Dòng điện chạy trong mỗi dây quấn của mỗi pha gọi là dòng điện pha. Ký hiệu: Ip. GV: Cho học sinh quan sát hình 1.8 SGK và yêu cầu học sinh nêu quan hệ giữa Id và Ip. HS: Dây pha nối tiếp với mỗi pha của nguồn của nguồn, do đó: Id = Ip . GV: Đúng. * Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha. GV: Thế nào là điện áp dây, điện áp pha ? HS:.... GV:- Điện áp dây pha và dây trung tính gọi là điện áp pha Ký hiệu: Up. - Điện áp giữa hai dây pha gọi là điện áp dây. Ký hiệu: Ud. GV: Sử dụng hình vẽ 1.8. SGK. kết hợp dùng đồ thị vectơ để nêu quan hệ: Ud = Up. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu cách mắc hình tam giác. Hoạt động 2.3.1. Cách nối. GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.9.SGK. và cho biết thế nào là cách mắc tam giác ? Hình 1.9: Sơ đồ nối tải hình tam giác HS: Thảo luận. GV: Cách mắc mà điểm đầu của pha này nối với điểm cuối của pha kia. Ba điểm nối đó được nối với mạch ngoài bằng ba dây pha. GV: Từ hình 1.9.SGK.GV yêu cầu HS, cho biết: quan hệ dòng điện, quan hệ điện áp giữa đại lượng dây và đại lượng pha trong cách nối hình tam giác? HS: Thảo luận GV: Khái quát: Id = Ip Ud = Up GV: (Nhấn mạnh). Việc nối các pha của tải theo hình sao hay tam giác không phụ thuộc vào cách nối của nguồn.Chú ý đảm bảo điều kiện điện áp nguồn đặt lên mỗi pha của tải bằng điện áp định mức trên mỗi pha của tải. Ví dụ: Nguồn điện có Up = 127 V ; Ud = 220 V, với các bóng đèn có điện áp định mức 127 V nếu nối chúng thành tải 3 pha phải mắc hình sao, với các bóng đèn có điện áp định mức 220 V phải nối theo hình tam giác. Hoạt động 3: Củng cố bài. Nhấn mạnh trọng tâm bài trên sơ đồ cấu trúc nội dung bài học. (Có thể kết hợp hoạt động 3 với bước 4) Bước 4: Kiểm tra, đánh giá. Hoạt động 4.1. Phát phiếu học tập cho học sinh (phụ lục 3) Yêu cầu học sinh điền vào phiếu học tập. Hoạt động 4.2. Gọi học sinh lên bảng và yêu cầu Trình bày khái niệm về mạch điện 3 pha (Dựa trên hình 1.7 SGK) (Cả lớp chú ý quan sát bạn trả lời, sau đó thảo luận, nhận xét) - Giáo viên thu phiếu học tập, nhận xét, đánh giá tiết học. Hoạt động 4.3. Phát phiếu giao việc (phụ lục 4). Yêu cầu học sinh về nhà làm chuẩn bị cho bài tiếp theo. (Mạch điện 3 pha – tiết 4). 3.2. Máy điện xoay chiều ba pha – Máy biến áp ba pha. (1tiết) Bài giảng: Máy biến áp ba pha Bước 1. Xác định mục tiêu bài dạy. Học xong bài này học sinh cần phải. Phân biệt được máy điện tĩnh và máy điện quay. Biết công dụng, cấu tạo cách nối dây, nguyên lý làm việc của máy biến áp ba pha. Bước 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Nghiên cứu nội dung bài dạy thông qua SGK Kỹ thuật 12, giáo trình Phương pháp dạy học KTCN tập 2, sách hướng dẫn giáo viên, một số tài liệu tham khảo khác..... Phiếu học tập (phụ lục 5) Đồ dùng dạy học Tranh vẽ mô hình máy biến áp. Các mẫu vật về lá thép kỹ thuật điện, lõi thép, dây quấn của máy biến áp. Các hình vẽ SGK. Bước 3. Thiết kế các hoạt động dạy và học. Sơ đồ cấu trúc nội dung bài dạy. Máy điện - máy biến áp ba pha Máy biến áp ba pha Khái niệm về máy xoay chiều điện 3 pha Máy điện quay Máy điện tĩnh Nguyên lý làm việc Cấu tạo Khái niệm công dụng Máy phát điện Động cơ điện Dây cuốn Lõi thép Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cấu trúc bài dạy “ Máy điện - Máy biến áp 3 pha. 2. Thiết kế các hoạt động dạy - học. Hoạt động 1: Khởi động, định hướng. Hoạt động 1.1: Kiểm tra bài cũ. Hãy nêu các phần tử của mạch diện 3 pha ? Quan hệ giữa các đại lượng dây và pha trong cách mắc hình sao ? hình tam giác ? Hoạt động 1.2. Đặt vấn đề vào bài mới. Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất, ở đâu chúng ta cũng thấy sự có mặt của máy biến áp. Chúng được chế tạo với hình dáng và chủng loại vô cùng phong phú, dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào ? Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức mới. Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm về máy điện xoay chiều 3 pha. GV: Máy điện được sử dụng nhiều trong sản xuất và đời sống, em hãy kể tên những máy điện mà em biết ? HS: Trả lời... GV: Rút ra những vấn đề chung về máy điện: Phân loại: Chia làm 2 loại: Máy điện tĩnh: khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động như máy biến áp, máy biến dòng....dùng để biến đổi các thông số (điện áp, dòng điện) của hệ thống điện. Máy điện quay: khi làm việc trong máy có bộ phận chuyển động tương đối với nhau. + Máy phát điện: Biến cơ năng thành điện năng, dùng làm nguồn cấp điện cho tải. + Động cơ điện: Biến điện năng thành cơ năng, dùng làm nguồn động lực cho các máy và thiết bị. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu máy biến áp 3 pha. Hoạt động 2.2.1. Tìm hiểu khái niệm và công dụng. GV: Từ thực tế, em hãy định nghĩa máy biến áp ? HS: Trả lời... GV: Máy biến áp 3 pha là máy điện tĩnh, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ nguyên tần số. GV: - Máy biến áp có điện áp đưa vào lớn hơn điện áp đưa ra là máy biến áp loại gì ? - Nêu công dụng của máy biến áp ba pha mà em biết ? HS: Thảo luận. GV: (Kết luận) Máy biến áp 3 pha được sử dụng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, trong mạng điện xí nghiệp công nghiệp, trong phòng thí nghiệm. Hoạt động 2.2.2. Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp. GV: Dựa vào hình vẽ mô hình máy biến áp GV đặt câu hỏi Hỏi: Theo em máy biến áp có mấy bộ phận chính? HS thảo luận, GV đi đến kết luận: Máy biến áp có 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn. * Lõi thép: Lõi thép có 3 trụ để quấn dây và gông từ để khép kín mạch từ. Hỏi: Lõi thép được làm bằng vật liệu gì ? Vì sao ? - Lõi thép được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày từ 0,35 - 0,5 mm, có lớp cách diện bên ngoài ghép lại thành hình trụ dùng dể dẫn từ nhằm giảm tổn hao năng luợng. GV: Thế nào là dòng điện xoáy (dòng Phucô) ? Tại sao lõi thép máy biến áp không phải là 1 khối thép mà lại được ghép từ các lá thép kỹ thuật? Tại sao các lá thép lại được sơn cách điện với nhau? HS: Thảo luận, trả lời. - GV hướng dẫn HS giải thích ý nghĩa của giải pháp kỹ thuật này bằng kiến thức Vật lý lớp 11. Các em đã được học về dòng điện Phucô (dòng điện xoáy). Máy biến áp làm việc với dòng xoay chiều nên từ trường trong lõi thép máy biến áp là từ trường biến thiên, do đó trong lõi thép sẽ xuất hiện dòng điện xoáy. Dòng điện xoáy làm nóng lõi thép, gây tổn thất năng lượng và làm nóng máy gây hậu quả giảm độ cách điện thậm chí gây cháy máy...... GV dùng các lá thép làm trực quan và hỏi HS: Tại sao khi ghép các lá thép thành lõi thép máy biến áp cần phải ghép chặt, tránh nhiều khe hở ? - GV: (Khái quát) Các giải pháp kỹ thuật trong việc chế tạo lõi thép máy biến áp đã nêu ở trên, đều áp dụng cho việc chế tạo lõi thép của các loại máy điện xoay chiều. * Dây quấn: GV cho HS quan sát một số mẫu dây, giấy cách điện. Hỏi: Dây quấn làm bằng vật liệu gì ? Vì sao ? Dây quấn là dây điện từ bao cách điện được quấn quanh trụ từ của lõi. Vì dây này mềm, có độ bền cơ học cao, khó đứt, dẫn điện tốt. GV: Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì ? - Chức năng: + Lõi thép: Dùng làm mạch dẫn từ đồng thời làm khung quấn dây. + Dây quấn: Dùng để dẫn điện. GV: Cho HS quan sát hình 2.4 SGK vẽ sơ đồ nguyên lý máy biến áp 3 pha. Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý máy biến áp 3 pha Hỏi: Hãy phân biệt dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp ? HS: Thảo luận..... GV:(Kết luận) - Dây quấn nhận điện vào là dây quấn sơ cấp. - Dây quấn đưa điện ra là dây quấn thứ cấp. * Chú ý: Máy biến áp 3 pha có thể đấu sao hay tam giác ở cả dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp. Sơ đồ đấu dây và kí hiệu cách đấu (hình 2.6 SGK) Hình 2.6: Sơ đồ các cách nối dấy máy biến áp 3 pha a. Nối Y/Y0; b. Nối Y/D; c. Nối Y0/D Hoạt động 2.2.3. Tìm hiểu nguyên lý làm việc của máy biến áp. Dựa trên hình vẽ, GV đặt câu hỏi: Hỏi: Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có nối trực tiếp về điện với nhau không ? - Không, vì dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp không nối với nhau. Hỏi: Khi dòng điện vào dây quấn sơ cấp, ở 2 đầu cực ra của dây quấn thứ cấp sẽ có điện áp. Sự xuất hiện điện áp ở dây quấn thứ cấp là do hiện tượng gì ? - Do hiện tượng cảm ứng điện từ. * GV lưu ý HS: Máy biến áp 3 pha có các cách đấu dây khác nhau nên cần phân biệt hệ số biến áp pha (Kp) và hệ số biến áp dây (Kd). + Hệ số biến áp pha: Kp = = (Trong đó N1, N2 là số vòng dây 1 pha của cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp) + Hệ số biến áp dây: Kd =. GV: Dựa vào hình 2,6 hãy tính hệ số biến áp ở 3 trường hợp ? HS: Thảo luận, trả lời... GV Đánh giá và kết luận ; với số vòng dây cố định của các dây quấn, hệ số biến áp có thể tăng hoặc giảm lần tùy theo sơ đồ nối dây. * Lưu ý: Máy biến áp ba pha cũng có thể được ghép từ 3 biến áp 1 pha với máy biến áp có công suất lớn (10 MVA ở mỗi pha) Hình 2.7: Sơ đồ ghép 3 biến áp một pha thành ba pha nối Y/D Hoạt động 3: Củng cố bài. - Nhấn mạnh trọng tâm qua sơ đồ cấu trúc bài dạy. Bước 4: Kiểm tra đánh giá. Hoạt động 4.1.Phát phiếu học tập cho học sinh (Phụ lục 5) Yêu cầu học sinh điền vào phiếu học tập. Hoạt động 4.2. Gọi học sinh lên bảng. Yêu cầu: Mô tả cấu tạo của máy biến áp 3 pha (Hình 2.3) Trình bày nguyên lý làm việc của máy biến áp 3 pha (Hình 2.4) (Cả lớp chú ý quan sát bạn trả lời, sau đó thảo luận, nhận xét) - GV thu phiếu học tập, đánh giá kết quả học tập, nhận xét và rút kinh nghiệm cho buổi học sau. Hoạt động 4.3. Phát phiếu giao việc (phụ lục 6). Yêu cầu học sinh về nhà làm bài chuẩn bị cho bài tiếp theo. (Động cơ không đồng bộ ba pha). 3.3. Nhận xét Thiết kế bài dạy theo định hướng Dạy học tích cực và tương tác có một số đặc điểm sau: - Mục tiêu bài dạy được xác định cho người học, cố gắng cụ thể hóa mục tiêu đó. Mỗi bước/ giai đoạn của bài dạy đều có mục tiêu/ kết quả xác định và các mục tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau. - Xây dựng các hoạt động để học sinh vận dụng lý thuyết. + Cấu trúc rõ ràng các hoạt động của giáo GV, của HS; đảm bảo kiến thức chính xác, lôgic và trình tự các hoạt động trong bài. + Không chỉ quan tâm đến tái hiện kiến thức mà cần chú trọng tới các kỹ năng vận dụng kiến thức, phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt mục tiêu từng phần trong chương trình học tập. - Dạy học theo phương pháp này phải coi trọng các kiến thức mà đã biết trong phạm vi liên môn, người dạy phải biết khôi phục lại trong học sinh các kiến thức đó. Các hoạt động lĩnh hội kiến thức mới được dựa trên cơ sở tận dụng, khai thác triệt để các kiến thức, kinh nghiệm sống của học sinh. - Tiến độ và mức độ thành công của bài dạy còn có hệ số rủi ro – khi học sinh không tích cực. Để góp phần thành công của bài giảng, đòi hỏi người dạy phải chuẩn bị chu đáo: nội dung, thiết kế các hoạt động dạy học, phương tiện dạy học, phiếu học tập....Với vai trò của người dẫn dắt, trong quá trình dạy học, đòi hỏi người dạy hiểu tâm lý người học, linh hoạt trong việc đưa ra các câu hỏi định hướng, có khả năng phán đoán và xử lý các tình huống. Người dạy phải coi trọng việc hướng dẫn khả năng tự học, tự làm việc với tài liệu của người học. Kết luận chương 2: 1. Căn cứ vào nội dung chương trình, đặc điểm kiến thức cũng như tình hình giảng dạy và học tập môn Kỹ thuật công nghiệp lớp 12 phần Kỹ thuật điện, trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học; phát huy tính tích cực, tự lực chủ động của học sinh, đảm bảo tính khả thi chúng tôi đã tiến hành thiết kế quy trình bài giảng Kỹ thuật công nghiệp lớp 12 phần Kỹ thuật điện và một số bài giảng minh hoạ. 2. Việc thiết kế bài giảng theo định hướng dạy học tích cực và tương tác luôn thể hiện tính nhất quán quan điểm: - Phát huy tính tích cực, tự lực chủ động giải quyết vấn đề của học sinh thông qua các hoạt động và hoạt động thành phần: hoạt động khởi động, hoạt động chiếm lĩnh tri thức mới, hoạt động củng cố. Các hoạt động này đạt hiệu quả thông qua các hoạt động giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy giáo và giữa học sinh với tài liệu…Vậy qua các hoạt động đó hình thành cho học sinh khả năng nghiên cứu cá nhân, nghiên cứu hợp tác và đề xuất được các giải pháp về học tập và nghiên cứu. Người giáo viên giữ vai trò tổ chức, điều khiển trọng tài, định hướng các hoạt động cũng như chính xác hoá, thể chế hoá kiến thức tìm ra của học sinh. 3. Chất lượng của việc dạy học sử dụng bài dạy môn Kỹ thuật công nghiệp lớp 12 phần Kỹ thuật điện được thiết kế theo định hướng dạy học tích cực và tương tác thông qua thực nghiệm sẽ được kiểm chứng ở chương 3. Chương 3 Thực nghiệm đánh giá 1. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp 1.1. Mục đích Nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã xây dựng: Dạy học môn KTCN lớp 12 phần Kỹ thuật điện theo định hướng dạy học tích cực và tương tác sẽ nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện cho học sinh tích cực, tự lực, chủ động giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Nhiệm vụ Để đạt được các mục đích trên, thực nghiệm có các nhiệm vụ sau: 1- Xây dựng các bài giảng theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác”. 2- Triển khai công việc lấy ý kiến chuyên gia về đề xuất thiết kế các bước bài dạy lý thuyết. 3- Tiến hành thực nghiệm: Thu thập, phân tích, xử lý kết quả bài học ở lớp thực nghiệm và đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả việc sử dụng bài dạy theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác”. 4- Đánh giá tính khả thi của việc thiết kế trong tiến trình dạy học, qua đó có những điều chỉnh, bổ xung để hoàn thiện hơn. 1.3. Phương pháp 1- Phương pháp chuyên gia: Tác giả xin ý kiến của các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy ở các trường THPT thông qua việc trao đổi, gửi các tài liệu có liên quan và phiếu xin ý kiến được soạn dưới dạng trắc nghiệm. Kết quả thu được, tác giả phân tích, đánh giá cả ở hai mặt định tính và định lượng. 2- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Được thực nghiệm trong năm học 2005 – 2006 tại trường THPT Ngô Thì Nhậm – Hà Nội. Việc thực nghiệm được tiến hành theo trình tự: thăm dò điều tra đầu vào (trình độ học sinh, cơ sở vật chất…); triển khai chương trình thực nghiệm: kiểm tra đánh giá kết quả và xử lý số liệu. Khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành: - Dạy song song ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng một khoảng thời gian, cùng nội dung dạy, cùng các bài kiểm tra. Lớp thực nghiệm dạy theo chương trình đã được thiết kế, lớp đối chứng dạy bình thường. - Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm về ý tưởng trong từng bài cụ thể, nội dung, mục tiêu và cách thức tiến hành bài thực nghiệm. Phân tích rõ điểm khác nhau với cách dạy thông thường, dự kiến với những khó khăn và cách giải quyết, chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học cho thực nghiệm. - Dự giờ dạy ở cả hai lớp, quan sát ghi chép hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. - Sau mỗi buổi học đều rút kinh nghiệm về việc thực hiện ý đồ thực nghiệm, bổ sung điều chỉnh tiến trình dạy học cho phù hợp và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. Gặp gỡ, trao đổi học sinh để sơ bộ đánh giá định tính kết quả thực nghiệm. - Cho học sinh làm một bài kiểm tra (bài kiểm tra 15 phút vào thời điểm giữa đợt thực nghiệm) để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm. 2. Nội dung thực hiện theo phương pháp chuyên gia Chuẩn bị tài liệu: - Quy trình thiết kế bài dạy, nội dung các bước và hai bài giảng đã thiết kế . - Phiếu xin ý kiến chuyên gia (phụ lục 7). Nội dung yêu cầu đánh giá cả hai mặt định tính và định lượng. Tham khảo lấy ý kiến chuyên gia (10 chuyên gia) qua việc gửi tài liệu và trao đổi trực tiếp. 3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm sư phạm Đối tượng thực nghiệm Thực nghiệm được chúng tôi tiến hành tại hai lớp 12A4 và 12A5 trường THPT Ngô Thì Nhậm – Hà Nội. - Lớp thực nghiệm là lớp 12A5 gồm 46 học sinh, điểm trung bình của môn KTCN học kỳ trước là 6,42. - Lớp đối chứng là lớp 12A4 gồm 45 học sinh, điểm trung bình của môn KTCN học kỳ trước là 6,45. Như vậy, chất lượng đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương. Nội dung các bài thực nghiệm Trên cơ sở những bài dạy lý thuyết đã được thiết kế cụ thể thuộc chương trình Kỹ thuật điện lớp 12 – THPT. Đó là các bài. + Mạch điện xoay chiều 3 pha (45 phút) + Máy biến áp 3 pha (45 phút) Ngoài các giáo án trên, chúng tôi có hướng dẫn giáo viên dạy thực nghiệm vận dụng ý đồ thiết kế bài dạy theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” vào quá trình giảng dạy hàng ngày ở lớp thực nghiệm. 4. Kết quả 4.1. Kết quả nhận được qua phương pháp chuyên gia Theo nội dung phiếu điều tra, và qua tiến hành gặp gỡ, trao đổi về mục đích lấy ý kiến, trao đổi các tài liệu… nhìn chung các ý kiến đánh giá có một số điểm chung về: 4.1.1. Đánh giá định tính - Vận dung bài dạy thiết kế bài dạy theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” là đúng hướng, phù hợp với yêu cầu thực tế xã hội. - Thiết kế các bài giảng như trên có tính khả thi, nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực, chủ động giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. - Để các giáo viên có thể vận dụng được tốt các bài dạy thiết kế theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” thì cần phải tăng cường bồi dưỡng giáo viên hiện có, đào tạo có chất lưọng giáo viên mới vào nghề. 4.1.2. Đánh giá định lượng (tổng hợp theo nội dung phiếu điều tra) I- Tính khả thi của đề xuất: 1- Về khả năng chuyển mục đích – yêu cầu từ người dạy sang mục tiêu cho người học: Thực hiện được ở mức tốt 100% 2- Về khả năng chuẩn bị của giáo viên (nội dung kiến thức, phiếu học tập, phương tiện dạy học): Thực hiện được ở mức tốt 90%; Thực hiện được ở mức bình thường 10% 3- Về khả năng vận dung đề xuất để thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh và sự phối hợp giữa hai hoạt động này. Thực hiện được ở mức tốt 90%; Thực hiện được ở mức bình thường 10% 4- Khả năng sử dụng bài dạy cụ thể theo thiết kế mẫu vào thực tiễn giảng dạy trên lớp. Hoàn toàn thực hiện được 100% 5- Về khả năng áp dụng kết hợp hình thức kiểm tra đánh giá của giáo viên với việc cho học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình. áp dụng tốt 100% II- Đánh giá qua hai bài giảng đã thiết kế: 1- Mục tiêu bài giảng Phù hợp 100% 2- Chuẩn bị của giáo viên cho bài dạy Hoàn toàn tốt 90% Tương đối 10% 3- Các hoạt động của thầy, trò và sự phối hợp giữa hai hoạt động này: Hợp lý 90% Tương đối 10% 4- Hoạt động kiểm tra đánh giá: Hoàn toàn phù hợp 100% 5- Thiết kế bài dạy theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” sẽ nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực, chủ động giải quyết vấn đề. Tốt 100% Qua các ý kiến nhận xét trên có thể cho thấy những nội dung đề xuất của đề tài là khả thi và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn KTCN lớp 12 phần Kỹ thuật điện ở trường THPT, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội đang đòi hỏi. 4.2. Kết quả nhận được qua phương pháp thực nghiệm sư phạm 4.2.1. Đánh giá định tính (thông qua dự giờ) Qua việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, chúng tôi thấy: Học sinh tích cực nêu các ý kiến cá nhân về vấn đề đang học. Học sinh chủ động nêu được thắc mắc trong khi nghe giảng. Học sinh mạnh dạn nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Học sinh được chủ động đánh giá kết quả học tập của mình. Do vậy học sinh có tinh thần trách nhiệm hơn đối với quá trình học tập. 4.2.2. Đánh giá định lượng a) Nội dung bài kiểm tra và thời gian tiến hành Bài kiểm tra (kiểm tra 15 phút). Bài này được tiến hành vào giữa đợt thực nghiệm thuộc học kỳ I năm học 2005 – 2006 tại 2 lớp 12 (lớp thực nghiệm là 12A5, lớp đối chứng là lớp 12A4) của trường THPT Ngô Thì Nhậm – Hà Nội. Nội dung đề bài: Thời gian làm bài 15 phút) 1. Chọn câu trả lời đúng : Máy biến áp ba pha là: (2 đ) a. Máy phát điện. b. Động cơ điện. c. Máy điện quay. d. Máy điện tĩnh. 2. Trên cơ sở những kiến thức đã học về cấu tạo của máy biến áp, hãy giải thích tại sao khi ghép các lá thép cần chú ý ghép chặt, tránh nhiều khe hở ? (4 đ) 3. Một tải 3 pha gồm 3 điện trở R = 10 ,nối hình tam giác, đấu vào nguồn điện 3 pha có Up = 380 V. Tính dòng điện pha và dòng điện dây ? (4 đ) Đáp án: (Bài kiểm tra cho theo thang điểm 10) d Vì: Mạch từ phải có từ trở càng nhỏ càng tốt. Từ trở của thép nhỏ, của không khí lớn. Nếu để khe hở không khí lớn sẽ làm tăng từ trở của mạch từ, dẫn tới làm giảm từ thông trong mạch, làm chất lượng lõi thép xáu đi. Hơn nữa nếu ghép không chặt sẽ sinh ra tiếng kêu khi máy làm việc. Vì tải nối tam giác ta có: Up = Ud = 380 V Dòng điện pha của tải: Ip = = = 38 A Dòng điện dây: Id = Ip = . 38 = 65,8 A b) Xử lý kết quả Bài kiểm tra trên được xử lý theo phương pháp thống kê: Lập bảng phân phối Fi (Số học sinh đạt điểm xi) Lập bảng tần suất fi (%) (số % học sinh điểm xi) Lập bản tần suất hội tụ tiến fa­ (số % học sinh điểm xi trở lên) Vẽ các đường đặc trưng phân phối (đường tần suất, đường tần suất hội tụ tiến). Tính các tham số đặc trưng thống kê: + Điểm trung bình: = F Với: N: Tổng số học sinh được kiểm tra; 0 £ xi £ 10 + Phương sai: d2 = (xi - )2 Fi + Độ lệch chuẩn: d = + Hệ số biến thiên: V = x 100% Lập bảng so sánh các tham số thống kê. Đánh giá các tham số thống kê qua hai hệ số t (Student) và F (Fisher-Snedecor) là các hệ số được xác định theo phép kiểm định thống kê. Kết quả như sau: Bảng phân phối Fi (số học sinh đạt điểm xi). Lớp ` xi Số HS được KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 45 1 4 10 8 9 6 7 TN 46 2 7 9 8 10 8 2 Lập bảng tần suất fi (%) (số % học sinh điểm xi) Lớp xi Số HS được KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 45 2,22 8,89 22,22 17,78 20 13,33 15,56 TN 46 4,34 15,22 19,57 17,39 21,34 17,39 4,75 Lập bảng tần suất hội tụ tiến fa ­ (%) (số % học sinh điểm xi trở lên) Lớp xi Số HS được KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 45 100 97,78 88,89 66,67 48,89 28,89 15,56 TN 46 100 95,66 80,44 60,87 43,48 22,14 4,75 - Tính các tham số đặc trưng thống kê: + Điểm trung bình : ĐC = Fi = = 6,47 TN Fi = = 7,07 + Phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên cho lớp đối chứng: xi Fi xi - ĐC (xi - ĐC)2 Fi (xi - ĐC)2 2 3 1 - 3,47 12,04 12,04 4 4 - 2,47 6,1 24,4 5 10 - 1,47 2,16 21,6 6 8 - 0,47 0,22 1,76 7 9 0,53 0,28 2,52 8 6 1,53 2,34 14,04 9 7 2,53 6,4 44,8 Ta có: S Fi (xi - ĐC)2 = 121,16 dĐC 2 = (xi - ĐC)2 Fi = = 2,75 dĐC = = = 1,66 VĐC = x 100% = x 100% = 25,66% + Phương sai, độ lệch, hệ số biến thiên cho lớp thực nghiệm: xi Fi xi - TN (xi - TN)2 Fi (xi - TN)2 3 4 2 - 3,07 9,42 18,84 5 7 - 2,07 4,28 29,96 6 9 - 1,07 1,14 10,26 7 8 - 0,07 0,01 0,08 8 10 0,93 0,86 8,6 9 8 1,93 3,72 29,76 10 2 2,93 8,58 1716 Ta có: S Fi (xi - TN)2 = 114,66 dTN 2 = (xi - TN)2 Fi = = 2,55 dTN = = = 1,6 VTN = x 100% = x 100% = 22,63% Lập bảng so sánh các tham số thống kê Lớp Số học sinh kiểm tra d2 d V(%) ĐC 45 6,47 2,75 1,66 25,66 TN 46 7,07 2,55 1,6 22,63 - Đánh giá các tham số thống kê qua hệ số t (Student) và F (Fisher-Snedecor): + Tính hệ số t (Student): t = = = 1.7575 Chọn xác suất a = 0,05. Tra bảng Student [9] với bậc tự do k = (NĐC + NTN) – 2 = (45 + 46)–2 = 89 Ta được: tak = 1.665 So sánh t với tak ta thấy: t > tak nghĩa là sự khác nhau giữa TN và ĐC là có ý nghĩa (là thực chất, không phải ngẫu nhiên). + Tính hệ số F (Fisher – Snedecor): F = = = 0.9273 < 1 Theo phân bố F, chọn mức có ý nghĩa a = 0,05, tra bảng phân phối F ta được: Fbảng = 1.64 So sánh ta thấy F < Fbảng nghĩa là sự sai khác giữa và là chấp nhận được (kết quả d2 có nghĩa). - Từ các số liệu tính toán, xây dựng đường tần suất (fi) và đường tần suất hội tụ tiến (fa­) của hai lớp thực nghiệm và đối chứng (hình 3-1, 3-2). fi(%) xi Hình 3.1: Đồ thị đường tần suất fi (%) fa(%) xi Hình 3.2: Đồ thị đường tần suất hội tụ tiến fa (%) Nhận xét: · TN > ĐC (7,07 > 6,47): điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. · Đường fi và fa của lớp thực nghiệm nằm bên phải lớp đối chứng, chứng tỏ điểm dưới trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng và điểm trên trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. · VTN < VĐC nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh giá trị trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ. · Đồ thị tần số luỹ tích (hội tụ tiến) của lớp thực nghiệm nằm bên phải, phía trên lớp đối chứng. Như vậy, kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Kết luận chương 3: 1- Việc sử dụng phương pháp chuyên gia với số lượng chuyên gia được xin ý kiến chưa phải là nhiều, song xét cả về mặt định tính và định lượng cho thấy những đề xuất trên đây là khả thi. Thực nghiệm sư phạm với một số lượng học sinh hạn chế, nội dung thực nghiệm ít chưa đủ để khẳng định giá trị phổ biến của đề xuất mà tác giả đã nêu ra trên đây. Tuy vậy, những kết quả bước đầu thu được có thể chứng tỏ rằng, nếu tổ chức dạy học môn KTCN lớp 12 phần Kỹ thuật điện theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” sẽ tích cực hoá học tập của học sinh, tạo điều kiện để học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, cụ thể ở đây họ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động như thảo luận, trao đổi, tranh luận, đề xuất ý kiến cá nhân, tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức mới. 2- Thực nghiệm cho thấy, dạy học Kỹ thuật liên quan chặt chẽ đến các thiết bị và máy móc kỹ thuật, phương tiện dạy học. Để việc dạy học được thực hiện theo đề xuất trên đây thì đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện dạy học cần phải được đáp ứng đầy đủ hơn nữa. 3- Qua thực nghiệm cho thấy đối với giáo viên, học sinh có một số khó khăn sau: Thực hiện việc thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều công sức. Giáo viên không những vững về kiến thức chuyên môn mà còn cần phải có nghệ thuật sư phạm, biết tổ chức, định hướng, dẫn dắt, trọng tài cho học sinh một cách kịp thời. Đối với học sinh đòi hỏi ở họ phải tích cực, tự lực chủ động trong các hoạt động học tập. - Giáo viên và học sinh chưa quen với cách nghĩ, cách làm này. - Nội dung các bài trong sách giáo khoa dài, cơ sở vật chất thiếu… Do vậy, cần nắm chắc mục tiêu và trọng tâm bài dạy để thiết kế các hoạt động dạy học chính. Kết luận và một số kiến nghị 1. Kết luận Đề tài đã thể hiện được những vấn đề sau: 1.1. Hệ thống hoá những khái niệm,cơ sở khoa học: cơ sở sinh lý, tâm lý và các ứng dụng của nó trong dạỵ học tích cực và tương tác. Làm nổi bật quá trình tương tác trong dạy học: Tương tác trực tiếp giữa các HS với nhau, giữa HS với tài liệu học tập và giữa HS với GV. Trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân và từng cá nhân HS, tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía GV và tập thể HS trong quá trình chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Để đạt được điều này GV phải dày công chuẩn bị thiết kế các hoạt động cụ thể, các tình huống học - dạy dựa trên chuẩn kiến thức và mục tiêu của bài học. GV đồng thời cũng phải là người tổ chức, hướng dẫn, trọng tài cho HS tiến hành các hoạt động học tập. 1.2. Trên cơ sở tìm hiểu thực tế dạy học KTCN ở phổ thông nói chung, dạy KTCN phần Kỹ thuật điện lớp 12 nói riêng, kết hợp với việc tìm hiểu, phân tích đặc điểm nội dung kiến thức theo quan điểm “Dạy học tích cực – tương tác” và trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học; phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của học sinh; đảm bảo tính khả thi, đề tài đã xây dựng quy trình các bước thiết kế bài giảng và thiết kế một số bài giảng mẫu theo định hướng tích cực và tương tác. 1.3. Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm định tính khả thi của đề xuất và hiệu quả của việc dạy học theo định hướng này. Kết quả cho thấy đề xuất thiết kế bài dạy khả thi, bước đầu khẳng định, dạy học KTCN lớp 12 phần Kỹ thuật điện theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” có thể tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh: qua đó học sinh tích cực, tự lực, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh được tri thức khoa học sâu sắc, vững chắc đồng thời phát triển năng lực nhận thức, hành động. Điều đó chứng tỏ đề tài đã đạt được mục đích đề ra và khẳng định giả thuyết khoa học ban đầu. 2- Một số kiến nghị Để nâng cao chất lượng dạy học môn KTCN phổ thông, nên giải quyết tốt một số vấn đề sau: 2.1. Hoàn thiện nội dung, chương trình sao cho những vấn đề kỹ thuật được giảng dạy vừa cơ bản, sát với thực tiễn vừa đảm bảo tính hiện đại. 2.2. Tăng cường cơ sở vật chất (đặc biệt là trang thiết bị dạy học) cho các trường phổ thông. 2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Kỹ thuật (bồi dưỡng thường xuyên đối với GV hiện có, đào tạo mới với chất lượng cao). 2.4. Đề tài mới chỉ thực hiện trên hai bài dạy lý thuyết nên chưa thể khẳng định giá trị phổ biến của kết quả nghiên cứu, vì thế cần phải tổ chức thực nghiệm nhiều lần trên diện rộng với đề xuất thiết kế bài dạy trên đây, nhằm đánh giá một cách toàn diện chất lượng của quá trình dạy học theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác”. 2.5. Kết quả nghiên cứu của đề tài, là cơ sở để mở rộng việc nghiên cứu dạy học theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” ở các chương/phần KTCN khác, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn KTCN ở phổ thông hiện nay. Tài liệu tham khảo Alecxêep và các tác giả: Phát triển tư duy học sinh; NXB Giáo dục 1976 Nguyễn Văn ánh: Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật (Bài giảng cao học, Chuyên ngành LL và PPDHKTCN - HN 2003) Nguyễn Văn Bính (chủ biên): Phương pháp dạy học KTCN, tập I, NXB Giáo dục, 1999. Nguyễn Văn Bính - Đặng Văn Đào – Nguyễn Hữu ấn, Kỹ thuật 12, Nxb Giáo dục, 2005. Chương trình (thí điểm) THPT môn Công nghệ, Bộ Giáo dục & Đào tạo – Hà Nội 2002. Chương trình - Phân phối chương trình môn KTCN - Bộ GD và ĐT 2000. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2002. Trần Khánh Đức: Sư phạm KT, NXB Giáo dục, 2002. Đào Hữu Hồ: Xác suất thống kê, NXB ĐHQG Hà Nội, 1998. Lê Văn Hồng (chủ biên): TLH lứa tuổi và TLH SP - NXB ĐHQG, HN 2001. Đặng Vũ Hoạt: Lý luận DHĐH - NXB ĐHSP, 2000. Bùi Xuân Huệ: Giáo trình TLH - NXB ĐHQG HN 1999. Jean- Marc Denommé & Madeleine Roy, Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, Bộ ba người học, người dạy và môi trường, Nxb Thanh niên, 2000. Nguyễn Văn Khôi (chủ biên): Công nghệ 12. (Tài liệu thí điểm), Nxb Giáo dục, 2005. Nguyễn Văn Khôi: Phân tích chương trình KTCN (Bài giảng cao học, Chuyên ngành LL và PPDHKTCN - HN 2003). Nguyễn Trọng Khanh: Kiểm tra đánh giá (Bài giảng cao học, Chuyên ngành LL và PPDHKTCN - HN 2003). Nguyễn Xuân Lạc: Phương pháp luận NCKH- CN (Bài giảng cao học, chuyên ngành LL và PPDH KTCN – Hà Nội 2003). Nguyễn Xuân Lạc: Công nghệ học (Bài giảng cao học, Chuyên ngành LL và PPDHKTCN - HN 2003). Luật giáo dục - NXB Chính trị QG 1998. Meier: Phương pháp giảng dạy đại học (Tài liệu dùng cho học viên cao học – Hà Nội 2003). Lưu Xuân Mới: Lý luận dạy học đại học - NXB GD 2000. Hà Thế Ngữ: Giáo dục học một số lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001. Phan Trọng Ngọ (chủ biên): Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học sư phạm, 2003. Phan Trọng Ngọ (chủ biên): Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng trong dạy học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000. Phân phối chương trình môn KT - Vụ trung học PT 2000. Hoàng Phê (chủ biên): Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 1997. Trần Minh Sơ: Kỹ thuật điện, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2004. Trần Sinh Thành: Phát triển năng lực tư duy của học sinh (Bài giảng cao học, chuyên ngành LL và PPDHKTCN - HN 2003). Trần Sinh Thành (chủ biên): Phương pháp dạy học KTCN, tập II, NXB Giáo dục, 2001. Nguyễn Cẩm Thanh: Lý luận và phương pháp dạy học KTCN, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2003. Nguyễn Đức Thâm: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHQGHN,2001. Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 1 và 2, Hà Nội 2002. Nguyễn Thành Toàn: Lý luận và phương pháp dạy học KTCN, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2004. Phạm Hữu Tòng: Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học (Đề tài cấp Bộ, mã số B2000, 75-32), Hà Nội 2001. Thái Duy Tuyên: Giáo dục học hiện đại, NXBQG HN 2001. Văn kiện hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng khoá VIII - NXB CTQG -1997. Phạm Viết Vượng: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. ĐH QG Hà Nội, 1996. Phụ lục Phụ lục 1: Phần 1: Kỹ thuật điện 11 tiết ( 7 LT + 3 TH + 1 KT) Hệ thống điện quốc gia 1 tiết Khái niệm, sơ đồ lưới điện và vai trò của hệ thống điện quốc gia. chương 1 : mạch điện xoay chiều ba pha 3 tiết ( 2 LT + 1 TH ) Mạch điện xoay chiều 3 pha: Khái niệm; các đại lượng đặc trưng của mạch điện xoay chiều 3 pha; cách nối nguồn và phụ tải theo hình sao và hình tam giác. Thực hành Nối phụ tải mạch điện 3 pha theo hình sao và hình tam giác . chương 2 : máy điện ba pha 3 tiết ( 2 LT + 1 TH ) 1. Khái niệm, phân loại, công dụng của máy điện xoay chiều 3 pha . 2. Động cơ không đồng bộ 3 pha. Khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha. 3. Máy biến áp ba pha Khái niệm, công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp ba pha. Thực hành: Quan sát và mô tả cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha. chương 3 : mạng điện sản xuất 3 tiết ( 2 LT + 1 TH ) 1. Khái niệm , đặc điểm , yêu cầu của mạng điện sản xuất . 2. Một số mạng điện sản xuất quy mô nhỏ : đặc điểm , cấu tạo và nguyên lý làm việc . Thực hành : Mô tả một mạng điện sản xuất quy mô nhỏ mà em biết . Kiểm tra : 1 tiết . Phụ lục 2: Giáo án (đề cương bài giảng ) của giáo viên THPT . (Theo lối truyền thống ) Bài : Mạch điện 3 pha . ( Tiết 3 ) 1. Mục đích , yêu cầu : Nhằm trang bị các kiến thức, hiểu biết cho học sinh về : - Khái niệm về mạch điện 3 pha . - Cách nối hình sao và nối hình tam giác . 2. Phương tiện đồ dùng . SGK ; tranh vẽ . 3. Các bước lên lớp . 3.1. ổn định tổ chức , kiểm tra sĩ số : ( 1 p’ ). 3.2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 p’ ). Kiểm tra miệng : Câu hỏi : Mô tả cách tạo dòng điện xoay chiều . Nêu các thông số cơ bản của dòng điện xoay chiều ? 3.3. Bài mới . ( 35 p’ ) Thời gian Nội dung Phương pháp 15 p’ Mạch điện 3 pha ( Tiết 3 ) Khái niêm - Hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều một pha bằng nhau về biên độ và tần số nhưng lệch pha nhau 1200 gọi là dòng điện 3 pha . -Thuyết trình -Giải thích 10 p’ 10 p’ Nối hình sao và tam giác a. Nối hình sao . - Khi nối hình sao thì 3 điểm cuối X,Y,Z của ba pha nối chập vào một điểm O gọi là điẻm trung tính . - Các điểm đầu A,B,C của 3 pha được nối với các dây dẫn điện đến nơi tiêu thụ điện . Ud = Up Id = Ip b. Nối hình tam giác - Điểm đầu của pha này nối với điểm cuối của pha kia . - Các điểm đầu A,B,C nối đến các dây pha của mạch điện ba pha . Id = Ip Ud = Up Thuyết trình Thuyết trình 4. Củng cố bài ( 2 p’ ) 5. Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà : ( 2 p’ ) - Trả lời câu hỏi 3,4,5. trang 14 SGK. KTCN lớp 12 . Phụ lục 3: Phiếu học tập Bài : Mạch điện 3 pha ( 1 tiết ) Họ và tên : ........................................................... . Lớp 12 .... 1. Nêu các phần tử của mạch điện 3 pha ? ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. 2. Giải thích vì sao khi nối hình sao ta có Id = Ip , khi nối tam giác Ud = Up ? ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 220V + Nếu nối hình sao ta có Up = ...... Ud = ...... + Nếu nối hình tam giác Ud = ...... Up = ...... Phụ lục 4: Phiếu giao việc Bài : Mạch điện 3 pha ( Tiết 4 ) Họ và tên :........................................................ .Lớp 12 .............. 1. Phát bỉểu và viết biểu thức tính công suất của dòng điện trong mt đoạn mạch ? ( Xem lại Vật lý lớp 11, trang 91, 92, 93 SGK) Tính:………………………………………………………………….. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. 2. Cho đoạn mạch có U = 220 V ; I = 2 A . Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch đó ? ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. 3. Có thể mắc bóng đèn 220 V – 100 W vào mạng 3 pha 4 dây ( 220 V/380 V ) có Ud = 380 V được không ? Nếu được hãy vẽ sơ đồ mắc . ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. 4. Trình bày hiện tượng và nội dung định luật cảm ứng điện từ ? ( Vật lý lớp 9- trang 132, Vật lý lớp 11- trang 176 SGK ) ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Phụ lục 5: Phiếu học tập Bài : Máy điện - Máy biến áp 3 pha ( tiết 1 ) Họ và tên : ...................................................Lớp : 12 .......................... 1. Nói về tác dụng của máy biến áp : ( Học sinh khoanh tròn vào câu trả lời đúng ) Tăng hoặc giảm điện áp của dòng điện xoay chiều . Tăng hoặc giảm điện áp của nguồn điện không đổi . 2. Tìm điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp một máy biến áp biết số vòng dây quấn sơ cấp bằng 1600 vòng, số vòng dây thứ cấp bằng 800 vòng và điện áp thứ cấp là 110 V. ( Tìm U1 = ? ) A . U1 = 180 V B . U1 = 200 V C . U1 = 220 V C . U1 = 210 V 3. Cấu tạo máy biến áp gồm có các phần chính A . Gồm có 2 phần chính: bộ phận dẫn từ và bộ phận dẫn điện. B . Gồm có 3 phần chính: bộ phận dẫn từ, bộ phận dẫn điện, bộ phận bảo vệ ( vỏ máy ) C . Gồm có 4 phần chính : bộ phận dẫn từ, bộ phận dẫn điện, bộ phận bảo vệ và bộ phận tiêu thụ điện. D . Gồm có 1 phần là bộ phát điện. Phụ lục 6: Phiếu giao việc Bài : Động cơ không đồng bộ 3 pha Họ và tên : ..................................................................... .Lớp ............... 1. Hãy kể tên những máy móc sử dụng động cơ điện mà em biết ? - Trong công nghiệp : ............................................................................................................. ............................................................................................................. - Trong nông nghiệp : ............................................................................................................. ............................................................................................................. - Trong sinh hoạt: ............................................................................................................. ............................................................................................................. 2. Khi khung dây mang dòng điện đặt trong từ trường đều thì xảy ra hiện tượng gì ? ( Tham khảo SGK- Vật lý lớp 11 trang 166, 167 ) ............................................................................................................. ............................................................................................................. 3. Trình bày cách mắc hình sao , hình tam giác trong mạch điện xoay chiều 3 pha ? ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Phụ lục 7 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA Thiết kế bài dạy môn KTCN lớp 12 phần Kỹ thuật điện theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” sẽ nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực, chủ động giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để đánh giá tính khả thi của những đề xuất, tác giả đề tài xin gửi tới quý Thầy, Cô những đề xuất của mình. Xin quý Thầy, Cô hãy vui lòng đọc và cho biết ý kiến về những nội dung trong phiếu ghi này bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống hoặc điền vào dòng để trống. Họ và tên: ……………………… Chức danh: …………………… Tuổi:………………… Thâm niên công tác: …………………….. Đơn vị công tác: ………………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………ĐT: …………. I- Tính khả thi của đề xuất: 1- Về khả năng chuyển từ xác định mục đích – yêu cầu cho người dạy sang mục tiêu cho người học: Thực hiện được mở mức tốt □ Thực hiện được ở mức bình thường □ Khó thực hiện □; Không thực hiện được □; 2- Về khả năng chuẩn bị của giáo viên (nội dung kiến thức, phiếu học tập, phương tiện dạy học): Thực hiện được ở mức tốt □ Thực hiện được ở mức bình thường □ Khó thực hiện □ Không thực hiện được □ 3- Về khả năng vận dụng đề xuất để thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh cũng như sự phối hợp giữa hai hoạt động này: Thực hiện được ở mức tốt □ Thực hiện được ở mức bình thường □ Khó thực hiện □ Không thực hiện được □; 4- Khả năng sử dụng bài dạy cụ thể theo thiết kế đã đề xuất vào thực tiễn giảng dạy trên lớp: Thực hiện được ở mức tốt □ Thực hiện được ở mức bình thường □ Khó thực hiện □; Không thực hiện được □; 5- Về khả năng áp dụng kết hợp hình thức kiểm tra đánh giá của giáo viên với việc cho học sinh tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình: áp dụng tốt □; áp dụng được ở mức bình thường □; Khó áp dụng □; Không áp dụng được □; 6- Theo quý Thầy, Cô có nên có những điều chỉnh, bổ sung nào khác nữa cho bản thiết kế bài dạy theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác”: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Đánh giá qua các bài giảng đã thiết kế 1- Mục tiêu bài giảng Phù hợp £; Bình thường £; Chưa phù hợp £. 2- Chuẩn bị của giáo viên cho bài dạy Hoàn toàn tốt £; Tương đối £; Chưa tốt £. 3- Các hoạt động của thầy, trò và sự phối hợp giữa hai hoạt động này: Hợp lý £; Tương đối £; Chưa hợp lý £. 4- Hoạt động kiểm tra đánh giá: Hoàn toàn phù hợp £; Bình thường £; Chưa phù hợp £. 5- Thiết kế bài dạy theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác” sẽ nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện để học sinh tích cực, tự lực, chủ động giải quyết vấn đề. Tốt £; Bình thường £. Một số ý kiến khác: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã cộng tác và giúp đỡ./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác.doc
Luận văn liên quan