Học viên: Trần Thị Tuyết Lan
Người HD Khoa Học: TS. Nguyễn Thanh Hà
Mục lục
Mục Tên đề mục Trang
Trang phụ bìa 1
Lời nói đầu 2
Mục lục 5
Chương 1 Công nghệ sản xuất và hệ thống tự động hoá
của nhà máy xi măng la hiên thái nguyên
7
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và cấu trúc tổ
chức của nhà máy xi măng La Hiên Thái Nguyên
7
1.2 Giới thiệu chung về sơ đồ tổ chức của nhà máy xi
măng La Hiên Thái Nguyên
8
1.3 Tóm tắt công nghệ sản xuất xi măng của nhà máy 9
1.4 Hệ thống tự động hoá trong quá trình sản xuất 16
1.5 Kết luận 23
Chương 2 Tổng quan về PLC và PLC S7-300 24
2.1 Mở đầu 24
2.2 Các thành phần cơ bản của một PLC 25
2.3 Lập trình cho PLC 30
2.4 Đánh giá ưu nhược điểm của PLC 32
2.5 PLC S7-300 33
Chương 3 Ứng dụng PLC cho quá trình công nghệ 38
3.1 Thuật toán 38
3.2 Cấu hình cứng 43
3.3 Cấu hình mạng 43
3.4
3.5
Địa chỉ hoá các đầu vào ra
Chương trình thu thập dữ liệu với phần mềm
44
46
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4104 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều khiển PLC trong nhà máy xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao gồm báo động và kiểm tra
số liệu tham số công nghệ.
- Sử dụng menu ghi nhớ số liệu và sơ đồ xu thế, có thể dùng để phân tích sự
cố và phân tích sự thay đổi của quá trình sản xuất.
- In ra báo cáo của quá trình sản xuất.
* Trạm công trình sư:
- Hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của trạm thao tác.
- Quản lý bảo dưỡng hệ thống.
- Lập trình hệ thống
- Thao tác bố trí quyền hạn.
- Kiểm tra dữ liệu quản lý thiết bị.
* Mạng công nghiệp:
- Trao đổi các số liệu giữa cấp thao tác và cấp điều khiển.
- Dự phòng hỗ trợ và cắt đổi giữa các trạm thao tác.
- Phần mềm ứng dụng trạm công trình sư đến trạm thao tác, trạm điều khiển.
* Điều khiển dòng:
- Dòng điều khiển điều tiết tự động cấp liệu đuôi lò.
- Dòng điều khiển điều tiết tự động cấp than đầu lò.
- Dòng điều khiển điều tiết tự động cấp than lò phân giải đuôi lò.
- Dòng điều khiển điều tiết tự động cửa van hồi nước tháp gia ẩm.
- Dòng điều khiển điều tiết tự động phối liệu sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Tóm lại
Trong công nghệ sản xuất xi măng có rất nhiều công đoạn có thể được tự
động hoá và xây dựng thành một hệ điều khiển DCS mà trong đó phải sử dụng các
thiết bị điều khiển thích hợp.
Hiện nay có rất nhiều thiết bị điều khiển phục vụ cho các bài toán tự động
hoá quá trình đã được sản xuất và bán ra ở rất nhiều nước, một trong những thiết bị
đó là thiết bị điều khiển khả trình PLC, thiết bị điều khiển PLC ra đời đã khắc phục
được rất nhiều những nhược điểm của hệ thống điều khiển cổ điển điều khiển kiểu
Rơle, bản chất của các thiết bị điều khiển PLC là một hệ vi xử lý chuyên dụng phục
vụ cho các bài toán điều khiển logíc, khác với điều khiển kiểu rơle thì thiết bị điều
khiển PLC hoàn toàn có thể thu thập và lưu trữ dữ liệu, có khả năng điều khiển hệ
thống trong nhà máy, hoặc điều khiển một công đoạn nào đó, việc thay đổi bài toán
điều khiển hoàn toàn được thực hiện dễ dàng với việc thay đổi chương trình phần
mềm trợ giúp…
Ở Việt Nam hiện nay có một số thiết bị mang tính thương phẩm cao và được
sử dụng khá nhiều, ví dụ như omron với dòng sản phẩm CPM, CQM, Siemen với
dòng sản phẩm S5, S7-200, S7-300, S7-400, Mitsubishi…
Hiện nay nhà máy đã và đang sử dụng một số sản phẩm của hãng SIEMENS,
một sản phẩm hiện nay đang có uy tín trên thị trường Việt Nam và quốc tế, do vậy
trong phạm vi đề tài tác giả ứng dụng với sản phẩm PLC S7-300 trong sản xuất là
một sản phẩm của hãng SIEMENS.
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ PLC VÀ PLC S7-300
2.1 Mở đầu
Ở hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất trong công nghiệp trước đây, các
hệ thống điều khiển số thường được cấu tạo trên cơ sở các rơle và các mạch điện tử
logic kết nối với nhau theo nguyên lý làm việc của hệ thống.
Đối với các hệ thống làm việc đơn giản và có tính độc lập thì việc sử dụng
các phần tử logic có sẵn liên kết cứng với nhau rất có ưu điểm về giá thành. Tuy
nhiên trong các hệ thống điều khiển phức tạp, nhiều chức năng thì việc cấu trúc theo
kiểu liên kết cứng có nhiều nhược điểm như:
- Hệ thống cồng kềnh, đấu nối phức tạp dẫn tới độ tin cậy kém.
- Trường hợp cần thay đổi chức năng của hệ thống hoặc sửa chữa các hư
hỏng sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian nếu hệ thống là phức tạp, số lượng rơle
là lớn.
Sự phát triển của máy tính điện tử, sự phát triển của tin học cùng với sự phát
triển của kỹ thuật điều khiển tự động, dựa trên cơ sở tin học gắn liền với hàng loạt
những phát minh liên tiếp như mạch tích hợp điện tử - IC - năm 1959, bộ vi xử lý -
năm 1974... những phát minh đó đã đóng góp một vai trò quan trọng và quyết định
trong việc phát triển mạnh mẽ kỹ thuật máy tính và các ứng dụng của nó trong khoa
học kỹ thuật như PLC, CNC...
Thiết bị điều khiển khả trình PLC ra đời cho phép khắc phục được rất nhiều
nhược điểm của các hệ điều khiển liên kết cứng trước đây và việc sử dụng PLC đã
trở nên rất phổ biến trong công nghiệp tự động hóa.
PLC (Programmable Logic Controler) là thiết bị điều khiển lập trình được
(hay còn gọi là khả trình), cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển
logic thông qua ngôn ngữ lập trình, PLC thực chất là một máy tính, nhưng điểm
khác ở đây là nó được thiết kế chuyên cho lĩnh vực điều khiển và làm việc được
trong điều kiện phức tạp với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, hay nói một cách khác
nó là một máy tính chuyên dụng.
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặc điểm của PLC:
- Được thiết kế bền để chịu được rung động, nhiệt độ, độ ẩm và tiếng ồn.
- Có sẵn giao diện cho các thiết bị vào/ra.
-Được lập trình dễ dàng với ngôn ngữ điều khiển dễ hiểu, chủ yếu giải quyết
được các phép toán logic.
Đến nay các thiết bị và kỹ thuật PLC đã phát triển rất mạnh mẽ, những người
sử dụng không cần kiến thức về điện tử cũng như kiến thức về máy tính mà chỉ cần
nắm vững công nghệ sản xuất, nắm vững phương pháp lập trình để chọn thiết bị cho
phù hợp là có thể đưa vào để tự động hóa dây truyền sản xuất đó.
2.2 Các thành phần cơ bản của một PLC
2.2.1 Cấu hình cứng
Hình 2.1 trình bày những thành phần cơ bản của bộ điều khiển PLC
* Bộ vi xử lý
Bộ xử lý (còn gọi là bộ xử lý trung tâm CPU là hạt nhân của PLC) thực hiện
các phép toán logic, số học và điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống.
Thiết bị lập
trình
Bộ nhớ
Giao diện
đầu vào
Giao diện
đầu ra
Bộ xử lý
Nguồn
cung cấp
Hình 2.1. Các thành phần cơ bản của một bộ điều khiển PLC
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bộ xử lý làm việc theo tuần tự từng bước, đầu tiên các thông tin lưu trữ
trong bộ nhớ chương trình được gọi lên tuần tự và được kiểm soát bởi bộ đếm
chương trình và chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng.
Bộ xử lý liên kết các tín hiệu lạ và thực hiện các phép tính toán rồi đưa kết quả tới
đầu ra.
Sự thao tác tuần tự của chương trình dẫn đến một thời gian trễ, chu kỳ thời
gian này gọi là thời gian quét (scan), thời gian quét phụ thuộc vào dung lương bộ
nhớ, phụ thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện, phụ thuộc vào tốc độ
của CPU.
Chu kỳ một vòng quét trong PLC được trình bày như hình 2.2.
* Bộ nguồn
Bộ nguồn có nhiệm vụ chuyển đổi điện áp AC 220v hoặc 110v
)6050( Hz
thành điện áp thấp cho vi xử lý (5v hoặc 24v) và cho các modul còn lại.
* Thiết bị lập trình
Thiết bị lập trình được sử dụng để lập các chương trình điều khiển cần thiết
sau đó được nạp vào PLC. Thiết bị lập trình có thể là thiết bị lập trình chuyên dụng
hoặc có thể là thiết bị lập trình bằng tay, có thể là máy tính cá nhân có phần mềm
được cài đặt trên đó.
Hình 2.2. Chu kỳ làm việc của PLC
Đưa dữ liệu tới ngoại vi
Truyền thông nội bộ Thực hiện chương trình
Nhập dữ liệu từ đầu vào
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Thiết bị lập trình cầm tay chỉ có thể dùng cho những bài toán đơn giản ngắn
gọn, còn với những bài toán phức tạp và số lệnh là nhiều thì phải sử dụng những
máy lập trình chuyên dụng hoặc có thể sử dụng phần mềm trên máy tính cá nhân để
lập trình, chương trình sau khi viết được nạp xuống PLC qua thiết bị ghép nối.
* Bộ nhớ
Bộ nhớ PLC thường có các bộ nhớ như: RAM và ROM... có dung lượng tùy
thuộc vào thiết kế riêng của từng loại PLC, có thể phân chia bộ nhớ của PLC ít nhất
thành các vùng sau:
- Bộ nhớ điều hành:
Hệ điều hành thường nằm trong vùng nhớ của ROM, do được phát triển bởi
nhà sản xuất nên ít khi cần thay đổi, hệ điều hành là một chương trình ngôn ngữ
máy đặc biệt để chạy PLC, nó chỉ dẫn cho vi xử lý đọc và hiểu các lệnh, các biểu
tượng do người sử dụng lập trình, theo dõi mọi trạng thái vào/ra và duy trì giám sát
các trạng thái hiện tại của hệ thống.
-Bộ nhớ hệ thống
Khi hệ điều hành thực hiện nhiệm vụ của mình thường cần một số vùng để
lưu giữ kết quả và thông tin trung gian, do đó một phần của bộ nhớ RAM được
dùng cho mục đích này.
-Bộ nhớ đệm vào/ra
CPU không lấy dữ liệu trực tiếp từ đầu vào thiết bị đầu vào cũng như không
đưa kết quả đến trực tiếp thiết bị đầu ra ngoại vi, mà nó sẽ đưa các tín hiệu đó đến
bộ đệm vào/ra.
- Bộ nhớ chương trình
Vùng nhớ này dùng để chứa chương trình ứng dụng, đây là vùng nhớ mà hệ
điều hành sẽ chỉ cho CPU đọc và thực hiện các lệnh của chương trình, vùng bộ nhớ
chương trình nằm trong RAM, lưu ý rằng bộ nhớ RAM có đặc điểm là nội dung bộ
nhớ thay đổi nhanh, nội dung bộ nhớ sẽ bị xóa khi có lỗi của nguồn cung cấp và
không có nguồn dự phòng, để lưu giữ một cách an toàn thì chương trình điều khiển
phải được ghi vào bộ nhớ ERPOM hay EEPROM.
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
*Giao diện vào/ra
Giao diện này thực hiện công việc ghép nối giữa các thiết bị công nghiệp
công suất lớn với điện tử công suất nhỏ, phần lớn các PLC thực hiện với các điện áp
từ
V155
DC (điện áp TTL và CMOS). Trong khi tín hiệu từ thiết bị vào có thể lớn
hơn rất nhiều từ 24V DC đến 240V AC với dòng một vài ampe.
Như vậy giao diện này là bộ ghép nối giữa mạch điện tử PLC với thế giới
thực bên ngoài do đó phải đảm bảo được trạng thái tín hiệu cần thiết với tính chất
cách ly, điều này cho phép PLC có thể được nối trực tiếp với các cơ cấu chấp hành,
các thiết bị vào/ra.
-Tín hiệu vào được cách ly nhờ linh kiện quang (hình 2.3.a).
- Tín hiệu ra được cách ly kiểu rơle và cách ly quang (hình 2.3.b,c).
Tín hiệu vào/ra có thể là tín hiệu rời rạc, tín hiệu liên tục, tín hiệu logic, ví dụ
như tín hiệu vào có thể là từ các công tắc, các bộ cảm biến nhiệt độ, các tế bào
Ghép nối quang
Tín hiệu đến CPU
Diode
bảo vệ Mạch
phân áp
Tín hiệu vào
a)
PLC
Ghép nối quang
Tín hiệu ra
c)
PLC
Cầu chì
Tín hiệu ra
PLC
Rơle
b)
Hình 2.3. Các phương pháp ghép nối giữa PLC với thế giới bên ngoài
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
quang điện, thiết bị ra có thể cung cấp cho các cuộn dây công tắc tơ, các rơle, các
van điện từ, động cơ nhỏ.
2.2.2. Cấu tạo chung của PLC
Kết cấu của PLC thường có 2 kiểu cơ bản là: kiểu modul hóa và kiểu hộp
đơn.
- Thông thường để tăng tính mềm dẻo trong ứng dụng thực tế mà ở đó phần
lớn các đối tượng điều khiển có số tín hiệu đầu vào, đầu ra cũng như chủng loại tín
hiệu vào/ra khác nhau mà các bộ điều khiển PLC được thiết kế không bị cứng hóa
về cấu hình, chúng được chia nhỏ thành các modul (hình 2.4), tối thiểu phải có
modul CPU, các modul còn lại là các modul nhận truyền tín hiệu với đối tượng điều
khiển, các modul có chức năng chuyên dụng như modul mờ, modul PID... chúng
được gọi là các modul mở rộng, việc sử dụng các modul nào là tùy thuộc vào công
việc cụ thể.
- Kiểu hộp đơn thường dùng cho các PLC cỡ nhỏ và được cung cấp dưới
dạng nguyên chiếc hoàn chỉnh gồm bộ nguồn ( hình 2.5), bộ xử lý, bộ nhớ và các
giao diện vào/ra onboard được tích hợp trong một modul, kiểu hộp đơn vẫn có khả
năng ghép nối được với các modul ngoài để mở rộng khả năng của PLC.
Hình 2.4. Cấu trúc PLC kiểu modul
Nguồn CPU IM SM SM SM SM SM CP FM FM
Slot 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 2.5. Cấu trúc PLC kiểu hộp đơn
Công tắc nút
bấm
Sensor nhiệt độ Mạch ghép
nối
PLC
Đầu vào
Đầu ra
Cuộn
hút
Đèn chỉ
thị
Van Mạch phối
ghép
2.3. Lập trình cho PLC
2.3.1. Các phƣơng pháp lập trình
Từ các cách mô tả hệ tự động kể trên các nhà chế tạo PLC đã soạn thảo ra
các phương pháp lập trình khác nhau, các phương pháp lập trình đều được thiết kế
sao cho đơn giản, gần với cách mô tả đã được biết đến.
Có 3 phương pháp lập trình cơ bản là:
- STL (Statement List) ngôn ngữ liệt kê lệnh.
- LAD (Ladder Logic) ngôn ngữ hình thang.
- CSF (Control System Flowchart) ngôn ngữ hình khối.
* Phương pháp STL
Đây là phương pháp lập trình thông thường của máy tính, một chương trình
được ghép bởi nhiều câu lệnh theo một thuật toán nhất định, các lệnh được liệt kê
thứ tự, để phân biệt các đoạn chương trình người ta dùng mã nhớ, khởi đầu mỗi
đoạn người ta dùng lệnh khởi đầu như: LD, L, A, O.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Kết thúc mỗi đoạn thường là lệnh gán cho đầu ra, đầu ra có thể là cho các
thiết bị ngoại vi hay hoặc là các rơle nội.
* Phương pháp hình thang LAD
Đây là ngôn ngữ đồ họa thích hợp với những người quen thiết kế mạch điều
khiển logic (hình 2.6).
Mạng Lad là đường nối
các phần tử thành một mạch hoàn
chỉnh, theo thứ tự từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới.
Một sơ đồ LAD có nhiều nấc
thang, trên mỗi phần tử của biểu đồ
hình thang LAD có các tham số xác định tùy thuộc ký hiệu của từng hãng sản xuất
PLC.
* Phương pháp CSF (Control System Flow)
Phương pháp lưu đồ điều khiển CSF trình bày các phép toán logic với các ký
hiệu đồ họa đã được tiêu chuẩn hóa ( hình 2.7). Phương pháp lưu đồ điều khiển
thích hợp với người đã quen với điều khiển bằng đại số Booole.
So sánh các phương pháp biểu diễn:
Nhìn chung, mỗi phương pháp biểu diễn kể trên đều có khả năng riêng của
nó, tuy nhiên phương pháp STL là vạn năng hơn cả bởi vì nó có thể biểu diễn mọi
lệnh trong mọi khối của các phương pháp điều khiển. Trong khi 2 phương pháp
CFS và LAD bị hạn chế trong một số lệnh thuộc một số khối nhất định. Chương
I0.0 I0.2
I0.1
Q3.0
( )
Hình 2.6. Ngôn ngữ lập trình dạng LAD
I0.0
I0.1 Q0.0
Hình 2.7. Ngôn ngữ lập trình dạng CSF
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trình được viết dưới dạng CFS hoặc LAD thì bao giờ cũng có thể chuyển sang dạng
dạng STL sang dạng CFS và LAD được, ví dụ:
- Nhóm lệnh cơ bản dùng trong tất cả các loại khối và có thể được biểu diễn
trong cả 3 phương pháp là STL, CFS, và LAD.
- Một số nhóm lệnh hệ thống và nhóm lệnh bổ trợ chỉ được dùng trong các
khối chức năng và chỉ có thể biểu diễn bằng phương pháp STL.
2.3.2. Thiết bị lập trình
Để lập trình cho PLC, ta có thể lập trình trên máy lập trình chuyên dụng
(được dùng cho các bài toán phức tạp, cỡ lớn), thiết bị lập trình cầm tay (dùng cho
các bài toán cỡ nhỏ và trung bình) hoặc trên máy tính PC (dùng cho các bài toán cỡ
trung bình, phức tạp)
Mỗi thiết bị PLC đều có một phần mềm chuyên dụng riêng biệt có thể chạy
trên hệ điều hành Windown: chẳng hạn với OMRON là phần mềm syswins, s7-200
là phần mềm Microwin, s7-300, 400 là phần mềm Step 7.
2.4. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của PLC
2.4.1. Ƣu điểm
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ điện tử đã cho phép chế tạo các hệ
xử lý tiên tiến, dựa trên cơ sở của bộ vi xử lý, các bộ điều khiển logic lập trình đã
cho phép khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các hệ điều khiển liên kết cứng
trước đây. Có thể liệt ra một số ưu điểm chính của việc sử dụng PLC gồm:
- Giảm bớt được việc nối dây khi kiến tạo hệ thống, giá trị logic của nhiệm
vụ điều khiển được thực hiện trong chương trình thay cho việc đấu nối dây.
- Tính mềm dẻo cao, trong hệ thống dùng PLC các phần tử điều khiển đã
được mô tả sẵn, mối liên kết giữa các phần tử được mô tả bằng chương trình, do vậy
khi cần sự thay đổi trong cấu trúc điều khiển thì chỉ cần thay đổi chương trình trong
hệ thống.
- Không gian lắp đặt nhỏ hơn, PLC đòi hỏi ít không gian hơn so với hệ điều
khiển rơle tương đương.
- Dải chức năng rộng.
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Tốc độ làm việc cao.
- Công suất tiêu thụ giảm.
- Lắp đặt đơn giản.
- Hệ thống được mở rộng theo khối.
- Về giá trị kinh tế: khi xét về giá trị kinh tế của PLC ta phải đề cập đến số
lượng đầu ra và đầu vào, số lượng đầu vào/ra mà quá ít thì hệ rơle tỏ ra kinh tế hơn,
những khi số lượng đầu vào/ra tăng lên thì hệ PLC sẽ kinh tế hơn hệ rơle.
2.4.2 Nhƣợc điểm
Giá của các bộ điều khiển PLC hiện nay vẫn còn đắt, việc sử dụng và chọn
lựa PLC phải phù hợp với từng bài toán, nếu không sẽ dẫn đến việc gây lãng phí khi
đầu tư không cần thiết.
2.5. PLC S7- 300
2.5.1. Các module của PLC S7 300
2.5.1.1.Module CPU
Module CPU là module có chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ
thời gian, bộ đếm, cổng truyền thông... và có thể còn có một vài cổng vào/ra số. Các
cổng vào/ra số có trên module CPU khác nhau, chúng được đặt tên theo bộ vi xử lý
có trong nó.
Bộ nhớ của PLC S7 300 được chia làm 3 vùng chính như sau:
- Vùng chứa chương trình ứng dụng, được chia thành 3 miền:
+ OB (Organization Block): Miền chứa chương trình tổ chức
+ FC (Function): Miền chứa chương trình con được tổ chức thành hàm và có
biến hình thức để trao đổi dữ liệu với chương trình đã gọi nó.
+ FB (Function Block): Miền chứa chương trình con được tổ chức thành
hàm, có khả năng trao đổi dữ liệu với bất cứ một khối chương trình nào khác.
- Vùng chứa tham số của hệ điều hành và chương trình ứng dụng, được chia
thành 7 miền khác nhau, bao gồm:
+ I: Miền bộ đệm các dữ liệu cổng vào số (Process image input). Trước khi
bắt đầu thực hiện chương trình, PLC sẽ đọc giá trị logic của tất cả các cổng đầu vào
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
và cất giữ chúng trong vùng nhớ I. Thông thường chương trình ứng dụng không đọc
trực tiếp trạng thái logic của cổng vào số mà chỉ lấy dữ liệu của cổng vào từ bộ đệm
I.
+ Q: Miền bộ đệm các dữ liệu cổng ra số (Process image output). Kết thúc
giai đoạn thực hiện chương trình, PLC sẽ chuyển giá trị logic của bộ đệm Q tới các
cổng ra số. Thông thường chương trình không trực tiếp gán giá trị tới tận cổng ra
mà chỉ chuyển chúng vào bộ đệm Q.
+ M: Miền các biến cờ. Chương trình ứng dụng sử dụng vùng nhớ này để lưu
giữ các tham số cần thiết và có thể truy nhập nó theo bit (M), byte (MB), từ (MW)
hay từ kép (MD).
+ T: Miền nhớ phục vụ bộ thời gian (Timer), bao gồm việc lưu giữ giá trị
thời gian đặt trước (PV - Preset value), giá trị đếm thời gian tức thời (CV- Current
value) cũng như giá trị logic đầu ra của bộ thời gian.
+ C: Miền nhớ phục vụ bộ đếm (Counter), bao gồm việc lưu giữ giá trị đặt
trước PV, giá trị đếm thời gian tức thời CV và giá trị logic đầu ra của bộ đếm.
+ PI: Miền địa chỉ cổng vào của các module tương tự (I/O External input).
Các giá trị tương tự tại cổng vào của module tương tự sẽ được module đọc và
chuyển tự động theo những địa chỉ. Chương trình ứng dụng có thể truy nhập miền
nhớ PI theo từng byte (PIB), từng từ (PIW), hoặc theo từng từ kép (PID).
+ PQ: Miền địa chỉ cổng ra cho các module tương tự (I/O External input).
Các giá trị theo những địa chỉ này sẽ được module tương tự chuyển tới các cổng ra
tương tự. Chương trình ứng dụng có thể truy nhập miền nhớ PQ theo từng byte
(PQB), từng từ (PQW), hoặc từng từ kép (PQD).
- Vùng chứa các khối dữ liệu, được chia thành 2 loại:
+ DB (Data block): Miền chứa các dữ liệu được tổ chức thành khối. Kích
thước cũng như số lượng khối do người sử dụng quy định, phù hợp với từng bài
toán điều khiển. Chương trình có thể truy nhập miền này theo từng bit (DBX), byte
(DBB), từ (DBW) hoặc từ kép (DBD)
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ L (Local data block): Miền dữ liệu địa phương, được các khối chương trình
OB, FC, FB tổ chức và sử dụng cho các biến nháp tức thời và trao đổi dữ liệu của
biến hình thức với những khối chương trình đã gọi nó. Nội dung của một số dữ liệu
trong miền nhớ này sẽ bị xóa hết khi kết thúc chương trình tương ứng trong OB,
FC, FB. Miền này có thể được truy nhập từ chương trình theo bit (L), byte (LB), từ
LW) hoặc từ kép (LD).
2.5.1.2. Module mở rộng
Các module mở rộng được chia thành 5 loại chính:
+ Module nguồn nuôi PS (Power Supply), có 3 loại 2A, 5A, 10A
+ Module mở rộng cổng tín hiệu vào/ra, bao gồm: Module mở rộng các cổng
vào số (DI-Digital input), Module mở rộng các cổng vào/ra số (DO-Digital output),
Module mở rộng các cổng vào/ra số (DI/DO), Module mở rộng các cổng vào
tương tự (AI-Analog input), Module mở rộng các cổng ra tương tự (AI-Analog
input), Module mở rộng các cổng vào/ra tương tự (AI/AO).
+ Module ghép nối IM (Interface module) có nhiệm vụ nối từng nhóm
module mở rộng lại với nhau thành một khối và được quản lý chung bởi module
CPU.
+ Module có chức năng điều khiển riêng FM (Function module)
+ Module phục vụ truyền thông trong mạng giữa các PLC hoặc giữa PLC với
máy tính.
2.5.2. Cấu trúc chƣơng trình
Chương trình cho S7 300 được lưu trong bộ nhớ của PLC ở vùng dành riêng
cho chương trình và có thể được lập
với hai dạng cấu trúc khác nhau:
- Lập trình tuyến tính (Liear programming): Toàn bộ chương trình điều khiển
nằm trong một khối bộ nhớ. Loại hình cấu trúc tuyến tính này phù hợp với bài toán
tự động nhỏ, không phức tạp.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Khối được chọn phải là khối OB1, là khối mà PLC luôn quét và thực hiện các lệnh
trong nó thường xuyên,từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng và quay lại lệnh đầu tiên
(hình 2.8)
- Lập trình có cấu trúc (Structure programming): chương trình được chia
thành những phần nhỏ ( chương trình con FC hay FB), mỗi phần thực hiện một
nhiệm vụ cụ thể của bài toán điều khiển chung và toàn bộ các phần này lại được sự
quản lý thống nhất bởi khối OB1. Trong OB1 có các lệnh gọi những khối chương
trình con theo thứ tự phù hợp với bài toán điều khiển đặt ra. Một nhiệm vụ cụ thể có
thể còn được chia thành nhiều nhiệm vụ cụ thể và nhỏ hơn nữa, do đó, một chương
trình con cũng có thể được gọi từ một khối chương trình con khác. Lập trình có cấu
trúc dạng như hình 2.9.
Loại hình cấu trúc này phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm
vụ và phức tạp. PLC S7- 300 có 4 loại khối cơ bản:
Vòng quét OB1
Hình 2.8. Cấu trúc lập trình tuyến tính
lệnh 1
----------------------------
lệnh 2
----------------------------
lệnh thứ i
----------------------------
lệnh cuối cùng
Hệ
điều
hành
OB1
FC1
FB5
FC2 FC7
FB3
FB9
...
...
Hình 2.9. Lập trình cấu trúc
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Khối OB (Organization Block): Tổ chức và quản lý chương trình điều
khiển.
+ Khối FC (Program Block): Khối chương trình với những chức năng riêng
giống như một chương trình con hoặc một hàm (chương trình con có nhiều biến
hình thức)
+ Khối FB (Function Block): là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao đổi
một lượng dữ liệu lớn với các khối chương trình khác.
+ Khối DB (Data Block): Khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện
chương trình.
Trên cơ sở của việc phân tích các khối chức năng và nguyên lý làm việc của
PLC nói chung và PLC S7-300 nói riêng, phần tiếp theo của đề tài sẽ đi xây dựng
các lưu đồ thuật toán nhằm phục vụ cho việc viết chương trình điều khiển để tự
động hoá một số quá trình công nghệ cơ bản của nhà máy sản xuất xi măng La Hiên
Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Doc du lieu tu
sensor Sn
Sn = 1
BTn = 1 BTn = 0
0
1
BAT ÐAU
KET THUC
CHƢƠNG 3
ỨNG DỤNG PLC CHO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
Để có thể tự động hoá quá trình sản xuất của nhà máy trên cơ sở của các thiết
bị khả trình PLC S7-300 trong chương này sẽ đi trình bày các thuật toán phục vụ
cho một số công đoạn chính của nhà máy có liên quan mật thiết đến năng suất và
chất lượng sản phẩm của đầu ra. Từ các thuật toán này ta có thể viết các chương
trình điều khiển PLC phù hợp với công đoạn nạp liệu và đồng nhất nguyên liệu.
3.1. Thuật toán
3.1.1 Chƣơng trình con AUTO
Chương trình này có nhiệm vụ xác định có hay không có nguyên liệu để khởi
động băng tải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
BAT ÐAU
Nhan du lieu tu
nguoi van hanh
DLn = 1
0
DLn+1 = 1
KET THUC
BTn = 1 BTn = 0
1
1
0
3.1.2 Chƣơng trình con MANU
Chương trình này có nhiệm vụ nhận dữ liệu do người vận hành đưa vào để
khởi động cho băng tải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
BAT ÐAU
n = 16
n = 0
KET THUC
Goi chuong trinh
con AUTO
n = : n - 1
N
Y
BAT ÐAU
n = 16
n = 0
KET THUC
Goi chuong trinh
con MANU
n = : n - 1
N
Y
3.1.3 Chƣơng trình chính trong các chế độ khác nhau
Chương trình này dùng để gọi 2 chương trình con AUTO và MANU.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
BAT ÐAU
Ðat md ,
doc n, P
m = md
KET THUC
m = P.n
n =
N
Y
md
P
3.1.4 Chƣơng trình nạp liệu
Chương trình này có nhiệm vụ xác định tốc độ cần phải điều khiển cho băng
tải để đạt được giá trị khối lượng yêu cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
BAT ÐAU
Khoi dong
cap 1
T = t1
Khoi dong
cap 2
T = t2
Khoi dong
cap 3
T = t3
Khoi dong
cap 4
T = t4
Khoi dong
cap 5
KET THUC
3.1.5 Chƣơng trình khởi động động cơ nghiền
Chương trình này có nhiệm vụ khởi động
động cơ nghiền theo nguyên tắc thời gian
qua 5 cấp điện trở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
3.2. Cấu hình cứng
Trên cơ sở yêu cầu của công nghệ, phần này sẽ thiết kế cấu hình của hệ
thống PLC được thể hiện trên hình vẽ:
- 1 modul CPU 314
- 1 modul analog AI4/AO2x12bit
- 3 modul đầu vào số DI16xDC24V
- 2 modul đầu ra số DO16xDC24V/0,5V
3.3. Cấu hình mạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
3.4. Địa chỉ hoá các đầu vào ra
AUTO FC 1 FC 1 AUTO
BT1 Q 12.0 BOOL băng tải 1
BT10 Q 13.1 BOOL băng tải 10
BT11 Q 13.2 BOOL băng tải 11
BT12 Q 13.3 BOOL băng tải 12
BT13 Q 13.4 BOOL bang tai 13
BT14 Q 13.5 BOOL băng tải 14
BT15 Q 13.6 BOOL băng tải 15
BT16 Q 13.7 BOOL băng tải 16
BT2 Q 12.1 BOOL băng tải 2
BT3 Q 12.2 BOOL băng tải 3
BT4 Q 12.3 BOOL băng tải 4
BT5 Q 12.4 BOOL băng tải 5
BT6 Q 12.5 BOOL băng tải 6
BT7 Q 12.6 BOOL băng tải i 7
BT8 Q 12.7 BOOL băng tải 8
BT9 Q 13.0 BOOL băng tải 9
R_1 Q 16.4 BOOL CC rung 1
R_2 Q 16.5 BOOL CC rung 2
R_3 Q 16.6 BOOL CC rung 3
buttonR3 I 8.6 BOOL chạy cơ cấu rung R1
SELECT
AUTO/MANUAL
FC 5 FC 5 chọn
AUTO/MANUAL
SELECT
START/STOP
FC 4 FC 4 chọn START/STOP
D_nghien Q 16.3 BOOL Đ /C nghiền
ERRO Q 16.7 BOOL đèn báo lỗi trong dây
chuyền
ERROR FC 3 FC 3 ERROR
GT1 Q 16.0 BOOL gau tai so 1
GT2 Q 16.1 BOOL gau tai so 2
GT3 Q 16.2 BOOL gau tai so 3
START/STOP I 8.0 BOOL khởi động HT
E b/t1 I 4.0 BOOL lỗi băng tải 1
E b/t10 I 5.1 BOOL lỗi băng tải 10
E b/t11 I 5.2 BOOL lỗi băng tải 11
E b/t12 I 5.3 BOOL lỗi băng tải 12
E b/t13 I 5.4 BOOL lỗi băng tải 13
E b/t14 I 5.5 BOOL lỗi băng tải 14
E b/t15 I 5.6 BOOL lỗi băng tải 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
E b/t16 I 5.7 BOOL lỗi băng tải 16
E b/t2 I 4.1 BOOL lỗi băng tải 2
E b/t3 I 4.2 BOOL lỗi băng tải 3
E b/t4 I 4.3 BOOL lỗi băng tải 4
E b/t5 I 4.4 BOOL lỗi băng tải 5
E b/t6 I 4.5 BOOL lỗi băng tải 6
E b/t7 I 4.6 BOOL lỗi băng tải 7
E b/t8 I 4.7 BOOL lỗi băng tải 8
E b/t9 I 5.0 BOOL lỗi băng tải 9
Er1 I 9.2 BOOL lỗi rung R1
Er2 I 9.3 BOOL lỗi rung R2
Er3 I 9.4 BOOL lỗi rung R3
D/L DB 1 DB 1 luu tru D/L
MANUAL FC 2 FC 2 MANUAL
buttonR1 I 8.4 BOOL rung R1
buttonR2 I 8.5 BOOL rung R2
S b/t1 I 0.0 BOOL sensor BT 1
S b/t10 I 1.1 BOOL sensor BT 10
S b/t11 I 1.2 BOOL sensor BT 11
S b/t12 I 1.3 BOOL sensor BT 12
S b/t 13 I 1.4 BOOL sensor BT 13
S b/t14 I 1.5 BOOL sensor BT 14
S b/t15 I 1.6 BOOL sensor BT 15
S b/t16 I 1.7 BOOL sensor BT 16
S b/t2 I 0.1 BOOL sensor BT 2
S b/t3 I 0.2 BOOL sensor BT 3
S b/t4 I 0.3 BOOL sensor BT 4
S b/t5 I 0.4 BOOL sensor BT 5
S b/t6 I 0.5 BOOL sensor BT 6
S b/t7 I 0.6 BOOL sensor BT 7
S b/t8 I 0.7 BOOL sensor BT 8
S b/t9 I 1.0 BOOL sensor BT9
STOP FC 6 FC 6 STOP
TT ERROR BT FC 13 FC 13 T/toán ERROR băng
tải
TT ERROR tai R FC 14 FC 14 T/ toán ERROR tai
rung R
TT AUTO FC 11 FC 11 T/ toán chế độ AUTO
TT MANUAL FC 12 FC 12 T/ toán chế độ
MANUAL
Sr1 I 8.7 BOOL TH rung R1
Sr2 I 9.0 BOOL TH rung R2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Sr3 I 9.1 BOOL TH rung R3
AUTO/MANUAL I 8.2 BOOL t ự động bằng tay
3.5. Chƣơng trình thu thập dữ liệu với phần mềm STEP 7
( được trình bày trong phần phụ lục )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
CHƢƠNG 4
MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
4.1. Khái niệm cơ bản về Win CC
Win CC (the windows control center)
trung tâm điều khiển trên Windows.
WinCC là một hệ thống phần mềm xây
dựng các chương trình điều khiển và giám sát
hệ thống tự động hóa đã được tích hợp giao
diện Người - Máy (IHMI). WinCC cung cấp
khá đầy đủ các thành phần trong hệ thống tự
động hóa để có thể viết chương trình điều
khiển và giám sát cho hệ thống tự động hóa
đang hoạt động hoặc xây dựng các dự án mới.
WinCC kết nối với các ứng dụng của window
NT trong trường hợp có các thiết kế đồ họa.
Window sẽ hỗ trợ các thành phần cần thiết để
xây dựng nên giải pháp điều khiển và giám sát
quá trình hoàn thiện, mô hình làm việc của
wincc được thể hiện trên hình 4.1.
Chức năng chính của Win CC
- Win CC cho phép người điều hành điều khiển quá trình, ví dụ như ta có thể
định nghĩa lại điểm làm vịêc hoặc mở một valve từ màn hình graphic.
- Win CC cho phép người điều hành giám sát quá trình. Các quá trình được
hiển thị trên màn hình đồ họa, các trạng thái của quá trình được cập nhật theo thời
gian như:
+ Win CC sẽ tự động đưa ra cảnh báo khi trạng thái của quá trình không
được tốt. Ví dụ như: việc đặt lại giá trị của một valve nào đó vượt quá giới hạn cho
phép, một thông báo (message) sẽ xuất hiện trên màn hình.
Hình 4.1. Mô hình làm việc
của WinCC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
+ Các giá trị của quá trình có thể tự động lưu trữ trong phần bộ nhớ của hệ
thống hoặc in ra dưới dạng văn bản. Điều này có nghĩa Win CC có thể tạo ra hệ
thống các tài liệu lưu trữ dữ liệu quá trình điều khiển dưới dạng các bộ nhớ như: đĩa
CD, đĩa mềm, đĩa cứng... hoặc có thể tự động in ấn và lưu trữ dưới dạng văn bản
giúp người dùng có thể truy cập vào dữ liệu của quá trình sản xuất đã qua.
4.2.. Những đặc điểm chính của WinCC
- WinCC là một phần của thuật ngữ Tự động hóa tích hợp toàn diện TIA
(Totally Intergrated Automation) của hãng Simiems, WinCC tương tích và làm việc
tốt nhất với các thiết bị tự động hóa được chế tạo từ nhà sản xuất SIMIEMS. Ngoài
các thiết bị tự động của các nhà sản xuất khác cũng được tích hợp trong WinCC,
điều này có nghĩa Win CC có thể tương thích với các hệ thống có các thiết bị được
cung cấp từ nhiều hãng khác nhau.
- Cơ sở dữ liệu mới: Dữ liệu của WinCC bao gồm dữ liệu quá trình được tạo
bởi WinCC còn cơ sở dữ liệu kỹ thuật được tạo bởi SQL hoặc Microsoft Excel hoặc
Access... Hình 4.2 mô tả khả năng kết nối dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu được cấu
trúc khác nhau như: SQL, MS acces, MS excel...
- WinCC có thể tích hợp với mọi qui mô của quá trình tự động, một loạt các
cấu hình được cung cấp như: từ hệ thống một người dùng (Single - user system), hệ
Hình 4.2. Khả năng kết nối ở Wincc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
thống đa người dùng (Multi client - serverr system) cho đến hệ có dự phòng, các hệ
phân tán (Distributed system) với một vài server. Hình 4.3 mô tả hệ thống Win CC
một người dùng.
- Hệ thống Single - user thường được dùng cho việc giám sát và điều khiển
một phần của phân xưởng sản xuất, số biến quá trình cho phép của hệ thì phụ thuộc
vào licence.
Hệ thống Multi - user bao gồm một server và một vài client phụ thuộc vào
quy mô của hệ thống tự động hóa. Server và client được nối với nhau thông qua một
mạng
LAN theo chuẩn truyền thông TCP/IP. Một BUS quá trình (Process BUS) được
dùng để nối từ server đến hệ thống tự động (Automation system - AS).
Hình 4.4 Mô tả cấu trúc hệ đa người dùng với một servervà nhiều client, số lượng
client phụ thuộc vào yêu cầu của hệ thống.
Hình 4.3. Hệ thống Single - User System
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Hệ Multi client - user được thiết kế trên nguyên tắc cơ bản client- server,
server sẽ đáp ứng các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Kết nối hệ thống tự động hóa.
+ Kết hợp giữa các client.
+ Cung cấp cho các client các biến quá trình, lưu trữ dữ liệu, thông báo, các
screen và các chuẩn truyền thông.
Mỗi một server có thể cho phép kết nối tối đa với 16 client.
Cấu hình của WinCC có thể được thay đổi ở bất kỳ thời điểm nào.
Ngoài WinCC là một hệ thống giao diện Người - Máy (HMI) có khả năng
tương thích mạng với công cụ Web - base, các giải pháp client như Thin - Client
solution...
4.3. Các thành phần của WinCC
WinCC có cấu trúc modul hóa, một hệ thống WinCC cơ bản được chia thành
2 dạng modul là các WinCC và các WinCC add - on.
Hình 4.4. Hệ thống Multi - User System
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Hệ thống WinCC cơ bản được tạo bởi phần cấu trúc (Configuration
Sofware) (CS) dành để thực hịên soạn thảo và phần chương trình chạy
(RuntimeSofware) (RT) dành để thực hiện chạy chương trình.
Trình Runtime thực hiện các giao tiếp (Gồm giao tiếp cứng và giao tiếp
mềm) giữa phòng điều hành và phân xưởng sản xuất. Chỉ khi chạy Runtime thì
WinCC có thể nhận được các giá trị từ hệ thống tự động và hệ thống tự động có
thể nhận được các lệnh điều khiển từ người điều hành tác động trên các Graphic
của các màn hình điều khiển và giám sát của Win CC.
Ta dùng phần chương trình Configuration để tạo một dự án.Ta dùng phần
chương trình Runtime để thực hịên dự án đó
Hình 4.5. Các thành phần của win cc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
4.3.1. WinCC option
Các thành phần của Win CC (Win CC option) cho phép ta mở rộng các chức
năng của một hệ WinCC cơ bản. WinCC option bao gồm:
WIN CC OPTION ỨNG DỤNG
WinCC/WebNavigator Cho phép điều hành và giám sát quá trình thông qua
đường truyền Intranet và Internet.
WinCC/Server Cho phép một hoặc nhiều Win CC Client được kết
nối với một Win CC Server.
WinCC/User archives Cho phép tạo các lưu trữ dữ liệu riêng đã được định
trước với bất kỳ cấu trúc dữ liệu nào. Các bản ghi dữ
liệu có thể được thay đổi từ WinCC hoặc từ các kết
nối khác của hệ thống. Đây là cách mà người điều
hành có thể thực hiện ví dụ như đặt vào một kiểu dữ
liệu trong WinCC, ghi dữ liệu vào phần the user
archives và nếu cần có thể bỏ qua dữ liệu này trong
chương trình quản lý hệ thống tự động hoá.
WinCC/Redundancy Cho phép hoạt động với các Server dự phòng.
Hình 4.6. Cấu trúc của win cc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
WinCC/ProAgent Cho phép WinCC hiểu được các chuẩn đoán lỗi quá
trình (Process diagnotic) tự hệ thống tự động S7
WinCC Messsenger Cho phép gửi Enmail dưới dạng âm thanh hình ảnh tới
các quá trình tự động khác hoặc cho người điều hành.
Đây là các lợi thế của các thông báo (Messager) các
báo cáo (reports), màn hình cảnh báo bằng Email tới
bất kỳ một vùng nào trong hệ thống, nghĩa là WinCC
cho phép điều khiển và giám sát từ xa một cách dễ
dàng.
WinCC/Guardian Đây là các lợi thế của các máy video theo dõi ở các
vùng nhạy cảm. Sự thay đổi của trạng thái, màu sắc
hoặc sự chuyển động sẽ được quá trình ghi lại bằng
một camera và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu dạng
Video Clip.
WinCC/Industrial X Các điều khiển tích cực trong Windows (Active X
controls) sẽ được tích hợp trong WinCC.
WinCC/CDK WinCC có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác
nhau để thực hiện kết nối các phần trong hệ thống tự
động.
WinCC/Basic process
Conltrol
Cung cấp các dự án điều khiển quá trình vào trong
trường hợp hệ thống lớn có nhiều màn hình làm việc.
Các màn hình sẽ được sắp xếp theo thứ tự có thể tạo ra
ví dụ như: Graphic, WiZard...
WinCC/Storage Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ dữ liệu dưới
dạng File khác nhau trên cơ sở dữ liệu của WinCC,
nếu cần có thể khôi phục trở lại trong WinCC.
.3.2. WinCC Add-ons
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
WinCC add-ons là các sản phẩm và giải pháp cho các ứng dụng đặc biệt có
thể được nhà cung cấp thêm nếu người sử dụng có yêu cầu. Đây được coi như các
modul mở rộng cho phần mềm cơ bản.
4.4. Hệ thống WinCC (The basic WinCC system)
WinCC bao gồm rất nhiều thành phần được chỉ ra trong hình 4.7, tuy nhiên
có các thành phần cơ bản không thể thiếu cấu thành một WinCC như sau:
*Graphic system
*Alarm logging
*Archiving system
*Logging system
*Communication
*User Aministration
4.5. Cách thức làm việc với WinCC
Hình 4.7 Các thành phần chính của wincc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
WinCC bao gồm hai phần chương trình tách biệt: Phần chương trình cấu trúc
(Configuration) và phần chương trình chạy. Cách thức làm việc với wincc chính là
cách thức làm việc với hai phần chương trình này.
4.5.1. Phần chƣơng trình cấu trúc (Configuration Sofware - CS)
Đây là trình soạn thảo, tất cả các soạn thảo được thực hiện ở trình
configuration. WinCC Explorer là thành phần hạt nhân của Configuration software,
khi khởi động WinCC cửa sổ WinCC Explorer sẽ được tự động mở, ta tiến hành
xây dựng dự án bằng các soạn thảo được hiển thị trên cửa sổ WinCC Explorer, mỗi
soạn thảo được gọi là một Subsystem.
Các Subsystem quan trọng nhất của WinCC là:
+ The Graphic System - là soạn thảo tạo màn hình đồ họa Graphic Designer
+ Alarm logging - là soạn thảo thông báo Alarm logging
+ The Archiving System - là soạn thảo Tag logging được sử dụng để chỉ ra
các dữ liệu được lưu trữ.
+ The Report System - là soạn thảo dùng để tạo ra các lớp báo cáo Report
Designer.
+ User Adiminstratin là soạn thảo được sử dụng để đăng ký quyền điều hành
User Administrator.
+ Communication - Các giao thức, các thiết bị truyền thông được cung cấp
trực tiếp trong WinCC Explorer.
Tất cả các soạn thảo thực hiện ở đây sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu CS.
4.5.2. Phần chƣơng trình chạy (Runtime Software RT)
Runtime Software cho phép người dùng điều hành và giám sát quá trình. Nó
được sử dụng chủ yếu để thực hện các nhiệm vụ sau:
Đọc dữ liệu đã được ghi trong CS database.
Hiển thị các Picture trên màn hình.
Liên kết với các hệ thống tự động.
Lưu trữ các dữ liệu hiện thời, các giá trị quá trình và các thông báo các sự
kiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Điều khiển quá trình thông qua các giá trị đặt ở đầu vào hoặc dùng công tác
On/Off.
Kết quả quá trình soạn thảo trong cửa sổ WinCC Explorer kết hợp với quá
trình chạy thực sẽ được hiển thị ở phần Runtime.
4.6. Sơ đồ chức năng của WinCC
Hình 4.8 chỉ ra sự kết nối giữa các subsystem của WinCC và chỉ ra mối quan
hệ giữa chúng.
Sử dụng các chức năng soạn thảo của Configuration software để tạo Project.
Tất cả các soạn thảo của WinCC được lưu trữ trong Configuration database (CS
Database).
Khi thực hiện chạy chương trình, các thông tin của Project được được ra từ
CS data bởi runtime Software và Project được thực hiện. Dữ liệu của quá trình hiện
hành được lưu trữ tạm thời trong Runtime Database (RT Database)
Graphic System hiển thị các picture trên màn hình, nó chấp hành theo người
điều hành, khi người điều hành kích On và Buton hoặc nhập một giá trị ở đầu vào.
Việc truyền thông giữa WinCC và hệ thống tự động được thực hiện qua các
thiết bị kết nối. Các thiết bị kết nối (chanel) có nhiệm vụ thu thập các giá trị quá
trình yêu cầu của tất cả các Runtime thành phần, đọc các giá trị của biến quá trình ở
bên ngoài từ hệ thống tự động và nếu cần nó có thể ghi các giá trị mới cho hệ thống
tự động.
Archiving System ghi các giá trị quá trình vào phần lưu trữ các giá trị quá
trình. Các giá trị được lưu trữ bao gồm các giá trị trong Online Trend Control hoặc
Online Table Control.
Các giá trị quá trình riêng biệt được giám sát bởi Alarm logging. Nếu một
giá trị vượt giới hạn, Alarm logging sẽ tạo một thông báo được phát hành bởi Alarm
Control. Alarm logging cũng chấp nhận sự điều khiển từ người điều hành và những
người quản lý. Alarm logging ghi tất cả các thông báo vào phần message archive.
Report System là hệ thống báo cáo của Win CC, Report sẽ được ghi lại dưới
dạng văn bản theo yêu cầu hoặc theo các khoảng thời gian đã định trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
4.7. Giao tiếp trong WinCC
Giao tiếp trong WinCC gồm hai phần: giao tiếp mềm và giao tiếp cứng.
Giao tiếp mềm có nhiệm vụ thực hiện các trao đổi giữa các phần mềm ứng
dụng như: MS Excel, SQL, SIMATIC Protol hoặc MS Accsess... Các giao tiếp này
được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của kết nối đối tượng cho điều khiển quá trình - OPC
(OLE For process control). WinCC có thể cung cấp dữ liệu cho các phần mềm ứng
dụng theo OPC server đã được tích hợp, mặt khác WinCC có thể nhận được dữ liệu
của các phần mềm ứng dụng khác qua các OPC Client.
Giao tiếp cứng là giao tiếp giữa WinCC với hệ thống tự động AS thông qua
các BUS qua trình như: Ethenet hoặc Profibus. Các giao tiếp được điều khiển bởi
các thiết bị kết nối được gọilà Chanel. Win CC cung cấp các lựa chọn thiết bị kết
Hình 4.8 Biểu đồ làm việc của WinCC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
nối cho hệ thống tự động SIMATIC S5/S7/505, ngoài ra WinCC còn cung cấp các
thiết bị kết nối không đòi bản quyền như PROFIBUS DP, DDE, OPC.
Các dạng biến quá trình thay đổi phụ thuộc vào liên kết giữa WinCC và hệ
thống tự động AS. Mỗi biến quá trình trong WinCC tương ứng với một giá trị quá
trình được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị được nối với AS.
Trong khi chạy, dữ liệu của hệ thống tự động sẽ được WinCC lưu trữ, đồng
thời WinCC cũng cho phép các hệ thống tự động đọc giữ liệu từ trong bộ nhớ, mặt
khác có thể dùng WinCC để thay đổi dữ liệu này. Nghĩa là bằng cách này ta dùng
WinCC để điều khiển quá trình.
Trên hình 4.9 chỉ ra sự trao đổi dữ liệu giữa WinCC và các hệ thống tự động
AS.
Các thiết bị truyền thông, các kết nối logic, các biến quá trình.
Việc giao tiếp giữa WinCC và hệ thống tự động được thực hiện thong qua
các kết nối logic. Các kết nối logic được sắp xếp theo cấp bậc được chỉ ra ở cửa sổ
WinCC Explorer hình 4.10.
Hình 4.9 Giao tiếp với hệ thống tự động AS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Các thiết bị truyền thông có thể tìm thấy trong mục “SIMATIC PROTOCOL
SUITE”
Một hoặc nhiều giao thức sẽ được cung cấp cho một thiết bị truyền thông.
Mỗi giao thức được chọn sẽ chỉ ra một thiết bị truyền thông thường được dùng với
giao thức đó
Quá trình kết nối trong trình Runtime:
Hình 4.10 Trao đổi dữ liệu giữa WinCC
và hệ thống tự động AS
Hình 4.11 Các phương thức truyền thông trong wincc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Để cập nhật các giá trị quá trình trong trình Runtime, WinCC thông qua các
kết nối cứng (vật lý) để nhận biết các biến quá trình trong vùng quản lý.
Các giá trị quá trình sẽ được truyền trên thiết bị truyền thông, dữ liệu đọc
được sẽ được ghi vào bộ nhớ làm việc của WinCC với hệ thống tự động AS thông
qua các thiết bị truyền thông và các BUS quá trình.
4.8. Tạo các Funtion và các Action
Để tạo ra các quá trình làm việc tích cực như: Phát hành các báo cáo hàng
ngày, giám sát các biến hoặc thực hiện tính toán tổng kết dữ liệu… ta dùng các
Funtion và các Action trong chế độ Runtime.
Để tạo được các action và các function ta dùng trình soạn thảo Global Scrip
trong cửa sổ WinCC Explorer:
Dùng soạn thảo Global Scrip.
Tạo và thay đổi các hàm chức năng.
Tạo và thay đổi các action.
Dùng công cụ Diagnotic để phân tích các hiện tượng xảy ra của hệ thống.
Phần này được soạn thảo bằng ngôn ngữ lập trình C
Tóm lại:
WinCC là một phần mềm dùng để thiết kế, điều khiển và giám sát hệ thống
tự động hoá từ việc giám sát điều khiển toàn bộ hệ thống cho đến việc điều khiển và
Hình 4.12 Quá trình trao đổi dữ liệu giữa hệ thống tự động và WinCC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
giám sát đến từng biến chi tiết, là một phần mềm chuyên dụng dùng để xây dựng
nên các hệ SCADA do hãng Simen soạn thảo và phát triển.
WinCC với các màn hình Graphic giao diện thân thiện với người dùng, giúp
cho người điều hành có thể giám sát quá trình sản xuất tại bất cứ vị trí nào vào bất
cứ thời điểm nào. Đồng thời hệ thống cảnh báo giúp người điều hành loại bỏ các sự
cố kịp thời và với các sự cố lớn thì hệ thống có thể tự động loại bỏ tránh các thiệt
hại về kinh tế và kỹ thuật đảm bảo an toàn trong sản xuất. Ngoài ra, còn có khả
năng lưu trữ dữ liệu, mô hình bảo mật dữ liệu đảm bảo dữ liệu của quá trình sản
xuất được lưu trữ an toàn và người sử dụng có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu bất cứ
khi nào. Từ đó có thể tìm hiểu được quá trình sản xuất.
4.9. Thiết kế các giao diện trên wincc cho việc giám sát hệ thống điều khiển lò
quay
4.9.1. Trang chủ
Trang này thể hiện các công đoạn trong nhà máy. Do giới hạn của luận văn
nên đề tài chỉ mô phỏng cho công đoạn lò quay. Cụ thể là 2 công đoạn cấp liệu cho
máy nghiền xi măng và công đoạn nghiền xi măng (Hình 4.9.1)
4.9.2. Trang cấp liệu (Hình 4.9.2)
Vận hành cho hệ thống cấp liệu được điều khiển bởi các chế độ:
+ MAN: chạy bằng tay
+ AUTO: Chạy tự động
+ START: chế độ chạy
+ STOP: chế độ dừng
* Lưu ý:
-Trong chế độ MAN việc khởi động các băng tải được thực hiện bằng việc
click đúp chuột trái. Việc vận hành được thực hiện theo hướng BT5 → BT4 để
tránh ùn tắc nguyên liệu.
Ví dụ: BT5 → BT3 → BT2 → BT1…
-Trong chế độ AUTO, các BT được khởi động thông qua hệ thống sensor đo
(có hay không có liệu trong BT).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
-Hàm lượng Clinke + phụ gia + thạch cao được nhập theo tỉ lệ. Tỉ lệ này phải
được thực hiện theo một qui định ngặt nghèo vì nó quyết định mác xi măng.
4.9.3. Trang nghiền xi măng (Hình 4.9.3)
Động cơ nghiền (động cơ xoay chiều 3 pha) được khởi động qua 5 cấp điện
trở theo nguyên tắc thời gian.
Chế độ cảnh báo: trường hợp sự cố xảy ra thì hệ thống sẽ đưa ra tín hiệu
cảnh báo sự cố, thông qua trang cảnh báo ta có thể xác định nhanh chóng nguyên
nhân xảy ra sự cố, cách khắc phục và điểm sự cố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
H
ìn
h
4
.9
.1
T
ra
n
g
c
h
ủ
t
ổ
n
g
t
h
ể
g
iá
m
s
át
c
ác
c
ô
n
g
đ
o
ạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
H
ìn
h
4
.9
.2
a
M
àn
h
ìn
h
g
iá
m
s
át
c
ô
n
g
đ
o
ạn
c
ấp
l
iệ
u
c
h
o
m
áy
n
g
h
iề
n
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
H
ìn
h
4
.9
.2
b
M
àn
h
ìn
h
g
iá
m
s
át
c
ô
n
g
đ
o
ạn
c
ấp
l
iệ
u
c
h
o
m
áy
n
g
h
iề
n
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
H
ìn
h
4
.9
.3
a
M
àn
h
ìn
h
g
iá
m
s
át
c
ô
n
g
đ
o
ạn
n
g
h
iề
n
x
i
m
ăn
g
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
H
ìn
h
4
.9
.3
a
M
àn
h
ìn
h
g
iá
m
s
át
c
ô
n
g
đ
o
ạn
n
g
h
iề
n
x
i
m
ăn
g
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Kết luận
Luận văn có đề cập đến việc nghiên cứu và tìm hiểu về bộ điều khiển khả
trình PLC và WinCC. Để có thể ứng dụng được PLC vào trong dây truyền sản xuất
thì trước hết phải tìm hiểu cặn kẽ qui trình làm việc và các yêu cầu trong dây truyền
sản xuất đó. Luận văn đã nghiên cứu một cách kỹ càng công nghệ sản xuất tại nhà
máy xi măng La Hiên Thái Nguyên và đã ứng dụng PLC S7 – 300 để tự động hoá
dây chuyền sản xuất chính cho nhà máy. Kết quả thấy việc ứng dụng PLC trong
công nghệ sản xuất là một việc làm hết sức cần thiết, nó có một ý nghĩa quan trọng
đối với một nhà máy trong quá trình hội nhập. Việc sử dụng thiết bị điều khiển khả
trình PLC vào công nghệ sản xuất đã làm cho năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm của nhà máy tăng cao, giá thành sản phẩm giảm, đời sống của người lao động
được cải thiện.
Sau khi nghiên cứu đề tài rút ra các ý chính sau:
- Tìm hiểu công nghệ sản xuất xi măng nói chung, cơ cấu tổ chức, các qui
trình công nghệ sản xuất và hệ thống tự động hoá tại nhà máy xi măng La Hiên nói
riêng cho cả hệ thống lò đứng và lò quay.
-Nghiên cứu các đặc điểm chính của thiết bị khả trình PLC và đi nghiên cứu
kỹ các đặc điểm cơ bản của PLC S7-300 phục vụ cho các hệ thống tự động điều
khiển trong dân dụng và công nghiệp, và viết chương trinh điều khiển.
-Xây dựng thuật toán cho 2 công đoạn chính của qui trình sản xuất xi măng
đó là công đoạn nạp liệu và đồng nhất nguyên liệu.
-Tìm hiểu phần mềm WinCC và xây dựng các giao diện điều khiển cho các
công đoạn chính của nhà máy xi măng La Hiên.
Hướng phát triển:
-Xây dựng hệ thống điều khiển cho toàn bộ các quá trình công nghệ của nhà
máy sản xuất xi măng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
-Hoàn thiện hệ thống thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất nhằm nâng
cao khả năng tự động điều khiển vào đo lường của nhà máy.
Do điều kiện về cơ sở vật chất còn giới hạn nên luận văn chỉ dừng lại ở kết
quả mô phỏng mà không thực hiện trên mô hình vật lý, tuy nhiên kết quả mô phỏng
cũng cho thấy tính đúng đắn của đề tài cần nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Vũ Văn Hà (2002), Tự động
hoá với Simatích S7 – 300, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh (2001), Tự động hoá với
Simatích S7 – 200, Nhà xuất bản nông nghiệp.
3. Tăng Văn Mùi (2000), Điều khiển lập trình, Nhà xuất bản thống kê.
4. Nguyễn Trọng Thuần (2003), Điều khiển logíc và ứng dụng, Nhà xuất
bản thống kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài điều khiển PLC trong nhà máy xi măng.pdf