Hàng tuần, bộ phận kế toán phải tính được số tiền thanh toán là bao nhiêu.
Hàng tháng phải tính toán khoản thu tiền lãi từ khách hàng trên các khoản
dư Nợ, đồng thời ghi Có tiền lãi của khách hàng có tiền mặt trên tài khoản
của mình đang đợi đầu tư, thực hiện thanh toán các chi phí thường kỳ như
điện thoại, tiền điện. Định kỳ 6 tháng, bộ phận kế toán tiền mặt phải xác
định tiền lãi do người phát hành các chứng khoán nợ trả cho chủ nợ và tiền
lãi thu của khách hàng trên những công cụ cho vay quá hạn.
132 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán. Sau khi đã xác định khách hàng tiềm năng, các CTCK
cần phải có sự phân đoạn thị trƣờng để có thể phục vụ khách hàng theo
nhóm, theo nhu cầu một cách tốt nhất. Cuối cùng mới đến việc xác định kinh
phí cho hoạt động Marketing để đảm bảo hoạt động này thực sự mang lại hiệu
quả cho công ty.
2.2 Mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá các loại hình môi giới CK,
chuyên môn hoá từng nghiệp vụ, tạo uy tín cho công ty.
Để có thể phát triển hoạt động môi giới CK, các CTCK mở rộng hơn
nữa quy mô, phạm vi hoạt động theo hƣớng chuyên môn hóa từng nghiệp
vụ và đa dạng hóa loại hình kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc phát triển cho
phù hợp với công ty của mình. Hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay
đều đƣợc cấp giấy phép tham gia tất cả các loại hình kinh doanh chứng
khoán theo quy định hiện hành nhƣ môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo
lãnh phát hành, tƣ vấn đầu tƣ và quản lý danh mục đầu tƣ. Do vậy, việc mở
rộng hoạt động kinh doanh cần phải theo hƣớng chuyên môn hóa từng
nghiệp vụ. Một đặc trƣng của CTCK Việt Nam hiện nay là nhiều khi còn
lẫn lộn và chƣa có sự tách bạch giữa các nghiệp vụ, nghiệp vụ môi giới
nhiều khi còn bị lẫn lộn với các nghiệp vụ khác. Hơn nữa, do số lƣợng nhân
viên kinh doanh chứng khoán làm việc trong các CTCK cũng còn quá ít, lại
đào tạo chƣa đƣợc chuyên sâu nên việc phân chia rõ ràng các nghiệp vụ
thực sự là cần thiết. Việc phân chia và chuyên môn hóa từng nghiệp vụ sẽ
giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty CK nói riêng và
hoạt động môi giới chứng khoán nói chung.
Đối với nghiệp vụ tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán, hiện nhu cầu của khách
hàng đối với nghiệp vụ này là rất lớn. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đa số các
nhà đầu tƣ trên thị trƣờng hiện nay là những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, không
chuyên, do đó họ vẫn còn đang rất bỡ ngỡ trƣớc lĩnh vực kinh doanh mới
mẻ này, vì vậy họ cần tới những nhà tƣ vấn đầu tƣ những ngƣời môi giới
với nghiệp vụ chuyên sâu. Trong điều kiện thuận lợi về khách hàng nhƣ
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
101
vậy, các công ty chứng khoán lại chƣa thực sự vào cuộc trong nghiệp vụ
này, nhƣ đã phân tích ở trên thì doanh thu từ hoạt động này của các CTCK
còn rất thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của thị trƣờng. Phải chăng các
công ty chứng khoán chƣa thực sự tự tin vào năng lực của mình và còn e
ngại về vấn đề trách nhiệm đối với lời tƣ vấn của công ty đƣa ra cho khách
hàng? Để khắc phục tình trạng này, các công ty chứng khoán cần sớm đƣa
ra các kế hoạch cụ thể để thực hiện tƣ vấn cho khách hàng nhằm mục đích
thu phí, tăng doanh thu cho công ty nhƣ, tuy nhiên mức phí cũng phải phù
hợp với tình hình tài chính của nhà đầu tƣ: đƣa ra các văn bản quy định rõ
ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên cũng nhƣ giới hạn trách nhiệm của
công ty chứng khoán đối với nội dung tƣ vấn; đƣa ra một biểu phí tƣ vấn cụ
thể đối với từng hình thức tƣ vấn và với từng đối tƣợng khách hàng v.v.
Bên cạnh việc hoàn thiện và phát triển những nghiệp vụ kinh doanh
chính, các công ty chứng khoán cũng cần đƣa ra các dịch vụ phụ trợ đa
dạng nhằm thu hút khách hàng và hỗ trợ đắc lực cho các nghiệp vụ chính.
Ví dụ nhƣ các công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng có thể tận
dụng lợi thế về dịch vụ, công nghệ, mạng lƣới tài khoản của ngân hàng mẹ
để đƣa ra những tiện ích trong giao dịch cho khách hàng của công ty, chẳng
hạn dịch vụ cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố
chứng khoán hay dịch vụ sử dụng tài khoản mở tại ngân hàng để giao dịch
chứng khoán và ngƣợc lại v.v. điều này giúp cho việc giao dịch thuận lợi
hơn và giúp tăng lƣợng khách hàng đến với công ty.
Điều cần thiết phải làm nữa là phải đa dạng hóa loại hình công ty CK,
hiện nay CTCK chủ yếu tổ chức theo loại hình công ty TTHH một thành
viên, chúng ta phải phát triển hơn nữa các công ty cổ phần hay liên doanh
để tăng cƣờng số vốn góp cho hoạt động của các CTCK.
Có thể thấy rằng hiện nay trong giai đoạn quốc tế hóa ngày một tăng
cƣờng, khi mà Việt Nam sắp trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại
WTO thì các công ty CK cũng cần phải tăng cƣờng xây dựng các mối quan
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
102
hệ đối ngoại. Trong tƣơng lai, khi thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã
phát triển và hƣớng tới hội nhập trong khu vực và trên thế giới, các công ty
chứng khoán cũng không thể chỉ chú trọng vào các hoạt động trong phạm
vi quốc gia mà cần phải vƣơn ra hoà nhập với môi trƣờng bên ngoài để
không bị tụt hậu quá xa và quan trọng hơn là để học tập những kinh nghiệm
của những ngƣời đi trƣớc trong việc quản lý, điều hành và đặc biệt là kinh
nghiệm thực hiện các nghiệp vụ một cách có hiệu quả. Để chuẩn bị cho
điều này, ngay từ bây giờ, các công ty chứng khoán cần đẩy mạnh việc xây
dựng các mối quan hệ đối ngoại thông qua việc:
Mở rộng các mối quan hệ đối ngoại vốn có, lựa chọn các công ty
chứng khoán, đối tác nƣớc ngoài phù hợp, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ
với những công ty có uy tín cao; tăng cƣờng nghiên cứu trao đổi kinh
nghiệm, nắm bắt nhanh nhạy các diễn biến về tài chính và tiền tệ trên thế
giới nhằm cập nhật thông tin, nắm bắt các xu thế mới của thị trƣờng để
thích ứng và có đối sách kịp thời khi có biến động.
Mở rộng các quan hệ song phƣơng và đa phƣơng, xây dựng và
phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các công ty chứng khoán của các nƣớc
ASEAN là những nƣớc có điều kiện kinh tế và văn hoá gần với Việt Nam
và đặc biệt là với các công ty chứng khoán của các nƣớc láng giềng nhƣ
Thái Lan, Trung Quốc…
2.3 Nâng cao năng lực phân tích thị trƣờng phục vụ cho hoạt động môi
giới
Phân tích thị trƣờng là một bộ phận rất quan trọng của CTCK, từ những
kết quả phân tích này nhà môi giới mới có thể tƣ vấn cho nhà đầu tƣ một
cách hiệu quả. Đây chính là một trong các mũi nhọn cạnh tranh về dịch vụ
giữa các công ty chứng khoán. Các nhà môi giới chứng khoán sẽ sử dụng các
báo cáo nghiên cứu của bộ phận phân tích để thực hiện việc tƣ vấn, hay cung
cấp cho khách hàng trong trƣờng hợp họ yêu cầu (đặc biệt với loại hình môi
giới toàn phần). Trong điều kiện hiện nay, khi các CTCK mới đi vào hoạt
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
103
động không lâu, các lợi thế cạnh tranh chƣa rõ rệt thì yếu tố chủ yếu để thu
hút khách hàng chính là chất lƣợng phục vụ mà các công ty cung cấp, cụ thể
hơn, đó là chất lƣợng của những lời tƣ vấn của công ty dành cho khách hàng
trong các quyết định đầu tƣ. Vì thế, cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động
của bộ phận này. Để thực hiện đƣợc điều đó, các công ty cần phải có phòng
phân tích riêng, tăng cƣờng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phân tích
cũng nhƣ nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ nhân viên phân tích thị
trƣờng.
2.4 Đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho hoạt động môi giới chứng khoán
2.4.1 Phát triển nguồn nhân lực
Ngành chứng khoán nói chung và kinh doanh chứng khoán nói riêng
cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức chuyên môn và kinh
nghiệm thực tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các chuyên gia cũng
nhƣ cán bộ nhân viên của các công ty chứng khoán bởi mục đích cuối cùng
của các công ty này là nhằm thoả mãn tốt
nhất các yêu cầu đa dạng của khách hàng
và thu về lợi nhuận cho công ty. Do đó,
chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân
lực là một trong những chính sách hàng
đầu mang tính chiến lƣợc trong bất cứ giai
đoạn phát triển nào của các công ty chứng
khoán và để thành công thì công ty CK
nhất định phải hoàn thành tốt công tác này.
Thứ nhất là đảm bảo đội ngũ nhân
viên đầu vào có chất lƣợng và trình độ chuyên môn, tiếp theo là phải tổ
chức năng cao chất lƣợng của chuyên viên CK sau khi đƣợc tuyển chọn
thông qua các lớp học về lý thuyết cũng nhƣ thực hành. Tiếp theo đó là
Một lớp học về nghiệp
vụ môi giới chứng
khoán
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
104
trang bị cho nhân viên môi giới chứng khoán những cơ sở vật chất cần thiết
đáp ứng đƣợc đòi hỏi của tính chất công việc.
Ngoài ra cũng phải có chính sách hỗ trợ, có chế độ lƣơng, thƣởng rõ
ràng và ƣu đãi dành cho nhân viên MGCK nhằm nâng cao hiệu quả làm
việc, sự tận tâm với công ty, và hạn chế những sai phạm ảnh hƣởng đến
quyền lợi của khách hàng đồng thời giữ vững uy tín của công ty. Chuẩn hóa
các tiêu chuẩn về nhân viên và bộ máy nhân lực trong CTCK hơn nữa trong
quá trình hoạt động, phải luôn luôn bảo đảm rằng đội ngũ nhân viên môi
giới chứng khoán có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, chu
đáo. Vì vậy phong cách giao tiếp và tác phong làm việc của cán bộ và nhân
viên môi giới chứng khoán sẽ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả của việc thu hút
khách hàng.
2.4.2 Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động môi giới, phát triển
hệ thống môi giới điện tử
Cơ sỏ vật chát, trang thiết bị, ứng dụng tin học là một yếu tố rất quan
trọng trong việc phát triển hoạt động của các CTCK. Vì vậy, các công ty
chứng khoán cũng cần chú trọng đầu tƣ vào lĩnh vực này.
Công ty chứng khoán cần đầu tƣ và thƣờng xuyên nâng cấp các trang
thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh cho các cán bộ công nhân viên của
công ty, đảm bảo cho mọi ngƣời có đủ điều kiện làm việc theo tác phong
công nghiệp và phát huy tối đa khả năng làm việc của mình.
Để phục vụ khách hàng tốt hơn, công ty cần có một địa điểm giao dịch
thuận lợi với nhiều tiện nghi khác nhƣ màn hình tốt, chỗ ngồi thoải mái, có
nơi trao đổi và tra cứu thông tin một cách dễ dàng, tiện lợi.
Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu áp dụng công nghệ điện tử trong
kinh doanh CK, đặc biệt là trong các hoạt động giao dịch và quản lý khách
hàng. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của nó thì công nghệ thông tin
cũng chứa đựng những mặt trái nhất định, đó là các loại virus có thể phá
huỷ dữ liệu, làm rối loạn hệ thống, nạn hacker - kẻ gian có thể đột nhập vào
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
105
những thông tin bảo mật v.v. Do đó, các nhân viên của các công ty chứng
khoán cũng phải có đủ chuyên môn kỹ thuật để có thể nắm bắt, vận hành hệ
thống một cách hiệu quả. Vì thế, giải pháp về công nghệ thông tin cần tập
trung vào các mặt sau:
-Tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin khách hàng bao gồm nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau, phân loại thông tin để phục vụ cho các mục đích
sử dụng khác nhau;
- Thiết kế cài đặt mạng cục bộ, cũng nhƣ xăy dựng và phát triển hệ
thống trang Web của công ty.
- Có chƣơng trình dự phòng, kế hoạch sẵn sàng ứng phó với tình
trạng bị xâm nhập bất hợp pháp, bị mất liên lạc trong khi giao dịch cũng
nhƣ trong trƣờng hợp khẩn cấp.
Bên cạnh đó phát triển hệ thống môi giới điện tử cũng rất quan trọng
nhằm hiện đại hóa hoạt động MG, đem lại hoạt động hiệu quả cho công ty
CK và hiện nay hình thức này đƣợc rất nhiều các công ty trên thế giới áp
dụng. Hàn Quốc chính là một nƣớc đi đầu trong MGCK điện tử. Hầu hết
những ngƣời dân Hàn Quốc hiện nay đều mua và bán CK qua mạng
Internet. Bên cạnh đó một số nƣớc châu á nhƣ Singapore, Đài Loan và
Trung Quốc cũng đã áp dụng hình thức mồi giới này và thực tiễn đã chứng
minh tính hiệu quả của nó. Nhƣ vậy, là một nƣớc đi sau trong ngành CK so
với các nƣớc khác, Việt Nam cũng có thể học hỏi phƣơng thức MGCK này
của các nƣớc đi trƣớc.
Cách thức mua bán này rất tiện lợi so với những cách thức truyền thống
nhƣ đặt mua bằng điện thoại hay là phải tới tận sàn giao dịch . Hơn nữa,
ngành nghề này phát triển mạnh mẽ đƣợc là nhờ sự mở rộng nhanh chóng
của mạng Internet của các nƣớc trên thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Theo ý kiến của giới chuyên môn thì các CTCK Việt Nam hiện nay đã có
nhiều thuận lợi để thực hiện việc MGCK qua mạng Internet, đặc biệt là các
CTCK đƣợc sinh ra từ hệ thống ngân hàng. Với các Website có sẵn, các
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
106
CTCK dễ dàng chuyển phần thông tin giao dịch lên mạng mà không tốn
nhiều chi phí, khách hàng cũng có thể giao dịch với chi phí rẻ hơn. Nhƣ vậy,
các công ty chứng khoán cần phải phát huy thế mạnh này khi nƣớc ta đang
phát triển hệ thống mạng Internet mạnh mẽ, đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng
cao tính bảo mật của các giao dịch đƣợc môi giới qua mạng, đồng thời nâng
cao chất lƣợng và hình thức thông tin mà các CTCK cung cấp trên mạng. Để
tạo ra nền tảng cho hoạt động môi giới chứng khoán điện tử phát triển một
cách hợp lý và lành mạnh, UBCKNN cũng nên thiết lập khung pháp lý cho
hoạt động này.
2.5 Thiết lập hệ thống kiêm tra, giám sát nội bộ.
Đây là công việc của ngƣời quản lý công ty hay văn phòng chi nhánh
công ty. Công ty nào cũng có những quy định riêng về giám sát nội bộ để
kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những sai phạm. Cũng nhƣ toàn bộ
khung pháp lý của thị trƣờng, những quy định này đƣợc hoàn thiện dần
theo từng bƣớc phát triển của thị trƣờng. Từ kinh nghiệm rút ra trong
những thị trƣờng phát triển, xin đƣợc đề xuất một khuôn khổ giám sát nội
bộ trong giai đoạn đầu với những nội dụng nhƣ sau:
- Kiểm tra các đơn xin mở tài khoản mới
- Kiểm tra hoạt động trong ngày: gồm hai phần việc chính là kiểm tra
các phiếu lệnh đã thực hiện (kiểm tra các thông tin cần thiết, phân loại các
lệnh) và kiểm tra sổ cái (thể hiện trên máy tính) ghi lại các hoạt động giao
dịch trong ngày hôm trƣớc.
- Kiểm tra giao dịch của nhân viên của công ty: các công ty có thể cấm
hoặc hạn chế giao dịch của các nhân viên theo những mức độ khác nhau và
vì thế cần phải kiểm tra để biết quy định này đƣợc tuân thủ nhƣ thế nào.
- Kiểm tra sổ sách tài khoản.
Và việc kiểm tra này nhằm bảo vệ lợi ích và công bằng với nhà đầu tƣ,
thực hiện chức năng giám sát và nâng cao uy tín của công ty ngăn chặn kịp
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
107
thời các hành động gian lận và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các
công ty CK.
Nhƣ vậy, để phát triển hoạt động môi giới chứng khoán, các công ty
chứng khoán cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là
UBCK nhà nƣớc. Chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc cần có các biện pháp
nhƣ là hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống chính sách cho hoạt động
MGCK, thống nhất nhận thức vai trò của ngƣời môi giới chứng khoán, tiêu
chuẩn hoá đạo đức của ngƣời MGCK, thành lập hiệp hội những ngƣời
MGCK, phổ cập kiến thức chứng khoán trong công chúng, thiết lập hệ
thống kiểm tra giám sát đối với hoạt động môi giới của các CTCK... Chính
những giải pháp đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động môi giới chứng khoán
của các CTCK phát triển, góp phần phát triển TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, chính bản thân các CTCK cũng cần có các
biện pháp để nâng cao hoạt động môi giới chứng khoán của mình. Đó là
các giải pháp nhƣ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển và mở
rộng các phƣơng thức tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô, chuyên môn
hoá từng nghiệp vụ, thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ, bồi dƣỡng
nhân lực, đào tạo nhân tài... cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
108
Kết luận
Để phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, một yếu tố không
thể thiếu là hình thành và phát triển các tổ chức trung gian chứng khoán
trên thị trƣờng. Mục tiêu cơ bản của TTCK là tạo dựng cơ chế thu hút
nhiều hơn nữa nhà đầu tƣ từ công chúng tham gia, thu hút ngày càng nhiều
nguồn vốn để làm đƣợc điều này thì việc cần thiết là phải phát triển hoạt
động môi giới chứng khoán.
Đề tài “Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại Việt
Nam” đƣợc thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trƣờng
chứng khoán là phát triển hoạt động môi giới chứng khoán, qua đó đẩy
mạnh và phát triển hơn nữa TTCK Việt Nam.
Là lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới đối với Việt Nam, việc hoàn
thiện và phát triển nghề môi giới chứng khoán là một công việc quan trọng
và có nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động và
quản lý của các công ty kinh doanh chứng khoán cần phải có nghiên cứu
sâu hơn, nhƣ nội dung các hoạt động nghiệp vụ môi giới của công ty chứng
khoán, các giải pháp phát triển nghề môi giới chứng khoán của cơ quan nhà
nƣớc và của chính bản thân các công ty chứng khoán .v.v. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ Đề tài này, em nhận thức đƣợc các kết quả nghiên cứu chỉ là
những định hƣớng hết sức cơ bản ban đầu về nghề môi giới chứng khoán,
đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện và phát triển nghề môi giới chứng
khoán ở Việt Nam trong thời gian tới và đƣa ra một số kiến nghị của bản
thân đối với Chính phủ, ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cũng nhƣ đối với
các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan nhằm thúc đẩy quá trình hoàn thiện và
phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán.
Em cũng rất mong muốn có điều kiện và kinh nghiệm thực tế tốt hơn để
tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc và đầy đủ hơn những nội dung quan
trọng về hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán ở Việt Nam.
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
109
Rất hy vọng rằng bài khoá luận này có thể đóng góp đƣợc phần nào
vào việc phát triển nghề môi giới chứng khoán ở Việt Nam nói riêng và
phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung trong tƣơng lai.
Tuy đã hết sức cố gắng để có thể đạt đƣợc những kết quả nghiên cứu
nhƣ trên, nhƣng vì đây là một đề tài liên quan rất nhiều đến nhiều vấn đề
thực tiễn nên chắc chắn luận văn này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, em rất
mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, bạn bè và tất cả
những ngƣời quan tâm đến đề tài này để có thể hoàn thiện thêm kết quả
nghiên cứu, đem lại ý nghĩa thực tiễn cho luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
110
Phụ lục
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH GIAO DỊCH CỦA HOẠT ĐỘNG MÔI
GIỚI
Quá trình hoàn thành một giao dịch môi giới cho khách hàng trải qua
các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Mở tài khoản
Bƣớc 2: Nhận đơn đặt hàng
Bƣớc 3: Thực hiện lệnh đặt hàng
Bƣớc 4: Xác nhận cho khách hàng và cấp giấy xác nhận và vào sổ
theo dõi.
Bƣớc 5: Thanh toán bù trừ giao dịch
Bƣớc 6: Thanh toán và giao hàng
1. Bƣớc 1: Mở tài khoàn
Trƣớc khi nhận lệnh của khách hàng, công ty chứng khoán phải yêu
cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty đó. Tài khoản đó có thể
là tài khoản giao dịch hoặc tài khoản ký quỹ. Tài khoản giao dịch để dùng
cho các giao dịch thông thƣờng, qua đó khách hàng khi mua chứng khoán
đƣợc yêu cầu trả đủ tiền trƣớc thời hạn thanh toán do Sở Giao dịch quy
định. Tài khoản ký quỹ dùng cho giao dịch ký quỹ. Đây là tài khoản mà
qua đó khách hàng có thể vay tiền công ty để mua chứng khoán. Với giao
dịch ký quỹ công ty chứng khoán không chỉ hƣởng hoa hồng mua bán hộ
chứng khoán mà còn đƣợc thu lãi trên số tiền cho khách hàng vay. Sở dĩ
phải có hai loại tài khoản nhƣ vậy là vì yêu cầu quản lý đối với giao dịch
ký quỹ khác yêu cầu quản lý đối với giao dịch thông thƣờng.
2. Nhận đơn đặt hàng
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
111
Sau khi tài khoản đã mở, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch
trên tài khoản của mình bằng cách gửi lệnh mua bán chứng khoán đến công
ty môi giới. Hình thức đặt lệnh có thể bằng điện thoại, bằng telex hay bằng
phiếu lệnh.
Có thể xảy ra những sai sót khi nhận lệnh, đặc biệt là nhận qua đƣờng
điện thoại, cho nên lệnh đặt hàng phải đảm bảo rõ ràng và chính xác.
Nếu là lệnh đặt mua, công ty phải đề nghị khách hàng ký quỹ một mức
tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty.
Nếu là lệnh bán, công ty sẽ đề nghị khách hàng xuất trình số CK muốn
bán để kiểm tra trƣớc khi thực hiện lệnh đặt hàng, hoặc đề nghị khách hàng
phải ký quỹ một phần số CK cần bán, theo một tỷ lệ do UBCKNN quy
định.
Phòng MGCK của công ty sau khi phân loại các lệnh mua bán và hoàn
tất thủ tục ban đầu thỏa thuận với khách hàng nhƣ mức ký quỹ, hoa hồng,
lệ phí ... sẽ thông báo bằng điện thoại, telex hoặc fax cho thƣ ký văn phòng
đại diện của công ty có mặt tại quầy giao dịch trong SGDCK hoặc là thị
trƣờng OTC.
3. Thực hiện lệnh đặt hàng
Khi bƣớc nhân lệnh đã hoàn thành, CTCK bắt đầu chuyển sang bƣớc
tiếp theo là thực hiện lệnh theo yêu cầu của khách hàng. Nếu CK mua hoặc
bán không thuộc loại giao dịch, theo phƣơng pháp đấu giá sẽ đƣợc chuyển
lên phòng môi giới của SGDCK. Tại đây các lệnh mua bán sẽ đƣợc thực hiện
theo phƣơng pháp bán giá dò tìm qua hệ thống máy tính.
Sau khi đã xác định đƣợc giá của chứng khoán cần bán hay cần mua,
theo đơn đặt hàng do ngƣời MGCK của công ty chứng khoán chuyển đến,
nhân viên của SGDCK sẽ công bố kết quả trên bảng điện. Nội dung thỏa
thuận mua bán sẽ đƣợc lƣu giữ tại hệ thống thông tin của SGDCK và đƣợc
chuyển đến bộ phận quyết toán.
Nếu là lệnh đặt hàng đƣợc thực hiện trên thị trƣờng OTC hầu hết là
các loại CK chƣa đƣợc đăng ký, nội dung tiến hành bƣớc này cũng tƣơng
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
112
tự nhƣ ở SGDCK, song việc quản lý nhà nƣớc có phần lỏng lẻo hơn và
không đảm bảo chắc chắn bằng ở SGDCK cho các khoản giao dịch.
4. Xác nhận cho khách hàng và cấp giấy xác nhận vào sổ theo dõi
Sau khi lệnh đã đƣợc thực hiện xong, công ty chứng khoán gửi cho
khách hàng một phiếu xác nhận các kết quả giao dịch, bao gồm giá, số
lƣợng chứng khoán đã thực hiện, mức phí phải trả, ngày thanh toán và ngày
giao nhận, lãi vay tiền mua chứng khoán (nếu có).
Xác nhận này có tính pháp lý rất cao, nó đóng vai trò hoá đơn của giao
dịch giữa công ty và khách hàng. Những sai sót trong xác nhận kết quả có
thể dẫn đến sự không hài lòng và khiếu nại của khách hàng.
Thông thƣờng, các công ty môi giới chứng khoán gửi xác nhận trong
ngày làm việc hôm sau ngày mua hoặc bán chứng khoán. Xác nhận này
cũng giống nhƣ một hoá đơn hẹn ngày thanh toán với khách hàng. Đến
ngày thanh toán thì ngƣời mua sẽ giao tiền, ngƣời bán sẽ giao hàng (CK),
CTCK sẽ vào sổ và trao biên nhận cho khách hàng. Sau đó CTCK sẽ
chuyển tới bộ phận quyết toán của SGDCK hoặc trung tâm giao dịch của
thị trƣờng OTC để hoàn tất thủ tục thanh toán.
5. Thanh toán và giao hàng
Đến ngày thanh toán, các thủ tục chuyển tiền và giao nhận chứng
khoán phải đƣợc hoàn tất. Nếu chứng khoán là chứng chỉ thì ngƣời bán
phải chuyển chứng khoán cho ngƣời môi giới thực hiện lệnh bán, ngƣời
mua chuyển tiền vào tài khoản ngƣời môi giới thực hiện lệnh mua. Với hệ
thống thanh toán hiện đại, khách hàng đặt lệnh mua bán CK với công ty
CK đều mở tài khoản để giao dịch, do đó thanh toán các khoản tiền mua
bán CK đều thực hiện bằng chuyển khoản.
Đối với khách hàng mua CK, sẽ nhận đƣợc một giấy chứng nhận quyền
sở hữu về số CK do công ty bảo quản CK xác nhận, số CK này nằm
trong tài khoản lƣu trữ CK mà công ty chứng khoán đã mở tại công ty bảo
quản.
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
113
Đối với ngƣời bán CK, sẽ nhận đƣợc một giấy báo có trên tài khoản của
mình mở ở công ty chứng khoán hoặc thông qua ngân hàng đại diện của
khách hàng.
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
114
PHỤ LỤC 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MỘT CÔNG TY MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN
Ở từng nƣớc, công ty môi giới có thể đƣợc tổ chức theo những cơ cấu
có chi tiết khác nhau, song nhìn tổng thể một công ty môi giới chứng
khoán thƣờng có các bộ phận tác nghiệp sau:
1.Phòng lệnh
Mỗi công ty chứng khoán đều có phòng lệnh để nhận lệnh từ khách
hàng.
Nhiệm vụ của phòng lệnh là:
So khớp: thực hiện việc so khớp lệnh từ bản báo cáo của phòng
giao dịch gửi đến với các lệnh của khách hàng.
Xác nhận các lệnh GTC (Good-Til-Cancel): GTC là các lệnh có
hiệu lực đến khi bị hủy bỏ. Phòng lệnh sẽ xác nhận với khách hàng về
hiệu lực của lệnh, phần lớn vào ngày lệnh đƣợc vào máy, ngày lệnh
đƣợc hủy và ngày khi lệnh đã để chờ nhiều tháng.
Sắp xếp các lệnh chờ (pending order): theo dõi các lệnh cho đến
khi các lệnh đƣợc thực hiện, xác định xem các lệnh đó sẽ đƣợc gửi tới
trung tâm OTC hay Sở giao dịch chứng khoán.
Trƣớc đây nhà môi giới gửi tất cả các lệnh mua bán chứng khoán tới
phòng thực hiện lệnh. Phòng lệnh sẽ kiểm tra xem chứng khoán đó đƣợc
giao dịch trên thị trƣờng OTC hay Sở giao dịch và gửi lệnh này đi để
thực hiện. Tuy nhiên, ngày nay, các công ty chứng khoán đã có mạng
lƣới thông tin trực tiếp từ trụ sở chính và các chi nhánh đến Sở giao dịch
chứng khoán, nên các lệnh mua bán chứng khoán niêm yết không còn
đƣợc chuyển đến phòng lệnh nữa mà chuyển trực tiếp phòng giao dịch
của Sở giao dịch tƣơng ứng. Điều này phụ thuộc vào hệ thống tự động
hóa của công ty. Một số công ty có hệ thống máy tính thực hiện một loạt
các chƣơng trình ghép nối lệnh, nhân viên môi giới chỉ việc đƣa lệnh
vào hệ thống giao dịch, lệnh sẽ đƣợc chuyển ngay tới nơi thực hiện. Nếu
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
115
không có hệ thống này, công ty phải phụ thuộc vào “phiếu lệnh” trên thị
trƣờng mà lệnh sẽ đƣợc chuyển tới.
Đối với những chứng khoán không niêm yết thì lệnh mua bán vẫn đƣợc
chuyển tới phòng lệnh, vì các chứng khoán không niêm yết chỉ đƣợc
giao dịch trên thị trƣờng OTC nên toàn bộ giao dịch trên thị trƣờng
OTC đều đƣợc tiến hành qua điện thoại và điện tín giữa các nhà giao
dịch hoạt động trên thị trƣờng này.
Quy trình thực hiện lệnh của khách hàng trên thực tế đều giống nhau:
ngƣời ta phải điền vào một mẫu lệnh, sau đó lệnh sẽ đƣợc chuyển đến
trung tâm thích hợp để thực hiện. Nếu lệnh đƣợc thực hiện, một báo cáo
về việc thực hiện này sẽ đƣợc lập ra.
2. Bộ phận mua và bán
Bộ phận mua và bán đảm nhận việc soạn thảo thƣ xác nhận cho khách
hàng và đối chiếu việc mua bán với các công ty chứng khoán có liên
quan khác. Chức năng của bộ phận mua và bán là:
Ghi chép báo cáo: ghi chép các giao dịch đã đƣợc mã hoá.
Tính toán: mỗi giao dịch phải đi qua một loạt các tính toán và
đƣợc tính toán trƣớc khi số tiền Có (đối với ngƣời mua) hoặc Nợ (đối
với ngƣời bán) đƣợc công bố. Bộ phận mua bán sẽ phải tính toán số tiền
giao dịch là bao nhiêu? Công ty bán nhận đƣợc bao nhiêu? Công ty mua
phải trả bao nhiêu? Và khách hàng sẽ nhận đƣợc hay phải trả bao
nhiêu?.
Đối chiếu và điều chỉnh:
Giữa công ty môi giới và công ty môi giới; việc đối chiếu giữa các
công ty môi giới với nhau yêu cầu mỗi công ty- mỗi bên trong giao
dịch- gửi bản đối chiếu trong đó có các thông tin chi tiết về giao dịch
cho công ty đối tác. Và Lập bảng kê thông qua Trung tâm thanh toán bù
trừ: Một số lƣợng lớn các giao dịch đƣợc đối chiếu thông qua Trung
tâm thanh toán bù trừ, trung tâm lắp đặt hệ thống đối chiếu qua máy vi
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
116
tính, các công ty tham gia đối chiếu sẽ gửi các thông tin tới hệ thống
này. Hệ thống sẽ so khớp các số liệu và lập ra một bảng hợp đồng liệt kê
danh mục các thông tin của giao dịch của cả công ty mua và công ty
bán. Sau khi nhận đƣợc bản kê đầu tiên, nhân viên của bộ phận Mua và
Bán sẽ xúc tiến việc phát hiện những sai sót khác. Nếu họ thấy đối bản
của giao dịch là đúng thì gửi một số thông báo tới Trung tâm thanh toán
bù trừ thông báo rằng công ty chấp nhận giao dịch đó. Những số liệu
này, trở thành các giao dịch đã đƣợc đối chiếu và sẽ đƣợc ghi lên bảng
kê tƣơng tự.
Xác nhận với khách hàng:
Cùng với việc nhận thông báo miệng từ nhà môi giới, khách hàng nhận
đƣợc một thông báo bằng văn bản từ bộ phận Mua và Bán của công ty
môi giới gửi tới. Bản xác nhận gốc đƣợc gửi cho khách hàng và các bản
sao khác thì gửu cho bộ phận ký quỹ, bộ phận kế toán và bộ phận lập hồ
sơ chứng khoán.
Nhập sổ sách
Khi giao dịch đã đƣợc xử lý và cân đối, nó đƣợc nhập vào sổ sách báo
cáo của công ty. Một phần trong thủ tục nhập sổ sách này là ghi báo cáo
các khoản phí và tiền hoa hồng trả cho công ty môi giới.
3. Bộ phận ký quỹ
Bộ phận ký quỹ có trách nhiệm theo dõi tình hình tài khoản của
khách hàng để đảm bảo các tài khoản hoạt động tuân thủ theo quy định.
Nhân viên của bộ phận này kiểm soát số tiền công ty môi giới nợ hoặc
có, các chứng khoán công ty nợ hoặc có, và các chứng khoán của khách
hàng nhƣng do công ty nắm giữ. Họ tổng hợp các tài khoản, liên tục tính
toán các giá trị vƣợt trội của chứng khoán và sức mua thay đổi, đồng
thời hỗ trợ việc bán các chứng khoán thông qua việc đƣa ra các lời giải
đáp chính xác về tài khoản của khách hàng cho các nhà môi giới của
công ty.
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
117
Tất cả những giao dịch của khách hàng, kể cả các giao dịch trên tài
khoản tiền mặt, đều đƣợc chuyển qua bộ phận ký quỹ. Ngoài ra bộ phận
ký quỹ còn có vai trò thực hiện giao chứng khoán cho khách hàng.
4. Bộ phận thủ quỹ
Việc sắp xếp và quản lý lịch trình thanh toán hợp lý là nghiệp vụ
của bộ phận thủ quỹ trên cơ sở thực hiện các chức năng giao và nhận
chứng khoán, Bảo quản kho quỹ.
Nhƣ vậy, chức năng chủ yếu của bộ phận kho quỹ là giám sát
quyền sở hữu chứng khoán, ghi chép báo cáo bởi các chứng khoán này
thể hiện quyền sở hữu của công ty hoặc của khách hàng.
5. Bộ phận quản lý hồ sơ chứng khoán
Bộ phận quản lý hồ sơ chứng khoán giữ các báo cáo mới nhất của từng
loại chứng khoán mà công ty môi giới giữ hộ cho khách hàng của mình. Bộ
phận này cho biết ai là ngƣời sở hữu các cổ phiếu này, có bao nhiêu cổ
phiếu, và những cổ phiếu đó đƣợc để ở đâu. Nhƣ vậy trên thực tế, bộ phận
quản lý hồ sơ chứng khoán giữ một danh sách những chứng khoán đang
lƣu giữ, mà những chứng khoán này đƣợc ghi chép liên tục.
Việc luân chuyển chứng khoán của từng ngày phải đƣợc ghi lên báo cáo
chứng khoán thƣờng nhật. Trong khi tổng hợp những báo cáo thƣờng nhật,
nhân viên của bộ phận này phải phát hiện ra sự mất cân đối cũng nhƣ sự
mất hợp lý trong việc ghi bút toán.
Ngoài ra bộ phận quản lý hồ sơ chứng khoán phải làm việc dƣới sự giám
sát của một bộ phận kiểm toán nào đó. Các công ty chứng khoán phải kiểm
tra trạng thái chứng khoán ở dạng hiện vật của mình trên cơ sở hàng quý.
Mỗi năm một lần công ty môi giới kế toán độc lập phải tiến hành kiểm tra
toàn bộ, bao gồm tất cả tài khoản của khách hàng, những trạng thái không
thực hiện đƣợc. Trong cả hai loại kiểm tra trên, toàn bộ các tờ chứng khoán
phải đƣợc đếm lại, hoặc đƣợc xác minh trên sổ sách và kết quả phải đƣợc
đối chiếu với hồ sơ chứng khoán.
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
118
6. Bộ phận kế toán tiền mặt
Ngoài việc cân đối toàn bộ những luân chuyển chứng khoán, công ty
còn phải cân đối toàn bộ việc luân chuyển tiền mặt. Những luân chuyển
tiền mặt bao gồm: các khoản nhận và trả cho khách hàng, cho những công
ty môi giới khác, cho ngân hàng, trung tâm lƣu chuyển chứng khoán, các
trung tâm thanh toán bù trừ và các bút toán trên tài khoản giữa các công ty.
Với những luân chuyển chứng khoán, mỗi bút toán ghi Nợ phải cân đối và
bù đắp với một bút toán ghi Có và ngƣợc lại.
Hàng ngày, công việc của bộ phận kế toán tiền mặt gồm những bút toán
sau:
Những giao dịch thanh toán với các công ty môi giới khác
Khách hàng gửi tiền vào tài khoản của họ
Khách hàng rút tiền khỏi tài khoản của mình
Tất toán một trạng thái không nhận đƣợc
Tất toán một trạng thái không giao đƣợc
Hàng tuần, bộ phận kế toán phải tính đƣợc số tiền thanh toán là bao nhiêu.
Hàng tháng phải tính toán khoản thu tiền lãi từ khách hàng trên các khoản
dƣ Nợ, đồng thời ghi Có tiền lãi của khách hàng có tiền mặt trên tài khoản
của mình đang đợi đầu tƣ, thực hiện thanh toán các chi phí thƣờng kỳ nhƣ
điện thoại, tiền điện. Định kỳ 6 tháng, bộ phận kế toán tiền mặt phải xác
định tiền lãi do ngƣời phát hành các chứng khoán nợ trả cho chủ nợ và tiền
lãi thu của khách hàng trên những công cụ cho vay quá hạn.
7. Bộ phận quản ký thu nhập chứng khoán
Chức năng của bộ phận quản lý thu nhập của chứng khoán là bảo đảm
cho các khách hàng của công ty môi giới nhận đƣợc số tiền cổ tức hoặc lãi
trái phiếu khi đến hạn. Ngoài ra, bộ phận này còn đảm bảo rằng những
khoản tiền hoặc chứng khoán khách hàng nợ công ty môi giới khi đến kỳ
trả lãi hay cổ tức sẽ đƣợc công bố trả. Khi công ty môi giới nhận đƣợc séc
trả cổ tức, thì công việc của bộ phận quản lý thu nhập của chứng khoán là
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
119
kiểm tra tờ séc có ghi đúng số tiền hay không, và tài khoản của khách hàng
có đƣợc ghi chính xác hay không.
8. Bộ phận quản lý các tài khoản mới
Phòng quản lý các tài khoản mới có nhiệm vụ theo dõi đảm bảo các tài
khoản đƣợc mở một cách hợp lệ. Tuỳ theo mong muốn của khách hàng mà
công ty môi giới có thể mở cho khách hàng tài khoản nhƣ:
Tài khoản tiền mặt cá nhân: là loại tài khoản đơn giản nhất, trong đó
chỉ thực hiện các giao dịch tiền mặt và mang tên của chủ tài khoản.
Tài khoản bảo chứng: trên thực tế, tài khoản bảo chứng cũng giống
nhƣ tài khoản tín dụng. Khách hàng gửi một phần tiền mặt trong tổng số
tiền mua chứng khoán của mình, sau đó công ty môi giới sẽ cho vay số tiền
còn lại.
Tài khoản chung: là một tài khoản trong đó hai cá nhân, theo thỏa
thuận pháp lý có thể thực hiện các giao dịch. Nó có thể là tài khoản tiền
mặt hoặc tài khoản bảo chứng.
Tài khoản ủy quyền pháp nhân: để ngƣời đƣợc ủy quyền có thể hoạt
động, ngƣời chủ tài khoản phải nộp một giấy ủy quyền pháp nhân. Thông
thƣờng, đối với những tài khoản hoạt động dƣới hình thức ủy quyền pháp
nhân, công ty môi giới phải lƣu giữ chứng từ sau:
Các chứng từ thông thƣờng của chủ tài khoản
Giấy ủy quyền pháp nhân của chủ tài khoản
Một phiếu thông báo tài khoản mới do ngƣời có giấy ủy
quyền pháp nhân kê khai.
Tài khoản công ty: là tài khoản của một công ty công ty cổ phần đƣợc
phép mua và bán chứng khoán. Do công ty cổ phần là một pháp nhân nên
công ty môi giới phải nắm rõ ai là ngƣời đƣợc ủy quyền thay mặt công ty
đó.
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
120
Ngoài ra còn có một số loại tài khoản khác nhƣ tài khoản ủy thác, tài
khoản của công ty góp vốn, tài khoản bất động sản. Phòng tài khoản mới có
nhiệm vụ theo dõi để đảm bảo các tài khoản đƣợc mở hợp lệ.
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
121
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTCK : Thị trƣờng chứng khoán
CK : Chứng khoán
MGCK : Môi giới chứng khoán
CTCK : Công ty chứng khoán
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
UBCK : Uỷ ban chứng khoán
UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc
BVSC : Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt
VCBS : Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại
Thƣơng Hà Nội
HSC : Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
BSC : Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam
SSI : Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
FSC : Công ty cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất
ACBS : Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á châu
HPSC : Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng
DVSC : Công ty cổ phần chứng khoán Đại Việt
DASC : Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông á
OTC : Over the counter (Thị trƣờng phi tập trung)
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Luật chứng khoán ngày 22 tháng 6 năm 2006
2. Nghị định số 48/ 1998/ NĐ - CP ngày 11/ 7/ 1998 của Chính phủ về
chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán
3. Quyết định số 04/ 1998/ QĐ - UBCK3 ngày 13/ 10/ 1998 của Chủ
tịch UBCKNN về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
công ty chứng khoán
4. Các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK- Nhà xuất bản
chính trị quốc gia-2000
5. PGS, NGƢT Đinh Xuân Trình và TS. Nguyễn Thị Quy, “Giáo trình
thị trƣờng chứng khoán” của Trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng, NXB Giáo
dục 1998
6. TS. Nguyễn Sơn và TS. Nguyễn Quốc Việt, “Thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam - Mô hình và bƣớc đi”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2000
7. TS. Trần Thị Thái Hà, “Một số vấn đề về hình thành và phát triển
nghề môi giới chứng khoán ”, ( Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ -
UBCKNN 2000 )
8. Học viện tài chính NewYork, Hoa Kỳ, “Những kiến thức cơ bản về thị
trƣờng chứng khoán và môi giới chứng khoán”, NXB Thế giới Hà Nội
1993
9. TS. Trần Thị Thái Hà, “Nghề môi giới chứng khoán” (NXB Chính trị
quốc gia -2001)
10. Tài liệu của Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc năm 2000, Giáo trình
“Đào tạo nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán”
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
123
11. Tạp chí chứng khoán Việt Nam các số từ tháng 1 tới tháng 09 năm
2006.
12. Tạp chí đầu tƣ chứng khoán các số năm 2006.
13. Vụ phát triển thị trƣờng, “Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam giai đoạn 2002 - 2010”, Tạp chí Chứng khoán Việt
Nam số 7
14. GS.TS Lê Văn Tƣ, “Thị trƣờng chứng khoán, NXB chính trị quốc
gia năm 2005
Tiếng Anh
1. Longman Dictionary of Business English, 1985
2. The American Heritage Dictionary of the English Language, Dell, 1971
3. Steven R. Drozdect và Karl F. Gretz, “Broker's edge”, American
4. David Koehler và Gene Walden, “Winning with your stockbroker in
good time and bad ”
Các trang web
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10. (UBCNNN)
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
124
11.
12. (Công ty chứng khoán thành phố HCM)
13.
14. (Công ty chứng khoán Hải Phòng)
15. (Công ty chứng khoán Đại Việt)
16. (Công ty chứng khoán ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông Thôn)
17. (Công ty chứng khoán Bảo Việt)
18. (Công ty chứng khoán ngân hàng Đầu tƣ và
phát triiển)
19. (Công ty chứng khoán Sài Gòn)
20. (Công ty chứng khoán ngân hàng á Châu)
21. (Công ty chứng khoán ngân hàng Ngoại
Thƣơng)
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
125
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ........................ 4
I. VÀI NÉT VỀ NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ...................... 4
1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN..................... 4
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN .......................................................................................... 4
1.1.1. KHÁI NIỆM THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN .............. 4
1.1.2 CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA TTCK ............................. 5
1.2 CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TTCK ........................................... 6
1.2.1 NHÀ PHÁT HÀNH ........................................................... 6
1.2.2 NHÀ ĐẦU TƢ .................................................................. 6
1.2.3 CÁC TRUNG GIAN CHỨNG KHOÁN ............................ 7
1.2.4 NGƢỜI QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG CỦA TTCK .................................................................... 8
II. NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ............................................ 8
1. NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ? .............................. 8
1.1 THẾ NÀO LÀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ............................. 8
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ MÔI
GIỚI CHỨNG KHOÁN ................................................................ 10
2. PHÂN LOẠI MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ................................ 12
2.1 PHÂN LOẠI THEO LOẠI DỊCH VỤ CUNG CẤP .................. 12
2.1.1 . MÔI GIỚI TOÀN PHẦN ( FULL - SERVICE) ............. 12
2.1.2. MÔI GIỚI GIẢM GIÁ (DISCOUNT - SERVICE) ......... 13
2.2 PHÂN LOẠI THEO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN ......................................................................... 13
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
126
2.2.1 CÁC NHÀ MÔI GIỚI ĐƢỢC ỦY NHIỆM HAY THỪA
HÀNH (COMMISSION HOUSE BROKERS) HAY NGƢỜI
MÔI GIỚI TẠI SÀN GIAO DỊCH ........................................... 13
2.2.2 NHÀ MÔI GIỚI ĐỘC LẬP (HAY NHÀ MÔI GIỚI HAI
ĐÔLA- $2 DOLLAR BROKER) ............................................. 13
2.2.3 NHÀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CÓ ĐĂNG KÝ
(REGISTERED FLOOR TRADER) ......................................... 14
2.2.4 NHÀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CHUYÊN MÔN HAY
CÁC CHUYÊN GIA (SPECIALIST) ....................................... 14
3. ĐẶC TRƢNG CỦA NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ......... 15
4. CHỨC NĂNG CỦA NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ........ 17
4.1 CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ TƢ VẤN CHO KHÁCH HÀNG 17
4.2 CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH,
GIÚP KHÁCH HÀNG THỰC HIỆN GIAO DỊCH THEO YÊU CẦU
VÀ LỢI ÍCH CỦA HỌ. ................................................................. 18
5. VAI TRÒ CỦA NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ................ 19
5.1 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƢỜNG
..................................................................................................... 19
5.2 GIẢM CHI PHÍ GIAO DỊCH .................................................. 19
5.3 GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NỀN VĂN HÓA ĐẦU TƢ ........... 20
5.4 TĂNG CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỊCH VỤ NHỜ
CẠNH TRANH .............................................................................. 20
5.5 HÌNH THÀNH NHỮNG DỊCH VỤ MỚI TRONG NỀN KINH
TẾ, TẠO THÊM VIỆC LÀM VÀ LÀM PHONG PHÚ THÊM MÔI
TRƢỜNG ĐẦU TƢ. ...................................................................... 20
III. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGƢỜI MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN .............................................................................................. 21
1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VỚI CHỨC NĂNG MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN ............................................................................ 21
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
127
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN ........................................................................................ 21
1.1.1 KHÁI NIỆM CÔNG TY MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN . 21
1.1.2 PHÂN LOẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .................... 22
1.2 HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA MỘT CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN ........................................................................................ 23
1.3 NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ
MGCK .......................................................................................... 25
1.3.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ......................................... 26
1.3.2 KHÁCH HÀNG ............................................................... 26
1.3.3 MỨC PHÍ MÔI GIỚI ....................................................... 27
2. NGƢỜI MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ........................................ 27
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGƢỜI MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
..................................................................................................... 27
2.2 KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NGƢỜI MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN ......................................................................... 28
2.2.1 KỸ NĂNG TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN ....................... 29
2.2.2 KỸ NĂNG TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG ......................... 29
2.2.3 KỸ NĂNG KHAI THÁC THÔNG TIN........................... 31
2.3.4 KỸ NĂNG BÁN HÀNG ................................................. 32
CHƢƠNG HAI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................. 34
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM ...................................................................... 34
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM
......................................................................................................... 34
1.1.1 SỰ HÌNH THÀNH TTCK VIỆT NAM ................................... 34
1.1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM TỪ KHI THÀNH
LẬP TỚI NAY ............................................................................... 35
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
128
2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÁC CÔNG TY MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN CỦA VIỆT NAM .............................................................. 39
2.1 SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP CÁC CÔNG TY MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM ................................................... 39
2.2 QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Ở VIỆT NAM ................................................................................ 40
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................. 46
1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN ............................................................................ 46
1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM .................................................................. 46
1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÁC
CÔNG TY MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ....................................... 49
1.2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC ............................................. 49
1.2.2 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY NHÂN SỰ .................................. 51
1.3 CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT CHO HOẠT ĐỘNG MÔI
GIỚI CHỨNG KHOÁN ................................................................ 55
1.3.1 SÀN GIAO DỊCH VÀ HỆ THỐNG MẠNG LƢỚI ......... 55
1.3.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN .............................................. 57
2. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CTCK
VIỆT NAM ...................................................................................... 59
2.1 SỐ LƢỢNG TÀI KHOẢN CỦA KHÁCH HÀNG ..................... 59
2.2 PHÍ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ........................................... 62
2.3 DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN VÀ MÔI
GIỚI CHỨNG KHOÁN ................................................................ 65
3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .................................................. 70
3.1 NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐẠT ĐƢỢC .......................... 70
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
129
3.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ............................... 73
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN
Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 76
I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ MGCK Ở VIỆT
NAM .................................................................................................... 76
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ MGCK TRONG GIAI ĐOẠN
ĐẦU PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM .......................................... 76
2. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN TỚI NĂM 2010 CỦA VIỆT NAM .................................... 79
2.1 MỤC TIÊU CHUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ...................................................................... 79
2.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI
GIAN TỚI ..................................................................................... 80
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM .................................................................... 83
1. CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC ....... 83
1.1 HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG MGCK
NÓI RIÊNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN NÓI CHUNG. . 83
1.2 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH CHO HOẠT
ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .......... 87
1.2.1 CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ......................................... 87
1.2.2 CHÍNH SÁCH TẠO HÀNG HOÁ CHO THỊ TRƢỜNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI ........................... 88
1.2.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ TÀI CHÍNH MINH
BẠCH ....................................................................................... 90
1.3 ĐƢA TÍNH PHÙ HỢP TRỞ THÀNH MỘT NGUYÊN TẮC
TRONG DỊCH VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN.......................... 91
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
130
1.4 THẮT CHẶT HƠN NỮA Ý THỨC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
CỦA NGƢỜI MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN .................................. 92
1.5 THÀNH LẬP MỘT HIỆP HỘI CHO NHỮNG NGƢỜI MÔI
GIỚI ............................................................................................. 93
1.6 THIẾT LẬP HỆ THỐNG KIỂM TRA GIÁM SÁT ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG MG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, TUYÊN
TRUYỀN VÀ ĐÀO TẠO KIẾN THỨC VỀ CHỨNG KHOÁN ........ 94
2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG MGCK CỦA CÁC CTCK ..................................................... 97
2.1 PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG CÁC PHƢƠNG THỨC TÌM
KIẾM KHÁCH HÀNG .................................................................. 97
2.1.1 PHÁT TRIỂN CÁC PHƢƠNG THỨC TÌM KIẾM
KHÁCH HÀNG ....................................................................... 97
2.1.2 CHIẾN LƢỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG .................... 99
2.1.3 ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ................... 99
2.2 MỞ RỘNG QUY MÔ HOẠT ĐỘNG, ĐA DẠNG HOÁ CÁC
LOẠI HÌNH MÔI GIỚI CK, CHUYÊN MÔN HOÁ TỪNG NGHIỆP
VỤ, TẠO UY TÍN CHO CÔNG TY. ............................................. 100
2.3 NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG PHỤC
VỤ CHO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI ............................................ 102
2.4 ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG NHÂN LỰC, TĂNG CƢỜNG CƠ
SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CHO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN ....................................................................... 103
2.4.1 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ............................ 103
2.4.2 NÂNG CAO CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CHO
HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MÔI
GIỚI ĐIỆN TỬ ....................................................................... 104
2.5 THIẾT LẬP HỆ THỐNG KIÊM TRA, GIÁM SÁT NỘI BỘ. . 106
Định hƣớng phát triển nghề môi giới chứng khoán tại việt Nam
131
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3440_8396.pdf