Đề tài Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam

Mặc dù được đánh giá là có trình độ kỹ thuật âm nhạc chậm hơn nhiều so với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu, thị trường Nhạc cụ Việt Nam đã sớm đón nhận sự gia nhập của các nhà sản xuất lớn và có uy tín trên thế giới là Yamaha, Kawaii, Casio, Roland, Mackie. Thị trường nhạc cụ đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90 và cho đến nay đã hình thành sự phân chia thị trường khá rõ nét giữa các nhà sản xuất. Mặc dù vào Việt Nam sau Casio nhưng Yamaha đã khẳng định vị trí đứng đầu thị trường của mình bằng chất lượng và chủng loại sản phẩm phong phú. Các sản phẩm và thương hiệu nhạc cụ với số lượng không nhiều cũng đã dần định vị được vị trí của mình trong quan điểm của người tiêu dùng, cụ thể: - Yamaha: Chất lượng âm thanh tốt - Casio: Giá rẻ, nhiều tính năng phụ trợ - Roland: Thành công với các sản phẩm chuyên dụng

pdf101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3960 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lợi nhuận gộp 49.88% 49.77% 49.77% Chi phí hoạt động Quỹ lương 144,150 148,950 168,850 Chi phí marketing 51,200 55,400 58,900 Khấu hao 0 0 0 Chi phí kế toán 5,200 5,500 6,000 Chi phí chung 17,120 18,000 19,000 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 68 Bảo hiểm 4,800 5,200 5,700 Thuê trụ sở 30,000 30,000 30,000 Duy trì web 300 325 350 Tổng chi phí hoạt động 252,770 263,375 288,800 Lợi nhuận trƣớc thuế 3,997 60,205 58,025 Lãi suất 11,746 9,526 7,210 Lợi nhuận ròng (7,748) 35,475 35,570 Phần trăm lợi nhuận ròng -1.51% 5.46% 5.10% Nguồn: Theo tính toán của chủ doanh nghiệp 3. Điểm hòa vốn Đối với đồ thị phân tích điểm hòa vốn, công ty giả định chi phí hoạt động mỗi tháng như ở bảng bên dưới. Quỹ lương là một phần chi phí đáng kể. Việc phân tích điểm hòa vốn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm kinh doanh của giám đốc công ty. Công ty tin tưởng có thể đạt được một mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành công nghiệp âm nhạc bằng cách lựa chọn những sản phẩm hợp lý vào từng thời điểm hoạt động, đồng thời thêm vào đó các giá trị marketing cũng như các dịch vụ liên quan. Hình 14: Đồ thị phân tích điểm hòa vốn Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 69 Đơn vị: 1000 đồng Phân tích điểm hòa vốn Doanh thu hòa vốn hàng tháng 42,230 Các giả định Tỉ lệ chi phí biến đổi trung bình 50% Chi phí cố định hàng tháng 21,064 4. Dòng tiền mặt dự án Biểu đồ dòng tiền mặt dự án bên dưới biểu thị duy nhất một dòng tiền mặt âm, tuy nhiên nguồn tiền mặt trong ngân hàng của công ty luôn có dư để trang trải, mà không cần phải sử dụng thêm các loại tín dụng tài chính. Công ty sẽ cố gắng để duy trì số dư tiền mặt dương trong tương lai hoạt động dài hạn Hình 15: Đồ thị biểu diễn dòng tiền mặt dự án Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 70 2010 2011 2012 Tiền mặt thu về Tiền mặt từ hoạt động Doanh thu bằng tiền mặt 514,778 650,150 696,900 Khoản tiền mặt tăng thêm Khoản nợ phải trả mới 0 0 0 Doanh thu bán tài sản 0 0 0 Nhận thêm các khoản đầu tư mới 0 0 0 Tổng số tiền mặt thu về 514,778 650,150 696,900 Chi phí Chi phí cho hoạt động Chi phí bằng tiền mặt 144,150 148,950 168,850 Thanh toán hóa đơn 229,463 454,298 492,649 Tổng chi phí cho hoạt động 373,613 603,248 661,499 Các khoản chi phí khác bằng tiền Thanh toán các khoản nợ đến hạn 35,628 35,628 35,628 Mua tài sản 0 0 0 Chia lợi nhuận 0 0 0 Tổng số chi tiền mặt 409,241 638,876 697,127 Dòng tiền mặt ròng 105,537 11,274 (227) Số dư tiền mặt 174,037 185,311 185,084 Nguồn: Theo tính toán của chủ doanh nghiệp 5. Bảng cân đối kế toán Sự thể hiện bảng cân đối kế toán là hoàn toàn đáng tin cậy. Công ty không dự kiến gặp phải bất cứ khó khăn nào với nghĩa vụ các khoản nợ, miễn là công ty theo sát kế hoạch và chiến lược đặt ra cho dự án kinh doanh này. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 71 Đơn vị: 1000 đồng 2010 2011 2012 Tài sản Tài sản hiện thời Tiền mặt 174,037 185,311 185,084 Hàng tồn kho 22,460 28,429 30,475 Tài sản khác 0 0 0 Tổng tài sản hiện thời 196,498 213,740 215,559 Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn 7,500 7,500 7,500 Khấu hao tích lũy 0 0 0 Tổng tài sản dài hạn 7,500 7,500 7,500 Tổng tài sản 203,998 221,240 223,059 Nguồn vốn và nợ phải trả Các khoản nợ phải trả hiện tại Khoản phải trả 21,374 38,769 40,646 Nợ phải trả hiện tại khác 0 0 0 Tổng khoản nợ phải trả hiện tại 21,374 38,769 40,646 Nợ phải trả dài hạn 164,372 128,744 93,116 Tổng nợ phải trả 185,746 167,513 133,762 Nguồn vốn góp 60,000 60,000 60,000 Lợi nhuận giữ lại (34,000) (41,748) (6,273) Lợi nhuận 7,748) 35,475 35,570 Tổng nguồn vốn 18,252 53,727 89,297 Tổng nguồn vốn và nợ phải trả 203,998 221,240 223,059 Giá trị tài sản thực 18,252 53,727 89,297 Nguồn: Theo tính toán của chủ doanh nghiệp Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 72 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẠC CỤ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM I. Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam: 1. Các cơ hội đối với doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam 1.1 Quy mô thị trƣờng rộng lớn Năm 2008, dân số Việt Nam đạt 85,195 triệu người, trong đó 23,343 triệu người sống ở thành thị. Với mô hình dân số trẻ, Việt Nam là một thị trường rộng lớn cho bất kì một ngành kinh doanh nào. Như phân tích ở trên, hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ mới chỉ chủ yếu dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của bộ phận hoạt động chuyên nghiệp, còn một bộ phận giới trẻ, các hộ gia đình sử dụng nhạc cụ không với mục đích chuyên nghiệp với số lượng lớn hơn nhiều lần so với số lượng của đối tượng chơi nhạc chuyên nghiệp, vẫn còn bị gần như bỏ ngỏ. Cùng với xu thế xã hội hoá âm nhạc, chơi nhạc cụ không chỉ dừng lại ở việc dành cho những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, mà bất kỳ ai cũng có thể chơi nhạc. Tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, các lớp học chơi nhạc cụ phục vụ sở thích dành cho người lớn đã rất phát triển trong khi mô hình này chưa từng xuất hiện một cách chính thức tại Việt Nam. Năm 2008, Công ty Yamaha Nhật Bản nghiên cứu và phát triển mô hình lớp học nhạc cụ dành cho những người về hưu với quan điểm đối tượng khách hàng này là những người có thời gian và điều kiện kinh tế dành cho việc học đàn. Mô hình này mới bắt đầu được thí điểm tại các nước Châu Âu từ năm 2008. Tuy vậy, Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 73 mô hình giáo dục âm nhạc dành cho người lớn từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều Quốc gia. Điều này cho thấy một tương lai không xa mô hình giáo dục âm nhạc này cũng sẽ xuất hiện tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu khai thác một mảng khách hàng mới. 1.2 Sự có mặt của hầu hết các nhà sản xuất lớn có uy tín trên thế giới Mặc dù được đánh giá là có trình độ kỹ thuật âm nhạc chậm hơn nhiều so với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu, thị trường Nhạc cụ Việt Nam đã sớm đón nhận sự gia nhập của các nhà sản xuất lớn và có uy tín trên thế giới là Yamaha, Kawaii, Casio, Roland, Mackie. Thị trường nhạc cụ đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90 và cho đến nay đã hình thành sự phân chia thị trường khá rõ nét giữa các nhà sản xuất. Mặc dù vào Việt Nam sau Casio nhưng Yamaha đã khẳng định vị trí đứng đầu thị trường của mình bằng chất lượng và chủng loại sản phẩm phong phú. Các sản phẩm và thương hiệu nhạc cụ với số lượng không nhiều cũng đã dần định vị được vị trí của mình trong quan điểm của người tiêu dùng, cụ thể: - Yamaha: Chất lượng âm thanh tốt - Casio: Giá rẻ, nhiều tính năng phụ trợ - Roland: Thành công với các sản phẩm chuyên dụng 1.3 Các điều kiện chế độ chính sách thuận lợi Môi trường chính sách có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của bất kỳ ngành hàng nào. Đối với ngành hàng nhập khẩu nhạc cụ, các chính sách ảnh hưởng bao gồm chính sách về xuất nhập khẩu hàng hoá, chính sách thương mại, quảng cáo, phân phối Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 74 Nói đến sự thuận lợi trong chính sách của nhà nước, nổi bật nhất là hàng rào thuế quan khi nhập khẩu. Mặt hàng nhạc cụ được hưởng thuế quan ưu đãi khi nhập khẩu là 3% - một trong các mức thuế thấp nhất và mức thuế này đã và đang được áp dụng từ nhiều năm nay. Trong khi các mặt hàng có liên quan như các thiết bị loa đài, thiết bị âm thanh đều bị đánh thuế ở mức 10 ~ 20% thì mức thuế nhập khẩu 3% tạo điều kiện giúp nhạc cụ Việt Nam có mức giá được người tiêu dùng trong nước chấp nhận được. Các chính sách khác của nhà nước trong việc điều phối hàng hoá, quảng cáo đối với mặt hàng nhạc cụ hoàn toàn bình thường và không có qui định gì đặc biệt. 1.4 Sự thay đổi trong quan điểm xã hội - Nhu cầu giải trí ngày càng tăng: Cùng với sự phát triển của xã hội và sự gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người là sự gia tăng các dịch vụ giải trí cả về chất lượng và số lượng. Khảo sát nhu cầu vui chơi của giới trẻ trong năm 2008 cho thấy rạp chiếu phim, các quán cafe, quán bar là nơi được nhiều bạn trẻ ưa thích đến chơi trong các dịp cuối tuần. Trong phần này đề cập đến sự phát triển của các quán Bar chơi nhạc sống. Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 2000 quán Bar, tại Hà Nội số lượng có ít hơn nhưng cũng có xu hướng tăng trong một vài năm tới. Nhu cầu giải trí liên quan đến âm nhạc phát triển dẫn đến nhu cầu nhạc cụ gia tăng. Một số mặt hàng nhạc cụ có tiềm năng kinh doanh ăn theo sự thay đổi xu hướng giải trí này của người dân như đàn Piano trang bị cho các quán cafe sang trọng, đàn organ, guitar, violon trang bị cho các quán Bar chơi nhạc sống. - Sự thay đối quan điểm xã hội đối với việc học nhạc: Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 75 Trước kia, học nhạc được quan điểm chủ yếu chỉ dành cho dân chơi nhạc chuyên nghiệp. Khá nhiều gia đình dè dặt trong việc cho con cái học chơi nhạc cụ thì ngày nay, quan điểm xã hội hóa âm nhạc đã dần chiếm ưu thế. Trẻ em có thể bắt đầu học đàn từ năm 4 tuổi với lớp học âm nhạc Yamaha và theo học cho đến lúc trưởng thành. Đồng thời học nhạc trở thành một trong các môn năng khiếu được các bậc phụ huynh nghĩ đến đầu tiên khi con cái họ bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là lực lượng khách hàng đông đảo cho các sản phẩm nhạc cụ đàn Organ, Guitar và không ngừng tăng qua các năm. Không những gia tăng về số lượng, nhu cầu học nhạc còn dần mở rộng về mặt thể loại, không chỉ dừng ở một số nhạc cụ quen thuộc như Organ, Ghita mà mở rộng ra các nhạc cụ khác như trống, nhạc khí hơi, nhạc khí dây. - Vị thế và thu nhập của những người hoạt động âm nhạc trong xã hội ngày càng được nâng cao: Trong nhiều năm, xã hội Việt Nam tồn tại quan điểm “xướng ca vô loài” đối với ca sĩ và cách nhìn của xã hội đối với những người học nhạc, chơi nhạc và nhạc công cũng khá khắt khe. Người học nhạc ra ở mức trung bình chỉ có thể chơi nhạc tại các quán Bar, trong các dàn nhạc giao hưởng, đoàn ca múa với mức lương thấp. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, sự tăng cầu các dịch vụ vui chơi giải trí, số lượng các chương trình văn hóa văn nghệ đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc và showbiz, vị thế của người học và chơi nhạc dần được nâng cao với thu nhập được cải thiện hơn trước. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 76 2. Các thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam 2.1 Trình độ âm nhạc của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới Sự thua kém về trình độ âm nhạc của Việt Nam so với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu được thể hiện qua 2 khía cạnh: - Sự thua kém trong trình độ kỹ thuật, thể hiện cả về mặt chất và lượng. Như đã phân tích ở trên, ngày nay trên thế giới nhạc cụ số hóa đã dần trở nên phổ biến thì tại Việt Nam loại nhạc cụ này vẫn còn khá mới mẻ và ít được sử dụng. Sau gần 20 năm xây dung thị trường và phát triển, thị trường nhạc cụ Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các mặt hàng Organ, Piano rất quen thuộc. Các loại nhạc cụ điện tử khác như Piano điện vẫn còn là mới mẻ. Các dòng nhạc cụ điện tử có hàm lượng công nghệ cao như các loại đàn chuyên dụng có số lượng tiêu thụ rất ít và không ổn định. Sự thua kém về mặt kỹ thuật còn thể hiện thông qua khả năng khai thác nhạc cụ còn hạn chế. Bên cạnh mặt chất, mặt lượng được thể hiện ở số lượng những người học và hiểu biết về nhạc cụ còn rất ít, chủ yếu là thông qua kinh nghiệm và tự tìm hiểu. - Sự thua kém trong trình độ nghệ thuật do các điều kiện chủ quan và khách quan. Điều kiện khách quan được nói đến ở đây bao gồm sự hạn chế các cơ sở đào tạo, hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất cùng với mô hình giáo dục còn mang đậm tính qui phạm và thiếu sáng tạo. Điều kiện chủ quan là do sự nỗ lực của cá nhân những người học nghệ thuật còn chưa đủ mạnh, chủ yếu thành công là những cá nhân sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 77 thuật, còn lại phần lớn rẽ ngang hoặc không theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp sau khi ra trường. 2.2 Vấn đề nhân lực Thiếu nhân lực không chỉ là vấn đề của riêng các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu và đây là vấn đề chung của xã hội Việt Nam hiện nay. Sự thiếu nhân lực được thể hiện cụ thể đối với ngành hàng này thông qua các nội dung: - Thừa lao động phổ thông, thiếu lao động chất lượng cao, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật khai thác sản phẩm. Các nhân viên kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu hiện nay chủ yếu không được đào tạo chính qui về kỹ thuật điện tử đối với mặt hàng này. Họ chú yếu tự học và tự đào tạo thông qua kinh nghiệm. Sự thiếu cán bộ khai thác sản phẩm là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam, và nguời tiêu dùng không khai thác được hết các tính năng của sản phẩm. - Thiếu nhân lực tại các đặc thù của ngành âm nhạc: Do tính chất đặc thù, làm của ngành công nghiệp âm nhạc có những công việc đòi hỏi tính chất chuyên môn cao như kỹ sư âm thanh, kỹ sư lên dây đàn. Đây là những công việc đặc trưng và rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nào. Tuy nhiên tại Việt Nam, những người có hiểu biết và làm nghề này vẫn còn rất hiếm. Tại Hà Nội hiện nay chỉ có khoảng 3 nghệ nhân lên dây đàn Piano. Cả 3 trong số họ đều xuất phát là những nhạc công tự học và tìm hiểu dựa trên kinh nghiệm đối với công việc lên dây đàn. Tại Việt Nam hiện nay không có trường lớp đào tạo chính quy kỹ thuật lên dây đàn Piano. Mặt khác với công việc kỹ sư âm thanh, khai thác sản phẩm, tại Nhạc Viện Hà Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 78 Nội, Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh và một số trường nhạc khác đã hình thành khoa đào tạo nhưng số lượng sinh viên theo học rất ít, chưa đến 20 người/ khoá. - Thiếu các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp: Hiện nay trên cả nước có khoảng 50 trường đào tạo âm nhạc từ chuyên nghiệp đến bán chuyên nghiệp, tuy nhiên số lượng các khoa vẫn còn rất hạn chế và cơ sở vật chất kém. Trừ Nhạc viện Hà Nội và Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh là 2 trường có qui mô và được đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, các trường khác như các trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật, cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn. Ngoài ra tại Việt Nam, số lượng các khoa đào tạo còn rất ít, một số loại nhạc cụ hầu như chưa phát triển hoặc có rất ít người theo học như đàn Electone, Kỹ sư âm thanh. Nội dung đào tạo vẫn chỉ tập trung vào các nhạc cụ cổ điển quen thuộc như Piano, Ghita, Violon - Khoa Organ tuy có nhiều người theo học nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật không theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với mặt hàng luôn luôn biến đổi này. Đối với đàn Electon là loại nhạc cụ khá thành công ở các nước phát triẻn, cho đến nay sau 7 năm xuất hiện ở Việt Nam mới chỉ có 1 khoá đào tạo tại Nhạc Viện Hà Nội với số sinh viên theo học là 5 người. Cho đến nay chỉ còn 3 người còn đang theo học loại nhạc cụ này. - Sự hạn chế trong các kỹ năng bán hàng, vi tính và ngoại ngữ: Do yêu cầu nhân viên phải là những người có hiểu biết về nhạc cụ, nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu chủ yếu là sinh viên, nhạc công tại các trường nhạc nhưng không theo nghề mà chuyển hướng sang kinh doanh. ưu điểm của nhóm nhân lực này là sự nắm vững và ít nhiều có hiểu biết về sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm của nhóm nhân lực này là thiếu Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 79 các kỹ năng kinh doanh cần thiết, khả năng vi tính và ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu công việc. 2.3 Sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác quản lý và hệ thống phân phối - Các doanh nghiệp được thành lập từ lâu đời, chủ yếu là từ mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty gia đình - Nhạc cụ là mặt hàng có giá trị nghệ thuật và công nghệ cao, đồng thời giá trị kinh tế có thể đạt đến rất lớn. Trị giá của một nhạc cụ có thể từ 100.000VND (Ví dụ các loại sáo) cho đến hàng trăm triệu đồng (đàn piano). Chính vì các lý do trên cùng với yêu cầu vốn lớn và hiểu biết về sản phẩm, đây là một ngành hàng ít có sự ra nhập thị trường của các doanh nghiệp. Từ năm 1998 đến nay trên thị trường tồn tại 3 doanh nghiệp chủ đạo hoạt động trong lĩnh vực này. Sự gia nhập thị trường chỉ diễn ra đối với các đại lý phân phối của các doanh nghiệp này hoặc với một số cửa hàng nhỏ nhập khẩu nhạc cụ đã qua sử dụng. Do được thành lập từ lâu đời nên các doanh nghiệp hiện nay vẫn duy trì mô hình quản lý kiểu cũ,thiếu chuyên nghiệp. Cả 3 doanh nghiệp đều là công ty Trách nhiệm hữu hạn theo mô hình công ty gia đình. Đây cũng là mô hình công ty khá phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. - Hệ thống phân phối còn lỏng lẻo. Sự lỏng lẻo trong hệ thống phân phối được thể hiện qua 3 khâu: Lỏng lẻo trong quan hệ giữa nhà nhập khẩu với đại lý, giữa đại lý và khách hàng và giữa nhà nhập khẩu với khách hàng. Sơ đồ hệ thống phân phối đang được áp dụng hiện nay tại các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu: Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 80 - Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng chưa được tốt: Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng bao gồm các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Để mua được một nhạc cụ, khách hàng có thể phải bỏ ra một số tiền rất lớn. Tuy nhiên dịch vụ bảo hành còn thiếu chuyên nghiệp do 3 lý do: + Mô hình quản lý doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp, bộ phận chuyên trách về bảo hành chưa được coi trọng. + Trình độ của cán bộ kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu. + Do tại Việt Nam chưa có cơ sở sản xuất và lắp ráp đối với mặt hàng này, các sản phẩm phần lớn được nhập khẩu nguyên chiếc nên khi hỏng hóc thường thiếu linh kiện trong việc thay thế. Việc phải đặt linh kiện từ nước ngoài làm kéo dài thời gian thực hiện bảo hành, sửa chữa. So sánh với các mặt hàng có mức giá tương đương như máy tính, điện thoại di động, xe máy, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cùng các dịch vụ hỗ trợ đi kèm khá phát triển trên thị trường Việt Nam hiện nay, sự yếu kém trong công tác bảo hành, bảo dưỡng hầu như không được thực hiện, không có hoặc có rất ít các dịch vụ hỗ trợ trước và sau bán hàng là một thực tế cần được khắc phục của ngành hàng này. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong quản lý, sự đầu tư về mặt tiền của và nhân lực cả về chất lượng và số lượng của các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 81 2.4. Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng Hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng là một trong các vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu. Mặt hàng được làm giả nhiều nhất là các loại đàn Guitar, nhạc khí hơi và bộ gõ với trị giá không lớn. Mặt hàng phát triển nhất thị trường hàng đã qua sử dụng là các sản phẩm trị giá lớn như đàn Organ, Piano. Hiện nay nhà nước chưa có biện pháp gì hiệu quả đối với nạn làm hàng giả, hàng nhái. Với ưu thế về giá cả, vấn đề này còn một phần nhận được sự chấp nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế và âm nhạc nói chung, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng cần được chấm dứt, nhường chỗ cho các sản phẩm chính hãng đảm bảo về chất lượng. 2.5. Yêu cầu về vốn và nguồn lực khi tham gia thị trƣờng Kinh doanh nhạc cụ và hoạt động trong ngành công nghiệp âm nhạc không dành cho những doanh nghiệp không có hiểu biết nền tảng về lĩnh vực này, đồng thời yêu cầu về vốn và trình độ lớn. Tại Việt Nam, trình độ khoa học và công nghệ chưa cho phép nước ta tự chế tạo và sản xuất nhạc cụ nên hầu hết các loại nhạc cụ phải nhập từ nước ngoài, tập trung là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, các nước Châu Âu. Làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được phương pháp làm việc chuyên nghiệp từ quá trình đặt hàng, nhập hàng, các chương trình và dịch vụ kèm theo. Tuy nhiên bên cạnh đó, các nhà sản xuất nước ngoài cũng có yêu cầu chặt chẽ trong việc lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý. Họ đưa ra các yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất, quy định sản lượng nhập khẩu hàng năm và đều tăng qua các năm. Điều này lý giải tại sao đối với mặt hàng nhạc cụ, số lượng doanh nghiệp ra vào thị trường rất ít. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực này luôn đứng trước nguy cơ bị Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 82 thay thế khi nhà sản xuất đầu tư trực tiếp vào Việt Nam khi thị trường đủ lớn. Điều này đã từng xảy ra với các ngành hàng khác như xe máy, ô tô. Vì vậy kinh doanh như thế nào, mở rộng thị trường đến mức nào là một bài toán đau đầu cho các doanh nghiệp. 2.6 Một số quan điểm xã hội Một số quan điểm xã hội có ảnh hưởng không thuận lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu phải kể đến : Quan điểm về xuất xứ : Người Việt Nam có quan điểm ưa chuộng nhạc cụ xuất xứ Nhật Bản hoặc Châu Âu. Trong khi đó xu hướng hiện nay của các nhà sản xuất là chuyển dần nhà máy về các nước có nguồn nhiên liệu và nhân lực rẻ như Trung Quốc, Malaysia. Quan điểm về xuất xứ này một phần khiến người tiêu dùng dè dặt trong việc đưa ra quyết định mua nhạc cụ với xuất xứ từ các nước trên, đồng thời tạo điều kiện cho các loại nhạc cụ đã qua sử dụng, hàng giả, hàng nhái, làm giả xuất xứ phát triển. Quan điểm khi quyết định mua nhạc cụ : Ngoài nhu câu mua nhạc cụ để học tập và làm việc chuyên nghiệp, nhiều gia đình đưa ra quyết định mua nhạc cụ cho con cái học để phát triển năng khiếu. Tuy nhiên một số gia đình khi được tư vấn trong việc mua nhạc cụ tỏ ra băn khoăn về việc con cái mình có khả năng chơi nhạc hay không. Thậm chí có gia đình khi con cái đã đi học nhạc rồi vẫn không quyết định mua nhạc cụ vì cho rằng không biết con cái mình có học sâu về lĩnh vực này hay không. Đây là một quan điểm sai lầm. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 83 II. Giải pháp nhằm mở rộng thị trƣờng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam : Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp Việt nam mở rộng thị trường nhạc cụ được đánh giá là có nhiều tiềm năng, nhóm giải pháp được đưa ra tập trung chủ yếu vào các giải pháp liên quan đến doanh nghiệp. Dưới đây phân tích cụ thể nhóm giải pháp. 1. Nâng cao nhận thức và thay đổi quan điểm của ngƣời tiêu dùng Nâng cao nhận thức và thay đổi quan điểm người tiêu dùng, khiến cho người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng là một nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp khi muốn thành công trên thị trường. Đối với ngành hàng nhập khẩu nhạc cụ là một ngành đặc thù, người tiêu dùng được phân hoá rõ ràng thành 2 bộ phận : Bộ phận những người hoạt động chuyên nghiệp có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm và Bộ phận những người tiêu dùng thông thường có hiểu biết rất ít về sản phẩm. Trong đó bộ phận thứ hai chiếm tỉ lệ lớn và là phân khúc thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Vì vậy, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các dòng sản phẩm, tính năng và chức năng là nhiệm vụ cần thiết để doanh nghiệp bán được hàng. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều này thông qua một số biện pháp cụ thể : - Đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên bán hàng, tư vấn và các đại lý. - Xây dựng cơ sở tài liệu, dữ liệu đầy đủ, chi tiết về sản phẩm. - Phối kết hợp với các cơ quan thông tấn báo chí viết bài giới thiệu và phân tích sản phẩm đến người tiêu dùng. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều kênh thông tin đã được khai thác nhằm đưa đến cho người tiêu dùng khối lượng thông tin rất lớn khi họ quyết Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 84 định mua một số sản phẩm như điện thoại, máy vi tính, ô tô, xe máy... Trong khi đó đối với mặt hàng nhạc cụ vẫn còn rất ít các kênh thông tin giúp người tiêu dùng tỉm hiểu trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Họ chủ yếu tìm hiểu thông tin qua người quen, những người đã mua và sử dụng nhạc cụ, thông tin tại cửa hàng. Với sự thiếu thông tin như vậy, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong các chiến dịch tung ra sản phẩm mới. Bên cạnh việc tác động vào hiểu biết của người tiêu dùng thông qua các biện pháp trực tiếp được đề cập đến ở trên, Doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư cho việc định vị thương hiệu và sản phẩm. Định vị thương hiệu là một khái niệm không còn xa lạ đối với các công ty, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên đối với ngành công nghiệp âm nhạc, nhạc cụ, vấn đề này vẫn còn ít được các doanh nghiệp đầu tư và quan tâm. Định vị thương hiệu đối mới mặt hàng này bao gồm 2 phần: - Định vị thương hiệu của nhà sản xuất - Định vị thương hiệu của nhà nhập khẩu. Cho đến nay do xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu, các nhà sản xuất như Yamaha, Casio, Kawaii... đã có một vị trí nhất định trên thị trường. Tuy nhiên thương hiệu của nhà nhập khẩu ít khi được người tiêu dùng nhớ và nhắc đến. Vì vậy bên cạnh việc khai thác danh tiếng vốn có của nhà sản xuất, doanh nghiệp cần lưu tâm đến việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp mình trong lòng khách hàng. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách : - Đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt trước và sau khi mua hàng Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 85 - Đầu tư xây dựng bộ định dạng doanh nghiệp. Chú trọng đến hình thức trình bày showroom, các tài liệu đi kèm, hình ảnh cán bộ công nhân viên. - Bên cạnh tìm kiếm những khác hàng mới cần chú trọng giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ thông qua các chương trình hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới. 2. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng Phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu nếu muốn phát triển bền vững và theo kịp xu thế hội nhập hiện nay Các doanh nghiệp cần ý thức được vai trò của nguồn nhân lực để có sự phân bổ kinh phí đúng đắn. Đào tạo nhân lực có thể tổ chức trong nước bằng cách mời các chuyên gia từ nhà sản xuất đến giảng dạy đối với các nội dung không quá phức tạp, tổ chức các phòng ban chuyên môn nghiên cứu sản phẩm. Đối với các vấn đề kỹ thuật phức tạp, hiện nay chưa có trường lớp đào tạo tại Việt Nam, doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư đưa nhân sự đi đào tạo tại nước ngoài. Một vấn đề đặt ra là sự cam kết làm việc của nhân viên sau khi được đào tạo. Điều này đỏi hỏi bên cạnh phát triển về mặt chuyên môn, các nhà quản lý cần chú trọng cả việc xây dựng môi trường doanh nghiệp, các chế độ đãi ngộ tương xứng, lương thưởng, các hình thức khuyến khích nhân viên làm việc để gắn bó họ với doanh nghiệp. Yêu cầu đào tạo về ngoại ngữ cũng được đặt ra một cách cấp thiết trước xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 86 3. Đẩy mạnh các biện pháp quảng bá Như phân tích ở các phần trước, hiện nay mặt hàng nhạc cụ rất ít hoặc hầu như không được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông cũng như các hình thức khác. Bản thân sản phẩm đã đã tự bán dựa trên uy tín của nhà sản xuất và nhu cầu ổn định của đối tương khách hàng chơi nhạc cụ chuyên nghiệp. Tuy nhiên để mở rộng sang các phân khúc thị trường rộng lớn hơn, khiến người tiêu dùng lựa chọn mua nhạc cụ chứ không phải các sản phẩm giải trí khác, thúc đẩy họ dành một khoản tiền lớn hơn cho việc mua nhạc cụ, các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư cho quảng cáo. Tuy nhiên cần chú ý một số điểm sau đây : Các hình thức quảng cáo thông thường như quảng cáo trên truyền hình, trên báo, tạp chí cần có sự phân biệt giữa các phương tiện quảng cáo đại chúng với các phương tiện quảng cáo chuyên đề. Việc lựa chọn sản phẩm nào, quảng cáo bằng hình thức nào cần được nghiên cứu kỹ. Các hình thức quảng cáo thịnh hành hiện nay như quảng cáo trên báo, truyền hình, internet thích hợp dành cho các sản phẩm nhạc cụ đại chúng. Đối với các sản phẩm chuyên nghiệp có đối tượng khách hàng riêng biệt, doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức quảng cáo trực tiếp vào các đối tượng khách hàng như các tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành, marketing giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến từng khách hàng. Mặt khác, doanh nghiệp cần chú trọng củng cố các kênh thông tin đã có như mạng lưới đại lý, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các trường nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật. Đây không những là đối tượng khách hàng ổn định, lâu dài mà họ là những người có nhiều ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của các nhóm khách hàng còn lại. Vì vậy giữ mối quan hệ tốt Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 87 và chăm sóc tốt nhóm khách hàng này cũng là một biện pháp giúp doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị trường của mình. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu, chủ yếu thông qua mô hình đại lý cho các nhà sản xuất, kinh phí sử dụng cho quảng cáo và tiếp thị bao gồm 2 nguồn : - Kinh phí từ nhà sản xuất: Mỗi nhà sản xuất đều có các quỹ dùng cho marketing dành cho các doanh nghiệp. Quỹ này được tính dựa trên doanh số nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam hoặc thoả thuận dựa trên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vào đầu các năm này tính. Đặc điểm của nguồn kinh phí này là số lượng nhiều, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng vào việc quảng bá cho sản phẩm của nhà sản xuất. Sử dụng nguồn tiền này đòi hỏi doanh nghiệp chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà sản xuất. - Kinh phí từ bản thân doanh nghiệp: Nguồn kinh phí này có đặc điểm là ít, tuy nhiên doanh nghiệp toàn quyền sử dụng và có thể dùng cho việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự động điều chỉnh nguồn kinh phí này phù hợp với tình hình kinh doanh của mình. Việc sử dụng 2 nguồn kinh phí vào các hoạt động quảng cáo như thế này cho hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch và chiến lược từ sớm và rõ ràng. Có 2 vấn đề thường thấy đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc sử dụng không hiệu quả nguồn kinh phí từ nhà sản xuất và không có sự đầu tư thích đáng cho nguồn kinh phí còn lại. Điều này dẫn đến hoạt động marketing và bán hàng của các doanh nghiệp không đạt hiệu quả và chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường. Đối với nguồn kinh phí từ nhà sản xuất, doanh nghiệp cần có quan điểm „đầu tư‟ thay vì quan điểm „sử dụng‟ cho hết nguồn kinh phí nhận được từ nhà sản xuất. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 88 4. Tìm kiếm, nghiên cứu và khai thác các phân khúc thị trƣờng mới Các phân khúc thị trường còn nhiều tiềm năng bán hàng nhưng chưa được khai thác bao gồm: - Thị trường các hộ gia đình với vai trò quyết định việc mua nhạc cụ là bố mẹ. - Thị trường người chơi nhạc nghiệp dư, phục vụ sở thích, đặc biệt đối với người lớn và người đã qua tuổi nghỉ hưu. Họ là đối tượng khách hàng có khả năng về kinh tế. - Thị trường giới trẻ, thanh niên đang có xu hướng theo học chơi nhạc cụ phục vụ sở thích. Tuy nhiên nhu cầu học chơi nhạc cụ cũng vấp phải sự cạnh tranh với các nhu cầu khác như nấu ăn, khiêu vũ, hội hoạ, thể thao... Đối với mỗi phân khúc thị trường, các doanh nghiệp muốn đạt được thành công cần thực hiện nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng thuộc phân khúc đó để có các biện pháp quảng bá, tiếp cận khách hàng hiệu quả. Chủng loại hàng hoá cần được lựa chọn cẩn thận phù hợp với mục đích sử dụng và túi tiền của người tiêu dùng. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 89 KẾT LUẬN Theo định hướng phát triển của nhà nước thì doanh nhân Việt Nam sẽ có thêm khoảng trên 1 triệu người đang ở tuổi thanh niên làm các chủ doanh nghiệp trẻ, năng động vào năm 2010. Các doanh nghiệp trẻ luôn mang lại những sự tươi mới và động lực phát triển lớn cho nền kinh tế quốc gia, giúp giải quyết vấn đề việc làm và đóng góp công ích cho xã hội và quan trọng nhất là những doanh nghiệp trẻ có xu hướng hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới nhanh hơn. Điều này là vô cùng cần thiết trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay. Tuy nhiên một điều tra mới đây nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, số người dưới 30 tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn 40.000 doanh nghiệp được điều tra. Theo các chuyên gia, tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Vây tại sao giới trẻ Việt Nam lại ngại phải khởi nghiệp, trong khi việc khởi nghiệp sẽ giúp họ không chỉ đóng góp được cho xã hội mà còn đem lại cơ hội hoàn thiện kĩ năng bản thân rất lớn? Có thể lý giải cho điều này là cuộc suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đối với khao khát được làm chủ chính mình của các bản trẻ Việt Nam. Tuy nhiên theo quy luật kinh tế thế giới thì phần lớn các cuộc suy thoái trong lịch sử thường diễn ra trong vòng 10 tháng, sau đó là quá trình phục hồi và phát triển mạnh kéo dài 50 tháng. Vậy nếu tin tưởng vào quy luật này cùng với bản lĩnh và sự tự tin thì đây là thời điểm hoàn toàn tốt để bắt đầu khởi nghiệp. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 90 Nhìn vào xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây có thể thấy sự chuyển dịch rất nhanh cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhu cầu của người dân đối với giải trí hiện nay là rất lớn, điều này có thể nhận thấy dễ dàng thông qua các chương trình biểu diễn sân khấu lớn, tổ chức sự kiện, chương trình truyền hình đang tăng lên nhanh chóng. Các quán café âm nhạc, các rạp chiếu phim đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đó chính là những đối tượng khách hàng tiềm năng cho các công ty kinh doanh nhạc cụ. Thêm vào đó bên cạnh việc thu nhập người dân tăng cao, thì dân trí của người dân cũng ngày càng được cải thiện. Các bậc phụ huynh đã bắt đầu đầu tư cho con em mình học thêm các môn năng khiếu, đặc biệt là nhạc cụ là một trong những môn năng khiếu giúp phát triển nhân cách và trí tuệ trẻ em rất tốt. Đánh giá được xu hướng phát triển đầy tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh nhạc cụ, nên đề tài “ Dựa án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam” được viết ra với mong muốn đưa ý tưởng đi vào thực hiện. Đề tài được chia làm 3 chương chính với chương I khái quát những vấn đề quan trọng cần biết để khởi sự doanh nghiệp. Chương II tập trung vào việc xây dựng dự án kinh doanh cụ thể để thu hút nhà đầu tư và làm định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong hoạt động tương lai . Cuối cùng chương III đưa ra các giải pháp để phát triển doanh nghiệp ổn định và vững mạnh. Mặc dù biết được rằng khởi nghiệp, nhất là đối với những người trẻ tuổi, không bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên tác giả tin rằng với bầu khí nóng và nhiệt huyết không ngừng học hỏi của tuổi trẻ thì sự thành công của doanh nghiệp và cơ hội được đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà sẽ đạt được trong một tương lai không xa. Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO I- Danh mục tài liệu Tiếng Việt [1]. TS. Mai Văn Bưu & TS. Phan Kim Chiến. “Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh”. Khoa Khoa học quản lý, ĐH Kinh tế quốc dân. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2001 [2]. PGS.TS. Lê Thế Giới - TS. Nguyễn Thanh Liêm - ThS. Trần Hữu Hải. “Quản trị chiến lược”. NXB giáo dục. 2008 [3]. TS. Đoàn Thị Thu Hà & TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. “Quản trị học”. Khoa Khoa học quản lý, ĐH Kinh tế quốc dân. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2008 [4]. PGS. TS. Đoàn Thị Thu Hà & PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. “Giáo trình Khoa học quản lý”. Khoa Khoa học quản lý, ĐH Kinh tế quốc dân. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2004 [5]. Phương Hà. “Nghệ thuật điều hành doanh nghiệp”. NXB TP. Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ 3. 2006 [6]. Lã Kiến Hoa - Cao Thuỵ Minh. “Phương pháp quản lí hiệu quả tiêu thụ, tổ chức mạng lưới bằng xúc tiến và kết nối”. NXB lao động – xã hội, tái bản lần thứ chín. 2008 [7]. TS. Nguyễn Thanh Hội & TS. Phan Thăng. “Quản trị học” . NXB Thống kê. 2001 [8]. TS. Nguyễn Thanh Liêm - ThS. Nguyễn Thị Bích Trâm. “Quản trị marketing”. NXB giáo dục. 2008 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 92 [9]. Nguyễn Hải Sản. “Quản trị học”. NXB thống kê. 1998 . [10]. Robbins, Coulter, Bergman & Stagg. “Quản trị học”. Khoa QTKD, ĐH Ngoại thương dịch từ “Management” 3rd Edition. NXB Prentice Hall. 2003 [11]. Dr.William B Werther, Jr. “Kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp” . NXB TP.HCM. 1993 [12]. “Luật doanh nghiệp 2005”. NXB Lao động – Xã hội. 2006 [13]. Bài giảng của các giáo viên trong bộ môn: ThS. Đặng Thị Lan; Ths. Ngô Quý Nhâm, Hoàng Anh Duy, Dương Hoài Nhung. II – Tài liệu Tiếng Anh [14]. R B McKenie & D R Lee. “Microeconomics for MBAs”. Cambridge Univ Press. 2006 [15]. James Jones. “Are you ready to start a business”. Widget Corporation [16]. William A Sahlman. “How to write a great business plan”. Harvard University III- Tài liệu trên Internet [17]. Vnmedia – BWP. “ Các cạm bẫy khi khởi sự doanh nghiệp”. 5-9- 2005 [18]. Phan Thu. “Khởi sự doanh nghiệp – vì sao thất bại?” 23-8-2008 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 93 226d534dd32 [19]. “Báo cáo thị trường của tập đoàn nhạc cụ Yamaha?” 4-2009 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 94 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƢƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP ........................................................................................................ 4 I. ĐỊNH NGHĨA DOANH NGHIỆP (DN) .................................................. 4 1. Một số quan điểm về doanh nghiệp ........................................................ 4 2. Định nghĩa doanh nghiệp ......................................................................... 6 3. Mục đích và mục tiêu của Doanh Nghiệp ................................................ 7 II – CÁC HÌNH THỨC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ........................ 8 1. Tạo lập doanh nghiệp mới....................................................................... 8 2. Mua lại một doanh nghiệp sẵn có ........................................................... 9 3. Đại lý đặc quyền .................................................................................... 10 4. Thừa hƣởng doanh nghiệp gia đình ...................................................... 12 III- CÁC KIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ... 13 1. Cơ cấu quản trị trực tuyến .................................................................... 13 2. Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng ................................................. 14 3. Cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến – chức năng ........................... 16 4. Cơ cấu ma trận ....................................................................................... 17 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 95 IV- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP KHỞI SỰ .................................................................................................... 19 1. Sự cần thiết của một kế hoạch kinh doanh ........................................... 20 2. Khái niệm về kế hoạch kinh doanh ....................................................... 20 3. Kết cấu và nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh ....................... 21 3.1 Giới thiệu về bản kế hoạch ................................................................... 21 3.2 Miêu tả hoạt động kinh doanh ............................................................. 22 3.3. Thị trƣờng ............................................................................................ 22 3.4. Sản phẩm và dịch vụ ........................................................................... 23 3.5. Bán hàng và Marketing ....................................................................... 23 3.6. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức ...................................................... 24 3.7. Kế hoạch tài chính ............................................................................... 25 CHƢƠNG II: DỰ ÁN KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẠC CỤ NHẬP KHẨU .......................................................................... 26 I. Giới thiệu về dự án và công ty Hacoustic .............................................. 26 1. Nhiệm vụ ................................................................................................. 28 2. Yếu tố thành công ................................................................................... 29 3. Mục tiêu .................................................................................................. 29 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 96 4. Sơ lƣợc về công ty ................................................................................... 31 4.1. Chi phí thành lập ................................................................................. 31 4.2. Địa điểm công ty và cơ sở vật chất ...................................................... 33 II. Sản phẩm và dịch vụ ............................................................................ 34 1. Mô tả sản phẩm và dịch vụ ................................................................... 35 2. Lợi thế cạnh tranh .................................................................................. 36 3. Nguồn cung cấp sản phẩm ..................................................................... 37 4. Công nghệ .............................................................................................. 37 5. Sản phẩm và dịch vụ tƣơng lai ............................................................. 38 III. Phân tích thị trƣờng ............................................................................ 39 1. Tổng quan về thị trƣờng nhạc cụ thế giới và Việt Nam ....................... 39 1.1 Trên thế giới .......................................................................................... 39 1.2 Việt Nam .............................................................................................. 41 2. Phân đoạn thị trƣờng ............................................................................ 44 3. Chiến lƣợc nhằm vào phân đoạn thị trƣờng mục tiêu ......................... 45 3.1 Nhu cầu thị trƣờng .............................................................................. 46 3.2 Xu hƣớng thị trƣờng ............................................................................ 47 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 97 3.3 Sự tăng trƣởng của thị trƣờng ............................................................ 47 3.4 Các hình thức kinh doanh trên thị trƣờng nhạc cụ ........................... 48 3.5 Tâm lý khách hàng .............................................................................. 48 3.6 Các đối thủ cạnh tranh chính.............................................................. 49 V. Nội dung chiến lƣợc kinh doanh và thực hiện ..................................... 50 1. Chiến lƣợc .............................................................................................. 51 2. Giá trị cốt lõi .......................................................................................... 51 3. Phƣơng thức cạnh tranh ....................................................................... 51 4. Chiến lƣợc Marketing ........................................................................... 52 4.1 Chiến lƣợc giá ....................................................................................... 53 4.2 Chiến lƣợc xúc tiến sản phẩm ............................................................. 54 4.3 Chƣơng trình Marketing ..................................................................... 55 4.4 Chính sách phân phối .......................................................................... 55 5. Chiến lƣợc Kinh doanh ......................................................................... 56 5.1 Dự đoán doanh thu .............................................................................. 56 5.2 Chƣơng trình bán hàng ....................................................................... 58 5.3 Kế hoạch bán hàng trực tuyến ............................................................ 59 VI. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức ...................................................... 60 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 98 1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 60 2. Tiền lƣơng và đãi ngộ ............................................................................. 62 VII. Kế hoạch tài chính ............................................................................. 63 1. Những giả định quan trọng ................................................................... 64 2. Lợi nhuận và chi phí .............................................................................. 65 3. Điểm hòa vốn .......................................................................................... 68 4. Dòng tiền mặt dự án .............................................................................. 69 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẠC CỤ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM ............................................................................................................ 72 I. Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam ........................................................................ 72 1. Các cơ hội đối với doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam ............................................................................................. 72 1.1 Quy mô thị trƣờng rộng lớn ................................................................ 72 1.2 Sự có mặt của hầu hết các nhà sản xuất lớn có uy tín trên thế giới .. 73 1.3 Các điều kiện chế độ chính sách thuận lợi ......................................... 73 1.4 Sự thay đổi trong quan điểm xã hội .................................................... 74 2. Các thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam ........................................................................................ 76 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 99 2.1 Trình độ âm nhạc của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới ....................................................................................... 76 2.2 Vấn đề nhân lực .................................................................................... 77 2.3 Sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác quản lý và hệ thống phân phối ..................................................................................................................... 79 2.4. Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng ............................ 81 2.5. Yêu cầu về vốn và nguồn lực khi tham gia thị trƣờng ....................... 81 2.6 Một số quan điểm xã hội ..................................................................... 82 II. Giải pháp nhằm mở rộng thị trƣờng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam : .................................................. 83 1. Nâng cao nhận thức và thay đổi quan điểm của ngƣời tiêu dùng ....... 83 3. Đẩy mạnh các biện pháp quảng bá ....................................................... 86 4. Tìm kiếm, nghiên cứu và khai thác các phân khúc thị trƣờng mới .... 88 KẾT LUẬN ................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 91 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 100 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến ........................................ 13 Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị chức năng ....................................... 15 Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến-chức năng ....................... 16 Hình 4: Sơ đồ cơ cấu quản lý ma trận ......................................................... 17 Hình 5: Đồ thị dự đoán doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm đầu ................ 30 Hình 6: Đồ thị đầu tư thành lập công ty ...................................................... 31 Hình 7: Đồ thị phân khúc thị trường ........................................................... 44 Hình 8: Đồ thị dự đoán doanh thu hàng tháng ............................................ 56 Hình 9: Đồ thị dự đoán danh thu năm ......................................................... 57 Hình 10: Đồ thị dự đoán lợi nhuận tháng .................................................... 65 Hình 11: Đồ thị dự đoán lợi nhuận năm ...................................................... 65 Hình 12: Đồ thị dự đoán lợi nhuận gộp tháng ............................................. 66 Hình 13: Đồ thị dự đoán lợi nhuận gộp năm ............................................... 66 Hình 14: Đồ thị phân tích điểm hoà vốn ..................................................... 68 Hình 15: Đồ thị biểu diễn dòng tiền mặt dự án ........................................... 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4470_7581.pdf
Luận văn liên quan