Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào năm 2009, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử của Việt Nam
đang đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu
mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo cam kết WTO) và cam kết mở
cửa thị trường bán lẻ, phân phối. Theo đó, sẽ bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế
nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập DN.
Riêng cam kết chung quy định, giảm mức thuế nhập khẩu bình quân của sản
phẩm công nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5-7 năm; cắt giảm ngay
đối với các mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm
nhiều loại máy móc, thiết bị điện, điện tử. Những yếu tố trên sẽ tác động tích
cực, thúc đẩy DN trong nước huy động mọi nguồn lực, thay đổi công nghệ và
tăng sức cạnh tranh.
Theo một thống kê khác từ Bộ Công Thương, cơ cấu công nghiệp chế biến
trong công nghiệp điện tử trong nước chưa đạt 5%. Do vậy, trong tổng số doanh
thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang lại, xuất khẩu đạt trên 2 tỉ
đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài - vốn chỉ chiếm 1/3 trong số 300 doanh nghiệp sản
xuất điện tử ở Việt Nam. Còn các sản phẩm điện tử của Việt Nam dù xuất khẩu
với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng lại rất thấp.
Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần phải
xây dựng những ngành sản xuất công nghiệp bền vững và phát triển. Một trong
những ngành sản xuất công nghiệp sẽ chiếm vị trí then chốt đó là công nghiệp
điện tử. Để từng bước xây dựng ngành công nghiệp điện tử phát triển. Với mục
tiêu tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần gia
tăng giá trị của ngành công nghiệp điện tử. Chúng tôi quyết định lựa chọn và
nghiên cứu đề tài - „‟ Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện
tử ở Việt Nam’’ với mong muốn từ những khó khăn trong thực trạng sản xuất
hàng điện tử từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy
ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
1. Tính cấp thiết của đề tài . 4
2. Phạm vi nghiên cứu 5
3. Mục tiêu nghiên cứu . 5
4. Phương pháp nghiên cứu . 5
5. Phạm vi nghiên cứu 5
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến . 5
7. Kết cấu của đề tài . 5
Chương 1: Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử 6
1. Khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu: . 6
2. Đặc điểm của mạng lưới sản xuất toàn cầu: . 7
3. Quá trình hình thành và hoạt động của các mạng lưới sản xuất điện tử
toàn cầu ở Đông Nam Á: 8
3.1. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Mỹ ở Đông Nam Á: . 9
3.2. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Nhật Bản ở Đông Nam Á: 11
3.3. Quá trình chuyển dịch cứ điểm sản xuất trong nội bộ vùng Đông Á 16
3.4. Vị thế của Việt Nam . 19
4. Kinh nghiệm của một số nước có nền công nghiệp điện tử phát triển 20
4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 20
4.2. Kinh nghiệm của Malaysia 23
Chương 2: Thực trạng công nghiệp điện tử Việt Nam trước và sau khi gia
nhập WTO 26
1. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam (giai đoạn 2002 – đầu 2009) 26
1.1.Giai đoạn tiền WTO 26
1.2.Giai đoạn hậu WTO (từ năm 2006 tới nay) 37
2. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 47
2.1.Thuận lợi đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 47
2.2.Những khó khăn và hạn chế đối với ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam . 53
Chương 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong thời
gian tới . 60
1. Quan điểm và định hướng phát triển . 60
1.1. Quan điểm phát triển . 60
1.2. Mục tiêu phát triển . 61
1.3. Định hướng phát triển . 62
2. Giải pháp phát triển . 64
2.1. Phát triển nguồn nhân lực . 64
2.2. Giải pháp về công nghệ 66
2.3. Giải pháp phát triển nghành công nghiệp phụ trợ. 68
2.4. Giai pháp về chính sách . 72
Kết luận . 75
78 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới, Việt Nam tiếp tục khẳng định tiềm năng
thị trường, đặc biệt cho các dịch vụ và vật liệu xây dựng, máy móc công
nghiệp, nguyên liệu dệt may da giày, nguyên vật liệu phục vụ nông nghiệp,
ô tô xe máy, nguyên liệu gỗ... Do Việt Nam phải hạ thấp các hàng rào thuế
quan để thực hiện cam kết trong AFTA và WTO, xu hướng nhập khẩu tiếp
tục tăng mạnh trong những năm tới.
Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các
nước trong khu vực (Việt Nam trên 70%, Singapore là 55,9%, Malaysia là
58,2%, Thái Lan là 67,7%...). Tiêu dùng đã tăng với tốc độ khá, vượt xa so
với tốc độ tăng dân số (bình quân năm trong giai đoạn 2001-2005, dân số
tăng 1,4%, tiêu dùng, tính theo giá so sánh, tăng 7,7%), chứng tỏ tiêu dùng
bình quân đầu người và mức sống của dân cư tăng đã khá hơn nhiều. Bên
cạnh đó, tỷ lệ giữa tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng so với tổng quỹ tiêu dùng cũng gia tăng khá nhanh, từ mức 64,7%
năm 1995 lên mức 68,5% năm 2000, 82,1% năm 2005 và 93,1% năm 2007.
Điều này chứng tỏ tiêu dùng thông qua hoạt động mua bán trên thị trường
ngày càng gia tăng, mức độ tự sản tự tiêu ngày một giảm hay là tính thị
trường ngày một tăng. Tốc độ tăng tổng mức mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm năm gần đây đạt mức trung bình (đã
loại trừ tốc độ tăng giá) 13%, cao gấp 1,6 lần so với mức tăng trưởng GDP
trung bình cùng thời kỳ (8%).
1.4. Chính sách ưu tiên của Chính phủ
1.4.1. Ban hành các quyết định nhằm bãi bỏ chính sách nội địa hóa và
giảm thuế nhập khẩu linh kiện điện tử.
Trước đây khi thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa, các
linh kiện phụ tùng sản xuất sản phẩm cơ khí điện, điện tử được hưởng thuế
suất ưu đãi 3-5%. Theo cam kết, kể từ khi gia nhập WTO, VN bãi bỏ chính
51
sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa, các mặt hàng trên phải áp dụng thuế 20-
50%, chí phí bị đội lên dẫn tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, Bộ tài chính đã ký quyết định số 76/2007/QĐ-BTC, ngày 17 tháng
1 năm 2007, sửa đổi thuế suất, thuế nhập khẩu ưu đãi cho một số mặt
hàng. Theo đó, có gần 30 nhóm được giảm thuế trên tổng số 38 nhóm mặt
hàng mà trước đó các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp các linh kiện điện
tử đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh. Trong đó có ống nhựa, máy bơm khí,
bơm chân không, máy nén, quạt không khí, nắp chụp điều hòa gió, van điện
tử, van xả, bánh răng và cụm bánh răng, bộ định thời gian, động cơ điện
xoay chiều một pha, linh kiện, phụ tùng của động cơ diezel, linh kiện phụ
tùng của động cơ dầu, chốt trục, gương chưa có khung (gương được uốn
cong để sản xuất gương chiếu hậu xe máy)... với mức thuế áp dụng phổ
biến từ 0% đến 10%, thay cho mức 5-10% trước đó.
Một số mặt hàng khác như các loại quạt bàn, quạt sàn, quạt trần có
công suất không quá 125W, máy hút bụi, máy đánh bóng sàn nhà, máy
nghiền hoặc trộn thức ăn, máy vắt ép nước rau quả… áp dụng mức thuế
mới 40% thay cho mức 50% hiện hành.
Với việc điều chỉnh này, Bộ Tài chính nhằm giải quyết những khó
khăn cho doanh nghiệp sản xuất điện tử đang hoạt động. Với những ưu đãi
miễn giảm thuế, Chính phủ nhằm mục tiêu khuyến khích ngành công
nghiệp điện tử trở thành ngành mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong thời gian tới.
1.4.2. Phê duyệt kế hoạch tổng thế phát triển công nghiệp điện tử đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Theo quyết định số 75/2007/QD- TTg ban hành ngày 28/5/2007 về
phê duyệt kế hoạch tổng thế phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Nhà nước đã thể hiện những nỗ lực
52
trong việc ban hành và thực thi các chính sách nhầm phát triển ngành công
nghiệp này trở thành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu cho doanh
nghiệp điện tử Việt Nam được mở rộng. Với việc xây dựng định hướng
chiến lược ngành công nghiệp điện tử đến năm 2020, Việt Nam đã thể hiện
sự nỗ lực trong việc phát triển ngành này trở thành ngành mũi nhọn trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với việc khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử với
các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh
kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút
đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia. Với quan điểm phát triển
của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới: chuyển dịch cơ cấu
sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản
phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học,
viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động
hóa. Nhà nước đã có chủ trương phát triển ngành công nghiệp điện tử theo
những định hướng xác định: định hướng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm,
định hướng thị trường, định hướng nguồn nhân lực, định hướng nghiên
cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm và công nghệ.
Với việc xây dựng định hướng rõ ràng bên cạnh những giải pháp về
cơ chế chính sách với việc hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện
môi trường đầu tư bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp; bên cạnh những giải pháp về
vốn đầu tư; về sản phẩm trọng điểm và thị trường; về nguồn nhân lực và
công nghiệp phụ trợ. Nhà nước ta đã thể hiện những nỗ lực trong việc xây
dựng một định hướng rõ ràng có hệ thống đối với ngành công nghiệp điện
tử. Hỗ trợ tối đa các điều kiện ưu tiên dành cho các doanh nghiệp điện tử.
53
Đây là một trong những thuận lợi lớn để các doanh nghiệp sản xuất phát
triển và tìm kiếm con đường cho riêng mình.
2.2.Những khó khăn và hạn chế đối với ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam
2.2.1. Khoa học, công nghệ lạc hậu
Việc ứng dụng những công nghệ mới và đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp điện tử Việt Nam thời gian qua chưa theo kịp với sự phát
triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong khu vực và trên Thế giới.
Vì vậy chỉ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là được hưởng
miếng bánh xuất khẩu và được hưởng lợi từ việc Việt nam gia nhập WTO
và những ưu đãi về nhập khẩu mà các nước danh cho Việt nam. Phần lớn
các doanh nghiệp điện tử Việt Nam ở diện vừa và nhỏ, khả năng hạn chế
nên công nghệ và trang thiết bị sản xuất lạc hậu khoảng 10 -15 năm so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỉ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ
cũng rất thấp, chỉ ở mức 0,3% - 0,5% doanh thu. Ngay cả doanh nghiệp
lớn, tỉ lệ này cũng chỉ dao động quanh con số 1%. Trong khi đó, tại Ấn Độ,
tỉ lệ đầu tư đạt 5%, Hàn Quốc 10% và Trung Quốc tới 12% (1)
(Chính sự yếu kém về công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất của các
doanh nghiệp Việt nam không đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm sản xuất ra
có giá thành cao và chất lượng không phù hợp theo chuẩn mực quốc tế.
2.2.2. Công nghiệp phụ trợ sơ khai và manh mún dẫn đến tình trạng tỉ lệ
nội địa hóa thấp.
Nhìn chung ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn đang ở trong
giai đoạn sơ khai, yếu kém và manh mún. Số lượng các DN phụ trợ nội địa
54
mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu
giá trị NĐH rất nhỏ. Nhận dạng công nghiệp này có thể dựa vào 3 yếu tố.
(1)
onent&print=1&page=&option=com_content).
Thứ nhất, tính chất và đặc thù của các sản phẩm, loại sản phẩm phụ
trợ như phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ kiện... Các danh nghiệp Việt Nam
hiện chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng
linh kiện có kích cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và
chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của các DN FDI.
Ngoài ra, năng lực của các nhà cung ứng chưa mạnh. Các DN nội địa
có trình độ công nghệ lạc hậu, trung bình, năng lực tổ chức sản xuất và
quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư FDI. Một trong
những điểm yếu nhất là khả năng nghiên cứu, phát triển (R&D).
Thêm nữa, yêu cầu đặt ra cũng như chính sách thu mua từ phía các
Cty FDI rất khắt khe về chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn nguyên vật
liệu và thời hạn giao hàng. Thực tế, các DN nội địa khó có khả năng đáp
ứng một cách toàn diện các yêu cầu này. Đại diện Cty Daihatsu (NB) đã
từng cho biết họ đi khảo sát hàng tháng trời tại 64 DN tìm nhà cung cấp ốc
vít theo chuẩn quốc tế nhưng tất cả đều không đáp ứng. Còn Cty Canon,
khảo sát hàng năm trời, trầy trật mãi mới tìm được các nhà cung cấp linh
kiện phụ tùng tại VN. Nhưng oái oăm là, trong số vài chục nhà cung cấp thì
có đến hơn 90% là các DN FDI (1). Ngay những ngày đầu đặt chân vào VN,
Cty LD Toyota VN đã khảo sát và tìm được vài DN VN cung cấp linh kiện,
phụ tùng, nhưng đến khi mang mẫu về NB kiểm nghiệm thì không đạt chất
lượng. Có quan điểm cho rằng, tình hình này là do các DN FDI nặng về
loại hình phụ trợ "ruột".
55
(1)
Viet-Nam-con--tren-giay/20093/129868.laodong).
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là năng lực sản xuất kinh doanh và
uy tín của các DN nội địa vẫn chưa mạnh, hay nói rõ hơn là thực trạng
ngành CNPT vẫn còn yếu.
Công nghiệp phụ trợ không phát triển khiển tỉ lệ nội địa hóa các sản
phẩm công nghiệp điện tử Việt Nam thấp chỉ khoảng 20- 30%, giá trị gia
tăng chỉ đạt khoảng 5-10% .
2.2.3.Thách thức đến từ WTO
Ngay khi các cam kết giảm thuế nhập khẩu với WTO có hiệu lực,
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Một
trong những khó khăn lớn nhất đó là việc Việt nam phải dần từng bước dỡ
bỏ hàng rào thuế quan, có nghĩa là việc bảo hộ của Nhà nuớc đối với các
ngành sản xuất trong nước không còn nữa, trong đó có ngành Công nghiệp
điện tử. Những quy định ràng buộc khi gia nhập WTO chắc chắn sẽ có
những tác động tới các doanh nghiệp, song đến thời điểm này các doanh
nghiệp chưa kịp thời chuyển đổi cơ cấu sản phẩm do những yếu kém về
công nghệ, chưa vạch ra được hướng đi rõ ràng cho mình trong giai đoạn
mớ
Bước vào năm mới 2009, các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử
Việt Nam phải đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm
thuế nhập khẩu xuống mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo
WTO) và cam kết mở cửa thị trường bán lẻ, phân phối.
Phương thức hoạt động của các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam hiện
nay là sản xuất phụ tùng, linh kiện xuất khẩu. Phần việc này thuộc về các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như Fujitsu, Canon. Phần khác là lắp
56
ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa dành cho cả các
liên doanh và các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra , cơ cấu sản phẩm bị
mất cân đối giữa sản phẩm điện từ và điện tử chuyên dùng, công nghiệp
sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ lại trông chờ vào hàng
rào bảo hộ thuế quan của Nhà nước nên tỷ lệ nội địa hóa thấp và giá trị gia
tăng trong sản phẩm không cao. Do vậy, khi thị trường thế giới chuyển
mình, hướng đến việc sản xuất các sản phẩm đòi hỏi giá trị gia tăng cao và
hướng đến “công nghệ lõi” thì ngành sản xuất điện tử trong nước - trước
nay chủ yếu phục vụ thị trường nội địa hoặc gia công, rất khó chống chọi
nổi với với hàng rào cắt giảm thuế nhập khẩu linh kiện theo cam kết với
WTO.
Bên cạnh đó, việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, phân phối dẫn
đến các sản phẩm điện tử nguyên chiếc nhập khẩu có chất lượng cao tràn
vào, càng gia tăng sức ép lên thị phần yếu ớt của các nhà sản xuất trong
nước.
Theo một thống kê khác từ Bộ Công Thương, cơ cấu công nghiệp chế
biến trong công nghiệp điện tử trong nước chưa đạt 5%. Do vậy, trong tổng
số doanh thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang lại, xuất
khẩu đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về
các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - vốn chỉ chiếm 1/3 trong
số 300 doanh nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam. Nói một cách
khác, doanh nghiệp Việt Nam dù đông đảo về số lượng nhưng không có
chỗ đứng trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong khi đó, thị trường nội địa càng
ngày càng phải đối đầu với vô số những khó khăn.
2.2.4. Chính sách thuế và thủ tục hải quan chưa linh hoạt
Có một thực tế xảy ra hiện nay, do những những bất cập trong qui
hoạch, quản lý, điều hành đang là rào cản lớn đến sự phát triển của các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử. Chính sách
57
thuế thiếu linh hoạt dẫn tới giá thành cao, không có sức cạnh tranh. Khi làm
thủ tục thông quan cho linh kiện nhập khẩu, các doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn bởi chính sách thuế, thủ tục hải quan... dẫn đến việc đã yếu lại
càng yếu. Ví dụ: tivi nhập khẩu nguyên chiếc, nếu nhập từ ASEAN thì thuế
suất chỉ có 5%. Nhưng nhiều linh kiện để lắp ráp tivi thuế suất vẫn rất cao
như cuộn biến áp (28%); cầu chì (29%); phím nguồn, phím điều khiển
(18%), các chi tiết nhựa (18%)… Mặc dù các linh kiện, chi tiết này trong
nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng
được những yêu cầu về thông số kỹ thuật cũng như độ chính xác. Tương tự,
thuế nhập khẩu của màn hình máy tính có thuế suất 8%, nếu nhập từ
ASEAN thì thuế suất chỉ có 5% nhưng các linh kiện nêu trên vẫn phải chịu
mức thuế giống như trường hợp đối với tivi. Ngoài ra, việc xác định trị giá
tính thuế làm thời gian thông quan kéo dài do mỗi lô hàng nhập linh kiện
về gồm hàng ngàn mục hàng. Cơ quan hải quan phải kiểm tra và xác định
trị giá của từng mục hàng rồi mới chấp nhận thông quan. Việc này cũng
làm tăng chi phí và giảm cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất hàng điện
tử.
Như vậy, với những Doanh nghiệp do linh kiện, thiết bị phụ trợ mà thị
trường nội địa không thể đáp ứng được yêu cầu cần phải nhập khẩu từ nước
ngoài, thì những chính sách về thuế suất đã khiến cho lợi nhuận giảm.
Thậm chí, thuế suất của một số linh kiện nhập khẩu còn cao hơn với việc
nhập khẩu nguyên chiếc. Chính tình trạng này đã khiến cho nhiều Doanh
nghiệp thay đổi hướng đi cho mình. Mở đầu cho xu hướng này là Công ty
liên doanh sản xuất bóng đèn hình Orion-Hanel đã ngừng sản xuất, chuyển
sang nhập khẩu và phân phối các sản phẩm điện tử.
Còn nhớ đầu năm 2008, rất nhiều tập đoàn lớn điện tử lớn trên thế giới
như Canon, Olympus (Nhật Bản), Chi Mei Optoelectronics (Đài Loan),
Philips (Hà Lan)... đã đến Việt Nam tìm cơ hội và triển khai đầu tư, xây
58
dựng nhà máy. Tuy nhiên, sau khi áp dụng giảm thuế nhập khẩu theo cam
kết gia nhập WTO đã có doanh nghiệp ngừng sản xuất, chuyển đổi mô hình
doanh nghiệp để tập trung vào nhập khẩu các sản phẩm điện tử nguyên
chiếc. Điều này cho thấy, nếu tiếp tục duy trì mô hình phát triển như hiện
nay, ngành công nghiệp điện tử trong nước sẽ luôn lâm vào thế thụ động,
khó chuyển biến kịp trước những cam kết bắt buộc khi đã trở thành thành
viên của WTO. Và việc mất dần sức hấp dẫn với nguồn vốn đầu tư nước
ngoài sẽ là điều khó tránh khỏi đối với ngành công nghiệp điện tử nói riêng
và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Với thực tế, một số Doanh nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu kinh doanh,
từ doanh nghiệp sản xuất sang phân phối sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên,
hiện vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp đã hướng tới thị trường nội địa.
Nhưng dù là bán hàng điện tử thông dụng giá rẻ thì các doanh nghiệp trong
nước vẫn khó cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu, do hầu hết các
doanh nghiệp vẫn nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử. Chính cách tính “ăn
xổi” trong thời gian dài khiến các doanh nghiệp không tập trung phát triển
sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Đơn cử như trong việc sản xuất sản phẩm
máy lạnh, mới chỉ có 2/18 doanh nghiệp nội thuộc Hiệp hội Điện tử Việt
Nam đầu tư cho dàn máy sản xuất dàn lạnh và máy nén khí - những bộ
phận chiếm gần một nửa giá thành sản xuất của một chiếc máy lạnh. Việc
nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng khiến giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp,
khó tạo nguồn vốn tái đầu tư sản xuất và cạnh tranh với sản phẩm nhập
khẩu.
Theo Hiệp hội Điện tử Việt Nam cho biết, sau thời gian phát triển sản
xuất các sản phẩm điện tử cung cấp thị trường nội địa (từ năm 1994 -
2000), gần 300 doanh nghiệp sản xuất điện tử trên cả nước (kể cả các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) đều phát triển theo
hướng lắp ráp sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử xuất khẩu. Mô hình
59
gia công hoặc liên doanh gia công, lắp ráp với nước ngoài được lựa chọn
do lợi nhuận trước mắt thu được từ lắp ráp các sản phẩm điện tử xuất khẩu
lớn, chi phí thấp. Với cách làm này trong một thời gian dài, ngành công
nghiệp phụ trợ cho sản xuất điện tử chưa được chú ý, dẫn đến giá trị gia
tăng của sản phẩm thấp. Chính điều này đã khiến cho ngành công nghiệp
điện tử ở Việt Nam hiện nay đang còn có nhiều bất cập cần phải giải quyết.
2.2.5. Khó khăn do chưa có sự định hướng phù hợp của Nhà nước
Ngoài những lý do đã được nêu trên thì một số chính sách về khoa học
công nghệ chưa hợp lý, cũng như sự đầu tư của Nhà nước chưa thật sự
thích đáng cũng là nguyên nhân gây ra sự lạc hậu về công nghệ cho ngành
hàng này. Cụ thể như hiện nay chúng ta đều thấy ngành công nghiệp phụ
trợ của chúng ta đang rất yếu, là một rào cản rất lớn cho các nhà đầu tư
nước ngoài có dự định đầu tư vào Việt nam. Nhà nước cũng mong muốn
ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam phải phát triển hơn nữa. Nhưng
việc phát tiển ngành công nghiệp phụ trở không thể duy lý trí đươc. Trong
thực tế chúng ta chưa có những chính sách rõ ràng và thích hợp giúp cho
các doanh nghiệp Việt nam mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ,
theo tôi đó là một trong những lý do làm cho mục tiêu của chính sách thuế
theo tỉ lệ nội địa hóa không đạt được như mong muốn. Chúng ta mới chỉ
quan tâm, khuyến khích về CẦU mà chưa quan tâm khuyến khích về
CUNG.
Mặt khác, tuy lực lượng lao động trong ngành Điện tử được đánh giá
cao về kỹ năng, mức độ tiếp thu công nghệ mới, nhưng ngành Điện tử Việt
Nam lại đang rất thiếu các nhà khoa học đầu ngành, các kỹ sư công nghệ,
kỹ sư nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm là những người có khả
năng tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Do đó, hiện nay
phần lớn các sản phẩm đều sản xuất theo thiết kế nước ngoài, rất ít sản
phẩm tự nghiên cứu thiết kế nên giá trị gia tăng thấp, tính cạnh tranh kém.
60
Trình độ quản lý, yếu tố tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp cũng
đang bộc lộ nhiều bất cập, lúng túng khi thực hiện quá trình chuyển đổi
sang cơ chế thị trường. Tuy giá nhân công ở nước ta hiện nay là là rẻ so với
các nước trong khu vực, nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và
thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn
kém. Nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ
sở hạ tầng chưa thỏa mãn được các nhà đầu tư quốc tế.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể thì năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam trong ngành Công nghiệp điện tử còn thấp xét về
cả quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính đến trình độ công nghệ, trình độ
quản lý. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh,
thiếu đồng bộ, không có khả năng cạnh tranh về giá… Ngoài ra, còn phải
kể đến sự điều hành của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp
điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới
1. Quan điểm và định hƣớng phát triển
1.1. Quan điểm phát triển
Theo quyết định số: 75/2007/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 28
tháng 5 năm 2007 về kế hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp điện
tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã đưa ra những
quan điểm và mục tiêu phát triển rõ ràng và có tính định hình nhằm xây
61
dựng ngành điện tử trở thành mũi nhọn trong công cuộc hiện đại hóa, công
nghiệp hóa đất nước.
Với quan điểm phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong những
ngành công nghiệp quan trong của nền kinh té với định hướng xuất khẩu và
đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, Nhà nước đã khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp
ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ,
trong đó đặc biệt chú trọng đến thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn
đa quốc gia. Một trong những khó khăn cơ bản để phát triển ngành công
nghiệp điện tử là yếu tố đặc trưng của một ngành đòi hòi phải có nguồn vốn
đầu tư lớn. Do đó, Chính phủ tạo nên tạo điều kiện thuận lợi về chính sách,
thủ tục, giấy tờ…cho các công ty, tập đoàn có ý định đầu tư vào các doanh
nghiệp điện tử.
Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO, rất nhiều doanh nghiệp điện tử
rơi vào tình trạng khó khăn, một trong những lý do chính là chưa tìm được
hướng đi cho riêng mình, với cơ cấu sản xuất được xác định rõ ràng. Chính
vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp trong nước cần phải chuyển
dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển, trước hết là điện tử chuyên
dùng; bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ
cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ
điện tử, đo lường và tự động hóa.
Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện tử trở thành công
nghiệp mũi nhọn, một trong những yếu tố quan trọng là cần phải có nguồn
nhân lực đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là ngành công nghiệp đòi
hỏi đội ngũ công nhân phải có trình độ tay nghề cao nhằm đáp ứng được
công nghệ hiện đại, tiên tiến. Do đó cần phải có những chính sách đào tạo
bài bản, hợp lý đối với nhân lực trong ngành này. Có như vậy thì ngành
công nghiệp điện tử mới thật sự phát triển.
1.2.Mục tiêu phát triển
62
Với mục tiêu nhằm xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu
vực và thế giới. Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu danh số
sản xuất đạt từ 4 tỷ đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 tỷ đến 5 tỷ
USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20%
đến 30%/ năm.
Ngoài việc đề ra mục tiêu đến năm 2010, Chính phủ cũng xây dựng
tầm nhìn đến năm 2020 :
- Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất
khẩu.
- Tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ
thuật viên có trình độ quốc tế.
- Năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị
trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.
- Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng được nhu cầu sản xuất
trong nước và xuất khẩu.
- Các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng.
1.3. Định hƣớng phát triển
Theo Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nước ta chủ chương :
Về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm: tập trung vào các sản phẩm chủ
lực gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi; thông tin - viễn thông; điện tử y
tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động hóa; sản xuất linh kiện, phụ
tùng và sản phẩm phụ trợ. Trong đó sẽ phải tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử
63
chuyên dụng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các
sản phẩm điện tử chuyên dụng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao
năng lực công nghệ của các doanh nghiệp. Để làm điều này chính phủ chủ
chương tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam
có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công
nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử
lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện
cho ngành công nghiệp điện tử
Về thị trường: sẽ phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng được thị trường trong
nước, tiếp cận thị trường khu vực và thế giới theo định hướng xuất khẩu và
tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và
có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
Về nguồn nhân lực: Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế
trong xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
công nghiệp điện tử. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ
các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng
nhu cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị
trường khu vực và thế giới; các kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả
năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có
thể sáng tạo các công nghệ mới; đội ngũ công nhân lành nghề thực thi
nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm; và các nhà quản lý
cấp trung gian giỏi, quản lý có hiệu quả các quá trình sản xuất
Về công tác nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm và công nghệ:
Nước ta sẽ tập trung nghiên cứu thiết kế các sản phẩm điện tử dân dụng,
chuyên dùng, phụ tùng linh kiện đơn giản, có mức độ phức tạp vừa phải,
mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó vẫn chú trọng việc xây dựng và đào tạo
64
đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, có
hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả
năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Đồng
thời, cần phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với
các doanh nghiệp để tận dụng năng lực, trang thiết bị và kết quả nghiên
cứu. Khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh và hỗ
trợ phát triển các sản phẩm mới. Ngoài ra, thay vì đi đường vòng, cần đi
thẳng vào công nghệ hiện đại, tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ các công ty
nước ngoài sáng tạo ra công nghệ nguồn.
2. Giải pháp phát triển
2.1. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển lực lượng kỹ sư : Với lực lượng lao động khoảng 46 triệu
người, Việt nam có thể cung cấp một lượng lao động lớn mà không gặp bất
kỳ một trở ngại nào. Tuy nhiên, Việt nam lại thiếu lực lượng kỹ sư có trình
độ từ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển
dụng có đủ năng lực thể đáp ứng các nhu cầu về quản lý lại rất thiếu, đặc
biệt là ở miền Bắc.
Một phần của thực trạng này là do việc đào tạo thực hành khoa học
và kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, hoá ứng dụng...) trong các
trường đại học còn rất yếu, nguyên nhân chính là trang thiết bị phục vụ cho
thực hành trong nhà trường còn thiếu cả về lượng lẫn chất làm giảm nhiệt
tình trong quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế của sinh viên. Mặt
khác, chính ý thức tự giác trong tiếp thu những kiến thức lý thuyết và thực
tế của sinh viên cũng là một hạn chế lớn làm giảm chất lượng nguồn nhân
lực.
Vì vậy cần cải tiến mạnh mẽ phương pháp đào tạo và chương trình
giảng dạy tại các khoa điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin các trường
đại học và cao đẳng kỹ thuật đồng thời phải tiếp thu có chọn lọc chương
65
trình, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử từ nước
ngoài, liên kết chặt chẽ với các tổ chức và cơ sở đào tạo có uy tín của thế
giới và khu vực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc này cần
được tiến hành theo cả hai hướng, thứ nhất là phần cứng (bằng trang thiết
bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy), để có
một khối lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong ngành công nghiệp điện tử.
Tăng cường tổ chức các chương trình liên thông giữa các trường đại học và
các tổ chức học thuật trong và ngoài nước, ví dụ như chương trình thực tập
ngắn hạn, cần phải có hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng
thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh
nghiệp sản xuất. Để có được một lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp,
việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tầm đào tạo nghề là
điều hết sức cần thiết. Một ví dụ điển hình là, từ năm 2002, Cơ quan Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) giúp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà nội
trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ trợ máy móc và thiết bị, đào tạo
giảng viên Việt nam, và tìm kiếm đầu ra cho việc sản xuất linh phụ kiện.
Những việc làm như thế nên được tiến hành ở các trường cao đẳng kỹ thuật
ở miền Nam để thúc đẩy trình độ kỹ thuật của cả nước.
Cổ vũ việc đào tạo quản lý ở bậc trung cấp
Hiện nay, Việt nam thiếu một thế hệ có thể làm quản lý ở bậc trung
cấp. Các doanh nghiệp nước ngoài thường khó tìm được những người quản
lý bậc trung cấp mà có đủ khả năng làm việc. Vì thế, thông qua các
Chương trình đào tạo thông qua học việc (OJT-On the Job Training) dài
hạn, các nhà quản lý theo yêu cầu nghề nghiệp được lựa chọn từ số sinh
viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Một nhà sản xuất hàng điện tử Nhật
Bản thậm chí còn sẵn sàng đứng ra hỗ trợ cho khoá đào tạo thường niên về
quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam. Hiệu quả của các
chương trình này sẽ cao hơn rất nhiều nếu chính phủ đứng ra tổ chức các
khoá học nhằm tăng cường trình độ quản lý ở bậc trung cấp. Ví dụ, các
66
khoá đào tào chính thức của Hiệp hội Học bổng Kỹ thuật hải ngoại (AOTS)
cần được các doanh nghiệp Việt nam chủ động tham gia.
2.2. Giải pháp về công nghệ
a.Thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
Một trong những những khó khăn lớn nhất của ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam là công nghệ quá lạc hậu so với thế giới và các nước
trong khu vực. Theo các chuyên gia thì công nghệ của ta lạc hậu so với thế
giới 20-30 năm. Điều này sở dĩ là do Việt Nam là nước đến sau, vì vậy để
theo kịp trình độ thế giới, thay vì chạy theo các nước trong khu vực, nhập
công nghệ cũ, chúng ta nên đi tắt đón đầu, cố gắng đạt công nghệ tiến tiến
nhất. Để làm được điều này cần tăng cường thu hut các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ vào các sản phẩm công nghệ cao,
hàm lượng trí tuệ cao.
Để thu hút được họ thì việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do,
mở và đặc biệt là một khuôn khổ chính sách ổn định là điều kiện quan
trọng nhất. Bên cạnh đó những yêu cầu như chất lượng lao động cao , cơ
sở hạ tầng phải được cải thiện và các ưu đãi về thuế.
Việc phát triển công nghiệp phụ trợ cũng được coi là ưu tiên hàng
đầu trong việc thu hút các nguồn FDI vào nghành điện tử nước nhà. Rất
nhiều nhà đầu tư Nhật Bản muốn đầu tư vào Việt Nam và nhiều hãng lớn
đang cân nhắc chuyển các nhà máy lắp ráp từ Trung Quốc và các nước
Đông Á khác sang Việt Nam, tuy nhiên họ còn rất e ngại về sự yêu kém
của ngành các ngành phụ trợ, khiến chi phí sản xuất gia tăng do phải nhập
linh kiện từ nước ngoài.
b. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sủ dụng công nghệ mới
Bên cạnh việc tận dụng các nguồn lực bên ngoài, nhà nước cần chủ
động hơn trong việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu
và sử dụng các công nghệ mới như cấp tín dụng hay bảo lãnh tín dụng cho
67
các doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới, hoặc giảm thuế, hoàn thuế cho
các danh nghiệp này.
c. Xây dựng hệ thống đo lường chuẩn quốc tế và cải thiện hệ thông qản
lý chất lượng
Cuối cùng chúng ta cần xây dựng một cơ chế thích hợp để thương
mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học. Xây dựng hệ thống các phòng đo
kiểm chất lượng sản phẩm điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế. Tư vấn, hướng
dẫn, hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp tham gia chương trình
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hướng dẫn đăng ký sở hữu công
nghiệp và đăng ký nhãn hàng. Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý
chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng thuộc Bộ Khoa
học và Công nghệ (STAMEQ) ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm
định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất
lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà nội, Đà
Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh. Việc quản lývà kiểm tra chất lượng sản phẩm là
một trong nhiều chức năng quan trọng của chính phủ trongviệc phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh của
chúng. Vì thế, năng lực của QUATEST cũng cần phải cải thiện. QUATEST
cần xây dựng một hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản phẩm điện tử
chuẩn và tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp
trong nước nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện
nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng
sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai
sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này không thể chấp nhận
được và cần phải thay đổi trước khi họ có thể trở thành nhà cung cấp của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc nhận thức được
công việc của QUATEST, việc hỗ trợ kỹ thuật dài hạn cũng rất cần thiết
nhằm thay đổi tư tưởng cố hữu của một số doanh nghiệp trong nước đối với
chất lượng. Đào tạo ngắn hạn không phải là cách làm có hiệu quả đối với
68
vấn đề này. Tuy nhiên, chi phí cho việc hỗ trợ dài hạn như thế vượt quá sức
các doanh nghiệp tư nhân. Một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đứng ra hỗ
trợ các doanh nghiệp trong nước, nhưng hỗ trợ về tài chính và thời gian cho
những khoá đào tạo như thế rất tốn kém và không thể kéo dài mãi được.
Việc làm thiết thực nhất là tổ chức các chương trình chính thức và thường
xuyên hơn cho các doanh nghiệp Việt nam vớisự tham gia của nhiều
chuyên gia, trong đó có các chuyên gia của Tập đoàn Phát triển hải ngoại
Nhật Bản (JODC).
2.3. Giải pháp phát triển nghành công nghiệp phụ trợ.
Mặc dù, Chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển của các ngành
CNPT trong nước, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một chiến lược lâu dài
và ổn định để phát triển các ngành này. Để có thể tạo ra những sự thay đổi
lớn,phát triển mạnh mẽ đối với CNPT ở nước ta hiện nay thì giữa các chủ
thể SXKD với nhà nước cần có sự hợp tác và thực hiện đồng bộ các giải
pháp tổng thể.
a. Về phía nhà nước:
Hiện nay trong hệ thống luật pháp nước ta vẫn chưa có định nghĩa về
ngành CNPT, điều đó dẫn đến việc trong các quy định pháp quy không hề
có chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển ngành CNPT. Bởi vậy vấn
đề đầu tiên đặt ra là Chính phủ cần phải xây dựng khái niệm CNPT trong
hệ thống luật pháp. Hơn nữa thì Chính phủ cũng cần phải nhận diện lại vấn
đề và tham gia tích cực vào cuộc chơi này hơn nữa bằng cách lập ra một cơ
quan đầu mối để mối lái cho các DN cung cấp chi tiết linh kiện. Trên thực
tế, nước láng giềng Thái Lan đã làm rất tốt việc này trong thời kỳ CNH của
họ. Họ đã có một cơ quan nhà nước luôn theo dõi việc hỗ trợ DN vừa và
nhỏ để "chui" vào các hãng chính. Trong khi ở nước ta thì vẫn chưa có một
cơ quan nào phụ trách công việc này.
69
Ngoài ra các cơ quan chính sách phải xây dựng và công khai chiến
lược, quy hoạch đối với CNPT. Để tận dụng hiệu quả các nguồn lực còn
hạn hẹp. Cần có các chính sách xác định rõ các lĩnh vực cần được ưu tiên
để phát triển CNPT. Chẳng hạn như hiện nay phải tập trung nâng cao năng
lực các ngành gia công thiết yếu như: đột dập chi tiết kim loại, đúc, mạ,
chế tạo khuôn mẫu trong khuôn khổ chương trình phát triển công nghiệp
phụ trợ quốc gia. Phải đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp quốc doanh
trong ngành cơ khí, nhựa, đúc thành các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
cho công nghiệp phụ trợ với mức độ chuyên môn hoá cao vì những lĩnh
vuẹc này công nghệ còn rất lạc hậu
Một vấn đề quan trọng khác theo nhận định của các chuyên gia kinh tế
nước ngoài, thì Việt Nam cần có những điều chỉnh với các DNNN vì đây là
những DN đã tồn tại rất lâu, cần phải tận dụng, định hướng sản xuất theo
xu hướng chuyên môn hóa, tập trung vào một ngành. Mặt khác, một số
ngành thuộc CNPT cần vốn đầu tư rất lớn, không phải DN tư nhân nào
cũng làm được, bởi vậy công việc này cần được thúc đẩy nhanh chóng hơn.
b. Đầu tư vốn phát triển cho CNPT.
CNPT đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Phía Nhà
nước nên đầu tư vào CNPT đối với những ngành quan trọng cần chi phối,
những ngành công nghệ cao, những ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm
cho xã hội... Các DNNN cũng có thể liên doanh liên kết để thành lập các
DN vệ tinh , sản suất sản phẩm phụ trợ phục vụ cho bản thân DN và cho xã
hội.
Trong thời điểm này chúng ta cũng không nên đánh thuế linh kiện điện
tử cao để ép các công ty đa lắp ráp đồ điện gia dụng phải tăng cường nội
địa hoá. Mặc dù mục tiêu của chính sách về lâu dài là đúng vì muốn nhanh
70
chóng tạo điều kiện xây dựng các ngành phụ trợ, tuy nhiên, tình hình hiện
nay cho thấy là nên làm ngược lại để giữ chân các công ty đã đầu tư lắp
ráp (đối phó trước thách thức AFTA và WTO ), nghĩa là nên cho nhập khẩu
tự do, miễn thuế các linh kiện bộ phận lắp ráp để giảm giá thành sản phẩm,
duy trì khả năng cạnh tranh với các nước ASEAN khác.
Thay vì đó, nhà nước nên tăng cường hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về
thuế và về thông tin và sự hợp tác quốc tế ở bình diện quốc gia. Đặc biệt
cần phải nâng cao khả năng cấp tín dụng cho DN đầu tư CNPT, đồng thời
với nó là đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính
sách hỗ trợ cho CNPT, tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín
dụng và bù lãi suất đối với ngành CNPT.
Một điểm mấu chốt nữa đó là cần có chiến lược vĩ mô trong việc đầu
tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNPT.
Đây có thể nói là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, nâng
cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá để phát triển CNPT ở Việt Nam.
Bên cạnh việc tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các
nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải có chiến lược đầu tư xây dựng các
khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các
nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực điện tử, tin học, lắp ráp... Xây dựng các
trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ
kỹ thuật, trung tâm dữ liệu của các DN trong ngành CNPT cho các DN vừa
và nhỏ.
c. Về phía doanh nghiệp:
Có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố quan trọng trong việc hình thành và
thúc đẩy sự phát triển của ngành CNPT là nhận thức của bản thân các DN
về tầm quan trọng của nó đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của công
71
nghiệp điênh tử Việt Nam. Mặc dù gần đây, các cơ quan nhà nước mới bắt
đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển CNPT, nhưng các
DNNN (chủ thể chính trong lĩnh vực này) từ trước đến nay lại thường hoạt
động theo kiểu trọn gói (sản xuất từ A đến Z). Do đó, họ hầu như không có
khái niệm về ngành CNPT. Khi tham gia sản xuất từ A đến Z, hiệu quả sản
xuất của công ty đó sẽ không cao vì cần rất nhiều vốn đầu tư. Và vì thế vốn
đầu tư của họ buộc phải dàn trải... Do đó các công ty hoạt động trong
ngành CNPT chỉ nên chọn, tham gia vào một lĩnh vực sản xuất.
Các DN cần đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh liên kết với các
nhà đầu tư nước ngoài nhất là với các DN nhỏ và vừa của Nhật. Đó là
những công ty có trình độ kỹ thuật cao và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh
vực này vào Việt Nam để cung ứng các linh kiện, sản phẩm phụ trợ, tiếp
nhận sự chi viện về công nghệ từ nước ngoài. Đây cũng là chính sách cần
thiết để tăng khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với những DN
của Trung Quốc sẽ đầu tư vào nước ta trong thời gian tới. Do vậy chỉ có đa
dạng hoá liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư thì các DN Việt Nam mới là
một mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu.
Từ trước đến nay chúng ta mới quan tâm đến liên doanh thông qua
việc góp vốn đầu tư, gia công sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc các DN cần
phải coi trọng liên doanh, liên kết dưới dạng đối tác chiến lược, DN vệ tinh,
chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu. Trước mắt với những chi tiết
tương đối dễ gia công, chế tạo, các DN Việt Nam có đủ khả năng đảm nhận
được ngay và điều này cũng rất quan trọng bởi việc hỗ trợ cho các DN Việt
Nam phát triển trình độ kỹ thuật của mình, sẵn sàng đón nhận chuyển giao
kỹ thuật, sản xuất từ các DN có vốn nước ngoài là hết sức cần thiết còn
việc sản xuất những chi tiết quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật gia công cao ở
Việt Nam sẽ do các DN có vốn nước ngoài đảm nhận. Trong tương laicông
việc đó sẽ chuyển sang cho các DN Việt Nam.
72
Chúng ta đang trong quá trình CNH-HDH đất nước bởi vậy việc xây
dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghành công nghiệp nói
chung và công nghiệp điện tử nói riêng là hết sức quan trọng.CNPT chính
là một trong những nền tảng đó bởi vậy việc cải thiện và đẩy nhanh sự phát
triển nghành này trong tương lai là hết sức cần thiết.
2.4 . Giai pháp về chính sách
Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư,
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngành công nghiệp điện tử.
Môi trường kinh doanh thuận lợi là một trong những điều kiện nhằm
thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong
những việc làm cần thiết để hoàn thiện môi trường pháp lý là Nhà nước
phải cải cách mạnh mẽ và triệt để khâu hành chính, đặc biệt là đổi mới tư
duy của đội ngũ cán bộ. Họ phải biết mình làm gì và làm bằng cách nào để
giúp doanh nghiệp phát triển, tạo hành lang pháp lý an toàn cho doanh
nghiệp hoạt động.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần nhìn nhận tầm quan trọng của các Hiệp
hội ngành nghề. Ngoài việc đại diện quyền lợi cho doanh nghiệp, Hiệp hội
còn đóng vai trò tham mưu cho Chính phủ những vấn đề liên quan đến
doanh nghiệp. Qua đó, để tạo điều kiện cho các Hiệp hội hoạt động hiệu
quả, Quốc hội và Chính phủ cần sớm ban hành điều Luật Hội. Khi có một
định chế hoạt động, Hiệp hội sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để can thiệp và hỗ
trợ các doanh nghiệp thành viên hoạt động hiệu quả. Việt Nam đang ngày
càng hòa nhập mạnh mẽ vào cuộc chơi toàn cầu. Do đó, chúng ta đang trải
qua hàng loạt những thay đổi về hành lang pháp lý và những quy định mới.
Theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần cho phép sự tham gia của các
tổ chức thương mại quốc tế trong giai đoạn đầu của cuộc đối thoại nhằm
73
chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế cũng như những đề xuất tốt nhất trước
khi những điều luật này được Quốc hội thông qua.
Ngoài những chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý cần phải
củng cố bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp điện tử bằng các văn bản pháp
luật. Hệ thống bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cần được coi như một
công cụ của chính sách kinh tế nhằm khuyến khích phát triển các năng lực
sáng tạo về công nghệ trong nước bằng cách khích lệ các tác giả. Trên thực
tế, hệ thống bảo hộ này có tác dụng như một lá chắn đủ mạnh cho sự phát
triển nền công nghiệp điện tử hứa hẹn nhiều sáng tạo trong nước mặc dù
hiện đang còn ở mức vừa và nhỏ. Ngoài ra, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ cần được xem như một sự đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng để phát
triển thị trường trong nước, có sự bảo hộ quyền sở hữu thì mới có sự sáng
tạo trong lĩnh vực này.
Hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng tạo điều kiện và tính
đến lợi ích cho cả các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất, tạo môi
trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng điện tử trong
nước đang gặp nhiều khó khăn, chi phí sản xuất trong nước cao do giá
thành nhiều nguyên vật liệu và các dịch vụ đầu vào đều tăng. Trong khi đó,
doanh nghiệp Việt Nam đang phải nhập khẩu nhiều loại linh kiện từ các
nước ngoài khối ASEAN và chịu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) với mức
thuế suất cao, bình quân từ 15% đến 20%, còn sản phẩm nguyên chiếc nhập
từ các nước ASEAN chỉ có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 5%. Điều này
khiến cho các doanh nghiệp sản xuất điện tử có xu hướng chuyển sang
thành các doanh nghiệp phân phối. Gía trị gia tăng của ngành mang lại
không cao do Việt Nam gần như chỉ thực hiện ở giai đoạn gia công và lắp
ráp sản phẩm, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển do đó rất
nhiều các thiết bị linh kiện phải nhập khẩu. Do đó trong thời gian tới,
74
Chính phủ cần ban hành quyết định về thuế suất nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất, tạo môi trường sản xuất kinh
doanh lành mạnh và bình đẳng.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: cung cấp nguồn điện ổn định và
đảm bảo mạng thông tin, mạng lưới giao thông thuận tiện; xây
dựng các khu công nghệ thông tin tập trung
Công nghiệp điện tử là ngành công nghệ kĩ thuật cao, do đó cần phải đáp
ứng được hệ thống cơ sở hạ tầng đạt được chất lượng tốt nhằm phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông, chủ yếu là hệ thống đường xá, cảng biển, sân bay, được xác định tại
các vùng đã và sẽ có dung lượng lưu thông hàng hoá lớn, những vùng có
tác động lan toả mạnh tới các vùng khác.
Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng, trước hết là năng lượng
điện. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện có lợi ích tổng hợp
(sản xuất điện, chống lũ, cấp nước, du lịch); phát triển hợp lý các nguồn
nhiệt điện khí; phát triển mạnh nhiệt điện than; phát triển các nguồn điện
gió và mặt trời thân thiện với môi trường; chuẩn bị kỹ để triển khai xây
dựng điện hạt nhân đầu tiên trong thời gian gần. Áp dụng đồng bộ các biện
pháp về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện,
giảm tổn thất điện năng.
75
Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã đạt được một số kết quả
sau:
Thứ nhất, đề tài đã tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận ngành sản
xuất côn nghiệp điện tử Việt Nam. Trên cơ sở đó, có thể lấy làm nền
tảng để phát triển các đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn.
Thứ hai, đề tài đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh một cách có logic về
thực trạng tình hình sản xuất công nghiệp điện tử với giá trị gia tăng
thấp. Qua đó, đề tài đã phân nguyên nhân của tình trạng đó trên cở
sở những khó khăn và từ những thuận lợi tìm ra hướng giải pháp
phát triển.
76
Cuối cùng, đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần
gia tăng giá trị của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Nhóm tác
giả tin rằng những giải pháp đề xuất này sẽ được áp dụng trong thực
tế và khắc phục được những hạn chế đang tồn tại.
Nhóm tác giả mong muốn đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích
giúp những Sinh viên quan tâm vấn đề sản xuất công nghiệp Việt Nam nói
chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng lấy làm cơ sở để nghiên cứu
những đề tài sâu rộng và thiết thực. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng mong
muốn những doanh nghiệp sản xuất, cơ quan nhà nước có thể ứng dụng
toàn bộ hoặc một phần những giải pháp đề xuất trong đề tài. Qua đó, nâng
cao giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử nước nhà, từ đó góp
phần vào công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Phụ lục 1. Dân số theo lứa tuổi (%): 1990-2015
% Tổng dân số
1990 1995 2000 2005 2010 2015
0-4 yrs 14.42 12.95 10.12 9.40 9.06 8.76
5-9 yrs 12.80 12.77 11.85 9.35 8.73 8.46
10-14 yrs 11.79 11.47 11.78 11.02 8.72 8.18
15-19 yrs 10.72 10.54 10.56 10.94 10.27 8.16
20-24 yrs 9.74 9.54 9.67 9.77 10.16 9.57
25-29 yrs 8.65 8.64 8.72 8.92 9.05 9.46
30-34 yrs 7.03 7.66 7.89 8.04 8.26 8.42
35-39 yrs 5.38 6.21 6.98 7.27 7.44 7.68
40-44 yrs 3.46 4.74 5.64 6.41 6.71 6.90
45-49 yrs 2.99 3.03 4.29 5.16 5.89 6.19
77
50-54 yrs 2.88 2.59 2.72 3.89 4.70 5.40
55-59 yrs 2.89 2.47 2.30 2.43 3.50 4.26
60-64 yrs 2.31 2.43 2.14 2.02 2.15 3.12
65-69 yrs 1.92 1.86 2.03 1.81 1.72 1.85
70-74 yrs 1.39 1.44 1.46 1.61 1.45 1.39
75-79 yrs 0.95 0.93 1.01 1.04 1.17 1.07
80+ yrs 0.67 0.73 0.82 0.93 1.00 1.13
TOTAL 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Source: National statistical offices/Euromonitor International
Note: as at January 1st
Phụ lục 2: Lƣơng tháng của công nhân ngành công nghiệp điện tử
Lương tháng
( USD)
Hà Nội TP Hồ Chí
Minh
Bangkok Shanghai Kuala
Lampur
Công nhân 87-198 122-216 164 272-362 221
Nhân viên kỹ
thuật
243-
482
329-453 383 442-641 820
Nhân viên 597-
859
681-1690 684 663 1638
Lương tối thiểu 62.1 62.1 115.06 116 -
Bảo hiểm xã hội 17% 17% 5% 44% 12%
Nghỉ lễ ( ngày) 9 9 13 12 16
Nguồn: JETRO - 2008
78
Phụ lục 3: Danh mục bảng biểu sơ đồ
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn bộ phận và linh kiện cho doanh nghiệp vốn Nhật
Bản đầu tư trong ngành sản xuất máy quay phim Malaysia (1993) ............................ 14
Bảng 2.1: Tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp điện tử ...................................... 28
Bảng 2.2. Tổng giá trị sản phẩm nghành công nghiệp điện tử .................................... 29
Bảng 2.3. Tỉ trọng nghành công nghiệp điện tỉ trong nền knh tế quốc gia .................. 30
Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam .............................. 31
Bảng 2.5. Tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu điện tử gia dụng và điện tử -
CNTT trong tổng kim nghạch xuất khẩu quốc gia (%)................................................ 32
Bảng 2.6. Thị phần linh kiện điện tử trên thế giới ....................................................... 32
Bảng 2.7. Giá trị nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ............................ 34
Bảng 2.8. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử tháng
12 và năm 2007 ............................................................................................................ 38
Bảng 2.9. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử tháng
12 và năm 2008 ............................................................................................................ 39
Bảng 2.10. Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử
tháng 6/2009 ................................................................................................................. 40
Bảng 2.11. Kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện 5 tháng
đầu năm 2009 ............................................................................................................... 43
Bảng 2.12. Kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện ....................... 44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam.pdf