MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM QUA 2
1. Tổng quan về công ty may Thăng Long 2
1.1.Sơ lược quá trình hình thành và nhiêm vụ 2
1.2.Bộ máy hoạt động của công ty may Thăng Long 4
1.3.Công tác quản lý chất lượng 7
1.4 Tình hình vốn kinh doanh của công ty . 8
2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty may Thăng Long 9
2.1. Lao động 9
2.2. Nguyên vật liệu 11
2.3 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ 13
2.4. Máy móc thiết bị . 17
2.5. Chiến lược hướng ra xuất khẩu của công ty 21
3. Tiềm năng xuất khẩu và vài nét về hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm qua 21
4.Công cụ cạnh tranh chủ yếu của công ty trên các thị trường xuất khẩu 25
4.1. Sản phẩm cấp thấp và trung bình .25
4.2. Giá cả 25
4.3.Thời hạn giao hàng 25
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM QUA 27
1. Thực trạng xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ 27
1.1. Tổng quan về thị trường Mỹ 27
1.2. Vài nét về quan hệ thương mại Việt Nam và Mỹ 48
1.3. Chính sách thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam 7
2. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ 32
2.1. Thuận lợi 32
2.2. Khó khăn 33
3. Tấm quan trọng và khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ 33
4. Khả năng cạnh tranh .35
5. Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ 36
5.1 Phân tích các hình thức xuất khẩu 36
5.2 Phân tích xuất khẩu sang Mỹ theo các mặt hàng 39
5.3 Phân tích xuát khẩu theo các vùng miền của thị trường Mỹ .45
6. Đánh giá kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ 46
6.1 Những thành tựu trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ 46
6.2 Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ .47
PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNHXUẤT KHẨU Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI 49
1. Khả năng xuất khẩu trong thời gian tới 49
1.1. Khả năng về thị trường 49
1.2. Năng lực của Công ty 51
1.3. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước 52
2. Những giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu 53
2.1. Tập trung vào các thị trường trọng điểm và phát triển thị trường mới 53
2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 55
2.3. Đầu tư nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã 57
2.4. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu 58
2.5. Chuyển dịch sang việc xuất khẩu theo hình thức bán đứt 59
2.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm 60
2.7. Sử dụng các hình thức quảng cáo có hiệu quả 61
2.8. Áp dụng các biện pháp nhằm có được giấy phép xuất khẩu (Quota) 62
KẾT LUẬN 64
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở công ty may Thăng Long sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường chiếm tới trên 30% sản phẩm bán ra vào thị trường Mỹ. Miền này chạy dài từ bang Texas đến bang Canifornia, tập trung những thành phố lớn, nổi tiếng như: Los Angeles, Hollywood, San Francisco… đặc biệt nơi đây tập trung rất nhiều Việt kiều sinh sống. Lực lượng Việt kiều này cũng là một thị trường tiêu thụ đáng kể sản phẩm của Công ty và qua đó quảng bá sản phẩm tới các cộng đồng người khác ở Mỹ. Về đặc điểm sản phẩm, thị trường này yêu cầu phải đẹp, sang trọng.
Miền Nam là trung tâm nông nghiệp của Mỹ. Vùng này có nhu cầu khá lớn về sản phẩm may mặc nhưng không đòi hỏi cao về mẫu mã mà chỉ cần phù hợp với việc sản xuất nông nghiệp mà đặc điểm chủ yếu là bền. Đối với miền Trung Tây, nơi tập trung của những viện nghiên cứu, những trường đại học danh tiếng và những doanh nhân năng động thì nhu cầu về sản phẩm may của họ chỉ dừng lại ở mức tiện dụng, không quá cầu kỳ.
6. Đánh giá kết quả xuất khẩu của Công ty may Thăng Long sang thị trường Mỹ
6.1 Những thành tựu trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Xuất khẩu trong những năm qua của Công ty luôn tăng với tốc độ cao, năm sau cao hơn năm trước. Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra cho việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa thị trường Mỹ thành thị trường có mức tiêu thụ lớn nhất, chiếm tỷ lệ đa số trong tổng số mức xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó, uy tín của Công ty cũng đã tăng cao không chỉ với các khách hàng quen thuộc mà còn được nhiều đối tác biết đến. Điều đó tạo khả năng rất lớn trong việc xuất khẩu trong tương lai của Công ty. Theo Tạp chí Công nghiệp tháng 2/2004, giá trị xuất khẩu của Công ty đạt cao, chiếm 53% tổng số giá trị xuất khẩu của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam. Trong những năm qua, xuất khẩu của Công ty luôn cao, là một trong những đơn vị dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Công ty đã xây dựng một website nhằm quảng bá hình ảnh của Công ty cũng như phục vụ công việc giao dịch, tìm kiếm thị trường. Đối với thị trường Mỹ cũng như các thị trường tiên tiến khác trên thế giới thì việc áp dụng công nghệ thông tin là phổ biến, đôi khi còn là một yêu cầu tất yếu. Trang web của Công ty có địa chỉ: Tuy nhiên, cho đến nay việc phát huy tác dụng của website này vẫn còn nhiều hạn chế. Website mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về Công ty, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty, khách hàng chưa thể thực hiện các giao dịch qua mạng Internet thông qua website của Công ty.
Công ty cũng đã thành lập một phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại New York, tại đây sản phẩm luôn được thay đổi theo mùa, thời vụ. Việc đưa phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm vào hoạt động đã đem lại nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc làm ăn với đối tác Mỹ, tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu thị trường bám sát những thay đổi của thị trường. Hơn thế, đây cũng là địa điểm để tiến hành ký kết những hợp đồng thương mại, giảm chi phí đáng kể cho Công ty và đối tác.
Thương hiệu Thaloga cũng đã được khẳng định tại thị trường Mỹ, ngày càng trở nên thân quen với người tiêu dùng Mỹ, được các đối tác tin cậy. Công ty chú ý xây dựng thương hiệu của mình thông qua các hoạt động quảng cáo, hội chợ triển lãm, đặc biệt thông qua chất lượng hàng hoá luôn đảm bảo tương xứng và rẻ tương đối so với giá bán của hàng cùng loại. Để nâng cao chất lượng phù hợp với đòi hỏi của thị trường, Công ty đã chủ động đầu tư áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Công ty cũng đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm đối với người lao động SA 8000 được khách hàng đánh giá tốt. Trong thời gian tới, Công ty có thể tiến đến thực hiện tiêu chuẩn WRAB (tiêu chuẩn của Hiệp hội dệt may Mỹ). Tiêu chuẩn WRAB về cơ bản cũng gần tương tự như tiêu chuẩn SA 8000 nhưng có thêm một số tiêu thức để chấm điểm. Phía Mỹ đã chấm điểm và đánh giá cao.
Một thành tựu lớn trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong những năm qua phải kể đến là việc hợp tác liên doanh với tập đoàn WINMAX (Hồng Kông) để mở rộng xưởng giặt mài quần jean xuất khẩu sang Mỹ. Việc hợp tác này đem lại cho Công ty khả năng đáp ứng những yêu cầu lớn hơn của khách hàng. Điều này rất phù hợp với xu thế phát triển của thị trường Mỹ vì hàng jean là mặt hàng được ưa chuộng tại Mỹ. Tập đoàn WINMAX là một tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc ở Hồng Kông cũng như trên thế giới, việc hợp tác này sẽ mang lại cho Công ty nhiều cơ hội về thị trường cũng như cơ hội tiếp cận với những công nghệ tiên tiến.
6.2 Những tồn tại trong việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu to lớn, song cũng có những tồn tại nhất định:
- Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu thực hiện dưới hình thức gia công cho đối tác Mỹ, hoạt động xuất khẩu theo hình thức bán đứt do Công ty tự nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm còn thấp. Điều đó làm cho trị giá FOB xuất khẩu rất cao trong khi doanh thu xuất khẩu còn rất thấp, kéo theo lợi nhuận cũng thấp. Thiết kế mẫu mã là khâu quan trọng, mang lại một phần lớn giá trị gia tăng trong sản phẩm. Việc đối tác thực hiện khâu này làm giảm đáng kể lợi nhuận của Công ty. Công ty không thực hiện được khâu này là do 4 nguyên nhân:
- Thứ nhất, thương hiệu của Công ty chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến, việc chấp nhận một thương hiệu còn ít danh tiếng là rất khó.
- Thứ hai, công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm thoả mãn được yêu cầu thị trường còn nhiều yếu kém.
- Thứ ba, hoạt động gia công sẽ tạo điều kiện lớn hơn cho Công ty trong việc thâm nhập thị trường Mỹ do nguyên phụ liệu là người Mỹ cung cấp, đó cũng là một cơ hội mang lại lợi nhuận cho họ.
-Thứ tư, gia công giúp Công ty tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi thời vụ. Thực chất hoạt động gia công cũng là một hoạt động quan trọng, tạo ra cơ hội xuất khẩu và lợi nhuận lớn mà bất cứ một doanh nghiệp may mặc nào cũng không thể bỏ qua.
- Thứ hai, hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu dựa vào một số sản phẩm truyền thống, Công ty chưa chú ý đa dạng hoá sản phẩm, chưa tạo ra được bước tiến đáng kể trong việc sản xuất những sản phẩm cao cấp. Những sản phẩm xuất khẩu mang lại doanh thu cao chủ yếu vẫn là hàng dệt may, Jacket và quần các loại. Những mặt hàng như comple, veston, váy đầm … chưa được chú trọng phát triển.
- Thứ ba, trình độ marketing, khả năng thiết kế của Công ty còn nhiều yếu kém, công nghệ sản xuất thiếu đồng bộ và lạc hậu tương đối so với thế giới. Hoạt động chủ yếu của Công ty là gia công sản phẩm, chính vì thế mà công tác nghiên cứu thị trường chưa được xem trọng, hầu hết là khách hàng tự tìm đến ký hợp đồng. Do khách hàng ký hợp đồng gia công nên khâu thiết kế cũng không được quan tâm đúng mức, mẫu thường do khách hàng thiết kế sẵn.
- Thứ tư, trình độ kinh doanh quốc tế của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế.
Như vậy, những thành tựu trong việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian qua là rất lớn, song những tồn tại cũng không nhỏ. Để tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ – một thị trường lớn nhất của Công ty hiện nay và còn chiếm vị trí lớn nhất trong tương lai gần – đòi hỏi Công ty phải có các giải pháp thích hợp để phát huy những lợi thế, khắc phục những tồn tại. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, trong năm 2005 là thời hạn cuối để thực hiện rỡ bỏ quota nhập khẩu theo tinh thần Hiệp định ATC đối với những nước thành viên của WTO thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Những đối thủ lớn của ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng như Anh, Nhật, Trung Quốc, các nước NICs sẽ có thêm nhiều lợi thế. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt như thế, không còn con đường nào khác là phải tự đổi mới, hoàn thiện.
PHẦN III
NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG
TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Khả năng xuất khẩu trong thời gian tới
1.1. Khả năng về thị trường
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường trong thời gian tới sẽ tiếp tục được mở rộng về địa bàn và tăng về doanh số, trong đó tăng về doanh số vẫn chủ yếu do tăng từ thị trường Mỹ. Trong những năm tới Mỹ sẽ tăng hạn ngạch và dần tiến tới xoá bỏ hạn ngạch toàn diện. Thị trường Mỹ là thị trường trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam nói chung, của Công ty nói riêng, có kim ngạch nhập khẩu khoảng 60 tỷ USD mỗi năm, bằng cả lượng hàng dệt may của Nhật và EU cộng lại. Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tăng nhanh vào những năm vừa qua, nhưng mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tiềm năng rất lớn của thị trường. Thị trường Mỹ cũng có nhu cầu rất đa dạng như đã phân tích, tạo ra cơ hội xuất khẩu lớn đối với Công ty. Theo kế hoạch dự báo sản xuất kinh doanh của Công ty, xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2005 có thể đạt đến 72 triệu USD trị giá FOB, năm 2006 là 86 triệu USD. Số lượng mặt hàng xuất vào thị trường Mỹ cũng sẽ tăng lên theo hướng đa dạng hoá mặt hàng, tiếp cận những đoạn thị trường mới, đặc biệt chú ý vào một số mặt hàng không chịu hạn ngạch như quần áo thể thao, các mặt hàng ít chịu hạn chế thương mại hơn.
EU gồm những nước công nghiệp phát triển và một số nước thành viên mới cũng có nền kinh tế tương đối phát triển, dân số đông, xu hướng thời trang phát triển. Tiềm năng của thị trường EU ngày càng lớn với việc EU mở rộng và sự thông thoáng trong việc giao thương giữa những thành viên trong khối. EU cũng sẽ giảm thuế, tăng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam cũng như giảm các hàng rào phi thuế khác. Đó là xu hướng chung của hoạt động thương mại quốc tế. Hiện nay dân số EU khoảng 450 triệu người và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người ở những nước Công ty có hàng xuất khẩu sang tương đối cao, chi phi cho may mặc tương đối lớn. Những yếu tố đó cho thấy thị trường EU có tiềm năng rất to lớn, hoạt động xuất khẩu trong những năm qua của Công ty chưa tương xứng với tiềm năng cua thị trường.
Thị trường Nhật Bản cũng là một thị trường đầy tiềm năng với dân số đông, thu nhập quốc dân cao và những điều kiện thuận lợi khác như không hạn chế quota, nằm ngay ở Đông Bắc Á, về văn hoá có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Chi phí của người Nhật dành cho mua sắm hàng may mặc cũng khá cao và đây cũng là nơi có thị trường thời trang rất phát triển. Tuy nhiên, qua phân tích ta thấy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật trong những năm qua có xu hướng giảm, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của thị trường. Hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được những lợi thế của mình, chưa khắc phục được những khó khăn để tăng doanh số xuất khẩu sang thị trương Nhật.
Bên cạnh đó, Công ty còn có hàng xuất khẩu sang các thị trường khác thuộc các nước như Trung Đông, châu Á, châu Úc, châu Mỹ La Tinh… và luôn có kế hoạch mở rộng những thị trường này. Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, việc phát triển các thị trường mới, tránh phụ thuộc vào một số ít thị trường luôn được sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty. Những thị trường mới có tiềm năng to lớn với dân số khá đông, sức mua lớn, nhu cầu sản phẩm phù hợp với năng lực sản xuất của Công ty. Tuy giá cả ở những thị trường này không được cao nhưng cơ hội phát triển rất lớn.
Tuy nhiên, cạnh tranh có xu hướng ngày càng gay gắt giữa những nhà xuất khẩu vào Mỹ và EU với nhau và với những nhà sản xuất địa phương, bên cạnh đó Mỹ và EU sẽ đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước. Tiềm năng thị trường lớn thì cạnh tranh cũng sẽ gay gắt, điều đang nói là các nhà xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sẽ có thể kém lợi thế hơn trong năm 2005 khi Hiệp định dệt may của WTO (ATC) về rỡ bỏ quota và các hàng rào thương mại khác đối với hàng dệt may có hiệu lực toàn diện. Khi đó, Công ty may Thăng Long cũng như những nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn hơn trong việc xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong có thể vào cuối năm nay (2005) sẽ là một điều rất đáng mong đợi đối với những nhà xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vì sẽ tăng được lợi thế trong việc tiếp cận thị trường thế giới, giảm được những bất lợi, rào cản của các chính sách thương mại mà những nước nhập khẩu có thể đơn phương áp dụng.
Là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành may mặc cộng với năng lực sản xuất cao, Công ty may Thăng Long luôn được cung cấp hạn ngạch khá cao và đáp ứng được phần lớn những đơn hàng của khách hàng. Tuy nhiên, thị trường Mỹ có tiềm năng rất lớn nên việc thiếu quota xuất khẩu là điều thường xẩy ra ở những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Năm 2003 Công ty may Thăng Long đã phải đi vay quota để xuất khẩu sang Mỹ vì lượng quota được cấp không đủ.
Về thị trường, Công ty chủ yếu vẫn tập trung vào thị trường Mỹ, coi đó là thị trường trọng điểm. Bên cạnh đó Công ty sẽ đầu tư đúng mức cho công tác marketing, cho các hoạt động xâm nhập những thị trường mới, đặc biệt là những thị trường phi hạn ngạch. Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005, Công ty chủ trương tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường rộng lớn châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh. Đó là chủ trương mở rộng quy mô thị trường vào những thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng. Một cách chung nhất có thể nhận thấy tiềm năng về thị trường xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới là rất lớn. Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng đó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Sự thành công phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tận dụng những lợi thế, khắc phục những khó khăn thế nào.
1.2. Năng lực của Công ty
Công ty may Thăng Long là đơn vị có năng lực sản xuất được đánh giá khá cao so với những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam. Hiện nay, Công ty có 6 xí nghiệp thực hiện sản xuất sản phẩm và 1 xí nghiệp phụ trợ chuyên thực hiện công việc duy tu, bảo dưỡng máy móc. Con số 6 xí nghiệp sản xuất không phải là lớn, nhưng quy mô từng xí nghiệp trong Công ty rất lớn, được đầu tư máy móc, thiết bị đồng bộ và hiện đại. 3 trong 6 xí nghiệp sản xuất đặt tại trụ sở 250 Minh Khai và 3 xí nghiệp khác là xí nghiệp Nam Hải ở Nam Định, xí nghiệp Hoà Lạc ở Hà Tây, xí nghiệp Hà Nam ở Hà Nam. Năng lực Công ty trong những năm gần đây luôn được tăng cường bằng việc đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị mở rộng xí nghiệp. Gần đây, Công ty đã đầu tư xây dựng công trình kho ngoại quan ở Hải Phòng phục vụ công tác xuất khẩu hàng hoá của Công ty và thực hiện hoạt động kinh doanh kho ngoại quan. Bên cạnh đó, Công ty luôn chủ động hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng khả năng sản xuất, đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị mà điển hình là hợp tác với hãng WINMAX của Hồng Kông.
Bảng 21: Sản phẩm sản xuất chủ yếu qua những năm gần đây
Sản phẩm
Đơn vị tính
Sản lượng thực tế
2001
2002
2003
2004
Sơ mi quy chuẩn
1000 c
5143
6319
7627
9254
Tổng sản phẩm SX
nt
3670
4065
5390
6713
Áo Jacket
nt
414
443
502
589
Áo S¬ mi
nt
818
533
937
878
Áo bß
nt
99
QuÇn ©u
nt
546
798
1955
2517
QuÇn bß
nt
162
189
Q/A dÖt kim
nt
1494
1257
1902
2326
Q/A kh¸c
nt
137
845
94
402
Nguån: Phßng kÕ ho¹ch thÞ trêng – C«ng ty may Th¨ng Long
Theo tµi liÖu vÒ ®Çu t cña C«ng ty, n¨m 2003 C«ng ty thùc hiÖn ®Çu t cho xÝ nghiÖp may Nam H¶i (Thµnh phè Nam §Þnh) thªm 9 chuyÒn quÇn, ®a tæng sè chuyÒn quÇn lªn 14. N¨ng lùc s¶n xuÊt cña xÝ nghiÖp may Nam H¶i ®Õn n¨m 2004 lµ 1.106.495 s¶n phÈm/n¨m. XÝ nghiÖp may Hµ Nam n¨m 2003 còng ®îc ®Çu t thªm 30 tû VN§ cho viÖc t¨ng thªm 8 chuyÒn quÇn, 1 xëng giÆt cã c«ng suÊt 1 triÖu s¶n phÈm/n¨m, 1 xëng c¾t 2,5 triÖu s¶n phÈm/n¨m. Sang n¨m 2004 xÝ nghiÖp may Hµ Nam l¹i ®îc ®Çu t thªm 30 tû VN§ cho viÖc t¨ng thªm 8 chuyÒn quÇn, 1 xëng giÆt 3 triÖu s¶n phÈm/n¨m. ViÖc ®Çu t thªm ®· thu hót thªm 528 lao ®éng. Tæng s¶n phÈm s¶n xuÊt cña xÝ nghiÖp may Hµ Nam n¨m 2004 lµ 1.576.893 s¶n phÈm/n¨m. XÝ nghiÖp may Hoµ L¹c ®îc ®Çu t thªm 6 chuyÒn may quÇn vµ 6 chuyÒn dÖt kim vµo th¸ng 5 n¨m 2003, thu hót thªm 504 lao ®éng vµ ®a n¨ng lùc s¶n xuÊt cña xÝ nghiÖp may Hoµ L¹c lªn 360.602 s¶n phÈm quÇn vµ 1.081.806 s¶n phÈm dÖt kim n¨m 2003. Nãi chung, n¨ng lùc s¶n xuÊt cña C«ng ty trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y lu«n ®îc ®Çu t n©ng cao, cã kh¶ n¨ng ®¸p øng nh÷ng ®¬n hµng lín cña kh¸ch hµng.
VÒ ho¹t ®éng nghiªn cøu thÞ trêng, ph¶i thõa nhËn n¨ng lùc nghiªn cøu thÞ trêng cña C«ng ty cßn nhiÒu yÕu kÐm, lùc lîng lµm c«ng t¸c thÞ trêng võa yÕu, võa thiÕu, phÇn lín nh÷ng hîp ®ång xuÊt khÈu lµ do kh¸ch hµng t×m ®Õn ký kÕt. ViÖc thùc hiÖn chñ ®éng nghiªn cøu thÞ trêng, ph¸t triÓn thÞ trêng dï trong nh÷ng kÕ ho¹ch s¶n xuÊt kinh doanh lu«n ®îc ®Ò ra nhng nãi chung vÉn cha ®¹t ®îc kÕt qu¶ cao trong thùc tÕ. §ã lµ tån t¹i rÊt lín cña C«ng ty ®ßi hái ph¶i kh¾c phôc trong thêi gian tíi ®Ó më réng thÞ trêng, t¨ng doanh sè tiªu thô.
Thùc tr¹ng n¨ng lùc thiÕt kÕ s¶n phÈm cña C«ng ty còng gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n. C«ng ty cã mét xëng thêi trang chuyªn thùc hiÖn thiÕt kÕ mÉu m·, tuy nhiªn ho¹t ®éng cña xëng nµy rÊt kh«ng hiÖu qu¶. Trong nh÷ng n¨m qua sè lîng s¶n phÈm míi ®îc ®a ra rÊt Ýt, cha cã s¶n phÈm nµo ®éc ®¸o, t¹o ra sù kh¸c biÖt ®a l¹i doanh thu vµ lîi nhuËn cao. N¨ng lùc thiÕt kÕ mÉu m· vµ nghiªn cøu thÞ trêng cßn nhiÒu h¹n chÕ ®a ®Õn viÖc phÇn lín hîp ®ång xuÊt khÈu cña C«ng ty lµ gia c«ng, viÖc xuÊt khÈu theo h×nh thøc b¸n ®øt chiÕm tû träng kh«ng ®¸ng kÓ. Tuy nhiªn, C«ng ty ®· ®a ra nh÷ng ph¬ng híng nh»m gi¶i quyÕt nh÷ng tån t¹i ®ã nh»m híng ho¹t ®éng xuÊt khÈu cña C«ng ty t¨ng trëng theo híng tÝch cùc.
Víi nh÷ng cè g¾ng nh»m n©ng cao n¨ng lùc s¶n xuÊt, kh¶ n¨ng s¶n xuÊt cña C«ng ty trong thêi gian tíi sÏ t¨ng cao, ®ñ kh¶ n¨ng ®¸p øng nh÷ng ®¬n hµng lín. Theo nh÷ng dù ®o¸n cña C«ng ty, n¨ng lùc xuÊt khÈu cña C«ng ty sang riªng thÞ trêng Mü n¨m 2005 lµ 72.000.000 USD theo trÞ gi¸ FOB, n¨m 2005 lµ 86.000.000 USD.
1.3. ChÝnh s¸ch më cöa vµ héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ cña §¶ng vµ Nhµ níc
Chñ tr¬ng më cöa héi nhËp cña §¶ng vµ Nhµ níc ®· ®îc kh¼ng ®Þnh trong c¸c v¨n kiÖn cña §¶ng tõ §¹i héi §¶ng lÇn thø VI n¨m 1986 cho ®Õn nay, chñ tr¬ng ®ã còng ®· ®îc cô thÓ ho¸ thµnh luËt, còng nh c¸c v¨n b¶n díi luËt ®iÒu chØnh ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i th¬ng. B»ng nh÷ng ho¹t ®éng cô thÓ, c¸c c¬ quan cã liªn quan cña ChÝnh phñ ®· rÊt nç lùc ®Ó t¹o ra nh÷ng c¬ së thuËn lîi cho ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu hµng may mÆc. Nh÷ng ho¹t ®éng nh cung cÊp th«ng tin vÒ thÞ trêng, t vÊn, trî gióp vÒ qu¶ng c¸o, x©y dùng, qu¶ng b¸ vµ b¶o vÖ th¬ng hiÖu… GÇn ®©y, ChÝnh phñ ®· cã chñ tr¬ng x©y dùng th¬ng hiÖu quèc gia vµ cho phÐp c¸c doanh nghiÖp cã hµng ho¸ ®¹t tiªu chuÈn cao cã thÓ sö dông th¬ng hiÖu quèc gia. ChÝnh phñ còng cã nhiÒu ch¬ng tr×nh trî gióp doanh nghiÖp trong viªc x©y dùng th¬ng hiÖu còng nh b¶o vÖ th¬ng hiÖu cña m×nh.
Cã thÓ nãi chñ tr¬ng, chÝnh s¸ch më cöa cña §¶ng vµ Nhµ níc lµ hoµn toµn nhÊt qu¸n, t¹o ra c¬ së ch¾c ch¾n cho ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu nãi chung, xuÊt khÈu hµng may mÆc nãi riªng. §ã lµ c¬ së rÊt thuËn lîi cho C«ng ty trong viÖc thùc hiÖn ho¹t ®éng xuÊt khÈu.
2. Những giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty may Thăng Long trong thời gian qua, em xin được nêu ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu ở Công ty may Thăng long. Theo em, để hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới tăng lên cả về số lượng và chất lượng, Công ty cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
2.1. Tập trung vào các thị trường trọng điểm và phát triển thị trường mới
Công ty cần tập trung vào các thị trường Mỹ, EU và Nhật, coi đó là những thị trường trọng điểm, tập trung mọi nguồn lực để tăng doanh số xuất khẩu vào các thị trường này. Bên cạnh đó, Công ty cần phát triển các thị trường khác như các thị trường ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh, đặc biệt là những thị trường phi hạn ngạch.
Như đã biết, Công ty may Thăng Long hiện xuất khẩu sản phẩm sang khoảng 40 quốc gia trên thế giới. Trong số đó có những thị trường chiếm tỷ trọng đa số, có những thị trường lại chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Để đảm bảo mức cao trong kim ngạch xuất khẩu thì cần phải đặc biệt chú ý đến những thị trường trọng điểm. Hiện nay, Mỹ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Mỹ trong những năm vừa qua lại cho thấy có dấu hiệu tăng trưỏng nhanh và ổn định, bất chấp những khó khăn về môi trường cạnh tranh, chính sách bảo hộ của Mỹ. Hàng xuất sang Mỹ cũng rất đa dạng về chủng loại sản phẩm. Thực tế trong những báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua đều khẳng định thị trường Mỹ là thị trường sống còn đối với Công ty. Mức tăng trưởng nhanh và ổn định của doanh số xuất sang thị trường Mỹ cho thấy đây là thị trường rất lớn và ở đó Công ty tận dụng được tốt nhất những lợi thế cạnh tranh của mình. Trước mắt, Công ty cần tập trung vào các vùng miền xuất khẩu truyền thống của Công ty ở thị trường Mỹ và mở rộng phạm vi xuất khẩu sang các vùng, miền mới. Trong các vùng miền của Mỹ, cần đặc biệt chú ý đến miền Nam. Miền Nam là miền có công nghiệp phát triển, những thành phố hiện đại. Dân cư thuộc vùng này có nhu cầu đẹp nói chung. Hơn nữa, qua phân tích số liệu các năm vừa qua cho thấy miền Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng số kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tới 1.500.000 sản phẩm trên tổng số 4.000.000 sản phẩm.
Cần tập trung nghiên cứu thị trường sâu hơn, tìm kiếm những khách hàng mới và chuyển đổi hình thức xuất khẩu từ hình thức gia công sang hình thức bán đứt.
Năm 2003 cho thấy những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung vào thị trường Mỹ. Mỹ chính thức áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, năm 2003 là 1,7 tỷ USD. Điều đó hạn chế rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của toàn ngành nói chung, của Công ty nói riêng. Bất chấp những khó khăn đó, trị giá FOB của Công ty xuất sang thị trường Mỹ vẫn tăng cao so với năm 2003, từ 40.000.000 USD lên 60.216.209 USD. Điều đó cho thấy những cố gắng rất lớn của Công ty đối với thị trường Mỹ.
Đối với thị trường Mỹ cần đặc biệt chú ý đến sản phẩm dệt kim, jacket và mặt hàng quần các loại. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong doanh số xuất khẩu sang Mỹ của Công ty.
Với thị trường EU, cần đặc biệt chú ý đến thị trường Đức. Thị trường Đức trong những năm vừa qua luôn là thị trường trọng điểm của Công ty ở EU. Mặc dù thị trường EU không ổn định và có nhiều dấu hiệu sụt giảm trong những năm gần đây nhưng Đức luôn là thị trường chiếm tỷ trọng cao trong tổng số. Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sang EU cho thấy việc sụt giảm mức xuất sang thị trường EU có nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân chủ yếu là sự sụt giảm của thị trường Đức kéo theo sự sụt giảm chung của thị trường EU. Thị trường Đức trong những năm qua cho thấy có nhiều dấu hiệu sụt giảm và không ổn định, điều đó đã tác động lớn và tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang EU nói chung. Ngoài ra, Công ty cần tập trung vào các thị trường mà Công ty đã có hàng xuất khẩu sang như Pháp, Hà Lan, Đan Mach, Séc, Ytalia… Bên cạnh việc chú ý đến thị trường truyền thống, Công ty cần có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng thị trường sang các nước thành viên khác của EU, đặc biệt là những nước thành viên mới của EU, thực hiện nghiên cứu thị trường để lấy lại các bạn hàng cũ ở Đông Âu, giữ ổn định các bạn hàng, tạo lập những mối quan hệ tin tường lẫn nhau.
Với thị trường Nhật, Công ty cần chú ý nghiên cứu thị trường sâu hơn, tìm ra những đoạn thị trường mà Công ty có thuận lợi để tập trung vào những đoạn thị trường đó. Thị trường Nhật cũng là một thị trường quan trọng của Công ty với mức doanh số bán ra hàng năm khá cao. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng không ổn định qua các năm, có năm tăng lên, có năm giảm đi. Tiềm năng xuất sang thị trường Nhật Bản đã được khẳng định là rất lớn với thị trường mở cửa, không hạn chế quota, ít có những hàng rào như những thị trường khác. Thị trường Nhật được ngành dệt may Việt Nam đánh giá là thị trường lớn thứ ba sau Mỹ và EU. Trong tương lai, việc xuất sang thị trường Nhật sẽ có nhưng bước tiến mới nhờ sự ngày càng thông thoáng của chính sách kinh tế đối ngoại giữa hai nước.
Việc xuất khẩu sang thị trường Nhật của Công ty không ổn định qua các năm cho thấy sự chưa đầu tư đúng mức đối với thị trường Nhật. Trong thời gian tới cần đầu tư nghiên cứu thị trương Nhật hơn nữa nhằm đưa xuất khẩu sang thị trường Nhật tương xứng với tiềm năng của nó.
Song song với các thị trường trọng điểm, Công ty cần đánh giá đúng mức cơ hội của những thị trường khác như châu Phi, châu Mỹ La Tinh, phần lớn các nước châu Á khác mà Công ty chưa có hàng xuất sang. Đây là những quốc gia có nền kinh tế nói chung chưa phát triển bằng những quốc gia như Mỹ, EU, Nhật, nhưng đây cũng là phần thị trường rất tiềm năng mà Công ty không thể bỏ qua.
2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách công việc nghiên cứu thị trường, củng cố phòng Kế hoạch - thị trường. Hiện nay, có thể nói lực lượng nghiên cứu thị trường của Công ty chưa rõ ràng, phần lớn cán bộ trong phòng kế hoạch – thị trường đều chỉ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất để đáp ứng đơn hàng của khách đặt hàng và thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu. Cán bộ chuyên trách nghiên cứu thị trường của Công ty vừa yếu, vừa thiếu nếu không muốn nói là hầu như không có. Vì đặc điểm ngày càng quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm, em xin mạnh dạn đề xuất ý kiến tách phòng Kế hoạch sản xuất riêng, phòng Thị trường riêng.
Nghiên cứu thị trường là công việc đặc biệt quan trọng đối với các mặt hàng may mặc do đặc điểm của nhóm hàng này rất nhạy cảm, yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang… Đối với Công ty may Thăng Long nó càng trở nên quan trọng vì Công ty tham gia xuất khẩu và kinh doanh quốc tế rất rộng, thị trường thuộc tất cả các châu lục trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được coi trọng đúng mức. Doanh thu hàng năm chủ yếu do hoạt động gia công đem lại.
Công ty cần tìm hiểu những thông tin về luật pháp, văn hoá xã hội, phong tục tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng. Nắm bắt được những thông tin về thị trường thì mới có những quyết sách đúng đắn, đưa ra chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh thích hợp. Một trong những kết quả ít ỏi của Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty mới đây chỉ ra những đặc điểm cơ bản của một số thị trường quan trọng:
Bảng 22: Đặc điểm các thị trường
Thị trường
Màu sắc
Kiểu dáng
Chất lượng
Giá cả
Mỹ
Nổi bật
Tiện lợi
7/10
Cao
EU
Đa dạng
Lịch sự
6/10
Trung bình
Nhật
Nhã nhặn
Nghiêm túc
6/10
Trung bình
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Công ty may Thăng Long
Với thị trường Mỹ cần nghiên cứu kỹ do có nhiều nguyên nhân gây nên tính đa dạng của thị trường này. Nước Mỹ với tên gọi Hợp chủng quốc, là nơi tập trung của nhiều người từ nhiều châu lục, nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới với sự đa dạng về màu da, tôn giáo… Những người di cư đến đây cũng mang theo cả phong tục tập quán của họ, điều này kéo theo sự đa dạng trong cách ăn mặc của người Mỹ.
Là một quốc gia công nghiệp phát triển từ rất sớm nên người Mỹ rất năng động, làm việc với cường độ cao. Họ không có suy nghĩ coi nghề nghiệp nào đó của mình là vĩnh viễn như người Nhật mà thường thay đổi nghề nghiệp. Sống trong điều kiện như vậy nên họ thường ưa thích sử dụng những sản phẩm đáp ứng yêu cầu nhanh như đồ ăn nhanh, ăn mặc đơn giản, gọn nhẹ, tiện lợi chứ không quá cầu kỳ về kiểu cách. Mục đích của họ là tiết kiệm thời gian cho công việc của mình. Gam màu yêu thích của người Mỹ là những gam màu nổi bật, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Vì thế đối với những sản phẩm cho đối tượng này Công ty cần đặc biệt chú ý đến màu sắc của sản phẩm. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những xu hướng chính của thị trường Mỹ. Trên thị trường Mỹ cũng được chia ra thành các vùng khác nhau với những đặc điểm riêng của từng vùng. Việc nghiên cứu kỹ những đặc điểm của từng vùng và sản xuất những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ là rất cần thiết.
Một đặc điểm của thị trường Mỹ là sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh và sâu sắc cùng với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ trước kia. Tuỳ theo những nhóm khách hàng mà sản phẩm hướng vào cần có những chính sách đúng đắn. Nước Mỹ tuy được coi là nước giàu nhất thế giới, nhưng thực tế phần đông dân số Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp tương đối so với giá cả và mức sống trung bình của xã hội Mỹ. Theo số liệu năm 2000, chỉ 1% dân số cực kỳ giàu có khống chế đến hơn 40% tài sản quốc gia, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng. Vì thế, trong thời gian tới Công ty cần tăng cường nghiên cứu thị trường của những khách hàng trung lưu và thu nhập thấp vì những sản phẩm của Công ty chủ yếu đáp ứng những khách hàng thuộc tầng lớp này.
Đối với thị trường EU, một đặc điểm nổi bật đó là yêu cầu về tính lịch sự của sản phẩm. Người ta thường nói có sự sung đột về văn hoá giữa châu Âu và Mỹ, đặc biệt giữa Mỹ và Pháp. Điều đó còn cần phải nghiên cứu nhiều, nhưng châu Âu có thời gian dài phát triển, có bề dày lịch sử và nhiều truyền thống được coi là niềm tự hào của họ thì Mỹ mới có vài trăm năm hình thành và phát triển tư bản chủ nghĩa. Thị trường EU cũng đòi hỏi chất lượng cao tương đối, giá cả cũng ở mức trung bình nhưng màu sắc thì phải đa dạng và thể hiện được tính lịch sư. Trong khi đó, thị trường Nhật đòi hỏi sản phẩm phải thể hiện tính nghiêm túc khi người ta sử dụng sản phẩm. Màu sắc người Nhật đòi hỏi phải nhã nhặn, không quá nổi bật. Chất lượng cũng được xem là ở mức trung bình.
Việc nghiên cứu thị trường cần đặc biệt chú ý đến những thị trường mới, thị trường phi hạn ngạch. Hiện nay, xuất khẩu của Công ty chủ yếu là thị trường Mỹ trong khi thị trường Mỹ áp dụng hạn ngạch rất chặt đối với sản phẩm may mặc của Việt Nam. Thực ra còn rất nhiều thị trường tiềm năng chưa được chú ý đúng mức như thị trường châu Phi, châu Mỹ La Tinh, các thị trường châu Á. Chính vì vậy, trong công tác nghiên cứu thị trường Công ty cần quan tâm hơn nữa đến những thị trường mới nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh sự lệ thuộc lớn vào một thị trường.
2.3. Đầu tư nâng cao trình độ thiết kế mẫu mã
Công ty cần nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm bằng việc đầu tư con người, máy móc thiết bị và tạo ra cơ chế thuận lợi để bộ phận thiết kế mẫu mã hoạt động. Đi đôi với việc đầu tư vào xưởng thời trang, Công ty cần định hướng vào việc việc thiết kế sản phẩm theo trào lưu mốt, theo xu hướng phát triển của thị trường mốt. Cần tạo ra sự liên kết với các trung tâm thời trang, câu lạc bộ thời trang, các trường đại học, trung tâm đào tạo đội ngũ làm công tác thiết kế và kết hợp với các tạp chí thời trang trong việc quảng bá sản phẩm mới cũng như quảng bá thương hiệu. Việc xây dựng đội ngũ thiết kế là rất cần thiết hiện nay, cần phải thực hiện các hoạt động nhằm phát hiện, tuyển dụng thậm chí lôi kéo những người thiết kế giỏi của những đơn vị khác nếu xét thấy cần thiết và có thể. Nếu xét thuần tuý trên góc đội kinh tế, giải pháp đó hoàn toàn có thể chấp nhập được.
Hiện Công ty có một xưởng thời trang dưới sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc điều hành kỹ thuật. Tuy nhiên, hoạt động thực tế của xưởng thời trang còn nhiều hạn chế. Lực lượng chuyên làm công tác thiết kế vừa thiếu, vừa yếu, thường phải kiêm nhiệm những công việc khác. Công tác thiết kế sản phẩm mới ở Công ty hiện nay rất cầm chừng, chưa được sự đầu tư đúng mức.
Yêu cầu đổi mới mẫu mã liên tục được thể hiện cụ thể qua ngành may mặc. Mẫu mã được cho là đem lại một phần giá trị gia tăng tương đối lớn cho sản phẩm, và quyết định việc tiêu thụ của sản phẩm. Chính vì vậy thiết kế mẫu mã sản phẩm là một yêu cầu quan trọng đối với những doanh nghiệp may mặc nói chung. Tuy nhiên, khách quan mà đánh giá thì khả năng thiết kế mẫu mã của Công ty còn nhiều hạn chế, phần lớn những sản phẩm bán ra thị trường đều ít có cải tiến mẫu mã, hoặc có thì cũng theo yêu cầu của khách hàng. Thực tế đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu đó là trong những năm vừa qua hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hoạt động gia công, Công ty thường không phải thiết kế mẫu mã hoặc không có điều kiện thiết kế.
Giải pháp nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ cán bộ thiết kế chính quy, có chuyên môn cao, có tầm nhìn phù hợp với xu hướng thời trang quốc tế và thường xuyên được cập nhật, bám sát xu hướng thời trang trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm. Trong thời gian tới Công ty có thể hợp tác với các câu lạc bộ thời trang, trung tâm thiết kế, các trường đại học đào tạo về thời trang, phối hợp tổ chức các cuộc thi thời trang nhằm phát hiện những ý tưởng và tuyển dụng những người có khả năng thiết kế. Về lâu dài, Công ty cần có chiến lược phát triển khả năng thiết kế thời trang, hình thành đội ngũ đủ năng lực theo kịp với những thay đổi thường xuyên của nhu cầu thời trang thế giới. Những giải pháp cụ thể như đầu tư bồi dưỡng đội ngũ hiện có, tìm cách phát hiện những tài năng trẻ từ những trường đại học, đầu từ tài trợ những đối tượng thật sự có tài, liên kết với những hãng thời trang có tên tuổi trên thị trường thế giới hoặc thậm chí lôi kéo những nhà thiết kế giỏi của những đối thủ cạnh tranh…
Hoạt động thiết kế mẫu mã sản phẩm là một hoạt động quan trọng vào bậc nhất của những doanh nghiệp trong ngành may măc. Trước xu hướng thị trường thay đổi nhanh chóng, việc không nắm bắt được xu hương đó đồng nghĩa với việc sản phẩm sản xuất ra không thể bán được. Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu may mặc hướng về đẹp, hợp mốt chứ ít hoặc không hướng về bền. Chính vì vậy việc sản phẩm có bán được hay không là nhờ phần lớn ở khâu thiết kế.
2.4. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu
Công ty cần tập trung vào các sản phẩm truyền thống, chú ý đến những sản phẩm được yêu thích tương ứng với những thị trường. Bên cạnh đó, Công ty cần nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu và giảm rủi ro. Với thị trường Mỹ cần chú ý đến sản phẩm như jacket, quần các loại và hàng dệt kim trong khi ở thị trường EU cần chú ý đến sản phẩm sơ mi và quần các loại. Thị trường Nhật Công ty cần đặc biệt chú ý đến mặt hàng quần các loại. Bên cạnh đó, việc đa dạng hoá sản phẩm cần đạt đến là nghiên cứu, đưa ra thị trường những sản phẩm mới, những sản phẩm có nhiều lợi thế và ít chịu sự cạnh tranh hay cản trở của chính sách thương mại đối với hàng may mặc ở những nước xuất khẩu như sản phẩm quần áo thể thao.
Đa dạng hoá sản phẩm là một biện pháp mà nhiều tập đoàn kinh tế lớn áp dụng như là một giải pháp nhằm đối phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường ngày nay. Trong ngành may mặc, yêu cầu không những phải đa dạng hoá sản phẩm mà còn phải thường xuyên cập nhật những thay đổi của nhu cầu, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu mới, thay đổi mẫu mã, hình thành sản phẩm mới cho phù hợp với xu hướng thời trang…
Hiện nay sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty là jacket và áo khoác các loại, quần các loại, sơ mi và áo các loại, hàng dệt kim và một số sản phẩm khác. Những mặt hàng ít hoặc không bị hạn chế bởi hạn ngạch như hàng may mặc phục vụ hoạt động thể thao chưa được Công ty chú ý phát triển. Việc xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một số sản phẩm truyền thống. Việc đầu tư nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm cao cấp như comple, vest… chưa được quan tâm đúng mức. Đây là những sản phẩm có giá cao, hứa hẹn đem lại lợi nhuận lớn. Để đầu tư sản xuất sản phẩm mới là không dễ dàng, tuy nhiên việc khai thác lợi thế của những sản phẩm truyền thống cũng không phải là hướng đi lâu dài. Theo nghiên cứu, các mặt hàng phục vụ thể thao thường chịu mức hạn ngạch thấp, đối với một số thị trường còn không phải chịu áp dụng hạn ngạch. Nếu Công ty sản xuất và xuất khẩu được những mặt hàng này thì chắc chắn đây sẽ là những lợi thế mới của Công ty.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù Công ty cũng đã đưa vào sản xuất sản phẩm comple, vest và một số sản phẩm phục vụ trang trí trong nhà, nhưng số lượng nói chung còn ít, quy mô còn nhỏ lẻ. Vì vậy, doanh thu do những sản phẩm này đem lại rất thấp, không tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.
Trong thời gian tới Công ty cần chú ý đa dạng hoá sản phẩm, tập trung vào việc sản xuất những sản phẩm truyền thống, bên cạnh đó cần chú ý phát triển những sản phẩm phục vụ hoạt động thể thao, sản phẩm cao cấp, sản phẩm trang trí trong nhà. Cần đầu tư nghiên cứu nắm bắt xu hướng thời trang, áp dụng nhanh những thay đổi đó vào sản phẩm.
2.5. Chuyển dịch sang việc xuất khẩu theo hình thức bán đứt
Chuyển dịch từ hình thức bán đứt sang hình thức gia công là một định hướng lâu dài của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung, Công ty nói riêng. Xuất khẩu theo hình thức bán đứt mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế, đó là lợi nhuận cao do doanh nghiệp tự tiêu thụ sản phẩm, tăng sự hiểu biết về thị trường, quảng bá được thương hiệu, tạo ra một tương lai phát triển lớn. Tuy nhiên, để chuyển sang hình thức bán đứt đòi hỏi phải thực hiện được nhiều công việc như nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác xuất khẩu hàng hoá…
Hiện nay, Công ty chủ yếu là thực hiện gia công theo đơn đặt hàng thuê gia công của khách hàng, việc xuất khẩu theo hình thức bán đứt còn rất hạn chế. Điều đó giải thích tại sao kim ngạch xuất khẩu theo trị giá FOB thì rất lớn trong khi doanh thu gia công và doanh thu hàng bán đứt lại rất khiêm tốn, lợi nhuận chưa cao. Trong lĩnh vực may mặc, một phần lớn trong giá trị gia tăng của sản phẩm được tạo ra trong quá trình thiết kế mẫu mã. Việc thực hiện gia công thuê thì khách hàng thuê gia công đương nhiên đã tạo ra phần giá trị này và họ được hưởng. Với cương vị là người gia công thuê, Công ty chỉ được nhận phần tiền công theo như đã thoả thuận. Đây là một sự thiệt thòi lớn của Công ty. Tuy nhiên, để thực hiện được việc xuất khẩu theo hình thức bán đứt Công ty cần thực hiện được nhiều khâu, nhiều công việc. Trước tiên là phải nghiên cứu được thị trường, trả lời được những câu hỏi về nhu cầu thị trường, đặc điểm về sản phẩm và phải triển khai thiết kế được sản phẩm đó, có đủ vốn để có thể sản xuất sản phẩm khi mình tự mua vải, nguyên phụ liệu và quan trọng hơn cả là có trình độ, năng lực tổ chức bán sản phẩm đó trên thị trường đạt kết quả cao. Đây là điều rất khó, muốn thực hiện được nó phải thực hiện được nhiều công việc. Trong khi thương hiệu Thaloga chưa được nhiều khách hàng biết đến thì việc bán sản phẩm ra các thị trường khó tính là không đơn giản. Mặc dù vậy, xu hướng chuyển dịch sang xuất khẩu dưới hình thức bán đứt, giảm tỷ trọng các hợp đồng gia công, tiến tới xây dựng thương hiệu Thaloga vẫn là xu hướng chính mà Công ty cần thực hiện.
2.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu thường xuyên đối với Công ty. Hiện nay, tuy đã áp dụng thành công tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 nhưng mặt hàng của Công ty xuất sang các thị trường chủ yếu mới chỉ là những mặt hàng có phẩm cấp trung bình và thấp. Trong thời gian tới Công ty cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa bằng cách hoàn thiện các khâu sản xuất, đầu tư máy móc đồng bộ theo dây chuyền theo hướng hiện đại, bắt kịp với xu hướng phát triển khoa học – kỹ thuật thế giới. Bên cạnh đó, Công ty cần đặc biệt chú ý đến chất lượng người lao động, phải chú ý công tác đào tạo và đào tạo lại, tổ chức thường xuyên các cuộc thi tay nghề, thợ giỏi nhằm động viện, khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với việc khoán sản phẩm, Công ty cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm, tránh hiện tượng chạy theo số lượng mà xem nhẹ chất lượng. Cùng với đầu tư về máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng người lao động, Công ty cần ý đến nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, lựa chọn những nhà cung ứng nguyên phụ liệu có chất lượng tốt, hợp với thị hiếu của từng thị trường.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định cuối cùng đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay. Chất lượng sản phẩm theo quan điểm hiện đại là một khái niệm rộng. Trong ngành may mặc, nó bao gồm cả phần mẫu mã sản phẩm. Vấn đề chất lượng sản phẩm chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện nay trong lịch sử của sự phát triển kinh tế hàng hoá. Chất lượng sản phẩm là do người tiêu dùng quyết định, sản phẩm có chất lượng tốt nhất đó là sản phẩm thoả mãn được nhiều nhất nhu cầu của khách hàng. Khi họ được thoả mãn, họ sẽ chọn sản phẩm và có thể nhiều lần sau đó họ vẫn chọn sản phẩm. Thực tế vấn đề chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề được Công ty may Thăng Long quan tâm đầu tư đúng mức. Điều đó thể hiện như việc Công ty đưa vào áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000. Ngoài ra, Công ty cũng triển khai đưa vào áp dụng các bộ tiêu chuẩn ISO 14000, SA 8000 nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm với hàng may mặc thể hiện trên cả bình diện đẹp và bình diện bền. Sản phẩm đẹp là sản phẩm hợp thời trang, phù hợp với truyền thống văn hoá, cách ăn mặc của người tiêu dùng. Chính vì vậy khái niệm đẹp là một khái niệm tương đối, một sản phẩm có thể là đẹp ở thị trường này lại có thể không đẹp ở thị trường khác, hoặc thậm chí không thể được chấp nhận. Việc nắm bắt nhu cầu thị trường để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao là rất quan trọng.
Xu thế khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay yêu cầu Công ty phải luôn có chiến lược, tầm nhìn trong việc đầu từ máy móc thiết bị. Chỉ có đổi mới máy móc thiết bị thì mới có thể nâng cao chất lượng, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng từ đó mới tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Đổi mới công nghệ không chỉ đổi mới máy móc thiết bị mà còn đổi mới nhận thức, kỹ năng và phương pháp sản xuất. Việc đổi mới công nghệ phải dựa trên nhu cầu thị hiếu về sản phẩm và phải có kế hoạch đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể. Trong những trường hợp có lợi, Công ty cần liên kết với những hãng may mặc có uy tín và quy mô trên thị trường nhằm khai thác yếu tố công nghệ sản xuất như với Winmax của Hông Kông.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào có uy tín cũng đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho Công ty, tuy nhiên hầu hết là các đối tác nước ngoài. Bên cạnh xu hướng đúng đắn là hướng về sử dụng hàng nội địa, Công ty cần xem xét kỹ vấn đề chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào của những nhà cung cấp.
Để nâng cao chất lượng toàn diện Công ty cần thực hiện đồng thời đổi mới công nghệ sản xuất, liên doanh, liên kết, lựa chọn những nhà cung ứng nguyên phu liệu có chất lượng thì Công ty cần phải xây dựng một chính sách quản lý chất lượng toàn diện, xây dựng chính sách thưởng phạt hợp lý.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan trọng và để thực hiện được nó thì Công ty cần phải thực hiện được tất cả các khâu từ đâu tư công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng người lao động, lựa chọn đúng nhà cung ứng đầu vào và có chính sách quản lý chất lượng toàn diện.
2.7. Sử dụng các hình thức quảng cáo có hiệu quả
Công ty cần sử dụng các hình thức quảng cáo có hiệu quả như truyền hình, báo chí, tạp chí, mạng Internet, hoạt động tài trợ… Khi vận dụng các hinh thức quảng cáo trên, Công ty cần xem xét tuỳ từng thị trường cụ thể, tuỳ từng đoạn thị trường mà Công ty hướng vào để việc quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất. Các hình thức quảng cáo tỏ ra có hiệu quả mà Công ty cần chú ý khai thác là thông qua các tạp chí, đặc biệt là các tạp chí thời trang, tổ chức và tài trợ các buổi trình diễn thời trang trong và ngoài nước, tham gia hội chợ triển lãm, tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, xây dựng hệ thống văn phòng đại diện, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ.
Để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thì không thể không sử dụng các hình thức quảng cáo. Với một doanh nghiệp mà sản phẩm của nó được xuất khẩu là chủ yếu thì vai trò của các hình thức quảng cáo càng được nâng cao. Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng cáo mà Công ty có thể áp dụng, tuy nhiên mỗi hình thức lại có những lợi thế riêng tuỳ thuộc vào thị trường, khách hàng và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đối với mỗi loại thị trường, Công ty cần có sự nghiên cứu kỹ càng và lựa chọn hình thức quảng cáo có hiệu quả nhất.
Đồng thời với việc quảng cáo là hoạt động xây dựng thương hiệu Thaloga thêm lớn mạnh để sản phẩm của Công ty có thể bán và bán chạy trên thị trường thế giới với thương hiệu này. Công ty cần chú ý sử dụng hình thức quảng cáo, tài trợ, mạng Internet trong việc quảng bá thương hiệu Thaloga cũng như trong hoạt động kinh doanh nói chung.
Thương hiệu là một tài sản vô cùng quý giá đối với những công ty đã có danh tiếng trên thị trường. Người tiêu dùng khi mua hàng, đặc biệt là hàng may mặc thường quan tâm nhiều đến thương hiệu của nhà sản xuất. Ở những thị trường khó tính như EU, việc bán những sản phẩm cao cấp dưới một thương hiệu chưa nổi là điều rất khó khăn bởi lẽ thương hiệu đã một phần nói lên sản phẩm đó có cao cấp hay không. Cùng với đầu tư xây dựng thương hiệu cần phải tiến hành hoạt động đăng ký thương hiệu tại các thị trường nước ngoài. Nhiều nhà sản xuất Việt Nam do không chú ý đến đăng ký thương hiệu mà đã bị các đối thủ cạnh tranh ăn cắp thương hiệu và đăng ký trước. Khi họ nhận ra đó là một tài sản quý giá và muốn lấy lại thì đã quá muộn. Vì vậy, Công ty cần tiến hành các hoạt động đăng ký thương hiệu trên các thị trường Công ty xuất khẩu hàng hoá.
Như vậy, sử dụng các hình thức quảng cáo đối với Công ty may Thăng Long cần linh hoạt, trong đó cần đặc biệt chú ý tới các hình thức như thông qua các hoạt động biểu diễn thời trang, các tạp chí thời trang, thông qua hoạt động tài trợ, thông qua mạng Internet. Đối với những khách hàng đặt hàng theo lô đồng phục thì cần áp dụng linh hoạt hơn các hình thức quảng cáo. Đồng thời với việc quảng cáo là việc xây dựng thương hiệu Thaloga ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và các đối tác, cũng như việc đăng ký thương hiệu.
2.8. Áp dụng các biện pháp nhằm có được giấy phép xuất khẩu (Quota)
Đây là biện pháp trong ngắn hạn nhằm tăng doanh thu và trị giá FOB xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm hiện nay. Thực tế thì Công ty đã phải đối mặt với vấn đề thiếu quota xuất khẩu và trong tương lai sẽ vẫn còn thiếu. Một cách đơn giản nhất cũng nhận thấy giấy phép xuất khẩu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Công ty, nó có thể đem bán trên thị trường, đem về khoản lợi nhuận cho Công ty. Thị trường Mỹ và EU được đánh giá là thị trường trọng điểm đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, hai thị trường này đã áp dụng hạn ngạch và việc thiếu hạn ngạch xuất khẩu là việc thường xuyên xẩy ra ở các doanh nghiệp. Với Công ty, thị trường Mỹ tuy đã áp dụng hạn ngạch nhưng vẫn chiếm đến gần 90% trị giá FOB xuất khẩu trong năm 2004 vừa qua. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của thị trường Mỹ. Việc tăng doanh số ở thị trường Mỹ sẽ làm tăng lên đáng kể doanh số toàn Công ty.
Hiện nay, căn cứ để cấp quota cho các doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào năng lực sản xuất và khả năng ký kết hợp đồng. Vì vậy, để tăng được lượng quota do nhà nước phân phối, Công ty cần chứng tỏ được khả năng sản xuất, năng lực ký kết hợp đồng của mình. Trong thời gian tới Công ty cần đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng năng lực sản xuất, mở rộng bạn hàng nhằm tăng khả năng ký kết các hợp đồng.
Quy định mới cho phép các doanh nghiệp có thể mua bán giấy phép xuất khẩu nếu không sử dụng hết vào năm nay. Trong trường hợp nếu hết quyền xuất khẩu Công ty có thể vay, mua lại quyền xuất khẩu của những doanh nghiệp khác nếu thấy cần thiết và có lợi. Đôi khi, cần thực hiện mọi biện pháp nếu thấy có thể và có lợi.
Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Công ty may Thăng Long trong thời gian tới. Những giải pháp này không hoàn toàn hướng vào việc tăng trị giá FOB xuất khẩu trong ngắn hạn mà hướng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động xuất khẩu trong dài hạn. Đó không chỉ là sự tăng lên của trị giá FOB xuất khẩu của Công ty mà còn là sự tăng lên của doanh thu xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng lợi nhuận. Để đạt được kết quả cao, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp và có sự phối hợp linh hoạt trong quá trình thực hiện.
KẾT LUẬN
Việc xuất khẩu hàng hoá nói chung, hàng may mặc nói riêng đang được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước, tuy nhiên nó cũng có những khó khăn lớn mà không phải trong một thời gian ngắn có thể giải quyết được. Hoạt động xuất khẩu của Công ty may Thăng Long luôn tăng trưởng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
Trong báo cáo này, sau khi nêu ra một số vấn đề lý luận về xuất khẩu em đã phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty may Thăng Long đối với thị trường Mỹ trong một số năm qua, qua đó thấy được những thành tựu cũng như những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Để phát huy những thành tựu, hạn chế những khó khăn nhằm tăng khả năng xuất khẩu trong thời gian tới, trong phần cuối báo cáo em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến tạm gọi là giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty. Những giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua của Công ty, những thành tựu và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu cũng như xu hướng thị trường thế giới.
Sau một thời gian nghiên cứu vấn đề xuất khẩu của Công ty, kết lợp lý thuyết đã học cùng những số liệu thực tế em đã có cơ hội hiểu sâu hơn về ngành may mặc nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh hướng ra xuất khẩu của Công ty nói riêng. Đây là những kiến thức vô cùng quý báu.
Do trình độ và thời gian thực tập, nghiên cứu có hạn, trong khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến sỹ Đinh Ngọc Quyên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô, chú, anh, chị Phòng Kế hoạch và Thị trường - Công ty may Thăng Long.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở công ty may Thăng Long sang thị trường Mỹ.doc