Đề tài Giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại khi hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá

MỤC LỤC 1. Giải pháp giảm thiểu thiệt hại trong các vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài khi các doanh nghiệp Việt Nam là bị đơn Trang 1 2. Biện pháp tự vệ và chống bán phá giá trong thương mại quốc tế Trang 19 3. Bán phá giá trong thương mại quốc tế và biện pháp giảm thiểu những tổn thất khi bị điều tra chống bán phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam Trang 28 4. Luật cạnh tranh và những biện pháp nhằm hạn chế việc kiện bán giá Trang 34 5. Quy chế nền kinh tế phi thị trường và vấn đề minh bạch để ứng phó với các vụ kiến bán phá giá Trang 43 6. Những yếu tố làm giảm khả năng ứng phó của việt nam trong các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam tại các nước Trang 50 7. Chính sách chuyển giá và chiến lược bán tại các công ty có quan hệ liên kết Tr 71 8. Ứng phó các vụ kiện chống bán phá giá - Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam Trang 75 9. Xu thế chống bán phá giá trên thế giới và các giải pháp đối phó những vụ kiện bán phá giá hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài Trang 88 10. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị kiện bán phá giá - thực trạng và giải pháp để hạn chế thiệt hại Trang 100 11. Xu hướng áp dụng chính sách chống bán phá giá trên thế giới và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam Trang 107

doc143 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại khi hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu có xuất xứ từ Việt Nam. Các vụ kiện bán phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam (Tính đến tháng 6/2007) STT Năm Nước khởi kiện Mặt hàng Thời gian khởi kiện Quyết định tạm thời (Mức thuế áp dụng) Quyết định cuối cùng (Mức thuế áp dụng) 1 1994 Colombia Gạo 1994 Không đánh thuế chống bán phá giá 2 1998 EU Mì chính 1998 16,8% 3 1998 EU Giày dép 1998 Không đánh thuế chống bán phá giá 4 2000 Ba Lan Bật lửa 2000 0,09Euro/chiếc 5 2001 Canada Tỏi 2003 1,48 AD/kg 6 2002 Canada Giày và đế giày không thấm nước 2002 Không đánh thuế chống bán phá giá 7 Hàn Quốc Bật lửa gas 2002 Nguyên đơn rút đơn kiện 8 EU Bật lửa gas 2002 Nguyên đơn rút đơn kiện 9 Hoa Kỳ Cá basa, cá tra 2002 36,84 – 63,88% 10 2003 EU Oxit kẽm 2003 28% 11 Hoa Kỳ Tôm 31/12/03 12.11 - 93,13% 4,13 – 25,76% 12 2004 EU Vòng khuyên kim loại 28/4/04 51,2- 78,8% 13 Thổ Nhĩ Kỳ Săm lốp xe đạp 27/09/04 29 – 49% 14 EU Xe đạp 29/4/04 15,5 – 34,5% 15 EU Ống tuýp thép 11/8/04 Không đánh thuế chống bán phá gia 16 EU Khoá Inox 14/4/2004 7,7% 17 EU Đèn huỳnh quang 10/9/04 66,1% 18 Peru Ván lướt sóng 20/9/04 $5,2/đv 19 2005 EU Giày mũ da 7/7/05 14,2 – 16,8% 10% 20 Áchentina Nan hoa xe đạp, xe máy 21/12/05 81% (trong 4 tháng) Chưa có kết luận 21 Ai Cập Đèn huỳnh quang 31/12/05 $0,36 - $0,43/cái $0,32/cái 22 2006 Thổ Nhĩ Kỳ Dây curoa 12/5/06 $4,55/kg 23 Peru Giàymũ vải 23/5/06 - - 24 2007 Thổ Nhĩ Kỳ Bật lửa gas 13/5/07 - - Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương . Qua số liệu trên cho thấy: - Xem xét theo nước khởi kiện: trong số 24 vụ kiện có đến 10 vụ kiện từ EU, 3 vụ kiện từ Thổ Nhì Kỳ, 2 vụ kiện từ Hoa Kỳ, 2 vụ kiện từ Canada, 2 vụ kiện từ Peru, còn lại các nước Ba Lan, Ai Cập, Colombia, Aùchentina, Hàn Quốc mỗi nước 1 vụ. Như vậy, số vụ kiện từ EU và Hoa Kỳ là 12 vụ, chiếm 50% tổng số vụ kiện; và hầu hết các nước khởi kiện hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam bán phá giá đều có tiềm lực kinh tế, sức mạnh thương mại và chính trị trên trường quốc tế cao hơn Việt Nam. - Xem xét theo kết quả các vụ kiện: trong 24 vụ kiện có 2 vụ đình chỉ điều tra do nguyên đơn rút đơn kiện, 3 vụ chưa có quyết định cuối cùng, số đã có kết luận cuối cùng là 19 vụ, trong đó số vụ áp dụng thuế chống bán phá giá là 15/19, chiếm 78,94% tổng số vụ điều tra, đây là một tỷ lệ khá cao (tỷ lệ số vụ kiện bán phá giá bị áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới giai đoạn 1995 – 2001 là 57%). - Xem xéùt theo mặt hàng bị kiện: các hành hoá bị kiện bán phá giá chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thông thường. Trong đó, đáng chú ý là hai vụ kiện bán phá giá cá da trơn (cá tra và cá ba sa) và tôm từ Hoa Kỳ, vì các sản phẩm này thuộc nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đều bị áp dụng thuế chống bán phá giá ở các mức độ khác nhau, do đó đã gây ra không ít thiệt hại cho sản xuất trong nước. Những khó khăn khi hàng hoá Việt Nam bị kiện bán phá giá. Khi hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị kiến bán phá giá ở nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một là, nhiều nước chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Trong Báo cáo của Ban Thư ký về việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đã đề cập rằng: “Một số thành viên (thành viên WTO) lưu ý rằng Việt Nam đang tiếp tục quá trình chuyển đối thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Các thành viên này lưu ý rằng trong quá trình đó, khi hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam vào một thành viên WTO có thể có những khó khăn đặc biệt trong việc xác định chi phí và so sánh giá cả trong các vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp. Các thành viên này cho biết trong các trường hợp đó, nước nhập khẩu là thành viên WTO có thể nhận thấy sẽ cần phải tính đến khả năng việc so sánh chặt chẽ với chi phí và giá trong nước ở Việt Nam có thể không phải lúc nào cũng thích hợp”. Như vậy, trong quá trình điều tra chống bán phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam mà đối tác chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn, bất lợi trong việc chứng minh không bán phá giá hoặc bán phá giá với biên độ thấp. Hai là, kiến thức về luật thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá và kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện bán phá giá của doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Đồng thời, cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm về vấn đề chống bán phá giá còn thiếu kiến thức về khía cạnh kinh tế và luật quốc tế điều chỉnh hành vi này. Do đó, khi xảy ra các vụ kiện bán phá giá, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có liên quan của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong việc đối phó với các vụ kiện. Ba là, tiềm lực kinh tế và địa vị chính trị của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước thường khởi kiện hàng hoá Việt Nam bán phá giá như: EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Canada. Do đó, khi xảy ra các vụ kiện hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam bán phá giá thì áp lực chính trị của Việt Nam là chưa đủ mạnh và luôn phải cân nhắc cẩn trọng các biện pháp trả đủa (trên thực tế Việt Nam chưa từng có biện pháp trả đủa) để gây áp lực nhằm đạt được kết quả có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Bốn là, để đối phó với các vụ kiện bán phá giá doanh nghiệp phải cử người đến nước khởi kiện để cung cấp thông tin, thực hiện vận động hành lang, liên kết với các nhóm có cùng lợi ích, thuê luật sư tham gia vụ kiện... quá trình này tốn không ít chi phí. Trong khi đó, tiềm lực tài chính của phần lớn doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Việt Nam còn hạn chế, sự liên kết cộng đồng trách nhiệm giữa các doanh nghiệp có cùng sản phẩm xuất khẩu trên cùng một thị trường còn lỏng lẽo, một số sản phẩm chưa có hiệp hội ngành hàng... Đây cũng là một khó khăn lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi xảy ra tranh chấp chống bán phá giá. Năm là, một khó khăn khách quan không thể không kể đến là kết quả điều tra chống bán phá giá bị chi phối rất nhiều bởi sức mạnh của các nhóm lợi ích ở nước nhập khẩu liên quan đến hàng hoá bị kiện bán phá giá. Vì vậy, trong một số trường hợp dù doanh nghiệp Việt Nam có tích cực vận động và chứng minh không thực hiện bán giá giá thì kết quả vẫn có thể bị đánh thuế chống bán phá giá. Những giải pháp để hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam do bị kiện bán phá giá. Một là, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách pháp lý và thể chế phù hợp với các cam kết gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chuẩn mực chung của thế giới để sớm được công nhận là nước có nền kinh tế thiï trường. Vì khi được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì trong quá trình điều tra các vụ kiện bán phá giá, giá trị thông thường của hàng hoá để tính biên độ phá giá sẽ được tính trên thị trường Việt Nam mà không phải tính thông qua nước thứ ba có nền kinh tế thị trường. Điều này mang lại nhiều thuận lợi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam sự chủ động trong quá trình đối phó với các vụ kiện bán phá giá. Hai là, chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ chính trị giữa các đối tác, các biện pháp chống bán phá giá cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại và đa dạng hoá các quan hệ ngoại giao với các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng và sức mạnh chính trị trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể sử dụng sức mạnh kinh tế, chính trị tạo sức ép để các nước sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Đồng thời, khi xảy ra các vụ kiện bán phá giá, Việt Nam có thể gây sức ép chính trị để cơ quan có thẩm quyền của nước khởi kiện đưa ra quyết định có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Ba là, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo và phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về quy định chống bán phá giá của WTO và pháp luật chống bán phá giá của một số nước có nhiều vụ kiện bán phá giá đối với hành hoá của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, ... cho giới doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý có liên quan đến ngoại thương. Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi đối phó với các vụ kiện bán phá giá do không nắm rõ thủ tục, trình tự và yêu cầu trong quá trình điều tra chống bán phá giá. Đồng thời, nó cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức và kinh nghiệm có thể giúp doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi các vụ kiện bán phá giá ở nước ngoài. Bốn là, để hạn chế thiệt hại khi xảy ra vụ kiện bán phá giá, các doanh nghiệp có cùng lợi ích trong vụ kiện cần nâng cao ý thức phối hợp hành động trong quá trình theo đuổi vụ kiện. Trong quá trình này, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Công thương cần chủ động đứng ra làm đầu mối phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan về lợi ích và trách nhiệm để đối phó với vụ kiện nhằm có được kết quả có lợi nhất có thể cho doanh nghiệp Việt Nam Năm là, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường để xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra do bị kiện bán phá giá. Song song đó, cần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về giá, mà cả về chất lượng sản phẩm, bao bì mẫu mã, phương thức phân phối, thanh toán... Điều này không chỉ có ý nghĩa hạn chế hiệt hại có thể xảy ra vì bị kiện bán phá giá mà còn là một yêu cầu thiết yếu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của TWO. Tài liệu tham khảo Bộ Thương mại, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế , Hà Nội 2004. Bộ Ngoại giao – Vụ Hợp tác đa phương, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá – vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi & Lê Thị Thuỳ Vân, Việt Nam với bài toán chống bán phá giá, Kỷ yếu Hội thảo “Aûnh hưởng của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đối với nền kinh tế Việt Nam”, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, NXB Tổng hợp, tr214-225. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, WT/ ACC/VNM/48 (06-5205). Xu hướng áp dụng chính sách chống bán phá giá trên thế giới và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam Lê Tuấn Lộc Phạm Thị Minh Lý Cùng hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá, Việt Nam đã và đang từng bước mở cửa nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài, gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế. Nước ta có quan hệ thương mại với hơn 170 quốc gia, vùng và lãnh thổ, đã ký hơn 60 Hiệp định kinh tế về thương mại song phương; phát triển quan hệ đầu tư với khoảng 70 nước, vùng và lãnh thổ. Việc mở cửa nền kinh tế để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực đã mang lại cho Việt Nam những lợi ích đáng kể như mở rộng thị trường, thu hút vốn và công nghệ để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế của nước nhà…Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã gặp không ít khó khăn vì hàng ngoại nhập tràn lan với giá rẻ và đặc biệt là các nhà xuất khẩu khi bị các nước nhập khẩu kiện bán phá giá. Do đó tìm hiểu về bán phá giá, xu hướng sử dụng chính sách chống bán phá giá và tìm ra những giải pháp là một việc làm cần thiết để bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam ở mọi lúc và mọi nơi. Trong bài viết này tác giả đi từ phân tích bản chất của chống bán phá giá, thực trạng và xu hướng áp dụng chính sách chống bán phá giá trên thế giới và đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cuối cùng đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro từ chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. 1. Chống bán phá giá Theo thông lệ quốc tế, bán phá giá được phân thành hai trường hợp: -Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa; -Bán phá giá hàng nhập khẩu. Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết tuân theo hai bộ Luật riêng biệt nên trong bài viết này chỉ giới hạn bàn về bán phá giá hàng nhập khẩu. Theo cách hiểu giản đơn, bán phá giá là giảm giá mạnh, chẳng hạn như bán dưới giá thành hoặc bán dưới mức giá bình thường nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh và/hoặc giành thêm thị phần. Trong thương mại quốc tế, định nghĩa về phá giá và cách xác định bán phá giá đã được WTO quy định tại Điều 6 của GATT (Anti-dumping and Countervailing Duties). “Phá giá là hành vi mà sản phẩm của một quốc gia được bán ở quốc gia khác với giá thấp hơn giá trị thông thường và gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại về mặt vật chất một ngành của quốc gia khác hoặc làm chậm trễ sự thiết lập một ngành ở quốc gia khác”. Hai khái niệm quan trọng để xác định việc có bán phá giá và có áp dụng thuế Chống bán phá giá hay không là giá trị thông thường (normal value) và thiệt hại về vật chất (material injury). Giá thông thường là giá so sánh của sản phẩm tương tự ở nước xuất khẩu với điều kiện thương mại thông thường. Trong trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước không có nền kinh tế thị trường, nước nhập khẩu có thể lấy mức giá của nước thứ ba phù hợp hay mức giá được tính toán dựa trên chi phí sản xuất để so sánh.ø Phải chứng minh được có sự tổn thương vật chất (hoặc đe doạ gây tổn thương) và có mối “quan hệ nhân quả” giữa bán phá giá và tổn thương vật chất (hoặc đe doạ gây tổn thương) do hành động bán phá giá gây ra. Có nghĩa là tổn thương (hoặc đe doạ gây ra tổn thương) phải do chính hành động bán phá giá đó gây ra khi xác định xem có đánh thuế chống bán phá giá hay không. Có thể thấy rằng đó là một qui trình rất phức tạp, vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như xác định chi phí sản xuất, xác định mức độ thiệt hại tiềm năng và thực tế…Vì vậy việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá được coi là một công cụ bảo hộ hữu hiệu trong điều kiện các nước phải cắt giảm thuế quan và hạn ngạch cho phù hợp với cam kết trong khuôn khổ WTO. Lôgíc kinh tế chống bán phá giá: bán phá giá là hành động bán hàng hoá nào đó với giá thấp hơn mức chi phí nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường hoặc giành thêm thị phần. Có hai hình thức bán phá giá, thứ nhất: “bán phá giá chiến lược” được các công ty đa quốc gia sử dụng nhằm “đạt lợi thế về quy mô”. Nhờ việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước đã bù đắp các khoản chi phí cố định của công ty, như chi phí cho việc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị…, vì vậy, mặc dù bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trong nước, nhưng công ty vẫn thu được lợi nhuận nhờ tăng được lợi thế về quy mô. Thứ hai: hình thức “phá giá để giành quyền kiểm soát thị trường” thường được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia có có tiềm năng về tài chính và được tài trợ từ trong nước hoặc các chi nhánh ở nước ngoài. Công ty hạ giá trong ngắn hạn để có thị phần dài hạn và sau đó bán giá cao hơn. Hoặc công ty bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong thị trường, đặc biệt đối với các loại sản phẩm mà chỉ đủ cho vài ba công ty chi phối thị trường. Khi đối thủ cạnh tranh bị loại bỏ thì họ sẽ chiếm lĩnh vị thế độc quyền trên thị trường, sẽ tăng giá bán và sẽ thu được siêu lợi nhuận về dài hạn. Dù là hình thức bán phá giá nào đi nữa thì bán phá giá có chủ đích của các công ty đa quốc gia vẫn làm thiệt hại cho các công ty địa phương. Do vậy, chống phá giá là thiết lập luật chơi cho công bằng trong cạnh tranh giữa các công ty. Thế nhưng trong thực tế vấn đề chống bán phá giá không đơn giản là “lập luật” mà là “làm luật” nhằm bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước vốn hoạt động kém hiệu quả. Sâu xa hơn chống bán phá giá còn là vấn đề chính trị. Lôgíc chính trị chống bán phá giá: trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay khi các biện pháp bảo hộ trực tiếp như thuế quan và quota đang ngày càng sử dụng ít đi thì chống bán phá giá được các nước lựa chọn như là phương thức hữu hiệu nhất nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Mặc dù mang hình thức thương mại “ công bằng”, chống bán phá giá luôn luôn và ngày càng trở thành một công cụ bảo hộ, hàng loạt các buổi họp Nghị viện của Hoa Kỳ và EU đã sửa đổi đạo luật nhằm làm cho biện pháp này trở nên hữu hiệu hơn. Chống bán phá giá là biện pháp bảo hộ có chỉ đạo của các chính phủ nhằm bảo hộ thương mại, sử dụng các thủ tục pháp lý và các lý luận mập mờ nhằm gây lầm lẫn và thanh minh cho việc bảo hộ cho các ngành công nghiệp lỗi thời. Khái niệm “giá thông thường” và “điều kiện thương mại bình thường” trong định nghĩa về chống phá giá của Mỹ là rất mơ hồ. Việc xác định “giá thông thường” là công việc rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian và khó xác định chính xác được. Điều kiện “thương mại bình thường” có thể hiểu là điều kiện thương mại trong nền kinh tếù thị trường. Để đánh giá nền kinh tế là phi thị trường hay không thị trường cũng rất phức tạp. Việc đánh giá dựa vào chuẩn mực của từng quốc gia và việc đánh giá này thường mang cả yếu tố chính trị. Mỹ đánh giá Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường với các tiêu chí sau: tính chuyển đổi của VND; thị trường lao động Việt Nam; mức độ sở hữu của nhà nước; mức độ tham gia của nhà nước trong việc phân bố các nguồn lực; và vấn đề tự do hoá thương mại của Việt Nam. Mặc dù theo nhiều ý kiến với tiêu chuẩn như vậy thì Việt Nam không thấp hơn Nga, nhưng Việt Nam không được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường mà Nga lại được công nhận. Do vậy, việc dùng các thuật ngữ khó xác định để đạt được các mục đích của một số nước sẽ né tránh được dư luận trong xã hội và cộng đồng quốc tế. Quốc gia là một hỗn hợp các nhóm có quyền lợi xung đột lẫn nhau giữa các nhà sản xuất, người lao động và người tiêu dùng. Khi ngành sản xuất trong nước bị xâm phạm thì điều đó ảnh hưởng tới các nhà sản xuất và người lao động, do đó nhóm người này dùng các hoạt động lobby để vận động chính phủ áp dụng thuế đối với hàng nước ngoài. Những nhà chính trị gia thì cũng cần phiếu ủng hộ cử tri của nhóm người này, do đó việc áp dụng bảo hộ là khó có thể tránh khỏi một khi họ muốn. Trong vụ kiện cá tra và cá basa của hiệp hội nông dân cá tra và cá basa (CFA) có sự hậu thuẫn về chính trị của các nghị sĩ khu vực phía Nam đặc biệt là Nghị sĩ Trent Lott. Lôgic chính trị là lời giải thích thực cho những hành động chống bán phá giá. Chúng giải thích vì sao việc điều tra phá giá thường được áp dụng khi những nhà sản xuất một mặt hàng nào đó trong nước thấy lo ngại trước áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu tương tự do giá nhập khẩu ngày càng thấp, kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng. 2. Xu hướng áp dụng biện pháp chống bán phá giá Luật chống phá giá trở nên ngày càng quan trọng từ sau vòng đàm phán Uruguay của GATT. Trước vòng đàm phán Uruguay, có khoảng 40 nước áp dụng luật chống phá giá. Sau vòng đàm phán Uruguay, tất cả thành viên chính thức và các bên tham gia ký hiệp định đồng ý hợp tác về luật chống phá giá. Từ đó đến nay, xu hướng sử dụng các biện pháp chống bán phá giá như một hàng rào phi thuế quan đối với thương mại đang ngày càng tăng lên khi mà các biện pháp bảo hộ trực tiếp khác ngày một giảm. Xu hướng sử dụng chính sách chống bán phá giá trên thế giới trong những năm qua được thể hiện qua các bảng số liệu 1, 2 ,3 và có một số đặc điểm sau: - Số lượng các vụ kiện phá giá và các cuộc điều tra phá giá tăng liên tục từ năm 1995 là 157 vụ, đạt đỉnh điểm vào năm 2001 là 365 vụ và từ đó giảm dần qua các năm xuống còn 193 vụ năm 2006. -Các nước khởi kiện bán phá giá dẫn đầu là các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ (373 vụ), EU (362 vụ), Uùc (189 vụ) và Canada (142 vụ). Tuy nhiên, số lần điều tra và áp dụng chính sách chống bán phá giá ở các nước phát triển có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Nếu ở giai đoạn trước năm 2001, Mỹ là quốc gia áp dụng chính sách chống phá giá nhiều nhất (nằm nhiều nhất 75 vụ), thì trong các năm 2005 và 2006 số lần áp dụng chính sách chống bán phá giá lần lược là 12 và 7 lần. Giống như Mỹ, ở các nước phát triển khác: EU, Uùc, Canada cũng có xu hướng tương tự. -Các nước đang phát triển ngày càng tham gia tích cực kiện chống phá giá đối với hàng nhập khẩu, trong đó nổi lên là Aán Độ, Trung Quốc, Argentina, Nam Phi, Brazil …. Nếu trong giai đoạn 1995-1999, Trung Quốc không có vụ khởi kiện nào, thì trong giai đoạn 2000-2006 đã thực hiện 133 vụ khởi kiện. Aán Độ là quốc gia có số lần áp dụng chính sách chống bán phá giá nhiều nhất thế giới trong giai đoạn trên, vượt qua cả các quốc phát triển như Mỹ và EU. Cũng như các nước phát triển, xu hướng sử dụng chính sách chống bán phá giá ở những nước đang phát triển giảm xuống qua từng năm, bắt đầu giảm dần từ năm 2001. -Đứng đầu danh sách các nước bị kiện bán phá giá là các nước đang phát triển trong giai đoạn trên, đứng đầu là các nước: Trung Quốc (536 vụ), Aán Độ (127 vụ), Hàn Quốc (229 vụ), Đài Loan (173 vụ), Thailand (120 vụ). . Trong khi đó, các nước phát triển bị áp dụng chính sách chống bán phá giá nhiều nhất gồm: Mỹ ( 175 vụ), Nhật Bản (135 vụ), EU (63 vụ). Xu hướng bị áp dụng chính sách chống bán phá giá đối với các nước phát triển và đang phát triển giảm xuống trong những năm gần đây ngoại trừ từ Trung Quốc. -Việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá trên toàn cầu thực tế tập trung chủ yếu từ nhóm 12 nước. Nhóm 10 nước sử dụng nhiều nhất các biện pháp chống bán phá giá chiếm tới 90% số biện pháp chống bán phá giá được thông báo cho WTO; nhóm nước này chiếm 70% GDP thế giới và 50% thương mại toàn cầu. Các nước còn lại áp dụng rất ít hoặc không áp dụng chính sách chống bán phá giá. -Tình trạng phổ biến trong suốt vòng Uruguay – khi các nước sử dụng biện pháp chống bán phá giá hầu như chỉ toàn nước công nghiệp – đã có sự thay đổi, 7 nước sử dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá “mới xuất hiện” (tất cả đều là nước đang phát triển: Trung Quốc, Achentina, Braxin, Aán Độ, Mêxico, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ) gần như đã bắt kịp với nhóm 4 nước sử dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá “lão làng”(Mỹ, EU, Uùc và Canada). Những nước sử dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá mới xuất hiện này đã chiếm tới hơn 1/3 tổng số biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực tại thời điểm năm 2006, so với chưa đầy ¼ vào năm 1995. Trong khi đó, nhóm 4 nước sử dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá “lão làng” chỉ còn chiếm một nửa số biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực năm 2006 so với hơn 2/3 năm 1995. Một dấu hiệu đáng lo ngại nữa là các nước đang phát triển còn lại, trong khi chỉ là những nước sử dụng ít biện pháp chống bán phá giá nếu tính riêng từng nước thì lại đã tăng gấp đôi tỷ lệ sử dụng biện pháp này trong cùng thời kỳ nói trên. -Mặc dù các nước vận dụng công cụ chống bán phá giá nhiều nhất là các nước phát triển nhưng các nước phát triển lại không phải là đối tượng bị điều tra nhiều nhất ngoại trừ Mỹ. Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá được các nước phát triển áp dụng đối với các nước đang phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau. -Chính sách chống bán phá giá áp dụng có khác nhau giữa các nhóm ngành: đối với kim loại, hoá chất, máy móc, thiết bị điện tử, hàng dệt may, nhựa và cao su chiếm hơn 75% tổng số các biện pháp áp dụng chống bán phá giá, trong khi kim ngạch thương mại của nhóm hàng này chiếm chưa đến một nửa tổng giá trị thương mại trên thế giới. Theo số liệu thống kê của WTO, mười ngành bị kiện phá giá nhiều nhất lần lượt là: kim loại thường; hoá chất; cao su và nhựa; máy móc và thiết bị điện tử; dệt may; giấy; đá, xi măng, thuỷ tinh, gốm sứ; các sản phẩm chế tạo; khoáng sản; thuốc lá, dấm ăn và đồ uống. Vì đây là các mặt hàng có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế hiện tại cũng như trong tương lai của quốc gia, nên bất kỳ quốc gia nào cũng muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh các ngành công nghiệp này. Do vậy, mâu thuẫn về thị trường xuất khẩu giữa các nước đối với nhóm ngành này thường ở mức độ cao nhất. Để bảo vệ nhóm ngành này, thì các quốc gia ngoài việc áp dụng các biện pháp khác thì chính sách chống bán phá giá vẫn được ưu tiên. Xu hướng như trên về áp dụng chống bán phá giá trên thế giới trong giai đoạn 1995-2006 có thể giải thích như sau: Thứ nhất: Việc cam kết và thực hiện dỡ bỏ các rào cản thương mại giữa các thành viên trong Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế đã làm mất đi các công cụ bảo vệ các ngành sản xuất trong nước như: thuế quan và hạn ngạch…. Do vậy, các quốc gia đặc biệt là các quốc gia phát triển đã chuyển từ áp dụng hình thức thuế quan sang áp dụng các hình thức bảo hộ phi thuế quan, trong đó có chính sách chống bán phá giá để bảo vệ các doanh nghiệp nội địa. Vì vậy, việc áp dụng chính sách chống bán phá giá ở các nước phát triển tăng liên tục đến giữa giai đoạn trên. Tuy nhiên, sự thất bại đàm phán giữa nước phát triển và các nước đáng phát triển trong vòng đàm phán Doha đã phần nào tạo áp lực buộc các nước phát triển giảm bớt các rào cản thương mại đối với các nước đang phát triển trong đó có chính sách chông bán phá giá. Hơn nữa, hội nhập quốc tế trong các thập kỹ qua diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp ở các nước phát triển phần nào đã làm quen với áp lực cạnh tranh về giá từ các nước đang phát triển và họ đã đủ thời gian để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh theo hướng sử dụng lợi thế so sánh, nên hình thức vận động chính phủ áp dụng chính sách chống bán phá gía đối với hàng nhập khẩu phần nào đã giảm xuống trong những năm gần đây. Thứ hai: Đối tượng bị áp dụng chính sách chống bán phá giá là các nước đang phát triển và đặc biệt là đối với các quốc gia tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế như: Trung Quốc, Aán Độ …. Hàng hoá xuất khẩu từ các quốc gia trên có đặc điểm là giá rẻ vì các doanh nghiệp ở các quốc gia đó tận dụng lợi thế về lao động, các ưu đãi…. Dưới áp lực cạnh tranh về giá thấp từ các quốc gia trên buộc các quốc gia khác phải áp dụng nhiều hơn các chính sách bảo hộ mậu dịch để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, trong đó chính sách chống bán phá giá được ưu tiên lựa chọn. Thứ ba: Các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, hàng loạt các quốc gia thông qua luật chống bán phá giá và đã đưa vào trong đời sống thương mại, trong khi đó trước vòng đàm phám Uruguay chỉ ít quốc gia có luật này. Việc áp dụng luật chống bán phá giá trong thực tế đã hạn chế các hành động bán phá giá với mục đích chiếm thị trường của các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Ngoài ra, việc sử dụng chính sách chống bán phá giá cũng là công cụ để bảo vệ ngành sản xuất và việc làm trong nước ở những nước đang phát triển. Các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có đặc điểm: quy mô chưa lớn, tiềm lực tài chính còn yếu, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều…., một số ngành công nghiệp có tiềm năng nhưng chưa đủ mạnh phải có thời gian phát triển nên cần phải được bảo hộ. Dưới áp lực giảm rào cản thuế quan đối với các thành viên của WTO buộc các nước đang phát triển chuyển từ hình thức bảo hộ bằng thuế quan sang sử dụng các hình thức bảo hộ mậu dịch tinh vi hơn: như chính sách chống bán phá giá, rào cản kỹ thuật …. Điều này đã giải thích tại sao các nước đang phát triển ngày càng áp dụng nhiều hơn chính sách chống bán phá giá. Tóm lại: mặc dù xu hướng sử dụng biện pháp chống bán phá giá trong thời gian gần đây có xu hướng giảm xuống, nhưng mức độ tinh vi trong áp dụng và hậu quả gây ra ở mức độ trầm trọng hơn. Trong khi xu hướng áp dụng chính sách chống bán phá giá của những nước phát triển đối với hàng nhập khẩu giảm xuống, thì xu hướng đó lại tăng lên ở những nước đang phát triển. Nếu trong những năm trước, các nước phát triển là người đi đầu trong việc áp dụng chính sách chống bán phá giá và các nước đang phát triển vẫn là đối tượng bị kiện, thì trong những năm tới các vụ kiện của những nước đang phát triển đối với các nước phát triển và giữa các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên sẽ làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn rất nhiều. 3. Việt Nam và vấn đề chống bán phá giá. 3.1Thực trạng áp dụng chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu từ Việt nam Tự do hoá thương mại đã làm trao đổi hàng hoá tăng lên nhanh chóng và đi cùng với nó là sự gia tăng của các vụ tranh chấp thương mại, trong đó có các vụ kiện bán phá giá. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi mà chúng ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong thời kỳ đổi mới, thương mại của Việt Nam đã thực sự khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu đã gia tăng lên qua từng năm. Nhiều mặt hàng đã chiếm vị trí cao trong xuất khẩu trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, thuỷ sản, giầy dép…Cũng trong thời gian qua Việt Nam đã là đối tượng điều tra bán phá giá của một số nước và khu vực. Có thể thấy rằng, số lượng các vụ kiện Việt Nam về chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong 10 năm chúng ta đã 18 lần bị kiện bán phá giá và 8 lần bị áp dụng thuế chống phá giá và nhiều vụ còn trong giai đoạn điều tra. Đặc biệt là từ năm 2000 số vụ bị kiện tăng lên rất nhanh và có những vụ không phải hàng của Việt Nam mà vẫn bị kiện. Các vụ kiện chống bán phá giá tập trung vào các ngành mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như: hàng nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hàng, sản xuất xe đạp …. (bảng 4) Nếu so sánh với các nước trong khu vực về số lần bị kiện chống bán phá giá ở nước ngoài trong cùng giai đoạn trên: Thái lan- 120 vụ; Malaysia - 72 vụ; Indonesia - 130 vụ; Singapor - 41 vụ thì rõ ràng số lần bị kiện của Việt Nam khá khiêm tốn. Tham gia sâu rộng hơn vào thương mại quốc tế thì nguy cơ bị kiện của Việt Nam sẽ tăng lên vì chúng ta chẳng những đối mặt với các vụ kiện từ các nước đang phát triển mà còn từ các thị trường xuất khẩu là các quốc gia đang phát triển. Nguy cơ bị kiện và bị áp dụng thuế chống bán phá giá là rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì có một số khó khăn sau: Bảng 4: Các mặt hàng của Việt Nam bị điều tra về bán phá giá từ 1994-2007 Năm Nước điều tra Hàng hoá Kết quả 1994 Columbia Gạo Không đánh thuế mặc dù có bán phá giá, nhưng không gây thiệt hạiù. 1998 EU Mì chính Đánh thuế chống bán phá giá mức 16,8%. 1998 EU Giầy dép Không đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ. 2000 Ba Lan Bật lửa Đánh thuế chống bán phá giá mức 0,09 Euro/chiếc 2001 Canađa Tỏi Đánh thuế chống bán phá giá mức 1,48 CAD/kg. 2002 Canađa Giầy và đế giày không thấm nước Không đánh thuế vì không đe doạ gây thiệt hại. 2002 Hàn Quốc Bật lửa gas Đình chỉ vụ kiện do bên nguyên đơn rút đơn kiện. 2002 EU Bật lửa gas Đình chỉ vụ kiện do Hiệp hội các nhà sản xuất bật lửa gas của EU đã rút đơn kiện. 2002 Mỹ Cá basa, cá tra Đánh thuế chống bán phá giá từ 36.84%-63.88%. 2003 EU Oxit kẽm -Hàng của Trung Quốc nhưng làm giả chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam - Đánh thuế chống phá giá ø mức 28% 2003 EU Vòng khuyên kim loại -Sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng hoàn thiện tại Việt Nam. Các sản phẩm có 17 - 23 vòng khuyên chịu mức thuế tuyệt đối 325Euro/1000 chiếc, các sản phẩm khác chịu thuế 78,8% 2003 Thổ Nhĩ Kỳ Săm lốp xe đạp và xe gắn máy Đang điều tra 2004 Hoa Kỳ Tôm Tạm thời kết luận có phá giá và thuế tạm thời 4,38- 25,76% và sẽ có quyết định cuối cùng của Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ vào cuối tháng 01-2005 2004 EU Xe đạp Đang điều tra 2004 EU Khoá inox và một số phụ tùng Đang xem xét khả năng tiến hành điều tra. 2005 Agentina Nan hoa xe đạp và xe máy Thuế 81% 2006 EU giầy mũ da Thuế 10% 2007 Aán độ Bóng đèn huỳnh quang và đĩa compact có chức năng ghi Điều tra Nguồn: -Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ thương mại - Số liệu các tác giả sưu tầm Thứ nhất: Việc gia nhập vào WTO cũng không giảm nguy cơ trước các vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài. Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, do vậy nguy cơ bị áp dụng thuế chống bán phá giá là rất lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi bị khởi kiện. Vì tính chất của nền kinh tế phi thị trường không thể xác định được giá hàng xuất khẩu, nên phải căn cứ và sản phẩm tương tự ở một nước thứ 3 có điều kiện phát triển tương tự để xác định giá xuất khẩu. Việc lựa chọn nước thứ 3 và hàng hoá tương tự tại đó để định giá hàng hoá xuất khẩu trong thực tế là không chính xác, làm cho giá được định cao hơn nhiều so với giá hàng sản xuất trong nước gây bất lợi cho nhà xuất khẩu. Ví du:ï vụ kiện cá tra-cá basa vào năm 2001 của các doanh nghiệp Mỹ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam đã sử dụng giá cá trê trắng ở Aán Độ làm cơ sở để xác định biên độ phá giá, trong khi điều kiện phát triển kinh tế Aán Độ và Việt Nam khác nhau và trong thực tế giá cá trê trắng cao hơn rất nhiều so với giá cá tra và basa của Việt Nam. Thứ hai: Việc không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường cũng là cái cớ để các nước nhập khẩu kiện chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Một khi khởi kiện, các quốc gia trên áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với công ty bị kiện, trong trường hợp này các công ty bị kiện có hai lựa chọn: hoặc là phải đóng một khoản đặt cọc đúng bằng lượng bán phá giá dự kiến (số lượng hàng hoá nhập khẩu dự kiến nhân với biên độ phá giá) hoặc là phải chụi mức thuế chống bán phá giá tạm thời. Vì nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam có hạn nên họ thường lựa chọn phương án thứ hai. Việc chụi mức thuế chống bán phá giá tạm thời làm cho các nhà sản xuất trong nước đánh mất lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh, các đối tác mua hàng trước đó chuyển sang mua hàng từ các nhà sản xuất ở các nước không bị áp dụng chính sách chống bán phá giá. Kết quả là các doanh nghiệp xuất khẩu từ trong nước bị đánh mất thị trường xuất khẩu. Tóm lại, khi nước ngoài vịn vào nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam để khởi kiện chống bán phá giá, thì trong mọi tịrường hợp hoạt động xuất khẩu luôn gặp nhiều bất lợi. Thứ ba: Kinh nghiệm về chính sách chống bán phá giá từ nước ngoài của cơ quan chính phủ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tương đối hạn chế. Chỉ từ sau vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa từ My,õ vấn đề này mới có sự quan tâm hơn đối với nhiều thành phần trong xã hội. Kiến thức về bán phá giá cũng được phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ quan có liên quan: các websites về vấn đề bán phá giá; hội thảo về bán phá giá …. Thế nhưng ngoài kiến thức chung chung về bán phá giá thì trong thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu rất ít kinh nghiệm về bán phá giá, các cản trở gây bất lợi cho các doanh nghiệp khi bị kiện như: cách quản lý; hệ thống kế toán; kiến thức pháp lý…. Đối với cơ quan quản lý xuất khẩu cũng chưa có hệ thống cảnh báo về chống bán phá giá từ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. Kinh nghiệm và kiến thức về kiện chống bán phá giá của các cơ quan tư pháp trong nước hầu như chưa có, do vậy không thể tham gia vào các vụ kiện ở nước ngoài, trong khi nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước lại có hạn không thể thuê mướn các đoàn luật sư ở nước ngoài gây bất lợi khi bị khởi kiện. 3.2 Các giải pháp giảm thiểu chống bán phá giá hàng xuất khẩu từ Việt Nam Bán phá giá là một thực tế thường gặp và không thể tránh khỏi trong thương mại quốc tế bởi vì nó được sử dụng như một công cụ bảo hộ hữu hiệu: sử dụng các thủ tục pháp lý và các lập luận kinh tế phức tạp né tránh được sự chỉ trích quốc tế và trong nước. Chống bán phá giá là một rào cản phi thuế quan cho phép một nhóm các nhà sản xuất giành được sự bảo hộ, thậm chí trong khi các chính sách thương mại quốc gia tổng thể đang hướng về thương mại tự do theo yêu cầu của xu thế chung và của WTO. Như đã phân tích ở trên, xu hướng áp dụng chính sách chống bán phá giá diễn ra phức tạp trên thế giới và còn tiếp tục sử dụng như là công cụ hữu hiệu để bảo hộ mậu dịch. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện bán phá giá trong cả hai vai trò là nước bị kiện và khởi kiện. Việt Nam cần làm nhiều việc để chủ động giảm thiểu tác động tiêu cực của việc chống bán phá giá. Cụ thể là chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần: Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách, đặc biệt là chính sách thương mại để hội nhập kinh tế quốc tế thành công hơn nữa. Hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế là nhân tố quan trọng để đảm bảo tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, mang tính cạnh tranh cao, giúp cho các doanh nghiệp phát huy được đúng lợi thế so sánh. Nhanh chóng cải cách nền kinh tế để các nước đều công nhận nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong buôn bán quốc tế. Ngoài việc dần thay đổi theo hướng hội nhập thì Chính phủ cần tận dụng sức áp ngoại giao, sức ép chính trị để dần làm thay đổi về quan niệm về nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam. Cần có các cán bộ của Chính phủ và của khối tư nhân am hiểu về vấn đề bán phá giá và cơ chế chống bán phá giá để xử lý vấn đề này. Đội ngũ này phải tư vấn cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý hiểu rõ về vấn đề bán phá giá để tránh các tranh chấp thương mại và nếu xảy ra thì tìm biện pháp xử lý để hạn chế tới mức tối thiểu các thiệt hại về kinh tế. Các cơ quan quản lý cần cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin về giá cả, về thị trường quốc tế hàng ngày. Cần xây dựng và cập nhật thường xuyên hệ thống thông tin về phá giá và chống bán phá giá: cơ chế cảnh báo về kiện phá giá và chống bán phá giá, dự kiến những mặt hàng có khả năng bị kiện phá giá, cách thức tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra trong khuôn khổ WTO cũng như thủ tục điều tra của nước kiện phá giá, thu thập thông tin về các vụ kiện đã và đang diễn ra đặc biệt là các sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị kiện để học hỏi kinh nghiệm và bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin này qua hệ thống Internet. Khi bị kiện các doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố gây sức ép lên dư luận của nước khởi kiện. Người tiêu dùng là thành phần bị thiệt hại trong chống bán phá giá các doanh nghiệp nên tận dụng sự ủng hộ của thành phần này. Các doanh nghiệp phải liên minh với nhau thành các hiệp hội để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình: cùng với các cơ quan hữu quan dự đoán các ngành “có rủi ro” có thể bị kiện chống bán phá giá và lập kế hoạch bảo vệ, phải có khả năng huy động nhanh nguồn tài chính và nhân lực để đối phó với các hành động bị kiện và khởi kiện chống bán phá giá. Rút kinh nghiệm từ vụ kiện Catfish, các doanh nhiệp trong các ngành “có rủi ro” nên chuẩn bị trước các câu hỏi mà nhà điều tra có thể hỏi, để khi cần thì trả lời được ngay. Một mặt các doanh nghiệp phải mở rộng thị trường và đa dạng hoá mặt hàng để giảm rủi ro trong kinh doanh. Khi một thị trường bị kiện thì có thể chủ động xuất sang thị trường khác không để đình trệ sản xuất. Tài liệu tham khảo: John H. Jackson: Hệ thống thương mại thế giới, Nhà xuất bản thanh niên 2001, do Phạm Viêm Phương và Huỳnh Văn Thanh dịch; Nhiệm Tuyền và Nhiệm Dĩnh: WTO những quy tắc cơ bản, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 2003, do Trịnh Hồng Hạnh dịch; Bộ thương mại: Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội 2004; Các Websites: WWW.WTO.org; WWW.chongbanphagia.vn; WWW.mot.got.vn; Bảng 1:Các vụ kiện chống bán phá giá đối với nước xuất khẩu từ: : 01/01/95 - 31/12/06 Nước xuất khẩu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng: Algeria 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 2 Argentina 1 0 0 1 4 2 5 3 1 3 4 2 26 Australia 1 0 1 2 3 4 1 3 2 0 0 1 18 Austria 0 2 3 0 3 3 0 1 0 1 0 1 14 Bahrain 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 Bangladesh 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 Belarus 0 0 0 0 3 4 1 1 1 1 0 0 11 Belgium 1 2 3 3 1 0 5 1 3 1 0 0 20 Bosnia Herzegovina 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Brazil 8 10 5 6 13 9 13 4 3 9 4 8 92 Bulgaria 0 3 2 1 1 1 2 0 1 0 1 1 13 Canada 2 1 3 3 0 1 7 5 4 2 1 1 30 Chile 2 2 2 2 1 6 4 4 0 0 1 1 25 China, P.R. 20 43 33 28 40 43 53 51 52 49 56 68 536 Chinese Taipei 4 9 16 11 23 16 19 16 13 21 13 12 173 Colombia 0 1 0 2 0 0 1 1 0 0 0 0 5 Costa Rica 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Croatia 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 2 0 6 Cuba 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 2 Czech Republic 1 1 0 2 7 3 2 1 1 0 0 0 18 Denmark 1 1 0 2 2 0 0 0 0 0 0 1 7 Dominican Republic 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 Ecuador 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 2 Egypt 1 2 1 2 0 1 3 0 0 0 0 2 12 Estonia 0 0 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 4 European Community 0 1 2 4 7 9 9 10 10 3 5 3 63 Faroe Islands 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 2 Finland 0 0 1 1 2 0 1 2 2 1 1 0 11 France 0 4 4 10 7 2 3 2 3 1 1 1 38 Georgia 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 Germany 7 9 13 8 11 5 9 7 3 2 2 2 78 Greece 0 0 3 0 0 1 1 0 1 0 0 0 6 Guatemala 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 3 Honduras 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Hong Kong 1 3 2 3 2 1 3 3 0 0 2 1 21 Hungary 2 0 2 2 4 0 3 1 0 0 0 0 14 India 3 11 8 12 13 10 12 16 14 8 14 6 127 Indonesia 7 7 9 5 20 13 18 12 8 8 14 9 130 Iran 0 1 2 0 2 3 2 2 1 2 0 0 15 Ireland 0 0 2 1 0 0 0 0 1 2 0 0 6 Israel 0 1 2 1 0 1 2 0 0 0 0 0 7 Italy 6 5 5 5 2 5 8 3 4 0 1 0 44 Japan 5 6 12 13 22 9 13 13 16 9 7 10 135 Jordan 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 Kazakstan 3 1 2 4 0 3 3 6 0 0 0 2 24 Korea, PDR 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 Korea, Rep. of 14 11 15 24 34 22 23 23 17 24 12 10 229 Latvia 0 0 2 1 1 3 0 0 0 0 0 0 7 Libya 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 2 Liechtenstein 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Lithuania 0 0 1 0 4 1 1 3 0 0 0 0 10 Luxembourg 0 0 0 0 0 0 2 0 0 1 0 0 3 Macau 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 Macedonia 1 0 1 1 1 0 2 1 0 0 0 1 8 Malawi 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 Malaysia 2 3 5 4 7 9 6 4 8 6 14 4 72 Mexico 3 5 2 9 4 1 3 2 4 3 1 2 39 Moldova 0 0 0 0 0 2 1 0 0 0 0 0 3 Mozambique 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Nepal 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 2 Netherlands 6 1 5 3 2 3 4 1 0 2 0 0 27 New Zealand 1 1 0 0 2 0 3 1 0 0 0 0 8 Nicaragua 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Nigeria 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 Norway 0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0 5 Oman 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 Pakistan 0 2 1 0 1 0 1 2 2 0 1 0 10 Paraguay 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Peru 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 Philippines 2 0 0 0 0 1 1 1 1 2 0 2 10 Poland 2 3 3 4 3 5 1 4 0 1 0 0 26 Portugal 0 2 0 2 0 1 1 0 0 0 0 0 6 Qatar 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 Romania 1 2 1 5 4 4 5 8 2 0 2 0 34 Russia 2 7 7 12 17 12 9 18 2 8 3 4 101 Saudi Arabia 0 1 0 3 2 3 1 1 2 0 1 1 15 Serbia and Montenegro 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 3 Singapore 2 0 4 0 5 0 12 9 1 1 1 6 41 Slovak Republic 0 1 1 1 3 1 2 1 0 0 0 0 10 Slovenia 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 2 South Africa 2 6 4 5 4 6 9 10 4 0 2 2 54 Spain 2 4 7 7 5 6 4 2 4 1 0 0 42 Sri Lanka 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 Sweden 1 2 5 0 1 0 2 1 0 1 1 1 15 Switzerland 0 2 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 6 Thailand 8 9 5 2 19 12 16 12 7 9 13 8 120 Trinidad and Tobago 0 0 2 0 0 0 1 0 0 0 0 0 3 Turkey 2 3 1 2 6 7 5 4 4 1 0 1 36 Ukraine 2 3 4 9 9 7 6 8 3 1 3 4 59 United Arab Emirates 0 0 1 0 0 2 2 0 3 2 0 0 10 United Kingdom 6 4 6 4 2 9 6 2 0 1 1 0 41 United States 12 21 15 15 14 12 15 12 21 14 12 12 175 Uruguay 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 3 Uzbekistan 2 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 3 Venezuela 0 1 1 4 2 2 4 3 1 0 0 0 18 Viet Nam 0 0 1 0 1 1 0 3 0 7 3 2 18 Yugoslavia 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 3 Zimbabwe 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Tổng số 01/01/95 - 31/12/06 157 225 243 257 355 292 364 312 232 213 201 193 ### Nguồn: WTO Bảng 2: Các quốc gia áp dụng chính sách chống bán phá giá từ: 01/01/95 đến: 31/12/06 Nước áp dụng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số: Argentina 27 22 14 8 23 45 26 14 1 12 12 15 219 Australia 5 17 42 13 24 15 23 16 8 9 7 10 189 Brazil 5 18 11 18 16 11 17 8 4 8 6 12 134 Bulgaria 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 Canada 11 5 14 8 18 21 25 5 15 11 1 8 142 Chile 4 3 0 2 0 5 0 0 0 0 0 0 14 China, P.R. 0 0 0 0 0 6 14 30 22 27 24 10 133 Chinese Taipei 0 0 0 0 0 3 3 0 2 0 0 5 13 Colombia 4 1 1 6 2 3 6 0 0 2 2 5 32 Costa Rica 0 4 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 8 Czech Republic 0 0 0 2 1 0 0 0 0 0 0 0 3 Ecuador 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Egypt 0 0 7 14 5 1 7 3 1 0 12 8 58 European Community 33 25 41 22 65 32 28 20 7 30 25 34 362 Guatemala 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 India 6 21 13 28 64 41 79 81 46 21 28 29 457 Indonesia 0 11 5 8 8 3 4 4 12 5 0 5 65 Israel 5 6 3 7 0 1 4 0 0 1 4 0 31 Jamaica 0 0 0 0 0 1 1 1 1 0 0 0 4 Japan 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 2 Jordan 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 Korea, Rep. of 4 13 15 3 6 2 4 9 18 3 4 7 88 Latvia 0 0 0 0 0 0 1 6 0 0 0 0 7 Lithuania 0 0 0 0 1 6 0 0 0 0 0 0 7 Malaysia 3 2 8 1 2 0 1 5 6 3 4 8 43 Mexico 4 4 6 12 12 6 5 10 14 6 7 6 92 New Zealand 10 4 5 1 4 9 1 2 5 5 0 1 47 Nicaragua 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Pakistan 0 0 0 0 0 0 0 1 3 3 13 4 24 Panama 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Paraguay 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 Peru 2 8 2 3 8 1 8 13 4 7 4 3 63 Philippines 1 1 2 3 6 2 0 1 1 0 0 0 17 Poland 0 0 1 0 7 0 0 3 1 0 0 0 12 Slovenia 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 South Africa 16 33 23 41 16 21 6 4 8 6 23 3 200 Thailand 0 1 3 0 0 0 3 21 3 3 0 3 37 Trinidad and Tobago 0 1 0 4 3 1 1 0 2 0 0 0 12 Turkey 0 0 4 1 8 7 15 18 11 25 12 8 109 United States 14 22 15 36 47 47 75 35 37 26 12 7 373 Uruguay 0 0 1 0 0 1 4 0 0 0 0 0 6 Venezuela 3 2 6 10 7 1 1 1 0 0 0 0 31 Tổng số: 01/01/95 - 31/12/06 157 225 243 257 355 292 364 312 232 213 201 193 3044 Nguồn: WTO Bảng 3: Chống bán phá giá theo ngành từ : 01/01/95 đến: 31/12/06 Mã số ngành 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Totals: I 1 2 2 6 8 3 2 11 2 10 0 0 47 II 0 5 2 4 1 7 8 3 1 6 4 4 45 III 0 0 0 0 0 0 4 2 2 1 2 3 14 IV 13 6 4 8 2 3 0 3 0 1 1 4 45 V 1 4 3 4 9 9 16 8 9 0 0 2 65 VI 31 38 21 24 75 62 66 94 69 49 37 36 602 VII 20 25 36 33 39 21 55 42 25 44 37 23 400 VIII 0 3 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 5 IX 1 4 10 3 0 5 3 1 10 9 2 2 50 X 3 14 34 4 18 4 7 7 20 8 6 17 142 XI 1 23 8 28 35 17 26 6 14 21 27 11 217 XII 6 1 0 4 2 3 2 3 0 0 4 3 28 XIII 3 11 11 12 8 6 6 11 11 8 10 11 108 XIV 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 XV 43 39 63 105 110 107 136 96 52 36 38 36 861 XVI 24 34 34 10 28 30 23 9 14 14 18 25 263 XVII 3 2 1 0 4 7 0 2 0 2 1 2 24 XVIII 1 4 9 5 2 0 3 3 0 1 1 5 34 XX 6 5 4 5 13 6 5 11 3 3 8 7 76 ... 0 5 1 2 1 2 1 0 0 0 3 2 17 Tổng số từ:01/01/95 - 31/12/06 157 225 243 257 355 292 364 312 232 213 201 193 3044 Trong đó: Mã số ngành Nội dung ngành I Live Animals; Animal Products II Vegetable Products III Animal or Vegetable Fats and Oils and Their Cleavage Products; Prepared Edible Fats; Animal or Vegetable Waxes IV Prepared Foodstuffs; Beverages, Spirits and Vinegar; Tobacco and Manufactured Tobacco Substitutes V Mineral Products VI Products of the Chemical or Allied Industries VII Plastics and Articles Thereof; Rubber and Articles Thereof VIII Raw Hides and Skins, Leather, Furskins and Articles Thereof; Sadderly and Harness; Travel Goods, Handbags and Similar Containers; Articles of Animal Gut (Other than Silk-Worm Gut) IX Wood and Articles of Wood; Wood Charcoal; Cork and Articles of Cork; Manufactures of Straw, of Esparto or of Other Plaiting Materials; Basketware and Wickerwork X Pulp Of Wood or of Other Fibrous Cellulosic Material; Recovered (Waste and Scrap) Paper or Paperboard; Paper and Paperboard and Articles Thereof XI Textiles and Textile Articles XII Footwear, Headgear, Umbrellas, Sun Umbrellas, Walking-Sticks, Seat-Sticks, Whips, Riding-Crops and Parts Thereof; Prepared Feathers and Articles Made Therewith; Artificial Flowers; Articles of Human Hair XIII Articles of Stone, Plaster, Cement, Asbestos, Mica or Similar Materials; Ceramic Products; Glass and Glassware XIV Natural or Cultured Pearls, Precious or Semi-Precious Stones, Precious Metals, Metals Clad with Precious Metal and Articles Thereof; Imitation Jewellery; Coin Thereof; Imitation Jewellery; Coin XV Base Metals and Articles of Base Metal XVI Machinery and Mechanical Appliances; Electrical Equipment; Parts Thereof; Sound Recorders and Reproducers, Television Image and Sound Recorders and Reproducers, and Parts and Accessories of Such Articles XVII Vehicles, Aircraft, Vessels and Associated Transport Equipment XVIII Optical, Photographic, Cinematographic, Measuring, Checking, Precision, Medical or Surgical Instruments and Apparatus; Clocks and Watches; Musical Instruments; Parts and Accessories Thereof XIX Arms and Ammunition; Parts and Accessories Thereof XX Miscellaneous Manufactured Articles XXI Works of Art, Collectors' Pieces and Antiques ... Unknown Nguồn : WTO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm hạn chế thiệt hại khi hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá.doc
Luận văn liên quan