LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay khi các rào cản đối với các dòng chảy về thông tin, ý tưởng, các nhân tố về vốn và lao động có kỹ năng, công nghệ và hàng hóa đang dần được giỡ bỏ. Điều này làm ranh giới phân cách các quốc gia dần bị xóa mờ, tạo cơ hội cho các nước tham gia sâu và rộng hơn vào quy trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung của con người. Mỗi nước, với ý thức về tiềm năng và năng lực của mình đã chuyên môn hóa, tập trung vào lĩnh vực hoặc một số khâu trong quy trình sản xuất có lợi thế so sánh như thiết kế, sản xuất, chế biến, phân phối, để có thể thu lại lợi ích nhiều nhất từ quá trình hội nhập. Vì vậy, hàng hóa không chỉ được thực hiện giá trị tại một quốc gia mà có khi là hai quốc gia, ba quốc gia hoặc nhiều hơn nữa, từ đó tạo thành các chuỗi giá trị toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009 xuất phát từ khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua đã tác động tới tất cả các mặt của kinh tế toàn cầu cũng như các khâu của quá trình thực hiện giá trị trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, hàng nông sản cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt khi việc sản xuất nông sản chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển - những nước yếu thế, dễ bị tổn thương và thường chịu thiệt thòi hơn khi tham gia thương mại tự do.
Nông sản nước ta mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định khi tham gia thị trường thế giới song vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn thấp. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, ngành hàng này cũng phải chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực; do đó, những yếu kém của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nông sản của Việt Nam mới được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết, cho thấy việc thụ động phụ thuộc vào diễn biến thị trường thay vì chủ động tạo ra chỗ đứng cho mình trong chuỗi của các doanh nghiệp cũng như người nông dân.
Trước những vấn đề đó, khóa luận tốt nghiệp này có tên : “GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI” với hy vọng của tác giả là đưa ra được cái nhìn tổng thể về vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU. 4
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỀM VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 4
1. Khái niệm 4
2. Đặc điểm 9
3. Phân loại 13
II. MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG NÔNG SẢN 17
1. Lập sơ đồ một cách hệ thống các đối tượng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản 18
2. Xác định sự phân phối lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị ngành nông sản. 21
3. Xác định các liên kết trong chuỗi từ đó đưa ra cách thức giúp các chủ thể kinh tế xâm nhập chuỗi giá trị 23
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC THAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU HÀNG NÔNG SẢN 26
1. Trung Quốc. 27
2. Thái Lan. 28
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VỊ THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 31
I. KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 31
1. Nguyên nhân và tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 31
2. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới thị trường nông sản. 34
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2009 39
1. Tình hình sản xuất nông sản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009. 39
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2000-2009. 42
III. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH NÔNG SẢN 47
1. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo. 48
2. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê. 55
3. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới chuỗi giá trị nông sản Việt Nam 62
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI. 68
I. XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM 68
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NÔNG SẢN VIỆT 71
1. Nông nghiệp hữu cơ. 72
2. Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam theo tiêu chuẩn GAP. 74
III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP. 78
1. Nhóm các giải pháp vĩ mô. 80
2. Nhóm các giải pháp vi mô. 86
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
BẢNG 1
: CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TỚI QUẢN TRỊ CHUỖI
11
BẢNG 2
: CÁC QUY TRÌNH NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
12
BẢNG 3
: SO SÁNH CHUỖI GIÁ TRỊ DO NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA CHI PHỐI
14
BẢNG 4
: THU NHẬP CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ CHUA MỘC CHÂU, SƠN LA
22
BẢNG 5
: SO SÁNH CHUỖI TIN TƯỞNG THẤP VÀ CHUỖI TIN TƯỞNG CAO
25
BẢNG 6
: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TOÀN CẦU 2004-2009
34
BẢNG 7
: SẢN LƯỢNG, DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA GIAI ĐOẠN 2000-2009
41
BẢNG 8
: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 2000-2009
42
BẢNG 9
: GIÁ GẠO VIỆT NAM VÀ THÁI LAN 2009
51
BẢNG 10
: CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ GIÁ BÁN GẠO TẠI ĐBSCL 2008-2009
54
BẢNG 11
: CÁC CÔNG TY ĐẦU NGÀNH THƯƠNG MẠI CÀ PHÊ
59
BẢNG 12
: GIÁ TRỊ KINH TẾ CANH TÁC HỮU CƠ CÀ CHUA VÀ CẢI BẮP Ở SÓC SƠN, HÀ NỘI 2008
74
105 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo, bảo vệ môi trường, tạo thêm công ăn việc làm.
Hiện nay, Việt Nam cũng đã xác định hướng đi trong việc sản xuất ethanol thông qua "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025", ước tính đạt sản lượng 250 ngàn tấn nhiên liệu sinh học, kể cả ethanol, mỗi năm từ năm 2015, và tới 1,8 triệu tấn mỗi năm từ năm 2025.
Thứ bảy, xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế hướng tới nền kinh tế tri thức dựa vào việc ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ thông tin; đồng thời với việc giá nhiên liệu và nguyên liệu thế giới biến động mạnh sẽ tiếp tục gây tác động cho sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vốn rủi ro cao, lợi nhuận thấp, khi giá đầu vào tăng cao làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm xuống rất thấp. Để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đặt ra yêu cầu phải áp dụng công nghệ mới tiên tiến. Việt Nam vì thế cũng cần phải cải tiến nền sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ cao, công nghệ sinh học,… để có năng suất cao hơn, giá thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, thị trường ổn định hơn.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NÔNG SẢN VIỆT
Sản xuất nông sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kẻ về năng suất, sản lượng, chủng loại cũng như quy mô… Tuy nhiên nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn là vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, dịch bệnh, diện tích đất canh tác bị thu hẹp do đô thị hóa, bị nhiễm mặn, sâu bệnh,… phá hủy hệ sinh thái vì sử dụng quá nhiều hóa chất. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được nông dân, các doanh nghiệp chú trọng dẫn đến nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới có sức cạnh tranh kém hơn rất nhiều so với các nước khác. Trong khi khách hàng ở các nước phát triển (gồm cả người tiêu dùng và các tập đoàn lớn có thương hiệu, bí quyết công nghệ và mạng lưới phân phối toàn cầu) đang đặt ra những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo về các vấn đề này.
Để khắc phục những nhược điểm trên và đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu, cần có các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam nhằm xâm nhập sâu hơn vào GVC. Việc nâng cấp chuỗi giá trị cần phải thực hiện đồng thời và kết hợp giữa nâng cấp quy trình, nâng cấp sản phẩm và nâng cấp chức năng. Chỉ sau khi đã đạt được những bước tiến nhất định mang tính đột phá trong việc đưa Việt Nam thâm nhập sâu và có vị thế cao trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu thì mới có thể tính tiếp tới việc nâng cấp toàn chuỗi.
Hiện nay, trên thế giới xuất hiện xu hướng sản xuất các mặt hàng nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái, đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, GAP (Thực hành nông nghiệp tốt) là một tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất đang đang được áp dụng cho từng khu vực, lãnh thổ lãnh thổ ví dụ tiêu chuẩn EUGAP được thành lập cho khu vực Liên minh châu Âu, ASEANGAP áp dụng cho các nước khối ASEAN, tiêu chuẩn VIETGAP áp dụng ở Việt Nam.
Một xu hướng sản xuất phổ biến khác là canh tác hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Organic agriculture) là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất.
Đây chính là hai cách thức Việt Nam nên nghiên cứu và phát triển để có thể theo kịp xu hướng thế giới cũng như đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững cho tương lai.
1. Nông nghiệp hữu cơ
Theo IOFAM: “Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là hệ thống sản xuất duy trì độ màu mỡ của đất, hệ thống sinh thái và cuộc sống của con người. Nó phụ thuộc vào các quy trình sinh thái, tính đa dạng sinh học và các chu trình phù hợp với điều kiện của địa phương thay cho việc sử dụng đầu vào gây ra những tác động có hại. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp giữa việc sản xuất truyền thống với hiện đại và khoa học có lợi cho môi trường chung cũng như thúc đẩy các mối quan hệ bình đẳng và tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho những người liên quan”.
Sự khác biệt rõ nhất giữa các loại sản phẩm hữu cơ với sản phẩm sạch, an toàn khác là quy trình sản xuất: sản xuất các sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học. Trong khi quy trình sản xuất nông sản sạch và an toàn vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi.
Ưu thế
Nông dân sản xuất ở Sóc Sơn báo cáo tổng kết giá trị kinh tế trên ruộng cải bắp, cà chua theo phương pháp canh tác hữu cơ (Bảng 12): tổng thu nhập là 40 triệu/sào cà chua so với thông thường 20 triệu/sào cà chua. Chi phí sản xuất: 0,922 tr.đ/ruộng cà chua so với thông thường là 0,945 tr.đ/ruộng cà chua. Lợi nhuận thu về 38,78 tr.đ so với thông thường là 19,055 tr.đ. Rõ ràng khi sử dụng phương pháp hữu cơ, người sản xuất phải bỏ ra chi phí thấp hơn và thu về lợi nhuận gấp đôi so với phương pháp thông thường.
Riêng ruộng cải bắp do đợt ngập úng tháng 11-2008, sản lượng hữu cơ chỉ có 400kg/ruộng cải bắp nhưng bán ra 10.000 đồng/kg so với sản lượng vô cơ 1,4 tấn/ruộng cải bắp với giá bán ra 2.500 đồng/kg. Do vậy, doanh thu từ bắp cải trồng theo phương pháp hữu cơ cao hơn so với phương pháp thông thường 0,5 tr.đ.
BẢNG 12: GIÁ TRỊ KINH TẾ CANH TÁC HỮU CƠ CÀ CHUA VÀ CẢI BẮP
Ở SÓC SƠN, HÀ NỘI 2008
Cà chua
Cải bắp
Hữu cơ
Thông thường
Hữu cơ
Thông thường
Doanh Thu
40 tr.đ/sào
20 tr.đ/sào
4 tr.đ
3,5 tr.đ
Chi phí
0,922 tr.đ/ruộng
0,945 tr.đ/ruộng
Lợi nhuận
38 780 000 đ
19,055 tr.đ
Sản lượng
400 kg
1,4 tấn
Nguồn: www.ambhanoi.um.dk,2008
Theo tính toán, chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất ra phân hữu cơ giảm 30% so với chi phí mua phân bón hóa học. Vì hệ thống canh tác này hướng tới tăng cường sinh thái tự nhiên hơn là phá hoại tự nhiên. Nó chủ yếu dựa vào các nguồn sẵn có tại chỗ được tận dụng tối đa để bồi hoàn cho đất, góp phần giữ gìn sinh thái.
Như vậy, nguồn lợi mang lại từ NNHC là rõ rệt. Đồng thời NNHC rất an toàn với con người từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và bảo vệ tuyệt đối môi trường do chỉ sử dụng các sản phẩm hữu cơ: bón phân ủ (từ tàn dư cây trồng, chất thải động vật), sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh có nguồn gốc tự nhiên, thảo mộc (dấm gỗ, lá cây xoan nghiền), các cây dẫn dụ (hoa, cỏ…). Nông dân cũng có thể trồng luân canh và sử dụng phân xanh để tăng độ màu cho đất.
Tuy vậy, việc sản xuất NNHC tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn:
Chưa có chiến lược phát triển đồng bộ
Hiện nay là các mô hình sản xuất của Việt Nam còn manh mún, nhiều người sản xuất có diện tích lớn lại gặp khó về các điều kiện để phát triển NNHC. Những vùng miền thích ứng nhanh hơn với công nghệ lại không có quỹ đất để phát triển. Vì thế, NNHC cần được đặt trong một kế hoạch dài hạn, xứng tầm và thực hiện từng bước một. Cần sự góp sức của cả cộng đồng. Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng ngược lại, nông dân cũng phải tự nhận thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình mới mong thay đổi được cách nhìn khác của thế giới về nông nghiệp Việt Nam, từ đó, sản phẩm nông sản mới được đánh giá đúng và chiếm lĩnh bền vững thị trường.
Thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất
Người nông dân làm NNHC cần cải tạo đất trồng, nguồn nước theo chuẩn nông nghiệp an toàn, chuẩn bị phân chuồng, phân xanh và giống cây đảm bảo trước khi tiến hành trồng trọt. Do đó, đây là một giai đoạn tốn nhiều thời gian và công sức, trong khi đó người nông dân lại không có thu nhập nào ngoài sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, khả năng sản xuất lớn của NNHC lại bị hạn chế do diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp trong khi đất và nguồn nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì chất thải công nghiệp cùng với việc sử dụng phân bón hóa học quá lâu trước đó và tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh.
Chưa có chuẩn sản phẩm hữu cơ
Mặc dù NNHC đã được tiến hành tương đối phổ biến song đến nay vẫn chưa có một chuẩn mực nào để kiểm định hay được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn. Do đó khâu tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn khi giá cả là do người nông dân tự đặt ra.
Mặc dù những vấn đề trên vẫn còn đang trong quá trình giải quyết dần song một điều chắc chắn là nông sản Việt Nam trong tương lai gần phải được sản xuất theo quy trình NNHC, theo xu hướng của nông nghiệp thế giới thì mới tìm được chỗ đứng trong thị trường các nước phát triển.
2. Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam theo tiêu chuẩn GAP
Trong GVC của các ngành hàng thường có ba phân khúc chính là: nghiên cứu & phát triển – sở hữu trí tuệ, sản xuất, xây dựng thương hiệu và thương mại. Trong đó hai phân khúc đầu tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn phân khúc giữa, đó là các phân khúc mà các nước phát triển nắm giữ và bỏ lại phân khúc phải làm nhiều nhưng không tạo ra nhiều giá trị cho các nước đang phát triển. Các quốc gia hàng đầu thế giới cũng sở hữu những thương hiệu, những tập đoàn bán lẻ hàng đầu và nắm giữ hầu hết các bằng phát minh sáng chế của thế giới.
Đối với nông sản, việc xây dựng thương hiệu cũng quan trọng không kém mặt hàng công nghiệp và các ngành hàng khác. Vì vậy, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân cần kết hợp chặt chẽ hơn trong việc xây dựng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu. Việc khẳng định thương hiệu phải bắt nguồn từ cơ sở, từ chính những người nông dân làm ra sản phẩm đến các doanh nghiệp xuất khẩu… Để xây dựng được thương hiệu nông sản, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư cho công nghệ chế biến. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bằng chất xám, trước hết phải xây dựng lực lượng lao động kỹ thuật cao. Có như vậy, Việt Nam mới khẳng định được giá trị hàng hóa mỗi khi xuất khẩu.
Trước hết là phải giải quyết năng lực và ý thức về xây dựng thương hiệu của chính ngay các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản Việt Nam – những tác nhân đóng vai trò quản trị chuỗi tại Việt Nam. Đây là cách làm ít tốn kém nhất mà lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược toàn diện cho riêng mình để tạo dựng chỗ đứng trong chuỗi giá trị.
Về sản phẩm: cần xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp nông sản Việt Nam đều không quan tâm đến yếu tố này nhưng đây lại là “giấy thông hành” cần thiết để vào các thị trường khó tính.
Ngoài ra, sản phẩm cần chú trọng khai thác yếu tố tự nhiên như: điều kiện, khí hậu, nước… Hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của các yếu tố hóa học không có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Những nông sản mang đậm tính địa phương cần chứng minh rõ nguồn gốc và lợi thế. Nếu làm được điều này, tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam sẽ ngày càng cao.
Tên thương hiệu: tên thương hiệu cần mang tính quốc tế hóa. Muốn làm được điều này, trước tiên phải đăng ký bảo hộ tên, giống đặc sản độc đáo; cần một chiến lược phối hợp đồng bộ với những chương trình hành động cụ thể để liên kết nhà khoa học, nông dân, nhà doanh nghiệp, tiếp thị, các ngân hàng và các cơ quan hữu trách của Nhà nước.
Xây dựng chiến lược giá: việc định giá cho một loại nông sản cần căn cứ vào mức độ đầu tư, chi phí sản xuất, quảng bá… để cuối cùng có được giá thành và tạo lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu, định giá sản phẩm sẽ dựa vào giá trị chứ không chỉ dựa vào chi phí sản xuất. Do vậy, việc định giá một loại nông sản cần căn cứ vào những giá trị lý tính và cảm tính mà thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng.
Chiến lược phân phối: hoạt động phân phối sản phẩm rất cần sự trợ giúp của chính phủ. Các thương hiệu nông sản Việt cần có những cầu nối tích cực để xuất khẩu. Đồng thời, trước khi xuất khẩu cần khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường nội địa. Trung Nguyên là một ví dụ thành công cho phương thức này.
Năm 1999 – 2000, khi hầu hết các công ty nông sản khác chưa có khái niệm xây dựng thương hiệu, Trung Nguyên đã tạo dựng cho mình một thương hiệu mạnh, có sức lan tỏa lớn tại thị trường trong nước. Đến năm 2000, Trung Nguyên bắt đầu quảng bá hình ảnh của mình tại thị trường nước ngoài thông qua việc nhượng quyền tại Singapore và tiếp tục vươn ra các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Trung Quốc,…
Chiến lược truyền thông: đây là yếu tố cần thiết sau cùng để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Chương trình truyền thông không chỉ kích hoạt tiêu dùng mà còn đưa thương hiệu phủ sóng đến nhiều thị trường khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp không những phải chú trọng đến những kênh thông tin truyền thống mà cần cả những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế.
Như vậy, việc xây dựng thương hiệu nông sản phải hiểu được một cách rộng rãi: bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng, nghĩa là tạo ra một sản phẩm nông sản có chất lượng ổn định, quy mô - tức là quy mô sản phẩm hàng hóa, chứ không phải quy mô được lắp ghép bởi các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất manh mún, không đồng đều. Khi có một sản phẩm với một đẳng cấp chất lượng, giá thành tương đối tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì lúc đó phần mềm xây dựng thương hiệu mới bắt đầu phát huy. Phần mềm ở đây chính là gia tăng các nỗ lực để tạo ra sự bóng bẩy cho hàng hóa. Đó chính là bao bì sản phẩm, là thông điệp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển tải đến khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất, đẹp nhất, phù hợp với nhu cầu thị trường.
TIÊU CHUẨN GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm,... nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
- An toàn cho thực phẩm;
- An toàn cho người sản xuất;
- Bảo vệ môi trường;
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Bên cạnh lợi ích mà một quy trình nông nghiệp sạch GAP mang lại là tạo ra sản phẩm chất lượng cao đồng đều và an toàn cho người tiêu dùng; GAP còn bảo đảm an toàn cho nông dân và cộng đồng. Toàn bộ sản phẩm đều có thể truy rõ nguồn gốc; đồng thời cũng bảo đảm giảm thiếu tối đa tác hại môi trường xung quanh... Do đó, hiện nay, GAP là một bộ tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đánh giá các sản phẩm nông sản trước khi được phép xâm nhập vào một thị trường nào đó.
Như vậy nếu nông sản Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu theo tiêu chuẩn VIETGAP (do Việt Nam xây dựng) và ASEANGAP (do ASEAN xây dựng) sẽ giúp tạo dựng một thương hiệu sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và dễ dàng được người tiêu dùng các nước phát triển chấp nhận.
III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP
Theo các nhà kinh tế, sau khủng hoảng 2007-2009 sẽ diễn ra quá trình cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu. Ðó có thể là quá trình cơ cấu lại nền sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường do đi đôi với khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng năng lượng, lương thực và khủng hoảng khí hậu, môi trường; quá trình cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ song song với quá trình cơ cấu lại cơ chế quản lý, giám sát trong từng quốc gia và trên toàn cầu; điều chỉnh lại mối tương quan giữa chính sách hướng mạnh ra xuất khẩu và chính sách coi trọng thị trường nội địa vì vừa qua những nước gắn quá sâu với xuất khẩu đều chịu tác động mạnh.
Trước tình hình mới đó, Việt Nam tất yếu phải tự nâng cao năng lực xâm nhập chuỗi giá trị nông sản nhằm đảm bảo một vị thế vững chắc, xứng tầm là quốc gia hàng đầu thế giới trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều,… Để tham gia sâu hơn vào GVC nông sản Việt Nam cần phải đáp ứng được các quy định hoặc tiêu chuẩn ngày càng cao và linh hoạt đặt ra đối với các tác nhân tham gia chuỗi. Đó là cung ứng hàng đúng khối lượng và thời điểm, đảm bảo yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về bảo vệ môi trường, các quy định về bao gói và bảo quản theo từng loại thị trường và khách hàng. Tuỳ theo từng loại hàng nông sản mà lãnh đạo GVC đối với hàng nông sản có thể do nhà phân phối bán lẻ, nhà chế biến hoặc nhà đầu cơ đảm nhiệm. Vị thế đàm phán của nhà cung cấp và người mua tại Việt Nam luôn có sự thay đổi tuỳ theo tình hình cung - cầu trên thị trường cũng như tác động của mùa vụ, thời tiết và tình hình dịch bệnh trong sản xuất, do đó tính ổn định của chuỗi cung ứng nội địa không cao. Vì vậy, cần phải có sự liên kết, sự thống nhất trong chính sách hành động của các tác nhân trong chuỗi giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh nhạy và đảm bảo phát triển chuỗi giá trị theo xu hướng chung của thế giới sau khủng hoảng toàn cầu.
Liên kết tạo điều kiện chia sẻ thông tin và trách nhiệm để giải quyết vấn đề thị trường, tạo cơ chế và chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững. Liên kết giúp thực thi các kế hoạch và chiến lược sản nông sản, đồng thời tạo ra sự đồng thuận không những giữa nguồn lực Nhà nước mà cả xã hội để sản xuất và tiêu thụ nhằm gia tăng thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp ở mức cao nhất, đảm bảo tính công bằng trong phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
HÌNH 15: MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHẰM NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
NÔNG DÂN
DOANH NGHIỆP
NHÀ KHOA HỌC
NHÀ NƯỚC
Bốn tác nhân trong mô hình liên kết nhằm nâng cấp chuỗi giá trị nông sản Việt Nam (Hình 15) là:
- Nhà nước: trong mô hình liên kết này, Nhà nước đóng vai trò trung tâm hỗ trợ và thúc đẩy việc nâng cấp chuỗi giá trị thông qua việc định hướng hoặc điều tiết sản xuất, cung cấp các dịch vụ công cộng bổ sung.
- Nhà khoa học: là những người nghiên cứu thuộc các viện nghiên cứu của chính phủ, các bộ ngành, các cục, các vụ và đại diện chính phủ ở mỗi vùng tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế, đóng vai trò là các thể chế hỗ trợ chuỗi. Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, và đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong thực tiễn sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hoặc họ cũng có thể hỗ trợ các tổ chức tiểu ngành, điều tiết khung luật pháp của chuỗi và cung cấp cơ sở hạ tầng.
- Doanh nghiệp: là những người vận hành chuỗi giá trị, thực hiện hoạt động sản xuất, chế biến, hậu cần và thương mại. Tăng trưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn là điều kiện nền tảng cho sự thành công của việc thúc đẩy chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, các công ty đầu mối có nhiệm vụ tổ chức hoạt động phối hợp trong toàn bộ chuỗi giá trị - vì lợi ích của họ và vì lợi ích cạnh tranh tập thể của tất cả các nhà vận hành chuỗi (“tính hệ thống”) .
- Nông dân: Là những người tham gia vận hành chuỗi với vai trò là người sản xuất, tạo ra giá trị ban đầu cơ bản cho sản phẩm; hoạt động của nông dân có tính chất quyết định tới chất lượng, năng suất nông sản. Do đó, việc nông dân nhận thức được về chuỗi giá trị nông sản cũng tác động rất lớn tới hiệu quả của hoạt động xâm nhập GVC.
Trong mô hình Hình 15 ta thấy các mối liên kết là liên kết bền chặt. Mỗi tác nhân đều kết nối với ba tác nhân còn lại tạo thành một mạng lưới chặt chẽ, tạo nên sức mạnh tổng thể mà từng tác nhân một không có được khi tham gia vào GVC.
Để thực hiện mô hình này cần phải thực hiện cả các giải pháp vĩ mô và các giải pháp vi mô.
1. Nhóm các giải pháp vĩ mô
Nhà nước với vai trò quản trị bên ngoài chuỗi cần đưa ra giải pháp giúp phát triển chuỗi giá trị nông sản phù hợp với xu hướng toàn cầu cũng như các điều kiện thực tế tại Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế so sánh giúp nông sản nước ta xâm nhập sâu hơn vào GVC và thu về giá trị gia tăng nhiều hơn. Các giải pháp giúp nâng cấp chuỗi giá trị phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất và toàn diện ở tất cả các mắt xích cũng như tại tất cả các cấp độ của chuỗi giá trị.
a) Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đầu tư vào khoa học công nghệ: tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp theo tỷ lệ tương đương với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực.
- Hình thành các cụm khoa học công nghệ: xây dựng và tăng cường đầu tư phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cho các ngành hàng mũi nhọn (cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu,…), thống nhất áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường quốc tế chính trên các địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp ở từng vùng sinh thái. Xây dựng các cụm khoa học công nghệ gắn kết giữa trường đại học với các viện nghiên cứu vùng và hình thành các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ, trung tâm đào tạo nghề cho từng vùng.
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thực tiễn:
+ Tạo giống năng suất cao ổn định, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, chống chịu được với điều kiện khó khăn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu của vùng chuyên canh.
Các chủ đề chính của phương pháp này bao gồm:
Ứng dụng công nghệ cao: kỹ thuật đột biến gen; kỹ thuật vi nhân giống: nuôi cấy mô, túi phấn, tế bào; khai thác ưu thế lai giữa các loại cây trồng địa phương với những cây có nhiều ưu điểm phù hợp nhằm tạo ra những giống cây trồng có ưu thế vượt trội.
Ứng dụng công nghệ sinh học: kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; công nghệ chuyển ghép gen... bên cạnh công nghệ thông tin, vật liệu mới để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, quy trình trồng trọt, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất định hướng vào các vấn đề do sản xuất và đời sống đặt ra như nghiên cứu thị trường, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên môi trường, phòng chống bệnh dịch, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp,...
+ Định hướng ứng dụng kỹ thuật sản xuất nông sản thích ứng với hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu để sản xuất nông sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tăng lợi nhuận.
Kỹ thuật canh tác nông sản sinh thái bền vững: Xây dựng quy trình canh tác kỹ thuật theo từng nhóm giống, tiểu vùng sinh thái. Áp dụng quy trình GAP để có nông sản sạch, chất lượng cao.
Cơ giới hóa sản xuất nông sản, dùng máy móc cơ giới thích hợp cho từng vùng sinh thái từ khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, tồn trữ và chế biến để làm giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm công lao động và gia tăng giá trị hàng hóa.
- Gắn nghiên cứu với đào tạo và khuyến nông: tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình khuyến nông. Do khuyến nông đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân học tập. Biện pháp thúc đẩy hữu hiệu là hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp (giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo cho những đơn vị áp dụng khoa học công nghệ mới) khuyến khích tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Để các chương trình khuyến nông đạt hiệu quả cần phải tiến hành xây dựng danh mục các chương trình, dự án khuyến nông phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất nông sản.
- Xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ: khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ (giảm tiền thuê đất, cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng cơ bản, cho tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu và chương trình đào tạo từ ngân sách nhà nước,…). Tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật sẵn có từ bên ngoài (miễn thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ, tạo điều kiện thu hút chuyên gia, liên doanh liên kết, thu hút đầu tư gắn với việc chuyển giao công nghệ cao). Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu (hiện tại, giá trị gia tăng với hàng nông sản Việt Nam mới chỉ là 50%; theo các nhà khoa học, nếu có sự đầu tư thỏa đáng về công nghệ chúng ta có thể nâng tỷ lệ này lên 70%).
b) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Nông dân: đào tạo nghề một cách hệ thống có cấp bằng, từ đó chuyên môn hóa nông dân. Ban hành chính sách khuyến khích nông dân học nghề (tay nghề càng cao thì càng ưu đãi vay vốn, ưu đãi tích tụ ruộng đất, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ,…). Hội nông dân và các hiệp hội sản xuất cần được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến nông để dạy nghề, tiếp thu khoa học công nghệ, tiếp cận thông tin.
Đồng thời, nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về chuỗi giá trị nông sản cũng như tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên ngành hàng và giúp họ nhận thức những biện pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng này. Qua đó giúp tất cả các tác nhân vận hành chuỗi có cái nhìn khái quát về chuỗi cũng như vị thế của mình trong chuỗi đó.
Đội ngũ trí thức: Có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp.
c) Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông sản: hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng. Xây dựng hồ chứa nước ở vùng thường xuyên bị khô hạn, phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp thủy điện. Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, hệ thống ngăn lũ, thoát lũ. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi có hiệu quả.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thị trường: phát triển hệ thống các chợ bán buôn, các sàn giao dịch, chợ đấu giá,... và các công trình phụ trợ (kho tàng, bến bãi, cầu cảng, sân bay, trang bị chuyên dụng,...) tại các vùng sản xuất trọng điểm. Thiết lập hệ thống nghiên cứu và mạng lưới thông tin thị trường đảm bảo định hướng dự báo và cung cấp thường xuyên các thông tin cần thiết về giá cả và tình hình cung cầu cho người sản xuất và đầu tư.
Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại: thực hiện nghiên cứu GVC cho từng ngành hàng cụ thể từ đó nghiên cứu những vấn đề phải giải quyết để xâm nhập và mở rộng thị trường (thị hiếu, chính sách bảo hộ, tiêu chuẩn kỹ thuật, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh), phát triển thị trường; phối hợp giữa nhà nước và các thành phần kinh tế (thông tin thị trường, triển lãm, hội thảo, quảng cáo, xây dựng thương hiệu,…) tạo ra mũi nhọn xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trên thị trường thế giới có hiệu quả kinh tế và uy tín cao.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào những khâu ngoài sản xuất, chế biến nội địa, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng nước ngoài, tức là nghiên cứu người tiêu dùng tại thị trường đích; phải xác lập và quảng bá thương hiệu và đồng thời quản lý được hệ thống phân phối tại thị trường đích.
Đầu tư xây dựng lực lượng nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường: hình thành các hoạt động thông tin thị trường thường xuyên (hội nghị dự báo ngành hàng, bản tin thị trường, kênh truyền thanh truyền hình về thị trường,…). Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh nhạy cho nông dân cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị các ngành hàng.
Đầu tư xây dựng và hỗ trợ hoạt động cho các sàn giao dịch: hình thành hệ thống sàn giao dịch nông sản kết nối trực tiếp các vùng chuyên canh nông sản chiến lược (lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên,…) với hoạt động thương mại tại các thị trường quốc tế chính. Áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro theo cơ chế thị trường như bảo hiểm, xây dựng hệ thống kho tàng, áp dụng các hình thức giao dịch hiện đại (đấu giá, giao sau, thương mại điện tử,…) hạn chế đến mức thấp nhất tránh các rủi ro về biến động thị trường.
Tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở chuyển giao khoa học - công nghệ nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực: hình thành các cụm trung tâm nghiên cứu - đào tạo - sản xuất chế biến công nghệ cao cho các vùng sinh thái. Đầu tư gắn với đào tạo cán bộ, đầu tư tập trung, liên kết phối hợp khai thác. Phát triển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông.
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai: chủ động triển khai từng bước các công trình giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng.
d) Giải pháp tổ chức sản xuất và kinh doanh
- Đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả: khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn.
Phát triển kinh tế hộ theo hướng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, sản xuất quy mô lớn thông qua việc tạo điều kiện cho hộ dồn điền đổi thửa, cho thuê đất, tích tụ đất, áp dụng khoa học công nghệ. Hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Phát triển kinh tế hợp tác: tổ chức các hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết phối hợp các hộ gia đình, các trang trại, các hộ tiểu thương nhỏ lẻ, giúp tăng cường quy mô sản xuất, thay đổi chất lượng quản lý và đầu tư của nông nghiệp, tăng cường liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường.
- Phát triển công nghiệp chế biến: từ sơ chế đến chế biến sâu đối với những ngành hàng cho đến nay vẫn xuất khẩu nguyên liệu thô (lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, chè,…). Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp chế biến nông sản, sử dụng nguyên liệu nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư. Phát triển mạnh doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu... phục vụ nông nghiệp.
Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt (hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo lao động, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, đơn giản hóa thủ tục, miễn giảm thuế doanh nghiệp ở mức cao nhất,...) để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển công nghiệp chế biến. Đặc biệt khuyến khích các ngành công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, áp dụng công nghệ hiện đại, làm ra các sản phẩm có giá trị cao, mở ra hướng mới về phát triển thị trường.
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề cho một số khu công nghiệp chế biến tại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến nông sản trong cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp nhằm tạo việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản.
e) Tăng cường hợp tác quốc tế
Thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế: có biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu nông sản phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chủ động xây dựng quan hệ đối tác: mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác tiếp thị thương mại, đàm phán các hiệp định kỹ thuật, mở rộng thị trường quốc tế dựa trên lợi thế của từng tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức vận động thu hút viện trợ, công nghệ và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Chủ động đầu tư sản xuất nông nghiệp, đưa chuyên gia đi đào tạo ở nước ngoài.
f) Các giải pháp vĩ mô khác
- Định hướng, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới;
- Có cơ chế tài chính để hình thành quỹ triển khai các chương trình phát triển ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam cho các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia chương trình.
- Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như quy trình sản xuất nông sản đáp ứng các yêu cầu của các thị trường xuất khẩu;
- Xây dựng Luật Nông nghiệp nhằm luật hóa các nội dung luật lệ chính hiện còn phân tán trong các chính sách và quy định của ngành và đáp ứng những nhu cầu quy định quan trọng mới trong tương lai như vấn đề an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, đảm bảo quyền lợi của người sản xuất nông nghiệp.
2. Nhóm các giải pháp vi mô
Ở Việt Nam, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo, thiếu tính chặt chẽ. Vì vậy chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam hiện nay là chuỗi truyền thống. Trong chuỗi giá trị nông sản truyền thống diễn ra sự cạnh tranh mạnh giữa các tác nhân, các chủ thể thường hướng đến mục tiêu mua rẻ nhất và bán đắt nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận của riêng mình mà không quan tâm tới việc nâng cấp chuỗi giá trị nông sản Việt Nam; do đó khó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
Khi khủng hoảng diễn ra, tình trạng doanh nghiệp hoặc nông dân phá hợp đồng xảy ra thường xuyên thậm chí nhiều khi giao dịch giữa doanh nghiệp và nông dân không ký kết dựa trên hợp đồng là hình thức pháp lý được luật pháp công nhận. Do đó khi giá cả thị trường xuống, doanh nghiệp không thu mua hoặc thu mua rất ít; khi giá lên, nông dân giữ hàng không bán... Nguyên nhân là do doanh nghiệp và nông dân có lợi ích ngược nhau: nông dân luôn muốn bán đắt, doanh nghiệp luôn muốn mua rẻ. Hậu quả là nông dân luôn bị thiệt thòi, doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Để khắc phục tình trạng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp tạo những liên kết bền chặt, lâu dài từ đó hình thành chuỗi giá trị hiện đại. Trong chuỗi giá trị nông sản hiện đại các thành quả và lợi ích của việc bán sản phẩm cuối cùng được chia sẻ một cách hợp lý, công bằng giữa các tác nhân. Khi đó, liên kết trong chuỗi được xây dựng dựa trên các mối quan hệ mật thiết theo dạng đối tác; với cơ sở là sự tin tưởng lẫn nhau, các chủ thể gắn kết chặt chẽ với nhau và với lợi ích của toàn bộ chuỗi nên sẽ gắng hết sức để làm tốt nhất cho mình và đối tác.
a) Đối với các doanh nghiệp:
- Thiết lập các liên kết:
+ Liên kết ngang: đẩy mạnh các hoạt động liên doanh thành lập các hiệp hội ngành hàng để tăng cường sức mạnh khi tham gia GVC, nhanh chóng khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Các doanh nghiệp cần phải hợp tác với ngành hàng trong nước, đồng thời liên kết với những nhà xuất khẩu lớn khác trên thế giới nhằm chia sẻ thông tin, hợp tác sản xuất và nhất là xây dựng vị thế đủ mạnh để tạo nên những phản ứng đàn hồi với sự biến động của thị trường, đặc biệt trong trường hợp giá cả bị chi phối mạnh bởi yếu tố tâm lý người tiêu dùng.
+ Liên kết dọc: kết nối với nông dân, thực hiện các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định với giá cả hợp lý, tránh rủi ro khi xảy ra các diễn biến bất thường trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó cũng cần phải hợp tác với các đối tác là những nhà nhập khẩu nước ngoài, các nhà bán lẻ uy tín nhằm xâm nhập thị trường đích. Qua đó học hỏi kinh nghiệm để và tự xây dựng các chiến lược phát triển thị trường cho riêng mình.
- Xây dựng chiến lược R&D: nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng doanh nghiệp đang tham gia và vị trí của mình trong đó để đưa ra các biện pháp cụ thể tự nâng cao năng lực xâm nhập chuỗi đồng thời tránh được những tác động tiêu cực do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Bên cạnh đó, cần phải đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm sơ chế, chế biến để thu về giá trị nhiều hơn.
Nghiên cứu phát triển thị trường để đưa ra các chiến lược vươn tới các hoạt động marketing, phân phối trong GVC tại các thị trường đích thì mới có thể tự nâng cao vị thế của mình trong chuỗi.
- Xây dựng thương hiệu: trước hết cần phải tự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để có được sự bảo hộ về mặt pháp lý. Sau đó là nâng cao nhận thức về nội dung và cách thức xây dựng và quản trị một nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm đi kèm. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào thị trường thế giới cần phải có những chiến lược đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế.
Việc xây dựng thương hiệu cũng như cải tiến các quy trình của doanh nghiệp trong chuỗi phải theo xu hướng chung của thị trường thế giới và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên thì mới có thể đạt được sự phát triển bền vững và đồng bộ. Như vậy, thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể vươn xa ra thị trường quốc tế.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch vùng nguyên liệu: đầu tư hình thành những vùng nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ổn định, giảm thiểu rủi ro đặc biệt là khi có biến động trên thị trường thế giới như trong thời gian vừa qua.
- Chủ động đổi mới công nghệ: đầu tư máy móc kỹ thuật trong các hoạt động bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau sơ chế, giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển, chế biến,….
Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến điều theo hướng thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng xuất, chất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Đối với nông dân
- Liên kết với các tác nhân trong chuỗi
+ Liên kết theo chiều dọc: hợp tác giữa nông dân với thương lái; nông dân với nhà máy, cơ sở chế biến thông qua giao kèo hoặc hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Việc kết hợp giữa nhóm sản xuất nông hộ với cơ sở sản xuất chế biến hay các thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm làm tăng lợi nhuận cho cả hai phía đối tác, đặc biệt trên phương diện chi phí giao dịch giảm, trong đó nông dân chính sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ việc tăng sức mạnh mặc cả và thương thảo của chính họ trong mối quan hệ này.
+ Liên kết theo chiều ngang (nhóm sản xuất nông hộ):
Sản xuất theo hướng phối hợp lẫn nhau giúp nông dân nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh tế, cơ hội tham gia thị trường ở một tư thế mạnh hơn, ổn định và bền vững hơn nhờ tăng sức mạnh thương thảo trên thị trường, tăng khả năng đàm phán để mua sản phẩm đầu vào và bán sản phẩm đầu ra với giá hợp lý, đảm bảo quyền lợi của mình.
Để làm được điều đó, các hộ nông dân sản xuất trong khu vực phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hợp tác tự nguyện như câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã,… để đại diện cho lợi ích chính đáng của mình. Hợp tác xã tranh thủ được nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, phát huy được mặt mạnh là cung ứng dịch vụ cho hộ nông dân có lợi hơn khi từng hộ tự làm. Hợp tác xã nắm bắt và phản ánh kịp thời nguyện vọng của hộ nông dân tới doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và cung ứng vốn, vật tư nông nghiệp cho nông dân để doanh nghiệp nhanh chóng hỗ trợ hoặc giải quyết vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Liên kết với tác nhân ngoài chuỗi: kết nối chặt chẽ với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu nông nghiệp nhằm tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời cung cấp những thông tin thực tế sản xuất cho người nghiên cứu.
- Canh tác nông sản bền vững: áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững bảo đảm năng suất cao, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Thực hành kỹ thuật canh tác bền vững từ khâu làm đất, gieo trồng, tưới tiêu, chăm sóc: bón phân, bảo vệ thực vật; tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các quy trình này.
- Thực hiện các giao dịch thông qua hợp đồng:
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nhóm nông dân sản xuất và đơn vị thu mua giúp củng cố các mối quan hệ thương mại, tạo ra các ràng buộc pháp lý nhằm đảm bảo sản lượng hàng hoá và tạo ra một môi trường sản xuất kinh doanh ổn định hơn cho không chỉ những người nông dân mà còn cho cả các doanh nghiệp hay những người thu mua nhỏ trên khía cạnh giá cả và sản lượng.
- Chủ động học tập, đổi mới tư duy tiểu nông: nông dân phải tự mình thay đổi suy nghĩ, nâng cao nhận thức về cách thức đưa sản phẩm nông sản do họ sản xuất ra thâm nhập thị trường thế giới thông qua GVC; tích cực tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh nông sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong GVC đó.
Trên đây là các nhóm giải pháp vĩ mô (đối với Nhà nước) và nhóm các giải pháp vi mô (đối với doanh nghiệp và người nông dân) được đưa ra nhằm mục đích giúp nông sản Việt Nam xâm nhập GVC tại vị thế cao hơn vị thế hiện tại. Các giải pháp dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội thực tế hiện nay là Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế dựa trên một xuất phát điểm là nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu. Vì vậy cần phải có một sự đổi mới toàn diện trong tư duy của tất cả các tác nhân tham gia GVC nông sản tại Việt Nam cũng như các tác nhân tác động lên chuỗi là Nhà nước và nhà khoa học. Từ đó, các biện pháp đưa ra mới được thực hiện một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao và kết nối mới thành công, giúp nông sản Việt Nam có thương hiệu mạnh, chất lượng tốt, được công nhận trên thị trường thế giới.
KẾT LUẬN
Kinh tế thế giới tăng trưởng không chỉ đơn thuần qua các hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ mà hơn thế nữa, GVCs là chìa khóa để cân bằng sự phát triển kinh tế và tạo ra những cơ hội thuận lợi để vươn lên cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Trước những điều kiện thuận lợi do toàn cầu hóa mang lại, Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cần xác định những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Nông sản vốn được coi là một thế mạnh của Việt Nam với nhiều mặt hàng xuất khẩu có vị trí hàng đầu trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều,… Tuy nhiên, giá trị thu về chủ yếu là do số lượng xuất khẩu lớn; thực tế chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam không được đánh giá cao so với các nước tương đồng như Thái Lan, Trung Quốc, Brazil, Columbia,… Xuất khẩu nước ta chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thô, chỉ sơ chế mà không chú trọng tới chế biến, đóng gói, không có thương hiệu và doanh nghiệp xuất khẩu cũng ít quan tâm tới việc tiếp cận thị trường tiêu dùng tại các nước nhập khẩu. Do vậy, vị thế của nông sản Việt Nam trong GVC là thấp, chỉ ở những hoạt động và quy trình cơ bản đầu tiên là sản xuất và sơ chế mà không vươn lên những khâu tạo ra nhiều giá trị hơn là chế biến và marketing.
Đầu năm 2008 khi cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới xảy ra, đã giúp Việt Nam thu về giá trị lớn từ xuất khẩu từ gạo và một số mặt hàng nông sản khác, nông sản Việt Nam trong giai đoạn này tăng trưởng 3,4%, góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 – 2009 bắt đầu lan tỏa sang thị trường nông sản vào tháng 9 – 2008 đã thì những tác động tiêu cực của nó làm bộc lộ những yếu kém rõ ràng của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đó là việc thụ động trong xuất khẩu, phụ thuộc vào giá thị trường thế giới của tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị từ người nông dân, các doanh nghiệp thu mua cho tới cả các nhà xuất khẩu. Đồng thời khi giá cả biến động bất thường cũng làm cho chúng ta thấy một thực tế là nông sản Việt Nam khó có thể có chỗ đứng vững chắc và một vị thế cao khi mà chất lượng sản phẩm thấp còn thương hiệu thì yếu.
Tuy vậy, sau khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu nói chung và cơ cấu thị trường nông sản nói riêng sẽ có sự thay đổi nhất định, buộc các quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập phải có các chiến lược phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu và theo kịp sự phát triển của thế giới. Những khó khăn do khủng hoảng kinh tế 2007 – 2009 vừa qua vì vậy cũng một phần tạo cơ hội để Việt Nam định vị lại chỗ đứng, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao vị thế trong GVC mặt hàng nông sản cho xứng với tiềm năng của mình và ngang tầm với nhiều quốc gia đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu này cần phải có sự kết hợp một cách toàn diện, đồng bộ và thống nhất của các tác nhân cả ở bên trong và ngoài chuỗi. Nhà nước với vai trò là tác nhân ngoài chuỗi cần đưa ra các quyết sách chiến lược sao cho phù hợp với xu hướng quốc tế cũng như các điều kiện cụ thể của Việt Nam để tạo lập môi trường thuận lợi việc phát triển chuỗi giá trị; các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đứng đầu ngành phải đóng vai trò định hướng nâng cấp chuỗi đồng thời cần xây dựng những chiến lược lâu dài nhằm đưa hình ảnh doanh nghiệp và nông sản Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế với thương hiệu của riêng mình chứ không phải là dưới nhãn mác của TNCs như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2009), Kế hoạch 5 năm 2011- 2015 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2009), Thị trường nông sản năm 2008 và dự báo năm 2009.
Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa(2009), Chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk, MPI-GTZ SMEDP.
Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (2007), Báo cáo tổng hợp tin thị trường và phát triển, M4P.
Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (2009), Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, M4P.
Dự án thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (2009), Cách tiếp cận chuỗi giá trị trong phân tích thị trường.
Hồ Thị Minh Hợp (2008), Xâm nhập thị trường – giải pháp phát triển và nâng cao thu nhập nông hộ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (2008), Quá trình sáng tạo và thực hiện giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu và những vấn đề đặt ra, Đại học Kinh tế quốc dân.
Bùi Tuấn UFE (2008), Kết quả thực nghiệm chuỗi giá trị cà phê cho đồng bào thiểu số, Sở NN&PTNT Đắk Nông – GTZ.
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số Tạp chí Số 5 (Số 445).
Thời báo Kinh tế Sài Gòn - Số 966 ngày 18/06/2009
Thời đại mới, tạp chí nghiên cứu và thảo luận số 11 tháng 11/2009.
Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009.
Tài liệu tiếng Anh
Robert Fitter and Raphael Kaplinsky, (2001),Who gains from product rents as the coffee market becomes more differentiated? A value chain analysis, University of Sussex.
Food and Agriculture Organization of the United Nations (2002), World agriculture: towards 2015/2030.
Food and Agriculture Organization of the United Nations (2008), The state of agriculture commodity markets 2008.
Food and Agriculture Organization of the United Nations (2009), The state of agriculture commodity markets 2009.
Gary Gereffi, John Humphrey, Timothy Sturgeon (2005), The governance of global value chains, Duke University and Massahchusetts Institute of Technology.
Gary Gereffi (1999), A commodity chains framework for analyzing global industries, Duke University.
John Humphrey and Hubert Schmitz, (2001), Governance in global value chain, Institute of Development Studies - University of Sussex.
Raphael Kaplinsky and Mike Morris (2002), A hand book for value chain research, Duke University.
Raphael Kaplinsky (2004), Competitions policy and the global coffee and cocoa value chains, United Nations Conference for Trade and Development.
OECD – FAO (2009), Agricultural Outlook 2009 -2018.
Pham Xuan Thinh (2005), Opportunities and challenges for international Intergration of Vietnamese agricultural products: the case of Rice, Coffee and Tea, Department of Planning Ministry of Agriculture and Rural Development Vietnam.
United Nations Industrial Development Organization (2008), Agri-food value chains and poverty reduction: overview of main issues, trends and experiences.
Các nguồn tài liệu khác:
Bộ Công thương,
Bộ NN & PTNT,
Cổng thông tin điện tử Bộ NN & PTNT,
Ngân hàng Thế giới, tâm thông tin Nông nghiệp,
Tổ chức thương mại thế giới,
Tổng cục hải quan,
Trung tâm tư vấn chính sách,
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHỤ LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ASEAN
: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CIF
: Cước, bảo hiểm, chi phí
CPI
: Chỉ số giá tiêu dùng
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
EPC
: Hệ số bảo toàn hiệu quả
EU
: Liên minh châu Âu
FAO
: Tổ chức Nông Lương thế giới
FDI
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED
: Cục dự trữ liên bang Mỹ
FOB
: Giao hàng tại lan can tàu
GAP
: Thực hành nông nghiệp tốt
GDP
: Tổng sản phẩm quốc nội
GTZ
: Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
GVC
: Chuỗi giá trị toàn cầu
ICO
: Tổ chức cà phê thế giới
IOFAM
: Liên đoàn Quốc tế các phong trào Nông nghiệp hữu cơ
LDCs
: Các quốc gia chậm phát triển
NN&PTNT
: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NNHC
: Nông nghiệp hữu cơ
OECD
: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
R&D
: Nghiên cứu và phát triển
SMEs
: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
SNV
: Tổ chức phát triển Hà Lan
TNCs
: Các công ty đa quốc gia
WTO
: Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
BẢNG 1
: CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TỚI QUẢN TRỊ CHUỖI
11
BẢNG 2
: CÁC QUY TRÌNH NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
12
BẢNG 3
: SO SÁNH CHUỖI GIÁ TRỊ DO NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA CHI PHỐI
14
BẢNG 4
: THU NHẬP CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ CHUA MỘC CHÂU, SƠN LA
22
BẢNG 5
: SO SÁNH CHUỖI TIN TƯỞNG THẤP VÀ CHUỖI TIN TƯỞNG CAO
25
BẢNG 6
: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TOÀN CẦU 2004-2009
34
BẢNG 7
: SẢN LƯỢNG, DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA GIAI ĐOẠN 2000-2009
41
BẢNG 8
: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 2000-2009
42
BẢNG 9
: GIÁ GẠO VIỆT NAM VÀ THÁI LAN 2009
51
BẢNG 10
: CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ GIÁ BÁN GẠO TẠI ĐBSCL 2008-2009
54
BẢNG 11
: CÁC CÔNG TY ĐẦU NGÀNH THƯƠNG MẠI CÀ PHÊ
59
BẢNG 12
: GIÁ TRỊ KINH TẾ CANH TÁC HỮU CƠ CÀ CHUA VÀ CẢI BẮP Ở SÓC SƠN, HÀ NỘI 2008
74
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
HÌNH 1
: KHUNG PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA M.PORTER
7
HÌNH 2
: MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ ĐƠN GIẢN
8
HÌNH 3
: CÁC DẠNG CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ
16
HÌNH 4
: SƠ ĐỒ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ MẬT ONG MEXICO
19
HÌNH 5
: SƠ ĐỒ DÒNG THÔNG TIN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ ĐẦU NÀNH BẮC LÀO
20
HÌNH 6
: SƠ ĐỒ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM
21
HÌNH 7
: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ NÔNG SẢN THẾ GIỚI
35
HÌNH 8
: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH GIAI ĐOẠN 2000-2009
44
HÌNH 9
: CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO
50
HÌNH 10
: CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO
52
HÌNH 11
: CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG CÀ PHÊ
58
HÌNH 12
: SƠ ĐỒ KHỐI LƯỢNG DÒNG SẢN PHẨM TRONG CHUỖI CÀ PHÊ ĐẮC LẮK
60
HÌNH 13
: SƠ ĐỒ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ ĐẮK LẮK
61
HÌNH 14
: XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 2001-2008
66
HÌNH 15
: MÔ HÌNH LIÊN KẾT NHẰM NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
80
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới.doc