Trong điều kiện kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay,
việc một doanh nghiệp đứng vững được trên thị trường cần rất nhiều sự nỗ lực trong
công tác quản lý. Khi công tác quản lý tốt, doanh nghiệp sẽ có một chiến lược phát
triển phù hợp và theo đúng định hướng mục tiêu đó, doanh nghiệp sẽ ổn định, việc
cạnh tranh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp từng bước trưởng thành trên bước đường
hội nhập. Vietnam Airlines là Hãng hàng không Quốc gia, là anh cả trong ngành, là
một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và cũng là một thành
phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác Quốc tế của Việt Nam với các nước khác.
Vì vậy, vấn đề phát triển bền vững của VNA đòi hỏi phải có một chiến lược quản lý
hợp lý và được chú trọng thích đáng.
107 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4357 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng truyền thống khác vấn đề quản lý cồng kềnh, công tác
dự báo giữ vai trò quan trọng nên vấn đề chậm hủy chuyến cũng gặp nhiều khó
khăn. Tuy vấn đề này tại VNA không quá thường xuyên nhưng nó cũng khiến lịch
bay bị đảo lộn ít nhiều, khiến khách hàng phải chờ đợi. Thêm vào đó, việc chuyển
giờ bay gây bất bình cho khách hàng, làm giảm uy tín của hãng đối với khách cả
trong và ngoài nước. Năm 2009, VNA đã có những tiến bộ về việc chậm và hủy
chuyến, tỷ lệ khai thác khá ổn định 86%, có nghĩa là cứ 100 chuyến thì có 14
chuyến bị hủy hoặc chậm giờ bay.
Các nguyên nhân của việc chậm, hủy chuyến thường là do:
- Các vấn đề về kỹ thuật liên quan đến máy bay như việc kiểm tra các động cơ,
kiểm tra việc đủ nhiên liệu…mất khá nhiều thời gian;
- Nguyên nhân nữa đó là thiếu tổ bay. Các tổ bay được xắp xếp có lúc trùng lịch
nhau và nhiều khi chênh lệch giữa hai thời gian bay không nhiều, khiến khâu chuẩn
bị của nhân sự tổ bay bị chậm chạp và không có đủ thời gian cho tổ bay nghỉ ngơi;
- Nguyên nhân liên quan đến công tác nghiệp vụ mặt đất như việc chuẩn bị sân
bay cho máy bay hạ cánh, việc chuẩn bị dụng cụ, xe thang để lấy hành lý và giúp
hành khách xuống máy bay còn nhiều bất cập và hạn chế;
- Một nguyên nhân khách quan nữa là do thời tiết và các điều kiện chính trị - xã
hội. Vấn đề thời tiết, chính trị, xã hội là vấn đề khó có thể dự đoán được nhất và
cũng là vấn đề lớn nhất đối với mỗi hãng hàng không. Như vụ việc vừa rồi về việc
núi lửa ở châu Âu hoạt động lại, khiến các chuyến bay trực tiếp hoặc nối đến châu
Âu đều bị hủy, nhiều hành khách của VNA đã không thể trở về Việt Nam theo đúng
70
kế hoạch, và VNA cũng đã bị hủy nhiều chuyến bay đến châu Âu, mang lại thiệt hại
khá lớn cho VNA.
Tuy nhiên, với một số giải pháp sau, vấn đề chậm hủy chuyến có thể phần nào
giảm thiểu được và từng bước khắc phục được:
- Công tác dự báo: Công tác dự báo là một trong những việc quan trọng đối với
một hãng hàng không truyền thống. Việc dự báo tốt sẽ giúp hãng xây dựng được
lịch bay, điều hành lịch bay và xác định các yếu tố khác một cách tốt nhất và tránh
được những chi phí không cần thiết một cách tốt nhất. Dự báo các vấn đề liên quan
đến thời tiết, các vấn đề chính trị hay xã hội của một quốc gia nào đó mà hãng bay
qua, hoặc bay đến. Các dự báo về khả năng đóng cửa sân bay, khả năng trưng dụng
máy bay của Chính phủ v.v. Công tác dự báo nếu được điều chỉnh tốt sẽ làm cơ sở
cho việc dự phòng có hiệu quả
- Công tác dự phòng: Do hãng vận chuyển khó có thể lường trước hết được các
yếu tố phát sinh từ các nguyên nhân khách quan, nên việc xây dựng phương án dự
phòng để hạn chế tối đa chậm, hủy chuyến bay là hết sức cần thiết. Phương án dự
phòng tổng thể bao gồm những nội dung sau:
+ Dự phòng máy bay tầm trung và tầm ngắn như chức năng dự bị khi có bất
thường xảy ra
+ Dự phòng các sản phẩm thay thế gồm mạng đường bay thay thế, hạng dịch
vụ thay thế, phương tiện vận chuyển thay thế, sân bay thay thế và các cơ chế thực
hiện đi kèm với nó.
+ Dự phòng phương án bay: thay đổi phương án bay khi điều kiện thời tiết
kỹ thuật thay đổi.
+ Dự phòng tổ bay
+ Công tác kiểm tra kỹ thuật trước chuyến bay cần thực hiện nghiêm túc để đảm
bảo sớm phát hiện và sửa chữa kịp thời trước giờ cất cánh máy bay
- Một số giải pháp khác:
+ Xác định rõ và ưu tiên đúng giờ bay. Việc thực hiện đúng giờ bay đối với
khách hàng rất quan trọng, nên VNA cần nỗ lực hết mức để khi đã quyết định giờ
chuyến bay thì quyết tâm thực hiện được.
71
+ Không thay đổi các chuyến bay do yêu cầu thương mại trong thời gian sát
ngày khai thác. Nhiều khi, chính các chuyến bay yêu cầu thương mại chính là tác
nhân khiến hãng xảy ra tình trạng chậm và hủy chuyến, nên VNA cần hết sức chú ý
và đưa ra những phương pháp cụ thể nhằm có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng, đặc biệt chú trọng các chuyến bay đã định để không mất uy tín đối với
hành khách lựa chọn hãng.
+ Quy hoạch thời gian khai thác và thời gian nối chuyến tại một số sân bay đặc
biệt là các sân bay hạn chế về khai thác, phục vụ chuyến bay.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị tham gia vào quá trình
điều hành để đảm bảo trao đổi thông tin nhằm có những quyết định các phương án
khắc phục kịp thời và chính xác.
+ Đảm bảo nhanh chóng máy bay khắc phục được sự cố do kỹ thuật
+ Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan phục vụ chuyến bay cần được nâng cao,
đặc biệt là trao đổi thông tin.
2.1.3.2 Về phát triển mạng đường bay
Để hãng hàng không không ngừng phát triển, mạng đường bay của hãng phải
không ngừng được mở rộng đi khắp nơi, đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của mọi
hành khách di chuyển khắp thế giới. Với hãng VNA cũng vậy, hãng cũng phải
không ngừng phát triển mạng đường bay, mở rộng thị trường hoạt động với một số
biện pháp sau:
- Tăng chuyên bay trên các đường bay đến thị trường nguồn, trọng điểm: từng
bước phát triển mạng đường bay khu vực ASEAN; tiếp tục khẳng định vị thế áp đảo
và phát triển sản phẩm mới trên mạng đường bay CLMV(Campuchia, Lào,
Mianmar, Việt Nam).
- Cạnh tranh, giữ vững thị trường thị phần trên các đường bay trục nội địa.
- Linh hoạt trong việc điều hành sản phẩm, sử dụng đội máy bay khai thác phù
hợp với nhu cầu thị trường.
Kế hoạch phát triển mạng đường bay của VNA được xây dựng trên cơ sở bám
sát định hướng phát triển kinh tế xã hội đất nước, đảm bảo thực hiện tốt vai trò chủ
đạo trong ngành vận tải hàng không quốc gia, là cầu nối quan hệ quốc tế chủ yếu,
72
đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Với quan điểm
này, cơ cấu mạng đường bay bao gồm:
+ Mạng các đường bay nội địa và Đông Dương là mạng đường bay có ý
nghĩa chiến lược sống còn đối với VNA, đồng thời mang ý nghĩa chính trị to lớn,
đóng vai trò quan trọng trong phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân. Mạng đường
bay nội địa cần có kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả và phục vụ nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tiếp tục mở rộng, củng cố và tăng cường khai
thác các đường bay nội địa trọng điểm, cung ứng sản phẩm hàng không thuận lợi và
phù hợp với nhu cầu đi lại cũng như khả năng thanh toán của người dân. Trong
mạng bay tiểu vùng CLMV cần giữ vững thế mạnh.
+ Mạng đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á là mạng
đường bay hoạt động chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động vận tải hàng
không của VNA. Trên mạng đường bay Đông Bắc Á, VNA nên tiếp tục củng cố và
phát triển các đường bay hiện có bằng việc tăng tần suất bay, sử dụng các loại máy
bay lớn (250-300 ghế trở lên), nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả khai thác.
Mở thêm đường bay mới tới các điểm khác của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
xem xét mở đường bay giữa Đà Nẵng và các điểm của Đông Bắc Á. Trên mạng
đường bay Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương từng bước hoàn thiện
sản phẩm lịch bay, tăng tần suất bay, phát triển các đường bay từ Hà Nội, kết hợp
khai thác các điểm Đông Nam Á với các điểm của Ấn Độ, Indonesia, Úc thông qua
việc khai thác thương quyền 6 giữa các điểm này.
+ Mạng đường bay tầm xa, xuyên lục địa là các đường bay có ý nghĩa chiến
lược lâu dài, VNA cần nghiên cứu phát triển thận trọng và có chọn lọc trên cơ sở
bảo đảm hiệu quả khai thác chung cho toàn mạng bay của VNA. Trong thời gian
tới, tiếp tục chuẩn bị các điều kiện thị trường cần thiết và xem xét khả năng mở
đường bay mới đến một số điểm có tiềm năng và đường bay xuyên Thái Bình
Dương tới bờ Tây Bắc Mỹ khi điều kiện thị trường, kinh doanh, khai thác và pháp
lý cho phép.
73
2.1.4 Chiến lược cụ thể về sản phẩm đối với các đối tượng khách hàng
Để phục vụ được tốt nhất nhu cầu của hành khách, VNA cần có các chiến lược
cụ thể đối với từng đối tượng này. Các đối tượng khách trên các đường bay khu vực
của VNA gồm có khách thu nhập cao, khách du lịch, thăm thân, lao động và khách
thương quyền 6. Những đối tượng khách này có yêu cầu khác nhau về sản phẩm và
dịch vụ, chính sách đa dạng hóa và cá biệt hóa sản phẩm của VNA phải căn cứ vào
đặc tính của đối tượng khách trên từng đường bay để thực hiện, cụ thể:
- Đối với đối tượng khách hàng là khách có thu nhập cao: yêu cầu đặt ra là phải
có được sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao và duy trì ổn định trên các đường bay,
các chuyến bay và các sân bay. Bên cạnh đó, họ cũng yêu cầu được đối xử phân biệt
với các đối tượng khác. Hiện nay, VNA đã có chính sách riêng đối với khách hạng
C, tuy nhiên, khách hạng Y giá cao còn chưa có chính sách phân biệt với các khách
hạng Y giá thấp khác. Ngoài ra, trong thời gian tới, VNA cũng xây dựng thêm các
dịch vụ đặc biệt như đưa đón, làm thủ tục tại sân bay … để nâng cao tính cạnh tranh
của sản phẩm VNA so với các hãng hàng không truyền thống khác.
- Đối với đối tượng khách hàng là khách thăm thân, lao động, chủ yếu là người
Việt Nam, tương đối nhạy cảm về giá và là đối tượng mà các hãng hàng không giá
rẻ có thể lôi kéo. VNA cũng cần có chính sách khéo léo đối với những khách hàng
này và có thêm những dịch vụ hỗ trợ mang đặc trưng riêng như hỗ trợ về chỉ dẫn,
ngôn ngữ tại điểm đến nước ngoài, cung cấp thông tin về thủ tục, giấy tờ v.v để tạo
nên sự khác biệt với các hãng hàng không giá rẻ và hãng hàng không truyền thống
khác.
- Đối với đối tượng khách du lịch, đối tượng có sự cạnh tranh mạnh nhất với các
hãng hàng không giá rẻ và truyền thống khác, ngoài việc cạnh tranh bằng giá, để tạo
sự khác biệt VNA phải chú trọng hoàn thiện dịch vụ mặt đất, nối chuyến, hành lý
v.v và cung cấp các sản phẩm bổ trợ (như transit tours, stopover tour v.v).
- Đối với đối tượng khách hàng là khách thương quyền 6, mức giá của VNA
hiện nay là tương đối cạnh tranh. Yếu tố cần được quan tâm là dịch vụ nối chuyến,
dịch vụ này trong thời gian qua đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa thực sự
đem lại sự hài lòng cho khách hàng vì thời gian nối chuyến dài, ít dịch vụ nối
74
chuyến và ít các dịch vụ transit tour, city tour, hotel voucher. Hiện nay, VNA vẫn
chủ yếu thực hiện các dịch vụ thông qua các đối tác nên chất lượng dịch vụ không
đồng đều và không thống nhất giữa các đường bay, sân bay. Trong ngắn hạn, VNA
cần tiếp tục phối hợp với các đối tác để nâng cao chất lượng dịch vụ nối chuyến.
Trong dài hạn, cần làm việc với các cơ quan chức trách sân bay và các đối tác để
xây dựng những dịch vụ nối chuyến chất lượng tốt.
Trong tất cả đối tượng khách hàng trên, việc đa dạng hóa sản phẩm theo đường
bay và đối tượng khách sẽ phát sinh những khó khăn trong quản lý, tạo nên sự so
sánh của khách hàng khi sử dụng nhiều sản phẩm của VNA. Vì vậy, việc xây dựng
sản phẩm, dịch vụ trước hết phải tùy thuộc vào tập quán và đối tượng khách chính
của từng thị trường, đồng thời cần có cái nhìn tổng hợp trên toàn mạng để xác định
mức độ ưu tiên về đối tượng khách hàng trên từng đường bay.
2.2 Giải pháp về giá
Giá là một yếu tố quan trọng, là một phần yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ
của hãng, và cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống khác. Bởi vậy, để
xứng đáng với mức giá mà VNA đưa ra, cần đem so sánh với các hãng hàng không
truyền thống khác, kết hợp với so sánh về các tiêu chí chất lượng dịch vụ, khả năng
phục vụ , khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, đưa ra những mức giá
phù hợp để khách hàng dễ chấp nhận và dễ thu hút sự trung thành của khách hàng
với hãng.
VNA có thể áp dụng các biện pháp giảm giá cục bộ để cạnh tranh với các hãng
hàng không giá rẻ và các hãng hàng không truyền thống khác, với những thời gian
và số lượng giảm giá có hạn, kết hợp với chương trình khách hàng thường xuyên,
hãng sẽ tạo ra cho mình một thị phần khách hàng tương đối ổn định và trung thành.
Tuy nhiên, VNA khi áp dụng chiến lược này nên rà soát lại thị trường và các dịch
vụ cung cấp nhằm đưa ra những chính sách hoặc là những điều chỉnh thích hợp cả
về đối tượng khách phục vụ, giới hạn dịch vụ hoặc điều chỉnh các dịch vụ cung cấp
và các chính sách giá cạnh tranh.
Một số giải pháp cụ thể:
75
- Căn cứ vào nhu cầu khách, tình hình thị trường, vị trí sản phẩm, tình hình cạnh
tranh và định hướng của VNA trên từng đường bay để xây dựng cơ cấu giá hợp lý.
Chẳng hạn, đối với các đường bay du lịch và nội địa, VNA cần xây dựng nhiều mức
giá để thu hút nhiều đối tượng khách nhạy cảm về giá.
- Đối với các đường bay khu vực, do có sự cạnh tranh gay gắt của các hãng hàng
không truyền thống khác và các hãng hàng không giá rẻ nên VNA cần xây dựng
một chính sách giá đơn giản, áp dụng cho cả vé một chiều, vé khứ hồi, vé kết hợp
giữa đường bay quốc tế với đường bay nội địa, khách đoàn và khách hàng lớn.
- Tăng cường hợp tác về giá với các hàng hàng không khác nhằm giảm cạnh
tranh, đảm bảo chất thu suất cho các bên và giảm chi phí bán. Ví dụ: VNA và Thai
Airways (TG) đều là các hãng hàng không truyền thống nhưng năng lực cạnh tranh
của TG tốt hơn VN. Hai hãng có thể hợp tác xây dựng các chính sách giá tại thị
trường Việt Nam và Thái Lan đảm bảo quyển lợi của cả hai hãng.
- Đặc biệt, thị trường châu Á – Thái Bình Dương có tiềm năng về khách thương
quyền 6 đi và đến, VNA cần xây dựng mức giá liên chặng hợp lý để cạnh tranh
được với hãng cung cấp đường bay thẳng. Để làm được điều này, VNA cần mở
rộng mối quan hệ hợp đồng chia chặng đặc biệt (SPA – Special Prorate Agreement)
với các hãng không phải là đối thủ cạnh tranh và xác định đây là một kênh bán quan
trọng. Hợp tác SPA không chỉ là cơ hội cho VNA đảm bảo mức giá hợp lý nhất, mở
rộng thị trường mà còn tạo nguồn khách đáng kể góp phần tối đa hóa hiệu quả khai
thác đường bay nội địa và khu vực. Ví dụ: VNA có thể hợp tác SPA với TG để xin
các chặng từ Băng Cốc tới Ấn Độ, Myanma để phục vụ luồng khách du lịch giữa
các nước này và Việt Nam, các chặng Băng Cốc đi Trung Cận Đông để phục vụ
khách lao động, Băng Cốc đi châu Âu và Đông Bắc Á để đa dạng hóa sản phẩm của
VNA.
- Phối hợp với các hãng hàng không khác để tránh cạnh tranh về giá và khuyến
khích lượng khách đi lại bằng đường hàng không trong khu vực và đến khu vực
bằng cách xây dựng các mức giá khu vực như ASEAN Airpass, ASEAN Circletrip
fare hay Mekong fare
76
- Tranh thủ sự hỗ trợ của IATA trong chương trình khuyến khích các hãng hàng
không đơn giản hóa hoạt động kinh doanh (Simplifying the Business được đưa ra
tại hội nghị AGM tại Singapore năm 2004) để từng bước cắt giảm chi phí.
- Nghiên cứu đơn giản hóa hệ thống giá bằng cách áp dụng giá “hợp lý” đang
được nhiều hãng hàng không truyền thống áp dụng để cạnh tranh với các LCA. Có
thể hiểu được một cách đơn giản như sau: nếu trước đây, cái mà hành khách quan
tâm là mức giá thấp nhất có thể mua được thì hiện nay, người ta sẽ để ý đến giá trị
mà họ nhận được khi trả mức giá đó. Vì vậy, khi đưa ra một mức giá cao hơn, hãng
sẽ phải giải thích nguồn gốc chênh lệch giá đó. Khi khách hàng lựa chọn một mức
giá, đó là lựa chọn mà họ biết trước và mức giá gắn liền với chất lượng dịch vụ mà
họ mong đợi. Nếu khách muốn mua vé khứ hồi hoặc vé liên chặng, khách cũng phải
trả thêm tiền tương ứng. Như vậy, chi phí giá vé tại VNA nếu xét về mặt hợp lý thì
có thể coi là linh hoạt hơn nhiều đối với các hãng LCA và đó là nhân tố cạnh tranh
cốt lõi mà khách hàng sẽ nhận ra khi lựa chọn hãng bay. Tuy nhiên để cạnh tranh
với các hãng hàng không truyền thống cùng sử dụng chính sách giá này thì VNA
cần tạo ra cho khách hàng nhận biết được sự khác biệt trong dịch vụ mà VNA cung
cấp tương ứng với mức giá mà họ phải trả, như vậy sẽ tạo ra sự khác biệt khi khách
hàng lựa chọn sản phẩm dịch vụ bay.
- Nhanh chóng khôi phục và tăng cường hiệu quả hoạt động của trang web. Qua
đó, thực hiện được minh bạch giá bằng cách đưa ra giá khuyến mại đi đôi với
marketing trên trang web để khách hàng có thể tiếp cận được một cách dễ dàng,
đồng thời từng bước giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh với các hãng hàng
không khác.
- Làm việc với nhà cung cấp hệ thống quản trị doanh thu để nghiên cứu, có
những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi về chính sách giá kịp thời.
- Tăng cường các chính sách hỗ trợ chính sách giá: tùy thị trường điều chỉnh các
chính sách khuyến khích đại lý để tăng cường hoạt động bán, phát huy các ưu thế
của chính sách giá để thu hút đối tượng khách có thu nhập cao.
77
2.3 Giải pháp về mạng bán
Cần xác định mục đích bán hiệu quả tất cả các sản phẩm của VNA, tiếp tục duy
trì các kênh bán hiện tại của VNA: bán trực tiếp, bán qua đại lý phù hợp với từng thị
trường đủ sức cạnh tranh và khai thác được các phân thị mục tiêu của VNA.
Hệ thống bán là một phần dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thông qua khả
năng, chất lượng cung cấp thông tin của nhân viên bán vé, đại lý, tính đồng bộ,
chuyên nghiệp của hệ thống đại lý v.v. Hệ thống bán phản ánh chất lượng dịch vụ
và hình ảnh của hãng hàng không. Vì vậy, để cạnh tranh một cách có hiệu quả với
các hãng hàng không truyền thống khác và các hãng hàng không giá rẻ, VNA phải
không ngừng nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ bán theo hướng thuận tiện,
nhanh chóng, hiệu quả và giảm chi phí bán:
- Tổ chức và kỹ thuật bán được xây dựng tùy theo đặc điểm của từng thị trường
nhưng phải nhất quán với định hướng phát triển để hoạt động bán tạo doanh thu cao
và phát triển bền vững.
- Giảm rủi ro hệ thống bán bằng cách nâng cao công tác tuyển chọn, chỉ định,
đào tạo và giám sát đại lý. Đồng thời, khuyến khích hoạt động bán của các đại lý
bằng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bán. VNA nên sử dụng nhiều hình thức
khuyến khích đại lý hơn vì mặc dù khó quản lý nhưng những hình thức này lại ít
ảnh hưởng đến doanh thu của VNA và mở rộng khả năng bán.
- Tăng cường hệ thống bán trực tiếp, đặc biệt là hình thức bán qua mạng
Internet. Trước hết là tại các thị trường đã phát triển hình thức mua bán qua mạng
như Singapore, Malaysia. Đây sẽ là khởi đầu tốt cho sự phát triển hình thức bán này
sang các thị trường khác cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin trong khu vực.
- Chính sách vé điện tử (e-ticketing) cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa .Các TA
trong khu vực hầu hết đều áp dụng vé điện tử, các hãng hàng không giá rẻ thì cũng
chủ yếu sử dụng vé điện tử, VNA vẫn còn một số thị trường chưa áp dụng được vé
điện tử hoặc chưa áp dụng được toàn bộ. Nếu áp dụng được chính sách này, VNA
sẽ giảm chi phí giá vé đi rất nhiều.
78
Về cơ cấu khách, để duy trì khách hàng truyền thống và thu hút những khách
hàng mới, chính sách bán của VNA phải định hướng cụ thể đối với từng đối tượng
hành khách:
- Thúc đẩy việc bán khách có thu nhập cao bao gồm cả khách đi hạng thương
gia và khách hạng phổ thông giá cao trên các đường bay khu vực và đường bay trục
của VNA. Những khách này đem lại doanh thu cao và ổn định. Việc đi lại của
những khách này không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thị trường, mùa vụ và các
sự kiện đột biến (như cúm gà…) nhưng cạnh tranh của các hãng chính sách bán cụ
thể đối với từng thị trường, điển hình là chính sách khách hàng trọng điểm CA
(Corporate Account – Chính sách dành cho các tổ chức, công ty sử dụng nhiều sản
phẩm của hãng). Những chính sách này cần được đẩy mạnh hơn trong thời gian tới
và kết hợp với chính sách sản phẩm, dịch vụ tương ứng.
- Đối với đối tượng khách truyền thống như thăm thân, lao động, du lịch, VNA
cần phải tiếp tục duy trì nhưng cố gắng giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào các đối
tượng này vì đây là những đối tượng khách dễ bị ảnh hưởng vào nhiều yếu tố dẫn
đến có thể ảnh hưởng tới doanh thu của VNA. Chính sách bán của VNA hiện nay là
đối tượng hiệu quả đối với các đối tượng khách này, tuy nhiên, trước sự cạnh tranh
mạnh mẽ của các hãng hàng không giá rẻ và các hãng hàng không trên thế giới khác
thì cần được điều chỉnh theo hướng tiện lợi và dễ tiếp cận hơn cho hành khách.
2.4 Giải pháp về xúc tiến và cạnh tranh
Trong hoạt động Marketing, VNA cần nghiên cứu biện pháp kích thích người
dân sử dụng dịch vụ của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam như một cách để góp
phần phát triển kinh tế đất nước và thể hiện lòng yêu nước. Đồng thời, qua các kênh
thông tin đại chúng, cho người dân thấy rõ những khác biệt về sản phẩm của các
hãng LCA với sản phẩm của các hãng hàng không truyền thống.
Ngoài ra, đối với các thị trường có sự cạnh tranh trực tiếp của các LCA, các hoạt
động xúc tiến quảng cáo cần tập trung quảng bá cho sự khác biệt sản phẩm của
VNA về cả sản phẩm (lịch bay, giờ bay, khả năg nối chuyến, chất lượng dịch vụ
cung ứng) cũng như các mức giá (các sản phẩm bổ trợ, chương trình khuyến mãi
79
v.v). Các hoạt động quảng cáo chiến thuật tập trung vào thị trường mục tiêu của
VNA.
Để có được kết quả tốt, các giải pháp nói trên phải được tiến hành một cách
đồng bộ, ví dụ: xây dựng sản phẩm mới trên một đường bay kết hợp với giảm giá
khuyến mại và chính sách phân phối, quảng cáo tập trung vào đối tượng khách hàng
mục tiêu; hoặc có thể kết hợp chính sách trên nhiều đường bay để hỗ trợ lẫn nhau.
Trước nguy cơ tụt giá, mất khách và giảm doanh thu là hiện hữu đối với VNA,
năm 2010 VNA đã tiến hành một số biện pháp đồng bộ với mục tiêu tập trung khai
thác phân thị khách hàng có thu nhập cao, phù hợp với chính sách cải thiện cơ cấu
hành khách, tránh đụng độ gay gắt với các đối thủ chuyên nghiệp giá rẻ để họ yên
tâm với phân đoạn thị trường giá rẻ họ mới tạo ra.
- Về sản phẩm: xây dựng và đưa vào thị trường sản phẩm “Free & Easy” (sản
phẩm trọn gói bao gồm vé máy bay, ô tô đưa đón khách và khách sạn tại điểm đến
(Singapore))
- Chính sách giá: bổ sung, điều chỉnh các mức giá khuyến mãi – bổ sung giá
thương gia hạng D/J, điều chỉnh các mức giá thời hạn ngắn.
- Kênh phân phối: quan tâm các C/A (Corporate Account) có nguồn khách khu
vực.
- Hoạt động bán: tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, chính sách khuyến khích nhân
viên
- Hợp tác: làm việc với các hãng hàng không có liên quan để trao đổi thông tin,
chính sách để hạn chế cạnh tranh giá cả.
2.5 Các giải pháp khác
- Điều chỉnh hoạt động quản lý và kinh doanh
Điều chỉnh hoạt động của mình để đem lại hiệu quả hoạt động ngày càng tốt hơn
là yêu cầu tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong môi trường cạnh tranh
đang thay đổi, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thì việc nâng cao
hiệu quả hoạt động cần được chú trọng trong tất cả các khâu của sản xuất kinh
doanh.
80
Muốn vậy, trong dài hạn, hãng cần rà soát lại các hoạt động của mình, xác định
được các khâu còn cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả để có những cải tiến thích
hợp nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động như: Xây dựng
ISO tại các đơn vị, nghiên cứu và ứng dụng IOSA (IATA Operational Safety Audit
– Đánh giá an toàn khai thác theo IATA), ứng dụng thương mại điện tử và vé điện
tử, quản trị khách hàng CRM v.v. Trong ngắn hạn, VNA cần phải thí điểm học tập
những cải tiến về chi phí của các hãng hàng không giá rẻ đối với các đường bay du
lịch nội địa như áp dụng các chính sách giảm giá đối với một số đường bay, cải tiến
cơ cấu nhân sự theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả hơn v.v. Từ đó cạnh tranh hiệu quả
với các hãng này, đồng thời mở ra hướng cạnh tranh với các hãng hàng không
truyền thống khác.
- Thành lập hãng hàng không giá rẻ
Đây là một giải pháp được nhiều hãng hãng không truyền thống trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương lựa chọn trước sự bùng nổ của hãng hàng không giá rẻ
khu vực và phần lớn các hãng hàng không giá rẻ được các hãng truyền thống thành
lập trong khu vực đã hoạt động khá thành công. Bằng cách tạo điều kiện cho các
LCA “con” này có thương quyền, máy bay, và các cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu
… nhằm đảm bảo an toàn khai thác bay. Các LCA này sẽ có cơ hội phát triển rất
lớn nếu như thị trường vận tải hàng không trong khu vực được tự do hóa, nói cách
khác là các rào cản trong việc thâm nhập vào thị trường nội địa và khu vực được nới
lỏng hoặc biến mất. Từ đó, với những ưu thế sẵn có, hãng hàng không truyền thống
có thể cạnh tranh với các hãng khác, đồng thời chiếm lĩnh phần thị phần còn lại mà
hãng đã bỏ qua.
Đối với VNA, việc thành lập LCA để khai thác các đường bay địa phưng có
tiềm năng về du lịch là một giải pháp tốt nhưng việc điều hành song song cả hai mô
hình gần như đối lập với nhau về hình thức hoạt động có thể cứ đựng nhiều rủi ro.
Bên cạnh việc phát triển quá nhanh là những rủi ro về vấn đề quản lý cũng như việc
tăng chi phí cho vấn đề nhân sự đã làm nảy sinh ra những mâu thuẫn nội tại trong
doanh nghiệp. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng và nhân sự của VNA hiện nay, có lẽ
trong ngắn hạn, VNA chưa áp dụng giải pháp này. Tuy nhiên, về lâu dài, VNA có
81
thể xem xét khả năng thành lập hoặc góp vốn thành lập một LCA trực thuộc. Theo
đó, VNA chỉ khai thác những đường bay trung, dài và một số đường bay khu vực
mang tính chiến lược còn lại để cho LCA của mình khai thác. Việc bố trí lịch bay
giữa VNA và LCA trực thuộc được phối hợp nhằm hỗ trợ và tạo nguồn khách cho
nhau.
2.6 Giải pháp tận dụng cơ hội
2.6.1 Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Các hãng hàng không truyền thống nói chung cũng như VNA nói riêng cần chú
ý một trong những đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ hàng không truyền thống
là khi đến với hãng hàng không, khách hàng được cung cấp một dịch vụ chất lượng
cao làm cho khách hàng hài lòng. Khi đó, hãng sẽ thu được rất nhiều lợi ích:
- Làm tăng lòng trung thành của khách đối với nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ.
- Là những người “quảng cáo miệng” cho các khách hàng tiềm năng khác.
- Dễ chấp nhận hay bỏ qua những lỗi (xảy ra hãn hữu) trong quá trình cung ứng
sản phẩm, dịch vụ.
- Khó rời bỏ việc tiêu dùng một nhãn hiệu quen thuộc để chuyển sang sử dụng
một nhãn hiệu khác cho dù đối thủ cạnh tranh quảng cáo, khuếch trương mạnh mẽ.
Chính vì vậy, nâng cao toàn diện chất lượng dịch vụ đến với khách hàng chính
là cách đơn giản nhất để đề cao hình ảnh của Hãng hàng không truyền thống so với
các hãng hàng không giá rẻ, và là một yếu tố giúp hãng cạnh tranh với các hãng
hàng không truyền thống khác. Điều này đặc biệt cần thiết trong điều kiện người
dân Việt Nam vẫn coi dịch vụ vận chuyển hàng không là dịch vụ cao cấp.
Cũng như các hãng hàng không truyền thống khác, VNA còn phải tận dụng cơ
hội cạnh tranh với các LCA bằng sản phẩm “mềm” như cung cấp cho khách hàng
nhiều dịch vụ hơn so với các LCA, đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình,
hăng hái và thân thiện với hành khách.
Các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng đến khách hàng là:
- Rà soát và chuẩn hóa các tiêu chuẩn, chính sách phục vụ hành khách.
- Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ.
- Chuẩn hóa chương trình đào tạo nhân viên phục vụ.
82
- Điều tra sở thích, nhu cầu của hành khách.
- Thường xuyển kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của VNA để kịp thời khắc
phục và điều chỉnh.
Người ta ước tính rằng, 80% doanh thu của hãng thu được từ 20% khách hàng
thường xuyên sử dụng dịch vụ của hãng. Chính vì vậy, hoạt động quan hệ khách
hàng và chương trình khách hàng thường xuyên, được các hãng hàng không truyền
thống rất coi trọng.
2.6.2 Hợp tác với các hãng hàng không giá rẻ tiềm năng, gia tăng thị phần
trong ngành
Trong bối cảnh cạnh tranh đối đầu không còn phù hợp, có thể gây nhiều bất lợi
cho các hãng hàng không truyền thống cũng như với hãng LCA, VNA nên tận dụng
cơ hội này để hợp tác với các Hãng hàng không giá rẻ tiềm năng nhằm mục tiêu
thâm nhập thị trường mới.
Việc Jestar Airways (JQ) tham gia thị trường vận chuyển Việt Nam-Australia
một mặt tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường mặt khác kích cầu thị trường, đặc biệt
là phát động được luồng khách du lịch Úc đến Việt Nam. Bên cạnh việc tránh sự
đối đầu không cần thiết, việc hợp tác với Jestar sẽ đưa đến các Hợp đồng chia chặng
đặc biệt SPA có lợi hơn ký kết với hãng hàng không truyền thống Quantas. Vì vậy,
VNA chủ chương định hướng Jestar Airways sẽ là đối tác chính, quan trọng nhất,
hợp tác sâu và toàn diện trên đường bay thẳng và mạng bay bổ trợ trong nội địa
Australia. Hiện nay, VNA và JA đã thống nhất được hầu hết các điều khoản trong
hợp đồng và bắt đầu đi vào khai thác được một thời gian. Việc hợp tác này mang lại
lợi ích cho cả hai phía VNA và JA.
2.6.3 Thúc đẩy đào tạo nhân lực
Hàng không là một ngành dịch vụ nên yếu tố con người gắn liền với chất lượng
sản phẩm. Vì vậy, để duy trì thị phần trong dài hạn, công tác đào tạo và khuyến
khích nhân viên để cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng là một yêu cầu
quan trọng đối với các hãng hàng không truyền thống. Quá trình đào tạo phải tiến
hành ở mọi khâu của quá trình cung ứng dịch vụ.
83
Để cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống thì vấn đề chất lượng dịch
vụ, chất lượng phục vụ của nhân viên là hết sức quan trọng và là yếu tố giúp hãng
cạnh tranh với các hãng khác trong cùng một ngành. Vì vậy, với các hãng hàng
không truyền thống khác, họ rất coi trọng việc đào tạo nhân lực.
Đây cũng là yếu tố cạnh trạnh quan trọng của các hãng hàng không truyền thống
trước các hãng hàng không giá rẻ. Với đặc điểm tối thiểu hóa chi phí, các LCA
không có đủ điều kiện để cung ứng một đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng
trong tất cả các khâu của dịch vụ như đối với các TA. Chẳng hạn, với số lượng nhân
viên mặt đất và cơ số tiếp viên tối thiểu trên mỗi chuyến bay của các LCA khó có
thể đáp ứng được tất cả yêu cầu của khách hàng tại sân bay hoặc trên chuyến bay.
Trong khi đó, các TA thường xuyên có nhân viên tại tất cả các điểm tiếp xúc với
khách hàng, tại phòng vé, sân bay đi và sân bay đến cũng như trên chuyến bay để
hỗ trợ hành khách mỗi khi cần thiết. Điều này đặc biệt cần thiết trong điều kiện Việt
Nam và các nước Đông Nam Á hiện nay, khi mà vận chuyển hàng không còn chưa
phải là phổ biến đối với đại đa số dân chúng. Đây là đặc điểm chung của các hãng
hàng không truyền thống, nên vấn đề VNA cạnh tranh với các hãng truyền thống
khác sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với nỗ lực phát triển nguồn nhân lực của
mình, VNA luôn luôn cố gắng phục vụ tốt các nhu cầu của hành khách.
2.6.4 An toàn hàng không – Thế mạnh hàng đầu của VNA
Vận chuyển bằng đường hàng không được coi có hệ số an toàn cao trong các
ngành vận tải khác. Vì vậy, để tăng uy tín và trách nhiệm với khách hàng, VNA cần
coi trọng và quản lý vấn đề an toàn hàng không tốt hơn nữa. Trong năm 2009 VNA
đã thực hiện thành công, an toàn 73.3499, tăng 12% so với năm 2008. Với một hãng
hàng không truyền thống thì vấn đề an toàn hàng không là một vấn đề quan trọng.
Với việc di chuyển ở tầm trung và xa, trung bình giờ bay trên 4h thì vấn đề an toàn
cần thực hiện thật tốt nhằm không để các sự cố không cần thiết xảy ra.
2.7. Hoạt động Marketing và PR – một bước tạo dựng uy tín, đẳng cấp cho VNA
Gia tăng thị phần và sự nhận định của khách hàng về hãng hàng không là một
trong những yếu tố quan trọng níu kéo khách hàng lựa chọn vận chuyển bằng hãng.
Để có thể cạnh tranh với các hãng khác việc nhận biết thương hiệu và uy tín của
84
hãng là một yếu tố rất quan trọng. Để khách hàng biết đến và lựa chọn VNA, VNA
cần đưa niềm tin và gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về VNA. Vì vậy, VNA
phải có những chính sách Marketing và các hoạt động PR rộng rãi và khắc sâu vào
khách hàng.
Một trong những hoạt động phát triển thương hiệu của VNA đó là các hoạt động
xã hội của hãng, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của hãng với xã hội. Với tư
cách nhà vận chuyển chính thức Vietnam Airlines tài trợ cho các sự kiện quốc gia,
văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng.
Tham gia hỗ trợ các sự kiện quốc gia: Vietnam Airlines tham gia tài trợ hầu hết
các sự kiện lớn của quốc gia như sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị
Thượng đỉnh Phụ nữ, những ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài như Nhật Bản,
Malaysia, Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Luxembourg…, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài…
Quảng bá du lịch: Vietnam Airlines phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng
chương trình TV show “Vẻ đẹp tiềm ẩn” nhằm giới thiệu những nét đặc trưng và
nổi bật về văn hoá, xã hội, đất nước và con người Việt Nam.
Các cuộc thi sắc đẹp: tôn vinh vẻ đẹp con người, văn hóa của đất nước như Hoa
hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Du lịch
Tài trợ các sự kiện văn hoá và giáo dục
- Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam : Tài trợ cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt
Nam đi lưu diễn trong và ngoài nước.
- Duyên dáng Việt Nam: nhằm quảng bá và tôn vinh đất nước, con người và
văn hoá Việt Nam và đang không ngừng phát triển cùng hoà nhập với cộng đồng
quốc tế, Vietnam Airlines tài trợ cho sự kiện duyên dáng Việt Nam tại Úc 2005,
Singapo 2007, Anh 2008...
- Phát triển tài năng trẻ đất nước: Vietnam Airlines tham gia hỗ trợ cho các
chương trình đào tào và tìm kiếm tài năng trẻ như chương trình Trí tuệ Việt Nam,
Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ.
Hỗ trợ các sự kiện thể thao: Trong nhiều năm qua, để hỗ trợ cho sự phát triển
nền thể thao nước nhà, Vietnam Airlines tài trợ cho các hoạt động thể thao như
85
bóng đá, bóng chuyền, golf, tennis… cho vận động viên đi thi đấu trong và ngoài
nước.
Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng: Bên cạnh những hoạt động tài trợ cho các loại
hình sự kiện, Vietnam Airlines còn có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ cộng đồng. Hàng
năm, Vietnam Airlines đã đóng góp xây dựng các quỹ “Hỗ trợ xã hội”, “Vì người
nghèo”, “Tấm lòng vàng”, “Bảo trợ trẻ em”, “Chất độc màu da cam”, xậy dựng nhà
tình nghĩa, nhận nuôi và phụng dưỡng suốt đời 167 mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ
cho đồng bào các tỉnh bị thiên tại lũ lụt, ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi
như trạm biến thế điện ở A Lưới, trường học ở Nà Pán….
Từ các hoạt động trên, VNA dần đi vào lòng người khách vì vậy, VNA cần nỗ
lực hơn nữa và cần xúc tiến thật tốt các hoạt động này nhằm tạo dựng uy tín, đẳng
cấp cho riêng mình.
86
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay,
việc một doanh nghiệp đứng vững được trên thị trường cần rất nhiều sự nỗ lực trong
công tác quản lý. Khi công tác quản lý tốt, doanh nghiệp sẽ có một chiến lược phát
triển phù hợp và theo đúng định hướng mục tiêu đó, doanh nghiệp sẽ ổn định, việc
cạnh tranh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp từng bước trưởng thành trên bước đường
hội nhập. Vietnam Airlines là Hãng hàng không Quốc gia, là anh cả trong ngành, là
một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và cũng là một thành
phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác Quốc tế của Việt Nam với các nước khác.
Vì vậy, vấn đề phát triển bền vững của VNA đòi hỏi phải có một chiến lược quản lý
hợp lý và được chú trọng thích đáng.
Trong tiến trình hội nhập, kinh tế Việt Nam còn hết sức khó khăn và còn thấp so
với các nước khác trên thế giới. Cũng như nền kinh tế còn đang phát triển thì sức
cạnh tranh của Việt Nam cũng phải đối đầu với những vấn đề hết sức khó khăn. Bản
thân Hãng hàng không Quốc gia cũng đang phải đối đầu với những vấn đề hết sức
khó khăn, khả năng cạnh tranh thấp, khả năng tụt hậu lớn, vì vậy Chính phủ và Nhà
nước còn phải làm nhiều việc để nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường cạnh
tranh hiện nay.
Khóa luận này đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với các cấp chính phủ và
biện pháp đối với Hãng hàng không Quốc gia để giải quyết bài toán cạnh tranh hiện
nay và hy vọng bài nghiên cứu này có thể đóng góp một phần nhỏ bé cho công cuộc
cải thiện vị trí của Ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và hãng hàng
không Quốc gia Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.
Tuy bản thân đã cố gắng và được sự chỉ bảo tận tình của ThS. Nguyễn Lệ Hằng
cũng với sự giúp đỡ của các anh chị trong Tổng công ty hàng không Việt Nam
nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý
kiến đóng góp ý kiến của cá thầy cô và các bạn để đề tài này ngày càng hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bản tin của viện khoa học hàng không; số 01/2010
2. Bản tin hàng không; tháng 1-2/2010
3. Porter, Micheal E. (1996)Chiến lược cạnh tranh (Sách biên dịch),
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội
4. PGS.TS Ngô Kim Thanh – PGS.TS Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình
Quản trị chiên lược, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
5. Porter, Micheal E.(1998), Lợi thế cạnh tranh quốc gia (Sách biên
dịch), Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội
6. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí nghiên cứu kinh tế,
TP. Hồ Chí Minh
7. Quản lý thị trường chiến lược (2008) , Nhà xuất bản Lao động, Hà
Nội
8. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2006.2007,2008,2009,2010). Tạp
chí Hàng không Việt Nam (1-12), Hà Nội
9. Thông tƣ liên tịch 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 12/11/2008,
Hƣớng dẫn về quản lý giá cƣớc vận chuyển hàng không nội địa và
giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, bộ
Tài chính và Bộ Giao thông vận tải
Tiếng Anh
1. Doganis, Regas (2002), Flying off course – The economics of
International Airlines, Routledge, Tailor and Francis Group, New
York.
2. Jekins, Darryl (1995), Handbook of Airlines Economics, Aviation
Week Group, The McGraw – Hill Companies, New York.
88
3. Taneja, Nawal K. (2008), Flying Ahead of the Airplane, Ashgate,
Great Britain.\
Một số Website tham khảo
-Website của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế www.iata.org
-Website của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới www.icao.int
-Website đánh giá chất lƣợng của các Hãng hàng không
www.skytrax.com
-Website chính thức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
www.vietnamairlines.com
-Báo thanh niên online www.thanhnienonline.com
-Báo Tiền Phong www.tienphong.com
-Báo tin tức www.tinmoi.com
-Báo cáo đáng giá mức độ cạnh tranh của quốc gia WEF
89
PHỤ LỤC 1
Các tuyến đƣờng của Vietnam Airlines liên kết với các hãng hàng không
khác trên thế giới
American Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Narita -
Chicago, Narita - Dallas Fort Worth,
Narita - New York, Paris - Dallas Fort
Worth, Paris - Chicago, Paris - Boston,
Paris - Miami, Paris - New York, Frankfurt
- Dallas Fort Worth, Frankfurt - Chicago,
Dallas Fort Worth - Washington, Dallas Fort
Worth - Oklahoma, Dallas Fort Worth -
Boston, Dallas Fort Worth - Houston, Dallas
Fort Worth - Denver, Dallas Fort Worth -
Miami, Dallas Fort Worth - Atlanta.
Japan Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội -
Osaka, Hà Nội - Narita, Tp. Hồ Chí Minh -
Narita, Sapporo - Osaka, Osaka - Haneda,
Fukuoka - Miyazaki, Hà Nội - Nagoya, Tp.
Hồ Chí Minh - Osaka, Tp. Hồ Chí Minh -
Fukuoka.
Korean Air
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội -
Seoul, Tp. Hồ Chí Minh - Seoul, Hà Nội -
Siem Reap.
China Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Taipei -
Los Angeles, Taipei - San Francisco, Hà
Nội - Taipei, Tp. Hồ Chí Minh - Taipei.
90
Cathay Pacific
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ
Chí Minh - Hong Kong, Hà Nội - Hong
Kong.
Qantas Airways
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ
Chí Minh - Sydney, Tp. Hồ Chí Minh -
Melbourne.
China Southern Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ
Chí Minh - Canton, Hà Nội - Canton.
Philippines Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ
Chí Minh - Manila.
Garuda Indonesia
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ
Chí Minh - Singapore, Singapore - Jakarta
Lao Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội -
Vientiane, Hà Nội - Luang Prabang
Vasco
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ
Chí Minh - Chu Lai, Tp. Hồ Chí Minh - Côn
Đảo, Tp. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa, Tp. Hồ
Chí Minh - Ca Mau
Cambodia Angkor Air
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp.
Hồ Chí Minh - Siêm Riệp, Tp. Hồ Chí Minh
- Phnôm Pênh, Phnôm Pênh - Siêm Riệp
(Nguồn: Vietnamairlines.com.vn)
92
PHỤ LỤC 2
Các ga phục vụ hàng hóa
Quốc gia Sân bay Ga phục vụ hàng hóa
Campuchia Phnom Penh
Siem Reap
Société Concessionnaire de I' Aéroport
National Road n.4 PO Box 1256
Phnom Penh, Kingdom of Cambodia
Website: www.cambodia-airports.com
Đài Loan
Taipei
Kaohsiung
China Airlines
131, Nanking East Road, Section 3, Taipei, Taiwan,
R.O.C
website :
Taipei Taipei Air cargo Terminal (Civil Aeronautics
Administration)
No. 10-1, Hangchin N. Rd.,Taiwan Taoyuan
International Airport,Taoyuan 33758, Taiwan, R.O.C.
Website :
Đức Frankfurt Swissport Cargo Services Deuthschland GmbH
Cargo City Sud, Geb. 558B; D-60549 Frankfurt /
Main
www.swissport.com/network
Hàn Quốc Incheon
Pusan
Korean Airlines Co., Ltd (KE)
1370 Gonghang-dong; Gangseo-gu, Seoul, Korea
Website: cargo.koreanair.com
Hồng Kông
Hong Kong
Cathay Pacific Airways Limited
35/F, two Pacific Place, 88, Queensway, Hong Kong.
website: www.cathaypacific.com
HongKong Airport Services Ltd (HAS)
4/F, South Tower, Cathay Pacific City; 8 Scenic
93
Road, Hong Kong International Airport, Lantau,
Hong Kong
website: www.has.com.hk
Hong Kong Air Cargo Terminals Ltd (HACTL)
25/F Devon House, Taikoo Place ; 979 King's Road,
Quarry Bay; Hong Kong
website: wwww.hactl.com
Lào Vientiane
Luang
Prabang
Lao Aviation
2 Pangkham Road, P.O.Box 4169, Vientiane
Website: www.laoairlines.com
Malaysia Kuala
Lumpur
Malaysian Airline System Berhad
3rd floor, Administration Builing 1, MAS complex A;
Sultan ABdul Aziz Shah Airport
47200 Subang, Selangor Darul Ehsan, Malaisia
Website : www.mas.com.my
Nga Domodedovo JCS Domodedovo Commercial Services (Eastline)
142015, Russia, Moscow Region
www.domodedovo-cargo.ru
Nhật Bản
Nagoya
Osaka
Tokyo
Fukuoka
Japan Airlines International Company, Ltd., (JL)
4-11, Higashi-shinagawa 2 chome, Shinagawa-ku;
Tokyo 140-8637, Japan
website: www.jal.co.jp
Osaka Jal Kansai Aircargo System Co., Ltd (JALKAS)
website: www.jal.co.jp
Fukuoka Fukuoka Air Cargo Terminal Co. Ltd (FACTL)
535 Kamiusui Hakata-ku; Fukuoka City, Japan
website: www.jal.co.jp
Pháp Charles de
Gaulle
Swissport Cargo Services France SARL
Parc des Nations- 383 rue de la Belle Etoile; BP
94
50441; 95 944 Roissy CDG Cedex
www.swissport.com/network
Singapore Singapore Singapore Airlines
20 airport Boulevard, Singapore 819659
website: www.sats.com.sg
Thái Lan Bangkok Thai Airways international Public Co,Ltd
89 Vibhavadi Rangsit Road, Bangkok 10900,
Thailand
Website: www.thaicargo.com
Trung Quốc Beijing Air China Limited
Beijing 100621; People's Republic of China
Website: www.airchina.com.cn
Guangzhou China Southern Airlines
Bai Yun Int'l Airport Guangzhou, Guangdong, P.R.
China 510406
Website: www.csair.com
Kunming China Eastern Airlines Co, Ltd
Kunming, Yunnan Provine, 650200; P.R. China
Website: www.ce-air.com
Úc
Sydney Qantas Airways Limited
Qantas Freight Office; Level 6 203 Coward Street;
Mascot NSW 2020 Australia
Melbourne Qantas Airways Limited
Qantas Freight Office; Melbourne Airport, Victoria
3043, Australia
95
Việt Nam
Hà Nội Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Nội Bài
(NCTS)
Sân bay Nội Bài -Sóc Sơn – Hà Nội
website: www.noibaicargo.com.vn
* Hàng hóa nhập khẩu: email:
import@noibaicargo.com.vn
* Hàng hóa xuất khẩu: email:
export@noibaicargo.com.vn
Tp. Hồ Chí
Minh
Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất
(TCS)
46-48 Đường Hậu Giang, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí
Minh
website: www.tansonnhatcargo.com.vn
(Nguồn: Vietnamairlines.com.vn)
96
PHỤ LỤC 3
Kết quả do IATA công bố về vận tải hành khách và hàng hóa của các khu
vực trong tháng 12/2009 và năm 2009
Tháng
12/2009 so với
tháng 12/2008
Tỷ lệ tăng
(giảm) về
khách luân
chuyển có
thu (RPK)
Tỷ lệ tăng
(giảm) tải
hành khách
cung ứng
(ASK)
Hệ số
chuyên chở
hành khách
(PLF)
tháng
12/2009
Tỷ lệ tăng
(giảm)
hàng hóa
luân
chuyển có
thu (FTK)
Tỷ lệ tăng
(giảm) tải
hàng hóa
cung ứng
(ATK)
Khu vực
Châu Phi 3,1% 1,1% 71,5 33,0% 4,5%
Châu Á –
TBD
8,0% -0,9% 78,2 34,4% 7,7%
Châu Âu -1,2% -3,5% 76,0 5,2% -9,5%
Mỹ Latinh 7,1% 1,4% 76,0 37,4% 20,0%
Trung Đông 19,1% 14,1% 76,3 32,1% 13,7%
Bắc Mỹ -0,4% -5,4% 82,2 23,9% -7,8%
Toàn cầu 4,5% -0,7% 77,6 24,4% 0,6%
Năm 2009 so
với năm 2008
Tỷ lệ tăng
(giảm) về
khách luân
chuyển có
thu (RPK)
Tỷ lệ tăng
(giảm) tải
hành khách
cung ứng
(ASK)
Hệ số
chuyên chở
hành khách
năm 2009
Tỷ lệ tăng
(giảm)
hàng hóa
luân
chuyển có
thu (FTK)
Tỷ lệ tăng
(giảm) tải
hàng hóa
cung ứng
(ATK)
Khu vực
Châu Phi -6,8% -3,3% 69,9 -11,2% -3,3%
Châu Á –
TBD
-5,6% -6,3% 73,9 -9,2% -11,0%
Châu Âu -5,0% -4,4% 76,4 -16,1% -10,7%
Mỹ Latinh 0,3% 1,7% 73,0 -4,0% 1,4%
Trung Đông 11,2% 13,6% 73,3 3,9% 6,8%
Bắc Mỹ -5,6% -5,4% 79,6 -10,6% -9,7%
Toàn cầu -3,5% -3,0% 75,6 -10,1% -8,4%
97
PHỤ LỤC 4
Báo cáo tài chính của Vietnam Airlines trong 5 năm (2005-2010)
(Đơn vị: Tỷ đồng)
TT Chi tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng doanh thu 12,137.9 15,406.0 17,556.6 19,775 24,496
2 Tổng LN trước thuế 105.35 98.29 111.6 135.5 153.0
3 Tổng LN sau thuế 97.96 95.04 104.08 121.90 136.40
4 Nguồn vốn CSH 3,55.1 3,968.0 4,462.0 5,964.0 5,991.0
5 Vay dài hạn 9,297.18 9,304.0 8,615.0 11,706.0 14,143.0
6 Tổng nợ vay 10,147.0 10,153.0 9,246.0 11,759.0 14,203.0
7 Tổng tài sản 16,130.2 16,992.0 17,773.0 24,581.0 24.854
8 Tiền cuối kỳ 771.78 168.0 585.0 2,492.00 1,800.0
9 Tăng trưởng qua các năm (%)
9.1 Doanh thu 145.71 126.92 113.96 112.52 132.92
9.2 Lợi nhuận trước thuế 194.67 98.80 60.83 123.16 56.26
10 Chỉ số về khả năng sinh lời
10.1 Lợi nhuận trước thuế/Dthu 4.85 3.77 2.01 2.20 0.93
10.2 Lợi nhuận trước thuế/Vốn CSH 16.55 14.65 7.92 7.30 4.09
10.3 Lợi nhuận trước thuế/TS 3.65 3.42 1.99 1.77 0.99
11 Chỉ số TC
11.1 Tỷ lệ nợ dài hạn/Vốn CSH 2.62 2.34 1.93 1.96 2.36
11.2 Tỷ lệ vốn CSH/Tổng TS 0.22 0.23 0.25 0.24 0.24
12 Chỉ số khả năng thanh toán
12.1 Tiền cuối kỳ/Tổng nợ vay 7.61 1.65 6.31 21.19 12.73
(Báo cáo tài chính của VNA tại Hội nghị tài chính 2009)
98
PHỤ LỤC 5
Tỷ lệ nguyên nhân chậm hủy chuyến năm 2009
Nguyên nhân
Hủy chuyến Chậm chuyến
Số
chuyến
% 2009 (%) Số chuyến % 2009(%)
1.Do kỹ thuật 504 24,2 33 1647 22 -19
2.Do thương
mại
1026 49.2 13 0 0 0
3.Thời tiết 130 6,2 13 234 3 13
4.Tổ bay 63 3,0 -25 398 5 -13
5.Phục vụ mặt
đất
0 0 0 788 11 -9
6.Nhà chức
trách
0 0 0 332 4 25
7.Chặng trước 0 0 0 3475 47 -32
8.Lý do khai
thác
65 3,1 76 74 1 -19
9.VIP 12 0,6 -52 0 0 0
10.Khác 282 13.5 18 443 6 -24
Tổng 2082 100 16 7391 100 -23
(Nguồn: Nhật ký bay 2009 – Ban điều hành bay – VNA)
99
PHỤ LỤC 6
Thương quyền
Thƣơng quyền 1: là quyền mà một hãng hàng không của một nước (nước A)
được phép bay qua vùng lãnh thổ của một nước khác (nước B) mà không hạ
cánh
Thƣơng quyền 2: là quyền mà một hãng hàng không của một nước (nước A)
được hạ cánh trên vùng lãnh thổ của một nước khác (nước B) vì lý do kỹ thuật
(Vd: tiếp nhiên liệu)
Thƣơng quyền 3: là quyền mà một hãng hàng không của một nước (nước A)
được phép chuyên chở hành khách, hàng hóa và thư tín từ nước mình sang nước
khác (nước B)
Thƣơng quyền 4: là quyền mà một hãng hàng không của một nước (nước A) có
quyền nhận khách, thư tín và hàng hóa của một nược khác(nước B) và chuyên
chở về nước mình.
Thƣơng quyền 5: là quyền mà một hãng hàng không của một nước (nước A)
được phép chuyên chở hành khách, thư tín và hàng hóa giữa hai điểm nước
ngoài (nước B và nước C)
Thƣơng quyền 6: là quyền mà một hãng hàng không của một nước (nước A)
được phép sử dụng lãnh thổ nước mình làm điểm trung chuyển hàng hóa, thư tín
và hành khách giữa hai nước khác (nước B và nước C)
Thương quyền 7: là quyền mà một hãng hàng không nước ngoài (nước B) được
khai thác tuyến đường bay nội địa của nước mình (nước A)
Nguồn : Tạp chí hàng không Việt Nam tháng 2 năm 2007
100
PHỤ LỤC 7
Tỷ lệ hành khách Việt Nam và Quốc tế đƣợc điều tra biết đến VNA và các
hãng hàng không khác
TT
Khách Việt Nam Khách Quốc tế
Hãng hàng không Tỷ lệ % Hãng hàng không Tỷ lệ %
1 Vietnam Airlines 98.1 Vietnam Airlines 81.3
2 Singapore Airlines 48.3 Singapore Airlines 60.8
3 JetStar Pacific 47.9 Thai International
Airlines
51.2
4 Thai International
Airlines
38.3 Cathay Pacific 37.7
5 Malaysia Airlines 25.4 Malaysia Airlines 24.3
6 Cathay Pacific 25.5 British Airlines 33.7
7 Japan Airlines 20.6 China Airlines 31.3
8 Air France 20.4 Air France 31.3
9 China Airlines 20.2 Japan Airlines 28.4
10 United Airlines 15.0 Lufthansa 28.0
11 Korean Air 12.9 Quantas 27.7
12 Eva Air 12.4 United Airlines 26.5
13 Quantas 12.0 Korean Air 23.6
14 Lufthansa 11.3 American Airlines 22.7
15 British Airway 9.3 Eva Air 18.1
16 China Southern Airlines 9.2 China Southern Airlines 18.1
17 Philippines Airlines 8.6 Garuda 16.7
18 American Airlines 8.4 Air China 15.8
(Nguồn: Báo cáo điều tra hành khách tại sân bay năm 2009 – VNA)
102
Phụ lục 8 Cơ cấu tổ chức hoạt động và bộ máy hoạt động
của Vietnam Airlines
Giám Đốc Chất Lƣợng
Phó Tổng GĐ
Khai Thác
Phó Tổng GĐ
Kỹ Thuật
Phó Tổng GĐ
ĐT. ATAN
Phó Tổng GĐ
DV&KTMĐ
Phó Tổng GĐ
Thƣơng Mại
Phó Tổng GĐ
Phụ trách đơn vị độc
lập
Ban ĐHB Ban Kỹ Thuật Ban ATAN Ban DVTT Ban KHTT Ban TCCB - LĐTL
Đoàn Bay 919 Ban QLVT Ban Đào Tạo XD TMMĐ
NBA
Ban TTHK VPĐN
Đoàn Tiếp Viên A75 XN TMMĐ
TSN
Ban KHTTHH Ban TCKT
Trung Tâm HLB
A76 XN TMMĐ
DAD
VPKV Miền
Bắc
Ban KHĐT
Ban ĐBCL
Phòng KTBD
VPKVMT
OCCNBA VPKV Miền
Nam
Ban KHCN
Tổ thợ máy
VPKVMB
OCCTSN VPKV Miền
Trung
Trung tâm TKTH
Tổ thợ máy
VPKVMN
OCCDAD
Các VP
ĐDNN
Hội đồng PTĐB
Nguồn: Tạp chí Hàng không Việt Nam số tháng 10 năm 2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5209_1463.pdf