Đề tài Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của Pacific Airlines

Thương mại điện tử là một yêu cầu tất yếu của hội nhập, trước xu thế toàn cầu hóa. Khi nền kinh tế mở cửa mà các doanh nghiệp ngành hàng không chỉ dùng các phương thức kinh doanh truyền thống thì cơ hội hợp tác, cơ hội thu hút nhiều khách hàng là vô cùng khó khăn, họ sẽ tự trói buộc mình trong cái vòng nhỏ hẹp trong khi đó các nước trong khu vực đã triển khai thành công TMĐT mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế to lớn. Trong cuốn sách bán chạy “The World is flat” (Thế giới phẳng), nhà báo Mỹ Thomas L.Friedman đã nhiều lần khẳng định “sân chơi đã được san phẳng” do toàn cầu hóa và TMĐT đem lại, và ngành hàng không ở Việt Nam với những doanh nghiệp đã có chỗ đứng cũng như những doanh nghiệp mới được thành lập cũng nằm trong quy luật đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế Việt Nam hiệ n nay việc ứng dụng TMĐT còn bị hạn chế do những bất cập xuất phát từ cơ sở hạ tầng quốc gia cho đến những bất cập tồn tại trong chính các doanh nghiệp , các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong ngành hàng không nói riêng nên chủ động tìm cách khai thác triệt để, tận dụng những thế mạnh, lợi ích do TMĐT mang lại, cần am hiểu chiến lược áp dụng TMĐT, khai thác TMĐT phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

pdf89 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5179 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của Pacific Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vào các điều khoản và điều kiện phát hành. Các phiếu thanh toán chỉ được dùng một lần và bất cứ các khoản giá trị nào không dùng đến thì sẽ bị mất. Ví dụ: nếu một phiếu thanh toán được dùng để thanh toán cho một lần đặt chỗ mà tổng số tiền của đặt chỗ ít hơn giá trị của phiếu thanh toán, thì phần còn dư lại sẽ bị mất. Số tiền còn lại không thể sử dụng lại được, hoàn lại hoặc trả lại. Để thanh toán cho một phần hoặc toàn bộ của đặt chỗ này, khách hàng chỉ việc nhập mã phiếu thanh toán và số phiếu thanh toán trong trang thanh toán, sau đó nhấn nút Đặt Mua. Đây có thể coi như một hình thức ứng trước tiền mà Jetstar đưa ra nhằm làm phong phú đa dạng phương thức thanh toán của mình, ưu điểm của hình thức này đó là khách hàng có thể mua phiếu để đem cho, đem tặng làm món quà ý nghĩa cho bạn bè, người thân. Dường như Jetstar Pacific Airlines ngày càng giỏi đánh trúng tâm lý khách hàng, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời điểm khách hàng còn nghi ngờ chất lượng của các hãng hàng không giá rẻ thường đi kèm chất lượng thấp. Thanh toán qua Techcombank. Hành khách không nhất thiết phải thanh toán ngay khi đặt mua vé trên mạng mà có thể trả tiền tại các điểm giao dịch ngân hàng Techcombank hoặc trả tiền sau tại sân bay, các Phòng vé của Jetstar Pacific Airlines. Với người chọn phương án này, sau khi click chữ Mua chưa được coi là hợp đồng vận chuyển, Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 62 phải sau khi họ thực hiện xong việc thanh toán. Việc thanh toán sau phải được thực hiện 2 ngày trước ngày bay (trước luc 18h00) và 2 ngày sau khi đặt chỗ (trước luc 18h00), tùy điều kiện nào có trước. Có thể nói, việc hợp tác triển khai dịch vụ thu tiền vé máy bay qua các điểm giao dịch của TEchcombank là một bước tiến quan trọng của Jetstar Pacific Airlines bởi lượng người có tài khoản gửi tại ngân hàng dù sao cũng lớn hơn lượng người sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam. Thông qua chương trình hợp tác này, khách hàng có thể thanh toán tiền vé máy bay tại hơn 120 điểm giao dịch của Techcombank trên toàn quốc. Đối với những khách hàng đã mở tài khoản giao dịch tại Techcombank, việc đặt chỗ, mua vé máy bay của Jetstar Pacific Airlines giờ chỉ đơn giản là ngồi tại nhà hoặc cơ quan và sử dụng các tiện ích đã đăng ký với Techcombank như SMS-Banking hoặc Internet Banking – những kênh thanh toán hiện đại của Techcombank bên cạnh Cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway) nhằm nỗ lực đưa thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Quả thật TMĐT đã được Jetstar Pacific ứng dụng mạnh mẽ khi “lôi kéo” cả “ngân hàng điện tử” của Techcombank vào kinh doanh. Trong thời gian cuối năm 2007, nhất là sau thời điểm 2 bên ký kết hợp tác, Pacific Airlines và Techcombank là những thương hiệu được thường xuyên nhắc tới nhờ những nỗ lực đa dạng hóa dịch vụ và áp dụng thương mại điện tử. 2.3. Ứng dụng Marketing điện tử qua quảng cáo trực tuyến. Pacific Airlines sau khi mang thương hiệu Jetstar đã tích cực quảng bá hình ảnh mới của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, và một phần không thể thiếu trong số những phương tiện đó là hãng marketing mình trên các trang web du lịch và báo mạng, hay còn gọi là hãng đã sử dụng hình thức quảng cáo trực tuyến, ví dụ như báo Vnexpress.net, hay Dantri.com.vn, hai trong số những tờ báo điện tử có số lượng người truy cập lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 63 Việc sử dụng hình thức quảng cáo trực tuyến như vậy đã giúp cho Jetstar Pacific Airlines giới thiệu được hình ảnh mới của mình tới mọi đối tượng khách hàng bởi các đối tượng vào truy cập các trang báo mạng rất đa dạng, các báo mạng có đủ loại tin tức để thu hút độc giả, từ mục Kinh doanh, Xã Hội dành cho người đi làm, công nhân viên chức; Văn hóa – Giải trí cho giới trẻ v.v… từ đó Hãng có thể tiếp cận tới mọi đối tượng khách hàng và tìm kiếm được khách hàng tiềm năng, đồng thời tiết kiệm được chi phí quảng cáo báo giấy thông thường. Khi quảng cáo trên báo giấy, Hãng sẽ chỉ tiếp cận được 1 lượng độc giả nhất định của tờ báo đó, thường muốn đạt hiệu quả nhất là khi kinh doanh với thương hiệu mới, thường hãng sẽ phải đặt quảng cáo nhiều kỳ, như vậy chi phí bỏ ra cho quảng cáo là không nhỏ. Việc áp dụng quảng cáo trực tuyến như vậy là một giải pháp tốt cho Hãng trong bài toán về chi phí. Hình 14. Quảng cáo Jetstar Pacific Airlines trên trang vnexpress.net 3. Kết quả đạt được, chiến lược phát triển và phương hướng mở rộng mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng trong thời gian tới. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 64 3.1. Kết quả đạt được. Qua thực tế hoạt động kinh doanh và thực tế ứng dụng Công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng TMĐT nói riêng vào hoạt động kinh doanh tại Hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines cho thấy Hãng đã đạt được thành công như sau: - Thành công lớn nhất phải kể đến đó là Hãng đã thanh toán được hết nợ nần, đang dần xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Và ứng dụng TMĐT hiệu quả cũng là lý do tập đoàn Qantas lựa chọn khi họ muốn vươn tầm ảnh hưởng đến khu vực châu Á. - Website riêng của Hãng hoạt động ổn định và hiệu quả, cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về các chuyến bay, giá vé, chính sách, khuyến mãi, hình thức thanh toán trực tuyến, đặt giữ chỗ linh hoạt, đa dạng. - Hãng đã xây dựng và lắp đặt mạng LAN cho nội bộ các phòng ban làm việc của Hãng, đồng thời luôn duy trì hệ thống mạng hoạt động tốt để phục vụ công việc kinh doanh. - Lượng khách truy cập website của Hãng ngày càng tăng cao, thậm chí những đợt Hãng tung ra chương trình bán vé giá siêu rẻ chỉ 10000-15000 chưa bao gồm thuế và phụ phí như hôm 28/5/2008, trong giờ cao điểm đã có hơn 27000 người truy cập cùng lúc để mua vé. - Có thể nói việc Hãng chuyển đổi thành mô hình hàng không giá rẻ và cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng là một trong những lý do khiến thị trường thẻ của ngân hàng 2 năm qua có sự tăng trưởng, bởi đôi khi khách hàng làm thẻ tại ngân hàng chỉ để mua vé máy bay của Hãng và “rình” chờ những đợt giá siêu rẻ có thể tận dụng ngay. 3.2. Chiến lược phát triển: - Luôn hướng đến việc đưa ra giá vé máy bay thấp hơn giá vé truyền thống 30% và thương hiệu mới không làm tăng giá vé: Tất nhiên khi ra mắt một thương Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 65 hiệu mới thì việc quảng bá cho hình ảnh mới là điều không thể không làm. Chiến dịch truyền thông quảng bá thương hiệu mới của Hãng dự kiến sẽ kéo dài 2,5 tháng từ giữa tháng 5 đến hết tháng 7. Ngân sách cho chương trình này dự kiến là 5 triệu đôla Mỹ. Giá vé máy bay của Jetstar Pacific Airlines dựa trên sự chấp nhận của thị trường và nhu cầu cạnh trah, cũng như mục tiêu phát triển thị trường. Việc Hãng chi một khoản tiền lớn cho thương hiệu mới Jetstar được coi là khoản đầu tư dài hạn, nên sẽ không làm tăng giá vé. - Tinh giản bộ máy và tiết kiệm chi phí: Khi trở thành Jetstar Pacific, giữa Pacific Airlines và Jetstar Airways có sự phân công công việc để tinh giản bộ máy và tiết kiệm chi phí cho cả hai bên. Một số công việc Hãng sẽ bàn giao cho Jetstar Airways và ngược lại. Theo đó, Hãng sẽ đảm nhiệm một số công việc tại Việt Nam cho tất cả các Hãng hàng không mang thương hiệu của Jetstar. Cơ cấu giá vé của Jetstar Pacific sẽ được điều chỉnh do Pacific Airlines thực hiện việc đồng nhất các chính sách thương mại, dịch vụ, phân phối với Jetstar.  Trong thời gian tới, Hãng sẽ thực hiện kế hoạch 6 điểm bao gồm: Điều hành hãng hàng không giá rẻ nhất và lợi nhuận cao ở khu vực Châu Ấ - Thái Bình Dương, tạo cho Jetstar Pacific có thể bán giá vé thấp lâu dài và ổn định; Hoạt động có hiệu quả và thực hiện các chuyến bay đúng giờ; Cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho tất cả các hành khách; Cải tiến liên tục hãng thông qua phát triển và đổi mới; Tiêu chuẩn an toàn cao và môi trường làm việc an toàn; Thân thiện với môi trường và cộng đồng. 3.3. Phương hướng mở rộng mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng. Hiện nay, Hãng đang tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về các khách sạn ở Việt Nam để đưa lên website của Jetstar Pacific Airlines. Đồng thời, Hãng cũng xúc tiến việc hợp tác với các công ty du lịch, công ty bảo hiểm, công ty vận tải một cách chặt chẽ để trong thời gian tới, hành khách có thể kết hợp mua vé máy bay, thanh toán tiền khách sạn, mua tour du lịch, thuê xe ô tô, mua bảo hiểm du Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 66 lịch cùng trong một giao dịch mua vé qua website của Jetstar Pacific hoặc các trung tâm phục vụ khách hàng, phòng vé và đại lý của Jetstar Pacific (Hiện nay, trên website của Hãng đã có những dịch vụ này nhưng mới ở nước ngoài, chưa có ở Việt Nam do việc chuyển sang thương hiệu mới mới diễn ra chưa đầy 2 tháng). Ngoài ra trong tương lai, hành khách sẽ có thể đặt chỗ và thanh toán cho một hành trình bay nhiều chặng của nhiều thành viên Jetstar khai thác trong một vé máy bay, và thậm chí hành trình gồm các chặng của các Hãng hàng không khác nhau, bởi không một Hãng hàng không nào có thể bay đến cả thế giới. Tuy nhiên để làm được điều này thì còn cần thời gian bởi xây dựng hệ thống thanh toán liên kết được các Hãng là việc không dễ dàng. 4. Những khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng TMĐT của Hãng. Phải khẳng định rằng việc Hãng chuyển từ sử dụng vé giấy sang vé điện tử đã là cả một bước tiến quan trọng. Ngoài ra Hãng là còn nơi đầu tiên ở Việt Nam cho phép thanh toán online, tuy nhiên muốn thanh toán online liên quan đến sự phát triển của cả một hệ thống ngân hàng, những tiện ích, những dịch vụ ngân hàng cung cấp. Muốn vậy cần có sự hỗ trợ cơ sở hạ tầng và xem xét tình hình thực tế ở Việt Nam. Muốn bán vé online nhưng đường bay chủ yếu hiện nay Hãng Jetstar Pacific đang khai thác là đường bay nội địa, vì vậy lượng người trong nước có thẻ tín dụng thanh toán không nhiều, vấn đề an ninh và an toàn thông tin cá nhân vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trong quá trình triển khai thanh toán online bằng thẻ tín dụng, Hãng đã gặp phải tình huống khó khăn đó là hiện tượng khách sử dụng thẻ tín dụng “chùa”. Do trong quy định của ngân hàng, trong vòng 45 ngày, chủ thẻ có quyền từ chối thanh toán giao dịch nếu chủ thẻ chứng minh được không liên quan đến giao dịch đó, chính vì vậy mà từ ngày đưa hình thức TMĐT vào hoạt động đến ngày 12/9/2007, Hãng được Ngân hàng Ngoại thương thông báo có 545 giao Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 67 dịch với tổng số tiền trên 1 tỉ đồng và hơn $14000 bị chủ thẻ khiếu nại không thực hiện giao dịch; đồng thời tổ chức phát hành thẻ quốc tế chính thức từ chối thanh toán cho Hãng , với số tiền trên 440 triệu đồng và hơn $2600 cũng với lý do chủ thẻ không thực hiện các giao dịch này. Thực ra đây là một dạng tội phạm công nghệ cao cũng ko mấy xa lạ trong kinh doanh trực tuyến khi cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng, đặc biệt rộ lên khi các Hãng hàng không giá rẻ vào Việt Nam, Hãng Tiger Airways và Asian Air đều đã gặp phải tình trạng này nhưng chưa có biện pháp phòng trừ. Để đối phó với dạng tội phạm này, Hãng đã điều động một đội ngũ nhân viên chỉ để rà soát thông tin thẻ của khách hàng. Nếu có dấu hiệu khả nghi như: tên chủ thẻ tín dụng khi khai báo trên mạng là người nước ngoài nhưng hành khách đi lại là người Việt Nam, nhân viên sẽ ghi lại và yêu cầu ra sân bay kiểm tra thẻ, yêu cầu trình thẻ; hoặc nhân viên Hãng sẽ ghi lại những đối tượng sử dụng thẻ tín dụng mua vé với giá cao nhất, sau đó mấy ngày yêu cầu Hãng hoàn lại vé, vì họ làm như vậy với mục đích lấy tiền, ko phải là vé v.v… Một khó khăn về công nghệ khác mà Hãng gặp phải đó là do giá cả của Jetstar Pacific rất cạnh tranh và hợp lý, ngày càng nhiều người tìm đến Hãng hàng không giá rẻ, do đó tình trạng mạng quá tải những đợt cao điểm là thường xuyên xảy ra, đến mức nhiều người nghi ngờ rằng có phải những đợt khuyến mãi giá vé siêu rẻ là để “đánh bóng thương hiệu” hay không, thực chất có bao nhiêu vé được bán ra, ai mua được vé v.v… Thực chất nguyên nhân sự cố này là hệ thống bán vé điện tử của Jetstar Pacific có máy chủ đặt ở Úc, việc kết nối đường truyền Internet ra nước ngoài được thực hiện thông qua thuê đường truyền từ các nhà cung cấp ISP tại Việt Nam, Trước tình trạng này, Jetstar Pacific đã tìm cách khắc phục bằng cách ký hợp đồng với nhà cung cấp Telstra của Úc thuê thêm đường truyền tốc độ cao để sử dụng hoặc có thể tiến tới lắp đặt máy chủ tại Việt Nam nếu tình hình không được cải thiện. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 68 Nói chung những trở ngại Hãng gặp phải trong quá trình triển khi ứng dụng TMĐT trải đều trên các khía cạnh như nhân sự (cần có đội ngũ kỹ thuật thật giỏi), vấn đề an toàn bảo mật, tâm lý, văn hóa người sử dụng Internet, công nghệ, chính sách Nhà nước hỗ trợ thúc đẩy TMĐT v.v… 5. So sánh mô hình ứng dụng TMĐT của Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines) và Vietnam Airlines. 5.1. Đôi nét về Vietnam Airlines. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao và yêu cầu hội nhập giữa hàng không dân dụng các nước, vào tháng 4/1993, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines được thành lập trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của Đoàn bay 919 và Hàng không dân dụng Việt Nam. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Vietnam Airlines đã có những bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt đặc biệt là việc mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ hiện đại. Vietnam Airlines đã trở thành thành viên chính thức của của Tố chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vân tải Hàng không quốc tế (IATA) và đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn khai thác hàng không IOSA – bộ tiêu chuẩn được đánh giá vô cùng khắt khe do tổ chức AQS (Aviation Quality Services) được IATA chỉ định thực hiện. Hiện Hãng đang khai thác và hợp tác khai thác đến 18 thành phố trong nước và 41 điểm trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ. Năm 2007, hãng đã vận chuyển được trên 8 triệu hành khách, tăng 16%, trong đó vân chuyển nội địa tăng 21% và vận chuyển quốc tế tăng 6,2% so với năm 2006. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, Vietnam Airlines phấn đấu trở thành một hãng hàng không tầm cỡ, có bản Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 69 sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. 5.2. So sánh mô hình ứng dụng TMĐT của hai Hãng hàng không. Như đã trình bày ở phần giới thiệu về lịch sử ra đời Hãng hàng không Pacific Airlines, trước đây Vietnam Airlines chiếm đa số cổ phần trong Pacific Airlines. Vai trò của Pacific Airlines trong hệ thống các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam từng chỉ được xem là phối hợp, hỗ trợ Vietnam Airlines trên các thị trường nội địa, truyến trục và quốc tế khu vực. Nhiều người cho rằng khi đó, Vietnam Airlines đối xử với Pacific Airlines như một “công ty con” trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Vì vậy, việc so sánh mô hình ứng dụng TMĐT của 2 Hãng có ý nghĩa trong việc tách Pacific Airlines (nay là Jetstar Pacific Airlines) ra khỏi “cái bóng” của Vietnam Airlines. Nếu để so sánh về nguồn lực, về danh tiếng, về vị trí trong nước và khu vực thì lẽ dĩ nhiên Vietnam Airlines có ưu thế vượt trội. Vietnam Airlines luôn chiếm thị phần chuyến bay nội địa cao nhất, vã lẽ tất nhiên, theo xu hướng hội nhập, TMĐT phát triển thì Vietnam Airlines cũng không thể làm ngơ. Jetstar Pacific Airlines Vietnam Airlines Giống nhau  Hiện nay đều đang sử dụng vé điện tử thay thế vé giấy tiết kiệm chi phí cho cả 2 Hãng rất nhiều.  Đều tỏ ra năng động trong việc tận dụng và khai thác kênh thông tin tiếp thị Internet, cả hai Hãng đều đã xây dựng được website để sản phẩm và dịch vụ của mình và chịu khó duy trì, cập nhật thông tin về Hãng, về các chính sách ưu đãi cho khách hàng, tra cứu giá vé, tra cứu vé điện tử, tra cứu Lịch bay v.v…  Thực hiện quảng cáo trực tuyến qua các website du Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 70 lịch, báo mạng bằng việc thuê chỗ đặt banner quảng cáo và logo lên các website đó. Khác nhau - Cho phép thanh toán trực tuyến khi khách hàng muốn mua vé của Hãng với 3 hình thức thanh toán trực tuyến đa dạng, thuận tiện cho khách hàng, đặc biệt là hình thức thanh toán qua ngân hàng Techcombank, việc thanh toán càng trở nên dễ dàng hơn với SMS-banking, Internet Banking … - Có kế hoạch liên kết các công ty du lịch, bảo hiểm, vận tải để tiến tới cung cấp dịch vụ “tất cả trong 1” trực tuyến cho khách hàng. - Chưa cho phép thanh toán trực tuyến. Hiện nay khách hàng mới chỉ có thể vào website của Vietnam Airlines, tìm kiếm chuyến bay rồi tra cứu giá, sau đó họ muốn mua sẽ phải ra đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines. Hiện nay Vietnam Airlines cũng đang xúc tiến triển khai thanh toán trực tuyến. - Chưa có kế hoạch cung cấp các dịch vụ tương tự cho khách hàng. Kết luận: Nếu xét riêng trên góc độ ứng dụng TMĐT thì rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận rằng Jetstar Pacific Airlines đang đi trước Vietnam Airlines một bước khi xây dựng được hệ thống thanh toán trực tuyến hiệu quả cùng phương hướng phát triển mô hình ứng dụng TMĐT mạnh hơn nữa trong tương lai. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 71 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM Dù việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không Pacific Airlines (nay là Jetstar Pacific Airlines) đạt được những thành công đáng kể nhưng những trở ngại khó khăn gặp phải thì cũng không ít. Có thể nói những khó khăn trở ngại đó cũng là khó khăn chung cho ngành hàng không Việt Nam khi bước vào quá trình hội nhập với TMĐT, nhất là mới đây đã có thêm một số Hãng hàng không tư nhân được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, việc đưa ra được những giải pháp hữu ích giúp cho người đi sau tránh được những khó khăn của người đí trước là vô cùng cần thiết. Chính từ những thực tế đó, chương 3 sẽ đưa ra một số giải pháp từ giải pháp vĩ mô cấp Nhà nước tới giải pháp vi mô tầm doanh nghiệp với mục đích tạo điều kiện cho TMĐT được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ vào ngành hàng không – một ngành đang rất phát triển tại Việt Nam trên con đường hội nhập. Chính phủ cũng thể hiện những nỗ lực trong việc khuyến khích thúc đẩy TMĐT phát triển thông qua việc ra quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thế phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010, ứng dụng TMĐT dù trong ngành nào cũng phải phù hợp với kế hoạch chung của quốc gia. I. Giải pháp vĩ mô. 1. Tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cho TMĐT, tạo môi trường pháp lý linh hoạt. Để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động TMĐT, cần quy định và hướng dẫn chi tiết hơn nữa về việc ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực hoạt Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 72 động đặc thù như sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan trung gian, bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, v.v…. Sở dĩ cần hướng dẫn chi tiết hơn nữa vì trong thực tế mặc dù được pháp luật công nhận, nhưng hiệu lực của các chứng từ điện tử ko dễ được chấp nhận. Trường hợp bán vé điện tử của Vietnam Airlines là một ví dụ. Trước đây, vé máy bay (cuống vé) được coi là một loại hóa đơn, nhưng khi chuyển sang bán vé điện tử thì sẽ không có cuống vé, thay vào đó là những chứng từ điện tử được lưu giữ trong hệ thống thông tin của hãng. Mặc dù pháp luật coi chứng từ điện tử có giá trị “như văn bản” và “như bản gốc” nhưng thực tế Tổng cục thuế chưa sẵn sàng chấp nhận các chứng từ điện tử này, chính vì thế mà Vietnam Airlines được yêu cầu khi bán vé điện tử vẫn phải kèm theo phiếu thu bằng giấy. Yêu cầu này làm cho vé điện tử chỉ là một giải pháp nửa vời, vì trái với mục tiêu giảm chi phí quản lý gắn với giấy tờ và gây khó khăn cho việc bán vé hoàn toàn qua mạng. Tuy nhiên Vietnam Airlines mới chỉ là trường hợp đầu tiên. Những khó khăn của doanh nghiệp này chính là những khó khăn mà các doanh nghiệp muốn triển khai TMĐT trong tương lai sẽ gặp phải nếu ko được giải quyết ngay từ bây giờ. 2. Đẩy mạnh đào tạo và tuyên truyền về TMĐT. Bên cạnh hoạt động đào tạo học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục chính quy thì cần chỉ đạo các bộ ban ngành phối hợp với các tổ chức xã hội, các tổ chức xúc tiến thương mại và hiệp hội ngành nghề để triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ về TMĐT cho cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Nội dung đào tạo bước đầu là nhằm cung cấp cho học viên vừa biết lợi ích của TMĐT và nắm được các điều kiện cần thiết để tham gia, sau đó có thể ra làm công tác giảng dạy, góp phần tuyên truyền nâng cao lợi ích nhận thức của doanh nghiệp với vấn đề TMĐT. Đối với đối tượng là cán bộ lãnh đạo Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 73 quản lý thì cần cung cấp tri thức cơ bản về quản lý Nhà nước đối với TMĐT và vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành liên quan và các địa phương xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo cấp tốc đội ngũ chuyên gia tin học, TMĐT. Xây dựng quy trình, nghiệp vụ, kỹ thuật của TMĐT để đào tạo lại, tập huấn cho các cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp cơ quan, tổ chức tham gia TMĐT. Lên kế hoạch mời chuyên gia, tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng về TMĐT cho các cán bộ trong cơ quan, doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến và đào tạo khác, đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và qua mạng Internet. Sử dụng báo chí, đài phát thanh, truyền hình làm các kênh phổ biến thông tin và tuyên truyền rộng rãi về TMĐT trong nhân dân nhằm xây dựng tập quán mua sắm tiên tiến nhờ ứng dụng TMĐT. Đặc biệt cần quan tâm, chú trọng tới lớp trẻ bởi đây là thành phần có cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới nhất và có khả năng nắm bắt nhanh. Cần có biện pháp phổ cập tin học và hỗ trợ hệ thống máy tính tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc trực tiếp với các phương tiện điện tử. Phải có kế hoạch đưa tin học thành môn học bắt buộc và được lồng ghép vào các môn trong trường phổ thông. 3. Đầu tư xây dựng và nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia lên ngang tầm với các nước trong khu vực. Nhà nước cần ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ phục vụ hoạt động TMĐT, các tiêu chuẩn chung sử dụng trong TMĐT, giảm thuế nhập khẩu các thiết bị công nghệ thông tin và có chính sách ưu đãi đối với các đơn vị sản xuất thiết bị công nghệ thing tin trong nước. Việc ban hành tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực công nghệ thông tin là rất cần thiết Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 74 để làm cơ sở cho việc ứng dụng rộng rãi và phát triển công nghệ thông tin. Chính phủ cần nhanh chóng triển khai “chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến cuối năm 2020”. Hoàn thiện tin học hóa các hệ thống ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, điện lực …. Đầu tư hợp lý cho các ngành nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở xây dựng và chế tạo công nghệ phục vụ phát triển. Ứng dụng TMĐT mạnh mẽ có sự góp phần không thể thiếu của Internet. Tuy nhiên lượng người có điều kiện truy cập Internet tốc độ cao ở Việt Nam chưa phải là nhiều, chất lượng đường truyền đôi khi còn thấp. Vì vậy muốn TMĐT được ứng dụng rộng rãi cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam (ISP). Việc nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia lên ngang tầm với các nước trung bình trong khu vực là việc làm rất cần thiết để đẩy mạnh hiệu quả của hạ tầng công nghệ thông tin. Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì xây dựng tiêu chuẩn hạ tầng thông tin quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho việc kết nối và vận hành qua lại với hạ tầng công nghệ thông tin ASEAN và các nước khác. 4. Bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn thông tin trong TMĐT. Đây luôn là mối lo ngại hàng đầu của bất cứ cá nhân, tổ chức nào khi tham gia TMĐT. Vì vậy để đảm bảo bí mật thông tin, Nhà nước cần ban hành chính sách mật mã quốc gia cho TMĐT, ban hành tiêu chuẩn về khóa mã thông tin, chữ ký số, chứng thực …và thành lập những trung tâm tin học kết hợp với các viện nghiên cứu, các trường Đại học để xây dựng hạ tầng mã khóa công khai. Tuy nhiên công nghệ an ninh đang biến hóa rất nhanh và Chính phủ nên để khu vực tư nhân đi đầu trong việc phát triển công nghệ an toàn theo kịp mức độ hiện đại. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 75 Ngoài ra , cũng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống và xử lý tội phạm mạng. Cần có văn bản quy định rõ ràng về các nội dùng thông tin được phép trao đổi qua Internet, các luật về bảo vệ dữ liệu nhằm ngăn cản không cho thông tin được truyền gửi tới những nơi không có phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin. 5. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử, sử dụng thẻ tín dụng trong TMĐT và tổ chức cơ quan chứng thực điện tử. Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến thanh toán điện tử làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động chuyển tiền, thanh toán chuyển khoản, sử dụng thẻ…trong giao dịch TMĐT. Đặc biệt cần sớm hoàn thiện Luật thanh toán điện tử và Nghị định thanh toán điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, các văn bản về thanh toán liên ngân hàng, quy định về quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ thanh toán điện tử. Cần nghiên cứu, xây dựng phương án phát hành tiền điện tử phục vụ giao dịch TMĐT. Trong phạm vi các tổ chức tín dụng cần phải có chương trình đầu tư và tổ chức được hệ thống kế toán thanh toán theo mô hình tập trung hóa tài khoản. Ngoài ra cần xây dựng cổng thanh toán để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển, thành lập trung tâm xúc tiến và hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ trong giao dịch TMĐT. Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất cho quy trình thanh toán điện tử, cũng cần đẩy mạnh công nghệ bảo mật và an toàn cho quá trình này. Nhà nước cần chỉ đạo các Bộ ngành thích hợp nghiên cứu và xây dựng hệ thống bảo mật tốt, đảm bảo an toàn bí mật thông tin cho các bên. Trong việc đảm bảo an toàn còn cần đến vai trò của tổ chức Trung gian làm nhiệm vụ chứng thực. Nhà nước cần sớm thành lập Trung tâm chứng thực hoặc có cấp phép cho các tổ chức chứng thực đủ điều kiện hoạt động để để chứng thực chữ ký điện tử cho các bên. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 76 Cuối cùng là cần tuyên truyền để người dân, các doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt. Phổ biến cách thức sử dụng và khuyến khích các chủ thể tham gia kinh tế có thói quen thanh toán với thẻ và tài khoản thông qua các phương tiện điện tử. II. Giải pháp vi mô. 1. Đối với người tiêu dùng Rõ ràng trong ứng dụng TMĐT trong ngành hàng không, khách hàng là một mắt xích vô cùng quan trọng. Vì vậy ngoài giải pháp từ phía Chính phủ thì cũng có giải pháp từ phía chính những người tác động tới quá trình hoạt động của ngành khi ứng dụng TMĐT. Mua sắm trực tuyến không còn là điều xa lạ với cư dân mạng hiện nay khi các website TMĐT ra đời, và trong lĩnh vực này là mua vé máy bay trên website của Hãng hàng không. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi mua sắm trên mạng, bản thân khách hàng cần tự nhận thức và trang bị cho mình kiến thức để phòng tránh các nguy cơ đánh mất dữ liệu cá nhân 2. Đối với các Hãng hàng không. 2.1. Xây dựng kế hoạch tiếp cận và phát triển TMĐT. Bước này càng quan trọng đối với những Hãng hàng không mới được thành lập mà cũng có ý định triển khai TMĐT. Trước tiên, các Hãng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng chiến lược tham gia TMĐT, phân tích phương hướng hoạt động kinh doanh của mình, phân đoạn thị trường và khách hàng mục tiêu, phải xác định mô hình ứng dụng và chiến lược thực hiện, sau đó mới xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện TMĐT. Các Hãng cần nghiên cứu thị trường TMĐT trong ngành hàng không, chẳng hạn như nghiên cứu đối tượng khách hàng tiềm năng trên mạng, xem dịch vụ nào thích hợp để kinh doanh. Ví dụ như với Jetstar Pacific Airlines có kế Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 77 hoạch hợp tác với công ty vận tải cung cấp dịch vụ cho thuê xe ô tô trực tuyến, đây là hình thức hay và mới nhưng ở Việt Nam, nhu cầu thuê xe ô tô đi lại không nhiều và khi đặt thuê xe trực tuyến như vậy lại đòi hỏi công ty vận tải cũng phải có điều kiện về hạ tầng công nghệ tốt và thích ứng được với Hãng, có thế việc hợp tác giữa các bên mới có thể lâu dài và tốt đẹp. Phân tích thị trường TMĐT của ngành hàng không trong nước cũng như nước ngoài ở hiện tại và trong tương lai. Khi nghiên cứu thị trường cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là ai, tức là phải tìm hiểu sự có mặt của họ trên mạng, trình độ công nghệ, phương án kinh doanh và kế hoạch tiếp thị, hướng đầu tư của đối thủ, mức độ ứng dụng TMĐT hiện tại của đối thủ… Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho các Hãng xác định được lợi thế cạnh tranh của mình, từ đó có cơ sở cho việc xác định các bước đi cụ thể để triển khai ứng dụng TMĐT. Tiếp theo, các Hãng cần xác định rõ mục đích ứng dụng của TMĐT trong từng giai đoạn: thăm dò kênh kinh doanh qua mạng, nâng cao nhận thức hiểu biết về TMĐT, tìm hiểu mô hình TMĐT B2C vì đây là mô hình mà các Hãnh sẽ áp dụng khi ứng dụng TMĐT (ở Việt Nam điều kiện chưa cho phép triển khai ứng dụng TMĐT B2B trong ngành hàng không như phân tích trong phần Ứng dụng TMĐT trong ngành hàng không trên thế giới bởi các doanh nghiệp hàng không Việt Nam không đủ nguồn lực cần thiết và nhu cầu không lớn.), cung cấp cho khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của Hãng , thực hàng Marketing trực tuyến, tiến hành xây dựng hệ thống thanh toán điện tử, cuối cùng là đào tạo nhân lực, cải tiến cơ cấu quản lý cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. 2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc Như đã trình bày ở phần trước, do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, nên nhu cầu tìm đến các Hãng hàng không ngày càng lớn, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ bởi phù hợp với thu nhập với đa số người dân. Bởi vậy việc có một hệ thống mạng tốt, đảm bảo Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 78 khách truy cập website của Hãng được ổn định, hệ thống server tốt, không bị tình trạng quá tải … Doanh nghiệp cần luôn cập nhật các công nghệ mới bằng việc có nguồn ngân sách đầu tư thích đáng cho công nghệ, tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc cho doanh nghiệp mình, như vậy việc triển khi TMĐT mới dễ dàng hơn. Đặc biệt lưu ý đến công nghệ bảo mật bởi công nghệ thay đổi từng ngày, trình độ của các tội phạm công nghệ lại ngày càng tinh vi, việc cập nhật tin tức thường xuyên để có biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết. 2.3. Xây dựng, duy trì và nâng cấp website TMĐT. Xây dựng website là một bước không thể thiếu khi tiến hành kinh doanh trên Internet. Giờ đây, người ta coi việc các doanh nghiệp , các Hãng hàng không có website riêng là một điều đương nhiên, thậm chí nếu không có hoặc có nhưng không hấp dẫn người ta có thể nghi ngờ ngay chất lượng của Hãng. Vì vậy, website không thể chỉ dừng ở mức độ cung cấp thông tin về Hãng, giới thiệu các chuyến bay, dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng, mà cần thực hiện nâng cấp hoàn toàn thành một website TMĐT được trang bị các công cụ để thực hiện giao dịch qua mạng nhằm quảng bá thương hiệu của Hãng, thu hút và gia tăng khách hàng. Các Hãng có thể tìm một công ty dịch vụ TMĐT để được tư vấn và nhờ họ thiết kế website sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất. Duy trì trang web là duy trì một kênh tiếp thị trực tuyến với khách hàng trên mạng. Các Hãng cần có biện pháp duy trì, củng cố và phát triển trang web, có kế hoạch đầu tư nhân lực để phát triển kênh tiếp thị trên mạng hiệu quả. 2.4. Marketing website thương mại điện tử. Chi phí cho việc marketing website là không cao, các Hãng đều có thể áp dụng. Chính vì vậy, TMĐT có sự cạnh tranh gay gắt, để thành công trong TMĐT , mỗi Hãng cần tạo được nét đặc trưng riêng cho website mình, coi Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 79 website như một công cụ trực tuyến để thu hút sự chú ý của khách hàng đến với Hãng. Cần tập trung vào marketing cho website và tận dụng Internet như công cụ phục vụ việc học hỏi, nghiên cứu, quan sát thị trường và thị hiếu của khách hàng, khách sạn có thể thực hiện các biện pháp sau: - Sử dụng dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên các website du lịch, báo mạng. - Đăng ký địa chỉ website, từ khóa, lĩnh vực của website trên các công cụ search nổi tiếng như Yahoo, Google … - Tham gia tích cực trên các cổng thông tin thương mại điện tử về dịch vụ du lịch khách sạn, điển hình là www.hotels.com.vn bởi du lịch luôn đi kèm với hàng không, phương tiện vận chuyển bằng máy bay luôn được hàng khách ưu ái bởi nhanh, tiết kiệm thời gian. Vì vậy từ trước đến nay, vốn dĩ du lịch và hàng không đã luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Hoặc thậm chí các Hãng có thể quảng bá website thông qua www.asiarooms.com – trang web chuyên cung cấp thông tin du lịch, đặt tour, đặt phòng khách sạn ở Úc, Thái Lan, Singapore và Việt Nam. Vì vậy, nếu tiếp thị website của các Hãng hàng không trên trang này sẽ đến được với cả khách hàng trong nước và nước ngoài, đối tượng khách hàng rất rộng lớn. Nếu các Hãng muốn dùng TMĐT như là công cụ để marketing, tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng thì có thể khoán việc này cho một công ty chuyên về marketing qua mạng thực hiện. 2.5. Tái cơ cấu doanh nghiệp trên cơ sở ứng dụng TMĐT. Do ứng dụng TMĐT và bổ sung các công nghệ mới nên tất yếu sẽ có sự thay đổi về cách thức kinh doanh và cơ cấu tổ chức. Các Hãng cần sắp xếp lại cơ cấu tổ chức để nhanh chóng thích ứng với những yêu cầu của công nghệ mới. Trước tiên phải thiết lập bộ phận để triển khai ứng dụng TMĐT, bộ phận này có thể nằm trong phòng máy tính, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, đồng Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 80 thời các Hãng cần bổ sung nhân lực am hiểu về công nghệ mới cho bộ phận này. Sau khi đã ổn định và bước vào kinh doanh, Hãng nên giao việc kinh doanh qua mạng cho bộ phận kinh doanh để thực hiện duy trì và triển khai các phương pháp và kỹ thuật kinh doanh trực tuyến. 2.6. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Để có thể ứng dụng TMĐT, trước tiên các Hãng cần tổ chức đào tạo, nâng cao hiểu biết về TMĐT cho đội ngũ lãnh đạo, cử các cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh tham gia các khóa học về xây dựng các giải pháp kinh doanh TMĐT trong lĩnh vực hàng không. Tiếp theo, các Hãng có thể tuyển dụng và đào tạo nhân sự chuyên môn về TMĐT cho bộ phận tin học, cần thiết phải có đội ngũ nhân sự chuyên môn về TMĐT như kỹ thuật, marketing qua mạng, phục vụ khách hàng qua mạng, xây dựng nội dùng, nghiên cứu thị trường online …Để thực hiện marketing website (ví dụ như qua website www.asiarooms.com) cũng như tìm kiếm khách hàng quốc tế nhất thiết phải có nhân sự giỏi ngoại ngữ và biết thực hiện marketing qua mạng. Đây là công việc được thực hiện thường xuyên nên các Hãng cần chú trọng bồi dưỡng và đào tạo cho nhân viên cả ngoại ngữ lẫn e-marketing. Quả thật, TMĐT luôn là một giải pháp kinh doanh hữu hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành hàng không cũng cần phải hướng tới trong tương lai. Nếu đứng ngoài cuộc sân chơi này, chắc chắn Hãng đó sẽ không thể tồn tại được lâu khi mà các Hãng khác liên tục cập nhật được những thông tin mới nhất, hình ảnh mới nhất, chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhất đến được khách hàng một cách nhanh nhất. Như đã trình bày trong phần Giải pháp, để ứng dụng tốt và hiệu quả TMĐT trong ngành hàng không ở Việt Nam, không phải chỉ có nỗ lực của từng doanh nghiệp mà cần có chỉ đạo hợp lý, chính sách đúng đắn của Nhà nước từ trên xuống, tất cả phải được thực hiện đồng bộ, nhất Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 81 quán thì mới phát triển được, bởi rõ ràng, dù doanh nghiệp có vạch ra được kế hoạch ứng dụng TMĐT riêng trong ngành hàng không hay đến mấy cũng phải phù hợp với kế hoạch phát triển TMĐT chung. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 82 Kết luận Thương mại điện tử là một yêu cầu tất yếu của hội nhập, trước xu thế toàn cầu hóa. Khi nền kinh tế mở cửa mà các doanh nghiệp ngành hàng không chỉ dùng các phương thức kinh doanh truyền thống thì cơ hội hợp tác, cơ hội thu hút nhiều khách hàng là vô cùng khó khăn, họ sẽ tự trói buộc mình trong cái vòng nhỏ hẹp trong khi đó các nước trong khu vực đã triển khai thành công TMĐT mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế to lớn. Trong cuốn sách bán chạy “The World is flat” (Thế giới phẳng), nhà báo Mỹ Thomas L.Friedman đã nhiều lần khẳng định “sân chơi đã được san phẳng” do toàn cầu hóa và TMĐT đem lại, và ngành hàng không ở Việt Nam với những doanh nghiệp đã có chỗ đứng cũng như những doanh nghiệp mới được thành lập cũng nằm trong quy luật đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế Việt Nam hiện nay việc ứng dụng TMĐT còn bị hạn chế do những bất cập xuất phát từ cơ sở hạ tầng quốc gia cho đến những bất cập tồn tại trong chính các doanh nghiệp , các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong ngành hàng không nói riêng nên chủ động tìm cách khai thác triệt để, tận dụng những thế mạnh, lợi ích do TMĐT mang lại, cần am hiểu chiến lược áp dụng TMĐT, khai thác TMĐT phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Khi đã quyết định đầu tư ứng dụng TMĐT, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải nắm được cách thức triển khai, vận hành website, e-marketing ...một cách hiệu quả. Với sự ứng dụng TMĐT ngày càng mạnh mẽ, tin chắc rằng ngành hàng không Việt Nam sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh và vững bước trên con đường hội nhập cùng hàng không thế giới. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 83 Danh mục tài liệu tham khảo. A. Sách tham khảo, bài báo. 1. ThS Nguyễn Văn Thoan, Trường ĐH Ngoại thương, Bài giảng thương mại điện tử 2. Bộ Thương mại, Báo cáo thương mại điện tử năm 2006. 3. Bộ Thương mại, Báo cáo thương mại điện tử năm 2005 4. Tạp chí chuyên ngành Hàng không, 04/2008 5. Lê Thanh Nga, Kinh tế mạng và Thương mại điện tử. 6. Phạm Minh Nhật, Thương mại điện tử bao giờ thành hiện thực? 7. Nghị quyết 49/CP 22/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ. 8. Quyết định số 22/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 9. NXB Hà Nội, Thành công nhờ Internet 10. NXB Thống Kê, Hà Nội, Thương mại điện tử 11. J.Backu, Đặng Ngọc Dinh, Internet ở Việt Nam và các nước đang phát triển 12. Heritage Magazine, Tạp chí của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, 05/2008. 13. Brenda Kienan, Managing your E-commerce Business. 14. NXB Tata Mc Graw Hill, Rajesh Chakra Bahti, Vikas Kardile, The Asian manager’s handbook of e-commerce 15. A guide to the Visa/Master card Secure Electronic Transaction Specification. 16. Henry Stewart Publication, Journal of Airport Management : Volume 2, Number 2 / January-March 2008, Pages: 202 – 203. Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 84 B. Trang web 1. : Avionics Magazines. 2. A framework for a logistics e-commerce community network 3. An Integrated Framework for Business-To-Business Security and Connectivity 4. on%20in%20Business%20Aviation%20Industry.pdf 5. 6. 7. _id=43107 8. 9. =5f5e5d5f5f5c56 10. 11. 12. 13. 14. l_News.2004-07-02.4653 Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 85 MỤC LỤC Lời mở đầu ..................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ..................................... 4 I. Tổng quan về thƣơng mại điện tử. .............................................................. 5 1. Khái niệm Thương mại điện tử. ................................................................... 5 2. Đặc trưng của Thương mại điện tử. ............................................................ 6 2.1. Giao dịch TMĐT là giao dịch không giấy tờ (Paperless transactions) ... 6 2.2. Sự phụ thuộc vào công nghệ và trình độ CNTT của người sử dụng. ...... 7 2.3. TMĐT có tốc độ nhanh. .......................................................................... 8 3. Điều kiện tiền đề để ứng dụng TMĐT.......................................................... 8 3.1. Nhận thức xã hội. ................................................................................... 8 3.1.1. Sự nhận thức của Chính phủ nhằm để ra Chính sách và chiến lược quốc gia. .......................................................................................................... 8 3.1.2. Nhận thức về tác động văn hóa xã hội của Internet. ...................... 9 3.2. Hạ tầng cơ sở công nghệ. ...................................................................... 9 3.3. Hạ tầng cơ sở nhân lực. ....................................................................... 11 3.4. Hạ tầng cơ sở kinh tế. ........................................................................... 12 3.5. Hạ tầng cơ sở pháp lý. ......................................................................... 12 3.6. An toàn bảo mật trong TMĐT. .............................................................. 13 4. Đánh giá lợi ích và hạn chế của TMĐT. .................................................... 14 4.1. Lợi ích của TMĐT. ............................................................................... 14 4.1.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp. ..................................................... 14 4.1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng. .................................................. 15 4.1.3. Lợi ích đối với xã hội. ................................................................ 16 Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 86 4.2. Hạn chế của TMĐT. ............................................................................ 17 5. Các mô hình TMĐT cơ bản. ...................................................................... 18 5.1. Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B (Business to business) ......................................................................................................... 18 5.2. Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C (Business to Customer)........................................................................................................ 19 5.3. Các mô hình TMĐT khác. ................................................................... 20 6. Tổng quan hệ thống thanh toán điện tử. ................................................... 21 6.1. Khái niệm thanh toán điện tử. ............................................................. 21 6.2. Các hình thức thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử (Smart Card, Credit Card, DigiCash …) ............................................................................. 21 7. Marketing điện tử. ..................................................................................... 27 7.1. Khái niệm và mục đích của Marketing điện tử. .................................... 27 7.2. Các hình thức Marketing điện tử. ......................................................... 28 II. Tình hình triển khai TMĐT tại Việt Nam. ............................................ 29 1. Hàng hóa. .................................................................................................. 29 2. Các loại hình dịch vụ.................................................................................. 30 3. Các sàn giao dịch. ...................................................................................... 35 Chương 2. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TMĐT CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG PACIFIC AIRLINES .................................................................... 37 I. Vai trò của TMĐT trong kinh doanh lĩnh vực hàng không. .................. 37 1. Quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin và tiếp thị cho thị trường với chi phí thấp. .......................................................................................................... 37 2. Giảm chi phí. .............................................................................................. 38 3. Tăng doanh thu. ........................................................................................ 39 4. Xây dựng, mở rộng quan hệ với các đối tác. .............................................. 39 Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 87 5. Lợi thế cạnh tranh. ..................................................................................... 40 II. Ứng dụng TMĐT trong ngành hàng không trên thế giới. ..................... 41 1. Mối quan hệ doanh nghiệp – khách hàng. ............................................... 41 2. Quan hệ doanh nghiệp – doanh nghiệp ..................................................... 46 III. Phân tích mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng hàng không Pacific Airlines. .......................................................................................................... 49 1. Giới thiệu chung về Pacific Airlines. ......................................................... 49 1.1. Thời gian khủng hoảng. ........................................................................ 50 1.2. Thời gian khôi phục và phát triển. ........................................................ 51 1.3. Chiến lược kinh doanh .......................................................................... 53 2. Thực trạng ứng dụng TMĐT của Pacific Airlines .................................... 54 2.1. Giới thiệu website của Hãng và các chức năng của website. ................ 54 2.1.1. Trang chủ và chức năng các thanh thực đơn chính. .................... 54 2.1.2. Công cụ tìm kiếm chuyến bay, giá vé. ........................................ 57 2.2. Vé điện tử, Hệ thống thanh toán điện tử và cơ chế bảo mật thông tin. . 58 2.2.1. Vé điện tử. ............................................................................. 58 2.2.2. Cơ chế bảo mật trực tuyến. ....................................................... 59 2.2.3. Hệ thống thanh toán điện tử. ....................................................... 60 2.3. Ứng dụng Marketing điện tử qua quảng cáo trực tuyến. ...................... 62 3. Kết quả đạt được, chiến lược phát triển và phương hướng mở rộng mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng trong thời gian tới. ........................................... 63 3.1. Kết quả đạt được. ............................................................................. 64 3.2. Chiến lược phát triển ............................................................................ 64 3.3. Phương hướng mở rộng mô hình ứng dụng TMĐT của Hãng. ............. 65 4. Những khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng TMĐT của Hãng. 66 5. So sánh mô hình ứng dụng TMĐT của Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines) và Vietnam Airlines. ....................................................................... 68 5.1. Đôi nét về Vietnam Airlines. ................................................................. 68 Nguyễn Phương Thanh, Anh 17 – K43E – KT và KDQT 88 5.2. So sánh mô hình ứng dụng TMĐT của hai Hãng hàng không. ............. 69 Chương 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM .................................................................... 71 I. Giải pháp vĩ mô. ............................................................................. 71 1. Tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cho TMĐT, tạo môi trường pháp lý linh hoạt................................................................................. 71 2. Đẩy mạnh đào tạo và tuyên truyền về TMĐT. .......................................... 72 3. Đầu tư xây dựng và nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia lên ngang tầm với các nước trong khu vực. .................................... 73 4. Bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn thông tin trong TMĐT. .................... 74 5. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử, sử dụng thẻ tín dụng trong TMĐT và tổ chức cơ quan chứng thực điện tử. ........................................................ 75 II. Giải pháp vi mô. ...................................................................................... 76 1. Đối với người tiêu dùng ............................................................................. 76 2. Đối với các Hãng hàng không. ................................................................... 76 2.1. Xây dựng kế hoạch tiếp cận và phát triển TMĐT. ................................ 76 2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững chắc .............................. 77 2.3. Xây dựng, duy trì và nâng cấp website TMĐT. ..................................... 78 2.4. Marketing website thương mại điện tử. ................................................ 78 2.5. Tái cơ cấu doanh nghiệp trên cơ sở ứng dụng TMĐT. ......................... 79 2.6. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. ............................. 80 Kết luận ........................................................................................................ 82 Danh mục tài liệu tham khảo. ................................................................. 83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4117_4462.pdf
Luận văn liên quan