Lý do chọn đề tài
Chương I TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SÀI GÒN CO-OP Chương 2 HỆ THỐNG CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ CỦA SÀI GÒN CO-OP 2.1 Lựa chọn nhà cung cấp
2.2 Hệ thống thông tin
2.3 Vấn đề dự trữ
2.4 Phân phối - Thị trường tiêu thụ
2.5 Chính sách khách hàng
2.6 Liên kết với các doanh nghiệp trong nước về bán lẻ trong giai đoạn hội nhập :
Chương 3 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHUỖI SIÊU THỊ SÀI GÒN CO-OP
3.1 Những yếu tố chủ yếu đã góp phần tạo nên sự thành công cho Sài Gòn Co.op:
3.2 Những vấn đề cần khắc phục
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7602 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ của Sài Gòn Co-Op, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lyù do choïn ñeà taøi
Trong tiến trình hội nhập, yếu tố cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đi tìm cho mình những giải pháp giúp sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần đến dịch vụ logistics, logistics có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO. Những bất cập trong hoạt động logistics đang trở thành bức xúc lớn, nếu chúng ta không nhanh tháo gỡ để làm tốt dịch vụ này thì sức cạnh tranh của quốc gia, sức cạnh tranh của DN và hàng hóa Việt Nam sẽ bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa tính chất, quy mô hoạt động dịch vụ logistics cũng rất rộng, nó bao gồm: hoạt động vận tải biển, một công đoạn của cảng sếp dỡ hàng hóa và kho bãi, việc phân phối thông qua các đại lý, tổng đại lý bán buôn, bán lẻ,…Nó là cả một quá trình tổng hợp của tất cả các khâu từ sản xuất cho đến tay người tiêu dùng….
Tuy nhiên chúng ta mới dừng lại ở khâu dịch vụ nội địa, chứ chưa vươn được ra các nước khu vực và trên thế giới. Hay chúng ta mới “giải quyết” được một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ Logistics khép kín…Nước ta đã có trên một nghìn Doanh nghiệp đăng ký làm logistics, nhưng chỉ có khoảng 800 DN thực sự có tham gia hoạt động, trong đó DN Nhà nước chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH, DN cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các gia đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn. Đặc biệt, chuỗi cung ứng trong hệ thống logistics đang được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và thực hiện ngày một tốt hơn.
Có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam khá sôi động và hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia họat động. Vừa qua, Ngân hàng Thế Giới công bố chỉ số phát triển bán lẻ tòan cầu của Việt Nam trong năm 2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 trên Thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc). Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỷ USD mỗi năm, dự kiến tăng trưởng sức mua trong nước luôn đạt lớn hơn 20%. Điều đáng nói là chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và đứng thứ 5 trên thế giới trong khi chỉ số này trên toàn cầu đang giảm. Đó chính là vì người tiêu dùng Việt Nam ngày càng được hưởng nhiều hơn sự tiện dụng của hệ thống bán lẻ. Từ đó thói quen mua sắm thay đổi cũng như xu hướng tiêu dùng của họ cũng thay đổi và trở thành những khách hàng ngày càng khó tình. Điều này đòi hỏi chuỗi cung ứng trong việc bán lẻ phải ngày càng củng cố và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng.
Saigon Co-op được biết đến là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trong nước có mức doanh thu tương đối cao, chiếm vị trí số một trong số các nhà cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và lọt vào top 500 nhà bán lẻ lớn trong khu vực. Tuy nhiên, so với năm trước thì Saigon Coop ở hạng 330, năm nay đã tụt 37 bậc. Nguyên nhân của sự tụt giảm này do một phần là sự phát triển của các nhà bán lẻ quốc tế nhưng cũng cần xem xét lại chuỗi cung ứng trong việc bán lẻ của hệ thống Saigon Coop hiện tại thế nào và cần cải thiện ra sao để chuỗi cung ứng ngày một hoàn thiện hơn và doanh thu ngày một cao hơn. Đó chính là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài “HỆ THỐNG CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ CỦA SÀI GÒN CO-OP” để tìm hiểu rõ hơn về quy trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Chương I
TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SÀI GÒN CO-OP
Trải qua gần 20 năm với nhiều thăng trầm cùng với sự đi lên của nền kinh tế nước nhà, đến nay Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co-op) đã và đang khẳng định uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Saigon Co-op là một chuỗi hệ thống siêu thị đang hoạt động tại TP HCM và các tỉnh thành miền Trung – Nam, nằm trong top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Tiền thân là hợp tác xã (HTX) mua bán với tư duy thương mại mang đậm tính “cấp phát”. Lúc đó, hàng định lượng không đủ cung cấp cho khách hàng nên lãnh đạo Saigon Co-op buộc phải thiết lập mối quan hệ với các nhà sản xuất và những chủ vựa khu vực đồng bằng sông Cửu Long để mua thêm hàng hóa rồi bán ra với giá thỏa thuận. Đây chính là bước tập dượt cho đội ngũ nhân viên của Saigon Co-op làm quen với việc mua bán, đàm phán, ký kết hợp đồng... những việc còn rất mới mẻ, xa lạ trong ngành thương mại lúc bấy giờ. Chính vì vậy, đến khi mở cửa, cả đội ngũ cán bộ công nhân viên của Saigon Co-op đã “hội nhập” rất nhanh, kết hợp với việc cử cán bộ đi học, nghiên cứu thị trường, cung cách làm ăn cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của các HTX quốc tế, Saigon Co-op đã từng bước khẳng định vị trí của mình đối với người tiêu dùng VN. Năm 1996, siêu thị đầu tiên của Saigon Co-op ra đời, đây chính là sự quay lại với “sở trường” của Saigon Co-op nhưng đã có một sự “lột xác”, sự thay đổi thực sự từ tư duy “cấp phát” sang “phục vụ”, đánh dấu một chặng được vừa làm, vừa học, vừa xây dựng... của Saigon Co-op thành công ngày nay.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Giai đoạn 1989 – 1991:
Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh – Saigon Co-op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co-op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Giai đoạn 1992 – 1997:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co-op trên thị trường trong và ngoài nước.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co-opMart là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co-op.
Giai đoạn 1998-2007:
Giai đoạn 1998 -2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co-op. Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co-op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigòn Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống Siêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co-op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TPHCM và Việt Nam.
Năm 1998 Saigon Co-op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ (Các Siêu thị Co-opMart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng : hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co-opMart).
Tính đến 02/2008, hệ thống Co-opMart có 28 siêu thị bao gồm 16 Co-opMart ở TPHCM và 17 Co-opMart tại các tỉnh (Co-opMart Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Vĩnh Long, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hoà, Vị Thanh, Tam Kỳ, Tuy Hòa và Vũng Tàu, Huế). Co-opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng
THÀNH TÍCH SAU 15 NĂM HOẠT ĐỘNG
Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương
Tháng 8/1999 Thành lập Tổng Đại Lý Phân Phối.
Saigon Co-op nhận Huân Chương Vàng Nhà Bán Lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2004 và 2005
Thương hiệu Việt được yêu thích nhất do Báo SGGP tổ chức bình chọn (2005-2006-2007).
Dịch vụ Việt Nam chất lượng cao do Báo SGTT trao giải năm 2007
Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do tổ chức UNDP bình chọn 2007
Giải vàng chất lượng Châu Âu
Saigon Co-op nhận giải vàng chất lượng Châu Âu do tổ chức Business Initiative Directions trao tặng năm 2007
Dịch vụ được người tiêu dùng hài lòng nhất do Báo SGTT tổ chức bình chọn năm 2008
Chương 2
HỆ THỐNG CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ CỦA SÀI GÒN CO-OP
2.1 Lựa chọn nhà cung cấp
Co-opMart là khách hàng của nhiều nhà cung ứng hàng hóa nước ngoài nổi tiếng trên thị trường Việt Nam điển hình như Unilever, P&G, Pepsi Co, UNZA, Kao … và trong nước như Vinamilk, Vissan, Kinh Đô, Bibica. Bên cạnh đó Co.op Mart còn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
Để trở thành nơi “Mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà” những sản phẩm mà coop mart chọn phục vụ trong siêu thị là những sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, Co-opMart lựa chọn những đối tác uy tín, có thương hiệu trên thị trường; trên 85% hàng hóa của Co-opMart là hàng sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao.
Nắm bắt được thói quen đi chợ hàng ngày của người tiêu dùng, Co-opMart đã đưa những sản phẩm thực phẩm tươi sống vào siêu thị và thông qua việc hợp tác với các nhà cung ứng ở các chợ đầu mối cũng như các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường như Vissan,…
2.2 Hệ thống thông tin
Hệ thống siêu thị Co-opMart (TP.HCM), ngay từ ngày đầu hoạt động (năm 1996) đã sử dụng phần mềm FoxPro for DOS chạy trên hệ điều hành Netware, với tiêu chí đầu tiên là tốc độ quét (scan) mã hàng và in hóa đơn phải nhanh.
Win DSS
software for cash register
Report Tool and Retail Idea summarise sales records and put them into reports
MMS
manage sales records and figures
Nhưng do chỉ sử dụng một số phần mềm ứng dụng thông thường nên việc quản lý thông tin về hoạt động kinh doanh của Co-opMart vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu.
Năm 1999, bộ phận vi tính của Liên Saigon Co-op áp dụng một phần mềm quản lý mới, xây dựng bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access, áp dụng cho hầu hết các siêu thị trong hệ thống. Saigon Co-op đã mua một chương trình này từ một công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết các chương trình liên quan đến hàng hóa vật tư. Chương trình này chạy rất tốt và nhanh mặc dù nó có một giao diện khá xấu và bất tiện. Để khắc phục nhược điểm trên, bộ phận vi tính của Saigon Co-op đã viết những module tiện ích bổ sung cho chương trình chính và chúng có thể đảm nhiệm phần lớn công việc xử lý của hệ thống. Sau đó, bắt tay vào việc thiết kế một chương trình hoàn toàn mới có tính hệ thống rất cao mà vẫn bảo đảm tính dễ sử dụng và dễ bảo trì.
Hiện nay, do công tác quản lý đòi hỏi phần mềm phải có khả năng bảo mật cao, truy xuất từ xa, hỗ trợ ra quyết định... phù hợp với tốc độ phát triển kinh doanh của hệ thống siêu thị Co-opMart, cuối năm 2005 Saigon Co.op đã đầu tư gần 1,5 triệu đô la Mỹ để đặt mua hệ thống điện toán hiện đại ERP từ hai tập đoàn chuyên cung cấp phần mềm của nước ngoài, nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống Co-opMart.
Từ đầu năm 2006, Saigon Co-op đã đưa vào sử dụng hệ thống điện toán ERP (kết nối với các nhà cung cấp kiểm soát tồn kho, đặt hàng và bổ sung hàng tự động), sẵn sàng cung ứng hàng hóa theo đơn đặt hàng trong vòng 24 giờ, bảo đảm chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sài Gòn Coop còn áp dụng tiêu chuẩn ISO - HACCP nhằm kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra của hàng hóa.
ERP là gì?
ERP - Hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp (Enterprise resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác, với khách hàng đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. Chẳng hạn module CRM (quản lý quan hệ khách hàng) hay phần mềm kế toán trước đây là những phần mềm riêng biệt nay cũng được tích hợp vào hệ thống ERP. ERP hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất vì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được tự động hóa gần như toàn bộ từ việc mua nguyên vật liệu, quản lý dây chuyền sản suất, quản lý kho, bán hàng...đặc biệt là những doanh nghiệp đang quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Trên thế giới, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn triển khai và sử dụng trọn bộ giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực: Sản xuất chế tạo, kinh doanh dịch vụ. Qua thực tế đã được kiểm nghiệm, ERP được đánh giá cao trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả và là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.
Cấu trúc của hệ thống ERP?
Gồm 5 phần chính:
Quản lý giao dịch khách hàng (CRM - Customer Relationship Management): cung cấp các tính năng và công cụ phục vụ cho tiếp thị, bán hàng, dịch vụ, hỗ trợ tìm kiếm, thu hút và giữ khách.
Kinh doanh thông minh (Business Intelligence): cung cấp thông tin đặc thù về kinh doanh ở mọi lĩnh vực của công ty - từ tiếp thị và bán hàng, vận hành của hệ thống mạng đến các chiến lược và kế hoạch về tài chính.
Quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain Management): tích hợp hệ thống cung cấp mở rộng và phát triển một môi trường kinh doanh thương mại điện tử thực sự. Chương trình cho phép doanh nghiệp cộng tác trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua và bán, chia sẻ thông tin.
Thương trường (Marketplace): cung cấp một hạ tầng cộng tác tạo nên môi trường kinh doanh ảo, giúp mở rộng khả năng hiểu biết về thị trường cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa các quy trình kinh doanh với nhau.
Nơi làm việc (Workplace): là một cổng ra của công ty cho phép truy xuất thông tin, ứng dụng, dịch vụ bên trong cũng như ngoài công ty bất kỳ lúc nào. Mọi nhân viên, khách hàng, nhà phân phối, đầu tư, các đối tác môi giới trung gian... đều có thể sử dụng cổng vào này với chế độ bảo mật và phân quyền theo chức năng.
Những ưu điểm vượt trội của phần mềm ERP so với các phần mềm thông thường:
Tính tích hợp là ưu điểm lớn nhất của phần mềm ERP so với các phần mềm thông thường khác. Thay vì phải dùng nhiều phần mềm quản lý khác nhau cho các bộ phận các phòng ban thì nay tất cả các bộ phận, phòng ban sẽ tác nghiệp trên một phần mềm duy nhất. Xét về chức năng thì một phần mềm ERP có đầy đủ các chức năng của các phần mềm riêng biệt,
ERP = phần mềm kế toán + phần mềm hỗ trợ bán hàng + phần mềm quản lý nhân lực….
Không những thế các modules có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta vậy. Và một điểm vượt trội khác của phần mềm ERP so với các mềm thông thường là ERP quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy trình mà những phần mềm thông thường khác không làm được. Một quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước và thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp...
Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của doanh nghiệp thường liên quan đến nhiều phòng ban và phần mềm ERP thực hiện tốt trong việc phối hợp hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp trong khi các phần mềm quản lý rời rạc thường chỉ phục vụ cho một phòng ban cụ thể và không có khả năng phối hợp hay hỗ trợ các phòng ban hay bộ phận khác.
Ứng dụng ERP doanh nghiệp được lợi gì?
Doanh nghiệp được quản lý bằng phần mềm ERP linh hoạt và hiện đại. Mọi công việc quản lý của nhân viên được hỗ trợ và tối ưu hóa. Tất cả các nhân viên đều được phần mềm hỗ trợ thông tin cần thiết đúng với vị trí và trách nhiệm mình trong khi tác nghiệp. Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được phần mềm ERP cung cấp các thông tin chính xác một cách nhanh chóng và thông qua đó họ có thể biết được mọi tình hình của doanh nghiệp thông qua đó họ có thể đưa ra được những quyết định chính xác và đúng đắn. Như vậy, mọi nguồn lực của doanh nghiệp được tối ưu hóa các nhà lãnh đạo sẽ không còn phải chịu cảnh mập mờ thiếu thốn về thông tin, mọi báo cáo thống kê có thể có được bất cứ lúc nào…. Cũng như trước đây, các doanh nghiệp đầu tiên trong việc áp dụng phần mềm kế toán đều là các doanh nghiệp thành công. Rồi đây, ERP cũng sẽ trở nên phổ biến như việc áp dụng phần mềm kế toán bây giờ, các doanh nghiệp chậm chân hơn rất có thể sẽ phải trả giá cho sự chậm trễ của mình.
Ngoài việc trang bị các công cụ thông tin thông dụng như điện thoại và fax, Coop mart đã thiết kế hệ thống trao đổi thông tin cục bộ intranet (Intranet intermediary emailing system) . Đây là hình thức trao đổi thông tin thông qua kết nối trung gian, được quản lý bởi các máy chủ và các máy trạm, nhờ đó việc trao đổi thông tin trong nội bộ các phòng ban hiệu quả hơn. Hiện nay Coop.mart đang xúc tiến việc áp dụng hệ thống trao đổi thông tin giữa các siêu thị trong hệ thống Coop.mart dưới dạng telex. Đây là một hệ thống thông tin hữu hiệu với nhiều chức năng giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian và trao đổi thông tin nhanh chóng.
COMMUNICATION
SYSTEMS
Hơn nữa, Co-opMart đã xây dựng được một website cho riêng mình nhằm giúp cho khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về hệ thống Co-opMart như lịch sử hình thành Coop.mart, các mặt hàng hiện có cùng với giá cả, giảm giá, khuyến mãi và thông tin dịch vụ khách hàng. Website còn có chức năng liên hệ, nhận ý kiến phản hồi của khách hàng để nắm bắt kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Website được cập nhật thường xuyên nhằm chắc chắn rằng khách hàng có thể nhận được những thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vừa qua Microsoft và Saigon Co-op đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác doanh nghiệp về sử dụng phần mềm có bản quyền của Microsoft.
Theo đó, Microsoft sẽ cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho Saigon Co-op triển khai chuẩn hoá hệ thống công nghệ thông tin với những phần mềm có bản quyền của Microsoft. Theo thỏa thuận ký kết, Microsoft Việt Nam sẽ hỗ trợ, tư vấn, đào tạo cho Saigon Co-op trong quá trình triển khai đồng bộ tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý vận hành, và trao đổi thông tin an toàn trên nền công nghệ của Microsoft. Đồng thời, hai bên cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để triển khai và ứng dụng thành công CNTT vào các hoạt động kinh doanh của Saigon Co-op.
2.3 Vấn đề dự trữ
Các siêu thị trong hệ thống Saigon Co-op đều có kho dự trữ hàng hóa và dự trữ với khối lượng lớn nhằm :
Bình ổn giá cả : trước tình hình giá cả hàng hóa gia tăng đột biến, phức tạp trên thị trường, Saigon Co-op đã có những giải pháp hữu hiệu góp phần ổn định giá. Tăng lượng hàng dự trữ tại các tổng kho nhằm kéo giãn tốc độ tăng giá – vì chỉ khi doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng có sẵn mới có thể tính tới chuyện bình ổn giá.
Là một trong những tổng công ty lớn của Tp.HCM có hệ thống phân phối lớn, năm nào Saigon Co.op cũng được UBND Tp.HCM giao nhiệm vụ góp phần bình ổn giá tiêu dùng. Hiện nay, UBND thành phố đã có những văn bản chỉ đạo và Saigon Co-op cũng đã chuẩn bị và báo cáo đầy đủ với UBND thành phố về kế hoạch dự trữ hàng Tết cũng như kế hoạch khai trương mở rộng mạng lưới các cửa hàng của Saigon Co-op từ nay đến cuối năm.
Bên cạnh giải pháp tăng lượng hàng hóa dự trữ để bình ổn giá cả, Co-opMart còn thực hiện một số biện pháp:
Đàm phán với các nhà cung cấp đề nghị không tăng giá. Đồng thời, Co-opMart cũng cam kết ngược lại, nếu nhà cung cấp nào không tăng giá thì chúng tôi sẽ bảo đảm tăng gấp 2 hoặc gấp 3 lần sản lượng (thông qua chương trình có 97 doanh nghiệp tham gia thì tất cả các doanh nghiệp này đều được chúng tôi ký cam kết tham gia bình ổn giá hoặc tham gia khuyến mãi nhưng chuyển tất cả các hình thức khuyến mãi sang thành khuyến mãi qua giá).
Co-opMart đưa ra một nguyên tắc, nếu tốc độ tăng giá được nhà cung cấp chứng minh được những nguyên nhân tăng giá là hợp lý thì bản thân Saigon Co-op sẽ tiết giảm một phần lợi nhuận để đảm bảo cho tốc độ tăng giá của chúng tôi luôn luôn thấp hơn tốc độ tăng giá của nhà sản xuất.
Saigon Co-op không chấp nhận những thông báo tăng giá không hợp lý từ phía nhà cung cấp. Trong trường hợp không thể đàm phán được, hệ thống Co-opMart sẽ ngưng không lấy hàng của nhà cung cấp đó nữa và tìm nguồn hàng khác với mức giá tốt hơn nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong cơn sốt giá cả.
Cụ thể, để bình ổn giá cả, Co-opMart đã và đang thực hiện đan xen 5 giải pháp. Một là yêu cầu các nhà cung cấp phân tích đầy đủ thông tin, chứng minh cho được tại sao phải tăng giá bán thành phẩm. Hai, tăng lượng hàng dự trữ tại các tổng kho nhằm kéo giãn tốc độ tăng giá – vì chỉ khi DN chủ động được nguồn hàng có sẵn mới có thể tính tới chuyện bình ổn giá. Ba, cắt giảm các chi phí không hợp lý, kể cả các chương trình khuyến mãi, marketing… Bốn, với những mặt hàng thực phẩm thiết yếu, Saigon Co.op chấp nhận giảm lãi để đưa ra giá bán thấp hơn so với tốc độ tăng giá của nhà cung cấp và giá trên thị trường. Năm, tăng cường tốc độ lưu chuyển hàng hóa để đảm bảo doanh thu bằng cách tổ chức liên tục các đợt bán giảm giá trên 300 mặt hàng, mức giảm bình quân 10%-30%.
Đảm bảo hàng hóa cung ứng, phục vụ cho người tiêu dùng
Trong đợt bán hàng những dịp lễ, tết, cũng như để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao của người tiêu dùng trong các đợt bán hàng khuyến mãi hệ thống siêu thị Saigon Co-op luôn phải tăng lượng hàng dự trữ. Bên cạnh đó Saigon Co-op cũng vẫn đảm bảo nguồn hàng phong phú đáp ứng thị trường sau tết do kho hàng của Saigon Co-op đã được mở rộng nên nguồn hàng dự trữ khá nhiều và các nhà cung cấp vẫn đảm bảo đáp ứng các đơn đặt hàng.
Thêm vào đó, một trung tâm phân phối hàng hóa đã được Saigon Co-op đầu tư mở rộng lên đến 8.000 m2 với gần 200 nhà cung cấp hàng hóa giao hàng qua kho, hoạt động tại tỉnh Bình Dương. Mục tiêu trước mắt là nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ lượng hàng đến các siêu thị Saigon Co-op, nhất là trong giai đoạn cao điểm phục vụ lễ và tổ chức chương trình bán hàng khuyến mãi..
.
Trong dịp Tết 2008 vừa qua, công ty thực phẩm công nghệ Sài Gòn và Saigon Co-op được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ dự trữ hàng hóa tết . Saigon Co-op cũng đã chuẩn bị nguồn hàng dự trữ cho trước, trong và sau tết với tổng doanh số 740 tỷ đồng. Ngoài 9 mặt hàng thiết yếu dự trữ theo chỉ đạo của UBND TP, Saigon Co-op đã dự trữ 14 nhóm mặt hàng khác. Cụ thể, Saigon Co-op đã làm việc với các nhà cung cấp như Vissan, Nam Phong, Huỳnh Gia Huynh Đệ và nhiều đơn vị khác để chốt giá các mặt hàng cho dịp tết. Đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, Saigon Co-op đã ứng tiền cho các đối tác cung ứng hàng thủy hải sản, trái cây, rau củ quả, hàng công nghệ phẩm… để dự trữ và bán thấp hơn giá thị trường 3%-5%.
2.4 Phân phối - Thị trường tiêu thụ
Xây dựng hệ thống phân phối từ nhu cầu của khách hàng
Năm 1999, Saigon Co-op đã có 4 siêu thị và hiện nay đã lên tới 28 siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ. Việc hình thành quản lý theo mô hình chuỗi bắt đầu từ những thắc mắc của khách hàng như: Tại sao mặt hàng này có ở Co-op này mà ở Co-op kia lại không; giá của các mặt hàng có bằng nhau... Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng yêu cầu hàng của họ phải có mặt ở tất cả các siêu thị thuộc Saigon Co-op.
Chính từ nhu cầu khách hàng, ban lãnh đạo Saigon Co-op đã cử cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu mô hình chuỗi để áp dụng. Mô hình chuỗi được triển khai theo hướng chuyên môn hóa: bộ phận chuyên mua hàng, chuyên bán hàng, chuyên dịch vụ hậu mãi, chuyên kho... Việc áp dụng mô hình chuỗi đã nâng cao hiệu quả của toàn hệ thống, tiết kiệm chi phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Sắp tới, Saigon Co.op sẽ tiếp tục tập trung tài chính mở rộng mạng lưới siêu thị ra các tỉnh, thành nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Với mục tiêu “địa ốc đến đâu, bán lẻ đến đó”, Saigon Co-op kết hợp với Công ty VLXD và xây lắp thương mại BMC sử dụng mặt bằng tại các dự án cao ốc của BMC để mở siêu thị.
Khi đã hình thành chuỗi siêu thị, Co-opMart tiếp tục thiết lập trung tâm phân phối gồm một tổng kho, một kho mát, một kho lạnh, ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tập trung nhập trữ hàng và phân phối đến 28 siêu thị Co.opMart và các HTX thành viên; đồng thời, nhà cung cấp cũng thuận lợi do đơn giản hóa khâu logistics cho các siêu thị của Co-op Mart. Sử dụng hệ thống logistics với tổng kho phân phối, Co-opMart có thể lấn sang kênh bán lẻ truyền thống, với vai trò như là nhà phân phối cho các nhà cung cấp. Hợp nhất hoạt động quản lý hai kênh bán hàng truyền thống (Traditional) và hiện đại (Modern Trade) giúp Co-op Mart mở rộng ảnh hưởng của mình đối với hệ thống phân phối Việt Nam. Việc mở rộng hoạt động bán lẻ ngoài hệ thống siêu thị Co-op Mart sẽ thành công nếu họ giải quyết được mâu thuẫn bộ tam “Nhà sản xuất – Co-opMart – Nhà phân phối khác”
Bên cạnh đó, Saigon Co-op còn đưa ra những mô hình phân phối mới như chợ kết hợp với siêu thị, nhượng quyền thương mại những cửa hàng Co-opMart cho các hộ kinh doanh cá thể.
Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam Saigon Co-op đã chính thức bắt tay với Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cho dự án về hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa hiện đại. Ngày 01/07/2007 đánh dấu sự khởi đầu của hàng loạt cửa hàng tạp hóa được nâng cấp thành điểm phân phối hiện đại. Saigon Co-op đã khai trương chuỗi 12 cửa hàng tiện dụng tại hầu hết các quận TP HCM. Đây là chuỗi cửa hàng tiện lợi hiện đại đầu tiên của VN nhắm đến các khu dân cư. Cả hệ thống đều tận dụng các cửa hàng tạp hóa hiện có để đầu tư thêm về hạ tầng cơ sở, trang bị công nghệ thông tin cho các khâu quản lý, cung cấp hàng từ công ty mẹ... Năm 2007, con số này được nâng lên đến 100 cửa hàng.
2.5 Chính sách khách hàng
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, thị trường được mở rộng, khi cần mua một loại hàng hóa nào đó khách hàng có rất nhiều khả năng lựa chọn. Nếu nhiều doanh nghiệp cùng đưa ra thị trường những sản phẩm với đặc điểm, chất luợng, giá cả gần như tương đương nhau thì sự khác biệt về dịch vụ khách hàng là công cụ cạnh tranh sắc bén.
Dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt, chúng không chỉ giúp cho doanh nghiệp giữ chân các khách hàng cũ mà còn có thể lôi kéo, thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Đây chính là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành công.
Có thể nói, dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những thế mạnh của hệ thống Co-opMart. Đi đôi với việc luôn luôn tìm kiếm, “săn lùng” khách hàng mới, đơn vị này cũng không quên giữ chân khách hàng cũ. Đây là một điều khá quan trọng mà không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được.Hiện nay với nhiều dịch vụ đang triển khai tại toàn bộ hệ thống, Co-opMart luôn nhận được sự quan tâm và hài lòng của khách hàng.Với chương trình “Khách hàng thân thiết” và thẻ thành viên, Co-opMart có thể nắm đầy đủ hồ sơ thông tin và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng sẽ trở thành thành viên Co-opMart và nhận được rất nhiều ưu đãi: thưởng bằng phiếu quà tặng theo doanh số mua hàng cộng dồn, thưởng 2%-3% trên doanh số . Mua hàng trên 10 triệu sẽ trở thành thành viên VIP, khách còn nhận được quà sinh nhật và phiếu quà tặng 50.000đ. Bên cạnh đó Co-opMart còn tổ chức tặng hoa nhân sinh nhật; đi chơi, giao lưu gặp gỡ mỗi năm một lần với tất cả khách hàng thân thiết. Chi phí cho các hoạt động này do phía công ty đài thọ... Tất cả những hoạt động trên nhằm thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Và các dịch vụ khách hàng khác đang thực hiện tại hệ thống Siêu thị Co-opMart:
Giao hàng miễn phí tận nhà với hóa đơn mua hàng từ 200.000 đồng trở lên (trong khu vực nội thành), với dịch vụ này, nhiều bà nội trợ đỡ vất vả và yên tâm hơn. Mỗi siêu thị luôn có sẵn từ 5 đến 20 nhân viên giao hàng, họ túc trực tại quầy thu ngân và sẵn sàng mang hàng về nhà cho khách bất chấp trời mưa hay nắng, đường dài hay xa. Nhờ sự tiện lợi đó, hiện nay trung bình một ngày có hàng trăm khách hàng sử dụng dịch vụ miễn phí này.
Co-opMart còn có các chương trình phối hợp với nhà cung cấp bán hàng giá ưu đãi, đổi hàng cho khách trong vòng một tuần và phối hợp với cơ quan chức năng, giải đáp tường tận thắc mắc, khiếu nại cho từng khách hàng.
Bán phiếu quà tặng.
Bán hàng qua điện thoại.
Báo và tạp chí.
Thanh toán thẻ tín dụng Master Card, Visa Card, ACB Card… máy rút tiền ATM của VCB, BIDV, Incombank.
Đặc biệt nhân dịp lễ: Dịch vụ gói quà miễn phí với nhiều mẫu mã đa dạng phong phú, bắt mắt (chỉ tính tiền giỏ quà, nơ nếu khách hàng yêu cầu gói quà bằng giỏ).
Co-opMart còn phát hành cẩm nang mua sắm hàng tháng để thông báo đến khách hàng thông tin chi tiết và sản phẩm khuyến mãi
2.6 Liên kết với các doanh nghiệp trong nước về bán lẻ trong giai đoạn hội nhập :
Saigon Co-op đã thành lập Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Thành Công (SCIMEX) nhằm mở rộng thị trường và tạo nguồn hàng cho hệ thống Co-opMart; thành lập Công ty cổ phần đầu tư phát triển Saigon Co-op (SCID) nhằm phát triển mạng lưới Co-opMart rộng khắp cả nước. Đồng thời, thành lập HTX TMDV Toàn Tâm đưa vào hoạt động Co-opMart Lý Thường Kiệt bằng vốn góp của CBNV.
Ngoài ra, Saigon Co-op tham gia vào Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập.
Saigon Co-op còn phân phối hàng hóa độc quyền tại Việt Nam cho nhiều công ty lớn trong và ngoài nước với mạng lưới phân phối rộng khắp gồm 147 nhà phân phối cấp II và hơn 100.000 điểm bán lẻ tại 63 tỉnh thành trong cả nước; và hỗ trợ 21 HTX thương mại thành viên và các HTX thương mại cơ sở trên nhiều lãnh vực như: cung ứng hàng hóa theo giá vốn, cho vay vốn kinh doanh, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) được thành lập từ sự liên kết giữa Saigon Co-op, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO), Tổng công ty Thương mại Saigon (SATRA) và Công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái nhằm xây dựng và phát triển chuỗi các Trung tâm thương mại, các đại siêu thị với nhiều đẳng cấp, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại để tạo điều kiện cho việc tổ chức lại hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ nội địa.
Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đang rất khuyến khích xu hướng này (có thể là liên kết là giữa là bán lẻ Việt Nam với nhà sản xuất hoặc giữa nhà bán lẻ với nhau) nhằm tăng sức mạnh của DN, với giá cả hợp lý, phương thức dịch vụ và thanh toán tốt nhất cho người tiêu dùng.
Được biết, trong giai đoạn 1 (tháng 3/2007-10/2008), VDA sẽ tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2, khi Việt Nam mở cửa thị trường này hoàn toàn, VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng các đại siêu thị, các trung tâm phân phối bán sỉ, nhượng quyền kinh doanh, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp và tiến tới đầu tư ra nước ngoài.
Hiện tại, VDA là mô hình liên kết đầu tiên có quy mô thực sự lớn giữa các nhà phân phối trong nước. Nếu mô hình này được mở rộng, bên cạnh cuộc đua nước rút hiện nay, thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam sẽ có thêm những nét vận động mới.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHUỖI SIÊU THỊ SÀI GÒN CO-OP
3.1 Những yếu tố chủ yếu đã góp phần tạo nên sự thành công cho Sài Gòn Co.op:
Vào năm 1996, Co-opMart đã khởi đầu cho việc kinh doanh của mình với Co-opMart Cống Quỳnh, Quận 1 và cho đến nay đã có 28 Co-opmart tại Thành phố HCM và các tỉnh thành khác. Cho đến bây giờ có thể nói Sài Gòn Co.op đã đạt được những kết quả tốt nhờ vào những yếu tố sau:
Coop mart đã xây dựng được một chính sách và tầm nhìn chiến lược.Thành phố HCM là một thị trường quan trọng cũng như nhu cầu của cuộc sống ngày càng được nâng cao, dựa vào đó Coop mart tập trung vào để khai thác yếu tố này. Sau khi xem xét, Coop mart đã chọn đối tượng có thu nhập trung bình để khai thác thị trường mục tiêu, vì họ muốn phục vụ cho nhu cầu của đa số người dân có thu nhập trung bình trong thành phố. Đó cũng là một hướng đi mà đa số các nước khác trên thế giới áp dụng cho các siêu thị, và đây là lý do mà Sài Gòn Co.op đã chọn để nhằm vào những người có thu nhập trung bình.
Coop mart đã bắt đầu kinh doanh siêu thị từ năm 1996 cách đây 11 năm, họ thấy rằng trong siêu thị cần phải có những hàng hóa dùng hàng ngày cũng như nhiều loại hàng hóa khác để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng. Trong siêu thị ở một số nước trên thế giới, họ tập trung vào những mặt hàng hằng ngày như thực phẩm hoặc những mặt hàng tạp hóa như kem đánh răng… Nhưng tại Việt Nam, do tập quán mua sắm khác nhau nên người tiêu dùng muốn đến một nơi mà họ có thể mua được nhiều thứ họ cần trong cùng một lúc; đó là lý do tại sao trong hệ thống siêu thị của Sài Gòn Co.op cần phải có đầy đủ tất cả các loại hàng hóa từ những mặt hàng dùng hằng ngày cho đến nhiều mặt hàng khác.
Đó là chiến lược mà Sài Gòn Co.op cần tập trung vào, trước hết là nhắm vào những đối tượng có thu nhập trung bình, thứ hai là không những tập trung vào mặt hàng hằng ngày mà cần có những mặt hàng khác như: quần áo, các vật dụng dùng trong gia đình… Đó là khuynh hướng trong một thời gian khá dài của Coopmart nhưng hiện nay đã có sự thay đổi do chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao nên nhu cầu của mọi người cũng tăng theo, do đó cần phải có thêm các mặt hàng về điện dân dụng khi mua sắm trong siêu thị.
Yếu tố thứ ba đó là về nguồn nhân lực, đây là khâu cần phải chú ý khi thuê nhân sự. Cần phải huấn luyện, đào tạo cho đội ngũ nhân sự bởi vì có sự khác biệt về trình độ, cũng như cần phải đào tạo để họ hiểu được những chính sách của Coopmart, được huấn luyện trong một môi trường mới bên cạnh những nhân viên hiện tại của Coopmart. Ngay cả đối với những người quản lý cấp cao hoặc bất cứ ai muốn nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình để cải thiện mức lương và thu nhập thì Sài Gòn Co.op sẵn sàng tạo điều kiện. Nếu đối xử không tốt với nhân viên hoặc không có được một chính sách lương bỗng sao cho phù hợp thì rất có thể đội ngũ nhân sự sẽ bị các công ty nước ngoài với những điều kiện làm việc tốt hơn và mức lương cao hơn lôi kéo về phía các công ty đó. Do đó, cần phải tập trung vào điểm này nhằm tạo môi trường làm việc tốt hơn và chế độ lương thích hợp cũng như các chính sách thưởng phạt hợp lý để giữ chân các nhân viên hợp tác lâu dài với Sài Gòn Co.op.
Một yếu tố cũng vô cùng quan trọng cần chú trọng nhiều hơn đó là về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống các siêu thị, cần sử dụng những phần mềm để tiện cho việc quản lý hàng hóa và tính toán. Bởi vì kinh doanh siêu thị không phải là ngành nghề truyền thống của chúng ta nên cần phải quản lý ở một mức độ cao hơn. Vì tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin nên cách đây 3 năm, Sài Gòn Co.op đã đầu tư cho hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) đây là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý, và cho đến nay Coopmart vẫn không ngừng nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Một thách thức đối với hệ thống Sài Gòn Co.op là năm 2009 các tập đòan bán lẻ nước ngoài sẽ vào Việt Nam, đó là những tập đoàn rất mạnh về tiềm lực tài chính cũng như giàu kinh nghiệm trong việc kinh doanh siêu thị. Ở Việt Nam, Co.opmart là nhà bán lẻ hàng đầu trong 4 năm qua và đã đạt đuợc 4 huy chương vàng nhưng hiện nay toàn hệ thống chỉ có 25 Co.opmart, ở những nước khác ví dụ như Metro là tốp 5 nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới và Metro tại Việt Nam nằm trong tốp 5 nhà bán lẻ, và một nhà bán lẻ khác là Wallmart đứng đầu trong hệ thống bán lẻ còn Texco thì đứng thứ 4. Còn một quốc gia khác nữa đó là Trung Quốc - nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Châu Á cũng sẽ vào Việt Nam, họ đã có 50 năm kinh doanh trong lĩnh vực này với gần 1000 siêu thị, trong khi đó chúng ta chỉ có 11 năm kinh doanh với 25 siêu thị. Qua đó có thể thấy Sài Gòn Co.op vẫn còn quá nhỏ bé để cạnh tranh với những nhà bán lẻ hàng đầu, vì vậy cần phải nhanh chóng nâng cao và mở rộng khu vực kinh doanh hơn nữa vì chúng ta chỉ có 1 năm chuẩn bị để vựơt qua những trở ngại và thử thách đó. Đó là lý do tại sao trong năm 2008 này, hệ thống Sài Gòn Co.op sẽ mở rộng thêm 9 Co.opmart nữa tại các tỉnh thành khác trong cả nước.
Những vấn đề cần khắc phục
Hệ thống Co-opMart không chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, mà còn chấp nhận qua trung gian nên chi phí phải trả nhiều, dẫn đến giá thành sản phẩm vẫn còn cao.
Đã có đội xe vận chuyển hàng hoá riêng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển hàng hoá đến các siêu thị và các HTX thành viên, vẫn còn phải đi thuê ngoài hoặc do các nhà cung ứng vận chuyển đến.
Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho chưa cao do dự trữ còn nhiều.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế, Saigon Co-op phải chịu áp lực cạnh tranh với các đại gia trong lĩnh vực phân phối hiện đại nước ngoài như Metro Cash & Carry, Big C, Parkson … sắp đến có thể sẽ là Carrefour, IKEA và trong nước như Citimart, Maximart …
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Saigon Coop.doc
- PPT-Coop.ppt