Đề tài Hiện trạng đầu thầu quốc tế tại Việt Nam

Cắc cớ hơn nữa là trong hồ sơ dự thầu, CTĐL TP còn đòi hỏi nhà thầu phải cung cấp giấy chứng nhận (certificate) của người tiêu dùng cuối cùng rằng họ đã sử dụng và đánh giá sản phẩm của nhà thầu rất hoàn hảo. Nhà thầu cũng bị buộc phải chứng minh rằng tối thiểu 50% số lượng của sản phẩm dự thầu có chứng nhận chất lượng từ các CTĐL và đã được các công ty này sử dụng qua ít nhất sáu tháng tính đến hạn chót nộp hồ sơ dự thầu. - Đặc biệt, CTĐL TP yêu cầu hàng phải được giao trong vòng chín tuần tại cảng Sài Gòn kể từ khi ký hợp đồng. Nhưng theo qui định đấu thầu quốc tế thì thời gian giao hàng thường kéo dài từ 12-16 tuần, vì nhà thầu cần thời gian để lên kế hoạch sản xuất, sắp xếp việc mua linh kiện, đi vào lắp ráp, sản xuất, trải qua khâu kiểm tra thử nghiệm và đóng gói. - Đặc biệt, đối với mặt hàng ĐKĐT, sau khi hoàn tất phải kiểm tra thử tải chịu mức xung tối đa (để bảo đảm rằng điện kế không chịu tác động từ bên ngoài khi đưa vào sử dụng). Đó là chưa kể đến thời gian vận chuyển bằng tàu biển cũng phải mất thêm 1-2 tuần. Theo người đại diện, các nhà thầu nói đùa với nhau chỉ có làm sẵn hoặc làm tại VN mới có thể giao hàng đúng hạn cho CTĐL TP. - Giá dự thầu Hãng S đưa ra là 21,33 USD/điện kế với các chức năng như có thể đọc dữ liệu khi mất điện, vẫn hiển thị chỉ số khi mất điện, chống nhiễu và gian lận điện, vỏ chống cháy, chịu được môi trường nóng, nhiều bụi. . . Trong khi đó, theo các điện lực trực thuộc CTĐL TP, trên 260. 000 ĐKĐT Linkton Singapore đã gắn trên lưới không đọc được dữ liệu khi mất nguồn và không hiển thị số khi mất nguồn với giá cung cấp là 35,28 USD/chiếc.

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2534 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng đầu thầu quốc tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc bạn đã cung ứng hầu như tất cả vật tư, kể cả các bu-lông, ốc vít, và lao động phổ thông. "Đối với các gói thầu với quy mô nhỏ, việc soạn thảo hồ sơ mời thầu có phần mềm hơn. Một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để dự thầu lại vướng phải các vấn đề chi phí lập hồ sơ đúng tiêu chuẩn và 'chi phí quan hệ' vô cùng lớn", ông Thành nói. Ông Thành nhấn mạnh, chính việc thất thoát chi phí công có khi lên tới 30%, chi phí quan hệ của Việt Nam lớn đã tạo ra thất thế cho hàng nội hiện nay. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nhà nước cần có quy định cụ thể hơn trong cơ chế đấu thầu, khuyến khích các doanh nghiệp dùng hàng nội. Các chỉ tiêu của hàng Việt cần phải được quy định rõ ràng trong các văn bản, bởi thực tế chưa có tiêu chí rõ ràng về hàng nội và hàng ngoại. Ông Phong minh họa, không ít mặt hàng sử dụng linh kiện ngoại, nhưng lắp ráp ở Việt Nam vẫn được nhiều người coi là hàng nội. Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo này cũng bày tỏ, việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước không được quan tâm đúng mức, khiến hàng hóa nước ngoài thường được ưu tiên sử dụng và doanh nghiệp ngoại có cơ hội thắng thầu. Khi gói thầu lớn rơi vào doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập siêu ngày càng lớn hơn. Trong khi đó, nhập siêu là vấn đề lớn nhất của kinh tế trong nước năm 2010. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 7 tháng qua, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,4% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu trong tháng 7 ước tính đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 19,8% kim ngạch xuất khẩu, con số này khiến nhiều người lo ngại khi cận kề mức cho phép 20% (chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra). Trong đó, nhập siêu về máy móc lên tới 60-70% tổng cơ cấu nhập siêu. + Hàng loạt dự án điện của nhà thầu Trung Quốc chậm tiến độ Hiệp hội năng lượng Việt Nam kiến nghị cần sửa đổi một số quy định về đấu thầu để cho phép chủ đầu tư lựa chọn những thiết bị chất lượng cao, các nhà thầu có kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển. Ngày 27/10, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (EVA) đã có ý kiến về việc chọn nhà thầu trong các quy hoạch điện quốc gia. EVA cho rằng, cần hạn chế các nhà thầu kém chất lượng khi tuyển chọn các tổng thầu EPC (thực hiện dự án theo phương thức chìa khóa trao tay) và đơn vị cung cấp thiết bị cho các dự án năng lượng. Bên cạnh giá dự thầu, cần chú trọng nhiều hơn đến yếu tố tổng chi phí và chuyển giao công nghệ. Giá dự thầu không nên được xem là tiêu chí quyết định trong việc trao hợp đồng EPC Trong Quy hoạch Điện VI, hầu hết các dự án bị chậm tiến độ từ 1-3 năm, thậm chí dài hơn. Đặc biệt, dự án điện do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận đều bị chậm tiến độ kéo dài, thậm chí không triển khai được là do năng lực, kinh nghiệm kém. Tiêu biểu như nhiệt điện Hải Phòng 1, 2; Cẩm Phả 1, 2; Quảng Ninh 1, 2; Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án mà còn tác động đến giai đoạn vận hành sau này khi công nghệ và các tiêu chuẩn áp dụng của Trung Quốc không tiên tiến. EVA cho rằng, cần bổ sung và sửa đổi một số quy định hiện hành về đấu thầu để cho phép các chủ đầu tư lựa chọn các thiết bị chất lượng cao, các nhà thầu EPC có kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển như: G7, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong một số trường hợp đặc biệt, các chủ đầu tư được phép chỉ định trực tiếp nhà thiết kế chế tạo thiết bị, nhà thầu EPC và các tư vấn mà chủ đầu tư đã biết rõ năng lực. Giá dự thầu không nên được xem là tiêu chí quyết định trong việc trao hợp đồng EPC, thay vào đó, các vấn đề như chất lượng, tiến độ, tổng chi phí bao gồm dịch vụ sau bán hàng, mức độ tiên tiến của công nghệ và khả năng chuyển giao công nghệ cho lao động trong nước nên được xem là các yếu tố quyết định. Các cơ chế, chính sách ưu đãi cần được áp dụng để tạo cơ hội cho các nhà thầu Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở sản xuất, chế tạo thiết bị năng lượng tại Việt Nam. Theo Hiệp hội Năng lượng, nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung ngay một số điều trong Luật Đấu thầu hiện nay, lấy các yêu cầu về năng lực của nhà thầu dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ, năng lực sản xuất, năng lực tài chính mạnh, chất lượng thiết bị tốt chứ không phải lựa chọn hồ sơ “năng lực ảo” như trong thời gian qua. Nếu không sửa đổi Luật Đấu thầu, EVA khẳng định, các doanh nghiệp, kỹ sư, công nhân được đào tạo tay nghề cao của Việt Nam sẽ không thể có cơ hội phát triển, không có cơ hội được làm chủ công nghệ và quản lý dự án trong tương lai. Nhập siêu gói thầu EPC từ nhà thầu Trung Quốc. Đâu là sự thật NHÀ THẦU TRUNG QUỐC GIÀNH HỢP ĐỒNG EPC NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN CHỈ ĐỊNH THẦU CHIẾM ƯU THẾ Như đã đề cập trong kỳ 1, từ kỳ 2 của bài viết trở đi, việc xem xét tình hình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng các gói thầu EPC được tập trung vào các dự án nhiệt điện đốt than. Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2006 đến nay, trong tổng số 9 gói thầu EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than, có 5 gói thầu được chỉ định thầu (trong đó, 3 gói thầu chỉ định nhà thầu Trung Quốc, 1 gói thầu chỉ định nhà thầu Việt Nam và gói thầu còn lại chỉ định liên danh nhà thầu Trung Quốc+Nhật Bản); 4 gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế (trong đó, có 1 nhà thầu Trung Quốc, 2 nhà thầu Nhật Bản và 1 liên danh nhà thầu Trung Quốc+Nhật Bản trúng thầu). Nếu xem liên danh nhà thầu Trung Quốc+Nhật Bản như là nhà thầu Trung Quốc (vì trên thực tế nhà thầu Trung Quốc là nhà thầu chính thực hiện hợp đồng) thì có 6 nhà thầu Trung Quốc giành được hợp đồng trong tổng số 9 hợp đồng nhiệt điện đốt than của EVN. Theo số liệu do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cung cấp, trong số 7 nhà máy nhiệt điện đốt than do Tập đoàn TKV làm chủ đầu tư hoặc quản lý, có 4 gói thầu EPC được đấu thầu rộng rãi quốc tế (trong đó, có 3 nhà thầu Trung Quốc, 1 nhà thầu Nhật Bản thắng thầu); có 2 gói thầu chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc và 1 gói thầu đấu thầu hạn chế trong các nhà thầu Trung Quốc. Như vậy, nhà thầu Trung Quốc giành được 6/7 hợp đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than do Tập đoàn TKV làm chủ đầu tư hoặc quản lý. Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thường thực hiện các dự án nhiệt điện khí, có 1 gói thầu nhiệt điện đốt than (Vũng Áng 1) được chỉ định cho Tổng công ty Lắp máy Việt Nam làm tổng thầu. Như vậy, xét toàn bộ các gói thầu EPC nhiệt điện đốt than do TKV, EVN và PVN làm chủ đầu tư hoặc quản lý thì có 8 gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế, 8 gói thầu chỉ định thầu và 1 gói thầu đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu Trung Quốc. Trong 8 gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế thì có 4 nhà thầu Trung Quốc, 3 nhà thầu Nhật Bản và 1 nhà thầu liên danh Nhật Bản + Trung Quốc trúng thầu (nhà thầu Marubeni+Đông Phương). Về chỉ định thầu, có 5 nhà thầu Trung Quốc, 2 nhà thầu Việt Nam và 1 nhà thầu liên danh Nhật Bản + Trung Quốc được lựa chọn. Nếu tính nhà thầu liên danh Marubeni + Đông Phương như 1 nhà thầu Trung Quốc thì nhà thầu Trung Quốc có tới 12 trong tổng số 17 hợp đồng EPC (chiếm 70%). Trong số 12 gói thầu này, có 6 gói thầu được chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc, 1 gói thầu đấu thầu hạn chế trong các nhà thầu Trung Quốc và 5 gói còn lại (đấu thầu rộng rãi quốc tế) nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Con số 70%, mặc dù thấp hơn tỷ lệ 90% như một số tờ báo đề cập, nhưng là bằng chứng sống động cho thực trạng nhà thầu Trung Quốc tràn ngập các gói thầu EPC nhiệt điện đốt than. Nhà thầu Trung Quốc chiếm ưu thế cho dù hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu hay đấu thầu rộng rãi quốc tế. Xem xét kỹ, trong 12 hợp đồng nhà thầu Trung Quốc thực hiện, có tới 7 gói thầu là do được chỉ định thầu (với giả định hình thức đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu Trung Quốc là chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc và nhà thầu liên danh Marubeni + Đông Phương là nhà thầu Trung Quốc vì nhà thầu Đông Phương là nhà thầu chính thực hiện hợp đồng). Các con số này cho thấy, 58% nhà thầu Trung Quốc được lựa chọn xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam là do được chỉ định thầu; 42% còn lại là do trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi quốc tế. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Có phải như một số tờ báo đã đưa tin là giá dự thầu của nhà thầu Trung Quốc thấp, Luật Đấu thầu chỉ xét nhà thầu có giá rẻ trúng thầu? Trước hết, một thực tế rõ ràng là nhà thầu Trung Quốc giành được nhiều hợp đồng EPC nhiệt điện đốt than đơn giản bởi vì… 58% số hợp đồng được chỉ định thầu cho họ, không phải cạnh tranh với bất kỳ nhà thầu nào từ các quốc gia khác. Hay nói cách khác, nhà thầu Trung Quốc có lợi thế để giành được hợp đồng mà không phải cạnh tranh với nhà thầu đến từ các nước khác. Lợi thế lớn nhất của nhà thầu Trung Quốc là họ được ưu đãi vay vốn từ Chính phủ Trung Quốc hoặc các ngân hàng thương mại trong nước ở Trung Quốc để thực hiện dự án ở nước ngoài. Trong khi đó, ở nước ta, vì thiếu vốn mà nhu cầu về điện ngày càng cấp bách, một số dự án nhiệt điện buộc phải vay vốn từ ngân hàng của Trung Quốc nên buộc phải chỉ định nhà thầu Trung Quốc như các dự án nhiệt điện: Quảng Ninh 1, Vĩnh Tân 1, Duyên Hải 1, hoặc đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu Trung Quốc (như dự án Nhiệt điện Cao Ngạn) hoặc đàm phán trực tiếp (dự án Nhiệt điện Sơn Động). Vay vốn từ Chính phủ, ngân hàng thương mại của một quốc gia và buộc phải lựa chọn nhà thầu từ quốc gia đó gần như là thông lệ trên thế giới. Việc phải lựa chọn nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Phần Lan… thực hiện các dự án do các quốc gia này tài trợ là điều kiện gần như bắt buộc để được vay vốn mà các nước đang phát triển như Việt Nam phải tuân theo. Các dự án nhiệt điện còn lại được chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc vì các nhà thầu này trước đó đã trúng thầu gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế, nghĩa là thực hiện theo cơ chế “nhân đôi” theo Quyết định 1195/QĐ-TTg ngày 9/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách giai đoạn 2006 - 2010. Chẳng hạn như các dự án nhiệt điện: Cẩm Phả 2, Hải Phòng 2, Quảng Ninh 2. Cơ chế đặc thù theo Quyết định 1195/QĐ-TTg là nhằm nhanh chóng xây dựng các công trình điện để phục vụ nhu cầu về điện ngày càng cao của đất nước. Mặc dù 58% số hợp đồng EPC nhiệt điện đốt than nhà thầu Trung Quốc có được là do được chỉ định thầu nhưng không thể phủ nhận một con số tương đối lớn (42%) hợp đồng mà nhà thầu Trung Quốc giành được là nhờ trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi quốc tế. (Nguồn Báo Đấu thầu) QĐ 1195/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 kèm các dự án chỉ định thầu. Điều 2: Các dự án điện cấp bách thực hiện đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2006-2010 được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù của quyết định này, bao gồm 14 dự án sau: Số TT Tên Dự án Chủ đầu tư Địa điểm Cấu hình n x MW Thời gian đưa vào vận hành 1 Lưới điện đồng bộ các nguồn điện cấp bách Tổng công ty Điện lực Việt Nam Theo các dự án cụ thể Theo tiến độ dự án 2 Đường dây 220 kV mua điện từ Trung Quốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam Hà Khẩu - Lào Cai -Yên Bái. Tuyên Quang - Lưu Xá 01/2007 3 Tua bin khí FO Nâng công suất nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ Tổng công ty Điện lực Việt Nam Miền Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu 4 x 37 và khoảng 160 10/2006 01/2007 4 Nhà máy điện chu trình hỗn hợp FO/khí Ô Môn Tổng công ty Điện lực Việt Nam Cần Thơ Tua-bin khí: 4 x 110 Đuôi hơi: 2 x 110 6/2007 6/2008 5 Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau 2 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam Cà Mau 750 12/2007 6 Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 1 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam Đồng Nai Khoảng 450 3/2008 7 Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả 2 C.ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả Quảng Ninh 1 x 300 10/2009 8 Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 2 C.ty CP Nhiệt điện Hải Phòng Hải Phòng 2 x 300 10/2009 9 Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 2 C.ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh Quảng Ninh 2 x 300 6/2009 10 Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Ô Môn 2 Tổng công ty Điện lực Việt Nam Cần Thơ 720 3/2009 11 Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2 Tổng công ty Điện lực Việt Nam Quảng Ninh 1 x 300 3/2009 12 Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Hà Tĩnh 2 x 500 10/2010 13 Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 Tập đoàn Than Việt Nam Quảng Ninh 2 x 500 3/2010 14 Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 Tổng công ty Điện lực Việt Nam Quảng Ninh 2 x 500 12/2010 Quy trình tổ chức, xét duyệt thầu Mở thầu + Chuẩn bị mở thầu + Trình tự Xét thầu Các nguyên tắc: + Sử phương pháp chấm điểm (đối với thầu tư vấn, lựa chọn đối tác). + Sử phương pháp chấm điểm đánh giá về mặt kỹ thuật đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp. + Đối với gói thầu mua sắm, xây lắp cần đánh giá về mặt kỹ thuật theo yêu cầu tiêu chuẩn và xác định giá các hồ sơ dự thầu. Xây dựng theo: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không yêu cầu kỹ thuật cao: a) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100, 1. 000,. . .) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây: - Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% - 20% tổng số điểm; - Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% - 40% tổng số điểm; - Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% - 60% tổng số điểm. Cần phải xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Hồ sơ dự thầu có điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu thì được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. b) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính: Sử dụng thang điểm (100, 1. 000,. . .) thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau: P thấp nhất x (100, 1. 000,. . .) Điểm tài chính = (của hồ sơ dự thầu đang xét) P đang xét Trong đó: - P thấp nhất: giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trong số các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật; - P đang xét: giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của hồ sơ dự thầu đang xét. c) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp: - Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số điểm; - Điểm tổng hợp đối với một hồ sơ dự thầu được xác định theo công thức sau: Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật x (K%) + Đtài chính x (G%) Trong đó: + K%: tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật (quy định trong thang điểm tổng hợp); + G%: tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp); + Đkỹ thuật : là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt kỹ thuật theo quy định tại điểm a khoản này; + Đtài chính : là số điểm của hồ sơ dự thầu được xác định tại bước đánh giá về mặt tài chính theo quy định tại điểm b khoản này. 2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, kể cả dịch vụ tư vấn xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, có yêu cầu kỹ thuật cao: Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong đó mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 80% tổng số điểm về mặt kỹ thuật. Trình duyệt, công bố kết quả đấu thầu Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Luật Đấu thầu và khoản 2, khoản 3 Điều 20, Điều 71, Điều 72 Nghị định 58/2008/NĐ-CP. Thẩm định, đánh giá về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và về kinh nghiêm trong thực hiện đầu tư dự án, thi công cong trình, dự án. . Thang điểm: 20-30% cho năng lực về kỹ thuật, 30-40% cho năng lực tài chính và còn lại là kinh nghiệm. Ví dụ: Đấu thầu quốc tế dự án Điện kế điện tử một pha 220V Tên dự án: Điện kế điện tử một pha 220V Tên gói thầu: cung cấp vật tư thiết bị điện Bên mời thầu: Công ty Điện Lực TP HCM Bên nhà thầu: Công ty thiết bị điện EMIC (trụ sở tại Hà Nội), Cty sản xuất Thương mại Vinh Thuận và nhà thầu Linkton (trụ sở tại Singapore) Hình thức chọn thầu: Đấu thầu quốc tế rộng rãi Loại hợp đồng sử dụng trong đấu thầu: HĐ trọn gói Quy trình tổ chức, xét duyệt thầu: Ngày 10/12/2003, Cty Điện lực TPHCM chính thức mở gói thầu dự án này và có 3 nhà thầu tham gia là Cty thiết bị đo điện Hà Nội (EMIC) với giá chào 593,750 USD; Cty sản xuất Thương mại Vinh Thuận (giá 685,860 USD); Cty Linkton - Singapore của Wong Justin Kaleung (giá 383,000 USD). Song, trên thực tế Cty Vinh Thuận tham gia thầu chỉ với tư cách “chân gỗ”, vì sau này chính Wong Justin Kaleung, trong vai trò là Tổng GĐ Linkton Vina đã giao cho Cty Vinh Thuận nhập thiết bị trị giá hàng tỷ đồng. Và dĩ nhiên, với mức chênh lệch về giá chào thầu này, Cty Linkton - Singapore đã dễ dàng hạ gục EMIC. Theo đánh giá kỹ thuật của tổ chuyên gia xét thầu đứng đầu là ông Lê Văn Hoành, phó giám đốc CTĐL TP, phương án của EMIC không đạt vì các đặc tính, thông số kỹ thuật có nhiều điểm không đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Tổ cũng đề nghị đánh giá phương án của Linkton là “đạt” với điều kiện nhà thầu cam kết điều chỉnh lại phạm vi hiệu chỉnh sai số (phạm vi hiệu chỉnh của điện kế mẫu Linkton từ -25% đến + 10% trong khi sai số cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế là ---+ 1%). Tuy nhiên, theo một chuyên gia về ngành điện, nếu một hồ sơ chào thầu với điện kế mẫu với mức sai số lớn như của Linkton thì hồ sơ phải bị loại ngay từ đầu. Ngày 6-1-2004, gói thầu ĐKĐT một pha mới ở giai đoạn đánh giá chờ xét duyệt nhưng trước đó rất lâu, từ tháng 4-2003, CTĐL TP đã bắt đầu cho lắp thử nghiệm chính ĐKĐT Linkton tại khu vực Điện lực Phú Thọ. Ngày 12-9-2003, Công ty Linkton Vina (liên doanh giữa Công ty TNHH SXTM Quang Trung có trụ sở tại Gò Vấp và Công ty Linkton Singapore) được thành lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh với khách hàng mua ĐKĐT duy nhất là CTĐL TP. Theo Cục Hải quan TP. HCM, từ năm 2004 đến nay đã không có ĐKĐT một pha nguyên chiếc mang thương hiệu Linkton được nhập về VN. Như vậy, Linkton Singapore trúng thầu, ký hợp đồng cung cấp ĐKĐT sản xuất tại Singapore với CTĐL TP, nhưng Linkton Vina mới chính là nhà cung cấp toàn bộ các ĐKĐT lắp ráp tại VN và xuất hóa đơn bán hàng cho CTĐL TP. Các số liệu cũng cho thấy 260. 000 ĐKĐT đã được gắn lên lưới cho đến nay chỉ từ một “lò” là Linkton Vina tại 43E-F Hồ Văn Huê, Phú Nhuận (nhà ông Lê Văn Hoành). Nguyên văn nội dung từ bản fax của Linkton gửi ông Lê Minh Hoàng (giám đốc CTĐL TP): “. . . chúng tôi đã thử nghiệm và lắp ráp tại Hồ Văn Huê trong thời gian nhà máy chúng tôi đang xây dựng. . . ”. Điều đáng nói hơn là theo hồ sơ thầu của Linkton Singapore, sản phẩm đưa ra đấu thầu lại là sản phẩm khác với sản phẩm gắn trên lưới hiện nay. Cụ thể, hằng số tại biên bản thử nghiệm (kiểm traing report) là 800 imp/kWh nhưng ĐKĐT đang gắn hiện nay là 1. 600 imp/kWh. Theo hồ sơ dự thầu từ CTĐL TP thì yêu cầu đầu tiên là nếu đơn vị dự thầu không trưng ra được hàng mẫu (theo tiêu chí riêng của công ty) trong vòng một tháng thì không đủ khả năng dự thầu. Thế nhưng, hàng mẫu không phải ai cũng làm được vì CTĐL TP đã mua sẵn hộp nhựa buộc phần đế nên các ĐKĐT của nhà dự thầu phải “nạp” vào vừa vặn. Trên hộp nhựa lại có ba điểm gắn vít cố định đòi hỏi điện kế phải có kích thước đúng để gắn vào ba điểm này. Đây cũng là lý do khiến nhà thầu bỏ cuộc vì lo ngại nếu không trúng thầu sẽ mất trắng số tiền lớn đã đầu tư vào làm hàng mẫu cho CTĐL TP. Tuy nhiên, Hãng S đã chấp nhận điều kiện này và đầu tư 100. 000 USD để cho ra thiết kế mới (gồm khung sườn, bo mạch, đế hộp, nắp hộp, nắp chụp. . .) đáp ứng đúng yêu cầu của CTĐL. Cắc cớ hơn nữa là trong hồ sơ dự thầu, CTĐL TP còn đòi hỏi nhà thầu phải cung cấp giấy chứng nhận (certificate) của người tiêu dùng cuối cùng rằng họ đã sử dụng và đánh giá sản phẩm của nhà thầu rất hoàn hảo. Nhà thầu cũng bị buộc phải chứng minh rằng tối thiểu 50% số lượng của sản phẩm dự thầu có chứng nhận chất lượng từ các CTĐL và đã được các công ty này sử dụng qua ít nhất sáu tháng tính đến hạn chót nộp hồ sơ dự thầu. Đặc biệt, CTĐL TP yêu cầu hàng phải được giao trong vòng chín tuần tại cảng Sài Gòn kể từ khi ký hợp đồng. Nhưng theo qui định đấu thầu quốc tế thì thời gian giao hàng thường kéo dài từ 12-16 tuần, vì nhà thầu cần thời gian để lên kế hoạch sản xuất, sắp xếp việc mua linh kiện, đi vào lắp ráp, sản xuất, trải qua khâu kiểm tra thử nghiệm và đóng gói. Đặc biệt, đối với mặt hàng ĐKĐT, sau khi hoàn tất phải kiểm tra thử tải chịu mức xung tối đa (để bảo đảm rằng điện kế không chịu tác động từ bên ngoài khi đưa vào sử dụng). Đó là chưa kể đến thời gian vận chuyển bằng tàu biển cũng phải mất thêm 1-2 tuần. Theo người đại diện, các nhà thầu nói đùa với nhau chỉ có làm sẵn hoặc làm tại VN mới có thể giao hàng đúng hạn cho CTĐL TP. Giá dự thầu Hãng S đưa ra là 21,33 USD/điện kế với các chức năng như có thể đọc dữ liệu khi mất điện, vẫn hiển thị chỉ số khi mất điện, chống nhiễu và gian lận điện, vỏ chống cháy, chịu được môi trường nóng, nhiều bụi. . . Trong khi đó, theo các điện lực trực thuộc CTĐL TP, trên 260. 000 ĐKĐT Linkton Singapore đã gắn trên lưới không đọc được dữ liệu khi mất nguồn và không hiển thị số khi mất nguồn với giá cung cấp là 35,28 USD/chiếc. Sau khi kiểm tra tư cách nhà thầu và thẩm định các tính năng điện kế của Hãng S (kèm các giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn IEC, tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. . .), ông Lê Văn Hoành, tổ trưởng tổ xét thầu, vào ngày 23-5 đã gửi một văn bản đến Hãng S yêu cầu hãng này phải bổ sung các bản photo (có công chứng) các hợp đồng cung cấp điện kế một pha mà hãng đã ký với Công ty Danzhou City Power Supply Company - tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) và Công ty Trion Trade Inc. của Philippines. Hãng S sau khi nhận được “tối hậu thư” của CTĐL TP đã tức tốc đi đến trụ sở các đối tác cũ để “năn nỉ” và làm thủ tục công chứng tại nước sở tại mới kịp nộp cho CTĐL TP đúng hạn. Ngày 24-5, ông Lê Văn Hoành lại tiếp tục có một thư yêu cầu Hãng S có bản kiểm tra hiệu suất điện thế của hãng theo từng dải ngắn. Tuy nhiên, Hãng S đã gửi thư phản ứng vì không có một trung tâm kiểm định nào trên thế giới có thể thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của CTĐL TP. Ngày 31-5, để sửa sai, ông Lê Văn Hoành lại gửi tiếp một văn bản sửa đổi lại yêu cầu kiểm tra về các chỉ số kỹ thuật mà theo nhà thầu S là vô lý. Các kết quả kiểm tra này phải gửi cho CTĐL TP trong vòng bảy ngày, nếu không Hãng S sẽ bị loại. Ngoài ra, hồ sơ mời thầu chỉ yêu cầu đơn vị bán hàng bảo hành sản phẩm từ 12-18 tháng, Hãng S đồng ý bảo hành trong vòng năm năm và có công ty bảo hành tại VN. “Thế nhưng, đến nay hai tháng đã trôi qua chúng tôi vẫn chưa nhận được trả lời từ CTĐL TP, trong khi qui định là trong vòng 45 ngày bên bán thầu phải trả lời kết quả cho các nhà thầu” - đại diện Hãng S nói. Tòa phúc thẩm cũng xác định lại tổng thiệt hại mà các bị cáo đã gây ra trong việc mua sắm 312. 000 điện kế giả là hơn 7,9 tỉ đồng (không phải 8,1 tỉ đồng như tại cấp sơ thẩm). Theo hội đồng xét xử, sở dĩ có việc giảm thiệt hại này là do đại diện Công ty Điện lực TP. HCM có văn bản cho rằng công ty đã tính toán và tiết kiệm được 145 triệu đồng trong tổng số chi phí bỏ ra để bảo quản lô hàng điện kế giả. Vụ án được TAND TP. HCM xử sơ thẩm vào tháng 5-2009. 17 bị cáo trong vụ án bị tuyên án từ 1 năm tù (hưởng án treo) đến 4 năm 6 tháng tù về các tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “sản xuất hàng giả”. Bị cáo Lê Minh Hoàng - nguyên giám đốc Công ty Điện lực TP. HCM - cho rằng sai phạm của mình là đã không đọc kỹ hồ sơ khi ký duyệt việc trúng thầu của Linkton Singapore sản xuất lô hàng điện kế điện tử. Những kết qua đạt được trong đấu thầu tại VN Hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu về cơ bản được hoàn thiện, thống nhất theo hướng tăng cường phân cấp Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu cơ bản đó được hoàn thiện, thống nhất theo hướng tăng cường phân cấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đó ban hành các văn bản hướng dẫn về đấu thầu đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về đấu thầu được thông suốt, thống nhất và thuận tiện trong quá trình thực hiện dự án, khắc phục được những khó khăn trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đó thống nhất và chuẩn hóa về thủ tục, thời gian trong hoạt động đấu thầu, quy định chi tiết về lập, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, nâng cao quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, từ đó tạo điều kiện tiết kiệm thời gian trong đấu thầu, đảm bảo tiến độ chung của toàn bộ dự án đầu tư. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản bước đầu đã đi vào cuộc sống, nâng cao vai trò của chủ đầu tư trong quá trình quản lý, điều hành và quyết định các nội dung trong quá trình triển khai dự án (quyết định nội dung hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, giải quyết tình huống trong đấu thầu). Việc tăng cường phân cấp cho chủ đầu tư đó tăng cường tính chủ động linh hoạt cho chủ đầu tư, thu hẹp được cấp trình duyệt trong quá trình lựa chọn nhà thầu nên thời gian lựa chọn nhà thầu cũng đó được rút ngắn đáng kể. Ngay sau khi Nghị định 85/CP có hiệu lực thi hành (01/12/2009), trong năm 2010 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành 16 thông tư quy định về các Mẫu tài liệu trong đấu thầu, đảm bảo việc triển khai thực hiện quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP được thông suốt, thống nhất và thuận tiện cho quá trình thực hiện các dự án. Ngoài ra, việc tăng cường phân cấp cho Chủ đầu tư theo tinh thần của Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP đã bước đầu thu hẹp được cấp trình duyệt trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Do đó rút ngắn được thời gian trình, duyệt và thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu nên thời gian lựa chọn nhà thầu cũng đã được rút ngắn đáng kể. Đấu thầu rộng rãi tăng, chỉ định thầu giảm so với các năm trước Năm 2010, hình thức đấu thầu rộng rãi vẫn là hình thức được lựa chọn nhiều. Theo số liệu tổng hợp, đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước nói chung thì tổng giá gói thầu đối với các gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi năm 2010 tăng 16.083 tỷ, cụ thể năm 2009 tổng giá gói thầu là 184.640 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên là 200.724 tỷ đồng. Đối với hình thức chỉ định thầu thì tổng giá gói thầu áp dụng chỉ định thầu năm 2009 là 196.892 tỷ đồng, đến năm 2010 giảm xuống 77.592 tỷ đồng là 119.299 tỷ đồng. Ngoài ra tỷ lệ tiết kiệm đối với hình thức chỉ định thầu năm 2010 cao hơn năm 2009 (năm 2009 từ 2,07% tăng lên 4,74%). Tiết kiệm cho nguồn vốn của Nhà nước Mặc dù năm qua có nhiều biến động về giá cả, song công tác đấu thầu vẫn mang lại hiệu quả đáng kể. Việc thực hiện theo Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP không chỉ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu mà còn giúp tiết kiệm được cho nhà nước 23.172,078 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD bằng 1% GDP của cả nước, đây là con số rất ý nghĩa thể hiện hiệu quả của công tác đấu thầu. Ngoài ra, tiết kiệm đạt được chủ yếu từ các hình thức đấu thầu mang tính cạnh tranh như đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế. Điều đó cho thấy, việc quy định bắt buộc áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ được áp dụng các hình thức khác (kém cạnh tranh hơn) khi có đủ điều kiện, không những giúp tăng số lượng các gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi mà đã trực tiếp đem lại giá trị tiết kiệm đáng kể. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về đấu thầu đã được chú trọng và triển khai trên diện rộng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu đã góp phần ngăn ngừa các hành vi sai phạm nói chung và các quy định của pháp luật về đấu thầu nói riêng. Ở nhiều địa phương, kiểm tra đấu thầu đã giúp ngăn chặn kịp thời các sai phạm trong đấu thầu như nhà thầu có dấu hiệu vi phạm trong HSDT khi tham gia đấu thầu tại một số gói thầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhà thầu cung cấp thông tin không trung thực trong HSDT trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Ninh Bình hay đánh giá HSDT không căn cứ vào yêu cầu của HSMT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long... và đã có biện pháp xử lý kịp thời. Công khai hoá các thông tin về đấu thầu được tăng cường đáng kể Việc công khai hóa thông tin về đấu thầu được tăng cường thể hiện qua việc gia tăng nhu cầu đăng tải thông tin. Năm 2010, số lượng Báo Đấu thầu được phát hành đã tăng lên và tần suất xuất bản đã đáp ứng được về tính kịp thời, rộng rãi đến các đối tượng có quan tâm tới công tác đấu thầu. Ngoài trụ sở chính của Báo Đấu thầu tại Hà Nội, với việc có thêm 6 đại lý của Báo Đấu thầu tại TP. Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho các nhà thầu không chỉ có được thông tin về đấu thầu trên cả nước mà còn dễ dàng tiếp cận thông tin đấu thầu tập trung của 2 thành phố lớn nhất của cả nước (có số lượng gói thầu được thực hiện nhiều nhất so với các địa phương khác). Ngoài ra, số lượng Báo phát hành năm 2010 đã tăng gần 80.000 tờ báo (tăng 6% so với năm 2009) và số trang phát hành được tăng lên 80 trang, nhờ đó Báo Đấu thầu đã thực sự trở thành công cụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu đối với cả nước. Song song với Báo Đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu – Hệ thống đấu thầu qua mạng - tại địa chỉ htttp://muasamcong.mpi.gov.vn được cập nhật hàng ngày, tận dụng các ư u thế của mạng internet trong việc tạo thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân đang tải, truy cập và tìm kiếm thông tin đấu thầu ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời đây là kênh thông tin hữu ích cho cơ quản quản lý nhà nước về đấu thầu tiếp thu các góp ý đối với các văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành. Ngoài ra, chuyên mục đường dây nóng ra đời từ tháng 6/2008 và chính thức trở thành một chuyên mục rất được đông đảo độc giả quan tâm từ tháng 8/2008. Bộ phận tiếp nhận thông tin phản ánh từ khắp cả nước về những việc làm trái quy định, không phù hợp, làm khó nhà thầu. Từ những bài viết trên chuyên mục đường dây nóng, cơ quan chức năng vào cuộc yêu cầu các đơn vị bị phản ánh cần nghiêm túc thực hiện đúng Luật Đấu thầu. Trên cơ sở các báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương gửi đến về danh sách các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và danh sách nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã theo dõi và tổng hợp danh sách và đăng tải trên trang web muasamcong.mpi.gov.vn để các chủ đầu tư và bên mời thầu được biết. Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được gần 30 đơn kiến nghị của các nhà thầu; mặc dù các đơn kiến nghị gửi đến không thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định và yêu cầu các cơ quan này thực hiện giải quyết kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành và có báo cáo phản hồi để theo dõi. Những tồn tại trong đấu thầu quốc tế tại Việt Nam Cơ chế chính sách liên quan đến đấu thầu của một số cơ quan Chính phủ chưa được ban hành kịp thời và việc triển khai thực hiện còn hạn chế Năm 2010 là năm bắt đầu thực thi Luật sửa đổi, Nghị định 85/CP sau khi các thay đổi chính sách pháp luật về đấu thầu diễn ra nhanh chóng. Ngay sau khi Luật sửa đổi, Nghị định 85/CP ra đời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành rất nhiều các mẫu tài liệu đấu thầu và thông tư hướng dẫn. Một số cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn một số nội dung về đấu thầu (quy định tại Điều 76 Nghị định 85/CP) (Bộ Tài chính, Bộ Công thương) chưa thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các văn bản đã ban hành cho phù hợp với quy định mới của pháp luật về đấu thầu, chưa ban hành văn bản hướng dẫn theo nhiệm vụ được giao. Việc chậm sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn các nội dung nêu trên đã gây ra sự lúng túng và thiếu cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện dẫn đến sự kéo dài thời gian trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra, tại nhiều địa phương, sau khi Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP có hiệu lực thi hành, một số địa phương đã có quy định về đấu thầu riêng áp dụng tại địa phương mình nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và vẫn thực hiện theo quy chế cũ, do vậy có nhiều quy định không còn phù hợp hoặc trái với quy định hiện hành (ví dụ tỉnh Hà Nam). Điều này đôi khi dẫn đến tăng thêm thủ tục hành chính, kéo dài thời gian đấu thầu và không đảm bảo các mục tiêu của công tác đấu thầu. Tính chuyên môn, chuyên nghiệp về đấu thầu chưa đồng đều và còn hạn chế ở một số địa phương Việc phân cấp mạnh cho chủ đầu tư tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ bản, tuy nhiên còn có một số chủ đầu tư năng lực còn hạn chế không theo kịp nhiệm vụ được giao, còn lúng túng trong khâu lập kế hoạch đấu thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư còn chưa chủ động, còn trông chờ ỷ lại nhiều tổ chức , đơn vị tư vấn mà không xem xét, kiểm tra kỹ các hồ sơ, thủ tục..trước khi phê duyệt. Ngoài ra, toàn bộ quá trình đấu thầu chủ yếu do chủ đầu tư quyết định, gần như khép kín và không có cơ quan giám sát, thẩm tra, thẩm định. Các cơ quan quản lý đấu thầu hiện nay (người có thẩm quyền, Sở Kế hoạch đầu tư...) nếu có phát hiện ra thì phải sau đấu thầu, sau thanh kiểm tra, thậm chí sau khi thực hiện xong gói thầu, trừ trường hợp có kiến nghị. Bên cạnh đó năng lực chuyên môn của nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu đặc biệt là ở cấp huyện, xã, khu vực vùng sâu, vùng xa, các bệnh viện, trường học.. còn hạn chế do các chủ đầu tư, bên mời thầu chưa có kinh nghiệm, tính chuyên môn chưa cao dẫn đến chất lượng của hoạt động đấu thầu chưa được đảm bảo. Ở rất nhiều địa phương, một số chủ đầu tư là Giám đốc bệnh viện, Hiệu trưởng trường học.. rất ngại xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu vì thiếu chuyên môn về lĩnh vực quản lý nhà nước về đấu thầu nhưng lại cũng e ngại về chất lượng của các tổ chức tư vấn đấu thầu. Do đó, các chủ đầu tư nêu trên vẫn trông mong vào sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu. Ngoài ra, chất lượng của một số đơn vị tư vấn ở địa phương còn hạn chế, đặc biệt là tư vấn đấu thầu. Nhiều hồ sơ do các đơn vị tư vấn lập để chủ đầu tư trình thẩm định, phê duyệt không đạt yêu cầu, có nhiều sai sót dẫn đến hồ sơ không đạt chất lượng và yêu cầu theo quy định, kéo dài thời gian thẩm định, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Chất lượng của một số công việc chuẩn bị cho đấu thầu vẫn còn bất cập Công tác lập, trình và phê duyệt kế hoạch đấu thầu – công cụ định hướng, kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình đấu thầu chưa được thực hiện theo quy định. Qua kiểm tra công tác đấu thầu, nhiều địa phương không phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể mà chỉ phê duyệt cho từng gói thầu hoặc nếu có thì chưa đầy đủ như không bao gồm các gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp áp dụng hình thức chỉ định thầu, kế hoạch đấu thầu không chia thành 3 phần công việc rõ ràng nên khi kiểm tra có nhiều dự án vượt tổng mức đầu tư đã duyệt nhưng không được phê duyệt điều chỉnh, từ đó dẫn đến sự chậm trễ hoàn thành công trình do không bố trí đủ vốn và gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Ngoài ra, chất lượng của hồ sơ mời thầu vẫn còn nhiều hạn chế. Trong một số trường hợp chỉ vì một vài chi tiết trong hồ sơ mời thầu do tư vấn lập không chuẩn xác mà có thể dẫn đến phức tạp trong đánh giá hồ sơ dự thầu, phải xử lý tình huống gây chậm trễ. Trong một số trường hợp khác còn phải hủy đấu thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án và lãng phí tiền của nhà nước. Hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng chưa đáp ứng tinh thần tiết kiệm và đảm bảo hiệu quả kinh tế Mặc dù chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu mang lại hiệu quả kinh tế không cao (thể hiện qua giá trị và tỷ lệ tiết kiệm khá thấp) vậy mà chỉ định thầu lại được áp dụng nhiều nhất trong năm 2010. Cụ thể như: trong tổng số gói thầu được thực hiện, chỉ định thầu chiếm 73,78%; sử dụng 113.643,51 tỷ đồng (chiếm 33% tổng giá trúng thầu) và chỉ mang lại tỷ lệ tiết kiệm 4,7%; hay trong tổng số 89.516 gói thầu thuộc các dự án đầu tư phát triển, chỉ định thầu chiếm 75,47% tổng số gói; sử dụng 108.594 tỷ đồng (chiếm 33,5% tổng giá trúng thầu) và chỉ mang lại tỷ lệ tiết kiệm 4%. Ngược lại, đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế đều có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn rất nhiều lần so với chỉ định thầu, cụ thể là 7,56% (đấu thầu rộng rãi) và 6,29% (đấu thầu hạn chế) lại ít được lựa chọn áp dụng. Đấu thầu rộng rãi có số gói thầu áp dụng chỉ bằng 1/5 số gói thầu chỉ định thầu nhưng mang lại giá trị tiết kiệm cao gần gấp 1,5 lần giá trị tiết kiệm do chỉ định thầu mang lại. Đấu thầu hạn chế được xem như là một hình thức lựa chọn nhà thầu kém cạnh tranh, nhưng so với chỉ định thầu thì vẫn hiệu quả hơn: số gói thầu áp dụng đấu thầu hạn chế chỉ bằng 1,86% số gói thầu áp dụng chỉ định thầu nhưng mang lại giá trị tiết kiệm cao hơn so với giá trị tiết kiệm do chỉ định thầu mang lại. Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác như mua sắm trực tiếp, mua sắm đặc biệt hay tự thực hiện được áp dụng với hơn 4000 gói thầu nhưng lại đạt tỷ lệ tiết kiệm cao nhất là 9%. Xu hướng đề nghị được áp dụng hình thức chỉ định thầu vẫn còn nhiều, không thực hiện đúng theo tinh thần đã phân cấp Căn cứ tình hình thực tế về chỉ định thầu được tổng hợp từ ngày Nghị định 85/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng có một số bất cập liên quan đến việc thực hiện chỉ định thầu như việc quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu của nhiều gói thầu là trách nhiệm của người có thẩm quyền (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh…). Tuy nhiên, trong một số trường hợp người cú thẩm quyền vẫn trình văn bản đến Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận áp dụng chỉ định thầu (một số tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam...). Việc này dẫn đến kéo dài thời gian trong đấu thầu, tăng thủ tục hành chính trong đấu thầu do không nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật hoặc né tránh trách nhiệm, gây lãng phí thời gian của cơ quan Chính phủ. Nhiều gói thầu không thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu quy định tại Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Nghị định 85/CP, cần được tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc áp dụng các hình thức lựa chọn khác phự hợp theo quy định, nhưng một số Bộ ngành, địa phương vẫn trình văn bản đến Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định 85/CP, từ đó dẫn đến kéo dài thời gian triển khai dự án và không phù hợp với mục tiêu của công tác đấu thầu. Việc lạm dụng đề nghị được chỉ định thầu nói trên là do chưa quán triệt đầy đủ các quy định của pháp luật đấu thầu, mặt khác do chưa quy định cụ thể các tiêu chí thực hiện chỉ định thầu trong trường hợp đặc biệt khác quy định tại điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Vấn đề quản lý sau đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên và chưa được quan tâm đúng mức Sản phẩm của quá trình đấu thầu cuối cùng là hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu. Hiệu quả đạt được từ công tác đấu thầu phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện nghĩa vụ và ràng buộc giữa chủ đầu tư và nhà thầu như đã nêu trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương thì trong một số trường hợp việc quản lý thực hiện hợp đồng còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong bối cảnh giá cả leo thang. Trong một số trường hợp ở các gói thầu xây lắp, nhà thầu có tâm lý thực hiện hợp đồng cầm chừng để được điều chỉnh giá trị hợp đồng khi có các thay đổi về chính sách của nhà nước về tiền lương, giá ca máy,... Trong một số trường hợp khác, nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đã không đảm bảo được năng lực tài chính dẫn đến chậm trễ trong triển khai dự án. Ngoài ra, một số chủ đầu tư chưa quan tâm thực hiện công tác giám sát thi công, đôn đốc các nhà thầu xây lắp đảm bảo tiến độ đúng quy định. Hoạt động kiểm tra đấu thầu chưa được thực hiện đồng đều ở các Bộ, ngành và địa phương, theo báo cáo của Bộ, ngành, địa phương Nội dung kiểm tra đấu mới chỉ được lồng ghép trong hoạt động giám sát, thanh tra tổng thể đầu tư, chưa thực hiện kiểm tra mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ. Do đó, kết quả kiểm tra còn nhiều hạn chế, chưa bao quát được bức tranh toàn cảnh về tình hình thực hiện đấu thầu của Bộ ngành, địa phương và còn chưa kịp thời chấn chỉnh công tác đấu thầu. Công tác báo cáo tình hình xử lý vi phạm chưa đầy đủ Theo quy định của Luật Đấu thầu, Quyết định xử lý vi phạm của người có thẩm quyền phải gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và đăng tải rộng rãi. Qua đó, chủ đầu tư, bên mời thầu biết được đơn vị nào bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu do khi đã bị cấm đấu thầu tại một địa phương sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên toàn quốc. Tuy nhiên từ khi Luật Đấu thầu có hiệu lực đến nay việc xử lý vi phạm đã được thực hiện ở nhiều địa phương, Bộ ngành nhưng số lượng các Quyết định xử lý vi phạm gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn rất hạn chế. Số lượng báo cáo tổng kết đấu thầu tốt hơn so với năm trước song vẫn cần tiếp tục cải thiện về chất lượng báo cáo Do có sự đôn đốc và nhắc nhở quyết liệt nên đến hết thời hạn gửi báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được tương đối đầy đủ của các Bộ ngành địa phương. Tuy nhiên, nhiều báo cáo chưa đảm bảo chất lượng do chỉ tập trung vào số liệu mà chưa phân tích đánh giá tình hình hình thực tế, chưa nêu được các khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân khách quan, chủ quan và giải pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác đấu thầu. Mặt khác, trong báo cáo của một số địa phương còn chưa phản ánh đầy đủ, chưa tập hợp hết được số liệu về tất cả các gói thầu đã thực hiện. Việc số liệu thống kê chưa đầy đủ như vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến tính trung thực của báo cáo tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Một số đơn vị có gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng không gửi đính kèm bảng tổng hợp số liệu hoặc gửi số liệu chi tiết của các đơn vị thành viên mà không tổng hợp thành biểu báo cáo chung, ví dụ như UBND tỉnh Trà Vinh gửi báo cáo số liệu không đầy đủ, Tập đoàn Dầu khí chỉ gửi báo cáo theo biểu 2 và 3 mà không gửi biểu 1, Tổng công ty công nghiệp xi măng và Bộ Khoa học công nghệ không tổng hợp số liệu chung mà gửi báo cáo chi tiết của các công ty con. Ngoài ra, một số cơ quan như UBND tỉnh Điện Biên, Bộ Y tế, Uỷ ban dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ban tôn giáo Chính phủ, Đài truyền hình Việt Nam không gửi báo cáo công tác đấu thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu Nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu luôn là trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu. Sau khi Nghị định 85/CP được ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn đã ban hành cho phù hợp với Nghị định mới. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ về việc bổ sung sửa đổi Luật Đấu thầu và đưa vào chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh năm 2012-2013 của Quốc hội. Các Bộ có liên quan như Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương cần sớm sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn đã ban hành; thực hiện ban hành các văn bản hướng dẫn theo nhiệm vụ được Chính phủ giao để đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý và tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện. Tổ chức phổ biến quán triệt thực thi pháp luật về đấu thầu và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đấu thầu Việc phân cấp trong đấu thầu đã và đang được các Bộ ngành, địa phương triển khai triệt để, đến tận cấp xã, phường (thậm chí hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cũng được phân cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, là người có thẩm quyền trong đấu thầu). Tuy nhiên, năng lực của chủ đầu tư ở cấp huyện, xã, các trường học, bệnh viện..., của một số đơn vị tư vấn, bên mời thầu còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tổ chức phổ biến, quán triệt thi hành các quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu cho chủ đầu tư, bên mời thầu, các tổ chức tư vấn thông qua đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác đấu thầu là cần thiết. Trên cơ sở quy định của Luật Đấu thầu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, mạng lưới các đơn vị tổ chức hoạt động đào tạo về đấu thầu cũng đã từng bước được hình thành. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo còn chưa đồng đều. Do đó, trong thời gian tới, cần có các quy định cụ thể về việc quản lý chất lượng đào tạo, chương trình khung đào tạo để phát triển một mạng lưới đào tạo có chất lượng đảm bảo, góp phần triển khai sâu rộng các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, góp phần giúp việc thực thi Luật Đấu thầu được thống nhất và đúng quy định. Xây dựng và hoàn chỉnh các công cụ đăng tải thông tin Báo Đấu thầu đã trở thành công cụ đắc lực của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng để giám sát việc công khai và minh bạch hóa thông tin của đơn vị tổ chức đấu thầu, đồng thời thống nhất thông tin về một đầu mối, giúp dễ dàng cho việc tiếp cận, tìm kiếm, quản lý thông tin cũng như giảm thiểu được các chi phí cho các đối tượng quan tâm. Việc không ngừng nâng cấp và hoàn thiện cơ chế đăng tải, nội dung đăng tải và cơ chế phát hành rộng rãi sẽ giúp các đơn vị dễ dàng hơn khi đăng ký đăng tải thông tin, nhà thầu dễ dang tiếp cận với thông tin đấu thầu, nhờ đó việc công khai thông tin trong đấu thầu ngày càng được phát huy. Do đó, trong thời gian tới, việc mở rộng phạm vi đăng tải và nâng cấp nội dung đăng tải trên trang thông tin điện tử cũng hết sức cần thiết để hoàn thiện và tăng cường công cụ đăng tải thông tin, đảm bảo nhanh chóng, hữu dụng nhất đối với người dùng. Đồng thời, trang thông tin điện tử về đấu thầu cần được mở rộng khai thác, đưa hình thức đấu thầu qua mạng trở thành một công cụ mạnh và hiệu quả của Nhà nước trong việc công khai, minh bạch thông tin đấu thầu, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm trong hoạt động mua sắm chính phủ. Việc triển khai thực hiện Dự án Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ (đã được phê duyệt) là hết sức cần thiết nhằm tiếp tục nâng cấp, mở rộng trang thông tin điện tử về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cả về chức năng, nội dung và giao diện. Tăng cường phân cấp đi đôi với tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên công tác đấu thầu Bên cạnh việc tăng cường phân cấp, ủy quyền cho chủ đầu tư tạo sự chủ động, linh hoạt trong đấu thầu thì các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên công tác đấu thầu để đảm bảo việc thực hiện của chủ đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo đạt được mục tiêu thực hiện dự án, sớm ngăn chặn, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm góp phần chấn chỉnh và chuẩn hóa hoạt động đấu thầu tại Bộ ngành, địa phương mình. Khắc phục tình trạng đề nghị chỉ định thầu tràn lan, không thực hiện theo tinh thần đã phân cấp Trong thời gian tới, các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước về việc áp dụng chỉ định thầu (lưu ý đối với một số tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam...). Việc áp dụng chỉ định thầu chỉ được xem xét đối với các trường hợp đã được quy định trong Luật Đấu thầu và Nghị định 85/CP. Khi áp dụng chỉ định thầu, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu có đủ điều kiện và trong trường hợp thật cần thiết (trừ trường hợp đặc biệt cần phải trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm k Khoản 2 Điều 40 Nghị định 85/CP). Trường hợp các gói thầu đủ điều kiện áp dụng chỉ định thầu nhưng vẫn có thể tổ chức đấu thầu thì khuyến khích các đơn vị áp dụng đấu thầu rộng rãi để vừa có cơ hội lựa chọn được nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng vừa mang lại tỷ lệ tiết kiệm cao cho nền kinh tế nước nhà. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu và Luật số 38/2009/QH12 để ban hành Luật Đấu thầu mới và đưa việc sửa đổi Luật Đấu thầu và Luật số 38/2009/QH12 vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2012-2013; yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về đấu thầu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về đấu thầu; yêu cầu các Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương khẩn trương rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn về đấu thầu đã ban hành và ban hành các văn bản hướng dẫn mới như đã được Chính phủ giao tại Điều 76 của Nghị định 85/2009/NĐ-CP; yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung tăng cường bố trí vốn và chỉ đạo việc thực hiện dứt điểm đối với các gói thầu/dự án nằm trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng chỉ định thầu và gia hạn sang năm 2011 để đảm bảo hoàn thành trước cuối năm 2011. Trường hợp không thể bố trí vốn để hoàn thành trong năm 2011, đề nghị các các Bộ ngành, địa phương chuyển sang áp dụng hình thức đấu thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định hiện hành; yêu cầu các Bộ ngành, địa phương hạn chế việc áp dụng chỉ định thầu, đảm bảo chỉ những trường hợp thực sự cần thiết mới xem xét, quyết định áp dụng chỉ định thầu. Trường hợp các gói thầu đủ điều kiện áp dụng chỉ định thầu nhưng vẫn có thể tổ chức đấu thầu (như trường hợp gói thầu nằm trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu..) thì thực hiện tổ chức đấu thầu theo quy định để đảm bảo hiệu quả kinh tế và tránh gây lãng phí nguồn vốn nhà nước, không trình Thủ tướng Chính phủ xin phép áp dụng chỉ định thầu những gói thầu nằm trong thẩm quyền quyết định của mình hoặc các gói thầu không đủ điều kiện theo điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định 85/CP; yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chỉ đạo việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho chủ đầu tư, bên mời thầu để đảm bảo thực hiện tốt việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản. Từ các nội dung phân tích nêu trên và căn cứ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về đấu thầu, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu nhằm đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu là công khai, minh bạch, công bằng, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdau_thau_quoc_te_nhom_1_8319.doc
Luận văn liên quan