Mục lục
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3
I. Khái niệm phát triển bền vững 3
1. Định nghĩa 3
2. Các thành phần 3
3. Nguyên tắc phát triển bền vững 5
II. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và vai trò của
nó đối với phát triển kinh tế 5
1. Đặc điểm nguồn tài nguyên 5
2. Tài nguyên và sự phát triển kinh tế 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN V
I. Tổng quan hiện trạng khai thác khoáng sản 8
II. Khai thác Bô – xít 9
1. Trữ lượng và thực trạng khai thác 9
2. Dự án khai thác Bô – xit ở Tây Nguyên 10
III. Khai thác than 15
1. Trữ lượng và tình hình khai thác than 15
2. Hiện trạng môi trường ngành than 18
3. Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 19
từ khi thành lập Tổng Công than Việt Nam đến nay
PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 22
BỀN VỮNG NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM.
I. Giải pháp phát triển bền vững ngành khai khoáng 22
II. Các ví dụ về thực tiễn khai thác bền vững ở các nước 27
PHẦN IV: KẾT LUẬN 30
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Khái niệm
"Sustainable development is development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs ." (WCED).
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ."
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa . riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt) là một phát triển không bền vững.
2. Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản :
* Môi Trường Bền Vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực. Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Tức là sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất. Trong hoạt động công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4088 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với phát triển kinh tế 5
Đặc điểm nguồn tài nguyên 5
Tài nguyên và sự phát triển kinh tế 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN V
Tổng quan hiện trạng khai thác khoáng sản 8
Khai thác Bô – xít 9
Trữ lượng và thực trạng khai thác 9
Dự án khai thác Bô – xit ở Tây Nguyên 10
Khai thác than 15
Trữ lượng và tình hình khai thác than 15
Hiện trạng môi trường ngành than 18
Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 19
từ khi thành lập Tổng Công than Việt Nam đến nay
PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 22
BỀN VỮNG NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM.
Giải pháp phát triển bền vững ngành khai khoáng 22
Các ví dụ về thực tiễn khai thác bền vững ở các nước 27
PHẦN IV: KẾT LUẬN 30
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Khái niệm
"Sustainable development is development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs....." (WCED).
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..."
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt) là một phát triển không bền vững.
2. Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản :
* Môi Trường Bền Vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực. Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Tức là sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất. Trong hoạt động công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
* Xã Hội Bền Vững: cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống.* Kinh tế Bền Vững : đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Phát triển kinh tế bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
3. Các nguyên tắc phát triển bền vững
Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất.
Quản lí tài nguyên không tái tạo.
Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất.
Thay đổi tập quán và thói quen cá nhân.
Để cho các cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình.
Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho phát triển bền vững.
Xây dựng khối liên minh toàn cầu để bảo vệ môi trường.
II. NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Đặc điểm nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực tự nhiên bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất…mà con người có thể khai thác và sử dụng những lợi ích do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất. Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Để tạo ra các bể dầu và khí đốt cần có chuỗi thời gian liên tục kéo dài từ 10 triệu đến 100 triệu năm. Các qúa trình hình thành các khoáng sản khác cũng phải trải qua hàng thế kỷ. Do đó, đặc tính cơ bản của nguồn tài nguyên là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụng phải luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm, hiệu quả.
Tài nguyên năng lượng, điển hình là dầu mỏ, than đá. Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông, sản xuất điện năng, phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Có thể nói năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năng lượng là cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay. Để phản ánh quy mô của nguồn năng lượng và khả năng đóng góp của nguồn năng lượng vào hoạt động kinh tế, người ta thường dùng các chỉ tiêu như: trữ lượng tài nguyên năng lượng (than, dầu, khí…), bao gồm trữ lượng thăm dò và trữ lượng có khả năng khai thác, khả năng khai thác/năm. Khả năng khai thác/năm là chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp trực tiếp của nguồn năng lượng vào kết quả hoạt động của nền kinh tế. Dầu hỏa là nguồn năng lượng có giá trị kinh tế lớn nhất hiện nay, vì những ưu điểm như sử dụng thuận lợi, dễ vận chuyển, ít gây ô nhiễm. Than đá đang được ưa chuộng sử dụng trở lại nhờ giá rẻ, ổ định, trữ lượng dồi dào và ít gây ô nhiễm hơn nhờ những kỹ thuật sử dụng hàn toàn mới. Do những ưu thế đó, than đá có khả năng trở thành nguồn năng lượng chính của thế kỷ 21. Việt Nam có trữ lượng than đá lớn, chủ yếu nằm ở khu vực Quảng Ninh chạy từ đảo cái bầu trên Vịnh Hạ Long cho tới Phả Lại với chiều dài 150km. Trữ lượng thăm dò khoảng 3,5 tỷ tấn.
Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thac và công nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ… Việt Nam được đánh giá là có nguồn khoáng sản đa dạng như bauxite, thiếc, đồng, quặng sắt, đá vôi. Trong đó triển vọng nhất là Bauxite, phân bố chủ yếu ở vùng biên giới phía Bắc và Tây Nguyên.
Sở hữu tài nguyên thiên nhiên. Để khai thác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, một trong những biện pháp quan trọng mà hầu hết các nước đều quan tâm là xác định quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên. Sở hữu tài nguyên thiên nhiên thường chỉ áp dụng đối với các loại có liên quan đến bề mặt trái đất hoặc trong lòng đất. Ở Việt Nam, quyển sở hữu mặt đát và tài nguyên trong lòng đất thống nhất với nhau và thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện. Pháp luật cho phép các tổ chức và tư nhân có quyền khai thác và sử dụng lâu dài đất đai, được cụ thể thông qua các quyền thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp và cho thuê. Điều này cho phép sử dụng hiệu quả theo mục đích thống nhất các nguồn tài nguyên cũng như tạo điều kiện giảm bớt bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
2. Tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. nhưng với tăng trưởng và phát triển thế giới,tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần chứ chưa đủ. Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Có thể nói tài nguyên thiên nhiên là yếu tố góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. trong giai đoạn đầu phát triển, các nước phát triển thường quan tâm nhiều đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp tư nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở sản xuất các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp vật liệu.
Taì nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định
Đối với các nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi quá trình lâu dài, gian khổ, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên có nhiều quốc gia nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế, tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Nguồn tài nguyên thiên nhiên thường là nguồn cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác.
Căn bệnh Hà Lan - một bài học trong khai thác tài nguyên.
Những năm 60 thế kỉ 20, thường có quan điểm cho rằng tài nguyên thiên nhiên là yếu tố cơ bản để đạt được tăng trưởng kinh tế cao. Thực tế cho thấy nguồn thu từ tài nguyên đã làm tăng thu nhập bình quân đầu người, tạo thêm cơ hội việc làm và tăng các phương án lựa chọn chính sách. Nhưng nó cũng làm thay đổi động lực kinh tế, bóp méo là làm mất sản lượng đầu ra của các ngành khác, thường là ngành nông nghiệp.
Những hạn chế của khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
“Tăng trưởng” và “phát triển” được coi là vấn đề mấu chốt của nền kinh tế. Đi đôi với xu hướng này là sự nhấn mạnh lợi ích kinh tế mà bỏ qua lợi ích của tự nhiên. Do đó việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích con người đã dẫn đến tình trạng báo động về môi trường sống trên toàn thế giới. Thiếu sự kiểm soát môi trường dẫn đến hậu quả là hàm lượng các chất gây ô nhiễm thải ra từ các hoạt động kinh tế ngày ngày càng tăng.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Ở VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng.
Trước đây nhiều loại mỏ khoáng sản không có giá trị kinh tế vì trữ lượng ít hoặc điều kiện khai thác khó khăn, thì ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có thể làm giàu quặng đạt hàm lượng quặng khai thác, trở thành hiệu quả kinh tế trong khai thác. Ví dụ một số mỏ vàng với hàm lượng vàng quá thấp không khai thác có lại được với công nghệ trước đây, ngày nay nhờ công nghệ sinh học có thể tập trung các sinh khối chứa vàng và do đó có thể khai thác có hiệu quả.
Nhìn lại thực trạng phát triển bền vững của ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay, tuy đạt được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít vấn đề nan giải và cần phải có hướng giải quyết nhanh chóng kịp thời.
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa.
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất.
Trong quá trình khai thác bằng cơ giới hoặc thủ công đòi hỏi các thiết bị cho hầm lò, cho sàng tuyển, xăng dầu cho các đầu máy điêden, toa goòng, các loại xe vận tải, các loại máy gạt hay hoá chất,... đều có tác động đến môi trường đất
Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng mỏ.
Ở đây xin chỉ phân tích hiện trạng khai thác hai loại khoáng sản là bô-xit và than.
II.KHAI THÁC BÔ – XÍT
1. Trữ lượng và thực trạng khai thác Bô - xít
Cách đây gần 100 năm, những mỏ bôxit đầu tiên trên thế giới đã được khai thác để tinh luyện thành alumin và nhôm kim loại, phục vụ nhu cầu quốc kế dân sinh của các quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này. Có trữ lượng lớn thứ ba thế giới, nhưng bôxit của Việt Nam vẫn im lìm nằm trong lòng đất. Cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, việc khai thác bôxit, chế biến alumin và tinh luyện nhôm kim loại mới được chúng ta đề cập đến...
Hiện nay tại khu vực bôxít Tây Nguyên có 6 dự án khai thác và chế biến quặng bôxít xin cấp phép với công suất alumin hàng năm cho mỗi dự án từ 300 nghìn tấn (nhỏ nhất) đến 1,9 triệu tấn (lớn nhất). Diện tích chiếm đất của các dự án chiếm từ 900 ha (nhỏ nhất ) đến gần 2000 ha (lớn nhất).
Với trữ lượng 5,4 tỷ tấn nằm tập trung ở Tây Nguyên, các mỏ bô-xít được xem là cơ hội, sẽ mở ra một ngành công nghiệp khai thác và chế biến tinh quặng nhôm (alumina) và nhôm kim loại phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Kỳ vọng ấy là thực tế bởi nhôm là kim loại được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Nhu cầu nhôm đang ngày càng gia tăng. Hiện nay, mỗi năm, thế giới tiêu thụ trên dưới 40 triệu tấn nhôm. Nếu khai thác và chế biến với công suất dự kiến là 8 triệu tấn tinh quặng nhôm và nhôm kim loại mỗi năm, trữ lượng bô-xít ở Tây Nguyên cho phép khai thác trong vòng 300 năm và nước ta có cơ hội trở thành quốc gia sản xuất nhôm có vị trí quan trọng trên thế giới.
2. Dự án khai thác Bô – xit ở Tây Nguyên và những rủi ro
Khai thác Bô - xit ở Tây Nguyên là một dự án đang được chú ý và bàn cãi nhiều nhất hiện nay. Một mặt nó đem lợi nguồn lợi kinh tế cho đất nước, mặt khác nó tồn tại nhiều rủi ro, nguy cơ liên quan đến kinh tế, xã hội, môi sinh, ô nhiễm mô trường…
Vấn đề kinh tế:
Trước hết là rủi ro về thị trường. Nguyên liệu alumina của chúng ta chủ yếu để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thị trường trong nước nhu cầu về nhôm không lớn, cũng không đủ điện để luyện alumina thành nhôm. Thị trường nước ngoài, mặc dù nhu cầu nguyên liệu alumina để luyện nhôm rất lớn, nhưng vì chi phí vận tải cao, Việt Nam chỉ có thể bán rẻ nguyên liệu alumina cho các nhà máy luyện nhôm trong khu vực.
Thứ hai là rủi ro về tài chính. Nhu cầu vốn để phát triển rất nóng ngành bô - xít như của VN sẽ rất lớn. Phương thức huy động vốn chủ yếu là đi vay nước ngoài. Trong khi đó, chỉ tiêu hoàn vốn nội tại (IRR) của dự án Nhân Cơ chỉ có 14,98% (được tính từ trước thời kỳ khủng hoảng tài chính và trước khi giá năng lượng tăng). Khâu luyện nhôm có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế nhất thì không nằm ở Tây Nguyên. Toàn bộ lãi suất vay và chi phí môi trường đắt đỏ đều nhằm vào quặng alumina xuất khẩu.
Về kỹ thuật và công nghệ:
Công nghệ tuyển bô - xít thành alumina của VN dựa trên qui trình Bayer, bản chất của qui trình này là chuyển hoá ô xít nhôm ngậm nước trong quặng bô - xít bằng dung dịch kiềm nồng độ cao và ở nhiệt độ cao để thành aluminat natri. Thành phần khoáng vật của quặng nhôm trong trong quặng bô - xít có nhiều dạng khác nhau và có phản ứng rất khác nhau với dung dịch NaOH. Ngoài thành phần khoáng vật, các chất khác lẫn trong quặng bô - xít cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiềm hoá. Quặng bô - xít của VN, trong các báo cáo địa chất chưa được nghiên cứu kỹ về mặt khoáng vật, chưa có thử nghiệm công nghiệp các phản ứng cơ bản. Qui trình Bayer phổ biến khắp thế giới. Nhưng thiết bị kỹ thuật để thực hiện qui trình này (cũng giống như nhà máy điện nguyên tử) đối với VN cũng là con số 0. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Nhà máy alumina là nhà máy hóa chất, sử dụng NaOH nồng độ cao, ở nhiệt độ lớn. Ngoài ra còn có sự mất cân đối giữa các khâu đầu nguồn và cuối nguồn. các dự án tuyển luyện để bán quặng có công suất lên tới hơn 18 triệu tấn/năm. Nhưng các dự án chế tạo (điện phân) nhôm kim loại có công suất chỉ 0,2-0,4 triệu tấn/năm.
Khai thác bauxite cần những điều kiện nhất định về điện nước, cơ sở hạ tầng (đường sắt, cảng biển, điện) đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó Tây Nguyên lại không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Tồn tại sự mất cân đối về cung cấp điện trên địa bàn có hệ thống nguồn và lưới điện hiện còn đang kém phát triển. Các dự án luyện cán nhôm cần rất nhiều điện. Việt Nam còn đang thiếu điện, và sẽ không có nguồn thuỷ điện rẻ tiền để đảm bảo cho các dự án nhôm. Các dự án hạ tầng triển khai sau các dự án khai thác bô - xít và sản xuất alumina cũng cần được tính tới.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế của các nước có ngành công nghiệp bôxít trên thế giới, có thể thấy vấn đề tác động đến môi trường của quá trình khai thác và chế biến quặng bôxít là có và đương nhiên.
Vấn đề bùn đỏ:
Một vấn đề khiến dư luận hết sức lo ngại, đó là việc ô nhiễm môi trường của bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin.
Bùn đỏ (red mud) gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, không biến chất và tồn tại mãi mãi như: Hematit (Fe2O3), Natri silico aluminate, Canxi titanat, Monohydrate nhôm (Al2O3.H2O), Trihydrate nhôm (Al2O3.3H2O)…
Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bauxite. Trên thế giới, chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) có thể xử lý được vấn đề bùn đỏ một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội (chỉ đáp ứng được khả năng của nhà đầu tư). Australia là nước có lợi thế về địa hình (bằng phằng, có lớp đá gốc), khí hậu (rất ít mưa) và dân cư (rất thưa) thuận lợi cho việc chế biến bauxite tại chỗ và chôn cất bùn đỏ. Ở Việt Nam, nếu chế biến bauxite thành alumina trên Tây Nguyên sẽ bắt buộc phải tạo ra các hồ chứa bùn đỏ thường xuyên đe dọa tình hình an ninh trên địa bàn (các hồ “red mud” có thể bị biến thành bom bẩn “mud bomb”). Lượng bom bẩn tạo ra trên Tây Nguyên sẽ lớn gấp 3 lần lượng alumina thu được từ Tây Nguyên để xuất khẩu. Ngoài ra, còn phải thường xuyên tồn chứa một lượng lớn hoá chất độc hại (để chế biến bauxite) trong các kho trên Tây Nguyên.
Vấn đề làm mất nguồn nước không có gì thay thế : Ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước của vùng Tây Nguyên, không đủ nước để phát triển được cây công nghiệp cao su, chè và cà phê.
Cả hai khâu tuyển bauxite và tuyển alumina trên Tây Nguyên đều đòi hỏi rất nhiều nước. Dự án Nhân Cơ có tổng mức tiêu dùng nước 14,832 triệu m3/năm, trong đó để tuyển quặng cần 12 triệu m3/năm, để sản xuất alumina cần 2,4 triệu m3/năm, trong khi cấp cho sinh hoạt chỉ là 0,432 triệu m3/năm.
Dự án Tân Rai có dự kiến xây đập chắn nước để đáp ứng nhu cầu của dự án khoảng 18 triệu m3/năm. Nước thải ra sau tuần hoàn là 4,625 triệu m3/năm. Như vậy, nguồn nước cho cà phê, cao su và các nhu cầu khác bị mất đi 13,375 triệu m3/năm.
Vấn đề thay đổi môi trường và sinh thái
Vấn đề môi trường chủ yếu liên quan đến các chất thải. Các chất thải không thể tránh được trong các dự án bô-xit gồm: (i) trong khai thác bauxite, khối lượng chất thải rắn rất lớn, bình quân lượng đất đá phủ phải bốc lên và đổ thải 1m3/tấn bô-xit; (ii) trong khâu tuyển quặng bôxit, lượng chất thải bình quân 1tấn/tấn quặng nguyên khai; (iii) trong khâu tuyển alumina lượng chất thải (gồm bùn đỏ, bùn oxalate, và nước thải) bình quân trên 2m3/tấn; và cuối cùng, (iv) trong khâu luyện nhôm, lượng chất thải độc hại (gồm chất thải cathode, phát thải fluoride) bình quân 1kg/tấn.
Về vấn đề sinh thái, ngoài các nguy cơ phá hủy môi trường tại chỗ, các dự án bauxite alumina còn có những ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh được đến hệ sinh thái trên qui mô rộng lớn.
Trong khâu khai thác bauxite, nguy cơ hiện hữu là thảm thực vật và động vật của Tây nguyên (Flora & Fauna) sẽ bị thay đổi. Trong khâu tuyển alumina nguy cơ hiện hữu là tiêu dùng nhiều nước, phải xây đập chắn, sẽ ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của các dòng chảy. Các biến đổi dị thường về thời tiết và khí hậu khu vực miền trung có nguy cơ sẽ xẩy ra gay gắt hơn (thiệt hại do các biến đổi dị thường về thời tiết hiện nay đã tới 4000 - 5000 tỷ đồng/năm).
Nhìn chung, quy hoạch bô - xít-nhôm của VN có quá nhiều tham vọng không có cơ sở, quá nhiều dự án không cần thiết, quá nhiều rủi ro không quản lý được, và quá nhiều bất cập chưa được tính đến.Đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhôm không phải là nguyên liệu chiến lược. Nhu cầu về nhôm của VN không lớn. Thị trường nhôm trên thế giới cũng như ở VN chưa khi nào có khủng hoảng hoặc khan hiếm.Toàn bộ vùng Tây Nguyên của VN sẽ biến thành “sân sau”, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện nhôm của các đại gia ở nước ngoài.Việc phát triển bô - xít trên Tây Nguyên có quá nhiều rủi ro không quản lý được.
Ảnh 1 của GEHO: Một bãi bùn đỏ ở sau khi khai thác bauxite, Ấn Độ
Ảnh 2 của GEHO: Bãi bùn đỏ Nalco Damanjodi, Ấn Độ, (không cỏ mọc, không một loại vi sinh, không sự sống).
II. KHAI THÁC THAN
1. Trữ lượng và tình hình khai thác than
Ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn 120 năm. Tổng cộng đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch. Trong thời Pháp thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác trên 50 triệu tấn than sạch, đào hàng trăm km đường lò, bóc và đổ thải hàng chục triệu m3 đất đá. Từ năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch, đào 1041km đường lò; bóc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi thải hàng trăm ha; sử dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn nhiên liệu các loại; trong đó, riêng từ năm 1995 đến 2001 (khi Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập) đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản lượng toàn ngành khai thác từ trước tới nay), đào 504,5km đường lò; bóc và đổ thải 237,2 triệu m3 đất đá (đạt 48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng đất đá của toàn ngành từ năm 1995 đến 2001). Hiện nay, hàng năm ngành than khai thác mỗi năm trên13-14 triệu tấn than sạch, đào bình quân trên 100km đường lò, bóc và đổ thải trên 50 triệu m3 đất đá, sử dụng trên 160 ngàn m3 gỗ, khoảng 15 ngàn tấn thuốc nổ và hàng chục ngàn tấn nhiên liệu các loại. TKV hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn đến trên 3 triệu tấn/năm. Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suât từ 1 triệu tấn trở lên là: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy.
Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của TKV. Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Ðèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho TKV
Ngành than đang phát triển nóng. Đằng sau con số dự kiến 43 triệu tấn than khai thác trong năm 2007, thì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển bền vững đã không được chú trọng... Ô nhiễm huỷ hoại môi trường do ngành than “tăng tốc” đã đến hồi báo động”.
Hiện nay trong khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2.000ha, có 1 mỏ với tổng diện tích là 175km2, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Ở Hòn Gai, Nam đường 18A (Cẩm Phả) trong giai đoạn 1970 - 1997, các hoạt động khai thác than đã làm mất khoảng 2.900ha (trung bình mỗi năm mất 100 - 110ha) đất rừng các loại, trong đó khoảng 2.000ha bị mất do mở vỉa, đổ đất đá thải. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970 giảm xuống 6,7% (1985) và 4,7% (1997).
Vào năm 2002, tổng sản lượng khai thác than của Việt Nam mới chỉ đạt 14,8 triệu tấn than. Năm 2003, sản lượng tiếp tục tăng thêm 2 triệu tấn, về trước 2 năm theo kế hoạch 5 năm (2001-2005) mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra. Trong năm 2006, ngành than đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu tấn than, vượt 7 triệu tấn so với quy hoạch phát triển ngành mà Chính phủ phê duyệt đến năm 2020.
Như vậy tốc độ khai thác hiện nay được cho là quá "nóng" do ngành than đã tự "vượt rào", phá vỡ quy hoạch phát triển của ngành.
Theo dự kiến, trong vài ba năm tới, một loạt nhà máy nhiệt điện công suất lớn trong cả nước đi vào hoạt động sẽ phải cần đến hàng chục triệu tấn than đốt lò. Trong khi đó, theo kế hoạch năm 2007, ngành than sẽ dành gần 20 triệu tấn than xuất khẩu. Làm phép tính đơn giản thì sản lượng than tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu trong ít năm tới cũng chỉ đủ dùng cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện sau khi các nhà máy này đưa vào sử dụng. Đây là chưa kể hàng chục nhà máy ximăng, luyện cán thép đang gấp rút ra đời cũng sẽ "ngốn" ít nhất vài chục triệu tấn than/năm.Nếu ngành than không trù tính tới nguồn tài nguyên hữu hạn của mình để chuẩn bị cho một chiến lược phát triển lâu dài vì lợi ích quốc gia mà tiếp tục gia tăng sản lượng một cách quá "nóng" như hiện nay thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự hụt hẫng khi nhu cầu của các ngành công nghiệp cùng lúc xuất hiện trong một tương lai gần. Thực tế cho thấy, nguồn tài nguyên ở Việt Nam đang dần cạn kiệt. Việc khai thác hầm lò đã phải xuống sâu vài trăm mét. Các mỏ lộ thiên thì đào khoét, bòn rút một cách vội vã..., gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho môi trường sinh thái.
2. Hiện trạng môi trường ngành than:
Môi trường vùng than bị suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiến ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ. Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn, bằng khoảng 5% tổng giá thành than.Trong quá trình sản xuất than thải ra nhiều chất thải: đất đá (mỗi năm trên 50 triệu m3), nước thải mỏ (hàng trăm triệu m3/năm), khí thải và các phế liệu, phế thải sản xuất khác, đồng thời chiếm và phá huỷ nhiều diện tích đất (hàng trăm ngàn ha). Mức độ tổn thất than còn cao và việc tận dụng các khoáng sản đồng hành còn ít. Điều đó vừa làm giảm hiệu quả khai thác tài nguyên, vừa làm tăng tác động môi trường. Hàng năm ngành than tiêu hao một khối lượng vật tư rất lớn, nhất là gỗ lò, thuốc nổ công nghiệp, xăng, dầu, điện năng, vvv. Một số loại vật tư, nhiên liệu, đặc biệt là nhiều loại vật liệu nổ có độ an toàn thấp, tính năng kỹ thuật chưa tiến tiến, gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ con người và môi trường.
Chi phí vật liệu, nhiên liệu và động lực trong giá thành than sạch rất cao, chiếm gần 40% tổng giá thành than.Trong tương lai với quy mô sản lượng than ngày càng tăng cao trong điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn thì khối lượng tiêu hao vật tư ngày càng lớn, kéo theo khối lượng các chất thải và tác động môi trường do sản xuất than gây ra ngày càng trầm trọng hơn và chi phí sản xuất than ngày càng cao hơn.
Theo tính toán của các chuyên gia nêu trong báo cáo nghiên cứu của Chương trình Kinh tế & Môi trường Đông Nam Á số 2001 thì chi phí thiệt hại môi trường trong khai thác than năm 1998 lên tới 140 tỷ đồng/năm, bằng 5% giá thành than.
Với sản lượng khai thác than nguyên khai hơn 40 triệu tấn năm mỗi năm thì ít nhất là 100 triệu m3 chất thải rắn như đất, đá, xít được thải ra. Đây là nguyên nhân khiến Quảng Ninh là địa phương duy nhất có rất nhiều "núi chết" cao ngất ngưởng, tồn tại hàng chục năm, không loại cây cối nào sống nổi, đủ để trở thành mối đe dọa về sạt lở, vùi lấp sông suối, công trình, nhà cửa vùng sản xuất và tính mạng người dân.
Trên cả "đe dọa", tại khu vực khai thác than lộ thiên thuộc thị xã Cẩm Phả thường xuyên xảy ra các vụ sạt lở núi thải gây hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân không gì khác hơn là do cao trình của các "núi thải" không được xử lý cắt tầng, che chắn đúng quy trình kỹ thuật.
3. Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường từ khi thành lập Tổng Công than Việt Nam đến nay:
Trước đây, trong một thời gian dài ở Việt Nam nói chung và ngành than nói riêng vấn đề môi trường chưa được quan tâm. Từ năm 1995 sau khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời, cũng là lúc TCT Than Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động, TCT đã từng bước thực hiện các công việc cải thiện môi trường vùng mỏ theo tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành và các vùng than và đã thu được một số kết quả như sau:
Hầu hết các mỏ và các đơn vị sản xuất kinh doanh than đã thành lập và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, là cơ sở ban đầu cho việc quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiếm soát và giảm thiểu ô nhiễm. Năm 1998, TCT đã thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty Than Việt Nam tại các vùng than Quảng Ninh.
Các mỏ và các nhà máy sàng tuyển đã, đang lập và thực hiện các dự án xây dựng các công trình chống bụi, thoát nước, xử lý nước thải, phục hồi đất đai, nạo vét sông, xây kè đập ở chân bãi thải đất đá, phủ xanh đất đồi trọc (tổng cộng đã trồng được 1.345 ha, chăm sóc 931 ha), khôi phục một số hồ nước ở Quảng Ninh.
Riêng tại khu vực Yên Tử đã ngừng khai thác ở 2 đường lò mức +370; +320 mỏ Yên Tử; ngừng khai thác lộ thiên ở mỏ Than Thùng từ 31/12/1998; đã nạo vét, xây đập, kè chắn ở suối, đã và đang phục hồi đất, trồng cây xanh trong ranh giới mỏ Yên Tử và mỏ Than Thùng.
Đã mua sắm và chuyển giao 4 xe tưới nước, 5 xe gom rác và xử lý rác cho thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thị xã Uông Bí. Trong 4 năm từ 1997-2000 TCT đã ứng trước cho 8 lâm trường tại Quảng Ninh 11.352 triệu đồng để trồng mới 2.176 ha, chăm sóc rừng trồng 2175 ha và tu bổ rừng tự nhiên 687 ha để lấy gỗ trụ mỏ.
Tại hầu hết các mỏ và doanh nghiệp đã thường xuyên tiến hành quan trắc môi trường theo quy định. Công tác này chủ yếu do Viện KHCN mỏ thực hiện, ngoài ra còn do một vài đơn vị khác làm như công ty Phát triển CN-TH&MT (TVN), Trung tâm y tế dự phòng của Quảng Ninh, Trung tâm môi trường của Đại học Mỏ- Địa chất.
Ngành than đã và đang ứng dụng công nghệ tin học để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, quản trị tài nguyên môi trường.
Với sự tài trợ của UNDP đã thực hiện dự án VIE/95/2003 về bảo vệ môi trường trong khai thác lộ thiên ở các mỏ than vùng Quảng Ninh. Ngoài ra, đã và đang xây dựng hoặc thực hiện các dự án bảo vệ môi trường khác do SIDA, JICA,... tài trợ.
Từ năm 1996- 1998, TCT đã chủ động trích kinh phí từ giá thành (khoảng 1%) để chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đã qui định kế hoạch bảo vệ môi trường là một nôi dung, một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, từ năm 1999 đã thành lập Quỹ môi trường than Việt Nam. Đây là một trong số ít Quĩ môi trường đầu tiên thành lập tại Việt Nam. Nguồn vốn hình thành Quĩ môi trường than gồm có vốn do ngân sách cấp, vốn trích 1% giá thành than và các sản phẩm có liên quan, vốn ODA và các nguồn vốn tài trợ khác; vốn tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; vốn thu được từ các loại phí và tiền phạt môi trường; tiền lãi thu được từ các dự án môi trường; vốn tín dụng và vốn hoàn trả từ nguồn vốn bảo vệ môi trường và các nguồn vốn khác,....TCT dùng Quĩ môi trường để thực hiện các chương tình, dự án đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và xử lý các sự cố môi trường trong hoạt động khai thác than thuộc TCT.
Trong TCT bước đầu đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp; ở cấp TCT có kỹ sư trưởng môi trường và phòng môi trường trực thuộc Ban Đầu tư- Phát triển; ở cấp doanh nghiệp có kỹ sư phụ trách công tác môi trường trực thuộc phòng kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, đã xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quan trắc và xử lý môi trường phục vụ cho ngành.
Ngoài việc tuân thủ các qui định chung của Nhà nước, đến nay, TCT Than Việt Nam đã ban hành " Qui định về công tác bảo vệ môi trường và phòng chống sự cố môi trường trong TCT "; Ngoài ra, TCT đã phối hợp với các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong việc đề ra các chính sách, công cụ cũng như thực hiện các dự án, giải quyết khắc phục ô nhiễm và BVMT trên toàn vùng và tại các khu đô thị, dân cư.
PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM.
Việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, sử dụng một cách hợp lý với hiệu quả cao nhất sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý là một biện pháp quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ được Môi trường sinh thái. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản cũng có nghĩa là để dành một phần tài nguyên khoáng sản cho các thế hệ kế tiếp sau này.
I. Giải pháp phát triển bền vững ngành khai khoáng
Về vĩ mô, cần rà soát, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Khoáng sản(năm 1996) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (năm 2005) cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất việc xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi) theo hướng: tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn, thiết bị, công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là chế biến sâu, đặc biệt là đối với các loại khoáng sản kim loại, yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến; tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
Có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư một cách nghiêm túc, có hiệu quả, nhất là khai thác, sử dụng triệt để, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; đồng thời bảo vệ môi trường, môi sinh trong quá trình khai thác, đạt mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động khoáng sản; có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Luật Tài nguyên nước sau thời gian thi hành khoảng 10 năm đã bộc lộ một số bất cập, cần được sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Luật chưa có những quy định cụ thể về việc điều tra cơ bản, đánh giá số lượng, chất lượng tài nguyên nước, từ đó định hướng những chính sách quản lý cụ thể. Một trong những vấn đề tồn tại mà các tỉnh đề cập là việc thiếu thông tin, dữ liệu cụ thể ở một mức độ chi tiết phù hợp phục vụ công tác tham mưu chỉ đạo điều hành. Các quy định về quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông, theo hướng tổng hợp và bền vững cũng chưa được xây dựng và hình thành. Do đó, các mô hình, các hoạt động quản lý lưu vực sông mới chỉ trên quan điểm thử nghiệm hoặc lý thuyết. Việc lồng ghép, tổng hợp, thống nhất các hoạt động liên quan đến quản lý các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nói chung với các hoạt động quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông chưa được pháp quy hóa, gây khó khăn khi triển khai. Quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông được coi là những công cụ hết sức quan trọng cho công tác quản lý hầu như cũng chưa được thực hiện ở các địa phương và thực hiện ở mức độ còn khá khiêm tốn ở cấp trung ương. Ngoài việc thiếu hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch, các quy định về nội dung, trình tự thủ tục lập, thẩm định quy hoạch, các hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật cũng chưa được xác định, làm cho việc triển khai những hoạt động này trong thực tế hết sức khó khăn. Cơ chế tài chính, đặc biệt là những khoản thu từ việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước chưa được quy định rõ, gây những vướng mắc nhất định khi thực hiện chủ trương kinh tế hóa, tài chính hóa ngành tài nguyên và môi trường. Chế tài xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước (và nằm chung trong bối cảnh các vi phạm hành chính khác) còn nhẹ, chưa đủ mức răn đe cần thiết.
Trên bình diện quốc tế, Việt Nam phải chủ động, tích cực tham gia hợp tác với các nước khác và các tổ chức quốc tế về phát triển bền vững, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái:
Nhà nước cần xác lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đất nước dưới hình thức các dự án phát triển cụ thể và giao cho các ngành, địa phương quản lý. Các dự án được xem xét cùng với chiến lược phát triển bền vững và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
Đầu tư để từng bước thay đổi trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu thải ra nhiều chất khí và bụi gây độc hại cho sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn năng lượng sạch, công nghiệp sạch, công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp thay thế các loại hóa chất độc hại.
Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý và đổi mới tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Tăng cường giáo dục ý thức công dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đưa giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy chính thức trong các trường từ phổ thông cơ sở trở lên.
Thẩm định về năng lực của các tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản: Trên thực tế, do không có đủ năng lực về trang thiết bị, công nghệ, nhân lực… một số tổ chức, cá nhân sau khi được cấp giấy phép khai thác khoáng sản đã thuê các đơn vị khác khai thác và chỉ quan tâm kiểm tra, giám sát khối lượng sản phẩm mà không quan tâm đến việc các đơn vị được thuê khai thác có tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan hay không. Các đơn vị được thuê khai thác thì cho rằng việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ giấy phép khai thác khoáng sản, họ chỉ tập trung vào khối lượng sản phẩm được khai thác, chỉ khai thác những chỗ dễ khai thác, quặng giàu, thuận tiện cho việc vận chuyển. Chính vì những lý do trên mà việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản đối với những trường hợp thuê khai thác trên thực tế là không đảm bảo, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên quốc gia, huỷ hoại cảnh quan, môi trường.
Thực hiện nghiêm túc, nâng cao chất lượng thẩm định nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường trong công tác cấp giấy phép khai thác khoáng sản và khai thác nước: Báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận là một trong những cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép khai thác. Kết quả thanh tra, kiểm tra hồ sơ cấp, gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản và khai thác nước cho thấy các thủ tục về bảo vệ môi trường đối với các dự án khai thác thường được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/thẩm định xem nhẹ, có nội dung sơ sài, hình thức, không phản ánh được đầy đủ những tác động môi trường của các dự án khai thác đến môi trường, cũng như không đề ra được các biện pháp hợp lý và hiệu quả để khắc phục môi trường. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hậu quả là các dự án khai thác tài nguyên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt là các dự án khai thác các loại khoáng sản độc hại, các dự án có vị trí tại đầu nguồn sông, suối.
7. Phát triển bền vững đối với các công ty khai khoáng:
Thực tế cho thấy là để có thể tồn tại và phát triển được, các công ty khai khoáng lớn thế giới phải đề ra những giải pháp để thực hiện khai thác bền vững của mình như:
- Lôi kéo cộng đồng quan tâm đến xác định vị trí, mặt bằng mỏ, nhà máy tuyển rửa và thực hiện những sáng kiến khai thác bền vững của họ’
- Tìm kiếm, cam kết và hỗ trợ đối thoại về sản xuất - kinh doanh của họ;
- Khuyến khích thực hiện xuyên suốt trong công ty để đạt được quản lý tài nguyên bền vững ở nhưng nơi mà họ hoạt động;
- Tiến hành mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh với độ hoàn hảo cao, minh bạch và tinh thần trách nhiệm cao;
- Bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người lao động và cộng đồng, đóng góp vào sáng kiến Toàn cầu nhằm thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, sử dụng và tái sử dụng khoáng sản một cách an toàn và thân thiện với môi trường;
- Tìm cách giảm thấp nhất ảnh hướng của hoạt động sản xuất đến môi trường và đa dạng sinh học thông qua các bước phát triển, từ thăm dò đến đóng cửa mỏ;
- Hợp tác với cộng đồng để họ quan tâm phát biểu những vấn đề liên quan đến các mỏ bị bỏ hoang và các mỏ đã khai thác hết quặng;
- Tiếp tục hoàn thiện điều hành thông qua ứng dụng công nghệ mới, phát minh sáng kiến và ứng dụng tốt nhất trong mọi góc cạnh của hoạt động sản xuất;
- Tôn trọng quyền con người, đối xử công bằng, tôn trọng nhân phẩm; Tôn trọng văn hoá, tập tục và giá trị con người tham gia hoạt động sản xuất;
- Công nhận và tôn trọng vai trò, đóng góp và quan tâm đến người dân bản địa;
- Tôn trọng tất cả các luật lệ và qui định của mỗi nước mà các công ty đang hoạt động và áp dụng các tiêu chuẩn trong Hướng dẫn tổng thể và cam kết đối với những thông lệ quốc tế;
- Hỗ trợ cộng đồng tham gia những dự án khai khoáng mới và những sản xuất hiện tại;
- Có trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với nhu cầu và mối quan tâm thông qua tất cả các giai đoạn từ thăm dò, phát triển, khai thác và đóng cửa mỏ;
- Đem lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương thông qua chương trình phát triển bền vững để đem lại cho họ chăm sóc kinh tế, môi trường, xã hội, giáo dục và sức khỏe.
II. Các ví dụ về thực hiên khai khoáng bền vững ở các nước:
+ Công ty Than lllawarra giảm sử dụng nước lớn nhất Sydney
Công ty Than lllawarra của BHP Billiton khai thác hầm lò tại 3 mỏ ở vùng lllawarra và Wollondilly, cách Sydney gần 80 km về phía Nam. Sydney thiếu nước và người dân ở đây phải tuân theo những qui định tiết kiệm sử dụng nước. Mỏ Appin sử dụng một lượng nước đáng kể, khoảng 1.600 m3 mỗi ngày. Công ty phải tìm cách giảm thiểu sử dụng nước. Nằm trong chiến lược giảm tiêu thụ nước, một nhà máy lọc thấm ngược trị giá 6 triệu AUD được xây dựng để xử lý và tái sử dụng 2.300 m3 nước mỗi ngày.
Trong tháng 11 - 2007, Công ty Cấp nước Sydney công nhận thành quả này đã giảm được 660 m3 nước sạch mỗi ngày và cấp cho Công ty lllawarra giải thưởng giảm sử dụng khối lượng nước lớn nhất.
Công ty lllawarra có ba mỏ là Appin, Appin/ West, West Cliff và Dendrobium – và hai mỏ chuẩn bị đi vào khai thác – West Cliff và Port Kembla. Công ty sử dụng 1.300 lao động trực tiếp để khai thác than mỡ chất lượng cao.
Mở mỏ trong năm 1962, mỏ Appin Colliery là một trong những mỏ đầu tiên ở Úc áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương ở độ sâu 550 m, khai thác than mỡ cứng, chất lượng cao từ mạch than Bullin. Dập bụi và làm mát là những khâu sử dụng nhiều nước nhất.
Bằng cách chuyển hoá nước ngầm nhiễm muối nhẹ để sử dụng lại tại chỗ và cấp cho các mỏ gần kề, nhà máy có thể giảm lượng nước ngọt lấy từ Công ty cấp nước Sydney tới 2.300 m3 nước mỗi ngày. Hiện nay nhà máy vận hành với công suất 1.450 – 1.800 m3/ ngày.
Nhà máy nâng cao chất lượng và giảm độ mặn của nước trong mỏ và cho chảy vào sông Nepean. Nước muối hiện tại được chuyển đến một điểm xả, tuy nhiên nhà máy có kế hoạch làm muối là sản phẩm phụ của mình để bán.
Nhà máy lọc nước hiện đại của Công ty là nhà máy đầu tiên lọai này ở lllawarra, áp dụng công nghệ và chu trình hiện đại đem lại lợi ích lâu dài cho khai thác mỏ của công ty, cho cộng đồng và môi trường xung quanh.
Công ty sẽ tiếp tục tăng lượng nước tái chế và thu hồi lại, cũng sẽ tìm kiếm những công nghệ để tiết kiệm nước ở mỏ than này.
+ Alcoa tiếp tục giữ vai trò đi đầu về phục hồi đất ở Úc
Alcoa được coi là công ty đi đầu trong phục hồi vùng mỏ tại bang Tây Úc và bang Victoria. Tại Tây Úc, Alcoa đã phục hồi 430,2 ha đất sau khi khai thác trong năm 2005. Mục tiêu chủ yếu của chương trình phục hồi là gây dựng lại hệ sinh thái rừng bạch đàn vốn có ở đây trước khi khai thác mỏ. Một cấu thành cơ bản của mục tiêu này là phục hồi 100% độ phong phú thực vật của rừng bạch đàn.
Khu vực phục hồi lại được kiểm tra sau 15 tháng để so sánh độ phong phú thực vật với các khu vực không có khai thác gần đó. Độ phong phú này thay đổi từng năm bởi điều kiện của các mùa trong năm làm ảnh hưởng đến mức độ gieo hạt trong lớp đất bề mặt và tỷ lệ mọc mầm. Kiểm tra cho thấy đạt được 96% độ phong phú thực vật trong khu vực khôi phục.
Khôi phục hệ động vật là một yếu tố quan trọng khác trong phục hồi hệ sinh thái. Kiểm tra hệ động vật tại khu vực phục hồi cho thấy 100% loài có vú, 90% loài chim và 78% loài bò sát đã đến định cư tại khu vực này. Alcoa cũng làm gia tăng tính đa dạng động vật bằng cách hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu trong khu vực này.
Một yếu tố quan trọng khác đã thành công trong chương trình phục hồi vùng đất mỏ là liên kết với kế hoạch khai thác. Công việc khôi phục được giám đốc sản xuất điều hành, và mục tiêu là độ phong phú các hệ động thực vật được đưa vào mục tiêu sản xuất.
Từ khi bắt đầu khai thác năm 1963, Alcoa đã khôi phục được 12.594 ha ở Tây Úc và thu dọn 15.222 ha khác. Trong năm 2005, Alcoa khôi phục được 5,6 ha tại Anglesea. Kiểm tra sau 18 tháng khôi phục thấy độ phong phú thực vật cao hơn so với khu vực hoang không khai thác gần đấy.
Chương trình khôi phục Anglesea trong năm 2006 tập trung vào khu vực đã được khôi phục lần đầu hơn 20 năm trước, lần này trồng loại cây vốn không có ở đây. Khu vực này đã được thu dọn sạch và được khôi phục bằng cách sử dụng những kỹ thuật khôi phục mới, bao gồm chuyển đổi trực tiếp lớp đất bề mặt để kích thích sự nẩy mầm trở lại của thực vật bản địa.
Trong năm 2005, Chính quyền bang Victoria công nhận thành công của chương trình khôi phục mỏ Anglesea, trao phần thưởng Strzelecki cho thành công phát triển bền vững này. Chương trình Tây Úc được Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội quốc tế về khôi phục sinh thái công nhận là một trong những chương trình khôi phục sinh thái tốt nhất trên thế giới.
Như vậy trong mô hình khai thác bền vững của nước ngoài, yếu tố công nghệ đóng vai trò rất lớn cùng với đó là ý thức về việc khai thác bền vững của các công ty khai khác.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.
Phát Triển Bền Vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hôi bước vào thế kỉ 21. Vấn để ô nhiễm môi trường từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt.
Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.
Ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập kỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo cơ chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó việc phát triển bền vững nền công nghiệp khai thác rất quan trọng. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong năm 2010. Việc ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, rác y tế cần được đặt lên hàng đầu cho các mục tiêu phát triển KT – XH khác.
Tài liệu tham khảo:
.5 Tài liệu tham khảo.
1. NHÓM PV TUỔI TRẺ, Thứ Bảy, 27/02/2010, 07:30 (GMT+7), Khai thác bôxit ở Đắk Nông: Thí điểm ra sao?, Báo Tuổi Trẻ.
2. Hoàng Văn Khanh, Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam, Theo Báo Công Nghiệp.
3. Võ Kim Chi (giảng viên trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM), Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản.
4. Vacne, Khai thác khoáng sản và tài nguyên đất.
5. Lao Động số 94 Ngày 29/04/2009 Cập nhật: 8:02 AM, 29/04/2009, Khai thác bauxite phải bảo đảm lợi ích bền vững cho Tây Nguyên.
6. Mạnh Quân // SGTT Online, Điểm báo, Lộn xộn khai thác khoáng sản.
7. ThS. Nguyễn Thị Phương Loan, Tổng quan về các bộ chỉ thị phát triển bền vững và các hệ thống nguyên tắc phát triển bền vững.
8. TS Nguyễn Anh, CƠ SỞ LÍ LUẬN-CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ phát triển bền vững.
9. Trần Nam Bình, Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam.
10.
11.
12.
13. Cung một số trang web cũng như bài viết của các tác giả khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiện trạng phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản việt nam (bauxite - than).doc