Đề tài Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

NTTS, mà đặc biệt là nuôi tôm, cùng với du lịch là những ngành kinh té mũi nhọn mà chính quyền thị trấn đã xác định trọng thời gian qua nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội địa phương, giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực tự nhiên, tạo ra nhiều việc làm nhằm giải quyết lực lượng lao động dư thừa, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đề tài đã hoàn thành những nội dung cơ bản và rút ra một số kết luận như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả nuôi tôm nói riêng. Luận văn đã nghiên cứu những tiềm năng, thế mạnh phát tiển nuôi tôm sú của thị trấn Thuận An. - Đề tài đã thể hiện thực trạng phát triển ngành nghề nuôi tôm sú ở thị trấn trong thời gian gần đây, tập trung nghiên cứu vụ xuân hè năm 2009 nhằm rút ra được những lợi thế và những tồn tại cần khắc phục: + Năng suất tôm của các hộ điều tra chịu tác động của nhiều nhân tố, chủ yếu là chi phí thức ăn, chí phí xử lý ao, công lao động Trong đó 2 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất là chi phí thức ăn công nghiệp và công lao động. + Ngoài các yếu tố đầu vào thì hình thức nuôi cũng có ý nghĩa lớn đối với việc tăng hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra: Hình thức BTC đạt được hiệu quả lớn hơn hình thức QCCT. + Quá trình nghiên cứu cũng nhận thấy còn nhiều vấn đề mà thực tiễn hiện nay vẫn chưa giải quyết được: vấn đề tập huấn kỹ thuật cho người dân, vấn đề cung cấp con giống về số lượng và chất lượng và thu mua sản phẩm trên địa bàn Từ đó, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn Thuận An. Đại học Kinh

pdf54 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. DT nuôi tôm BQ 1 hộ Ha 0,43 0,54 0,34 3. Vốn XDCB BQ 1 hộ Ngđ/hộ 19.133 16.815 21.030 4. Vốn XDCB BQ 1 ha Ngđ/ha 44.496 30.905 62.466 5. MMTB BQ 1 hộ Ngđ/hộ 7.681,67 5.922,22 9.121,21 6. MMTB BQ 1 ha Ngđ/ha 17.864,34 10.884,96 27.092,71 (Nguồn: Số liệu điều tra) Đại học Kin h tế Hu ế 28 Với đặc điểm nuôi QCCT lợi dụng điều kiện tự nhiên, mà ở đây là mặt nước ao hồ là chủ yếu, nên diện tích nuôi trồng bình quân của các hộ QCCT là 0,54 ha, lớn hơn hình thức BTC là 0,34 ha/hộ. Tuy có diện tích nuôi trồng lớn nhưng các hộ QCCT lại có chi phí XDCB ban đầu trên một ha chỉ là 30.905 ngđ, thấp hơn chi phí của các hộ BTC với quy mô diện tích nhỏ hơn là 62.466 ngđ. Tương ứng, chi phí XDCB ban đầu bình quân 1 hộ của QCCT cũng thấp hơn chi phí của BTC: 16.815 ngđ so với 21.030 ngđ. Sở dĩ có sự chệnh lệch lớn về mức độ đầu tư XDCB giữa hai hình thức nuôi mà trong đó BTC là hình thức có sự đầu tư lớn hơn là vì hình thức BTC là hình thức sản xuất tiên tiến với mật độ thả giống cao nhằm thu được năng suất cao. Việc chú trọng đầu tư XDCB ban đầu giúp tạo ra được ao nuôi kiên cố, tránh hiện tượng rò rỉ nước ra bên ngoài. Bên cạnh đó nó cũng giúp loại trừ khả năng xâm nhập của các vi sinh vật lạ vào bên trong ao nuôi, gây ra dịch bệnh cho tôm nuôi. Các hộ nuôi theo hình thức QCCT vẫn chưa thật sự chủ động hoàn toàn trong khâu sản xuất nên bình quân mỗi hộ chỉ đầu tư 5.922,22 ngđ cho mua sắm MMTB. Ở hình thức BTC, do yêu cầu kỹ thuật cao hơn cũng như quá trình sản xuất đòi hỏi các hộ gia đình phải hoàn toàn chủ động nên bình quân mỗi hộ phải chi 9.121,21 ngđ, gấp 1,54 lần so với hình thức QCCT. Hình thức QCCT là hình thức nuôi đơn giản, máy móc được trang bị chủ yếu là máy bơm nước giúp chủ động đưa nước vào ao hồ, một số rất ít có trang bị thêm máy sục khí nên chi phí mua sắm MMTB bình quân ha thấp, chỉ đạt 10.884,96 ngđ. Trong khi đó, các hộ nuôi BTC mặc dù với diện tích nuôi nhỏ hơn nhưng là hình thức nuôi cao hơn, các hộ đã biết chú trọng vào công tác trang bị máy móc, bình quân một ao nuôi đều có ít nhất 1 máy bơm nước và 1 máy sục khí khiến cho chi phí MMTB của nhóm hộ này là 27.092,71 ngđ/ha, cao hơn so với các hộ QCCT. Việc trang bị thêm máy sục khí trong ao nuôi nhằm tạo ra nhiều oxi hơn cung cấp cho tôm, tránh được việc tôm thiếu oxi trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ lên cao làm nước bốc hơi nhanh, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm. Đại học Kin h tế Hu ế 29 3.2 CHI PHÍ ĐẦU TƯ NUÔI TÔM CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2009 Để hoạt động sản xuất có thể diễn ra, ngoài chi phí đầu tư cơ bản ban đầu, các hộ nuôi tôm cũng cần chú ý đến những loại chi phí khác như con giống, thức ăn, xử lý ao hồ Nhằm thấy được mức độ đầu tư của nông hộ về những chi phí trên, ta quan sát bảng sau: Bảng 10: Chi phí nuôi tôm 1ha năm 2009 của các hộ điều tra Chỉ tiêu Quảng canh cải tiến Bán thâm canh BTC/QCCT 1000 đ % 1000 đ % +/- % Tổng chi phí sản xuất 37.114,68 100,00 92.887,05 100,00 55.772,37 250 I. Chi phí trung gian 27.445,54 73,95 75.870,39 81,68 48.424,85 276 1. Giống 12.508,51 45,58 30.297,03 39,93 17.788,52 242 2. Thức ăn 11.565,69 42,14 38.838,88 51,19 27.273,19 336 -Thức ăn tươi 3.778,08 32,67 540,05 1,39 - 3.238,03 14 -Thức ăn CN 7.787,61 67,33 38.298,83 98,61 30.511,22 492 3. Thuê LĐ 2.180,05 7,94 3.278,13 4,32 1.098,08 150 4. Xử lý ao hồ 748,81 2,72 2.499,55 3,29 1.577,15 271 5. Chi khác 442,48 1,61 945,09 1,25 502,62 214 II. Khấu hao TSCĐ 3.370,99 9,08 6.226,76 6,70 2.855,77 185 III. Chi phí LĐ GĐ 6.298,14 16,97 10.969,92 11,81 4.671,78 174 (Nguồn: Số liệu điều tra) Bình quân 1 ha, tổng chi phí đầu tư của các hộ QCCT là 37.114,68 ngđ, trong khi đó, con số này là 92.887,05 ngđ đối với hình thức BTC, cao gấp 250% so với hình thức QCCT. Nguyên nhân do BTC là hình thức sản xuất cao hơn, đòi hỏi mức đầu tư cao hơn trên một đơn vị diện tích. Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm chi phí thường xuyên về vật chất (giống, thức ăn) và chi phí dịch vụ. Mức độ đầu tư về chi phí trung gian có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Trong tổng chi phí, chi phí trung gian luôn là phần chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ lệ này là 73,95% so với QCCT và 81,68% đối với BTC. Xét về mặt giá trị, hình thức BTC phải đầu tư 75.870,39 ngđ/ha, cao gấp 276% so với 27.445,54 ngđ/ha của hình thức QCCT. Đại học Kin h tế Hu ế 30 Con giống là yếu tố quan trọng, bước đầu quyết định sự thành bại của hoạt động nuôi trồng. Con giống khỏe mạnh, sạch bệnh là tiền đề cho một kết quả khả quan. Theo ý kiến của các chuyên gia về NTTS thì con giống quyết định đến 50% sự thành công của nuôi trồng. Biết được tầm quan trọng của yếu tố đó, các hộ nuôi đã chú trọng trong công tác chọn giống và đầu tư mua giống. Cụ thể bình quân 1 ha, các hộ QCCT đã chi 12.508,51 ngđ, tương ứng 45,58% chi phí trung gian, còn đối với các hộ BTC, họ đã đầu tư 30.297,03 ngđ/ha, chiếm 39,93% chi phí trung gian. Chi phí đầu tư về con giống của các hộ BTC cao hơn nhiều so với các hộ QCCT do nguồn giống của các hộ này thường là nhân tạo còn đối với các hộ QCCT thì có tận dụng thêm con giống tự nhiên. Mật độ nuôi của hình thức BTC cũng cao hơn so với QCCT nên chi phí con giống cao hơn cũng là điều hiển nhiên. Các hộ nuôi BTC cũng đã chú trọng tới chất lượng con giống. Không phải loại giống nhân tạo nào cũng đảm bảo chất lượng. Con giống tốt là con giống sạch bệnh, sinh trưởng tốt và có khả năng chống chọi với dịch bệnh cao. Các hộ này thường có xu hướng mua tôm giông trong tỉnh mặc dù với giá cả cao hơn nhưng chất lượng lại đảm bảo hơn (mua con giống trong tỉnh với giá 25 – 30 đ/con trong khi mua giống ở Đà Nẵng với giá 15 – 20 đ/con). Chi phí thức ăn là phần chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí trung gian. Việc cung cấp thêm thức ăn ngoài lượng thức ăn có sẵn trong ao hồ trong quá trình nuôi giúp tôm nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Các hộ QCCT có chi phí thức ăn chiếm 42,14% trong chi phí trung gian, tương ứng 11.565,69 ngđ/ha. Đối với nhóm hộ này, trong chi phí thức ăn, thức ăn tươi chiếm tỷ trọng khá, khoảng 30%. Hình thức QC sơ khai ban đầu tận dụng triệt để các yếu tố tự nhiên trong môi trường ao nuôi, ít cho ăn, nếu cho ăn thì chủ yếu là thức ăn tươi. Nhưng ở hình thức QCCT, các hộ điều tra đã chú trọng hơn, tỷ trọng thức ăn tươi giảm xuống, tỷ trọng thức ăn công nghiệp tăng lên, chiếm gần 70% trong tổng chi phí thức ăn, tương ứng 7.787,61 ngđ/ha. Tỷ trọng chi phí thức ăn của các hộ BTC là 51,19%, cũng là chỉ tiêu chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí trung gian, tương ứng 38.838,88 ngđ/ha, trong đó chủ yếu là thức ăn công nghiệp với 38.298,83 ngđ, thức ăn tươi chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ đạt 540,05 ngđ. Thức ăn công nghiệp được các hộ BTC sử dụng chủ yếu là do đây là nguồn thức ăn tổng hợp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm, lại tránh được các mầm bệnh thường có trong thức ăn tươi; thức ăn công nghiệp còn được bổ sung các gia vị kích thích và thu Đại học Kin h tế Hu ế 31 hút tôm đến ăn giúp tăng nhanh trọng lượng tôm. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp còn giảm khả năng ô nhiễm môi trường ao nuôi, tránh việc thay nước thường xuyên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm và gia tăng thêm chi phí ngoài mong đợi. Tỷ lệ chi phí thức ăn tươi của các hình thức nuôi khá thấp, khoảng 30% với hình thức QCCT và chỉ là 1,39% với hình thức BTC. Tuy lượng thức ăn này ít được sử dụng nhưng hộ gia đình trong quá trình nuôi cần chú ý giảm dần và dần đến xoá bỏ việc sử dụng thức ăn tươi nhằm đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm. Bởi loại thức ăn này thường chứa các sinh vật và mầm bệnh gây hại cho tôm. Lượng thức ăn tươi khi không được tôm sử dụng hết sẽ tồn đọng trong ao nuôi dễ gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thu hoạch. Trong đầu tư nuôi tôm, ngoài việc đầu tư con giống và cho ăn thì đầu tư xử lý ao hồ cũng là điều quan trọng. Xử lý, cải tạo ao hồ đầu vụ nhằm loại bỏ các mầm bệnh cho tôm. Mặt khác, nó còn giúp diệt cá tạp, tránh hiện tượng chúng sinh sôi giành hết thức ăn của tôm. Ngoài việc xử lý đầu vụ thì xử lý ao trong quá trình nuôi cũng là vấn đề đáng lưu ý. Xử lý ao trong quá trình nuôi giúp giảm nguy cơ dịch bệnh, tạo điều kiện tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển. Xử lý ao còn giúp giảm lượng bùn đọng ở đáy ao do lượng thức ăn chưa sử dụng hết và chất thải của tôm lắng xuống làm thu hẹp môi trường sống, đồng thời phá hủy nơi cư ngụ của các loài vi sinh vật gây hại. Hiểu được điều này, các hộ nuôi đã phần nào quan tâm hơn trong công tác xử lý ao đầu vụ và trong quá trình nuôi. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, bình quân 1 ha, các hộ nuôi QCCT đã bỏ ra 922,40 ngđ, còn các hộ BTC đầu tư với mức độ cao hơn 2.499,55 ngđ cho công tác xử lý và cải tạo ao hồ, cao gấp 271% so với hình thức QCCT. Các hộ BTC hiểu rõ để đạt được kết quả cao, để tôm có thể nhanh lớn và phát triển tốt thì xử lý và cải tạo ao nuôi là điều đáng lưu tâm. Chi thuê lao động thời vụ là phần chi phí cần thiết. Khoản tiền này thường tập trung vào việc cải tạo ao đầu mỗi vụ và chi cho công lao động thu hoạch vào cuối vụ. Bình quân 1 ha, các hộ QCCT chi 2.180,05 ngđ tiền công lao động thuê ngoài, còn với hình thức BTC, con số này là 3.278,13 ngđ. Ngoài các khoản mục trên thì các hộ QCCT còn chi thêm 442,48 ngđ/ha và các hộ BTC chi thêm 945,09 ngđ/ha cho các chi phí khác như điện, nhiên liệu Chi phí này chiếm khoảng 1,5% trong chi phí trung gian của các hộ điều tra. Đại học Kin h tế Hu ế 32 Trong tổng chi phí, chi phí trung gian chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp sau đó chi phí phí lao động gia đình. Về mặt giá trị, chi phí lao động gia đình của các hộ QCCT là 6.298,14 ngđ/ha, còn đối với các hộ BTC là 10.969,92 ngđ/ha. Các hộ BTC có chi phí lao động cao hơn bởi ngoài công cho ăn, thu hoạch thì người dân còn thường xuyên ra ao nuôi để xem xét tình hình, kiểm tra độ mặn ao nuôi để kịp thời điều chỉnh cho thích hợp, hay phải lấy bớt tảo và rong rêu nhằm cung cấp đầy đủ ánh sáng để tôm phát triển Mức độ đầu tư XDCB cũng như mua sắm MMTB của các hộ BTC cao hơn các hộ QCCT nên phần KH TSCĐ cũng có xu hướng tương tự giữa hai nhóm hộ. Bình quân 1 ha, mức KH TSCĐ của các hộ BTC lên đến 6.226,76 ngđ, gấp 185% đối với 3.370,99 ngđ của các hộ QCCT. 3.2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 3.2.1 Kết quả nuôi tôm vụ xuân hè năm 2009 của các hộ điều tra Mọi hoạt động sản xuất cuối cùng đều đạt được một kết quả nhất định. Kết quả tốt hay xấu phụ thuộc vào năng lực của chủ thể, khả năng quản lý và khả năng tổ chức sản xuất của chính cá nhân đó. Để đánh giá được kết quả hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau: Bảng 11: Kết quả nuôi tôm vụ xuân hè năm 2009 của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC BTC/QCCT +/- % 1. Tổng giá trị sản xuất Ngđ/ha 35.398,23 107.443,74 72.045,51 304 - Tổng CP sản xuất Ngđ/ha 37.114,68 92.887,05 55.772,37 250 - Lợi nhuận Ngđ/ha -1.716,45 14.556,69 16.273,14 - - VA BQ 1 ha Ngđ/ha 7.952,69 31.573,36 23.620,67 397 2. Công LĐ BQ 1ha Công/ha 121,95 202,83 80,88 166 3. GO bình quân 1 hộ Ngđ/hộ 19.259,26 36.172,73 16.913,47 188 4. VA bình quân 1 hộ Ngđ/hộ 4.326,85 10.629,70 6.302,85 246 5. Lợi nhuận BQ 1 hộ Ngđ/hộ -933,87 4.900,75 5.834,62 - (Nguồn: Số liệu điều tra) Đại học Kin h tế Hu ế 33 Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất thu được từ hoạt động sản xuất của nông hộ. Nó biểu hiện quy mô kết quả hoạt động sản xuất của các chủ thể. GO của các hộ nuôi theo hình thức QCCT bình quân 1 ha đạt được 35.398,23 ngđ, còn đối với các hộ BTC là 107.443,74 ngđ, cao gấp 304%. Trong khi đó tổng chi phí sản xuất của các hộ QCCT là 37.114,68 ngđ/ha và của các hộ BTC là 92.887,05 ngđ/ha. Tổng chi phí sản xuất lớn hơn doanh thu khiến cho bình quân 1 ha các hộ QCCT lỗ mất 1.716,45ngđ. Ngược lại do doanh thu lớn hơn nên các hộ BTC lãi 14.556,69 ngđ/ha. Mức lợi nhuận đạt được trên 1 ha của nhóm hộ BTC tuy không cao nhưng so với nhóm hộ QCCT lại rất khả quan. Giá trị gia tăng chính là phần giá trị dôi ra sau khi trừ đi phần chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng bao gồm lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất, KH TSCĐ và phần chi phí lao động gia đình. Do vậy, tuy lợi nhuận thu được không tốt nhưng giá trị gia tăng mỗi hộ tạo ra trên 1 ha lại khả quan: BQ 1 ha các hộ BTC tạo ra 31.573,36 ngđ VA, cao gấp 397% so với 7.952,69 ngđ VA được tạo ra bởi các hộ QCCT. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận và giá trị gia tăng phần lớn là công lao động gia đình. BTC là hình thức nuôi cao và tiến bộ, đòi hỏi đầu tư nhiều trong công tác chăm sóc. Bình quân 1 ha các hộ QCCT chỉ bỏ ra 121,95 công lao động, trong khi đó các hộ BTC đã đầu tư 202,83 công lao động gia đình, cao gấp 166%. Điều này khiến cho VA các hộ BTC cao hơn nhiều so với các hộ QCCT. Diện tích bình quân của các hộ trong mẫu điều tra nhỏ (0,54 ha/hộ đối với hình thức nuôi QCCT và 0,34 ha/hộ đối với hình thức BTC) khiến cho các chỉ tiêu kết quả bình quân hộ nhỏ hơn nhiều so với chỉ tiêu kết quả bình quân ha. GO mà mỗi hộ QCCT đạt được là 19.259,26 ngđ, còn mỗi hộ BTC đạt được 36.172,73 ngđ. Bình quân mỗi hộ trong mẫu điều tra với hình thức QCCT chỉ tạo ra được 4.326,85 ngđ giá trị gia tăng và lỗ mất 933,87 ngđ, còn mỗi hộ BTC thì tạo ra 10.629,70 ngđ VA và lãi 4.900,75 ngđ. Kết quả sản xuất bình quân hộ đạt được trong vụ xuân hè của mẫu điều tra không mấy khả quan. Tuy vậy, từ số liệu bảng 11 cho thấy: Trên tất cả các chỉ tiêu, hình thức BTC đều đạt được kết quả cao hơn so với hình thức QCCT. Và để xem hình thức BTC có thật sự là hình thức nuôi tốt, cần nhân rộng mô hình hay không, ta sẽ xem xét hiệu quả kinh tế đạt được trong vụ vừa qua của hai hình thức. Đại học Kin h tế Hu ế 34 3.2.2 Hiệu quả nuôi tôm năm 2009 của các hộ điều tra Muốn biết được hoạt động nuôi trồng có đạt được kết quả tốt hay không, có nên tiếp tục đầu tư mở rộng hay chuyển sang ngành nghề khác, ta cần nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt được. Một số chỉ tiêu về hiệu quả của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng sau: Bảng 12: Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra vụ xuân hè năm 2009 Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC BTC/QCCT +/ - % 1. Năng suất Kg/ha 520,08 1.243,02 722,94 239 2. Giá trị gia tăng Ngđ/ha 7.952,69 31.573,36 23.620,67 397 3. Lợi nhuận Ngđ/ha - 1.716,45 14.556,69 16.273,14 - 4. GO/IC Lần 1,21 1,36 0,15 112 5. VA/IC Lần 0,21 0,36 0,15 171 (Nguồn: Số liệu điều tra) Năng suất là một trong những chỉ tiêu HQKT cần quan tâm. Bởi năng suất đất đai thể hiện khả năng khai thác tự nhiên của con người. Trong quá trình sử dụng, việc chú ý đầu tư cải tạo sẽ giúp nó trở thành ngồn tài nguyên quý giá, vô hạn phục vụ lợi ích của con người. Đối với mẫu điều tra, năng suất tôm thu hoạch có sự khác nhau giữa hai hình thức nuôi. Cụ thể: Năng suất tôm 1 ha của hình thức QCCT là 520,08 kg trong khi đó năng suất của nhóm hộ BTC là 1.243,02 kg, gấp 239% hình thức QCCT và cao hơn so với năng suất bình quân của toàn thị trấn là 890 kg/ha. Năng suất của nhóm hộ QCCT là khá thấp bởi hình thức này đầu tư vốn ít, mức độ đầu tư con giống/ha thấp, ít chú trọng trong công tác cải tạo và xử lý ao đầu vụ dẫn đến năng suất thu được không cao. Đối với vấn đề này, nhóm hộ BTC đã có sự chú trọng hơn, nhờ đó hạn chế được dịch bệnh, giúp đem lại năng suất cao hơn. Với chỉ tiêu giá trị gia tăng, bình quân 1 ha các hộ nuôi BTC thu được 31.573,36 ngđ, trong khi đó các hộ QCCT chỉ thu được 7.952,69 ngđ, kém 397%. Tuy tạo ra được giá trị gia tăng lớn, nhưng các hộ BTC chỉ tạo ra được 14.556,69 ngđ lợi nhuận trên 1 ha. Chỉ tiêu lợi nhuận trên 1 ha của các hộ QCCT thấp hơn nhiều và thậm chí lỗ: Bình quân 1 ha, nhóm hộ này lỗ mất 1.716,45 ngđ. Nguyên nhân vì các hộ nông Đại học K n h tế Hu ế 35 dân thường lấy công làm lãi, bỏ công sức lao động gia đình ra tích cực chăm sóc nhằm thu được kết quả cao, phần chênh lệch giữa giá trị gia tăng và lợi nhuận chính là chi phí lao động mà hộ gia đình đã bỏ ra. Với chỉ tiêu giá trị gia tăng và lợi nhuận bình quân 1 ha, các hộ BTC đều đạt được với kết quả khả quan. Hai chỉ tiêu HQKT GO/IC và VA/IC là hai thước đo thông dụng, thường dùng để đánh giá mức độ hiệu quả đạt được trong hoạt động sản xuất của các hộ gia đình. Các chỉ tiêu này thể hiện lượng đầu ra đạt được khi chi phí 1 đơn vị đầu vào. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hoạt động sản xuất của các nông hộ đạt hiệu quả càng cao. Số liệu từ bảng 12 cho thấy GO/IC của hai hình thức nuôi đều lớn hơn 1, phản ánh tốc độ gia tăng của giá trị sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng chi phí trung gian. Điều này cho thấy, các hộ nuôi trong mẫu điều tra đã đạt được HQKT. Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC của nhóm hộ BTC lần lượt là 1,36 và 0,36 lần, có nghĩa bình quân 100đ IC bỏ ra, các hộ thu về 136đ GO và 36đ VA. Các chỉ tiêu này cũng cao hơn so với nhóm hộ QCCT (1,28 và 0,28 lần), tương ứng cao hơn lần lượt là 112% và 171%. Từ sự phân tích số liệu trên cho thấy: Hình thức nuôi BTC đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức QCCT. Chính quyền địa phương nơi đây đang tích cực khuyến cáo bà con chuyển đổi từ hình thức nuôi QCCT sang hình thức nuôi BTC để thu được hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao mức sống cho gia đình. Tuy nhiên trong quá trình nuôi cần chú ý: đây là hình thức nuôi cao hơn, đòi hỏi có sự đầu tư lớn về vốn, công sức cũng như kiến thức kỹ thuật trong công tác nuôi trồng. Hiểu được điều đó thì nuôi trồng BTC mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển một cách bền vững. 3.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 3.4.1 Ảnh hưởng của quy mô diện tích nuôi trồng Diện tích mặt nước nuôi trồng là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong nuôi tôm. Quy mô sản xuất nuôi ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra. Để thấy rõ điều đó ta phân tích bảng 13: Đối với các hộ quảng canh cải tiến, khi đi từ tổ 1 qua tổ 2 đến tổ 3, các chỉ tiêu kết quả tăng lên, đạt cao nhất ở tổ 2 rồi giảm xuống ở tổ 3. Cụ thể: Đại họ Kin h tế Hu ế 36 - Khi diện tích tăng từ tổ 1 (0,26 ha/hộ) lên tổ 2 (0,37 ha/hộ), năng suất tăng từ 549,02 kg/ha lên 712,33 kg/ha, tăng lên đến 1,42 ha/hộ ở tổ 3 thì năng suất lại giảm xuống còn 338,02 kg/ha - GO tăng từ 42.794,12 ngđ/ha ở tổ 1 lên 52.427,70 ngđ/ha ở tổ 2, giảm xuống 19.336,20 ngđ/ha ở tổ 3 - VA cũng tăng từ - 2.480,39 ngđ/ha ở tổ 1 lên 14.201,67 ngđ/ha ở tổ 2, chỉ đạt 3.669,01 ngđ/ha ở tổ 3 - Các chỉ tiêu GO/IC và VA/IC cũng tăng lên từ tổ 1 đến tổ 2: 0,72 lên 1,32 lần và - 0,28 lên 0,32 lần và giảm xuống ở tổ 3: 1,25 và 0,25 lần Với các hộ gia đình trong tổ 2: Khi đầu tư 100đ IC thì thu về được 143đ GO và 43đ VA, GO xấp xỉ 1,5 lần và VA xấp xỉ đạt ½ IC. Đây là một kết quả đáng khả quan. Năng suất bình quân tổ là 712,33 kg/ha, cao hơn mức năng suất bình quân của nhóm hộ QCCT (520,08 kg/ha). Các hộ trong tổ đã biết cách sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai cũng như trong việc phân bổ các nguồn lực của gia đình như vốn, lao động cho hoạt động sản xuất của mình. Quảng canh cải tiến là hình thức dựa vào tự nhiên, lợi dụng điều kiện thiên nhiên để sản xuất. Diện tích tăng lên làm tăng nguồn lợi tự nhiên sẵn có giúp đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng đối với tổ 3 có diện tích bình quân tổ là 1,42ha, lần lượt các chỉ tiêu GO, VA, GO/IC, VA/IC đều giảm hơn so với tổ 2, diện tích càng tăng lên thì sản xuất đạt được kết quả cao nhưng diện tích phải nằm trong một giới hạn để con người có thể khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đem lại lợi ích cho mình, tránh để việc sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên. Khi đi từ tổ 1 đến tổ 3 ta thấy rõ biểu hiện của quy luật năng suất cận biên giảm dần: Nguồn lực tăng lên nhưng mức độ đầu tư tăng không đáng kể sẽ làm giảm tốc độ tăng của kết quả sản xuất. Tổ 2 với diện tích bình quân là 0,37 ha là tổ đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất, là mức diện tích phù hợp nhất cho hình thức quảng canh cải tiến trên quy mô các hộ điều tra. Đại học Kin h tế Hu ế 37 Bả ng 1 3: Ả nh h ưởn g củ a qu y m ô di ện tí ch n uô i V A /IC (lần ) - 0, 28 0, 32 0, 25 0, 21 0, 53 0, 13 0, 52 0, 36 (N gu ồn : S ố liệ u đi ều tr a) G O /IC (lần ) 0, 72 1, 32 1, 25 1, 21 1, 53 1, 13 1, 52 1, 36 V A (n gđ /h a) - 2. 48 0, 39 14 .2 01 ,6 7 3. 66 9, 01 7. 95 2, 69 51 .6 47 ,8 0 11 .8 66 ,2 4 44 .2 34 ,9 3 31 .5 73 ,3 6 G O (n gđ /h a) 42 .7 94 ,1 2 52 .4 27 ,7 0 19 ,3 66 ,2 0 35 .3 98 ,2 3 13 9. 96 8, 60 84 .1 82 ,5 9 11 9. 46 9, 90 10 7. 44 3, 74 N ăn g su ất (kg /h a) 54 9, 02 71 2, 33 33 8, 02 52 0, 08 1. 54 7, 17 1. 03 6, 09 1. 34 5, 11 1. 24 3, 02 D i ện tí ch (ha ) 0,2 6 0, 37 1, 42 0, 54 0, 23 0, 34 0, 40 0, 54 Số hộ % 14 ,8 1 66 ,6 7 18 ,5 2 10 0 21 ,2 1 42 ,4 2 36 ,3 6 10 0 Số hộ 4 18 5 27 7 14 12 33 D i ện tí ch (ha ) < 0 ,3 0, 3 - 0, 5 > 0 ,5 Tổn g, B Q C < 0 ,3 0, 3 - 0, 37 > 0 ,3 7 Tổn g, B Q C Tổ 1 2 3 1 2 3 H ìn h thức nu ôi Quản g ca n h cải tiến B án th âm ca n h Đại học Kin h tế Hu ế 38 Đối với hình thức bán thâm canh, tổ 1 với diện tích nhỏ hơn 0,3 ha bình quân 1 hộ là 0,23 ha là tổ có kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất. Năng suất đạt 1.547,17 kg/ha, GO là 139.968,60 ngđ/ha, VA là 51.647,80 ngđ/ha và các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC lần lượt là 1,53 và 0,53 lần. Tổ 3 là tổ đạt được kết quả trung bình. Còn đối với tổ 2, tổ có diện tích từ 0,3 đến 0,37 ha là tổ đạt được kết quả thấp nhất chiếm phần lớn là các hộ nuôi trên hình thức bán thâm canh (14/33 hộ), với năng suất 1.036,09 kg/ha nên GO chỉ đạt 84.183,59 ngđ/ha, VA thu được chỉ là 11.866,24 ngđ/ha, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC đạt 1,13 và 0,13 lần. Nguyên nhân là trong quá trình nuôi, các hộ này có hiện tượng dịch bệnh trong ao nuôi dẫn đến năng suất thấp, trọng lượng tôm kém, khiến cho quá trình sản xuất và VA thu được không cao. Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy, khi diện tích tăng dần lên, các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất có xu hướng giảm xuống. BTC là hình thức sản xuất tiên tiến với mật độ thả giống cao, đầu tư thức ăn công nghiệp chủ yếu. Đây là hình thức sản xuất được đầu tư MMTB khá kỹ tránh sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là lệ thuộc quá nhiều vào diện tích mặt nước nuôi trồng, chủ yếu dựa vào trình độ thuật áp dụng và khả năng đầu tư của hộ gia đình trên tất cả các mặt: vốn, trình độ kỹ thuật, công lao động đầu tư chăm sóc Đối với mẫu điều tra, diện tích mặt nước thích hợp cho hoạt động sản xuất của các hộ BTC vào khoảng nhỏ hơn 0,3 ha. Với khoảng diện tích này, người sản xuất có thể chú trọng công lao động gia đình cho chăm sóc, chú ý được nhiều hơn đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Diện tích nhỏ còn thuận tiện cho việc tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất của hộ gia đình. 3.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian Chi phí trung gian là phần chi phí quan trọng nhất, chiếm từ 70 – 80% tổng chi phí của các hộ điều tra. Mức độ đầu tư IC có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng của các hộ điều tra trong vụ xuân hè vừa qua. Bảng 14 thể hiện mức độ đầu tư chi phí trung gian và các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả đi kèm của từng nhóm hộ. Đại học Kin h tế Hu ế 39 Đối với các hộ QCCT, khi đi từ tổ 1 đến tổ 3: - Chi phí trung gian tăng dần từ 13.367,92 ngđ/ha lên 28.510,08 ngđ/ha và đến 47.293,60 ngđ/ha. - Khi IC tăng lên thì năng suất cũng tăng dần từ 301,89 kg/ha lên 869,19 kg/ha khiến cho giá trị sản xuất từ 18.396,23 ngđ/ha tăng lên đến 66.569,77 ngđ/ha. - Theo đó giá trị gia tăng tiếp tục tăng từ 5.028,30 ngđ/ha lên 19.276,16 ngđ/ha. - Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC cũng tăng dần lên: Với 114đ GO và 14đ VA tạo ra từ 100đ IC tăng lên đến 138đ GO và 38đ VA tạo ra từ 100đ IC. Trong đó tổ 3 là tổ đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất, với 10 hộ, chiếm 37,04% trong nhóm hộ QCCT. Khi đầu tư mức chi phí trung gian là 47.293,60 ngđ/ha, năng suất mà nhóm hộ đạt được là 869,19 kg/ha, xấp xỉ mức năng suất bình quân của toàn thị trấn, đem lại mức thu nhập 66.569,77 ngđ/ha, tạo ra được 19.276,16 ngđ giá trị gia tăng trên 1 ha. Và cứ 100đ IC bỏ ra thì nhóm hộ thu lại được 138đ GO và 38đ VA. Đầu tư chi phí trung gian bao gồm đầu tư về giống, về thức ăn và xử lý ao hồ. Khi mức độ đầu tư các yếu tố này tăng lên đồng nghĩa với quy mô IC cũng tăng lên. Việc lựa chọn con giống kỹ càng, sạch bệnh, phát triển tốt và qua kiểm định chất lượng PCR sẽ giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi và tăng nhanh trong lượng tôm giúp đem lại năng suất cao hơn. Việc xử lý ao nuôi đầu vụ và trong quá trình nuôi giúp tôm có môi trường thuận lợi để phát triển. Đầu tư cải tạo ao giúp diệt trừ các vi sinh vật gây hại, hỗ trợ sự phát triển của các vi sinh vật có ích. Đầu tư thêm thức ăn, ngoài nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường ao nuôi, giúp tôm nhanh lớn và nhanh tăng trọng, đem lại năng suất cao, trọng lượng lớn và từ đó giúp đem lại giá trị sản xuất cũng như các chỉ tiêu hiệu quả cao hơn.Đại học Kin h tế Hu ế 40 Bản g 14 : Ả nh h ưởn g củ a ch i p hí tr un g gi an V A /IC (lần ) 0, 14 0, 11 0, 38 0, 21 0, 03 0, 42 0, 64 0, 36 (N gu ồn : S ố liệu đ iề u tr a) G O /IC (lần ) 1, 14 1, 11 1, 38 1, 21 1, 03 1, 42 1, 64 1, 36 V A (n gđ /h a) 5. 02 8, 30 4. 01 0, 92 19 .2 76 ,1 6 7. 95 2, 69 5. 23 7, 59 32 .2 00 ,5 8 82 .9 85 ,2 9 31 .5 73 ,3 6 G O (n gđ /h a) 18 .3 96 ,2 3 32 .5 21 ,0 1 66 .5 69 ,7 7 35 .3 98 ,2 3 59 .8 04 ,9 6 10 8. 15 3, 00 20 2. 61 0, 30 10 7. 44 3, 74 N ăn g su ất (kg /h a) 30 1, 89 51 2, 61 86 9, 19 52 0, 08 87 9, 43 1. 22 7, 99 2. 07 3, 53 1. 24 3, 02 IC (n gđ /h a) 13 .3 67 ,9 2 28 .5 10 ,0 8 47 .2 93 ,6 0 27 .4 45 ,5 4 54 .5 67 ,3 8 75 .9 52 ,3 8 11 9. 62 5, 00 75 .8 70 ,3 9 Số hộ % 14 ,8 1 48 ,1 5 37 ,0 4 10 0 24 ,2 4 60 ,6 1 15 ,1 5 10 0 Số hộ 4 13 10 27 8 20 5 33 K h ản g cá ch tổ (n gđ /h a) < 2 0. 00 0 20 .0 00 – 40 .0 00 > 4 0. 00 0 Tổ ng , B QC < 6 0. 00 0 60 .0 00 – 10 0. 00 0 > 1 00 .0 00 Tổ ng , B QC Tổ 1 2 3 1 2 3 H ìn h thức nu ôi Quản g ca n h cải tiến B án th âm ca n h Đại học Kin h tế Hu ế 41 Đối với nhóm hộ BTC, tương tự khi mức độ đầu tư IC tăng dần từ 54.567,38 ngđ/ha lên 119.625,00 ngđ/ha thì năng suất bình quân đạt được trên 1 ha cũng tăng từ 879,43 kg lên 2.073,53 kg. Giá trị sản xuất qua 3 tổ lần lượt là 59.804,96 ngđ, 108.153,00 ngđ và 202.610,30 ngđ. Tổ 1 có chi phí trung gian lớn nhưng doanh thu lại không cao khiến cho VA đạt được là 5.237,59 ngđ, nguyên nhân là do trong vụ vừa rồi, một số ao nuôi của các hộ trong tổ bị dịch bệnh, tuy đã được xử lý nhưng tôm chậm lớn, trọng lượng thấp khiến cho GO thu được không cao. Nhưng đến tổ 2 và tổ 3, giá trị gia tăng đã tăng lên từ 32.200,58 ngđ/ha đến 82.985,29 ngđ/ha. Các chỉ tiêu GO/IC và VA/IC cũng tăng dần lên từ tổ 1 đến tổ 3 đối với nhóm hộ BTC. Cụ thể với tổ 1, 2 chỉ tiêu này là 1,03 lần và 0,03 lần thì đến tổ 3, các chỉ tiêu này đã tăng lên và đạt 1,64 và 0,64 lần. Đáng chú ý tổ 3 là tổ có IC bình quân cao nhất 119.625,00 ngđ/ha, chiếm 15,15% trong tổng số hộ BTC. Với mức đầu tư khá lớn này, năng suất của nhóm hộ đạt được là trên 2 tấn/ha. Giá trị sản xuất thu được trên 1 ha vào khoảng 200 trđ, giá trị gia tăng là 82.985,29 ngđ/ha. Chỉ tiêu GO/IC và VA/IC lần lượt là 1,64 và 0,64 lần. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ IC bỏ ra, các hộ trong tổ 3 đã thu về được 164đ GO và 64đ VA. Đây là con số khá ấn tượng. Tổ 3 là tổ đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất trong toàn bộ mẫu điều tra. Từ việc phân tích bảng số liệu trên ta thấy: Khi mức độ đầu tư chi phí trung gian tăng lên thì kết quả và hiệu quả thu được cũng tăng dần lên. Đây là xu hướng tất yếu khi chuyển từ hình thức nuôi thấp sang hình thức nuôi cao hơn. Nhưng để đạt được kết quả và hiệu quả cao như mong muốn với mức đầu tư cao về IC thì đòi hỏi chủ đầu tư cần có năng lực thực sự về mặt kỹ thuật, về khả năng tổ chức quản lý cũng như kinh nghiệm nuôi trồng. 3.4.3 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm Để thấy được ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất nuôi ta phân tổ các hộ nuôi tôm theo năng suất như bảng 15. Với hình thức QCCT, khi đi từ tổ 1 đến tổ 3: - Năng suất tăng dần từ 308,94 kg/ha lên 735,66 kg/ha và đến 980,68 kg/ha. Đại ọc Kin h tế Hu ế 42 - Chi phí thức ăn cũng tăng dần từ 5.632,99 ngđ/ha ở tổ 1 lên đến 19.661,84 ngđ/ha với tổ 3. - Công lao động cũng tăng dần qua các tổ và cao nhất là ở tổ 3 với 145,24 công/ha. Tổ 3 là tổ có năng suất cao nhất: 980,68 kg/ha, nhưng mật độ ở mức trung bình 10,87 con/m2. Các hộ trong tổ đã biết chú trọng đến vấn đề cho ăn và chăm sóc, thể hiện ở chỗ chi phí thức ăn và công lao động trên 1 ha đều cao nhất: 19.661,84 ngđ/ha và 145,24 công/ha. Các hộ cũng đã chú trọng đến cải tạo và xử lý ao: bình quân 1 ha, các hộ đã bỏ ra 1.956,52 ngđ cho vấn đề này. Từ sự phân tích trên cho thấy: Đối với các hộ QCCT được điều tra, năng suất cao không hẳn phụ thuộc vào mật độ cao mà phụ thuộc vào nguồn thức ăn (chủ yếu là thức ăn công nghiệp, đó là nguồn thức ăn tổng hợp chứa đầy đủ các yếu tố cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi); xử lý ao đầu vụ (để diệt tạp và mầm bệnh) và xử lý ao trong quá trình nuôi (giúp tôm có điều kiện tốt để sinh sống) và cả quá trình chăm sóc để kịp thời phát hiện những sự cố nhằm nhanh chóng khắc phục. Đối với nhóm hộ BTC, khi đi từ tổ 1 đến tổ 3: - Năng suất tăng dần từ 822,34 kg/ha lên 2.826.09 kg/ha - Mật độ con giống tăng từ 13,71 con/m2 ở tổ 1 lên 17,13 con/m2 ở tổ 2 và đạt cao nhất 23,19 con/m2 ở tổ 3. - Do mật độ tăng dần nên chi phí thức ăn cũng tăng dần từ 29.695,43 ngđ/ha ở tổ 1 lên 69.565,22 ở tổ 3. - Các hộ cũng đã rất coi trọng việc xử lý ao, thể hiện ở chỗ: theo đà tăng dần của năng suất, chi phí xử lý ao cũng tăng dần qua các tổ: từ 1.916,25 ngđ/ha (tổ 1) lên 4.927,54 ngđ/ha (tổ 3). Đáng chú ý, tổ 3 là tổ có năng suất cao nhất, đạt xấp xỉ 3 tấn/ha nhưng tỷ trọng của tổ so với toàn nhóm hộ thấp, chỉ đạt 9,09%. Tổ này có mật độ tôm giống thả khá cao 23,19 con/m2, chi phí thức ăn và chi phí xử lý ao vào hàng cao nhất trong 3 tổ, lần lượt là 69.565,22 ngđ/ha và 2.511,25 ngđ/ha. Đại học Kin h tế Hu ế 43 Bản g 15 : P hâ n tổ cá c h ộ nu ôi tô m th eo n ăn g su ất Cô ng LĐ (cô ng /h a) 10 9, 35 13 6, 99 14 5, 24 12 1, 95 18 8, 72 20 9, 27 22 2, 83 20 2, 83 (N gu ồn : S ố liệ u đi ều tr a) Xử lý ao (n gđ /h a) 20 9, 06 1. 28 4, 29 1. 95 6, 52 74 8, 81 1. 91 6, 25 2. 61 5, 74 4. 92 7, 54 2. 51 1, 25 Thức ă n (n gđ /h a) 5. 63 2, 99 16 . 00 9, 98 19 .6 61 ,8 4 11 .5 65 ,6 9 29 . 69 5, 43 41 . 12 6, 54 69 . 56 5, 22 38 .8 38 ,8 8 Mật đ ộ (co n /m 2 ) 7, 84 11 ,4 7 10 ,8 7 9, 26 13 ,7 1 17 ,1 3 23 ,1 9 16 ,7 0 N ăn g su ất (kg /h a) 30 8, 94 73 5, 66 98 0, 68 52 0, 08 82 2, 34 1. 33 0, 25 2. 82 6, 09 1. 24 3, 02 Số hộ % 37 ,0 4 40 ,7 4 22 ,2 2 10 0 36 ,3 6 54 ,5 5 9, 09 10 0 Số hộ 10 11 6 27 12 18 3 33 N ăn g su ất (kg /h a) < 5 50 55 0 - 90 0 > 9 00 Tổn g, B Q C < 1 .0 00 1. 00 0 – 2. 00 0 > 2 . 00 0 Tổn g, B Q C Tổ 1 2 3 1 2 3 H ìn h thức n u ôi Quản g ca n h cải tiến Bá n th âm ca n h Đại học Kin h tế Hu ế 44 Công lao động không có sự khác biệt lớn giữa các tổ. Đầu tư lao động gia đình của các hộ đã đạt đến mức thích hợp nhất trong công tác chăm sóc. Từ sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ta thấy rằng: Mật độ con giống cao không hẳn đem lại năng suất cao mà còn đòi hỏi phải có sự đầu tư về thức ăn (chủ yếu là thưc ăn công nghiệp vì đây là loại thức ăn không mang mầm bệnh gây hại cho tôm), cần chú trọng trong công tác xử lý ao đầu vụ và trong quá trình nuôi cũng như cần phải tích cực chăm sóc để nắm rõ tình hình phát triển của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời những thay đổi trong môi trường nuôi gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm. Hoạt động nuôi tôm đáp ứng được những yêu cầu đó và áp dụng đúng kỹ thuật sẽ đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao. 3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NUÔI TÔM VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 3.5.1 Những kết quả đạt được Thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang là thị trấn ven đầm phá, đất đai chủ yếu là đất cát và đất trồng lúa năng suất thấp. Trong những năm vừa qua, chính quyền địa phương đã chủ động chuyển phần diện tích nông nghiệp không hiệu quả này sang xây dựng các ao hồ NTTS mà chủ yếu là nuôi tôm đem lại giá trị cao, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời cung cấp nguồn thủy sản cho tiêu dùng, không phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên từ đánh bắt. Vụ xuân hè năm nay, bình quân 1 ha, các hộ nuôi QCCT thu về 7.952,69 ngđ VA, còn các hộ BTC nhận được 31.573,36 ngđ, cao gấp 397%. Có sự chênh lệch giữa 2 hình thức nuôi là do mức độ đầu tư và giá trị sản xuất thu được có sự khác biệt lớn. Bình quân 1 ha, các hộ QCCT thu về 35.398,23 ngđ GO với 27.445,54 ngđ IC, GO/IC đạt 1,21 lần. Trong khi đó các hộ BTC bỏ ra 75.870,39 ngđ IC và thu được 107.443,74 ngđ GO, GO/IC đạt 1,36 lần. Từ đó cho thấy hình thức nuôi BTC đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức QCCT. Chính quyền địa phương đã tuyên truyền, khích lệ người dân chuyển đổi từ hình thức nuôi QCCT sang hình thức nuôi BTC đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên do mức độ đầu tư của hình thức BTC trên 1 ha cao hơn nhiều so với hình thức QCCT nên gây khó khăn cho quá trình chuyển đổi đối với các hộ gia đình không đủ vốn và kỹ thuật. Đại họ Kin h tế Hu ế 45 3.5.2 Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, hộ nông dân còn vướng phải những khó khăn chưa thể giải quyết được: Để chuyển đổi từ hình thức sản xuất thấp sang hình thức sản xuất cao đòi hỏi phải có sự đầu tư vốn lớn trên 1 ha. Đây là điều nằm ngoài khả năng của các hộ QCCT. Mặt khác để sản xuất với trình độ cao hơn đòi hỏi người dân phải có năng lực. Trình độ văn hóa thấp là trở ngại lớn nhất cho quá trình tiếp thu tiến bộ kỹ thuật và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao hơn cho hình thức sản xuất mới. Người dân thường có suy nghĩ theo chiều hướng: Với số lượng con giống thả cao, mật độ nuôi dày sẽ đem lại năng suất và sản lượng cao nên ít chú trọng đến các khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật trong việc thả giống tùy theo từng hình thức nuôi. Mật độ nuôi dàu chỉ đem lại kết quả cao khi người dân biết chú trọng đến các vấn đề khác như vấn đề kỹ thuật; tăng số lượng giống thả đồng thời phải tăng đầu tư MMTB; tăng cường việc chăm sóc và theo dõi nhằm nắm được tình trạng môi trường nước và biết được những thay đổi bất lợi để hạn chế và khắc phục; tăng cường xử lý ao nuôi trước và trong quá trình nuôi Trình độ dân trí thấp còn gây ảnh hưởng xấu đến sự hiểu biết của người dân về khả năng suy giảm, cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên trong môi trường đầm phá, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hoạt động nuôi trồng. Tuy đã có quy hoạch cụ thể của chính quyền địa phương nhưng hiện tượng nuôi trồng tự phát (về diện tích và về số hộ nuôi trồng) vẫn đang tiếp tục diễn ra, gây mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa nhóm hộ nuôi trồng và nhóm hộ khai thác trên đầm phá, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên do việc mở rộng diện tích nuôi trồng không khoa học làm ảnh hưởng đến dòng chảy và sự lưu thong nguồn nước trên đầm phá. Việc mở các lớp tập huấn NTTS là cần thiết, tuy nhiên chất lượng chưa cao, không đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết của ngườu dân địa phương. Trên địa bàn thị trấn có 3 trại sản xuất tôm giống, nhưng đến nay chỉ có 1 trại hoạt động, 2 trại còn lại đã ngừng sản xuất gây ảnh hưởng đén khả năng cung cấp tôm giống cho người dân. Một số hộ phải mua tôm giống từ bên ngoài không rõ nguồn gốc và không được kiểm tra chất lượng làm ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng. Đại học Kin h tế Hu ế 46 Hiện nay, trên địa bàn thị trấn đã có công ty chế biến thủy hải sản Thuận An nhưng mối liên hệ giữa công ty và người dân không đủ chặt, phần lớn sản phẩm tôm nuôi được các hộ dân bán cho thương lái dẫn đến bị ép giá, thu nhập không cao, còn về phía công ty thì phải mua nguyên liệu với giá đắt hơn vì phải qua khâu trung gian. Chính điều này gây tổn thất cho cả hai phía, bên thứ 3 lại được lợi. Đại học Kin h tế Hu ế 47 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển nhanh và bền vững nghề NTTS để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chủ động chuyển diện tích nông nghiệp năng suất thấp và đất cát sang đầu tư nuôi tôm nhằm đem lại thu nhập cao hơn cho người dân. Chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi nhằm chủ động nguồn nước cho ao nuôi, bao gồm cả việc xử lý nước thải nhằm đảm bảo môi trường. Giảm đánh bắt đầm phá, chuyển từ đánh bắt đầm phá sang trên biển hay sang hoạt động NTTS nhằm tránh gây mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các nhóm hộ. Chú trọng hoàn thiện kênh sản xuất tôm đi từ khâu cung ứng tôm giống => nuôi tôm => thu gom => chế biến, tạo thành chu trình khép kín nhằm tạo ra được giá trị cao hơn trên sản phẩm tôm. 4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 4.2.1 Giải pháp chung 4.2.1.1 Quy hoạch tổng thể vùng nuôi Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển NTTS ở địa phương. Việc quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất hoang hóa, đất bị nhiễm mặn sang nuôi tôm giúp dân tận dụng triệt để nguồn lực đất đai hiện có, bên cạnh đó giúp tạo thêm thu nhập cho người dân. Hiện tượng khoanh vùng, lấn phá làm ao nuôi đang diễn ra một cách tự phát gây ra mâu thuẫn giữa những người nuôi trồng và những người khai thác trên đầm phá, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong nuôi tôm cần chú trọng hình thức nuôi BTC và phát triển lên thâm canh, tiến tới thu hẹp và xoá bỏ dần diện tích nuôi QCCT, nhân rộng mô hình thâm canh trên địa bàn. 4.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống sản xuất Quy trình sản xuất tôm thương phẩm trải qua nhiều khâu như sản xuất tôm giống – sản xuất thức ăn – công nghệ, khuyến ngư – nuôi tôm – chế biến – tiêu thụ. Mỗi khâu có một vị trí nhất định trong việc tạo ra giá trị sản phẩm. Việc hoàn thiện hệ Đại học Kin h tế Hu ế 48 thống sản xuất đi từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng giúp nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra. 4.2.1.3 Phát triển CSHT – VCKT phục vụ nuôi trồng Cần củng cố hệ thống đê bao ngăn mặn, xây dựng hệ thống thủy lợi và ao nuôi phù hợp với yêu cầu nuôi trồng. Quy trình thiết kế, xây dựng hệ thống CSVC kỹ thuật cần chú ý đến nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo tuân thủ dòng chảy, tránh gây ách tắc làm ô nhiễm nguồn nước Xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý giúp chủ động nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho các hồ nuôi. Hiện nay trên địa bàn thị trấn đã có đập Thảo Long ở thượng nguồn cung cấp nước cho các ao nuôi nhưng nguồn nước không đảm bảo, chất lượng nước thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của người dân. 4.2.1.4 Giải pháp tín dụng Việc chuyển đổi từ hình thức thấp sang hình thức sản xuất cao hơn đòi hỏi phải có sự đầu tư vốn lớn. Điều này vượt quá khả năng của các nông hộ. Những năm gần đây, do mỗi trường nước bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh xảy ra liên miên khiến cho một số hộ rơi vào tình trạng nợ nần, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng, việc vay vốn cũng trở nên khó khăn. Người dân thường có xu hướng mua chịu thức ăn, các loại đầu vào ở thương lái rồi đến kỳ thu hoạch đem bán lại để trả nợ nên thường xuyên bị ép giá, lợi nhuận thu được không cao. Chính quyền địa phương nên có biện pháp hỗ trợ người dân trong vấn đề nguồn vốn và thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ giúp người dân có thời gian trả nợ. 4.2.1.5 Công tác khuyến nông Việc tổ chức các lớp tập huấn tuy có diễn ra nhưng chưa đạt hiệu quả cao do chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết. Chính quyền địa phương nên phối hợp với các cơ quan ban ngành tổ chức tốt hơn các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu người dân, đồng thời tham khảo ý kiến về vấn đề này. Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt có sự tham gia của người dân để họ có thể bày tỏ những vấn đề bức xúc giúp nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư. Đại học Kin h tế Hu ế 49 4.2.1.6 Nâng cao dân trí và tạo việc làm cho người dân Nâng cao chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành NTTS. Trình độ dân trí cao tăng khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra được kết quả sản xuất cao hơn. Cần phát triển hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (chằm nón, đan lát) giúp giải quyết lực lượng lao động dư thừa ở địa phương, phần nào nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. 4.2.2 Giải pháp riêng cho từng hộ - Về thời vụ thả: Thời gian thả tôm giống có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động sản xuất. Trong vụ xuân hè vừa qua, ở thị trấn đã có một số hộ thả tôm trước thời vụ gặp phải thời tiết thay đổi dẫn đến tôm bị dịch bệnh và phải tiến hành tiêu hủy. Phòng khuyến ngư huyện Phú Vang đã có khuyến cáo bà con nên thả tôm giống vào đầu tháng 3 Dương lịch và thu hoạch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6; nên thực hiện 1 vụ nuôi ăn chắc còn hơn 2 vụ bấp bênh. - Về con giống: Bà con nông dân nên tìm mua con giống ở những cơ sở đáng tin cậy và qua kiểm dịch nhằm đảm bảo tôm sạch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt. Mật độ thả giống thích hợp trên địa bàn là 7 – 9 con/m2 đối với hình thức QCCT và 13 – 15 con/m2 đối với hình thức BTC. - Về thức ăn: Hạn chế việc sử dụng thức ăn tươi gây ảnh hưởng đến moi trường ao nuôi. Tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp vì đay là nguồn thức ăn chứa đầy đủ dinh dưỡng,giúp tôm nhanh tăng trọng và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên cần chú ý trong vấn đề cho ăn, không nên cho quá nhiều tránh việc tồn đọng thức ăn trong môi trường ao nuôi dễ gây ra dich bệnh. Vì tôm có tập tính thường tập trung vào các bờ ao nên khi cho ăn phải rải đều quanh ao để tôm có thể ăn hết. Lượng thức ăn cung cấp phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của tôm. - Về XDCB ban đầu và xử lý ao: Việc đầu tư xây dựng ao nuôi ban đầu càng kiên cố thì càng tránh được hiện tượng rò rỉ nước trong ao, tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật lạ vào ao gây dịch bệnh cho tôm. Xử lý ao giúp diệt trừ mầm bệnh gây hại cho tôm, tiêu diệt các loài cá tạp giành hết thức ăn của tôm và kích thíc sự phát triển của các sinh vật hữu ích làm thức ăn cho tôm. Đại ọ Kin h tế Huế 50 Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm như Oxy hoà tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh Ðáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu cơ. Tôm sú là loài thường xuyên bơi lội nhưng chúng hầu như lúc nào cũng tìm kiếm thức ăn dưới đáy ao, cho nên điều kiền đáy ao có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của tôm nuôi. Chính vì vậy, ngoài việc chọn chất đất tốt để xây dựng ao nuôi thì việc quản lí tốt chất thải lắng tụ, giữ nền đáy ao luôn sạch là một trong những biện pháp rất cần thiết cho tất cả các hệ thống ao nuôi tôm mà đặc biệt là các hệ thống ao nuôi tôm sú năng suất cao. Một trong những biện pháp giải chất thải trong ao nuôi tôm là dùng hệ thống máy hút bùn ra khỏi ao nuôi. Việc áp dụng giải pháp hút bùn ra khỏi ao nuôi là một việc làm có thể mang lại hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây nguy hại cho tôm tùy thuộc vào kỹ thuật hút bùn và điều kiện từng ao nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng ao chứa lắng và nuôi mật độ vừa phải cũng là một giải pháp tốt trong việc quản lý chất thải. - Vấn đề chăm sóc: Việc đầu tư công lao động chăm sóc tôm có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của tôm. Yêu cầu phải là lao động có kỹ thuật, có kinh nghiệm để có thể đáp ứng được yêu cầu của tôm trong từng giai đoạn cụ thể và phát hiện, xử lý kịp thời dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. Đại học Kin h tế Hu ế 51 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT KUẬN NTTS, mà đặc biệt là nuôi tôm, cùng với du lịch là những ngành kinh té mũi nhọn mà chính quyền thị trấn đã xác định trọng thời gian qua nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội địa phương, giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực tự nhiên, tạo ra nhiều việc làm nhằm giải quyết lực lượng lao động dư thừa, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đề tài đã hoàn thành những nội dung cơ bản và rút ra một số kết luận như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả nuôi tôm nói riêng. Luận văn đã nghiên cứu những tiềm năng, thế mạnh phát tiển nuôi tôm sú của thị trấn Thuận An. - Đề tài đã thể hiện thực trạng phát triển ngành nghề nuôi tôm sú ở thị trấn trong thời gian gần đây, tập trung nghiên cứu vụ xuân hè năm 2009 nhằm rút ra được những lợi thế và những tồn tại cần khắc phục: + Năng suất tôm của các hộ điều tra chịu tác động của nhiều nhân tố, chủ yếu là chi phí thức ăn, chí phí xử lý ao, công lao động Trong đó 2 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất là chi phí thức ăn công nghiệp và công lao động. + Ngoài các yếu tố đầu vào thì hình thức nuôi cũng có ý nghĩa lớn đối với việc tăng hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra: Hình thức BTC đạt được hiệu quả lớn hơn hình thức QCCT. + Quá trình nghiên cứu cũng nhận thấy còn nhiều vấn đề mà thực tiễn hiện nay vẫn chưa giải quyết được: vấn đề tập huấn kỹ thuật cho người dân, vấn đề cung cấp con giống về số lượng và chất lượng và thu mua sản phẩm trên địa bàn Từ đó, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn Thuận An. Đại học Kin h tế Hu ế 52 KIẾN NGHỊ Từ những kết quả đạt được và những tiềm năng lợi thế của địa phương, nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành NTTS thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị trấn, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Về phía Nhà nước: Cần có sự nghiên cứu toàn diện, tổng hợp phát triển nguồn lợi tự nhiên về tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, kỹ thuật, môi trường sinh thái. Từ đó đề xuất, hoạch định những chính sách phù hợp để phát triển bền vững hệ sinh thái đầm phá nơi đây. Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển NTTS, đầu tư hoàn thiện CSHT cho các hộ nuôi trên địa bàn. Cần tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng hỗ trợ hoạt động sản xuất tôm thương phẩm của người dân, đặc biệt trong công tác cho vay và thu hồi vốn vay nhằm tạo điều kiện cung cấp nguồn vốn cho ngư dân. - Về phía chính quyền địa phương: Quy hoạch tổng thể phát triển NTTS trên địa bàn, hình thành các tổ chức quản lý địa phương đối với hoạt động NTTS. Cần có sự đầu tư vốn và kỹ thuật đối với trung tâm sản xuất giống của thị trấn nhằm cung cấp đủ lượng tôm giống sạch bệnh, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho các hộ nuôi. Nâng cao hơn nữa chất lượng các lớp tập huấn kỹ thuật, đảm bảo tính kịp thời; cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân. Tích cực đầu tư hệ thống thủy lợi nhằm chủ động hơn nữa việc cung cấp nguồn nước cho các ao nuôi tôm. Thúc đẩy sự liên kết giữa cơ sở sản xuất chế biến với người nuôi tôm, tránh việc thu mua qua trung gian, giúp tạo ra thu nhập cao hơn cho người dân. - Về phía các hộ nuôi: Cần lựa chọn hình thức nuôi phù hợp khả năng, điều kiện của gia đình và đặc điểm của địa phương. Tăng cường nâng cao chất lượng lao động có trình độ, có kỹ thuật phục vụ tốt cho công tác nuôi trồng. Tuân thủ lịch thời vụ và các biện pháp kỹ thuật được khuyến cáo. Đại học Kin h tế Huế 53 Chú ý trong công tác chăm sóc nhằm phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh xảy ra. Hạn chế sử dụng thức ăn tươi, tăng cường thức ăn công nghiệp để đảm bảo môi trường ao nuôi. Cần chú trọng công tác xử lý ao, tạo môi trường tốt cho tôm phát triển. Chú trọng công tác quản lý chất thải trong ao nuôi tôm để hạn chế ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và sinh hoạt của dân cư quanh đầm phá. Đại học Kin h tế Hu ế 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Hữu Hoà, Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Đại học Huế, TTHuế 2008. 2. Phạm Văn Tình, Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, NXB Nông nghiệp, 2003. 3. Thủy sản phát triển và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, 2003. 4. Tôn Nữ Hải Âu, Bài giảng Kinh tế thuỷ sản, Tài liệu lưu hành nội bộ. 5. Trần Văn Hoà, Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ. 6. Lê Văn Miên, Tại sao phải quản lý các hoạt động đầm phá ở Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005. 7. Lê Sỹ Hùng, Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh 1995 – 1999, 1999. 8. Mai Văn Xuân, Phan Văn Hoà, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005. 9. Nguyễn Tài Phúc, Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội, 2005. 10. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND thị trấn Thuận An. 11. Báo cáo tổng kết NTTS hàng năm, UBND thị tấn Thuận An. 12. Báo cáo thống kê hàng năm, UBND huyện Phú Vang. 13. Niên giám thống kê Việt Nam 2008. 14. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2008 15. Các trang web: www.phuvang.hue.gov.vn www.globefish.orgĐại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_nuoi_tom_o_thi_tran_thuan_an_huyen_phu_vang_tinh_thua_thien_hue_9484.pdf
Luận văn liên quan