Hà Thái là một xã đồng bằng thuộc khu vực 2 nông thôn của huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa. Hà Thái được xem là một trong những xã thuộc vùng trọng điểm lúa của
huyện Hà Trung, lực lượng lao động khá dồi dào, người dân cần cù chịu khó, đất trồng
lúa bằng phẳng, và có điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng suất
lúa, nâng cao đời sống nhân dân góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên vẫn gặp không ít bất lợi do điều kiện thời tiết, khí hậu hàng năm như bão
lụt, giá rét,. gây ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa trên địa
bàn xã. Tư duy canh tác của người dân còn lạc hậu, ý thức về sản xuất sản phẩm hàng hóa
mà cụ thể là lúa hàng hóa còn chưa cao. Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, manh mún,
lạc hậu, nên chất lượng lúa thấp, không đồng đều, nhiều chủng loại lúa khác nhau, có thể
có nhiều loại lúa được cấy trên cùng một thửa ruộng đất giống nhau, chính vì thế sản xuất
không đồng loạt thống nhất, chất lượng phân biệt. Bên cạnh đó ta cũng thấy mức chi phí
đầu tư vào sản xuất lúa khá lớn nhưng hiệu quả chưa cao như mong muốn của người dân,
đặc biệt là ở vụ mùa hàng năm.
Một điều dễ nhận thấy đó là việc áp dụng công nghệ, chuyển giao khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất cũng chưa cao. Việc thu mua lúa gạo hàng hóa cũng chưa được tập
trung, giá cả thấp, qua nhiều trung gian nên lợi nhuận của nhà nông vì thế chưa cao. Thiết
nghĩ cần phải có một hệ thống tiêu thụ lúa gạo hàng hóa được liên kết chặt chẽ, thống
nhất và tập trung, giảm bớt trung gian mà đứng đầu là HTX nông nghiệp của xã. Điều đó
cần có sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền cấp trên, chính quyền xã, huyện để việc phát
triển nghề lúa của địa phương nói riêng và tất cả các địa phương nông thôn cấy lúa trên cả
nước được tiến xa hơn nữa trong thời kỳ tới.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất cả ruộng lúa của các nông hộ trong
toàn xã. Cụ thể: Chi phí cày bừa, làm đất là 50 nghìn đồng/sào, chi phí tuốt lúa là 25
nghìn đồng/sào. Vì vậy bình quân chi phí cày bừa, làm đất cả năm của các nhóm hộ là
100 nghìn đồng/sào, và bình quân chi phí tuốt lúa cả năm của các nhóm hộ là 50 nghìn
đồng/sào.
Đối với chi phí lao động thuê ngoài đó là các chi phí thuê cấy, gặt thu hoạch lúa thì
nhóm hộ khá là có mức chi phí lớn nhất với mức chi phí cả năm bình quân là 241,82
nghìn đồng/sào, trong khi đó bình quân cả năm của các nhóm hộ chỉ là 111,63 nghìn
đồng/sào. Điều này cho thấy nhóm hộ khá có mức đầu tư lao động thuê ngoài là rất lớn do
họ có điều kiện kinh tế, thu nhập hơn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo.
Chi phí bảo vệ của các nhóm hộ là bằng nhau, vụ chiêm xuân là 13 nghìn đồng/sào,
vụ mùa là 11 nghìn đồng/sào tính theo giá lúa của từng vụ. Hay nói cách khác, vụ chiêm
xuân mỗi hộ phải mất 3kg lúa/sào, vụ mùa mỗi hộ mất 2 kg lúa/sào.
Như vậy ta thấy tình hình đầu tư dịch vụ của các nhóm hộ chênh lệch nhau rất lớn.
Nhóm hộ khá có mức đầu tư chi phí nhiều nhất, và trong nhóm hộ khá thì chi phí lao động
thuê ngoài là được đầu tư nhiều nhất. Nhóm hộ nghèo là ít đầu tư dịch vụ nhất, nhóm hộ
này chủ yếu tốn về chi phí cày bừa, làm đất và tuốt lúa nhiều nhất. Tương tự như nhóm hộ
khá thì nhóm hộ trung bình có chi phí về lao động thuê ngoài nhiều nhất. Nguyên nhân là
do nhóm hộ nghèo thường bỏ công làm lãi, không hoặc ít thuê cấy, gặt và họ thường đổi
công cho hàng xóm vì vậy mất ít chi phí lao động. Ngược lại nhóm hộ trung bình và khá
lại chủ động thuê lao động ngoài nhiều hơn do họ có điều kiện, đời sống của họ cao hơn,
vì vậy mất nhiều tiền thuê cấy gặt hơn nhóm hộ nghèo, nhất là nhóm hộ khá.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
49
Bảng 12: Tình hình đầu tư dịch vụ bình quân 1 sào của các nông hộ
(đvt: 1000đ)
Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
CX Mùa
Cả
năm CX Mùa
Cả
năm CX Mùa
Cả
năm CX Mùa
Cả
năm
Tổng số 112 104 216 113,54 111,54 225,08 213,94 201,88 415,82 146,49 139,14 285,63
1. Chi phí cày bừa,
làm đất 50 50 100 50 50 100 50 50 100 50 50 100
2. Chi phí tuốt lúa 25 25 50 25 25 50 25 25 50 25 25 50
3. Chi phí lao động
thuê ngoài 24 18 42 25,54 25,54 51,08 125,94 115,88 241,82 58,49 53,14 111,63
4. Chi phí bảo vệ 13 11 24 13 11 24 13 11 24 13 11 24
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ
2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân của các nông hộ
Năng suất, sản lượng đạt cao chính là mục tiêu của người dân trồng lúa, đồng thời
cũng là chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất lúa của các nông hộ. Đây là kết quả của quá
trình đầu tư các yếu tố đầu vào, các chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng cây lúa cho đến lúc sẵn
sàng để thu hoạch. Mỗi mức năng suất, sản lượng thể hiện mức đầu tư, chăm sóc và trình
độ sản xuất lúa của các nông hộ. Bảng số liệu 14 dưới đây cho chúng ta thấy về năng suất
sản lượng lúa bình quân của các nông hộ được điều tra tại địa phương xã Hà Thái.
Diện tích gieo trồng bình quân giữa các vụ là không thay đổi. Tuy nhiên giữa các
nhóm hộ là chệnh lệch rất lớn. Nhóm hộ khá diện tích trồng lúa bình quân lớn nhất là 8,08
sào, tiếp đến là nhóm hộ trung bình với 6,61 sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 4,56
sào chỉ bằng hơn 50% của nhóm hộ khá.
Về năng suất và sản lượng cũng có sự chênh lệch nhau rất lớn giữa các nhóm hộ và
giữa các vụ. Năng suất và sản lượng là tỷ lệ thuận với nhau. Nhìn chung vụ chiêm xuân
các chỉ tiêu này đều lớn hơn vụ mùa. Bình quân năng suất các hộ ở vụ chiêm xuân là
316,68 kg/sào, và vụ mùa chỉ tiêu này là 259,02 kg/sào. Nhóm hộ khá đạt chỉ tiêu cao
nhất với năng suất với năng suất bình quân cả năm đạt 334,16 kg/sào, nhóm hộ trung bình
là 282,25 kg/sào và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 247,15 kg/sào.
Và sản lượng cũng tương tự như năng suất. Nguyên nhân là do vụ mùa thường gặp
bão gây mưa lụt, và hạn hán nên năng suất và sản lượng luôn kém hơn vụ chiêm xuân.
Còn vụ chiêm xuân có điều kiện thiên nhiên thuận lợi hơn, nên năng suất thường cao hơn
vụ mùa. Đó gần như là quy luật ở địa phương từ trước đến nay. Vì vậy cần có biện pháp
để nâng cao năng suất lúa, bằng cách hạn chế tối đa ảnh hưởng của các cơn bão đến vụ
lúa mùa thu hoạch của người dân.Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng lùa bình quân của các nông hộ
Chỉ
tiêu
ĐVT
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
CX Mùa
Cả
năm
CX Mùa Cả năm CX Mùa
Cả
năm
CX Mùa Cả năm
1.Diện
tích
Sào 4,56 4,56 9,12 6,61 6,61 13,22 8,08 8,08 16,16 6,42 6,42 12,84
2.Năng
suất
Kg/sào 273,03 221,27 247,15 313,45 251,04 282,25 363,55 304,76 334,16 316,68 259,02 287,85
3.Sản
lượng
Kg 1245 1009 2254 2071,88 1659,38 3731,26 2937,5 2462,5 5400 2084,79 1710,29 3795,09
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
2.5.2. Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất
Chi phí trung gian để tạo ra lúa gạo sản phẩm hàng hoá là nhân tố rất quan trọng
quyết định đến đến kết quả và hiệu quả trồng lúa của người dân. Vì vậy nó cần được tính
toán hết sức hợp lý khi sử dụng để cho năng suất lúa đạt cao nhất có thể.
Phân chuồng là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất lúa nhưng nó không được giao
bán, trao đổi chính thức trên thị trường, và vì thế nó không có giá xác định. Cho nên chỉ
tiêu chi phí về phân chuồng, tôi sẽ không đưa vào tính trong chi phí trung gian sản xuất
lúa.
Qua bảng 15, ta thấy vụ chiêm xuân nhóm hộ khá đầu tư chi phí nhiều nhất và nhóm
hộ nghèo đầu tư chi phí thấp nhất. Bình quân tổng chi phí trung gian các nhóm hộ là
464,99 nghìn đồng/sào. Cụ thể nhóm hộ khá là 575,47 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo là
386,93 nghìn đồng/sào, và nhóm hộ trung bình là 432,57 nghìn đồng/sào. Trong cơ cấu
chi phí, chi phí về phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất với bình quân các nhóm hộ hết
198,01 nghìn đồng chiếm 42,58% trong tổng chi phí trung gian. Trong đó đạm được dùng
nhiều nhất với 64,42 nghìn đồng/sào chiếm 13,85% trong tổng chi phí trung gian bình
quân. Chi phí lao động thuê cấy, gặt bình quân các nhóm hộ là 58,49 nghìn đồng/sào
chiếm 12,58%, thuốc trừ sâu cũng chiếm tỷ lệ khá cao với bình quân các nhóm hộ mất
53,95 nghìn đồng/sào chiếm 11,6% trong tổng chi phí. Tiếp theo là chi phí về giống lúa
53,29 nghìn đồng/sào tương ứng với 11,46% và chi phí cày bừa làm đất là 50 nghìn
đồng/sào tương ứng với 10,75% trong tổng chi phí bình quân các nhóm hộ. Tiếp theo là,
chi phí tuốt lúa 25 nghìn đồng/sào chiếm 5,38%, chi phí thuốc trừ cỏ 13,25 nghìn
đồng/sào chiếm 2,85%, và chi phí bảo vệ 13 nghìn đồng/sào chiếm 2,8%. Như vậy, chi
phí bảo vệ và chi phí trừ cỏ là thấp nhất.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
53
Bảng14: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Chiêm Xuân của các nông hộ năm 2009
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
GT
(1000đ)
CC
(%)
GT
(1000đ)
CC
(%)
GT
(1000đ)
CC
(%)
GT
(1000đ)
CC
(%)
Tổng chi phí trung gian 386,93 100 432,57 100 575,47 100 464,99 100
1. Giống 45,90 11,86 45,92 10,61 68,05 11,83 53,29 11,46
2. Phân bón 168,51 43,55 205,22 47,44 220,3 38,28 198,01 42.58
- Đạm 58,8 15,2 64,96 15,02 69,51 12,08 64,42 13,85
- Lân 32,78 8,47 0 0 0 0 10,93 2,35
- Kali 47,32 12,23 65,26 15,09 75,79 13,17 62,79 13,5
- NPK 29,61 7,65 75 17,34 75 13,03 59,87 12,87
3. Thuốc trừ sâu 47,03 12,15 54,78 12,66 60,03 10,43 53,95 11,6
4. Thuốc trừ cỏ 13,49 3,49 13,11 3,03 13,15 2,289 13,25 2,85
5. Cày bừa, làm đất 50 12,92 50 11,56 50 8,69 50 10,75
6. Tuốt lúa 25 6,46 25 5,78 25 4,34 25 5,38
7. LĐ thuê ngoài 24 6,2 25,54 5,9 125,94 21,88 58,49 12,58
8. Bảo vệ 13 3,36 13 3 13 2,26 13 2,8
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
54
Nhìn chung trong cơ cấu chi phí vụ chiêm xuân của các nhóm hộ thì chi phí về phân
bón chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị tương đối. Cụ thể, chi phí về phân bón của nhóm hộ
khá là chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ với 38,28%, của nhóm hộ nghèo chiếm 43,55%, và cao
nhất là nhóm hộ trung bình với 47,44% trong tổng chi phí trung gian. Nhưng về giá trị
tuyệt đối thì nhóm hộ khá lại có mức chi phí bình quân một sào lớn nhất. Cụ thể, chi phí
phân bón bình quân của nhóm hộ khá là 220,3 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình là
205,22 nghìn đồng/sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 168,51 nghìn đồng/sào.
Đối với vụ mùa, tổng chi phí trung gian bình quân của các nhóm hộ là 388,82 nghìn
đồng/sào được thể hiện ở bảng 16 dưới đây. Trong đó mức đầu tư của nhóm hộ khá là lớn
nhất với tổng chi phí là 435,9 nghìn đồng/sào, của nhóm hộ trung bình là 368,05 nghìn
đồng/sào, và thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo với 362,51 nghìn đồng/sào. Trong cơ cấu
chi phí trung gian bình quân thì chi phí về phân bón chiếm tỷ lệ lớn nhất 36,2% tương
ứng với 140,76 nghìn đồng/sào, trong đó đạm chiếm 14,68%, lân chiếm 2,20% và kali
chiếm 12,78% trong tổng chi phí trung gian bình quân. Tiếp theo là chi phí giống lúa bình
quân 53,81 nghìn đồng/sào chiếm 13,84%, chi phí lao động thuê ngoài là 51,08 nghìn
đồng/sào chiếm 13,13%, chi phí cày bừa làm đất là 50 nghìn đồng/sào chiếm 12,86%, chi
phí thuốc trừ sâu là 44,59 nghìn đồng/sào chiếm 11,47%, chi phí tuốt lúa là 25 nghìn
đồng/sào chiếm 6,43%, chi phí trừ cỏ bình quân các nhóm hộ là 12,58 nghìn đồng/sào
chiếm 3,24%, và thấp nhất vẫn là chi phí bảo vệ với bình quân là 11 nghìn đồng/sào
chiếm 2,83%.
Trong cơ cấu chi phí vụ mùa của các nhóm hộ thì chi phí về phân bón chiếm tỷ lệ
lớn nhất. Đối với nhóm hộ khá chi phí về phân bón chiếm 30,71% tương ứng với 133,86
nghìn đồng/sào. Nhóm hộ trung bình có chi phí về phân bón là 38,14% tương ứng với
140,39 nghìn đồng/sào. Nhóm hộ nghèo thì chi phí về phân bón chiếm tỷ lệ khá cao trong
cơ cấu chi phí trung gian là 40,83% tương ứng với 148,03 nghìn đồng/sào. Ta thấy về mặt
tương đối cũng như tuyệt đối thì nhóm hộ nghèo có chi phí phân bón chiếm tỷ lệ cao nhất,
và thấp nhất là nhóm hộ khá.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
55
Bảng 15: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ mùa của các nông hộ năm 2009
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
GT
(1000đ)
CC
(%)
GT
(1000đ)
CC
(%)
GT
(1000đ)
CC
(%)
GT
(1000đ)
CC
(%)
Tổng chi phí trung gian 362,51 100 368,05 100 435,9 100 388,82 100
1. Giống 61,47 17 56,12 15,25 43,85 10,06 53,81 13,84
2. Phân bón 148,03 40,83 140,39 38,14 133,86 30,71 140,76 36,20
- Đạm 53,41 14,73 57,19 15,54 60,62 13,9 57,07 14,68
- Lân 25,71 7,09 0 0 0 0 8,57 2,20
- Kali 42,60 11,75 58,20 15,81 48,24 11,07 49,68 12,78
- NPK 26,31 7,26 25 6,79 25 5,74 25,44 6,54
3. Thuốc trừ sâu 35,96 9,92 47,22 12,83 50,59 11,61 44,59 11,47
4. Thuốc trừ cỏ 13,05 3,60 12,78 3,47 11,91 2,73 12,58 3,24
5. Cày bừa, làm đất 50 13,79 50 13,58 50 11,47 50 12,86
6. Tuốt lúa 25 6,9 25 6,79 25 5,74 25 6,43
7. LĐ thuê ngoài 18 4,96 25,54 6,94 109,69 25,16 51,08 13,13
8. Bảo vệ 11 3,03 11 2,99 11 2,52 11 2,83
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
56
Nhìn chung các hộ đầu tư chi phí vào vụ mùa là thấp hơn vụ chiêm xuân. Do điều
kiện thực tế khách quan như khí hậu, thời tiết, khí hậu không thuận lợi, hay nói cách khác
là ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của lúa mùa. Vì thế ảnh hưởng hạn chế khả năng đầu
tư của các nông hộ. Tuy nhiên không hẳn chi phí thấp, năng suất thấp thì hiệu quả kinh tế
của vụ mùa cũng thấp hơn vụ chiêm xuân. Chúng ta sẽ nhận thấy điều đó khi xem xét kết
quả và hiệu quả sản xuất của các hộ ở phần sau. Trong tổng chi phí trung gian ở cả vụ
chiêm xuân cũng như vụ mùa thì phân bón là loại chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong cơ
cấu chi phí trung gian. Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng lúa, và
cuối cùng là hiệu quả trồng lúa của người nông dân. Vì thế việc sử dụng hợp lý tỷ lệ các
loại phân bón để cho năng suất lúa cao là rất quan trọng. Phân bón có thể nói là loại chi
phí chính trong sản xuất lúa của người dân.
2.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ là vấn đề quan tâm xuyên suốt đề tài
này. Bảng số liệu 17 thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất lúa bình quân/sào của các nông
hộ.
Đối với vụ chiêm xuân, năng suất bình quân của các nhóm hộ đạt 316,68 kg/sào. Với
gía lúa là 4 nghìn đồng/kg, thì giá trị sản xuất bình quân một sào GO của các nhóm hộ đạt
1266,71 nghìn đồng. Trong đó nhóm hộ khá có năng suất vụ này lớn nhất là 363,55
kg/sào đạt giá trị sản xuất GO cũng đạt lớn nhất là 1454,2 nghìn đồng. Nhóm hộ trung
bình có năng suất là 313,45 kg/sào đạt giá trị sản xuất GO đạt 1253,8 nghìn đồng. Nhóm
hộ nghèo có năng suất lúa thấp nhất là 273,03 kg/sào nên gía trị sản xuất GO cũng đạt
thấp nhất là 1092,12 nghìn đồng.
Chi phí trung gian IC bình quân một sào của các nhóm hộ là 464,99 nghìn đồng.
Trong đó, nhóm hộ khá có chi phí trung gian IC bình quân một sào cao nhất là 575,47
nghìn đồng. Nhóm hộ trung bình với chi phí trung gian IC bình quân một sào là 432,57
thấp hơn nhóm hộ khá. Nhóm hộ nghèo có chi phí trung gian IC bình quân một sào là
thấp nhất với 386,93 nghìn đồng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
u
57
Gía trị sản xuất GO mà các nông hộ thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian IC sẽ
được gía trị gia tăng VA mà các nông hộ có được. Gía trị gia tăng bình quân một sào của
các nông hộ là 801,72 nghìn đồng. Trong đó, đạt cao nhất là nhóm hộ khá với 878,73
nghìn đồng, tiếp đến là nhóm hộ trung bình đạt 821,23 nghìn đồng, thấp nhất là nhóm hộ
nghèo chỉ đạt 705,19 nghìn đồng.
Như vậy đối với các chỉ tiêu kết quả sản xuất là NS, GO, VA bình quân một sào vụ
chiêm xuân thì nhóm hộ khá là nhóm hộ đạt kết quả sản xuất cao nhất đồng thời họ cũng
là nhóm hộ có chi phí sản xuất lớn nhấ. Tiếp theo là nhóm hộ trung bình, và đạt kết quả
sản xuất kém nhất là nhóm hộ nghèo.
Hiệu suất GO/IC cho ta biết được khi người dân bỏ ra một đồng chi phí trung gian
thì họ sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất và chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sản
xuất của người dân càng cao. Theo bảng số liệu, bình quân các nhóm hộ đạt GO/IC một
sào là 2,72 lần. Tức là bình quân các nhóm hộ khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian sẽ
thu về được 2,72 đồng giá trị sản xuất. Trong đó, nhóm hộ trung bình đạt chỉ đạt chỉ tiêu
này cao nhất là 2,9 lần. Nhóm hộ nghèo đạt chỉ tiêu này là 2,82 lần. Thấp nhất là nhóm hộ
khá đạt 2,53 lần.
Hiệu suất VA/IC cho biết khi nông hộ bỏ ra một đồng chi phí sản xuất thì họ sẽ thu
về được bao nhiêu đồng gía trị gia tăng. Chỉ tiêu này càng lớn thì nông hộ càng đạt hiệu
quả sản xuất càng cao. Tương tự như chỉ tiêu hiệu suất GO/IC, nhóm hộ trung bình đạt
VA/IC bình quân một sào cao nhất là 1,9 lần. Tiếp đến là nhóm hộ nghèo đạt 1,82 lần, và
thấp nhất là nhóm hộ khá chỉ đạt 1,53 lần.
Hiệu suất VA/GO cho biết để tạo ra một đồng giá trị sản xuất cần tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng. Nghĩa là chỉ tiêu này cho biết trong một đồng giá trị sản xuất được
tạo ra có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng được tạo ra đồng thời. Theo bảng số liệu, bình
quân các nhóm hộ đạt VA/GO một sào là 0,63 lần. Nghĩa là trong một đồng gía trị sản
xuất mà nông hộ thu được thì có 0,63 đồng gía trị gia tăng. Trong đó, nhóm hộ trung bình
đạt chỉ tiêu này cao nhất là 0,65 lần, nhóm hộ nghèo đạt chỉ tiêu xấp xỉ bằng nhóm hộ
trung bình là 0,64 lần. Nhóm hộ khá đạt chỉ tiêu này thấp hơn là 0,6 lần.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
58
Bảng16: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa bình quân một sào của các nông hộ
Chỉ
tiêu ĐVT
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm
NS Kg/sào 273,03 221,27 247,15 313,45 251,04 282,25 363,55 304,76 334,16 316,68 259,02 287,85
GO 1000đ 1092,12 1106,35 2198,47 1253,8 1255,2 2509 1454,2 1523,8 2978 1266,71 1295,11 2561,82
IC 1000đ 386,93 362,51 749,44 432,57 368,05 800,62 575,47 435,9 1011,4 464,99 388,82 853,81
VA 1000đ 705,19 743,84 1449 821,23 887,15 1708,4 878,73 1087,9 1966,6 801,72 906,3 1708,01
GO/IC lần 2,82 3,05 2,93 2,90 3,41 13 2,53 3,50 2,94 2,72 3,33 3,00
VA/IC lần 1,82 2,05 1,93 1,90 2,41 2,13 1,53 2,50 1,94 1,72 2,33 2,00
VA/GO lần 0,645 0,672 0,659 0,654 0,707 0,681 0,604 0,713 0,660 0,632 0,700 0,67
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
59
Như vậy ở vụ chiêm xuân thì nhóm hộ trung bình đạt hiệu quả sản xuất cao nhất,
tiếp theo là nhóm hộ nghèo. Nhóm hộ khá đạt hiệu quả sản xuất kém nhất trong tất cả các
nhóm hộ mặc dù họ đạt kết quả cao nhất như trên.
Đối với vụ mùa, năng suất lúa bình quân của các nhóm hộ đạt 259,02 kg/sào. Gía trị
sản xuất GO bình quân của các nhóm hộ vụ mùa đạt 1295,11 nghìn đồng/sào (giá lúa là
5.000đ/kg). Trong đó nhóm hộ khá đạt chỉ tiêu này cao nhất 1523,8 nghìn đồng/sào.
Nhóm hộ trung bình đạt 1255,2 nghìn đồng/sào. Nhóm hộ nghèo đạt chỉ tiêu này thấp
nhất 1106,35 nghìn đống/sào.
Chi phí trung gian IC bình quân các nhóm hộ vụ mùa là 388,82 nghìn đồng/sào.
Trong đó nhóm hộ khá vẫn là nhóm hộ có chỉ tiêu này cao nhất với 435,9 nghìn đồng/sào.
Nhóm hộ trung bình có chỉ tiêu này là 368,05 nghìn đồng/sào. Thấp nhất là nhóm hộ
nghèo với 362,51 nghìn đồng/sào.
Gía trị gia tăng VA bình quân các nhóm hộ đạt 906,3 nghìn đồng/sào. Trong đó
nhóm hộ khá đạt cao nhất với 1087,9 nghìn đồng/sào. Nhóm hộ trung bình đạt 887,15
nghìn đồng/sào. Nhóm hộ nghèo đạt chỉ tiêu này thấp nhất là 743,84 nghìn đồng/sào.
Như vậy ta thấy nhóm hộ khá là nhóm hộ đạt kết quả sản xuất cao nhất ở tất cả các
chỉ tiêu NS, GO, VA. Đồng thời đây cũng là nhóm bỏ ra chi phí đầu tư cao nhất, chính vì
thế họ đạt kết quả cao nhất. Thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo, nhóm hộ này cũng có chi
phí đầu tư thấp nhất nên có kết quả sản xuất kém nhất.
Xét đến các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC, VA/IC, và VA/GO. Tương tự như vụ chiêm
xuân thì vụ mùa nhóm hộ nào đạt một trong hai chỉ tiêu này cao nhất cũng đồng thời chỉ
tiêu còn lại của nhóm hộ đó cũng đạt cao nhất. Qua bảng số liệu trên ta thấy, hiệu suất
GO/IC bình quân một sào của các nhóm hộ vụ mùa đạt 3.33 lần. Trong đó nhóm hộ khá
đạt cao nhất là 3,5 lần, tiếp theo là nhóm hộ trung bình đạt 3,41 lần, và thấp nhất là nhóm
hộ nghèo đạt 3,05 lần. Tương tự, chỉ tiêu VA/IC của nhóm hộ khá là 2,5 lần, nhóm hộ
trung bình là 2,41 lần và nhóm hộ nghèo là 2,05 lần. Tương tự như hai chỉ tiêu trên, nhóm
hộ khá đạt chỉ tiêu VA/IC bình quân là cao nhất với 0,71 lần, tiếp theo là đến nhóm hộ
trung bình với 0,70 lần, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 0,67 lần.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
60
Như vậy, khác với vụ chiêm xuân, ở vụ mùa thì nhóm hộ khá là nhóm hộ sản xuất
lúa đạt hiệu quả nhất, tiếp theo là nhóm hộ trung bình và thấp nhất là nhóm hộ nghèo. Tức
là ở vụ này, nhóm hộ khá có kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất đều đứng đầu trong các
nhóm hộ. Còn nhóm hộ nghèo thì kết quả và hiệu quả đều thấp nhất.
Trên đây là kết quả và hiệu quả của từng vụ của các nhóm hộ. Chúng ta sẽ xem xét
các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của cả năm của các nhóm hộ để thấy được mối quan hệ
của kết quả và hiệu quả của từng vụ với kết quả và hiệu quả của cả năm sẽ thay đổi như
thế nào.
Nhìn chung đối với các chỉ tiêu kết quả NS, GO, VA và chỉ tiêu IC bình quân một
sào cả năm của các nhóm hộ là giảm dần từ nhóm hộ khá đến nhóm hộ trung bình và cuối
cùng là nhóm hộ nghèo. Nghĩa là nhóm hộ nghèo đạt kết quả sản xuất kém nhất và nhóm
hộ khá đạt kết quả sản xuất cao nhất. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo bỏ ra ít chi phí
sản xuất nhất, và nhóm hộ khá thì đầu tư nhiều chi phí nhất nên họ có kết quả sản xuất
cao nhất.
Xét các chỉ tiêu hiệu quả cả năm của các nhóm nông hộ. Ta thấy, nhóm hộ trung
bình là nhóm hộ có hiệu quả sản xuất cả năm đạt cao nhất, tiếp theo là nhóm hộ khá và
nhóm hộ nghèo có hiệu quả sản xuất cả năm là kém nhất. Tuy nhiên nếu so sánh với
nhóm hộ khá thì nhóm hộ nghèo chỉ kém hơn nhóm hộ khá một chút ít. Nhưng nếu so
sánh với nhóm hộ trung bình thì cả hai nhóm hộ này có hiệu quả sản xuất kém hơn rõ rệt.
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy nhóm hộ trung bình là nhóm hộ có kết quả và
hiệu quả sản xuất ở từng vụ là ổn định nhất. Chính vì thế tính chung cả năm thì hộ trung
bình là nhóm hộ đạt hiệu quả cao nhất trong các nhóm. Còn nhóm hộ nghèo thì vụ có hiệu
quả sản xuất vụ chiêm xuân cao nhất nhưng vụ mùa họ lại có hiệu quả sản xuất kém nhất.
Như vậy nhóm hộ này có hiệu quả sản xuất không ổn định. Nhóm hộ khá thì cũng tương
tự, chỉ khác là vụ mùa họ đạt hiệu quả cao nhất, nhưng vụ chiêm xuân họ lại đạt hiệu quả
kém nhất. Điều này cho thấy nhóm hộ khá cũng có hiệu quả sản xuất không ổn định.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể rút ra một điều mà thực tế khách quan đã chứng
minh, đó là không phải cứ bỏ ra nhiều chi phí trung gian, thì hiệu quả sản xuất lúa sẽ càng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
61
lớn. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa thay đổi theo từng nhóm hộ và cũng thay đổi theo
từng mùa vụ.
2.6. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT LÚA
2.6.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ CHI PHÍ TRUNG GIAN ĐẾN KẾT
QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ
Chi phí trung gian bao gồm các chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí
dịch vụ,... ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả
sản xuất lúa của các nông hộ. Ta sử dụng phương pháp phân tổ thống kê theo chi phí
trung gian với tổng số là 50 hộ được chia làm 4 tổ. Khoảng cách tổ vụ chiêm xuân là 64,
và khoảng cách tổ vụ mùa là 42. Do vụ mùa chi phí sản xuất nhỏ hơn vụ chiêm xuân, và
sự chênh lệch chi phí giữa các nhóm hộ không lớn bằng vụ chiêm xuân nên tổ đầu tiên vụ
mùa có chi phí thấp hơn vụ chiêm xuân như bảng số liệu 18 dưới đây.
Ở vụ Chiêm xuân, tổ Ia gồm có 7 hộ với chi phí trung gian bình quân bằng 363,45
nghìn đồng/sào, với năng suất bình quân đạt thấp nhất là 260,73 kg/sào. Đồng thời các chỉ
tiêu thể hiện kết quả sản xuất GO, và VA cũng thấp nhất. Cụ thể là GO đạt 1042,92 nghìn
đồng/sào, và VA đạt 679,47 nghìn đồng/sào. Tổ IIa gồm có 14 hộ với chi phí trung gian
bình quân bằng 415,09 nghìn đồng/sào, có năng suất bình quân là 307,69 nghìn đồng/sào.
Các chỉ tiêu GO đạt 1230,76 nghìn đồng/sào, VA đạt 815,67 nghìn đồng/sào. Tổ IIIa có
12 hộ với chi phí trung gian bình quân là 469,02 nghìn đồng/sào. Các chỉ tiêu GO đạt
1288,64 nghìn đồng/sào, VA đạt 819,62 nghìn đồng/sào. Tổ IVa có 17 hộ với chi phí
trung gian bình quân cao nhất là 551,11 nghìn đồng/sào, đồng thời năng suất bình quân
cũng đạt cao nhất là 343,25 kg/sào. Các chỉ tiêu kết quả khác cũng đạt cao nhất GO đạt
1373 nghìn đồng/sào, VA đạt 821,89 nghìn đồng/sào. Như vậy ta thấy khi chi phí trung
gian bình quân tăng dần từ tổ Ia đến tổ IVa thì các chỉ tiêu kết quả NS, GO, VA cũng tăng
dần từ tổ Ia đến IVa.
Xét đến các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC, VA/IC và VA/GO. Qua bảng số liệu 18 ta thấy
tổ IIa đạt các chỉ tiêu này cao nhất với GO/IC đạt 2,95 lần, VA/IC đạt 1,95 lần và VA/GO
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
62
đạt 0,66 lần. Tổ Ia đạt GO/IC là 2,86 lần, VA/IC đạt 1,86 lần, và VA/GO đạt 0,65 lần. Tổ
IIIa có GO/IC đạt 2,74 lần, VA/IC đạt 1,74 lần, và VA/GO đạt 0,63 lần. Tổ IVa đạt các
chỉ tiêu này thấp nhất với GO/IC đạt 2,48 lần, tương ứng với VA/IC đạt 1,48 lần và
VA/GO đạt 0,6 lần.
Tương tự như vụ chiêm xuân, đối với vụ mùa thì khi chi phí trung gian bình quân
tăng dần từ tổ Ia đến tổ IVa thì các chỉ tiêu kết quả của các tổ cũng tăng dần. Nhưng đối
với chỉ tiêu hiệu quả thì tổ IIIa lại là tổ đạt các chỉ tiêu hiệu quả cao nhất. Cụ thể là GO/IC
đạt 3,45 lần, VA/IC đạt 2,45 lần và VA/GO đạt 0,71 lần. Thấp hơn là tổ Ia có GO/IC đạt
3,36 lần, VA/IC đạt 2,36 lần, và VA/GO đạt 0,70 lần. Tiếp theo là tổ IIa với GO/IC đạt
3,31 lần, VA/IC đạt 2,31 lần, và VA/GO đạt 0,70 lần. Thấp nhất là tổ IVa với GO/IC đạt
3,19 lần, VA/IC đạt 2,19 lần, và VA/GO đạt 0,69 lần.
Như vậy ta thấy chi phí trung gian đầu tư nhiều hay ít có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất lúa, và cuối cùng là hiệu quả sản xuất lúa. Qua phân tích ở trên, ta thấy nhóm hộ có
chi phí trung gian đầu tư cao thì cho năng suất lúa cũng cao hơn. Tuy nhiên mức tăng của
năng suất nhỏ hơn mức tăng của chi phí trung gian nên làm cho hiệu quả sản xuất giảm.
Vì vậy, các hộ cần chú ý và có kiến thức đầu tư, sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào để
nâng cao năng suất, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
63
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
Tổ Phân tổ theo IC
(1000đ/sào)
Số hộ
(hộ)
NSBQ
(kg/sào)
IC/sào
(1000đ)
GO/sào
(1000đ)
VA/sào
(1000đ)
VA/GO
(lần)
GO/IC
(lần)
VA/IC
(lần)
Vụ CX 50 316,68 464,99 1266,71 801,72 0,63 2,72 1,72
Ia < 382 7 260,73 363,45 1042,92 679,47 0,65 2,86 1,86
IIa 382 - 446 14 307,69 415,09 1230,76 815,67 0,66 2.95 1,95
IIIa 446 - 510 12 322,16 469,02 1288,64 819,62 0,63 2,74 1,74
IVa >510 17 343,25 551,11 1373,00 821,89 0,60 2,48 1,48
Vụ Mùa 50 259,02 388,82 1295,11 906,3 0,70 3,33 2,33
Ia < 350 6 225,32 335,07 1126,60 791,53 0,70 3,36 2,36
IIa 350 - 392 19 238,56 359,91 1192,80 832,89 0,70 3,31 2,31
IIIa 392 - 434 15 275,03 399,17 1375,15 975,98 0,71 3,45 2,45
Iva > 434 10 294,10 460,47 1470,50 1010,03 0,69 3,19 2,19
BQC 50 287,85 426,91 1280,91 854,01 0,67 3,03 2,03
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
64
2.6.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ NĂNG SUẤT ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ
Năng suất lúa ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất lúa và vì thế nó cũng ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ. Với một mức đầu tư chi phí nhất định
khi năng suất lúa càng cao thì kết quả và hiệu quả sản xuất lúa cũng càng cao. Tuy nhiên
trên thực tế khi vụ lúa của người dân được mùa, năng suất lúa đạt cao thì giá lúa sản phẩm
lại có xu hướng giảm, vì vậy người dân từng có câu “ được mùa mất giá” như một quy
luật diễn ra khi lúa được mùa. Nhất là năm 2009 vừa qua thì thực trạng trên đã xảy ra
trong cả nước, ảnh hưởng đến hiệu quả của người dân. Địa phương xã Hà Thái cũng đã
gặp phải tình trạng trên trong năm 2009 vừa qua. Bảng số liệu 19 dưới đây cho ta nhìn
nhận rõ hơn về một ví dụ cụ thể nêu lên ảnh hưởng của nhân tố năng suất đến kết quả và
hiệu quả sản xuất lúa của người dân địa phương. Theo kết quả phân tổ theo năng suất lúa
được cho ở bảng dưới đây. Mỗi vụ chúng ta đều phân thành 4 tổ, vì vụ mùa có năng suất
thấp và ít chênh lệch hơn nên khoảng cách tổ vụ mùa nhỏ hơn vụ chiêm xuân. Khoảng
cách tổ vụ chiêm xuân là 30, khoảng cách tổ vụ mùa là 20. Tổ đầu tiên vụ mùa có năng
suất cũng thấp hơn vụ chiêm xuân.
Qua bảng phân tổ theo năng suất, đối với vụ Chiêm xuân năng suất lúa ở các tổ tăng
dần kéo theo các chỉ tiêu GO, IC, và VA đều tăng. Tổ Ia có năng suất lúa thấp nhất và
bằng 269,5 kg/sào, các chỉ tiêu GO, IC, và VA cũng thấp nhất. Cụ thể là GO đạt 1078
nghìn đồng/sào, IC là 320,17 nghìn đồng/sào, và VA đạt 757,74 nghìn đồng/sào. Tổ IIa có
năng suất lớn hơn tổ Ia và bằng 307,29 kg/sào, có các chỉ tiêu GO đạt 1229,16 nghìn
đồng/sào, IC là 455,50 nghìn đồng/sào, và VA đạt 735,76 nghìn đồng/sào. Tổ IIIa có năng
suất lớn hơn hai tổ trước, nhỏ hơn tổ IVa và bằng 322,89 kg/sào. Tổ này đạt các chỉ tiêu
GO là 1281,56 nghìn đồng/sào, IC là 482,44 nghìn đồng/sào, và VA đạt 816,32 nghìn
đồng/sào. Tổ IVa có năng suất cao nhất và bằng 364,48 kg/sào, thì các chỉ tiêu này cũng
đạt cao nhất. Gía trị sản xuất GO đạt 1457,92 nghìn đồng/sào, IC là 565,53 nghìn
đồng/sào, VA đạt 1055,61 kg/sào. Nhưng các chỉ tiêu hiệu quả thì ngược lại, tổ Ia đạt chỉ
tiêu GO/IC cao nhất là 3,36 lần, tiếp theo là tổ IIa đạt 2,69 lần, thấp nhất là tổ IIIa đạt 2,62
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
65
lần. Chỉ tiêu VA/IC cũng tương tự như GO/IC. Chỉ tiêu hiệu suất VA/GO cũng vậy, tổ Ia
đạt chỉ tiêu này cao nhất với 0,70 lần, tiếp theo là đến tổ IIa và IIIa cùng đạt 0,63 lần (do
làm tròn số), thấp nhất là tổ Ia đạt chỉ tiêu này là 0,61 lần. Ta thấy các chỉ tiêu hiệu quả
của các tổ nông hộ giảm dần khi năng suất lúa tăng dần.
Vụ mùa cũng tương tự như vụ chiêm xuân, năng suất lúa ở các tổ tăng dần kéo theo
các chỉ tiêu kết quả cũng đạt tăng dần. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất lúa thì không tuân
theo quy luật đó. Cụ thể, tổ IVa có năng suất lúa cao nhất và bằng 306,76 kg/sào, nhưng
tổ Ia mới là tổ có các chỉ tiêu hiệu quả đạt cao nhất. Cụ thể là chỉ tiêu GO/IC đạt 3,45 lần
và VA/IC đạt 2,45 lần, chỉ tiêu hiệu suất VA/GO đạt 0,71 lần. Điều đó có nghĩa là các hộ
ở tổ IVa cứ bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu đựơc 3,45 đồng giá trị sản xuất, và 2,45 đồng
giá trị gia tăng, và trong một đồng giá trị sản xuất thì có 0,71 đồng gía trị gia tăng. Các tổ
IIa và IIIa cũng tương tự.
Như vậy, ta thấy năng suất lúa ảnh hưởng rất lớn đến hiệu sản xuất lúa. Nhưng
không phải khi nào năng suất tăng cũng đồng nghĩa với hiệu quả sản xuất sẽ lớn. Nếu đầu
tư chi phí trung gian như phân bón, nhiều quá có thể làm giảm năng suất lúa cũng như
hiệu quả sản xuất của lúa.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
66
Bảng 18: Ảnh hưởng của năng suất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
(nguồn: Số liệu điều tra 2009)
Tổ
Phân tổ
theo NS
(kg/sào)
Số hộ
(hộ)
NSBQ
(kg/sào)
IC/sào
(1000đ)
GO/sào
(1000đ)
VA/sào
(1000đ)
VA/GO
(lần)
GO/IC
(lần)
VA/IC
(lần)
Vụ CX 50 316,68 464,99 1266,71 801,72 0,63 2,72 1,72
Ia <280 6 269,50 320,17 1078,00 757,74 0,70 3,36 2,36
IIa 280 - 310 24 307,29 455,50 1229,16 735,76 0,63 2,69 1,69
IIIa 310 - 340 11 322,89 482,44 1291,56 816,32 0,63 2,67 1,67
IVa >340 9 364,48 565,53 1457,92 1055,61 0,61 2,57 1,57
Vụ Mùa 50 259,02 388,82 1295,11 906,3 0,70 3,33 2,33
Ia <240 13 227,30 329,26 1136,50 807,24 0,71 3,45 2,45
IIa 240 - 260 19 254,90 388,00 1274,50 886,50 0,70 3,28 2,28
IIIa 260 - 280 9 265,79 399,81 1328,95 929,14 0,70 3,32 2,32
Iva >280 9 306,76 465,59 1533,80 1068,21 0,70 3,29 2,29
BQC - 287,85 426,91 1280,91 854,01 0,67 3,03 2,03
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
67
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI, HUYỆN
HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA
Để thấy rõ được những điểm mạnh yếu, thuận lợi và bất lợi của địa phương về sản
xuất lúa chúng tôi dùng ma trận SWOT làm công cụ nghiên cứu như sau:
S (strength) – Điểm mạnh W (weakness) – Điểm yếu
- Kinh nghiệm sản xuất
- Lao động chăm chỉ, cần cù.
- Giống lúa đa dạng, phù hợp với môi
trường đất, nước.
- Nguồn nước tưới tiêu chủ động.
- Một số thửa ruộng đất nghèo dinh
dưỡng, năng suất lúa không cao.
- Trình độ sản xuất không đồng đều.
- Dịch vụ thu hoạch lúa còn kém phát
triển. Chưa có máy gặt,
O (opportunity) – Cơ hội T (threat) – Thách thức
- Quy hoạch vùng lúa thâm canh năng
suất cao.
- Liên kết chặt chẽ giữa nôngdân,HTX
nông nghiệp và các bên liên quan.
- Lao động trong nông nghiệp giảm.
- Chịu tác động lớn của mưa bão.
- Sâu bệnh xuất hiện nhiều.
- Giá phân bón, vật tư, lao động cao.
Qua phân tích trên, UBND xã cần phát huy được những điểm mạnh về nguồn lao
động với kinh nghiệm sản xuất, công tác thủy lợi và giống lúa đầu vào thích hợp để mở
rộng vùng lúa lai thâm canh, tranh thủ sự tham vấn của các bên liên quan. Đồng thời khắc
phục được tình trạng sản xuất manh mún, tư duy sản xuất lạc hậu, có biện pháp hạn chế
tác hại của mưa bão vào vụ mùa để có phương hướng phát triển sản xuất lúa đạt được các
mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong năm tới và những năm về sau.
UBND xã Hà Thái xác định, năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện nghị quyết Đảng
Bộ các cấp là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong việc phấn đấu hoàn thành các mục
tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010). Phát huy kế quả đạt được
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
68
cũng như điểm mạnh của mình, khắc phục nhanh chóng những yếu kém, khuyết điểm,
bám sát vào mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển,
đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo và chỉ đạo, đảm bảo kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao
và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Tăng cường sự lãnh đạo trong công tác đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phấn đấu đạt và vượt các chỉ
tiêu kế hoạch kinh tế xã hội năm 2010. Đó là phương hướng chung của Đảng Uỷ, UBND
xã Hà Thái đã đề ra trong năm nay. Với các mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng 14,7%,
trong đó Nông - Lâm - Thuỷ Sản tăng 8%, Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp và Xây
Dựng tăng 24%, dịch vụ tăng 20%.
Trong sản xuất lúa, phấn đấu gieo trồng 515 ha, năng suất đạt 58 - 60 ta/ha, tổng sản
lượng đạt gần 3000 tấn. Tiếp tục triển khai việc quy hoạch vùng lúa thâm canh năng suất
chất lượng hiệu quả cao với diện tích 240 ha. Tu bổ nâng cấp các kênh mương nội đồng
công trình thuỷ lợi tưới tiêu đảm bảo phục vụ tốt nhất cho bà con nông dân.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA
3.2.1. Giải pháp về đầu vào
Giải pháp về giống
Tập trung chỉ đạo, tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức tích cực hơn về
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đưa
các loại giống mới năng suất cao vào sản xuất, thực hiện thâm canh vùng lúa quy hoạch
thật tốt trên địa bàn xã. Tiếp tục mở rộng vùng lúa thâm canh năng suất cao.
Đối với từng mùa vụ thì nên đưa các loại giống khác nhau thích hợp hơn với điều
khách quan của từng vụ. Như lúa vụ mùa thường có bão lụt, mưa gió lớn có thể làm đánh
đổ cây lúa của người dân thì có thể chọn loại giống thích hợp với thời gian sinh trưởng và
phát triển ngắn hơn hay còn gọi là giống lúa ngắn ngày để khi đến thời điểm thu hoạch có
thể tránh được mưa bão ngập lụt. Đồng thời chất lượng và năng suất lúa phải đạt cao như
có thể dùng loại giống lúa lai, hay lúa khang dân. Trong đó lúa Khang Dân đã được đưa
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
69
vào sản xuất trong những năm gần đây trên địa bàn xã, tuy nhiên loại lúa này vẫn còn
chưa thật phổ biến trong địa phương.
Giải pháp về phân bón
Phân bón hiện nay trên thị trường có nhiều của nhiều thương hiệu sản xuất phân bón
khác nhau. Tuy nhiên ở địa phương lại là những lọai phổ biến như của Công Ty Cổ Phần
Hàm Rồng (doanh nghiệp nhà nước), và Doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa. Đây là hai
doanh nghiệp phân bón trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các lọai phân bón khác của nhiều
thương hiệu khác thì người dân địa phương không được tiếp cân. Và hầu như họ cũng
không chấp nhận những loại phân bón lạ này nếu có. Vì vậy cần phải có chính sách, thủ
tục đơn giản để có nhiều thương hiệu cùng cạnh tranh, người dân có nhiều sự lựa chọn.
Từ đó mới tìm ra loại phân bón thích hợp và tốt nhất đối với điều kiện của địa phương.
Vấn đề ở đây là cần phải chọn được loại phân bón phù hợp với từng loại giống lúa,
để nâng cao năng suất tốt hơn. Điều đó đòi hỏi người dân phải mạnh dạn sử dụng phân
bón mới vào sản xuất và cần có sự quan tâm, quản lý của HTX để tìm được đúng loại
phân bón tốt và phù hợp. Bên cạnh đó, nên tận dụng được nguồn phân chuồng, phân xanh
để đa dạng loại phân bón cho cây, nhằm cung cấp đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng
cho cây lúa cũng như ruộng đất để cho chất đất không bị nghèo đi ảnh hưởng đến mùa vụ
sau.
Giải pháp thuốc BVTV
Thuốc BVTV cũng xuất hiện tràn lan trên thị trường và có cả hàng giả, kém chất
lượng. Trong khi đó nhu cầu về thuốc cho lúa thì nhiều mà nông dân lại có thói quen tự
mua, tự tìm hiểu, và việc phun thuốc cũng không đồng bộ. Tình trạng này có thể dẫn đến
người dân mua phải loại thuốc kém chất lượng nói trên làm giảm năng suất, hiệu quả canh
tác lúa. Vì vậy, HTX cần phải đứng ra nhập loại thuốc đủ tiêu chuẩn và đồng bộ tuyên
truyền các hộ phun thuốc kịp thời khi phát hiện có sâu bệnh xuất hiện.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
70
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc BVTV được bán ra. Do vậy người dân cần
tìm đúng bệnh và đúng thuốc, kết hợp đúng thời điểm phun thuốc cho cây lúa và nên sử
dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:
- Đúng chủng loại;
- Đúng liều lượng và nồng độ;
- Đúng thời điểm;
- Đúng kỹ thuật (đúng cách).
Trong một vụ sản xuất lúa thì sâu bệnh xuất hiện thành nhiều đợt và là các lọai sâu
bệnh khác nhau. Vì vậy người dân cần phân biệt đúng lọai sâu và lọai bệnh cũng như cỏ
dại để chọn mua đúng loại thuốc trị đúng loại bênh. Chia thành nhiều đợt phun, không
cho sâu bệnh có cơ hội phát triển ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây lúa, nhất là
thời kỳ lúa trổ bông và đang chín dần đến thu khi thu hoạch. Đây là thời kỳ rất quan trọng
nó ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa thu được.
3.2.2. Giải pháp về đất đai
Cần có quy hoạch các phân vùng trồng lúa theo từng loại giống, đặc biệt nghiên cứu
mở rộng thêm mô hình thâm canh lúa năng suất cao. Do đất đai sản xuất lúa còn nhỏ lẻ,
tập quán canh tác còn thô sơ, thủ công, manh mún và phân tán vì vậy ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình phát triển sản xuất, đặc biệt là vấn đề cơ giới hóa. Tiến hành phân ruộng đất
theo hướng tập trung, đảm bảo công bằng về các thửa đất. Tuy nhiên nếu thực hiện theo
cách này cũng cần chú ý tới việc hai thửa đất khác nhau, mà hộ nào nhận được thửa đất
tốt thì rất có lợi vì ruộng đất được chia tập trung, các hộ khác thì ngược lại.
Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao giá trị lợi nhuận
trên một đơn vị diện tích, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các nông hộ,
đảm bảo ổn định đời sống kinh tế xã hội nông thôn.
3.2.3. Giải pháp về khuyến nông
Công tác khuyến nông cần phải mạnh mẽ và thiết thực hơn, chẳng hạn cần tổ chức
các buổi tập huấn hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, và khuyến
khích họ tham gia. Tổ chức cho nông dân tham quan, khảo sát thực tế thí điểm các mô
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
71
hình điển hình. Hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao, và công tác
bảo quản và xay sát lúa sau thu hoạch, đảm bảo nâng cao chất lượng lúa, gạo hàng hóa
của người dân.
Phát triển hệ thống truyền thanh xã nhằm thông báo rõ hơn và đến đầy đủ được các
thôn xóm trong xã về diễn biến sâu bệnh, cỏ hại lúa. Tuyên truyền và hướng dẫn cho các
người dân về cách phun thuốc, thời điểm phun thuốc, và đảm bảo đúng thuốc đúng bệnh.
Tránh tình trạng chậm chễ trong truyền thông, thông tin để sâu bệnh không có cơ hội phát
triển mạnh hơn. Đây là trách nhiệm đứng đầu của HTX nông nghiệp, cần được khẩn
trương gấp rút tiến hành nhất là khi mùa thu hoạch lúa vụ chiêm xuân 2010 đang đến gần.
3.2.4. Giải pháp về vốn
Đối với các hộ nghèo thì nguồn vốn được vay là rất cần thiết. Cần có chính sách cho
vay vốn với lãi suất, và thời gian vay ưu đãi để hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo, hộ cần
vay vốn đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất được tích cực hơn.
Kéo dài thời gian cho vay vốn ưu đãi đối với các nông hộ có nhu cầu. Đồng thời
phải đơn giản hóa thu tục cho vay để người dân cũng như cán bộ tín dụng được thoải mái,
thuận tiện hơn trong quá trình giải ngân vốn. Người dân cũng có thể chủ động vay vốn
hơn nhờ thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
3.2.5. Giải pháp về đầu ra
a. Giải pháp về thị trường và sản phẩm
Như chúng ta đã biết thì chất lượng gạo và giá cả gạo của Việt Nam thường thấp hơn
rất nhiều so với quốc gia láng giềng Thái Lan. Vì vậy cần khắc phục nguyên nhân tạo ra
sự chênh lệch vốn có thể thay đổi này. Đó là điều rất quan trọng của các nhà Khoa học,
nhà doanh nghiệp, nhà nước, và nhà nông Việt Nam hiện nay. Khi mà trong năm 2010,
các đơn đặt hàng với tổng giá trị rất lớn đến từ các nước Ấn Độ, EU,... thì công việc này
cần được thực hiện khẩn trương và đồng bộ hơn bao giờ hết. Đó chính là việc nâng cao
chất lượng, xây dựng thương hiệu của lúa gạo Việt. Công tác phối hợp hướng dẫn người
dân bảo quản, chế biến lúa gạo sau thu hoạch, lập vùng nguyên liệu và tổ chức quy trình
kỹ thuật khoa học và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (Globalgap), tức là sản xuất ra gạo
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
72
sạch. Qúa trình này cần bắt đầu từ giống lúa thật chuẩn không lẫn lộn. Từ đó chất lượng
gạo mới có thể thay đổi, giá gạo mới được cải thiện, và thu nhập từ xuất khẩu gạo được
nâng lên.
Đối với địa phương xã Hà Thái cũng vậy. Cần nâng cao nhận thức cho người dân về
sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, sản xuất gắn với thị trường. Sản xuất lúa theo tiêu
chuẩn quốc tế mà cụ thể là hội tụ đủ các tiêu chí là: an toàn môi trường, an tòan sức khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng, sử dụng những giống lúa chất lượng cao. Đây là
những tiêu chí mà địa phương xã Hà Thái có thể thực hiện được nếu được phổ biến. Bên
cạnh đó HTX tìm kiếm doanh nghiệp và đứng ra thu mua lúa gạo của người dân, để người
dân yên tâm sản xuất vì sản phẩm của họ đã có doanh nghiệp thu mua. Đồng thời HTX
cần cung cấp thông tin chính xác, và kịp thời cho nông dân về thị trường, cung cầu và giá
cả lúa gạo thông qua truyền thanh cho người dân biết, nhằm tránh tình trạng đầu cơ gạo
đã từng xảy ra trước đây. Điều này lại cần có sự hỗ trợ của các cấp trên, của nhà nước về
hệ thống thông tin dự báo chính xác và nhanh nhạy thị trường lúa gạo trong và ngoài
nước.
b. Giải pháp về kênh tiêu thụ
Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng dẫn đến giá thành bán ra
thấp sau khi sản xuất ra hạt gạo là nạn tranh mua tranh bán, qua nhiều trung gian và
không trực tiếp bán cho người tiêu dùng.
HTX nông nghiệp cần có trách nhiệm tìm kiếm thị trường thu mua cho nông dân,
giảm bớt trung gian thu mua sản phẩm của người dân, để người dân bán được giá cao, có
lợi nhuận cao hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
73
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Hà Thái là một xã đồng bằng thuộc khu vực 2 nông thôn của huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa. Hà Thái được xem là một trong những xã thuộc vùng trọng điểm lúa của
huyện Hà Trung, lực lượng lao động khá dồi dào, người dân cần cù chịu khó, đất trồng
lúa bằng phẳng, và có điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng suất
lúa, nâng cao đời sống nhân dân góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên vẫn gặp không ít bất lợi do điều kiện thời tiết, khí hậu hàng năm như bão
lụt, giá rét,... gây ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa trên địa
bàn xã. Tư duy canh tác của người dân còn lạc hậu, ý thức về sản xuất sản phẩm hàng hóa
mà cụ thể là lúa hàng hóa còn chưa cao. Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, manh mún,
lạc hậu, nên chất lượng lúa thấp, không đồng đều, nhiều chủng loại lúa khác nhau, có thể
có nhiều loại lúa được cấy trên cùng một thửa ruộng đất giống nhau, chính vì thế sản xuất
không đồng loạt thống nhất, chất lượng phân biệt. Bên cạnh đó ta cũng thấy mức chi phí
đầu tư vào sản xuất lúa khá lớn nhưng hiệu quả chưa cao như mong muốn của người dân,
đặc biệt là ở vụ mùa hàng năm.
Một điều dễ nhận thấy đó là việc áp dụng công nghệ, chuyển giao khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất cũng chưa cao. Việc thu mua lúa gạo hàng hóa cũng chưa được tập
trung, giá cả thấp, qua nhiều trung gian nên lợi nhuận của nhà nông vì thế chưa cao. Thiết
nghĩ cần phải có một hệ thống tiêu thụ lúa gạo hàng hóa được liên kết chặt chẽ, thống
nhất và tập trung, giảm bớt trung gian mà đứng đầu là HTX nông nghiệp của xã. Điều đó
cần có sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền cấp trên, chính quyền xã, huyện để việc phát
triển nghề lúa của địa phương nói riêng và tất cả các địa phương nông thôn cấy lúa trên cả
nước được tiến xa hơn nữa trong thời kỳ tới.Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
74
2. KIẾN NGHỊ
1. Đối với nhà nước
- Nhà nước có chính sách phát triển nông nghiệp sâu sắc nhằm phát triển nông
nghiệp một cách mạnh mẽ, ưu tiên làm cầu nối giữa các nhà khoa học và người dân trồng
lúa và doanh nghiệp thông qua các dự án tại địa phương, hướng dẫn nông dân sản xuất
giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao. Đồng thời có chế độ đãi ngộ các nhà khoa
học.
- Nhà nước có chính sách đầu tư ưu tiên nguồn vốn vay, tăng vốn ngân sách, vốn đầu
tư nước ngoài, cho vay vốn kịp thời theo nhu cầu, mở rộng đối tượng cho vay, không cho
vay bình quân mà theo yêu cầu nông hộ.
2. Đối với chính quyền địa phương
- Tiếp tục phát huy, mở rộng vùng lúa thâm canh năng suất cao trên nhiều thửa
ruộng. Điều này cần hoàn thiện các chính sách liên quan.
- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kênh mương và đường nội đồng theo hướng kiên cố,
vững chắc để giảm bớt khó nhọc cho dân.
- Phát huy hơn nữa vai trò của hợp tác xã, chuẩn bị tốt các dịch vụ đầu vào cho nông
dân. Hợp tác xã có thể đứng ra thu mua lúa hàng hoá cho dân làm tăng khả năng cạnh
tranh cho lúa hàng hóa của địa phương.
- Thường xuyên theo dõi, phát hiện và thông báo cho nông dân khi có sâu bệnh, và
hướng dẫn họ cách phòng trừ.
3. Đối với người nông dân
- Thay đổi thói quen, tập quán canh tác canh nông lỗi thời, đổi mới sản xuất lúa
truyền thống theo hướng sản xuất lúa hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao theo
quy trình khoa học.
- Chủ động tìm hiểu, tiếp cận kiến thức khoa học - công nghệ, áp dụng vào sản xuất.
Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của cán bộ khuyến nông về kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
- Người dân là người làm chủ thửa ruộng, họ cần liên kết với nhau trong quá trình
sản xuất và tiêu thụ thông qua các HTX dịch vụ, các chi hội.
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – PGS. TS Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế nông
nghiệp, nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2004
2. PGS.TS. Phạm Vân Đình – TS Đỗ Kim Chung, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà
xuất bản nông nghiệp Hà Nội – 1997
3. TS. Phùng Thị Hồng Hà, Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp – 2004,
trường Đại học kinh tế Huế
4. PGS. PTS. Đỗ Thị Ngà Thanh, Thống kê nông nghiệp, nhà xuất bản nông nghiệp
Hà Nội
5. Cục thống kê tỉnh thanh hóa, Niên giám thống kê tỉnh thanh hoá, Nhà xuất bản
thống kê - 2009
6. Phòng thống kê huyện hà trung, Niên giám thống kê 2009
7. Báo cáo thuyết minh kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2009 xã Hà Thái
8. Kế hoạch tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2009. Phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 của UBND xã Hà thái
9. Đánh giá thực trạng nông thôn năm 2010 của UBND xã Hà thái
10. Website:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
76
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA
Hiện nay tôi đang tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa trên địa bàn
xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, kính mong ông (bà) vui lòng giúp
đỡ để tôi hoàn thành phiếu điều tra này.
* Thông tin chung:
Người điều tra: Hoàng Minh Phương
Ngày điều tra:....
Họ và tên chủ hộ:........................................................
Địa chỉ: Thôn....., xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Tình trạng kinh tế:
Nghèo Trung bình Khá
I. Tình hình nhân khẩu và lao động:
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Tổng nhân khẩu Người
2. Tổng lao động Người
3. Tuổi chủ hộ Tuổi
4. Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp
II. Tình hình đất đai:
Tổng số thửa trồng lúa:...............
ĐVT: m2
Chỉ tiêu Diện tích
Nguồn hình thành
Hạng đất
Cấp Đấu thầu
1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng lúa
- Đất trồng cây khác
2. Đất ở
a. Đất nhà ở
b. Đất vườn
c. Đất ao hồ
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
77
III. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất:
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Trâu bò cày kéo Con
2. Máy tuốt lúa Cái
3. Máy cày bừa Cái
4. Bình phun thuốc Cái
5. Xe thồ lúa Cái
IV. Tình hình đầu tư cho sản xuất:
Chỉ
tiêu
Vụ Chiêm Xuân Vụ Mùa
Số
lượng(kg)
Đơn giá
(1000đ/kg)
Thành
tiền
(1000đ)
Số lượng(kg) Đơn giá
(1000đ/kg)
Thành
tiền
(1000đ)Tự
có
Mua Tự có Mua
1Giống
2. Phân
bón
- Phân
chuồng
- Đạm
- Lân
- Kali
- NPK
3.
Thuốc
trừ sâu
4.
Thuốc
trừ cỏ
5. Làm
đất
6. Tuốt
lúa
7. LĐ
thuê
ngoài
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
78
V. Kết quả sản xuất lúa:
Chỉ tiêu
Diện tích
(sào)
Năng
suất
(kg/sào)
Tổng sản
lượng (kg)
Đơn giá
(1000đ/kg)
Thành
tiền
(1000đ)
1. Vụ CX
2. Vụ Mùa
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
79
Các ý kiến phỏng vấn
Xin ông (bà) vui lòng trả lời thêm các câu hỏi sau:
1. Ông bà có được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để trồng lúa không?
Có Không
2. Vốn của hộ
Tổng số vốn của ông (bà) là: ..................... triệu đồng
Vốn tự có:................................................... triệu đồng
Vốn vay: .................................................... triệu đồng
Trong đó:
Dùng cho mục đích trồng lúa: ................... triệu đồng
Dùng cho mục đích khác: .......................... triệu đồng
3. Ông (bà) có dự định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất lúa không?
Mở rộng Thu hẹp Không
Vì:..............................................................................................................
...................................................................................................................
4. Ông (bà) thường bán lúa (gạo) của mình ở đâu
Chợ Nhà buôn Nơi khác Không
5. Những thuận lợi mà ông (bà) thấy trong việc trồng lúa là gì?
..................................................................................................................
..................................................................................................................
6. Những khó khăn mà ông (bà) gặp phải khi trồng lúa ở địa phương là gì?
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
7. Kiến nghị của ông (bà) để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa?
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Kết thúc phỏng vấn
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ông (bà)!
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_kinh_te_san_xuat_lua_tren_dia_ban_xa_ha_thai_huyen_ha_trung_tinh_thanh_hoa_6649.pdf