Tổng công ty Cảng Hàng Không Miền Nam được thành lập ngày 16/1/08 theo quyết định 168/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, trên cơ sở tổ chức lại Cụm Cảng Hàng không Miền Nam. Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam là Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Thời gian qua, Tổng công ty Cảng Hàng không miền Nam đã và đang quản lý, khai thác các Cảng hàng không: Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Cần thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc, Côn Đảo một cách hiệu quả, đảm bảo giao thương và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa– xã hội của các tỉnh phía Nam.
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược phát triển Cảng hàng không Rạch Giá từ năm 2010 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung cho cả các chuyến bay đi và bay đến tại VKG, năm 2007 đến 2008 doanh thu có chiều hướng đi xuống vì những tác động bất lợi từ nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Doanh số bán vé và lợi nhuận thu được từ những chuyến bay đến trong năm 2009 đã khẳng định VKG đang dần hồi phục và phát triển.
4.1.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Vì tính chất riêng biệt của cảng hàng không nên đối thủ cạch tranh không nằm cùng một tỉnh mà là các cảng hàng không của các tỉnh khác nhau. Hiện tại đề tài chỉ xét đến các cảng hàng không trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vực đồng bằng Sông Cửu long gồm có 13 tỉnh thành với 3 cảng hàng không đó là: cảng hàng không Trà Nóc, cảng hàng không Cà Mau, cảng hàng không Phú Quốc.
a. Cảng hàng không Cần Thơ_ tỉnh Cần Thơ hoạt động như một sân bay nội địa được 2 năm. Nhưng cảng đã phát triển không ngừng và là đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất với VKG. Hiện tại, cảng phục vụ 2 tuyến bay đi và bay đến giữa Cần Thơ và Hà Nội, Cần Thơ và Phú Quốc. đặc biệt chuyến bay từ Cần Thơ đi Phú Quốc chỉ mới hoạt động được 2 tháng nhưng đã có tác động khá lớn đến VKG. Số lượng hành khách đi Phú Quốc từ VKG giảm xuống rõ rệt, năm 2007 số khách đi PQC từ VKG là 22119, năm 2008 là 17155, năm 2009 là 15353.
b. Cảng hàng không Phú Quốc(PQC)_ tỉnh Kiên Giang hoạt động từ năm là một sân bay nội địa, với các chuyến bay đi và bay đến giữa Phú Quốc và Rạch Giá, Phú Quốc và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại PQC đang xây mới nhà ga để chuẩn bị cho những chuyến bay quốc tế.
c. Cảng hàng không Cà Mau (CMA)_ tỉnh Cà Mau là một sân bay nội địa và chỉ phục vụ các chuyến bay đi và bay đến giữa Cà Mau và Tp Hồ Chí Minh. Hoạt động của Cảng hàng không Cà Mau không ảnh hưởng nhiều đến VKG vì nhu cầu sử dụng của người dân từ 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là không ảnh hưởng đến nhau.
4.1.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Việt Nam hội nhập WTO đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nền kinh tế các nước trong khu vực. Vận tải hàng không là một ngành tiềm năng có nhiều sự cạnh tranh sắp tới. Các cảng hàng không trong nước thì ồ ạt chuyển đổi cơ cấu, nâng cấp cơ sở và nâng cấp hoạt động kinh doanh. Cụ thể như là sữa chữa cơ sở hạ tầng, tăng tầng số các chuyến bay đi và bay đến, mở rộng thị trường thu hút khách hàng. Điều đó là nguy cơ tìm ẩn cho các cảng hàng không nhỏ nói chung và VKG nói riêng.
Bảng 9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
STT
Các yếu tố tác động
Mức độ quan trọng
CHK Rạch Giá
CHK Cần Thơ
CHK Phú Quốc
CHK Cà Mau
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
1
Trình độ nhân sự
0,1
3
0,3
3
0,3
3
0,3
3
0,3
2
Mạng lưới hoạt động
0,05
3
1,5
4
2
4
2
3
1,5
3
Cơ sở hạ tầng
0,05
4
2
3
1,5
4
2
3
1,5
4
Năng lực phục vụ
0,1
3
0,3
4
0,4
3
0,3
3
0,3
5
Dịch vụ hậu mãi
0,23
2
0,46
3
0,69
3
0,69
3
0,69
6
Chăm sóc khách hàng
0,15
2
0,2
3
0,45
3
0,45
2
0,2
7
Giá vé ưu đãi
0,37
2
0,74
4
1,48
2
0,74
1
0,37
Tổng
1,00
5,4
6,82
6,48
4,86
( Nguồn : tham khảo ý kiến chuyên gia )
Với số điểm là 6,82 thì cảng hàng không Cần Thơ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất đối với VKG.
4.1.4 Sản phẩm thay thế
Hàng không là một phương tiện giao thông nhanh, tiện lợi và an toàn nhất. tuy nhiên mỗi người không chỉ sử dụng hàng không làm phương tiện đi lại, ngoài ra còn có các loại hình xe dịch vụ cao cấp, hoặc tàu lửa, hoặc tàu thủy.
Mức sống của người dân ở ĐBSCL ngày càng được cải thiện và phát triển nhiều hơn. Điều đó cho thấy họ sẽ lựa chọn những dịch vụ tốt hơn cho cuộc sống của mình. Về phương tiện giao thông thì tàu bay là loại phương tiện nhanh chóng, an toàn và thoải mái nhất, đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân thành đạt và người dân có mức thu nhập cao. Hàng không mang đến độ thỏa dụng cao nhất về vấn đề thời gian, an ninh an toàn và phục vụ chu đáo mà những loại hình dịch vụ khác không thể có được.
4.1.5 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cho các cảng hàng không Rạch Giá là Tổng công ty vận tải Việt Nam ( Việt Nam airline), cung cấp vốn cho VKG và thu lợi nhuận từ việc bán vé tại VKG. Và xí nghiệp thương mại dầu khí hàng không miền nam ( VINAPCO)
+ Cung Cấp Vật Tư Thiết Bị.
Cơ sở hạ tầng tại VKG được cung cấp bởi Cụm cảng hàng không miền nam, Việt Nam airline chịu trách nhiệm cung cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng. nguồn nhiên liệu xăng dầu được cung cấp bởi VINAPCO, xăng dầu được chuyển đến cảng hàng không sau đó kho xăng dầu miền nam chịu trách nhiệm bảo quản và phân phối sử dụng.
Các kho chứa nhiên liệu hàng không tại các sân bay Quốc tế và Quốc nội được quản lý bởi các Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không. Công ty đang sở hữu hệ thống kho ở cả 3 Sân bay quốc tế Nội bài, Đà nẵng, Tân Sơn Nhất. Các kho sân bay có các bồn chứa và hệ thống công nghệ đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Hiệp hội các nhà cung ứng nhiên liệu Hàng không (JIG). Kho chứa thường xuyên được nâng cấp về các thiết bị của bồn chứa và nâng cao khả năng tồn chứa nhiên liệu.
+ Cung Cấp Tài Chính
Nguồn vốn chủ yếu VKG nhận được là từ Việt Nam airline, VKG hoạt động kinh doanh như một chi nhánh của Việt Nam airline. Cung cấp vốn kinh doanh và thu lợi nhuận từ doanh số bán vé. VKG được hưởng hoa hồng trên doanh số vé được bán ra.
+ Cung Cấp Nhân Lực
Bảng 10: Cơ cấu lao động đồng bằng sông cửu long
Chỉ Tiêu
ĐVT
ĐBSCL
Cả Nước
Dân số
Triệu người
17,4
86
Lao động đã qua đào tạo
%
16,75
25,4
Lao động chưa qua đào tạo
%
83,25
74,6
(Nguồn niên giám thống kê dân số ĐBSCL năm 2008)
Đồng bằng sông cửu long với dân số trên 17 triệu người, lực lượng lao động dồi dào (chiếm 20,2% dân số cả nước) tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%, thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước (74.6%).
Với tỉ lệ này đồng bằng sông cửu long xếp thứ 7/8 vùng của cả nước có rất nhiều lao động chưa qua đào tạo. Hiện tại, đồng bằng sông cửu long chỉ có 20% lao động công nghiệp có trình độ tay nghề cao, 17% lao động có tay nghề đang trực tiếp sản xuất. có thể thấy rõ cơ cấu lao động chưa hợp lí, tỉ lệ giữa thầy và thợ chêh lệch khá nhiều. Bên cạnh đó, các chỉ số về giáo dục đào tạo-dạy nghề đều thấp hơn so với bình quân chung cả nước.
Tuy nhiên ngân sách của nhà nước cung cấp cho ngành giáo dục đào tạo tại ĐBSCL lại thấp hơn so với cả nước. mặc dù ĐBSCL có số lượng lớn các trường đại học, trường trung cấp, trường dân lập hay các trung tâm dạy nghề, nhưng chất lượng đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lí, không phù hợp với thị trường lao động và không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. ngày nay, số lượng sinh viên học kinh tế ngày càng tăng, giới trẻ đã và đang bắt nhịp với xã hội, với sự hội nhập của nền kinh tế.
Tương lai sắp tới sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển ngày càng cao của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung.
Chất lượng giáo dục cũng được cải thiện, gắn liền với thực tế và phù hợp với môi trường kinh tế ĐBSCL. Nói tóm lại, việc củng cố chuyên môn là vấn đề quan trọng nhất, đó là điều kiện cần cho sự thành công của doanh nghiệp, sự phát triển của xã hội và đất nước.
4.2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
4.2.1 Ảnh hưởng của nền kinh tế
+ Chỉ số giá tiêu dùng
Số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12 đạt mức tăng cao nhất trong năm (1,38%). Tính chung cho cả năm, CPI bình quân tăng 6,88%, đạt mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
+ Tốc độ tăng trưởng
Trong năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP năm 2007 đạt 8.48%, nhưng sang năm 2008 GDP chỉ còn 6,23%.
Năm 2007 được xem là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng toàn diện. cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. So với năm 2006, tỷ trọng của ngành nông lâm ngư nghiệp giảm, nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên. Giá trị tăng của ngành dịch vụ cao hơn mức tăng GDP và cao hơn mức tăng so với cùng kỳ năm 2006. Điều này đã góp phần cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Các ngành dịch vụ có giá trị cao như : ngành ngân hàng, hàng không, du lịch… được khai thác và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Ngành hàng không là ngành kinh tế phát triển mạnh vào những năm tiếp theo. Nếu năm 2007 khép lại với những thành công rực rỡ của nền kinh tế Việt Nam và những yếu tố bên ngoài chưa có tác động rõ rệt thì đến năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, lạm phát bùng nổ đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng năm 2008 đã giảm xuống mức 6,23%, giảm 2,17% so với 2007, thất nghiệp tăng lên mức 4,6%, cao hơn 0,4% so với năm 2007.
Nói chung tốc độ tăng trưởng của khu vực đang tăng cao, có chiều hướng dịch chuyển tăng dần tỷ trọng dịch vụ và du lịch, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
IMF khuyến nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cần duy trì mạnh mẽ các chính sách chống suy thoái theo chu kỳ, và chống những nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế. Chính sách tài chính của các chính phủ, trong đó có các gói kích cầu trong năm 2009 và những năm tiếp theo, cũng rất quan trọng để giúp nền kinh tế đứng vững trước nguy cơ suy thoái.
+ Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân tính trên đầu người từ 835 USD của năm 2007 tăng lên 960 USD vào năm 2008 (đạt hơn 90% so với kế hoạch) và đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2009.
Các giám đốc điều hành IMF hoan nghênh thành tích rất ấn tượng của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và giảm đói nghèo nhanh. Theo IMF, những nỗ lực tiếp tục cải thiện nền kinh tế theo định hướng thị trường đã làm cho Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, GDP của Việt Nam tăng 8,4%.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ này được duy trì trong những tháng đầu năm nay, do tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng mạnh và nguồn thu từ xuất khẩu đạt khá. Thời gian gần đây, các ngân hàng trong nước thận trọng hơn với các khoản cho vay.
Theo đánh giá của IMF, việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng như vậy, nếu được duy trì, sẽ giúp kiểm soát lạm phát, hạn chế nợ tồn đọng ở các ngân hàng.
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Việt Nam đã nghiêm túc chấp hành những nghĩa vụ của một thành viên IMF, xây dựng kế hoạch để đồng Việt Nam được chuyển đổi hoàn toàn trước 2010, cho phép các ngân hàng tự do quyết định tỷ giá trong giao dịch tiền tệ. Đánh giá cao những nỗ lực này, Ban giám đốc điều hành IMF cho rằng tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giúp nền kinh tế chịu được những cú sốc từ bên ngoài và quản lý rủi ro tỷ giá tốt hơn.
Theo đánh giá của IMF, triển vọng kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm rất khả quan và tiếp tục thuận lợi trong trung hạn. Đáng chú ý, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng ngoài dầu thô và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Dự báo, GDP năm nay đạt hơn 970 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm ngoái. Thu nhập bình quân đầu người năm nay đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm ngoái.
+ Lạm phát:
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 là 4,606% và trong các năm tiếp theo sẽ lần lượt tăng lên 5,322% năm 2010, 5,959% năm 2011 và đến năm 2014 là 7,044%, còn thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2009 là 8,868 tỷ USD, thâm hụt năm 2010 tăng lên 9,716 USD.
Theo IMF, suy thoái toàn cầu đang đi đến hồi kết, nhưng một sự phục hồi chậm chạp vẫn còn ở phía trước. Theo đó, nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng trở lại nhờ kết quả hoạt động mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á và sự ổn định hay sự phục hồi kinh tế khiêm tốn của các nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, tốc độ phục hồi kinh tế nhìn chung chậm, hoạt động kinh tế vẫn còn kém hơn nhiều so với mức độ trước khủng hoảng.
+ Dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới (2009-2010)
Kinh tế năm 2009 tăng trưởng ở mức 5% nhưng lạm phát được khống chế ở mức 7% và lãi suất cơ bản xuống 7%.
Bộ Tài chính dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009, song do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất khẩu khó có mức tăng cao. Hơn nữa, những khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, gia công, sản phảm thô, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch; lạm phát ở các nước có khả năng cao cũng là những trở ngại cho xuất khẩu và cuối cùng là do cầu tiêu dùng thế giới còn thấp.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng dần, tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng vẫn còn hạn chế do các công ty lớn đang trong thời kỳ hồi phục, cần nhiều vốn cho phát triển.Bộ Tài chính nhận định, do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các nước, một lượng tiền lớn được đổ vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho nguy cơ tăng lạm phát, giá cả sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn tới những ngành sản xuất của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu ở nước ngoài.
Khu vực tiền tệ chưa bền vững, rủi ro cao. Các thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đã có dấu hiệu phục hồi, song còn chứa đựng nhiều rủi ro, chưa ổn định; thị trường vàng còn biến động nhiều cũng tác không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân đối vĩ mô của Việt Nam.
Tổng quan về kinh tế Kiên Giang năm 2009 :
Bảng 11: Các chỉ tiêu phát triển của Kiên Giang năm 2009
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
2009/2008
Số tiền
%
Vốn đầu tư
2.406,6
3.859,5
1.452,9
60,4
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
16.870
20.160
3.290
19,48
Kim ngạch xuất khẩu
338,2
355,2
170
5,02
Kim ngạch nhập khẩu
459,6
362,6
(970)
(21,1)
Thu ngân sách nhà nước
1.134,8
2.294,7
1.159,9
102,22
Chi ngân sách địa phương
1.663
3.080
1.417
85,2
Du lịch dịch vụ
223,74
478,82
255,08
114
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tỉnh Kiên Giang năm 2009)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được chỉ tiêu du lịch dịch vụ tăng rất cao. Yếu tố này có tác động tốt đến hoạt động của VKG. Các chỉ tiêu phát triển đều tăng cho thấy tiềm lực phát triển của tỉnh. Tỉnh có phát triển mạnh mẽ thì các doanh nghiệp, các công ty trong tỉnh mới có thể củng cố và phát triển.
Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý 3.859,5 tỷ đồng, đạt 67,98% kế hoạch, tăng 60,50% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng 20.160 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch và tăng 19,48% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực Nhà nước tăng 17,07% và khu vực ngoài Nhà nước tăng 19,63%.
Kim ngạch xuất khẩu 470,2 triệu USD, đạt 94,04% kế hoạch và tăng 5,04% so với cùng kỳ, trong đó :
+ Hàng nông sản, xuất 366,25 triệu USD (chiếm 77,89% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh), vượt 16,27% kế hoạch cả năm và tăng 8,63% so với cùng kỳ.
+ Xuất khẩu gạo đạt 964 ngàn tấn, vượt 37,74% kế hoạch và tăng 50,40% so với cùng kỳ;
+ Hàng thủy sản, 86,7 triệu USD, đạt 51,01% kế hoạch và giảm 15,07% cùng kỳ.
Kim ngạch nhập khẩu 19,6 triệu USD, đạt 65,48% kế hoạch và giảm 21,1% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện 2.294,7 tỷ đồng, đạt 102,22% dự toán cả năm.
Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 3.080 tỷ đồng, đạt 85,2% dự toán cả năm, trong đó: Chi cho đầu tư phát triển 550,445 tỷ đồng, đạt 60,5%.
Du lịch dịch vụ cả năm có 2,6 triệu lượt khách đến các khu, điểm du lịch, đạt 97,7% kế hoạch và giảm 2,6% so với cùng kỳ. Trong đó, có trên 830 ngàn lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch, tăng 6,3% so cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,68% và tăng 6,95% so với cùng kỳ năm 2008 trong đó nhóm hàng nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với mức tăng 2,04%, tiếp đến là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,83%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,23%.
Dự báo kinh tế Kiên Giang
Năm 2009 Kiên Giang đã kiềm chế được suy giảm kinh tế và duy trì mức tăng trưởng GDP khá (10,5%), đứng thứ 6 trong 13 tỉnh, thành ĐBSCL, trong đó nông – lâm – thuỷ sản tăng 3,1%, công nghiệp – xây dựng tăng 12,3%, thương mại – dịch vụ tăng 20,9%. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp còn 44,2% (giảm 3,24% so với 2008), công nghiệp – xây dựng 24% (tăng 0,82%), dịch vụ 31,8% (tăng 2,42%). GDP bình quân đầu người theo giá hiện tại đạt 1.167 USD, theo giá cố định 1994 đạt 906 USD. Thu nhập bình quân đạt gần 40 triệu đồng/ha/năm. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 468.825 tấn, tăng 9,41% so với cùng kỳ 2008.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 23 ngàn tỷ đồng, tăng 17,7% so với 2008. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,12% do chịu tác động tiêu cực từ giá xăng, dầu, gas, đặc biệt là giá vàng đã tăng đến cực điểm vào tháng 11 vừa qua. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 510 triệu USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông, thuỷ sản các loại. Đáng mừng là bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, lượng du khách đến tỉnh đạt trên 4 triệu lượt, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2008, trong đó có khoảng 90 ngàn lượt du khách quốc tế.
Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 478,82 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển cả năm đạt trên 12,4 ngàn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2008. Tính đến cuối tháng 11/2009, tỉnh đã thu hút được 42 dự án đầu tư mới với tổng số vốn trên 46,5 ngàn tỷ đồng. Luỹ kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 430 dự án với vốn đầu tư dự kiến trên 247 ngàn tỷ đồng, trong đó đã có 160 dự án đi vào hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh có 15 dự án đầu tư nước ngoài – FDI với số vốn đăng ký trên 2,8 tỷ USD, trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt động, riêng đảo Phú Quốc có 7 dự án. Trong năm, ngành chức năng của tỉnh đã cấp giấy phép kinh doanh cho 795 doanh nghiệp, tăng 11% so với năm 2008, tổng vốn đăng ký mới trên 2 ngàn tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách ước đạt trên 2,49 ngàn tỷ đồng, vượt 11% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 11,7% so với năm trước. Tổng chi ngân sách trên 4 ngàn tỷ đồng, bằng 112,4% dự toán, trong đó chi cho đầu tư phát triển trên 1,47 ngàn tỷ đồng, bằng 132,5% kế hoạch.
Ä Bước vào năm 2010 – năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tổng kết kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và đề ra phương hướng, chiến lược, nhiệm vụ cho giai đoạn 5 năm 2011 – 2015. Quyết tâm lập thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, công tác, chiến đấu chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Tỉnh uỷ Kiên Giang đã đề ra mục chung là phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 12% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.000USD (giá 1994). Tỷ lệ xã trong đất liền có đường đến trung tâm được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt 80% và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 95%, nước sạch 90%, hộ nghèo giảm còn 4,5%.
4.2.2 Xu hướng khách đến Việt Nam tăng cao
Du lịch là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn lợi lớn cho mỗi quốc gia, đặc biệt là nguồn thu từ khách du lịch quốc tế. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng, đạt 294 ngàn lượt khách, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng đầu năm, lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 2,77 triệu lượt khách, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2008.Năm Du lịch quốc gia 2010 sẽ có nhiều hoạt động phong phú như lễ công bố Năm Du lịch 2010; phát động phong trào “Người Hà Nội đón bạn thăm nhà”, “Năm Du lịch Xanh” cho Hà Nội; tổ chức thi hướng dẫn viên du lịch giỏi Hà Nội; Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội 2010; liên hoan ẩm thực Hà Thành; hoàn thành một số dự án du lịch; đầu tư, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới.
Mặc dù ít nhiều chịu sự tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, năm vừa qua ngành du lịch Việt Nam (DLVN) vẫn gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Thành công đó nhờ vào những nỗ lực của ngành du lịch triển khai nhiều hoạt động thiết thực quảng bá hình ảnh vẻ đẹp Việt Nam.Và, năm 2010 sẽ hứa hẹn là một năm có nhiều "điểm nhấn" của toàn ngành DLVN nhằm góp phần khôi phục lại vị thế của một nền kinh tế mũi nhọn.
Trong năm vừa qua, các nước trên thế giới phải đối mặt nhiều khó khăn thách thức do khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động... điều đó đã ảnh hưởng lớn tới ngành du dịch.
Ngay tại thị trường nội địa, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với những diễn biến bất lợi của tình hình dịch bệnh, bão lụt dữ dội trên diện rộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của DLVN trong năm 2009.
Ảnh hưởng rõ rệt nhất khi ước tính tổng số khách quốc tế đến VN trong năm qua chỉ đạt 3,78 triệu lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Cũng theo dự báo, năm 2010 sẽ vẫn là một năm khó khăn đối với ngành du lịch.
Tuy nhiên trong bối cảnh khách DL quốc tế giảm sút, khách nội địa lại bất ngờ tăng nhanh. Nhờ những biện pháp kích cầu DL, đặc biệt là chương trình "Ấn tượng Việt Nam" mà trong năm qua lượng khách nội địa đạt 25 triệu lượt, tăng 17%. Doanh thu từ DLVN ước khoảng 68 đến 70 nghìn tỉ đồng, tăng 9% so năm 2008".Nhiều năm qua hầu hết các chính sách của DLVN chỉ tập trung vào thị trường khách quốc tế mà đáng lẽ ra với thị trường nội địa - 86 triệu dân - cần chú trọng nhiều vào sự đầu tư thì lại không được sử dụng. Với lượng khách quan trọng này, ngành DL sẽ có những biện pháp tập trung và xúc tiến mạnh mẽ vào thị trường khách nội địa trong năm 2010.
Để có bước đột phá trong việc định hướng phát triển trong thời gian tới của ngành DL, cần nhanh chóng kiện toàn ổn định bộ máy quản lý; tập trung phát triển DL theo hướng có chất lượng, có thương hiệu; khai thác tối đa nguồn lực và lợi thế quốc gia; chú trọng bảo vệ môi trường; cần chuyên nghiệp hoá hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh DLVN ra thế giới; hỗ trợ phát triển sản phẩm và thương hiệu DL có tiềm năng...
4.2.3 Các hoạt động chính trị, pháp luật
Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình bảo đảm an toàn, an ninh và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.
Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay; triệu tập và chủ trì các cuộc họp liên tịch định kỳ hàng tháng hoặc bất thường giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; chuyển giao hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc phát sinh tại cảng hàng không, sân bay.
Thực hiện thu các khoản phí, giá theo quy định của Nhà nước; Là chủ đầu tư các công trình, đề án sửa chữa, cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục Hàng không;
Quản lý và khai thác mặt đất, mặt nước và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng thuộc quyền quản lý và sử dụng của Cụm cảng hoặc giao nhượng quyền sử dụng, khai thác cho các đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong khu vực cảng hàng không theo quy định của Nhà nước và theo giá, khung giá do nhà nước quy định.
Chủ trì phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân hoạt động tại cảng hàng không và chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an ninh an toàn, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, chống xâm nhập, can thiệp bất hợp pháp các hoạt động hàng không dân dụng và tàu bay dân dụng.
Thực hiện công tác khẩn nguy, cứu nạn tại cảng hàng không và khu vực lân cận.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương án khai thác, chương trình an ninh hàng không của các cảng hàng không trong khu vực trình Cục trưởng Cục hàng không phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới cơ sở hạ tầng cảng hàng không; phát triển nguồn nhân lực, đổi mới trang thiết bị;
Ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ, kỹ năng quản lý, công nghệ mới; các dự án hợp tác liên doanh với trong và ngoài nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
Tổ chức kiểm tra, giám sát và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm khắc phục việc ô nhiễm môi trường do các hoạt động tại cảng hàng không gây ra; Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không.
4.2.4 Các yếu tố văn hóa, xã hội
Văn hoá, thể thao có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Các hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ, hội chợ triển lãm, thông tin cổ động, lễ hội dân gian... tiếp tục khởi sắc xung quanh các sự kiện văn hoá, thể thao nổi bật, các dịp lễ kỷ niệm lớn, lễ, Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc... Bên cạnh đó, các lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên đều đạt kết quả tốt. Góp phần tích cực trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là tăng cường tính chủ động trong đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sâu sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế trên các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch, thu hút đầu tư trong và ngoài nước... Trên lĩnh vực văn hoá – xã hội, tỉnh đã không ngừng nỗ lực, huy động mọi nguồn lực để đảm bảo mọi thành phần, tầng lớp xã hội đều có thể vượt qua khó khăn, duy trì ổn định và từng bước nâng cao mức sống. Điều kiện sinh sống không chỉ cải thiện đáng kể ở các đô thị, thị trấn, thị tứ, mà bộ mặt nhiều vùng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Điện, đường, trường, trạm đã đến với đa số vùng nông thôn sâu, xa, kể cả biên giới và hải đảo. Công tác cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đặc biệt là Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" không ngừng lan toả ảnh hưởng tích cực sâu rộng cả trong hệ thống chính trị và ngoài xã hội, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của đa số cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Do đó, nhìn chung tư tưởng của đại bộ phận nhân dân tiếp tục ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, không nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc, nhức nhối. Đây chính là cơ sở và tiền đề hết sức quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách bền vững.
4.2.5 Các yếu tố tự nhiên
Kiên Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km, cách thành phố Cần Thơ 115 km, có các tuyến thủy và đường bộ Quốc lộ 80, QL 61, QL 63, đường Hà Giang) nối liền với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt tuyến đường Xuyên Á từ Cămpuchia sẽ đi qua tỉnh Kiên Giang; hiện nay có sân bay Rạch Giá và sân bay Phú Quốc; sắp tới sẽ xây dựng sân bay quốc tế Phú Quốc để mở đường bay tới các nước trong khu vực và quốc tế. Sẽ xây dựng cảng An Thới (cảng biển quốc tế), cảng Vịnh Đầm, cảng Bãi Đất Đỏ ở huyện đảo Phú Quốc, cảng Bãi Nò ( Hà Tiên), cảng nước sâu Nam Du (Kiên Hải); nạo vét luồng và nâng cấp cảng Hòn Chông để đón tàu 20.000 tấn. Hệ thống thông tin liên lạc được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu của khách du lịch và các nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng những năm gần đây phát triển khá, giao thông nội ô các thị trấn, thị xã được nâng cấp, các tuyến giao thông liên huyện, liên ấp, liên xã đã được lưu thông cả bằng đường bộ, đường thủy, những tuyến đường này đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Do có vị trí tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, U Minh Thượng, đủ điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt đảo Phú Quốc sẽ được tập trung đầu tư thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao của khu vực. Những năm qua lĩnh vực du lịch được quan tâm khai thác, nhiều khu du lịch đã được tổ chức quy hoạch, nhiều dự án du lịch được mở rộng và đầu tư mới, cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, phương tiện và hệ thống đường giao thông tới các khu du lịch trong tỉnh được đầu tư nâng cấp, tạo thuận lợi cho khách đếm tham quan. Lượng khách du lịch đến Kiên Giang ngày càng tăng từ 451 ngàn lượt khách năm 2005 lên 3.285 ngàn lượt khách vào năm 2007.
Để tạo bước chuyển đổi mạnh cho ngành du lịch trong những năm sắp tới, tỉnh đang tập trung triển khai tốt các quy hoạch và quy hoạch lại tất cả các khu du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với đảo Phú Quốc. Đồng thời, tăng cường giới thiệu tiềm năng về du lịch, giới thiệu các chính sách ưu đãi để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực này. Đầu tư phát triển mạnh hơn về hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường giao thông nông thôn, với các phương tiện vận tải chất lượng cao. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đường vào các khu du lịch và dịch vụ giải trí, phát triển du lịch kết hợp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương, gắn với bảo vệ tài nguyên - môi trường…
Theo định hướng phát triển du lịch, Kiên Giang đang tập trung kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Phú Quốc, để từng bước xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế theo Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ về "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020".
Cơ hội:
Tiềm năng phát triển kinh tế Kiên Giang rất lớn, đặc biệt chú trọng vào du lịch_ dịch vụ => cảng hàng không Rạch Giá có nhiều cơ hội để phát triển
Pháp luật riêng của ngành hàng không ngày càng mở rộng và ưu đãi hơn => VKG yên tâm hơn trong việc gia tăng dịch vụ và thực hiện các định hướng phát triển.
Văn hóa xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sống thoải mái ngày càng được chú trọng => người dân đi du lịch nhiều hơn, hoặc nắm bắt nhanh hơn những cơ hội kinh doanh => VKG có thêm điều kiện để tăng doanh thu, phát triển
Cảng hàng không Rạch Giá có nhà cung ứng độc quyền là Tổng công ty Việt Nam airline, cung ứng toàn bộ cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và các chính sách đào tạo nhân lực => tạo điều kiện cho VKG phát triển bền vững hơn
Khách du lịch đến Kiên Giang ngày càng tăng, Kiên Giang tiếp tục có những thuận lợi cơ bản, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Chủ trương phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long mở ra cơ hội đầu tư tăng cường kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề phát triển kinh tế của tỉnh=>nhân tố quan trọng để VKG phát triển.
Thách thức :
Nguồn vốn của VKG chủ yếu nhận được từ VNA nên hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào hoạt động và chính sách của VNA => VKG khó có thể tự phát triển khi nguồn vốn khan hiếm. sức ép từ nhà cung cấp vốn là rất lớn
Lao động có trình độ chuyên môn cao và chuyên nghiệp tại Kiên Giang còn thấp => khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên tại tỉnh nhà.
Các loại hình dịch vụ còn đơn điệu, chưa thu hút được nhiều khách hàng => doanh thu của VKG không tăng cao
Việt Nam hội nhập WTO kéo theo sự nhập ngành của các hãng hàng không quốc tế khác => thị trường phát triển bị thu hẹp và cạnh tranh gay gắt hơn.
Các cảng hàng không trong tỉnh và các tỉnh lân cận đang phát triển mạnh mẽ => cạnh tranh cao và gay gắt hơn
Từ cơ hội và thách thức trên, ta phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài EFE.
+ Yếu tố (6) là yếu tố quan trọng nhất với 0,21 điểm. vì nguồn vốn là yếu tố cần thiết đối với VKG, nhưng cũng gây ra sức ép. VKG cần thu hút được nhiều nhà tài trợ hơn. Với những nhà cung ứng tốt và nguồn vốn phù hợp thì VKG dễ dàng phát triển, khẳng định được uy tín nhiều hơn.
+ Yếu tố (5) có số điểm là 0,17, quan trọng thứ 2. vì khách hàng là yếu tố cần thiết. hiện tại khách du lịch đến Kiên Giang ngày một tăng sẽ là cơ hội tốt cho VKG nắm bắt để giới thiệu sản phẩm, cung ứng dịch vụ và thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch sử dụng dịch vụ, điều đó làm tăng doanh thu cho VKG.
+ Yếu tố (2) pháp luật là yếu tố quan trọng thứ 3 với 0,14 điểm. vì bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có pháp luật riêng cho nó. Nếu pháp luật quá khắt khe sẽ hạn chế sự nhập ngành và phát triển. Pháp luật làm cho doanh nghiệp phát triển đúng theo quy định của nhà nước, nhưng đôi khi nó lại quá cứng nhắc, làm ảnh hưởng đến hướng phát triển của doanh nghiệp.
+ Yếu tố (4), nhà cung ứng được xếp vào vị trí quan trọng thứ 4, với 0,12 điểm. Doanh nghiệp được hình thành thì cần có đầu tiên là cơ sở hạ tầng. VKG có một nhà cung ứng toàn bộ thiết bị, cơ sở hạ tầng và cả nhân lực. Do thiết bị và cơ sở hạ tầng chỉ là một nhân tố hỗ trợ nên xếp vào vị trí thứ 4.
+ Yếu tố (3) và yếu tố (1) có số điểm lần lượt là 0,07 và 0,025 điểm. 2 yếu tố này có tác động tương tự nhau. Kinh tế Kiên Giang đang phát triển trên xu hướng du lịch khi Việt Nam đã mở cửa và hội nhập WTO. Kinh tế KG ổn định, văn hóa và an ninh an toàn là động lực thúc đẩy du khách đến với KG. điều này đem lại một khối lượng du khách lớn và có điều kiện để VKG phát triển hơn nữa thị phần của mình.
+ Yếu tố (7) có số điểm là 0,05. lao động là nhân tố chủ yếu cho mọi hoạt động kinh doanh. Hiện tại lao động ở KG khá nhiều nhưng có trình độ phát triển cao và chuyên nghiệp thì còn thấp. yếu tố này sẽ được cải thiện hơn trong tương lai.
+ Yếu tố (9) có số điểm 0,05. Việt Nam hội nhập WTO mang đến nhiều cơ hội, nhiều định hướng phát triển mới khi doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Điều này có lợi khi Việt Nam đa dạng hóa nền kinh tế, nhưng lại bất lợi khi phải cạnh tranh chia sẻ thị phần. đặc biệt với ngành hàng không thì các hãng hàng không nước ngoài sẽ được tự do hơn khi thâm nhập thị trường Việt Nam.
+Yếu tố (8) có số điểm là…. Có vị trí quan trọng thứ 9 vì doanh nghiệp có nhiều dịch vụ thú vị sẽ kéo thêm nhiều khách hàng về phía mình. Nhưng chưa phải là yếu tố quyết định nhu cầu khách hàng. Do đó có vị trí thứ 9. khi doanh nghiệp có nhiều loại hình dịch vụ hơn thì sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
+ Yếu tố (10) được xếp cuối cùng có số điểm là… cạnh tranh trong ngành hàng không chưa đến mức gay gắt và quyết liệt như đối với các loại hình kinh doanh khác. Vì mỗi tỉnh với mỗi một mức độ phát triển khác nhau sẽ có mỗi cảng hàng không khác nhau. Yếu tố quan trọng là ở nhà cung ứng và nhu cầu của người dân ở mỗi nơi khác nhau. Do đó, yếu tố cạnh tranh được xếp cuối cùng. Nó có tác động đến VKG nhưng tác động không quá lớn.
Bảng 12: Ma trận EFE
Yếu tố môi trường bên ngoài
Tầm quan trọng
Phân loại
Số điểm quan trọng
Cơ hội
1.Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch Kiên Giang rất lớn
0,025
4
0,1
2.Pháp luật riêng của ngành hàng không ngày càng mở rộng và ưu đãi hơn
0,14
3
0,42
3.Văn hóa xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sống thoải mái ngày càng được chú trọng
0,07
3
0,21
4.Cảng hàng không Rạch Giá có nhà cung ứng là Tổng công ty Việt Nam airline
0,12
4
0,48
5.Khách du lịch đến Kiên Giang ngày càng tăng, Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản
0,17
3
0,51
Thách thức
6.Nguồn vốn của VKG chủ yếu nhận được từ VNA
0,21
4
0,48
7.Lao động có trình độ chuyên môn cao và chuyên nghiệp tại Kiên Giang còn thấp
0,05
4
0,2
8.Các loại hình dịch vụ còn đơn điệu, chưa thu hút được nhiều khách hàng
0,165
3
0,495
9.Việt Nam hội nhập WTO kéo theo sự nhập ngành của các hãng hàng không quốc tế khác
0,05
3
0,15
10. Các cảng hàng không trong tỉnh và các tỉnh lân cận đang phát triển mạnh mẽ
0,05
3
0,15
Tổng số điểm
1
3,195
Nguồn:Tham khảo ý kiến chuyên gia
Nhận xét : với số điểm là 3,195, ta có thể nhận xét doanh nghiệp đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ. Nắm bắt kịp thời cơ hội cho VKG đó là du lịch đang rất phát triển tại Kiên Giang với các khu du lịch sinh thái, các điểm du lịch, đặc biệt là khu du lịch tại Hà Tiên và Phú Quốc. Phòng tránh tốt những nguy cơ có thể gây tổn hại đến kinh doanh của VKG là điều cần phải làm tốt, đây là trách nhiệm rất lớn của các lãnh đạo trong VKG.
CHƯƠNG 5
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ
5.1 HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHON CHIẾN LƯỢC
5.1.1 Ma trận SWOT
Bảng 13: Ma trận SWOT
S
W
SWOT
1. VKG có nguồn cung cấp vốn vững mạnh.
2. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao
3. Môi trường làm việc tốt, thân thiện và phù hợp cho nhân viên phát triển
4. Chính sách tiền lương, thưởng hợp lí, khuyến khích nhân viên cạnh tranh
5. Doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng tốt
1.VKG thiếu bộ phận marketing nên lĩnh vực quảng cáo, chiêu thị chưa được tập trung và phát triển mạnh mẽ.
2.VKG chưa thu hút được khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau.
3.Hoạt động kinh doanh còn đơn điệu chưa tạo ra được sự khác biệt, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư.
4.Trình độ của nhân viên và của người quản lí chưa có sự khác biệt rõ rệt.
5.Giá vé còn quá cao so với nhu cầu bình quân của mọi người dân.
O
SO
WO
1.Tiềm năng phát triển kinh tế KG
2.Pháp luật riêng của ngành hàng không ngày càng mở rộng và ưu đãi hơn
3.Văn hóa xã hội của người dân ngày càng được nâng cao
4.VKG có nhà cung ứng độc quyền là Việt Nam airline
5.Khách du lịch đến KG ngày càng tăng
S1,2,3,4,5+O1,2,3,4,5 kết hợp tất cả các điểm mạnh và cơ hội để tăng tần số hoạt động của VKG => phát triển thị phần
chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường
W1,2,3,4+O2,4 khắc phục điểm yếu, kết hợp với cơ hội => củng cố đội ngũ nhân viên, hình thành bộ phận marketing thu hút khách hàng, mở rộng thị trường
chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược liên kết trước
T
ST
WT
1.Nguồn vốn của VKG chủ yếu nhận được từ VNA
2.LĐ có trình độ chuyên môn cao và chuyên nghiệp tại KG còn thấp
3.Các loại hình dịch vụ còn đơn điệu
4.Việt Nam hội nhập WTO
5. Các cảng hàng không trong tỉnh và các tỉnh lân cận đang phát triển mạnh mẽ
Chiến lược kết hợp về phía sau
Chiến lược phát triển sản phẩm, kết hợp về phía trước và liên doanh.
Dựa vào ma trận SWOT ở trên ta có thể rút ra các chiến lược có thể lựa chọn và sử dụng một cách hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu phát triển doanh nghiệp.
* Điểm Mạnh :
+ Kết hợp SO : chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường
Tăng cường mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đặc biệt là doanh nhân và người dân có thu nhập cao, có nhu cầu du lịch cao.
Mở rộng thị trường thông qua marketing và quảng bá thương hiệu. Thu hút nhiều tầng lớp, nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ.
+ Kết hợp ST : kết hợp về phía sau
Củng cố niềm tin đối với nhà cung cấp. đồng thời kiến nghị phát triển thêm sản phẩm mới
* Điểm Yếu :
+ Kết hợp WT : chiến lược phát triển sản phẩm, kết hợp về phía trước và liên doanh.
Chiến lược phát triển sản phẩm : giới thiệu sản phẩm mới, củng cố chất lượng sản phẩm đã được khách hàng tín nhiệm.
Chiến lược kết hợp về phía trước : kết hợp với nhà cung ứng tiến hành thâm nhập thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động, đặt thêm chi nhánh…
Liên doanh : hợp tác với các công ty mạnh về tài chính và có năng lực quản lý, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.
+ Kết hợp WO : chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược liên kết trước
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tham gia vào những ngành có liên qua đến doanh nghiệp hoặc không liên quan nhưng có thể đa dạng hóa khách hàng.
Chiến lược liên kết trước.
5.1.2 Ma trận QSPM
Ta nhận thấy rằng các chiến lược phát triển của VKG cần được hoạch định dựa theo các tiêu chí :
VKG có nguồn cung cấp vốn vững mạnh nhưng vẫn chưa đủ cho một quá trình phát triển lâu dài hơn và tốt hơn. Vì vậy yếu tố vốn rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của VKG, đặc biệt lại là một ngành kinh doanh cần công nghệ kĩ thuật cao, đảm bảo tuyệt đối về an ninh an toàn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ quyết định sự tín nhiệm của khách hàng đối với VKG.
Khắc phục điểm yếu về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của nhân viên các cấp từ lãnh đạo đến nhân viên, phân công, sắp xếp công việc rõ ràng. Người lãnh đạo cần phải quyết đoán và phân phối thực hiện công việc một cách thông minh hơn nữa. nhân viên cần làm việc nhiệt tình và sáng tạo hơn so với công việc rập khuân mà vẫn thường làm trước đây.
Việt Nam hội nhập WTO là điều kiện tốt để ngành vận tải hàng không phát triển, đây là một cơ hội tốt để học hỏi và phát triển. nhưng bên cạnh đó có thể thấy rõ sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, nguy cơ sáp nhập với các công ty khác rất cao. Do đó cần phải khẳng định vị thế và năng lực hoạt động tốt hơn.
è Do đó VKG có thể sẽ theo đuổi các chiến lược tập trung, thâm nhập thị trường (phát triển thêm khách hàng ), phát triển thị trường ( mở rộng thêm đại lí và mạng lưới sử dụng ), phát triển sản phẩm ( nghiên cứu và mở rộng thêm các loại hình dịch vụ )
Theo giáo sư M.Porter có 3 chiến lược mà một doanh nghiệp cần phải theo đuổi, đó là chiến lược chi phí thấp, chiến lược tạo sự khác biệt và chiến lược tập trung.
VKG là một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động độc lập nhưng lại là chi nhánh của Việt Nam Airline do đó khó phát triển hơn so với những doanh nghiệp độc lập khác. Vì thế chiến lược chi phí thấp và chiến lược tập trung là không khả thi. VKG có thể lựa chọn chiến lược tạo sự khác biệt. cần tạo sự khác biệt từ trong ra ngoài, có nghĩa là từ quản lý nội bộ đến các dịch vụ phục vụ khách hàng. Với việc hoạch định như trên, ta có thể có 2 chiến lược phát triển dựa theo chiến lược tạo ra sự khác biệt :
Chiến lược 1 : Phát huy các yếu tố nội bộ. chiến lược này bao gồm :
+ Sử dụng các nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp để tăng cường năng lực tài chính
+ Tăng khả năng kinh doanh thông qua hoạt động huy động vốn từ các nhà đầu tư
+ Tự xây dựng mạng lưới phát triển, mở rộng thị trường
+ Củng cố nhân sự, củng cố nghiệp vụ và kĩ năng lãnh đạo
+ Tăng cường đào tạo và tự đào tạo để tăng khả năng phát triển, sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi phòng ban
+ Hợp tác với các doanh nghiệp khác
Chiến lược 2 : sắp xếp lại cấu trúc doanh nghiệp. Chiến lược này bao gồm :
+ Mở lớp huấn luyện nghiệp vụ, huấn luyện cho các nhân sự trong doanh nghiệp.
+ Chấp nhận sự xáo trộn, thay thế trong các bộ phận.
+ Phát triển tập trung vào marketing và bộ phận tiếp cận khách hàng.
+ Bộ phận lãnh đạo cần có những chình sách hoạt động kinh doanh và quản lý chặt chẽ hơn.
æ Chiến lược 1 dựa trên tư duy “hướng nội”, sử dụng các nguồn lực bên trong, phát huy điểm mạnh và kết hợp với sự đoàn kết, quyết tâm, nhiệt tình của nhân viên.
æ Chiến lược 2 lại dựa trên yếu tố vi mô hơn nữa. đó là cấu trúc của doanh nghiệp, bộ phần đầu não của các hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp có một bộ phận quản lý tốt thì việc thay đổi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian dài hạn và cả ngắn hạn là điều có thể làm được.
Kết hợp với các ma trận đã phân tích ở trên, ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận SWOT, cuối cùng ma trận QSPM sẽ thể hiện rõ chiến lược nào chiếm ưu thế hơn, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp hơn thì chiến lược đó sẽ được lựa chọn.
Bảng 14: Ma trận QSPM
Các yếu tố quan trọng chủ yếu
Phân loại
Các chiến lược lựa chọn
Chiến lược 1
Chiến lược 2
Các yếu tố bên trong
AS
TAS
AS
TAS
1. VKG có nguồn cung cấp vốn vững mạnh.
4
4
16
4
16
2. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao
4
3
12
4
16
3. Môi trường làm việc tốt, thân thiện và phù hợp cho nhân viên phát triển
3
3
9
3
9
4. Chính sách tiền lương, thưởng hợp lí, khuyến khích nhân viên cạnh tranh
3
4
12
4
12
5. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh độc quyền
2
2
4
2
4
Các yếu tố bên ngoài
1.Tiềm năng phát triển kinh tế KG => VKG có nhiều cơ hội để phát triển
4
4
16
3
12
2.Pháp luật riêng của ngành hàng không ngày càng mở rộng và ưu đãi hơn => VKG yên tâm hơn trong việc gia tăng dịch vụ và thực hiện các định hướng phát triển
1
3
3
1
1
3.Văn hóa xã hội của người dân ngày càng được nâng cao => VKG có thêm điều kiện để tăng doanh thu, phát triển
3
3
9
4
12
4.VKG có nhà cung ứng độc quyền là Việt Nam airline, cung ứng toàn bộ cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và các chính sách đào tạo nhân lực => tạo điều kiện cho VKG phát triển bền vững hơn
3
3
9
4
12
5.Khách du lịch đến KG ngày càng tăng =>nhân tố quan trọng để VKG phát triển
3
3
9
4
12
Tổng số điểm
99
106
(Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia)
5.1.3 Lựa chọn chiến lược
Dựa vào ma trận QSPM, với số điểm 106 của chiến lược 2, lớn hơn số điểm của chiến lược 1 là 99. vậy chiến lược được lựa chọn là chiến lược 2, sắp xếp lại cấu trúc doanh nghiệp. VKG là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có một bộ phận quản lý nội bộ chắc chắn, hợp lí và khoa học là yếu tố cấp thiết. nội bộ có vững chắc thì mới có niềm tin cho khách hàng và cho nhân viên phát triển. điều này bao gồm luôn cả các chính sách đưa ra từ bộ phận quản lý cũng phải hợp lý, thiết thực và có hiệu quả cao.
5.2 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CẢNG HÀNG KHÔNG RẠCH GIÁ GIAI ĐOẠN 2010-2015
5.2.1 Các giải pháp về quản trị
Xây dựng bằng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí
Khảo sát lại lực lượng lao động để có chính sách bồi dưỡng phù hợp
Có chế độ lương thưởng phù hợp để thúc đẩy nhân viên làm việc đồng thời thu hút nhân tài về công ty.
Xây dựng cơ chế đề bạt cán bộ thông qua kết quả hoạt động kinh doanh chứ không thông qua thâm niên
Quy hoạch đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung gian, chú trọng những nhân tài có nhân lực được làm đúng vị trí.
Cụ thể đó là xét lại các chức vụ tổ trưởng và trưởng các phòng ban, có thể bầu chọn lại người khác nếu tổ trưởng hoặc trưởng phòng hiện tại không phù hợp với mức độ làm việc hiện tại của doanh nghiệp.
Phân công công việc và ngày nghỉ phù hợp, có chế độ thưởng thêm cho những cá nhân năng nổ hoạt động.
Tổ chức những chương trình đi chơi, nghỉ lễ nhằm thắt chặt các đồng nghiệp và cũng để nhìn, học hỏi những điều mới từ những nơi khác về áp dụng cho doanh nghiệp mình.
Luôn có các chương trình cạnh tranh giữa cá nhân, thúc đẩy mỗi cá nhân tự phát triển.
5.2.2 Các giải pháp về Marketing
Các giải pháp marketing của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chỉ tiêu 4P trong quản lí marketing. 4P bao gồm :
Product (Sản phẩm), Place (Thị trường), Price (Giá), Promotion (Hậu mãi)
Product : cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm tại các dịch vụ đặt vé, mua vé và các dịch vụ trước khi ra máy bay. Nâng cao chất lượng sản phẩm của các dịch vụ phục vụ trước khi bay như thủ tục hành lí và vé, phục vụ tại phòng chờ…
Place : phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới hoạt động, cần liên kết với nhiều công ty, củng cố các chi nhánh, mở rộng thêm chi nhánh nơi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không lớn.
Price : giá được quy định bởi cấp quản lý cao hơn nhưng cũng cần có những đề nghị những mức giá phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
Promotion : chương trình hậu mãi phải được gắn với 2 tiêu chí cơ bản là marketing và PR. Doanh nghiệp cần phải thực hiện 2 tiêu chí đó hằng năm nhằm khẳng định danh tiếng của doanh nghiệp đối với khách hàng, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp của mình trên thị trường, đồng thời mở rộng thị trường phát triển.
5.2.3 Các giải pháp về tài chính
Trước tiên doanh nghiệp cần phải xử lý triệt để các khoản nợ cả ngắn hạn và dài hạn
Thu hút thêm nhà đầu tư, các chương trình quảng cáo và hỗ trợ từ các doanh nghiệp liên quan hoặc không liên quan đến doanh nghiệp của mình.
Hoạch định lại hệ thống phân phối lương, thưởng cho hợp lí vừa là để hạn chế việc chi quá mức vừa thực hiện đúng chỉ tiêu, đúng công việc và sự cố gắng của từng người, tránh đùn đẩy và ỷ lại vào người khác.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KẾT NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Việt Nam hội nhập WTO đã mở cửa cho nhiều trào lưu, nhiều nền kinh tế tham gia, hội nhập và cùng phát triển. kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, kéo theo đó là kết quả của quá trình đa dạng hóa, đa dạng các mô hình kinh doanh.
Nền kinh tế Việt Nam nói chung đã khoác lên mình một bộ áo mới, khác hoàn toàn với ngày xưa. Các doanh nghiệp nhỏ nói riêng cũng hoạt động theo một cơ chế hoàn toàn khác. 20 năm trước hội nhập, năm 1986, VN đã có một quá trình chuyển đổi kinh tế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. 20 năm sau lại là một cuộc cách mạng thay đổi bộ mặt của đất nước, đưa nền kinh tế của Việt nam trở thành một phần của nển kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Với chiến lược vừa được lựa chọn là tái cấu trúc doanh nghiệp là một quá trình đấu tranh gay gắt giữa hai luồng tư tưởng : bảo thủ và cách tân. Đây sẽ là quá trình thay đổi nhiều yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp, có thể sẽ dẫn đến những mâu thuẫn và xng đột về lợi ích.
Do thời gian và kiến thức của em còn hạn, nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở phân tích thực trạng của Cảng Hàng Không Rạch Giá, kết quả hoạt động kinh doanh, em xin đề xuất một số kiến nghị như sau :
6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước
Hệ thống pháp luật đối với ngành hàng không nói chung và với Cảng hàng không nói riêng có thể rõ ràng, thích hợp hơn, khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
Kiến nghị đối với bộ giao thông vận tải, cần tạo điều kiện nhiều hơn cho VKG phát triển
Kiến nghị đối với Cụm cảng hàng không Miền Nam, lắng nghe và xem xét các kiến nghị từ chi nhánh, ủng hộ và tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng, có các chính sách cho chi nhánh phù hợp hơn nữa.
6.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp
Triển khai ngay việc thực hiện chiến lược đối với từng bộ phận và xây dựng kế hoạch kinh doanh hằng năm, trước hết là năm 2011. Các kế hoạch kinh doanh này cần được xây dựng từ đây cho đến cuối năm để có biện pháp kịp thời trong năm tới.
Doanh nghiệp cần hoạt động tích cực hơn nữa, giảm thiểu những chi phí không đáng có và giảm thời gian rảnh của nhân viên.
Cuối cùng là nhân viên và quản lý cần đoàn kết hơn, hiểu rõ hơn về mỗi cá nhân để hợp tác và cùng nhau phát triển tốt hơn nữa. các cấp lãnh đạo nên có những chương trình du lịch, dã ngoại dành cho nhân viên để thắt chặt hơn tình đoàn kết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
David A.Aaker (2003). Triển khai chiến lược kinh doanh, NXB trẻ.
Phan Đức Dũng (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB ĐHQG TP.HCM.
Nguyễn Thành Đô, Nguyễn Ngọc Huyền (2002). Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB LĐ_XH, Hà Nội.
Phạm Xuân Hậu (2001). Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn _du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.
Nguyễn Hữu Lam (1998). Quản trị chiến lược, phát triển vị thế cạnh tranh. NXB Giáo Dục.
Phạm Thế Tri (1998). Quản trị chiến lược, phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo Dục.
Các trang web :
www.sac.org.vn
www.kiengiang.gov.vn
www.gso.gov.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạch định chiến lược phát triển Cảng hàng không Rạch Giá từ năm 2010 đến năm 2015.doc