Để phát huy vai trò nòng cốt trong nền kinh tế, các TĐKTNN đã, đang và sẽ
nỗ lực hoàn thiện mô hình TĐKT và CCQLTC dƣới sự hỗ trợ của Nhà nƣớc qua
các cơ chế chính sách. Với tầm vóc của mình, các tập đoàn đã đạt đƣợc rất nhiều kết
quả đáng mừng góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất
nƣớc. Nhƣng không phải vì những đóng góp to lớn trong việc chung tay, góp sức
với Nhà nƣớc chống lại khủng hoảng mà bỏ qua những mặt hạn chế còn tồn tại
trong các TĐKTNN. CCQLTC trong các tập đoàn còn bị ảnh hƣởng nhiều từ cách
nghĩ, cách làm từ cơ chế quản lý cũ.
114 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ềm, dƣợc phẩm,... ví dụ nhƣ: Tập đoàn Petro China, Chinatex hay China
Telecom… Những năm sau thập kỷ 90, Trung Quốc bắt đầu chính sách hình thành
28 Đảng CS Việt Nam (2001),
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.86.
80
các TĐKT. Đến năm 1990 khoảng 50 tập đoàn đã đƣợc thành lập từ sự hợp nhất các
doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Theo quan điểm của Trung Quốc, TĐDN Trung Quốc là tổ chức kinh tế có kết
cấu tổ chức nhiều cấp, nó đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá XHCN và của
nền sản xuất lớn xã hội hoá. Doanh nghiệp nòng cốt của tập đoàn là thực thể kinh tế
có tƣ cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm đối
với kết quả kinh doanh. Bằng các hình thức nắm giữ cổ phần khống chế, tham gia
cổ phần, hiệp tác; doanh nghiệp nòng cốt gắn bó với một loạt doanh nghiệp (có tƣ
cách pháp nhân độc lập) ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và liên kết lỏng lẻo. Nói
ngắn gọn, TĐDN là một khối liên kết bằng quan hệ về tài sản, quan hệ hợp tác.
Trong thời kỳ chuyển đổi, các công ty mẹ thuộc sở hữu nhà nƣớc 100%, song
đã dần cổ phần hóa để phát triển tính cạnh tranh. Tuy nhiên còn có tới 48% tổng số
công ty mẹ của các TĐDN là do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn, 52% công ty mẹ còn
lại là do cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và các hình thức
khác. Các TĐDN có công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tới 80,8% về lao
động trong toàn bộ số TĐDN ở Trung Quốc29.
Mô hình tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc
Các TĐDN của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau30:
- TĐDN tổng hợp nhiều cấp: Đây là loại TĐDN nắm trong tay nhiều lĩnh vực
nhƣ khoa học công nghệ, thƣơng mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết
chủ yếu. Chúng đƣợc tổ chức thành 4 cấp, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng
cách thôn tính, sáp nhập, xoá bỏ tƣ cách pháp nhân của các doanh nghiệp cũ lập ra
TĐDN trong đó công ty có tƣ cách pháp nhân làm nòng cốt (tức là công ty mẹ)
bằng cách nắm giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các doanh nghiệp có liên
quan, doanh nghiệp nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với các doanh nghiệp này
trong việc đƣa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ...
29 TS. Hoàng Ngọc Bắc,
“Kinh nghiệm phát triển mô hình công ty mẹ- công ty con tại Trung Quốc và Hàn Quốc”,
Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 7/2009, tr.36, 37
30 BaoLiXu và Mingao Shen (2003),
“TĐDN Trung Quốc: quá khứ, hiện tại và tƣơng lai phát triển”,
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (sƣu tầm và dịch).
81
biến chúng thành những doanh nghiệp ở cấp dƣới trực tiếp (tức là công ty con) của
tập đoàn.
- Tập đoàn theo mô hình liên kết dây truyền: loại này chủ yếu là tổ chức liên
hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm nút liên kết. Chúng thƣờng lấy một doanh nghiệp lớn
làm nòng cốt của tập đoàn, lấy sản phẩm nổi tiếng độc đáo của tập đoàn này làm
đặc trƣng, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác SXKD thúc đẩy lực lƣợng
sản xuất phát triển.
- Tập đoàn phối hợp đồng bộ: loại tập đoàn này lấy hợp đồng nhận thầu công
trình làm nút liên kết. Chúng hình thành chủ yếu dựa vào một số doanh nghiệp công
nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việc liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng
mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu. Dƣới sự lãnh đạo của hội đồng giám
đốc, doanh nghiệp đầu đàn loại lớn tổ chức thành công ty liên doanh thống nhất,
mạnh, lập ra các đơn vị thành viên có tƣ cách pháp nhân nhằm đạt đƣợc mục tiêu và
lợi ích chung.
- Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với SXKD: lấy liên kết phát triển kỹ
thuật mới làm nút liên kết. Loại tập đoàn này lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học
trong cùng ngành hoặc xí nghiệp công nghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi
thế khoa học- kỹ thuật và vốn nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo
sản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tập đoàn liên kết mạng lƣới cùng ngành: Đây là hình thức biến tƣớng của
những liên hiệp các xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngành nghề.
- Tập đoàn theo mô hình cổ phần: loại TĐDN này lấy công ty của Nhà nƣớc có
thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm doanh nghiệp nòng cốt. Toàn bộ
tập đoàn lấy tài sản dƣới hình thức cổ phần làm nút liên kết, hình thành thể liên hợp
các pháp nhân, triển khai hoạt động SXKD theo hình thức cổ phần.
3.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của các tập đoàn doanh nghiệp của Trung
Quốc
a. Ưu điểm
Xu hƣớng kinh doanh quốc tế hoá, xuyên quốc gia hoá cũng đƣợc các TĐDN
ở Trung Quốc chú trọng từ rất sớm. Chính vì thế Trung Quốc đã sớm xác định cho
82
các TĐKT một CCQLTC khuôn mẫu, sau đó tùy từng đặc điểm của các tập đoàn
mà thay đổi sao cho phù hợp. Đến nay, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
CCQLTC của các TĐKT đã thay đổi ít nhiều nhằm thích ứng với bối cảnh kinh tế
mới. Tuy cùng có điều kiện và con đƣờng hình thành TĐKT giống Việt Nam,
nhƣng Trung Quốc có tới 503 tập đoàn nhà nƣớc có công ty mẹ là xí nghiệp quốc
hữu, đã có tới 3 tập đoàn trong danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế giới về vốn và
doanh thu, tài sản trung bình của một TĐKT là 12,4 tỷ nhân dân tệ31, tƣơng đƣơng
khoảng 24.800 tỷ đồng Việt Nam. Trong khi đó tại Việt Nam chỉ có 3 TĐKTNN là
tập đoàn Điện lực, tập đoàn Dầu khí và tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam là
có tổng tài sản vƣợt mức trung bình này của Trung Quốc. Nhìn chung, CCQLTC
trong các TĐKT của Trung Quốc mang những ƣu điểm sau:
- Cơ chế giao vốn từ nhà nƣớc cho các TĐDN, từ công ty mẹ cho các công ty
con đƣợc thực hiện đồng bộ, công khai và luôn ƣu tiên cho lĩnh vực xuất khẩu. Vì
vậy mà kim ngạch xuất khẩu của các TĐDN chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu
của cả nƣớc .
- Huy động vốn của các tập đoàn hầu hết đƣợc dựa trên việc lƣợng hóa giá trị
của công ty trên thị trƣờng vốn quốc tế và phát hành cổ phiếu của các công ty con
trên sàn giao dịch Hong Kong và Thƣợng Hải, khai thác nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để
bổ sung trực tiếp cho công ty. Thông qua hình thức này mà các TĐDN đã huy động
đƣợc một khối lƣợng vốn lớn đầu tƣ cho các vùng khác mà vẫn đảm bảo đƣợc
quyền quyết định của công ty mẹ đối với công ty con.
- Các TĐDN Trung Quốc đầu tƣ trong nhiều lĩnh vực với những chiến lƣợc dài
hạn đƣợc cân nhắc kĩ càng và đối với những dự án đầu tƣ nƣớc ngoài cần phải xin ý
kiến phê duyệt của Chính phủ về quyết định đầu tƣ. Vì vậy, những dự án này đã
đƣợc Chính phủ hỗ trợ và khuyến khích bằng nhiều hình thức ƣu đãi nên các TĐDN
có đƣợc tâm lý an toàn khi tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy thƣơng
mại quốc tế của Trung Quốc phát triển hơn bất cứ quốc gia nào trong lục địa.
31 Th.S. Nguyễn Văn Tài (2010), Cao đẳng du lịch Việt Nam,
“Sự nhất quán phát triển kinh tế thị trƣờng XHCN trong xây dựng
Mô hình TĐDN tại Trung Quốc”,
Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (102), tr. 69.
83
- Chính phủ Trung Quốc áp dụng một tiêu chí chung để đánh giá kết quả hoạt
động của các TĐDN hàng năm, đó là: tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn nhà nƣớc cần
phải đạt đƣợc bao nhiêu, tốc độ tăng năng suất lao động, tăng xuất khẩu, tỷ lệ đổi
mới mặt hàng và mở rộng thị trƣờng, tỷ lệ giảm tiêu hao năng lƣợng và nguyên vật
liệu, tỷ lệ đổi mới công nghệ, phát minh, sáng chế… qua đó việc kiểm soát và quản
lý các TĐDN của Trung Quốc dễ dàng và minh bạch hơn.
- Các TĐDN Trung Quốc đặc biệt chú ý đến việc đẩy mạnh sự phát triển của
các định chế tài chính trung gian (công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…) của tập
đoàn. Vì thế Trung Quốc đã sớm có một hành lang pháp lý về việc quy định hoạt
động của các tổ chức này.
b. Hạn chế
Trong quá trình tiếp tục đổi mới CCQLTC trong các tập đoàn, bên cạnh những
thành tích đã đạt đƣợc, cũng phải ghi nhận một số hạn chế còn tồn tại, đó là:
- Xét về năng lực và hiệu quả vẫn chƣa xác định đƣợc công ty thành viên chủ
chốt của tập đoàn. Chƣa phân định đƣợc rõ rang quyền lợi giữa thành viên thuộc
nhà nƣớc và thành viên không thuộc nhà nƣớc của tập đoàn
- Chƣa thiết lập cơ chế điều tiết để đảm bảo công bằng và khuyến khích cạnh
tranh trong nội bộ tập đoàn, chống tham nhũng và các can thiệp chính trị vào tập
đoàn.
- Phần lớn việc sáp nhập các doanh nghiệp vào tập đoàn vẫn theo sự sắp đặt
của chính phủ, các doanh nghiệp phối hợp với nhau chỉ mang tính chất bắt buộc nên
hiệu quả hoạt động của các tập đoàn mới ra đời vẫn không cao.
- Hệ thống quản lý phức tạp, nhiều tầng lớp dẫn đến việc chỉ đạo khó tập
trung, kém hiệu quả và hậu quả xung đột lợi ích giữa chính phủ và lợi ích kinh
doanh của TĐDN. Các tập đoàn, đặc biệt là các tập đoàn có công ty mẹ là doanh
nghiệp nhà nƣớc ngoài chịu chi phối về vốn còn chịu sự giám sát chặt chẽ của các
cơ quan: Ủy ban công tác doanh nghiệp của Trung ƣơng đảng, ủy ban kế hoạch nhà
nƣớc, ủy ban kinh tế và thƣơng mại quốc vụ viện và ủy ban giám sát tài sản nhà
nƣớc của quốc vụ viện.
84
Cùng với xu thế cải cách, mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế thị trƣờng thì những yêu cầu về khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp là rất lớn. Các TĐDN Trung Quốc có hình thức liên kết
phong phú, nội dung tác nghiệp đa dạng, với ƣu thế là thị trƣờng nội địa hết sức
rộng lớn để phát triển và thử nghiệm các mô hình quản lý, tổ chức, nâng cao khả
năng cạnh tranh trƣớc khi mở rộng sang phạm vi xuyên quốc gia. Đó là một lợi thế
rất lớn của các TĐDN Trung Quốc. Tuy nhiên, CCQLTC trong các TĐDN của
Trung Quốc cũng còn tồn tại một số hạn chế. Những điểm mạnh và những hạn chế
của CCQLTC trong các tập đoàn đó sẽ giúp các TĐKTNN ở Việt Nam học hỏi,
tham khảo và rút kinh nghiệm, đƣa ra những bài học cho các tập đoàn trong việc
hoàn thiện CCQLTC.
3.1.3 Bài học cho Việt Nam
a. Về cơ chế tạo lập và huy động vốn
- Xây dựng trên cơ sở đa sở hữu về vốn và cơ bản dựa trên sở hữu tƣ nhân
nghĩa là ngƣời sở hữu về vốn trực tiếp quản lý điều hành, tránh đồng sở hữu về vốn
là đồng sử dụng vốn có thể tạo ra những khó khăn nhất định cho việc linh hoạt sử
dụng các nguồn vốn nội bộ trong TĐKTNN, nâng cao đƣợc hiểu quả sử dụng vốn
cho TĐKTNN.
- Cần tự đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các công ty con và công ty mẹ để
tăng cƣờng việc đa sở hữu về vốn và tạo nguồn vốn mạnh mẽ cho TĐKTNN, đặc
biệt là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, sau dần mới tận dụng đƣợc nguồn
vốn từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đổ vào thông qua mua cổ phiếu công ty.
- Cần hoàn thiện hơn nữa mô hình các định chế tài chính trung gian nhƣ: công
ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…để tăng cƣờng huy động, điều hòa vốn, tận dụng
tối đa nguồn vốn tài chính nội lực. Đồng thời các TĐKTNN cũng phải nghiên cứu,
lựa chọn loại hình tài chính trung gian phù hợp với TĐKTNN và tùy từng thời
điểm.
b. Về cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản
- Cần xây dựng các chiến lƣợc đầu tƣ phát triển TĐKTNN một cách dài hạn
tránh phát triển đầu tƣ theo cơ hội ngắn hạn (mang tính chất thời vụ) làm chệch định
85
hƣớng SXKD chính xuyên suốt của TĐKT. Đầu tƣ đa lĩnh vực để chia sẻ bớt rủi ro
nhƣng cần phải xác định kênh đầu tƣ phù hợp và mang lại hiệu quả cao mà không
làm thất thoát, lãng phí về vốn.
- Dựa trên nguyên tắc chung là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, cần phải hạn
chế hẳn việc giao vốn nhƣ hiện nay trong các TĐKTNN. Ban lãnh đạo của
TĐKTNN quyết định chọn lựa chiến lƣợc đầu tƣ, dự án đầu tƣ, điều chuyển vốn,
nguồn nhân lực cho các dự án, thị trƣờng, sản phẩm có tính chiến lƣợc.
c. Về cơ chế phân phối lợi nhuận
Để các bên tham gia góp vốn trong tập đoàn đƣợc đảm bảo công bằng và các
bên cùng có lợi phải tránh tình trạng hình thành quỹ tập trung để điều tiết và phân
chia mang tính dàn trải, hình thức, không công bằng về lợi ích.
d. Về cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính
- Thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí nhất định trong từng khâu, từng
lĩnh vực cụ thể, theo trình tự rõ rang, minh bạch, chính xác nhằm đánh giá các hoạt
động giám sát tài chính trong các TĐKTNN.
- Áp dụng các chuẩn mực, khuôn mẫu của các báo cáo tài chính một cách chặt
chẽ đối với các TĐKTNN.
3.2 Quan điểm của Nhà nƣớc về xu hƣớng phát triển cơ chế quản lý tài
chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc
Mặc dù, quyết định số 91/TTg về việc chuyển đổi các Tổng công ty 91 sang
mô hình TĐKT mới đƣợc ban hành cách đây 16 năm, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc đã
thực sự nghiên cứu mô hình TĐKT từ khi mà nƣớc ta vừa lo đánh giặc Mỹ vừa
chung tay xây dựng nền kinh tế đất nƣớc. Từ khi chuyển đổi, các TĐKTNN đã
đƣợc nhà nƣớc định hƣớng phát triển mô hình TĐKT theo quan điểm tham khảo,
xem xét, rút kinh nghiệm từ mô hình TĐDN của Trung Quốc và một số nƣớc khác,
lựa chọn và phát triển mô hình cho phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Trong đó, CCQLTC trong các TĐKTNN đặc biệt đƣợc quan tâm. Năm 2007, Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM) đã trình Chính phủ đề án về TĐKT,
trong đó có đề cập đến phƣơng hƣớng phát triển của TĐKT trên hết là phải chú
trọng đến đổi mới CCQLTC phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN
86
ở nƣớc ta. Quan điểm của Nhà nƣớc về xu hƣớng phát triển CCQLTC bao gồm
những nội dung sau:
- Việc xây dựng TĐKTNN là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đƣa
nền kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Đảng và nhà nƣớc cũng đã
xác định rõ một số lĩnh vực trọng điểm cần phải hình thành TĐKT. Trong hầu hết
các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà nƣớc đều thể hiện quan điểm hình
thành các TĐKTNN mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, ví dụ
nhƣ tập đoàn PVN, EVN, VNPT…
- Các cơ chế chính sách Nhà nƣớc ban hành đều xuất phát từ quan điểm tạo
điều kiện để các TĐKTNN phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ về vốn, không còn
quá lệ thuộc vào Nhà nƣớc. Ban hành các văn bản pháp lý quy định hoạt động của
thị trƣờng tài chính để tạo điều kiện cho các tập đoàn phát triển tự thân trong thị
trƣờng vốn. Nhà nƣớc yêu cầu các TĐKTNN phải xác định rõ ràng đầy đủ trách
nhiệm và quyền hạn giữa công ty mẹ và công ty con trong việc sử dụng nguồn vốn
chung của tập đoàn.
- Con đƣờng phát triển các TĐKTNN phải gắn với việc cổ phần hoá, đi kèm
với việc thu hút các đối tác chiến lƣợc trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia vào quá
trình cải tổ. Theo Luật doanh nghiệp 2005, chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của
Đảng và Nhà nƣớc đến 1/7/2010 tất cả các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc hiện
có sẽ chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp dƣới hình thức công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Phát triển của các TĐKTNN
phải trên cơ sở: công ty cổ phần đại chúng, thực hiện niêm yết trên TTCK với công
tác quản trị doanh nghiệp luôn đƣợc hoàn thiện.
- Hƣớng các TĐKTNN tự phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc bằng cách
khuyến khích tham gia vào các kênh huy động vốn khác nhau, đặc biệt quan tâm
đến kênh huy động vốn từ nƣớc ngoài. Nhà nƣớc khuyến khích sự đa dạng hoá
trong lĩnh vực đầu tƣ của các TĐKTNN ngoại trừ những lĩnh vực trƣớc đây tập
đoàn kinh doanh không hiệu quả mà chƣa có dự án kinh doanh mới phù hợp, phê
duyệt và hƣớng dẫn cụ thể những dự án đầu tƣ có yếu tố nƣớc ngoài.
87
Chủ trƣơng này lại đƣợc đề cập trong nghị quyết hội nghị Trung ƣơng Đảng
lần thứ 6, khoá X: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT
Nhà nƣớc, hình thành các TĐKTNN mạnh”.
Những quan điểm trên không chỉ định hƣớng Nhà nƣớc đƣa ra những giải
pháp hoàn thiện việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nƣớc trong các tập đoàn
mà còn giúp các TĐKTNN có những giải pháp hoàn thiện CCQLTC phù hợp với
nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta.
3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh
tế nhà nƣớc ở Việt Nam
Mô hình TĐKTNN là một loại hình tổ chức kinh doanh quan trọng trong nền
kinh tế nƣớc ta. CCQLTC trong các TĐKT này đang đƣợc đổi mới với nhiều dự
định, nhiều cái nhìn, nhiều quan điểm. Theo tác giả, để hoàn thiện nó cần sự phối
hợp, góp sức của Nhà nƣớc và của các TĐKTNN:
3.3.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nƣớc cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hành lang pháp lý
xung quanh việc thành lập, hoạt động của các TĐKTNN
- Nhà nƣớc hoàn thiện hành lang pháp lý quy định hoạt động tài chính của các
TĐKTNN đặc biệt là trong các hoạt động mới phát triển những năm gần đây nhƣ:
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
- Nhà nƣớc sớm ban những yêu cầu và tiêu chí về quy mô tổ chức, phƣơng
pháp tổ chức, các hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ, số vốn pháp định, các chỉ tiêu
kinh tế tối thiểu... Song song với khung khổ cơ bản nhất về pháp lý, Nhà nƣớc có
những quy định rõ ràng hơn trong cơ chế hoạt động và mối quan hệ bên trong mỗi
tập đoàn liên quan đến kinh doanh, đầu tƣ, tài chính, thông tin, nhân sự, tài sản,
trách nhiệm... Quan trọng nhất là phải xác định và phân biệt một cách rõ ràng hơn
nữa vai trò quản lý của Nhà nƣớc và của chủ sở hữu.
- Đổi mới thể chế về đầu tƣ: các cơ quan chức năng cần ban hành kịp thời các
văn bản hƣớng dẫn thực hiện cho các doanh nghiệp, trong đó cần công khai những
ƣu đãi đầu tƣ. Kiên quyết thay đổi cơ chế giao vốn, cấp vốn bằng cơ chế đầu tƣ vốn
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cƣờng trách nhiệm trong quản lý vốn,
88
bảo toàn và phát triển vốn. TĐKTNN chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn
nhà nƣớc tại các công ty con và công ty liên kết, không đƣợc điều chuyển vốn của
mình đầu tƣ tại công ty thành viên hạch toán độc lập và vốn, tài sản của công ty
thành viên này theo phƣơng thức không thanh toán, trừ trƣờng hợp quyết định tổ
chức lại công ty thành viên HTĐL hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích. Mọi quan hệ đều phải dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Điều này
sẽ giúp khắc phục tình trạng công ty mẹ hiện nay vẫn thực hành quyền phán quyết
về tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực khác của các công ty con, đảm bảo quyên tự
chủ của các công ty con.
- Đối với tài nguyên đất đai giao cho công ty mẹ quản lý và đầu tƣ vào các
công ty con, Nhà nƣớc cần nghiên cứu để có cơ chế tài chính cần thiết xác định cụ
thể, chính xác giá trị đất đai làm cơ sở bàn giao vốn khi thành lập các công ty mẹ,
công ty con trong TĐKT. Khi TĐKTNN có nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên,
Nhà nƣớc phải tạo môi trƣờng thông thoáng hơn nữa về các thủ tục hành chính
nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất đai của TĐ theo đúng quy định pháp
luật.
Thứ hai, Nhà nƣớc thúc đẩy sự phát triển của các kênh huy động vốn
trong thị trƣờng tài chính Việt Nam:
- Nhà nƣớc mở rộng các kênh huy động vốn cho các TĐKTNN có thể lựa chọn
những kênh huy động phù hợp, đặc biệt là cho phép vay vốn nƣớc ngoài trong một
thời hạn nhất định so với mức vốn điều lệ thực có. Giới hạn này có thể là từ 100%,
200% tổng vốn điều lệ thực có. Việc vay vốn nƣớc ngoài thực hiện theo qui chế tập
đoàn tự vay tự trả, Nhà nƣớc giúp đỡ tìm đầu mối và bảo lãnh vay vốn. Trong phạm
vi dƣ nợ cho phép, tập đoàn phân cấp cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
quyết định việc vay vốn. Trƣờng hợp có nhu cầu vay ngoài hạn mức cho phép thì
phải đƣợc Bộ Tài chính phê chuẩn.
- Nhà nƣớc cần chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại phải thực hiện đúng các hợp
đồng tín dụng đã ký với các tập đoàn kịp thời giải ngân các khoản vay trên cơ sở
đàm phán điều chỉnh lại mức lãi suất phù hợp với tình hình mới, đảm bảo lợi ích
hài hòa giữa ngân hàng và tập đoàn.
89
- Nhà nƣớc cần có giải pháp hữu hiệu hơn nữa để hỗ trợ TTCK đang bị giảm
sút hiện nay, bởi đây là thị trƣờng đầy tiềm năng mà các TĐKTNN có thể khai thác,
huy động nguồn vốn dài hạn là rất lớn. Cụ thể: ban hành các văn bản luật, văn bản
pháp quy nhằm củng cố và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, thu hút nhiều doanh
nghiệp tham gia vào TTCK, hỗ trợ các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, đào tạo… về
TTCK nhằm nâng cao hiểu biết về tầm quan trong của nó tới đông đảo nhà đầu tƣ.
- Thúc đẩy đầu tƣ của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên
bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến đầu tƣ thích
hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trƣờng và cơ hội đầu tƣ
tại một số địa bàn trong điểm để cung cấp cho các TĐKTNN nói riêng và các doanh
nghiệp trong cả nƣớc nói chung.
Thứ ba, muốn nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn và tài sản qua
những biện pháp sau:
- Cần phân cấp cụ thể về quyền hạn đối với đầu tƣ, mua sắm, nhƣợng bán, cho
thuê tài sản hoặc thế chập, cầm cố tài sản để đi vay hoặc cho vay, cho nợ... vì việc
thiếu phân cấp cụ thể những vấn đề này đã hạn chế tính chủ động sáng tạo và quyên
độc lập kinh doanh của các công ty con.
- Nhà nƣớc phải hạn chế việc cấp phát, bổ xung vốn cho các TĐKTNN, thay
thế bằng phƣơng thức cấp tín dụng hay đầu tƣ nhằm tăng cƣờng tính tự chủ của các
TĐKTNN.
- Nhà nƣớc xem xét, khuyến khích các TĐKTNN nghiên cứu, phát triển các dự
án đầu tƣ vào những lĩnh vực mới, mạo hiểm nhƣng đem lại suất sinh lời cao nhƣ:
lĩnh vực công nghệ, sinh học, điện tử…
Thứ tƣ, Nhà nƣớc tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá, tái cấu trúc
toàn bộ các TĐKTNN:
- Rà soát lại chƣơng trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc đến năm 2010
và xây dựng kế hoạch cổ phần hoá năm 2015, đồng thời xác định lộ trình cụ thể về
bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại các tập đoàn đã cổ phần hoá.
- SCIC cần phải đẩy mạnh tiến độ bán vốn tại các tập đoàn không nắm giữ
đầu tƣ vốn. Theo đó, đa dạng các hình thức bán vốn, giảm đầu mối tập đoàn nhƣ
90
bán đấu giá công khai, đầu giá các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, bán thoả thuận, bán cho
ngƣời lao động, bán cho đội ngũ quản lý, hoán đổi cổ phiếu, sáp nhập, giải thể đơn
vị thành viên… Cơ cấu lại danh mục, nâng cao giái trị vốn nhà nƣớc thông qua việc
chuyển vốn nhà nƣớc từ tập đoàn thua lỗ sang đầu tƣ tại các tập đoàn hoạt động có
hiệu quả, có tiềm năng phát triển.
Thứ năm, đổi mới cơ chế quản lý, giám sát TĐKTNN là việc cần phải
hoàn thiện ngay đối với Nhà nƣớc:
- Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc quản lý và giám sát
TĐKTNN, nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp
mới, góp vốn vào doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực có nguy cơ rủi ro, giám sát các
danh mục đầu tƣ, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề liên quan; Bộ
Nội vụ theo dõi, đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp; Bộ Tài chính
giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn
bộ hoạt động của TĐKT, giám sát việc tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các
doanh nghiệp thành viên, phát hành cổ phiếu, việc vay vốn đầu tƣ vào lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu
tƣ, các nguồn lực bên trong tập đoàn và ngoài tập đoàn.
- Xây dựng những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của TĐKTNN hàng
năm nhƣ: Tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn nhà nƣớc cần phải đạt đƣợc bao nhiêu,
tốc độ tăng năng suất lao động, tăng xuất khẩu, tỷ lệ đổi mới mặt hàng và mở rộng
thị trƣờng… Thành lập chế độ khen thƣởng và phạt với các tập đoàn nhằm khuyến
khích việc sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả, qua đó nâng cao sức cạnh tranh giữa
các tập đoàn.
- Nhà nƣớc cần xóa bỏ độc quyền và đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp
nhà nƣớc để phù hợp với thực hiện các cam kết WTO. Có nhƣ vậy mới nâng cao
năng lực cạnh tranh của các TĐKT tƣ nhân và giải phóng đƣợc các nguồn lực kinh
tế khác.
- Nâng cao vai trò của SCIC trong việc quản lý vốn nhà nƣớc tại các TĐKTNN
bằng cách thiết lập một quy trình quản lý bao gồm cả quy trình và các tiêu chuẩn
91
đánh giá của SCIC với các TĐKTNN nhận đầu tƣ. Cần phải học hỏi từ kinh nghiệm
của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc.
3.3.2. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nƣớc về khung pháp lỹ, những chính sách ƣu đãi
và định hƣớng hoạt động, bản thân các TĐKTNN phải nỗ lực không ngừng để hoàn
thiện CCQLTC và mô hình phát triển của tập đoàn trong thời kỳ mới. Sau đây là
một vài giải pháp tác giả đƣa ra để đạt đƣợc mục tiêu trên:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện quá trình cải cách trong các TĐKTNN là
việc các TĐKTNN cần phải tiến hành ngay sau khủng hoảng tài chính 2008:
Tái cấu trúc lại các tập đoàn nhằm thu gom đầu mối doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ của công ty mẹ theo từng ngành, nhóm ngành. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ
cấu ngành nghề kinh doanh, quá trình tái cấu trúc sẽ định hƣớng lựa chọn cơ cấu
ngành nghề kinh doanh và sắp xếp lại các doanh nghiệp trong tập đoàn.
- Các TĐKTNN phải thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các công ty thành
viên. Công ty mẹ nên để các công ty con tự chủ trong các quyết định về sản xuất,
kinh doanh, nhân lực, tài chính bằng cách thay đổi điều lệ của tập đoàn, hỗ trợ gián
tiếp về tài chính, những ý kiến của công ty mẹ chỉ mang tính chất góp ý, không
đƣợc can thiệp quá sâu để các công ty con có quy mô quá nhỏ không còn quá lệ
thuộc vào công ty mẹ.
- Cổ phần hoá chỉ là bƣớc đầu của quá trình cải cách. Muốn nâng cao hiệu quả
hoạt động của các TĐKTNN, cần phải thực hiện các bƣớc tiếp theo của quá trình
cải cách: tái cơ cấu cấu trúc, cơ cấu quản lý, cơ cấu tài chính và nâng cao năng lực
quản trị tập đoàn. Cụ thể nhƣ sau:
(1) Tái cơ cấu cấu trúc: Tái cơ cấu cấu trúc là một quá trình làm thay đổi căn
bản trong doanh nghiệp thông qua việc thay đổi cấu trúc các bộ phận một cách
thuần tuý, hoặc thay đổi cả quy trình kinh doanh trên nền tảng và triết lý kinh doanh
cũ. Để thực hiện tái cơ cấu cấu trúc thành công, các TĐKTNN cần phải thực hiện
theo lộ trình sau:
92
Sơ đồ 3.1: Lộ trình tái cơ cấu cấu trúc trong các TĐKTNN
(2) Tái cơ cấu quy trình quản lý: Quản lý tập trung các công ty cùng một khối
kinh doanh chiến lƣợc theo cùng một định hƣớng chung bằng cách nhóm các cán bộ
chủ chốt thích hợp quản lý các công ty dƣới quyền kiểm soát của tập đoàn con.
(3) Tái cơ cấu quy trình quản trị tập đoàn: Quản trị doanh nghiệp kém thì nhà
đầu tƣ sẽ đánh giá thấp giá trị doanh nghiệp. Nghĩa là, khi huy động vốn tín dụng,
doanh nghiệp sẽ bị xếp hạng tín nhiệm thấp và không đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi từ
nhà đầu tƣ do đó chi phí vốn vay sẽ lớn hơn so với việc quản trị doanh nghiệp tốt.
Vì vậy , phải xem xét việc áp dụng các quy trình quản trị thích hợp với mô hình tập
đoàn, phù hợp với quy định của pháp luật và lĩnh vực kinh doanh cụ thể cho từng
đơn vị kinh doanh chiến lƣợc của tập đoàn.
(4) Tái cơ cấu tài chính: Nguồn vốn trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn sau
khủng hoảng, vì vậy tái cơ cấu tài chính là nội dung quan trọng mà các TĐKTNN
cần thực hiện, trong đó đặc biệt quan tâm đến tái cấu trúc nguồn vốn trong tập đoàn.
93
Để tập đoàn có khả năng cạnh tranh về chi phí và làm giảm bớt sức ép về trả nợ
gốc, các tập đoàn phải thay thế các khoản vay hiện hành bằng các khoản vay có thời
hạn dài hơn và chi phí lãi vay thấp hơn. Tuỳ từng tình hình hoạt động cuả từng tập
đoàn mà có những phƣơng án tái cấu trúc nguồn vốn cụ thể:
Đối với lĩnh vực kinh doanh thua lỗ của tập đoàn: Về mặt tài chính, sự thua
lỗ khiến cho giá trị tài sản của tập đoàn bị giảm đi và lẽ dĩ nhiên vốn chủ sở
hữu cũng bị giảm theo. Để giảm lỗ, tập đoàn cần phải cắt bớt những chi phí
không cần thiết, hạn chế những khoản vay đầu tƣ không thu lời đƣợc ngay,
chấp nhận rút gọn quy mô của ngành nghề, rút bớt chi nhánh, đại lý thiếu
hiệu quả, tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ
hàng hoá, giảm giá thành đầu vài… từng bƣớc đƣa cấu trúc nguồn vốn đầu
tƣ cho lĩnh vực đó dần trở lại cân bằng.
Đối với lĩnh vực kinh doanh có sự tăng trƣởng “quá nóng” của tập đoàn:
Khủng hoảng đã đem lại cơ hội cho một số ngành nghề phát triển. Tuy
nhiên, việc tăng trƣởng quá nóng của một số lĩnh vực kinh doanh đó dễ làm
cạn kiệt các nguồn lực tài chính cũng nhƣ khiến cho cơ cấu nguồn vốn mất
cân đối nghiêm trọng. Mức sử dụng tín dụng bên ngoài nhiều hơn so với
nguồn vốn huy động từ trong tập đoàn dẫn đến hệ số nợ quá cao. Để giữ
vững quyền kiểm soát của tập đoàn với nguồn vốn của mình, không còn
cách nào khác phải kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tƣ, đặt ra các kế hoạch
thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc ít nhất cũng phải dự phòng những
phƣơng án phòng khi rủi ro không mong đợi xảy ra.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp đƣợc các TĐKTNN mua lại hoặc sáp
nhập, cần phải tái cấu trúc nguồn vốn sao cho phù hợp hơn với những thay đổi của
điều kiện kinh doanh đồng thời phải tính đến mức độ rủi ro kinh doanh trong rủi ro
tổng thể của cả tập đoàn.
Sau khi quá trình cải cách đƣợc hoàn thành, các TĐKTNN phải tiến hành kiểm
kê, đánh giá lại toàn bộ tài sản, vốn của tập đoàn tại thời điểm cải cách, phân định
rõ ràng các nguồn vốn: vốn Nhà nƣớc cấp (cấp khi mới thành lập và bổ sung trong
quá trình hoạt động), vốn có nguồn gốc từ Nhà nƣớc (vốn tích luỹ đƣợc từ kết quả
94
hoạt động SXKD trên phần vốn Nhà nƣớc), vốn góp của các đối tác (các tổ chức
kinh tế trong và ngoài nƣớc), vốn tự tích luỹ, các loại vốn vay… Từ đó lên kế hoạch
quản lý và sử dụng vốn và tài sản phù hợp với cấu trúc mới của tập đoàn.
Thứ hai, hoàn thiện CCQLTC trong các TĐKTNN là yêu cầu cấp thiết
- Về cơ chế huy động vốn
Tận dụng tối đa các kênh huy động vốn thông qua các công ty con mà các
TĐKTNN có cổ phần chi phối hay cổ đông chiến lƣợc. Tăng cƣờng quyền
chủ động huy động vốn cho các đơn vị thành viên nhƣ: tự chủ về kinh
doanh, tài chính, chủ động trong việc tìm kiếm và thực hiện các dự án đầu
tƣ có khả năng sinh lời cao bằng cách thƣờng xuyên tổ chức các buổi gặp
gỡ của ban lãnh đạo các công ty con để cập nhật liên tục tình hình kinh
doanh của công ty và tạo sự hoà đồng, gắn bó giữa các công ty con với
nhau. Qua đó, các công ty con tự trao đổi kinh nghiệm và đầu tƣ vốn cho
nhau chứ không phải là mệnh lệnh hành chính ép buộc của công ty mẹ nhƣ
trƣớc đây nữa.
Các TĐKTNN nên coi trọng kênh huy động vốn qua TTCK, nhất là trong
bối cảnh thị trƣờng tài chính phát triển nhƣ hiện nay. Chủ động đề xuất ý
kiến với nhà nƣớc về việc hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp lý về
TTCK, tạo những ƣa đãi nhất định cho các nhà đầu tƣ lớn nhƣ các
TĐKTNN.
Cần tranh thủ thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bằng các hình thức liên doanh,
liên kết giữa các TĐKTNN với các tổ chức kinh tế và cá nhân nƣớc ngoài,
thúc đẩy nhà nƣớc hoàn thiện luật pháp quản lý đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hoặc có thể phát triển các mối quan hệ quốc tế qua
việc tăng cƣờng kênh huy động tín dụng ngân hàng của các ngân hàng
thƣơng mại nƣớc ngoài, vừa có thể huy động một số vốn lớn, vừa tạo đƣợc
uy tín với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Muốn thực hiện chiến
lƣợc này, trƣớc hết phải hoàn thiện hình ảnh của tập đoàn thông qua thƣơng
hiệu, các báo cáo tài chính và uy tín trong các hợp đồng làm ăn với các đối
tác nƣớc ngoài khác.
95
Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa các TĐKTNN với nhau và
với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác dƣới hình thức lập
các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các ngân hàng thƣơng
mại trong nƣớc và các tổ chức tài chính quốc tế để kịp thời xử lý, giải quyết
những vƣớng mắc, khơi thông nguồn vốn tín dụng cũng là biện pháp quan
trọng để đảm bảo nguồn vốn đầu tƣ. Đồng thời trên tinh thần chia sẻ khó
khăn vì lợi ích chung, các TĐKTNN phải chủ động đàm phán với các ngân
hàng thƣơng mại để điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với tình hình mới,
nhằm đảm bảo giải ngân vốn vay và tiếp tục thực hiện các hợp đồng tín
dụng;
- Về cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản
Cơ chế điều hoà vốn nội bộ thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là
các công ty tài chính phải kết hợp đồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng
quỹ chung của TĐKTNN. Cơ chế điều hòa vốn phải đƣợc quy định cụ thể
trong quy chế tài chính của TĐKTNN và phải thực hiện theo những nguyên
tắc nhất định. Đặc biệt, tránh tình trạng hình thành nguồn vốn lớn trong các
quỹ chuyên dùng với mục đích cho vay. Điều này làm ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động của các định chế tài chính.
Xác định rõ quyền sở hữu tài sản của TĐKTNN, bỏ sự can thiệp của cơ
quan nhà nƣớc đối với các vấn đề tài sản của tập đoàn. Xây dựng cơ chế
xử lý linh hoạt gắn với tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc
thanh lý, nhƣợng bán tài sản, xử lý tổn thất về tài sản của tập đoàn.
Kiên quyết cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án chƣa thật cần thiết
hoặc chƣa thu hồi đƣợc lãi ngay để tập trung vốn đầu tƣ vào các công trình
chính, trọng điểm cần hoàn thành ngay. Nếu đầu tƣ dàn trải mà không thu
đƣợc lợi nhuận nhƣ mong đợi hoặc thua lỗ, TĐKTNN phải quyết định tái
cơ cấu nguồn vốn trong các dự án đầu tƣ theo giải pháp đã đề cập ở trên
Cơ chế chính sách tài chính cần phải tạo điều kiện để các công ty con phát
huy cao độ tính độc lập, tự chủ trong các quyết định đầu tƣ tránh tình trạng
96
lệ thuộc quá nhiều vào công ty mẹ. Các TĐKTNN cần phân cấp cho các
doanh nghiệp thành viên linh hoạt chuyển đổi vốn lƣu động cho nhau, chủ
động thanh lý tài sản, chuyển nhƣợng, mua bán, thế chấp, cầm cố tài sản
trên nguyên tắc bảo toàn và sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả. Cho phép các
doanh nghiệp thành viên quyết định mua sắm mới, sửa chữa TSCĐ dựa
trên quy mô vốn đầu tƣ.
Các TĐKTNN cần phải xây dựng một hệ thống tiêu chí hoàn chỉnh để xếp
hạng cho các công ty thành viên trong cơ chế đầu tƣ vốn. Cụ thể nhƣ sau:
xác định số điểm của các công ty thành viên theo hai bƣớc:
Bƣớc 1: Xác định số điểm của từng tiêu chí đối với đơn vị thành viên
cần xem xét cấp vốn theo bảng sau:
97
Bảng 3.1: Bảng xếp loại điểm của các tiêu chí quyết định
trong cơ chế đầu tư vốn
Bƣớc 2: Sau khi xác định đƣợc số điểm của các tiêu chí trên thì nhân
kết quả đó với tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của từng tiêu
chí theo bảng sau:
Xếp loại/
Tiêu chí
Thấp Trung bình Cao
Số điểm tƣơng
ứng
10 20 30
Tỷ lệ vốn góp
của công ty mẹ
5 tỷ đồng
Lĩnh vực hoạt
động của công ty
con
lĩnh vực
khác
lĩnh vực công
nghiệp nhẹ, sản
xuất hàng hóa thiết
yếu, dịch vụ thiết
yếu
lĩnh vực công nghiệp
nặng, công nghệ cao
Tính khả thi của
dự án đầu tƣ
Phụ thuộc vào từng loại dự án mà quyết định dùng NPV,
IRR, PI… để tính điểm.
Kết quả kinh
doanh của hai kỳ
liên tiếp gần nhất
Kinh doanh
thua lỗ hoặc
không có lãi
Kinh doanh có lãi
nhƣng tỷ suất lợi
nhuận giảm
Kinh doanh có lãi lớn
và tỷ suất lợi nhuận
liên tục tăng
Thị phần Vị trí độc
quyền
Vị trí thống lĩnh thị
trƣờng
thị phần thấp và thị
trƣờng có quá nhiều
đối thủ cạnh tranh
98
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của
từng tiêu chí quyết định trong cơ chế đầu tư vốn
STT Các chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
1 tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ 50%
2 lĩnh vực hoạt động của công ty con 20%
3 tính khả thi của dự án đầu tƣ 15%
4 kết quả kinh doanh của hai kỳ liên
tiếp gần nhất
10%
5 Thị phần 5%
6 Một số tiêu chí khác 5 %
Bƣớc 3: Sau khi tính điểm cho các công ty thành viên, TĐKTNN tiến
hành xếp hạng các công ty đó rồi đƣa ra quyết định đầu tƣ bao nhiêu vốn.
- Về cơ chế phân phối lợi nhuận
Cơ chế quản lý chi phí của TĐKTNN cần phải xây dựng theo hƣớng mở
rộng quyền của ngƣời quản lý và điều hành các công ty con trong việc
quyết định các khoản chi phí, trên cơ sở trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Xây
dựng và ban hành cơ chế kiểm soát chi phí của các công ty con trong các
ngành có lợi thế hoặc độc quyền, chống việc lợi dụng những lợi thế, độc
quyền để tạo nên những đặc quyền, đặc lợi.
Xác định lại hệ thống quỹ của tập đoàn. Ban lãnh đạo của tập đoàn cần
phải theo dõi sát sao việc quản lý quỹ chung của tập đoàn. Nên có các
chính sách sử dụng quỹ vào những mục đích chung của cả tập đoàn theo
chiến lƣợc kinh doanh ban đầu mà tập đoàn đã đề ra với các công ty con,
nếu thực hiện khác đi phải công khai thông báo lí do. Và định kỳ công khai
báo cáo sử dụng quỹ của tập đoàn hàng quý cho các đơn vị thành viên cùng
đƣợc biết.
Nên hình thành cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp nhƣng
cũng cần phải phân định rõ lợi nhuận của từng loại hoạt động của từng đơn
99
vị để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải
pháp hợp lý trong vấn đề phân phối lợi nhuận (tránh hiện tƣợng chỉ áp
dụng cơ chế quản lý lợi nhuận chỉ mang tính hình thức).
- Về cơ chế kiểm soát tài chính
Phát triển một quy trình kiểm soát tài chính mới trong tập đoàn mà trong đó
các mục tiêu kiểm soát tài chính cụ thể, ngắn gọn, khả thi và các bƣớc
trong quy trình cứ theo đó định hƣớng thực hiện. Cần phải đƣa ra các tiêu
chuẩn định lƣợng các mục tiêu nhƣ là: tổng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất
lợi nhuận trên vốn đầu tƣ… là bao nhiêu cho từng đơn vị kinh doanh chiến
lƣợc, từ đó theo dõi sát việc thực hiện những mục tiêu đó. Song song với
việc định hƣớng các mục tiêu cụ thể, tập đoàn cũng phải quy định rõ nhiệm
vụ, trách nhiệm của từng công ty con để phối hợp thực hiện kiểm soát tài
chính trong tập đoàn.
Cần nâng cao hơn nữa công tác dự báo và kiểm soát rủi ro tài chính: Hiện
nay, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển thì mức độ rủi
ro tài chính ngày càng tăng thêm cùng với sự phát triển của thị trƣờng tài
chính. Do đó, kiểm soát rủi ro tài chính đƣợc coi là một nội dung quan
trọng và không thể thiếu của nội dung kiểm soát tài chính trong TĐKT.
Hoạt động kiểm soát muốn đạt hiệu quả, ngƣời đƣợc giao trọng trách kiểm
soát phải hội tụ đƣợc một số phẩm chất quan trọng: phải am hiểu ngành,
nghề, phải có tính hoài nghi nghề nghiệp, phát hiện ra sai sót, phải khách
quan, tôn trọng sự thật (muốn khách quan thì cần phải độc lập về kinh tế,
quan hệ, công việc…).
Từ những hạn chế còn tồn tại trong các TĐKTNN, cần xây dựng hệ thống
kiểm soát tài chính theo mô hình sau:
100
Sơ đồ 3.2: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN
( (1)
(2)
(3)
(1): Kiểm soát của chủ sở hữu đối với ngƣời quản lý tập đoàn và kiểm soát
của ngƣời quản lý tập đoàn đối với toàn bộ hoạt động trong phạm vi mình
quản lý. Ở tầng thứ nhất, đại hội cổ đông, cơ quan quyền lực cao nhất sẽ
lập và bầu ra Ủy ban kiểm soát tập đoàn. Ủy ban kiểm soát này có nhiệm
vụ kiểm soát tất cả những hoạt động của HĐQT. Nếu phát hiện HĐQT có
hành vi sai trái, Ủy ban này sẽ báo cáo đại hội cổ đông để cơ quan này xử
lý, kể cả cách chức, miễn nhiệm HĐQT
(2): Đồng thời, HĐQT cũng lập ra một Ban kiểm soát để giám sát hoạt
động của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, trong đó có hai hoạt động
quan trọng là hoạt động tài chính và việc thực thi chiến lƣợc, nghị quyết
của HĐQT…
(3): Ở tầng kiểm soát tiếp theo, để giám sát hoạt động của các công ty thành
viên, Tổng giám đốc cũng lập ra một bộ phận kiểm soát nội bộ. Bộ phận này
thay mặt Tổng giám đốc có thể kiểm soát các hoạt động tài chính của các công
ty thành viên bằng cách thành lập từng Ban kiểm soát nội bộ trong các công ty
thành viên (quay trở lại giống tầng kiểm soát thứ 2 trong sơ đồ 2.2)
101
3.3.3. Đối với các nhà quản lý của TĐKTNN
Với vai trò lãnh đạo, các nhà quản lý cũng phải có những giải pháp hoàn thiện
cách thức quản lý của mình để phù hợp với TĐKTNN sau khi tiến hành cải cách.
Với những hạn chế còn tồn tại trong bộ máy lãnh đạo, các nhà quản lý của
TĐKTNN cần hoàn thiện theo hƣớng sau đây:
- Chủ động đổi mới tƣ duy, cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với nền kinh tế
thị trƣờng hiện nay. Bộ phận nhân sự cần phải cất nhắc nguồn nhân lực trẻ, có lối tƣ
duy mới, tạo một phong cách làm việc năng động và hiệu quả hơn trong đội ngũ cán
bộ, công, nhân viên.
- Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý tài chính trong các tập đoàn
bằng cách: tăng cƣờng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn không chỉ về quản lý
mà còn về tài chính, hình thành một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tiến
hành nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện CCQLTC trong các tập đoàn.
- Quản lý tài chính trong các TĐKTNN cần phải từng bƣớc vi tính hoá, đẩy
mạnh phân cấp quản lý tài chính trong tập đoàn trên cơ sở tăng cƣờng tính tự chủ tài
chính đối với các doanh nghiệp thành viên.
Tóm lại, dù muốn hay không, các TĐKTNN cũng phải tự nhìn lại rằng
CCQLTC cũng có nhiều điểm hạn chế, gây cản trở sự phát triển của tập đoàn. Để
những giải pháp trên đạt hiệu quả, các tập đoàn phải chủ động đổi mới cơ chế, phối
hợp với Nhà nƣớc một cách nhịp nhàng và không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ
những tập đoàn nƣớc ngoài.
102
KẾT LUẬN
Để phát huy vai trò nòng cốt trong nền kinh tế, các TĐKTNN đã, đang và sẽ
nỗ lực hoàn thiện mô hình TĐKT và CCQLTC dƣới sự hỗ trợ của Nhà nƣớc qua
các cơ chế chính sách. Với tầm vóc của mình, các tập đoàn đã đạt đƣợc rất nhiều kết
quả đáng mừng góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất
nƣớc. Nhƣng không phải vì những đóng góp to lớn trong việc chung tay, góp sức
với Nhà nƣớc chống lại khủng hoảng mà bỏ qua những mặt hạn chế còn tồn tại
trong các TĐKTNN. CCQLTC trong các tập đoàn còn bị ảnh hƣởng nhiều từ cách
nghĩ, cách làm từ cơ chế quản lý cũ.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, nội dung của khóa luận đã
giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:
- Đƣa ra cái nhìn tổng quát về lý luận và thực tiễn của mô hình TĐKT và
CCQLTC trong các tập đoàn từ khi chuyển đổi đến nay.
- Từ sự chênh lệch của lý luận và thực tiễn, khoá luận đã chỉ ra đƣợc những
hạn chế cần phải khắc phục trong CCQLTC của các tập đoàn
- Dựa vào những nghiên cứu trên, khoá luận đã đƣa ra những giải pháp từ phía
nhà nƣớc và các TĐKTNN nhằm hoàn thiện CCQLTC của các tập đoàn trong bối
cảnh kinh tế mới nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thày cô thông cảm và đóng góp ý kiến giúp
khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
103
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Xếp hạng các TĐKTNN theo VRN500:
Xếp
hạng
Tên Tập đoàn Mã số thuế Ngành nghề kinh doanh
1 Tập đoàn dầu khí Việt
Nam
0100681592 Khai thác, thăm dò và dịch
vụ dầu khí
3 Tập đoàn điện lực Việt
Nam
0100100079 Sản xuất và phân phối điện
4 Tập đoàn công nghiệp
than-khoáng sản VN
5700100256 Khai thác, thu gom, kinh
doanh than
5 Tập đoàn Bƣu chính Viễn
thông VN
0100692594 Viễn thông và công nghệ
thông tin
9 Tập đoàn Viễn thông quân
đội
0100109106
Viễn thông và công nghệ
thông tin
10 Tập đoàn công nghệ tàu
thuỷ Việt Nam
0100113303 Công nghiệp đóng tàu và
sửa chữa tàu
18 Tập đoàn dệt may Việt
Nam
0100100008 Ngành may
28 Tập đoàn công nghiệp cao
su Việt Nam
0301266564 Trồng, chế biến, kinh
doanh cao su
34 Tập đoàn Bảo Việt 0100111761 Bảo hiểm, ngân hàng, tài
chính
57 Tập đoàn công nghiệp xây
dựng VN Sông đà
0100105870 Xây dựng dân dụng &
công nghiệp; công trình
giao thông
104 Tập đoàn phát triển nhà và
đô thị VN
0100106144 Xây dựng dân dụng &
công nghiệp; công trình
giao thông
104
Phụ lục 2: Hiệu quả kinh doanh của các TĐKTNN
Tập
đoàn
LN trƣớc thuế/Tổng
TS
LN trƣớc thuế/ Doanh
thu
LN sau thuế/VCSH
2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008
VNPT 16,9 13,67 -- 34,45 29,99 -- 17,09 14,19 --
VRG 24,49 18,68 18,6 39,09 31,86 27,89 31,1 22,7 21,77
VNS -- -- -- -- -- -- 43,86 11,8 10,08
TKV 12,39 9,96 12,9 9,19 8,41 10,85 26,35 23,9 31,39
PVN 51,82 27,79 27,24 77,78 52,12 47,77 32,74 13,9 14,16
DM 2,17 3,96 3,08 1,61 3,62 3,33 7,2 12,29 9,18
EVN 1,91 2,41 1,02 5,85 7,67 3,21 2,35 2,58 1,03
BV 3,92 2,74 2,67 9,25 12,12 5,77 22,87 8,14 6,41
Tổng 20,7 12,88 11,39 39,81 28,12 25,79 18,27 10,36 9,42
Phụ lục 3: Mức độ an toàn vốn đầu tƣ của các TĐKTNN
Tập
đoàn
Hs nợ ngắn
hạn/TSNH
HS nợ phải
trả/VCSH
Hs vốn vay ngắn
hạn/VCSH (lần)
2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008
VNPT 2,15 1,71 -- 0,35 0,36 -- 0,02 0,06 --
VRG 1,32 2,45 -- 0,58 0,49 -- 0,20 0,16 --
VNS 1,3 1,55 1,29 15,96 12,23 10,96 12,33 8,79 7,84
TKV 1,57 1,11 1,33 1,55 1,79 2,00 1,18 1,14 1,38
PVN 2,08 1,82 1,82 0,48 0,66 0,74 0,18 0,33 0,35
DM 1,06 1,22 1,28 2,44 2,03 1,61 1,67 1,36 0,99
EVN 2,03 1,95 1,86 1,59 1,44 1,76 1,35 1,19 1,54
BV 5,03 2,16 8,89 5,5 2,51 1,99 -- -- --
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Quốc hội khóa IX (2004), Luật các tổ chức tín dụng 2004
3. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, Luật cạnh tranh 2004
4. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 (2005), Luật Doanh nghiệp 2005
5. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 (2006), Luật chứng khoán 2007
6. Chính phủ (2009), Nghị định 09/2009/NĐ-CP
7. Chính phủ (2009), Nghị định 101/2009/NĐ-CP
8. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
9. Mai Văn Bƣu và Phan Kim Chiến (2004), Giáo trình Quản lý nhà nƣớc về
kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia
10. Vũ Huy Cừ (2002), “Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện
đại hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
11. TS. Hồ Diệu, Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng,
Nxb Thống kê
12. Bùi Văn Huyền (2008), “Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam”, Nxb Chính trị quốc gia
13. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển kinh tế thị trƣờng, Nxb Viện nghiên
cứu và phổ biến tri thức bách khoa
14. GS. NSƢT. Đinh Xuân Trình (2006), Trƣờng đại học Ngoại Thƣơng, Giáo
trình thanh toán quốc tế, Nxb Lao động- xã hội
15. Ban kiểm soát nội bộ, “Hiệu quả hoạt động trên TTCK của PVFC”, Bản tin
nội bộ PVFC, số 12, tháng 3/2008
16. BaoLixu và Mingao Shen (2003), “TĐDN Trung Quốc: quá khức, hiện tại và
tƣơng lai phát triển”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (sƣu tầm
và dịch)
106
17. TS. Hoàng Ngọc Bắc, “Kinh nghiệm phát triển mô hình công ty mẹ- công ty
con tại Trung Quốc và Hàn Quốc”, tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số
7/2009
18. Cục tài chính doanh nghiệp, Báo cáo tình hình SXKD- tài chính của VNPT
năm 2006, 2007, 2008
19. Vũ Hà Cƣờng, “Cơ chế quản lý tài chính theo mô hình thí điểm tập đoàn
kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân Hàng, số
3(5+6/2002)
20. ThS. Trần Thị Hồng, Cơ chế tài chính của tổng công ty bƣu chính viễn thông
Việt Nam theo mô hình tập đoàn”, Tạp chí Lao động – Xã hội, số 261(từ 16-
30/4/2005)
21. TS. Bạch Đức Hiến và ThS. Đoàn Hƣơng Quỳnh, “Tái cấu trúc nguồn vốn
của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tài chính, tháng 2/2010
22. ThS. Nguyễn Xuân Sinh (2009), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập
đoàn, TCT nhà nƣớc”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 22/2009
23. Phạm Đình Soạn, “Một số vấn đề quản lý tài chính và báo cáo tài chính của
tập đoàn kinh tế công ty mẹ- công ty con”, Tạp chí Thƣơng Mại, số 35/2004
24. ThS. Nguyễn Văn Tài (2010), Cao đẳng du lịch Việt Nam, “Sự nhất quán
phát triển kinh tế thị trƣờng XHCN trong xây dựng mô hình TĐDN tại Trung
Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (102)
25. Thanh Tâm, “Đầu tƣ ra nƣớc ngoài đang khởi sắc”, Tạp chí Tài chính doanh
nghiệp, số 10/2009
26. PGS.TS Pham Quang Trung, ThS. Nguyễn Đức Hiển, ThS. Vũ Hoàng Nam,
trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, “Một số đánh giá về hiệu quả hoạt động
của các TĐKTNN”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp, số 10/2009.
Tài liệu tiếng Anh
1. Brealey Richard A. (1998), Principles of corporate finance, Nxb McGraw
Hill
107
2. Lawrence J.Gitman (1994), Principles of managerial finance, Harper and
Row
3. Bill J.Gilson (1998), Creating value through corporate restructing, McGraw-
Hill Book Company, New York
4. James C.Van Horme (2004), Financial Manangement and policy, Ninth
edition, Prentice Hall international edition
5. Harvard institude for international development (1995), Program on
investment appraisal and management
6. Frederic S. Mishkin (2003), The Economics of Money, Banking and
Financial Markets, Pearson publications company, USA
Tài liệu trên các website
1. Bộ Thông tin và truyền thông, kết quả tổng hợp số liệu về phát triển bƣu
chính, viễn thông và Internet năm 2009,
dinh-vi-the-so-1-tren-thi-truong.htm, truy cập ngày 26/3/2010
2. Cindy A. Sela, “Coporate govermance in china: Then and now”, Cổng thông
tin điện tử Luật quốc tế Trung Quốc,
3. Cổng thông tin điện tử tập đoàn Bảo Việt, Công bố thông tin,
d=176&lang=VN,, truy cập ngày 24/3/2010
4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2010)
_schema=PORTAL, truy cập ngày 12/3/2010.
5. Cổng thông tin điện tử tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (6/01/2010),
truy cập ngày 14/3/2010
6. Cổng thông tin điện tử tập đoàn dệt may Việt Nam
(22/2/2010),
ArticleID=4221, truy cập ngày 14/3/2010.
108
7. Cổng thông tin điện tử Tổng cục thống kê, “Cơ cấu chi Ngân sách nhà
nƣớc”,
truy cập ngày 25/3/2010
8. Cổng thông tin tập đoàn Viễn thông quân đội,
VN/21/5/2010.viettel, truy cập ngày 26/3/2010
9. Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (4/1/2010), Báo cáo tổng kết TTCK
2009 và dự báo 2010,
2731-4b55-8d53-dd376f7a32f3.pdf
10. Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam
(22/01/2010), “Viettel đạt mức tăng trƣởng đứng đầu về viễn thông”,
truy cập ngày
16/3/2010.
11. Diễn đàn doanh nghiệp (9/4/2010), Hội thảo “Quản trị doanh nghiệp ngành
dầu khí khi tham gia TTCK Việt Nam”,
nghiep-nganh-dau-khi-khi-tham- gia-ttck-viet-nam.htm, truy cập ngày
24/3/2010.
12. Diễn đàn VNR500 (6/1/2010). “Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”,
truy cập ngày 25/3/2010
13. Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, “Phát triển các tập đoàn
kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”,
5476, truy cập ngày 14/3/2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5067_1967.pdf