Luận án Vấn đề giảm nghèo của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình phát triển bền vững

- Khi triển khai các dự án phải xem xét tính khả thi, không nên cứ có dự án thì thực hiện để giải ngân và báo cáo coi như hoàn thành, trong khi không mang lại hiệu quả thiết thực. Chẳng hạn, một xã ở Cà Mau triển khai dự án dạy nghề nấu ăn cho phụ nữ nghèo, mấy trăm phụ nữ cùng có nghề nhưng không biết nấu cho ai đành về làm đồ nhậu cho chồng! - Cần tổ chức dạy tiếng Khmer cho cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác dân tộc nói riêng để có thể tiếp xúc gần gũi với bà con nghèo, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.

pdf170 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề giảm nghèo của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách mà còn phải chủ động trong giám sát, để có thể phát hiện, đề xuất cách làm hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ hộ nghèo trên địa bàn hiệu quả. Muốn vậy, ngoài những giải pháp trên đối với cán bộ thì các ngành chức năng của địa phương cũng cần nghiên cứu, tham mưu cho các cấp lãnh đạo về việc chăm lo chế độ lương, phụ cấp thỏa đáng nhằm góp phần ổn định đội ngũ cán bộ. Có như vậy mới đảm bảo phát triển bền vững ở vùng này 4.2.7. Giải pháp về tăng cường vai trò của nhà nước trong thực hiện giảm nghèo vùng ĐBDT Khmer Cần nhận thức rằng, việc làm chuyển biến tích cực đời sống của ĐBDT Khmer, giảm dần khoảng cách giàu-nghèo là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Song, ở đó vai trò của nhà nước là rất quan trọng, vai trò đó được thể hiện trước tiên ở việc Nhà nước ban hành chính sách và tổ chức thực hiện. Chính sự điều hành, tổ chức của Nhà nước làm cho tính cộng đồng được phát huy. Nhà nước còn giữ vai trò định hướng cho hoạt động giảm nghèo, đặc biệt là đối với ĐBDT Khmer, để không bị các thế lực thù địch vì mục tiêu chính trị lợi dụng vấn đề đói nghèo, vấn đề dân tộc chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chính vai trò của nhà nước giúp cho giảm nghèo mang tính bền vững hơn và góp phần quan trọng trong quá trình phát triển bền vững ở ĐBSCL. Có thể thấy, tất cả sáu nhóm giải pháp trên đều cần vai trò của nhà nước. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước một cách căn cơ thì các giải pháp giảm nghèo sẽ khó thành công và khó bền vững, đặc biệt là những giải pháp về kinh tế. Chẳng hạn, mô hình tích hợp trong nông nghiệp đang thực hiện ở Trà Vinh bước đầu mang lại hiệu quả giảm nghèo rất tốt, vừa tạo việc làm, vừa tăng thu nhập lại tận dụng được hết các nguồn lực. Thế nhưng để áp dụng mô hình này đòi hỏi phải có ba điều kiện: phải siêng năng chịu khó; phải có vốn và phải có kiến thức, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật. Trong thực tế, bà con nghèo dân 138 tộc Khmer chỉ có duy nhất điều kiện thứ nhất, hai điều kiện còn lại phải có sự hỗ trợ của nhà nước. Như vậy, có thể thấy vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng. Nếu như có chính sách phù hợp, với cơ chế tổ chức quản lý chặt chẽ, giúp bà con Khmer nghèo vay vốn, tập huấn, hướng dẫn để bà con sử dụng vốn có hiệu quả thì không những giúp bà con thoát khỏi đói nghèo mà còn là biện pháp tác động mạnh nhất đến nhận thức của bà con. Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phân công lao động diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh như hiện nay sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ cần lao động như: chăm sóc người già, người bệnh, chăm sóc trẻ em từ sơ sinh đến mầm non, giúp việc nhà Những dịch vụ này tạo được nhiều việc làm và rất phù hợp với tính cách và tâm lý của ĐBDT Khmer bởi người Khmer vốn hiền lành, chịu khó lại chịu ảnh hưởng của đạo Phật nên thật thà không tham lam. Hiện nay người Khmer nghèo thường đi làm thuê và người Kinh cũng rất muốn thuê người làm, người giúp việc trong gia đình là người Khmer. Bản thân người Khmer khi đi làm thuê cũng cảm thấy rất bình thường, nhẹ nhàng, không nặng nề về tâm lý phân biệt đẳng cấp như người Hoa. Đây là điểm khác biệt về tính cách giữa ĐBDT Khmer với các dân tộc khác. Ở nước ta, thực hiện chính sách dân số từ 1 đến 2 con, tỷ lệ sinh giảm nhưng các dịch vụ xã hội chưa phát triển đồng bộ nên nhu cầu về các dịch vụ này rất lớn. Mặt khác, đây cũng là những dịch vụ ngày càng cần thiết trong xã hội hiện đại khi Việt Nam phải bắt đầu những bước chuẩn bị cho giai đoạn già hóa dân số. Tuy nhiên, phải có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn mới đảm bảo công việc hiệu quả và ổn định. Do đó, rất cần có vai trò của Nhà nước để tổ chức đào tạo, hướng dẫn bà con về chuyên môn nghiệp vụ. Với đặc điểm và tâm lý của mình, người Khmer sẽ rất phù hợp với những công việc được sắp xếp, phân công hợp lý bởi những người biết tổ 139 chức quản lý tốt. Nghĩa là, đối với một bộ phận ĐBDT Khmer nghèo thì việc tổ chức cho đồng bào tham gia lao động sẽ hiệu quả hơn để tự đồng bào tổ chức hoạt động lao động sản xuất của mình. Trong KTTT hiện nay tất yếu sẽ có những “ông chủ” đứng ra làm điều này và nếu để tự phát có thể dẫn tới khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa ra về kinh tế. Còn về chính trị xã hội sẽ là mâu thuẫn dân tộc. Bởi lẽ hiện nay các thế lực thù địch gây mâu thuẫn theo kiểu: tại sao người Kinh lại giàu còn người Khmer lại nghèo? Tại sao đa số người Khmer lại phải đi làm thuê cho người Kinh? Chúng lợi dụng những tổ chức tôn giáo, từ thiện để giúp đỡ người nghèo rồi kích động gây chia rẽ. Do đó, để tổ chức cho ĐBDT Khmer nghèo lao động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng. Ở đây, Nhà nước không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho bản thân người nghèo, mà Nhà nước còn hỗ trợ dưới hình thức gián tiếp cho những người tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người nghèo (đó là những “ông chủ” có kiến thức, kinh nghiệm, biết tổ chức điều hành và đặc biệt là có tâm với người nghèo, biết hài hòa giữa lợi ích của bản thân mình với lợi ích của những người lao động nghèo) thông qua việc tạo cơ chế, chính sách, các hình thức ưu đãi như: giảm giá thuê đất, tăng thời hạn thuê đất, giảm lãi suất tín dụng, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp những năm đầu và giảm thuế những năm tiếp theo, Để thực hiện giảm nghèo cho ĐBDT Khmer đạt hiệu quả bền vững hơn, sự hỗ trợ của nhà nước thời gian tới cần tiếp tục được thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt sau: - Tăng cường và cải tiến, đổi mới sự chỉ đạo, điều hành các chương trình, dự án giảm nghèo. Nhà nước thông qua vai trò, chức năng của mình cần cải tiến, đổi mới sự chỉ đạo đến các cấp, các ngành từ Trung ương đến cấp xã, phường thực hiện một cách đồng bộ, hệ thống và có sự kết hợp chặt chẽ vì mục tiêu chung là hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống. Theo đó, cần rà soát lại các chương 140 trình chồng chéo, một đối tượng được thụ hưởng nhiều chương trình nhưng vẫn manh mún, nguồn lực bị phân tán (chẳng hạn như chương trình 135 và 30a); “gom” các chương trình có chung mục đích đầu tư, địa bàn thụ hưởng lại để tạo thành “cú hích” cho việc giảm nghèo nhanh, bền vững. Chỉ đạo, điều hành tập trung vào việc ưu tiên đầu tư các công trình điện, đường, trường học, nước sạch, thủy lợi và các công trình phúc lợi thiết yếu phục vụ cho đồng bào lâu dài. Chẳng hạn, đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các dự án nhất là các dự án thuộc chương trình 135. Theo đó, nhanh chóng triển khai việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất trong vùng ĐBDT dưới nhiều hình thức. Đặc biệt ứng dụng tốt các đề tài do sở Khoa học công nghệ các tỉnh chủ quản liên kết với các Viện, Trường như Viện lúa Ô Môn, Viện cây ăn quả miền đông, Trường đại học Cần Thơ... về trồng nấm rơm, nấm mèo, măng xuất khẩu... nhằm phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ gia đình, từ đó đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, nâng cao chất lượng sống của nhóm hộ nghèo. - Cải thiện các chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội để có thêm nhiều hộ nghèo được hưởng lợi. Để hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng trong cả nước nói chung và vùng ĐBDT Khmer nói riêng, Nhà nước cần thiết kế các chương trình giảm nghèo cũng như các chính sách an sinh xã hội mạnh mẽ hơn với chiến lược, phương pháp tiếp cận phù hợp, bao trùm và mở rộng cho các nhóm nghèo khác nhau. - Huy động các nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo thông qua việc tiến hành những biện pháp để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát và đảm bảo tăng trưởng bền vững, mang lại lợi ích cho mọi nhóm người dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến lợi ích của ĐBDT Khmer nghèo. Chẳng hạn như: mở rộng đầu tư; hỗ trợ tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực nông thôn thông qua việc tăng tỷ lệ đầu tư công, tín dụng, khuyến nông và mở rộng việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản..., cơ sở sản xuất kinh doanh, các 141 tổ chức trong và ngoài nước (như cải thiện môi trường đầu tư, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường,...) góp phần thúc đẩy tiến độ giảm nghèo bền vững. - Có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Một thực tế hiện nay ở ĐBSCL, đất bỏ hoang có xu hướng ngày càng tăng mà nguyên nhân đáng lo ngại nhất là động lực cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm. Đây cũng là hệ quả bất cập sau một thời gian thực hiện công nghiệp hóa ở vùng này. Các khu công nghiệp mọc lên thu hút lao động thừa trong nông nghiệp. Thế nhưng đầu tư cho nông nghiệp chưa đồng bộ, còn manh mún lại có nhiều rủi ro nên sau một thời gian, bây giờ có tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp. “Làm ruộng cả năm không dư được 2 triệu đồng, trong khi làm công nhân 1 tháng được 3 triệu mà không lo lỗ lãi, nắng mưa, sâu bệnh”- Tính toán của 1 nông dân. Tuy nhiên, đối với ĐBDT Khmer thường không muốn đi làm xa lâu ngày bởi cuộc sống của họ luôn gắn với ngôi chùa. Chính vì vậy, nếu thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ tạo được nhiều việc làm cho bà con Khmer nghèo. Đây cũng là giải pháp hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại khi mà người nông dân sẽ trở thành “công nhân nông nghiệp” ngay chính trên mảnh đất của họ. Muốn vậy, nhà nước cần miễn giảm - trước mắt là miễn tiền thuê đất, miễn thuế nhập khẩu những công nghệ đầu tư cho sản xuất nông sản sạch để hướng tới thị trường xuất khẩu. (Hiện nay thuế nhập khẩu những công nghệ này - chẳng hạn như công nghệ làm nhà kính - là 25%, cộng với 10% thuế VAT nữa, như vậy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp khó có lãi, chưa kể còn tiền thuê đất và nhiều rủi ro khác do thời tiết) - Tăng cường công tác giám sát. Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần tăng cường quyền giám sát và phản biện trong công tác giảm nghèo. Việc tăng cường công tác giám sát là cần thiết và quan trọng nhằm phát hiện sớm các vi phạm 142 để kịp thời ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát vốn và tài sản Nhà nước trong công tác giảm nghèo. Để làm được điều đó, một trong những nhân tố quan trọng là phải tìm kiếm và xây dựng được các mô hình, cách thức, phương tiện giám sát hiệu quả, để công tác giảm nghèo đạt kết quả cao hơn. Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát, các chương trình/chính sách giảm nghèo có sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ, có thể điển hình như: trong dự án “Hỗ trợ cho cải thiện và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (2006-2010) và Chương trình 135, giai đoạn 2” do UNDP tài trợ, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình giảm nghèo, bao gồm các phần mềm PMT và ATM dựa trên hệ thống theo dõi và đánh giá VAMESP II của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hệ thống chỉ tiêu, chỉ số giám sát chương trình mục tiêu quốc gia – giảm nghèo bền vững và bộ công cụ xác định hộ nghèo. Các hệ thống này đã đóng góp cho một hệ thống theo dõi và báo cáo toàn diện nhất ở tất cả các khâu từ thiết kế, lập trình, tập huấn trên phạm vi toàn quốc và ứng dụng từ cấp xã đến trung ương. Tuy nhiên, do năng lực của cấp xã về thu thập số liệu, nhập số liệu và báo cáo còn hạn chế, công nghệ thông tin và hạ tầng bưu chính viễn thông còn yếu nên nhiều tỉnh không báo cáo được kết quả thực hiện chương trình theo mẫu biểu [28, 11]. Như vậy, vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực trong việc xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát và đánh giá các chính sách, chương trình giảm nghèo nói chung và đối với đồng bào DTTS nói riêng nhằm phục vụ cho việc xây dựng, theo dõi, đánh giá và thực hiện các chính sách, các chương trình giảm nghèo cũng như các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng vì người nghèo, công bằng và bao trùm hơn là rất quan trọng và cần thiết. Toàn bộ các giải pháp giảm nghèo trên đây phải được đặt trong mối quan hệ với quá trình phát triển bền vững ở ĐBSCL. Do đó, vai trò của nhà 143 nước sẽ cực kỳ quan trọng để có thể kết hợp hài hòa ba trụ cột của phát triển bền vững. Nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế để giảm nghèo, nhà nước có thể đóng vai trò như một trọng tài, bởi lẽ quy luật tất yếu khi tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến phân hóa xã hội và khai thác tài nguyên, ảnh hưởng môi trường. Do đó, ngoài những chính sách để phát triển kinh tế, giảm nghèo, phân phối lại, hướng tới công bằng xã hội thì Nhà nước sẽ có vai trò quan trọng trong định hướng khai thác tài nguyên, hạn chế và xử lý ô nhiễm môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Cụ thể: Thứ nhất, quy hoạch những vùng sản xuất, những làng nghề truyền thống để đảm bảo khai thác và sử tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả. Bà con dân tộc Khmer đa số ở vùng sâu vùng xa, sản xuất còn nhiều yếu tố tự cung tự cấp và mang tính tự phát, đặc biệt là những nghề liên quan đến khai thác tài nguyên như đục đá. Nếu không có quy hoạch, hướng dẫn, hỗ trợ bà con áp dụng tiến bộ KHCN trong khai thác đá sẽ dẫn đến vừa cạn kiệt tài nguyên, vừa ảnh hưởng cảnh quan môi trường và cả nguy hiểm trong quá trình khai thác. Mặt khác, việc quy hoạch các làng nghề truyền thống còn giúp cho việc xử lý chất thải trong quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Chẳng hạn như nghề dệt chiếu, dệt thổ cẩm với những hóa chất nhuộm màu độc hại không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe và sản xuất nông nghiệp của chính bà con. Thứ hai, đầu tư và khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ứng dụng KHCN trong sản xuất để hạn chế ô nhiễm môi trường. Cụ thể: có thể giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối phân bón thuốc trừ sâu vi sinh, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi sạch. Kèm theo là các doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và có người tới tận nơi hướng dẫn bà con liều lượng, cách sử dụng và giám sát để đảm bảo thực hiện đúng. 144 Về phía cơ quan chức năng, thường xuyên có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con sử dụng men vi sinh để ủ phân xanh, phân chuồng và hướng dẫn cách sử dụng vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa tận dụng được chất thải không gây hại môi trường, lại rất tiết kiệm phù hợp với bà con nghèo. Thứ ba, đầu tư đồng bộ cho kết cấu hạ tầng. Trong các chương trình XĐGN, các chương trình mục tiêu quốc gia đều có đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhưng chưa đồng bộ. Chính điều này gây ảnh hưởng tới môi trường và ảnh hưởng phát triển bền vững. Chẳng hạn, xây dựng chợ nông thôn nhưng không có hệ thống xử lý nước thải nên theo thói quen bà con vứt rác xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước (chợ nào ở miền Tây cũng cặp mé sông). Đối với chất thải rắn, nhiều vùng nông thôn cũng chưa có hệ thống thu gom nên cần phải được đầu tư. Đầu tư hệ thống thoát nước, hỗ trợ và hướng dẫn bà con làm nhà tắm, nhà vệ sinh để đảm bảo sức khỏe. Nhân rộng mô hình thùng đựng bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng. Tiếp tục hỗ trợ các chùa xây dựng lò hỏa táng với kỹ thuật mới không xả khói và tro bụi ra môi trường Kinh phí có thể từ các chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, chương trình xây dựng nông thôn mới, đầu tư của địa phương và huy động từ các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân Thứ tư, các biện pháp chế tài. Cùng với việc đầu tư đồng bộ, để thực hiện đạt hiệu quả phải có biện pháp chế tài bằng quy định xử phạt khi đã có đủ điều kiện mà vẫn để ô nhiễm môi trường như không sử dụng thùng rác tại gia đình, không thu gom vỏ thuốc BVTV trên đồng ruộng, không thực hiện ủ phân theo hướng dẫn, chăn nuôi trâu bò gần nguồn nước ăn Tuy nhiên, đối với đồng bào Khmer nghèo thì biện pháp chính vẫn là tuyên truyền vận động, hướng dẫn bà con. Có thể kết hợp với các sư trong chùa để thực hiện việc này khi bà con dâng Lục hàng tháng theo phong tục. Sẽ điển hình những cá nhân và gia đình thực hiện tốt đồng thời đấu tranh phê phán những ai chưa làm tốt. Nếu kết hợp được để đưa vào những quy định trong Phum Sóc sẽ rất hiệu quả. 145 Tiểu kết chƣơng 4 Những phương hướng và giải pháp trên đây là những vấn đề cơ bản vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa mang tính lâu dài với mong muốn góp phần thực hiện giảm nghèo trong vùng ĐBDT Khmer ở ĐBSCL một cách cơ bản và bền vững. Việc đề ra những phương hướng và giải pháp để giảm nghèo cho ĐBDT Khmer ở ĐBSCL được dựa trên quá trình nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, những dự báo tình hình trong nước và thế giới tác động đến vấn đề giảm nghèo; từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, về các vấn đề dân tộc, tôn giáo cùng những vận dụng vào đặc thù của ĐBDT Khmer của các tỉnh trong vùng. Tất cả được vận dụng vào thực tế vùng ĐBDT Khmer nghèo ở khu vực ĐBSCL. Để đảm bảo thực hiện giảm nghèo trong vùng ĐBDT Khmer ở ĐBSCL đúng hướng, hoàn thành những mục tiêu cơ bản đã đề ra đòi hỏi các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ. Mặc dù mỗi giải pháp đều có vai trò, vị trí khác nhau nhưng tất cả các giải pháp nêu ra đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, làm tiền đề cho nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể. Trong đó bao trùm nhất vẫn là giải pháp làm thay đổi nhận thức cho ĐBDT Khmer. 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp điều tra, phân tích, đánh giá; vận dụng những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình cụ thể ở ĐBSCL. Đặc biệt, với quan sát tham dự, nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ thực tế cuộc sống của ĐBDT Khmer mà chủ yếu là ĐBDT Khmer nghèo trên tất cả các mặt, từ trình độ nhận thức, cách làm ăn, những phong tục, tập quán, thói quen, sở thích, những phong phú của đời sống tinh thần và cả nghèo khổ, cùng quẫn về đời sống vật chất... Để từ đó lý giải những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo của ĐBDT Khmer ở ĐBSCL, tìm ra những nét đặc thù riêng, trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, có thể thực hiện góp phần giảm nghèo cho ĐBDT Khmer một cách thiết thực nhất. Với đặc thù riêng của ĐBDT Khmer, có thể rút ra vấn đề nổi cộm để thoát khỏi đói nghèo đối với bà con dân tộc Khmer vẫn là làm thế nào để thay đổi nhận thức cho bà con. Tuy nhiên, công việc này không chỉ riêng của tuyên truyền giáo dục, cũng không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Do đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính liên ngành sẽ làm cho việc thực hiện giảm nghèo trong vùng ĐBDT Khmer có hiệu quả không chỉ trước mắt mà còn mang tính bền vững lâu dài, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở khu vực Tây nam bộ, để cả ba dân tộc anh em Kinh-Khmer-Hoa có thể cùng với cả nước hướng tới PTBV vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. *Kiến nghị: Để các giải pháp giảm nghèo trong vùng đồng bào Khmer ở ĐBSCL được thực hiện trên thực tế, cần phải tháo gỡ và hoàn thiện chính sách hiện hành của Nhà nước ở cấp vĩ mô và cơ sở, theo đó xin kiến nghị với Trung ương và địa phương như sau: 147 1. Đối với Trung ƣơng - Những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các xã nghèo nói chung và các xã nghèo có đông ĐBDT. Tuy nhiên, cần phải chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình và quản lý thật chặt để tránh chồng chéo và lãng phí. Trong quá trình đầu tư không nên dàn trải mà cần tập trung có trọng tâm, trọng điểm, chọn những nơi khó làm trước, tập trung xây dựng và hoàn chỉnh dứt điểm các công trình thủy lợi, giao thông, trường học, trạm xá, chợ nông thôn... để sớm đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả thiết thực. Không nên để kéo dài như ở một số nơi trong thời gian qua vừa gây thất thoát, lãng phí vừa làm mất lòng tin đối với bà con dân tộc về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. - Điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho phù hợp tình hình thực tiễn. Chẳng hạn: Quyết định102/2009/QĐ-TTg với mức hỗ trợ trực tiếp 80.000đ/người/ năm hay chương trình 134 với mức hỗ trợ 8 triệu đồng/căn nhà đến nay là quá thấp. - Đối với cán bộ công chức cần thực hiện sự luân chuyển có thời hạn những cán bộ có kỹ năng vận động quần chúng về làm công tác giảm nghèo trong vùng ĐBDT nhằm thực tốt quyết định 42/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 của Thủ tướng chính phủ và những người công tác lâu dài ở các vùng này nên có ưu tiên hơn nữa. - Ngoài chính sách trợ cước, trợ giá một số mặt hàng cho những vùng đặc biệt khó khăn, Trung ương nên có chính sách ưu tiên có điều kiện, có thời gian về thông tin thị trường và bao tiêu sản phẩm đối với người nghèo nói chung và ĐBDT nghèo nói riêng. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng sẽ giúp cho người nghèo tự tin hơn trong quá trình phát triển sản xuất. Đặc biệt là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ĐBDT, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là vấn đề bảo tồn và phát huy những sản phẩm đặc sắc mang đậm nét văn hóa dân tộc. - Đầu tư cho khoa sư phạm đào tạo giáo viên dạy song ngữ tiếng Khmer và tiếng Việt. Ở khu vực Tây Nam bộ người Khmer sinh sống khá đông ở hầu 148 hết các tỉnh từ rất lâu đời. Thực tế cho thấy ở khu vực này tiếng Khmer được sử dụng rất phổ biến. Cán bộ giỏi tiếng Khmer làm việc sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với cán bộ giỏi các ngoại ngữ khác. Trong khi đó, cán bộ là người dân tộc Khmer chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ. Chế độ cử tuyển giúp có thêm cán bộ người dân tộc nhưng mặt hạn chế là trình độ cán bộ không đáp ứng. Mặc dù tiếng Khmer không phải là ngoại ngữ chính theo quy định, thế nhưng từ năm 2003 Đài tiếng nói Việt Nam cũng đã chuyển giao việc phát sóng và sản xuất chương trình dành cho bà con dân tộc Khmer đến cơ quan trường trú của Đài tiếng nói Việt Nam tại ĐBSCL. Như vậy, việc đầu tư cho khoa sư phạm ngôn ngữ Khmer là nhu cầu cần thiết ở ĐBSCL. 2. Đối với các tỉnh - Cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp cần xây dựng chương trình cụ thể, sát thực hơn nữa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo đối ĐBDT Khmer. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp, nhất là ở cơ sở. Đối với tỉnh và huyện nên thành lập tổ chuyên viên chuyên trách; đối với xã phải có cán bộ giúp việc cho ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo. Những cán bộ nói trên phải đảm bảo tiêu chuẩn để có thể hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này. Riêng ở những xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, cán bộ phải là người Khmer hoặc phải thông thạo tiếng Khmer. - Ngoài những chính sách ưu đãi chung do Trung ương quy định, tỉnh nên có chính sách hỗ trợ thêm để khuyến khích những cán bộ có năng lực, nhiệt tình có thể yên tâm công tác, giúp bà con thoát nghèo. - Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, về vốn, kỹ thuật... để giúp đồng bào dân tộc Khmer chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt là thủ tục về đất đai hiện nay rất phức tạp và mất nhiều thời gian, ĐBDT Khmer thì trình độ hạn chế nên cần có một bộ phận riêng để hướng dẫn, giúp đỡ bà con. Có như vậy mới có thể thực hiện được giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dồn điền đổi thửa... để thay đổi cách làm ăn. 149 - Khi triển khai các dự án phải xem xét tính khả thi, không nên cứ có dự án thì thực hiện để giải ngân và báo cáo coi như hoàn thành, trong khi không mang lại hiệu quả thiết thực. Chẳng hạn, một xã ở Cà Mau triển khai dự án dạy nghề nấu ăn cho phụ nữ nghèo, mấy trăm phụ nữ cùng có nghề nhưng không biết nấu cho ai đành về làm đồ nhậu cho chồng! - Cần tổ chức dạy tiếng Khmer cho cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác dân tộc nói riêng để có thể tiếp xúc gần gũi với bà con nghèo, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Võ Thị Kim Thu (2015) “Chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Giáo dục lý luận số 230-6/2015. 2. Võ Thị Kim Thu (2014), cộng tác viên Đề án “Đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ với việc tham gia xây dựng và bảo vệ tuyến biên giới Tây Nam”- Đề án nhánh số 12 trong Đề án tổng thể về “Chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Đề án cấp nhà nước do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì. 3. Võ Thị Kim Thu (2014) “Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công thương số 2-tháng 10/2014. 4. Võ Thị Kim Thu (2014) “Một số định hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ”, bài tham luận tại Hội thảo khoa học “Chính sách hỗ trợ, khuyến khích đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ xây dựng đời sống văn hóa mới” do Viện Văn hóa - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực IV tổ chức tháng 8/2014. 5. Võ Thị Kim Thu (2014) “Đồng bào dân tộc Khmer với việc tham gia xây dựng và bảo vệ tuyến biên giới Tây Nam”, Tạp chí Cộng sản số 91 (7/2014). 6. Võ Thị Kim Thu (2014) “Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh”, bài tham luận tại Hội thảo khoa học “Giảm nghèo bền vững ở An Giang: cơ hội và thách thức” do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh An Giang chủ trì và phối hợp với Trường Đại học An Giang, Sở Lao động thương binh và xã hội và Sở Khoa học và công nghệ tỉnh An Giang tổ chức tháng 6/2014. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƢỚC 1. TS. Nguyễn Thị Ánh, 2012, “Thực trạng, giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Đề tài trọng điểm Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực IV. 2. Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương (2003), Báo cáo tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng-văn hóa vùng đồng bào Khmer ĐBSCL, Hà Nội. 3. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (2011), Báo cáo số 04-BC/DTTG, ngày 09/02/2011 của Vụ Dân tộc-Tôn giáo về công tác dân tộc, Cần Thơ. 4. Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ (2012), “Kết quả rà soát chính sách và ý kiến đóng góp đối với 35 đề án nhánh thuộc đề án tổng thể Tây Nam bộ”, Cần Thơ. 5. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (2013), Báo cáo của Vụ Dân tộc-Tôn giáo về công tác dân tộc, Cần Thơ. 6. Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ (2014), “Báo cáo 10 năm tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Cần Thơ 7. Ban Công tác đại biểu (2013), Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử: Tập san bồi dưỡng “Chính sách xóa đói, giảm nghèo và kỹ năng giám sát thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số”, Hà Nội. 8. Báo cáo tổng kết của nhóm thực hiện dự án “Phân tích hiện trạng đói nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long”, /images/2007/02/mekong_poverty_vn18311.pdf, 10/2004. 9. Nguyễn Thái Bình (2004), “Tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc của Đảng về phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Cộng sản số 12. 152 10. GS.TS Trần Văn Bính (2004), “Văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ, thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Trần Thanh Bé (2007), Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế-xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Báo cáo Tổng hợp), Đề tài Khoa học của Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ. 12. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2004), Hội thảo “Chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo”, Hải Phòng 13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012) Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến 2020, Hà Nội. 14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2012). Việt Nam: Một số điển hình phát triển bền vững, Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20), Hà Nội. 15. Nguyễn Xuân Châu (2009), “Môi trường vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ thực trạng và thách thức”, Tạp chí lý luận điện tử của Ủy ban dân tộc, 16. Nguyễn Văn Chiều, (2013), “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội. 17. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo, Hà Nội. 18. Vũ Cương (2004), Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 19. Lê Thúc dục, Nguyễn Thắng và vũ Hoàng Đạt (2006), Giảm nghèo ở Việt Nam: Các đối nghịch đằng sau những thành tựu ấn tượng, trong Hội thảo ABCDE của Ngân hàng thế giới, Tokyo, Nhật Bản. 20. Võ Hùng Dũng (2012), Vai trò và vị trí đồng bằng Sông Cửu Long trong nền kinh tế đất nước, trong Kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long 153 2001-2011 (Võ Hùng Dũng và các tác giả), Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trang 68-93 21. TS. Phạm Bảo Dương (2008), “Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề tài nghiên cứu thuộc Dự án VIE/02/001 Hỗ trợ cải thiện và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. 22. Nguyễn Quốc Dũng, Trần Bình Trọng (2003), “Thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh hiện nay và một số giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc trong thời gian tới”, Kỷ yếu đề tài Khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 23. Đàm Hữu Đắc (2001), “Những giải pháp cơ bản để xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Hội thảo Khoa học “Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số: phương pháp tiếp cận”, Hà Nội ngày 26- 28/9/2001. 24. Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2013. 25. Đảng bộ Huyện Trà Cú (2010), Văn kiện Đại hội, Đại biểu huyện Trà Cú lần thứ X (2010-2015). 26. Đảng bộ huyện Tri Tôn (2010), Văn kiện Đại hội, Đại biểu Đảng bộ huyện Tri Tôn lần thứ X (2010-2015). 27. Đảng bộ huyện Vĩnh Châu (2010), Văn kiện Đại hội, Đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Châu lần thứ X (2010-2015). 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chỉ thị 68/CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác ở vùng đồng bào Khmer. 29. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 (1991), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Thông báo số 67-TB/TW, ngày 14/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 68/CT/TW 154 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”, Hà Nội 32. Đảng Cộng sản Việt Nam(1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33. Đảng Cộng sản Việt Nam(1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 34. Đảng Cộng sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 35. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 36. Đảng Cộng sản Việt Nam(2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 37. Đề án tổng thể về chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2014), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề án nhánh số 5- Khuyến khích đồng bào Khmer vùng Tây nam bộ ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 38. Nguyễn Ngọc Đệ và các tác giả (2004), Người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long, trong Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói ở đồng bằng Sông Cửu Long (AusAID). 39. Nguyễn Thị Hằng (1996), “Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, Luận án Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 40. Trần Thị Hằng (2001), “Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 155 41. Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên) (2012), Văn hóa Khmer Nam Bộ - Nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 42. GS.TS Vũ Văn Hiền, “Vấn đề nghèo đói và việc xoá đói giảm nghèo”. 152907.vov, ngày 24/8/2010. 43. TS. Mai Chiếm Hiếu (2014), “Nghèo và phân hoá giàu nghèo tại khu vực đồng bào khmer tập trung sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội 44. TS. Nguyễn Thị Hoa (2011), “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015”, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 45. Nguyễn Trọng Hoài (2005), “Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích các nhân tố tác động nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo các tỉnh Đông Nam Bộ”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 46. Sơn Phước Hoan (2004), Xây dựng đời sống văn hoá gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học: Xây dựng đời sống văn hoá vùng dân tộc Khmer Nam bộ (Bộ Văn háo Thông Tin), Hà Nội. Trang 29-50. 47. Bùi Thị Hoàn (2012), “Vấn đề phân hóa giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội 48. Nguyễn Văn Hồi (2012), Tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn, Tạp chí Cộng sản số 61 (01/2012). 49. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2011), Lược sử vùng đất Nam bộ Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 50. TS Doãn Hùng (2010), “Một số vấn đề đặt ra trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số Tây Nam bộ”, Tạp chí Phát triển nhân lực, Số 02, Hà Nội. 156 51. Nguyễn Tấn Hùng (2000), “Phương pháp phân tích mâu thuẫn và sự vận dụng nó trong nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta”, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội. 52. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Về chênh lệch thu nhập theo vùng và giữa thành thị-nông thôn, trong Đánh thức con rồng ngủ quên (Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình), Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.Trang 507 – 526. 53. Nguyễn Hải Hữu (2001), Hội thảo khoa học “Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số: phương pháp tiếp cận”, Hà Nội ngày 26 - 28/9. 54. Phan Văn Khải (2002), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Nguyễn Tri Khiêm (2002), Tác động của áp lực dân số và tiếp cận thị trường đến an ninh lương thực và nghèo đói ở vùng cao: một số kết quả nghiên cứu vi mô ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, trong Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô (Chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 349 – 354. 56. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu-nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 57. Hà Quế Lâm (2002), Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay-thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp (đồng chủ biên), (2003): Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 59. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội thảo Khoa học “Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số: phương pháp tiếp cận”, Hà Nội ngày 26 - 28/9/2001. 157 60. Mỹ Loan, “Nobel kinh tế tôn vinh nghiên cứu giảm nghèo”, cuu-giam-ngheo/984229.html, ngày 13/10/2015 61. Hà Lý (2004), Chùa Khmer Nam Bộ với văn hóa đương đại, Nxb Dân tộc, Hà Nội. 62. C.Mác và Ăngghen toàn tập (2003), Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, tập 18. 63. C.Mác và Ăngghen toàn tập (2003), Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, tập 23. 64. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia-ST, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia-ST, Hà Nội. 66. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia-ST, Hà Nội. 67. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia-ST, Hà Nội. 68. Hoàng Văn Minh - Hữu Danh, phóng sự “Không còn động lực làm giàu”, Báo Lao động số ra ngày thứ 3, 17/3/2015. 69. Phan Xuân Nam (2004), “Góp phần đánh giá chính sách giảm nghèo ở Việt Nam từ góc nhìn phương pháp luận”, Thông tin tư liệu chuyên đề (4/12), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 70. Nguyễn Phương Nam (2004), “Toàn cầu hóa và vấn đề xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Khoa học xã hội, 2(66). 71. Trần Thanh Nam (2001), Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 158 72. Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 73. Nguyễn Thị Nga (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới – vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà nội. 74. Lê Thị Nghệ: Những giải pháp kinh tế - xã hội nhằm nâng cao thu nhập của nông dân nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sỹ kinh tế. 75. Nguyễn Quốc Nghi (2010), Thực trạng và giải pháp định hướng sinh kế cho các dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp người Chăm ở An Giang và người Khmer ở Trà Vinh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 76. Đào Tấn Nguyên (2004), Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 77. TS. Võ Công Nguyện (2012), Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020, đề tài nghiên cứu khoa học. 78. Nguyễn Thị Nhung (2013), “Giải pháp xoá đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. 79. Phân Viện Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ: Một số giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay. 80. Nguyễn Đình Phúc (2007), Chênh lệch phát triển vùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 5. 81. PGS.TS Vũ Phúc. “An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đề dẫn Hội thảo khao học, 1584 /An-sinh-xa-hoi-o-nuoc-ta-Mot-so-van-de-ly.aspx. 159 82. TS Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị Văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 83. GS.TS Hồ Sỹ Quý (2011), Đói nghèo ở Việt Nam trong ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Viện thông tin Khoa học xã hội, mID=14. 84. Nguyễn Bửu Quyền (2004), “Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 85. Võ Văn Sen (2010), Một số vấn đề cấp bách trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá của người Khmer ở ĐBSCL, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 86. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh (2004), Đề án “Hỗ trợ nhà ở đối với đồng bào dân tộc Khmer nghèo ở tỉnh Trà Vinh”, Trà Vinh. 87. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh (2004), Đề án “Hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer, Trà Vinh. 88. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang (2012), Tổng hợp hộ nghèo-cận nghèo giai đoạn 2010-2012. 89. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh SócTrăng (2012), Báo cáo kết quả điều tra, ra soát hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Sóc Trăng năm 2011. 90. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh (2012), Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo của Huyện, Thành phốnăm 2011. 91. Sổ tay xóa đói, giảm nghèo (1992), Thành phố Hồ Chí Minh. 92. Nguyễn Hoàng Sơn (2007), Quá trình thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người Khmer tại đồng bằng Sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. 93. Nguyễn Trung Tăng (2002), “Tín dụng cho người nghèo và các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. 160 94. Ngô Quang Thành và Nguyễn Việt Cường (2005), Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 322. 95. GS. TS Hoàng Đức Thân, TS Đinh Quang Ty (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. Dương Ngọc Thành và Phạm Đức Thuần (2012), “Xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc làm và học nghề của lao động thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 47. 97. Thế giới: 202 quốc gia và vùng lãnh thổ (2003), Nxb Thông tấn, Hà Nội. 98. Nguyễn Thiện, ctv (2008), Xóa Đói Giảm Nghèo Bằng Phương Thức Chăn Nuôi Kết Hợp Vịt - Cá - Lúa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 99. Phạm Văn Thới (2012), Vụ địa phương III, Ủy ban Dân tộc. “Cộng đồng người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và những vấn đề cần quan tâm để phát triển bền vững”, Cần Thơ. 100. Thủ Tướng Chính Phủ (1998), Quyết định 133/1998/QĐ-TTg ngày 23/7/1998 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, Hà Nội. 101. Thủ Tướng Chính Phủ (1998), Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa, Hà Nội. 102. Thủ Tướng Chính Phủ (1999), Quyết định 42/1999/QĐ-TTg ngày 10/03/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các xã làm công tác xoá đói giảm nghèo, Hà Nội 103. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 245/QĐ-TTg, ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 161 104. Nguyễn Thanh Thủy (2001), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở ĐBSCL, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 105. Đỗ Phú Ngọc Tình (2010), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – Lý thuyết và thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 106. Tỉnh ủy Kiên Giang (2011), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện thông báo số 67 của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 68 của Ban Bí thư (khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer. 107. Tỉnh ủy Sóc Trăng (2013), Báo cáo sơ kết Kết luận số 08-KL/TU, ngày 27/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer. 108. Tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh (2014), Hội thảo “Xóa đói, giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc các tỉnh, thành phía nam” do Tạp chí Cộng sản phối hợp với tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh tổ chức ngày 7/11/2014, Kỷ yếu hội thảo. 109. Tỉnh Ủy Trà Vinh (1992), Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 13/10/1992 của Tỉnh Ủy Trà Vinh về công tác trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. 110. Tỉnh Ủy Trà Vinh (2003), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/10/2003 của Tỉnh Trà Vinh “về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer”. 111. Tỉnh ủy Trà Vinh (2013), “Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2013”, Trà Vinh. 112. Tỉnh ủy Trà Vinh: Báo cáo về tình hình Phật giáo Nam Tông và tình hình dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh số 15/BC-UBDT. 113. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. 114. Tổng cục Thống kê (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam: Giáo dục Việt Nam, phân tích các chỉ số chủ yếu. Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. 115. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. 162 116. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. 117. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội. 118. Trần Trác, Trần Văn (2005), “Các cấp ủy Đảng ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 21- NQ/TW của Bộ Chính trị”, Nxb Lao động, Hà Nội. 119. Phạm Thị Ngọc Trầm (2009), Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 120. Thái Trinh (2010), GDP và mấy ngộ nhận thường gặp, 020803045560.htm. 121. TS - Tiến sỹ Bùi Văn Trịnh (2007), “Người dân tộc thiểu số vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. 122. GS.TS Đỗ Thế Tùng (2003), Phân phối và tác động của phân phối đến sự phân hóa giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trường, Đề cương bài giảng Khoa Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 123. GS.TS Đỗ Thế Tùng (2011), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội trong phát triển bền vững - những giải pháp chủ yếu đối với Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 829, tháng 11. 124. Lê Minh Tùng (2014), “Cần có một khung chính sách toàn diện hơn cho công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giảm nghèo bền vững ở An Giang - Cơ hội và thách thức. 125. Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997 126. Ủy ban Dân tộc và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (2008), Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương trình 135-II, Hà Nội. 127. Uỷ ban dân tộc (2014), Báo cáo tình hình triển khai các hành động chính sách VDPF 2013 với chủ đề “Giảm nghèo và giảm nghèo ở nhóm dân tộc ít người”, số 109/BC - UBDT, ngày 23/10/2014. 163 128. Uỷ ban dân tộc (2015), Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT- XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 129. Ủy ban Dân tộc, Vụ địa phương III (2013), Báo cáo chuyên đề công tác dân tộc Khmer Nam bộ, Cần Thơ. 130. Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015, 131. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức, Hà Nội. [ aoGiamNgheo.pdf]. 132. Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Sussex (2008), “Báo cáo tổng hợp sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Hà Nội. 133. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2000) “Ảnh hưởng của tự do hóa giá cả và cải cách thị trường đối với tình trạng đói nghèo tại nông thôn Việt Nam”, Hà Nội. 134. VTV đài truyền hình Việt Nam, Bản tin thời sự 6h sáng ngày 14/3/2015 135. Huy Vũ (2012), Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer, Tạp chí Cộng sản số 61 (01/2012). B. TÀI LIỆU CỦA TÁC GIẢ NƢỚC NGOÀI 136. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam (2013), “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, (Phần báo cáo tổng kết), Hà Nội. 137. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (2003), Kinh tế vĩ mô của giảm nghèo: nghiên cứu trường hợp Việt Nam: tìm kiếm bình đẳng trong tăng trưởng (Nguyễn Thắng dịch), Hà Nội. 164 138. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam (2014), “Báo cáo phát triển con người”, Hà Nội. 139. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2011), Dự án Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015. 140. Cơ quan phát triển quốc tế Úc (AusAID) (2003), Phân tích hiện trạng nghèo đói của người Khmer 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang (phần kết quả và trao đổi), Hà Nội. 141. Cơ quan phát triển quốc tế Úc (AusAID) (2004), Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói ở ĐBSCL (Phần Báo cáo tổng kết), Hà Nội. 142. David S. Landes (2001), Sự giàu và nghèo của các dân tộc – Vì sao một số giàu đến thế mà một số lại nghèo đến thế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 143. John Thoburn và Richard Jones (2003), “Chương trình nghiên cứu Toàn cầu hóa và tình trạng đói nghèo”, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID). 144. MDPA - Tổ chức Tầm nhìn thế giới kết hợp với công ty Adam Ford (2005), “Phân tích hiện trạng nghèo, đói ở Đồng bằng sông Cửu Long”, NXBYH. 145. Michael Roberlt (2004), “Tình hình chung của Anh và Mỹ”, Thông tin tư liệu chuyên đề 4/12-2004, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 146. Ngân hàng Thế giới (2000), Báo cáo về tình hình phát triển thế giới tấn công đói nghèo của Ngân hàng Thế giới năm 2000-2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 147. Ngân hàng Thế giới (2001), Toàn cầu hóa và tình trạng đói nghèo ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới, Hà Nội. 148. Ngân hàng Thế giới (2009b), Trợ cấp tiền mặt có điều kiện: giảm nghèo trong hiện tại và tương lai, Ngân hàng Thế giới, Hà Nội. 165 149. Ngân hàng thế giới (2012a), Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, Báo cáo số 70798-VN, Hà Nội. 150. Ngân hàng Thế giới (2012), Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR) (2012): Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình, development- report-vdr-2012-market-economy-middle-income-ountry. 151. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2012), “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam ”, /2013/01/24/ poverty- reduction-in-vietnam-remarkable-progress-emerging hallenges. 152. Philip Taylor: Những vấn đề của phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay: các cách tiếp cận. (Đặng Thế Truyền dịch), Tạp chí Xưa và nay số 408 (7/2012) đến 413 (10/2012). 153. Tina Rosenberg (2011), “Thay đổi cách giúp đỡ người nghèo”, www.fetp.edu.vn/vn/mpp7/hoc-ky-xuan-2015/chinh.../tai-lieu. 154. UNDP - Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, “Tóm tắt Báo cáo phát triển con người năm 2013”, www.undp.org.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_vothikimthu_1508.pdf
Luận văn liên quan