LỜI NÓI ĐẦU
Tiền lương là một khâu quan trọng trong cơ chế quản lý kinh tế , là phương tiện thu hút được người lao động. Mặt khác thông qua tiền lương cũng có những tác động tích cực đối với người lao động trong quá trình làm việc của họ, trong quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện. Việc sử dụng tiền lương với chức năng đòn bẩy kinh tế, hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn của đời sống sinh hoạt và để nâng cao mọi mặt của bản thân người lao động. Điều đó có nghĩa là xác định đúng mức tiền lương cần phải căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động ; số lượng,chất lượng sản phẩm của mỗi người và mỗi tập thể lao động đồng thời mức lương phải gắn với trình độ phát triển kinh tế, quan hệ cung cầu lao động ,và sự biến đổi của giá cả và lạm phát.
Tiền lương luôn gắn với động lực làm việc của người lao động.Việc tăng tiền lương sẽ tạo điều kiện để cho người lao động tăng thêm thu nhập và sự cống hiến của mình trong sự nghiệp phát triển chung của công ty cũng như toàn xã hội. Đồng thời với việc tăng tiền lương cho người lao động thì doanh nghiệp cũng phải tăng những khuyến khích cho người lao động như tiền thưởng ,tiền hoa hồng .;các phúc lợi để hỗ trợ cuộc sống cho người lao động như:bảo hiểm xã hội, nhà ở,ngày nghỉ,nghỉ lễ,nghỉ phép ;cũng như cải thiện môi trường làm việc của.
Nền sản xuất của nước ta ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và các công ty cổ phần ra đời và ngày càng được mở rộng,do vậy tiền lương của người lao động cũng có xu hướng tăng lên và đời sống của họ ngày càng được cải thiện.Vì vậy quản lý tiền lương đúng đắn là động lực thúc đẩy người lao động không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc làm lợi cho công ty, xã hội.
Vì vậy trong quá trình thực tập ở công ty lắp máy điện nước(WEMICO) với sự giúp đỡ của các cô chú trong công ty cùng với sự hướng dẫn tân tình của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, em đã chọn đề tài ” hoàn thiện quản lý tiền lương tại công ty lắp máy điện nước ( WEMICO ) ”.
Đề tài gồm :
Phần I : Cơ sở lý luận cơ bản về tiền lương trong doanh nghiệp .
Phần II : Thực trạng quản lý tiền lương tại công ty lắp máy điện nước (WEMICO) .
Phần III : Một sồ biện pháp hoàn thiện quản lý tiền lương tại công ty lắp máy điện nước(WEMICO).
Trong quá trình nghiêm cứu với kiến thức có hạn,do vậy bài viết này còn nhiều thiếu xót.Em xin chân thành cảm ơn sự gióp ý chân thành của cô giáo giúp em hoàn thành bài viết này tốt hơn.
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới sô ***********
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý tiền lương tại công ty lắp máy điện nước (WEMICO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả lương của công ty.
2.4. Xây dựng đơn giá tiền lương của công ty.
a)Xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, để xây dựng đơn giá tiền lương.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh công ty lựa chọn các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương: tổng doanh thu,tổng doanh thu trừ chi phí (chưa có lương); lợi nhuận; tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ.
b) Xác định thông số xây dựng đơn giá tiền lương.
- Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm(Tsp) hoặc lao động định biên của công ty(Ldb).
- Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn
Tlmincty =TLmin(1+Kdc)
Trong đó: TLmincty: mức lương tối thiểu công ty lựa chọn
TLmin: mức lương tối thiểu chung.
Kdc : hệ số điều chỉnh tăng thêm.
Hệ số theo cấp bậc công việc bình quân (Hcb) được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của công nhân,nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ số lương bình quan của lao động gián tiếp.Câp bậc công việc được xác định vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kĩ thuật, công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm
Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hpc) được xác định căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được hưởng gồm: phụ cấp khu vực ,phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó phòng và tương đương.
Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức trả lương(Vdt) thì phần chênh lệch giữa tiền lương tính theo mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn và tiền lương tổ chức đoàn thể trả được cộng vào để tính đơn giá tiền lương của công ty.
Tiền lương tính thêm khi làm vào ban đêm (Vttld) được xác định bắng 30% tiền lương làm vào ban ngày.
c) Xây dựng đơn giá tiền lương
- Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu
Vdg = (Ldb TLmincty (Hcb + Hpc) + Vdt 12tháng + Vttld
Vdg : Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu
Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ chi phí.
Vdg = -
= (Ldb TLmincty (Hcb + Hpc) + Vdt 12tháng + Vttld
Vdg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ chi phí.
: Tổng doanh thu kế hoạch.
: tổng chi phí kế hoạch(chưa có lương)
Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận.
Vdg = (Ldb TLmincty (Hcb + Hpc) + Vdt 12tháng + Vttld = Pkh
Pkh: lợi nhuận kế hoạch.
Đơn giá tính trên đơn vị sản phẩm(kể cả sản phẩm quy đổi)
Vdg = Vgio Tsp
Vgio: được tính bằng lương tháng bình quân kế hoạch chia cho 26 ngày và chia cho 8 giờ
Tsp: Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm bằng số giờ-ngưòi/đơn vị sản phẩm.
2.4. X ác định quỹ tiền lương kế hoạch.
Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để lập tổng chi về tiền lương của công ty được xác định theo công thức sau :
= Vkhdg + Vkhcd
Trong đó: : tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch của công ty.
Vkhdg :Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương.
Vkhcd ; Quỹ tiền lương theo chế độ (không tính trong đơn giá)
Vkhdg = Vdg + Csxkh
Csxkh : tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ chi phí(chưa có lương);lợi nhuận ;tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ kế hoạch
Vkhcd = Vpc + Vbs
Vpc : Các khoản phụ cấp và các chế độ lương khác không tính trong đơn giá.
Vbs : TL của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của bộ lao động
2.5. Xác định quỹ lương thực hiện.
Quỹ lương thực hiện được tính theo công thức sau:
= Vthdg + Vthcd
: tổng quỹ lương thực hiện của công ty.
Vthdg :quỹ lương thực hiện theo đơn giá tiền lương.
Vthcd: Quỹ lương thực hiện theo chế độ không tính trong đơn giá tiền lương
Quỹ lương thực hiện theo đơn giá được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, năng suất lao động và lợi nhuận của công ty: Được xác định theo công thức sau;
Vthdg = Vdg + Csxth
Csxth : tổng doanh thu; tổng doanh thu trừ chi phí; lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực hiện.
Quỹ lương thực hiện theo chế độ (không tính vào trong đơn giá tiền lương) được xác định theo công thức sau;
Vthcd = Vpc + Vbs + Vtg + Vld
Vtg : Tiền lương làm thêm giờ,tính theo số giờ thực tế làm thêm để thực hiện số lương công việc phát sinh trong quỹ tiền lương kế hoạch.
Vld: Tiền lương làm việc vào ban đêm, được tính theo số giờ làm việc thực tế vào ban đêm để thực hiện số lượng, công việc phát sinh chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch.
2.6. Quy chế trả lương:
Quy chế trả lương của công ty theo khoản 3,điều 5 nghị định số 206/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
Công ty có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương theo quy định của pháp luật,bảo đảm dân chủ công bằng, công khai, minh bạch, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho công ty.
Công ty được trích lập quỹ dự phòng bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề để bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không sử dụng vào mục đích khác.Mức dự phòng hàng năm do tổng giám đốc,giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của công đoàn công ty nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty trả lương theo năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho từng đơn vị,bộ phận và cá nhân người lao động.
2.7. Tổ chức thực hiện.
- Tháng 1 hàng năm xây dựng kế hoạch sử dựng lao động, kế hoạch lợi nhuận, đơn giá tiền lương đăng kí với đại diện chủ sở hữu; quyết định đơn giá tiền lương của các đơn vị thành viên;gửi đơn giá tiền lương sau khi đăng kí hoặc được thẩm định cho Sở Lao động – Thương binh Xã hội ,hoặc Bộ quản lý nghành và cục thuế tỉnh thành phố nơi công ty đóng trụ sở chính để làm căn cứ xác định mức thu nhập chịu thuế.
- Xác định quỹ tiền lương thực hiện của công ty.
- Xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ viên chức, quy chế nâng nghạch, nâng bậc lương; quy chế trả lương của công ty.
- Đào tạo và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý tiền lương cuả công ty để giúp giám đốc trả lương cho cán bộ công nhân vên trong công ty.
- Tháng 3 hàng năm, báo cáo với đại diện chử sở hữu về tình hình thực hiện kế hoạch sản suất kinh doanh, tiền lương năm liền trước của công ty.
PHẦN II : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI
C NG TY LẮP MÁY - ĐIỆN NƯỚC (WEMICO).
I - Qúa trình hoạt động sản xuất – kinh doanh tại công ty lắp máy - điện nước (WEMICO).
1.Qúa trình hình thành và phát triên của công ty lắp máy - điện nước (WEMICO).
Công ty lắp máy - điện nước (WEMICO) lá một doanh nghiệp nhá nước thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng(LICOGI) được thành lập theo quyết định số 308/BXD-TC ngày 18 tháng 03 năm 1996 của bộ trưởng bộ xây dựng trên cơ sở xắp xếp,tổ chức lai xí nghiệp lắp máy điện nước thuộc tổng công ty xây dựng số 18 và trạm xe máy 382 thuộc liên hợp các xí nghiệp thi công cơ giới và được đổi tên theo quyết định số 474/BXD-TCLĐ ngày 23 tháng 07 năm 1007 của bộ trưởng bộ xây dựng. Lĩnh vực hoạt độngkinh doanh chủ yếu của công ty sau khi thành lập là “thi công nền móng, thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, thủy điện, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến áp, sản xuất kinh doanh thiêt bị phụ tùng, vật tư xe máy, vật liệu xây dựng…”được dựa trên nền tảng, cơ sở mà các xí nghiệp,trạm xe máy sát nhập đã hoạt động.
Trong những năm qua công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình, khu công nghiệp lớn ở khắp đất nước từ Bắc vào Nam tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, ../như nhà máy nhiệt điện uông bí, nhiệt điện phả lại, trung tâm hội nghị quốc tế 35 hùng vương, nhà ga T1 ảng hàng không quốc tế nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn - Thái Nguyên, nhà máy sử lí chất thải cứng Nam Định…
Công ty lắp máy điện nước có trụ sở chinh tại 471 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn có xu xưởng gia công cơ khí tại Km 22 Quốc lộ 3 Đông Anh – Hà Nội.
Công ty lắp máy điện nước với đội ngũ trên 500 cán bộ, bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong thi công và đều qua các trường lớp đào tạo dài hạn…,đủ đáp ứng mọi yêu cấu thi công đòi hỏi kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn quốc tế đảm nhận xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp có quy mô vừa và lớn, lắp đạt các đường dây và trạm điện trung cao thế…Xưởng gia công cơ khí của công ty có dây chuyền sản xuất chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, hết cấu thép công suất 5000 tấn/năm; cốp pha định hình, giàn giáo chất lượng cao, dây chuyền sơn tĩnh điện, sản xuất kết cấu thép, ống thông gió…Hơn 25 năm qua, CBCNV công ty đã không ngừng học hởi, tich lũy kinh nghiệm từ các công trình, đến nay đã tạo nên một mang lưới các công trình quy mô lớn và trọng điểm trên khắp mọi miền đất nước.
Những năm gần đây, công ty lắp máy điện nước đang tích cực đổi mới thiết bị, công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng. Chính và vậy, hiện nay công ty đủ trang thiết bị tiên tiến về nâng hạ, cần cẩu thủy lực có sức nâng từ 10 đến 150 tấn, các loại máy xúc, xe tải, máy gia công cơ khí hiện đại, công cụ thí nghiệm, kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm được nhập từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó, công ty chú trọng nâng cao trình độ cán bộ quản lý các cấp và công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên chuyên ngành; thường xuyên sắp xếp và củng cố lại bộ máy tổ chức trong công ty ,tạo đà để trúng thầu nhiều công trình và trọng điểm.
Công ty hiện đang hoạt động, sản xuất và quản lý theo hệ thống ISO 9001:2000 nên các sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, dáp ứng nhu cầu chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.Với các mục tiêu đề ra cho từng thời kỳ ,từng năm công ty tự đề ra chinh sách chất lượng cho mình là: phấn đấu trở thành 1 doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực lắp điện, chế tạo và lắp đặt máy móc công nghê…luôn đảm bảo chất lượng, tiến độ, thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng”.
2. Nhân lực công ty:
Tổng số lao động của Công ty Lắp máy- Điện nước là: 550 người
Trong đó:
126 cán bộ kỹ thuật và quản lý.
424 công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có tay nghề từ bậc 3 đến bậc 7 và được học tập qua lớp An toàn lao động.
Lực lượng Cán bộ , công nhân viên đều luôn được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp qua các năm do công ty tổ chức và đã trải qua nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước và các công trình trong và ngoài nước.
TT
Ngành nghề chuyên môn
Cán Bộ
CN kỹ thuật
Tổng số
Đại học
Cao đẳng
Trung Cấp
Bậc 5÷7
Bậc 3÷5
1
Điện kỹ thuật
5
4
5
20
50
84
2
Kinh tế các ngành
6
3
6
15
3
Xây dựng, giao thông
4
6
8
15
32
65
4
Cơ khí chế tạo
6
6
5
36
52
105
5
Công nghệ hàn
1
2
25
30
57
6
Máy động lực
2
2
1
6
12
23
7
Cấp thoát nước
6
1
1
18
38
64
8
Trắc địa, địa chất
2
6
1
9
9
Thuỷ lợi
2
2
1
4
6
15
10
Môi trường
1
10
11
11
Điện tử, tự động hoá
1
2
10
15
28
12
Luật kinh tế
2
2
13
Thợ lái xe máy- cẩu
4
12
16
14
An toàn lao động
2
4
15
Phiên dịch
6
6
16
Y tế
2
2
4
17
Nhân viên hành chính
8
8
18
Chuyên môn khác
1
3
5
24
33
Tổng sổ
46
37
43
143
281
550
3. Những thế mạng trong sản xuất và thi công :
Gia công chế tạo:
Công ty Lắp máy điện nước có xưởng gia công cơ khí chuyên sản xuất cốp pha định hình chất lượng cao, dây chuyền sơn tĩnh điện, xưởng sản xuất kết cấu thép,thang máng, giá cáp, ống thông gió, tủ điện…
Công ty đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất cốp pha định hình, giàn giáo theo công nghệ tiên tiến của Mỹ, sản xuất cốp pha tấm lớn theo yêu cầu từng công trình cần đổ bêtông không trát.
Đến năm 2005 công ty đã đầu tư xưởng chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép có công xuất 5000 tấn /năm với các thiết bị hiện đại, tiên tiến đáp ứng mọi nhu cầu về sản xuất thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép cho những công trình dân dụng và công nghiệp.
Sản xuất các loại kết cấu thép cho nhà công nghiệp và dân dụng với mọi khẩu độ theo yêu cầu của khách hàng.
Các sản phẩm, các chi tiết cơ khí phức tạp được sản xuất, gia công theo thiết kế và trên các thiết bị có độ chính xác cao đạt yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật của công trình.
Thi công xây lắp:
Công ty lắp máy điện nước chuyên nhận thầu thi công xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, cụ thể có năng lực:
- Thi công các công trình đường dây , trạm biến thế điện đến 220KV.
- Chế tạo và lắp dựng thiết bị thuộc hệ thống thuỷ công cho các nhà máy thủy điện, lắp đặt thiết bị, băng tải. Hệ thống đường ống công nghệ cho các nhà máy thuỷ điện, thuỷ điện, các nhà máy sản xuất công nghiệp.
Thi công hệ thống đường ống áp lực, cấp nước , thoát nước, thi công lắp đặt các hệ thống ống dẫn dầu , khí ga…
Lắp dựng khung nhà thép, lắp dựng dầm cần trục, các giàn mái không gian.
Cung cấp và lắp đặt các thiết bị và hệ thống thiết bị công nghệ theo các chuyên ngành: điện, nước, điều hoà thông gíó cấp nhiệt, bưu chính viễn thông, báo cháy, cứu hoả, hệ thống điện nhẹ, hệ thống quản lý toà nhà(BMS) theo tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến.
Chế tạo và lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép cho các công trình dân dụng, công nghiệp và các sản phẩm cơ khí, sơn kết cấu kim loại theo công nghệ cao.
Lắp đặt, hiệu chỉnh máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ cao.
Hàn kết cấu kim loại đen và màu với phương pháp kiểm tra mối hàn theo công nghệ tiên tiến.
Thi công đổ bê tông tại chỗ, đúc sẵn các khung nhà cao tầng , nhà máy công nghiệp bể chứa, hầm ngầm bằng máy móc thiết bị thi công tiên tiến.
Đào và vận chuyển 8-10tr m3 đất đá /năm bằng máy móc thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thi công nền móng , xây lắp các công trình với phương pháp và thiết bị thi công hiện đại.
Thi công công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, bến cảng khắp mọi miền đất nước.
4. Tổ chức của công ty :Giám đốc
Các phó
giám đốc
Ban QL ISO
Phòng
kinh tế - kỹ thuật
Phòng
thị trường
Phòng
cơ giới - vật tư
Phòng tài chính
kế toán
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế hoạch
đầu tư
Xuởng
cơ khí
Đội thi
công
lắp
máy I
Đội thi
công
lắp
máy II
Các đội lắp máy khác
Đội cẩu chuyển
Đội hàn
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY LẮP - MÁY NƯỚC (WEMICO).
1.Nguyên tắc chung về việc xây dựng quỹ lương và phương án trả lương cho CBCNV công ty lắp máy điện nước
- Đảm bảo xây dựng quỹ lương theo nghị định 206/2004/NĐ – BLĐTBXH ngày 14 tháng12 năm 1004 của chính phủ và thông tư hướng dẫn số 07/2005/TT / BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của BLĐTBXH quy định quản lý lao động tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.
- Đảm bảo các chế độ chính sách của nhà nước về lao động tiền lương gồm các bảng lương , thang lương ban hành kèm theo nghị định số 20/05/2004 – NĐ- CP ngày 14/12/2004 của chính phủ, mức lương tối thiểu, các chế độ phụ cấp và việc trích nộp BHXH , BHYT do nhà nước quy định.
- Việc trả lương cho CBCNV công ty dựa trên cơ sở làm việc thực tế trong tháng , mức lương cấp bậc, chức vụ, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ viên chức doanh nghiệp nhà nước kết hợp với khối lượng công việc hoàn thành, hiệu quả công tác và việc chấp hành kỷ luật lao động của CBCNV hàng tháng theo nguyên tắc “ làm công việc gì, chức vụ gì thì được hưởng lương theo công việc chức vụ đó”.
2. Về việc xây dựng quỹ tiền lương.
2.1 Nguồn hình thành quỹ tiền lương:
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, cơ quan công ty xác định nguồn quỹ tiền lương tương ứng để trả cho cán bộ công nhân viên bao gồm :
Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương
Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh , dịch vụ khác ngoài đơn giá.
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
2.2 Xây dựng quỹ tiền lương.
a. Xây dựng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung. Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007, kế hoạch sản xuất kinh doanh 2008 , chọn hệ số Kdc = 0,34
b. Xây dựng đơn giá tiền lương.
- Lao động định biên kế hoạch năm 2008 của công ty được xây dựng theo thông tư số 06/2005/TT- BLĐTBXH ngày05/01/2005 của BLĐTBXH :Ldb= 406 người.
- Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn được áp dụng theo công thức:
TLminCty = TLmin ( 1+Kdc) = 540000 (1+0,43) = 723600 đồng
- Hệ số theo cấp bậc công việc bình quân của công ty là Hcb =2,71
- Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tính lương là Hpc = 0,3
- Đơn gía tiền lương tính trên tổng doanh thu được áp dụng theo công thức sau:
Vdg = ( Ldb TLminCty ( Hcb+ Hpc) )12
=(( 406 723600 (2,71+0.3)) 12 = 10.611.391.392 đồng
- Tỷ lệ tiền lương trong tổng doanh thu năm kế hoạch
= = 0,1876
2.3 . Sử dụng tổng quỹ tiền lương:
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau , có thể quy định phân chia tổng quỹ tiền lương cho các quỹ sau:
Sử dụng và chi lương trong kỳ cho khối trực tiếp sản xuất, khối gián tiếp , bộ phận phục vụ tối đa là 80% tổng quỹ lương.
Trích dự phòng cho năm sau 10% tổng quỹ lương.
Trích chi trả lễ , phép và quỹ khen thưởng hoàn thành nhiệm vụ 10% tổng quỹ lương.
3. Xây dựng quy chế trả lương.
3.1 Quy tắc chung của việc chi trả lương:
- Phương án chi trả lương và các khoản phụ cấp như lương( không kể thưởng ) trả cho khối gián tiếp, bộ phận phục vụ và khối trực tiếp sản xuất(gồm cả ban điều hành công trường) thực hiện trả theo từng tháng và gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh( theo doanh thu thực hiện).
- Đối với các dự án/ công trình , hợp đồng, hàng tháng chưa xác định được doanh thu thì căn cứ vào khối lượng xây lắp hoàn thành được chủ đầu tư ( bên A ký) xác nhận hoặc các phòng chức năng kiểm tra xác định trình giám đốc xác định để căn cứ trả lương.
- Tiền lương và các khoản phụ cấp như lương đã trả hàng tháng được tính như một khoản ứng( cả khối gián tiếp và bộ phận phục vụ) từng quý tiền lương phải thực hiện chi trả cho cán bộ công nhân viên theo đúng kết quả doanh thu. Phần tiền lương tăng hoặc giảm sẽ được cân đối trong tháng thứ ba hàng quý .
- Truờng hợp đặc biệt ( dự án / công trình/ hợp đồng) đến hết từng quý vẫn không đủ điều kiện xác định quỹ tiền lương phải trả theo đúng kết quả doanh thu thì đơn vị được giao nhiệm vụ thi công( dự án / công trình/ hợp đồng) phải có giải trình bằng số liệu cụ thể được các phòng chức năng chấp thuận trình giám đốc quyết định.
- Tiền lương và các khoản phụ cấp như lương các đơn vị trực tiếp sản xuất sẽ được quyết toán bằng hồ sơ thanh toán khi dự án/ công trình/ hợp đồng được chủ đầu tư/ bên A nghiệm thu thanh toán hoặc quyết toán, khối gián tiếp và bộ phận phục vụ được xác định điều chỉnh phù hợp trong từng kỳ theo kết quả doanh thu( từng quý , 6 tháng và kết quả doanh thực hiện trong năm kế hoạch).
3.2 Phương thức trả lương.
3.2.1 Khối trực tiếp sản xuất , đội sản xuất, ban điều hành xưởng Đông Anh
- Khối trực tiếp ngoài công trường chi phí lương trong khoản mục chi phí nhân công trong hợp đồng giao khoán chi phí đối với ban điều hành được lấy từ chi phí quản lý của công trình.
- Giá trị tiền lương đơn vị nhận khoán được hưởng :
GTL = KLXLHT ĐGNC + CPK ; hoặc GTL= ( KLXLHT ĐGNC ) được xác định bằng tỷ lệ % chi phí nhân công/đơn giá nhân công trong dự toán .
Trong đó:
GTL : là tổng tiền lương và các khoản phụ cấp như lương đơn vị nhận khoán được chia trong kỳ( khi hoàn thành)
KLXLHT : khối lượng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán.
ĐGNC : đơn giá nhân công theo khoán.
CPK: các khoản chi phí khác sử dụng để chi lương ( trích từ chi phí chung/ chi phí quản lý, chi phí trực tiếp khác, chi phí nhân công thay máy…) theo hợp đồng giao nhận khoán hoặc từ phương án đề xuất chi lương của đơn vị nhận khoán được các phòng chức năng kiểm tra , xác nhận và được giám đốc phê duyệt.
Đơn vị nhận khoán được quyền lập phương án chia và chi trả lương cho CBCNV đơn vị mình quản lý theo nguyên tắc công bằng, hợp lý và có sự kiểm soát của các phòng chức năng được giám đốc duyệt.
Lương của cán bộ quản lý được lấy từ chi phí nhân công trong khoán và trích trong khoản mục chi phí chung theo khoán nếu có. Trên nguyên tắc: đội trưởng , chủ công trình thu nhập tiền lương 1 tháng không vượt quá 2 lần cán bộ nghiệp vụ , không được cao hơn hoặc bằng lương của giám đốc ban điều hành và không được vượt quá 3 lần mức lương bình quân trong tháng của công nhân tại đơn vị; mức lương của cán bộ nghiệp vụ đội không được cao hơn lương đội trưởng;
Đối với ban điều hành: ban điều hành hoạt động theo “ quy chế ban điều hành” do công ty ban hành đối với dự án cụ thể:
+ Lương của giám đốc ban điều hành hoặc chủ công trình được xác định cụ thể phù hợp với công trình mình đang điều hành.
+ Tiền lương của CBCNV trong ban điều hành được trích trong khoản chi phí ban đầu , do giám đốc/ trưởng ban điều hành lập phương án thông qua các phòng chức năng và được giám đốc ký duyệt trên cơ sở nguyên tắc.
3.2.2 Trả lương cho CBCNV khối gián tiếp:
a. Đối tượng chi trả lương gián tiếp.
- Lãnh đạo công ty , công nhân viên thuộc dạng hợp đồng lao động không xác định thời hạn , hợp đồng lao động có thời hạn tham gia BHXH đang làm việc tại các phòng ban nghiệp vụ, ban điều hành…
- CBCNV của các đơn vị khác biệt phải đến làm việc cho công ty.
- CB chuyên trách công đoàn( nếu có) của công ty hưởng lương cơ bản do quỹ lương công đoàn chi trả , phần lương năng suất và các chế độ khác do công ty chi trả.
b. Đối tượng hưởng lương khoán .
Một số chức danh công việc như : nhân viên thủ kho, trực điện nước, bảo vệ , văn thư hành chính , cấp dưỡng ,phục vụ vệ sinh tại công ty , các công trường, các ban điều hành có tính chất công việc như nhau được trả lương theo nguyên tắc sau:
Khoán mức tiền lương cụ thể cho các chức danh để trả lương thu nhập cho người lao động tuỳ thuộc vào tính chất công việc và điều kiện làm việc thực tế của từng công trường , dự án cụ thể do giám đốc quyết định.
Chế độ BHXH, BHYT được thực hiện theo hệ số lương tương ứng với cấp bậc lương của cá nhân đang hưởng theo chế độ hiện hành của nhà nước.
c. Đối tượng không thuộc diện áp dụng:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn với mức lương thoả thuận đã ghi cụ thể trong hợp đồng lao động.
- Những cá nhân làm việc cho công ty theo hình thức hợp đồng kinh tế.
- CBCNV được giám đốc quyết định trả lương theo các quy định riêng.
3.3 Công thức tính thu nhập.
Tiền lương CBCNV cơ quan công ty được xác định cụ thể theo công thức chung như sau :
Đối tượng CBCNV áp dụng trả lương theo thời gian và năng suất.
TLTN = TLCB + TNS + TAC ( nếu có) + TLTG ( nếu có)
Đối tượng CBCNV áp dụng trả lương theo hình thức khoán
TLTN = TLKH + TAC ( nếu có) + TLTG( nếu có)
Trong đó :TLTN : tổng tiền lương CBCNV .
TLCB: tiền lương cơ bản.
TLKH : mức tiền lương khoán.
TLTG: tiền lương làm thêm giờ.
TAC : tiền ăn giữa ca.
TNS : tiền thưởng năng suất theo chức năng và công việc.
TLCB : Tiền lương cơ bản theo chế độ hiện hành của nhà nước
TLCB = TLmin ( HSL + PC ) CTT/CCĐ
TLmin :mức tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước
HSL : hệ số lương của công nhân viên
PC : tổng các loại hệ phụ cấp cho công nh ân viên
CTT : số công làm việc thực tế trong tháng
CCĐ : số công chế độ theo quy định của nhà nước và công ty
TNS :tiền lương thưởng năng suất theo chức danh công việc
TNS = TLmin HSTTLKNsiCTT/CCD
Trong đ ó:
HSTTL : hệ số tăng thêm tiền lương gắn với từng khu v ực,công trình,dự án
KNsi :là hệ số năng suất gắn với chức danh,chức vụ,công việc được giao của CBCNV .
TLKH :mức tiền lương khoán
Mức tiền lương khoán được giám đốc quy định cụ th ể cho từng chức danh nêu trên theo từng công trình dự án cụ thể
TAC :
Tiền ăn ca là mức tiền bồi dưỡng ăn giữa ca được áp dụng đối với đối tượng CNV hưởng lương theo thời gian và năng xuất lao động , một số đối tượng được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động . Mức tiền ăn giữa ca có thể được thay đổi theo từng giai đoạn , giá cả thị trường và chế độ chính sách của nhà nước. Mức tiền cụ thể căn cứ vào quyết định của giám đốc để thi hành.
TLTG : Tiền lương thêm giờ
5.1 Đối với đối tượng hưởng lương theo thời gian và năng suất .
Tiền lương thêm giờ đựợc tính vào ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần , ngày nghỉ lễ, tết trên cơ sở mức tiền lương năng suất theo chức danh công việc
( TLNS) như sau :
- Ngày nghỉ hàng tuần: TLTG = (1,0 TLCB + TNS)/giờ số giờ làm thêm
- Ngày nghỉ lễ tết: TLTG = (2,0 TLCB + TNS)/giờ số giờ làm thêm
5.2 Đối với đối tượng hưởng lương khoán.
Tiền lương thêm giờ đựợc tính vào ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần , ngày nghỉ lễ, tết trên cơ sở mức tiền lương khoán ( TLKH) theo quy định như sau :
Ngày nghỉ hàng tuần. TLTG = 2,0 TLKH số giờ làm thêm
Ngày nghỉ lễ tết:
+ Đối với CBCNV tham gia BHXH hưởng lương khoán .
TLTG = 2,0 TLKH số giờ làm thêm + TLNS
+ Đối với CBCNV không tham gia BHXH hưởng lương khoán.
TLTG = 3,0 TLKH số giờ làm thêm
5.3 Quy định về chấm công thêm giờ lương:
- Chấm công thêm giờ phải căn cứ vào yêu cầu làm thêm giờ của thủ trưởng đơn vị được giám đốc đồng ý , thời gian chỉ được chấm vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần, một ngày tối đa ko quá 8 tiếng , 1 tháng tối đa không quá 6 công , 1 năm tối đa không quá 200 giờ theo nguyên tắc:
+ Trong ngày. người lao động làm việc thêm giờ trên 8 tiếng được chấm công và làm tròn thành 8 tiếng.
+ Trong tháng tổng hợp số công thêm giờ của CBCNV , nếu trên 6 công( tức trên 48 tiếng) sẽ được làm tròn thành 6 công.
Trường hợp làm việc ngoài giờ nhưng trong phạm vi công việc được giao đã lường trước và tính toán khi đánh giá hệ số năng suất Ki thì không được tính thời gian làm thêm giờ.
Trường hợp lương khoán đã tính đến yếu tố làm việc thêm giờ thì không được chấm công làm việc thêm giờ.
CBCNV bố trí làm việc luân phiên để thực hiện nhiệm vụ được giao theo ca không được chấm công làm việc thêm giờ/
Đối với lái xe . lái cẩu:
Thời gian làm việc thêm giờ là thời gian lái xe thực hiện nhiệm vụ vận hành xe trên đường đưa đón CNV đi công tác hoặc lái cẩu thực hiện nhiệm vụ vận hành cần trục theo giấy điều động xe , cẩu của thủ trưởng đơn vị ( thời gian cũng chỉ được tính vào ngày thứ bảy chủ nhật hàng tuần và ngày nghỉ lễ tết) theo yêu cầu công việc được giám đốc phê duyệt.
+ Đối với lái xe: bảng chấm công thêm giờ phải kèm theo bản kê khai làm thêm giờ có chữ ký xác nhận của người sử dụng xe đi công tác và thủ trưởng đơn vị quản lý xe.
+ Đối với lái cẩu:bảng chấm công phải kèm theo nhật trình của các ca cẩu,có chữ ký xác nhận của đơn vị sử dụng cẩu và thủ trưởng đơn vị quản lý cẩu,cần trục.
3.4 Tiêu chuẩn đánh giá các mức năng suất theo chức danh công việc
3.4.1 Mức K1
- CBCNV có chuyên môn nghiệp vụ giỏi làm rất tốt các nhiệm vụ cụ thể theo tiêu chuẩn công chức , viên chức do nhà nước quy định đúng với chức danh đang hưởng lương , tích cực học tập để nâng cao và hoàn thiện khả năng , chuyên môn nghiệp vụ.
- Giải quyết công việc độc lập, sáng tạo, có trách nhiêm, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
- Tích cực tham mưu , đề xuất với lãnh đạo các biện pháp giải quyết các nhiệm vụ được giao, tích cực giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành khối lượng công việc chung của đơn vị.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ , khối lượng công việc được giao , thường xuyên phải làm thêm giờ vào ngày thường để đảm bảo tiến độ công việc.
- Chấp hành tốt nội quy , kỷ luật lao động của cơ quan và các chế độ chính sách , pháp luật của nhà nước.
3.4.2 Mức K2
- CBCNV có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng ,làm tốt các nhiệm vụ cụ thể theo tiêu chuẩn công chức, viên chức do nhà nước quy định đúng với chức danh đang hưởng lương, tích cực học tập để nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ.
- Giải quyết công việc độc lập, sáng tạo, có trách nhiêm, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao,chủ động đề xuất với lãnh đạo các biện pháp giải quyết các nhiệm vụ được giao, tích cực giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành công việc .
- Hoàn thành nhiệm vụ , khối lượng công việc được giao ,tích cực tự giác và thường xuyên phải làm thêm giờ vào ngày thường để thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ công việc.
- Chấp hành tốt nội quy , kỷ luật lao động của cơ quan và các chế độ chính sách , pháp luật của nhà nước.
3.4.3 Mức K3
- CBCNV có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng ,làm tốt các nhiệm vụ cụ thể theo tiêu chuẩn công chức, viên chức do nhà nước quy định đúng với chức danh đang hưởng lương, tích cực học tập để nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ.
- Giải quyết công việc nhanh ,có sáng tạo,trách nhiệm,có ý thức giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành công việc.
- Hoàn thành nhiệm vụ,khối lượng công việc được giao, có làm thêm giờ vào ngày thường để đảm bảo tiến độ công việc.
- Chấp hành tốt nội quy, kỷ luật lao động của cơ quan và các chế độ chính sách , pháp luật của nhà nước.
3.4.4 Mức K4
- Hoàn thành công việc theo chức danh, nhiệm vụ được giao ở mức bình thường ,có năng suất và chất lượng đảm bảo theo yêu cầu ,tích cực học tập để nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ.
- Chấp hành nội quy, kỷ luật lao động của cơ quan và các chế độ chính sách , pháp luật của nhà nước.
3.4.5 Cán bộ công nhân viên chỉ được hưởng lương cơ bản ( Ki = 0)
- CBCNV thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao .
- CBCNV vi phạm nội quy kỷ luật lao động của cơ quan , hay đi muộn về sớm không có lý do chính đáng( từ 5lần/ tháng trở lên).
- CBCNV đang nghỉ theo chế độ điều dưỡng của công ty.
- CBCNV đang nghỉ chờ giải quyết chế độ BHXH .
- CBCNV không có việc làm , phải bố trí nghỉ chờ việc, thời gian nghỉ hưởng lương chờ việc không quá 3 tháng/ năm.
3.5 Trả lương cho CBCNV nghỉ theo chế độ:
- CBCNV nghỉ phép hàng năm theo quy định thì được hưởng 100% lương cơ bản - CBCNV trong thời gian nghỉ kết hôn , con kết hôn… theo quy định của bộ Luật Lao Động được hưởng 100% lương cơ bản.
- CBCNV nghỉ ốm đau , thai sản , con ốm , tai nạn lao động và các hình thức khác theo quy định: hưởng trợ cấp BHXH theo quy định hiện hành của nhà nước.
3.6 Tổ chức thực hiện:
3.6.1 Thời gian và phương thức đánh giá hiệu suất:
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên ,định kỳ 3tháng/1 lần công ty tổ chức đánh giá hệ số năng suất theo chức danh( Ki)cho lãnh đạo và CBCNV theo nguyên tắc sau:
+ Giám đốc đánh giá hệ số Ki cho : trưởng , phó các phòng ban, kế toán trưởng, phó giám đốc công ty.
+ Lãnh đạo các phòng ban, đơn vị: đánh giá hệ số Ki cho CNV thuộc đơn vị mình quản lý trực tiếp trình hội đồng xét lương xem xét , phê duyệt.
+ Hội đồng xét lương: họp , xem xét, đánh giá và điều chỉnh các mức hệ số Ki của CBCNV do thủ trưởng các phòng ban, đơn vị đề xuất phù hợp với năng suất công việc và trách nhiệm chung của CBCNV công ty.
- Hàng tháng (ngoại trừ kỳ đánh giá theo quy định trên),giám đốc quyết định điều chỉnh lại(tăng hoặc giảm)các mức hệ số trách nhiệm của lãnh đạo và CBCNV do lãnh đạo phòng ban, đơn vị đề xuất cho phù hợp với tình hình công việc thực tế của công ty.
3.6.2 Quy trình thực hiện:
- Vào ngày cuối cùng hàng tháng , thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm nộp về phòng tổ chức hành chính :
+Báo cáo thống kê tổng hợp khối lượng công việc của đơn vị trong tháng.
+ Nộp bản chấm công làm việc thực tế,bản chấm công làm việc thêm giờ(nếu có).
+ Đánh giá hệ số năng suất Ki của CNV :
Tháng trùng vào kỳ họp hội đồng xét lương , thủ trưởng đơn vị đánh giá hệ số năng suất Ki của toàn bộ CNV vào bảng chấm công làm việc thực tế , các tháng khác không cần phải đánh giá .
Tháng không trùng với kỳ họp hội đồng xét lương , nếu thủ trưởng đơn vị đề xuất thay đổi hệ số năng suất Ki của CNV thì điền vào bảng chấm công làm việc thực tế kèm theo bản báo cáo kết quả của công việc của CNV trong tháng và đề nghị điều chỉnh hệ số của đơn vị.
Nếu thủ trưởng đơn vị đánh giá hệ số năng suất Ki của CNV không thực hiện theo đúng tiêu chuẩn , phải đánh giá lại theo yêu cầu của hội đồng xét lương thì sẽ bị hạ 1 bậc hệ số năng suất Ki .
- Căn cứ vào bảng chấm công của các đơn vị, vào các ngày từ 1 đến 5 tháng sau, phòng tổ chức hành chính có trách nhiêm:
+ Báo cáo hội đồng xét lương phê duyệt: các mức hệ số năng suất Ki , số công làm việc thực tế và số giờ làm thêm của CBCNV các đơn vị vào kỳ họp hội đồng.
+ Dự kiến các mức hệ số năng suất Ki của trưởng, phó các phòng ban, đơn vị báo cáo để giám đốc quyết định.
+ Xin ý kiến phê duyệt của giám đốc về mức hệ số năng suất Ki của các chức danh lãnh đạo theo quy định như trên.
- Sau khi có đầy đủ các tài liệu về chấm công và hệ số năng suất, phòng tổ chức hành chính chuyển cho phòng tài chính - kế toán để tính và thanh toán lương cho CNV.
Bảng hệ số năng suất tính lương thu hập đối với các chức danh, chéc vụ CBCNV thuộc công ty
STT
chức danh,chức vụ
mức K1
K2
K3
K4
1
Giám đốc công ty
7.0
6.5
6.0
5.5
2
phóGđ,kế toán trưởng công ty
6.0
5.5
5.0
4.5
3
trưởng phòng, trưởng ban điều hành
5.0
4.5
4.0
3.5
4
Phó trưởng phòng,phó ban điều hành
4.5
4.0
3.5
3.0
5
kỹ sư,cử nhân ,chuyên viên
3.0
2.5
2.0
1.5
6
Cán sự, kỹ thật viên,nhân viên
2.5
2.0
1.5
1.0
PHẦN III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY LẮP - MÁY ĐIỆN NƯỚC
(WIMECO).
I. Phương hướng hoàn thiện quản lý tiền lương tại công ty lắp máy điện nước (WEMICO).
Trả lương lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩ rất lớn trong việc giúp cho tổ chức đạt được hiệu suất lao động cũng nh ư tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mọi người lao động.Tuy nhiên, tác động trả lương còn tuỳ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn trả công của công ty cho người lao động tương quan với đóng góp của họ.Một cơ cấu tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở để xác định lượng tiền lương công bằng cho từng người lao động cũng như là cơ sở để thuyết phục họ về lượng tiền lương đó.
Công ty cần thực hiện và duy trì một cách cố hệ thống cơ cấu tiền lương.Cán bộ tiền lương cần nắm chắc chính sách trả lương của doanh nghiệp:
- Xây dựng một hệ thống lương khoa học, rõ ràng và dễ hiểu.
Điều chỉnh các mức tiền công cũ cho người lao động cho phù hợp với hệ thống tiền lương mới.
Khi thực hiện hệ thống tiền lương mới, sẽ có những người lao động hiện tại được trả công cao hơn hay thấp hơn mức tiền lương thiết kế mới. Các mức tiền lương này phải được điều chỉnh cho hợp lý bằng những biện pháp phù hợp, những bất hợp lý xảy ra trong tiến hành trả công cũng phải được điều chỉnh.
Xếp lương cho những người mới được tuyển vào tuỳ theo quan điểm trả lương của công ty.
Tính toán trả lương theo các dạng các chế độ phù hợp.
Thực hiện tăng lương cho người lao động theo đúng chính sách và thủ tục được thiết kế.
Cập nhât hệ thống tiền lương một cách thường xuyên và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết.
Đào tạo người quản lý để họ sử dụng hệ thống tiền lương đúng chính sách của công ty.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tiền lương tại công ty lắp máy điện nước (WEMICO ).
1. Xây dựng lại đơn giá tiền lương.
Các sản phẩm công ty đều phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được của công ty được xây dựng trên cơ sở:
Định mức lao động trung bình tiên tiến của công ty và các thông số tiền lương do nhà nước quy định.
Đơn giá tiền lương được thông nhất trên cơ sở cấp bậc công việc.
Mỗi công vịêc được tính một đơn giá riêng, sản phẩm khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau.
Khi có sự thay đổi về định mức lao động và các thông số tiền lương thì phải thay đổi đơn giá tiền lương.
Công ty xây dựng đơn giá tiền lương theo các cách sau:
Đơn giá tiền lương trên doanh thu.
Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận.
Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm(kể cả sản phẩm quy đổi).
2. Nâng cao công tác trả lương cho người lao động trong công ty.
Để đảm bảo trả lương cho người lao động trong công ty tốt hơn công ty phải cải tiến hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt của họ.
2.1 Cải thiện hình thức trả lương theo thời gian cho cán bộ công nhân viên gián tiếp trong công ty.
Việc trả lương cho lao động gián tiếp trong công ty hiện nay chủ yếu bậc của từng người lao động và số ngày làm việc của họ . Điều này làm mất đi tính năng động tích cực của người lao động làm nhiệm vụ quản lý, họ sẽ chểnh mảng không làm hết khả năng của mình và có nhiều thời gian bỏ trống dẫn đến việc hoàn thành công việc chậm lại , hiệu quả thấp.Chính vì vậy để đảm bảo làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn công ty cần phải tính lương sao cho phù hợp, khuyến khích những lao động quản lý có năng lực thực sự.
Cách tính lương cho lao động quản lý thì phải tính thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong lương như sau :
Lương = Lcứng + Lphụ cấp chức vụ + Lmềm
Cách tính lương cho người lao động gián tiếp làm công việc giản đơn phục vụ thì vẫn như cũ.
Với cách tính lương như vậy sẽ khuyến khích lao động gián tiếp tích cực hăng say với công việc hơn. Nhìn vào mức lương của mỗi người có thể đoán được tinh thần trách nhiệm của họ đối vơi công việc được giao. Sự khuyến khích này giúp họ nhận thấy được vị thí trách nhiệm của họ đối với công ty và họ sẽ cố gắng hơn.
Cải tiến hình thức trả lương sản phẩm cho bộ phận lao động trực tiếp trong công ty.
Công ty trả lương cho khối lao động trực tiếp theo cơ chế sản phẩm là tốt. Song để nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong sản xuất, tính tích cực, tạo năng xuất lao động cao hơn.Vì vậy công ty nên đưa thêm hệ số thành tích lao động vào việc tính lương. Để đạt được hệ số này người lao động phải đạt tiêu chuẩn theo xếp loại A,B,C
loại A: Với lao động tay nghề chất lượng cao, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu khoán sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm.Loại A có hệ số 1,1
loại B : Với lao đông tay nghề trung bình ,hoàn thnàh chỉ tỉêu sản phẩm và chất lượng sản phẩm . Loại B có hệ số 1
Loại C : Với lao động tay nghề yếu và học sinh mới ra trường hoàn thành 85% công việc và đảm bảo chất lượng. Loại C có hệ số 0,7
Việc tính lương như vậy sẽ gắn chặt với chất lương sản phẩm và thái độ làm việc của mỗi công nhân, cường độ làm việc và kinh nghiệm của họ được phát huy.
Cách tính lương này đã đánh giá sự tích cực sáng tạo trong công việc, tránh tình trạng lãng phí thời gian cho những người ỷ lại ,dựa dẫm vao người khác, góp phần vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Thiết lập mức lương của công ty.
Đánh giá công việc cho từng cán bộ công nhân viên trong công ty, cán bộ tiền lương sẽ tiến hành sắp xếp mức lương của công ty. Muốn có một mức lương hợp lý cần phải tiến hành khảo sát về mức lương đang thịnh hành trong khu vực đặc biệt là nghiêm cứu mức lương của các công ty cùng ngành. Sau đó công ty sẽ đối chiếu với thực trạng của mình xem nên áp dụng mức lương cao hơn, bằng , thấp hơn thị trường để từ đó ấn định mức lương hợp lý theo chiến lược cạnh tranh của mình.
* Khảo sát mức lương :
Công ty cần phải tiến hành khảo sát mức lương đang thịnh hành trên trong khu vực.Việc khảo sát này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Theo cách trực tiếp : công ty cử chuyên viên đi nghiêm cứu
Theo cách gián tiếp : công ty có thể nhờ các cơ quan cung cấp thông tin : công ty có thể liên hệ vớí Sở Lao Động, phòng thuế, Sở Tài Chính… đã biết được những thông tin về mức lương đang thịnh hành.
Công ty chỉ khảo sát mức lương tại các công ty khác đối chiếu với các lọại công việc chủ yếu của côg tychứ không khảo sát tất cả các loại lương của tất cả các công việc.
* Tham khảo và điều chỉnh theo mức lương hiện hành:
Sau khi khảo sát các mức lương của các công ty khác, công ty sẽ quyết định xem nên áp dụng mức lương của công ty như thế nào?
- Nếu công ty muốn áp dụng mức lương giống như các công ty khác thì mức lương thấp nhất và cao nhất đanh thịnh hành cho một công việc.Việc áp dụng chiến lược này công ty muốn đảm bảo vị trí cạnh tranh của mình và đồng thời duy trì lực lượng lao động sao cho thoả mãn và tinh thần cao.
- Nếu công ty muốn áp dụng chiến lược” chính sách lương cao” nghĩa là án định mức lương cao hơn mức lương hiện hành. Công ty có thể thực hiện chiến thuật này mà không sợ nguy hại đến khả năng thu lợi khi chi phi lao động cấu tạo thành một tỷ lệ chi phí đơn vị sảm phẩm tương đối nhỏ, khi công ty muốn duy trì tiêu chuẩn tuyển mộ nhân viên, nâng cao tinh thần nhân viên và muốn công nhân làm việc trên mức trung bình,
- Ngược lại công ty có thể áp dụng chiến lược” mức lương thấp hơn mức lương thị trường” mà không ảnh hưởng ngược lại đến khả năng tuyển mộ và giữ cho lực lượng lao động được thoả mãn khi công ty cung cấp cho nhân viên những khoản thu nhập ổn định và đảm bảo công việc qua chính sách tuyển dụng ổn định, khi công ty thường xuyên tạo cơ hội cho công nhân làm thêm giờ,..
Sau khi đã thiêt lập mức lương, công ty nên ấn định một tỷ lệ cố định cho mỗi công việc. Để tránh thiên vị và những ưu đãi về lương một cách tuỳ tiện, đồc đoán, việc tăng bậc lương dựa trên việc đánh giá thành tích công tác của từng người.
* Chuyến sang mức lương mới:
Công ty có thể điều chỉnh cơ cấu lương thịnh hành trong khu vực của các công ty khác, nên điều chỉnh chiến lược lương của công ty để chuyển mức lương cũ sang bảng lương mới. Bảng lương mới này cho thấy công việc nào đã được trả lương quá thấp và công việc nào đã trả lương quá cao, từ đó nên điều chỉnh mức lương ngay khi có thể áp dụng được
4. Điều chỉnh mức lương theo thời kỳ.
Công ty có thể điều chỉnh cơ cấu lương theo một hay nhiều hình thức sau : tăng giảm tỷ lệ lương theo một tỷ lệ phần trăm hay khoản tiền rõ ràng, thay đổi tiền phụ cấp, thay đổi giờ làm việc trong tuần, nới rộng hoặc thu hẹp các tiêu chuẩn thời gian đối với sản phẩm, ảnh hưởng đến tiền lương trong các hình thức trả lương kích thích người lao động. Song công ty có thể điều chỉnh mức lương định kỳ bằng cách sau:
* Điều chỉnh theo mức lương đang hiện hành :
Công ty có thể giữ mãi cơ cấu lương trong khi thị trương tiền lương trong khu vực đang thay đổi. Khi mức lương trong khu vực tăng mà công ty cứ khư khư giữ nguyên tắc mức lương không đổi thì công ty sẽ khó mà tuyển mộ được những lao động có tay nghề, khó mà duy trì được hiệu quả lao độngvà tinh thần của công nhân viên. Chính vì vậy tổ chức công đoàncùng cấp của công ty có trách nhiêm thúc ép công ty để theo kịp mức lương của thị trường đang thịnh hành.
* Điều chỉnh theo khả năng chi trả của công ty :
Thường thì khả năng chi trả của công ty ít nhiều gíống nhau, nên mức lương thường theo cùng 1 hướng. Tuy nhiên với một công ty có khả năng thu nhập khá thì thường duy trì chính sách lương cao. Song với công ty lắp máy điện nước thì khả năng chi trả cho cán bộ công nhân viện tuỳ thuộc vào trình độ và khả năng thu nhập của công ty. Cho nên việc điều chỉnh mức lương phải phù hợp với từng bậc lương mới.
Trình tự thiết kế như sau :
Xác định bội số của thang lương:
B =
B : bội số của thang lương.
Smax : mức lương cao nhất của ngạch.
Smin : mức lương thấp nhất của ngạch.
Xác định số bậc của thang lương : tuỳ thuộc vào độ dài phục vụ trong một ngạch, độ lớn của thang lương và tương quan với độ lớn trong khoảng tiền lương.
Xác định hệ số lương : để xác định hệ số lương ở từng bậc trước hết phải xác định hệ số khoảng cáchgiữa hai bậc lương liền kề.Nếu hệ số khoảng cách liền kề đều đặn thì hệ số bậc lên đều đặn.Nếu hệ số khoảng cách luỹ tiến hoặc luỹ thoái thì hệ số bậc cũng luỹ tiến hoặc luỹ thoái tương ứng. Dù hệ số là đềuđặn ,luỹ tiến hoặc luỹ thoái thì hệ số bậc 1và bậc cao nhất không thay đổi. Hệ số khoảng cách lên đều đặn được tính như sau:
hkc =
hkc : Hệ số khoảng cách lên đều đặn.
n : số bậc trong thang lương.
Sau đó xác định hệ số của bậc lương nào đó theo công thức :
Ki = Ki-1 hkc
Ki : Hệ số lương bậc i.
Ki-1 : Hệ số lương bậc liền đứng trước.
Xác định mức lương ở từng bậc :
Si = S1 Ki
Si : mức lương bậc i.
S1 : mức lương bậc 1(thấp nhất) của ngạch.
Ki : hệ số lương bậc i.
Điều kiện thực hiện những kiến nghị trên.
Đôí với người lao động thì tiền lương ảnh hưởng đến thu nhập của họ để trang trải những chi phi sinh hoạt hàng ngày cũng như địa vị của họ trong gia đình, trong công ty , trong xã hội.Còn đối với công ty thì đó là một phần quan trọng trong chi phí sản xuất; thu hút người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của công ty và tiền lương cũng là một công cụ để quản lý chiến lược nguốn nhân lực.
Trên đây là một số kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa hệ thống tiền lương của công ty.Tuy nhiên để có thể thực hiện được cũng cần phải có những điều kiện đó là :
* Đánh giá công việc;
Mục đich cuả đánh giá công việc là để loại trừ những công việc không công bằng trong trả lương cho người lao động, xác định được cấu trúc công việc, đạt được sự nhất trí của các cấp và nhân viên liên quan đến công việc.
Công ty đámh giá công việc dựa trên mức độ kỹ năng ,sức cố gắng,trách nhiệm của từng công nhân trong các khâu của quá trình sản xuất.
Công ty đánh giá công việc theo phương pháp tính điểm : Là phương pháp ẩn định giá trị bằng số cho các yếu tố của công việc và tông số các giá trị nàt cung ccấp một bản đánh giá giá trị tương đối của công việc đó.Phương pháp này đòi hởi sự lựa chọn các yếu tố công việc theo bản chất các nhóm công việc được đánh giá. Được tiến hành theo các bước:
Chọn công việc điển hình trong công ty. Các công việc này được tuân theo nhóm công việc như nhóm công việc tại văn phòng, nhóm công việc tại các tổ sản xuất.
Nhóm chuyên viên tiến hành phân tích công việc.
Nhóm phân tích sẽ lập bảng mô tả công việc, chọn lọc và xác định xem công việc đó có các yếo tố nào.
Xác định mỗi yếu tố có máy thứ bậc.
Ẩn định hệ số điểm cho từng công việc và phân bổ cho từng thứ bậc công việc.
Công ty dánh giá công việc bằng cách so sánh đối chiếu số điểm cho từng thư bậc công việc.
* Đòi hỏi cán bộ quản lý tiền lương biết sử dung hệ thống tiền lương theo đúng chính sách của công ty và có thể giải thich được đối với người lao động về những thay đổi trong hệ thống tiền lương .
* Phải thu thập được những yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương như : năng suất lao động, khối lượng công việc, chất lượng công việc, chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ; khả năng bù đắp sức lao động, thị trường lao động, chính sách kinh tế xã hội. Để có thể đánh giá chính xác mức tiền lương mà công ty đang áp dụng có phù hợp với sức lao dộng mà người lao động đã cống hiến cho công ty. Nếu chưa phù hợp thì cần phải điều chỉnh ngay cho hợp lý để người lao động yên tâm cống hiến sức lao động của mình cho doanh nghiệp.
* Vì tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn tăng tiền lương trả cho công nhân viên thì phải tăng quỹ tiền lương của doanh nghiệp.Và muốn làm được điều này thì công ty phải tiết kiệm được chi phí đầu vào của quá trính sản xuất như : sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh; sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị của công ty…s ẽ làm tăng tổng sản phẩm cuả công ty tăng được lợi nhuận.
* Thường xuyên theo dõi những thay đổi trong quy định của chính phủ về chế độ tiền lương để có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của luật.
* Muốn xây dựng hệ thống trả lương của công ty thì phải thu thập đầy đủ những thông tin về tiền lương của những doanh nghiệp cùng nghành. Để xác định xem mức lương của công ty trả có cao hơn hay thấp hơn so với những công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh
KẾT LUẬN
Sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty đều phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đạt được kết quả cao trong sản xuất thì không có cách náo khác là tạo ra động lực thúc đẩy người lao động hăng say với công việc băng cách trả lương xứng đáng với kết quả và sự cống hiến của họ cho công ty.
Tiền lương và thu nhập giữ vai trò quan trọng trong mọi hình thái kinh tế, xã hội, nó tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động.
Việc trả lương của công ty lắp máy điện nước luôn chú trọng đến từng người lao động và đây là nhân tố cơ bản quyết định và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Công ty đã xây dựng quy chế trả lương cho công nhân viên toàn công ty một cách hợp lý, công bằng.\ đã đảm bảo nguồn lực cho sản xuất. Việc trả lương hợp lý đã gắn với kết quả sức lao động của nhân viên trong công ty bỏ ra, điều này cũng khuyến khích công nhân viên tích cực và gắn bó với công ty hơn. Song hiện nay mức lương và thu nhập cho người lao động có những hạn chế và thấp hơn so với các công ty khác. Vì thế cần tìm mọi cách để nâng cao thu nhập cho người lao động sao cho có hiệu quả nhất khiến họ phát huy hết khả năng của mình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Sau quá trình thực tập ở công ty lắp máy điện nước(wemico) được sự hướng dẫn của anh, chị, cô, chú tại công ty; được sự hướng dẫn của cô giáo và kết hợp với những kiến thức đã học, tôi chỉ muốn đưa ra thực trạng quản lý tiền lương tại công ty với mong muốn hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty.
Bài viết trên còn nhiều thiếu sót, những phương hướng biện pháp đưa ra chưa thật hoàn hảo, chưa mang tính thực tiễn cao, song với khả năng hạn chế tôi chỉ mong góp một phần nhỏ của mình đóng góp vào việc giải quyết vấn đề này trong công ty, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
Do kinh nghiêm còn có hạn, trình độ và năng lực còn hạn chế rất mong được sự chỉ bảo ân cân của thầy cô giáo trong khoa giúp đỡ em để chuyên đề này được hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế lao động - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản lao động – xã hội, năm 2000.
Giáo trình Quản trị nhân lực, trường Đại học kinh tế quốc dân, nhà xuất bản lao động xă hội, năm 2004
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tiền lương của công ty lắp máy điện nước(wemico).
Tài liệu về quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước.
Giáo trình khoa học quản lý -Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 2004.
Quy định về việc xây dựng quỹ lương và phương án trả lương cho CBCNV công ty lắp máy điện nước năm 2008.
Nghị định số 206/2004/NĐ-CP của chính phủ quy định về quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước,ngày 14 tháng12 năm 2004.
Thông tư số 07/2005/TT-LBLĐTBXH ngáy 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngáy 14 tháng 12 năm 2004 của chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước.
Trên internet,các webside về tiền lương và quản lý tiền lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện quản lý tiền lương tại công ty lắp máy điện nước ( WEMICO ).DOC