Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời và phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam , trong đó có sự phát triển của các công ty
chứng khoán là một xu thế tất yếu góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế
đất nước. Chính vì thế Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán Việt Nam hoạt động tốt
hơn.
Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và còn
tiề m ẩn nhiều rủi ro cho cả các nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán, chính
vì vậy, bằng việc nghiên cứu đề tài này, em hy vọng sẽ góp phần vào việc
đưa ra những gợi ý có ích đối với hoạt động của các công ty chứng khoá n
Việt Nam.
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam: thực trạng và giảI pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
diện của các CTCK bị đình chỉ tư cách đại diện giao dịch do huỷ lệnh
giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh 2 phiên liên tiếp như đại diện giao
dịch của công ty VNDirect, BVSC, ACBS, SBS….
II. Định hƣớng phát triển các CTCK trong giai đoạn tới.
Để có ưu thế về cạnh tranh xét trên bình diện Quốc gia, chúng ta phải
tạo nên sự an toàn, ổn định về an ninh, chính trị, thông thoáng về hệ thống
pháp luật và môi trường đầu tư, sự minh bạch công khai về hoạt động kind
doanh, nhất là lĩnh vực tài chính. Chính vì vậy, vai trò chủ động và hiệu quả
của Chính phủ trong việc tạo lập và thực hiện chính sách vĩ mô thích hợp và
hỗ trợ nền thị trường CK nói chung và các công ty Chứng khoán nói riêng là
rất quan trọng. Trong thời gian tới Nhà nước cần thực hiện tốt kế hoạc phát
triển công ty CK giai đoạn 2006-2010, cụ thể như sau:
1.Xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật
Luật CK Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày
1/1/2007. Do vậy, Nhà nước cần thực hiện bổ sung các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật CK về mức vốn pháp định đối với công ty CK theo đó vốn pháp
định để được thực hiện các nghiệp kinh doanh chứng khoán phải được nâng
cao dặc biệt là đối với các nghiệp vụ đòi hỏi vốn lớn như BLPH, TDCK.
Xây dựng các quy định tiêu chuẩn tối thiểu về kiểm toán đối với pháp
nhân góp vốn và kiểm toán tài sản đối với thể nhân góp vốn thành lập công ty
CK.
Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn các CTCK cung cấp dịch vụ
mới, như giao dịch kì hạn chứng khoán, giao dịch vay(vay tiền mua CK và
vay CK để bán)…Xây dựng lộ trình tăng vón cho các CTCK đáp ứng yêu cầu
của Luật CK.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 67
Sửa đổi văn bản hướng dẫn về thuế, phí và lệ phí đối với công ty CK
theo hướng dẫn dần đưa lĩnh vực kinh doanh CK ra khỏi ngành nghề được
hưởng ưu đãi đầu tư, tăng mức lệ phí cấp giầy phép kinh doanh CK và áp
dụng cơ chế trích lập và sử dụng nguồn thu từ lệ phí cấp phép theo hướng gắn
trách nhiệm và quyền lợi của người chịu trách nhiệm thẩm định cấp giấy phép
và giám sát hoạt động của các công ty CK.
2. Nâng cao quy mô, năng lực và chất lƣợng dịch vụ cung cấp của các
CTCK, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty
Ban hành và áp dụng Điều lệ mẫu đối với CTCK
Xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho người hành
nghề kinh doanh CK
Xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo chuyên sâu cho lãnh đạo và
người hành nghề kinh doanh CK của các CTCK nhằm nâng cao năng lực và
trình độ chuyên môn cho lãnh đạo và người hành nghề tại các CTCK, đảm
bảo 100% nhân viên làm việc tại các vị trí thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán, nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc quản lý tiền, CK của khách
hàng tại các CTCK phải có chứng chỉ hành nghề CK. Chương trình đào tạo
chuyên môn phải được xây dựng thống nhất theo chuẩn mực quốc tế theo
từng nghiệp vụ chuyên sâu, tổ chức đào tạo, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng
chỉ hành nghề CK theo vị trí làm việc chuyên môn.
Khuyến khích các CTCK mở rộng mạng lưới hoạt động trên cơ sở liên
kết với các ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán dưới
hình thức đại lý nhận lệnh hoặc phòng giao dịch.
Hoàn thiện hệ thống thanh toán CK thông qua việc yêu cầu các CTCK
lựa chọn ngân hàng thanh toán, cug cáp dịch vụ nhận, giữ, quản lý tiền mua
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 68
CK và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán CK, hỗ trợ khả năng thanh toán
CK.
3.Tăng cƣờng công tác quản lý giám sát của các cơ quan quản lý CTCK.
Tăng cường công tác giám sát, thẩm định qua hồ sơ về điều kiện
cấp phép KDCK của các tổ chức, cá nhân xin cấp phép. Giám sát trước
khi cấp phép kinh doanh CK trên cơ sở thẩm định về trình độ, năng lực,
kinh nghiệm làm việc của Tổng Giám đốc các CTCK theo quy định pháp
luật, đảm bảo CTCK ra đời và triển khai hoạt động với việc cung cấp
dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, đảm bảo CTCK có đủ năng lực về
tài chính và nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có uy tín mới được
triển khai và cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành CK, tư vấn tài chính
và đầu tư CK.
Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán CTCK đảm bảo quản lý hoạt
động kinh doanh CK một cách minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của
nhà đầu tư.
Nghiên cứu, áp dụng việc giám sát CTCK trên trong quá trình
triển khai hoạt động trên cơ sở dựa vào các tiêu chí xác định rủi ro. Đây
là mô hình giám sát tiên tiến, hiện đại đang được các nước trong khu vực
áp dụng thực hiện. Theo đó, việc giám sát CTCK dựa trên cơ sở kết hợp
việc tự đánh giá của các CTCK và việc giám sát của SGDCK và
UBCKNN.
Công tác giám sát, thanh tra CTCK của UBCKNN cần được tổ
chức lại theo hướng có Ban chuyên trách thực hiện việc giám sát tuân
thủ đối với hoạt động của CTCK và ban cưỡng chế thực thi pháp luật.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 69
Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ giám sát cho lãnh đạo và
chuyên viên các Ban giám sát của UBCKNN và của TTGDCK và
SGDCK.
III. Một số giải pháp phát triển các công ty chứng khoán.
1. Các giải pháp vĩ mô
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán
và TTCK để tạo môi trường thuận lợi cho các CTCK tại Việt Nam phát triển ,
cụ thể là một số giải pháPHCK sau đây:
1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và
TTCK.
Hoàn thiện và nhanh chóng đƣa luật chứng khoán vào thực tiễn.
Luật chứng khoán đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày
1/1/2007.Do vậy các quan Chính phủ cần khẩn trương xây dựng các văn
bản hướng dẫn thi hành nhằm đưa luật sớm đi vào thực tiễn cuộc sống.
Cần thực hiện, rà soát, bổ sung các văn bản pháp luật, phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật để giảm thiểu
sự mâu thuẫn và chồng chéo. Ưu tiên tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hoàn
thiện các chuẩn mực quản lý, giám sát và tổ chức hệ thống giám sát, phù
hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời chú trọng các qui định về ự tham gia
của các bên nước ngoài vào TTCK vần sớm được hoàn chỉnh.
Ban hành các quy định để tạo cơ sở pháp lý cho các CTCK tái cơ cấu theo
hướng tăng quy mô vốn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng phạm vi và
mạng lưới cung cấp dịch vụ, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin
trong cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Theo hướng đồng bộ hoá hệ thống pháp luật điều chỉnh các tổ chức phát
hành ra công chúng và các công ty đại chúng, xây dựng hành lang pháp lý
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 70
cho các công ty, đặc biệt là các quy định liên quan đến công khai minh
bạch thông tin, chế độ kế toán, kiểm toán, quy định về quản trị công ty,
các quy định về bảo vệ quyền lợi nhầ đầu tư nói chung.
Trên nền tảng đó, nền kinh tế sẽ minh bạch hơn và các công ty niêm yết
sẽ thực sự là những doanh nghiệp hàng đầu đại diện cho nền kinh tế, còn
các công ty đại chúng khác không đủ điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết sẽ
giao dịch tại thị trường phi tập trung (TTGDCK Hà Nội). Đồng thời chúng
ta cũng cần tăng cường công tác giám sát, thực thi pháp luật đối với các tổ
chức có chứng khoán được phát hành và giao dịch rộng rãi trong công
chúng.
Hoàn thiện môi trƣờng thể chế trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh
CK
Trong thời gian tới Nhà nước và các cơ quan chức năng cần :
- Nâng cao vai trò quản lý để ngăn chặn hạn chế các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh.
- Xây dựng kế hoạch phát triển các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng
khoán.
- Hỗ trợ hoạt động và nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng
khoán.
- Về lâu dài, cần nâng cao tiềm lực tài chính cho các tổ chức cung ứng
dịch vụ chứng khoán, tạo điều kiện cho các CTCK mở rộng phạm vi hoạt
động.
- Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở đồng bộ và thống
nhấ giữa Sở GDCK và TTGDCK và các thành viên là các tổ chức cung
ứng dịch vụ kinh doanh CK
- Nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên hành nghề kinh doanh
chứng khoán.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 71
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp đối với
các tổ chức cung ứng dịch vụ kinh doanh chứng khoán.
Hoàn thiện hệ thống luật cạnh tranh.
Nhà nước cầ hoàn thiện hệ thống luật cạnh tranh bao gồm pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống (hay kiểm soát)
độc quyền. Tuy nhiên, bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này, thuộc
về hay liên quan đến pháp luật cạnh tranh người ta cofnn có thể kể đến
nhiều lĩnh vực khác nữa như : Pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về
nhãn hiệu hàng hoá,pháp luật về quảng cáo …
1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của CTCK.
Hoạt động môi giới.
Mặc dù hoạt động môi giới đã được các CTCK nâng cao về chất lượng
dịch vụ nhưng Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần tăng cường hoạt
động quản lý, giám sát để hạn chế và cấm CTCK tự ý mua, bán chứng
khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc mược danh nghĩa của khách
hàng để mua, bán chứng khoán.
Hơn nữa cần tiếp tục thi hành và áp dụng những quy định về cảnh cáo và
phạt các CTCK có hoạt động sai trái trong khi thực hiện dịch vụ môi giới
để hoạt động này ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn và giúp các nhà
đầu tư có thể yên tâm.
Hoạt động tƣ vấn đầu tƣ CK
Cần có những quy định, hướng dẫn rõ rang đối với các hành vi vi phạm và
bị cấm trong khi thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư như:
- Cấm giới thiệu cho khách hàng mua hoặc bán chứng khoán với
việc đưa ra dự đoán chắc chắn.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 72
- Cấm khuyến nghị đồng loạt hoặc quá mức đối với nhiều khách
hàng mua và bán liên tục một loại chứng khoán trong thời gian nhất
định làm ảnh hưởng đến việc hình thành giá một cách công bằng.
- Cấm khuyến nghị khách hàng trong một thời gian liên tục nhất
định, mua hàng loạt hoặc mua quá mức vớ mục đích bán chứng
khoán mà công ty đang nắm giữ.
Hoạt động tự doanh chứng khoán.
Nhà nước và các bên liên quan cần ban hành Thông tư hướng dẫn CTCK
thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và một số nghiệp vụ mới
phát sinh như tạo lập thị trường, mua bán chứng khoán có kỳ hạn….Cần
có quy định rõ rang về hoạt động tự doanhbao gồm :
- Mua, bán chứng khoán cho chính công ty để thu lợi nhuận từ
chênh lệch giá.
- Tạo lập thị trường
- Hoạt động giao dịch vừa cho chính công ty, vừa cho khách
hàng ( là giao dịch mà CTCK mua hoặc bán CK cho chính
mình trong quá trình thực hiện hoạt động môi giới
Ngoài ra cần sửa đổi, bổ sung quy định mới về việc:
- Cấm thực hiện giao dịch mua chứng khoán theo lệnh của khách
hàng cùng một ngày với giao dịch bán chứng khoán của chính công ty.
- Nghiệp vụ tự doanh phải thực hiện bằng chính nguồn vốn của
công ty hoặc nguồn vốn huy động phú hợp với quy định pháp luật.
- Nghiệp vụ tự doanh phải thực hiện dưới danh nghĩa của công ty,
không mượn danh nghĩa người khác, không thực hiện với danh nghĩa
cá nhân.
- Cấm cho người khác mượn tài khoản tự doanh
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 73
- Cấm tiến hành giao dịch giả, giao dịch mua, bán chứng khoán
mà không chuyển dịch quyền sở hữu làm ảnh hưởng tới giá và khối
lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường.
- Cấm CTCK thực hiện giao dịch thông đồng, tức là câu kết với
người khác mua, bán chứng khoán của nhau nhưng không nắm giữ lâu
dài làm ảnh hưởng tới giá và khối lượng chứng khoán giao dịch
- Cấm thực hiện các giao dịch nhằm mục đích lôi kéo, dụ dỗ mua
bán để làm công chúng hiểu lầm là việc mua bán loại chứng khoán đó
đang diễn ra sôi động, hoặc làm biến động giá chứng khoán.
Ngoài ra cần quy định CTCK phải dành một tỷ lệ phần trăm nhất định
khoảng 40% tổng giá trị giao dịch tự doanh để bình ổn thị trường bằng
việc mua vào khi giá CK lên và bán ra khi giá chứng khoán giảm nhằm ổn
định giá chứng khoán.
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 đã mở rong các hình
thức bảo lãnh phát hành nhưng cũng cần qui định trong các văn bản hướng
dẫn về đảm bảo an toàn cho các CTCK thực hiện bảo lãnh phát hành
chứng khoán với mục tiêu vừa khuyến khích các công ty tham gia cung
ứng dịch vụ bảo lãnh cho một đợt phát hành để huy động vốn cho các
doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, vừa đảm bảo an toàn tài chính cho các
công ty này trong quá trình thực hiện.
Các tổ chức tham gia đợt bảo lãnh phát hành có nghĩa vụ thực hiện vai trò
nhà tạo lập thị trường cho loại chứng khoán đã phát hành theo đó hạn mức
giao dịch quy định như nêu ở nghiệp vụ tự doanh nhằm mục tiêu ổn định
thị trường giao dịch loại chứng khoán đó.
Ngoài ra cần quy định rõ về nghĩa vụ công khai thông tin, nghĩa vụ liên
đới trong các hoạt động gian lận liên quan đến phát hành chứng khoán của
các tổ chức bảo lãnh phát hành, xác định giá chứng khoán trên cơ sở tổ
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 74
chức bảo lãnh phát hành thăm dò nhu cầu về đợt phát hành của các nhà
đầu tư lớn.
Hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ.
Theo luật chứng khoán mới ban hành, có hiệu lực từ 1/1/2007 các CTCK
sẽ không phụ trách hoạt động quản lý danh mục đầu tư. Hoạt động này sẽ
được chuyển hẳn sang các công ty quản lý quỹ. Đây là giải pháp khá hợp
lý trong tình hình hiện tại vì nó sẽ giảm bớt gánh nặng cho các CTCK
đồng thời phù hợp hơn với hoạt động của công ty quản lý quỹ.
Nếu tiếp tục để các CTCK thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư,
cần qui định rõ khi thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, các công
ty phải tuân thủ nguyên tắc tận tuỵ, trung thực và vì quyền lợi của khách
hàng, không được lôi kéo hoặc cam kết chắc chắn với khách hàng về mức
lợi nhuận tiềm năng mà danh mục đầu tư có thể đạt được và không được
sử dụng tài sản của khách hàng để phục vụ lợi ích riêng của mình, hoặc
của các nhân viên hoặc lợi ích của bên thứ ba.
2. Một số giải pháp vi mô.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay cần xác định cho một
định hướng tốt để đứng vững trên thị trường và phát triển lớn mạnh hơn. Sau
đây là một số giải pháp hỗ trợ phát triển kinh doanh tại các CTCK:
2.1 Đào tạo nguồn nhân lực
Thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu một đội ngũ chuyên gia được
đào tạo chuyên nghiệp, vừa có tri thức, vừa có kinh nghiệm trong lĩnh vực
phân tích thị trường, quản lý rủi ro, tư vấn đầu tư. Một đội ngũ như thế phải là
sản phẩm của hệ thống đào tạo chính quy, đồng thời phải là sản phẩm của một
môi trường tài chính phát triển đến độ chín muồi nhất định. Trong bối cảnh
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 75
chung đó, đội ngũ những nhà quản lý và nhân viên tác nghiệp của các công ty
cũng không là ngoại lệ.
Để đạt được mục tiêu chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của mình, một yếu tố góp phần tạo nên –đó chính là đội ngũ nhân viên của
công ty. Do vậy, ngoài sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, công ty cần chủ
động hơn trong việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ phân tích đầu tư.
Theo kinh nghiệm của các công ty chứng khoán nước ngoài thì vấn đề đào tạo
đội ngũ cán bộ cần được các công ty chú trọng nhất. Đối với công ty chứng
khoán mới đi vào hoạt động thì người ta thường tyển nhân viên phân tích
trước tiên vì chính đội ngũ này có khả năng thu hút khách hàng.
Các CTCK cần phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Chứng
khoán (TTNC), Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc tổ
chức đào tạo nguồn nhân lực cho bản thân mình, cho các thành viên thị
trường, phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho
công chúng đầu tư theo hướng :
- Mở rộng hợp tác đào tạo về chứng khoán và thị trường chứng khoán
để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thị trường chứng khoán, phù
hợp với giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam đến năm 2010:
“Đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng
nhu cầu của các đối tượng và thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thị
trường chứng khoán cho công chúng”;
“Hợp tác với các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo cơ bản và nâng cao kiến thức về thị
trường vốn”.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 76
- Việc mở rộng hợp tác đào tạo được thực hiện dần từng bước (về môn
học, cơ sở đào tạo) trên cơ sở đa dạng hoá dần nhưng vẫn phải đảm bảo chất
lượng và yêu cầu của việc cấp phép hành nghề.
- Về môn học, cho phép mở rộng đào tạo hành nghề chứng khoán ra
bên ngoài cho 2 môn học "Kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường
chứng khoán" và "Phân tích và đầu tư chứng khoán".
2.2 Nâng cao năng lực phân tích
Phân tích thị trường là một nhiệm vụ quan trọng và là một trong những yếu tố
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các công ty chứng khoán. Khả năng
mở rộng và phát triển công ty phụ thuộc rrất nhiều vào uy tín và chất lượng
của các dịch vụ cung cấp. Phân tích thị trường là một mũi nhọn cạnh tranh về
dịch vụ giữa các công ty chứng khoán. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi
mà các công ty chứng khoán mới đi vào hoạt động thì yếu tố để thu hút khách
hàng chính là chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp, chất lượng của những
nội dung công ty tư vấn cho khách hàng. Đối với bản thân công ty thì các kết
quả phân tích trên thị trường cũng là cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy, các công ty chứng khoán cần phải hết sức
quan tâm đến việc phát triển năng lực phân tích trên thị trường của mình.
Để có thể tiến hành phân tích thị trường, các công ty phải dựa trên một số các
yếu tố chuẩn về hệ thống chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật, hệ thống
thông tin thị trường, sự phát triển của hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng,
hệ thống các thị trường hàng hoá, và đặc biệt là môi trường kinh doanh. Việc
phân tích kinh tế vĩ mô chỉ ra được ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung đến
thị trường chứng khoán, việc dự đoán diễn biến thị trường sẽ chỉ ra cho công
ty thời điểm thích hợp để thực hiện việc mua bán các chứng khoán đó. Khả
năng dự đoán diễn biến thị trường phụ thuộc vào khả năng thu thập thông tin,
khả năng đánh giá động thái tâm lý nhà đầu tư. Phân tích thị trường là một
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 77
việc rất phức tạp, vì thế nhân lực của công ty chứng khoán phảicó hàm lượng
chuyên môn cao, kinh nghiệm phong phú và khả năng nhận định sắc bén.
2.3 Xây dựng chính sách khách hàng.
Khách hàng là nhân tố quyết định hàng đầu trong hoạt động kinh doanh
của công ty chứng khoán. Công ty cần xây dựng chính sách khách hàng toàn
diện, hợp lý, đảm bảo vừa giữ vững được số lượng các khách hàng truyền
thống và thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Đối với công ty
chứng khoán đầu tư, số lượng khách hàng tuy không phải ít nhưng cũng
không phải là ít nhưng cũng không phải là ít những cũng không phải là nhiều
so với tiềm năng của công ty. Chính sách khách hàng sẽ trở thành định hướng
để công ty triển khai các hoạt động của mình. Trong thời gian vừa qua, do
chưa đánh giá đúng về thị trường và khách hàng nên công ty chưa có chính
sách cụ thể đối với khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng nên chưa khai thác
hết được các tiềm năng của thị trường. Trong thời gian tới, công ty cần xây
dựng chính sách khách hàng toàn diện, hợp lý dựa trên cơ sở phân loại khách
hàng.
Đối với khách hàng là các doanh nghiệp cổ phần hoá và các công ty cổ
phần, công ty có thể triển khai rất nhiều các loại hình hoạt động như : Bảo
lãnh phát hành, tư vấn, lưu ký…. Bên cạnh đó, cổ đông của những công ty
này cũng là các nhà đầu tư tiềm năng mà qua đó CTCK đầu tư có thể thực
hiện các hoạt động như : Môi giới, quản lý dnh mục đầu tư. Cần phải phân
chia nhóm này thành hai loại để tiếp cận. Đối với các công ty cổ phần có đủ
điều kiện niêm yết và các công ty đã niêm yết, là những doanh nghiệp có vốn
diều lệ lớn, cổ phiếu của họ thường tập trung sự chú ý của các nhà đầu tư. Các
cổ phiếu này có mức rủi ro thấp hơn vì thông tin được công bố công khai và
minh bạch. Còn các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết thường là những công
ty nhỏ, nhưng lại chiếm tỷ lệ khá lớn trong các công ty cổ phần ở nước ta.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 78
Khi thị trường ngoài trung tâm GDCK được đưa vào hoạt động thì các
công ty này sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của CTCK đầu tư.
Các tổng công ty mạnh là khách hàng lớn và có nhiều tiềm năng về
phát hành trái phiếu. Do vậy, thị trường trái phiếu sẽ tập trung rất nhiều ở khu
vực này. Đặc biệt, do đặc điểm về mô hinh tổ chức, các tổng công ty được
thành lập theo QĐ91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ đều có
công ty tài chính trực thuộc. Nhiệm vụ của công ty tài chính này là tập trung
nguồn vốn chưa sử dụng của các đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty để
đầu tư và huy động vốn đầu tư cho các chương trình đầu tư của Tổng công y.
Do đó, các công ty này vừa là các nhà đầu tư tiềm năng, vừa là các nhà phát
hành trên TTCK. Để phát triển hoạt động, CTCK đầu tư cần phải định hướng
đây là những khách hàng truyền thống và có chính sách cụ thể trong các dịch
vụ của mình đối với những khách hàng này.
Các nhà đầu tư là đối tượng khách hàng thường xuyên tạo thu nhập
cho công ty.Yêu cầu đặt ra là cần phải thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư
đến với công ty. Với đối tượng khách hàng này hoạt động môi giới đang
chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của công ty. Đối với các khách hàng
lớn thường xuyên có số dư tài khoản và có những giao dịch lớn, công ty nên
có sự ưu đãi về mức phí, cung cấp các thông tin cập nhật cho họ. Đối với
khách hàng mới, công ty có thể cung cấp thêm những tài liệu về công ty, về
thị trường chứng khoán, cần hướng dẫn họ cụ thể các thủ tục để tiến hành.
Nước ta còn quá ít các nhà đầu tư có tổ chức. Trong điều kiện các quỹ
đàu tư chưa phát triển, công ty có thể tiếp cận các Tổng công ty. Các công ty
tài chính và hệ thống các công ty bảo hiểm. Đây là một thị trường còn rất
nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
Tóm lại, chính sách khách hàng là nhân tố quyết định đến hiệu quả
của các hoạt động kinh doanh của CTCK.Vì vậy, việc xây dựng chính sách
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 79
khách hàng là một cách toàn diện để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường
là một việc cần thiết. Công ty cần có từng chính sách cụ thể để đáp ứng từng
loại đối tượng khách hàng một cách tối ưu nhất.Đó là cơ sở để củng cố mối
quan hệ tốt đẹp giữa công ty với khách hàng, nâng cao uy tín và danh tiếng
của công ty trên thị trường.
2.4 Tổ chức hội nghị khách hàng
Công ty có thể định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng bởi đây là nơi gặp
gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà đầu tư với nhau, giữa các nhà đầu tư
với CTCK. Hội nghị khách hàng có lợi cho cả đôi bên : khách hàng và công
ty.
Về phía khách hàng, họ sẽ được cung cấp những văn bản pháp lý mới
nhất liên quan đến CK và TTCK, được hướng dẫn thực hiện đúng theo pháp
luật về CK và TTCK, tránh được những sai phạm không đáng có khi tham gia
đầu tư trên TTCK. Tiếp đến, họ có thể được tham khảo những bài phân tích
đánh giá của các chuyên gia trong công ty về tình hình TTCK, tình hình hoạt
động kinh doanh của các CTNY. Từ đó, giúp,cho các nhà đầu tư có thể đạt
được hiệu quả cao hơn trong quá trình đầu tư.
Về phía công ty, đây là một dịp tốt để tăng cường mối quan hệ với các
nhà đầu tư giúp cho công ty tiếp cận, tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu và thu nhận
thông tin ngược chiều từ phía các nhà đầu tư và công chúng. Hơn nữa, thông
qua hội nghị khách hàng, công ty còn cho thấy khách hàng là tâm điểm của
mọi hoạt động kinh doanh của mình, là mối quan tâm hàng đầu của mình để
từ đó khách hàng có niềm tin vững chắc vào công ty.
2.5 Từng bƣớc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng
lực phục vụ, giảm chi phí và tăng cường hình ảnh, uy tín cho công ty. Trong
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 80
điều kiện sơ khai của TTCK, ta chưa thể thấy hết được vai trò của hệ thống cơ
sở vật chất. Việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trước hết phải được thực
hiện là việc hoàn thiện trụ sở chính và các cơ sở vật chất kỹ thuật kèm theo
như hệ thống tin học nội bộ, các phòng dành cho nghiên cứu, tin học hoá công
tác văn phòng và công tác kế toán. Tiếp đến, là phát triển phần mềm tin học
phục vụ cho hoạt động quản lý tài khoản thanh toán với khách hàng. Sau đó,
là phát triển hệ thống mạng lưới và nối mạng giữa các trụ sở chính và chi
nhánh và các văn phòng giao dịch tiến tới hệ thống “ khách hàng có tài khoản
ở một chi nhánh công ty có thể đặt lệnh ở một chi nhánh khác “.
Việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật một mặt đảm bảo cho giao dịch
được diễn ra nhanh chóng, mặt khác đảm bảo tính khách quan trong việc thực
hiện giao dịch. Trong tương lai, khi TTCK phát triển, thì việc hiện đại hoá hệ
thống giao dịch bằng các biện pháp truyền tự động hệ thống công bố thông tin
tại CTCK để thay thế hệ thống giao dịch bán tự động hiện nay là điều cần
thiết.
Hiện nay UBCKNN cũng đang triển khai Đề án phát triển công nghệ
thông tin ngành chứng khoán giai đoạn 2006-2010 với những tiêu chí sau đây:
Thứ nhất: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin hiện đại,
phù hợp với các đòi hỏi nhiệm vụ của ngành và có tính khả thi. Chiến lược
này được điều chỉnh sau từng năm cho phù hợp với xu hướng phát triển của
thị trường.
Thứ hai: Phát triển mạng lưới truyền thông sử dụng các công nghệ
mạng riêng ( Private network) trên nền xương sống của mạng truyền thông Bộ
Tài chính hay của VNPT.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 81
Thứ ba: Các chương trình ứng dụng tác nghiệp chính được đặt nền tảng
trên một kiến trúc ứng dụng thống nhất, có khả năng trao đổi dữ liệu giữa các
cấp và với hệ thống bên ngoài nhanh chóng và chính xác.
Thứ tư: Sự thâm nhập sâu rộng của máy tính vào mọi hoạt động của
ngành CK, sử dụng rộng rãi các ứng dụng văn phòng như thư tín điện tử, quản
lý văn bản, đưa Internet thâm nhập vào quá trình hoạt động quản lý và điều
hành của ngành CK.
Thứ năm : Một cơ cấu tổ chức quản lý công nghệ thông tin có hiệu quả,
đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các yêu cầu nghiệp vụ. Mô hình cơ cấu
phải thông suốt tại các cấp, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng của từng bộ phận,
quy định quan hệ với các bộ phận nghiệp vụ, có chính sách phát triển rõ ràng.
Thứ sáu: Một thể chế quản lý công nghệ hiện đại bao gồm các quy trình
quản lý dự án, quy trình xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, các văn bản
pháp quy về nghiệp vụ trong điều kiện sử dụng hệ thống thông tin, các bộ mã
thống nhất.
Thứ bảy: Chính sách đào tạo toàn diện về tin học, bảo đảm ngành
chứng khoán có đội ngũ cán bộ tin học có đủ trình độ nắm bắt, đánh giá và
triển khai các công nghệ tiên tiến, có khả năng tiếp quản và vận hành các ứng
dụng tiên tiến của CNTT, có kỹ năng duy trì các hệ thống đồng thời có khả
năng phát triển các ứng dụng.
Các CTCK cần phối kết hợp với UBCKNN nghiên cứu xây dựng
chương trình phần mềm áp dụng chung cho các CTCK. Xây dựng và hướng
đến thực hiện các chuẩn mực công nghệ thông tin áp dụng cho các tổ chức
kinh doanh và dịch vụ chứng khoán.CTCK cần tập trung xây dựng nhân sự
cho phòng Công nghệ thông tin để có được những cán bộ IT có năng lực thực
sự có thể phụ trách được việc nhận chuyển giao công nghệ từ đối tác cung
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 82
cấp phần mềm, đồng thời có thể tự phát triển mạng lưới và quản trị được hệ
thống công nghệ và hướng tới sẽ thành lập Tổ nghiên cứu và phát triển công
nghệ, tổ này có trách nhiệm xây dựng và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp
công nghệ phù hợp với quy mô phát triển của công ty.
Bên cạnh đó các CTCK cũng cần đầu tư nhiều hơn để xây dựng cơ sở
hạ tầng thật tốt cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư thông qua các
website, bảng điện tử, bảng tin TTCK tuần, tháng và các phương tiện thông
tin khác. Tránh để xảy ra tình trạng rớt mạng gây khó khăn cho nhà đầu tư
trong việc tra cứu tài khoản và theo dõi thông tin.
Do lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực mới, hệ thống văn bản pháp luật liên
quan đang trong quá trình hoàn thiện, nên việc xây dựng và khai thác các
phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành cũng gặp những
khó khăn nhất định, nhất là trong việc nâng cấp cho phù hợp khi có những
thay đổi trong các quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ. Chính vì thế
mà các CTCK phải hết sức cố gắng để hoàn thiện tốt hơn cơ sở vật chất kỹ
thuật để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu ngày càng cao của thị trường
2.6 Nâng cao năng lực về vốn và năng lực quản lý của ban lãnh đạo
Trong 60 CTCK hiện nay, chỉ có hơn 10 công ty có vốn điều lệ từ 200
tỷ trở lên, 13 công ty có vốn điều lệ từ 100 đến 200 tỷ. Hiện nay mới chỉ có
SBS có vốn điều lệ 1.100 tỷ là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất
hiện nay.
Năng lực tài chính là cơ sở quyết định để 1 CTCK có thể tham gia cung
cấp loại hình dịch vụ theo quy định. Vì thế, các CTCK cần nâng mức vốn
điều lệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về năng lực tài chính. Gần đây đã
có 3 CTCK thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu ra công chúng để
tăng vốn điều lệ và đã được giao dịch tại TTGDCK Hà Nội là SSI, BVSC và
HASECO. Các CTCK tại Việt Nam gần đây cũng đã nhận thức và đã không
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 83
ngừng tăng vốn và có kế hoạch nâng vốn điều lệ như SSI, BVSC, VCBS.. tuy
nhiên vẫn còn những CTCK có vốn quá nhỏ bé như CTCK Việt và CTCK
Việt Nam với 9 tỷ, CTCK Tầm nhìn với 12 tỷ. Tuy nhiên việc tăng vốn với
các công ty như thế này vẫn là cần thiết do mức quy định về vốn tối thiểu có
thể sẽ tăng lên theo yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Các CTCK cần tận
dụng mọi cơ hội để thu hút và nâng cao năng lực vốn của mình để có điều
kiện hoạt động hiệu quả hơn và có uy tín và vị thế trên thị trường.
Bên cạnh việc tăng quy mô về vốn, các CTCK cũng cần chú trọng đến
việc nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của những người lãnh đạo công
ty. Thời gian gần đây, do có quá nhiều CTCK thành lập nên việc thiếu người
lãnh đạo có năng lực quản lý và có kinh nghiệm xảy ra phổ biến, việc thay đổi
giám đốc cũng là những vấn đề về nhân sự của CTCK. Chính vì thế, để công
ty có thể phát triển, CTCK phải hết sức chú trọng vào việc đào tạo bộ máy
lãnh đạo theo tiêu chuẩn thế giới, được trang bị những kiến thức cần thiết để
lãnh đạo một CTCK, có kinh nghiệm và tầm nhìn để đưa ra chiến lược phát
triển phù hợp với công ty của mình.Trong TTCK tiềm ẩn những rủi ro không
lường trước, người lãnh đạo CTCK cần có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để đưa
công ty vượt qua những giai đoạn thử thách ví dụ như lúc TTCK trầm lắng.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 84
2.7 Có chiến lƣợc phát triển phù hợp, tạo ra thế mạnh cho công ty của
mình
Hiện nay, khá nhiều CTCK thực hiện đầy đủ các mảng hoạt động. Tuy
nhiên, khi thị phần ngày càng hạn hẹp thì thay vì thực hiện dàn trải mọi
nghiệp vụ thì CTCK có thể xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh
chuyên biệt, tạo thế mạnh riêng cho mình như về công nghệ, chất lượng dịch
vụ hay đội ngũ nhân viên có chuyên môn và trình độ tại một hay một số mảng
dịch vụ nào đó, hướng tới khách hàng mục tiêu để phát triển. Hiện nay phần
lớn các công ty thành lập sau đều gặp khó khăn trong việc giành thị phần do
các CTCK lâu năm đã chiếm quá nhiều thị trường. Chính vì thế các CTCK
cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả để có thể đứng
vững trên thị trường.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 85
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời và phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có sự phát triển của các công ty
chứng khoán là một xu thế tất yếu góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế
đất nước. Chính vì thế Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán Việt Nam hoạt động tốt
hơn.
Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và còn
tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả các nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán, chính
vì vậy, bằng việc nghiên cứu đề tài này, em hy vọng sẽ góp phần vào việc
đưa ra những gợi ý có ích đối với hoạt động của các công ty chứng khoán
Việt Nam.
Trong tương lai, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ nhanh chóng
phát triển và hội nhập được với các thị trường chứng khoán mạnh trên thế
giới. Vì vậy ngay từ bây giờ, Nhà nước mà đặc biệt là UBCKNN cần phải có
những chính sách ưu tiên, hỗ trợ, quản lý vĩ mô để giúp công ty chứng khoán
hoạt động chuyên nghiệp hơn và có khả năng vượt qua những thách thức, rủi
ro của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân các công ty chứng khoán cũng phải
củng cố, hoàn thiện và có phương hướng phát triển hiệu quả hơn để có thể
vượt qua những khó khăn và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, em đã có được những kiến thức sâu sắc
và bổ ích về thị trường chứng khoán mà cụ thể là về các công ty chứng khoán.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là TS Từ Thuý Anh đã giúp
đỡ em tận tình trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp có ý nghĩa này.
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Thị trường chứng khoán”, Chủ biên PGS.TS Nguyễn
Văn Nam,PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, nhà xuất bản Tài chính,2002.
2. Doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với TTCK – Chủ biên VCCI, Nhà
xuất bản Hà Nội, 2004.
3. Luật chứng khoán 2007.
4 Tạp chí chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước các số phát
hành năm 2006, 2007.
5. Chuyên san Đầu tư chứng khoán, Bộ Kế hoạch -Đầu tư các số phát
hành năm 2006, 2007.
6. Thời báo kinh tế Việt Nam, Hội khoa học kinh tế Việt Nam các số
phát hành năm 2006, 2007.
7. Quyết định 701/QĐ-UBCK Ban hành kế hoạch phát triển công ty
chứng khoán giai đoạn 2006-2010.
8.Chuyên san “ Thị trường tài chính tiền tệ “ các số phát hành năm
2006, 2007.
9. Các website chuyên về thị trường chứng khoán của :
- UBCKNN
- SGDCK Tp. Hồ Chí Minh
-SGDCK Tp. Hà Nội
- Trang web của các công ty chứng khoán tại Việt Nam
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 87
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACBS : Công ty chứng khoán của ngân hàng á Châu
ARSC : Công ty chứng khoán của ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
BVSC : Công ty chứng khoán Bảo Việt
BSC : Công ty chứng khoán của Ngân hàng đầu tư và
phát triển
BLPH : Bảo lãnh phát hành
CCQ : Chứng chỉ quỹ
CTCP : Công ty cổ phần
CK : Chứng khoán
CTCK : Công ty chứng khoán
CTNY : Công ty niêm yết
FPTS : Công ty chứng khoán FPT
HOSTS : Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
HASTC : Sàn giao dịch chúng khoán Ha Nôi
ICBS : Công ty chứng khoán của ngân hàng Công thương
KDCK : Kinh doanh chứng khoán
KLGD : Khối lượng giao dịch
LK : Lưu ký
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 88
MGCK : Môi giới chứng khoán
NHTM : Ngân hàng thương mại
PHCP : Phát hành cổ phiếu
SSI : Công ty chứng khoán Sài Gòn
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
TTCK : Thị trường chứng khoán
TP : Trái phiếu
TV : Tư vấn
TD : Tự doanh
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN : ủy ban chứng khoán Nhà nước
VCBS : Công ty chứng khoán của ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 89
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 1: Số lượng công ty chứng khoán từ năm 1999 – 2006………………..28
Bảng 2: Vốn điều lệ của một số công ty từ năm 2005 –
2007……………..29
Bảng 3: Danh sách các công ty chứng khoán tại Việt Nam……………31-34
Biểu 4 : Số lượng tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán
từ 2000-6/2007……………………………………………………37
Biểu 5 : Cơ cấu thị phần môi giới tại TTCK Việt
Nam…………………….38
Biểu 6: Cơ cấu tỷ trọng hàng hoá.
Bảng 7: Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán
giai đoạn 2000-6/2007…………………………………….............40
Biểu 8: Khối lượng giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
năm 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007………………………….41
Bảng 9: Khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu giai đoạn 2000-
6/2007………..42
Bảng 10: Khối lượng và giá trị giao dịch trái phiếu giai đoạn 2000-
6/2007……...43
Bảng 11 : Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của 15 công ty chứng
khoán….49
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 90
MỤC LỤC
LêI Më §ÇU ................................................................................................................... 1
CH¦¥NG I: Tæng quan vÒ thÞ tr-êng chøng kho¸n vµ c«ng ty
chøng kho¸n ............................................................................................................. 3
I. Kh¸i qu¸t vÒ thÞ tr-êng chøng kho¸n: .................................................................. 3
1. B¶n chÊt vµ chøc n¨ng cña thÞ tr-êng chøng kho¸n: .................................................3
1.1 B¶n chÊt: .................................................................................................................. 3
1.2 Chøc n¨ng:............................................................................................................... 3
1.2.1 Huy ®éng vèn ®Çu t- cho nÒn kinh tÕ:............................................................ 3
1.2.2 Cung cÊp m«i tr-êng ®Çu t- cho c«ng chóng ................................................. 4
1.2.4 §¸nh gi¸ ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp ........................................................... 4
1.2.5 T¹o m«i tr-êng gióp ChÝnh phñ thùc hiÖn c¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ vÜ m«. ...... 4
2. C¸c chñ thÓ tham gia trªn thÞ tr-êng chøng kho¸n: ...................................................5
2.1 Nhµ ph¸t hµnh: ........................................................................................................ 5
2.2 Nhµ ®Çu t- ............................................................................................................... 5
2.3 C¸c tæ chøc kinh doanh trªn TTCK ....................................................................... 6
2.4 C¸c tæ chøc cã liªn quan ®Õn TTCK ....................................................................... 7
3. C¸c nguyªn t¾c ho¹t ®éng c¬ b¶n cña TTCK .............................................................8
3.1 Nguyªn t¾c c«ng khai .............................................................................................. 8
3.2 Nguyªn t¾c trung gian ............................................................................................. 9
3.3 Nguyªn t¾c ®Êu gi¸: ................................................................................................. 9
II. Tæng quan vÒ c«ng ty chøng kho¸n ..................................................................... 11
1. Kh¸i niÖm CTCK ....................................................................................................... 11
2. Chøc n¨ng cña CTCK ................................................................................................ 11
3. Vai trß cña CTCK ®èi víi nÒn kinh tÕ ....................................................................... 12
3. 1 Vai trß huy ®éng vèn ............................................................................................ 12
3.2 Vai trß cung cÊp mét c¬ chÕ gi¸ c¶........................................................................ 12
3.3 Vai trß cung cÊp mét c¬ chÕ chuyÓn ra tiÒn mÆt .................................................. 12
3.5 Gi¶m chi phÝ giao dÞch........................................................................................... 13
3.6 Ph¸t triÓn s¶n phÈm vµ dÞch vô trªn thÞ tr-êng .................................................. 13
4. M« h×nh c«ng ty chøng kho¸n ................................................................................... 14
4.1 M« h×nh CTCK ...................................................................................................... 14
4.1.1 M« h×nh ®a n¨ng kinh doanh CK vµ tiÒn tÖ ................................................. 14
4.1.2 M« h×nh chuyªn doanh chøng kho¸n .......................................................... 17
4.2 H×nh thøc ph¸p lý cña c¸c CTCK ........................................................................ 17
4.2.1 C«ng ty hîp danh: ....................................................................................... 17
4.2.2 C«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n ...................................................................... 18
4.2.3 C«ng ty cæ phÇn ........................................................................................... 18
5. C¸c nghiÖp vô ho¹t ®éng chñ yÕu cña c«ng ty chøng kho¸n.................................... 18
5.1 NghiÖp vô m«i giíi CK ......................................................................................... 18
5.1.1 Chøc n¨ng cña ho¹t ®éng MGCK................................................................ 18
5.1.2 Nh÷ng ®Æc tr-ng cña nghÒ MGCK .............................................................. 19
5.2 NghiÖp vô tù doanh CK ....................................................................................... 19
5.3 NghiÖp vô b¶o l·nh PHCK. .................................................................................. 20
5.5 NghiÖp vô qu¶n lý danh môc ®Çu t- .................................................................... 23
6. Quy ®Þnh vÒ vèn ®iÒu lÖ cña CTCK ........................................................................ 24
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 91
7. M« h×nh tæ chøc ......................................................................................................... 25
8. §iÒu kiÖn vÒ nh©n lùc ................................................................................................. 26
CH¦¥NG II : THùC TR¹NG CñA C¸C C¤NG TY CHøNG KHO¸N T¹I VIÖT NAM.
........................................................................................................................................ 28
I. Sù ph¸t triÓn cña c¸c c«ng ty chøng kho¸n t¹i ViÖt Nam.......................................... 28
1. C¸c CTCK ph¸t triÓn c¶ vÒ sè l-îng vµ quy m« ho¹t ®éng ................................... 28
2. Danh s¸ch c¸c CTCK ho¹t ®éng trªn TTCK ViÖt Nam. .......................................... 32
II. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng nghiÖp vô cña c¸c CTCK...................................................... 37
1. Ho¹t ®éng m«i giíi ..................................................................................................... 38
2.Ho¹t ®éng t- vÊn ®Çu t- chøng kho¸n. ...................................................................... 46
3.Ho¹t ®éng tù doanh .................................................................................................... 46
4. Ho¹t ®éng qu¶n lý danh môc ®Çu t- ......................................................................... 48
5.Ho¹t ®éng b¶o l·nh ph¸t hµnh, ®¹i lý ph¸t hµnh ....................................................... 48
6. KÕt qu¶ ho¹t ®éng cña c¸c CTCK trong thêi gian qua. ......................................... 50
III. Vai trß cña CTCK trong sù ph¸t triÓn cña TTCK ViÖt Nam.. .................. 53
1. C¸c CTCK ®· gãp phÇn to lín vµo sù ph¸t triÓn cña thÞ tr-êng chøng kho¸n ViÖt
Nam trong 7 n¨m quan. ................................................................................................. 53
2. C«ng ty chøng kho¸n ®· vµ ®ang gióp Nhµ n-íc triÓn khai thùc hiÖn b¸n cæ phÇn
DNNN th«ng qua c¬ chÕ ®Êu gi¸ trªn thÞ tr-êng chøng kho¸n, ................................... 54
CH¦¥NG III: Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn c¸c c«ng ty chøng
kho¸n. ......................................................................................................................... 56
I.Nh÷ng th¸ch thøc mµ c«ng ty chøng kho¸n cßn gÆp ph¶i: ....................................... 56
1. C¸c c«ng ty chøng kho¸n thiÕu nguån nh©n lùc cã chuyªn m«n ............................. 56
2. C¬ së vËt chÊt kü thuËt cßn ë tr×nh ®é thÊp vµ thiÕu tÝnh ®ång bé, thiÕu tÝnh æn ®Þnh
còng ¶nh h-ëng ®Õn viÖc ®Çu t- më réng hÖ thèng CNTT ngµnh chøng kho¸n. ......... 57
3. Sù ra ®êi å ¹t cña c¸c c«ng ty chøng kho¸n vµ khã kh¨n mµ c¸c c«ng ty chøng
kho¸n míi ra ®êi gÆp ph¶i. ............................................................................................ 59
4. ¸p lùc c¹nh tranh tõ c¸c CTCK n-íc ngoµi trong thêi gian tíi ............................... 60
4.1 VÒ h×nh thøc c¹nh tranh ........................................................................................ 60
4.2 C¸c ®èi thñ c¹nh tranh. ............................................................................................ 61
4.3 §¸nh gi¸ kh¶ n¨ng c¹nh tranh theo lÜnh vùc ho¹t ®éng. ...................................... 62
4.4 §¸nh gi¸ kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña c¸c CTCK t¹i ViÖt Nam ....................................... 63
5.H¹n chÕ cßn tån t¹i cña c¸c CTCK : .......................................................................... 64
II. §Þnh h-íng ph¸t triÓn c¸c CTCK trong giai ®o¹n tíi. ............................................ 66
1.X©y dùng vµ ban hµnh c¸c v¨n b¶n h-íng dÉn thùc hiÖn LuËt................................. 66
2. N©ng cao quy m«, n¨ng lùc vµ chÊt l-îng dÞch vô cung cÊp cña c¸c CTCK, ¸p dông
th«ng lÖ tèt nhÊt vÒ qu¶n trÞ c«ng ty.............................................................................. 67
3.T¨ng c-êng c«ng t¸c qu¶n lý gi¸m s¸t cña c¸c c¬ quan qu¶n lý CTCK. ................... 68
III. Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn c¸c c«ng ty chøng kho¸n. ........................................... 69
1. C¸c gi¶i ph¸p vÜ m« ................................................................................................... 69
1.1 Hoµn thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt vÒ doanh nghiÖp, chøng kho¸n vµ TTCK. ........... 69
Hoµn thiÖn vµ nhanh chãng ®-a luËt chøng kho¸n vµo thùc tiÔn............................ 69
Hoµn thiÖn m«i tr-êng thÓ chÕ trong lÜnh vùc dÞch vô kinh doanh CK .................. 70
1.2 Hoµn thiÖn hÖ thèng ph¸p luËt vÒ ho¹t ®éng cña CTCK. ....................................... 71
Ho¹t ®éng m«i giíi .................................................................................................... 71
Ho¹t ®éng t- vÊn ®Çu t- CK ..................................................................................... 71
Ho¹t ®éng tù doanh chøng kho¸n ............................................................................. 72
Ho¹t ®éng b¶o l·nh ph¸t hµnh chøng kho¸n ........................................................... 73
Ho¹t ®éng qu¶n lý danh môc ®Çu t-. ....................................................................... 74
Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
Đặng Thị Minh Châu – N2-KTNT K42 92
2. Mét sè gi¶i ph¸p vi m«. ............................................................................................... 74
2.1 §µo t¹o nguån nh©n lùc ........................................................................................... 74
2.2 N©ng cao n¨ng lùc ph©n tÝch .................................................................................... 76
2.3 X©y dùng chÝnh s¸ch kh¸ch hµng. .......................................................................... 77
2.4 Tæ chøc héi nghÞ kh¸ch hµng ................................................................................... 79
2.5 Tõng b-íc n©ng cÊp c¬ së vËt chÊt kü thuËt ........................................................... 79
2.6 N©ng cao n¨ng lùc vÒ vèn vµ n¨ng lùc qu¶n lý cña ban l·nh ®¹o .......................... 82
2.7 Cã chiÕn l-îc ph¸t triÓn phï hîp, t¹o ra thÕ m¹nh cho c«ng ty cña m×nh ............. 84
KÕT LUËN ...................................................................................................................... 85
Tµi liÖu tham kh¶o .............................................................................................. 86
DANH MôC Tõ VIÕT T¾T .......................................................................................... 87
DANH MôC C¸C B¶NG BIÓU ................................................................................... 89
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3935_3611.pdf