Đề tài Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Với những tiềm năng sẵn có, Việt Nam là một quốc gia có ưu thế trong hoạt động gia công xuất khẩu. Minh chứng cho điều này là những kết quả khả quan trong kim ngạch xuất khẩu từ hàng gia công song xét trên nhiều phương diện, hoạt động gia công xuất khẩu ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Trong thời gian tới, các chuyên gia dự báo hàng gia công dệt may, da giày vẫn là những mặt hàng chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế; riêng phần mềm sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa để sớm vào nhóm mặt hàng có doanh thu hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên môi trường cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng trở nên gay gắt hơn và việc tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu là một yêu cầu cấp thiết của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Do đó về lâu dài gia công xuất khẩu cần phải được thu hẹp phạm vi và thay vào đó là hoạt động xuất khẩu trực tiếp.

pdf94 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, nhiều nền kinh tế như Mỹ, EU vẫn chưa lấy lại được tầm vóc trước đây làm ảnh hưởng tới nhu cầu trên thị trường. Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới, giá lương công nhân có thể làm tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp may. Nếu giá các sản phẩm của Việt Nam tăng lên và cao hơn các nước khác thì các nước nhập khẩu sẽ chuyển hướng sang gia công ở những nước có giá thành rẻ hơn và không nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nữa, do đó sẽ làm giảm sút kim ngạch xuất khẩu. Thêm vào đó, sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc, Ấn Độ đã làm cho quá trình cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Tuy sức mua của thị trường truyền thống EU vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia... Khi hoạt động theo phương thức gia công, chúng ta bị phụ thuộc lớn vào các nhà thầu. Do đó, cuộc cạnh tranh còn là vấn đề giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Tình trạng này sẽ có lợi cho bên đặt gia công khi họ dành được mức giá gia công thấp nhất với chất lượng tốt và người chịu thiệt sẽ là người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tất nhiên quá trình này là bắt buộc trong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay, nhưng với sức lực còn hạn chế khi chưa tạo dựng được thương hiệu trên thế giới, các doanh nghiệp nên giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể đứng vững trên thị trường có lẽ sẽ là biện pháp tốt hơn. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã xác định được tầm quan trọng của các ngành 62 này nhưng ở nước ta vẫn thiếu một cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể và thực sự có tầm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp. Các vấn đề về thông tin thị trường và các vấn đề liên quan đến hàng dệt may, da giày và điện tử đã có nhiều song chưa thực sự đầy đủ và đáng tin cậy. Hoa Kỳ, Nhật Bản hay EU đều là thị trường hướng tới của bất cứ quốc gia nào muốn xuất khẩu hàng hóa do đó đây là một khó khăn không nhỏ được đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam. * Hệ thống pháp luật còn nhiều vướng mắc gây khó khăn cho doanh nghiệp Hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: - Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư và làm cho họ e ngại khi đầu tư vào Việt Nam trong khi các ngành dệt may, da giày và phần mềm đang cần một nguồn vốn lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. - Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp. - Thủ tục hành chính liên quan đến công tác xuất nhập khẩu còn rườm rà về mặt hình thức, thời gian, chi phí. Mức thuế suất nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành vẫn đang ở mức cao nên những doanh nghiệp gia công nhận tiền sau khi thực hiện xong khâu gia công thì cần nhập khẩu nguyên liệu thì quả là một khó khăn lớn với họ. Như vậy, hoàn thiện luật pháp là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hợp tác ngày một sâu rộng như hiện nay. CHƢƠNG III: 63 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI I. Định hƣớng gia công xuất khẩu của Việt Nam 1. Định hướng phát triển ngành dệt may 1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển Xác định dệt may là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế, trong những năm qua Nhà nước ta đã và đang đặt nhiều sự quan tâm tới sự phát triển của ngành này. Trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ngành dệt may nói chung và gia công dệt may nói riêng tiếp tục được định hướng với quan điểm phát triển như sau: - Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả. - Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành. - Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn. - Đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa quy mô và loại hình doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt may Việt Nam. - Phát triển dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hóa, hiện đại, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm. - Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành. - Phát triển ngành dệt may gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. - Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, năng lực sản xuất cũng như các nhân tố ảnh hưởng khác, Bộ Công thương đã đề ra các chỉ tiêu phát triển cụ thể cho hoạt động dệt may xuất khẩu nói chung và GCXK nói riêng như sau: - Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp 64 trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. - Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở hiệu quả công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. - Giai đoạn 2008-2010 tăng trưởng bình quân sản xuất đạt 16-18%, tăng trưởng bình quân xuất khẩu đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD vào năm 2010. - Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân sản xuất đạt 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015. - Giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng bình quân sản xuất đạt 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2015. Bảng 10: Mục tiêu phát triển ngành dệt may giai đoạn 2010 - 2020 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1. Kim ngạch XK Tr.USD 12.000 16.000 25.000 2. Sử dụng lao động 1000 ng 2.500 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 tấn 350 500 650 - Vải các loại Tr.m2 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Tr.SP 1.800 2.850 4.000 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70 Nguồn: Bộ Công Thương (2009) Trong giai đoạn này, chúng ta vẫn chưa thể xóa bỏ được hình thức gia công 65 mà chỉ mới hạn chế được nó thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Theo lộ trình này, vào năm 2020 dệt may Việt Nam đã chủ động được tới 70% nguyên liệu trong sản xuất. Đây là một tỉ lệ không nhỏ do vậy đòi hỏi ngành phải có nhiều nỗ lực hơn nữa mới đạt được mục tiêu trên (Bộ Công Thương, 2009). 1.2 Phương hướng phát triển đối với ngành dệt may Phương hướng phát triển của ngành là phát triển sản phẩm chiến lược, quy hoạch vùng và sự giúp đỡ của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Trước hết, ngành cần phải cải tiến tổ chức sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng sản xuất các sản phẩm cao cấp đòi hỏi lao động tinh xảo; tăng cường tham gia vào các công đoạn thiết kế mẫu mã, tiếp thị, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị tăng thêm trong sản phẩm và giảm dần tỷ lệ gia công. Bên cạnh đó, phải chú trọng thu hút có chọn lọc các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may - da giày nhằm từng bước khắc phục tình trạng phụ thuộc nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Giai đoạn sau 2010, ngành dệt may sẽ tập trung phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp tạo mẫu, thời trang. Thứ hai, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình quy hoạch dệt may theo vùng lãnh thổ được phân bố ở các khu vực với những định hướng chính là: - Khu vực I: Vùng đồng bằng sông Hồng - Khu vực II: Vùng Đông Nam Bộ - Khu vực III: Vùng duyên hải Trung Bộ - Khu vực IV: Đồng bằng sông Cửu Long - Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bộ - Khu vực VI: Vùng Bắc Trung Bộ - Khu vực VII: Vùng Tây Nguyên Với mỗi khu vực, chủ yếu lấy các thành phố lớn làm trung tâm thiết kế; các khu vực lân cận được chọn làm nơi nhuộm hoặc hoàn tất phù hợp kế hoạch phát triển của vùng và điều kiện riêng từng tỉnh. Thứ ba là ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may theo hướng thay thế nhập khẩu để nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh, giảm giá thành. Vấn đề giải quyết khâu nguyên liệu có vai trò cực kỳ quan 66 trọng trong việc giảm tỷ lệ gia công trong hàng dệt may, qua đó dần dần nâng cao được sức cạnh tranh của mặt hàng này. Định hướng sản phẩm hỗ trợ ngành dệt may là: - Xây dựng và phát triển 3 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở Hưng Yên, Long An, Bình Dương và Đà Nẵng. - Phát triển các dự án sản xuất phụ tùng cơ khí dệt may. - Hình thành ở phía Bắc 3 dự án sản xuất nồi, khuyên, thiết bị kéo sợi, dệt vải và ở miền Nam 4 dự án sản xuất khung go, dây go, lamen, suốt kéo dài, nồi khuyên. - Xây dựng một số cơ sở sản xuất hoá chất trợ nhuộm tại 2 miền Bắc và Nam. Tại miền Trung sản xuất xơ Polyester. 2. Định hướng phát triển ngành da giày 2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển Dệt may và da giày đều là hai ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều điểm tương đồng vì là hai ngành liên quan đến lĩnh vực thời trang. Do đó, về cơ bản quan điểm phát triển ngành da giày gần như tương tự với ngành dệt may sẽ không trình bày lại ở mục này. Mục tiêu tổng quát của ngành là: phát triển ngành da - giày thành một ngành kinh tế quan trọng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh đó đảm bảo cho các doanh nghiệp da giầy phát triển bền vững với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000, quản lý môi trường đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000. Trong thời gian sắp tới ngành cần nỗ lực để thực hiện các mục tiêu cụ thể đã đề ra. Ngành da giày cần định hướng phát triển theo cả 2 hướng là làm hàng xuất khẩu và làm hàng nội địa thông qua làm chủ công nghệ và thiết kế để phát triển đủ chuỗi giá trị gia tăng. Để chuẩn bị cho mục tiêu nói trên, ngành da giày sẽ phải chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo để tăng lao động trong ngành từ mức trên 610.000 người lên tới 820.000 người vào năm 2010 và đạt mục tiêu 1.189.000 người vào năm 2015. Cũng theo Lefaso, ngành da giày xuất khẩu của Việt Nam đang phấn đấu trở 67 thành một trung tâm có trình độ quốc tế về sản xuất giày dép giá trị cao tại khu vực. Năm 2010, ngành phấn đấu đạt mục tiêu tổng sản phẩm giày dép các loại sẽ là 761 triệu đôi, 107 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 6,2 tỉ USD (giày dép 5,3 tỉ USD và cặp túi ví 0,89 tỉ USD), chiếm 10,29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với giai đoạn từ 2011-2020, nếu tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7,5% thì tổng sản phẩm giày dép sẽ đạt 1.698 triệu đôi vào năm 2020, cặp túi ví các loại đạt 311 triệu cái, mang lại kim ngạch xuất khẩu da giày là 16,5 tỉ USD (giày dép 13,3 tỉ USD, cặp túi ví 3,2 tỉ USD), chiếm 9,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, toàn ngành phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa là 60- 65% vào năm 2015; 75-80% vào năm 2020 và 80-85% vào năm 2025 và sử dụng lực lượng lao động tương ứng là 838.000 người; 1.003.000 người và 1.167.000 người. Chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu thực sự là một mục tiêu lớn của ngành nên phải được chú ý đầu tư hơn nữa. Ngành da giày đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển đến na ̆m 2020, tầm nhìn 2025. Theo giới kinh doanh da giày, căn cứ để định hướng cho giai đoạn tới là phải chỉ ra được những điểm yếu của ngành và đề ra phương hướng giải quyết. Hướng phát triển của da giày Việt Nam có thể theo 2 hướng, thứ nhất vẫn có thể giữ nguyên được vị thế xuất khẩu lớn thứ 2 của châu Á như hiện nay và thứ hai các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư dần chiếm lĩnh 50 – 70% thị trường nội địa thông qua việc phát triển kênh phân phối và thương hiệu. 2.2 Phương hướng phát triển đối với ngành da giày Ngành sẽ tiếp tục hướng về xuất khẩu với phương hướng chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị thương phẩm cao. Chính phủ dành nhiều ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, hóa chất, phụ tùng… phục vụ cho ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và tạo thế chủ động trong ngành sản xuất kinh doanh. Muốn làm được điều này cần phải chủ động khai thác đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong nước, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển. Ưu tiên cho xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp không được lơ là thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước về các 68 mặt hàng thông dụng, trang phục, nhu cầu bảo hộ lao động và đáp ứng nhu cầu sản xuất khác trong nước. Ngoài ra ngành cần chú ý khâu thiết kế và triển khai mẫu mới các mặt hàng sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới thiết bị và đồng bộ hóa tạo thế chủ động trong sản xuất chào hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành cũng như mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Yêu cầu của công nghiệp phụ trợ là phải khai thác mọi nguồn lực và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành, tăng cường khâu thiết kế mẫu, mốt, phát triển thị trường để giảm dần tỷ trọng hàng gia công. Trên cơ sở đó ngành phụ trợ phấn đấu: nâng tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước đạt 40% vào năm 2010 và 70-80% vào năm 2020; giảm dần mức nhập khẩu da sơ chế từ nay đến năm 2010, nâng công suất thuộc da đến năm 2010 tăng thêm 40 triệu sqft và sau năm 2015 tự chủ được khuôn mẫu và phụ tùng thay thế thông thường. Để làm được điều này, phương hướng đề ra cho ngành phụ trợ gồm có: - Phối hợp với ngành dệt - may đẩy nhanh khả năng cung ứng các loại vải dệt để sản xuất giầy dép, đặc biệt là giầy dép vải xuất khẩu. - Nhanh chóng sắp xếp và phát triển lĩnh vực thiết kế mẫu mã, sản xuất nguyên vật liệu da và giả da cung cấp cho sản xuất giầy dép xuất khẩu. - Thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là từ khối EU vào sản xuất nguyên liệu mũ giày (giả da PVC, giả da PU...). - Tập trung đầu tư bổ sung một số máy móc thiết bị ở khâu trau chuốt hoàn tất, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý nhằm khai thác tốt hơn năng lực thuộc da hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng da thuộc. 3. Định hướng phát triển cho ngành gia công phần mềm 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà nước đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt 69 cho sự thành công của công nghiệp phần mềm. Nhà nước tăng cường đầu tư và khuyến khích xã hội hoá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghiệp phần mềm, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất. Cần chú trọng dịch vụ công nghệ thông tin, trước mắt là gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài, song song với việc tăng cường mở rộng thị trường trong nước, tập trung phát triển một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam. Theo Quyết định 51/2007/QD-TTg, mục tiêu cơ bản của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam trong năm 2010 như sau: - Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 35 - 40%/năm. Tổng doanh thu từ phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt trên 800 triệu USD/năm, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 40%. - Tổng số nhân lực phát triển phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt khoảng 55.000 đến 60.000 người, với giá trị sản phẩm trung bình đạt 15.000 USD/người/năm. - Xây dựng được trên 10 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực trên 1.000 người và 200 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực trên 100 người. - Thuộc nhóm các nước dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phần mềm và lọt vào danh sách 15 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hấp dẫn nhất trên thế giới. - Giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm xuống bằng mức trung bình trong khu vực. Hiện nay, trong cơ cấu doanh thu từ ngành CNTT, chỉ có 13% từ lĩnh vực phần mềm trong khi có tới 82% là của phần cứng. Xác định được phần mềm là ngành mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho CNTT, ngành CNTT đặt mục tiêu vào năm 2020 đạt kim ngạch 50 tỷ USD, trong đó 14 tỷ USD từ ngành phần cứng. Ngành phần mềm, nội dung số và viễn thông ước đạt tương ứng 5 tỷ USD, 5.2 tỷ USD và 25 tỷ USD. Như vậy, mặc dù tỷ lệ ngành phần mềm chỉ là 10% trong ngành CNTT 70 nhưng tương quan của các doanh thu phần mềm không còn lép vế so với phần cứng như trước đây. 3.2 Phương hướng phát triển ngành gia công phần mềm Về sản phẩm: theo định hướng được đề ra tại Đại hội VINASA lần thứ 2, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đang tập trung đầu tư phát triển 3 lĩnh vực sản phẩm, đó là: - Sản phẩm Game và nội dung số - Phần mềm nhúng - Giải pháp tin học hoá doanh nghiệp (ERP) Về thị trường: ba thị trường lớn nhất của GCPM Việt Nam hiện nay vẫn là Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu trong khi tiềm năng của ngành này trên thế giới là rất lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia để hợp tác, ký kết các hợp đồng GCPM như Hàn Quốc, Australia, Canada... Với các thị trường truyền thống trước đây, chúng ta đặc biệt lưu ý tới Nhật Bản vì đây là thị trường có rất nhiều tiềm năng hơn nữa Nhật Bản đang có rất nhiều công ty phần mềm đầu tư tại Việt Nam. Về nguồn nhân lực: ngành công nghiệp CNTT và công nghiệp phần mềm Việt Nam đang đứng trước các cơ hội phát triển chưa từng có trong lịch sử. Tất nhiên để làm được những mục tiêu đề ra ở phần trước đó, yếu tố then chốt nhất đối với ngành GCPM phải là nguồn nhân lực. Chúng ta cần xây dựng chiến lược đột phá đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT theo chuẩn quốc tế, đặc biệt khuyến khích đầu tư thành lập các trường Đại học, Cao đẳng tư thục CNTT, quốc tế hoá giáo trình, chương trình đào tạo, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong đào tạo CNTT, thành lập cơ quan đặc trách của Chính phủ về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam. II. Một số giải pháp nâng cao ý nghĩa của hoạt động gia công xuất khẩu 71 trong thời gian tới Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được ví như “đại công trường gia công”, nguồn thu từ nhiều ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao các sản phẩm GCXK qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của GCXK đối với nền kinh tế. Song việc nâng cao ý nghĩa của hoạt động GCXK không có nghĩa là chúng ta phải thúc đẩy, nhân rộng hoạt động này lên mà vấn đề cốt lõi ở đây là phải làm tốt các công đoạn gia công được giao trong chuỗi cung ứng sản phẩm, qua đó tích lũy học hỏi dần kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật, về quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao động để giúp Việt Nam dần dần thoát khỏi vị trí của một nước chuyên GCXK cho nước ngoài. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta cần từng bước giảm tỷ trọng hàng gia công song song với việc nâng cao, khuyến khích các sản phẩm với thương hiệu Việt Nam mang đi xâm nhập thị trường quốc tế. Để thực hiện tốt điều này cần có sự phối hợp giữa Nhà nước, các doanh nghiệp ngành phụ trợ, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành. Giải pháp cho việc nâng cao ý nghĩa hoạt động GCXK trong nền kinh tế tập trung ở một số khía cạnh chính, đó là: phát triển vùng nguyên liệu, tạo giá trị thương hiệu riêng cho các mặt hàng, tăng nguồn vốn đầu tư vào các ngành, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có chính sách hỗ trợ thích hợp và nâng cao hiểu biết pháp luật trong buôn bán quốc tế. Tất nhiên, dưới góc độ của Nhà nước hoặc các doanh nghiệp sẽ có những hướng giải quyết khác nhau hoặc một số bổ sung hợp lý nhưng dẫu sao thì tất cả đều có chung một mục đích: nâng cao được ý nghĩa của hoạt động gia công xuất khẩu trong thời gian tới. Sau đây là một số nhóm giải pháp: 1. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu Chính phủ khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ cho các ngành công nghiệp. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất sản phẩm hỗ trợ, cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hỗ trợ. Cụ thể, với dệt may: xây dựng và phát triển 4 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở Hưng Yên, Long An, Bình Dương và Đà Nẵng; phát triển các dự án sản xuất phụ tùng cơ khí dệt may; hình thành ở phía Bắc 3 dự án sản xuất nồi, khuyên, thiết bị kéo sợi, dệt vải và ở miền Nam 4 dự án sản xuất khung go, dây go, lamen, suốt kéo dài, nồi khuyên, xây dựng một số cơ sở sản xuất hoá chất trợ 72 nhuộm tại 2 miền Bắc và Nam. Tại miền Trung sản xuất xơ Polyester. Với da giày: xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu da giày ở Hà Tây, Bình Dương và Quảng Nam; đầu tư một số dự án sản xuất vải PVC, PU, sản xuất phụ tùng, khuôn mẫu cho ngành; trong năm 2010 phát triển 2-3 dự án sản xuất máy móc, phụ tùng, khuôn mẫu tại 3 miền để đáp ứng nhu cầu trong nước; di dời các doanh nghiệp và cơ sở thuộc da ô nhiễm ở các khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm trong lĩnh vực thuộc da và sản xuất nguyên phụ liệu da; phát triển các trang trại nuôi bò lấy da, mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu da để tập trung tại các cơ sở có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, tổ chức và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa. Thành lập và đưa vào hoạt động một số trang web chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở những chính sách của Nhà nước qua công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ các doanh nghiệp cần chủ động hơn để tìm kiếm các mối liên kết ngang. Các doanh nghiệp ngành phụ trợ phải có sự liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã sản xuất nguyên liệu thô để đảm bảo có được nguồn cung ứng dồi dào và chính sách giá cả thu mua hợp lý bởi vì nền tảng của sự hợp tác bao giờ cũng là đôi bên cùng có lợi. Các doanh nghiệp sản xuất chính thường xuyên phải cập nhập nhu cầu nguyên liệu đầu vào của mình với các doanh nghiệp phụ trợ để tận dụng tối đa nguyên liệu, tránh thừa thiếu một số chủng loại không đáng có. 2. Giải pháp nâng cao chất lượng và tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm Chất lượng đối với sản phẩm trong ngành da giày, dệt may và chất lượng doanh nghiệp trong ngành phần mềm chính là một trở ngại lớn của Việt Nam trong buôn bán làm ăn với nước ngoài. Cùng với những chính sách khác, nâng cao chất lượng cho sản phẩm là một biện pháp quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cho Việt Nam. Các doanh nghiệp da giày, dệt may cần xây dựng cho 73 mình hệ thống chất lượng như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 để tạo được sự yên tâm cho đối tác về chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp phần mềm cần cố gắng xây dựng tiến trình để đạt được những tiêu chuẩn cao trong hệ thống đánh giá năng lực doanh nghiệp phần mềm như CMMI cấp 3, 4 và cao nhất là cấp 5; ISO 9001… Yếu tố thương hiệu là yếu tố sống còn với các doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh với hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ chiếm lĩnh được thị trường nội địa mà còn dễ dàng thâm nhập thị trường thế giới. Đối với người tiêu dùng, thương hiệu được coi là một sự đảm bảo về chất lượng từ phía nhà sản xuất và được định hình qua một quá trình trải nghiệm và đúc kết khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó. Thương hiệu được coi như sự xác nhận của doanh nghiệp đối với khách hàng về nguồn gốc và giá trị của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Và do đó, thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro có thể phải gánh chịu khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như những sai hỏng về tính năng, những nguy hại đối với sức khoẻ, sự lừa gạt về mặt giá trị, những rủi do về mặt xã hội và những phí tổn về mặt thời gian hao phí trong trường hợp sảm phẩm không đảm bảo. Do chủ yếu làm gia công cho nên phần giá trị gia tăng dành cho các nhà sản xuất ngành dệt may, da giày là rất thấp. Với ngành GCPM, vì thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao nên so với các quốc gia như Ấn Độ, Philipin chúng ta vẫn còn nhiều thua thiệt trong giá cả gia công lẫn việc dành được các hợp đồng lớn. Vì vậy, xây dựng thương hiệu các sản phẩm này trở nên cấp thiết và là thách thức lớn đối với ngành. Trước hết, các doanh nghiệp phải tìm được lợi thế cạnh tranh, không xây dựng thương hiệu tràn lan, cần tìm sản phẩm mũi nhọn để xây dựng thương hiệu. Qua việc phân tích thị trường tiêu thụ, các đối thủ cạnh tranh, sử dụng lợi thế trong sản xuất, thiết kế, kỹ thuật, từ đó các doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng thị trường "ngách", thí dụ như thời trang công sở dành cho phụ nữ tuổi trung niên, sơ-mi cao cấp cho doanh nhân, giày cho trẻ em... Ðồng thời họ cũng cần phải xây dựng hệ thống các thương hiệu hiện có, biểu tượng, tên gọi sản phẩm, hệ thống cửa hàng phân phối để mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm và có các chương trình truyền thông dài hạn như quảng cáo, biểu diễn 74 thời trang, cửa hàng giới thiệu sản phẩm... đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng. Quảng cáo và tuyên truyền trong truyền tin và xúc tiến hỗn hợp phải hướng đồng thời tới ba mục tiêu là: thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông tin đưa ra phải gây điều gì của sản phẩm tới khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải quảng cáo uy tín của doanh nghiệp với các sản phẩm đi kèm. Tùy vào điều kiện, doanh nghiệp phải mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng thương hiệu đã thành danh của sản phẩm này cho một loại sản phẩm khác có chung kỹ năng, hoặc tạo ra một sản phẩm mới bổ sung cho sản phẩm đã có để làm tăng sự hài lòng của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm đó. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải tự nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Phải xác định được rằng mình là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ. Các nhãn hiệu, kiểu dáng là những tài sản của doanh nghiệp. Do vậy việc đăng ký sở hữu công nghiệp, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tại các thị trường mà họ có chiến lược đầu tư là vô cùng cần thiết. 3. Giải pháp cho đào tạo, thu hút nguồn nhân lực Con người luôn là yếu tố then chốt cho sự thành hay bại của doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp đòi hỏi nhiều chất xám trí tuệ như GCPM thì vấn đề con người càng trở nên quan trọng. Nhà nước cần phải mở rộng quy mô đào tạo tuyển sinh khối các ngành công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin, kỹ năng quản lý trong các khoa công nghệ thông tin của các trường đại học, cao đẳng và gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sản xuất công nghiệp. CNTT là ngành học đòi hỏi cập nhật, hiện đại hoá chương trình đào tạo công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế; tăng cường chuyển giao các chương trình đào tạo công nghệ thông tin từ các nước tiên tiến một cách thường xuyên. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin; đẩy mạnh việc thành lập các trường đại học công nghệ thông tin tư thục chất lượng cao; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế mở cơ sở đào tạo công nghệ thông tin tại Việt Nam. Về nguồn lao động trong ngành dệt may và da giày, chúng ta chủ trương tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế (bao gồm cả 75 thiết kế mẫu mốt, thời trang, kiểu dáng công nghiệp), chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. Các cơ sở đào tạo được thành lập của các nhóm ngành trên phải thay đổi quan điểm bằng việc thực sự coi doanh nghiệp là khách hàng. Giáo dục đào tạo phải đi từ bề rộng đi vào chiều sâu. Ngoài chuyên môn, các yêu cầu về sự tự tin, tính năng động, thái độ làm việc, năng lực giao tiếp, sự hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm cần phải được chú trọng nhất là yêu cầu về khả năng thích ứng với công việc trong giai đoạn ứng dụng khoa học công nghệ diễn ra nhanh như hiện nay. Vì vậy, cần phải gắn kết được giữa chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, xây dựng chương trình và khối lượng đào tạo phù hợp. Đây chính là điểm gặp nhau giữa “cung” và “cầu” chất lượng cao, nếu gắn kết được sẽ tạo ra hiệu quả cho xã hội và doanh nghiệp. Trong giai đoạn hợp tác quốc tế trở nên phổ biến như hiện nay, chúng ta cần thu hút sự hỗ trợ của Chính phủ các nước phát triển như Nhật Bản, EU... để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra cần tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu, chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành, cũng như hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài trong một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Để tránh được tình trạng lao động bỏ việc như vẫn thường thấy trong thời gian qua các doanh nghiệp cần có chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, trợ cấp cho người lao động hợp lý. Mức lương thực tế hiện nay trong các ngành dệt may, da giày và phần mềm của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa thể đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống đầy đủ. Mức lương được đề xuất cho lao động là 4-4,5 triệu VND/tháng/người thay vì mức 1,5-3 triệu hiện nay trong ngành dệt may, da giày; 15.000 USD/năm/người trong ngành phần mềm. Lương của công nhân được chủ doanh nghiệp chi trả nên nhiều người lao động muốn có tiền phải tham gia làm thêm giờ, có những người lao động phải làm việc 10 tiếng/ngày. Các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại mức lương và thời gian làm việc 8 76 tiếng/ngày cho người lao động. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vẫn duy trì quan điểm quản lý nhân sự thuần túy. Điều này cũng là một hạn chế cho doanh nghiệp khi đưa ra các nhu cầu cho chính mình về nguồn nhân lực. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chấp nhận và sẵn sàng đương đầu với một thực tế đó là sự chuyển dịch giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành hoặc thậm chí khác ngành xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính người lao động. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng tay nghề cho người lao động thông qua việc tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu, chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành, cũng như hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài trong một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực để phát triển. Doanh nghiệp cần tăng cường sự hỗ trợ đối với các cơ sở đào tạo thông qua việc xây dựng thông tin về nhu cầu, tuyển dụng, hỗ trợ thực tập, hỗ trợ thực tập, môi trường thực hành… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đưa ra những yêu cầu cụ thể về đào tạo đối với các cơ sở đào tạo theo những chương trình đã định sẵn. 4. Giải pháp tăng nguồn vốn đầu tư Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước góp vốn tham gia đầu tư bằng những chính sách thu hút thích hợp. Nhà nước giữ vai trò điều phối, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán để tạo kênh huy động vốn (thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu và trái phiếu quốc tế). Nhà nước sẽ chủ động hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành dệt may và da giày. Các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày được vay vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường. Nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất hỗ trợ cũng cần được tạo điều kiện. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn để sản xuất mở rộng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, không nên chỉ trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ từ phía nhà nước mà nên đa dạng nguồn vốn đầu tư, đồng thời đa sở hữu các nguồn 77 vốn đầu tư. Trước hết các doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn lực tự có của doanh nghiệp; liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành liên quan để khai thác tối đa tiềm năng tài chính của mỗi doanh nghiệp và xây dựng mới các dự án đầu tư. Hiện nay, quy mô của các doanh nghiệp của chúng ta vẫn ở dạng vừa và nhỏ, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đủ năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong khi đó, vấn đề mà các doanh nghiệp còn gặp phải là thiếu sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì vậy việc giúp đỡ lẫn nhau về vốn, kinh nghiệm trong sản xuất sẽ có tác dụng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Khi thu hút được một lượng vốn đầu tư nhất định, các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc danh mục đầu tư. Không nên đầu tư dàn trải vào sản xuất tất cả các mặt hàng mà nên chuyên môn hóa vào những lĩnh vực mình còn yếu kém hoặc phát triển chưa xứng với tiềm năng đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành. 5. Giải pháp xây dựng chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Hiện nay, thông tin thị trường và các vấn đề liên quan đến hàng dệt may, da giày và phần mềm đã có nhiều song chưa thực sự đầy đủ và đáng tin cậy. Chúng ta vẫn chưa có hệ thống giám sát và thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xử lý thông tin nên không có thông tin để cung cấp kịp thời và đầy đủ cho người sản xuất và kinh doanh. Chúng ta còn thiếu một đội ngũ các chuyên gia giỏi chuyên phụ trách việc phân tích thông tin thu thập được để dự đoán tình hình thị trường nhằm đề ra các chính sách và chiến lược chủ động đối phó với những biến động của thị trường trong và ngoài nước. Đối với nước ta, để thực hiện tốt công tác nghiên cứu và tổ chức hệ thống thông tin thị trường thường xuyên, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư và các cơ quan ban ngành có liên quan, đặc biệt là sự hợp tác của Hiệp hội dệt may, da giày và phền mềm Việt Nam. Để phát triển thị trường xuất khẩu, Nhà nước ta cần nâng cao vai trò trong việc mở rộng thị trường thông qua các hoạt động đàm phán ký kết các thỏa thuận song phương và đa 78 phương, định hướng hiệu quả cho các doanh nghiệp phát triển thị trường của mình. Ngoài ra, hệ thống các thương vụ và đại diện thương mại của nước ta đặt tại nước ngoài cũng là đầu mối quan trọng tổ chức thu thập thông tin và cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất cho các doanh nghiệp và người sản xuất. Thời gian mới đây vào cuối năm 2009, Chính phủ đã ủy thác Bộ Công Thương và các ngành có liên quan bố trí nguồn kinh phí xúc tiến thương mại giao cho Hiệp hội dệt may Việt Nam, Hiệp hội da giày và Hiệp hội phần mềm Việt Nam chủ động tổ chức xúc tiến xuất khẩu, tìm khách hàng và thị trường mới nhằm tăng đơn hàng. Để mở rộng được thị trường xuất khẩu và tạo được mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác thì các doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước hay chỉ ngồi chờ các đối tác tự tìm đến với mình. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ chưa đầy 10% số doanh nghiệp thường xuyên thăm dò thị trường nước ngoài, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước; 42% số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có các cuộc đi thăm thị trường nước ngoài và 20% không một lần đặt chân lên thị trường nước ngoài. Khả năng thâm nhập thị trường nhỏ và tư nhân hầu như không có. Hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp nhìn chung chưa được tổ chức một cách khoa học mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm, hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp mình cũng như có biện pháp thích hợp để nghiên cứu, nắm bắt thị trường mục tiêu. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động, tích cực tìm kiếm thị trường, nguồn hàng và vận dụng những kinh nghiệm đã được tổng kết qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu của mình. Trong điều kiện cho phép về vốn và quy mô của doanh nghiệp, cũng nên tổ chức các đoàn công tác đi tiếp thị cho sản phẩm của mình, tổ chức tham quan, khảo sát thị trường, tham gia hội thảo, hội chợ để học tập kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng mới. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn thì nhiệm vụ của bộ phận Thông tin kinh tế và thị trường là hết sức cần thiết. Bộ phận này có nhiệm vụ thường xuyên thu thập thông tin về mặt hàng của mình qua nhiều kênh thông tin khác nhau, cả 79 trong và ngoài nước, qua các thông báo của nhiều tổ chức trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thế giới. Sau khi được thu thập đầy đủ, thông tin sẽ được xử lý và cung cấp cho các đơn vị, cơ quan có liên quan sử dụng vào mục đích điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạch định kịp thời các chính sách phát triển phù hợp. Ngoài ra, bộ phận Thông tin kinh tế và thị trường của các doanh nghiệp còn phải dựa trên những thông tin đã thu thập và nghiên cứu để phối hợp với bộ phận quảng cáo - marketing để xác định được chiến lược marketing phù hợp với từng thị trường với những đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Thông qua các hoạt động Marketing và quảng bá như thế, người tiêu dùng sẽ biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. 6. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiểu biết pháp luật trong buôn bán quốc tế Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước với tư cách là chủ thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế, hướng tới tạo dựng cho các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, môi trường kinh doanh trong nước thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô. Hệ thống luật pháp đầy đủ, chặt chẽ, hợp tình là việc hết sức cần thiết không những tạo tâm lý tin tưởng cho doanh nghiệp bên ngoài muốn bỏ vốn đầu tư mà còn khuyến khích bản thân doanh nghiệp phát huy được những lợi thế của mình trong sản xuất. Một số biện pháp để khắc phục tình trạng luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật không đồng bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp: - Nghiêm khắc xử lý đối với các trường hợp ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm hơn so với quy định. - Cần quy định thời gian bắt buộc phải ban hành các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành gần nhau trong một thời điểm nhất định. Điều này nhằm tạo ra sự đồng bộ trong các văn bản hướng dẫn và tạo điều kiện hướng dẫn cho các doanh nghiệp. - Hạn chế tối đa các văn bản “lưu hành nội bộ” sau Thông tư. - Cần có quy trình kiểm tra chặt chẽ về nội dung, văn phạm của các Thông tư hướng dẫn trước khi ban hành nhằm tránh những hướng dẫn lấp lửng để cán bộ 80 tùy ý vận dụng, gây khó dễ cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Nhà nước cần phải hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế tài về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm, trong đó Nhà nước phải gương mẫu và thực thi nghiêm ngặt việc thực hiện bản quyền phần mềm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tổ chức các hội thảo, các khóa đào tạo, công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Chính phủ cần tiếp tục duy trì và mở rộng các chính sách hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp như giảm thuế với nguyên vật liệu đầu vào với các ngành dệt may, da giày; miễn thuế với nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất phần mềm; miễn thuế xuất khẩu với sản phẩm phần mềm. Ngoài ra, cần tạo thủ tục thông thoáng hơn trong cơ chế đầu tư và các thủ tục hải quan. Đối với bản thân các doanh nghiệp, họ phải là người chủ động nắm vững luật pháp không chỉ ở Việt Nam mà của nước bạn trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong thời gian vừa qua, vấn đề về luật pháp chưa được chú trọng ở các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần có bộ phận tư vấn về luật pháp riêng đồng thời nâng cao ý thức hiểu biết đối với lĩnh vực này cho những phòng ban quan trọng. Trong những thương vụ quan trọng, các doanh nghiệp nên chủ động tìm tới luật sư để có thể bảo vệ được quyền lợi cho mình. 81 KẾT LUẬN Với những tiềm năng sẵn có, Việt Nam là một quốc gia có ưu thế trong hoạt động gia công xuất khẩu. Minh chứng cho điều này là những kết quả khả quan trong kim ngạch xuất khẩu từ hàng gia công song xét trên nhiều phương diện, hoạt động gia công xuất khẩu ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Trong thời gian tới, các chuyên gia dự báo hàng gia công dệt may, da giày vẫn là những mặt hàng chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế; riêng phần mềm sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa để sớm vào nhóm mặt hàng có doanh thu hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên môi trường cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng trở nên gay gắt hơn và việc tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu là một yêu cầu cấp thiết của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Do đó về lâu dài gia công xuất khẩu cần phải được thu hẹp phạm vi và thay vào đó là hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng hoạt động gia công xuất khẩu ở nước ta vẫn còn gặp nhiều tồn tại và thách thức chủ yếu như thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, giá trị gia tăng cho nền kinh tế còn thấp, chất lượng và số lượng lao động chưa cao, thiếu nguồn vốn đầu tư và các chính sách hỗ trợ thích hợp. Gia công xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lao động giá rẻ. Ưu thế này được dự báo là sẽ giảm đi trong những năm tiếp theo do những biến động khó lường của chính trị, giá đô la, giá xăng dầu… trên thế giới và nhất là do xu hướng của các nhà đầu tư hiện nay là coi trọng vấn đề năng suất lao động hơn giá cả lao động. Những khó khăn, thách thức này khiến cho gia công xuất khẩu của Việt Nam thua kém các quốc gia khác như Trung Quốc. Ấn Độ, Indonesia về chỗ đứng bền vững trên thị trường. Từ những nhận định về tồn tại và thách thức trước mắt, trên cơ sở các quan điểm, định hướng xuất khẩu của nước ta trong các mặt hàng và dựa vào các 82 bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Ấn Độ, khóa luận đã đưa ra một số nhóm giải pháp để nâng cao ý nghĩa của hoạt động gia công xuất khẩu trong thời gian sắp tới. Nâng cao ý nghĩa của hoạt động gia công xuất khẩu là một quá trình tương đối lâu dài và đòi hỏi sự phối hợp tham gia từ nhiều phía: Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất chính, doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, các hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo. Hy vọng khóa luận đã có những đóng góp tích cực trong việc phân tích thực trạng cũng như đề ra các giải pháp tối ưu có tính thiết thực để nâng cao ý nghĩa của hoạt động gia công xuất khẩu trong nền kinh tế. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bộ Công thương (2008), Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt - may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020. 2. Bộ Công thương (2007), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020. 3. Trương Gia Bình (2005), Báo cáo “Công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam: Thực trạng và cơ hội đột phá phát triển”. 4. Đặng Phương Dung (2008), Báo cáo “Ngành dệt may Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập sâu rộng vào mạng lưới sản xuất khu vực Đông Á”. 5. Chu Tiến Dũng (2009), Báo cáo “Một vài khía cạnh về bức tranh Công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm Việt Nam 2009”. 6. Nguyễn Hoàng (2009), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Thương mại. 7. Văn Thành Hòa (2003), Gia công xuất khẩu giày dép của Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương. 8. PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên) (2007), Đánh giá thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2005-2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Ngoại thương. 9. Vũ Ngọc Lan (2008), Báo cáo Phân tích ngành dệt may tháng 7/2008 do công ty cổ phần chứng khoán phố Wall thực hiện. 10. GS.TS Bùi Xuân Lưu. PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 12. TS. Nguyễn Đức Thành (Chủ biên) (2008), Kinh tế Việt Nam 2008 suy giảm 84 và thách thức đổi mới, Nhà xuất bản Tri thức. 13. GS.TS Võ Thanh Thu (2005), Quan hệ Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê. 14. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010. 15. Luật Công nghệ thông tin 2007. 16. Luật Thương mại 1997. 17. Luật Thương mại 2005. Tiếng Anh: 18. Carl Dahnman and Anuja Utz (2008), “India and the Knowledge Economy- Leveraging Strengs and Opportunities”, WBI development Studies. 19. Nguyễn Đăng Hào (2009), “Leather and Footwear Industry in Vietnam: The Labour Markets and Gender Impact of the Global Economic Slowdown on Value Chains”, Employment-oriented Development Strategies and Projects. 20. Savio S. Chan (2009), “IT Outsourcing in China: How China’s Five Emerging Drivers Are Changing the Technology Landscape and IT Industry”, The Outsourcing Institute. 21. Dennis C. McCornac, Tran Thi Hong Bich (2006); “The Implementation Of ISO9000 In Vietnam: Case Studies From The Footwear Industry”; International Business & Economics Research Journal. 22. Nhiều tác giả, “Indian Footwear Industry Overview”, trang web của footwears infoline ngày truy cập 24/3/2010: 23. Nhiều tác giả, “Footwear industry in China”, trang web của Chinasourcingreports ngày truy cập 30/4/2010: Một số bài báo online và website: 24. Phan Anh, “Da giày vẫn vướng ở khâu nguyên phụ liệu”, Báo Việt báo online ngày truy cập 27/4/2010: 85 khau-nguyen-phu-lieu/10911723/87/ 25. Huyền Chi, “Năm 2008 phần mềm Việt Nam tăng trưởng 20%”, Báo vietnamnet online ngày truy cập 14/3/2010: 26. Minh Hà, “Ba vấn đề bức xúc của ngành dệt may, da giày”, Báo người lao động online ngày truy cập 30/4/2010: may-giay-da.htm 27. Thanh Hà, “Công nghiệp phần mềm và mục tiêu 800 triệu USD”, Báo VnEconomy ngày truy cập 2/5/2010: nghiep-phan-mem-va-muc-tieu-800-trieu-usd.htm 28. Phạm Huyền, “Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu tư”, Báo Tin247 online ngày truy cập 6/4/2010: nam-van-co-loi-the-canh-tranh-ve-phi-dau-tu-1794B8.ipvnn 28. Nguyệt Quế, “Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU”, Báo Vietnamnet online ngày truy cập 24/4/2010: -1.doc 29. Theo văn phòng VINASA, “Tổng quan về ngành phần mềm Việt Nam nửa đầu 2009”, Trang web của Hiệp hội phần mềm Việt Nam ngày truy cập 11/4/2010: Id/62/dnnprintmode/true/Default.aspx?SkinSrc=[G]Skins%2F_default%2FNo +Skin&ContainerSrc=[G]Containers%2F_default%2FNo+Container 30. Tổng hợp từ ICT News, “Ấn Độ đạt 50 tỷ USD từ gia công”, Báo quản trị mạng online ngày truy cập 5/2/2010: USD-tu-gia-cong.aspx 31. Tổng hợp từ ICT News, “Viettel sắp “qua mặt” FPT trên vũ đài Internet”, Báo 247 online ngày truy cập 30/3/2010: 86 tren_vu_dai_internet-4-21228703.html 32. Tổng hợp từ nhiều nguồn, “Khái quát về ngành da giày Việt Nam”, Trang web của shoesdesign ngày truy cập 10/5/2010: 33. Tổng hợp từ các báo, “Tốc độ tăng dân số chậm là thành công lớn của công tác dân số trong 10 năm qua”, Trang tin của người đại biểu ngày truy cập 26/3/2010: 85234/Default.aspx 34. Lệ Trần, “Thu hút đầu tư nước ngoài vào dệt may - Những chuyển động tích cực”, Trang web của công ty May 10 ngày truy cập 25/02/2010: 35. Anh Tuấn, “Kinh nghiệm gia công phần mềm của Trung Quốc”, Báo itgatevn online ngày truy cập 28/4/2010: 36. “Ngành da giày việt nam cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Kênh thông tin kinh tế tài chính và thị trường chứng khoán ngày truy cập 21/4/2010: nam-co-hoi-va-thach-thuc-trong-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te 37. Số liệu thống kê từ trang web của Hiệp hội dệt may Việt Nam oai=57 oai=58 38. Số liệu thống kê từ trang web của Hiệp hội phần mềm Việt Nam 87 39. Số liệu thống kê từ từ trang web của Hiệp hội da giày Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5467_9486.pdf
Luận văn liên quan