MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 6
1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 6
1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 6
1.1.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 8
1.1.2.1. Đối tượng bảo hiểm 8
1.1.2.2. Phạm vi bảo hiểm 11
1.1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 13
1.1.2.4. Phí Bảo hiểm 16
1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 18
1.2.1. Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm 18
1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm
1.2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm 22
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm. 23
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác 24
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008) 25
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006-2008
2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008) 29
2.2.1. Quy trình khai thác 29
2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB trong 2 năm 2007-2008
2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long trong giai đoạn 2006-2008 36
2.2.3.1. Tình hình khai thác 36
2.2.3.2. STBH và STBH bình quân một hợp đồng 38
2.2.3.3. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB 40
2.2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác 41
2.2.3.5. Kết quả và hiệu quả khai thác 42
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long giai đoạn 2006-2008 43
2.2.4.1. Những mặt đạt được 44
2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY
3.1.1. Mục tiêu
3.1.2. Định hướng chiến lược
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Về phía công ty bảo hiểm. 48
3.2.1.1. Đối với Tổng Công ty Cổ phần Bảo minh 48
3.2.1.2. Đối với Công ty Bảo minh Thăng long 49
3.2.2. Về phía nhà nước
3.2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm
Kết luận
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3918 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty Bảo Minh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện như:
- Bảo hiểm hộ gia đình là sự kết hợp của ba loại hình: Bảo hiểm sức khỏe gia đình, Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân và Bảo hiểm xe mô tô.
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh…
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Bảo minh Thăng long
Bảo minh Thăng long bao gồm các phòng ban sau:
+ Ban giám đốc: giám đốc và phó giám đốc.
+ Các phòng quản lý: phòng tổng hợp, phòng tài chính kế toán.
+ Các phòng nghiệp vụ: phòng bảo hiểm xe cơ giới, phòng bảo hiểm con người,phòng bảo hiểm tài sản kĩ thuật, phòng bảo hiểm hàng hải.
+ Các phòng khai thác: phòng KTBH số 21, phòng KTBH số 22, phòng KTBH số 24, phòng KTBH số 25, phòng KTBH số 26, phòng KTBH số 27, phòng KTBH số 28, phòng KTBH số 29.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006 -2008
Hoạt động kinh doanh của B¶o minh Th¨ng long trong những năm gần đây đạt kết quả rất tốt. Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của B¶o minh Thăng long không ngừng tăng lên. Kết quả kinh doanh bảo hiểm của B¶o minh Thăng long được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm
của B¶o minh Thăng long (2006- 2008)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Nghiệp vụ bảo hiểm
2006
2007
2008
1
BH XCG
12.572,11
20.687,02
25.320,56
2
BH Con người
5.626,12
7.648,14
9.550,14
3
BH TS&KT
6.200,05
10.162,23
8.187,45
Trong đó: BH Cháy và các RRĐB
2.390,94
4.327,54
5.480,12
4
BH hµng h¶i
14.163,04
18.958,10
36.069,32
Tổng
38.561,32
57.455,49
79.127,47
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%)
_
49
37,72
Nguồn: B¶o minh Thăng long
Bảng số liệu 2.1 cho thấy doanh thu phí bảo hiểm của B¶o minh Thăng long có xu hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Bảo minh Thăng long do mới ra đời nên bộ máy còn thiếu hụt và đa phần là cán bộ mới nên gặp rất nhiều khó khăn tại thị trường Thủ đô cạnh tranh gay gắt. Cho nên năm 2006 doanh thu của Bảo minh Thăng Long chỉ đạt 38 tỷ 561 triệu đồng.Tuy nhiên qua hơn một năm hoạt động, Công ty đã cùng một lúc đẩy mạnh nhiều mặt: xây dựng bộ máy tổ chức (đến nay, bộ máy của Công ty đã hoàn thiện các phòng quản lý và các phòng khai thác bảo hiểm phủ kín địa bàn); ổn định văn phòng làm việc song song với việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Vì vậy năm 2007, doanh thu thực hiện của Bảo minh Thăng long đã đạt 57 tỷ 455 triệu đồng, đạt 118,5% kế hoạch kinh doanh Tổng Công ty giao, tăng trưởng 49% so với doanh thu thực hiện năm 2006. Đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên Bảo minh Thăng long và được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ sát sao của ban điều hành và các ban nghiệp vụ của Tổng công ty; Công ty cũng nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành của thành phố.
Đến năm 2008, Bảo minh Thăng long tiếp tục đẩy mạnh nhiều mặt hoạt động: ổn định văn phòng làm việc, cơ cấu và kiện toàn bộ máy tổ chức ở các phòng quản lý và các phòng khai thác bảo hiểm khu vực, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thực hiện tốt các hoạt động được giao và chấp hành tốt các yêu cầu quản lý của Tổng công ty. Vì vậy doanh thu của Bảo minh Thăng long đã đạt 79 tỷ 127 triệu đồng, đạt 114% kế hoạch kinh doanh do tổng công ty giao, tăng trưởng 37,72% so với doanh thu năm 2007.
2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008)
2.2.1. Quy trình khai thác
Nhận thức được tác dụng to lớn của khâu khai thác, Bảo minh Thăng long đã đưa ra một qui trình khai thác rất hợp lý.Thực tiễn triển khai quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Bảo minh Thăng long được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Buớc 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng
Ở bước này, công ty đã thực hiện khá tốt. Cán bộ khai thác được hướng dẫn đào tạo một cách tỉ mỉ trước khi tiếp xúc với khách hàng, mọi thứ liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ đều được thông qua phòng Đầu tư kỹ thuật của chi nhánh. Công ty đã thường xuyên cử cán bộ xuống từng xí nghiệp và các đơn vị kinh doanh để giải thích cho họ mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng hoặc do môi giới đưa lại. Cán bộ công ty cũng chủ động đến gặp các đơn vị để cùng họ đến các cơ sở kinh doanh, xem xét quy trình sản xuất…chỉ ra những rủi ro mà họ có thể gặp phải.
Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến việc xác định tỷ lệ phí.
Một số điểm các khai thác viên cần chú ý đến khi xác định các yếu tố rủi ro liên quan đến việc tính phí bảo hiểm :
- Yêu cầu bảo hiểm cho các rủi ro.
- Cấu trúc xây dựng của nhà xưởng.
- Ngành nghề kinh doanh.
- Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Công tác an ninh bảo vệ.
Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định là công ty bảo hiểm sẽ áp dụng tỷ lệ phí nào đối với doanh nghiệp. Do vậy, nhất thiết các khai thác viên cần nắm rõ các yếu tố này.
Bước 3: Điều tra rủi ro.
Tại Bảo minh Thăng long, đối với các dịch vụ có số tiền bảo hiểm lớn hơn 300.000 USD thì trước khi chào phí bảo hiểm, các khai thác viên cần phải tiến hành lập phiếu điều tra rủi ro.
Trong quá trình sản xuất có thể phát sinh các rủi ro, vì vậy đánh giá rủi ro trong quá trình này là rất cần thiết. Quy trình sản xuất cần phải được mô tả chi tiết đến mức tối đa có thể đánh giá được rủi ro một cách tốt nhất. Trong biên bản đánh giá rủi ro này, các khai thác viên nên đưa ra một sơ đồ đơn giản về quy trình sản xuất, nhờ đó mà ta có thể có được đánh giá rủi ro tổng quát về quy trình sản xuất này.Trong biên bản đánh giá rủi ro này, các khai thác viên cũng cần phải đưa ra và mô tả sơ qua các hoạt động, hay yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro (nếu có). Đặc biệt, một số sản phẩm sản xuất trong các quy trình sản xuất mang tính rủi ro cao như: phun, nhúng, mạ …. cần được mô tả chi tiết.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều sử dụng điện và đây cũng là một nguy cơ tiềm tàng gây hoả hoạn rất lớn. Điện có thể được cung cấp bằng nguồn điện công cộng qua hệ thống dây cáp ngầm, đường cáp điện ở trên cao, hoặc từ trạm phát điện tự động riêng của cơ sở đặt ngay ở cơ sở. Và các trạm phát điện riêng này chính là hiểm hoạ gây ra cháy nổ lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, các tuabin phát điện cũng có khả năng gây ra hỏa hoạn. Trong những trục trặc chính xảy ra đối với hệ thống điện cần lưu ý đến các đường ống, rãnh đặt dây và đường dây cáp bị hư hỏng hay được đặt không phù hợp. Do vậy, khi đánh giá rủi ro, các khai thác viên cần quan tâm đến các yếu tố đó để có thể bước đầu đánh giá được mức độ rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải.
Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm.
Trong thực tế, Bảo minh Thăng long cũng áp dụng hai phương pháp tính tỷ lệ phí là: theo danh mục và theo phân loại.
Cụ thể ở Bảo minh Thăng long, biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng đối với các loại tài sản, nghành nghề sau:
Biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng
tại Bảo minh Thăng long
Loại tài sản/ nghành nghề
Loại rủi ro
Tỷ lệ phí
Ghi chú
Toà nhà văn phòng, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp, các dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí
Khó cháy và trung bình
0,1- 0,2%
Xây dựng sau năm 1990
Kho chứa xăng dầu
Dễ cháy
0,4 - 0,5%
Kho chứa đồ gỗ, giấy, bao bì, nhựa đường, sơn.
Dễ cháy và trung bình
0,24 – 0,3%
Mức độ an toàn, phòng cháy chữa cháy tốt.
Kho chứa các sản phẩm khó cháy như vật liệu xây dựng, hàng nông sản.
Khó cháy
0,15- 0,22%
Như trên
Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng đồ nhựa, sơn, chất dẻo.
Trung bình
0,15- 0,20%
Như trên
Cửa hàng vật liệu xây dựng, dược, y khoa.
Khó cháy
0,1- 0,13%
Như trên
Cửa hàng gas, bình gas (trừ chiết xuất gas)
Dễ cháy
0,25- 0,3%
Như trên
Sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống
Trung bình
0,16- 0,25%
Như trên
Nhà máy, xưởng dệt may
Dễ cháy
0,22- 0,28%
Như trên
Nhà máy, xưởng thủ công mỹ nghệ, cao su, nhựa
Dễ cháy
0,28- 0,38%
Như trên
Nhà máy, xưởng sản xuất giấy, in ấn
Trung bình
0,2- 0,25%
Như trên
Nghành điện, nước, kinh doanh ô tô, kỹ thuật kim loại và các nghành tương tự.
Khó cháy
0,12- 0,18%
Như trên
(Nguồn: Bảo minh Thăng long)
Còn đối với các rủi ro đặc biệt, Bảo minh Thăng long chỉ chấp nhận bảo hiểm cho nếu khách hàng đã tham gia rủi ro hoả hoạn (A). Tỷ lệ phí rủi ro phụ được tính bằng tỷ lệ % trên tỷ lệ phí của rủi ro hảo hoạn (A) thuần tuý.Tỷ lệ % của rủi ro phụ được quy định như sau:
Biểu phí các rủi ro đặc biệt
STT
Tên rủi ro phụ
Tỷ lệ (%)
Ký hiệu
1
Nổ
3
B
2
Máy bay và phương tiện hàng không rơi
2
C
3
Bạo động đình công
1
E
4
Động đất
1
G
5
Cháy ngầm
2
K
6
Cháy tự lên men
3
L
7
Bão, lũ lụt
10
N
8
Vỡ tràn nước
2
P
9
Xe cộ, súc vật đâm vào
2
Q
(Nguồn: Bảo minh Thăng long)
Nếu khách hàng tham gia tất cả các rủi ro phụ nêu trên thì chỉ thu thêm 15% trên tỷ lệ phí hoả hoạn (A) thuần tuý. Trong trường hợp bảo hiểm cho đơn bảo hiểm mọi rủi ro thì thu thêm 20% trên tỷ lệ phí của các rủi ro hoả hoạn (A) thuần tuý.
Đối với các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro tại Bảo minh Thăng long có quy định như sau:
- Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng thêm khả năng xảy ra tổn thất như có các thiết bị sấy khô, chiết xuất, chế biến gỗ… thì tỷ lệ phí tăng tối đa là 15%. Nhưng nếu các thiết bị phụ trợ trên được lắp trong phòng ngăn cách bằng tường chống cháy, có máy báo cháy … thì phụ phí này sẽ không tính thêm vào phí bảo hiểm.
- Đối với các công trình có các điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với rủi ro được bảo hiểm như có nguồn cháy không được tách biệt hoàn toàn, lò sưởi ấm bằng tia hồng ngoại…thì phí bảo hỉêm tăng thêm tối đa là 10%.
- Các công trình có trung tâm máy tính nhưng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng biệt và phù hợp thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%.
- Có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%.
Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro Bảo minh Thăng long có quy định giảm tối đa là 45%, cụ thể:
- Có đầy đủ các thiết bị phòng cháy, báo cháy thì giảm tối đa là 8%.
- Có đầy đủ các thiết bị và phương tiện chữa cháy như: Có hệ thống chữa cháy Spinkler thì giảm tối đa 35%, có hệ thống phun nước tự động thì giảm 20%, hệ thống phun nước thủ công thì giảm 10%...
Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm.
Cũng như các công ty bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm của Bảo minh Thăng long cũng bao gồm đầy đủ các chứng từ sau:
- Giấy yêu cầu bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Sửa đổi bổ sung (nếu có).
- Điều khoản, điều kiện.
2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB trong hai năm 2007-2008.
Năm 2007, thị trường bảo hiểm Việt nam trải qua năm đầu tiên kể từ khi Việt nam chính thức gia nhập WTO với những thành tựu đáng khích lệ. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng, tăng trưởng 30%. Nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB đạt doanh thu 661 tỉ đồng (tăng 43%) trong đó Bảo hiểm cháy nổ đạt 78,7 tỉ đồng. Tốp 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về doanh thu là Bảo minh 182 tỷ đồng, Bảo việt Việt nam là 163 tỷ đồng, PVI là 70 tỷ đồng, GIC 48 tỉ đồng và VIC 47 tỉ đồng. Và tỷ lệ bồi thường toàn thị trường là 43%. Trong đó, bồi thường cao nhất là Bảo minh 77,3%, PVI 52,7%, UIC 48,2%, Bảo long 42,18%, PJICO 48,1%, Bảo việt 26.7%. Quyết định 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 ban hành Quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 28/7/2007 đã làm cho thị trường tăng trưởng tốt hơn vào 6 tháng cuối năm 2007. Nhất là từ năm 2008 trở đi khi các đối tượng có nguy cơ về cháy nổ được công khai minh bạch, được cấp Giấy chứng nhận an toàn về phòng cháy chữa cháy và đối tượng sử dụng Ngân sách Nhà nước đã được cấp kinh phí mua bảo hiểm.
Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp... Trong bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới, GDP của Việt nam vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm. Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trên thị trường hiện nay đã lên tới 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare). Tăng trưởng doanh thu của thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 10.855 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007. Doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ đạt khoảng 63 triệu USD, tăng khoảng trên 20% so với năm 2007. Trong khi đó, doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt gần 70 tỷ đồng.
Nhìn chung thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB hai năm qua đang trên đà phát triển, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Trong nghiệp vụ này Bảo minh có thị phần đứng thứ 2 sau đối thủ lớn là Bảo việt. Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến Bảo hiểm Dầu khí, PJICO một công ty triển khai nghiệp vụ này khá lâu năm trên thị trường. GIC và VIC là hai tên tuổi mới nổi trên thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB.
Các công ty kể trên, có công ty đã là tên tuổi lớn được biết đến từ lâu trên thị trường bảo hiểm Việt nam, cũng có những công ty mới phát triển vào những năm gần đây, tuy họ vẫn ®øng sau Bảo minh về thị phần bảo hiểm Cháy và các RRĐB, nhưng tất cả đều là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Bảo minh.
2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long trong giai đoạn 2006-2008.
2.2.3.1. Tình hình khai thác
Khai thác là một khâu trong quy trình triển khai nghiệp vụ, mà kết quả của nó góp phần rất lớn vào kết quả của toàn nghiệp vụ. Làm tốt công tác khai thác, sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty, góp phần làm tăng doanh thu phí bảo hiểm của toàn nghiệp vụ. Mặt khác kết quả kinh doanh chung của toàn nghiệp vụ cũng phản ánh chất lượng của khâu khai thác. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu thực trạng khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại công ty B¶o minh Thăng long, việc tìm hiểu kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ này là rất cần thiết.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân Việt nam ngày một nâng cao, giá trị tài sản mà họ sở hữu cũng tăng lên, trong khi đó các nguy cơ dẫn đến rủi ro cháy nổ ngày một gia tăng, chính vì vậy mà người dân ý thức được sự cần thiết của sản phẩm bảo hiểm Cháy và các RR ĐB nên nhu cầu tham gia nhiều hơn. Hơn nữa, theo thời gian thì giá trị bảo hiểm có xu hướng ngày càng lớn hơn, vì vậy phí bảo hiểm trên một hợp đồng ngày càng lớn, dẫn đến tổng doanh thu phí không ngừng tăng lên. Mặt khác, công ty đã chú trọng hơn đến khâu khai thác, đầu tư nhiều hơn vào khâu khai thác nên đã thu hút thêm được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty.
Xã hội ngày càng phát triển, thay vì việc sử dụng các chất đốt thô sơ như trước kia, con người chuyển sang sử dụng các nguồn khác để đun nấu, sinh hoạt sản xuất. Ví dụ như thay vì dùng củi, than... thì ga và điện lại được sử dụng nhiều hơn. Chính vì vậy mà nguy cơ cháy nổ là rất cao, khi đám cháy xảy ra thiệt hại rất lớn.
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện bảo hiểm Cháy và các RRĐB
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
1. Doanh thu phí
TRĐ
2.390,94
4.327,54
5.480,12
2. Chi bồi thường
TRĐ
764,97
1.358,64
1.689,73
3. Tổng chi nghiệp vụ
TRĐ
1.434,53
2.417,62
3.374,35
Hk =(1)/(3)
Đ/Đ
1,67
1,79
1,62
Nguồn: Bảo minh Thăng long
Qua bảng 2.2 ta nhận thấy rằng, chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2006, chi bồi thường nghiệp vụ của công ty là 764,97 (triệu đồng), năm 2007 là 1.358,64 (triệu đồng), đến năm 2008 là 1.689,73 (triệu đồng). Thiệt hại do cháy là rất lớn, chỉ sau một vụ cháy nhiều người dân sẽ không còn nhà ở, nhiều doanh nghiệp bị phá sản ...vì vậy để giảm nguy cơ cháy nổ, công ty phải tích cực cùng khách hàng tuyên truyền các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất do cháy nổ gây ra.
Hiệu quả kinh tế phản ánh một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy hiệu quả kinh tế của công ty tăng trong những năm đầu nhưng sau đó lại giảm. Với một đồng chi phí bỏ ra vào năm 2006 thì công ty thu được 1,67 đồng doanh thu, năm 2007 đã tăng lên là 1,79 đồng, năm 2008 chỉ được 1,62 đồng doanh thu. Nguyên nhân của thực trạng trên là do, các vụ cháy nổ có xu hướng ngày càng xảy ra nhiều và thiệt hại ngày càng lớn nên chi phí chi cho bồi thường của công ty cũng ngày một lớn. Mặt khác, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, trong khi đó Bảo minh Thăng long còn quá non trẻ nên để thu hút được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty mình thì công ty cần đầu tư nhiều hơn vào tất cả các khâu đặc biệt là khâu khai thác, điều này đã đẩy tổng chi nghiệp vụ của công ty tăng lên, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây đã giảm xuống.
2.2.3.2. STBH và STBH bình quân một hợp đồng qua các năm
STBH và STBH bình quân đối với mỗi hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB, sẽ cho thấy việc doanh nghiệp bảo hiểm có khai thác được nhiều hợp đồng lớn hay không? Đồng thời thông qua độ lớn của 2 chỉ tiêu này phần nào đánh giá được việc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thảng long có thực sự tăng trưởng tốt trong 3 năm gần đây hay không? Dưới đây là bảng số liệu về STBH và STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long trong 3 năm qua.
Bảng 2.3: STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Doanh thu phí (TRĐ)
2.390,94
4.327,54
5.480,12
STBH (TRĐ)
1.334.725,50
2.072.845,25
2.452.648,60
Số hợp đồng (HĐ)
110
146
180
STBH/HĐ (TRĐ/HĐ)
12.133,87
14.197,57
13.625,83
Nguồn: Bảo minh Thăng long
Qua bảng 2.3 ta thấy, số hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long tăng lên một cách đều đặn theo thời gian. Năm 2006 số hợp đồng khai thác được mới chỉ là 110 hợp đồng, năm 2007 là 146 hợp đồng. Đến năm 2008 đã tăng lên 180 hợp đồng, tăng gần 2 lần so với số hợp đồng năm 2006. Năm 2007, mặc dù các Thông tư 41 và Quyết định 28 đã được ban hành, nhưng số hợp đồng mà công ty khai thác được chỉ tăng lên là 36 hợp đồng. Điều này cho thấy ý thức chấp hành luật pháp của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao. Ngoài ý thức của người tham gia, còn có nhiều nguyên nhân khác bởi các doanh nghiệp bảo hiểm cũng gặp không ít khó khăn trong việc phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC để có thể biết được những đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm cháy nổ nhưng vẫn chưa mua sản phẩm bảo hiểm này.
Đối với kinh doanh bảo hiểm cháy nổ, việc bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đi liền với điều kiện: Cơ sở phải có giấy chứng nhận an toàn phòng cháy, chữa cháy đã hạn chế việc tham gia bảo hiểm. Hơn thế nữa việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc giúp doanh nghiệp bảo toàn được vốn và tái sản xuất kinh doanh trong trường hợp không may xảy ra sự cố cháy, nổ. Thế nhưng trên thực tế, sự thờ ơ của người mua bảo hiểm đang khiến các doanh nghiệp bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận động thuyết phục khách hàng. Vì vậy năm 2008, số hợp đồng của Bảo minh Thăng long chỉ tăng lên 34 hợp đồng so với năm 2007. Theo đánh giá chung thì số lượng cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cũng rất hạn chế.
Tổng STBH hay mức trách nhiệm của Bảo minh Thăng long khá cao và liên tục tăng: Năm 2006 là hơn 1.334 tỷ đồng, đến năm 2008 đã hơn 2.452 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Mức trách nhiệm cao là một điều rất đáng mừng, bởi nó thể hiện uy tín của Công ty đối với khách hàng, họ có tin tưởng vào khả năng và năng lực tài chính của Bảo minh thì mới chọn làm nhà bảo hiểm cho mình.
STBH bình quân một hợp đồng (STBH/HĐ) trong giai đoạn này có lúc giảm, nhưng nhìn chung thì vẫn tăng lên: Năm 2006, STBH/HĐ là 12.133,87 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 14.197,57 tỷ đồng, năm 2008 lại giảm chỉ còn 13.625,83 tỷ đồng.
Qua phân tích về STBH và STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB, ta thấy Bảo minh Thăng long đã khai thác khá tốt nghiệp vụ bảo hiểm này, biết cách thuyết phục khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng vào năng lực của mình để lựa chọn tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao.
2.2.3.3. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB
Chi phí khai thác là một phần chi phí trong tổng chi nghiệp vụ. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long gồm có hai khoản chi chính: chi hoa hồng cho đại lý và môi giới bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm. Ta có thể theo dõi khoản chi này trong bảng sau.
Bảng 2.4: Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Hoa hồng ĐL&MG, CBKT (TRĐ)
Mức chi
339,10
432,75
548
Tỷ trọng (%)
89,65
90,34
94,61
Đánh giá RR (TRĐ)
Mức chi
39,13
46,29
31,25
Tỷ trọng (%)
10,35
9,66
5,39
Chi phí khai thác (TRĐ)
-
378,23
479,04
579,25
Nguồn: Bảo minh Thăng long
Bảng 2.4 cho ta thấy trong chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long, việc chi hoa hồng cho đại lý, môi giới và cán bộ khai thác trực tiếp của Công ty là chủ yếu, nó chiếm từ 89,65% đến 94,61%, còn khoản chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm chỉ chiếm ở mức từ 5,39% đến 10,35% một phần rất nhỏ. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là vì đối tượng được bảo hiểm của Công ty ở nghiệp vụ này phần lớn là các nhà máy, nhà xưởng, không phải là các công trình quá phức tạp như các công trình thủy điện. Do đó chi phí đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ Cháy và các RRĐB ở Bảo minh Thăng long thấp.
Nhìn một cách tổng quát, chi phí khai thác tăng dần qua các năm, điều này cho thấy cùng với sự phát triển của Bảo minh Thăng long, khâu khai thác cũng ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Điều này cũng được thể hiện rõ ở sự gia tăng về số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.4 dễ thấy chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB là những con số không lớn và Bảo minh Thăng long cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho khâu khai thác rất quan trọng này.
2.2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác
Việc lập kế hoạch khai thác là rất cÇn thiết với bất kì một công ty bảo hiểm nào khi triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm. Dựa vào năng lực của mình, kết quả kinh doanh của công ty trong những năm trước cũng như trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường, kinh tế, xã hội công ty vạch ra các chỉ tiêu cần phải đạt được trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp công ty bố trí lại nhân lực cho phù hợp để có được kết quả khai thác tốt. Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà công ty khi bắt đầu triển khai bất cứ một nghiệp vụ nào là đặt ra doanh thu kế hoạch, đặt ra doanh thu phí cần đạt được sẽ quyết định đến các chiến lược kế hoạch tiếp theo của công ty.
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long (2006-2008)
NămChỉ tiêu
2006
2007
2008
Doanh thu kế hoạch (TRĐ)
2.482,50
4.081,75
5.348,62
Doanh thu thực hiện (TRĐ)
2.390,94
4.327,54
5.480,12
Hoàn thành kế hoạch (%)
96,31%
106,02%
102,46%
Nguồn: Bảo minh Thăng long
Bảng 2.5 cho thấy, hầu như năm nào công ty cũng đạt kế hoạch đã đề ra, chỉ riêng có năm 2006, do chưa nắm vững được năng lực của công ty mình cũng như thị trường nên công ty chưa hoàn thành được kế hoạch, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chỉ đạt 96,31%. Sang năm 2007, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công ty đạt 106,02%, điều này chứng tỏ công ty đã bám sát hơn nhu cầu thị trường, nghiên cứu kĩ hơn tình hình kinh tế xã hội và đã có kinh nghiệm hơn trong việc lập kế hoạch. Đến năm 2008, do thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến công ty nói chung và tình hình khai thác bảo hiểm cháy và các RRĐB tại BMTL nói riêng nên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công ty chỉ đạt 102,46%.
2.2.3.5. Kết quả và hiệu quả khai thác
Như đã nhận xét ở trên doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB không ngừng tăng lên qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã làm tốt công tác khai thác. Thực tế trong những năm gần đây Bảo minh Thăng long đã không ngừng sử dụng và nâng cao các biện pháp khai thác, ngoài biện pháp truyền thống là tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, công ty còn tổ chức các cuộc gặp gỡ với khách hàng, hội nghị hội thảo, hướng dẫn khách hàng sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ và hạn chế tổn thất khi có hỏa hoạn xảy ra.
Bảng 2.6: Hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long (2006-2008)
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1. Doanh thu phí (TRĐ)
2.390,94
4.327,54
5.480,12
2. Số hợp đồng (HĐ)
110
146
180
3. Chi phí khai thác (TRĐ)
378,23
479,04
579,25
4.Hk(kt) = (1)/(3)
6,32
9,03
9,46
5.Hx(kt) = (2)/(3)
0,29
0,30
0,31
Nguồn: Bảo minh Thăng long
Hiệu quả khai thác (hk) thể hiện với một đồng chi phí khai thác bỏ ra công ty thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng 2.6 ta thấy được hiệu quả khai thác của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm, với một đồng chi phí khai thác bỏ ra năm 2006 thì công ty thu được 6,32 triệu đồng doanh thu, đến năm 2008 đã tăng lên là 9,46 triệu đồng, tăng gần hai lần so với năm 2006.
Hiệu quả xã hội (hx ) của khâu khai thác phản ánh với một đồng chi phí khai thác công ty bỏ ra thì khai thác được bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm. Bảng 2.6 cho thấy rằng số hợp đồng mà công ty khai thác được trên 1 triệu đồng chi phí khai thác được có chiều hướng gia tăng nhưng không nhiều qua các năm. Năm 2006 hiệu quả xã hội của khâu khai thác chỉ là 0,29 nghĩa là với một triệu đồng chi phí khai thác công ty mới ký được 0,29 hợp đồng, năm 2007 là 0,30 hợp đồng. Đến năm 2008, số hợp đồng khai thác được trên một triệu đồng chỉ có 0,31 hợp đồng. Điều này cho thấy để khai thác được một hợp đồng công ty phải bỏ ra chi phí rất lớn.
Kết quả khai thác, hiệu quả khai thác của khâu khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB là khá tốt, có được điều này là do trong những năm qua công ty đã không ngừng nỗ lực đầu tư nguồn lực vào khâu này. Ngoài việc đề ra các kế hoạch khai thác cụ thể phù hợp, công ty còn chọn lọc và sử dụng hiệu quả các biện pháp khai thác, hơn thế nữa còn có sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên, cộng tác viên trong công ty.
Các hiệu quả vừa nêu trên nhìn chung gia tăng đồng đều. Tuy nhiên, chính sự đồng đều đó lại thể hiện được sự tăng trưởng và phát triển của Tổng Công ty cổ phần Bảo minh nói chung và Bảo minh Thăng long nói riêng.
2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long giai đoạn 2006-2008.
Trong giai đoạn 2006-2008, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo minh Thăng long nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB nói riêng phát triển tốt. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào, Bảo minh Thăng long đạt được rất nhiều thành quả, nhưng bên cạnh đó vẫn song song tồn tại nhiều hạn chế.
2.2.4.1. Những mặt đạt được
Doanh thu từ bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long tăng với mức tăng trung bình mỗi năm 53,82%. Năm 2008, doanh thu nghiệp vụ này đã đạt hơn 5,4 tỷ đồng. Số hợp đồng khai thác được cũng liên tục tăng, năm 2008 số hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB mà Bảo minh Thăng long khai thác được là 180 hợp đồng bảo hiểm. Từ đó, Bảo minh Thăng long đã góp một phần không nhỏ vào việc giúp Tổng công ty cổ phần Bảo minh vươn lên đứng thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Từ năm 2006 đến năm 2008, năm nào Bảo minh Thăng long cũng hoàn thành kế hoạch mà Tổng Công ty giao cho với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 102,46 - 106,02%.
Không những Bảo minh Thăng long đạt được doanh thu cao qua các năm từ nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB, mà tổng chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm này bỏ ra cũng rất hiệu quả (như đã phân tích ở trên).
Tuy mới chuyển về trụ sở mới nhưng Bảo minh Thăng long luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ sát sao của Ban điều hành và các Ban nghiệp vụ Tổng công ty, công ty cũng nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành của thành phố. Đồng thời, các cán bộ khai thác của Bảo minh Thăng long đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần làm tăng thêm uy tín của Tổng công ty đối với khách hàng. Uy tín đó có thể được thể hiện thông qua tổng STBH mà Bảo minh Thăng long đảm nhận bảo hiểm cho các hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB mỗi năm trung bình là 1.953 tỷ đồng.
Đối với các quy trình khai thác mà Tổng công ty đưa ra, Bảo minh Thăng long luôn luôn thực hiện đầy đủ các bước theo yêu cầu, tuy nhiên đối với các khách hàng quen thuộc, các cán bộ khai thác cũng rất linh động, chỉ làm các thủ tục thật cần thiết như lấy thông tin của khách hàng, rồi nhanh chóng gửi giấy yêu cấu bảo hiểm và Đơn/Hợp đồng bảo hiểm gốc cho khách hàng. Như vậy chỉ trong khoảng một ngày là khách hàng đã cầm trong tay hợp đồng bảo hiểm mình cần.
Bảo minh Thăng long thường xuyên cử cán bộ khai thác có chuyên môn vững vàng và nhiều kinh nghiệm của các phòng ban trong công ty đến các đại lý để đào tạo về nghiệp vụ, về các kỹ năng khai thác bảo hiểm đồng thời kiểm tra tác phong làm việc chăm sóc khách hàng của đại lý và kiểm tra xem các đại lý có thực hiện theo đúng quy trình khai thác của Công ty hay không. Qua những buổi đi khảo sát thực tế như vậy vừa giúp nâng cao trình độ khai thác bảo hiểm của đại lý, vừa là dịp để các cán bộ lắng nghe những khó khăn thắc mắc của đại lý để Bảo minh Thăng long kịp thời giúp đỡ.
Về vấn đề nhân sự, Bảo minh Thăng long đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ nòng cốt có nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác. Cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phòng tác nghiệp chuyên môn.
Sự ra đời của Nghị định 130/2006/NĐ-CP đưa lại cho Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và đối tượng tham gia bảo hiểm Cháy và các RRĐB rất nhiều lợi ích. Là một công ty bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo minh Thăng long cũng có thêm cơ hội tăng thêm doanh thu nhờ việc đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB.
2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
Nghiệp vụ bảo hiểm cháy là một nghiệp vụ rất phức tạp trong tất cả các khâu, từ khai thác đến bồi thường. Đòi hỏi cán bộ khai thác, giám định bồi thường...phải có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt. Hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau như vật liệu xây dựng, kết cấu công trình, chất nổ, nguyên liệu cháy...Nhưng hiện nay tại B¶o minh Thăng long chưa có chuyên gia giỏi về lĩnh vực này. Do vậy khi có những hợp đồng lớn, đối tượng được bảo hiểm có cấu trúc phức tạp thì vẫn phải thuê giám định độc lập đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm với chi phí cao, làm tăng chi phí khai thác.
Qui định bắt buộc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan PCCC, mà cụ thể là cán bộ PCCC tại các tỉnh, thành phố...vấn đề lạm dụng chức quyền để thay đổi kết quả kiểm tra, kiểm soát đối với công tác PCCC ở cấp cơ sở còn có nhiều bất cập. Nhiều đơn vị tuy đã đủ mọi điều kiện về PCCC nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép an toàn PCCC – một trong những yêu cầu để mua bảo hiểm Cháy và các RRĐB. Ngoài ra, tuy đây là một quy định bắt buộc của Chính phủ về việc tham gia bảo hiểm Cháy nổ nhưng tính cưỡng chế của pháp luật lại chưa cao. Có nhiều đơn vị thuộc diện bắt buộc, nhưng do ý thức về PCCC và nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm Cháy và các RRĐB chưa cao nên “trốn” tham gia bảo hiểm. Đây là vấn đề tồn tại không của riêng ai, nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long.
Nhân lực là điểm mạnh cũng là một vấn đề còn tồn tại của B¶o minh Thăng long. Bên cạnh những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và có khả năng trong khai thác bảo hiểm vẫn còn một số cán bộ còn chưa hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.
Địa bàn mà Bảo minh Thăng long đảm nhận bên cạnh các tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ vẫn có những tỉnh nghèo, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp. Trong cơ cấu các ngành kinh tế, sản xuất nông nghiệp là chính, nhu cầu về bảo hiểm cháy nổ vì thế còn rất thấp. Giao thông, liên lạc khó khăn cũng gây ra trở ngại trong hoạt động khai thác của các chuyên viên, trong tạo dựng và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp.
CHƯƠNG 3 :
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY
3.1.1. Mục tiêu
Là một Công ty thành viên của Tổng Công ty cổ phần B¶o minh, mục tiêu phấn đấu của B¶o minh Thăng long hướng tíi mục tiêu: Xây dựng và phát triển Bảo minh thành một Tổng công ty cổ phần bảo hiểm hàng đầu của Việt nam. Không những thế Bảo minh hoạt động theo tôn chỉ: “Sự an toàn, hạnh phúc của khách hàng và xã hội là mục tiêu hoạt động của chúng tôi”. Đến với Bảo minh khách hàng luôn có được sự tận tình và chu đáo bởi vì Bảo minh đặt ra phương châm hoạt động: “Bảo minh- Tận tình phục vụ”.
3.1.2. Định hướng chiến lược
Năm 2008, thị trường gặp rất nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong năm 2009, nền kinh tế vẫn chưa có những chuyển biến mới mẻ tuy nhiên vẫn có thể hy vọng một tương lai tươi sáng cho ngành bảo hiểm Việt nam nói chung và Bảo minh nói riêng.
Bước sang năm 2009, trên cơ sở nghiên cứu thị trường, kinh tế xã hội, cũng như dựa trên tiềm lực của công ty, Bảo minh Thăng long đề ra chỉ tiêu tổng doanh thu kế hoạch năm 2009: 85 tỷ đồng.
Chú trọng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có tái tục hằng năm theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng đối tượng, địa bàn triển khai nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ Cháy và các RRĐB, trong năm 2009 Bảo minh Thăng long phấn đấu phải đạt tối thiểu 7 tỷ đồng doanh thu. Giữ vững được mức tăng trưởng về doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các RRĐB vào khoảng 60% mỗi năm.Cùng với sản phẩm bảo hiểm xây dựng lắp đặt,bảo hiểm cháy phải là sản phẩm chủ đạo đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Về phía công ty bảo hiểm.
3.2.1.1. Đối với Tổng Công ty Cæ phÇn B¶o minh
Tổng công ty cần tuyển dụng thêm chuyên gia giỏi về giám định đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm, để không phải tốn kém thêm chi phí thuê các chuyên gia trong các trường hợp khách hàng không yêu cầu có giám định độc lập. Như vậy sẽ giảm thiểu chi phí tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm.
Tổ chức thêm nhiều khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB cho toàn bộ chuyên viên có tham gia vào quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm này. Đối với những chuyên viên có trình độ cao có thể gửi đi đào tạo nước ngoài thêm về khai thác nghiệp vụ, hay về giám định bồi thường để trở thành những chuyên viên cao cấp của Công ty. Ngoài việc đào tạo về nghiệp vụ, Tổng công ty cũng cần mời các chuyên gia kinh tế, đào tạo thêm cho các cán bộ khai thác, đại lý về kỹ năng khai thác, kỹ năng “chăm sóc khách hàng”.
Quán triệt đến các Công ty và các phòng ban vấn đề cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo các Đơn/Hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của các Công ty có các điều khoản đúng và phù hợp với quy định của Bộ tài chính về nghiệp vụ bảo hiểm này.
Trong điều kiện canh tranh ngày càng gay gắt, xúc tiến thương mại là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên thành công của một doanh nghiệp, yếu tố này có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt ở Việt nam hiện nay, khi mà nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm đối với nền kinh tế, cũng như dối với đời sống xã hội vẫn còn hạn chế. Đây là một cơ hội tốt để Bảo minh nói riêng cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm, đồng thời xây dựng được hình ảnh của công ty mình trong những khách hàng tiềm năng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng bá hình ảnh.... Tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về an toàn PCCC, nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm, đồng thời phổ biến về kiến thức PCCC cho toàn dân.
3.2.1.2. Đối với Công ty Bảo minh Thăng long
Để đạt được các mục tiêu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB nói riêng, Bảo minh Thăng long đã và đang có nhiều biện pháp thực hiện như sau:
Thực hiện các bước trong quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB mà Tổng công ty đã nghiên cứu và lập ra một cách hợp lý, khoa học và sáng tạo.
Kịp thời phản ánh những khó khăn, bất cập trong khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB với lãnh đạo cấp trên, để có được sự hỗ trợ kịp thời và hợp lý.
Xác định đánh giá tiềm năng các địa bàn trọng điểm để phát triển mạng lưới kinh doanh phù hợp. Thực hiện phân đoạn thị trường, xác định khách hàng mục tiêu của từng phân đoạn thị trường. Xây dựng thị trường chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể nhằm tập trung nguồn lực ở mức cao nhất. Xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường, kể cả mở rộng thị trường ra ngoài biên giới Việt nam, đặc biệt là các nước trong khu vực. Tạo được sự khác biệt của thương hiệu của Bảo minh so với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường.
Đội ngũ nhân viên cần phải được chuyên nghiệp hóa ở mức cao nhất: Am hiểu nghiệp vụ,thái độ phục vụ chu đáo,có trách nhiệm,có tinh thần phấn đấu không ngừng vì sự phát triển của công ty. Tâm lý làm việc của cán bộ nhân viên thoải mái, cán bộ nhân viên gắn bó với Bảo minh, làm việc vì mục tiêu chung phát triển Bảo minh ngày càng vững mạnh. Do đó cần phải xây dựng quy chế thi đua khen thưởng phù hợp, phát động phong trào thi đua trong toàn công ty nhằm khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ phấn đấu tăng trưởng trong doanh thu nâng cao thu nhập. Đồng thời, công ty tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ của công ty được đi đào tạo tại các khóa đào tạo do Tổng công ty tổ chức.
Tạo dựng mạng lưới đại lý, văn phòng khu vực với tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, nâng cao được thị phần. Mạng lưới này càng rộng lớn thì phạm vi khách hàng càng được mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Mặt khác, đội ngũ đại lý còn được coi là bộ mặt của doanh nghiệp bảo hiểm, sẽ góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quá trình khai thác, tiếp xúc với khách hàng.
Công ty cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được yêu cầu kinh doanh theo các thời kì, đặc biệt chú trọng tới các địa bàn trọng điểm như TP HCM, Hà nội. Trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng thời, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ phía khách hàng, điều chỉnh kịp thời và phù hợp những tồn tại mắc phải, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật theo chiều sâu. Tận dụng lợi thế Tổng công ty, phối hợp với các Ban trong Tổng công ty, phát triển khai thác dịch vụ trực tiếp và dịch vụ qua môi giới. Hướng cho các cán bộ khai thác bảo hiểm của Bảo minh vào việc bán bảo hiểm cho các khách hàng là tổ chức doanh nghiệp. Tăng cường sử dụng hệ thống môi giới bảo hiểm chuyên nghiệp đối với các dịch vụ bảo hiểm lớn, phức tạp, từ đó sẽ mở rộng hệ thống phân phối làm tăng số lượng hợp đồng với STBH lớn.
Song song với việc thắt chặt quản lý hệ thống đại lý,quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn, bộ phận giám định bồi thường của Công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp, đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định, tạo cơ sở để giảm tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong những năm tiếp theo.
Xây dựng hệ thống các đại lý trên địa bàn Hà nội: Để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này và triển khai kênh bán hàng một cách có hệ thống, Bảo minh Thăng long đã và đang thực hiện xây dựng hệ thống đại lý trên địa bàn Hà nội, tập trung xây dựng hệ thống bán lẻ tại Hà nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận Hà nội. Đối tượng để triển khai là các Ngân hàng thương mại, Công ty cho thuê tài chính, các đơn vị kinh doanh thương mại (mua bán, sửa chữa ôtô, xe máy…).
Giao nhiệm vụ cho các đơn vị kinh doanh phối hợp, mở rộng hợp tác với các Ban của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trên địa bàn để trực tiếp tiếp cận khách hàng ký các Hợp đồng bảo hiểm các dự án lớn trong và ngoài ngành.
Tập trung củng cố bộ máy quản lý, phát triển hệ thống phòng KDKV quản lý theo vùng, miền, từ đó hạn chế được rủi ro khi cấp đơn bảo hiểm. Cơ cấu tổ chức lại các văn phòng khu vực đảm bảo quản lý tập trung và kiểm soát được rủi ro ngay từ đầu vào. Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo nguyên tắc an toàn và phải đáp ứng tối đa yêu cầu đòi hỏi của thị trường và của mỗi khách hàng thông qua các biện pháp rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tăng tính tự quyết và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và tác nghiệp trên thị trường bảo hiểm.
Áp dụng khoa học chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong toàn bộ hệ thống theo hai điều kiện “cần” đó là “môi trường làm việc tốt” và “đủ” là “thu nhập tương xứng với thành quả lao động”. Đảm bảo năm 2009, BMTL thu hút đựơc những cán bộ có đạo đức tốt, tư duy và kinh nghiệm tốt sẵn sàng phục vụ và cống hiến lâu dài cho công ty.
Bảo minh thăng long nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành tựu của khoa hoc công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quy trình khai thác và quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí khai thác, hạ phí bảo hiểm một cách hợp lý...
Xây dựng và phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá công ty và giá trị thương hiệu. Đưa văn hoá công ty và thương hiệu Bảo minh vào sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho thị trường để tạo ra sự khác biệt vượt trội các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng các công cụ cạnh tranh mạnh theo tính đặc thù của từng nghiệp vụ và phù hợp với từng khu vực địa lý và phân đoạn thị trường.
Ngoài việc phát huy nội lực, BMTL cần nhanh chóng tạo lập củng cố mối quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm có kinh nghiệm, uy tín trong khu vực và quốc tế nhằm hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ, trao đổi thông tin…Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho BMTL nói riêng cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, tạo thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt nam vươn ra với thế giới.
Bên cạnh việc thiết lập quan hệ tốt với các công ty bảo hiểm khác, BMTL cũng sẽ phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cơ quan công an, Bộ Tài chính, hiệp hội bảo hiểm.Việc này sẽ giúp BMTL thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, giám định bồi thường.
3.2.2. Về phía nhà nước.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt nam là một thị trường rất có tiềm năng phát triển. Nhất là trong thời kỳ Việt nam đang mở rộng cánh cửa của nền kinh tế với thế giới như hiện nay. Trong những năm tới đây, sẽ có rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài xâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt nam. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đó sẽ vừa là một khó khăn, nhưng cũng là điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam phát triển mạnh mẽ hơn. Do vậy, vai trò của cơ quan chức năng có liên quan mà ở đây là Bộ Tài chính là hết sức quan trọng. Bộ Tài chính cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh – nó sẽ là điều kiện thuận lợi cũng là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và Bảo minh nói riêng có thể phát triển không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn vươn xa ra thị trường bảo hiểm thế giới. Để làm được điều đó, Nhà nước cần phải:
Tăng cường kiểm tra giám sát từ nhiều phía. Phối hợp kiểm tra giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Cục Cảnh sát PCCC và cơ quan chức năng cần chặt chẽ hơn. Để tất cả những đơn vị nào thuộc diện bắt buộc đều phải tham gia bảo hiểm Cháy nổ hoặc tham gia bảo hiểm Cháy và các RRĐB.
Cần thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm để tránh tình trạng cạnh tranh phí bảo hiểm và hoa hồng đại lý không lành mạnh và giải quyết các vụ vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài theo hình thức phù hợp để học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy thị trường nội địa phát triển. Đồng thời tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế, hội nhập sâu vào thị trường thế giới.
Bộ Tài chính và Bộ Công an cần tổ chức công tác kiểm tra,giám sát thường xuyên việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của tất cả các tổ chức,doanh nghiệp thuộc diện phải mua loại này cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đưa ra hình thức xử phạt và mức phạt rõ ràng đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Mặt khác, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc rà soát lại các văn bản hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cần xác định chi tiết hơn nữa tài sản phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cùng các cơ chế tài chính thích hợp,tổ chức hoạt động tuyên truyền, xây dựng mẫu đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận về an toàn phòng cháy chữa cháy thống nhất và có tính pháp lý cao.
3.2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm.
Thống nhất ý kiến từ các hội viên để lập ra những thoả thuận nhất định liên quan đến cạnh tranh trong khai thác bảo hiểm. Các thành viên trong Hiệp hội thỏa thuận với nhau, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không tăng giảm phí, mở rộng phạm vi bảo hiểm tùy ý…Bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào vi phạm sẽ có hình thức xử phạt hợp lý: có thể khai trừ ra khỏi hiệp hội, không được ưu tiên trong nhiều hoạt động của công ty…
Tăng cường mối liên hệ giữa các thành viên trong Hiệp hội, nhằm phát hiện những trường hợp trục lợi bảo hiểm… để có biện pháp ngăn chăn hợp lý. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần thống nhất với nhau đối tượng nào có hành vi trục lợi ở một công ty, khi bị phát hiện sẽ không được tham gia loại bảo hiểm đó ở các công ty khác nữa.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy và các RRĐB nói riêng chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Công ty Bảo minh Thăng long đã và đang cố gắng quyết tâm để hòa mình vào xu hướng phát triển chung đó. Với tuổi đời còn non trẻ trên thị trường bảo hiểm Việt nam nhưng BMTL đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm, đặc biệt là thị trường bảo hiểm cháy nổ.
Qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại công ty Bảo minh Thăng long khá hiệu quả. Tuy đây không phải nghiệp vụ bảo hiểm đem lại doanh thu nhiều nhất cho Công ty, nhưng nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh và việc hoàn thành kế hoạch mà Tổng Công ty giao cho.
Mặt khác, đây là một nghiệp vụ bảo hiểm có tiềm năng phát triển cao. Và cũng có một thuận lợi lớn với các Công ty triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, bởi đã có quy định về việc tham gia bảo hiểm Cháy nổ của Bộ Tài Chính đối với một số đối tượng cụ thể, cho nên trong tương lai đây sẽ là một nghiệp vụ bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm phi nhân thọ rất chú trọng khai thác. Vì vậy Bảo minh Thăng long cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các RRĐB để ngày càng có nhiều kết quả và hiệu quả đem về cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo minh. Do vậy, trong thời gian tới BMTL vẫn phải tiếp tục chú trọng cải tiến nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, đào tạo tuyển dụng thêm những cán bộ có đủ trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc. Hy vọng rằng với những thành công đã có cộng với sự cố gắng quyết tâm không ngừng của toàn bộ cán bộ nhân viên, BMTL sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa và trở thành một trong mười công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2010.
Để hoàn thành luận văn này, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Trịnh Hữu Hạnh và các cán bộ nhân viên phòng TS& KT công ty Bảo minh Thăng Long. Nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo Minh Thăng Long (2006-2008), Báo cáo Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh năm.
Bảo Minh Thăng Long (2006-2008), Báo cáo tổng hợp tình hình khai thác-bồi thường.
Bảo Minh Thăng Long (2006-2008), Báo cáo Hợp đồng/ Đơn phát sinh từ 01/01-21/12
Bảo Minh Thăng Long, Quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt.
Bảo Minh Thăng Long , Đơn bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt.
Giáo trình Lý thuyết Bảo hiểm - chủ biên: TS Võ Thị Pha, NXB Tài Chính Hà Nội – 2005.
Giáo trình Nghiệp vụ Bảo hiểm – Chủ biên: GS.TSKH Trương Mộc Lâm, TS Đoàn Minh Phụng, NXB Tài Chính Hà Nội -2005.
Nghị định 130/2006/NĐ-CP
Quyết định 28/2007/QĐ-BTC
ttp://www2.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/12/646893/
Danh mục bảng và sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bảo Minh Thăng Long
Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo minh Thăng long
(2006-2008)
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện bảo hiểm Cháy và các RRĐB
Bảng 2.3: STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008)
Bảng 2.4: Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008)
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm Cháy và các RR ĐB tại Bảo minh Thăng long (2006-2008)
Bảng 2.6: Hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long (2006-2008)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo minh thăng long.doc