Đề tài Hoạt động xuất khẩuThan khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 Chương 1. Tổng quan chung về Than khoáng sản Việt Nam4 1.1. Than khoáng sản và lịch sử ngành Than khoáng sản Việt Nam . 4 1.1.1. Than khoáng sản. 4 1.1.2. Lịch sử phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam5 1.2. Tầm quan trọng của ngành Than khoáng sản Việt Nam . 15 1.2.1. Đối với nền kinh tế, xã hội15 1.2.2. Than khoáng sản trong ngành năng lượng. 20 1.3. Những yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến ngành Than khoáng sản Việt Nam . 22 1.3.1. Vấn đề phân bố vùng mỏ và địa phương khai thác. 22 1.3.2. Vấn đề thuộc nội bộ ngành Than khoáng sản. 24 1.3.3. Tác động chung của nền kinh tế. 25 1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam26 Chương 2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 đến nay. 30 2.1. Thị trường tiêu thụ Than khoáng sản thế giới trong giai đoạn hiện nay. 30 2.1.1. Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới30 2.1.2. Xu hướng và tình hình cung – cầu Than khoáng sản trên thị trường thế giới33 2.2. Tình hình sản xuất Than khoáng sản xuất khẩu Việt Nam . 41 2.2.1. Phân bố Than khoáng sản ở Việt Nam41 2.2.2. Một số đặc điểm sản phẩm Than khoáng sản Việt Nam44 2.3. Tình hình xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam . 46 2.3.1. Phân loại Than khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam46 2.3.2. Kim ngạch xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam49 2.3.3. Thị trường xuất khẩu của Than khoáng sản Việt Nam56 2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam . 63 2.4.1. Thành tựu đạt được. 63 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản. 65 Chương 3. Kinh nghiệm quốc tế, triển vọng và giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong thời gian từ nay đến 201572 3.1. Các quy định của Chính phủ Việt Nam trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu Than khoáng sản72 3.2. Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu Than khoáng sản. 75 3.3. Triển vọng xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới. 78 3.3.1. Dự báo thị trường xuất khẩu Than khoáng sản. 78 3.3.2. Thách thức. 80 3.3.3. Mục tiêu & chiến lược phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam83 3.4. Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam . 84 KẾT LUẬN93 DANH MỤC SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới31 Biểu đồ 2.2: Phân bố trữ lượng Than trên thế giới tính đến năm 200732 Biểu đồ 2.3: Xu hướng kinh doanh Than khoáng sản quốc tế năm 200635 Biểu đồ 2.4: Sản lượng khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 - 2007. 53 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tiêu thụ Than trong nước và xuất khẩu. 55 Biểu đồ 2.6: Sản lượng Than xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc60 Biểu đồ 2.7: Thị phần Than Antraxit Việt Nam tại thị trường Nhật Bản62 Biểu đồ 3.1: Nhu cầu tiêu dùng Than khoáng sản của các nước trên thế giới79 Biểu đồ 3.2: Dự báo Thương mại Than khoáng sản thế giới80 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của6 Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 1988. 6 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của7 Việt Nam trong giai đoạn những năm 1989 – 1994. 7 Bảng 1.3: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của12 Bảng 1.4: Nhu cầu tiêu thụ Than khoáng sản trong nước trong quý 1/200816 Bảng 1.5: Giá trị kinh tế của hoạt động kinh doanh Than khoáng sản17 Bảng 1.6: Thu nhập BQ của công nhân ngành Than khoáng sản18 Bảng 1.7: Mối quan hệ tương quan Năng lượng – Kinh tế của Việt Nam22 Bảng 2.1: Quốc gia nhập khẩu Than khoáng sản chủ yếu trên thế giới – 200737 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn Than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam. 48 Bảng 2.3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu Than trong giai đoạn 1995 – 200050 Bảng 2.4: Sản lượng khai thác và xuất khẩu Than khoáng sản51 Bảng 2.5: Tốc độ gia tăng tương đối của hoạt động sản xuất và xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam. 54 Bảng 2.6: Một số kết quả sản xuất và kinh doanh Than – Quý 1/200856 Bảng 2.7: Thị trường tiêu thụ Than của Việt Nam – 2006. 58 Bảng 2.8: Sản lượng và giá trị xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam59

doc102 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động xuất khẩuThan khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi sinh môi trường xung quanh vùng mỏ, để thu lợi từ ngành Than nhưng cũng phải chính sách bảo vệ các điều kiện môi trường xung quanh vùng mỏ. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất của ngành Than Việt Nam phục vụ cho hoạt động xuất khẩu được phân bố rải rác trên diện rộng, hình thành nên các mỏ khai thác khác nhau và trong các mỏ lại đưa ra cho mình những chính sách phát triển và kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế. Ngành Than phải rất cố gắng để quản lý tốt hoạt động xuất khẩu Than hợp pháp, và xử lý các hoạt động xuất khẩu Than trái phép vì mục đích lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội vùng mỏ khai thác hay xuất khẩu đại trà làm ảnh hưởng đến Than Việt Nam. Bên cạnh đó, trong công tác điều hành xuất khẩu của Công ty chưa chặt chẽ đã gây ra trường hợp tàu ra vào cảng không hợp lý, gây thắc mắc cho khách hàng và làm ảnh hưởng đến kế hoạch giao Than cho các tàu khác và ảnh hưởng đến kế hoạch giao Than chung của Tổng Công ty. Việc chuẩn bị chân hàng của Công ty trong những năm qua nhìn chung là khá tốt nhưng còn một số tồn tại do các đơn vị sản xuất chưa linh động trong chuẩn bị chân hàng giao cho tàu để xảy ra tình trạng tàu phải đợi nhiều ngày và phải chịu phạt do giao hàng chậm hơn thời hạn cho phép. Theo như thông lệ quốc tế nếu giao hàng chậm ngày nào thì phải chịu phạt ngày ấy, cả tính theo giờ. ● Thị trường tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm Than Trong những năm trước, thị trường xuất khẩu Than khoáng sản của yếu của Việt Nam vẫn là các nước ở đông Âu, mà chủ yếu vẫn là thị trường Bungari và sau này là một vài thị trường mới nổi như Pháp và Anh. Nhưng trong mấy năm lại nay, sản lượng Than khoáng sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến và chiếm hơn một nửa sản lượng Than xuất khẩu của cả Việt Nam, trong năm 2006 lượng Than khoáng sản xuất khẩu sang thị trường này chiếm 83%, trong quý 1/2008 chiếm 62,2% sản lượng Than xuất khẩu của cả Việt Nam. Điều này phản ánh một cơ cấu xuất khẩu chưa hợp lý và gây nhiều khó khăn cho ngành Than khoáng sản Việt Nam khi thị trường này có sự biến động. Nếu vì một lý do nào đấy mà thị trường Trung Quốc có biến động trong hoạt động thương mại quốc tế về Than khoáng sản thì ngành Than khoáng sản của Việt Nam sẽ gặp một trở ngại lớn, gây xáo trộn trong hoạt động xuất khẩu và ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động xuất khẩu Than. Mặt khác, trong một số năm, tuy tỷ trọng về sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cao nhất trong các thị trường nhưng tỷ trọng trong doanh thu lại không phải là cao nhất, điều này có thể là một dấu hiệu không tốt cho ngành Than Việt Nam khi có các biến cố thuộc về thị trường đấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Than khoáng sản Việt Nam tập trung xuất khẩu vào một thị trường, những nguyên nhân đấy không chỉ xuất phát từ ý chủ quan của tập đoàn mà còn phụ thuộc một số nguyên nhân khách quan từ bên ngoài mang lại cho ngành Than Việt Nam. Nhưng với tồn tại hiện nay thì nguyên nhân chủ yếu là do Tập đoàn chưa thực sự có một chiến lược thị trường với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong cơ cấu tổ chức, công việc nghiên cứu thị trường của Tập đoàn chưa có bộ phận chuyên trách đúng nghĩa thực hiện mà hiện nay công việc đó được các phòng kinh doanh thực hiện nên hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường chưa mang lại kết quả cao. Trong điều kiện kinh tế thế giới ngày càng phát triển, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng được đẩy mạnh nên cần thiết phải có một bộ phận chuyên trách về marketing, thâm nhập thị trường một cách hiệu quả. Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu thị trường chỉ tập trung vào các vấn đề như nghiên cứu đối thủ cạnh tranh mà chưa thực sự đi sâu nghiên cứu về pháp luật và chính trị, các kết quả tìm hiểu thị trường chỉ dừng lại ở các vấn đề như chủng loại sản phẩm, đặc tính và số lượng nhưng lại chưa nghiên cứu việc xâm nhập sản phẩm nào vào thị trường nào là phù hợp. Chính vì thế mà thị phần của Than khoáng sản không tăng lên trên các thị trường như: Malaixia, Thái Lan… Thị trường tiêu thụ Than của Việt Nam qua các năm được mở rộng và phát triển nhưng lại xuất hiện tồn tại của ngành Than Việt Nam trên một số thị trường có tốc độ gia tăng sản lượng sang các thị trường tăng nhanh trong khi tốc độ gia tăng doanh thu lại chậm hơn . Hiện nay, Than đang là mặt hàng được ưa chuộng sử dụng trên thế giới, với công dụng tỏa nhiệt lớn nên Than được sử dụng trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhiệt như: luyện kim, xi măng hay hóa chất, phân bón… mặt khác, khi mà giá dầu mỏ trên thế giới tăng nhanh thì Than khoáng sản là nguồn nguyên liệu cung cấp nhiệt thay thế tốt nhất nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia. Giá trị của Than trên thế giới không ngừng được tăng lên, cho nên tốc độ gia tăng doanh thu của hoạt động xuất khẩu phải nhanh và lớn hơn so với sự gia tăng của sản lượng. Tuy nhiên, trong một số năm, Than của Việt Nam có lượng xuất khẩu tăng cao nhưng giá trị doanh thu về lại tăng chậm, như năm gần đây nhất là năm 2006, khi mà tốc độ gia tăng sản lượng xuất khẩu Than đạt 165% so với năm 2005 thì tốc độ tăng lên của doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đó chỉ đạt 138%. Có thể lý giải nguyên nhân này là do sự thiếu thông tin chính xác về nhu cầu Than trên thế giới cũng như trên từng thị trường khác nhau và tình hình cạnh tranh ngày nay càng gay gắt mà Tập đoàn lại chưa nhanh nhạy trong những vấn đề đó thì sẽ tất yếu ảnh hưởng đến giá trị thu về trên các thị trường. Trong cơ cấu sản phẩm Than khoáng sản Việt Nam còn hạn chế, hiện nay chỉ mới có 11 loại Than xuất khẩu, cũng có thể xem là một tồn tại lâu dài của ngành Than khoáng sản khi mà kinh tế toàn cầu phát triển và nhu cầu về Than ngày càng đa dạng và phong phú. ● Vấn đề hàm lượng công nghệ trong sản phẩm Hiện nay, Than khoáng sản của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường tăng lên nhưng không phải là ổn định về chất lượng, sự chênh lệch về doanh thu trên các thị trường phản ánh phần nào chất lượng của Than khoáng sản của Việt Nam. Ngành Than khoáng sản của Việt Nam vẫn đang sử dụng chế độ giá linh hoạt trên các thị trường khác nhau, đấy là do một phần nguyên nhân từ việc chế biến Than của chúng ta, Than sản phẩm có chất lượng không đồng đều và trong một số điều kiện thì đã không đáp ứng được nhu cầu của khách và bị hoàn trả. Một thời gian dài, ngành Than khoáng sản của Việt Nam tiến hành bóc đất và xuất khẩu thô không qua sơ chế, một phần là do Việt Nam đang thiếu vốn để đầu tư vào các dây chuyền công nghệ cao áp dụng trong giai đoạn sau khai thác, như sàng tuyển hay phân loại và bảo quản Than trong các mùa mưa… Công tác quản lý chất lượng ngày càng được quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng cho khách hàng nhưng Than Việt Nam vẫn xảy ra một số tinh trạng khiếu nại của khách hàng do Than không đạt tiêu chuẩn, trong Than có chứa tạp chất hay Than có độ ẩm vượt mức quy định trong mùa mưa. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị chân hành nhiều khi bị chậm trễ nên bị phạt. Điều này là do công tác cân đối giữa năng lực sản xuất và các đơn hàng không hợp lý. Một lý do nữa cũng có thể lý giải là do năng lực sản xuất của ngành Than Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ nên dẫn đến kết cục khiếu nại về sản phẩm Than xuất khẩu. Công nghệ áp dụng trong ngành Than còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, đó là công nghệ áp dụng trong khai thác và công đoạn sàng tuyển, phân loại Than. Từ trước đến nay, chủ yếu trong ngành Than chủ yếu sử dụng cọc chống lò là bằng gỗ nên rất nguy hiểm cho tính mạng của các thợ lò khi khai thác dưới các hầm lò Than, bên cạnh đó việc sử dụng cọc chống lò bằng gỗ thì trong Than khai thác ra sẽ bị lẫn các tạp chất gỗ, gây ảnh hưởng đến chất lượng Than thương phẩm. Yếu tố quyết định đến chất lượng và phân loại Than chính là công nghệ sàng tuyển, phân loại Than, các công nghệ này của Việt Nam vẫn còn lạc hậu và kém phát triển. Chất lượng sản phẩm Than Việt Nam trên thị trường cũng đang là một tác nhân lớn dẫn đến giá trị doanh thu từ hoạt động Than xuất khẩu tăng chậm. Công nghệ đầu tư vào hoạt động khai thác, chế biến được triển khai trên nhiều mỏ nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc phân loại Than có một ý nghĩa quan trọng là giá cả của từng loại Than sẽ được định giá chính xác và hạn chế sự lãng phí, mất mát do xuất khẩu đại trà, đấy đang là một thực trạng của ngành Than Việt Nam khi mà công nghệ sàng tuyển Than đang còn lạc hậu, Than được khai thác ra chỉ được chế biến sơ qua nên việc định giá của từng loại Than là chưa chính xác, dẫn đến giá cả Than bị giảm sút so với giá trị thực của nó trên thị trường. Chưa kể đến hoạt động xuất khẩu tràn lan như một số năm trước, khi mà lượng Than xuất cảng thì rất lớn trong khi giá trị thu về lại ít. CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ TỪ NAY ĐẾN 2015 Chương 3. Kinh nghiệm quốc tế, triển vọng và giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong thời gian từ nay đến 2015 3.1. Các quy định của Chính phủ Việt Nam trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu Than khoáng sản Than là một trong những tài nguyên khoáng sản quý giá của quốc gia, đấy là nguồn lợi mà quốc gia có được nên mọi hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng và đặc biệt là xuất khẩu đều được quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Đối với hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu của ngành Than cũng nằm trong tầm kiểm soát như thế, các chiến lược phát triển đều được tính đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tránh tình trạng phát triển của một ngành mà lại ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác trong khu vực địa phương và cả nước. Trước yêu cầu đó, ngoài Bộ Luật khoáng sản, Chính phủ và Bộ ngành liên quan đã có những Quyết định, thông tư hướng dẫn và chỉ đạo điều hành công tác khai thác, kinh doanh và xuất khẩu đối với sản phẩm Than của ngành Than khoáng sản Việt Nam. Trong vấn đề khai thác và kinh doanh Than mỏ, năm 2007 Bộ công thương đã ban hành Thông tư 04/2007/TT-BCN ngày 22/10/2007 về Hướng dẫn điều kiện kinh doanh Than. Trong Thông tư đã xác định rõ một số điểm như: Điểm a khoản 2 mục I quy định “Than: là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, bao gồm tất cả các loại Than hoá thạch và Than có nguồn gốc hoá thạch dưới dạng nguyên khai hoặc đã qua chế biến” Và điểm b khoản 2 mục I “Than được khai thác, chế biến bởi tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu, giấy phép chế biến Than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005”. Các điều kiện về kinh doanh Than mỏ cũng được quy định rõ tại Mục II: Điều kiện kinh doanh Than của Thông tư này. Hộp 1: Trích dẫn Thông tư số 04/2007/TT-BCT Hướng dẫn điều kiện kinh doanh than 2. Giải thích từ ngữ a) “Than” là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, bao gồm tất cả các loại than hoá thạch và than có nguồn gốc hoá thạch dưới dạng nguyên khai hoặc đã qua chế biến. b) “Than có nguồn gốc hợp pháp” là than được khai thác, chế biến bởi tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu, giấy phép chế biến than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005; than được nhập khẩu hợp pháp; than bị tịch thu do phạm pháp và được phát mại theo quy định của pháp luật. (Trích Thông tư số 04/2007/TT-BCT: Hướng dẫn điều kiện kinh doanh than) Để hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động xuất khẩu Than, Bộ Công thương cũng đã ban hành các Thông tư liên quan đến hoạt động xuất khẩu như Thông tư 05/2007/TT-BCN về Hướng dẫn xuất khẩu Than được ký ngày 22 tháng 10 năm 2007 và bắt đầu từ ngày 1/11/2007. Thông tư đã quy định rõ các khoản mục đối với hoạt động xuất khẩu Than, trong mục I đã đưa ra các quy định chung về Than xuất khẩu, đó là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có được sự đồng ý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu của mình. Than chỉ được phép xuất khẩu khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện: (1) Có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục I Thông tư số 04/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh Than. (2) Đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng theo Phụ lục 2 về Danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng Than xuất khẩu ban hành kèm Thông tư này. Hộp 3: Thông tư số: 05/2007/TT-BCT Hướng dẫn xuất khẩu than I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Than chỉ được phép xuất khẩu khi đảm bảo đồng thời 2 yêu cầu: - Có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục I Thông tư số 04/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh than. - Đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng theo Phụ lục 2 về Danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu ban hành kèm Thông tư này. (Trích dẫn Thông tư số 05/2007/TT-BCT: Hướng dẫn xuất khẩu than) Trên cơ sở danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng Than xuất khẩu do Bộ Công thương quy định; căn cứ vào khả năng cung ứng thực tế để xuất khẩu của nguồn cung cấp Than hợp pháp. Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Than tiến hành thực hiện các hoạt động xuất khẩu Than theo quy định của Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan. Bên cạnh phải đáp ứng các điều kiện trong khi xuất khẩu đối với nguồn Than ở trong nước và nguồn Than nhập khẩu để xuất khẩu (tạm nhập tái xuất) thì các thương nhân trong lĩnh vực xuất khẩu Than khi làm thủ tục xuất khẩu Than, ngoài các chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan thì các thương nhân phải trình cho cơ quan hải quan giấy kiểm định chất lượng, số lượng của từng lô hàng xuất do cơ quan có chức năng kiểm định cấp. Qua đây thấy được hoạt động quản lý xuất khẩu Than được Nhà nước phối hợp với các Bộ thực hiện rất chặt chẽ nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia. 3.2. Kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu Than khoáng sản Than khoáng sản là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, đấy là nguồn tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được, các quốc gia trên thế giới có nguồn tài nguyên quý giá này luôn tìm mọi cách để khai thác nguồn lợi này một cách hợp lý nhất mà không lãng phí hay ảnh hưởng xấu đến các ngành hay lĩnh vực khác. Lịch sử khai thác và kinh doanh trên thị trường quốc tế của Than đã có từ lâu đời, để nhìn nhận được hoạt động khai thác và xuất khẩu Than của Việt Nam trên góc độ chung của nền kinh tế toàn cầu thì chúng ta phải đặt nó trong sự phát triển của thế giới và khu vực. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong hoạt động điều tiết xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường hay tối đa hóa lợi nhuận là một bài học lớn cho ngành Than của Việt Nam nói riêng và của cả ngành Than thế giới nói chung. Trong giới hạn bài nghiên cứu này, tác giả trình bày một số kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu Than của các quốc gia phương đông như Trung Quốc, Inđônêxia… bởi những quốc gia này là láng giềng của Việt Nam và có điều kiện tương đồng nhau nên dễ có sự đối chiếu và học tập trong đó. ● Trung Quốc Theo đáng giá của BP trong báo cáo BP Statistical Review 2004, trữ lượng Than còn lại trên thế giới khoảng 984 tỷ tấn (50% là Than Antraxit và 50% là Than nâu), trong đó Trung Quốc có trữ lượng Than chiếm lớn nhất thế giới, hơn 50%. Là một quốc gia nghèo dầu mỏ nhưng lại giàu Than nên Trung Quốc đã cố gắng tìm mọi cách để phát huy tối đa nguồn lợi từ Than của mình phục vụ công nghiệp năng lượng trong nước và hạn chế nhập khẩu dầu mỏ của thế giới khi mà tình hình an ninh năng lượng thế giới gặp nhiều bất trắc. Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động khai thác các mỏ Than trên lãnh thổ quốc gia và tiến hành hoạt động xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới. Năm 2005, Trung Quốc đã khai thác được 2.190 triệu tấn Than thương phẩm, xuất khẩu 72 triệu tấn Than, giảm so với 2 năm 2003 là 87 triệu tấn và 2004 là 92 triệu tấn. Bên cạnh hoạt động xuất khẩu thì Trung Quốc cũng tiến hành nhập khẩu những sản phẩm Than còn dư cầu trong nước và Than chất lượng cao nhằm phục vụ các ngành công nghiệp chiến lược, năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu tổng tất cả 26,2 triệu tấn Than, bao gồm: 7,2 triệu tấn Than nâu, 12,8 triệu tấn Than Antraxit và 6,2 triệu tấn là các sản phẩm Than khác… Lượng nhập khẩu Than vào thị trường Trung Quốc không ngừng tăng lên, khi năm 2006 lượng Than nhập khẩu là 38,2 triệu tấn và chủ yếu vẫn là Than Antraxit tới 22,6 triệu tấn. Nhưng trong những năm gần đây, xu thế của Trung Quốc là giảm sản lượng Than xuất khẩu và tăng sản lượng Than nhập khẩu đó là vì nguyên nhân chính là phục vụ nhu cầu trong nước đang tăng lên. Hiện nay, Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu Than trong tương lai do sản lượng Than khai thác trong nước suy giảm trong khi nhu cầu lại tăng lên nhanh chóng. Trong năm tới, Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động một loạt nhà máy điện và thực hiện dự án sản xuất nhiên liệu lỏng phục vụ cho giao thông trên quy mô lớn trên việc sử dụng quá trình khí hóa Than, đây được đánh giá là dự án tham vọng nhất thế giới trong lĩnh vực này từ sau chiến tranh thế giới II đến nay. Như thế, có thể thấy rõ được rằng nhu cầu tiêu thụ Than nội địa của Trung Quốc là rất lớn nhưng quốc gia châu Á này vẫn tiến hành xuất khẩu Than và nhập khẩu Than chất lượng cao đối với công nghiệp năng lượng, đây là một bài học lớn cho Việt Nam trên thị trường kinh doanh thế giới, nhằm tối đa hóa lợi ích cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. ● Inđônêxia Inđônêxia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với Việt Nam, có nhiều điểm tương đồng đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Inđônêxia cũng được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu Than tại khu vực Đông Nam Á với Việt Nam. Theo báo cáo thăm dò Than tại Inđônêxia thì trữ lượng Than hiện nay vào khoảng 7 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Sumantra, phía đông và phía nam Kalimanta, trong đó trữ lượng Than Antraxit chỉ chiếm có 2%, còn lại chủ yếu là Than non. Trong năm 2006, lượng Than được đưa vào tiêu thụ của Inđônêxia đạt khoảng 205 triệu tấn, trong đó có 171 triệu tấn là phục vụ hoạt động xuất khẩu, tăng nhanh hơn hẳn 2 năm trước 2004 đạt 104 triệu tấn xuất khẩu và 2005 là 129 triệu tấn xuất khẩu. Thị trường chủ yếu của Inđônêxia cũng tương tự như Việt Nam, chiếm chủ yếu vẫn là thị trường Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Đài Loan… Tuy trong những năm trước sản lượng xuất khẩu của Inđônêxia tăng nhanh so với năm trước đó, nhưng đến năm 2008, Chính phủ của Inđônêxia đã có chính sách hạn chế xuất khẩu và giữ sản lượng xuất khẩu ở mức nhất định hàng năm vào khoảng 150 triệu tấn. Việc làm đó của Inđônêxia nhằm mục đích hạn chế xuất khẩu ồ ạt nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, đồng thời thúc đẩy ngành năng lượng trong nước phát triển khi mà nhu cầu trong nước đang một lượng Than lớn để cung cấp cho nhiều nhà máy điện sẽ được hoạt động lần đầu tiên trong năm nay. Qua hai trường hợp của 2 quốc gia lân cận với Việt Nam là Trung Quốc và Inđônêxia trong hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản đã có những chính sách hạn chế xuất khẩu Than khoáng sản tại thời điểm hiện tại và tương lai với mục đích đảm bảo nhu cầu tiêu thụ Than trong nước đang tăng cao để phục vụ các ngành công nghiệp sử dụng nhiệt, mặt khác việc cắt giảm sản lượng Than xuất khẩu của Than 3.3. Triển vọng xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới 3.3.1. Dự báo thị trường xuất khẩu Than khoáng sản Than khoáng sản là một mặt hàng xuất khẩu đặc biệt trong những mặt hàng đặc biệt của các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế, bởi đây là mặt hàng có liên quan đến tài nguyên và an ninh năng lượng của các quốc gia nên nhiều khi nó còn mang cả yếu tố chính trị trong đó; không những thế, hoạt động khai thác Than lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và sự phân bố của các mỏ khoáng sản. Theo dự báo của các tổ chức trên thế giới về thì trường Than những năm tới có nhiều biến động về giá và sản lượng xuất khẩu trên thị trường. Cùng với sự tăng lên của dân số thế giới, nhu cầu tiêu thụ Than khoáng sản trong các nền kinh tế đều tăng lên đáng kể, theo dự tính của các chuyên gia thì nhu cầu năng lượng nói chung đến năm 2030 tăng lên khoảng 27% so với năm 2007, trong đó Than khoáng sản là nguồn năng lượng được ưu tiên sử dụng trong khi nguồn dầu mỏ đang cạn dần. (xem biểu đồ). Với các quốc gia phát triển có mức độ sử dụng Than lâu nay ổn định thì mức tăng lên trong giai đoạn tới là không nhiều nhưng ngược lại, đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thì nhu cầu Than phục vụ cho nền kinh tế là rất lớn, điển hình là Trung Quốc và sau là Ấn Độ. Biểu đồ 3.1: Nhu cầu tiêu dùng Than khoáng sản của các nước trên thế giới (Nguồn: BP Statiscal Review 2007) Qua kết quả dự báo của các chuyên gia như trên biểu đồ đã cho thấy nhu cầu Than tăng tương đối ổn định trong các giai đoạn nhưng lại với tốc độ cao trong mỗi năm. Trong thời gian từ nay đến năm 2030, tốc độ gia tăng sử dụng Than toàn thế giới tăng lên 2,2%/năm, theo số liệu tuyệt đối thì mức tăng là 70% so với nhu cầu tiêu thụ Than của toàn thế giới năm 2006. Theo dự đoán thì nhu cầu về Than khoáng sản trên thị trường thế giới vẫn tăng nhanh với tốc độ không đổi. Biểu đồ 3.2: Dự báo Thương mại Than khoáng sản thế giới (Nguồn: BP Statiscal Review 2007) 3.3.2. Thách thức Trong quá trình phát triển và tiến hành hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản ngành Than Việt Nam gặp không ít thách thức bà khó khăn mà phải vượt qua để đạt được mục tiêu đã đề ra. Có thể nhận thấy các thách thức lớn nhất mà Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đang phải đối mặt trong thời gian gần đây là: Thứ nhất là thứ tự ưu tiên của Than khoáng sản Việt Nam phải là thị trường trong nước, phục vụ lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, giá bán Than hiện nay của ngành Than cho các hộ tiêu thụ chính trong nước chỉ bằng một nửa giá bán Than xuất khẩu. Để hoàn thành được doanh thu kế hoạch từ hoạt động kinh doanh Than nói chung thì Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam buộc phải đẩy mạnh sản lượng sản xuất và tăng sản lượng xuất khẩu. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu Than với mục đích là bù lỗ cho lượng Than tiêu thụ trong nước, mặt khác thu lợi nhuận để tái đầu tư duy trì và nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Than của nền kinh tế ngày càng cao hay xuất khẩu một số chủng loại Than mà trong nước tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn như trong năm 2005 xuất khẩu 17,1 triệu tấn, trong đó theo tính toán gần 3 triệu tấn Than để bù lỗ cho Than tiêu thụ trong nước; khoảng 11,4 triệu tấn để thu lợi nhuận, đáp ứng 30% tổng vốn đầu tư; số còn lại khoảng 2,7 triệu tấn là các loại Than trong nước chưa có nhu cầu. Một hệ quả không nhỏ là sự xuất hiện của hiện tượng do giá Than trong nước thấp và giá Than xuất khẩu cao nên một khối lượng Than gọi là tiêu thụ trong nước, nhưng trên thực tế đã bị xuất khẩu lậu để ăn chênh lệch giá (tương tự như hiện tượng xuất khẩu lậu xăng dầu qua biên giới phía Tây Nam). Theo ước tính, hàng năm có khoảng 2 triệu tấn Than đã xuất khẩu lậu theo kiểu này.bán Than khoáng sản lậu theo con đường tiểu ngạch không được sự quản lý của ngành Than Việt Nam, những thương nhân buôn bán Than chui đã vì lợi nhuận mà kinh doanh trộm để đem đi bán do sự chênh lệch giá lớn giữa giá thành trong nước và giá thành xuất khẩu. Những hoạt động đó không chỉ làm giảm uy tín, gây khó khăn trong việc quản lý chung trong chiến lược phát triển chung của ngành Than mà có nguy cơ lớn ảnh hưởng đến việc suy thoái nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia do khai thác quá mức. Thứ hai là việc khai thác Than khoáng sản của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế về công nghệ trong khai thác. Nếu như trong Bể Than Antraxit ở Quảng Ninh với các mỏ Than lộ thiên đang dần được khai thác hết và phần Than trữ lượng còn lại dưới lòng đất còn nhiều nhưng phần lớn lại là các mỏ Than nằm sâu dưới lòng đất, với độ sâu nằm từ -3500 m trở xuống, rất khó khăn trong việc khai thác. Trong việc khai thác dưới mặt đất đã gây rất nhiều khó khăn, bên cạnh đấy công nghệ áp dụng trong giai đoạn khai thác ở Việt Nam lại còn lạc hậu và thô sơ nên rất nguy hiểm cho thợ mỏ. Đối với Bể Than bùn ở đồng bằng Bắc bộ thì một lượng Than lớn lại cũng nằm sâu dưới lòng đất và bể Than này được hình thành nên một diện tích lớn là đất nông nghiệp nên nếu khai thác thì công tác bóc lớp đất rất khó khăn do phải tiến hành bóc một diện tích rất lớn và khó khăn trong việc đào hầm lò… Những khó khăn và thách thức đó xuất phát từ tự nhiên là điều kiện hình thành các mỏ Than nhưng cũng xuất phát từ trình độ công nghệ của ngành Than khoáng sản áp dụng trong quá trình khai thác Than. Thứ ba là vấn đề hàm lượng công nghệ chứa trong mỗi đơn vị sản phẩm. Sự khó khăn này phản ánh trình độ công nghệ của ngành Than khoáng sản nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Than Việt Nam có các đặc tính tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của đối tác, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta cứ khai thác lên rồi tiến hành xuất khẩu luôn. Ngành Than đang thiếu đi các công nghệ tiên tiến trong việc sàng tuyển và phân loại Than sát với các loại Than xuất khẩu. Việc đầu tư công nghệ cũng đã gặp nhiều vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, kỹ sư, công nhân giỏi trong việc đánh giá, sử dụng và vận hành dây chuyền công nghệ. Bên cạnh đó, ngành Than phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ở Việt Nam, với mùa mưa kéo dài nên gặp nhiều khó khăn trong khai thác, vận chuyển và bảo quản Than đạt tiêu chuẩn. Thứ tư là tình trạng cơ sở hạ tầng vùng mỏ và phục vụ hoạt động xuất khẩu còn hạn chế. Xuất phát từ điều kiện phân bố vùng mỏ của Than khoáng sản Việt Nam nên khi tiêu thụ Than trong và ngoài nước đều phải vận chuyển một quảng đường khá xa và phức tạp. Phương tiện giao thông và hệ thống giao thông là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngành Than, nổi bật lên là vấn đề đầu tư cảng biển xuất khẩu. Hiện nay, cảng biển của vùng bể Than Quảng Ninh đã có cảng Cẩm Phả phục vụ hoạt động xuất khẩu Than nhưng cảng này chỉ phục vụ được tàu cỡ nhỏ và vừa nên cước phí chuyển tải cho những chuyến hàng có lượng lớn bị tăng lên, làm giảm doanh thu của ngành. Một số khó khăn và thách thức mà ngành Than phải đối mặt trong quá trình phát triển đó là vấn đề đảm bảo tình trạng môi sinh môi trường vùng mỏ khai thác, tình trạnh sức khỏe và an toàn cho người lao động khi tham gia khai thác trong các hầm lò. Vấn đề cải thiện, nâng cấp và tái tạo lại điều kiện môi trường của vùng mỏ trong và sau khi khai thác là vấn đề nan giải và tốn rất nhiều kinh phí. 3.3.3. Mục tiêu & chiến lược phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam Với mục tiêu đặt ra cho ngành Than trong quá trình phát triển là xây dựng các mỏ Than “xanh, sạch, ít người, sản lượng cao”, trong những năm qua, Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thực hiện các chương trình đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất nhằm đạt được sản lượng cao. Nhiều giải pháp về công nghệ và kỹ thuật mới được đưa vào áp dụng và sử dụng trong sản xuất như các dự án cơ giới hóa đào lò và khai thác Than ở các mỏ hầm lò; hàng loạt dây chuyền công nghệ tuyển Than được sử dụng tại các cụm mỏ nhỏ đã góp phần nâng cao chất lượng Than tiêu thụm giảm thiểu tỷ lệ Than ứ đọng do chất lượng thấp. Vấn đề môi sinh môi trường vùng mỏ cũng đặc biệt được quan tâm và xử lý bằng cách triển khai nhiều dự án khắc phục suy thoái môi trường, tích cực cùng địa phương chuyển đổi các phương thức vận chuyển, chế biến, tiêu thụ Than theo hướng thân thiện với môi trường. Bên cạnh những phương châm và chiến lược phát triển xuyên suốt của ngành Than là bảo vệ môi sinh – môi trường vùng mỏ, đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ vào sản xuất và chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thì ngành Than cũng xác định những phương hướng phát triển trong ngắn hạn để từng bước tháo gỡ khó khăn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư , cơ cấu lao động và lấy Than để hỗ trợ phát triển các ngành khác… Tổng công ty đã lựa chọn: ● Chiến lược phát triển: Xây dựng tổng công ty Than Việt Nam thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành mạnh dựa trên nền sản xuất Than. Bên cạnh đó là tăng cường phát triển, củng cố ngành nghề cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng và các ngành sản xuất dịch vụ khác đã có trong ngành Than từ trước khi thành lập Tổng công ty Than, phát triển các ngành nghề liên quan đến ngành Than như các nhà máy nhiệt điện, xi măng, khai thác khoáng sản, các ngành nghề giải quyết được nhiều lao động nữ (may mặc, giày da hay dịch vụ…). Trên cơ sở liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và tận dụng thế mạnh của địa phương, phát huy năng lực quản lý, sử dụng lao động và tận dụng tối đa cơ sở vật chất, công nghệ. ● Phương châm phát triển: ngành Than Việt Nam đã xác định phương châm phát triển là “Cùng phát triển với bạn hàng” mà trước hết là hợp tác cùng các tổng công ty, công ty trong nước, giúp đỡ nhau, phân chia thị trường và định giá phù hợp với khả năng chịu đựng của các bạn hàng. Tổng công ty Than Việt Nam cũng tạo điều kiện để các công ty nước ngoài nghiên cứu và sử dụng sản phẩm Than của Việt Nam, thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế. ● Mục tiêu chiến lược đề ra trong tương lai là tiêu thụ được 35-40 triệu tấn Than thương phẩm mỗi năm. 3.4. Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam Thứ nhất là Nhà nước cho phép nâng giá bán Than trong nước lên để giảm sự chênh lệch quá lớn giữa giá bán xuất khẩu và giá bán trong nước, đồng thời tăng thuế xuất khẩu Để khắc phục những khó khăn của ngành và đạt được những mục tiêu đã đề ra, Nhà nước nên cho phép ngành Than khoáng sản Việt Nam tăng giá bán cho các hộ tiêu thụ trong nước, có thể quá trình tăng lên đó là một quá trình từng bước bởi vì các ngành sử dụng Than trong nền kinh tế lại cũng là các ngành công nghiệp quan trọng như: điện, hóa chất – phân bón hay xi măng… Đồng thời là việc tăng thuế xuất khẩu Than, với 2 biện pháp đó sẽ hạn chế được hiện tượng xuất khẩu Than ồ ạt ra thị trường quốc tế như hiện nay, mặt khác lại tăng được lượng Than phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước. Từ nay đến năm 2010, tức là trong vòng 2 năm tới, giá Than trong nước tăng lên bằng giá FOB xuất khẩu và cho đến năm 2020 thì bằng giá CIF xuất khẩu thì sản lượng Than khai thác sẽ được giành tối đa cho các nhu cầu trong nước, chỉ xuất khẩu những lượng Than thừa hoặc chưa có nhu cầu sử dụng đến và ngành Than khoáng sản Việt Nam cũng thu được lợi nhuận đúng bằng mục tiêu đề ra. Như thế, ngành Than không những tự cân đối, tự chủ được tài chính mà còn tích lũy để để đầu tư phát triển các ngành nghề khác theo phương châm “đi lên từ Than, phát triển trên nền Than”. Qua phân tích kết quả tính toán các phương án khác nhau cho thấy, biện pháp hợp tình, hợp lý nhất có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất để hạn chế/giảm thiểu xuất khẩu Than phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa là thực hiện lộ trình thị trường hóa giá Than trong nước. Chỉ có như vậy mới tạo điều kiện cho ngành Than phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu Than ngày càng tăng cao của nền kinh tế; khắc phục các bất cập hiện nay do giá Than thấp gây ra; đồng thời cũng là một công cụ để buộc các ngành sử dụng Than phải có giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn đối với nguồn “vàng đen”, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh để vững vàng trong quá trình hội nhập. Thứ hai là: Nhà nước sớm ban hành Quyết định hạn chế xuất khẩu và tiến tới chấm dứt hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản từ nay đến năm 2015. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản ồ ạt đã gây ảnh hưởng lớn đến điều kiện phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động này không được kiểm soát chặt chẽ thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển chung của cả nền kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đền an ninh năng lượng hiện nay đang là vấn đề nổi cộm khi mà giá dầu mỏ trên thị trường thế giới tăng cao, than là một trong những nguồn năng lượng thương mại được ưu tiên và thay thế hữu hiệu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiệt… Nếu như tốc độ khai thác hiện nay thì không lâu nữa Việt Nam sẽ phải tiến hành nhập khẩu Than khoáng sản để phục vụ các ngành công nghiệp trong nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết tích trữ tài nguyên quý giá của đất nước, để khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp và nhu cầu sử dụng Than khoáng sản tăng cao thì không bị khủng hoảng về an ninh năng lượng mà ở đây là khủng hoảng về nguồn cung Than khoáng sản. Chính phủ Việt Nam sớm hạn chế xuất khẩu Than khoáng sản bằng cách chỉ chấp nhận cho xuất khẩu những sản phẩm Than đã qua chế biến, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cao; đây cũng chính là bài học của Indonexia, khi mà quốc đảo tiến hành hạn mức xuất khẩu trong năm 2009 nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước. Nếu như tình trạng khai thác và kinh doanh như hiện nay thì khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp cơ bản vào năm 2020 thì sẽ không đủ Than khoáng sản phục vụ cho hoạt động sản xuất, nên từ nay đến năm 2015, Việt Nam cần có quyết định chấm dứt hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản vào khoảng năm 2015. Thứ ba là: Đổi mới công tác quản lý trong ngành Than, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Than khoáng sản và tổ chức hoạt động xuất khẩu. ● Trong công tác tổ chức quản lý ngành Than khoáng sản Việt Nam Công tác đổi mới trong hoạt động quản lý ngành Than theo hướng nhanh nhạy và bắt kịp với tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội cũng chính là công tác đào tạo và phát huy nhân tố con người. Mọi biện pháp thúc đẩy kinh doanh rốt cuộc vẫn chỉ xoay quanh yếu tố con người mà thôi. Do vậy nghệ thuật sử dụng con người chính là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất để ngành Than mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Tập đoàn Than khoáng sản cần phải sử dụng hết tài năng của các cán bộ, nhân viên, đó là một nguồn vốn, tài sản quý giá của ngành. Vì vậy, ngành cần đầu tư và bồi dưỡng kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, tuyển chọn và rèn luyện đội ngũ cán bộ kế cận, đào tạo chính quy đội ngũ có năng lực quản lý, kiên định với định hướng và kế hoạch phát triển. Đây chính là đầu tư để bồi dưỡng vun đắp cho lợi thế lâu dài của Than Việt Nam. Để có thể kinh doanh và làm ăn có hiệu quả trên thị trường nước ngoài thì ngành Than Việt Nam phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, có đầu óc tư duy tốt và linh hoạt, tinh thông ngoại ngữ…Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng được các yêu cầu đó thì việc đào tạo và đào tạo mới cán bộ công nhân viên trong thời gian tới phải tiến hành theo một số định hướng như: (1) Khuyến khích cán bộ theo học các khoá học dài hạn như học tại chức đại học văn bằng II khối kinh tế về nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế, nhóm các ngành làm việc liên quan đến hoạt động kinh doanh XNK. (2) Mở trung tâm đào tạo ngắn hạn về kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao trinh độ ngoại ngữ cho lực lượng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu. (3) Có chế độ khuyến khích những cán bộ có điều kiện theo học các lớp ngắn hạn do các chuyên gia nước ngoài tổ chức giảng dạy về nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế. Cùng với việc đào tạo và đào tạo lại chế độ khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên. Tập đoàn nên có chế độ ưu đãi đối với những người đã có cống hiến lâu năm nhưng đặc biệt quan tâm đến lực lượng cán bộ, nhân viên trẻ. Vì đây chính là lực lượng có vai trò quan trọng đối với lực lượng kinh doanh, có hay không có hiệu quả của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. ● Trong công tác nghiên cứu thị trường Ngành Than Việt Nam cần nghiên cứu và tìm hiểu các quy luật vận động của thị trường Than khoáng sản thế giới một cách có hiệu quả và công tác đẩy mạnh nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay đối với hoạt động Than khoáng sản, nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia. Hoạt động này giúp ngành Than Việt Nam nói chung nắm bắt được các nhu cầu và nhân tố ảnh hưởng đến giá cả, lượng tiêu thụ của mỗi thị trường riêng biệt. Nhờ năm rõ được các yếu tố về cung cầu trên thị trường, từ đó có chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp, nhằm tránh các tình trạng lượng Than sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc có hiện tượng dư cung. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong ngành Than là một việc làm thường xuyên nhằm xuất khẩu Than khoáng sản có hiệu quả. Muốn vậy, ngành Than Việt Nam phải nắm bắt, thu thập xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu, các hội nghị thương mại quốc tế và tăng cường gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với khách hàng. Bám sát diễn biến tình hình thị trường và khách hàng để có những phương án sản xuất và xuất khẩu hiệu quả đối với từng thị trường và bạn hàng riêng biệt. Việc nghiên cứu tiếp cận thị trường phải đáp ứng các thông tin về: - Chính sách xuất khẩu về tình hình cạnh tranh trên thị trường. - Luật pháp của các quốc gia có quan hệ buôn bán - Hệ thống tài chính tiền tệ và tình hình tài chính các khách hàng. - Giá cả, quy luật biến động giá cả, các nhân tố ảnh hưởng tới giá trong thời gian tới. - Các thông tin về điều kiện phương tiện vận chuyển, bảo hiểm, thuế quan. Trên cơ sở các thông tin đó Than Việt Nam tiến hành lựa chọn thị trường để kinh doanh. ● Trong công tác hoạt động kinh doanh xuất khẩu Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao giá trị hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Sau khi ký các hợp đồng xuất khẩu Than, Tập đoàn Than phải nhanh chóng triển khai và thực hiện ngay những điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Than Việt Nam phải chủ động kết hợp với các đơn vị vận tải để giao Than đúng thời gian qui định. Than Việt Nam phải xác định phương hướng và đề ra mục tiêu đúng đắn, chương trình hành động trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó cần chú trọng những vấn đề sau đây: (1) Luôn luôn phải cho rằng thị trường là yếu tố quan trọng nhất trong khâu lưu thông. Phải biết tận dụng triệt để tiềm năng của thị trường bất kỳ đó là thị trường có kim ngạch lớn hay nhỏ. Phải luôn đề cao vai trò của khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Biết tận dụng mọi khả năng của để phục vụ tốt khách hàng nước ngoài, không nên coi nhẹ một thị trường nào. (2) Thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin kinh tế trong và ngoài nước về diễn biến thị trường và giá cả để tranh thủ thời cơ thuận lợi kinh doanh có hiệu quả và tránh rủi ro. Thứ tư là: Đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho điều kiện kinh doanh của ngành Than khoáng sản. Xuất phát từ những tồn tại và yếu kém của cơ sở hạ tầng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cũng như tiến hành kinh doanh Than trong những năm qua. Phương tiện giao thông vận chuyển, cầu cảng và bến bãi là những yếu tố mà ngành Than Việt Nam cần phải quan tâm và đầu tư đúng hướng. Các mỏ Than của Việt Nam được phân bố phần lớn tại khu vực giao thông khó khăn nên hệ thống giao thông phục vụ vận chuyển đất đá và sản phẩm đi tiêu thụ phải được xây dựng hợp lý và thuận tiện. Hiện nay, các cảng nước phục vụ tàu cập cảng nhận Than còn quy mô nhỏ, chỉ tiếp nhận được các tàu có trọng tải trung bình và nhỏ nên các hợp đồng lớn phải chuyển tải. Trong thời gian tới, ngành Than nên đầu tư xây dựng các bãi tập kết, kho bãi chứa Than sản phẩm tiêu thụ và chờ tiêu thụ, tránh tình trạng giao hàng chậm và dồn dập trong việc thực hiện hợp đồng do thiếu bến bãi nên giao hàng phải tập trung trong một thời gian ngắn. Thứ năm là: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hàm lượng công nghệ chế biến trong sản phẩm Than khoáng sản xuất khẩu. ● Đảm bảo chất lượng hàng hóa Để làm được điều này một mặt Tập đoàn phải đôn đốc các đơn vị sản xuất đặc biệt quan tâm chú ý đến chất lượng Than giao cho tàu xuất khẩu. Mặt khác cùng với sự chỉ đạo của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, các đơn vị thành viên cử cán bộ điều hành trực tiếp đo lường giám sát việc rót Than lên tàu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng Than giao cho khách hàng, kiên quyết không đưa Than kém phẩm chất có lẫn tạp chất lên tàu. Kiểm tra chất lượng hàng hoá là một nguyên tắc không thể thiếu được. Việc kiểm tra chất lượng dựa theo các chỉ tiêu chất lượng sau: - Chỉ tiêu về độ ẩm của Than: đó là lượng nước chứa trong Than, độ ẩm càng thấp thì Than càng tốt. - Chỉ tiêu về độ tro: tro là phần không cháy ở trong Than, nó là chất vô cơ trong Than do quá trình hình thành, quá thình khai thác, vận chuyển gây nên. Độ tro trong Than càng ít càng tốt. - Chỉ tiêu về nhiệt lượng của Than: đó là nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng Than. Khi kiểm tra về chất lượng Than đòi hỏi người kiểm tra lô hàng đó phải kiểm tra xem lô hàng đó có đúng chỉ tiêu về độ tro, độ ẩm và nhiệt lượng như trong hợp đồng đã ký kết hay không. Viêc kiểm tra chất lượng giám định được kiểm tra thường xuyên tại Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, một mặt kiểm tra chất lượng hàng xuất để từ đó có những kinh nghiệm điều chỉnh chất lượng của mình và loại trừ những sản phẩm không đạt chất lượng. Còn hầu hết các khách hàng nước ngoài khi mua Than đều yêu cầu Than phải được giám định qua các Công ty giám định trung gian độc lập để có kết quả khách quan. Từ trước đến nay Than Antraxit được khách sử dụng Vinacontrol, Quacontrol để làm nhiệm vụ này. Khi xem xét việc làm cho sản phẩm đáp ứng với các tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài cần phân biệt hai loại tiêu chuẩn. Một loại là tiêu chuẩn quốc tế đã được tất cả các nước thừa nhận như một chuẩn mực quốc tế. Một loại tiêu chuẩn khác là tiêu chuẩn riêng của một thị trường khác biệt với các thông lệ quốc tế và đã hình thành theo truyền thống song vì nó là những thị trường quan trọng thuộc các nước công nghiệp phát triển nên cũng phải được thoả mãn. Điều này rất có ý nghĩa đối với các sản phẩm của các nước đang phát triển mà ở đây là Than. Về mặt này có thể nói ngành Than Việt Nam chưa thể đáp ứng được tại một số thị trường Châu Âu như Pháp, Bỉ do vậy mà trong các năm qua Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam vẫn chưa tăng được kim ngạch tại các thị trường này, mặc dù nhu cầu ở đây rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, những cố gắng theo kịp sự phát triển của tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường trọng điểm là cơ hội để sản phẩm được chấp nhận tại thị trường ấy. ● Nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm Từ nay đến năm 2015, ngành Than cần chuyển dịch cơ cấu Than khoáng sản xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến và tinh. Hàng xuất khẩu được chế biến có tác dụng giảm bớt tốc độ khai thác tài nguyên khoáng sản của quốc gia, tiết kiệm nhiên liệu cho đất nước. Mặt khác, Than khoáng sản qua chế biến sẽ thu được lượng ngoại tệ lớn hơn do sự phân loại trong cơ cấu sản phẩm sát với các tiêu chuẩn đặt ra. Vấn đề nâng cao hàm lượng công nghệ sản phẩm mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao giá trị doanh thu, uy tín và giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm Than khoáng sản Việt Nam. Để thực hiện quá trình đó, ngành Than Việt Nam phải đầu tư một cách đúng hướng và có hiệu quả, phải áp dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm giảm sự lãng phí ngay trong những công đoạn đầu tiên cho ra sản phẩm là khai thác. Trong giai đoạn khai thác, ngành Than cần đầu tư áp dụng các băng chuyền có hiệu suất làm việc phù hợp với các mỏ khai thác, bên cạnh đó cần thay cọc chống trong hầm lò lâu nay bằng gỗ dần chuyển sang các cọc chống thủy lực, không những an toàn cho thợ mỏ mà nó còn có tác dụng giảm tạp chất là mùn gỗ trong Than khai thác ra. Mặt khác, công nghệ khai thác cũng được đổi mới cho các công nghệ cũ hiện nay đang áp dụng đã lạc hậu gây lãng phí và sản phẩm khai thác không đều. Trong công đoạn sàng tuyển và phân loại Than là giai đoạn quan trọng nhất quyết định hàm lượng công nghệ hàm chứa trong mỗi đơn vị sản phẩm. Trước tiên là quá trình nghiên cứu và phân loại Than và sau đấy là quá trình tuyển chọn Than phù hợp với các tiêu chuẩn đã được quốc tế và Việt Nam quy định đối với Than khoáng sản xuất khẩu. KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến nay đã đưa ra cái nhìn tổng quan về Than khoáng sản cùng sự phát triển của ngành Than khoáng sản của Việt Nam từ khi được hình thành và phát triển cho tới nay; phân tích và đánh giá được hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản trong thời gian qua; cùng với những kinh nghiệm quốc tế cũng như triển vọng và mục tiêu đặt ra trong hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản để đề xuất những nhóm giải pháp phù hợp với sự phát triển của ngành Than khoáng sản trong tổng thể nền kinh tế và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Xác định được tính tất yếu, mục đích nghiên cứu cũng như nhiệm vụ phải thực hiện trong quá trình đi sâu nghiên cứu đề tài, tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của ngành Than khoáng sản trong nền kinh tế - xã hội cũng như vấn đề an ninh năng lượng quốc gia và đặt sự phát triển của ngành Than khoáng sản Việt Nam trong sự phát triển chung của các thành phần kinh tế khác cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động của ngành. Bên cạnh sự phát triển của ngành Than khoáng sản trong mối quan hệ tổng hòa của nền kinh tế Việt Nam thì đề tài đã dựa vào số liệu báo cáo của ngành Than khoáng sản trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay để nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản trong thời gian qua. Thông qua việc đánh giá tầm quan trọng của ngành Than trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại và nguyên nhân cùng khắc phục để tìm giải pháp hữu hiệu phát triển ngành Than khoáng sản. Cùng với việc phân tích những tác động của yếu tố quốc tế; xu hướng tiêu thụ trên thị trường và những thách thức triển vọng đặt ra cho ngành Than khoáng sản trong hiện tại và tương lai; cùng với việc phát huy những thế mạnh, ưu điểm và hạn chế, khắc phục những khó khăn, tồn tại đặt ra cho ngành Than khoáng sản; tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp mang tính vi mô và vĩ mô đối với Nhà nước và ngành Than khoáng sản nhằm mục đích phát triển và kinh doanh hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu than khoáng sản trong sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng quốc gia. Chúng ta nhận thấy rằng, ngành Than khoáng sản Việt Nam đang phát triển, có đầy đủ khả năng đáp ứng các mục tiêu của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ Than cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, xuất khẩu hiệu quả và xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài nghiên cứu: Energy Vietnam – Tác giả: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư 2003 Báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam từ năm 2003 – Quý 1/2008 Bàn về giải pháp hạn chế xuất khẩu than - PGS. TS. Nguyễn Cảnh Nam - 2006 “Chuyển hóa và sử dụng Than” - TS Trần Kim Tiến, TS Võ Thị Thu Hà. 1/2008 “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010” Bộ Thương mại 3/2006 Giáo trình Kinh tế quốc tế - GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội Giới thiệu ngành Than – Tài liệu thuộc Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam 2007 “Tăng giá than để giảm xuất khẩu than” - TS. Hoàng Quốc Đô, Nguyễn Chân - 2007 Tạp chí Khoa học công nghệ mỏ Tạp chí Than khoáng sản Việt Nam 2007, 2008 “World market for hard coal 2007” Dr Wolfgang Ritschel, Dr Hans-wilhelm Schiffer, October 2007 “Sale & Trading coal” “Asian Development Outlook 2008” Các website liên quan: Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN KHÓA LUẬN MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân bố trữ lượng Than khoáng sản trên thế giới 31 Biểu đồ 2.2: Phân bố trữ lượng Than trên thế giới tính đến năm 2007 32 Biểu đồ 2.3: Xu hướng kinh doanh Than khoáng sản quốc tế năm 2006 35 Biểu đồ 2.4: Sản lượng khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 - 2007 53 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tiêu thụ Than trong nước và xuất khẩu 55 Biểu đồ 2.6: Sản lượng Than xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc 60 Biểu đồ 2.7: Thị phần Than Antraxit Việt Nam tại thị trường Nhật Bản 62 Biểu đồ 3.1: Nhu cầu tiêu dùng Than khoáng sản của các nước trên thế giới 79 Biểu đồ 3.2: Dự báo Thương mại Than khoáng sản thế giới 80 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của 6 Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 1988 6 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của 7 Việt Nam trong giai đoạn những năm 1989 – 1994 7 Bảng 1.3: Tình hình sản xuất và kinh doanh Than khoáng sản của 12 Bảng 1.4: Nhu cầu tiêu thụ Than khoáng sản trong nước trong quý 1/2008 16 Bảng 1.5: Giá trị kinh tế của hoạt động kinh doanh Than khoáng sản 17 Bảng 1.6: Thu nhập BQ của công nhân ngành Than khoáng sản 18 Bảng 1.7: Mối quan hệ tương quan Năng lượng – Kinh tế của Việt Nam 22 Bảng 2.1: Quốc gia nhập khẩu Than khoáng sản chủ yếu trên thế giới – 2007 37 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn Than Antraxit xuất khẩu của Việt Nam 48 Bảng 2.3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu Than trong giai đoạn 1995 – 2000 50 Bảng 2.4: Sản lượng khai thác và xuất khẩu Than khoáng sản 51 Bảng 2.5: Tốc độ gia tăng tương đối của hoạt động sản xuất và xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam 54 Bảng 2.6: Một số kết quả sản xuất và kinh doanh Than – Quý 1/2008 56 Bảng 2.7: Thị trường tiêu thụ Than của Việt Nam – 2006 58 Bảng 2.8: Sản lượng và giá trị xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động xuất khẩuThan khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC
Luận văn liên quan