Đề tài Hợp đồng kỳ hạn

Không được chuyển giao cho bên thứ 3 → Tính thanh khoản không cao. Chi phí giao dịch thường cao, giao dịch phải đủ lớn. Vì vậy thường chỉ thích hợp với các công ty lớn.

ppt50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng kỳ hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGÂN HÀNG ĐÊM 5 - K18 NHÓM 01 * DANH SÁCH NHÓM: Trần Ngọc Châu - Nhóm trưởng Lương Hoàng Minh Dũng Nguyễn Thị Hồng Hà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Lê Nguyễn Nữ Hoài Lệ Nguyễn Thanh Thái Võ Thị Như Hằng Lê Thị Thùy Dung Lê Thị Hường * NỘI DUNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT 2.1 Đối với tài sản đầu tư không có thu nhập 2.2.Đối với tài sản đầu tư biết trước thu nhập 2.3 Đối với tài sản đầu tư biết trước lợi suất 3. ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN 4. ƯU ĐIỀM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HĐ KỲ HẠN * 1. KHÁI NIỆM HĐ KỲ HẠN Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tài sản cơ sở bao gồm: + Các loại hàng hóa vật chất + Chứng khoán, chỉ số chứng khoán + Các loại ngoại tệ + …. - Hợp đồng kỳ hạn không phải theo tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt. * 1. KHÁI NIỆM HĐ KỲ HẠN Q: thị trường ngoại hối tại VN hiện nay là loại thị trường nào? * Các chủ thể tham gia vào TT NT làm gì? - Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hay ngày đáo hạn hợp đồng; - Kỳ hạn của hợp đồng: thời gian từ khi ký hợp đồng cho đến ngày thanh toán; - Giá kỳ hạn: giá xác định trong ngày thanh toán hợp đồng. 1. KHÁI NIỆM HĐ KỲ HẠN * Như vậy, vào thời điểm hợp đồng được ký kết không có sự chuyển giao tài sản cơ sở và thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán và chuyển giao tài sản cơ sở xảy ra vào một ngày xác định trong tương lai. Vào thời điểm đó thì buộc hai bên phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu. 1. KHÁI NIỆM HĐ KỲ HẠN * Ví dụ: Vào ngày 19/05/2009, Công ty cổ phần Dầu Khí Mêkong ký hợp đồng với ACB mua 5 triệu USD để thanh toán cho lô dầu nhập khẩu từ Singapore, kỳ hạn 30 ngày, tỷ giá kỳ hạn là 17,783 VND/USD. - Vào ngày 19/06/2009, ACB có nghĩa vụ bán cho Công ty cổ phần Dầu Khí Mêkong 5 triệu USD với tỷ giá là 17,783 VND/USD. Bất chấp lúc này tỷ giá của thị trường lúc này là lớn hơn hay nhỏ hơn 17,783 VND/USD. * 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT - Xét ví dụ: lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm là 10%/năm đối với giao dịch tiền gửi thông thường. - Khách hàng gửi tiền: $100, lãi suất 10%/năm, giá trị đáo hạn vào năm thứ nhất, trường hợp ngân hàng thực hiện ghép lãi định kỳ (m): * 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * - Nếu lãi suất được đo lường bằng lãi ghép định kỳ hàng năm, giá trị đáo hạn vào cuối năm thứ 1: $ 100 * 1.1 = $ 110 - Khi lãi suất được đo lường bằng việc ghép lãi định kỳ hàng nữa năm, có nghĩa là ta được mức lãi suất 5% mỗi 6 tháng, giá trị đáo hạn vào cuối năm thứ 1: $ 100 * 1.05 *1.05 = $ 110.25 - Khi lãi suất được đo lường bằng việc ghép lãi định kỳ hàng quý, có nghĩa là ta được mức lãi suất 2.5% mỗi 3 tháng, giá trị đáo hạn vào cuối năm thứ 1: $ 100 * 1.0254 = $ 110.38 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * - Tương tự, bảng trên thể hiện ảnh hưởng việc gia tăng của định kỳ ghép lãi. Như vậy, với mỗi cách xác định định kỳ ghép lãi được xem là thực hiện việc đo lường lãi suất. Việc biểu diễn lãi suất với một định kỳ ghép lãi có thể được thay đổi bằng một mức lãi suất tương ứng với một định kỳ ghép lãi khác. 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * - Kết luận: với 1 khoản tiền A được đầu tư trong n năm với mức lãi suất R/năm. Nếu lãi suất được ghép 1 lần/ năm, giá trị đáo hạn của khoản đầu tư sẽ là: A(1 + R)n - Nếu lãi suất được ghép m lần/năm, giá trị đáo hạn của khoản đầu tư: A(1 + R/m)mn (1) - Khi m = 1 lãi suất thường được xem tương ứng với lãi suất năm. 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * - Ghép lãi liên tục: Khi lãi được ghép liên tục, một khoản đầu tư A trong n năm với mức lãi suất R, giá trị đáo hạn được xác định như sau: AeRn (2) - Với e = 2.71828. 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * - Trong thực tế, việc ghép lãi liên tục có thể được xem tương ứng với việc ghép lãi định kỳ hằng ngày. - Khi ghép thêm 1 khoản tiền vào giá trị tài sản khi thực hiện ghép lãi liên tục R trong n năm: eRn Khi chiết khấu 1 khoản tiền trong giá trị tài sản khi thực hiện ghép lãi liên tục R trong n năm là e-Rn 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * - Gọi R2 là lãi suất trong ghép lãi liên tục và R1 tương ứng với mức lãi suất trong ghép lãi định kỳ m lần/năm. Từ (1) và (2), ta có: AeRcn = A(1 + Rm/m)mn  eRcn = (1 + Rm/m)mn  Rc = m ln (1 + R1/m) (3) Và Rm = m(eRc/m – 1) (4) 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * - VD 1: Ngân hàng niêm yết lãi suất là 10%/năm, định kỳ ghép lãi hàng nữa năm. Từ (3), với m = 2, Rm = 0.1, lãi suất tương ứng khi thực hiện ghép lãi liên tục: Rc = m ln (1 + R1/m) = 2ln(1 + 0.1/2) = 0.09758 hay 9.758%/năm 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * - VD 2: Ngân hàng niêm yết lãi vay là 10%/năm, ghép lãi liên tục, định kỳ trả lãi hàng quý. + Từ (4), với m = 4, Rc = 0.08, lãi suất tương ứng khi thực hiện ghép lãi định kỳ hàng quý: Rm = m(eRc/m – 1) = 4(e0.08/4 – 1) = 0.0808 hay 8.08%/năm + Điều này có nghĩa là nếu khách hàng vay $1000, định kỳ hàng quý khách hàng phải trả $20.2 tiền lãi. 2. ĐO LƯỜNG LÃI SUẤT * Mức lãi suất đối với trái phiếu zero-coupon trong n năm là lãi suất kiếm được khi đầu tư từ hôm nay và kéo dài trong n năm. Tất cả phần lãi và phần vốn được xem là giá trị đáo hạn vào cuối năm n và không có sự chi trả nào trong kỳ. Ví dụ: - Xét một hợp đồng forward dài hạn để mua bán một cổ phiếu không chi trả cổ tức trong 3 tháng. - Giả sử giá cổ phiếu hiện tại = $ 40 và Lãi suất không rủi ro 3 tháng = 5% 2.1 Đối với tài sản đầu tư không có thu nhập (như trái phiếu zero-coupon) * TH 1: Giả sử giá kỳ hạn cao $ 43. Nhà mua bán song hành có thể vay $ 40 với mức lãi suất không rủi ro 5% để mua 1 cổ phiếu và ký một hợp đồng kỳ hạn để bán cổ phiếu trong 3 tháng. Sau 3 tháng, nhà kinh doanh này sẽ bán cổ phiếu này và nhận được $ 43. Tổng lượng tiền trả khoản vay là: 40e0.05x3/12 = $ 40.50 Theo chiến lược này nhà mua bán song hành thu được một khoản lợi nhuận $43.00 - $40.50 = $2.50 sau 3 tháng. 2.1 Đối với tài sản đầu tư không có thu nhập * TH 2: Giá kỳ hạn thấp là $39. Nhà mua bán song hành có thể bán cổ phiếu, và đầu tư số tiền thu được với lãi suất 5% trong 3 tháng và giữ vai trò là người giữ thế trường vị tức là người mua trong hợp đồng kỳ hạn 3 tháng. Số tiền thu được trở thành 40e0.05x3/12 hay $40.5 trong 3 tháng. Sau 3 tháng nhà kinh doanh chi trả $39, mua các cổ phần theo điều kiện của hợp đồng kỳ hạn. Một khoản thu nhập ròng là $40.50 - $39.00 = $1.50 sau 3 tháng. 2.1 Đối với tài sản đầu tư không có thu nhập * Giả sử S là giá hiện tại T là thời gian đáo hạn, r là lãi suất không rủi ro, F là giá kỳ hạn, quan hệ giữa F và S là: F = SerT (5) - Nếu F > SerT thì nhà mua bán song hành có thể mua tài sản và ký hợp đồng kỳ hạn đối với tài sản đó. - Nếu F Chiến lược bán TP giao ngay và mua lại bằng Forward sẽ lợi nhuận cao hơn là giữ TP 1 năm. 2.2.Đối với tài sản đầu tư biết trước thu nhập * Tóm lại: - Hiện giá thu nhập của HĐ kỳ hạn: I = 40e-0.09x0.5 + 40e-0.1x1 = $74.433 4 - Giá kỳ hạn F của TP: F = (900-74.33)e0.1x1 = $912.39 Vậy: + Chiến lược TH1 sẽ có lời nếu giá kỳ hạn > $912.39 + Chiến lược TH2 sẽ có lời nếu giá kỳ hạn (S – I)erT, các nhà đầu tư có thể có lợi nhuận bằng cách mua tài sản đầu tư và ký hợp đồng kỳ hạn bán tài sản đầu tư đó. Nếu F $51.14 thì nên mua cổ phiếu ngay và ký một hợp đồng kỳ hạn 10 tháng bán cổ phiếu. Nếu như giá hợp đồng kỳ hạn Chiến lược dẫn đến khoản chi ban đầu là Se-qT và thu cuối cùng là F Giá trị hiện tại của khoản thu phải tương đương giá trị hiện tại của khoản chi, nên: Se-qT = Fe-rT hay F = Se(r-q)T * 2.3 Đối với tài sản đầu tư biết trước lợi suất Nếu F Se(r-q)T, nhà kinh doanh có thể bán khống hợp đồng kỳ hạn và mua cổ phiếu để hạn chế rủi ro. * Ví dụ: Một hợp đồng kỳ hạn 6 tháng có: + Tài sản cơ sở là chứng khoán có cổ tức được trả liên tục là 4%/năm. + Lãi suất không rủi ro là 10%/năm (tính kép). + Giá cổ phiếu hiện tại là 25$ Ta có: So=25 , r = 0.1, T = 0.5, q = 0.04 Theo công thức trên: F= 25. e (0.1-0.04)0.5 = 25.76 $ 2.3 Đối với tài sản đầu tư biết trước lợi suất * Ban đầu, giá phát hành (K) bằng với giá kỳ hạn (F) và giá trị của hợp đồng (f) là 0. - Một thời gian sau, K vẫn như cũ nhưng F thay đổi và f trở nên tốt hơn hoặc xấu đi. 3. ĐỊNH GIÁ HĐ KỲ HẠN * 3. ĐỊNH GIÁ HĐ KỲ HẠN Công thức chung cho tất cả các HĐ kỳ hạn dài hạn f f = (F – K) e-rT (8) Với K : giá chuyển giao thương lượng ban đầu T : kỳ hạn hợp đồng (năm) r : lãi suất không rủi ro của năm T F : giá kỳ hạn hiện tại f : Giá trị của hợp đồng kỳ hạn vào hôm nay * Giá trị của HĐ kỳ hạn trên tài sản đầu tư không có thu nhập: f = S – Ke-rT (9) Giá trị của HĐ kỳ hạn trên tài sản đầu tư có thu nhập biết trước với hiện giá I f = S – I – Ke-rT (10) Giá trị của HĐ kỳ hạn trên tài sản đầu tư có lợi suất biết trước q như sau: f = Se-qT – Ke-rT (11) 3. ĐỊNH GIÁ HĐ KỲ HẠN * 3. ĐỊNH GIÁ HĐ KỲ HẠN Ví dụ: Một hợp đồng kỳ hạn mua cổ phiếu không trả cổ tức có kỳ hạn 6 tháng. Lãi suất không rủi ro là 10%/năm, giá cổ phiếu là $25, giá chuyển giao là $24 Ta có: S=25, r = 0.1 T=0.5, K=24, e = 2.71828 F là giá kỳ hạn 6 tháng F = SerT = 25e0.1x0.5 = $ 26.28 Giá trị của hợp đồng kỳ hạn là: f = (F – K) e-rT = (26.28 - 24)e-0.1x0.5 = $ 2.17 Hoặc : f = S – Ke-rT = 25 – 24e-0.1x0.5 = $ 2.17 * 4.ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HĐ KỲ HẠN 4.1. Ưu điểm : Giúp hai bên bảo hiểm sự biến động của giá cả hàng hóa, tỷ giá. Các bên cố định được chi phí phải trả hoặc bảo vệ giá trị các khoản thu được trong tương lai. Giao dịch trên thị trường phi tập trung nên các yêu cầu về tiêu chuẩn thành viên tham gia, ngày đáo hạn, kỳ hạn, giờ giao dịch không bị quy định quá nghiêm ngặt, tùy vào ý thích của các bên mua bán. * 4.1.Ưu điểm Luồng tiền chỉ phát sinh vào ngày đáo hạn. Thời hạn hợp đồng: không hạn chế, có thể lên tới 20 năm. Hàng hóa mua bán đa dạng, tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn không được định giá lại trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng nên sẽ không làm xuất hiện các khoản ký quỹ bổ sung. * 4.2. Nhược điểm - HĐKH không thể bị hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai đối tác. Giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc, chịu ràng buộc pháp lý chặt chẽ → Khi đáo hạn dù bất lợi 2 bên vẫn phải thực hiện HĐ (mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tín dụng của bên kia, mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác), trừ khi 2 bên thoả thuận hủy HĐ. * 4.2. Nhược điểm HĐKH chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào KH chỉ cần mua /bán ngoại tệ trong tương lai, mà không có nhu cầu ở hiện tại. Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi KH có nhu cầu mua/bán ngoại tệ cả ở hiện tại và tương lai. Lúc này HĐKH chưa thể đáp ứng được nhu cầu và được thay thế bằng các hợp đồng hoán đổi. * 4.2. Nhược điểm - Chẳng hạn, một nhà xuất nhập khẩu hiện tại cần VND để thanh toán các khoản chi tiêu trong nước nhưng đồng thời cần ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu 3 tháng nữa sẽ đến hạn. - Đáp ứng nhu cầu này, nhà xuất nhập khẩu liên hệ với ngân hàng thực hiện 2 giao dịch: + Bán ngoại tệ giao ngay để lấy VND chi tiêu trong nước. * 4.2. Nhược điểm + Mua ngoại tệ kỳ hạn để 3 tháng sau đó thanh toán hợp đồng nhập khẩu đến hạn. Không có sự điều chỉnh tỷ giá theo thị trường hằng ngày do NH không yêu cầu ký quỹ chính thức hoặc nếu có thì khoản ký quỹ không được điều chỉnh hằng ngày (quyết toán lãi/lỗ khi đến hạn). NH có thể cắt giảm hạn mức tín dụng của KH hoặc có thể yêu cầu ký quỹ khi cần thiết. * 4.2. Nhược điểm Rủi ro vỡ nợ (default risk), vì không có thanh toán hàng ngày nên rủi ro rất lớn có thể xảy ra nếu như một bên tham gia HĐ thất bại trong việc thực hiện HĐ, không có gì đảm bảo không bên nào hủy bỏ các nghĩa vụ HĐ khi chênh lệch quá lớn giữa TGGN và TGKH ngày đến hạn HĐKH. * 4.2. Nhược điểm Không được chuyển giao cho bên thứ 3 → Tính thanh khoản không cao. Chi phí giao dịch thường cao, giao dịch phải đủ lớn. Vì vậy thường chỉ thích hợp với các công ty lớn. * CÁM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppthoan_chinh_lan_2_625.ppt
Luận văn liên quan