Đề tài Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH 4 I. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP TỈNH 4 1. Vị trí của kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống kế hoạch 4 2. Các bộ phận cấu thành kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 5 3. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hệ thống kế hoạch 5 năm của tỉnh 6 3.1. Vị trí của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6 3.2. Mối quan hệ giữa kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với các kế hoạch khác 7 II. NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 9 1. Phân tích các yếu tố có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9 1.1. Yếu tố tự nhiên 9 1.2. Yếu tố lao động 10 1.3. Yếu tố vốn 11 1.4. Yếu tố thị trường 12 1.5. Yếu tố khoa học- kĩ thuật 13 1.6. Yếu tố về khả năng liên kết kinh tế trong và ngoài tỉnh 14 2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 16 Như vậy, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng vào xác định những nội dung sau: 16 3. Phương pháp xác định chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 18 4. Xác định các chỉ tiêu nguồn lực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 21 4.1. Chỉ tiêu nhu cầu lao động 21 4.2. Chỉ tiêu về nhu cầu vốn đầu tư 23 CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2001 - 2005 TỈNH PHÚ THỌ 26 I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 26 1. Đặc điểm tự nhiên 26 2. Điều kiện kinh tế-xã hội 32 II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2001 - 2005 TỈNH PHÚ THỌ 36 1. Đánh giá chung tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 36 1.1. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 36 1.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 38 2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu từng ngành thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 45 3. Đánh giá chung về thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ 53 CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 58 I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ 58 1. Những động lực chủ yếu cho chuyển dịch cơ cấu ngành 58 2. Những khó khăn 59 II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ 60 1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu 60 2. Dạng cơ cấu ngành kinh tế 61 3. Xây dựng chỉ tiêu cơ cấu ngành kinh tế theo GDP, lao động, vốn 62 4. Hướng phát triển các ngành 66 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006-2010 68 1. Lựa chọn các khâu đột phá cho chuyển dịch cơ cấu ngành ở Phú Thọ 68 2. Khai thác các nguồn lực để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 71 2.1. Vốn 71 1.2. Lao động 75 3. Mở rộng thị trường sản phẩm hàng hoá 77 IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 79 KẾT LUẬN 81 Phụ lục 1: Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu ngành theo GDP thời kì 2006-2010 82 Phụ lục 2: Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu lao động thời kì 2006-2010 84 Phụ lục 3: Tính toán các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư thời kì 2006-2010 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các ngành, các lĩnh vực, các tỉnh, thành phố đã xây dựng qui hoạch phát triển ngành, qui hoạch vùng và qui hoạch các địa phương. Các qui hoạch này đã có đóng góp cho sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương và làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển ngành, vùng . Mục tiêu phát triển đối với một Quốc gia hay bất cứ địa phương nào cũng bao gồm ba mục tiêu là tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu về phát triển xã hội. Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện sự biến đổi về chất của nền kinh tế cho nên kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang tính mục tiêu. Vì thế kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội của Quốc gia cũng như của bất cứ địa phương nào. Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, được biết đến nhiều qua nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Đền Hùng hay đặc biệt hơn đây chính là “đất tổ Vua Hùng”. Từ ngày tách tỉnh (1/1/1999) đến nay, tình hình kinh tế-xã hội Phú Thọ có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Phú Thọ vẫn nằm trong những tình nghèo của cả nước. Cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005, nông nghiệp chiếm 26%, công nghiệp-xây dựng chiếm 40% và dịch vụ chiếm 34% GDP của tỉnh. Trong khi đó cơ cấu ngành kinh tế của cả nước,nông nghiệp chiếm 20,5%, công nghiệp chiếm 41%, dịch vụ chiếm 38,5% GDP của cả nước. Trong thời gian tới, cơ cấu kinh tế của tỉnh có tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước hay không thì việc đặt ra kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là rất quan trọng. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là việc chủ động xác định các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì kế hoạch, đưa ra các chính sách, giải pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó và tạo ra một cơ cấu ngành có hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy mà trong thời gian thực tập vừa qua, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài “kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu những lí luận chung về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hệ thống kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Từ đó đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 ở tỉnh Phú Thọ. Qua đó rút ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của nó trong quá trình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trên cơ sở đó nhằm xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho thời kì kế hoạch tiếp theo-thời kì 2006-2010 và tìm ra các giải pháp cần thiết nhất để thực hiện kế hoạch này một cách hiệu quả nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 để nhằm xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 và tìm các giải pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp đã sử dụng trong đề tài là: - Phương pháp phân tích so sánh tổng hợp - Phương pháp kinh tế lượng - Các phương pháp thống kê 5. Kết cấu của đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài kết cấu gồm 3 chương sau: Chương 1: Lí luận chung về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hệ thống kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh. Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 của tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 của tỉnh Phú Thọ và các giải pháp thực hiện. Khi nghiên cứu đề tài này, do bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ của thầy, cô giáo và sự đóng góp của các bạn. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH I. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP TỈNH 1. Vị trí của kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống kế hoạch Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội là sự cụ thể hoá các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của tỉnh. Nó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kì 5 năm và xác định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển của khu vực kinh tế nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “xây dựng kế hoạch 5 năm trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội”. Cũng như cấp Quốc gia, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giữ vị trí trung tâm trong hệ thống kế hoạch cấp tỉnh. Thời hạn 5 năm là thời hạn trùng lặp với nhiệm kì làm việc của cơ quan Chính Phủ, là thời hạn theo đó lợi ích đầu tư bắt đầu có sau một năm hoặc một vài năm. Những kế hoạch trong phạm vi 5 năm thường chính xác hơn, dễ thực thi hơn những kế hoạch có thời gian dài hơn. Mục tiêu chủ yếu của việc lập kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh bao gồm: (1) Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong giai đoạn 5 năm như: mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiết kiệm, các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội. (2) Xác định các chương trình và lĩnh vực phát triển. Đây là cơ sở để hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu phát triển của kì kế hoạch 5 năm. (3) Phần các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm sẽ bao gồm hai nội dung cơ bản: Thứ nhất là xác định các cân đối vĩ mô chủ yếu như cân đối vốn đầu tư, cân đối xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế. Thứ hai là xây dựng, hoàn thiện những vấn để cơ chế quản lý, các chính sách kinh tế, về hiệu lực bộ máy quản lý và các vấn đề tổ chức thực hiện. 2. Các bộ phận cấu thành kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó vừa là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kì bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kì kế hoạch.Vì vậy kế hoạch mục tiêu và kế hoạch biện pháp là hai bộ phận cấu thành nên hệ thống kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của Quốc gia cũng như của tỉnh (địa phương). Một là, các kế hoạch mục tiêu (còn được gọi là các kế hoạch phát triển) xác định những mục tiêu tổng quát và các mục tiêu chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn 5 năm như: mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chỉ tiêu về phúc lợi xã hội. Như vậy các kế hoạch mục tiêu như kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch hoá phúc lợi xã hội. Hai là, các kế hoạch biện pháp đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cũng như các chính sách và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch mục tiêu. Như vậy, các kế hoạch biện pháp bao gồm: kế hoạch các yếu tố nguồn lực: kế hoạch lao động, kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch bảo đảm ngân sách, kế hoạch phát triển thương mại, kế hoạch tài chính- tiền tệ. Hai bộ phận này có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Hiện nay, trong nội dung đổi mới lập kế hoạch gắn với nguồn lực cân đối hơn sự gắn kết của hai bộ phận này với nhau.

doc103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng vốn ít, qui mô nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao. - Vốn đầu tư chưa được đẩy mạnh. Tổng vốn đầu tư huy động được đến năm 2005 mới đạt 4032 tỷ đồng, đạt 98,3% so với kế hoạch. Đầu tư qua ngân sách tỉnh mới chiếm 23,3%, vốn đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân mới đạt 27,4%; phần còn lại phải phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương và từ các khu vực khác nên công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư phát triển còn bị động, lúng túng, phụ thuộc nhiều vào trợ cấp của trung ương. Cơ cấu đầu tư còn dàn trải, phân tán, chất lượng hiệu quả đầu tư ở một số ngành và lĩnh vực chưa cao. - Các yếu tố thế mạnh chưa được khai thác nhiều như khai thác tiềm năng thế mạnh về đất rừng để phát triển để phát triển vùng trồng cây nguyên liệu (chè, giấy…), cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến; tiềm năng về du lịch có lợi thế nhưng đầu tư chưa nhiều, khai thác còn hạn chế… - Các cơ chế chính sách của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tuy cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư đã thông thoáng, hấp dẫn, song việc phối hợp tổ chức thực hiện giữa các cấp các ngành vẫn còn vướng mắc, có lúc, có nơi còn gây cản trở, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ còn chậm, nhất là hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ vốn, hạ tầng (điện, nước, giao thông…), thời gian làm thủ tục kéo dài làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Từ đó dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, còn gây thất thoát lãng phí. - Ngoài ra còn do một số yếu tố tự phát như thiên tai thường xuyên xảy ra, dịch cúm gia cầm bùng phát …gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vật nuôi. Về mặt chủ quan, công tác nghiên cứu, dự báo, qui hoạch, kế hoạch chưa chuẩn xác. Công tác chỉ đạo, quản lí, điều hành của các cấp các ngành và cơ sở chưa đồng bộ, có mặt còn chủ quan duy ý chí, chưa theo kịp với yêu cầu của cơ chế thị trường. * * * Trong 5 năm qua, Phú Thọ đã tích cực đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, kết quả đạt được vừa là sự khẳng định hướng chuyển dịch cơ cấu phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Những hạn chế, khó khăn và yếu kém trong qúa trình thực hiện chyển dịch là khó tránh khỏi và đó là cơ sở để đề ra phương hướng khắc phục tiếp tục thực hiện việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu các ngành theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong những thời kì tiếp theo (2006-2010). CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ 1. Những động lực chủ yếu cho chuyển dịch cơ cấu ngành Cơ cấu ngành có chuyển dịch đúng xu hướng hay không thì với bất cứ môt địa phương nào khi xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng cần căn cứ vào những động lực chính của địa phương mình. Đối với Phú Thọ thì những động lực chủ yếu cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là: Thứ nhất, Việt trì trở thành một trong những trung tâm kinh tế-thương mại của vùng núi phía Bắc. Đây sẽ là nơi chung chuyển hàng hoá¸thiết yếu của vùng. Hơn nữa, Việt Trì lại trở thành thành phố lễ hội với nhiều di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng, trong đó có những di tích nổi tiếng như Đền Hùng, Đầm Ao Châu,, khu Ao Trời-Suối tiên, khu mỏ nước khoáng nóng La Phù-Thanh Thuỷ. Do đó, đây sẽ là điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển ngành du lịch. Thứ hai, mối quan hệ liên kết kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ, Hà nội với khu vực phía Tây Đông Bắc. Địa bàn trong điểm Bắc Bộ và Hà nội là thị trường tiêu thụ lớn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu từ nông lâm khoáng sản và vật liệu xây dựng. Hà nội cũng là nơi cung cấp các mặt hàng công nghiệp thiết yếu, hỗ trợ kĩ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ cung cấp thông tin mà các tỉnh khác rất cần trong đó có Phú Thọ. Thứ ba là những thế mạnh rõ nét của Phú Thọ có khả năng khai thác trong tương lai, cụ thể: Đối với sản xuất nông nghiệp có thể khai thác chè với khối lượng lớn do đã hình thành vùng chè tập trung ở các huyện đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Phù Ninh, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ; có khả năng khai thác những sản phẩm từ lâm nghiệp như gỗ, mành tre…có khả năng xuất khẩu. Đối với công nghiệp, có thể khai thác lợi thế về sản phẩm của công nghiệp chế biến nông lâm sản như chế biến chè, công nghiệp chế biến thực phẩm; sản phẩm từ công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, công nghiệp sản xuất xi măng… Có thể khai thác lợi thế về du lịch thông qua những di tích nổi bật như Đền Hùng, Đầm Ao Châu, khu mỏ nước khoáng nóng La Phù…hiện đang được đầu tư mạnh và có khả năng khai thác tiềm năng du lịch trong tương lai. Thứ tư là sự phát triển mạnh của các khu công nghiệp. Bên cạnh sự phát triển mạnh của khu công nghiệp Việt Trì thì với sự phát triển mạnh của khu công nghiệp Thuỵ Vân - Đồng Lạng với rất nhiều dự án đã đầu tư xong và đang đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, như công ty chè Phú Đa của Irac ở Thanh Sơn, vốn đầu tư 15,1 triệu USD; công ty chè Phú Bền của Bỉ ở Thanh Ba, vốn đầu tư 13 triệu USD; công ty TNHH thực phẩm Mỳ ở Đồng Lạng- Phù Ninh, vốn đầu tư 12,5 triệu USD… Đó là những động lực chính để Phú Thọ có thể tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo đúng xu thế. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu ngành của Phú Thọ. 2. Những khó khăn - Sức cạnh tranh, khả năng hội nhập của nền kinh tế, của doanh nghiệp và các sản phẩm còn yếu, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp với sự biến động của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, nhất là việc gia nhập WTO và tham gia lộ trình hội nhập AFTA toàn diện vào năm 2006. - Phú Thọ vẫn là một tỉnh khó khăn, GDP bình quân đầu người mới bằng 71,1% so bình quân chung của cả nước. Sức hấp dẫn thu hút đầu tư chưa cao, huy động nguồn lực cho đầu tư chưa nhiều, nhất là huy động nội lực, trong khi sức ép về nhu cầu đầu tư rất lớn, sẽ co kéo nhiều mục tiêu trong cân đối ngân sách. - Những biến động phức tạp về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân... - Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thiếu đồng bộ, trình độ công nghệ thấp, giá thành sản phẩm cao, kém sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó sự gắn kết giữa các cơ sở công nghiệp với nhau và giữa công nghiệp với nông lâm nghiệp, nhất là sự gắn kết giữa chế biến với vùng nguyên liệu chưa chặt chẽ. Đó là một số khó khăn có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Phú Thọ. II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ 1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu Để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo đúng xu thế thì Phú Thọ cần quán triệt những quan điểm sau: - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dựa trên cơ sở thế mạnh vốn có và khả năng khai thác tiềm năng của tỉnh. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng trong tỉnh như phát triển những ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy, công nghiệp vật liệu xây dựng…Phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành mũi nhọn trong tỉnh . Trong nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi với những gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao, giảm tỉ trọng trồng trọt nhưng giá trị sản xuất thì không ngừng tăng thông qua việc phát huy những đặc sản của tỉnh như Bưởi đoan Hùng, hồng Hạc Trì, chè…mang lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu. - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo xu thế “mở”- chú ý đến giao lưu, trao đổi kinh tế ngoài tỉnh. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với bên ngoài. Theo đó, Phú Thọ sẽ xuất khẩu những sản phẩm lợi thế như giày thể thao, mành các loại, hàng may mặc, chè khô, …Đồng thời nhập khẩu những sản phẩm mà Phú Thọ có nhu cầu nhưng không có lợi thế như bột giấy, hoá chất, thép, … Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo xu thế “mở”. - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bảo đảm tính đồng bộ: (1) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP, GO phải gắn với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo lao động và theo vốn đầu tư. (2) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần kết hợp với cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ. Cơ cấu ngành kết hợp với cơ cấu thành phần thể hiện ở việc sử dụng các chính sách, biện pháp động viên sự phát triển của các thành phần kinh tế để thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương. Cơ cấu ngành gắn với cơ cấu vùng-lãnh thổ thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp, vừa tạo động lực cho phát triển kinh tế, vừa tạo điều kiện để đô thị hoá nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải tạo khả năng tăng thu nhập cho kinh tế tỉnh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trong tỉnh, đồng thời phải tạo được khâu đột phá để phát triển kinh tế xã hội, góp phần giải quyết thất nghiệp, nghèo đói và môi trường sinh thái… 2. Dạng cơ cấu ngành kinh tế Hiện nay, trong xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì việc lựa chọn cơ cấu ngành sao cho hợp lí để đạt được mục tiêu luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Đối với Phú Thọ thì: - Quan điểm tổng quát về lựa chọn cơ cấu kinh tế là đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Tăng nhanh năng suất lao động, hình thành những động lực, mũi nhọn cho quá trình hội nhập. - Cơ cấu kinh tế phải năng động, thích ứng nhanh với sự thay đổi của tình hình địa phương và cả nước. Cơ cấu kinh tế phải đảm bảo cho qui mô lớn, qui mô vừa va nhỏ. Trong đó chú trọng qui mô vừa và nhỏ phát triển hài hoà, tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài. Do đó Phú Thọ cần lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế mà cho phép phát huy tối đa khả năng cho phép của các nguồn nội lực, tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, phát triển mạnh nông- lâm- thuỷ sản tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển. Trên mối tương quan phát triển công nghiệp-nông lâm thuỷ sản và lợi thế so sánh của Phú Thọ để phát triển dịch vụ tương ứng. Tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ sẽ tăng nhanh, tỉ trọng nông lâm thuỷ sản sẽ giảm tương ứng. Vậy dạng cơ cấu ngành kinh tế hợp lí nhất với Phú Thọ là cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Trong đó, công nghiệp là ngành giữ vị trí quan trọng nhất, làm đòn bẩy cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và dịch vụ, bởi công nghiệp là ngành cung cấp công cụ lao động, nguyên liệu, vật liệu cho toàn bộ quá trình sản xuất của nền kinh tế, cũng như cung cấp vật phẩm tiêu dùng cho đời sống nhân dân và hàng hoá xuất khẩu. Mặt khác, công nghiệp cũng là ngành tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác và của chính bản thân các ngành công nghiệp với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sư phát triển của toàn bộ nền kinh tế. 3. Xây dựng chỉ tiêu cơ cấu ngành kinh tế theo GDP, lao động, vốn a) Chỉ tiêu cơ cấu ngành theo GDP Áp dụng phương pháp tính như ở chương 1. Nội dung tính toán như ở phần phụ lục 1, ta có kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP thời kì 2006-2010 như trong bảng sau: Bảng 3.1: Chỉ tiêu cơ cấu ngành theo GDP tỉnh Phú Thọ thời kì 2006-2010 (giá hiện hành) Đơn vị tính: GDP: tỷ đồng; Cơ cấu: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 GDP 7411 8336 9332 10449 11704 Nông-lâm- thuỷ sản 1862 2032 2217 2418 2639 Công nghiệp–xây dựng 2973 3365 3809 4312 4881 Dịch vụ 2612 2939 3306 3719 4184 Cơ cấu 100 100 100 100 100 Nông-lâm- thuỷ sản 25.0 24.4 23.8 23.1 22.5 Công nghiệp–xây dựng 39.9 40.4 40.8 41.3 41.7 Dịch vụ 35.1 35.2 35.4 35.6 35.8 Nguồn:Kết quả tính toán phụ lục 1 Hình 3: Cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ Qua bảng cho thấy, mục tiêu GDP thời kì này là 11704 tỷ đồng, cao gấp 1,76 lần so với thực tế năm 2005 và cao gấp 1,91 lần so với kế hoạch 2001-2005. Trong đó, cơ cấu nông nghiệp là 22,5%, thấp hơn thực tế năm 2005 là 3,5% và thấp hơn kế hoạch 2001-2005 là 2%; cơ cấu công nghiệp là 41,8%, cao hơn thực tế 2005 là 1,8% và cũng cao hơn kế hoạch 2001-2005 là 2%; Cơ cấu dịch vụ đặt mục tiêu bằng với mục tiêu 2001-2005 và cao hơn thực tế 2005 là 1,7%. b) Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư Áp dụng phương pháp mô hình tăng trưởng đầu tư của Harrod-Domar . Ta có kết quả cơ cấu ngành theo vốn đầu tư như trong bảng sau: Bảng 3.2: Cơ cấu VĐT cho các ngành thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ Đơn vị: VĐT: tỷ đồng; Cơ cấu: % Chỉ tiêu Nhu cầu VĐT Cơ cấu VĐT Tổng 23126 100 Nông-lâm-thuỷ sản 4194 18.1 Công nghiệp-xây dựng 10148 43.9 Dịch vụ 8784 38.0 Nguồn: Kết quả tính toán phụ lục 3 H×nh 4: C¬ cÊu nhu cÇu vèn ®Çu t­ thêi k× 2006-2010 Thời kì này với mục tiêu chỉ đạo là hoàn thành đạt cao nhất kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thực hiện thành công và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra nên nhu cầu vốn đầu tư thời kì này là rất cao khoảng 23126 tỷ đồng, gấp 5,64 lần so với kế hoạch 2001-2005 và gấp 5,73 lần so với thực tế năm 2005, tốc độ tăng bình quân thời kì này là 7,56%/năm. Trong đó, vốn đầu tư nông nghiệp chiếm 18,1%, khoảng 4149 tỷ đồng gấp 5,46 lần so với kế hoạch 2001-2005 và gấp 15,3 lần sản phẩm với thực tế năm 2005; vốn đầu tư công nghiệp chiếm 43,9%, khoảng 10148 tỷ đồng gấp 6,07 lần kế hoạch 2001-2005 và gấp 5,95 lần năm 2005. Vốn đầu tư cho dịch vụ chiếm 38%, khoảng 8784 tỷ đồng gấp 5,29 lần so với kế hoạch 2001-2005. c) Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động Áp dụng phương pháp tính hệ số co giãn việc làm- GDP như đã nêu ơe chương 1, nội dung tính toán được như ở trong phụ lục 2. Ta có chỉ tiêu lao động thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3: Chỉ tiêu kế hoạch lao động thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ Chỉ tiêu Số lao động (nghìn người) Cơ cấu lao động (%) LĐ làm việc trong các ngành kinh tế 805.6 100 Nông-lâm- thuỷ sản 506.4 62-63 Công nghiệp-xây dựng 144 17-18 Dịch vụ 155.1 19-20 Nguồn: kết quả tính toán phụ lục 2 H×nh 5. C¬ cÊu lao ®éng thêi k× 2006-2010 17.8 Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế thời kì này là 805,6 nghìn người, tăng khoảng 82,6 nghìn người so với kế hoạch 2001-2005. Trong đó lao động làm việc trong nông nghiệp giảm xuống còn 62-63%, thấp hơn kế hoạch 2001-2005 khoảng 7-8%; lao động làm việc trong công nghiệp thì tăng lên đáng kể, khoảng 144 nghìn người, tăng 24,7 nghìn người so với kế hoạch thời kì trước và tăng khoảng 25,4 nghìn người so với thực tế năm 2005. Đặc biệt là sự tăng lên đáng kể của lao động làm việc trong ngành dịch vụ đã tăng khoảng 57,4 nghìn người so với thực tế năm 2005, đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển ngành dịch vụ của tỉnh trong thời gian tới. 4. Hướng phát triển các ngành Để có thể đạt được mục tiêu như kế hoạch 2006-2010 đã đề ra, việc lựa chọn hướng phát triển các ngành là rất quan trọng, cụ thể: a) Ngành nông nghiệp - Thực hiện có hiệu quả các chương trình nông-lâm nghiệp trọng điểm. Hoàn thành kế hoạch dồn đổi ruộng đất, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh về tập trung sản xuất lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển thuỷ sản. Thực hiện liên kết giữa sản xuất nông-lâm nghiệp chế biến với thị trường tiêu thụ. - Tăng cường ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tập trung giải quyết tốt khâu giống: tăng cường diện tích tưới tiêu chủ động để thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Cơ cấu lại diện tích đất nông nghiệp, chuyển đổi khoảng 2-2,5 nghìn ha đất trồng cây lương thực kém hiệu quả hoặc những vị trí thuận lợi để phát triển ngành nghề, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao giá trị sử dụng đất. - Rà soát, đánh giá lại diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, điều chỉnh cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ để phát triển để lấy gỗ, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Triển khai quy hoạch mở rộng diện tích đất trồng cây nguyên liệu, đảm bảo đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. - Tăng cường đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng hệ thống chợ nông thôn, cụm công nghiệp nhỏ ở thị trấn huyện, cụm đông dân cư, phát triển ngành nghề, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu lao động và tăng tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn. b) Ngành công nghiệp – xây dựng - Tập trung thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp có tiềm năng, có khả năng tiêu thụ tốt vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản... đi đôi với quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, hiệu quả; chú trọng thu hút đầu tư vào những ngành có khối lượng sản phẩm lớn, công nghệ cao, nhanh tạo nguồn thu ngân sách như xi măng, bia, rượu cồn, chè, giấy, chế biến khoáng sản, sản xuất đồ gỗ... - Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, gia công cơ khí, rèn, mộc, sửa chữa dụng cụ, phương tiện ở khu vực nông thôn để tận dụng nguyên liệu, giải quyết lao động, tăng thu nhập cho người lao động ngay tạo địa bàn nông thôn. Chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu. - Phát triển công nghiệp cơ khí nhỏ phục vụ nông lâm nghiệp, thuỷ sản như làm đất, tưới tiêu vận chuyển... c) Ngành dịch vụ - Tập trung phát triển du lịch Đền Hùng, lấy Đền Hùng-Việt Trì làm tâm điểm du lịch khác như Đầm Ao Châu, nước khoáng Thanh Thuỷ, vườn Quốc Gia Xuân Sơn ... Phát huy lợi thế về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, văn hoá tâm linh xây dựng Việt Trì trở thành thành phố lễ hội hướng về cội nguồn, mang nét đặc trưng của cả nước, trung tâm kinh tế thương mại, vận tải, xuất khẩu hàng hoá, tín dụng, ngân hàng, khoa học công nghệ, văn hoá, thể thao của vùng, là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với các trung tâm kinh tế, thương mại lớn ở miền Bắc và cả nước. - Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ thương mại, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin liên lạc, điện, nước...đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống trên tất cả các địa bàn từ thành thị đến nông thôn, miền núi. - Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu qua điểm thông quan của tỉnh. Tăng cường mối quan hệ với các cấp, các ngành của tỉnh với các tổng công ty và doanh nghiệp để xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ. Nâng dần tỉ lệ hàng xuất khẩu qua chế biến, có hàm lượng khoa học công nghệ với giá trị tăng cao. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006-2010 1. Lựa chọn các khâu đột phá cho chuyển dịch cơ cấu ngành ở Phú Thọ a) Trong nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, thời tiết…những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu cây trồng vật nuôi và nâng cao năng suất. Với mục tiêu của sản xuất nông nghiệp là nhằm thoả mãn nhu cầu nông sản cho cho xã hội, tuy nhiên để sản xuất phát triển một cách ổn định cần phải quan tâm đến sức tiêu thụ của xã hội. Đối với Phú Thọ thì lao động nông nghiệp vẫn là chính, phần lớn dân trí của họ lại không cao.Trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Phú Thọ cần chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng vật nuôi một cách hợp lí phù hợp với điều kiện của địa phương. Đối vơi trồng trọt thì cần căn cứ vào cơ cấu đất nông nghiệp để bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp với những phương thức canh tác tiên tiến, đưa nhanh các giống mới vào sản xuất để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị trường tiêu thụ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới, Phú Thọ cần phát triển các vùng kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng: - Vùng phát triển kinh tế miền núi gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà và Đoan Hùng: Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất rừng để phát triển trồng cây nguyên liệu (chè, giấy...), cây lấy gỗ cung cấp chủ yếu cho công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển chè chất lượng cao ở Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa; cây ăn quả đặc sản nhất là bưởi ở Đoan Hùng. - Vùng kinh tế ven sông Hồng, sông Lô và sông Đà gồm: Nam và đông nam Hạ Hoà, Tây Nam Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thuỷ. Phát triển cây lúa, cây ngô chất lượng cao; chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản theo qui mô tập trung, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá lớn đáp ứng yêu cầu thị trường. Như vậy, thời kì này muốn chuyển đổi nhanh cơ cấu nông nghiệp thì: - Tập trung giải quyết khâu đột phá là cung ứng đủ giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá bán hợp lí phù hợp với thu nhập của người dân. - Đảm bảo khâu tưới tiêu: xây dựng hệ thống thuỷ lợi tưới vùng đồi, núi; biện pháp thâm canh, tăng vụ, ứng dụng nhanh những tiến bộ kĩ thuật . - Tập trung đầu tư thực hiện tốt, hiệu quả các chương trình dự án sản xuất lương thực, phát triển vùng chè, nuôi lợn xuất khẩu, phát triển cây ăn quả, phát triển rừng và nuôi trồng thủy sản trong đó chú trọng đến những nông sản xuất khẩu. - Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thành công tác giao đất khoán rừng cho các thành phần kinh tế. - Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản không những trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh và một số nước trong khu vực và thế giới. b) Trong công nghiệp - Lựa chọn một cơ cấu công nghiệp hợp lí, phù hợp với những đặc thù của tỉnh, đồng thời có thể khai thác tối đa, triệt để nguồn nội lực như vốn, nguyên liệu, lao động, tay nghề, cơ sở vật chất hiện có thì vấn đề then chốt là làm tốt công tác qui hoạch. Trong thời gian tới, trên cơ sở hoàn thành công tác qui hoạch tổng thể, các địa phương cần phải làm tốt công tác qui hoạch phát triển ngành công nghiệp. - Tập trung đầu tư phát triển những ngành có ưu thế phát triển tạo được sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả, sản phẩm có sức cạnh tranh cao đó là công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy, công nghiệp phân bón hoá chất… Cần bố trí ở những nơi gần nguồn nguyên liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển cũng như phát huy được lợi thế của vùng. Khâu đột phá là phát triển khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ như khu công nghiệp Thuỵ Vân-Việt Trì; khu, cụm công nghiệp Đồng Lạng - Phù Ninh với trung tâm tinh chế chè ở Phù Ninh; điểm công nghiệp ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hoà để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này. - Một trong những khâu đột phá cho chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển nông lâm thủy sản, du lịch và bảo vệ môi trường. - Phú Thọ phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành thực hiện tốt sự chỉ đạo của Chính Phủ là đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang ngừng hoạt động chờ giải quyết để khu công nghiệp Việt Trì phát huy được lợi thế ngày càng lớn trong nền kinh tế. Mở rộng liên doanh liên kết thu hút vốn bên ngoài để có thể đổi mới nhanh khu công nghiệp. c) Trong dịch vụ Phú Thọ là tỉnh có nhiều di tích lịch sử và được xếp hạng như Đền Hùng, Đầm Ao châu, khu Ao trời-Suối Tiên, mỏ nước khoáng nóng La Phù- Thanh Thuỷ…nên trong thời gian tới cần phát triển tổng hợp các loại hình du lịch nhằm khai thác triệt để tiềm năng, Trong đó ưu tiên phát triển du lịch lế hội, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái…khâu đột phá cần thực hiện là: - Xây dựng các khu đô thị, thương mại dịch vụ và nhà ở chất lượng cao, các khu thể thao, vui chơi giải trí, trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch xung quanh Đền Hùng, từng bước xây dựng vùng kinh tế động lực (hạt nhân là thành phố Việt Trì) trở thành trung tâm kinh tế,thương mại, dịch vụ của cả vùng các tỉnh miền núi phía Bắc. - Phát triển du lịch quanh khu vực Đầm Ao Châu (Hạ Hoà), đền Mẫu Âu Cơ (Lâm Thao), vườn quốc gia Xuân Sơn (Thanh Sơn), khu du lịch nước khoáng nóng La Phù (Thanh Thuỷ) … Tạo các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến với Phú Thọ. 2. Khai thác các nguồn lực để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2.1. Vốn a) Nguồn vốn khai thác Thời kì 2001-2005, nguồn vốn được khai thác chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước khoảng 53,1% trong đó đầu tư qua ngân sách tỉnh chỉ chiếm 23,3%, còn lại là đầu tư qua Bộ, Ngành chiếm tới 29,8%; vốn đầu tư từ khu vực tư nhân chiếm 27,4% và trực tiếp nước ngoài chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, khai thác các nguồn nội lực chưa nhiều, phần lớn nguồn vốn khai thác phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài cả trong và ngoài nước. Thời kì 2006-2010, cần có những chính sách ưu tiên, động viên để huy động tới mức tối đa khả năng đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân, dự kiến nguồn vốn từ khu vực này chiếm 38,2% tổng vốn đầu tư xã hội. Tiếp tục huy động vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 19% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt với chủ trương thực hiện chính sách tiết kiệm, ngân sách tỉnh hàng năm giành 12% từ nguồn thu nội địa và 50% từ các nguồn vượt thu để bổ sung cho đầu tư phát triển, nâng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh chiếm 24% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tư thời kì 2006-2010 được thể hiện như trong bảng sau: Bảng 3.4: Cơ cấu VĐT theo nguồn thời kì 2006-2010 Đơn vị tính: Vốn đầu tư : tỷ đồng; cơ cấu:% Nguồn vốn Vốn đầu tư Cơ cấu VĐT Tổng 23126 100 Đầu tư từ NSNN 9898 42.8 Đầu tư của dân cư và tư nhân 8834 38.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4394 19.0 Nguồn: Kế hoạch vốn đầu tư thời kì 2006-2010 Như vậy, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 42,8% trong đó 24% nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh và chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước khoảng 18,8%. Tuy nhiên, đầu tư trong ngân sách tỉnh chỉ chiếm 24%, vốn đầu tư từ khu vực dân cư, tư nhân chiếm 38,2%. Như vậy phần còn lại phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài kể cả trong nước và ngoài nước. Giải pháp huy động nguồn vốn thời gian tới cụ thể là: - Điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phù hợp với khả năng hỗ trợ tài chính của tỉnh, sử dụng hiệu quả quỹ đất, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng các cụm, khu công nghiệp, các cơ sở dịch vụ, du lịch, khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí. - Tích cực chuẩn bị các dự án để tranh thủ vốn đầu tư từ các cơ chế chính sách của Nhà nước, tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành đối với các dự án quy hoạch ngành trên địa bàn. Bố trí đủ vốn đối ứng để khai thác tốt nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án quy hoạch của các Bộ, ngành, vốn ODA trên địa bàn. - Xây dựng mới và điều chỉnh các cơ chế, chính sách huy động vốn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, để đầu tư các công trình hạ tầng gắn với lợi ích hưởng thụ trực tiếp của nhân dân như đường giao thông, công trình thuỷ lợi, chợ, trường học, cơ sở dịch vụ... khai thác tốt các nguồn lực trong dân cư đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư phát triển. - Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá tài chính, tín dụng. Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng trên 15%/năm, tỉ lệ huy động ngân sách nhà nước trên 11% GDP của tỉnh. b) Đầu tư vốn theo trọng điểm ưu tiên Việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn được tạo ra và cách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Vì vậy, vốn cần được đầu tư theo trọng điểm ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn lực và đem lại hiệu quả không cao. Với mục tiêu đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước, trọng tâm là thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, nhanh chóng và thông thoáng trong giải quyết các thủ tục nhằm tăng nhanh số dự án đầu tư, chú trọng đầu tư các dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, hiệu quả kinh tế cao, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước. - Ưu tiên phát triển các ngành có hệ số ICOR thấp, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, thu hút nhiều lao động, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng nhanh như các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống, làm hàng xuất khẩu. Đây có thể coi là ngành công nghiệp “mũi nhọn” của tỉnh. Các dự án ưu tiên đầu tư: Tên Chương trình, dự án Địa điểm đầu tư Qui mô, công suất Dự kiến VĐT (Triệu USD) Hình thức đầu tư Nhà máy tinh chế chè Phù Ninh 2,5 Trong nước Trung tâm tinh chế chè và trộn chè Đoan Hùng, Thanh Ba 2,0 Trong nước Đầu tư cải tạo nâng cấp và mở rộng nhà máy xi măng Thanh Ba 160.000 tấn/năm 20 ODA, FDI Mở rộng sản xuất mành trúc, mành gỗ xuất khẩu Việt Trì 5 Trong nước - Đầu tư cho nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu. Các dự án ưu tiên đầu tư: Tên chương trình, dự án Địa điểm đầu tư Qui mô, công suất Dự kiến VĐT (Triệu USD) Hình thức đầu tư Sản xuất giống cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả bằng công nghệ cao Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ, Phù Ninh, Đoan Hùng 10 tấn/năm ODA. NGO Chương trình phát triển cây chè Trọng điểm 8 huyện 30 Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài Trồng mới chè chất lượng cao Thanh Sơn, Yên Lập 2.300ha 38 Liên doanh Chương trình nuôi lợn, bò thịt Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao 25 ODA hoặc FDI Trồng nguyên liệu giấy Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Phù Ninh 10.000 ha 12 Liên doanh - Đầu tư phát triển các khu đô thị mới, các khu thương mại-nhà ở, phát triển các ngành dịch vụ như khách sạn-du lịch, tạo diện mạo mới cho đô thị Việt Trì, mở rộng thị trường giao lưu kinh tế, tăng nhanh lợi nhuận. Các dự án ưu tiên đầu tư: Tên ch ương trình, dự án Địa điểm đầu tư Qui mô, công suất Dự kiến VĐT (Triệu USD) Hình thức đầu tư Khu du lịch Đền Hùng Lâm Thao 10 tấn/năm ODA, NGO Xây dựng khu du lịch Ao Châu Hạ Hòa 260 ha mặt nước 300 Liên doanh, ODA Xây dựng khu du lịch nước khoáng nóng chữa bệnh và điều dưỡng Thanh Thủy 200 ha mặt nước 10 Liên doanh, ODA Xây dựng trung tâm thương mại Việt Trì Việt Trì 8 Liên doanh Xây dựng chợ đầu mối Việt Trì, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Tam Nông 6 Liên doanh 1.2. Lao động Để khai thác nguồn lực về lao động có hiệu quả cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì trước hết cần phải chú trọng đến việc tăng cường đào tạo nguồn lao đông. Bởi, quá trình đào tạo nguồn nhân lực làm cho tỉ lệ lao động có trình đọ chuyên môn, có khả năng thích ứng với các trang thiết bị công nghệ tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu về lao động cho phát triển công nghiệp; hơn nữa những người lao động qua đào tạo sẽ có nhu cầu việc làm cao hơn, thu nhập cao hơn, khi đó nhu cầu tiêu dùng đối với các hàng hoá lâu bền và cao cấp tăng lên, kích thích các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển, tăng tỉ trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Mặt khác, lao động được đào tạo sẽ tăng được năng suất lao động trong tất cả các ngành kinh tế; sự chuyển dịch cơ cấu lao động đặc biệt là chuyển dịch lao động sẽ không ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của nông nghiệp. Do vậy, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực là giải pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nguòn lao động. Đồng thời, trong thời gian tới cũng cần đào tạo nhanh nguồn nhân lực có chất lượng cao để có đủ số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển từng ngành; các giải pháp cụ thể là: - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, trong đó chú trọng đến chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học đúng độ tuổi. Từng bước thực hiện các chuẩn về chất lượng, nội dung chương trình, điều kiện cơ sở vật chất cho các cấp học và bậc học tương ứng với quá trình đổi mới chương trình nội dung giáo dục. Tăng cường đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục có trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo các yêu cầu về chuẩn đào tạo. Huy động và sử dụng mọi nguồn vốn cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. - Đổi mới cơ cấu đào tạo theo ngành nghề và trình độ, đáp ứng nhu cầu nhân lực và nhu cầu cán bộ cơ sở. - Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Hùng Vương. Tăng cường mối quan hệ giữa đơn vị sử dụng lao động với cơ sở đào tạo và người lao động; đẩy mạnh hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên kết với các đơn vị, ngành Trung ương để tăng cường phương tiện, trang thiết bị, giảng viên cho đào tạo với trình độ, chất lượng cao nhằm thu hút nhu cầu đào tạo của các tỉnh trong vùng. - Hoàn thiện và mở rộng các trường, trung tâm dạy nghề. Tăng kinh phí đào tạo cho các trường và các trung tâm dạy nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực cho thời kì này nhằm tạo nên lực lượng lao động cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nhất là cho thế hệ trẻ. Cần ưu tiên đào tạo nghề cho các ngành nghề mũi nhọn của tỉnh, tạo nên sự chuyển dịch lớn có chất lượng về lao động. - Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động ở nông thôn. Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề cao, năng động phù hợp với sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc. Có chính sách thoả đáng nhằm thu hút cán bộ khoa học kĩ thuật, các chuyển gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về tỉnh xây dựng kinh tế. - Chú trọng việc đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên lực lượng lao động hiện đang làm việc để thích ứng với những yêu cầu mới về nhân lực. Mặt khác phải đưa công nghiệp thu hút nhiều lao động về nông thôn, thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”, tổ chức tốt dạy nghề cho thanh niên nông thôn để đấy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở nông thôn. - Thường xuyên tổ chức hội chợ việc làm để gắn kết giữa người lao động cần việc làm với nơi cần tuyển dụng, hình thành thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. - Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện ăn, ở, sinh hoạt cho người lao động, nhất là các lao động ở khu, cụm công nghiệp. 3. Mở rộng thị trường sản phẩm hàng hoá Sự gia tăng dân số, nhất là dân số đô thị sẽ làm thay đổi mức tiêu dùng xã hội, làm tăng sức mua của thị trường, tác động đến sản xuất. Dự báo, các khu công nghiệp, đô thị, du lịch ở Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ là thị trường tiêu thụ nhiều nông lâm sản. Hiện nay nước ta đã xuất khẩu hàng hoá sang 119 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường tiêu thụ lớn là Nhật Bản, Mỹ và các nước EU…Tỉnh cần tận dụng những cơ hội này để mở rộng và phát triển không những thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh mà còn với thị trường khu vực và thế giới để tận dụng tối đa vị trí của tỉnh, thế mạnh các sản phẩm hàng hoá, tăng cường giao lưu kinh tế, ổn định thị trường truyền thống, thúc đẩy hơn nữa mở rộng thị trường mới… Giải pháp về thị trường hướng vào việc thúc đẩy sự gắn kết thị trường trong tỉnh với ngoài tỉnh và thị trường quốc tế. Vì vậy, Phú Thọ cần tiếp tục duy trì những thị trường truyền thống, những thị trường chủ yếu cũng như không ngừng mở rộng sang các thị trường mới. + Đối với thị trường truyền thống của tỉnh thì thường là những chợ nông thôn, nơi cung cấp những mặt hàng thiết yếu cần thiết phục vụ đời sống và sản xuất cho nhân dân. Đối với một tỉnh miền núi như Phú Thọ, thu nhập của dân cư còn thấp nên sức mua còn hạn chế thì càng cần phải duy trì và giữ vững các thị trường truyền thống, ổn định. Giải pháp cho phát triển thị trường này là: - Cần phát triển nhanh mạng lưới chợ đầu mối và mạng lưới chợ nông thôn, bình quân cứ 4-5 xã có 1 chợ lớn tiện cho nhân dân mua bán không phải đi xa ảnh hưởng đến sản xuất. - Hình thành nhanh các trung tâm thương mại huyện để thu mua hàng hoá sản xuất ra của huyện đưa đến các trung tâm lớn tiêu thụ, kể cả xuất khẩu ra nước ngoài và cung cấp kịp thời các hàng hoá cần thiết cho sản xuất, đời sống của huyện. + Đối với thị trường chủ yếu của Phú Thọ vẫn là thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và một số các tỉnh thành khác. Thủ đô Hà nội là thị trường lớn về tiêu thụ nông lâm thuỷ sản, khoáng sản và các sản phẩm công nghiệp như giấy, hoá chất, phân bón mà công nghiệp Phú Thọ đang sản xuất. Ngoài ra phải kể đến các khu công nghiệp, đô thị, du lịch ở Hải Phòng, Quảng Ninh là thị trường tiêu thụ nhiều nông lâm thuỷ sản. Phú Thọ cần tận dụng những cơ hội này để chiếm lĩnh thị trường. Giải pháp để phát triển thị trường này là: - Duy trì và phát triển thương mại nhiều thành phần để lưu thông hàng hoá. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trung tâm thương mại Việt Trì, thị xã Phú Thọ để làm tốt chức năng đầu mối giao lưu hàng hoá ra và vào của tỉnh - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đầu tư: Nội thương cần làm tốt khâu cung ứng và tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn tỉnh; ngoại thương làm tốt chính sách thu mua xuất khẩu hàng hoá. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối. + Thị trường mới sẽ mở ra nhiều triển vọng cho phát triển của nước ta trong đó có Phú Thọ về thu hút đầu tư và xuất khẩu hàng hóa. Nhất là khi nước ta thực hiện cam kết AFTA vào năm 2006 và hy vọng trở thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm 2006 thì việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Giải pháp cho thị trường này là: - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tận dụng mọi khả năng để có thể tiếp cận với thị trường mới thông qua những đối tác trung gian. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thị trường tiêu thụ với số lượng ngày càng lớn thì phấn đấu nâng cao chất lượng, hạ giá thành như chè, giấy, giầy thể thao, sản phẩm may, sản phẩm dệt, sản phẩm dự án, mành trúc, mành gỗ...Đồng thời tích cực tăng thêm sản phẩm mới thì mới có thể đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng và cạnh tranh được với các đối thủ khác. - Ngay từ bây giờ Phú Thọ phải triển khai đồng bộ từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm và đặc biệt chú ý đến yếu tố chất lượng và giá thành sản phẩm, có như thế mới mở rộng được thị trường tiêu thụ một cách bền vững. - Tăng cường liên kết kinh tế trong và ngoài tỉnh. Liên kết kinh tế được xác định như là một biện pháp quan trọng nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hưóng “mở”, qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Các biện pháp liên kết kinh tế như gắn liền khâu cung ứng và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tổ chức các tuyến điểm du lịch giữa các tỉnh và trong nội tỉnh với nhau. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC (1). Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các Sở, các huyện, thị, thành trong tỉnh và sự tư vấn của Viện Chiến Lược Phát Triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thành và chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ và qui hoạch phát triển ngành. (2). Đề nghị Chính phủ cho thực hiện chính sách chuyển đổi quyền sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh. Thực hiện giao đất, khoán rừng cho người dân và cho các thành phần kinh tế. (3). Đề nghị Chính Phủ tiếp tục hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho phát triển kinh tế -xã hội tỉnh, cũng như trong việc phát triển các ngành kinh tế địa phương. Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng giao thông qua tỉnh như quốc lộ số 2, quốc lộ 32A, 32B, quốc lộ 70... Tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các xã miền núi đặc biệt khó khăn, giúp người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng những phương thức canh tác tiên tiến. (4). Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển kinh tế -xã hội vùng miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 trong việc tập tng phát triển thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, phát triển du lịch, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu. Xây dựng thành phố Việt Trì, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ là những trung tâm kinh tế -thương mại của vùng. Đây là cơ hội tốt để Phú Thọ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. š { › Như vậy, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ cần phải tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được thời kì 2001-2005, khắc phục những tồn tại và yếu kém, vượt qua thử thách của một tỉnh miền núi phía Bắc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010. KẾT LUẬN Sau gần 10 năm kể từ ngày tách tỉnh đến nay Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng, phấn đầu vươn lên phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, nền kinh tế-xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc, chuyển biến tích cực. Kinh tế có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp-dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp; cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội được củng cố và xây dựng mới, năng suất lao động tăng, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng cũng như có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế cần khắc phục khi bước vào thời kì phát triển mới. Chưa khai thác được hết tiềm năng thế mạnh của tỉnh, việc phân bố và sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, kĩ thuật và phương thức sản xuất chưa hiệu quả, phân công lao động còn nhiều bất cập. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thời kì trước, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng làm tiền đề cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch trong những thời kì tiếp theo. Do vậy cần phải có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để có được một cơ cấu kinh tế hợp lí. Cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ thì trong thời kì 2006-2010 không những thực hiện tốt mà còn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đưa Phú Thọ trở thành tỉnh giàu, đẹp, xứng đáng với “đất tổ Hùng Vương”. Phụ lục 1: Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu ngành theo GDP thời kì 2006-2010 Áp dụng phương pháp hồi qui theo tốc độ tăng trưởng kinh tế như đã nêu ở chương 1.Ta có các bảng tính sau: t t' = t-t0 t'- (t' - )^2 GDP(NN) LnGDP(NN) (t'-)LnGDP(NN) 2000 0 -2.5 6.25 1139 7.038 -17.595 2001 1 -1.5 2.25 1227 7.112 -10.668 2002 2 -0.5 0.25 1343 7.203 -3.601 2003 3 0.5 0.25 1544 7.342 3.671 2004 4 1.5 2.25 1646 7.406 11.109 2005 5 2.5 6.25 1707 7.442 18.606 Tổng 15 17.5 1.522 GDP(CN) LnGDP(CN) (t'-)LnGDP(CN) GDP(DV) LnGDP(DV) (t'-)LnGDP(DV) 1395 7.241 -18.102 1288 7.161 -17.902 1565 7.356 -11.033 1391 7.238 -10.857 1758 7.472 -3.736 1516 7.324 -3.662 1912 7.556 3.778 1727 7.454 3.727 2256 7.721 11.582 1965 7.583 11.375 2626 7.873 19.683 2322 7.750 19.375 Tổng 2.172 2.057 Ta có hệ số điều chỉnh và tốc độ tăng bình quân của các ngành thời kì 2006-2010 thể hiện trong bảng sau: Hệ số điều chỉnh k Tốc độ tăng trưởng () Nông nghiệp 0.087 0.091 Công nghiệp 0.124 0.132 Dịch vụ 0.117 0.125 Þ GDP và cơ cấu GDP của các ngành được thể hiện như trong bảng sau: Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 GDP 7411 8336 9332 10449 11704 Nông-lâm- thuỷ sản 1862 2032 2217 2418 2639 Công nghiệp–xây dựng 2973 3365 3809 4312 4881 Dịch vụ 2612 2939 3306 3719 4184 Cơ cấu 100 100 100 100 100 Nông-lâm- thuỷ sản 25.0 24.4 23.8 23.1 22.5 Công nghiệp–xây dựng 39.9 40.4 40.8 41.3 41.8 Dịch vụ 35.1 35.2 35.4 35.6 35.7 Chú thích:Đơn vị tính: GDP- tỷ đồng (giá thực tế), cơ cấu-% Phụ lục 2: Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu lao động thời kì 2006-2010 Áp dụng phương pháp tính hệ số co giãn việc làm- GDP (el/g) như đã nêu ở chương 1, ta có các bảng tính sau: Bảng tính hệ số co giãn của lao động theo GDP cho ngành nông nghiệp Năm GDP(nn) VL(nn) LnVL(nn) (Y) LnGDP(nn) (X) X- (X-)2 Y(X-) 2000 1139 499.2 6.213 7.038 -0.219 0.048 -1.363 2001 1227 489.2 6.193 7.112 -0.145 0.021 -0.898 2002 1343 484.5 6.183 7.203 -0.055 0.003 -0.338 2003 1544 483.7 6.181 7.342 0.085 0.007 0.525 2004 1646 486.6 6.187 7.406 0.149 0.022 0.921 2005 1707 506.8 6.228 7.442 0.185 0.034 1.154 Tổng 43.544 36.286 0.136 0.001 Bảng tính hệ số co giãn của lao động theo GDP cho ngành công nghiệp Năm GDP(cn) VL(cn) LnVL(cn) (Y) LnGDP(cn) (X) X- (X-)2 Y(X-) 2000 1395 67 4.205 7.241 -0.296 0.087 -1.244 2001 1565 76.5 4.337 7.356 -0.181 0.033 -0.784 2002 1758 81 4.394 7.472 -0.065 0.004 -0.284 2003 1912 86.8 4.464 7.556 0.019 0.000 0.087 2004 2256 97.2 4.577 7.721 0.185 0.034 0.846 2005 2626 97.6 4.581 7.873 0.337 0.113 1.543 Tổng 45.219 0.272 0.164 Bảng tính hệ số co giãn của lao động theo GDP cho ngành dịch vụ Năm GDP(dv) VL(dv) LnVL(dv) (Y) LnGDP(dv) (X) X- (X-)2 Y(X-) 2000 1288 59 4.078 7.161 -0.257 0.066 -1.050 2001 1391 66.9 4.203 7.238 -0.181 0.033 -0.759 2002 1516 78.8 4.367 7.324 -0.095 0.009 -0.413 2003 1727 81.8 4.404 7.454 0.036 0.001 0.158 2004 1965 86.3 4.458 7.583 0.165 0.027 0.735 2005 2322 97.6 4.581 7.750 0.332 0.110 1.520 Tổng 44.510 0.246 0.191 Hệ số co giãn của lao động theo GDP và tốc độ tăng lao động trong các ngành Ngành Hệ số co giãn el/g Tốc độ tăng VL (vl) Nông-lâm-thuỷ sản -0.002 -0.0002 Công nghiệp-xây dựng 0.613 0.0810 Dịch vụ 0.777 0.0971 Þ Bảng tính các chỉ tiêu về lao động theo ngành thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế 719.3 738.2 758.7 781.1 805.6 Nông-lâm-thuỷ sản 506.7 506.6 506.6 506.5 506.4 Công nghiệp-xây dựng 105.5 114.0 123.3 133.3 144.0 Dịch vụ 107.1 117.5 128.9 141.4 155.1 Cơ cấu 100 100 100 100 100 Nông-lâm-thuỷ sản 70.4 68.6 66.8 64.8 62.9 Công nghiệp-xây dựng 14.7 15.4 16.2 17.1 17.9 Dịch vụ 14.9 15.9 17.0 18.1 19.3 Chú thích: Đơn vị tính: lao động- nghìn người, cơcấu: % Phụ lục 3: Tính toán các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư thời kì 2006-2010 Áp dụng mô hình tăng trưởng đầu tư của Harrod-Domar, ta có thể suy ra tỉ lệ đầu tư trong GDP kì gốc là i0 = k (gK + ¶0). Theo số liệu thống kê hệ số khấu hao kì gốc là 2% và hệ số ICOR của nông nghiệp là 3, của công nghiệp và dịch vụ là 4,5. Với tốc độ tăng trưởng kì kế hoạch (2006-2010) đã tính như ở phụ lục 1. Ta tính được tỉ lệ đầu tư trong GDP kì gốc của các ngành như trong bảng sau: Ngành Tốc độ tăng trưởng () Tỉ lệ đầu tư (i0) Nông-lâm-thuỷ sản 0.091 0.333 Công nghiệp 0.132 0.608 Dịch vụ 0.125 0.605 Xác định được nhu cầu vốn đầu tư của các ngành theo công thức: I= i0 x GDP, ta có kết quả tính ở bảng sau: 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Nhu cầu VĐT 3807 4163 4482 5027 5648 23126 N-L-TS 698 765 833 905 995 4194 CN-XD 1562 1764 1998 2264 2561 10148 DV 1710 1472 1652 1859 2093 8784 Cơ cấu VĐT 100 100 100 100 100 100 N-L-TS 18.3 18.4 18.6 18.0 17.6 18.1 CN-XD 41.0 42.2 44.6 45.0 45.3 43.9 DV 40.9 35.2 36.8 37.0 37.1 38.0 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện đại hội Đảng IX- Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2001 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020- Viện Chiến Lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ - Viện Chiến Lược Phát triển. 4. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ - Viện Chiến Lược Phát triển. 5. TS. Ngô Thắng Lợi. Giáo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội – NXB Thống Kê Hà nội 2002 6. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ. 7. Tổng cụ thống kê (2005), Niên giám thống kê (2005), Nhà xuất bản Thống Kê. 8. Giáo trình Kinh tế Phát triển - Khoa KH& PT - ĐHKTQD Hà nội. 9. Qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội 2004 10. TS. Lê Huy Đức. Một số vấn đề lí luận và phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội - NXB Thống Kê 2005. 11. Các tài liệu tham khảo khác. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan, đề tài này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của riêng em. Các số liệu, thông tin là trung thực được cập nhật tại cơ quan thực tập và một số phương tiện khác. Tác giả luận văn CAO THỊ ÁNH LêI C¶M ¥N §Ó hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy, tr­íc tiªn em xin ®­îc göi lêi c¶m ¬n ®Õn c¸c thÇy c« gi¸o tr­êng ®¹i häc Kinh tÕ Quèc D©n – Hµ néi ®· trang bÞ cho chóng em hoµn thµnh kiÕn thøc c¬ së. §Æc biÖt, em xin ®­îc bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn thÇy gi¸o: PGS. TS. Ng« Th¾ng Lîi – gi¸o viªn khoa KÕ ho¹ch vµ Ph¸t TriÓn – Tr­êng §¹i häc Kinh TÕ Quèc D©n Hµ Néi ®· trùc tiÕp gióp ®ì em hoµn thµnh luËn v¨n nµy. Em còng xin ®­îc göi lêi c¶m ¬n ®Õn c¸n bé TS. Cao Ngäc L©n – c¸n bé ViÖn ChiÕn L­îc Ph¸t TriÓn ®· h­íng dÉn em trong suèt thêi gian thùc tËp t¹i c¬ quan. §ång thêi, t«i còng xin ®­îc göi lêi c¶m ¬n ®Õn c¸c b¹n ®· gióp ®ì t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CDCC Chuyển dịch cơ cấu N-L-TS Nông-lâm- thuỷ sản CNXD Công nghiệp- xây dựng DV Dịch vụ VĐT Vốn đầu tư LĐ Lao động KT Kinh tế GTNT Giao thông nông thôn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Stt Danh mục bảng trang 1 Bảng 2.1: Chỉ tiêu kế hoạch cơ cấu ngành thời kì 2001-2005 37 2 Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ thời kì2001-2005 38 3 Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 40 4 Bảng 2.4 : Thực hiện CDCC theo VĐT thời kì 2001-2005 41 5 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 43 6 Bảng 2.6: Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kì 2001-2005 45 7 Bảng 2.7: Cơ cấu ngành công nghiệp-xây dựng thời kì 2001-2005 48 8 Bảng 2.8: Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thời kì 2001-2005 49 9 Bảng 2.9: Một số kết quả đạt được từ hoạt động DV thời kì 2001-2005 51 10 Bảng 2.10: So sánh cơ ngành kinh tế tỉnh với các tỉnh bạn và cả nước 53 11 Bảng 3.1: Chỉ tiêu cơ cấu ngành theo GDP thời kì 2006-2010 63 12 Bảng 3.2: Cơ cấu VĐT cho các ngành thời kì 2006-2010 64 13 Bảng 3.3: Chỉ tiêu kế hoạch lao động thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ 65 14 Bảng 3.4: Cơ cấu VĐT theo nguồn thời kì 2006-2010 72 Danh mục các biểu đồ 15 Hình 1: Cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 39 16 Hình 2: Tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 40 17 Hình 3: Cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ 63 18 Hình 4: Cơ cấu vốn đầu tư thời kì 2006-2010 64 19 Hình 5: Cơ cấu lao động thời kì 2006-2010 65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ.DOC
Luận văn liên quan