Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn - Thái Bình

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 3 1.2. Chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . 4 1.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 11 1.4. Kế toán giá thành sản phẩm . 22 1.5. Hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPSXKD XNK LAM SƠN – THÁI BÌNH 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 29 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 41 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPSXKD XNK LAM SƠN – THÁI BÌNH 3.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 63 3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình . 63 KẾT LUẬN . 66

doc69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3882 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn - Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất là sổ nhật kí - sổ cái. Căn cứ vào sổ nhật kí - sổ cái là chứng từ gốc hoặc bảng phân bổ chứng từ gốc. 1.5.3. Hình thức kế toán nhật kí chung Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật kí, trọng tân là sổ nhật kí chung, theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để chuyển ghi sổ cái theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức nhật kí chung sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu: Sổ nhật ký chung (hay nhật ký đặc biệt), sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.5.4. Hình thức kế toán nhật kí chứng từ Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán nhật ki chứng từ là: - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nó. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng 1 sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPSXKD XNK LAM SƠN – THÁI BÌNH 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn - Thái Bình tiền thân là Công ty Lam Sơn được thành lập ngày 2/4/1996 theo quyết định số 007181 của UBND tỉnh Thái Bình và được sở kế hoạch đầu tư Thái Bình cấp giấp phép kinh doanh số 049395 ngày 8/4/1996. Ban đầu Công ty chỉ kinh doanh, hoạt động nhỏ lẻ. Cơ sở vật chất nghèo nàn đặc biệt khu sản xuất, chế biến không tập trung dẫn đến quản lý phân tán ở nhiều nơi nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Năm 2002 được sự quan tâm của UBND tỉnh Thái Bình, sự hỗ trợ của UBND huyện Đông Hưng, UBND xã Đông La, Công ty đã chuyển đến địa điểm mới sang cụm công nghiệp Đông La, Đông Hưng, Thái Bình với tổng diện tích trên 10.000 m2 để xây dựng cơ sở hạ tầng gồm nơi làm việc, khu sản xuất kinh doanh. Công ty đã từng bước đi vào ổn định và cũng từ đây Công ty có cơ sở hạ tầng vững chắc, với các kho tàng đủ sức chứa hàng nghìn tấn vật tư hàng hoá, nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên đầy đủ tiện nghi, rộng rãi thoáng mát, phương tiện vận tải đa dạng, đủ sức đáp ứng nhu cầu hàng hoá vài trăm tấn mỗi ngày phục vụ đầy đủ kịp thời cho hàng trăm các đại lý của Công ty rải khắp các huyện thị trong và ngoài tỉnh. Các ngành nghề kinh doanh của công ty không những duy trì mà ngày càng phát triển. Doanh số bán hàng năm sau lớn hơn năm trước. Đời sống cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng ổn định, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm lao động chủ yếu là con em trong huyện. Với phương châm phục vụ phát triển nông nghiệp cho tỉnh, Công ty luôn đa dạng hoá ngành nghề đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động. Năm 2008 Công ty mua vào bán ra trên 16 ngàn tấn vật tư nông nghiệp, lương thực đạt 12 ngàn tấn, cám thức ăn gia súc đạt trên 8 ngàn tấn. Doanh số đạt trên 100 tỷ đồng. Đến năm 2009 công ty đã có 162 cán bộ công nhân viên. Cơ cấu tổ chức của công ty đã được sắp xếp lại để đủ sức quản lý điều hành công tác sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Các phòng ban có đầy đủ các trưởng phó phòng, quy định rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của từng cá nhân. Năm 2008 Công ty đạt doanh số gần 200 tỷ đồng. Mua vào bán ra gần 10 ngàn tấn lương thực, trên 20 ngàn tấn vật tư nông nghiệp, trên 30 ngàn tấn cám thức ăn chăn nuôi. Đến tháng 4 năm 2006 Công ty TNHH Lam Sơn đổi tên thành công ty CP SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình theo giấy phép kinh doanh số 0803000298 ngày 18/4/2006 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình. Trụ sở làm việc: Cụm công nghiệp Đông La - Đông Hưng - Thái Bình Điện thoại: 036.3 851 289 Fax: 036.3 791 586 Tài khoản: 0211000000333 tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Thái Bình Email: Latexco6886@yahoo.com Vốn điều lệ của Công ty: 1.300.000.000 VNĐ (Một tỷ ba trăm triệu đồng). Công ty được sở kế hoạch đầu tư Thái Bình cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh với các ngành nghề kinh doanh sau: - Kinh doanh chế biến lương thực - Đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp - Kinh doanh vận tải hàng hoá - Kinh doanh thức ăn chăn nuôi 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Hoạt động chủ yếu của Công ty là phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó Công ty còn tiến hành thu mua thóc từ bà con nông dân rồi chế biến thành thành phẩm bán ra thị trường (các loại gạo...). Do đó để thuận lợi cho việc cung cấp kịp thời thành phẩm gạo ra thị trường nên Công ty đã xây dựng phân xưởng chế biến xay xát. Bộ phận này gồm 33 người trong đó có: 1 Quản đốc phân xưởng 2 Thủ kho 3 Trực ca 27 Công nhân chia làm 3 tổ sản xuất Việc sản xuất tại phân xưởng của công ty được thực hiện liên tục bởi 3 tổ sản xuất, mỗi tổ làm việc 8 tiếng/ngày. Trong phân xưởng lắp ráp một bộ máy liên hoàn xay sát thóc gạo 4 tấn/giờ. 2.1.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năn gần đây Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty Lam Sơn giai đoạn 2007 – 2008 Đơn vị tính: Nghìn đồng Các chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009(*) Doanh thu thuần 157.868.291 250.386.348 410.000.000 Giá vốn hàng bán 146.919.155 236.428.310 396.000.000 Chi phí quản lý KD 9.199.449 16.133.938 20.800.000 Chi phí tài chính 2.209.469 3.408.468 4.000.000 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 459.782 558.436 800.000 Lãi khác 616.522 866.471 1.250.000 Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN 156.740 308.045 450.000 Thuế thu nhập DN phải nộp 43.887 86.221 125.999 Lợi nhuận sau thuế 112.853 221.824 324.001 (Nguồn báo cáo quyết toán giai đoạn 2007 - 2008 của Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn) (*) Số liệu dự kiến năm 2009 Từ bảng trên ta thấy doanh thu hàng năm Công ty đều tăng năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm trong Công ty rất tốt. Hàng năm khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng tăng. Có được điều đó thứ nhất là do Công ty có đội ngũ tiếp thị có khả năng, làm việc chăm chỉ, biết nắm bắt nhu cầu thị trường. Thứ hai là công ty đã tìm được những đối tác tốt cung cấp sản phẩm có chất lượng được người tiêu dùng ủng hộ như Công ty Phân bón miền Nam, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Công ty TĂCN Lái Thiêu tỉnh Bình Dương. Đó là những cơ sở sản xuất có uy tín trên thị trường. Hiện tại thức ăn chăn nuôi là mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất tại Công ty, năm 2004 Công ty làm đại lý phân phối cho TĂCN Lái Thiêu, lúc đó mặt hàng này chưa có mặt tại thị trường miền bắc nên doanh thu còn thấp. Đến năm 2008 thì sản phẩm này đã có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Vì vậy mà so với năm 2007 thì doanh thu năm 2008 tăng lên gấp gần 2 lần. Cùng với việc tăng doanh thu lợi nhuận cũng tăng theo chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả đặc biệt năm 2008 lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Còn năm 2009 lúc này Công ty đã có cơ sở ổn định, mọi hoạt động đã đi vào nề nếp, mặt hàng thức ăn chăn nuôi công nghiệp do Công ty làm đại lý phân phối đang tiêu thụ mạnh trên thị trường... Lợi nhuận tăng kéo theo thu nhập của người lao động tăng đồng thời góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức do vậy họ có niềm tin vào Công ty nên họ sẽ làm việc tốt hơn và gắn bó lâu dài với Công ty. Năm 2007 2008 2009 Thu nhập bình quân 1.200 1.500 1.700 Nhìn chung hoạt động của Công ty đang có chiều hướng đi lên, kinh doanh có hiệu quả nhưng Công ty vẫn cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để đạt được những kết quả tốt hơn phấn đấu trong năm sau đạt doanh thu trên 300 tỷ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra toàn miền Bắc. 2.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Sản phẩm mà phân xưởng chế biến ra chủ yếu là gạo. Các loại gạo được chế biến trên cùng một dây chuyền công nghệ nhưng tuỳ từng loại gạo mà quy trình công nghệ là dài ngắn khác nhau. Quy trình sản xuất như sau: Sàng lọc tạp chất Xay Sàng tách thóc Xát trắng Đánh bóng gạo Lọc tấm Ví dụ: Chế biến ra gạo rượu NVL đầu vào => Máy sàng lọc tạp chất => Đầu xay => Máy sàng lọc tách thóc Ví dụ: Sản xuất ra loại gạo trắng bóng với yêu cầu 15 % tấm NVL đầu vào (thóc) => Máy sàng lọc tạp chất => Đầu xay => Máy xay tách trấu => Máy xát trắng gạo => Máy đánh bóng gạo => Phân loại hạt (Máy lọc tấm) (đặt 15%) => Đóng gói sản phẩm. Do loại hình thóc gạo thay đổi theo thời vụ nên Công ty phải hạch toán theo từng lô nhất định, không có sản phẩm dở dang. Từ đó chủ động giá bán theo từng thời kỳ, thích hợp với nhu cầu thị trường. Vai trò của quản đốc phân xưởng : - Quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ tổ chức sản xuất theo kế hoạch của Công ty, theo dõi hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời phát triển sản phẩm mới tại phân xưởng. - Quản đốc phân xưởng có quyền đề nghị công ty hỗ trợ về nhân lực, trang thiết bị, công nghệ, vật tư... cần thiết cho quá trình sản xuất của đơn vị mình được quyền phản đối những yếu tố gây bất lợi, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến việc hoàn thành kế hoạc, chất lượng sản phẩm, kịp thời báo cáo Giám đốc quyết định đề xuất và thực hiện các cải tiến thiết bị và công nghệ có lợi cho sản xuất. 2.1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ban Giám đốc Giám đốc Phó giám đốc điều hành Phó giám đốc kinh doanh Phòng kế hoạch sản xuất Phòng tổ chức hành chính Phòng thương mại Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh vận tải Đứng đầu công ty là Ban Giám đốc gồm 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc. Dưới Ban Giám đốc có các phòng ban. Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận: * Ban giám đốc Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc và Kế toán trưởng. - Giám đốc là người đại diện theo pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp cụ thể, Giám đốc có thể uỷ quyền cho thành viên khác đại diện cho Công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty kiêm luôn Giám đốc điều hành. Giám đốc có quyền cao nhất trong ban Giám đốc, được thực thi các quyền hạn: Quyết định tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý từ trưởng phó các phòng, ban trở xuống (Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên). Quyết định các khoản chi phí hay đầu tư theo quy định của Hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông. - Phó giám đốc điều hành sản xuất phụ trách về sản xuất có nhiệm vụ giúp giám đốc đề ra kế hoạch sản xuất, tình hình thu mua nguyên vật liệu đầu vào, điều độ xe chở hàng, và công tác tiêu thụ sản phẩm. Phó giám đốc điều hành sản xuất có quyền hạn: Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của phân xưởng; Ký các văn bản, hợp đồng theo sự uỷ nhiệm của Giám đốc; Làm chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng, hội đồng định mức. - Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ đề ra kế hoạch kinh doanh, kế hoạch bán hàng, tìm kiếm và lựa chọn hãng phân phối uy tín có khả năng cung cấp các sản phẩm mà Công ty cần dồng thời cũng là người đề ra các chính sách đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá. Quyền hạn: Làm chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng; Ký duyệt văn bản, hợp đồng theo sự uỷ nhiệm của giám đốc - Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong tháng, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi thanh toán với ngân sách, ghi sổ cái và lập báo cáo tài chính. * Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính có chức năng: Quản lý công văn giấy tờ sổ sách hành chính văn thư của Công ty; quản lý đất đai, nhà xưởng cùng trang thiết bị văn phòng, nhà xưởng và công tác xây dựng cơ bản của công ty. Quản lý nhân sự trong toàn Công ty, xác định yêu cầu cần thiết từng công việc, bố trí, sắp xếp nhân sự hợp lý. Phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ xử lý nhanh chóng, kịp thời, chính xác các tài liệu cùng công văn giấy tờ, chuyển hoặc truyền đạt thông tin tới các đơn vị, các cá nhân có liên quan. Định mức lương và trích BHXH, KPCĐ. Ngoài ra Phòng Tổ chức hành chính còn quản lý thêm cả tổ bảo vệ, bộ phận nhà bếp giữ gìn trật tự an ninh và an toàn vệ sinh cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho công nhân viên trong toàn Công ty. Phòng Tổ chức hành chính có quyền hạn là kiểm tra, kiểm soát tất cả công văn giấy tờ tài liệu thông tin đi và đến, từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trái với quy định của công ty của pháp luật nhà nước; Soạn thảo ban hành các văn bản quản lý hành chính theo chức năng hoặc được sự uỷ quyền của giám đốc công ty, đề nghị giám đốc khen thưởng kỉ luật, xem xét điều chỉnh mức lương. * Phòng Kế hoạch điều vận Phòng Kế hoạch điều vận có chức năng lập kế hoạch và điều độ sản xuất trong phân xưởng. Nhiệm vụ: Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Cân đối các nguồn lực sản xuất để lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất cho phân xưởng theo từng đơn đặt hàng, theo các hợp đồng. Ngoài ra phòng kế hoạch sản xuất còn phối hợp với phòng vận tải để điều độ xe đi lấy hàng, mang hàng đến các đại lý khác. Trưởng phòng là người có quyền cao nhất trong phòng có quyền đề nghị giám đốc khen thưởng, kỉ luật hoặc sa thải thành viên trong phòng, theo dõi tiến độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. * Phòng Kế toán tài chính Phòng Kế toán tài chính có chức năng quản lý vốn và tài chính của Công ty. Quản lý các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi theo hợp đồng, hoá đơn và quyết định của Giám đốc Công ty khi đầy đủ thủ tục. Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ: - Huy động vốn hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, đầu tư và sử dụng nguồn vốn đó trong sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, tham mưu cho Giám đốc về việc phân chia lợi nhuận của Công ty một cách hợp lý, hiệu quả và hợp pháp. - Tổ chức công tác tài chính kế toán, thống kê để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và thống kê đảm bảo tiến độ và chất lượng. - Tổ chức thực hiện, kiểm tra toàn bộ kế toán trong phạm vi toàn Công ty đồng thời giúp Giám đốc cập nhật thông tin kinh tế để có hướng đi trong việc mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và quản lý tài chính. * Phòng Kinh doanh vận tải - Chức năng: Điều độ và quản lý phương tiện vận tải (Xe tải, xe con) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như chở hàng hoá, lấy hàng, ngoài ra để tận dụng thời gian rảnh rỗi công ty còn cho thuê xe chở hàng. - Nhiệm vụ: Cung cấp đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng các phương tiện vận tải phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, đạt hiệu quả cao nhất. - Quyền hạn: Phối hợp với phòng tổ chức hành chính lựa chọn lái xe, đồng thời yêu cầu các phòng ban khác cung cấp các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất. * Phòng Thương mại Vì Công ty vừa sản xuất vừa làm đại lý phân phối nên phòng thương mại vừa có chức năng mua hàng vừa có chức năng bán hàng. - Đối với hoạt động mua hàng: Phải tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng, nhà sản xuất có uy tín, đáp ứng tốt nhất và phù hợp với khả năng của Công ty. Để quá trình sản xuất diễn ra tốt tạo ra sản phẩm chất lượng thì phòng thương mại còn có nhiệm vụ tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất. Thống kê báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm. Phòng thương mại có quyền chủ động giao dịch mua bán hàng hoá với các tổ chức kinh tế, khách hàng, có quyền từ chối không mua khi thấy không đạt yêu cầu. - Đối với hoạt động bán hàng Phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, dự báo thị trường để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến như tiếp thị, khuyến mại, quảng bá sản phẩm. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, giới thiệu tư vấn cho khách hàng để giúp họ lựa chọn các sản phẩm phù hợp, đồng thời tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác xử lý các khiếu nại đó. Thống kê báo cáo kết quả tiêu thụ sản phẩm theo tháng, quý, năm. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán 2.1.3.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Do hoạt động có uy tín trong nền kinh tế thị trường, Công ty ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng trên toàn quốc, có công trình ở gần bên cạnh đó cũng có những công trình ở xa công ty nên bộ máy kế toán của Công ty tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Đối với các công trình ở xa trụ sở công ty công việc kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh do ban kế toán ở đó thực hiện cùng với việc tổng hợp số liệu về Công ty lập báo cáo kế toán định kỳ. Chứng từ được tập hợp về phòng kế toán Công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán. 2.1.3.2. Cơ cấu bộ máy kế toán Công ty cổ phần SXKD XNK Lam Sơn tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập chung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán tài chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng kế toán của Công ty từ khâu đầu đến khâu cuối: Tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáp tài chính, lưu trữ chứng từ và kiểm tra kế toán.Tại phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên quản lý (thủ kho) làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu, tập hợp chứng từ nhập nguyên vật liệu đầu vào, xuất thành phẩm, hàng hoá sau đó tập hợp lại đưa lên phòng kế toán. Đứng đầu Phòng Kế toán là Kế toán trưởng. Phòng Kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty, có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện và kiểm tra toàn bộ kế toán trong phạm vi toàn Công ty đồng thời giúp giám đốc cập nhật thông tin kinh tế để có hướng đi trong việc mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của trưởng phòng và phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức như sau: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong tháng, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi thanh toán với ngân sách, ghi sổ cái và lập báo cáo tài chính. - Bộ phận kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay: Thực hiện nhiệm vụ viết phiếu thu, chi thông qua sổ quỹ của thủ quỹ. Đồng thời cân đối với thủ quỹ về số tiền còn trong quỹ, thanh toán với ngân hàng về các khoản vay, khoản gửi và các khoản công nợ phải thu, phải trả. - Bộ phận kế toán kho: Theo dõi nhập, xuất, tồn kho của thành phẩm, hàng hoá. Bên cạnh đó do đặc điểm riêng của thóc, gạo là giá cả phụ thuộc vào thời vụ do vậy phải tính giá thành từng lô đồng thời kết hợp vào sổ chi tiết để làm căn cứ cuối tháng kế toán trưởng tập hợp chi phí và tính giá thành trong tháng, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh tháng sau. - Bộ phận kế toán công nợ gồm 2 người đó là: + Một người trực tiếp cập nhật số tiền nợ, trả hàng ngày vào sổ chi tiết 131, 331 để làm cơ sở xác định khoản tiền chiếm dụng, có kế hoạch đông thúc hoặc trả nợ kịp thời. + Một người cập nhật tổng công nợ hàng ngày để thông báo với tiếp thị (phụ trách các vùng) để họ chủ động thu hồi vốn cho Công ty. Bảng 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay Kế toán kho Kế toán công nợ 2.1.3.3. Tổ chức sổ kế toán 2.1.3.3.1. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Hình thức kế toán mà Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình áp dụng là hình thức “Chứng từ ghi sổ”. 2.1.3.3.2. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: * Niên độ kế toán áp dụng công ty bắt đầu từ 1/1 đến 31/12. * Về chế độ chứng từ: Công ty vận hành theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Như trong phần hành kế toán chi phí và tính giá thành xây lắp bên cạnh việc sử dụng các chứng từ theo chế độ như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Bảng phân bổ NVL - CCDC; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; các bảng kê chứng từ mua hàng hóa dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động sản xuất và hạch toán kế toán theo yêu cầu thực tế của ngành xây lắp công ty còn sử dụng Phiếu theo dõi ca xe máy thi công; Bảng kê xuất vật tư sử dụng. * Về chế độ tài khoản: Công ty cũng sử dụng hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 ban hành. * Về chế độ báo cáo tài chính: Công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN), - Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02 - DN), - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN), - Thuyết minh báo cáo tài chớnh (Mẫu số B09 - DN), * Phương pháp kế toán hàng tồn kho được sử dụng tại Công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. * Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ. 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 2.2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình - Ở Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn, trên cùng một dây truyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm tương ứng ở những thời điểm nhất định. Quy trình sản xuất các loại gaọ khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, kết thúc mỗi ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành và không có sản phẩm dở dang. Do đó, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất, kế toán Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng loại sản phẩm trong kỳ cụ thể như tập hợp chi phí cho đối tượng là gạo rượu, gạo 15% tấm, gạo tẻ. 2.2.1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 2.2.1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.1.2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: Các loại thóc, gạo, bao bì, dây khâu. - Công ty sử dụng phương pháp xuất vật liệu cho phân xưởng sản xuất theo phương pháp bình quân gia quyền. - Cách tính như sau: Đơn giá bình quân gia quyền = Giá trị thực tế của vật liệu i tồn đầu tháng + Giá trị thực tế vật liệu i nhập trong tháng Số lượng vật liệu i tồn đầu tháng + Số lượng vật liệu i nhập trong tháng Ví dụ: Tháng 3/2009: Thóc tẻ Tồn đầu tháng của Công ty là: 13.000 kg, thành tiền 50.570.350 đồng Trong tháng Công ty nhập số lượng thóc mua của bà con nông dân là: 102.000 kg, thành tiền 288.774.000 đ. Đơn giá bình quân gia quyền của thóc tẻ xuất trong tháng 3 = 50.570.350 + 288.774.000 = 2950,82 13.000 + 102.000 * Tài khoản sử dụng: - TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: dùng để phản ánh chi phí NVL trực tiếp xuất dùng cho sản xuất: chi phí mua thóc, gạo. - TK 152: Nguyên vật liệu. - TK 152: Có hai tiểu khoản là: - TK 1521: Nguyên vật liệu chính - TK 1522: Nguyên vật liệu phụ - TK154: Chi phí sản xuất kih doanh dở dang: dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng sản xuất. * Trình tự hạch toán Khi có nhu cầu nguyên vật liệu chính để xuất dùng cho sản xuất cán bộ phân xưởng sản xuất lập một giấy đề nghị xuất dùng nguyên vật liệu cho phân xưởng sản xuất. Nội dung giấy đề nghị xuất xin dùng nguyên vật liệu trình bầy rõ mục đích xuất dùng, tên và số lượng nguyên vật liệu cần dùng. Cụ thể: Khi có nhu cầu sản xuất gạo rượu: Biểu 1: Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn Thái Bình, ngày 6/3/2009 GIẤY ĐỀ NGHỊ XIN XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU (Dùng cho sản xuất) Kính gửi: - Giám đốc Công ty - Phòng kế toán tài chính Phân xưởng sản xuất đề nghị xin xuất dùng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất gạo rượu: STT Loại nguyên vật liệu Đơn vị tính Tổng lượng xuất Đơn giá xuất Thành tiền 01 Thóc kho kg 20.000 2950,82 59.016.400 Cộng 20.000 59.016.400 Giám đốc công ty Thủ kho Phân xưởng sản xuất Người đề nghị Giấy đề nghị xin xuất dùng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất được gửi lên Phòng Kế toán. Căn cứ vào giấy nộp, đồng thời căn cứ vào số liệu, sổ chi tiết để biết rõ lượng tồn kho có đáp ứng yêu cầu hay không và được sự đồng ý, xét duyệt của Ban giám đốc thì bộ phận kế toán NVL sẽ viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên. - Liên 1: Lưu làm căn cứ đối chiếu - Liên 2: Giao cho khách hàng và khi nhận hàng, khách hàng giao cho thủ kho làm cơ sở cho việc xuất hàng. - Liên 3: Giao cho bộ phận kế toán kho Biểu 2: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn Thái Bình ngày 6/3/2009 PHIẾU XUẤT KHO Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Như Thu - Phân xưởng sản xuất Lý do xuất kho: sản xuất gạo rượu. Xuất tại kho: Anh Bảy TT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Thóc kho Kg 20.000 2950,82 59.016.400 Cộng 20.000 59.016.400 Cộng (viết bằng chữ): Ba mươi tám triệu, không trăm bốn mươi lăm ngàn, hai trăm đồng. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lập chứng từ ghi sổ. Biểu 3: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 12 Ngày 30/3/2009 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Số Ngày N C 40 6/3 Xuất thóc sản xuất gạo rượu 6211 1521 59.016.400 59.016.400 …. … …. … Cộng 14.136.099.300 Kèm theo 01 hoá đơn chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 4: SỔ CÁI TK 6211 Tháng 3 năm 2009 NT CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu kỳ 7/3 12 30/3 Tập hợp CPNVL 1521 14.136.099.300 30/3 20 30/3 K/c sang TK154 154 14.136.099.300 Cộng phát sinh 14.136.099.300 14.136.099.300 Dư cuối kỳ 2.2.1.1.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu phụ dùng cho sản xuất Chi phí nguyên vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất của công ty bao gồm: bao bì đóng gói, dây khâu… Trong Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn, chi phí về vật liệu phụ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm. Vì vậy, để tiện theo dõi tình hình tăng giảm, số hiện có của chi phí vật liệu phụ sản xuất sản phẩm, kế toán theo dõi trên TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tiểu khoản 6212 - Chi phí vật liệu phụ trực tiếp. Vì vật liệu phụ cấu thành trong sản phẩm là rất ít nên tổ thu mua có thể một lần thu mua với số lượng lớn để xuất dùng nhiều lần mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất sản phẩm như đối với nguyên vật liệu chính. Do đó kế toán chi phí vật liệu phụ trực tiếp tương tự như kế toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Đơn giá xuất dùng của vật liệu phu chính là giá mua của vật liệu phụ đó vì lượng xuất dùng vật liệu phụ chắc chắn nhỏ hơn lượng vật liệu phụ có trong kho. Định kỳ hàng tuần, quản đốc phân xưởng căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của phân xưởng, lập giấy đề nghị xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất gửi lên phòng kế toán. Phòng kế toán căn cứ vào giấy yêu cầu nếu thấy hợp lý thì xét duyệt và viết phiếu xuất kho vật liệu phụ dùng cho sản xuất. Biểu 5: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn PHIẾU XUẤT KHO Ngày 9/3/2009 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Như Thu - Phân xưởng sản xuất Lý do xuất kho: Sản xuất gạo rượu (tính 300 bao = 15tấn) Xuất tại kho: Bà Mười TT Tên hàng Đơn vịtính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 01 Bao bì cái 300 1.250 375.000 02 Dây khâu kg 6 12.000 72.000 Cộng 447.000 Cộng (viết bằng chữ ): Bốn trăm, bốn bảy ngàn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Biểu 6: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 13 Ngày 30/3/2009 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Số Ngày N C 43 9/3 Xuất vật liệu phụ sản xuất gạo rượu 6212 1522 447.000 447.000 … … … Cộng 175.316.469 Kèm theo 01 hoá đơn chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 7: SỔ CÁI TK 6212 Tháng 3 năm 2009 NT CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu kỳ 9/3 12 30/3 Tập hợp CPNVL 1522 175.316.469 30/3 20 30/3 K/c sang TK154 154 175.316.469 Cộng phát sinh 175.316.469 175.316.469 Dư cuối kỳ 2.2.1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Ở Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Lương sản phẩm được tính cho cả một nhóm người thực hiện một khâu công việc trong dây truyền sản xuất. Vì vậy tại các phân xưởng, tiền lương ở phân xưởng sẽ do nhân viên quản lý phân xưởng tự thanh toán và phân bổ cho công nhân căn cứ vào bảng chấm công, các bảng thanh toán lương, bảng kê khối lượng từng loại sản phẩm hoàn thành để lập bảng phân bổ tiền lương cho phân xưởng mình. Cuối tháng nhân viên quản lý phân xưởng có nhiệm vụ gửi bảng kê khối lượng từng loại sản phẩm hoàn thành lên phòng tổ chức của công ty để phòng tổ chức của công ty có căn cứ tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tại phòng tổ chức của Công ty việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được thực hiện như sau: - Căn cứ vào khối lượng từng loai sản phẩm sản xuất được trong tháng. - Căn cứ vào bảng đơn giá lương sản phẩm và tính ra tiền lương công nhân sản xuất từng loại sản phẩm theo công thức: Tiền lương công nhân của tổ thứ i = Đơn giá lương sản phẩm y hoàn thành x Số lượng sản xuất sản phẩm y của tổ thứ y Ngoài các khoản lương chính, lương phụ phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất, Công ty còn tính vào chi phí các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ của Nhà nước. Cụ thể: - BHXH được tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ 15% tính trên tổng lương cơ bản của người trực tiếp sản xuất. - BHYT tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ 2% trên tổng lương cơ bản của người trực tiếp sản xuất. - KPCĐ tính 2% vào chi phí sản xuất trên tổng lương thực tế của người trực tiếp sản xuất (lương thực tế = lương cơ bản). * Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình thanh toán tiền công và các khoản phải trả khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng tài khoản sau: - TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: Dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất gồm: tiền công, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ. - Ngoài ra, để theo dõi quá trình thanh toán với cán bộ công nhân viên, kế toán còn sử dụng TK 334, 338. Biểu 8: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn BẢNG THANH TOÁN TIỀN CÔNG LÀM SẢN PHẨM Bộ phận sản xuất: Gạo tẻ Tổ: 3 Tháng 3/2009 1. Loại thành phẩm sản xuất: Gạo tẻ 2. Số lượng sản xuất trong tháng: 331.962.5 kg 3. Đơn giá 1 kg thành phẩm: 40đ/kg 4. Tổng số tiền công (2x3): 13.287.500 (Số tiền viết bằng chữ): Mười ba triệu, hai trăm bẩy tám nghìn, năm trăm đồng. Tổ trưởng Kế toán Giám đốc Danh sách chi tiền công của từng người STT Họ và tên Số tiền Ký nhận 1 Trần Đức Sơn 1.450.000 2 Phạm Văn Khoa 1.482.000 3 Nguyễn Hồng Ngát 1.376.000 … Cộng 13.287.500 Biểu 9: BẢNG KÊ TRÍCH LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 3 năm 2009 Đơn vị tính: 1000 đồng TT TK 334 TK338 Tổng cộng L PC Cộng có (334) KPCĐ (3382) 2% BHXH (3383) 15% BHYT (3384) 2% Cộng có 338 1 TK 622 CPNCTT 229.342 20.000 249.342 4986,84 37.401,3 4.986,84 47.374,98 296.716,98 2 TK 627 CPSXC 48.000 - 48.000 960 7.200 960 9.120 57.120 3 TK 641 (6411) CPBH 87.000 - 87.000 1.740 13.050 1.740 16.530 103.530 4 TK 642 (6421) CPQLDN 126.870 - 126.870 2.537,4 19.030,5 2.537,4 24.105,3 150.975,3 Biểu 10: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 15 Ngày 30/3/2009 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Số Ngày N C 50 25/3 Trả lương bộ phận sản xuất 622 334 338 296.716.980 249.342.000 47.374.980 Cộng 296.716.980 Kèm theo 01 hoá đơn chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 11 SỔ CÁI TK 622 Tháng 3 năm 2009 NT CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu kỳ 30/3 15 30/3 Tập hợp CPNCTT 334 338 249.342.000 47.374.980 30/3 20 30/3 K/c sang TK154 154 296.716.980 Cộng phát sinh 296.716.980 296.716.980 Dư cuối kỳ 2.2.1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn bao gồm: - Tiền lương chính, phụ và các khoản trợ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ nhân viên quản lý phân xưởng. - Chi phí công cu, dụng cụ - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí điện, nước, điện thoại. - Chi phí bằng tiền khác: Chi phí thuê kho, chi phí công tác - Công ty sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung. TK 627 được mở chi tiết thành 5 tiểu khoản cấp 2 sau: - TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6278 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK6279 - Chi phí bằng tiền khác 2.2.1.2.3.1. Kế toán nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: Tiền công và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng (BHXH, BHYT, KPCĐ) TK sử dụng TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp (Biểu 11 + 12) mà tính được tiền lương phải trả cho công nhân viên và số trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối quý lập bảng kê trích lương và BHXH (biểu 13) và tiến hành phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là sản lượng hoàn thành của sản phẩm đó trên tổng sản lượng các loại sản phẩm. Biểu 12: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 16 Ngày 30/3/2009 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Số Ngày N C 31/3 Trả lương cho nhân viên phân xưởng sản xuất thóc tẻ 6271 334 338 48.000.000 9.120.000 Cộng 57.120.000 Kèm theo 01 hoá đơn chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 13 SỔ CÁI TK 6271 Tháng 3 năm 2009 NT CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu kỳ 30/3 16 30/3 Tập hợp CPNVPX 334 338 48.000.000 9.120.000 30/3 20 30/3 K/c sang TK154 154 57.120.000 Cộng phát sinh 57.120.000 57.120.000 Dư cuối kỳ 2.2.1.2.3.2. Kế toán chi phí công cụ dụng cụ Tại Công ty Lam Sơn, chi phí công cụ dụng cụ được phân thành: - Loại phân bổ 1 lần: Những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, mua về không nhập kho như bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, lu thay thế. - Loại phân bổ nhiều lần: Những công cụ dụng cụ có giá trị lớn mua về phải nhập kho như: Cân, máy khâu đầu bao. * Tài khoản sử dụng TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ * Trình tự hạch toán công cụ dụng cụ - Đối với loại phân bổ 1 lần, khi phân xưởng sản xuất yêu cầu thì nhân viên quản lý phân xưởng lấy “giấy đề nghị nhập và thanh toán tiền mua công cu, dụng cụ” gửi lên phòng kế toán và kế toán định khoản. Nợ TK 6273 : Có TK 1532: - Sau đó cập nhật vào “Sổ chi tiết khoản mục chi phí phát sinh TK 6273”. - Đối với loại phân bổ nhiều lần: Sau khi kế toán nhập các chứng từ nhập xuất công cụ, dụng cụ, sẽ mở sổ chi tiết TK 142 - Chi phí trả trước để theo dõi sự tăng giảm và tình hình phân bổ công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất từng quý. Biểu 14: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 17 Ngày 30/3/2009 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Số Ngày N C 31/3 Chi phí công cụ dụng cụ 6273 153 29.760.000 … … … Cộng 29.760.000 Kèm theo 01 hoá đơn chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 15 SỔ CÁI TK 6273 Tháng 3 năm 2009 NT CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu kỳ 30/3 17 30/3 Tập hợp CPCCDC 153 29.760.000 30/3 20 30/3 K/c sang TK154 154 29.760.000 Cộng phát sinh 29.760.000 29.760.000 Dư cuối kỳ 2.2.1.2.3.3. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ Hiện nay phân xưởng sản xuất cua Công ty được tính và trích khấu hao theo quy định số 206 ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mức khấu hao là 10.000.000 đồng/quý. Ví dụ: Tháng 3/2009 Nợ TK 6274 : 3.300.000 Có TK 214 : 3.300.000 Cuối quý kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154 : 10.000.000 Có TK 6274 :10.000.000 Việc tính giá trị khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là cố định nên Công ty không sử dụng bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Biểu 16: Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn CHỨNG TỪGHI SỔ Số 18 Ngày 30/3/2009 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Số Ngày N C 30/3 Trích khấu hao TSCĐ 6274 214 3.300.000 Cộng 3.300.000 Kèm theo 01 hoá đơn chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 17: SỔ CÁI TK 6274 Tháng 3 năm 2009 NT CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu kỳ 30/3 17 30/3 Tập hợp CPKHTSCD 214 3.300.000 30/3 20 30/3 K/c sang TK154 154 3.300.000 Cộng phát sinh 3.300.000 3.300.000 Dư cuối kỳ 2.2.1.2.3.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài ở phân xưởng của Công ty bao gồm: chi phí thanh toán tiền điện, nước, điện thoại. Kế toán sử dụng TK 6278 để tập hợp chi phí. Khi thấy thông báo về số tiền phải nộp về điện, nước, điện thoại kế toán hạch toán theo bút toán sau: Nợ TK 6278 : 7.223.580 Nợ TK 133 : 722.358 Có TK111 : 7.945.938 Biểu 18: Công ty CPSXKH XNK Lam Sơn CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 19 Ngày 30/3/2009 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú Số Ngày N C 31/10 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 133 111 7.223.580 722.358 7.945.938 Cộng 7.945.938 Kèm theo 01 hoá đơn chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu 19 SỔ CÁI TK 6278 Tháng 3 năm 2009 NT CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu kỳ 30/3 17 30/3 Tập hợp CPDVMN 111 7.223.580 30/3 20 30/3 K/c sang TK154 154 7.223.580 Cộng phát sinh 7.223.580 7.223.580 Dư cuối kỳ 2.2.2. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình Xuất phát từ đặc điểm sản xuất từ ngành chế biến lương thực nói chung và ngành chế biến thóc gạo nói riêng, kế toán công ty đã xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí. Điều đó có nghĩa: Đối tượng tính giá thành của công ty là từng loại sản phẩm. Mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm khép kín. Cụ thể tập hợp chi phí và tính giá thành cho sản phẩm là gạo rượu. 2.2.2.2. Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành Theo cách hạch toán và tính thông thường thì từng lô dứt điểm, nhân viên quản lý phân xưởng sẽ gửi lên số liệu tính giá thành từng lô nhưng cuối quý kế toán mới tập hợp chi phí có liên quan đến sản phẩm hoàn thành một cách đầy đủ để tính giá thành. Như vậy kỳ tính giá thành của công ty là một quý. Đơn vị tính giá thành được sử dụng tại công ty là đồng/kg. 2.2.2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở Tại Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn, việc tính giá thành dứt điểm theo từng lô do vậy không có sản phẩm làm dở cuối kỳ. Việc tính giá thành sản phẩm làm dở cuối kỳ là không cần thiết. Coi sản phẩm làm dở cuối kỳ là sản phẩm hoàn thành. 2.2.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giá thành sản phẩm của Công ty được tính theo 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Đối với các khoản mục chi phí đầu tiên để khuyến khích việc sử dụng vật tư hợp lý, tiết kiệm, Công ty đã áp dụng khoán vật tư cho phân xưởng sản xuất. Cụ thể là Công ty đã xây dựng hệ thống định mức đối với từng loại vật tư phù hợp với đặc tính của từng loại sản phẩm. Với hai khoản mục còn lại: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và khoản mục chi phí sản xuất chung, Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp nghĩa là thực tế, 2 khoản mục này tập hợp được bao nhiêu thì cũng nằm trong giá thành bấy nhiêu. Căn cứ vào số liệu đã nêu trên ta lập bảng phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán lập chứng từ ghi sổ kết chuyển sang TK 154, từ đó ghi sổ cái TK 154. 2.2.2.5. Tính giá thành sản phẩm Giá thành thực tế = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Biểu 20: SỔ CÁI TK 154 Tháng 3 năm 2009 NT CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu kỳ 0 30/3 K/c CPNVLCTT 6211 14.136.099.300 30/3 K/c CPNVLPTT 6212 175.316.469 30/3 K/c CPNCTT 622 296.716.980 30/3 K/c CPNVPX 6271 57.120.000 30/3 K/c CPCCDC 6273 29.760.000 30/3 K/c KHTSCĐ 6274 3.300.000 30/3 K/c CPDVMN 6278 7.223.580 30/3 Nhập kho thành phẩm 155 14.705.536.329 Cộng phát sinh 14.705.536.329 14.705.536.329 Dư cuối kỳ 0 Biểu 21: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Tên SP: Gạo Rượu Tháng 3 năm 2009 Sản lượng: 3.200 tấn Khoản mục chi phí Giá thành Gạo Rượu Giá thành đơn vị đ/tấn 1- Dư đầu kỳ 0 0 - CP NVLTT 14.311.415.769 4.472.317 - CP NCTT 296.716.980 92.724 - CP SXC 97.403.580 34.439 3- Dư cuối kỳ 0 0 4- Giá thành đơn vị 14.699.536.329 4.599.480 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPSXKD XNK LAM SƠN – THÁI BÌNH 3.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình - Việc công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng lô hàng vào từng thời điểm là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm riêng có của ngành chế biến lương thực nói chung và chế biến thóc gạo nói riêng. Điều này giúp công ty tập hợp chi phí một cách chính xác nhất. - Về hình thức tổ chức: bộ máy kế toán tập trung là hợp lý, phù hợp với địa bàn hoạt động tập trung, quy mô sản xuất của công ty không phải là lớn, tạo điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc thu thập và cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh một cách cập nhật, thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu đó, Công ty đã lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất. Nó làm cho Công ty nhạy bén với thị trường, đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn. - Nhằm đơn giản hoá công việc kế toán đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty đã sử dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”. - Đối với các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty đã tận dụng lợi thế các đại lý cấp 2 rải rác ở các xã, huyện để thu mua tận gốc thóc gạo của bà con nông dân. Do vậy đã hạ giá thành đồng thời canh sức cạnh tranh trên thị trường của Công ty. 3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình Do sự vận động của cơ chế thị trường, chế độ kế toán mà Công ty áp dụng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện hạch toán và đổi mới công tác kế toán. Nó thể hiện ở những mặt sau: 3.2.1. Về việc theo dõi khấu hao TSCĐ Công tác tính khấu hao TSCĐ ở Công ty hiện nay tiến hành theo quyết định 206TC-QĐ-CSTC ban hành ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mức trích khâu hao hàng năm của Công ty ổn định, mức trích khấu hao hàng tháng cố định. Công ty không sử dụng bảng phân bổ số 3 - bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Nhìn một cách tổng quát việc tính toán và phan bổ khấu hao TSCĐ ở Công ty là tương đối hợp lý bởi nó phù hợp với chính sách - chế độ tài chính, nó làm cho việc tính và trích khấu hao TSCĐ ở Công ty đơn giản, kế toán TSCĐ hàng tháng không phải mất công tính toán khấu hao. Tuy nhiên, việc kế toán Công ty không sử dụng “Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” khiến cho việc theo dõi khấu hao TSCĐ ở Công ty là rất khó bởi lẽ ta chỉ có thể biết được tổng số khấu hao hàng tháng nhưng không biết được trong tháng số khấu hao tăng là bao nhiêu. 3.2.2. Về phương pháp tính giá NVL xuất dùng Công ty sử dụng phương pháp giá bình quân gia quyền đã giúp cho giá nguyên vật liệu đầu vào trong tháng ổn định. Nhưng bên cạnh đó lại không phù hợp với sự thay đổi của thị trường bởi vì đặc điểm riêng của nghành chế biến lương thực là giá cả thay đổi theo thời vụ. Do vậy cứ áp dụng theo phương pháp giá bình quân gia quyền trong tháng sẽ mất đi tính chủ động trong sản xuất cũng như trong bán hàng của Công ty. 3.2.3 Về mẫu sổ chi tiết các khoản chi phí phát sinh Theo mẫu sổ thường dùng của Công ty, ta thấy cột tài khoản đối ứng cho xuống dưới cùng là không phù hợp, bởi vì khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ta phải cập nhật được các tài khoản đối ứng với nó trước khi cập nhật số liệu mà nó phản ánh. 3.2.4 Về việc sử dụng các tài khoản chi tiết Công ty sử dụng các tài khoản chi tiết không hợp lý vì Công ty sử dụng các tài khoản lộn xộn không theo trật tự lôgíc làm cho việc hạch toán rất dễ bị nhầm lẫn. Do vậy Công ty nên xem xét lại vấn đề này. Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty, nhiều phần mềm kế toán được đưa vào sử dụng, vì vậy để tăng năng suất làm việc cũng như hiệu quả công việc, đề nghị Ban lãnh đạo Công ty sử dụng thêm phần mềm kế toán chuyên dụng, đáp ứng tốt cho nhu cầu công việc cũng như giúp Công ty quản lý nhanh hơn. KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn – Thái Bình”. Qua thời gian nghiên cứu, em thấy rằng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng càng tỏ rõ vai trò quan trọng của minh đối với việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác, đầy đủ các chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng thông tin về nội bộ doanh nghiệp và các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp giúp cho họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời đối với các hoạt động của doang nghiệp. Bên cạnh dó trong thời gian thực tập, em đã được mọi người ở Công ty CP SXKD XNK Lam Sơn tạo điều kiện và tận tình chỉ bảo nên đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và sâu sắc về vai trò của công tác kế toán trong doanh nghiệp đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thông qua chuyên đề này, em mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Công ty từ đó nâng cao hiệu quả công tác kế toán quản trị doanh nghiệp. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Đặng Thế Hưng, các bác, các anh, các chị ở Phòng Kế toán tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3 1.2. Chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4 1.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 1.4. Kế toán giá thành sản phẩm 22 1.5. Hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPSXKD XNK LAM SƠN – THÁI BÌNH 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 29 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 41 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPSXKD XNK LAM SƠN – THÁI BÌNH 3.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 63 3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 63 KẾT LUẬN 66 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3 1.2. Chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4 1.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11 1.4. Kế toán giá thành sản phẩm 22 1.5. Hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPSXKD XNK LAM SƠN – THÁI BÌNH 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 32 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 44 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPSXKD XNK LAM SƠN – THÁI BÌNH 3.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 65 3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPSXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình 66 KẾT LUẬN 68 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 69 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn - Thái Bình.doc
Luận văn liên quan