Đề tài Kiểm soát dòng vốn nhằm ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập
Thu hút FDI có tầm quan trọng đối với Việt Nam, do Việt Nam là một quốc gia
đang phát triển, nhu cầu vốn cho nền kinh tế cao trong khi nội lực kinh tế còn yếu so với
một số nước trong khu vực. Với hệ thống tài chính của Việt Nam hiện nay FDI là nguồn
vốn tương đối tốt cho việc quản lý. Đồng thời các dự án FDI thường được đầu tư vào
những lĩnh vực hợp lý và được giám sát chặt chẽ bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt
khác thông qua huy động vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp, Việt Nam mới thu hút được
nhiều hơn vốn nước ngoài từ thị trường tài chính quốc tế. Với tình hình dòng vốn FDI
hiện nay, ODA trở thành nguồn vốn quan trọng thứ hai đối với Việt Nam. Đây là nguồn
vốn với chi phí tương đối thấp, bởi nó thường được cung cấp với lãi suất ưu đãi, đôi khi
còn được cung cấp dưới hình thức viện trợ không hoàn lại. ODA chủ yếu chảy vào các dự
án đầu tư hướng đến các lợi ích xã hội, giao thông nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giáo
dục, y tế Do kênh huy động vốn qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, còn rất
hạn chế, xa lạ đối với một số doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn huy động cho sản xuất
kinh doanh hầu hết là từ vốn dựa trên các điều kiện ưu đãi, bảo lãnh của Nhà nước. Việc
quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, trong vay nợ chưa
xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, tạo
ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Dòng ngoại hối chuyển về từ các khoản thu nhập cá nhân ở
nước ngoài hoặc phần thu nhập chuyển về nước của lao động Việt Nam tại nước ngoài.
Đây là kết quả của quá trình hoàn thiện chính sách kiều hối, đảm bảo được quyền lợi của
kiều bào. Đứng trên góc độ nguồn cung cấp vốn, đây là nguồn vốn rẻ nhất mà nền kinh tế
có được, trên góc độ quản lý ngoại hối, kiều hối là một kênh quan trọng để cải thiện cán
cân thanh toán của quốc gia.
Sự di chuyển vốn giữa các quốc gia ngày càng được tự do hóa trong thời gian qua
đã đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế thế giới, cả những nước cung cấp lẫn những
nước nhận vốn. Các dòng vốnnày được xem là động lực mang lại sự tăng trưởng kinh tế
ở các quốc gia đang phát triển.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kiểm soát dòng vốn nhằm ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM SOÁT DÒNG VỐN NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
TS. Nguyễn Văn Sĩ
Đại học Kinh tế TP.HCM
Thu hút FDI có tầm quan trọng đối với Việt Nam, do Việt Nam là một quốc gia
đang phát triển, nhu cầu vốn cho nền kinh tế cao trong khi nội lực kinh tế còn yếu so với
một số nước trong khu vực. Với hệ thống tài chính của Việt Nam hiện nay FDI là nguồn
vốn tương đối tốt cho việc quản lý. Đồng thời các dự án FDI thường được đầu tư vào
những lĩnh vực hợp lý và được giám sát chặt chẽ bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt
khác thông qua huy động vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp, Việt Nam mới thu hút được
nhiều hơn vốn nước ngoài từ thị trường tài chính quốc tế. Với tình hình dòng vốn FDI
hiện nay, ODA trở thành nguồn vốn quan trọng thứ hai đối với Việt Nam. Đây là nguồn
vốn với chi phí tương đối thấp, bởi nó thường được cung cấp với lãi suất ưu đãi, đôi khi
còn được cung cấp dưới hình thức viện trợ không hoàn lại. ODA chủ yếu chảy vào các dự
án đầu tư hướng đến các lợi ích xã hội, giao thông nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giáo
dục, y tế… Do kênh huy động vốn qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, còn rất
hạn chế, xa lạ đối với một số doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn huy động cho sản xuất
kinh doanh hầu hết là từ vốn dựa trên các điều kiện ưu đãi, bảo lãnh của Nhà nước. Việc
quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, trong vay nợ chưa
xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, tạo
ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Dòng ngoại hối chuyển về từ các khoản thu nhập cá nhân ở
nước ngoài hoặc phần thu nhập chuyển về nước của lao động Việt Nam tại nước ngoài.
Đây là kết quả của quá trình hoàn thiện chính sách kiều hối, đảm bảo được quyền lợi của
kiều bào. Đứng trên góc độ nguồn cung cấp vốn, đây là nguồn vốn rẻ nhất mà nền kinh tế
có được, trên góc độ quản lý ngoại hối, kiều hối là một kênh quan trọng để cải thiện cán
cân thanh toán của quốc gia.
Sự di chuyển vốn giữa các quốc gia ngày càng được tự do hóa trong thời gian qua
đã đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế thế giới, cả những nước cung cấp lẫn những
nước nhận vốn. Các dòng vốn này được xem là động lực mang lại sự tăng trưởng kinh tế
ở các quốc gia đang phát triển.
Sự luân chuyển của dòng vốn: Những cuộc khủng hoảng, sự gia tăng kéo dài
trong dòng vốn tư nhân cho thấy thị trường đã bước vào thời kỳ chín muồi. Mặc dù chính
phủ ở các nước đã cảnh giác và có khả năng đối phó một cách thận trọng và kịp thời đối
với những thay đổi của thị trường và thị trường cũng trở nên có khả năng chọn lựa đầu tư
vào những nước có nền tảng cơ bản chắc chắn, thì điều này không có nghĩa là không có
sự dao động trong dòng vốn để phản ứng với những thay đổi tài chính quốc tế. Dòng vốn
chảy vào ồ ạt có mối quan hệ chặt chẽ với quy mô của nền kinh tế và sự đảo ngược của
dòng vốn là mối đe dọa lớn nhất đối với các nước trong quá trình hội nhập. Đặc điểm
chung của sự đảo ngược dòng vốn ở hầu hết các nước đều do thị trường thiếu niềm tin
vào chính sách kinh tế vĩ mô trong nước. Hậu quả lớn nhất của sự đảo ngược dòng vốn là
dẫn đến khủng hoảng tài chính. Các nhà kinh tế thế giới cho thấy rằng những biến động
trong dòng vốn luôn gắn liền với những biến động trong dự trữ ngoại hối. Do đó thách
thức đối với nền kinh tế là suy giảm dự trữ ngoại hối gắn liền với mở cửa tài khoản vốn.
Liên hệ giữa rủi ro và kết cấu dòng vốn: Nhận xét chung FDI là dòng vốn ít biến
động nhất. Dòng vốn gián tiếp biến động nhiều hơn nhưng mức độ biến động có xu
hướng giảm. Sự khác biệt về mức độ biến động của hai dòng vốn này là do FDI tốn nhiều
chi phí để lấy vốn về và nó liên quan đến điều kiện dài hạn hơn là với các dao động ngắn
hạn. Mặt khác, dòng vốn đầu tư gián tiếp rất nhạy cảm với sự khác biệt trong tỷ suất hoàn
vốn ngắn hạn. ngoài ra những nhà đầu tư gián tiếp có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ
phiếu hoặc trái phiếu của họ rất dễ dàng. Điều này cho thấy chính phủ cần thận trọng hơn
khi cho phép người nước ngoài đầu tư gián tiếp ở thị trường vốn trong tương lai. Sự rủi
ro chính yếu của sự biến động và sự đảo ngược dòng vốn phần lớn phụ thuộc vào mức độ
của mỗi quốc gia và bắt nguồn từ sự tương tác lẫn nhau giữa các chính sách kinh tế và
những điều kiện khác trong nước với những nhân tố quốc tế.
Kiểm soát dòng vốn vào: Để đối phó với dòng vốn vào các nước đều thực hiện
một chế độ tỷ giá linh hoạt, đó là sự duy trì hoặc giảm giá đồng tiền của mình để hỗ trợ
tính cạnh tranh xuất khẩu. Chính sách tài khóa cũng là một công cụ hữu hiệu đối phó với
dòng vốn vào, tăng thặng dư ngân sách chính phủ có thể giảm nhẹ áp lực lạm phát và
tăng tỷ giá thực. Áp dụng tỷ lệ tiền gửi bắt buộc có tính thay đổi đối với dòng vốn vào,
tức là đặt ra các mức dự trữ tùy theo loại vốn vào và hoàn cảnh của dòng vốn vào nhằm
giảm số lượng vốn vào. Tỷ lệ dự trữ có thể điều chỉnh tùy theo lượng vốn vào, nhưng
không thay đổi theo thời gian đáo hạn. Do tiền gửi bắt buộc có tính thay đổi ngăn cản
việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài có khả năng làm tăng tính cạnh tranh giữa ngân
hàng và các công ty trong nước, cho nên điều này cần được hạn chế sử dụng ở những giai
đoạn có dòng vốn vào nhiều do tăng nhanh tỷ giá. Cần đánh thuế vào những giao dịch
ngoại hối dù tỷ lệ rất thấp. Thuế này được đặt ra đối với người mua hoặc người bán tiền
tệ trong nước hoặc cả hai. Đánh thuế theo một cuộc mua bán xoay dòng đối với giao dịch
ngoại hối thì sẽ có hiệu quả hơn. Thuế suất có thể điều chỉnh tùy theo mức độ mở cửa của
thị trường vốn và mức độ dòng vốn ngắn hạn. Sự hiện diện của loại thuế này vẫn tồn tại
thiếu sót. Bằng cách giảm tỷ suất sinh lợi đối với cổ phần trong nước, thì thuế này sẽ làm
cho cổ phiếu trong nước ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và nó còn làm
giảm tính thanh khoản. Hơn nữa thuế này có thể làm cho thị trường ngoại hối mất tính ổn
định. Sử dụng thuế giao dịch ngoại hối làm giảm bớt sự miễn cưỡng của các nước đang
phát triển nhằm mở rộng thị trường tài chính: Lợi ích của sự lưu chuyển vốn giữa các
quốc gia là rõ ràng, và một trong những điều kiện để được hưởng lợi từ các dòng vốn
quốc tế là sự mở cửa thị trường và tự do hóa các giao dịch tài chính. Do đó, việc lạm
dụng các biện pháp kiểm soát vốn có thể làm cho nền kinh tế chịu nhiều hậu quả tiêu cực.
Mặt khác kiểm soát vốn làm tăng chi phí và các rào cản bất lợi cho việc tiếp xúc với thị
trường vốn quốc tế. Mặc dù các nhà đầu tư thường thành công trong việc tránh kiểm soát,
nhưng việc kiểm soát vốn cũng gánh chịu một cái giá phải trả đáng kể trong việc giao
dịch tài sản quốc tế, các dòng chảy của vốn, thì nó có thể hạn chế cả những dòng vốn có
lợi.
Giải pháp tác động lên dòng vốn ra: Là một biện pháp cần sử dụng để điều tiết
dòng vốn ra sao cho các dòng vốn ra phải chậm rãi, nằm trong tầm kiểm soát, tạo điều
kiện để có thời gian chuẩn bị đưa ra các biện pháp ứng phó với sự sụt giảm nguồn ngoại
tệ trong nước và sự tăng lên của đồng nội tệ. Có một số giải pháp như: Quy định duy trì
trong 12 tháng đối với việc hồi hương của các dòng vốn đầu tư nước ngoài; ngăn cản các
giao dịch giữa tài khoản trong nước với nước ngoài; làm đóng băng tài khoản quốc tế hạn
chế các dòng ngoại tệ đổ ra nước ngoài; các giao dịch ngoại hối chỉ được cho phép khi có
sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Mọi sự vận hành của các dòng vốn ra vào cần phải
thông qua hệ thống và chịu sự giám sát của ngân hàng Nhà nước. Các giao dịch vốn, giao
dịch ngoại hối, chuyển tiền về nước hay chuyển tiền ra nước ngoài đều phải thông qua cơ
chế giám sát của ngân hàng Nhà nước. Hoàn thiện hơn nữa hoạt động của thị trường
chứng khoán để thị trường này là một kênh thu hút và kiểm soát vốn hiệu quả. Tăng
cường dữ trữ đầy đủ ngoại tệ, tăng tốc quá trình cải cách kinh tế vĩ mô và hệ thống tài
chính, từ đó tạo niềm tin của các nhà đầu tư vào sự điều hành của Nhà nước.
Chính sách nhằm giảm thiểu nguy cơ đảo ngược dòng vốn: Mục tiêu chủ yếu của
điều này là quản lý những rủi ro khác nhau gắn liền với dòng vốn thông qua kiểm soát
vốn. Các biện pháp kiểm soát vốn quan tâm các loại giao dịch cụ thể và giảm thiểu rủi ro
bằng cách gây ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng của những giao dịch này gọi là
chính sách kiểm soát vốn an toàn. Các loại rủi ro của dòng vốn quốc tế về cơ bản cũng
giống với rủi ro của các giao dịch nội địa nhưng có phạm vi rộng hơn. Các quy tắc về
chính sách an toàn tài chính có tính thực tiễn cao là hướng vào quản lý những rủi ro tăng
thêm trong dòng vốn quốc tế bằng cách hạn chế những rủi ro tỷ giá của các định chế tài
chính so với khả năng quản lý và chịu đựng rủi ro của các định chế này. Những tiêu
chuẩn an toàn tài chính cần chú ý đến hệ thống ngân hàng do vai trò to lớn của nó trong
việc cung cấp tín dụng, vị trí trung tâm của ngân hàng, sự mất cân đối trong tính thanh
khoản của tài sản và khả năng trả nợ của ngân hàng. Dòng vốn vào cũng được hấp thụ
thông qua hệ thống ngân hàng và sự đảo ngược dòng vốn gắn liền với một cuộc khủng
hoảng ngân hàng, nếu ngân hàng không được chuẩn bị đầy đủ. Mặc dù hoạt động kinh
doanh quốc tế của các định chế tài chính trung gian còn ở mức độ thấp, nhưng rủi ro
không vì thế lại thấp đi. Để thực hiện chính sách an toàn tài chính chính phủ cần phải bắt
buộc các định chế tài chính có các giao dịch quốc tế có đầy đủ xếp hạng tín nhiệm của
các công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng về đánh giá rủi ro đối ngoại. Mặt khác, trước khi
giao dịch với những định chế có đòn cân nợ cao, các định chế tài chính nên thiết lập
những chính sách rõ ràng để quản lý quan hệ giữa ngân hàng với những định chế này
thích hợp với toàn bộ chiến lược rủi ro tín dụng.
Đứng trước yêu cầu phải huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế,
đồng thời đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, các nhà làm chính sách phải cân
nhắc khi thực hiện kết hợp các biện pháp khuyến khích các dòng vốn ít biến động như
dòng vốn đầu tư trực tiếp chảy vào, đồng thời kiểm soát các dòng vốn nhạy cảm, dễ biến
động như dòng vốn đầu tư gián tiếp. Kiểm soát vốn trong hoàn cảnh này sẽ không còn áp
dụng những biện pháp hành chính cứng nhắc, gây mất niềm tin các nhà đầu tư mà nó sẽ
trở nên khoa học hơn, uyển chuyển hơn, không làm môi trường đầu tư ở Việt Nam mất đi
sự hấp dẫn vốn có.
Một số vấn đề rút ra về mô hình phát triển và điều hành kinh tế vĩ mô trong
thời gian tới:
Một là, chuyển từ mô hình công nghiệp truyền thống sang mô hình phát triển bền
vững, dựa chủ yếu vào mô hình kinh tế tri thức, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng
cao, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vì các mô hình công nghiệp truyền thống
đang tiến tới giới hạn, càng phát triển nhanh thì càng tiêu hao nhiều tài nguyên và năng
lượng.
Hai là, sử dụng chính sách tổng cầu trong ngắn hạn để đạt mục tiêu ổn định kinh
tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn; về dài hạn để duy trì tăng trưởng kinh tế
ở mức hợp lý và bền vững phải sử dụng chính sách tổng cung, nói cách khác, sử dụng có
hiệu quả nguồn nhân lực, tài nguyên, công nghệ và vốn.
Ba là, khai thác có hiệu quả các điều kiện thuận lợi và lợi thế so sánh của nền
kinh tế - xã hội nước ta để phục vụ cho phát triển kinh tế, đó là chính trị - xã hội ổn định,
nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của thị trường trong nước khá lớn (gần 86 triệu dân), độ tuổi
lao động chiếm 60%, tài nguyên và lợi thế địa lý với tiềm năng lớn.
Bốn là, để kiểm soát lạm phát ở mức thấp và bền vững trong dài hạn, cần duy trì
tăng trưởng kinh tế ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng và thực hiện tốt các giải pháp:
Chính sách tài khoá “mở rộng” ở mức hợp lý và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát nhập siêu và giá cả thị trường
trong nước, làm tốt công tác truyền thông.
Năm là, xây dựng và thực hiện lộ trình giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu, biện
pháp chủ yếu là tăng xuất khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước thay thế hàng nhập khẩu,
phát triển thị trường trong nước.
Sáu là, kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở mức dưới 5% GDP; nâng cao hiệu
quả đầu tư từ khu vực Nhà nước (ngân sách, tín dụng và doanh nghiệp Nhà nước), giảm
hệ số ICOR xuống mức tương ứng với các nước trong khu vực, giảm dần chênh lệch giữa
tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm so với GDP.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 131/2006/CP, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính
thức (ODA), ban hành ngày 9/11/2006.
2. Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 thực hiện các giải pháp cấp
bách chương trình, dự án ODA năm 2010.
3. Caùc trang web: www.oda.com, www.chinhphu.gov.vn, www.mpi.gov.vn,
www.mof.gov.vn, www.sbv.gov.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiểm soát dòng vốn nhằm ổn định và phát triển kinh tế việt nam trong quá trình hội nhập.pdf