Đề tài Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính tại công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng thực hiện

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái quát chung về kiểm toán báo cáo tài chính .1 1.2. Khái quát chung về các ước tính kế toán 5 1.2.1. Khái niệm về ước tính kế toán 5 1.2.2. Bản chất của các ước tính kế toán .6 1.2.3. Nội dung các ước tính kế toán 6 1.2.3.1. Ước tính các chỉ tiêu đã phát sinh .6 1.2.3.2. Ước tính các chỉ tiêu chưa phát sinh .7 1.2.4. Những sai sót, rủi ro thường gặp trong ước tính kế toán .8 1.3. Kiểm toán các ước tính kế toán 9 1.3.1.Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về ước tính kế toán .9 1.3.2. Thủ tục kiểm toán chung về các ước tính kế toán .11 1.3.2.1. Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị .11 1.3.2.2. Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị 1.3.2.3. Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiểm toán để xác nhận các ước tính kế toán đã lập .14 1.3.3. Thực hiện kiểm toán một số khoản mục ước tính kế toán chủ yếu .14 1.3.3.1. Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 14 1.3.3.2. Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho .16 1.3.3.3. Kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) .17 1.3.3.4. Kiểm toán chi phí trả trước .19 1.3.3.5. Kiểm toán chi phí trích trước 20 1.3.4. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 21 1.3.4.1. Kết thúc kiểm toán .21 1.3.4.2. Báo cáo kiểm toán 22 PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán Mỹ .26 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty 27 2.1.2. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty 28 2.1.2.1. Nguyên tắc hoạt động : .28 2.1.2.2. Mục tiêu hoạt động của AA: .29 2.1.2.3. Phương hướng hoạt động: 29 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy .30 2.1.4. Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của công ty .32 2.2. Thực trạng kiểm toán các uớc tính kế toán tại công ty ABC do Công ty TNHH Mỹ thực hiện 2.2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng ABC .34 2.2.2. Thực tế kiểm toán các ước tính kế toán tại công ty ABC .35 2.2.2.1. Đánh giá hệ thống KSNB về các ước tính kế toán của khách hàng .35 2.2.2.2. Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 38 2.2.2.3. Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho .42 2.2.2.4. Kiểm toán khấu hao tài sản cố định 45 2.2.2.5. Kiểm toán chi phí trả trước .50 2.2.2.6. Kiểm toán chi phí trích trước 55 2.2.2.7. Tổng hợp sai sót phát hiện được .57 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ THỰC HIỆN .59 3.1. Nhận xét về thực trạng kiểm toán các ước tính kế toán do công ty TNHH kiểm toán Mỹ thực hiện 3.1.1. Ưu điểm 59 3.1.2. Hạn chế .61 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán do công ty kiểm toán Mỹ thực hiện .62 3.2.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán 62 3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán do công ty kiểm toán Mỹ thực hiện .64 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoạt động kiểm toán tuy mới xuất hiện ở nước ta hơn 15 năm nhưng ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sự phức tạp của công tác kế toán và nhu cầu công khai hóa các thông tin tài chính của doanh nghiệp ngày càng tăng. Dịch vụ kiểm toán được coi là một trong những dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động của kiểm toán độc lập không chỉ tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp các doanh nghiệp củng cố hoạt động tài chính kế toán, đồng thời góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả của quản lý. Ước tính kế toán là một bộ phận của BCTC đồng thời cũng là một vấn đề mới đối với kế toán và kiểm toán Việt Nam. Ước tính kế toán dựa vào xét đoán của đơn vị và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, nghĩa vụ Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà nước nên dễ bị xử lý chủ quan theo hướng có lợi cho đơn vị. Ước tính kế toán còn liên quan đến nhiều khoản mục trong BCTC, do vậy việc kiểm toán các ước tính kế toán có vị trí rất quan trọng trong các cuộc kiểm toán BCTC. Nhưng do bản thân các ước tính kế toán là các con số xấp xỉ nên việc thực hiện kiểm toán, đánh giá các chênh lệch, khác biệt khi kiểm toán các ước tính kế toán là khó hơn so với khi thực hiện kiểm toán những chỉ tiêu khác. Nhận thức được vấn đề này, em đã chọn đề tài : “Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng thực hiện” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán các ước tính kế toán, Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cũng đã chú trọng thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán, đã có những hướng dẫn chung về việc thực hiện. Tuy vậy kiểm toán các ước tính kế toán không thống nhất mà bị tách rời thành từng phần nhỏ trong các phần hành. Thông qua tìm hiểu về quy trình kiểm toán các ước tính kế toán của Công ty, kết hợp với việc tìm hiểu về các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và quốc tế, cộng với sự hiểu biết của mình, khóa luận tốt nghiệp được thực hiện nhằm mục đích khái quát việc thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán tại công ty ABC của công ty TNHH Kiểm toán Mỹ, từ đó tiến hành phân tích, đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Khóa luận tốt nghiệp gồm ba phần chính: Phần I: Lý luận chung về kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Phần II: Thực trạng kiểm toán các ước tính kế toán do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ thực hiện. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán của công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn T.S Nguyễn Phùng, ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời gian qua để em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình viết bài, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và thời gian, hơn nữa đây vẫn còn là một đề tài khá mới mẻ và khó đối với chuyên ngành kiểm toán chúng em nên khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện

pdf89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6667 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính tại công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lợi thế thương mại dựa vào các nhân tố sau: những thay đổi dự tính về sản phẩm, thị trường và công nghệ; nhu cầu dự tính trong tương lai, sự cạnh tranh hoặc những yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến những lợi thế hiện tại này  Xem xét để xác nhận chi tiết số dư chi phí trả trước phát sinh phù hợp với xác nhận của bên thứ ba (ví dụ như xác nhận chi phí bảo hiểm trọn gói còn hiệu Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 52 lực và chi phí trả trước từ cơ quan bảo hiểm và cơ quan khác). Nếu có thể xác nhận nên được làm vào ngày lập Báo cáo tài chính  Xác định đã có được những thông tin thích hợp phục vụ cho yêu cầu công bố báo cáo tài chính hay chưa. b) Minh họa thực tế tại công ty ABC KTV xem xét một cách tổng hợp các khoản chi phí trả trước và đưa ra các đánh giá ban đầu của mình. Công ty ABC đã theo dõi chi phí trả trước trên hai TK 142, 242. Nhìn chung việc phân tách chi phí trả trước là hợp lý. Đầu tiên KTV tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí trả trước. BẢNG 2.8: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC – CÔNG TY ABC Khách hàng: Công ty ABC Ngày khóa sổ: 31/12/10 Nội dung: Tổng hợp chi phí trả trước Người thực hiện: Người soát xét 1: Người soát xét 2: Tên THT TVN Ngày 4/3/11 15/3/11 KTV tiến hành tìm hiểu về chính sách và phương pháp trích phân bổ chi phí trả trước của Công ty ABC và đưa ra những ghi chú hệ thống như trên. Sau đó KTV đánh giá phương pháp và chính sách phân bổ của Công ty bằng cách đối chiếu với các quyết định của ban giám đốc, các văn bản có liên quan và thấy rằng các phương Diễn giải Số dư 01/01/10 Phát sinh tăng Phát sinh giảm Số dư 31/12/10 Chi phí trả trước ngắn hạn 12 173 506 22 101 901 989 22 114 075 495 0 Chi phí trả trước dài hạn 97 869 730 1 813 740 566 1 911 610 296 0 Cộng 110 043 236 23 915 642 555 24 025 685 791 0 Ghi chú: Số dư đầu năm 2010 đã được kiểm toán năm trước Các khoản chi phí trả trước chủ yếu là chi phí công cụ dụng cụ, chi phí lãi vay trả trước. Công cụ dụng cụ có giá trị lớn được phân bổ hết khi xuất dùng, chi phí lãi vay phân bổ theo từng tháng. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 53 pháp trích của Công ty là chưa hợp lý đối với chi phí lãi vay. Việc phân bổ chi phí lãi vay theo quý khiến cho nhiều khoản lãi vay sang năm sau mới trả nhưng doanh nghiệp đã trích hết chi phí lãi vay vào chi phí trong năm nay. BẢNG 2.9: BẢNG CHI TIẾT CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC – CÔNG TY ABC Khách hàng: Công ty ABC Ngày khóa sổ: 31/12/10 Nội dung: Bảng chi tiết chi phí trả trước Người thực hiện: Người soát xét 1: Người soát xét 2: Tên THT TVN Ngày 4/3/11 15/3/11 Đơn vị: VND Diễn giải Số dư 01/01/10 Phát sinh tăng Phát sinh giảm Số dư 31/12/10 Chi phí trả trước ngắn hạn 12 173 506 22 101 901 989 22 114 075 495 0 Chi phí lãi vay 12 173 506 18 490 660 815 18 502 834 321 0 Chi phí CCDC 0 3 611 241 165 3 611 241 165 0 Chi phí trả trước dài hạn 97 869 730 1 813 740 566 1 911 610 296 0 Chi phí lãi vay 97 869 730 1 813 740 566 1 911 610 296 0 Cộng 110 043 236 23 915 642 555 24 025 685 791 0 Chú ý: Chi phí lãi vay được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn nhưng lại phân bổ hết trong năm 2010 KTV phân tích các khoản chi phí lãi vay (xem xét hợp đồng vay, thời hạn vay, lãi suất vay) để điều chỉnh cho hợp lý. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 54 BẢNG 2.10: BẢNG TÍNH LẠI CHI PHÍ LÃI VAY PHÂN BỔ - CÔNG TY ABC Khách hàng: Công ty ABC Ngày khóa sổ: 31/12/10 Nội dung: Bảng tính lại chi phí lãi vay phân bổ (TK242) Người thực hiện: Người soát xét 1: Người soát xét 2: Tên THT TVN Ngày 4/3/11 15/3/11 Đơn vị: VND Chi phí trả trước phân bổ trong năm 2010 Ngân hàng Gốc vay Tỷ lệ lãi vay (tháng) Thời hạn Ngày vay Số Kế toán Số kiểm toán Chênh lệch Ngân hàng ĐT & PT 500.000.000 0,75% 1 năm 3/10 45.000.000 37.500.000 7.500.000 Ngân hàng Đông Á 700.000.000 0,8% 1 năm 2/10 67.200.000 61.600.000 5.600.000 Ngân Hàng NĐ 450.000.000 0,8% 9 tháng 5/10 32.400.000 28.800.000 3.600.000 ….. …. …. … … … … Cộng 1.911.610.296 1.546.568.984 365.041.312 Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 242 : 365 041 312 Có TK 421 : 365 041 312 KTV cũng tiến hành kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ phát sinh xuất công cụ dụng cụ, nghiệp vụ vay. KTV cần kiểm tra 12 mẫu đối với TK 142, và 1 mẫu đối với TK 242. Để kiểm tra KTV đã chọn các nghiệp vụ phát sinh lớn. Đối với công cụ dụng cụ, cần kiểm tra phiếu xuất kho, giấy yêu cầu,.. Còn đối với các nghiệp vụ vay vốn, cần kiểm tra Hợp đồng vay, lãi suất vay, phương thúc thanh toán, có thể đối chiếu sang phần hành Nợ dài hạn. Qua kiểm tra một số nghiệp vụ, KTV nhận thấy các chứng từ và việc hạch toán đã đầy đủ, hợp lý. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 55 2.2.2.6. Kiểm toán chi phí trích trước a) Thủ tục kiểm toán  Thủ tục kiểm soát  Xem xét các chính sách và thủ tục ghi nhận chi phí trích trước (chi phí phải trả) của đơn vị, bằng chứng liên quan đến việc dự tính chi phí phải trả: biên bản họp hội đồng quản trị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vay vốn, kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, các hợp đồng vay vốn trả lãi sau, bảng thanh toán lương cuối cùng…  Xem xét cách hạch toán chi phí phải trả của đơn vị từ năm trước  Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước về các khoản chi phí phải trả (nếu có).  Đánh giá tính hợp lý và nhất quán trong việc hạch toán chi phí phải trả của đơn vị.  Thủ tục phân tích  So sánh các khoản chi phí phải trả doanh nghiệp đã trích lập với khoản phát sinh phải trả thực tế.  Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành  Thủ tục kiểm tra chi tiết  Thu thập bảng chi tiết số dư của các khoản chi phí trích trước. Đối chiếu số dư chi tiết với sổ cái và Báo cáo tài chính (kiểm tra phép tính số học trên các tài liệu này);  Xem xét các số dư về tính chính xác hợp lý, các biến động đã được dự kiến hay không dự kiến giữa các năm và những bỏ sót  Tính toán lại hoặc áp dụng các thủ tục phân tích, kiểm tra việc tính toán ra số dư cuối kỳ, đồng thời kiểm tra các tài liệu có liên quan  Xác định tính đầy đủ của các khoản chi phí trích trước bằng cách xem xét thông qua việc tìm hiểu về vấn đề kinh doanh của khách hàng, kết quả kiểm toán năm trước, phân tích mối quan hệ của các số dư tài khoản với các tài khoản có liên quan (ví dụ như lương, thuế, bất động sản, hoa hồng, phí tư vấn, tài sản cố định), xem xét các chứng từ các cuộc kiểm tra khác (ví dụ như tìm những khoản Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 56 chi phí chưa được phản ánh), và xem xét những khoản chi phí phải trả tăng không phù hợp với quy định.  Xác nhận xem những thông tin thích hợp có được thu thập đầy đủ cho việc công bố trên Báo cáo tài chính hay không;  Thực hiện bất kỳ việc kiểm tra chi tiết bổ sung sau đây để lấy thông tin, chứng cứ quan trọng từ các khoản sau: o Những lĩnh vực đặc biệt của doanh nghiệp. o Bất kỳ khoản ngoại lệ nào được ghi nhận trong quá trình thực hiện các bước trên.  Xác nhận xem liệu chính sách kế toán được áp dụng đối với nợ trích trước có: o Phù hợp với chính sách đã được nêu ra về Báo cáo tài chính của khách hàng. o Nhất quán với năm trước. o Phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng. b) Minh họa thực tế tại công ty ABC Trước hết, KTV phân tích tổng quát vể chi phí phải trả. KTV tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí phải trả, đối chiếu số dư sổ sách và trên BCTC. BẢNG 2.11: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ PHẢI TRẢ - CÔNG TY ABC Khách hàng: Công ty ABC Ngày khóa sổ: 31/12/10 Nội dung: Bảng tổng hợp chi phí phải trả Người thực hiện: Người soát xét 1: Người soát xét 2: Tên THT TVN Ngày 4/3/11 15/3/11 KTV cũng tiến hành tìm hiểu căn cứ trích trước chi phí của Công ty: Chỉ tiêu SD ĐK PS Nợ PS Có SD CK Ghi chú TK 335 32.243.295.368 98.154.638.638 123.721.063.729 57.809.720.459 * * Đã kiểm tra khớp đúng với BCTC Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 57 - Căn cứ vào tổng tiền lãi vay và lãi suất di vay trong hợp đồng vay trả lãi sau, hàng tháng sẽ tiến hành trích trước vào chi phí hoạt động tài chính. Đến khi trả gốc và lãi, tiền lãi vay sẽ được hạch toán vào chi phí phải trả. - Căn cứ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là kế hoạch sửa chữa lớn của công ty. Để kiểm tra chi phí sửa chữa lớn, KTV kết hợp với phần hành TSCĐ kiểm tra tình hình tăng giảm chi phí sửa chữa lớn trong năm, đối chiếu với kế hoạch và quyết toán. KTV kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ phát sinh, đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết, kiểm tra hợp đồng vay, kế hoạch sửa chữa lớn… Qua quá trình kiểm tra, KTV nhận thấy khoản Chi phí phải trả đã được Công ty A hạch toán hợp lý và đầy đủ, có căn cứ xác thực. 2.2.2.7. Tổng hợp sai sót phát hiện được Các ước tính kế toán được thực hiện kiểm toán bởi các KTV khác nhau. Trong quá trình kiểm toán các KTV kiểm toán các phần hành liên quan có sự trao đổi và trợ giúp nhau để giảm bớt công việc cũng như rủi ro gặp phải. Sau khi tiến hành kiểm toán, KTV sẽ tiến hành tổng hợp các sai sót liên quan đến ước tính kế toán phát hiện được: - Kiểm toán các khoản Dự phòng: Công ty ABC không trích lập dự phòng giảm giá HTK và dự phòng nợ phải thu khó đòi. KTV đánh giá việc không trích lập dự phòng giảm giá HTK là có căn cứ và phù hợp với Công ty ABC, tuy nhiên việc không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là chưa phù hợp với Thông tư 13/2006/TT-BTC. KTV đã đưa ra hướng xử lý đề nghị. - Kiểm toán Khấu hao TSCĐ: Công ty ABC đã trích khấu hao quá nhanh so với quy định của BTC tại QĐ 203/2009/QĐ-BTC khoảng 157%. KTV đã đưa ra các bút toán điều chỉnh. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 58 - Kiểm toán chi phí trả trước: Công ty ABC đã hạch toán hết các chi phí trả trước dài hạn vào trong một kỳ kế toán. KTV cũng đã tiến hành tập hợp và đưa ra các bút toán điều chỉnh. Các khoản ước tính kế toán có phát sinh những sai phạm trọng yếu, do vậy KTV đưa ra các bút toán điều chỉnh tại Công ty ABC như sau: Dự phòng phải thu khó đòi: Nợ TK 421 : 207 048 500 Có TK 139 : 207 048 500 Khấu hao TSCĐ: Nợ TK 214 : 7,149,683,011 Có TK 421 : 7,149,683,011 Chi phí trả trước: Nợ TK 242 : 365 041 312 Có TK 421 : 365 041 312 Sau khi đưa ra bút toán điều chỉnh và thống nhất kết quả kiểm toán với Công ty ABC, KTV phát hành Báo cáo kiểm toán. Công ty ABC đã đồng ý điều chỉnh theo các bút toán điều chỉnh của KTV, do vậy KTV phát hành Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần. PHỤ LỤC I: Trích dẫn Báo cáo kiểm toán Công ty ABC Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 59 PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ THỰC HIỆN 3.1. Nhận xét về thực trạng kiểm toán các ước tính kế toán do công ty TNHH kiểm toán Mỹ thực hiện. 3.1.1. Ưu điểm Hoạt động kiểm toán ở nước ta tuy còn mới mẻ song cũng đã phần nào hình thành trong nhận thức của mọi người về bản chất của hoạt động kiểm toán cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế thị trường. Với sự nỗ lực của chính mình và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán công ty TNHH Kiểm toán Mỹ đã thực hiện các cuộc kiểm toán với chất lượng cao cho các khách hàng hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, đã và đang khẳng định uy tín của mình trên thị trường kiểm toán ở Việt Nam. Qua hơn mười năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Kiểm toán Mỹ đã không ngừng đi lên, luôn chú trọng đầu tư chiều sâu, chiều rộng có hiệu quả. Hiện nay Công ty đã có một cơ sở mặt bằng nhà làm việc chắc chắn, tiện nghi, trình độ quản lý kinh tế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty đang từng bước được nâng cao. Bộ máy quản lý đã được tổ chức một cách khoa học góp phần nâng cao chất lượng hoạt động điều hành, kiểm tra kiểm soát, nâng cao tính kỷ luật. Nhờ vậy mà hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng và đa dạng hóa đối tượng khách hàng để tăng doanh thu. Loại hình dịch vụ có mở rộng hơn năm trước nhưng kiểm toán BCTC vẫn là dịch vụ phổ biến. Hàng năm công ty đều tuyển dụng nhân viên mới. Việc tuyển dụng tuỳ thuộc vào nhu cầu của công việc. Phổ biến là nhận sinh viên từ các trường đại học chuyên ngành tài chính, kế toán đến thực tập, sau đó xem xét khả năng của từng người để tuyển dụng chính thức. Công ty có quy chế nhân viên khá đầy đủ, quy định rõ từng loại chức danh, tiêu chuẩn, điều kiện, quyền hạn, trách nhiệm của từng chức danh, thủ tục tuyển dụng, chế độ lương, thưởng, nghỉ phép, nghỉ bù. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 60 Công ty đã có kế hoạch đào tạo nhân viên mới tuyển dụng; cử nhân viên đi học các lớp của hội nghề nghiệp, của BTC hoặc các cơ quan, các trường tổ chức. Hàng năm đều cử KTV tham gia các lớp học cập nhật kiến thức cho KTV do VACPA tổ chức. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức đào tạo theo hình thức nhân viên cũ hướng dẫn cho nhân viên mới thông qua thực tế thực hiện các dịch vụ kế toán, kiểm toán hoặc mời giáo viên hoặc các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan để giảng dạy theo từng chuyên đề. Công ty có chương trình giảng dạy do thành viên ban giám đốc và KTV có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy cho nhân viên của Công ty. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức, chế độ, chuẩn mực mới… Các nhân viên có năng lực sẽ được Công ty tạo điều kiện về vật chất và thời gian để học thêm MBA, ACCA, thi CPA... Hiện tại, 97% cán bộ nhân viên có bằng Đại học, trong đó có 25 nhân viên là kiểm toán viên cấp Nhà nước, trong đó có 3 nhân viên là kiểm toán viên cấp Nhà nước Mỹ, Canada, Sigapore. Công ty cũng đã trang bị máy tính xách tay cho hơn 80% nhân viên. Tương lai Công ty sẽ cố gắng trang bị cho tất cả nhân viên. Công tác kiểm toán của Công ty cũng đã được tổ chức một cách chặt chẽ, tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Các bước kiểm toán được thực hiện khá đầy đủ, từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến kết thúc kiểm toán. Công ty cũng chú trọng công tác kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, nhờ vậy mà chất lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng được nâng cao, uy tín của Công ty ngày càng được củng cố. Tất cả khách hàng đều có hồ sơ làm việc, hồ sơ kiểm toán lưu cho từng khách hàng, theo từng loại dịch vụ. Qua thực tiễn cuộc kiểm toán BCTC tại công ty ABC cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2010 cho thấy: tuy đây là một cuộc kiểm toán đối với một ngành mang tính chất đặc thù nhưng việc kiểm toán các ước tính kế toán được thực hiện thống nhất theo quy trình kiểm toán mẫu từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán đến khâu kết thúc kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán được các KTV sử dụng hết sức linh hoạt trong quá trình kiểm toán. Công ty cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán các ước tính kế toán; Đã tiến hành lập các bước kiểm toán chi tiết mẫu cho các ước tính kế Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 61 toán; Đã phân công các KTV có kinh nghiệm thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán; Thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã tuân thủ đầy đủ các bước từ thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, đến tìm hiểu hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro và trọng yếu. Vì đây là khách hàng cũ nên công ty cập nhật thường xuyên vào hồ sơ kiểm toán chung về những thay đổi (nếu có) của khách hàng như: thay đổi loại hình kinh doanh, thay đổi thành viên góp vốn… Cuối cùng kiểm toán tiến hành lập chương trình kiểm toán cho các phần hành, trong đó có các phần về kiểm toán các ước tính kế toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế chặt chẽ theo quy định chung. Trong suốt quá trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán thường xuyên soát xét, kiểm tra tiến độ công việc và trao đổi với các kiểm toán khác về những vướng mắc, từ đó đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc kiểm toán. Thực tế khi tiến hành kiểm toán các ước tính kế toán tại Công ty ABC cho thấy việc thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết đã tương đối chặt chẽ, tuân thủ quy trình kiểm toán, thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán tạo nên sự liên kết với các phần hành kiểm toán khác nhau. Giai đoạn kết thúc kiểm toán này cũng đươc KTV thực hiện tuân thủ theo quy trình kiểm toán chung. Để hình thành ý kiến về các ước tính kế toán trên Báo cáo kiểm toán, KTV tiến hành rà soát và đánh giá lại các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, kiểm tra chênh lệch số liệu giữa kiểm toán và kế toán, soát xét kết hợp các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ…Sau đó tổng hợp thành các bút toán điều chỉnh. Trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán, KTV trao đổi với khách hàng về những bút toán điều chỉnh yêu cầu, đồng thời dựa vào mức trọng yếu của các khoản mục sẽ là căn cứ hình thành ý kiến kiểm toán trên Báo cáo kiểm toán. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, công ty TNHH Kiểm toán Mỹ đã tiến hành công việc kiểm toán một cách đầy đủ, hợp lý. Báo cáo kiểm toán của Công ty được trình bày đầy đủ, súc tích, lập luận chặt chẽ, phù hợp với VSA 700 – Báo cáo kiểm toán. 3.1.2. Hạn chế THỨ NHẤT, Công ty thường không đánh giá sơ bộ khách hàng cũng như Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 62 cập nhật những hiểu biết về khách hàng trước khi chấp nhận kiểm toán. Điều này có thể mang lại rủi ro phải gánh trách nhiệm pháp lý cho Công ty. Nếu nhận kiểm toán cho những khách hàng thiếu trung thực, hoặc thường tranh luận về phạm vi kiểm toán và giá phí, hoặc nếu vi phạm về đạo đức nghề nghiệp…, KTV có thể sẽ gặp phải những bất lợi nghiêm trọng trong tương lai. THỨ HAI, Việc xác định mức trọng yếu tổng thể là một xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của KTV. Trên thực tế, tỷ lệ phân bổ mức trọng yếu là như nhau đối với tất cả các khoản mục kể cả đối với các ước tính kế toán – khoản mục có khả năng sai phạm rất cao. Điều này làm tăng rủi ro kiểm toán. THỨ BA, Việc lựa chọn số mẫu tùy thuộc vào mức trọng yếu chỉ mang tính chất hướng dẫn, còn chủ yếu là do sự xét đoán của KTV. THỨ TƯ, Công ty chưa tiến hành lập câu hỏi cho hệ thống KSNB từng khoản mục, chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát mà chưa tiến hành các thủ tục kiểm toán để khẳng định chắc chắn các thủ tục kiểm soát thực sự có hiệu quả. Công ty không dựa vào kết quả của việc đánh giá hệ thống KSNB mà giả định hệ thống KSNB của khách hàng là không hiệu lực. Từ đó thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức tối đa và như nhau đối với các khách hàng. Điều này làm kéo dài thời gian kiểm toán, tăng phí kiểm toán. THỨ NĂM, Ngoài ra, hiện công ty vẫn chủ yếu áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết mà chưa chú trọng đến thủ tục phân tích và thủ tục kiểm soát, điều này cũng một phần do giới hạn trình độ KTV. Việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán ước tính kế toán là hết sức cần thiết, do nó là khoản mục mang tính chất tương đối và chủ quan của khách hàng. Do vậy áp dụng thủ tục phân tích sẽ giúp KTV phát hiện được các sai sót dễ dàng hơn, đồng thời giảm thiểu được thời gian thực hiện. 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán do công ty kiểm toán Mỹ thực hiện 3.2.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán Hoạt động kiểm toán tuy là hoạt động mới mẻ ở Việt Nam, tuy vậy nó đã và đang tự khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế. Số lượng các công ty kiểm toán ngày càng nhiều với đa dạng loại hình: công ty tư nhân, công ty nước ngoài, công ty hợp danh. Kiểm toán cũng đang có những bước chuyển đổi đáng kể Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 63 về chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Các nhân tố mới xuất hiện có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kiểm toán như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử… đòi hỏi các KTV và các công ty kiểm toán phải nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thiện công việc kiểm toán của mình. Công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách nhanh chóng tất cả các lĩnh vực của xã hội, nhất là lĩnh vực kinh doanh. Không chỉ làm thay đổi cách thức kinh doanh mà cả cách thức, phương pháp tiếp cận thông tin và sử dụng thông tin của chủ thể đó. Sự thay đổi này tất yếu đặt ra yêu cầu hoàn thiện trong cả lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Công nghệ phần mềm kế toán không ngừng thay đổi, hệ thống tài chính kế toán cũng có những thay đổi mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt hơn cho việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời cho các nhà quản lý. Điều này đặt ra yêu cầu cho các KTV là không chỉ cập nhật những thay đổi trong bản thân hệ thống kế toán của khách hàng mà còn cần phải có nhận thức đầy đủ sự thay đổi công nghệ để tư vấn cũng như thực hiện tốt công tác kiểm toán. Việt Nam đã gia nhập WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, trong đó có các công ty kiểm toán. Mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường giao dịch thương mại toàn cầu là xu thế hiện nay của các nước trên thế giới. Kèm theo đó việc mở cửa dịch vụ tài chính kế toán và kiểm toán là vấn đề đang được quan tâm. Xu hướng các công ty kiểm toán nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong nước ngày càng nhiều. Do vậy vấn đề nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả các cuộc kiểm toán để có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước và mở rộng ra hội nhập thế giới được đặt lên hàng đầu trong các công ty kiểm toán. Ước tính kế toán là một vấn đề mới xuất hiện từ khi có nền kinh tế thị trường. Nó một mặt có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp nhưng chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức dẫn đến hệ thống KSNB đối với các ước tính kế toán ở các doanh nghiệp còn yếu gây khó khăn cho kiểm toán. Mặt khác, ước tính kế toán là khoản ước tính mang tính chất tương đối nên việc gian lận trong việc lập các ước tính kế toán nhằm thực hiện mục đích riêng Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 64 là rất phổ biến tại doanh nghiệp. Rủi ro BCTC luôn cao khi có các ước tính kế toán vì thế các ước tính kế toán cần phải được đặc biệt quan tâm. BTC cũng đã có những hướng dẫn liên quan đến việc lập các ước tính kế toán. Do vậy đối với KTV, bên cạnh việc phải có những hiểu biết về doanh nghiệp còn phải thường xuyên cập nhật và nghiên cứu kỹ các quy định liên quan. Vì những lý do trên, nhu cầu hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là vấn đề quan trọng đối với công ty TNHH Kiểm toán Mỹ cũng như đối với bất kỳ công ty kiểm toán nào. Đó cũng chính là điều kiện để công ty TNHH Kiểm toán Mỹ lớn mạnh và phát triển trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. 3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các ước tính kế toán do công ty kiểm toán Mỹ thực hiện Trên cơ sở nhận thức về những mặt mạnh và những mặt còn tồn tại trong công tác kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Mỹ, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trình bày sau: THỨ NHẤT, Công ty cũng cần phải có những khảo sát sơ bộ về khách hàng đó, để đánh giá rủi ro, cũng như khả năng kiểm toán của Công ty. Điều này rất cần thiết, nó vừa tạo được sự hiểu biết về khách hàng, gia tăng uy tín của Công ty, giảm thiểu rủi ro, vừa giúp cho Công ty có thể tiến hành kiểm toán ngay khi khách hàng đồng ý một cách hiệu quả nhất. Điều này có thể đưa vào trong thư chào hàng. PHỤ LỤC II: THƯ CHÀO HÀNG - CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ Ngoài ra công ty cần tìm hiểu mức độ thoả mãn của khách hàng sau mỗi đợt kiểm toán kết thúc. Công việc này do bộ phận riêng tiến hành một cách độc lập. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bộ phận này sẽ tiến hành các hành động cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng. Đối với bộ phận kiểm toán của công ty cũng đều tiến hành kiểm tra, đánh giá xác định mức độ phù hợp giữa thực tế kiểm toán và kế hoạch đề ra, đánh giá khả năng, kết quả công việc của nhân viên trong nhóm kiểm toán từ đó xác định các yếu tố cần bổ sung cho những nhân viên cụ thể. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 65 THỨ HAI, Công ty cần phân bổ mức trọng yếu cụ thể và hợp lý cho từng khoản mục, đặc biệt đối với khoản mục rủi ro cao như các ước tính kế toán. Mức trọng yếu được chọn: 4.428.917.922 (VNĐ) Ví dụ: Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục tài sản cố định Mức trọng yếu được chọn: 4.428.917.922 (VNĐ) Mức trọng yếu phân bổ cho: TSCĐ Tổng tài sản x Mức trọng yếu được chọn = Tài sản cố định là: 226.474.026.368 750.973.606.349 x 4.428.917.922 = 1.335.645.975 (VNĐ) Hao mòn TSCĐ là : Hao mòn TSCĐ Tổng tài sản x Mức trọng yếu được chọn = 28.293.546.459 750.973.606.349 x 4.428.917.922 = 166.863.115 (VNĐ) Số sổ sách: 19.726.091.926 Số ước tính của KTV: 12.576.408.915  Chênh lệch: 7.149.683.011 Mức chênh lệch ước tính > Mức trọng yếu: KTV cần tăng cường kiểm tra chi tiết đối với việc phân bổ khấu hao TSCĐ để thu thập bằng chứng. THỨ BA, Hiện nay đa số các công ty kiểm toán để tiết kiệm thời gian trong việc chọn các phần tử của mẫu thường sử dụng phương pháp chọn mẫu bằng máy tính. Sau đây, em xin giới thiệu phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên được thiết kế trên chương trình visual basic. Đầu tiên tiến hành cài đặt Visual Basic vào máy tính: Đặc điểm của các phiên bản này là rất nhỏ gọn, với hầu hết các tính năng cần thiết cho việc phát triển một ứng dụng bình thường. Nếu như phiên bản Professional gần 2.5GB thì phiên bản Express chỉ với gần 450MB và yêu cầu dung lương đĩa cài đặt thấp hơn nhiều. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 66 Phiên bản này không bao gồm .NET Framework, do đó nếu máy tính chưa được cài đặt thì có thể download và cài đặt tại đây: Microsoft .NET Framework 2.0 (22.4 MB).  Tải về và giải nén:  Sau khi giải nén, mở thư mục Visual Basic 2005, click vào biểu tượng ixpvb.exe để tiến hành cài đặt. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 67  Chương trình tự động chọn địa chỉ cài đặt vào C:\Program Files\Microsoft Visual Studio 8  Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, để mở chương trình có thể chọn theo địa chỉ: C:\Program Files\Microsoft Visual Studio 8\Common7\IDE , mở file vbexpress.exe  Hoặc click vào Start menu, chọn biểu tượng Visual basic 2005 : Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 68  Và đây là giao diện chính của chương trình : Sau khi đã cài đặt được phần mềm visual basic, KTV click đúp vào open. Sau đó chọn chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên. Đây là phần mềm thiết kế đơn giản trên visual basic, có thể áp dụng rộng rãi cho mọi công ty kiểm toán. Màn hình giao diện của phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên như sau: Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 69 Các bước khi sử dụng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên trên:  Thứ nhất: Nhập số phần tử được chọn tức là cỡ mẫu mà kiểm toán viên đã xác định vào ô số phần tử.  Thứ hai: Nhập số thứ tự bé nhất vào ô cận dưới. Nhập số thứ tự lớn nhất vào ô cận trên.  Thứ ba: Chọn hình thức xuất dữ liệu: tăng dần hay giảm dần theo số thứ tự.  Thứ tư: Chọn chọn mẫu để cho kết quả chọn mẫu ngẫu nhiên. Minh họa cho việc lựa chọn các phần tử của mẫu để kiểm tra thuộc tính thứ năm như sau: Như vậy các phiếu thu được chọn trong 1.200 phiếu thu đó là: phiếu thu thứ 44, 57, 79, 87…Từ đó KTV tiến hành các thủ tục kiểm toán đối với các mẫu đã chon. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 70 THỨ TƯ, Công ty nên lập câu hỏi cho hệ thống KSNB từng khoản mục và sử dụng kết quả của việc đánh giá hệ thống KSNB để giảm khối lượng kiểm tra chi tiết. Công ty nên sử dụng kết hợp bảng câu hỏi và ma trận đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục trong việc mô tả hệ thống KSNB của khách hàng để khẳng định chắc chắn các thủ tục kiểm soát thực sự có hiệu quả và giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Đối với dự phòng phải thu khó đòi Câu hỏi Có không Mô tả Đánh giá 1. Có người phụ trách kiểm tra độc lập bảng trích lập dự phòng không?  Kế toán tổng hợp kiểm tra A 2. Kế toán có giải trình với ban quản lý về bảng trích lập dự phòng không?  W 3. Giám đốc có phê chuẩn bảng trích lập dự phòng không?  Kế toán trưởng kiểm tra, duyệt, trình giám đốc duyệt S 4. Nhân viên quản lý nợ bộ phận bán hàng, mua hàng có lập báo cáo công nợ cuối kỳ không?  W 5. Kế toán có thu thập dữ liệu từ các báo cáo của các bộ phận trên không?  W 6. Người kiểm tra độc lập có thực hiện kiểm tra việc ghi sổ không?  Chỉ kiểm tra từ bảng lên sổ A 7. Người lập bảng dự phòng có hiểu biết về các quy định lập dự phòng không?  Làm theo TT 13 A 8. Có ai kiểm tra lại việc xác định tuổi nợ, tỷ lệ trích lập, tính toán bảng lập dự phòng không?  Chỉ kiểm tra tỷ lệ trích lập A 9. Có ai đối chiếu danh sách con nợ với bảng dự phòng?  W 10. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ có được xem xét hay không?  W 11. Việc xử lý các khoản nợ khó đòi có được phê chuẩn theo đúng quy định không?  Có mở hội đồng xử lý nợ, quyết định xử lý do giám đốc phê duyệt S Ghi chú: S: Kiểm soát mạnh: 1 điểm Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 71 A: Kiểm soát trung bình: 0 điểm W: Kiểm soát yếu: -1 điểm Điểm số < 0: rủi ro kiểm soát cao 0 ≤ điểm số ≤ 1: rủi ro kiểm soát trung bình Điểm số > 1: rủi ro kiểm soát thấp BẢNG 3.4: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI Câu hỏi Tí nh c ó th ật Sự đ ầy đ ủ Sự p hê c hu ẩn Sự đ án h gi á Sự c hí nh x ác Sự tr ìn h bà y 1. Có người phụ trách kiểm tra độc lập bảng trích lập dự phòng không? A 2. Kế toán có giải trình với giám đốc về bảng trích lập dự phòng không? W W 3. Giám đốc có phê chuẩn bảng trích lập dự phòng không? S 4. Nhân viên quản lý nợ bộ phận bán hàng, mua hàng có lập báo cáo công nợ cuối kỳ không? W W 5. Kế toán có thu thập dữ liệu từ các báo cáo của các bộ phận trên không? W 6. Người kiểm tra độc lập có thực hiện kiểm tra việc ghi chép không? A A A 7. Người lập bảng dự phòng có hiểu biết về các quy định lập dự phòng không? A 8. Có ai kiểm tra lại việc xác định tuổi nợ, tỷ lệ trích lập, tính toán bảng lập dự phòng không? A 9. Có ai đối chiếu danh sách con nợ với bảng dự phòng? W W 10. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ như khi khách hàng thuộc đối tượng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…có được xem xét hay không? W W 11. Việc xử lý các khoản nợ khó đòi có được phê chuẩn theo đúng quy định không? S Điểm số -2 -3 2 -3 -1 0 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát không? K K C K K C Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 72 Như vậy, theo kết quả trên, sẽ tiến hành thử nghiệm kiểm soát về sự phê chuẩn và sự trình bày. Còn đối với mục tiêu về tính có thật, sự đầy đủ, sự chính xác và sự đánh giá thì sẽ thực hiện thử nghiệm cơ bản. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho Câu hỏi Có không Mô tả Đánh giá 1. Có người độc lập phụ trách kiểm tra bảng trích lập dự phòng không?  Kế toán tổng hợp kiểm tra A 2. Kế toán có giải trình với ban quản lý về bảng trích lập dự phòng không? 3. Giám đốc có phê chuẩn bảng trích lập dự phòng không?  GĐ ký S 4. Cuối kỳ, bộ phận bán hàng có lập báo cáo về giá bán, chi phí bán ước tính không? Báo cáo đó được trưởng bộ phận duyệt không?  Kế hoạch sản lượng tiêu thụ theo giá bán S 5. Kế toán có thu thập dữ liệu từ các báo cáo trên không?  Lấy giá bán thấp nhất S 6. Người kiểm tra độc lập có thực hiện kiểm tra việc ghi chép không?  Chỉ kiểm tra từ bảng lên sổ S 7. Người lập bảng dự phòng có hiểu biết về công thức tính mức dự phòng không?  Làm theo TT 13 S 8. Có ai kiểm tra lại việc tính toán bảng lập dự phòng không? Có chương trình máy tính hỗ trợ việc tính toán?  W 9. Có xin ý kiến chuyên gia, sử dụng số liệu trung bình ngành, địa phương không?  W 10. Có ai kiểm tra số liệu tất cả hàng tồn bị giảm giá đều được lập dự phòng?  W Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 73 BẢNG 3.5: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC DỰ PHÒNG HÀNG TỒN KHO Câu hỏi Tí nh c ó th ật Sự đ ầy đ ủ Sự p hê c hu ẩn Sự đ án h gi á Sự c hí nh x ác Sự tr ìn h bà y 1. Có người độc lập phụ trách kiểm tra việc ghi sổ có dựa trên bảng trích lập dự phòng không? A 2. Kế toán có giải trình với ban quản lý về bảng trích lập dự phòng không? 3. Giám đốc có phê chuẩn bảng trích lập dự phòng không? S 4. Cuối kỳ, bộ phận bán hàng có lập báo cáo về giá bán, chi phí bán ước tính không? Báo cáo đó được trưởng bộ phận duyệt không? S S 5. Kế toán có thu thập dữ liệu từ các báo cáo trên không? S 6. Người kiểm tra độc lập có thực hiện kiểm tra việc ghi chép không? S S 7. Người lập bảng dự phòng có hiểu biết về công thức tính mức dự phòng không? S 8. Có ai kiểm tra lại việc tính toán bảng lập dự phòng không? Có chương trình máy tính hỗ trợ việc tính toán? W 9. Có xin ý kiến chuyên gia, sử dụng số liệu trung bình ngành, địa phương không? W 10. Có ai kiểm tra số liệu tất cả hàng tồn bị giảm giá đều được lập dự phòng? W Điểm số 1 -1 1 1 1 1 Như vậy, rủi ro kiểm soát đối với mục tiêu về sự đầy đủ là cao nhất, nên áp dụng thử nghiệm cơ bản đối với mục tiêu này. Với các mục tiêu còn lại sẽ áp dụng thử nghiệm kiểm soát. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 74 Đối với khoản mục chi phí trả trước Câu hỏi Y N Mô tả Đánh giá Cuối kỳ có kiểm kê đối với công cụ dụng cụ chờ phân bổ không?  Kết hợp với kiểm kê toàn bộ CCDC S Cuối kỳ có xác nhận về thời hạn còn lại đối với bảo hiểm, tiền thuê nhà… không?  Có hợp đồng S Giám đốc có ký duyệt bảng phân bổ không?  GĐ ký S Nếu phân bổ theo tháng, quý, định kỳ có kiểm tra việc ghi sổ không?  Kế toán trưởng kiểm tra S Có ai độc lập kiểm tra việc phân bổ có nhất quán, có đúng quy định, phù hợp với từng loại chi phí không?  W Có ai kiểm tra lại việc tính toán trên bảng phân bổ không? Có sử dụng chương trình máy tính hỗ trợ?  W BẢNG 3.6: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC Câu hỏi Tí nh c ó th ật Sự đ ầy đ ủ Sự p hê c hu ẩn Sự đ án h gi á Sự c hí nh x ác Sự tr ìn h bà y Cuối kỳ có kiểm kê đối với công cụ dụng cụ chờ phân bổ không? S Cuối kỳ có xác nhận về thời hạn còn lại đối với bảo hiểm, tiền thuê nhà… không? S Giám đốc có ký duyệt bảng phân bổ không? S Nếu phân bổ theo tháng, quý, định kỳ có kiểm tra việc ghi sổ không? S S S Có ai độc lập kiểm tra việc phân bổ có nhất quán với kỳ trước không? W Có ai độc lập kiểm tra việc phân bổ có phù hợp với từng loại chi phí không? W Có ai độc lập kiểm tra việc phân bổ có đúng quy định? W Có ai kiểm tra lại việc tính toán trên bảng phân bổ không? Có sử dụng chương trình máy tính hỗ trợ? W Điểm số 2 1 1 -4 1 1 Như vậy, thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện đối với các mục tiêu về tính có thật, sự đầy đủ, sự phê chuẩn, sự chính xác và sự trình bày vì rủi ro kiểm soát đối với các mục tiêu này là thấp. Riêng đối với mục tiêu về sự đánh giá, kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm cơ bản. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 75 THỨ NĂM, Công ty cần thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán ước tính kế toán. Điều này sẽ giúp KTV phát hiện được các sai sót dễ dàng hơn, đồng thời giảm thiểu được thời gian thực hiện Ví dụ: Thủ tục phân tích đối với khấu hao tài sản cố định Chi phí khấu hao là một khoản ước tính kế toán. Mức khấu hao phụ thuộc vào ba nhân tố: nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích. Vì vậy việc kiểm tra chi phí khấu hao mang tính chất của việc kiểm tra một khoản ước tính kế toán hơn là một chi phí phát sinh thực tế, nghĩa là không thể dựa vào chứng từ, tài liệu để tính toán chính xác. Chi phí khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống của nguyên giá sau khi trừ giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của nó còn phụ thuộc vào phương pháp khấu hao được sử dụng. Vì vậy kiểm toán chi phí khấu hao còn mang tính chất của việc kiểm tra sự áp dụng một phương pháp kế toán. Thủ tục phân tích  So sánh chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước, chi phí khấu hao với giá thành sản phẩm nhập kho…những biến động bất thường kiểm toán viên cần tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.  Tính tỷ số giữa chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ. Nếu có sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này, kiểm toán viên cần lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ cấu TSCĐ hoặc khả năng có sai sót trong việc tính toán khấu hao.  So sánh tỷ suất biến động nguyên giá và chi phí khấu hao giữa kỳ này với kỳ trước. Thực tế áp dụng công ty ABC ĐVT: VNĐ Nguyên giá Chênh lệch Tài sản cố định Năm 2009 Năm 2010 Số tiền % Tài sản cố định hữu hình 197.845.746.754 226.474.026.368 28.628.279.614 14,47 Nhà cửa, vật kiến trúc 66.016.536.720 68.049.846.050 2.033.309.330 3,08 Máy móc thiết bị 90.258.363.970 116.352.057.089 26.093.693.119 28,91 Phương tiện vận tải 36.383.702.220 41.251.841.585 4.868.139.365 13,38 Thiết bị dụng cụ quản lý 776.193.835 820.281.644 44.087.809 5,68 Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 76 Qua bảng phân tích trên kiểm toán viên nhận thấy nguyên giá tài sản cố định tăng 14,47% so với năm trước, tăng chủ yếu là máy móc thiết bị (28,91%) và phương tiện vận tải (13,38%). Kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra chứng từ tăng tài sản trong kỳ. Đồng thời kiểm tra xem việc ghi nhận tài sản tăng đó có đúng theo chuẩn mực kế toán về tài sản cố định không (VAS 03 ). Tại công ty ABC tất cả TSCĐ đều đã được ghi nhận đúng theo chuẩn mực kế toán về tài sản cố định. BẢNG 3.6: BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ KHẤU HAO QUA 2 NĂM Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ lệ Chi phí khấu hao 27.450.806.680 28.293.546.459 842.739.779 3,07% Chi phí khấu hao của đơn vị tăng 3,07% so với năm 2009. KTV nhận thấy tỷ lệ tăng của tài sản cố định là 14,47% trong khi đó mức tăng của chi phí khấu hao là 3,07%, điều này không hợp lý. KTV cần kiểm tra liệu trong năm có khoản mục tài sản cố định nào tăng mà đơn vị chưa trích khấu hao hoặc ghi sai nguyên giá của tài sản cố định hay không. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 Qua giai đoạn thực tập, em đã được tiếp xúc, làm quen với môi trường làm việc của kiểm toán, có những hiểu biết thiết thực về đặc điểm hoạt động trong ngành nghề gắn với quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức thực hiện kiểm toán… của AA. Ước tính kế toán là khoản mục rủi ro cao, rất dễ sai phạm trọng yếu do nó dựa vào xét đoán của đơn vị và nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, nghĩa vụ Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà nước nên dễ bị xử lý chủ quan theo hướng có lợi cho đơn vị. Việc kiểm toán các ước tính kế toán có vị trí rất quan trọng trong các cuộc kiểm toán BCTC. Qua quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã có điều kiện tìm hiểu nội dung quy trình, thực tế tham gia kiểm toán tại một số khách hàng, và đi sâu nghiên cứu về công tác kiểm toán các ước tính kế toán được thực hiện tại Công ty. Với sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo và các anh chị ở công ty TNHH Kiểm toán Mỹ em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình đề tài: “Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng thực hiện” . Tuy nhiên do trình độ hiểu biết, cũng như thời gian thực tế bị hạn chế nên báo cáo của em chưa được chi tiết, và cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, anh chị trong Công ty để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn T.S Nguyễn Phùng đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Sinh viên Phạm Xuân Thùy Dung Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý thuyết kiểm toán, khoa kế toán, Đại học Duy Tân 2. Bộ môn kiểm toán, Khoa kế toán - kiểm toán, Trường ĐH Kinh Tế TP HCM. 2004. Kiểm toán. NXB Thống kê. 3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Nhà xuất bản BTC. 4. Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ. Tài liệu nội bộ 5. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. 6. Vương Đình Huệ. 2004. Kiểm toán. NXB Tài chính. 7. Phan Trung Kiên. Kiểm toán- Lý thuyết và thực hành. 8. Tạp chí kiểm toán. 9. Tạp chí kế toán 10. www.kiemtoan.com.vn 11. www.webketoan.vn 12. www.vacpa.org.vn 13. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; quyết định 206/2003/QĐ-BTC, quyết định 206/2003/QĐ-BTC. 14. Thông tư số 13/2006/TT-BTC; Thông tư 228/2009/TT-BTC; Thông tư 203/2009/TT-BTC. 15. Tài liệu tham khảo khác. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 PHỤ LỤC 1 Số: …/2011/XYZ – BCKT BÁO CÁO KIỂM TOÁN Về Báo cáo tài chính của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 Kính gửi: Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty ABC Kính gửi: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN GIÁM ĐỐC Chúng tôi đã kiểm toán BCTC năm 2010 của Công ty ABC gồm: Bảng cân đối kế toán tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, được lập ngày 2 tháng 3 năm 2010. Việc lập và trình bày BCTC này thuộc trách nhiệm của Ban Giám đốc Công ty. Trách nhiệm của Kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về các báo cáo này dựa trên kết quả công việc kiểm toán. Cơ sở ý kiến Quá trình kiểm toán được thực hiện theo hướng dẫn của Chuẩn mực Quốc tế được thừa nhận về kiểm toán và các Chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam. Các Chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán phải lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện kiểm toán theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, kiểm tra các bằng chứng xác minh những thông tin trong BCTC; đánh giá việc tuân thủ các Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban Giám đốc cũng như cách trình bày tổng thể BCTC. Chúng tôi tin rằng công việc kiểm toán đã Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 cung cấp những cơ sở hợp lý cho ý kiến của Kiểm toán viên. Ý kiến của KTV Theo ý kiến chúng tôi, BCTC đề cập đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, đồng thời phù hợp với các Chuẩn mực, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ AMERICAN AUDITING COMPANY __________________________________ ________________________________ Nguyễn Vĩnh Lợi - Giám đốc Phan Thị Hồng Lê - KTV Chứng chỉ KTV số: 0883/KTV Chứng chỉ KTV số: 1262/KTV Đà Nẵng, ngày 30 tháng 3 năm 2011 PHỤ LỤC 2 THƯ CHÀO HÀNG V/v Cung cấp dịch vụ chuyên ngành Tài chính - Kế toán - Kiểm toán Kính gửi: Quý khách hàng Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ (American Auditing) xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng. Chúng tôi nhận thức rõ rằng, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, tin cậy là ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý để có được dịch vụ chất lượng, hiệu quả. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 American Auditing là tổ chức kiểm toán và tư vấn hoạt động tại Việt Nsm từ năm 2001. Với gần 10 năm hoạt động, AA đã phục vụ hàng ngàn khách hàng và đã phát hành hàng ngàn báo cáo chất lượng cao về kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn niêm yết và các báo cáo tư vấn khác. American Auditing hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, chi nhánh Hà Nội và các văn phòng tại Đà Nẵng và Cần Thơ. American Auditing được Uỷ Ban Chứng Nhà Nước chấp thuận kiểm toán và tư vấn niêm yết cho các tổ chức niêm yết tổ chức tín dụng, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán. American Auditing được Bộ Tài Chính Việt Nam, Tổng Công ty Đầu Tư vốn Nhà Nước xét chọn kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn niêm yết và các báo cáo tư vấn khác. Bắt đầu từ năm tài chính 2004, theo quy định tại nghị định 105/204/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập thì phần lớn các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đều được khuyến khích kiểm toán hoặc kiểm toán bắt buộc cho BCTC hàng năm cũng như Báo cáo quyết toán các công trình XDCB hoàn thành. Là một công ty kiểm toán độc lập hoạt động theo luật doanh nghiệp và do Bộ tài chính quản lý về mặt nghề nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi xin đề đạt nguyện vọng được là đơn vị tiến hành cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm, dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành và các dịch vụ tư vấn có liên quan cho Qúy công ty. American Auditing hoạt động theo phương châm “Khách hàng hài lòng nhận được lợi ích hiệu quả tiêu chuẩn chất luợng cao từ dịch vụ chuyên nghiệp với thời gian và mức phí thực hiện hợp lý tại Việt Nam”. Với đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp và 10 kiểm toán viên quốc gia được Bộ tài chính chấp thuận hành nghề, có kinh nghiệm, phương pháp làm việc theo chuẩn mực và mềm dẻo, cùng các chuyên gia là kiểm toán viên cấp Nhà nước Mỹ, Singapore, Canada giúp cho việc cung cấp dịch vụ của American Auditing đạt hiệu quả cao. Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 American Auditing tin tưởng rằng với các dịch vụ chuyên ngành sẽ mang tới cho quý công ty và các bên liên quan một cách nhìn toàn diện và hợp lý về BCTC, kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành và các dịch vụ tư vấn liên quan của Qúy Công ty. Chúng tôi rất mong muốn có được buổi làm việc với Hội đồng quản trị- Ban giám đốc- phòng kế toán về nội dung kiểm toán cũng như các dịch vụ tư vấn liên quan khác để từ đó xây dựng một kế hoạch làm việc phù hợp với yêu cầu của Quý Công ty với mức phí dịch vụ phù hợp nhất. Chúng tôi xin trân trọng gửi bản giới thiệu tóm tắt về năng lực và kinh nghiệm hoạt động của American Auditing với hy vọng là sự lựa chọn tin cậy của Quý khách hàng. Chúng tôi xin cảm ơn Qúy Hội đồng quản trị- Ban giám đốc đã cho chúng tôi có cơ hội cung cấp dịch vụ cho quý công ty. Chúng tôi tin tưởng và khẳng định sẽ vun đắp cho mối quan hệ giữa hai công ty ngày càng bền chặt và phát triển. Để thuận lợi cho việc kiểm toán sau này tại Qúy công ty, công ty vui lòng điền các thông tin cần thiết theo các chỉ tiêu như sau gửi kèm theo thư chấp nhận của Qúy công ty: .Điều kiện thành lập ............................................................................................  Lĩnh vực hoạt động ............................................................................................  Tình hình hoạt động kinh doanh..............................................................................  Chính sách của công ty ...........................................................................................  Khả năng đảm bảo tính độc lập và không bị hạn chế của kiểm toán viên ................  Mong muốn của khách hàng ................................................................................... Chúng tôi luôn sẵn sàng trao đổi, phúc đáp tất cả các ý kiến của khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi - Người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng./. Trân trọng kính thư! Khóa luận tốt nghiệp  GVHD: TS. Nguyễn Phùng SVTH: Phạm Xuân Thùy Dung Lớp K13KKT3 ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ GIÁM ĐỐC CÔNG TY NGUYỄN VĨNH LỢI Chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia Chứng chỉ quản lý quỹ quốc gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng thực hi.pdf
Luận văn liên quan