Đề tài Kiến thức và thực hành về việc sử dụng thuốc của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện phụ sản trung ương, năm 2013

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan công tác. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, khoa Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long. Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Khám- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: - GS. TS Phạm Thị Minh Đức, trưởng bộ môn điều dưỡng trường Đại học Thăng Long, người thầy đã bỏ nhiều công sức đào tạo, hướng dẫn, tận tình dạy bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này. - Thạc sĩ Nguyễn Thanh Phong, người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

pdf47 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến thức và thực hành về việc sử dụng thuốc của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện phụ sản trung ương, năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em), aminoglycosid (gây điếc), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp). - Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ). Thang Long University Library 11 Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc, cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn [2],[7]. 1.3. Các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2008, tần suất thiếu máu thai nghén ở phụ nữ mang thai trên toàn thế giới trung bình khoảng 41,8% [15],[17]. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai được ghi nhận là vấn đề quan trọng vì nó là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn hậu sản, chậm phát triển tâm thần ở trẻ, giảm khả năng làm việc ở mẹ. Theo Vũ Bá Quyết (2013), tỷ lệ thiếu sắt xảy ra ở 66,1% phụ nữ có thai vào quý III. Một số các tác động lâm sàng trong thai kỳ của thiếu máu: làm giảm khả năng chịu đựng mất máu trong lúc sinh, tăng nguy cơ suy tim, tăng nguy cơ sinh non, trẻ thiếu cân và bé so với tuổi thai, tác động xấu đến khả năng nhận thức từ nhỏ đến tuổi thiếu niên [10]. Nguyễn Thị Thu Hà (2013) báo cáo tại Hội thảo khoa học “Cập nhật lâm sàng về Sản phụ khoa” của Hội Sản phụ khoa và sinh đẻ Việt Nam cho biết, tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam là 26,5%; tỉ lệ thiếu máu ở phụ có thai tại Việt Nam là 24- 45,7%. Trong đó, 75% thiếu sắt ở phụ nữ có thai là do thiếu máu [6]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Nga (2010) và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2010) tại Mỹ Tho năm 2009 cho thấy tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ là 25,3%. Trong đó có 76,5% thai phụ thiếu máu nhẹ và 23,5% thai phụ bị thiếu máu trung bình. Tình trạng thiếu máu trong thai kỳ liên quan đến các yếu tố như nghề nghiệp, khám thai, mang thai quý II [8]. Theo Huỳnh Nam Phương (2010) khi nghiên cứu tiếp thị xã hội với việc bổ sung sắt cho phụ nữ có thai tại Hòa Bình cho thấy phụ nữ tại đây có kiến thức tương đối tốt về các điều kiện chăm sóc thai nghén nhưng thực hành không đầy đủ. Họ có những hiểu biết cơ bản về phòng chống thiếu máu thiếu sắt, tác dụng của viên sắt nhưng chỉ có 62,2% uống viên sắt và 72,3% uống hàng ngày [9]. Phan Lạc Hoài Thanh (2005) khi nghiên cứu tại Tiên Du, Bắc Ninh cho biết có 37,3% thai phụ biết rằng cần phải uống viên sắt khi mang thai. Nhưng thực tế lại có 64% thai phụ được bổ sung viên sắt trong quá trình thai nghén [11]. 12 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu Các thai phụ đến khám thai tại phòng khám bệnh viện Phụ sản Trung Ương, với các tiêu chuẩn: - Mang thai từ 12 tuần trở lên, kết quả khám thai bình thường (tính theo ngày kinh cuối cùng). - Đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Các thai phụ bị các bất thường cần phải nằm điều trị tại bệnh viện như tiền sản giật, cao huyết áp, dọa đẻ non, dọa sảy 2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01/2013- tháng 09/2013 2.3. Địa điểm nghiên cứu Khoa khám - Bệnh viện Phụ sản Trung Ương 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.5. Cỡ mẫu, phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu 2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả tỷ lệ mắc quần thể như sau: n = Z 2 (1- α/2)p(1 – p)/(p.έ) 2 Trong đó: - n: cỡ mẫu nghiên cứu - p = 0,5. - έ: giá trị tương đối. Lấy έ= 0,15 - α: mức ý nghĩa thống kê. Lấy α = 0,05. - Z1- α/2: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn, là 1,96. Vậy, ta có cỡ mẫu của nghiên cứu về kiến thức là: n = 1,96 2 x 0,5 x 0,5/(0,5 x 0,15) 2 = 171 (người) - Vậy cỡ mẫu được chọn là: 180 (thai phụ) Thang Long University Library 13 2.5.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu tại khoa khám- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong thời gian nghiên cứu đến khi đủ cỡ mẫu 180 thai phụ thì dừng lại. 2.6. Nội dung, các biến số/chỉ số và phƣơng pháp thu thập thông tin 2.6.1. Nội dung, các biến số/chỉ số nghiên cứu * Các biến về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu - Tuổi - Nghề nghiệp - Trình độ văn hóa - Tiền sử sản khoa - Trình trạng hôn nhân - Tuổi thai * Kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai - Thời điểm bắt đầu uống thuốc sắt/canxi - Tần suất uống viên sắt/canxi - Cách uống sắt/canxi - Tác dụng phụ - Sử dụng các loại thuốc khác: kháng sinh, thuốc bổ.... * Thực hành về sử dụng thuốc khi mang thai - Thời điểm bắt đầu uống thuốc sắt/canxi - Tần xuất uống viên sắt/canxi - Cách uống sắt/canxi - Tác dụng phụ - Sử dụng các loại thuốc khác: kháng sinh, thuốc bổ.... 2.6.2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin * Công cụ thu thập - Phiếu nghiên cứu (Phụ lục 1) * Phương pháp thu thập thông tin - Gặp gỡ và phỏng vấn thai phụ theo mẫu phiếu nghiên cứu. + Thai phụ sau khi vào phòng Khám thai, được khám toàn trạng và sản khoa có kết quả bình thường. 14 + Phỏng vấn thai phụ (trước khi thai phụ được Nhân viên y tế tư vấn). + Thai phụ được giải thích rõ mục đích của nghiên cứu và cách tiến hành nghiên cứu. + Phỏng vấn thai phụ theo mẫu phiếu nếu được thai phụ đồng ý. 2.6.3. Nghiên cứu viên Nhóm nghiên cứu là những Hộ sinh công tác tại khoa Khám - Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. 2.7. Sai số và cách khống chế - Sai số chọn được khống chế bằng các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đã được định nghĩa ở trên. - Sai số phỏng vấn và khám được khống chế bằng các cách: + Phiếu nghiên cứu được thiết kế và thử nghiệm trước khi nghiên cứu. + Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích các câu hỏi 2.8. Xử lý số liệu - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 để tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn; giá trị p. 2.9. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu được sự đồng ý của Bệnh viện, Khoa khám. - Tất cả các thai phụ tham gia nghiên cứu đều tự nguyện. - Tất cả các thông tin của thai phụ đều được giữ kín, không tiết lộ cho bất kỳ ai nếu không được sự đồng ý của họ. Thang Long University Library 15 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu 3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % Tuổi trung bình 29,04 ± 5,15 Nghề nghiệp Tự do 88 48,9 Công nhân viên chức 86 47,8 Học sinh, sinh viên 6 3,3 Trình độ học vấn Đại học, cao đẳng 88 48,9 Trung cấp 86 47,8 Từ cấp 3 trở xuống 6 3,3 * Nhận xét - Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu là 29,04 ± 5,15 tuổi. - Có 48,9% thai phụ làm nghề tự do và 47,8% là công nhân viên chức. - Có 48,9% các sản phụ có trình độ học vấn từ đại học trở lên. 3.1.2. Tiền sử sản khoa Bảng 3.2. Số lần mang thai Số lần mang thai Số lƣợng (n=180) Tỷ lệ % 1 87 48,3 2 73 40,6 3 16 8,9 4 4 2,2 * Nhận xét: - Có 48,3% sản phụ mang thai lần đầu tiên. Tuy nhiên cũng có 8,9% và 2,2% sản phụ mang thai lần 3 và 4. 16 3.2. Kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai 3.2.1. Kiến thức của thai phụ về sử dụng sắt Biểu đồ 3.1. Kiến thức về thời điểm sử dụng viên sắt khi mang thai * Nhận xét: - Có 30,6% thai phụ biết thời điểm uống sắt là từ khi bắt đầu mang thai và 34,4% thai phụ biết nên uống sắt trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Bảng 3.3. Kiến thức về tần suất sử dụng viên sắt khi mang thai Kiến thức Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % Uống hàng ngày 138 76,6 Thỉnh thoảng 37 20,6 Khác 1 0,6 Không biết 4 2,2 * Nhận xét: - 76,6% thai phụ cho rằng nên uống viên sắt hàng ngày. Thang Long University Library 17 Bảng 3.4. Một số kiến thức về cách uống viên sắt Kiến thức Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % Có nên uống sắt kèm các thuốc khác không Có 60 33,3 Không 76 42,2 Không biết 44 24,3 Nên uống sắt với loại nước gì Nước lọc 139 72,2 Nước hoa quả 16 8,9 Nước chè, café 1 0,6 Khác 3 1,6 Không biết 21 11,7 Nên uống vào thời gian uống sắt trong ngày Ngay sau ăn 125 69,5 Xa bữa ăn 44 24,4 Khác 2 1,1 Không biết 9 5,0 * Nhận xét: - Có 42,2% thai phụ cho rằng không nên uống sắt với các loại thuốc khác. - 72,2% thai phụ cho rằng nên uống sắt với nước lọc. - Có 69,5% thai phụ cho rằng nên uống sắt ngay sau ăn. Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về tác dụng phụ của viên sắt * Nhận xét: - Có 36,7% thai phụ biết tác dụng phụ của uống sắt là táo bón và đi ngoài phân đen. Tuy nhiên, có đến 30,6% thai phụ không biết tác dụng phụ của uống sắt. 18 3.2.2. Kiến thức về sử dụng canxi Biểu đồ 3.3. Kiến thức về thời điểm sử dụng viên canxi khi mang thai * Nhận xét: - Có 30,6% thai phụ cho rằng thời điểm uống canxi là trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ. Bảng 3.5. Một số kiến thức về cách uống viên canxi Kiến thức Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % Có nên uống canxi kèm các thuốc khác không Có 18 10 Không 106 58,9 Không biết 56 31,1 Nên uống canxi với loại nước gì Nước lọc 139 77,2 Nước hoa quả 13 7,2 Nước chè, café 4 2,2 Khác 3 1,7 Không biết 20 11,1 Nên uống canxi vào thời gian uống canxi trong ngày Sau ăn sáng 81 45 Sau ăn trưa 46 25,6 Sau ăn tối 25 13,9 Khác 15 8,3 Không biết 13 7,2 * Nhận xét: - Có 58,9% thai phụ cho rằng không nên uống canxi với các loại thuốc khác. - 77,2% thai phụ cho rằng nên uống canxi với nước lọc. - Có 45% thai phụ cho rằng nên uống canxi sau ăn sáng. Thang Long University Library 19 Bảng 3.6. Kiến thức về tần suất sử dụng viên canxi khi mang thai Kiến thức Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % Uống hàng ngày 129 71,7 Thỉnh thoảng 36 20 Khác 6 3,3 Không biết 9 5 * Nhận xét: - 71,7% thai phụ cho rằng nên uống viên sắt hàng ngày. Bảng 3.7. Kiến thức về tác dụng phụ của viên canxi Kiến thức Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % Sỏi tiết niệu 37 20,6 Táo bón 18 10 Khác 10 5,6 Không biết 115 63,8 * Nhận xét: - Có đến 63,8% thai phụ không biết tác dụng phụ của uống canxi. 3.2.3. Kiến thức về sử dụng thuốc khác Bảng 3.8. Kiến thức về sử dụng thuốc khác khi mang thai Kiến thức Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % DHA 20 11,1 Các vitamin 48 26,7 Thuốc đông y 21 11,7 Thuốc tây y 8 4,4 Khác 4 2,2 Không biết 82 45,6 DHA 20 11,1 * Nhận xét: - Có 26,7% thai phụ cho rằng nên uống thêm các vitamin khi mang thai; 11,7% nên uống thêm thuốc đông y và 11,1% uống DHA. 20 Bảng 3.9. Kiến thức về sử dụng kháng sinh khi mang thai Kiến thức Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % Phụ nữ mang thai có nên uống kháng sinh không Nên dùng 3 1,7 Chỉ dùng theo chỉ định 85 47,2 Không nên dùng 88 48,9 Khác 4 2,2 Những loại kháng sinh được dùng cho phụ nữ có thai Đúng 21 11,7 Sai 17 9,4 Không biết 142 78,9 * Nhận xét: - Có 48,9% thai phụ cho rằng phụ nữ mang thai không nên sử dụng kháng sinh. - Có 78,9% thai phụ không biết loại kháng sinh được sử dụng trong thai kỳ. Biểu đồ 3.4. Nguồn kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai * Nhận xét: - Có 61,1% thai phụ nhận được các thông tin về sử dụng thuốc trong thai kỳ từ các phương tiện truyền thông. Thang Long University Library 21 3.3. Thực hành về sử dụng thuốc khi mang thai 3.3.1. Thực hành về sử dụng sắt Biểu đồ 3.5. Thời điểm sử dụng viên sắt khi mang thai * Nhận xét: - Có 31,1% thai phụ bắt đầu uống viên sắt từ khi mang thai và có 33,9% thai phụ bắt đầu uống viên sắt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bảng 3.10. Tần suất sử dụng viên sắt Thực hành Số lƣợng (n= 174) Tỷ lệ % Uống hàng ngày 140 80,5 Thỉnh thoảng 33 18,9 Khác 01 0,6 * Nhận xét: - 80,5% thai phụ uống viên sắt hàng ngày. 22 Bảng 3.11. Một số thực hành về cách uống viên sắt Thực hành Số lƣợng (n= 174) Tỷ lệ % Uống sắt kèm các thuốc khác Có 30 17,2 Không 144 82,8 Nước uống cùng với sắt Nước lọc 156 89,6 Nước hoa quả 17 9,8 Nước chè, café 1 0,6 Thời điểm uống sắt trong ngày Ngay sau ăn 170 97,8 Xa bữa ăn 2 1,1 Khác 2 1,1 * Nhận xét: - 82,8% thai phụ không uống sắt kèm theo với các loại thuốc khác. - 89,6% thai phụ uống sắt với nước lọc. - Có 97,8% thai phụ uống sắt ngay sau ăn. Bảng 3.12. Tác dụng phụ khi uống viên sắt Thực hành Số lƣợng (n= 174) Tỷ lệ % Không 98 56,3 Buồn nôn, nôn 8 4,6 Táo bón, phân đen 60 34,5 Khác 10 5,6 * Nhận xét: - 56,3% thai phụ không có tác dụng phụ sau uống sắt. Thang Long University Library 23 3.3.2. Thực hành về sử dụng canxi Biểu đồ 3.6. Thời điểm sử dụng viên canxi khi mang thai * Nhận xét: - Có 32,2% thai phụ bắt đầu uống viên canxi trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bảng 3.13. Một số thực hành về cách uống viên canxi Thực hành Số lƣợng (n= 165) Tỷ lệ % Uống canxi kèm các thuốc khác Có 16 9,7 Không 149 90,3 Uống canxi với loại nước gì Nước lọc 156 94,5 Nước hoa quả 6 3,6 Nước chè, café 2 1,2 Khác 1 0,6 Thời gian uống canxi trong ngày Sau ăn sáng 59 35,8 Sau ăn trưa 63 38,2 Sau ăn tối 38 23,0 Khác 5 3,0 * Nhận xét: - 90,3% thai phụ không uống canxi kèm theo với các loại thuốc khác. - 94,5% thai phụ uống canxi với nước lọc. - 35,8% thai phụ uống canxi sau ăn sáng. 24 Bảng 3.14. Tần suất viên canxi khi mang thai Thực hành Số lƣợng (n= 165) Tỷ lệ % Uống hàng ngày 113 68,5 Thỉnh thoảng 52 31,5 * Nhận xét: - 68,5% thai phụ uống viên canxi hàng ngày. Bảng 3.15. Tác dụng phụ khi uống viên canxi Thực hành Số lƣợng (n= 165) Tỷ lệ % Không 138 83,6 Buồn nôn, nôn 16 9,7 Táo bón 2 1,2 Khác 9 5,5 * Nhận xét: - 86,3% thai phụ không có tác dụng phụ sau uống canxi. 3.3.3. Thực hành về sử dụng thuốc khác Bảng 3.16. Sử dụng kháng sinh khi mang thai Thực hành Số lƣợng Tỷ lệ % Sử dụng các thuốc kháng sinh khi mang thai Có 65/180 36,1 Không 115 63,9 Lý do uống kháng sinh Ho, khạc đờm 14/65 21,5 Cảm cúm 42 64,6 Sốt 8 12,3 Khác 1 1,5 Người kê thuốc kháng sinh Bác sĩ 28/65 43,1 Mua thuốc tại nhà thuốc 37 56,9 Người nhà 1 1,5 * Nhận xét - Có 36,1% thai phụ có sử dụng kháng sinh khi mang thai. Trong đó, 64,6% dùng kháng sinh là do cảm cúm. - Có 56,9% thai phụ dùng kháng sinh đã mua thuốc tại nhà thuốc. Thang Long University Library 25 Bảng 3.17. Sử dụng các thuốc khác khi mang thai Thực hành Số lƣợng (n= 180) Tỷ lệ % DHA 13 7,2 Các vitamin 110 61,1 Thuốc đông y 8 4,4 Thuốc tây y 3 1,6 Khác 3 1,6 * Nhận xét - Có 7,2% thai phụ uống DHA, 61,1% thai phụ uống thêm các loại vitamin 3.4. So sánh kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc của thai phụ Bảng 3.18. So sánh kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc của thai phụ Đặc điểm Kiến thức Thực hành p Đúng Không Đúng Không Thời điểm bắt đầu sử dụng viên sắt 117 63 117 63 > 0,05 Tần suất uống sắt 138 42 140 40 > 0,05 Thời điểm uống sắt trong ngày 44 136 2 178 < 0,05 Thời điểm bắt đầu sử dụng viên canxi 55 125 58 122 > 0,05 Tần suất uống canxi 129 51 113 67 > 0,05 Thời điểm uống canxi trong ngày 81 99 59 121 < 0,05 Bổ sung các vitamin 48 132 110 70 < 0,05 26 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1 cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29,04 ± 5,15 tuổi. Đây là độ tuổi sinh đẻ nên tuổi trung bình của các thai phụ là 29 là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, tuổi cao nhất của các thai phụ trong nhóm nghiên cứu là 44 tuổi và thấp nhất là 18 tuổi. Đây là những độ tuổi không nên mang thai và sinh con do những nguy cơ có thể xảy đến với bà mẹ và thai nhi. Những phụ nữ tuổi quá trẻ khi mang thai thường có nguy cơ đẻ non, đẻ khó, tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Những phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai thường dễ bị đẻ khó, nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể, sơ sinh dị dạng [2],[7]. Nghề nghiệp và trình độ học vấn là những yếu tố khá quan trọng làm tăng kiến thức, kỹ năng và thái độ nói chung cũng như những kinh nghiệm về chăm sóc thai nghén nói riêng của sản phụ. Kết quả bảng 3.1 cho thấy có 47,8% sản phụ trong nhóm nghiên cứu là cán bộ công chức và 48,9% làm việc tự do, có 48,9% và 47,8% các sản phụ có trình độ học vấn từ đại học trở lên và trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Kết quả này là do đa số sản phụ vào bệnh viện Phụ sản Trung ương sinh đẻ là những sản phụ sinh sống tại Hà Nội và các vùng lân cận. Vì thế, lượng cán bộ công chức nhà nước cũng như những người làm nghề tự do, buôn bán chiếm tỷ lệ cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy có 3,3% đối tượng là học sinh- sinh viên, đây là nhóm đối tượng thường thiếu kiến thức về sức khỏe nói chung và chăm sóc thai nghén nói riêng. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2 cho thấy có 8,9% thai phụ mang thai lần 3 và 2,2% thai phụ mang thai lần thứ 04. Mang thai và sinh đẻ nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các bà mẹ mang thai nhiều lần thường có nguy cơ thai kém phát triển, chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau đẻ, nhiễm khuẩn hậu sản. Vì vậy, Hộ sinh khi khám và chăm sóc cho những phụ nữ này cần tư vấn đầy đủ hơn về chế độ dùng thuốc nói riêng và các chế độ chăm sóc nói chung cho thai phụ. Thang Long University Library 27 4.2. Kiến thức và thực hành của thai phụ về sử dụng thuốc khi mang thai 4.2.1. Kiến thức và thực hành về sử dụng sắt Phụ nữ mang thai thường có hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. Theo tổ chức Y tế thế giới, tần xuất thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai trên toàn thế giới trung bình khoảng 41,8%, ở Đông Nam Á là 48,2% và châu Phi là 57,1% [15]. Tại Việt Nam, tỉ lệ thiếu máu trong thai kỳ khoảng 25,3% [8]. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, băng huyết sau đẻ, nhiễm khuẩn hậu sản, thai chậm phát triển trong tử cung Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo thai phụ nên bổ sung viên sắt càng sớm càng tốt trong quá trình thai nghén [2]. Khi tìm hiểu kiến thức của thai phụ về sử dụng viên sắt, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại biểu đồ 3.1 cho thấy có 30,6% thai phụ cho rằng nên uống viên sắt từ khi bắt đầu mang thai và 34,4% thai phụ cho rằng nên uống viên sắt trong 3 tháng đầu thai nghén. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phan Lạc Hoài Thanh tại Bắc Ninh. Theo tác giả chỉ có 37,3% thai phụ cho rằng cần uống viên sắt khi mang thai [11]. Sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành sau nghiên cứu trên 8 năm nên kiến thức của người dân về chăm sóc thai nghén nói chung và sử dụng viên sắt nói riêng đã có nhiều thay đổi. Thực tế viên sắt hiện nay thường bao gồm 2 thành phần là sắt và acid folic. Acid folic là vitamin B9 có tác dụng dự phòng nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai. Acid folic thường được khuyến cáo sử dụng càng sớm càng tốt, có thể dùng trước khi mang thai 2-3 tháng [2]. Vì vậy, hiện nay các thai phụ thường được tư vấn sử dụng viên sắt folic hoặc viên folic đơn thuần trước hoặc ngay khi mang thai. Kết quả tại biểu đồ 3.5 của chúng tôi cho thấy có 31,1% thai phụ uống sắt từ khi bắt đầu mang thai và 33,9% thai phụ uống sắt trong 3 tháng đầu. Không có sự khác biệt về kiến thức và thực hành của thai phụ về thời điểm sử dụng viên sắt (bảng 3.18). Đây là những kết quả tốt cho thấy những thành công bước đầu của quá trình khám thai, quản lý và tư vấn chăm sóc thai nghén của ngành Y tế. Kết quả tại biểu đồ 3.5 của chúng tôi cũng cho thấy có 96,7% thai phụ đã và đang uống sắt trong lần thai nghén này. Kết quả của chúng tôi cao hơn nhiều so với nghiên cứu của 2 tác giả Phan Lạc Hoài Thanh và Huỳnh Nam Phương. Theo Phan 28 Lạc Hoài Thanh, chỉ có 64% thai phụ tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh uống sắt khi mang thai [11]. Và theo Huỳnh Nam Phương, chỉ có 62,2% thai phụ tại Hòa Bình uống viên sắt khi mang thai [9]. Sự khác biệt này là do thời điểm nghiên cứu khác nhau, địa điểm nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương- đây là một viện đầu ngành về Sản phụ khoa tại miền Bắc- vì vậy, có thể các thai phụ đã được tiếp cận cũng như tư vấn đầy đủ hơn về sử dụng thuốc trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy vẫn còn 26,7% và 6,1% thai phụ cho rằng nên uống sắt- folic trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Và thực tế có 27,2% thai phụ uống sắt folic trong 3 tháng giữa, 4,4% thai phụ uống sắt folic trong 3 tháng cuối và 3,3% thai phụ không uống sắt folic (biểu đồ 3.5). Việc uống sắt folic muộn hoặc không uống làm tăng nguy cơ thiếu máu cho thai phụ và chậm phát triển, dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung axit folic giúp giảm được từ 50 đến 70% các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra [17]. Kết quả trên có thể do thai phụ đi khám muộn nên không được tư vấn hoặc có một số thai phụ bị những tác dụng phụ của thuốc nên đã không sử dụng. Kết quả bảng 3.3 cho thấy có 76,6% thai phụ cho rằng cần uống sắt hàng ngày và thực tế có 80,5% thai phụ đang uống viên sắt hàng ngày (bảng 3.10), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05 (bảng 3.18). Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Nam Phương, theo tác giả có 72,3% thai phụ tại Hòa Bình uống viên sắt hàng ngày [9]. Điều này cho thấy kiến thức và thực hành của thai phụ khá đồng đều. Giải thích điều này theo chúng tôi là do các biệt dược sắt trên thị trường hiện nay thường có hàm lượng sắt là 60mg nên bộ y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai uống 1 viên sắt một ngày trong suốt thời gian mang thai nên các bác sĩ, dược sĩ đều tư vấn cho thai phụ tương tự. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.4 cho thấy có 42,2% thai phụ biết không nên uống sắt với các thuốc khác; 72,2% thai phụ cho rằng nên uống sắt với nước lọc và chỉ có 8,9% thai phụ biết nên uống sắt với nước hoa quả. Người dân có thói quen uống sắt với nước lọc vì vậy việc có đến 89,6% thai phụ uống sắt với nước lọc là hoàn toàn phù hợp (bảng 3.11). Tuy nhiên, viên sắt thường được hấp thu tốt nhất ở Thang Long University Library 29 môi trường acid nên uống sắt cùng nước hoa quả sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc. Kết quả tại bảng 3.11 cho thấy chỉ có 9,8% thai phụ thực hiện được việc này. Bên cạnh đó, vì sắt hấp thu ở môi trường acid nên sắt thường được khuyến cáo dùng xa bữa ăn. Kết quả tại bảng 3.4 có 24,4% thai phụ biết thông tin này tuy nhiên chỉ có 1,1% thai phụ thực hiện đúng (bảng 3.11), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.18). Giải thích điều này là do người dân nước ta thường có thói quen uống thuốc ngay sau ăn no nên thói quen đó có thể ảnh hưởng đến việc uống viên sắt của sản phụ không đúng hướng dẫn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của thai phụ thường ăn nhiều bữa nên khoảng cách giữa các bữa ngắn lại, ảnh hưởng đến thời điểm uống sắt. Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy kiến thức của thai phụ về tác dụng phụ của viên sắt là khá tốt. Có 36,7% thai phụ biết tác dụng phụ của viên sắt là táo bón, phân đen, 26,7% là buồn nôn. Thực tế cho thấy có 34,5% thai phụ bị táo bón khi uống sắt (bảng 3.12). Kết quả này khá cao, có thể do họ sử dụng viên sắt chưa đúng hoặc chế độ ăn chưa đúng. Vì vậy, Hộ sinh và Điều dưỡng cần tư vấn cho thai phụ biết cách chăm sóc như ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước làm giảm biến chứng của viên sắt. 4.2.2. Kiến thức và thực hành sử dụng canxi Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy có 30,6% thai phụ cho rằng thời điểm phụ nữ mang thai nên uống canxi là trong 03 tháng đầu; 22,2% là từ khi bắt đầu mang thai. Chỉ có 15,6% thai phụ cho rằng nên bắt đầu uống canxi trong 3 tháng giữa. Thực hành cho thấy, thời điểm nhiều thai phụ uống canxi nhất là trong 3 tháng đầu (32,2%), tiếp theo là 3 tháng cuối 26,1%, 17,2% thai phụ bắt đầu uống trong 3 tháng giữa và 16,1% thai phụ uống từ khi bắt đầu mang thai (biểu đồ 3.6), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Canxi là một vi chất cũng thường bị thiếu hụt trong quá trình mang thai, tuy nhiên, bổ sung canxi quá nhiều hoặc quá sớm có thể gây nguy cơ thừa canxi, lắng đọng canxi ở thận tạo sỏi thận. Bên cạnh đó, canxi có thể lấy được từ rất nhiều nguồn thức ăn như tôm, cua, cá.. nên thai phụ có thể nhận canxi từ những nguồn này. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng thường tư vấn cho thai phụ bổ sung canxi từ quý hai của thai kỳ hoặc khi có các dấu hiệu thiếu canxi như chuột rút, đau xương, khớp. 30 Kết quả bảng 3.5 và 3.6 cho thấy có 71,7% thai phụ cho rằng nên uống viên canxi hàng ngày; 58,9% thai phụ cho rằng không nên uống canxi với các thuốc khác. Thực hành tại bảng 3.13 và 3.14 cho thấy có 68,5% thai phụ uống canxi hàng ngày; 90,3% thai phụ uống viên canxi không kèm theo các thuốc khác. Viên canxi cũng như đa số các thuốc nên được uống riêng vì khi uống chung, các thuốc có thể tương tác làm mất hiệu quả của thuốc. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.5 cho thấy có 77,2% thai phụ cho rằng nên uống viên canxi với nước lọc; 45% nên uống sau ăn sáng; 25,6% nên uống sau ăn trưa và 13,9% uống sau ăn tối. Thực tế có 94,5% thai phụ uống canxi bằng nước lọc. Chỉ có 35,8% thai phụ uống canxi sau ăn sáng; 38,2% thai phụ uống canxi sau ăn trưa và còn đến 23% thai phụ uống canxi sau ăn tối (bảng 3.13), sự khác biệt về thời điểm uống canxi giữa kiến thức và thực hành của thai phụ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.18). Việc uống canxi sau ăn tối, sau đó thai phụ đi ngủ khoảng 8 giờ liên tục, không đi tiểu có thể làm tăng quá trình lắng đọng canxi tại hệ tiết niệu, tăng nguy cơ sỏi tiết niệu. Có 63,9% thai phụ không biết tác dụng phụ của việc uống canxi, 20,6% thai phụ biết tác dụng phụ của uống canxi là sỏi tiết niệu, 10% thai phụ biết tác dụng phụ là táo bón (bảng 3.7). Thực tế có đến 83,6% thai phụ không thấy có tác dụng phụ khi uống viên canxi (bảng 3.15). Điều này cho thấy việc uống canxi ít gây tác dụng phụ hơn uống sắt. 4.2.3. Kiến thức và thực hành về sử dụng các thuốc khác Kết quả bảng 3.8 cho thấy có 26,7% thai phụ cho rằng khi mang thai cần bổ sung thêm các vitamin; 11,1% thai phụ cho rằng cần sử dụng thêm DHA. Có 11,7% thai phụ cho rằng cần dùng các thuốc đông y và 45,6% thai phụ không biết có cần dùng thêm thuốc gì khác ngoài sắt và canxi. Thực tế có đến 61,1% thai phụ đã uống thêm các vitamin trong thời gian mang thai. Có 7,2% thai phụ uống thêm DHA và 4,4% thai phụ uống thuốc đông y (bảng 3.17). Kết quả này cho thấy có sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành về sử dụng vitamin khi có thai của thai phụ (bảng 3.18). Hiện nay với sự phát triển của các hãng dược phẩm, có rất nhiều các viên bổ sung vitamin tổng hợp được bán trên thị trường, các bác sĩ cũng kê nhiều hơn cho thai phụ và rất nhiều thai phụ được tư vấn tại các hiệu thuốc, vì vậy, tỷ lệ thai phụ uống Thang Long University Library 31 vitamin ngày càng gia tăng. Vitamin tốt cho thai phụ và thai nhi tuy nhiên nếu uống không đúng liều, không đúng chỉ định có thể gây ra bệnh tật cho thai phụ và ảnh hưởng đến em bé. DHA là một loại acid béo không no tốt cho sự phát triển trí não và thần kinh của thai nhi. Hiện nay, DHA được đưa vào nhiều các chế phẩm dinh dưỡng như: sữa bà bầu, các viên thuốc tổng hợp Tuy nhiên, các thai phụ cần được Hộ sinh và Bác sĩ tư vấn lựa chọn và sử dụng DHA hợp lý. Việc có 4,4% thai phụ cắt thuốc đông y để bổ thai, dưỡng thai cho thấy hiện nay người dân vẫn tin tưởng vào y học dân tộc (bảng 3.17). Các thầy thuốc y học cổ truyền có nhiều phương thuốc, thang thuốc bổ thai, an thai, giúp cho mẹ và thai khỏe mạnh. Vì vậy, cần tư vấn và phối hợp tốt việc sử dụng thuốc đông y và tây y để giúp thai phụ và thai nhi phát triển tốt nhất. Kết quả bảng 3.9 cũng cho thấy có 48,9% thai phụ biết không nên sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai; có 47,2% thai phụ cho rằng nên dùng kháng sinh theo chỉ định. Tuy nhiên, thực tế có đến 36,1% thai phụ đã phải uống kháng sinh trong quá trình mang thai. Lý do thai phụ phải uống kháng sinh chủ yếu là do họ bị cảm cúm (64,6%), 21,5% bị ho và 12,3% bị sốt (bảng 3.16). Cảm cúm là một bệnh thường do virus gây nên, vì vậy, không dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Dùng kháng sinh không làm khỏi bệnh mà còn có thể làm tăng nguy cơ cho thai phụ và thai nhi. Khi hỏi về kiến thức có đến 78,9% thai phụ không biết loại kháng sinh nào được dùng cho phụ nữ mang thai (bảng 3.9). Có đến 56,9% thai phụ uống kháng sinh do tự đi mua thuốc tại các nhà thuốc (bảng 3.16). Việc thai phụ không có kiến thức về sử dụng kháng sinh khi mang thai, kèm theo việc tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống có thể làm tăng nguy cơ cho thai nhi vì có rất nhiều kháng sinh không được sử dụng cho thai phụ vì làm tăng nguy cơ bất thường cho thai nhi. Cần tư vấn cho thai phụ biết nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến các cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra các đơn thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh an toàn cho thai nghén và giúp họ khỏi bệnh. Kết quả biểu đồ 3.4 của chúng tôi cho thấy thai phụ nhận được các kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai chủ yếu từ các phương tiện truyền thông (61,1%). 32 Như vậy, truyền thông vẫn là phương thức rộng rãi nhất, tiếp cận nhanh nhất đến người dân nói chung và những thai phụ nói riêng. Tiếp theo là từ các nhà thuốc (23,9%), gia đình, bạn bè (23,3%). Các dược sĩ tại các nhà thuốc không được quyền tư vấn và hướng dẫn thai phụ sử dụng thuốc khi mang thai- đây là công việc của các nhân viên y tế như bác sĩ, hộ sinh. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 43,1% thai phụ nhận được những tư vấn này tư nhân viên y tế (bảng 3.16). Những con số này cho chúng ta thấy, đội ngũ bác sĩ và hộ sinh khi khám và quản lý thai nghén, cần quan tâm đến những nhu cầu của thai phụ nhiều hơn, trao đổi, tư vấn và chăm sóc họ chu đáo hơn, tận tâm hơn để giúp họ có những kiến thức và thực hành về chăm sóc thai nghén tốt nhất. Thang Long University Library 33 KẾT LUẬN 1. Kiến thức của thai phụ về sử dụng thuốc trƣớc khi mang thai - Có lần lượt 30,6%, 76,6%, 8,9% và 24,4% thai phụ biết cần uống sắt từ khi bắt đầu mang thai; uống hàng ngày; uống với nước hoa quả; uống xa bữa ăn. - Có lần lượt 15,6%, 71,7%, 77,2% và 45% thai phụ biết cần uống canxi từ 3 tháng giữa thai kỳ; uống hàng ngày; uống với nước lọc; uống sau ăn sáng. - Có lần lượt 26,7%; 11,7% và 11,1% thai phụ cho rằng nên uống thêm vitamin, thuốc đông y và DHA khi mang thai. - Có 48,9% thai phụ biết không nên dùng kháng sinh khi mang thai; 78,9% thai phụ không biết kháng sinh nào được dùng khi mang thai. - Nguồn thông tin về sử dụng thuốc chủ yếu từ các phương tiện thông tin và nhà thuốc (61,1% và 23,9%). 2. Thực hành của thai phụ về sử dụng thuốc trƣớc khi mang thai - Có lần lượt 31,1%, 80,5%, 9,8% và 1,1% thai phụ uống sắt từ khi bắt đầu mang thai; uống hàng ngày; uống với nước hoa quả; uống xa bữa ăn. - Có lần lượt 17,2%, 68,5%, 94,5% và 35,8% thai phụ bổ sung canxi từ 3 tháng giữa thai kỳ; uống hàng ngày; uống với nước lọc; uống sau ăn sáng. - Có lần lượt 61,1%; 4,4% và 7,2% thai phụ uống thêm vitamin, thuốc đông y và DHA khi mang thai. - 36,1% thai phụ đã dùng kháng sinh khi mang thai với lý do chủ yếu là cảm cúm (64,6%). Thuốc kháng sinh chủ yếu là được các nhà thuốc tư vấn (56,9%). - Có sự khác biệt về kiến thức và thực hành của thai phụ về thời điểm sử dụng viên sắt/canxi trong ngày và về việc bổ sung vitamin. 34 KIẾN NGHỊ 1. Hộ sinh và Bác sĩ khi khám và quản lý thai nghén cho các thai phụ, cần tư vấn cho họ sử dụng viên sắt, canxi và các vitamin khác phù hợp. 2. Hộ sinh và Bác sĩ cần tư vấn cho thai phụ khi có các dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế ngay, tránh tự ý mua thuốc và tự ý điều trị. Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Bộ Y Tế (2003), “Kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn tại Việt Nam 2003 – 2010”, Hà Nội, tr. 45. [2] Bộ Y Tế (2009), “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, Hà Nội, tr. 121-146; 183- 195. [3] Bộ Y tế (2005), “Chăm sóc bà mẹ trong kỳ thai nghén”, Tài liệu đào tạo hộ sinh trung học, NXB Y học, Hà Nội. [4] Phan Trường Duyệt (2010), “Phòng chống 5 tai biến sản khoa”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [5] Đặng Thị Hà (2000), “Tầm soát thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ Y học. [6] Nguyễn Thị Thu Hà (2013), ““Vai trò của sắt trong cơ thể”, Cập nhật lâm sàng về Sản phụ khoa, Hội thảo khoa học, Hội Sản phụ khoa và sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam, 2013. [7] Vƣơng Tiến Hòa (2004), “Làm mẹ an toàn: những thành công và thách thức”, Những vấn đề thách thức trong sức khỏe sinh sản hiện nay, NXB Y học Hà Nội, tr. 7- 41. [8] Đoàn Thị Nga, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2010), “Tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Mỹ Tho”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 1, 2010: 259- 264. [9] Huỳnh Nam Phƣơng (2010), “Tiếp thụ xã hội với việc bổ sung sắt cho phụ nữ có thai dân tộc Mường ở Hòa Bình”, Luận án Tiến sĩ, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. [10] Vũ Bá Quyết (2013), “Thiếu máu thiếu sắt trong Sản khoa và liệu pháp sử dụng sắt”, Cập nhật lâm sàng về Sản phụ khoa, Hội thảo khoa học, Hội Sản phụ khoa và sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam, 2013. [11] Phan Lạc Hoài Thanh, Vƣơng Tiến Hòa (2005), “Kiến thức, thực hành chăm sóc trước sinh của các bà mẹ và thực hành khám thai của nhân viên y tế tại huyện Tiên Du- Bắc Ninh”, Tạp chí Thông tin Y học Việt Nam, số 6/2005, tr. 78- 84. [12] Tổng cục thống kê (2011), “Việt Nam- Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2011”, Báo cáo kết quả, Hà Nội, Việt Nam. [13] Phạm Duy Tƣờng (2008), “Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm”, Tài liệu dùng cho đào tạo Bác sĩ đa khoa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [14] Viện Dinh dƣỡng Quốc gia (1996), “Báo cáo về tấn suất thiếu máu ở Việt Nam”, Hà Nội, 7-9. TIẾNG ANH [15] Allen HL, Casterline-Sabel J (2000), “Prevalence and cause of nutritional anemia. In: Ramakrishman U, ed, Nutritional Anemias”, Boca Raton, FL: CRC Press, 7- 22. [16] Bruno de Benoist, Erin McLean, Ines Egli, Mary Cogswell (2008), “Worldwide prevalence of anaemia 1993- 2005”, Who Global Database on Anaemia, ISBN, 18- 20. [17] McGraw-Hill’s (2007), “Williams Obstetrics”, The McGraw-Hill Companies, twenty-second Edition, 3 (5). [18] Preziosi P, Prual A, Galan P, Daouda H, Boureima H, Hercberg S (1997), “Effect of iron supplementation on the iron status of pregnant women: consequences for newborns”, American Journal of Clinical Nutrition, 66 (5):1178- 1182. [19] Ritsuko Aikawa, Nguyen C Khan, Satoshi Sasaki, Colin W Bins (2005), “Risk factors for iron deficiency anemia among pregnant women living in rural Viet Nam”, Public Health nutrition, 9(4): 443-448. Thang Long University Library PHỤ LỤC 1 PHIẾU NGHIÊN CỨU Kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc của thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2013. 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN TT Nội dung Câu trả lời 1.1 Họ và tên 1.2 Tuổi 1.3 Nghề nghiệp 1.4 Trình độ học vấn 1.6 Tiền sử sản khoa (PARA) 2. KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRƯỚC KHI MANG THAI TT Nội dung Câu trả lời 2.1. Kiến thức về sử dụng viên sắt 2.1.1 Theo chị phụ nữ mang thai nên bắt đầu uống sắt vào tháng thứ mấy? 1. Từ khi bắt đầu mang thai 2. Trong 3 tháng đầu 3. Trong 3 tháng giữa 4. Trong 3 tháng cuối 5. Không nên uống 6. Khác: 2.1.2 Theo chị phụ nữ mang thai nên uống sắt như thế nào? 1. Hàng ngày 2. Thỉnh thoảng 3. Khác:. 4. Không biết 2.1.3 Theo chị khi uống sắt có nên uống kèm với thuốc khác không? 1. Có 2. Không 3. Không biết 2.1.4 Theo chị nên uống sắt với nước gì? 1. Nước lọc 2. Nước hoa quả 3. Nước chè, café 4. Khác. 5. Không biết 2.1.5 Theo chị nên uống sắt vào thời gian nào trong ngày? 1. Ngay sau ăn 2. Xa bữa ăn 3. Khác: 4. Không biết 2.1.6 Chị hãy cho biết phản ứng phụ có thể gặp khi uống sắt? 1. Nôn, buồn nôn 2. Táo bón, phân đen 3. Khác : 4. Không biết 2.2. Kiến thức về sử dụng canxi 2.2.1 Theo chị phụ nữ mang thai nên bắt đầu uống Canxi vào tháng thứ mấy? 1. Từ khi bắt đầu mang thai 2. Trong 3 tháng đầu 3. Trong 3 tháng giữa 4. Trong 3 tháng cuối 5. Không nên uống 6. Khác: 2.2.2 Theo chị phụ nữ mang thai nên uống sắt như thế nào? 1. Hàng ngày 2. Thỉnh thoảng 3. Khác:. 4. Không biết 2.2.3 Theo chị khi uống Canxi có nên uống kèm với thuốc khác không? 1. Có (tên:..) 2. Không 3. Không biết 2.2.4 Theo chị nên uống Canxi với nước gì? 1. Nước lọc 2. Nước hoa quả 3. Nước chè, café 4. Khác. 5. Không biết 2.2.5 Theo chị nên uống Canxi vào thời gian nào trong ngày? 1. Sau ăn sáng 2. Sau ăn trưa 3. Sau ăn tối 4. Khác: 5. Không biết 2.2.6 Chị hãy cho biết tác dụng phụ có thể gặp khi uống Canxi? 1. Sỏi tiết niệu 2. Táo bón 3. Khác:. 4. Không biết 2.3. Kiến thức về sử dụng các loại thuốc khác 2.3.1 Theo chị phụ nữ mang thai có nên uống thuốc gì trong các thuốc sau đây? 1. DHA 2. Các Vitamin: (tên vitamin:.) 3. Thuốc đông y 4. Thuốc tây y 5. Khác: .. 6. Không biết 2.3.2 Theo chị phụ nữ mang thai có nên uống thuốc kháng sinh không? 1. Nên dùng 2. Dùng theo chỉ định của bác sĩ 3. Không nên dùng 4. Khác: 2.3.3 Chị có biết những loại kháng sinh nào dùng được cho phụ nữ mang thai không? .................. ... Thang Long University Library 2.4. Nguồn kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai 2.4 Chị biết được các kiến thức về sử dụng thuốc trong khi mang thai từ nguồn nào? 1. Nhà thuốc 2. Phương tiện truyền thông 3. Nhân viên y tế 4. Gia đình, bạn bè 5. Khác:.. 3. THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI GIAN MANG THAI TT Nội dung Câu trả lời 3.1. Thực hành về sử dụng viên sắt 3.1.1 Trong thời gian mang thai lần này chị bắt đầu uống sắt vào tháng thứ mấy? 1. Từ khi bắt đầu mang thai 2. Trong 3 tháng đầu 3. Trong 3 tháng giữa 4. Trong 3 tháng cuối 5. Không uống (chuyển câu 3.2) 6. Khác: 3.1.2 Chị uống sắt như thế nào? 1. Hàng ngày 2. Thỉnh thoảng 3. Khác:.. 3.1.3 Khi uống sắt chị có uống kèm với thuốc khác không? 1. Có (tên:..) 2. Không 3.1.4 Chị uống sắt với nước gì? 1. Nước lọc 2. Nước hoa quả 3. Nước chè, café 4. Khác. 3.1.5 Chị uống sắt vào thời gian nào trong ngày? 1. Ngay sau ăn 2. Xa bữa ăn 3. Khác: 3.1.6 Trong khi uống sắt chị có bị phản ứng phụ nào sau đây? 1. Không 2. Nôn, buồn nôn 3. Táo bón, phân đen 4. Khác:. 3.2. Thực hành về sử dụng canxi 3.2.1 Trong thời gian mang thai lần này chị bắt đầu uống Canxi vào tháng thứ mấy? 1. Từ khi bắt đầu mang thai 2. Trong 3 tháng đầu 3. Trong 3 tháng giữa 4. Trong 3 tháng cuối 5. Không uống (chuyển câu 3.3) 6. Khác: 3.2.2 Chị uống canxi như thế nào? 1. Hàng ngày 2. Thỉnh thoảng 3. Khác: .. 3.2.3 Khi uống Canxi chị có uống kèm với thuốc khác không? 1. Có (tên: ..) 2. Không 3.2.4 Chị uống Canxi với nước gì? 1. Nước lọc 2. Nước hoa quả 3. Nước chè, café 4. Khác. 3.2.5 Chị uống Canxi vào thời điểm nào trong ngày ? 1. Sau ăn sáng 2. Sau ăn trưa 3. Sau ăn tối 4. Khác: . 3.2.6 Trong khi uống Canxi chị có bị phản ứng phụ không? 1. Không 2. Sỏi tiết niệu 3. Buồn nôn, nôn 3. Táo bón 4. Khác:. 3.3. Thực hành về sử dụng các loại thuốc khác 3.3.1 Trong lần mang thai này chị có uống kháng sinh gì không? 1. Có 2. Không 3.3.2 Tại sao chị uống kháng sinh? 1. Do bị ho, khạc đờm 2. Do bị cảm cúm 3. Do bị sốt 4. Khác: 3.3.3 Ai kê thuốc kháng sinh cho chị? 1. Bác sĩ 2. Mua thuốc tại nhà thuốc 3. Người nhà 4. Khác: .. 3.3.5 Trong lần mang thai này chị có uống thêm thuốc gì khác không? 1. Không 2. Có Loại thuốc chị sử dụng là gì? 2.1. DHA 2.2. Các vitamin 2.3. Thuốc đông y 2.4. Thuốc tây y 2.5. Khác Thang Long University Library BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Khoa Khoa học Sức khỏe Bộ môn Điều dƣỡng VŨ THỊ THẢO Mã sinh viên B00203 KIÕN THøC Vµ THùC HµNH VÒ VIÖC Sö DôNG THUèC CñA THAI PHô §ÕN KH¸M THAI T¹I BÖNH VIÖN PHô S¶N TRUNG ¦¥NG, N¡M 2013 ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH Người hướng dẫn khoa học: Ths. NGUYỄN THANH PHONG HÀ NỘI - Tháng 12 năm 2013 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan công tác. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, khoa Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long. Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Khám- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: - GS. TS Phạm Thị Minh Đức, trưởng bộ môn điều dưỡng trường Đại học Thăng Long, người thầy đã bỏ nhiều công sức đào tạo, hướng dẫn, tận tình dạy bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn này. - Thạc sĩ Nguyễn Thanh Phong, người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng khoa học bảo vệ đề tài đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2013 VŨ THỊ THẢO Thang Long University Library ii THUẬT NGỮ VIẾT TẮT - CTC : Cổ tử cung - SP : Sản phụ - TC : Tử cung iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 2 1.1. Tổng quan về quá trình mang thai .......................................................... 2 1.1.1. Đại cương ......................................................................................... 2 1.1.2. Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ mang thai ........... 2 1.2. Các thuốc và vi chất với thai nghén........................................................ 4 1.2.1. Sắt ..................................................................................................... 4 1.2.2. Axit Folic .......................................................................................... 5 1.2.3. Canxi ................................................................................................ 7 1.2.4. Các vitamin ...................................................................................... 8 1.2.5. Thuốc kháng sinh với phụ nữ có thai ............................................. 10 1.3. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới ......................................... 11 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 12 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ..................................................................... 12 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 12 2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 12 2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 12 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12 2.5. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ....................................... 12 2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................ 12 2.5.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ............................................... 13 2.6. Nội dung, các biến số/chỉ số và phương pháp thu thập thông tin ........ 13 2.6.1. Nội dung, các biến số/chỉ số nghiên cứu........................................ 13 2.6.2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin ................................... 13 2.6.3. Nghiên cứu viên ............................................................................. 14 2.7. Sai số và cách khống chế ...................................................................... 14 Thang Long University Library iv 2.8. Xử lý số liệu .......................................................................................... 14 2.9. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 14 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 15 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 15 3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................... 15 3.1.2. Tiền sử sản khoa ............................................................................. 15 3.2. Kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai ........................................... 16 3.2.1. Kiến thức của thai phụ về sử dụng sắt ........................................... 16 3.2.2. Kiến thức về sử dụng canxi ............................................................ 18 3.2.3. Kiến thức về sử dụng thuốc khác ................................................... 19 3.3. Thực hành về sử dụng thuốc khi mang thai .......................................... 21 3.3.1. Thực hành về sử dụng sắt ............................................................... 21 3.3.2. Thực hành về sử dụng canxi .......................................................... 23 3.3.3. Thực hành về sử dụng thuốc khác .................................................. 24 3.4. So sánh kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc của thai phụ ........... 25 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 26 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 26 4.2. Kiến thức và thực hành của thai phụ về sử dụng thuốc khi mang thai. 27 4.2.1. Kiến thức và thực hành về sử dụng sắt .......................................... 27 4.2.2. Kiến thức và thực hành sử dụng canxi ........................................... 29 4.2.3. Kiến thức và thực hành về sử dụng các thuốc khác ....................... 30 KẾT LUẬN .................................................................................................... 33 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu .................................................... 15 Bảng 3.2. Số lần mang thai ....................................................................................... 15 Bảng 3.3. Kiến thức về tần suất sử dụng viên sắt khi mang thai .............................. 16 Bảng 3.4. Một số kiến thức về cách uống viên sắt .................................................... 17 Bảng 3.5. Một số kiến thức về cách uống viên canxi ............................................... 18 Bảng 3.6. Kiến thức về tần suất sử dụng viên canxi khi mang thai .......................... 19 Bảng 3.7. Kiến thức về tác dụng phụ của viên canxi ................................................ 19 Bảng 3.8. Kiến thức về sử dụng thuốc khác khi mang thai ...................................... 19 Bảng 3.9. Kiến thức về sử dụng kháng sinh khi mang thai ...................................... 20 Bảng 3.10. Tần suất sử dụng viên sắt........................................................................ 21 Bảng 3.11. Một số thực hành về cách uống viên sắt ................................................. 22 Bảng 3.12. Tác dụng phụ khi uống viên sắt .............................................................. 22 Bảng 3.13. Một số thực hành về cách uống viên canxi ............................................ 23 Bảng 3.14. Tần suất viên canxi khi mang thai .......................................................... 24 Bảng 3.15. Tác dụng phụ khi uống viên canxi .......................................................... 24 Bảng 3.16. Sử dụng kháng sinh khi mang thai ......................................................... 24 Bảng 3.17. Sử dụng các thuốc khác khi mang thai ................................................... 25 Bảng 3.18. So sánh kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc của thai phụ ............. 25 Thang Long University Library vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kiến thức về thời điểm sử dụng viên sắt khi mang thai ....................... 16 Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về tác dụng phụ của viên sắt ................................................. 17 Biểu đồ 3.3. Kiến thức về thời điểm sử dụng viên canxi khi mang thai ................... 18 Biểu đồ 3.4. Nguồn kiến thức về sử dụng thuốc khi mang thai ................................ 20 Biểu đồ 3.5. Thời điểm sử dụng viên sắt khi mang thai ........................................... 21 Biểu đồ 3.6. Thời điểm sử dụng viên canxi khi mang thai ....................................... 23 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Viên acid folic ............................................................................................. 6 Hình 1.2. Những thức ăn có nhiều vitamin C ............................................................. 8 Hình 1.3. Những thức ăn nhiều nhiều vitamin A ........................................................ 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00203_5031.pdf
Luận văn liên quan